Cô không thèm nhìn mặt con mình hay sao? Nó đi tìm cô mà cô vẫn nhẫn tâm thì đừng có trách!
Phụng dừng lại ngay, cô sửng sốt:
Nó làm sao sống được?
Cô không nghe ai khóc trong phòng hay sao?
Lúc này Phụng mới để ý lắng nghe, và hốt hoảng khi nghe rõ mồn một tiếng trẻ con khóc từ bên trong nhà!
Ai?
Người phụ nữ giọng vẫn lạnh lùng:
Vào mà nhận con đi!
Như bị điện giật, Thể Phụng la lên:
Tôi không có con! Tôi…
Người phụ nữ đứng vụt lên và bước thẳng ra ngoài cửa. Vừa lúc Lộc cất xe xong bước vào, anh ngạc nhiên:
Có chuyện gì vậy em?
Vừa lúc tiếng khóc lớn hơn của đứa trẻ vọng ra, khiến cả Lộc và Phụng đều sửng sốt, họ chạy bay vào và… đứng sững lại trước một đứa trẻ hình hài quái dị đang nằm trên giường, khóc thét từng hồi!
Lộc bình bĩnh hơn, anh nói:
Tìm hiểu xem là con ai mà bỏ đây đã, rồi sẽ tính. Nhưng Phụng đã run rẩy và lắp bắp:
Là con… con của … em!
Đến phiên Lộc há hốc mồm:
Em điên hả Phụng?
Em nói thật, Nó là cái bào thai năm tháng tuổi mà hôm trước anh dẫn em đi phá đó…
Lộc ngơ ngác:
Nó đã chết ngay sau khi lấy thai ra mà! Chính anh đã thấy…
Thể Phụng rụng rời tay chân, phải ngồi bệt xuống sàn, mặt tái xanh… Lộc hỏi lại:
Ai nói với em chuyện này?
Lúc nãy anh không thấy người phụ nữ từ đây đi ra sao? Chính bà ta tới giao con và nói rõ…
Lộc chợt nhớ ra:
Bà ta.. anh nhớ ra rồi, bà này là người nhà của bà mụ, người anh đã nhờ lo vụ phá thai cho em. Hồi nãy thấy bà ta đi ra anh cứ tưởng là em có hẹn để nhờ vả chuyện gì đó…
Nhìn lại đứa trẻ một lần nữa, Lộc chợt rùng mình, anh nói rất khẽ với Phụng:
Mình phải làm sao… chứ để vậy sao được? Phụng nói như khóc:
Làm sao thì… em đâu biết. Mà trời ơi, sao nó chỉ có một con mắt và không có cái lỗ mũi! Nó là người hay là…
Là người! Là đứa con được người sinh ra đàng hoàng chứ bộ!
Tiếng nói đó phát ra từ đâu cả Lộc và Phụng đều không biết, họ ngơ ngác nhìn nhau rồi đảo mắt khắp phòng, tìm kiếm…
Con đây nè!
Lúc này họ mới tá hoả, bởi tiếng nói đó phát ra từ đứa bé! Thể Phụng gần như bò lết dưới sàn, cô hoảng loạn chỉ muốn bỏ chạy mà không làm sao đứng lên được.
Chợt giọng nói kia lại cất lên:
Sao gặp con mà mẹ không mừng? Con là Tài đây mà. Tài Lộc, Lộc Tài, cái tên hồi đó mẹ dự định đặt cho con, mẹ không nhớ sao?
Giọng nói hướng về phía Lộc:
Ba của con đây mà! Tài Lộc của ba đây! Lộc chết điếng:
Con… con..
Anh chỉ nói được mấy tiếng rồi cứng họng đờ đẫn cả người… Trong khi đó thì đột nhiên đứa bé nhanh như sóc nó phóng từ giường xuống rồi nhảy lên đeo cứng Thể Phụng, khiến cho cô phải ẵm nó khác nào mẹ ẵm con!
