Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cát Bụi Chân Ai

Chương III

Tác giả: Tô Hoài

Chuyến tàu hoả từ Nôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. Bấy giờ vào mùa thu 1930. Đường sắt tà vẹt tám thước Nôm Pênh vừa hội khánh hành đoạn cuối nối với bên Xiêm ở Poipet còn như chạy thử, vài ngày mới có một chuyến không nhất định. Bên Xiêm vẫn tăng bo một quãng chưa nối thẳng được xuống Vọng các.

– Những chuyến tàu thất thường này xộc xệch, còn thưa khách. Chỉ có người đi buôn hay phu phen rừng cao su ra. Lắm hôm vào ga thị trấn Poipet, chỉ còn vài người trên tàu xuống. Hôm ấy cả một toa hạng tư, có ba người. Một người luống tuổi xách cái bị, mặc áo bà ba xuyến đen đã bạc, râu ria lởm chởm. Dáng như một người ở đây về trong xứ có việc, bây giờ trở lại. Hay một chủ hiệu tạp hoá, một người cai ở đồn điền cao su ra chợ thị trấn cất hàng.

Đoàn tàu vắng khách dần dần cắt toa bỏ lại ga xép dọn đường. Bác ấy bị dồn ở toa nào mới lên thôi. Chiếc đầu máy kéo vài toa hủn hoen, như con chuồn chuồn cụt đuôi. Bác ấy ngồi một xó đầu góc ghế một bên hàng tàu, lấy trong bị ra một gói giấy và thuốc lá sợi, cắm cúi cuộn thuốc, không để ý ánh mặt trời đã vàng vọt trên những đám lá cao su ken dầy xanh xẫm loáng thoáng ngoài kia. Người đã thông thuộc thổ ngơi này biết tàu sắp vào ga cũng chẳng buồn ngoảnh mặt ra cửa sổ.

Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi. Chiếc nón cu li đã sờn vành rấp dưới gầm ghế. Chân đi đất, bụi lấm đỏ bám lên cả hai gấu ống quần cháo lòng. Có thể đoán đấy là những phu đồn điền gần đây. Cũng có thể người tỉnh xa, các đồn điền cao su dưới Chúp tận Côngpông Chàm hay bên Batambang. Nhưng họ đi chơi, hay trốn công ta hay mò ra đây rình chạy sang Xiêm, thì không biết. Hai người mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi. Chốc chốc họ lại thấp thỏm nhìn ra. Còi tầu rúc vang động, tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray dồn dập. Tàu sắp vào ga.

Bác đứng tuổi đằng kia ngước lên, điếu thuốc lá quấn cắm vênh trên môi, đăm đăm mắt nhìn sợi khói uốn éo tuôn đằng mũi. Rồi bác đứng dậy, thong thả bước lại chỗ hai anh chàng cũng đương tò mò và hình như ngần ngại nhìn bác phập phèo thở khói thuốc. Một người hỏi trước:

– Thưa ông, có phải qua ga này thì xuống Poipet ạ?

– Phải đấy.

Bác ta bặp môi rít thuốc, nhìn hai người:

– Các cậu xuống Poipet à?

– Thưa vâng.

– Có người nhà ở phố hay các cậu trong đồn điền ra chơi? ở đây nghe nói tiếng Bắc người ta hay hỏi thế. Mới đến Poipet lần này là một à?

Câu hỏi đoán tự nhiên, thân mật và đúng đến thế.

– Thưa thực với ông, chúng cháu làm dưới cao su Lộc Ninh. Nghe nói trên này dễ dàng, có mỏ ngọc Pai Linh kiếm ngày bạc trăm. Chúng cháu rủ nhau lên.

Bác ấy cười khậc khậc, vứt cái đuôi thuốc qua cửa sổ.

– Các cậu này to gan, liều quá. Chẳng biết mô tê mà cũng lang thang đồng đất nước người thế này. Không có xứ nào kiếm ra cái bỏ vào mồm dễ như cái đứa xui khôn xui dại các cậu thế đâu. Lại còn định lên Pai Linh đi đào ngọc à? Có chịu được hai cơn sốt đái ra máu không? Cả trăm người đã chạy chết trên Pai Linh về đấy.

Hai người trai trẻ nọ được một bài học rùng mình càng như từ trên trời rơi xuống. Nhìn nhau phân vân, hốt hoảng, mỗi lúc một đăm chiêu. Họ vừa có ý sợ nhưng cũng lại có phần cố vờ ra như thế một cách vụng về. Chưa chắc họ đã đi Pai Linh. Cứ nói Pai Linh để người ta biết vẫn là trong đất Miên, bởi vì có thẻ căn cước thì đi khắp Đông Dương được. Thật ra, họ đã rắp tâm trốn sang Xiêm.

– Bảo thực, nhưng các cậu có nghe thì mới nói.

– Nhờ ông bảo cho.

– Phải mạnh bạo.

– Chúng cháu đã lần mò lên tận đây.

– ừ, kể ra cũng biết thí mạng đấy.

– Vâng ạ.

Rồi bác ấy nói:

– Này, có dám sang Xiêm không? Sang hẳn Xiêm, mà đến hẳn Vọng Các. ở Vọng Các, ăn mày cũng sướng gấp nghìn đời thằng cu li đồn điền bên ta, ai cũng giàu vù vù lên như đi tàu bay. Tôi đã giúp cho nhiều người sang Xiêm.

– Ông giúp cho chúng cháu.

– Sao bảo đi Pai Linh?

– Pai Linh hay Vọng Các thì cũng thế, đâu kiếm được miếng sống.

– Được, được. Trả công tôi là được. Cứ chẻ hoe ra như thế, ông Khổng Minh, thằng Tào Tháo bây giờ cũng lĩnh lương tháng của Tây chứ không như đời Tam Quốc đâu.

Chẳng biết trả lời thế nào, hai người lúng túng dạ, dạ… vâng…

– Dặn thì nhớ nhé. Đến ga xép này thì xuống. Chứ vào Poipet lính sen đầm nó thộp ngực ngay ở cửa toa, biết không.

– Vâng ạ.

Ba người xuống một ga xép cách Poipet ba cây số. Cũng may, tối lại có trăng. Bác ấy khoác cái bị, điếu thuốc lá phập phèo, hai người đi theo, vắng ngắt, chỉ có bóng cây. Họ vào đường qua rừng cao su.

– Đi tắt, một quãng nữa tới biên giới. Tôi sẽ chỉ chỗ lên tàu bên kia. Sang bên ấy rồi thì dễ, không như cái thằng Tây mắm tôm bên này. Lính Xiêm đi tuần cũng lẩm nhẩm niệm Phật ấy mà. Nếu gặp, cứ dán cho mỗi thằng một tờ giấy bạc vào mồm. Chúng nó cầm bạc rồi lại rì rầm niệm Phật. Hay thế đấy. Các cậu cứ việc đi. Trưa mai thì đến Vọng Các. Có bao nhiêu tiền?

– Chúng cháu còn hơn hai chục.

– Mỗi chuyến thế này người mối phải ăn bạc trăm. Nhưng thôi, giời phật phù hộ các cậu gặp tôi, tôi làm phúc, tôi giúp không các cậu.

– Đội ơn ông.

– Còn bao nhiêu tiền, đưa cả ra đây. Sang bên ấy không tiêu được tiền ta, mà cũng chả cần. Tôi cho các cậu tiền Xiêm, cho vé sẵn đến Vọng Các.

– Ông giúp chúng cháu. Ông có quen…

– Không, không. Tôi không quen ai ở Vọng Các. Mà đến Vọng Các cứ ngửa tay ra là có gạo, có tiền thôi.

– Đội ơn ông.

Xa xa, ánh điện ánh lên một vùng.

– Đấy tàu hoả bên Xiêm đỗ chỗ sang sáng ấy. Cứ trông đèn điện mà qua cánh đồng hoang, không vướng làng mạc phố sá gì đâu. à, cậu nào có đồng hồ đeo tay không, có thì phải để lại. Bên Xiêm, tiền khác, đồng hồ khác.

– Chúng cháu không có đồng hồ.

Bác ấy đưa mấy tờ giấy bạc Xiêm và vé tàu. Hai người lục các túi moi ra số tiền còn lại.

– à, để cái nón đây, vứt đi. Không có sen đầm thấy nón biết người bên này sang. Mà nó có hỏi thì bảo ở Poipet. Hai bên vẫn qua lại mà. Bác ấy còn nhìn theo. Hai người đi rồi mà vẫn nghĩ gặp may, được người tốt chỉ vẽ cho. Nhìn phía ánh điện hẩng sáng, rảo bước.

Hai người trai trẻ vừa qua biên giới sang Xiêm ấy là Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp. Hai cậu học một lớp năm thứ ba trường Ca rô Nam Định. Lại cùng tham gia bãi khoá. Chả là lão giáo Pôn mũi đỏ mới đổi về, động lên lớp là chửi học trò những câu thậm tệ: mẹc xà lù, côsoong san An na mít (Đồ đểu, con lợn, giống An Nam bẩn thỉu). Suốt buổi, Pôn mũi đỏ văng loạn xạ thế. Cả lớp hò hét bỏ ra về, đòi đuổi Pôn mũi đỏ rồi mới học. Rốt cuộc, Pôn mũi đỏ vẫn đến trường và vẫn chửi bới trong lớp. Trong khi nhà trường báo mật thám bắt mấy người học sinh đầu têu đem giam xà lim. Mật thám Tảo gọi bọn Nguyễn Tuân lên bàn giấy đe nẹt rồi cả lũ bị đuổi học.

Cuối năm 1944, tôi bị mật thám Nam Định bắt về vụ Văn hoá Cứu quốc. Vẫn còn phán Tảo ở đấy. Chúng tôi, đôi khi lẩn thẩn điểm lại những mặt người mặt chó, Nguyễn Tuân lại nhớ phán Tảo. Lão phán Tảo nho nhã, trắng trẻo, áo đoạn khăn xếp, ăn nói mềm mỏng. Nhưng quay điện, ống nước, treo xà nhà, các ngón của phán Tảo thì hiểm ác khét tiếng. Cũng như ở ty mật thám Nam Định có tên Đỉnh ác ôn có hạng. Nhưng Đỉnh lại một phép sợ người vợ đồng bóng.

Nguyễn Tuân phải trở về nhà ở Thanh Hoá.

Hai người học trò bãi khoá đã bàn nhau một chuyến phiêu lưu phía tây Cao Miên giáp nước Xiêm La có mỏ hồng ngọc ở Pai Linh Nguyễn Tuân cũng không nhớ ai đã nghĩ ra được cuộc đi mạo hiểm này. Nhưng có thể bởi những uất ức khi bị đuổi học, cuộc sống tinh thần tuổi trẻ tù túng, cùng quẫn. Như cách nghĩ bồng bột tưởng tượng, bước chân đến những nơi xa xôi tên là Pai Linh, là Xiêm, là Vọng Các, là châu Phi, châu Mỹ. Ôi chao mộng lên hương đổi đời. Nhưng cái sự bắt đầu cũng chẳng đẹp đẽ mấy. Bấy giờ, hai cụ đã cho vợ chồng Nguyễn Tuân ra làng Hạc ở riêng. Để làm lộ phí, Nguyễn Tuân đã phải lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ. Rồi Lương Đức Thiệp và Nguyễn Tuân vào phía Nam, quãng tàu hoả, quãng tăng bo ô-tô đến Sài Gòn. Bỏ đường lớn đi Nôm Pênh, đáp xe lửa lên Lộc Ninh. Lại vòng về Tây Ninh, qua Sa Mát sang Kông Pông Chàm. Bắt chước những nhà thám tử, những nhà cách mạng bí mật đấu trí đấu tài đọc thấy trong sách. Lặn lội, vạ vật đường trường, vừa ngại ngùng vừa háo hức.

Chuyến tàu hoả ấy rầm rập suốt đêm xuống Vọng Các. Họ không chợp mắt được. Hãy còn hồi hộp vì may mắn và tự khen đã khôn ngoan, khéo léo che mắt được mật thám. May mắn, đã bình yên ra khỏi xứ Cao Miên. Đến nửa buổi, tàu vào thành phố Vọng Các. Hai người ngơ ngác đến giữa nơi chưa biết bao giờ. Xung quanh, trong ga lớn, những đám người Xiêm, người Tàu, người Việt hỗn độn, tíu tít. Bốn cảnh sát Xiêm áo quần trắng toát, mũ viền kim tuyến và một đám lính vác súng trường quây đến.

Một người nói tiếng Việt hỏi:

– Chúng mày là thằng Tuân, thằng Thiệp?

Đúng tên cúng cơm. Lính cảnh sát biết rồi, chỉ hỏi làm phép thế. Lúng túng, chưa biết trả lời sao, đã bị thừng trói giật cánh khuỷu cả hai lại. Báng súng thúc vào lưng, đẩy đi bộ qua các phố đông tấp nập.

Đến cả tháng, Nguyễn Tuân và Thiệp bị giam chung với những tội phạm người Xiêm. Không ai vào hỏi, cũng không biết sự tình bị bắt vì sao. Nhà giam, một phòng rộng kín ba phía. Mặt trước không có tường nhưng rấp hai lượt dây thép gai mắt cáo. Một bốt lính gác đổi phiên cách bức ngoài sân xi măng.

Nguyễn Tuân thường kể lại cái cảnh liêu trai quái đản đã trông thấy ngày đêm trên nhà gác trước mặt. Chẳng biết nhà giam hay nhà điên, trong cửa chấn song nhốt toàn đàn bà. Những người đàn bà lùn tròn, trần truồng như nhộng đứng bám song sắt ngó xuống lồng giam rặt đàn ông dưới này. Không hiểu sao không ai có váy áo. Chẳng lẽ bức bối quá, người ta đã cởi hết, xé hết. Chỉ khổ đám đàn ông trong lồng sắt dưới này ngước lên lúc nào cũng thấy trên ấy nồng nỗng trắng phốp, lông lá rậm rạp đen ngòm lượn qua lượn lại Có thằng dưới này chốc chốc lại gào toáng, dứt phăng quần tung lên. Trên dưới hò hét loạn xạ cơ hồ hoá dại cả.

Một hôm, cảnh sát đột ngột mở cửa buồng giam, cầm dùi cui làm hiệu lùa Tuân và Thiệp ra. Hai người bị xích một cánh tay với nhau, trèo lên cái xe bò kéo, có lính ngồi cùng thùng xe. Xe bò lắc lư qua mấy phố dài, xúm xít người chạy theo xem ra tận ga tàu hoả. Cảnh sát đẩy hai người lên một cái toa đen rồi khoá trái cửa lại. Không có người, lỉnh kỉnh những thùng gỗ, bao bố tải, toa bưu kiện của nhà dây thép. Nhìn hàng chữ tiếng Anh quét sơn trắng cửa toa, đoán đoàn tàu chạy Băng Cốc – Poipet.

Đúng, trở lại Poipet. Chỉ có một việc kinh hoàng mà hai chàng thanh niên mơ mộng chưa tưởng tượng ra được. ấy là lúc được dẫn vào đồn biên phòng Poipet trông ngay thấy cái bác tử tế gặp hôm nọ, cũng đương hút thuốc lá quấn, ung dung trong đám quan lính đồn binh. Chỉ khác bác ta hôm nay ăn vận chững chạc. Râu ria nhẵn nhụi, quần áo tây vàng đầu đội mũ cát, đi giày ba ta trắng.

Bác mật thám ấy bước đến, mặt tươi tỉnh như đã quen. Lại làm bộ nắm cánh tay bên không bị xích và hỏi một câu tỉnh bơ:

– Các cậu đến được Vọng Các rồi à?

– Biết nhổ vào mặt hay biết trả lời thế nào?

Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị giải về Nôm Pênh trong cái ô-tô tải bịt lưới sắt đằng sau – như con vượn, con đười ươi người ta mới bẫy được trong rừng đem về thành phố. Mà cái xe ấy cũng vừa tới Poipet, bụi đỏ xuộm tận nóc. Nó là cái xe cây của cảnh sát chuyên để bắt nhốt người, nhốt chó. Buổi sáng ở Nôm Pênh và các tỉnh đều có xe cây và những chiếc xe bò kéo đủng đỉnh, cảnh sát rà vào ngõ ngách các phố bắt chó hoang vứt lên xe, ra thả ngoài đồng. Người Miên mộ đạo Phật, không nuôi chó, cũng không thịt chó. Chó hoang ở đường ở chợ lúc nhúc hàng đàn. Ngày lại ngày đội sếp bắt chó đem thả ngoài xa, rồi chó lại lỉnh vào, vẫn lông nhông khắp nơi, ở xó chợ Mới giữa thành phố Nôm Pênh còn nhung nhăng những đàn chó con.

Đến Nôm Pênh, vẫn bị còng tay vào nhau như thế và tống ngay xuống Sài Gòn. Lại cái xe cây khác. Rồi bị giam ở bóp cảnh sát Xóm Chiếu. Đấy gần bến tàu, hôm sau giải ra Hải Phòng, Tuân và Thiệp ngồi trong hầm tàu viễn dương Chantilly. Hãng vận tải biển Đầu Ngựa Năm Sao có nhiều tàu đường Macxây – Sài Gòn. Hai chiếc Đactanhăng và Chantilly chuyên đi về Hải Phòng – Sài Gòn, thỉnh thoảng mới ra đại dương. Hồi xuống Hải Phòng tìm việc làm, tôi hay vơ vẩn ngồi mép nước cảng Sáu Kho xem tàu Đáctanhăng đỗ ở đấy, trắng toát như cái nhà táng. Chàng mã thượng phong lưu Đactanhăng trong tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ hân hạnh được con tàu đồ sộ mang tên. Hình như còn có cả tàu Tốt, tàu Aramit… Tôi không được trông thấy tàu Chantilly bao giờ. Thế mà lại nhớ Chantilly. Bởi vì thế là đã hai lần nghe nói đến con tàu Chantilly. Chỉ trong câu chuyện mà tưởng tượng ra mình cũng đã tận mắt thấy. Tập Thơ say, Vũ Hoàng Chương bỏ tiền in, nhờ nhà xuất bản Cộng Lực phát hành, có bài thơ Tặng con tàu Chantilly, đấy là bông hoa của một chuyện tình cờ gặp gỡ. Thời kỳ này Vũ Hoàng Chương làm sở hỏa xa Đông Dương. Trong một chuyến tàu suốt Sài Gòn – Hà Nội, người thanh tra kiểm soát viên tài hoa đã làm quen với một hành khách toa hạng nhì sang trọng mà Vũ Hoàng Chương bảo gọi tên nàng là Marie, là Juylie, là Vêronica, cũng đều được. Người đầm ra Hà Nội xuống Hải Phòng đáp tàu Chantilly, chẳng rõ nàng trở lại Sài Gòn hay về Pháp chỉ biết mối tình trên tàu hỏa chỉ ngắn ngủi thế. ấy là trang nhật ký thơ Vũ Hoàng Chương kỷ niệm theo con tàu.

Những câu chuyện tình dài tình ngắn thuở ấy. Triền miên những đêm nhà hát Vạn Thái hay Vĩnh Hồ, những tuyệt vọng và những bài thơ, những chuyện có thật và những tô vẽ cho hoa mỹ. Nguyễn Bính thì cố nhân Hương, Hương cố nhân, Đinh Hùng thì em Liên Hàng Bạc, người đẹp biết thổi acmônica như ngọc nữ xuống trần gian thổi sáo gọi nhau. Những búp hoa quỳ trắng này Liên mang đến mùa hạ, giờ đã sang thu, cuống hoa đã héo quắt trong chiếc độc bình mà em thì, Liên thì đã nằm dưới mộ – thời ấy, quả là trai gái hay chết yểu, không mấy người sống lâu như bây giờ. Vũ Hoàng Chương thì Tố Uyển, Tố Uyên. Tàu Chantilly, chỉ là một thấp thoáng chiêm bao, Tố của Hoàng ơi thì vẫn neo lại trong tâm tình. Nhưng những bài thơ còn đấy mà nàng thì đã lấy chồng. Các chàng lạy nhau, tôn nhau lên thành đấng rồi vừa khóc vừa đọc thơ, nghe tiếng trúc Cao Tiệm Ly thổi khi Kinh Kha qua sông Dịch. Những bài thơ tuyệt vọng cứ tưởng tượng ra như thế.

Tôi mới viết truyện ngắn ông giăng không biết nói đăng tuần báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Gã yêu em. Em sắp về nhà chồng rồi mà cứ trơ trẽn như không. Đêm hội chèo, tay đôi đưa nhau ra ngoài đồng, bên cái giếng thơi đầu xóm. Gã gặng hỏi. Nhưng em lắc đầu bảo không, rồi khóc. Mọi khi thì chẳng dám nói. Nhưng hôm ấy thong thả phiên chợ tơ, lại có chèo hát sân đình, gã hơi ngà ngà một chút. Gã sửng cồ lên:

– Ông biết thừa ra rồi. Ông hỏi thử chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sau cưới mày. Đồ khốn nạn!

Người con gái vùng chạy. Gã say rượu khát cháy cổ, cúi đầu hớp nước ngã lộn xuống, chết đuối trong giếng. Thế rồi ngày 12 tháng sau, ả nọ về nhà chồng. Từ đấy, mỗi lần về xóm nhà mình không bao giờ ả dám đi tắt cánh đồng qua lối men bờ giếng. Nào ai biết đâu cái chết thương tâm của người con trai. Nông nỗi đêm ấy chỉ có mỗi một ông giăng chứng kiến. Thì ông giăng lại không biết nói.

Trong nhà hát ở Vĩnh Hồ, Vũ Hoàng Chương chắp tay bái tôi:

– Lạy huynh, huynh nhất thiên hạ, huynh đã rõ tâm tình đệ. Ông thử hỏi chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sáu thì cưới mày… Ha ha, lạy huynh…

Tôi bảo:

– Mắt ông viền vải tây hay là chữ in sai đấy.

Câu trong truyện của tôi là mười hai tháng sau, không phải mười hai tháng sáu, không phải….

Vũ Hoàng Chương cãi:

– Không, mười hai tháng sáu mới đúng cái đau của đệ, huynh đã cho đệ nén hương mười hai tháng sáu, không, mười hai tháng sáu..: huynh cứ cho đệ đọc cái ngày tuyệt mệnh ấy là mười hai tháng sáu của đệ.

Làm thế nào cãi, mà cãi làm gì. Chầu hát suông, người ả đào và chú kép xách đàn sang nhà khác đã lâu. Chúng tôi lại uống bia đen, nghe không biết bao nhiêu lần Vũ Hoàng Chương rên rỉ bài thơ Riêng tặng Kiều Thư:

Trăng của nhà ai? Trăng một phương!

Nơi đây rượu đắng m ưa đêm trường

ờ đêm tháng sáu mười hai nhỉ

Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương

Là thế! Là thôi! Là thế đó!

Mười năm thôi thế mộng tan tành

Mười năm, trăng cũ ai nguyền ước

Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé

Chung đôi từ đây nhé, lìa đôi

Em xa lạ quá, đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Men khói hôm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai

Tình ta, ta tiếc, cuồng, ta khóc

Tố của Hoàng nay Tố của ai

Tay gõ vào bia mười ngón rập

Mười năm theo máu hận trào rơi

Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp

Khúc Cổ Bồn ca gõ hát chơi

Kiều Thu hề Tố em ơi!

Ta đương lửa đốt tơi bời mái tây

Hàm ca nhịp gõ khói bay

Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng

Kiều Thu hề trọn kiếp thương

Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô

Xừ xang, xế, xứ, xang, hồ

Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

Kiều Thu hề Tố hỡi em

Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bừng

Xê hồ, xang… khói mờ rung

Nhịp vương sầu toả năm cung ngút ngàn

Cái tàu Chantilly tải tù Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp từ Sài Gòn ra. Sự đời đưa đẩy, cũng một con tàu mơ mộng Chantilly ấy mà trước kia đã có lần nhốt hai người phiêu đãng ngồi dưới hầm than. Tới Hải Phòng, lên Hà Nội rồi Nguyễn Tuân bị giải về Thanh Hoá. Giam một năm nữa mới được thả, lại bị quản thúc tại gia, đi đâu phải trình báo quan sở tại. Đấy là dư âm cay đắng của chuyến lên đường thứ nhất trong đời thiếu quê hương của Nguyễn.

Nguyễn Tuân viết sớm mà lại cũng là muộn. Những truyện và ký cuối thập kỷ ba mươi in trên các báo Tiểu thuyết Thứ bảy, tạp chí Tao Đàn không phải những bài đầu. Trên báo An Nam Tạp chí của Tản Đà, báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tuân đã in những bài ký, những truyện ngắn đầu tay khi còn ở Thanh Hoá làm phóng viên tỉnh lẻ nhặt tin đếm chữ ăn tiền cho báo Trung Bắc Tân văn. Biết đâu, những sáng tác chưa định hình đã thấp thoáng mơ màng từ trường trung học Nam Định. Có thể sớm hơn, khi còn học trường tiểu học Trương Minh Sang phố Hàng Vôi trên Hà Nội. ở những thời kỳ, các cơ quan Nhà Nước đều quần tụ giữa thành phố. Kho bạc ở vườn hoa Nhà Kèn bên hồ Hoàn Kiếm. Sở Tài chính phố Hàng Trống – toà báo Nhân Dân bây giờ. Cả đến nhà lục xì – nhà thương chứa bệnh hoa liễu cho gái điếm và khách làng chơi xây năm 1902 cuối phố Huế, năm 1926, Toà đốc lý cho chuyển nhà lục xì lên phố Trường Thi – bệnh viện C ngày nay. Chỗ cũ thành trường tiểu học Ô Cầu Dền, nhưng người ta vẫn gọi là trường Lục Xì. Trường tư thục Trương Minh Sang mở cuối 1923 nhận học sinh đến lớp 3 đi thi sơ học yếu lược. Năm 1929, một người Pháp mua giấy phép trường này dời lên phố Phủ Doãn, mở mang, đổi tên thành trường trung học Gia Long. Hết lớp ba trường Trương Minh Sang, Nguyễn Tuân về học ở Nam Định. Nay đây mai đó cũng là gia đình theo công việc của cụ tú Hải Văn.

Nguyễn Tuân không khi nào nói lại những sáng tác chập chững mờ nhạt thuở ấy và bạn đọc thực sự làm quen với Nguyễn Tuân khi xuất hiện bài Khóc Vũ Lang trên tạp chí Tao Đàn năm 1936, ký tên độc một chữ Tuân.

Vũ Lang, cây bút mới nổi vài truyện ngắn, mất bệnh năm 24 tuổi. Nguyễn Tuân khóc bạn và Nguyễn Tuân còn thương tiếc một lối văn biền ngẫu diễm lệ của Vũ Lang mà Nguyễn Công Hoan cũng rất chuộng. Truyện ngắn Khóm trúc thêm tuôn dòng lệ cũ của Vũ Lang, mở đầu những câu thánh thót:

Rằng xưa vốn người Kẻ Chợ… Hàng Châu, Hàng Châu có cảnh Tây Hồ. Phong cảnh Tây Hồ có Tam đàn ấn nguyệt, vài ba tảng đá trên làn nước bập bềnh. Làn nước Tây Hồ bập bềnh trên tảng đá. Khóm trúc đượm hạt mưa xuân trước gió. Hạt sương rơi tơi tả… tơi tả

Những bút ký, truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Tuân liên tiếp trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, báo Thời vụ, báo Bạn Đường, báo Hà nội Tân Văn, tạp chí Tao Đàn, các tập Giai Phẩm của nhà xuất bản Lượm Lúa Vàng, của Văn đoàn tự lực. Và các tập bút ký, truyện ngắn, truyện dài Vang bóng một thời. Một chuyến đi, Tàn đèn dầu lạc, Tuỳ bút 1, Tuỳ bút 2, Thiếu quê hương (nhà Anh Hoa in bị kiểm duyệt bỏ một chữ thiếu), Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn của các nhà xuất bản Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Anh Hoa, Hàn Thuyên, Thời Đại…

Đầu năm 1946, tôi quen Nguyễn Tuân trong một cuộc họp hội Văn hoá Cứu quốc, chỗ nhà Khai Trí Tiến Đức bờ hồ Hoàn Kiếm rồi sau chuyển xuống đầu phố Ôn Như Hầu gần hồ Thiền Cuông. Nguyễn Tuân rủ tôi lên nhà Thuỷ Tạ. Lúc uống bia, Nguyễn Tuân hỏi tôi:

– Có phải Lương Đức Thiệp chết rồi?

– Tôi không biết.

Nguyễn Tuân vẻ không bằng lòng.

– Cậu làm bảo của Việt Minh mà không biết à?

Tôi không biết thật. Một dạo thấy hay đến chơi với Phạm Ngọc Khuê chỗ tôi ở gần chợ Hôm. Nguyễn Tuân dường như không tin. Nguyễn Tuân thường có những nghi ngờ và quyết đoán chủ quan tương tự. Rồi cũng không nói đến việc ấy nữa. Câu hỏi đột ngột và chỉ có thế.

Đêm Nôen 1972 chúng tôi đi dạo phố rồi nửa đêm về nhà thờ Hàng Trống. Nguyễn Tuân và tôi cùng hai bạn nhà văn Liên Xô đương thăm Việt Nam, Eptuchenkô và Marian Tkchôp, giỏi tiếng Việt.

Tôi đã được xem Eptuchenkô đọc thơ ở Bây-rút, thủ đô Li Băng. Người không biết tiếng Nga cũng phải chăm chú – nói là Eptuchenkô biểu diễn thơ thì đầy đủ hơn. Bây giờ gặp lại, có những việc nửa vui nửa buồn. ở khách sạn Thống Nhất một tối hôm sau Eptuchenkô nói đùa:

– Tôi chưa bỏ vợ, mà đêm qua đã phải lấy vợ mới.