Giọng nó lại rót vào tai Phụng:
Hãy ẵm con cho chắc con mà té thì con chết. Mà con chết thì.. người ẵm cũng chết theo luôn!
Phụng hầu như không còn kiểm soát được mình, cô sắp ngã người sang một bên thì Lộc đã kịp thời lao tới chụp lại kịp. Đứa bé thích thú cười vang:
Như vậy phải được không! Có cả cha lẫn mẹ cùng ôm con như vậy mà bấy lâu nay con cứ tưởng là không bao giờ có được! Con cám ơn cha mẹ…
Phụng đã thật sự ngất. Lộc ngẫu nhiên trở thành người phải sang tay, ẵm đứa bé, để nó khỏi té. Và đến phiên anh nghe đứa nhỏ thỏ thẻ bên tai:
Con đã về đây rồi thì đừng hòng đưa con đi nữa…
Phải khó khăn lắm Thể Phụng mới thoát được ra khỏi nhà. Suốt ba ngày phải sống trong cực hình, nằm bên một đứa trẻ mà nội hình hài của nó thôi Phụng đã phát chết khiếp. Có lẽ nhờ cô phát bệnh từ hôm đầu, cho nên suốt mấy hôm nay Lộc là người phải chịu trận bồng ẵm, chăm sóc cho nó!
Có một hôm lợi dụng lúc nó ngủ, cả Lộc và Phụng liền lẽn ra khỏi nhà, định bỏ trốn, nhưng khi vừa leo lên xe thì đã bị nó leo lên lúc nào chẳng biết và đeo cứng cổ, không cho Lộc lái xe! Bởi vậy bữa nay nhân nó nằm ngủ với Lộc, Phụng dặn trước Lộc, cô sẽ đi tìm bà mụ, người đã lấy thai ra cho cô, để hỏi cho rõ, nhất là gặp người đàn bà kia, hầu nhờ giải quyết vụ này.
Quả nhiên Phụng thoát được, cô đi một mạch về chợ Phụng Hiệp. Tuy lần đó đi lén vào ban đêm, nhưng Phụng vẫn còn nhớ nhà, cô hỏi thăm thì được người ta chỉ đúng chỗ. Bà mụ. Ba vừa gặp Phụng đã nhớ ra, bà ngạc nhiên hỏi:
Sao, bộ cô có thai nữa và cần… phá nữa sao? Phụng ngượng đỏ mặt:
Làm gì có. Tôi tới là để thăm lần phá năm đó bà chắc là cái thai đã chết không?
Bà mụ Ba hơi sựng lại một chút, rồi đáp:
Thì… lấy ra khỏi bụng mẹ thì… coi như chết chứ sao!
Nhưng… cỡ thai đó liệu nuôi thì có sống được không? Hơn năm tháng. làm sao sống được.
Vậy sao…
Phụng sợ nói ngang bà mụ không hiểu, nên hỏi lại…
Hồi bà làm cho tôi, tôi nhớ có một bà phụ việc… bà đó bây giờ còn ở đây không?
Bá Tám Thôi, chính là ta đã là người giúp đem đứa nhỏ đi mai táng. Bà đó làm ăn đàng hoàng, chu đáo, nên cô đừng lo, vong hồn đứa bé chắc là cung siêu thoát rồi. Chỉ tiếc là hồi đó tôi quên không hỏi bà ấy chôn cái xác đó ở đâu để mai mốt mình đem vào chùa cầu siêu cho nó.
Tôi muốn gặp bà Tám đó, bà làm ơn… Bà mụ Ba đáp gọn lõn:
Bà ấy chết cách đây hơn một tháng rồi! Câu nói khiến cho Phụng tá hoả:
Bà nói gì? Ai chết?
Thì bà Tám Thôi, bà bị chết bất đắc kỳ tử mà chẳng thấy có bệnh gì! Bởi vậy tôi mới không kịp hỏi bà chôn cái thai ở đâu.