ý nói đêm qua Eptuchenkô ngủ chung buồng với Marian. Manan đã ở khách sạn này nhiều lần, đoán được cái phòng ở tầng một ấy loại mấy và thế là biết cách chủ nhà đối đãi với mình. Marian im lặng. Nhưng đến khi chạy cho hai người được hai phòng, lại gặp rắc rối mới. Nhưng rắc rối vui vui. Eptuchenkô cao quá một thước tám mươi. Phải nằm chéo và ghếch chân lên thành giường. Rồi cũng đổi được cho nhà thơ ấy cái buồng giường đôi, anh ta vẫn phải nằm chéo nhưng để được chân xuống. Mấy hôm đầu hầu như không có ai bén mảng đến gõ cửa hai ông khách. Nhưng dần dần thấy trên có vẻ quý trọng, người mới dần dà ùn ùn đến. Rồi sách tặng, sách tặng đầy bàn. Không thể đem đi được, quá cân cước vé máy bay. Marian cẩn thận xé trang đề tặng rồi cho tôi khuân đi có đến mấy chục quyển!

Một đêm, qua phà Rừng về Hải Phòng. Phà đông, chen chúc xe và người. Trong bom đạn, đường xá tấp nập thâu đêm. Chúng tôi đứng bên thành phà. Người làm ca nô soi đèn bão đến tháo xích cho phà rời bờ, sáng loáng qua chỗ chúng tôi. Bỗng sau lưng tôi, một câu chửi réo:

– Tiên sư thằng xét lại

Marian ghé tai, thì thào:

– Nó chửi tôi, ông ạ.

Tôi không biết chui đầu đi đâu được. ở khách sạn Hạ Long rồi khách sạn chuyên gia ở Hải Phòng, tôi còn được nghe những câu đùa nhả, những câu rủa ráy độc ác của những cô nhà bàn, cô căng tin quầy rượu. Tôi thật oán cái sõi tiếng Việt của anh bạn lúc lúc lại làm tôi khổ cực vì xấu hổ từ cầu Hiền Lương ra vịnh Hạ Long, về Hà Nội. Tối qua, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom đêm Nôen. Chúng tôi có thể đi dạo, bớt phải để tai lên trời. Nhưng mới quãng tám giờ tối, tiếng nổ như sám rền dội tới. Nghe như ở chỗ cái túi bom cầu Giẽ, bom lại ném cầu Giẽ. Giữa đồng chiêm Hà Đông – Hà Nam mênh mông, cái cầu Giẽ trơ trọi trên đường số 1, như cầu Hàm Rồng, máy bay Mỹ quyết liệt triệt hạ, quần suốt ngày đêm. Trong nhà thờ Hàng Trống, từ chặp tối, những xóm họ đạo ở quanh cầu Giẽ đã lũ lượt kéo lên. Mấy năm nay các nhà thờ vùng đồng chiêm bị bom phá, đêm Nôen dân đạo dưới ấy phải đi lễ nhờ. Cả nhà người già trẻ con trải ny lông, gói quần áo và những túi cơm nắm lổn nhổn lẫn với người nằm hai bên hành lang nhà thờ đợi chuông dóng nửa đêm.

Các bạn Liên Xô chú ý quang cảnh đường. Phố đông vui, người đi chơi, người đi lễ. Vả chăng, đây đã thật xa Bến Hải đầu cầu Hiền Lương trong kia. Eptuchenkô lại nảy ra một cái lo khác. Eptuchenkô hỏi:

– Có người Trung Quốc đi lễ nhà thờ không?

– Không để ý. Mà cũng khó biết, người Trung Quốc ở đây ăn mặc cũng như người Việt Nam.

Nguyễn Tuân nói:

– Có thể không có. Người Trung Quốc theo đạo Tin Lành, như người Mỹ, như Tưởng Giới Thạch, họ không đến nhà thờ này.

Eptuchenkô chưa yên tâm.

– Cho tôi đi giữa và tôi sẽ bước hơi rụt đầu xuống. Nếu bị đánh cũng chỉ trúng bả vai. Cái lo xa của anh chàng cao quá khổ. Nửa đêm, nhà thờ chen lấn ních người. Eptuchenkô lênh khênh hơn xung quanh hẳn một đầu. Nhưng vào cảnh thanh bình khác thường giữa thành phố đương bị đánh phá anh đã quên cúi cổ xuống. Chúng tôi ngột ngạt len được vào một hàng ghế. Trên đài lễ, ông cố đạo giảng một lúc bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh. Có nhiều khách nước ngoài đến nhà thờ. Khi trở ra đường, Eptuchenkô đã nhãng hẳn cái lo bị đòn. Eptuchenkô bước nghênh ngang.

Hà Nội. Đêm Nôen. Bom Mỹ. Lạ thật. Nhưng ông linh mục nói tiếng Anh không giỏi. Mùa hạ vừa qua Eptuchenkô đi chặt mía cả tháng ở Cu Ba. ở Việt Nam về, Eptuchenkô sẽ sang Mỹ. Tôi tìm được quyển kịch Người chào hàng của A. Mi-lơ nhà xuất bản Văn Học in năm trước. Eptuchenkô hứa sẽ đưa cho tác giả, khi đến Nữu Uớc.

Cái vui kỳ dị đêm Nôen chưa hết. Chúng tôi lên phố Hàng Giầy. Các tiệm ăn uống quốc doanh và tư nhân sáng đèn suốt đêm quanh Bờ Hồ và ở trung tâm – người ta dựa vào đêm nay không có báo động.

-Chúng ta sẽ ăn Nôen ở một quán người Trung Quốc.

-Thật không?

– Anh đã không bị đánh thì cũng không ai bỏ thuốc độc vào con cá ở đĩa của anh. Đêm Nôen, đức Chúa Trời lòng lành…

Nói vui thôi, Eptuchenkô đã tươi tỉnh tử lâu. Quán Tiểu Lạc viên vẫn mở, nhưng ông có ngay đã nghe bom giật mình chết từ tết năm ngoái. Một người hầu bàn đầu trọc, áo cánh xuyến đen ống tay rộng. Nếu thêm cái nón tu lờ sơn dầu quang mây, thì tưởng vào một cao lâu mới ở Lạng Sơn dọn xuống. Không biết có phải thật Tàu không. Cái năm lắm người Hoa đi, nhiều cửa hàng vằn thắn, chủ quán quấn cái tạp dề xanh đội lốt làm chủ quán Tàu. Mất ông có ngay, cửa hàng nhạt hẳn. Nhưng Eptuchenkô đâu biết cái buồn thiếu vắng ấy. Năm trước, nhà văn Solukhin và tôi vào hàng nem Cát Tần sắp đóng cửa để tránh nạn bị nhòm ngó lên tư sản. Cả gian hàng trống không, cái cốc cũng không có, chúng tôi uống bia bằng bát chiết yêu. Solukhin gật gù khoái rồi về Matxcơva viết trong bút ký Bưu thiếp Việt Nam: lần đầu tiên trong đời, đến Hà Nội tôi được cầm cái bát phương Đông uống bia Đức.

Chúng tôi uống cuốc lủi với chim bồ câu quay. Tôi nói dối đây là chim giẽ, một giống chim mùa lạnh về trú đông ở các cánh đồng nước nhiệt đới. Chim ăn thóc, thịt rất thơm. Marian Tkchốp hóm hỉnh:

– Chim giẻ cũng ngon như chim bồ câu, ông ạ.

Eptuchenkô lại như cắt nghĩa tiếp theo:

– Đừng tưởng chúng tôi không ăn thịt những con chim hoà bình. Cách nói như thế chỉ để hô khẩu hiệu. Khi còn chiến tranh, tôi là cậu bé tám chín tuổi theo bố mẹ tản cư về vùng thảo nguyên taiga ở Trung á. Cân đường, lít sữa cũng mua bằng phiếu như các bạn có sổ mua gạo bây giờ. Người lớn bắt chim bồ câu hầm cho trẻ con ăn. Nhưng bồ câu đàn ngoài vườn thịt tanh lắm. Bồ câu mới nở trong ổ bắt trên các khe mái nhà ăn mới ngon.

Không ai hỏi lại và chế giễu tôi về con bồ câu hay con chim giẽ. Mọi người đều biết là nói đùa và những tưởng tượng vui. Chặp tối hôm sau, sang sân bay. ở Gia Lâm, hay có khi Nội Bài, khách đi và đến vào chặp tối. Xe lửa liên vận biên giới phía bắc ở ga Hàng Cỏ chuyển bánh lúc nhọ mặt người. Qua cái cầu Long Biên giả chết – những nhịp cầu bị đánh gãy vẫn gục đấy, máy bay không người lái chụp ảnh lướt ngang cũng không biết đường sắt, đường ô-tô vẫn sống trong lòng cầu.

Đêm đêm, những đoàn tàu đoàn xe không đèn lẳng lặng qua.

Eptuchenkô ném hai đồng xu Nga xuống sông Hồng. Phong tục ngồi lại giây lát để ước được bình yên trước khi ra đi cũng như ném đồng tiền xuống sông, ấy là mong sự tốt lành và những cái hẹn có ngày trở lại. Năm sau, tôi gặp Eptuchenkô ở Matxcơva, nghe nhà thơ bốc phét kể chuyện tranh luận với tổng thống Mỹ J.Ca-tơ. Ca-tơ nói ông ta rất yêu L.Tônxtôi, nhưng lại dẫn sai một câu của đại văn hào này. Chắc là tay chuyên gia đãng trí nào đã làm sẵn cho lão nói – Eptuchenkô nghĩ thế. Eptuchenkô đã đưa vở kịch Người chào hàng cho A.Mi-lơ. Mi-lơ chảy nước mắt nhận quyển sách nhỏ bé, bìa quăn queo. A.Mi lơ không thể tưởng bom Mỹ ném như thế, Hà Nội vẫn in và diễn kịch A. Mi lơ.

Bao nhiêu năm sau, trong một chuyến thăm Thái Lan, Eptuchenkô đã tạt sang Hà Nội chốc lát. Dẫu sao, đồng tiền Nga vẫn thiêng, người ra đi có trở lại. Tôi không được gặp để hỏi xem khi Khơrutxốp qua đời đám ma thưa thớt, Eptuchenkô đã đi đưa, viếng độc một bông hoa cẩm chướng. Câu chuyện ấy ra sao, tôi đọc tin tức thấy nói thế.

Đôi lần, tôi hỏi Nguyễn Tuân:

– Anh nghĩ thế nào về tờrốtkít thời kỳ ấy?

Nguyễn Tuân đăm chiêu rồi sừng sộ hỏi lại:

– Mày muốn chụp mũ tao hả?

– Ông cứ quá lời…

– Tao đi Vọng Các với thằng Lương Đức Thiệp, vậy thì tao cũng là đệ tứ. Cách suy luận máy móc của chúng mày là như vậy? – BƠ vơ, tôi bỗng bị Nguyễn Tuân trút cơn bực mình. Bấy giờ tao với nó còn là những thằng ranh con, đã biết tam tứ ngũ lục thế nào đâu. Tao đọc hồi ky Đời tôi của Tờrốtkít đấy chứ. Mượn ở thư viện. Thư viện Tràng Thi có cả Tônxtôi, Goocky, Giôn Rít, có tuốt. Tây mật thám ăn mắm tôm, biết sách vở đỏ đen thế nào. Cái đứa viết báo khoe thời Pháp đã tìm đọc chui Lêôn Tônxtôi là nói láo ra vẻ ta đây cũng cách mạng từ bóng tối. Thằng Việt Minh Như Phong nhà chúng mày thỉnh thoảng lại vờ xuống chơi. Chẳng thấy nó giác ngộ gì tao, lại đưa cho tao tiểu thuyết tự truyện của Saclơ Pliniê. Mà Pliniê là thằng đệ tam rồi tờrốtkít. Việc đời lôi thôi lắm. Tao không bài bác, nhưng tao không thích.

– Ông chỉ làm cái gì ông thích thôi.

– Mồm nói thế này, bụng lại nghĩ khác, là thằng đểu. Mày gọi là thằng cơ hội, thì thằng bịp cũng thế. Không ưa mà cứ làm như thích lắm. Tao không sực được các chính khách!

Cứ cái kiểu ấy, một đời còn biết bao gian truân!

ở Thanh Hoá, khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật Tôi. Trong sách cũng tương tự ngoài đời, người ấy tên là Nguyễn hay là Bạch cũng thế, trà dư tửu hậu chán chê rồi rời bỏ nơi ăn chơi, nhưng cũng không về nhà, bấy giờ nhà bác Nguyễn đã dời Thanh Hoá ra ở Ngã Tư Sở trên đất Mọc Thượng Đình quê gốc. Bạch về một gian gác nhỏ ở một phố khuất. Trong buồng mắc chéo cái võng đay. Không bàn ghế, không hoả lò không be lọ, không trai gái. Chỉ độc chai nước lọc mấy quyển sách dưới sàn với hộp cá sácđin và bánh mì. Có khi nằm võng cả tuần không ló ra đường, không cầm bút, không khách khứa nào gõ cửa cái buồng đã khoá trái. Chủ nhân khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịch cốc. Rồi bất thần lại biền biệt đi đâu, chìm đắm trong cuộc truy hoan nào rồi lại về náu mình ở cái buồng con trên nóc bếp hay ga ra ô-tô.

Cái gác của Nguyễn trong các tuỳ bút và truyện ngắn, truyện dài cũng na ná cái gác Nguyễn Tuân tá túc ở cuối sân sau một toà nhà bên tay phải phố Hàng Đãy. Bè bạn cho Nguyễn Tuân ở nhờ một buồng gác có thể trước là nơi ở của thằng tài thằng xe, tầng dưới để xe, trông thẳng ra cửa bên. Một cái thang gác gỗ nhấc đi được dựng đứng góc buồng, người trèo lên rồi sập mảnh ván xuống, đóng kín sàn, hệt cái bẫy chuột. Lên thang nghe gió cuốn âm thầm… Gác trọ không đèn nhớ cố nhân… – như câu thơ Trần Huyền Trân. Có một lần, Nguyễn Tuân đã dẫn tôi đến đứng ngoài vỉa hè nhìn vào hoài cổ cái gác xép ấy. Trải mấy chục năm dâu bể, thế mà khi ấy, bên trong một quán chè tươi, cái gác xép vẫn nguyên. Nguyễn Tuân bảo chẳng khác ngày xưa. Ngôi hàng chè tươi ấy của ông Nghi người làng tôi xuống Kẻ Chợ làm ăn. Ông Năm Nghi bảo:

– Chỗ gác ấy là trạm giao thông nội thành, cán bộ thường đến liên lạc. Chẳng biết thành phố có giữ làm bảo tàng không?

Ông Nghi cũng hoạt động cơ sở quận 1 thời kỳ ấy.

Toà nhà nọ, khi Nguyễn Tuân ở nhờ, là nơi tụ tập bí mật của một nhóm người đảng Đại Việt. Các nhà văn nhà báo Đào Trinh Nhất, Nguyễn Triệu Luật, Phùng Bảo Thạch… hay đến, có người bạn, có người chỉ quen, cả Đỗ Xuân Mai chủ nhà xuất bản Mai Lĩnh in phóng sự hai tập Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân. Có thế, Nguyễn Tuân mới ở được cái gác bỏ hoang kia. Họ ra tờ tạp chí Văn Hoá, toà soạn đóng ở đấy. Báo hàng tháng bìa vàng dưới in trang trí hai chữ V và H trên nền một góc mặt trời đỏ toả tia ánh sáng. Chúng tôi xì xào hai chữ này: Đấy là bọn thân Nhật viết tắt chữ Vừng Hồng, mặt trời với tia nắng là vừng hồng đương lên – gần gũi với cái mặt trời tròn đỏ giữa quốc kỳ Nhật. Không hiểu tại sao,

Nguyễn Tuân cực ghét cờ Nhật, mà Nguyễn Tuân bảo là cục mực đỏ trên miếng vải trắng và giễu cờ Tàu Tưởng có cái ru líp xe đạp, bánh xe răng cưa. Hồi ấy tôi đã ở tổ chức Văn hoá Cứu quốc. Tôi để ý tin tức các phe nhóm chính trị thân Nhật, thân Pháp trong thành phố. Nguyễn Tuân cũng biết bọn ấy, Nguyễn Tuân không viết báo Văn Hoá nhưng lại thích cái góc tĩnh mịch hơn, nên đến ở đấy. Chỗ cái sân sau dưới cửa sổ – Nguyễn Tuân kể, tối nào chúng nó cũng tập võ, tập súng khuya lắm. Hình như đánh bốc, đấu gươm, bóp cò tanh tách, ném lựu đạn chai lọ vỡ choang choang. Trên buồng, mình nằm võng mơ màng, rồi ngủ, mặc kệ. Biết có điều phức tạp, nhưng vẫn đi về một minh, coi như không bận tâm. Chúng nó bảo viết bài thì trả lời ậm ừ. Lão xuất bản họ Đỗ lên buồng, rền rẫm lên: ối giời ôi, thời thế này mà ông nằm chỏng vó lên được à? Dậy, dậy. Gươm đây, ka ki may áo, may mũ sẵn cả rồi. Không mau lên thì không ai đợi được ông đâu.

Nguyễn Tuân im lặng, lát sau hỏi câu thân tình với nhà mua sách ấy như thế này: Này, ông chủ xuất bản, ông sẵn tiền đấy không, ông cho tôi tiêu một ít. Và Nguyễn Tuân vẫn nằm võng trong cái gác xép trơ trọi. Mọi sự xung quanh, không động trệ đến mình.

Một hôm, Phùng xuống tìm Nguyễn Tuân dưới nhà ở Ngã Tư Sở. Phùng nói nhỏ:

– Mật thám quây nhà ấy rồi, đừng lên nữa, cho tao ở nhờ mày ít ngày.

Thế là Phùng ẩn náu ở am Sông Tô. Ba chữ Am Sông Tô chỉ là cái bóng đẹp khéo tưởng tượng mà thôi. Nguyễn Tuân thường đề lạc khoản kèm với ngày tháng dưới những sáng tác như thời thượng của người viết. Chứ đâu phải cái am, cái động, cái lều tranh, cái mái trúc mà chỉ có muỗi đêm túa ra táp vào mặt bên con sông Tô xanh rờn những bè rau muống trên dòng nước hôi thối ở các cống thành phố thải ra. Sau bờ rào cúc tần, một ngôi nhà ngói cổ toạ lạc giữa mảnh vườn con, trông sang nhà ga ra tàu điện đường Hà Đông – Cầu Mới. Nguyễn Tuân đã viết tuỳ bút Nhà bác Nguyễn xưng tụng công lao thân mẫu ông vất vả từ Thanh ra trông coi dựng nên nếp nhà ở quê. Đại gia đình về an cư nơi gần đầu làng Mọc sau bao nhiêu năm cụ tú Hải Văn – tú tài khoa thi sau cùng, đã bôn tẩu theo công việc chữ nghĩa và dong chơi khắp Khánh Hoà, Phú Yên, Phai Pho, Turan, Huế, Hà Tĩnh rồi cắm lại Thanh Hoá, đến khi về già mới trở về được nơi chôn rau cắt rốn. Tam đại đồng đường ngụ trong ngôi nhà ngói cũ kỹ ven đường này. Thời bị chiếm, Pháp mở rộng đường Hà Đông, ngôi nhà bị ủi đi biến vào giữa lòng đường Nguyễn Tuân bảo chỉ nhớ áng chừng cái am Sông Tô ấy ở chỗ gần cửa nhà máy cơ khí bây giờ. Nhà bác Nguyễn, nhà bác Trương Tửu mất nhà, không được may như nhà bác Tú Mỡ trên Cầu Giấy, tản cư rồi có người trong họ đến ở nhờ trông nom hộ, khi trở về, nhà cửa vườn tược gần như nguyên.

Phùng luẩn quẩn tránh ở nhà Nguyễn Tuân. Lại còn như trêu ngươi, như không biết là người đương bị mật thám truy lùng, cứ tối đến, hai người thong dong lên tàu điện vào chơi ả đào Khâm Thiên.

Tôi không được cùng thời yên ba sầu xứ trong cái vỏ ốc thành phố này với các vị. Nhưng những khi đôi ba chén rỗi rãi, ngồi nghe kể, lại tưởng ra nguồn cơn vui thú của cái ông trưởng nam mới tý tuổi đầu đã được cụ thân sinh dắt theo đến phố Hàng Giấy thưởng thức đàn ngọt hát hay hẳn cũng có khác người, cho nên bóng dáng và tiếng tơ tiếng trúc xóm yên hoa còn dấu vết xa xưa lại trong tâm tư. Nhưng đến thời buổi nơi hát xướng đã nửa cô đầu nửa nhà thổ, bên tiếng hát bâng khuâng hồng hồng tuyết tuyết, phách róc lấp lánh lưa thưa như hạt ngọc rơi để khách cầm roi chầu gõ ngắt xuyên tâm, lại cộng thêm một lũ đào đĩ hầu rượu giải chiếu mắc màn rồi ngủ với khách, thú thanh tao nọ đã sang một sự vật dục khác cung phụng cho nhiều người khác rồi.

Nguyễn Tuân không chơi như người ta xưa và nay. Nguyễn Tuân trang nhã, thân tình với bà luật sư thượng viện Phước Đại, bà Bảy Nam và cô Kim Cương cả với ca sĩ Hà Thanh, một thời giọng vàng đài Sài Gòn, với Hoàng Oanh mà tôi vừa gặp đã giới thiệu ông quen ở khách sạn Côngtinăngtan hôm đoàn kịch Kim Cương ăn mừng một tuổi, thế mà cứ lưu luyến như rồi còn gặp lại. Nhưng chỉ vậy thôi. Nguyễn Tuân hay xỉ vả thói hoa lá cành của Nguyễn Văn Bổng và tôi. Cách mạng thành công năm 1945, Nguyễn Tuân mới ba mươi tuổi. Thế mà đĩnh đạc, chỉnh tề như đã tuổi tác lắm. Không giăng gió, Nguyễn cũng không thuộc những người liến láu khôn đến rạc cả người mà đàn bà ngại như cách Nguyễn Hữu Đang xếp hạng.

Năm 1975, Nguyễn Tuân vào Sài Gòn đến ở một nhà quen khó ai biết đích xác, kể cả những Phạm Tường Hạnh, Đoàn Minh Tuấn chuyên làm đầu sai mua giò chả các quán Bắc, rượu đế thịt quay chợ Hoóc Môn và chạy tiền để cụ tiêu. Bà chủ nhà kín đáo ấy, bấy lâu trong chỗ riêng tư. ở trong này vẫn nhận thầm với bạn bè lứa tuổi, bà ta là một bóng chị Hoài, tóc chị Hoài. Hôm Nguyễn Tuân trở ra Hà Nội xe về qua bưu điện Bờ Hồ còn tạt vào ghi xê gửi bức điện khẩn cho ai rằng đò giang đã thuận buồm bình yên. Chẳng may, tôi lại cầm đi đánh bức điện ấy nên mới để ý tên người nhận. Bà Nguyễn Thị Thảo. Ôi chắc là cái bà Nguyễn Thị Thảo báo Phụ Nữ ở phố Hội Vũ, trước có Trúc Khê, Lê Thanh cộng tác. Bà Thảo ấy sao? Tôi không hỏi. Tế nhị, người ta đã không muốn nói, thì cũng chẳng nên cố ý thóc mách. Sau chuyến ấy, Nguyễn Tuân thường ra đường, tay cầm gậy song, mặc bộ áo cánh lụa màu cậy dáng nhà Phật, bảo là của người ta cho. Khác nào hai câu thơ hoa viết bút lửa trên mặt đôi guốc mộc của Mộng Tuyết gửi biếu bác Nguyễn, những tình bạn đẹp và buồn phương trời.

Phồn hoa tỉnh mộng sương pha tóc

Mà cố nhân còn vẹn sắc hương

Nhưng khác chuyện bà giáo ở Bến Tre gửi thư cho Nguyễn Tuân – cũng trong cái năm 1975, sau bốn mươi năm Nguyễn Tuân mới trở lại Sài Gòn. Bà giáo Bến Tre giọng buồn giọng vui viết thư cho Nguyễn Tuân biết năm xưa bà đã gặp phải một Nguyễn Tuân dởm như thế nào.

Quãng những năm 1940 thuở ấy tôi cũng đương ở Sài Gòn. Tôi cũng biết chuyện có đứa mạo tên của Nguyễn Tuân đi lừa tiền nhiều nơi. Nguyễn Khánh Đàm, em Nguyễn Tuân, chủ hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm đường Sabuaranh đã kiện chứa mạo danh lên toà án thành phố. Nhưng tên ăn cắp đã lặn mất.

Bà giáo Bến Tre bị tên Nguyễn Tuân dởm ấy lừa tình thì chẳng mấy ai biết. Bây giờ bà giáo tâm sự với ông Nguyễn Tuân thật, rằng bà muốn được gặp ông. Nguyễn Tuân chống batoong, đi đi lại lại trong buồng khách sạn Bến Nghé. Nguyễn Tuân nheo mắt và nụ cười heo héo. Có cái thanh xuân của người ta thì thằng Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Tuân thật đầu râu tóc bạc lụ khụ đến. Hai chiếc quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang cuối của thiên tiểu thuyết này không thể tái hồi Kim Trọng có hậu như truyện Kiều được. à cậu viết truyện tình được đấy, tớ bán cho cậu cái cốt truyện này. Một chai Macten thôi, trong này sẵn. Nguyễn Tuân không xuống Bến Tre. Cũng không trả lời thư bà cụ giáo.

Thời la cà dưới xóm mà Nguyễn Tuân đặt tên là những cuộc truy hoan, ở giữa nơi ăn chơi Nguyễn Tuân cũng không dăng dện vẩn vơ. Trong các tài danh thuở ấy ở Khâm Thiên mà bây giờ các bà Nguyễn Thị Phúc, Quách Thị Hồ vẫn còn nhắc lại giọng tức tưởi âu yếm:

– Ông Tuân với bà Năm, chỉ một bà Năm thôi, cứ gọi là hết nhẽ. Ngoài kháng chiến, ông đi chỗ nào, trong này bà Năm cũng biết. Thế mới tài chứ. Bà gửi cả vàng ra cho ông tiêu. Lo liệu cho nhau đến thế cơ mà.

Cũng thì chơi bời, Nguyễn Tuân chỉ gắn bó vơi chủ nhà hát và hát hay. Lôi thôi quá, tao định đưa bà Năm về làm bé đấy. Nhân thể rước cả bàn tĩnh về. Đằng nào cũng nghiện, hút ở nhà đỡ tốn đỡ đàn đúm. Cụ ông nhà mình tính cho hai bố con thế. Rồi cách mạng, thế là tung hê cả Cái người nặng tình với Nguyễn không phải đào Hồ, đào Phúc, cũng không phải Mộng Hoàn chị ruột của Vũ Đình Hải trinh thám tư và làm áp phe cho Nhật mở buyarô trên phố Trường Thi, rất thích truyện Chí Phèo, Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao. Mà đây là đào Chu Thị Năm, cũng là chủ nhà hát. Tôi hậu sinh, chẳng biết đâu những đào hoa xa xưa của vị bô lão. ở Việt Bắc trở lại, Nguyễn Tuân tìm mua ở chợ Giời được mấy cái đĩa hát của Mộng Hoàn và của Chu Thị Năm. Canh tàn rượu tỉnh, khuya khoắt lắm mới lấy ra nghe như nghe ma hát. Nguyễn Tuân bình: Cùng nhà nòi cả, Mộng Hoàn thì sang, hát hàng hoa bay bướm, nhưng khuôn giọng vào đàn có phần không dụng công bằng Chu Thị Năm. ấy cứ đúng mực với nhau, mà có quá đi nữa, ông sẽ làm như nền nếp thói thường, đưa nó về lạy chị cả – chẳng thể tan hoang đến nỗi nào. Nguyễn Tuân đã nói ra miệng thế. Một bạn chơi cùng thời với Nguyễn Tuân là Vũ Bằng đã viết: Chơi đâu thì chơi, không bao giờ Nguyễn Tuân sao nhãng cửa nhà. Hồi ký về Nguyễn Tuân của Vũ Bằng in báo Văn Học ở Sài Gòn, đến khi đọc tự truyện Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng không thấy câu ấy, thành thử tôi chỉ nhớ ý. Con mắt tinh đời của Vũ Bằng đã nhận xét ra từ ngày ấy và đúng suốt đời với Nguyễn. Năm kháng chiến, Nguyễn Tuân với một đoàn cán bộ bí mật vào hậu địch hạ lưu sông Hồng. Trong công việc chuẩn bị vào tề, Nguyễn Tuân tự đặt bí danh là Tuệ. Tây mà tóm được thì bác Nguyễn là cụ chánh tổng Tuệ, cụ chánh hội Tuệ, tuỳ tình hình. Nghĩ trước tới lúc hiểm nguy, vẫn là nhớ về bác gái nội trợ ở nhà. Tuệ là tên bác gái, bác Tuệ. Cả đời bác gái giúp bác trai làm nhà bếp, nhà bàn, nhà phòng nhà nó Những năm sau này, ít đi xa, Nguyễn Tuân hay khoe đùa:

– Chẳng đâu có ôten tốt hơn cái ôten nhà mình.

Những cái đĩa hát chỉ là những cái đĩa hát, những đĩa hát 78 cũ đã nhạt tiếng rồi mất hẳn. Người hoa khôi nơi yên hoa xưa đã yên giấc nghìn thu từ lâu. Tối ba mươi, tôi hay đến Nguyễn Tuân nghe bà Năm hát, nhưng tục lệ ấy cũng đã tàn tạ nhiều năm rồi.

Những đêm này, Phùng và Nguyễn Tuân thường hát ở nhà bà Năm, hát nhà hát nhà. ở nhà hát ấy đã được miêu tả trong Tuỳ bút 2, có lần bác Nguyễn lưu luyến ở đấy lâu quá, một sớm trở dậy chợt soi gương thấy hai hàng mi dường như đương trắng bệch ra – sắp thành thần Bạch Mi, ông thần cai quản đám ca nhi giang hồ nơi thanh lâu, tửu quán.

Nửa đêm, Phùng về am Sông Tô, Nguyễn Tuân ngủ lại. Mật thám đã rình cửa. Phùng bị còng tay, tông ra xe.