Phụng phải vịn vào thành ghế mới đứng vững được, người cô run và phải một hồi sau mới có thể hỏi tiếp:
Có phải chắc chắn đúng bà ấy là người đã cùng làm với bà? Bà mụ Ba nói chắc nịch:
Mấy cái vụ này thì làm sao dám cho người ngoài sờ tay vào. Bà Tám Thôi này xưa nay có tay nghề và kín miệng, cho nên chỉ mình bà ta là cùng làm với tôi, chứ không có ai khác cả!
Chưa tin hẳn, Phụng hỏi thêm:
Bà chỉ nhà giùm… tôi tới thắp cho bà ấy nén nhang. Nghĩ là Phụng có lòng, nên bà mụ Ba chỉ và còn dặn:
Bà ấy hoàn cảnh khó khăn, cô có tới thì cũng cho bà ấy chút Đỉnh.
Phụng đi ngay tới chỗ đó. Khi bước vào nhà thì cô đã nhìn thấy tấm ảnh chân dung của bà ta đặt trên bàn thờ, Phụng kêu khẽ.
Đúng là bà ta rồi!
Người nhà đón tiếp Phụng rất ngạc nhiên khi thấy một người lạ mà tới nhà họ, nên đã hỏi thẳng:
Cô tới để nhờ vả vụ… phá thai phải không? Nếu là chuyện đó thì yêu cầu cô đi ngay cho!
Phụng phải đính chính:
Dạ không phải, tôi là người quen cũ, nhân về qua đây ghé thăm bà gửi cúng bà ít quà…
Cô lấy ra một số tiến kha khá đặt lên bàn thờ và nói:
Cầu cho vong linh bà Tám siêu thoát… Người con gái lớn của bà bỗng ôm mặt khóc:
Má tôi đâu có làm gì ác, mà sao từ khi chết đến giờ đêm nào cũng về báo mộng, toàn là chuyện gì đâu không, làm cả nhà mất ăn mất ngủ?
Phụng tò mò:
Có chuyện gì vậy?
Nghĩ Phụng cũng là người quen với má mình, nên chị nọ không giấu:
Má tôi chết mà không có bệnh gì, tôi đã nghi rồi… không ngờ có thật? Đêm nào bà ấy cũng về báo là bị một oan hồn uổn tử đeo theo phá, đòi đền mạng! Bà sợ hãi, khóc lóc và kêu cứu, nhưng mình là người trần thì làm sao cứu giúp được những vong hồn cõi âm.
Uổn tử là cái gì?
Là vong hồn của trẻ nhi bị chết oan! Chẳng hiểu lúc giúp cho bà mụ Ba, má tôi có phạm phải tội ác gì hay không mà…
Chị nói tới đó thì lại khóc lớn hơn. Rồi lát sau hơi bình tâm lại, chị chỉ lên bàn thờ và bảo:
Có cái tên của người nào đó mà lần nào hiện về má tôi cũng bảo ghi lại. Hỏi để làm gì thì bà nói để bà chỉ cho đứa uổn tử kia, để nó không còn đeo theo bà nữa!
Phụng như bị lôi cuốn vào câu chuyện, cô đứng lên và bước về phía bàn thờ, rồi tiện tay cầm lên mảnh giấy nhỏ có ghi mấy chữ: Thể Phụng, con gái bà Phủ Hoài!
Phụng tái mặt, cô tìm cách tháo lui ngay:
Xin lỗi, tôi có việc phải đi… để lần khác tôi tới thắp nhang cho bà Tám sau. Ra đường rồi Phụng đi như chạy và lúc này trong đầu cô hình ảnh của bà
Tám Thôi hôm gặp cô ở nhà đang là nỗi ám ảnh khủng khiếp! Và theo như những gì đứa con gái bà thuật lại hồi nãy thì chuyện bà ấy mang đứa bé tới giao
cho Phụng không phải là ý của riêng bà. Đó là ý của… oan hồn uổn tử kia!