– Thằng Tuân đâu?

Mật thám dẫn Phùng lên đập cửa nhà hát bà Chu. Gà vừa gáy canh một. Nguyễn Tuân chui trong màn ra, tra tay vào còng số tám, về sở liêm phóng. Cùm xà lim cả tháng, Nguyễn Tuân bị gọi lên tra và hỏi dòng dã về những dứa nào, chúng mày làm gì trong toà nhà tạp chí Văn Hoá phố Hàng Đẫy mà Nguyễn Tuân vẫn về nằm võng. Chuyện thật mà mật thám Tây không thể tin. Nguyễn Tuân không đến nỗi nhát sợ khai lung tung, mà thực sự, không biết đổ vấy cho ai. Nguyễn Tuân không biết mảy may chuyện trong nhà ấy. Giữa năm 1941, hai người mật thám dẫn bỏ Nguyễn Tuân lên trại tập trung ở Vụ Bản vùng rừng núi Hoà Bình, Ninh Bình. Việc đi tù này, Nguyễn Tuân ghi một câu gọn lỏn vào lý lịch để ở cơ quan: Đi căng một năm vì chứa chấp Phùng. Chỉ một câu mà đâm nghĩ ngợi. Cả khi có tuổi, Nguyễn Tuân cũng không quên.

– Tao không dây với chúng nó, việc gì nó phải dẫn mật thám đi bắt tao. Mật thám hỏi, nó chỉ nói một câu không biết, thì đã sao?

Thời ấy, Nguyễn Tuân còn một ông bạn, khi cần tiền vẫn giựt nóng mấy đồng mà không mấy khi phải trả. Năm tù ở Vụ Bản về. Nguyễn Tuân cho con cầm thư đến bạn mượn tiền, cũng như báo tin khéo: Tôi đã về. Ông bạn thân mọi khi không đưa tiền, cũng chẳng một chứ trả lời. Đến nay Nguyễn Tuân còn cười nhạt qua chén rượu: à người ta ngại dính đến thằng tù dây. Những đợt chỉnh huấn gay gắt, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi cho nhớ lại những câu đã chửi ai, đã nói ác ra sao mà Nguyễn Tuân không nhớ nói thế bao giờ. Nhưng nghĩ chắc có nói, không phải chúng nó vu. Chỉ không tưởng được rồi có khi người ta lại đem câu giễu cợt ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời. Nguyễn Tuân không tiếp thu’, cũng chẳng nói lại, rồi cũng chẳng bao giờ nhìn mặt những người ấy nữa. Bề ngoài, tuồng như ở ngòi bút và trong cuộc sống Nguyễn Tuân chỉ có xô bồ và ngang cành bứa. Không, đối đãi với xung quanh, Nguyễn Tuân vừa thành kiến vừa tình nghĩa nền nếp cũ. Hợp nhau mặt nào thì chan hoà mặt ấy, những cái khác thì không lưu tâm. Cuối năm, cẩn thận, đều đặn, Nguyễn Tuân gửi thiếp chúc năm mới những người quen biết cần gửi. Không bất thường và trễ nải hứng một lúc. Tôi đi Lai Châu hay Hà Giang lâu lâu, thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lào Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva. ở phương này, Nguyễn Tuân nhắm phía chân mây kia mà ông thèm tới.

Chuyến tàu hoả từ Nôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. Bấy giờ vào mùa thu 1930. Đường sắt tà vẹt tám thước Nôm Pênh vừa hội khánh hành đoạn cuối nối với bên Xiêm ở Poipet còn như chạy thử, vài ngày mới có một chuyến không nhất định. Bên Xiêm vẫn tăng bo một quãng chưa nối thẳng được xuống Vọng các.

– Những chuyến tàu thất thường này xộc xệch, còn thưa khách. Chỉ có người đi buôn hay phu phen rừng cao su ra. Lắm hôm vào ga thị trấn Poipet, chỉ còn vài người trên tàu xuống. Hôm ấy cả một toa hạng tư, có ba người. Một người luống tuổi xách cái bị, mặc áo bà ba xuyến đen đã bạc, râu ria lởm chởm. Dáng như một người ở đây về trong xứ có việc, bây giờ trở lại. Hay một chủ hiệu tạp hoá, một người cai ở đồn điền cao su ra chợ thị trấn cất hàng.

Đoàn tàu vắng khách dần dần cắt toa bỏ lại ga xép dọn đường. Bác ấy bị dồn ở toa nào mới lên thôi. Chiếc đầu máy kéo vài toa hủn hoen, như con chuồn chuồn cụt đuôi. Bác ấy ngồi một xó đầu góc ghế một bên hàng tàu, lấy trong bị ra một gói giấy và thuốc lá sợi, cắm cúi cuộn thuốc, không để ý ánh mặt trời đã vàng vọt trên những đám lá cao su ken dầy xanh xẫm loáng thoáng ngoài kia. Người đã thông thuộc thổ ngơi này biết tàu sắp vào ga cũng chẳng buồn ngoảnh mặt ra cửa sổ.

Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi. Chiếc nón cu li đã sờn vành rấp dưới gầm ghế. Chân đi đất, bụi lấm đỏ bám lên cả hai gấu ống quần cháo lòng. Có thể đoán đấy là những phu đồn điền gần đây. Cũng có thể người tỉnh xa, các đồn điền cao su dưới Chúp tận Côngpông Chàm hay bên Batambang. Nhưng họ đi chơi, hay trốn công ta hay mò ra đây rình chạy sang Xiêm, thì không biết. Hai người mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi. Chốc chốc họ lại thấp thỏm nhìn ra. Còi tầu rúc vang động, tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray dồn dập. Tàu sắp vào ga.

Bác đứng tuổi đằng kia ngước lên, điếu thuốc lá quấn cắm vênh trên môi, đăm đăm mắt nhìn sợi khói uốn éo tuôn đằng mũi. Rồi bác đứng dậy, thong thả bước lại chỗ hai anh chàng cũng đương tò mò và hình như ngần ngại nhìn bác phập phèo thở khói thuốc. Một người hỏi trước:

– Thưa ông, có phải qua ga này thì xuống Poipet ạ?

– Phải đấy.

Bác ta bặp môi rít thuốc, nhìn hai người:

– Các cậu xuống Poipet à?

– Thưa vâng.

– Có người nhà ở phố hay các cậu trong đồn điền ra chơi? ở đây nghe nói tiếng Bắc người ta hay hỏi thế. Mới đến Poipet lần này là một à?

Câu hỏi đoán tự nhiên, thân mật và đúng đến thế.

– Thưa thực với ông, chúng cháu làm dưới cao su Lộc Ninh. Nghe nói trên này dễ dàng, có mỏ ngọc Pai Linh kiếm ngày bạc trăm. Chúng cháu rủ nhau lên.

Bác ấy cười khậc khậc, vứt cái đuôi thuốc qua cửa sổ.

– Các cậu này to gan, liều quá. Chẳng biết mô tê mà cũng lang thang đồng đất nước người thế này. Không có xứ nào kiếm ra cái bỏ vào mồm dễ như cái đứa xui khôn xui dại các cậu thế đâu. Lại còn định lên Pai Linh đi đào ngọc à? Có chịu được hai cơn sốt đái ra máu không? Cả trăm người đã chạy chết trên Pai Linh về đấy.

Hai người trai trẻ nọ được một bài học rùng mình càng như từ trên trời rơi xuống. Nhìn nhau phân vân, hốt hoảng, mỗi lúc một đăm chiêu. Họ vừa có ý sợ nhưng cũng lại có phần cố vờ ra như thế một cách vụng về. Chưa chắc họ đã đi Pai Linh. Cứ nói Pai Linh để người ta biết vẫn là trong đất Miên, bởi vì có thẻ căn cước thì đi khắp Đông Dương được. Thật ra, họ đã rắp tâm trốn sang Xiêm.

– Bảo thực, nhưng các cậu có nghe thì mới nói.

– Nhờ ông bảo cho.

– Phải mạnh bạo.

– Chúng cháu đã lần mò lên tận đây.

– ừ, kể ra cũng biết thí mạng đấy.

– Vâng ạ.

Rồi bác ấy nói:

– Này, có dám sang Xiêm không? Sang hẳn Xiêm, mà đến hẳn Vọng Các. ở Vọng Các, ăn mày cũng sướng gấp nghìn đời thằng cu li đồn điền bên ta, ai cũng giàu vù vù lên như đi tàu bay. Tôi đã giúp cho nhiều người sang Xiêm.

– Ông giúp cho chúng cháu.

– Sao bảo đi Pai Linh?

– Pai Linh hay Vọng Các thì cũng thế, đâu kiếm được miếng sống.

– Được, được. Trả công tôi là được. Cứ chẻ hoe ra như thế, ông Khổng Minh, thằng Tào Tháo bây giờ cũng lĩnh lương tháng của Tây chứ không như đời Tam Quốc đâu.

Chẳng biết trả lời thế nào, hai người lúng túng dạ, dạ… vâng…

– Dặn thì nhớ nhé. Đến ga xép này thì xuống. Chứ vào Poipet lính sen đầm nó thộp ngực ngay ở cửa toa, biết không.

– Vâng ạ.

Ba người xuống một ga xép cách Poipet ba cây số. Cũng may, tối lại có trăng. Bác ấy khoác cái bị, điếu thuốc lá phập phèo, hai người đi theo, vắng ngắt, chỉ có bóng cây. Họ vào đường qua rừng cao su.

– Đi tắt, một quãng nữa tới biên giới. Tôi sẽ chỉ chỗ lên tàu bên kia. Sang bên ấy rồi thì dễ, không như cái thằng Tây mắm tôm bên này. Lính Xiêm đi tuần cũng lẩm nhẩm niệm Phật ấy mà. Nếu gặp, cứ dán cho mỗi thằng một tờ giấy bạc vào mồm. Chúng nó cầm bạc rồi lại rì rầm niệm Phật. Hay thế đấy. Các cậu cứ việc đi. Trưa mai thì đến Vọng Các. Có bao nhiêu tiền?

– Chúng cháu còn hơn hai chục.

– Mỗi chuyến thế này người mối phải ăn bạc trăm. Nhưng thôi, giời phật phù hộ các cậu gặp tôi, tôi làm phúc, tôi giúp không các cậu.

– Đội ơn ông.

– Còn bao nhiêu tiền, đưa cả ra đây. Sang bên ấy không tiêu được tiền ta, mà cũng chả cần. Tôi cho các cậu tiền Xiêm, cho vé sẵn đến Vọng Các.

– Ông giúp chúng cháu. Ông có quen…

– Không, không. Tôi không quen ai ở Vọng Các. Mà đến Vọng Các cứ ngửa tay ra là có gạo, có tiền thôi.

– Đội ơn ông.

Xa xa, ánh điện ánh lên một vùng.

– Đấy tàu hoả bên Xiêm đỗ chỗ sang sáng ấy. Cứ trông đèn điện mà qua cánh đồng hoang, không vướng làng mạc phố sá gì đâu. à, cậu nào có đồng hồ đeo tay không, có thì phải để lại. Bên Xiêm, tiền khác, đồng hồ khác.

– Chúng cháu không có đồng hồ.

Bác ấy đưa mấy tờ giấy bạc Xiêm và vé tàu. Hai người lục các túi moi ra số tiền còn lại.

– à, để cái nón đây, vứt đi. Không có sen đầm thấy nón biết người bên này sang. Mà nó có hỏi thì bảo ở Poipet. Hai bên vẫn qua lại mà. Bác ấy còn nhìn theo. Hai người đi rồi mà vẫn nghĩ gặp may, được người tốt chỉ vẽ cho. Nhìn phía ánh điện hẩng sáng, rảo bước.

Hai người trai trẻ vừa qua biên giới sang Xiêm ấy là Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp. Hai cậu học một lớp năm thứ ba trường Ca rô Nam Định. Lại cùng tham gia bãi khoá. Chả là lão giáo Pôn mũi đỏ mới đổi về, động lên lớp là chửi học trò những câu thậm tệ: mẹc xà lù, côsoong san An na mít (Đồ đểu, con lợn, giống An Nam bẩn thỉu). Suốt buổi, Pôn mũi đỏ văng loạn xạ thế. Cả lớp hò hét bỏ ra về, đòi đuổi Pôn mũi đỏ rồi mới học. Rốt cuộc, Pôn mũi đỏ vẫn đến trường và vẫn chửi bới trong lớp. Trong khi nhà trường báo mật thám bắt mấy người học sinh đầu têu đem giam xà lim. Mật thám Tảo gọi bọn Nguyễn Tuân lên bàn giấy đe nẹt rồi cả lũ bị đuổi học.

Cuối năm 1944, tôi bị mật thám Nam Định bắt về vụ Văn hoá Cứu quốc. Vẫn còn phán Tảo ở đấy. Chúng tôi, đôi khi lẩn thẩn điểm lại những mặt người mặt chó, Nguyễn Tuân lại nhớ phán Tảo. Lão phán Tảo nho nhã, trắng trẻo, áo đoạn khăn xếp, ăn nói mềm mỏng. Nhưng quay điện, ống nước, treo xà nhà, các ngón của phán Tảo thì hiểm ác khét tiếng. Cũng như ở ty mật thám Nam Định có tên Đỉnh ác ôn có hạng. Nhưng Đỉnh lại một phép sợ người vợ đồng bóng.

Nguyễn Tuân phải trở về nhà ở Thanh Hoá.

Hai người học trò bãi khoá đã bàn nhau một chuyến phiêu lưu phía tây Cao Miên giáp nước Xiêm La có mỏ hồng ngọc ở Pai Linh Nguyễn Tuân cũng không nhớ ai đã nghĩ ra được cuộc đi mạo hiểm này. Nhưng có thể bởi những uất ức khi bị đuổi học, cuộc sống tinh thần tuổi trẻ tù túng, cùng quẫn. Như cách nghĩ bồng bột tưởng tượng, bước chân đến những nơi xa xôi tên là Pai Linh, là Xiêm, là Vọng Các, là châu Phi, châu Mỹ. Ôi chao mộng lên hương đổi đời. Nhưng cái sự bắt đầu cũng chẳng đẹp đẽ mấy. Bấy giờ, hai cụ đã cho vợ chồng Nguyễn Tuân ra làng Hạc ở riêng. Để làm lộ phí, Nguyễn Tuân đã phải lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ. Rồi Lương Đức Thiệp và Nguyễn Tuân vào phía Nam, quãng tàu hoả, quãng tăng bo ô-tô đến Sài Gòn. Bỏ đường lớn đi Nôm Pênh, đáp xe lửa lên Lộc Ninh. Lại vòng về Tây Ninh, qua Sa Mát sang Kông Pông Chàm. Bắt chước những nhà thám tử, những nhà cách mạng bí mật đấu trí đấu tài đọc thấy trong sách. Lặn lội, vạ vật đường trường, vừa ngại ngùng vừa háo hức.

Chuyến tàu hoả ấy rầm rập suốt đêm xuống Vọng Các. Họ không chợp mắt được. Hãy còn hồi hộp vì may mắn và tự khen đã khôn ngoan, khéo léo che mắt được mật thám. May mắn, đã bình yên ra khỏi xứ Cao Miên. Đến nửa buổi, tàu vào thành phố Vọng Các. Hai người ngơ ngác đến giữa nơi chưa biết bao giờ. Xung quanh, trong ga lớn, những đám người Xiêm, người Tàu, người Việt hỗn độn, tíu tít. Bốn cảnh sát Xiêm áo quần trắng toát, mũ viền kim tuyến và một đám lính vác súng trường quây đến.

Một người nói tiếng Việt hỏi:

– Chúng mày là thằng Tuân, thằng Thiệp?

Đúng tên cúng cơm. Lính cảnh sát biết rồi, chỉ hỏi làm phép thế. Lúng túng, chưa biết trả lời sao, đã bị thừng trói giật cánh khuỷu cả hai lại. Báng súng thúc vào lưng, đẩy đi bộ qua các phố đông tấp nập.

Đến cả tháng, Nguyễn Tuân và Thiệp bị giam chung với những tội phạm người Xiêm. Không ai vào hỏi, cũng không biết sự tình bị bắt vì sao. Nhà giam, một phòng rộng kín ba phía. Mặt trước không có tường nhưng rấp hai lượt dây thép gai mắt cáo. Một bốt lính gác đổi phiên cách bức ngoài sân xi măng.

Nguyễn Tuân thường kể lại cái cảnh liêu trai quái đản đã trông thấy ngày đêm trên nhà gác trước mặt. Chẳng biết nhà giam hay nhà điên, trong cửa chấn song nhốt toàn đàn bà. Những người đàn bà lùn tròn, trần truồng như nhộng đứng bám song sắt ngó xuống lồng giam rặt đàn ông dưới này. Không hiểu sao không ai có váy áo. Chẳng lẽ bức bối quá, người ta đã cởi hết, xé hết. Chỉ khổ đám đàn ông trong lồng sắt dưới này ngước lên lúc nào cũng thấy trên ấy nồng nỗng trắng phốp, lông lá rậm rạp đen ngòm lượn qua lượn lại Có thằng dưới này chốc chốc lại gào toáng, dứt phăng quần tung lên. Trên dưới hò hét loạn xạ cơ hồ hoá dại cả.

Một hôm, cảnh sát đột ngột mở cửa buồng giam, cầm dùi cui làm hiệu lùa Tuân và Thiệp ra. Hai người bị xích một cánh tay với nhau, trèo lên cái xe bò kéo, có lính ngồi cùng thùng xe. Xe bò lắc lư qua mấy phố dài, xúm xít người chạy theo xem ra tận ga tàu hoả. Cảnh sát đẩy hai người lên một cái toa đen rồi khoá trái cửa lại. Không có người, lỉnh kỉnh những thùng gỗ, bao bố tải, toa bưu kiện của nhà dây thép. Nhìn hàng chữ tiếng Anh quét sơn trắng cửa toa, đoán đoàn tàu chạy Băng Cốc – Poipet.

Đúng, trở lại Poipet. Chỉ có một việc kinh hoàng mà hai chàng thanh niên mơ mộng chưa tưởng tượng ra được. ấy là lúc được dẫn vào đồn biên phòng Poipet trông ngay thấy cái bác tử tế gặp hôm nọ, cũng đương hút thuốc lá quấn, ung dung trong đám quan lính đồn binh. Chỉ khác bác ta hôm nay ăn vận chững chạc. Râu ria nhẵn nhụi, quần áo tây vàng đầu đội mũ cát, đi giày ba ta trắng.

Bác mật thám ấy bước đến, mặt tươi tỉnh như đã quen. Lại làm bộ nắm cánh tay bên không bị xích và hỏi một câu tỉnh bơ:

– Các cậu đến được Vọng Các rồi à?

– Biết nhổ vào mặt hay biết trả lời thế nào?

Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị giải về Nôm Pênh trong cái ô-tô tải bịt lưới sắt đằng sau – như con vượn, con đười ươi người ta mới bẫy được trong rừng đem về thành phố. Mà cái xe ấy cũng vừa tới Poipet, bụi đỏ xuộm tận nóc. Nó là cái xe cây của cảnh sát chuyên để bắt nhốt người, nhốt chó. Buổi sáng ở Nôm Pênh và các tỉnh đều có xe cây và những chiếc xe bò kéo đủng đỉnh, cảnh sát rà vào ngõ ngách các phố bắt chó hoang vứt lên xe, ra thả ngoài đồng. Người Miên mộ đạo Phật, không nuôi chó, cũng không thịt chó. Chó hoang ở đường ở chợ lúc nhúc hàng đàn. Ngày lại ngày đội sếp bắt chó đem thả ngoài xa, rồi chó lại lỉnh vào, vẫn lông nhông khắp nơi, ở xó chợ Mới giữa thành phố Nôm Pênh còn nhung nhăng những đàn chó con.

Đến Nôm Pênh, vẫn bị còng tay vào nhau như thế và tống ngay xuống Sài Gòn. Lại cái xe cây khác. Rồi bị giam ở bóp cảnh sát Xóm Chiếu. Đấy gần bến tàu, hôm sau giải ra Hải Phòng, Tuân và Thiệp ngồi trong hầm tàu viễn dương Chantilly. Hãng vận tải biển Đầu Ngựa Năm Sao có nhiều tàu đường Macxây – Sài Gòn. Hai chiếc Đactanhăng và Chantilly chuyên đi về Hải Phòng – Sài Gòn, thỉnh thoảng mới ra đại dương. Hồi xuống Hải Phòng tìm việc làm, tôi hay vơ vẩn ngồi mép nước cảng Sáu Kho xem tàu Đáctanhăng đỗ ở đấy, trắng toát như cái nhà táng. Chàng mã thượng phong lưu Đactanhăng trong tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ hân hạnh được con tàu đồ sộ mang tên. Hình như còn có cả tàu Tốt, tàu Aramit… Tôi không được trông thấy tàu Chantilly bao giờ. Thế mà lại nhớ Chantilly. Bởi vì thế là đã hai lần nghe nói đến con tàu Chantilly. Chỉ trong câu chuyện mà tưởng tượng ra mình cũng đã tận mắt thấy. Tập Thơ say, Vũ Hoàng Chương bỏ tiền in, nhờ nhà xuất bản Cộng Lực phát hành, có bài thơ Tặng con tàu Chantilly, đấy là bông hoa của một chuyện tình cờ gặp gỡ. Thời kỳ này Vũ Hoàng Chương làm sở hỏa xa Đông Dương. Trong một chuyến tàu suốt Sài Gòn – Hà Nội, người thanh tra kiểm soát viên tài hoa đã làm quen với một hành khách toa hạng nhì sang trọng mà Vũ Hoàng Chương bảo gọi tên nàng là Marie, là Juylie, là Vêronica, cũng đều được. Người đầm ra Hà Nội xuống Hải Phòng đáp tàu Chantilly, chẳng rõ nàng trở lại Sài Gòn hay về Pháp chỉ biết mối tình trên tàu hỏa chỉ ngắn ngủi thế. ấy là trang nhật ký thơ Vũ Hoàng Chương kỷ niệm theo con tàu.

Những câu chuyện tình dài tình ngắn thuở ấy. Triền miên những đêm nhà hát Vạn Thái hay Vĩnh Hồ, những tuyệt vọng và những bài thơ, những chuyện có thật và những tô vẽ cho hoa mỹ. Nguyễn Bính thì cố nhân Hương, Hương cố nhân, Đinh Hùng thì em Liên Hàng Bạc, người đẹp biết thổi acmônica như ngọc nữ xuống trần gian thổi sáo gọi nhau. Những búp hoa quỳ trắng này Liên mang đến mùa hạ, giờ đã sang thu, cuống hoa đã héo quắt trong chiếc độc bình mà em thì, Liên thì đã nằm dưới mộ – thời ấy, quả là trai gái hay chết yểu, không mấy người sống lâu như bây giờ. Vũ Hoàng Chương thì Tố Uyển, Tố Uyên. Tàu Chantilly, chỉ là một thấp thoáng chiêm bao, Tố của Hoàng ơi thì vẫn neo lại trong tâm tình. Nhưng những bài thơ còn đấy mà nàng thì đã lấy chồng. Các chàng lạy nhau, tôn nhau lên thành đấng rồi vừa khóc vừa đọc thơ, nghe tiếng trúc Cao Tiệm Ly thổi khi Kinh Kha qua sông Dịch. Những bài thơ tuyệt vọng cứ tưởng tượng ra như thế.

Tôi mới viết truyện ngắn ông giăng không biết nói đăng tuần báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Gã yêu em. Em sắp về nhà chồng rồi mà cứ trơ trẽn như không. Đêm hội chèo, tay đôi đưa nhau ra ngoài đồng, bên cái giếng thơi đầu xóm. Gã gặng hỏi. Nhưng em lắc đầu bảo không, rồi khóc. Mọi khi thì chẳng dám nói. Nhưng hôm ấy thong thả phiên chợ tơ, lại có chèo hát sân đình, gã hơi ngà ngà một chút. Gã sửng cồ lên:

– Ông biết thừa ra rồi. Ông hỏi thử chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sau cưới mày. Đồ khốn nạn!

Người con gái vùng chạy. Gã say rượu khát cháy cổ, cúi đầu hớp nước ngã lộn xuống, chết đuối trong giếng. Thế rồi ngày 12 tháng sau, ả nọ về nhà chồng. Từ đấy, mỗi lần về xóm nhà mình không bao giờ ả dám đi tắt cánh đồng qua lối men bờ giếng. Nào ai biết đâu cái chết thương tâm của người con trai. Nông nỗi đêm ấy chỉ có mỗi một ông giăng chứng kiến. Thì ông giăng lại không biết nói.

Trong nhà hát ở Vĩnh Hồ, Vũ Hoàng Chương chắp tay bái tôi:

– Lạy huynh, huynh nhất thiên hạ, huynh đã rõ tâm tình đệ. Ông thử hỏi chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sáu thì cưới mày… Ha ha, lạy huynh…

Tôi bảo:

– Mắt ông viền vải tây hay là chữ in sai đấy.

Câu trong truyện của tôi là mười hai tháng sau, không phải mười hai tháng sáu, không phải….

Vũ Hoàng Chương cãi:

– Không, mười hai tháng sáu mới đúng cái đau của đệ, huynh đã cho đệ nén hương mười hai tháng sáu, không, mười hai tháng sáu..: huynh cứ cho đệ đọc cái ngày tuyệt mệnh ấy là mười hai tháng sáu của đệ.

Làm thế nào cãi, mà cãi làm gì. Chầu hát suông, người ả đào và chú kép xách đàn sang nhà khác đã lâu. Chúng tôi lại uống bia đen, nghe không biết bao nhiêu lần Vũ Hoàng Chương rên rỉ bài thơ Riêng tặng Kiều Thư:

Trăng của nhà ai? Trăng một phương!

Nơi đây rượu đắng m ưa đêm trường

ờ đêm tháng sáu mười hai nhỉ

Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương

Là thế! Là thôi! Là thế đó!

Mười năm thôi thế mộng tan tành

Mười năm, trăng cũ ai nguyền ước

Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé

Chung đôi từ đây nhé, lìa đôi

Em xa lạ quá, đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Men khói hôm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai

Tình ta, ta tiếc, cuồng, ta khóc

Tố của Hoàng nay Tố của ai

Tay gõ vào bia mười ngón rập

Mười năm theo máu hận trào rơi

Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp

Khúc Cổ Bồn ca gõ hát chơi

Kiều Thu hề Tố em ơi!

Ta đương lửa đốt tơi bời mái tây

Hàm ca nhịp gõ khói bay

Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng

Kiều Thu hề trọn kiếp thương

Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô

Xừ xang, xế, xứ, xang, hồ

Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

Kiều Thu hề Tố hỡi em

Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bừng

Xê hồ, xang… khói mờ rung

Nhịp vương sầu toả năm cung ngút ngàn

Cái tàu Chantilly tải tù Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp từ Sài Gòn ra. Sự đời đưa đẩy, cũng một con tàu mơ mộng Chantilly ấy mà trước kia đã có lần nhốt hai người phiêu đãng ngồi dưới hầm than. Tới Hải Phòng, lên Hà Nội rồi Nguyễn Tuân bị giải về Thanh Hoá. Giam một năm nữa mới được thả, lại bị quản thúc tại gia, đi đâu phải trình báo quan sở tại. Đấy là dư âm cay đắng của chuyến lên đường thứ nhất trong đời thiếu quê hương của Nguyễn.

Nguyễn Tuân viết sớm mà lại cũng là muộn. Những truyện và ký cuối thập kỷ ba mươi in trên các báo Tiểu thuyết Thứ bảy, tạp chí Tao Đàn không phải những bài đầu. Trên báo An Nam Tạp chí của Tản Đà, báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tuân đã in những bài ký, những truyện ngắn đầu tay khi còn ở Thanh Hoá làm phóng viên tỉnh lẻ nhặt tin đếm chữ ăn tiền cho báo Trung Bắc Tân văn. Biết đâu, những sáng tác chưa định hình đã thấp thoáng mơ màng từ trường trung học Nam Định. Có thể sớm hơn, khi còn học trường tiểu học Trương Minh Sang phố Hàng Vôi trên Hà Nội. ở những thời kỳ, các cơ quan Nhà Nước đều quần tụ giữa thành phố. Kho bạc ở vườn hoa Nhà Kèn bên hồ Hoàn Kiếm. Sở Tài chính phố Hàng Trống – toà báo Nhân Dân bây giờ. Cả đến nhà lục xì – nhà thương chứa bệnh hoa liễu cho gái điếm và khách làng chơi xây năm 1902 cuối phố Huế, năm 1926, Toà đốc lý cho chuyển nhà lục xì lên phố Trường Thi – bệnh viện C ngày nay. Chỗ cũ thành trường tiểu học Ô Cầu Dền, nhưng người ta vẫn gọi là trường Lục Xì. Trường tư thục Trương Minh Sang mở cuối 1923 nhận học sinh đến lớp 3 đi thi sơ học yếu lược. Năm 1929, một người Pháp mua giấy phép trường này dời lên phố Phủ Doãn, mở mang, đổi tên thành trường trung học Gia Long. Hết lớp ba trường Trương Minh Sang, Nguyễn Tuân về học ở Nam Định. Nay đây mai đó cũng là gia đình theo công việc của cụ tú Hải Văn.

Nguyễn Tuân không khi nào nói lại những sáng tác chập chững mờ nhạt thuở ấy và bạn đọc thực sự làm quen với Nguyễn Tuân khi xuất hiện bài Khóc Vũ Lang trên tạp chí Tao Đàn năm 1936, ký tên độc một chữ Tuân.