Trở về Sài Gòn ư? Điều này Phụng không dám. Nhưng để cho Lộc chịu trận với đứa bé thì khác nào biết anh sắp nguy mà không cứu! Cuối cùng Phụng nghỉ ra một cách. Cô cũng về Sài Gòn, nhưng thay vì về thẳng nhà, cô ghé lại một nhà quen, nhờ một người đạp xích lô, cho anh ta một số tiền bằng cả ngày chạy xe và dặn:
Anh tìm cách tới số nhà này, theo địa chỉ tôi ghi trong giấy, tới đó tìm người tên Lộc, gọi anh ta ta cửa rồi dặn anh ấy là phải đem đứa bé về nhà của bà phủ Hoài. Đưa nó cho cô út Nguyệt và dặn…
Người đạp xích lô lắc đầu nói:
Cô dặn nhiều quá tôi đâu có nhớ. Tốt nhất là cô viết vô tờ giấy, rồi tôi tới
đó đưa, người ta sẽ đọc và làm theo!
Nghe có lý, Phụng viết vội mấy ý, dặn Lộc cứ ôm đứa bé về nhà, nói đại là cô vừa sinh ra… quái thai, nên sợ không dám về nhà. Rồi bảo cô út Nguyệt đem đứa nhỏ giao cho bên nội nó, để bên đó họ xử lý sao là tuỳ họ!
Người đạp xích lô đi chừng một tiếng đồng hồ, trở về với vẻ thất vọng:
Việc cô nhờ tôi làm không xong rồi, tôi tới đó thì nhà đóng kín cửa, kêu hoài cũng chẳng ai ra mở!
Phụng lặng người đi khá lâu, cuối cùng cô quyết định liều cô bảo chở mình về đó. Khi mở cửa ra thì đúng là Lộc và đứa bé không có ở nhà. Họ đi đâu chẳng hiểu, nhưng chiếc xe hơi thì vẫn còn ở đó.
Lúc xem lại hành lý thì những gì của Lộc cũng biến mất, chỉ còn lại quần áo, vật dụng của Phụng.
Như vậy là sao? Chẳng lẽ Lộc bỏ trốn với đứa bé?
Điều này hoàn toàn không thể, nhưng những gì diễn ra trước mắt khiến cho Phụng càng lúc càng hoang mang. Cũng may, sau đó khi ra chỗ chiếc xe, Phụng chợt phát hiện có dòng chữ viết bằng phấn trên ca-pô xe: Anh đem con về nhà cho cô út.
Phụng reo lên:
Lộc đã làm đúng ý mình!
Cô thầm cám ơn trời phật đã giúp cho mọi việc như ý…
Út Nguyệt nhanh tay đặt đứa bé vào trong xe hơi của Tường, rồi chạy đi ngay khi nó còn đang ngủ. Do đã cho tiền tài xế Tư Sang rồi, nên anh ta lúc đó làm như vô tình bỏ đi uống cà phê.
Như vậy là mọi việc coi như ổn. Điều lo sợ canh cánh trong lòng từ hai ngày qua giờ đã giải toả. Việc này út Nguyệt dám tự hào rằng, ngoài cô ra thì khó lòng ai làm được. Thứ nhất, không ai dám ẵm đứa bé dị hình và tính tình quỷ quái như nó. Thứ hai là ẵm được nó và giao tận nơi mà nó phải tới, người cha ruột thịt của nó, là điều khó lòng thực hiện!
Làm xong việc khó, như trút được gánh nặng ngàn cân, út Nguyệt về nhà lòng hí hửng. Ô một căn nhà mướn tạm để cho Phụng và Lộc ở, út Nguyệt phấn khởi kể lại thành tích của mình:
Tụi bay biết không, lúc đặt đứa bé vô xe, tao cứ nơm nớp lo sợ nó giật mình tỉnh lại và đeo cứng như thằng Lộc nói, nào ngờ nó lại nằm im, ngủ ngon lành! Tao tưởng tượng lúc thằng Tường trở ra mà nhìn thấy nó chắc là hắn ta sợ đến… đái trong quần luôn!