Vũ Lang, cây bút mới nổi vài truyện ngắn, mất bệnh năm 24 tuổi. Nguyễn Tuân khóc bạn và Nguyễn Tuân còn thương tiếc một lối văn biền ngẫu diễm lệ của Vũ Lang mà Nguyễn Công Hoan cũng rất chuộng. Truyện ngắn Khóm trúc thêm tuôn dòng lệ cũ của Vũ Lang, mở đầu những câu thánh thót:

Rằng xưa vốn người Kẻ Chợ… Hàng Châu, Hàng Châu có cảnh Tây Hồ. Phong cảnh Tây Hồ có Tam đàn ấn nguyệt, vài ba tảng đá trên làn nước bập bềnh. Làn nước Tây Hồ bập bềnh trên tảng đá. Khóm trúc đượm hạt mưa xuân trước gió. Hạt sương rơi tơi tả… tơi tả

Những bút ký, truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Tuân liên tiếp trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, báo Thời vụ, báo Bạn Đường, báo Hà nội Tân Văn, tạp chí Tao Đàn, các tập Giai Phẩm của nhà xuất bản Lượm Lúa Vàng, của Văn đoàn tự lực. Và các tập bút ký, truyện ngắn, truyện dài Vang bóng một thời. Một chuyến đi, Tàn đèn dầu lạc, Tuỳ bút 1, Tuỳ bút 2, Thiếu quê hương (nhà Anh Hoa in bị kiểm duyệt bỏ một chữ thiếu), Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn của các nhà xuất bản Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Anh Hoa, Hàn Thuyên, Thời Đại…

Đầu năm 1946, tôi quen Nguyễn Tuân trong một cuộc họp hội Văn hoá Cứu quốc, chỗ nhà Khai Trí Tiến Đức bờ hồ Hoàn Kiếm rồi sau chuyển xuống đầu phố Ôn Như Hầu gần hồ Thiền Cuông. Nguyễn Tuân rủ tôi lên nhà Thuỷ Tạ. Lúc uống bia, Nguyễn Tuân hỏi tôi:

– Có phải Lương Đức Thiệp chết rồi?

– Tôi không biết.

Nguyễn Tuân vẻ không bằng lòng.

– Cậu làm bảo của Việt Minh mà không biết à?

Tôi không biết thật. Một dạo thấy hay đến chơi với Phạm Ngọc Khuê chỗ tôi ở gần chợ Hôm. Nguyễn Tuân dường như không tin. Nguyễn Tuân thường có những nghi ngờ và quyết đoán chủ quan tương tự. Rồi cũng không nói đến việc ấy nữa. Câu hỏi đột ngột và chỉ có thế.

Đêm Nôen 1972 chúng tôi đi dạo phố rồi nửa đêm về nhà thờ Hàng Trống. Nguyễn Tuân và tôi cùng hai bạn nhà văn Liên Xô đương thăm Việt Nam, Eptuchenkô và Marian Tkchôp, giỏi tiếng Việt.

Tôi đã được xem Eptuchenkô đọc thơ ở Bây-rút, thủ đô Li Băng. Người không biết tiếng Nga cũng phải chăm chú – nói là Eptuchenkô biểu diễn thơ thì đầy đủ hơn. Bây giờ gặp lại, có những việc nửa vui nửa buồn. ở khách sạn Thống Nhất một tối hôm sau Eptuchenkô nói đùa:

– Tôi chưa bỏ vợ, mà đêm qua đã phải lấy vợ mới.

ý nói đêm qua Eptuchenkô ngủ chung buồng với Marian. Manan đã ở khách sạn này nhiều lần, đoán được cái phòng ở tầng một ấy loại mấy và thế là biết cách chủ nhà đối đãi với mình. Marian im lặng. Nhưng đến khi chạy cho hai người được hai phòng, lại gặp rắc rối mới. Nhưng rắc rối vui vui. Eptuchenkô cao quá một thước tám mươi. Phải nằm chéo và ghếch chân lên thành giường. Rồi cũng đổi được cho nhà thơ ấy cái buồng giường đôi, anh ta vẫn phải nằm chéo nhưng để được chân xuống. Mấy hôm đầu hầu như không có ai bén mảng đến gõ cửa hai ông khách. Nhưng dần dần thấy trên có vẻ quý trọng, người mới dần dà ùn ùn đến. Rồi sách tặng, sách tặng đầy bàn. Không thể đem đi được, quá cân cước vé máy bay. Marian cẩn thận xé trang đề tặng rồi cho tôi khuân đi có đến mấy chục quyển!

Một đêm, qua phà Rừng về Hải Phòng. Phà đông, chen chúc xe và người. Trong bom đạn, đường xá tấp nập thâu đêm. Chúng tôi đứng bên thành phà. Người làm ca nô soi đèn bão đến tháo xích cho phà rời bờ, sáng loáng qua chỗ chúng tôi. Bỗng sau lưng tôi, một câu chửi réo:

– Tiên sư thằng xét lại

Marian ghé tai, thì thào:

– Nó chửi tôi, ông ạ.

Tôi không biết chui đầu đi đâu được. ở khách sạn Hạ Long rồi khách sạn chuyên gia ở Hải Phòng, tôi còn được nghe những câu đùa nhả, những câu rủa ráy độc ác của những cô nhà bàn, cô căng tin quầy rượu. Tôi thật oán cái sõi tiếng Việt của anh bạn lúc lúc lại làm tôi khổ cực vì xấu hổ từ cầu Hiền Lương ra vịnh Hạ Long, về Hà Nội. Tối qua, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom đêm Nôen. Chúng tôi có thể đi dạo, bớt phải để tai lên trời. Nhưng mới quãng tám giờ tối, tiếng nổ như sám rền dội tới. Nghe như ở chỗ cái túi bom cầu Giẽ, bom lại ném cầu Giẽ. Giữa đồng chiêm Hà Đông – Hà Nam mênh mông, cái cầu Giẽ trơ trọi trên đường số 1, như cầu Hàm Rồng, máy bay Mỹ quyết liệt triệt hạ, quần suốt ngày đêm. Trong nhà thờ Hàng Trống, từ chặp tối, những xóm họ đạo ở quanh cầu Giẽ đã lũ lượt kéo lên. Mấy năm nay các nhà thờ vùng đồng chiêm bị bom phá, đêm Nôen dân đạo dưới ấy phải đi lễ nhờ. Cả nhà người già trẻ con trải ny lông, gói quần áo và những túi cơm nắm lổn nhổn lẫn với người nằm hai bên hành lang nhà thờ đợi chuông dóng nửa đêm.

Các bạn Liên Xô chú ý quang cảnh đường. Phố đông vui, người đi chơi, người đi lễ. Vả chăng, đây đã thật xa Bến Hải đầu cầu Hiền Lương trong kia. Eptuchenkô lại nảy ra một cái lo khác. Eptuchenkô hỏi:

– Có người Trung Quốc đi lễ nhà thờ không?

– Không để ý. Mà cũng khó biết, người Trung Quốc ở đây ăn mặc cũng như người Việt Nam.

Nguyễn Tuân nói:

– Có thể không có. Người Trung Quốc theo đạo Tin Lành, như người Mỹ, như Tưởng Giới Thạch, họ không đến nhà thờ này.

Eptuchenkô chưa yên tâm.

– Cho tôi đi giữa và tôi sẽ bước hơi rụt đầu xuống. Nếu bị đánh cũng chỉ trúng bả vai. Cái lo xa của anh chàng cao quá khổ. Nửa đêm, nhà thờ chen lấn ních người. Eptuchenkô lênh khênh hơn xung quanh hẳn một đầu. Nhưng vào cảnh thanh bình khác thường giữa thành phố đương bị đánh phá anh đã quên cúi cổ xuống. Chúng tôi ngột ngạt len được vào một hàng ghế. Trên đài lễ, ông cố đạo giảng một lúc bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh. Có nhiều khách nước ngoài đến nhà thờ. Khi trở ra đường, Eptuchenkô đã nhãng hẳn cái lo bị đòn. Eptuchenkô bước nghênh ngang.

Hà Nội. Đêm Nôen. Bom Mỹ. Lạ thật. Nhưng ông linh mục nói tiếng Anh không giỏi. Mùa hạ vừa qua Eptuchenkô đi chặt mía cả tháng ở Cu Ba. ở Việt Nam về, Eptuchenkô sẽ sang Mỹ. Tôi tìm được quyển kịch Người chào hàng của A. Mi-lơ nhà xuất bản Văn Học in năm trước. Eptuchenkô hứa sẽ đưa cho tác giả, khi đến Nữu Uớc.

Cái vui kỳ dị đêm Nôen chưa hết. Chúng tôi lên phố Hàng Giầy. Các tiệm ăn uống quốc doanh và tư nhân sáng đèn suốt đêm quanh Bờ Hồ và ở trung tâm – người ta dựa vào đêm nay không có báo động.

-Chúng ta sẽ ăn Nôen ở một quán người Trung Quốc.

-Thật không?

– Anh đã không bị đánh thì cũng không ai bỏ thuốc độc vào con cá ở đĩa của anh. Đêm Nôen, đức Chúa Trời lòng lành…

Nói vui thôi, Eptuchenkô đã tươi tỉnh tử lâu. Quán Tiểu Lạc viên vẫn mở, nhưng ông có ngay đã nghe bom giật mình chết từ tết năm ngoái. Một người hầu bàn đầu trọc, áo cánh xuyến đen ống tay rộng. Nếu thêm cái nón tu lờ sơn dầu quang mây, thì tưởng vào một cao lâu mới ở Lạng Sơn dọn xuống. Không biết có phải thật Tàu không. Cái năm lắm người Hoa đi, nhiều cửa hàng vằn thắn, chủ quán quấn cái tạp dề xanh đội lốt làm chủ quán Tàu. Mất ông có ngay, cửa hàng nhạt hẳn. Nhưng Eptuchenkô đâu biết cái buồn thiếu vắng ấy. Năm trước, nhà văn Solukhin và tôi vào hàng nem Cát Tần sắp đóng cửa để tránh nạn bị nhòm ngó lên tư sản. Cả gian hàng trống không, cái cốc cũng không có, chúng tôi uống bia bằng bát chiết yêu. Solukhin gật gù khoái rồi về Matxcơva viết trong bút ký Bưu thiếp Việt Nam: lần đầu tiên trong đời, đến Hà Nội tôi được cầm cái bát phương Đông uống bia Đức.

Chúng tôi uống cuốc lủi với chim bồ câu quay. Tôi nói dối đây là chim giẽ, một giống chim mùa lạnh về trú đông ở các cánh đồng nước nhiệt đới. Chim ăn thóc, thịt rất thơm. Marian Tkchốp hóm hỉnh:

– Chim giẻ cũng ngon như chim bồ câu, ông ạ.

Eptuchenkô lại như cắt nghĩa tiếp theo:

– Đừng tưởng chúng tôi không ăn thịt những con chim hoà bình. Cách nói như thế chỉ để hô khẩu hiệu. Khi còn chiến tranh, tôi là cậu bé tám chín tuổi theo bố mẹ tản cư về vùng thảo nguyên taiga ở Trung á. Cân đường, lít sữa cũng mua bằng phiếu như các bạn có sổ mua gạo bây giờ. Người lớn bắt chim bồ câu hầm cho trẻ con ăn. Nhưng bồ câu đàn ngoài vườn thịt tanh lắm. Bồ câu mới nở trong ổ bắt trên các khe mái nhà ăn mới ngon.

Không ai hỏi lại và chế giễu tôi về con bồ câu hay con chim giẽ. Mọi người đều biết là nói đùa và những tưởng tượng vui. Chặp tối hôm sau, sang sân bay. ở Gia Lâm, hay có khi Nội Bài, khách đi và đến vào chặp tối. Xe lửa liên vận biên giới phía bắc ở ga Hàng Cỏ chuyển bánh lúc nhọ mặt người. Qua cái cầu Long Biên giả chết – những nhịp cầu bị đánh gãy vẫn gục đấy, máy bay không người lái chụp ảnh lướt ngang cũng không biết đường sắt, đường ô-tô vẫn sống trong lòng cầu.

Đêm đêm, những đoàn tàu đoàn xe không đèn lẳng lặng qua.

Eptuchenkô ném hai đồng xu Nga xuống sông Hồng. Phong tục ngồi lại giây lát để ước được bình yên trước khi ra đi cũng như ném đồng tiền xuống sông, ấy là mong sự tốt lành và những cái hẹn có ngày trở lại. Năm sau, tôi gặp Eptuchenkô ở Matxcơva, nghe nhà thơ bốc phét kể chuyện tranh luận với tổng thống Mỹ J.Ca-tơ. Ca-tơ nói ông ta rất yêu L.Tônxtôi, nhưng lại dẫn sai một câu của đại văn hào này. Chắc là tay chuyên gia đãng trí nào đã làm sẵn cho lão nói – Eptuchenkô nghĩ thế. Eptuchenkô đã đưa vở kịch Người chào hàng cho A.Mi-lơ. Mi-lơ chảy nước mắt nhận quyển sách nhỏ bé, bìa quăn queo. A.Mi lơ không thể tưởng bom Mỹ ném như thế, Hà Nội vẫn in và diễn kịch A. Mi lơ.

Bao nhiêu năm sau, trong một chuyến thăm Thái Lan, Eptuchenkô đã tạt sang Hà Nội chốc lát. Dẫu sao, đồng tiền Nga vẫn thiêng, người ra đi có trở lại. Tôi không được gặp để hỏi xem khi Khơrutxốp qua đời đám ma thưa thớt, Eptuchenkô đã đi đưa, viếng độc một bông hoa cẩm chướng. Câu chuyện ấy ra sao, tôi đọc tin tức thấy nói thế.

Đôi lần, tôi hỏi Nguyễn Tuân:

– Anh nghĩ thế nào về tờrốtkít thời kỳ ấy?

Nguyễn Tuân đăm chiêu rồi sừng sộ hỏi lại:

– Mày muốn chụp mũ tao hả?

– Ông cứ quá lời…

– Tao đi Vọng Các với thằng Lương Đức Thiệp, vậy thì tao cũng là đệ tứ. Cách suy luận máy móc của chúng mày là như vậy? – BƠ vơ, tôi bỗng bị Nguyễn Tuân trút cơn bực mình. Bấy giờ tao với nó còn là những thằng ranh con, đã biết tam tứ ngũ lục thế nào đâu. Tao đọc hồi ky Đời tôi của Tờrốtkít đấy chứ. Mượn ở thư viện. Thư viện Tràng Thi có cả Tônxtôi, Goocky, Giôn Rít, có tuốt. Tây mật thám ăn mắm tôm, biết sách vở đỏ đen thế nào. Cái đứa viết báo khoe thời Pháp đã tìm đọc chui Lêôn Tônxtôi là nói láo ra vẻ ta đây cũng cách mạng từ bóng tối. Thằng Việt Minh Như Phong nhà chúng mày thỉnh thoảng lại vờ xuống chơi. Chẳng thấy nó giác ngộ gì tao, lại đưa cho tao tiểu thuyết tự truyện của Saclơ Pliniê. Mà Pliniê là thằng đệ tam rồi tờrốtkít. Việc đời lôi thôi lắm. Tao không bài bác, nhưng tao không thích.

– Ông chỉ làm cái gì ông thích thôi.

– Mồm nói thế này, bụng lại nghĩ khác, là thằng đểu. Mày gọi là thằng cơ hội, thì thằng bịp cũng thế. Không ưa mà cứ làm như thích lắm. Tao không sực được các chính khách!

Cứ cái kiểu ấy, một đời còn biết bao gian truân!

ở Thanh Hoá, khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật Tôi. Trong sách cũng tương tự ngoài đời, người ấy tên là Nguyễn hay là Bạch cũng thế, trà dư tửu hậu chán chê rồi rời bỏ nơi ăn chơi, nhưng cũng không về nhà, bấy giờ nhà bác Nguyễn đã dời Thanh Hoá ra ở Ngã Tư Sở trên đất Mọc Thượng Đình quê gốc. Bạch về một gian gác nhỏ ở một phố khuất. Trong buồng mắc chéo cái võng đay. Không bàn ghế, không hoả lò không be lọ, không trai gái. Chỉ độc chai nước lọc mấy quyển sách dưới sàn với hộp cá sácđin và bánh mì. Có khi nằm võng cả tuần không ló ra đường, không cầm bút, không khách khứa nào gõ cửa cái buồng đã khoá trái. Chủ nhân khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịch cốc. Rồi bất thần lại biền biệt đi đâu, chìm đắm trong cuộc truy hoan nào rồi lại về náu mình ở cái buồng con trên nóc bếp hay ga ra ô-tô.

Cái gác của Nguyễn trong các tuỳ bút và truyện ngắn, truyện dài cũng na ná cái gác Nguyễn Tuân tá túc ở cuối sân sau một toà nhà bên tay phải phố Hàng Đãy. Bè bạn cho Nguyễn Tuân ở nhờ một buồng gác có thể trước là nơi ở của thằng tài thằng xe, tầng dưới để xe, trông thẳng ra cửa bên. Một cái thang gác gỗ nhấc đi được dựng đứng góc buồng, người trèo lên rồi sập mảnh ván xuống, đóng kín sàn, hệt cái bẫy chuột. Lên thang nghe gió cuốn âm thầm… Gác trọ không đèn nhớ cố nhân… – như câu thơ Trần Huyền Trân. Có một lần, Nguyễn Tuân đã dẫn tôi đến đứng ngoài vỉa hè nhìn vào hoài cổ cái gác xép ấy. Trải mấy chục năm dâu bể, thế mà khi ấy, bên trong một quán chè tươi, cái gác xép vẫn nguyên. Nguyễn Tuân bảo chẳng khác ngày xưa. Ngôi hàng chè tươi ấy của ông Nghi người làng tôi xuống Kẻ Chợ làm ăn. Ông Năm Nghi bảo:

– Chỗ gác ấy là trạm giao thông nội thành, cán bộ thường đến liên lạc. Chẳng biết thành phố có giữ làm bảo tàng không?

Ông Nghi cũng hoạt động cơ sở quận 1 thời kỳ ấy.

Toà nhà nọ, khi Nguyễn Tuân ở nhờ, là nơi tụ tập bí mật của một nhóm người đảng Đại Việt. Các nhà văn nhà báo Đào Trinh Nhất, Nguyễn Triệu Luật, Phùng Bảo Thạch… hay đến, có người bạn, có người chỉ quen, cả Đỗ Xuân Mai chủ nhà xuất bản Mai Lĩnh in phóng sự hai tập Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân. Có thế, Nguyễn Tuân mới ở được cái gác bỏ hoang kia. Họ ra tờ tạp chí Văn Hoá, toà soạn đóng ở đấy. Báo hàng tháng bìa vàng dưới in trang trí hai chữ V và H trên nền một góc mặt trời đỏ toả tia ánh sáng. Chúng tôi xì xào hai chữ này: Đấy là bọn thân Nhật viết tắt chữ Vừng Hồng, mặt trời với tia nắng là vừng hồng đương lên – gần gũi với cái mặt trời tròn đỏ giữa quốc kỳ Nhật. Không hiểu tại sao,

Nguyễn Tuân cực ghét cờ Nhật, mà Nguyễn Tuân bảo là cục mực đỏ trên miếng vải trắng và giễu cờ Tàu Tưởng có cái ru líp xe đạp, bánh xe răng cưa. Hồi ấy tôi đã ở tổ chức Văn hoá Cứu quốc. Tôi để ý tin tức các phe nhóm chính trị thân Nhật, thân Pháp trong thành phố. Nguyễn Tuân cũng biết bọn ấy, Nguyễn Tuân không viết báo Văn Hoá nhưng lại thích cái góc tĩnh mịch hơn, nên đến ở đấy. Chỗ cái sân sau dưới cửa sổ – Nguyễn Tuân kể, tối nào chúng nó cũng tập võ, tập súng khuya lắm. Hình như đánh bốc, đấu gươm, bóp cò tanh tách, ném lựu đạn chai lọ vỡ choang choang. Trên buồng, mình nằm võng mơ màng, rồi ngủ, mặc kệ. Biết có điều phức tạp, nhưng vẫn đi về một minh, coi như không bận tâm. Chúng nó bảo viết bài thì trả lời ậm ừ. Lão xuất bản họ Đỗ lên buồng, rền rẫm lên: ối giời ôi, thời thế này mà ông nằm chỏng vó lên được à? Dậy, dậy. Gươm đây, ka ki may áo, may mũ sẵn cả rồi. Không mau lên thì không ai đợi được ông đâu.

Nguyễn Tuân im lặng, lát sau hỏi câu thân tình với nhà mua sách ấy như thế này: Này, ông chủ xuất bản, ông sẵn tiền đấy không, ông cho tôi tiêu một ít. Và Nguyễn Tuân vẫn nằm võng trong cái gác xép trơ trọi. Mọi sự xung quanh, không động trệ đến mình.

Một hôm, Phùng xuống tìm Nguyễn Tuân dưới nhà ở Ngã Tư Sở. Phùng nói nhỏ:

– Mật thám quây nhà ấy rồi, đừng lên nữa, cho tao ở nhờ mày ít ngày.

Thế là Phùng ẩn náu ở am Sông Tô. Ba chữ Am Sông Tô chỉ là cái bóng đẹp khéo tưởng tượng mà thôi. Nguyễn Tuân thường đề lạc khoản kèm với ngày tháng dưới những sáng tác như thời thượng của người viết. Chứ đâu phải cái am, cái động, cái lều tranh, cái mái trúc mà chỉ có muỗi đêm túa ra táp vào mặt bên con sông Tô xanh rờn những bè rau muống trên dòng nước hôi thối ở các cống thành phố thải ra. Sau bờ rào cúc tần, một ngôi nhà ngói cổ toạ lạc giữa mảnh vườn con, trông sang nhà ga ra tàu điện đường Hà Đông – Cầu Mới. Nguyễn Tuân đã viết tuỳ bút Nhà bác Nguyễn xưng tụng công lao thân mẫu ông vất vả từ Thanh ra trông coi dựng nên nếp nhà ở quê. Đại gia đình về an cư nơi gần đầu làng Mọc sau bao nhiêu năm cụ tú Hải Văn – tú tài khoa thi sau cùng, đã bôn tẩu theo công việc chữ nghĩa và dong chơi khắp Khánh Hoà, Phú Yên, Phai Pho, Turan, Huế, Hà Tĩnh rồi cắm lại Thanh Hoá, đến khi về già mới trở về được nơi chôn rau cắt rốn. Tam đại đồng đường ngụ trong ngôi nhà ngói cũ kỹ ven đường này. Thời bị chiếm, Pháp mở rộng đường Hà Đông, ngôi nhà bị ủi đi biến vào giữa lòng đường Nguyễn Tuân bảo chỉ nhớ áng chừng cái am Sông Tô ấy ở chỗ gần cửa nhà máy cơ khí bây giờ. Nhà bác Nguyễn, nhà bác Trương Tửu mất nhà, không được may như nhà bác Tú Mỡ trên Cầu Giấy, tản cư rồi có người trong họ đến ở nhờ trông nom hộ, khi trở về, nhà cửa vườn tược gần như nguyên.

Phùng luẩn quẩn tránh ở nhà Nguyễn Tuân. Lại còn như trêu ngươi, như không biết là người đương bị mật thám truy lùng, cứ tối đến, hai người thong dong lên tàu điện vào chơi ả đào Khâm Thiên.

Tôi không được cùng thời yên ba sầu xứ trong cái vỏ ốc thành phố này với các vị. Nhưng những khi đôi ba chén rỗi rãi, ngồi nghe kể, lại tưởng ra nguồn cơn vui thú của cái ông trưởng nam mới tý tuổi đầu đã được cụ thân sinh dắt theo đến phố Hàng Giấy thưởng thức đàn ngọt hát hay hẳn cũng có khác người, cho nên bóng dáng và tiếng tơ tiếng trúc xóm yên hoa còn dấu vết xa xưa lại trong tâm tư. Nhưng đến thời buổi nơi hát xướng đã nửa cô đầu nửa nhà thổ, bên tiếng hát bâng khuâng hồng hồng tuyết tuyết, phách róc lấp lánh lưa thưa như hạt ngọc rơi để khách cầm roi chầu gõ ngắt xuyên tâm, lại cộng thêm một lũ đào đĩ hầu rượu giải chiếu mắc màn rồi ngủ với khách, thú thanh tao nọ đã sang một sự vật dục khác cung phụng cho nhiều người khác rồi.

Nguyễn Tuân không chơi như người ta xưa và nay. Nguyễn Tuân trang nhã, thân tình với bà luật sư thượng viện Phước Đại, bà Bảy Nam và cô Kim Cương cả với ca sĩ Hà Thanh, một thời giọng vàng đài Sài Gòn, với Hoàng Oanh mà tôi vừa gặp đã giới thiệu ông quen ở khách sạn Côngtinăngtan hôm đoàn kịch Kim Cương ăn mừng một tuổi, thế mà cứ lưu luyến như rồi còn gặp lại. Nhưng chỉ vậy thôi. Nguyễn Tuân hay xỉ vả thói hoa lá cành của Nguyễn Văn Bổng và tôi. Cách mạng thành công năm 1945, Nguyễn Tuân mới ba mươi tuổi. Thế mà đĩnh đạc, chỉnh tề như đã tuổi tác lắm. Không giăng gió, Nguyễn cũng không thuộc những người liến láu khôn đến rạc cả người mà đàn bà ngại như cách Nguyễn Hữu Đang xếp hạng.

Năm 1975, Nguyễn Tuân vào Sài Gòn đến ở một nhà quen khó ai biết đích xác, kể cả những Phạm Tường Hạnh, Đoàn Minh Tuấn chuyên làm đầu sai mua giò chả các quán Bắc, rượu đế thịt quay chợ Hoóc Môn và chạy tiền để cụ tiêu. Bà chủ nhà kín đáo ấy, bấy lâu trong chỗ riêng tư. ở trong này vẫn nhận thầm với bạn bè lứa tuổi, bà ta là một bóng chị Hoài, tóc chị Hoài. Hôm Nguyễn Tuân trở ra Hà Nội xe về qua bưu điện Bờ Hồ còn tạt vào ghi xê gửi bức điện khẩn cho ai rằng đò giang đã thuận buồm bình yên. Chẳng may, tôi lại cầm đi đánh bức điện ấy nên mới để ý tên người nhận. Bà Nguyễn Thị Thảo. Ôi chắc là cái bà Nguyễn Thị Thảo báo Phụ Nữ ở phố Hội Vũ, trước có Trúc Khê, Lê Thanh cộng tác. Bà Thảo ấy sao? Tôi không hỏi. Tế nhị, người ta đã không muốn nói, thì cũng chẳng nên cố ý thóc mách. Sau chuyến ấy, Nguyễn Tuân thường ra đường, tay cầm gậy song, mặc bộ áo cánh lụa màu cậy dáng nhà Phật, bảo là của người ta cho. Khác nào hai câu thơ hoa viết bút lửa trên mặt đôi guốc mộc của Mộng Tuyết gửi biếu bác Nguyễn, những tình bạn đẹp và buồn phương trời.

Phồn hoa tỉnh mộng sương pha tóc

Mà cố nhân còn vẹn sắc hương

Nhưng khác chuyện bà giáo ở Bến Tre gửi thư cho Nguyễn Tuân – cũng trong cái năm 1975, sau bốn mươi năm Nguyễn Tuân mới trở lại Sài Gòn. Bà giáo Bến Tre giọng buồn giọng vui viết thư cho Nguyễn Tuân biết năm xưa bà đã gặp phải một Nguyễn Tuân dởm như thế nào.

Quãng những năm 1940 thuở ấy tôi cũng đương ở Sài Gòn. Tôi cũng biết chuyện có đứa mạo tên của Nguyễn Tuân đi lừa tiền nhiều nơi. Nguyễn Khánh Đàm, em Nguyễn Tuân, chủ hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm đường Sabuaranh đã kiện chứa mạo danh lên toà án thành phố. Nhưng tên ăn cắp đã lặn mất.

Bà giáo Bến Tre bị tên Nguyễn Tuân dởm ấy lừa tình thì chẳng mấy ai biết. Bây giờ bà giáo tâm sự với ông Nguyễn Tuân thật, rằng bà muốn được gặp ông. Nguyễn Tuân chống batoong, đi đi lại lại trong buồng khách sạn Bến Nghé. Nguyễn Tuân nheo mắt và nụ cười heo héo. Có cái thanh xuân của người ta thì thằng Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Tuân thật đầu râu tóc bạc lụ khụ đến. Hai chiếc quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang cuối của thiên tiểu thuyết này không thể tái hồi Kim Trọng có hậu như truyện Kiều được. à cậu viết truyện tình được đấy, tớ bán cho cậu cái cốt truyện này. Một chai Macten thôi, trong này sẵn. Nguyễn Tuân không xuống Bến Tre. Cũng không trả lời thư bà cụ giáo.

Thời la cà dưới xóm mà Nguyễn Tuân đặt tên là những cuộc truy hoan, ở giữa nơi ăn chơi Nguyễn Tuân cũng không dăng dện vẩn vơ. Trong các tài danh thuở ấy ở Khâm Thiên mà bây giờ các bà Nguyễn Thị Phúc, Quách Thị Hồ vẫn còn nhắc lại giọng tức tưởi âu yếm:

– Ông Tuân với bà Năm, chỉ một bà Năm thôi, cứ gọi là hết nhẽ. Ngoài kháng chiến, ông đi chỗ nào, trong này bà Năm cũng biết. Thế mới tài chứ. Bà gửi cả vàng ra cho ông tiêu. Lo liệu cho nhau đến thế cơ mà.

Cũng thì chơi bời, Nguyễn Tuân chỉ gắn bó vơi chủ nhà hát và hát hay. Lôi thôi quá, tao định đưa bà Năm về làm bé đấy. Nhân thể rước cả bàn tĩnh về. Đằng nào cũng nghiện, hút ở nhà đỡ tốn đỡ đàn đúm. Cụ ông nhà mình tính cho hai bố con thế. Rồi cách mạng, thế là tung hê cả Cái người nặng tình với Nguyễn không phải đào Hồ, đào Phúc, cũng không phải Mộng Hoàn chị ruột của Vũ Đình Hải trinh thám tư và làm áp phe cho Nhật mở buyarô trên phố Trường Thi, rất thích truyện Chí Phèo, Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao. Mà đây là đào Chu Thị Năm, cũng là chủ nhà hát. Tôi hậu sinh, chẳng biết đâu những đào hoa xa xưa của vị bô lão. ở Việt Bắc trở lại, Nguyễn Tuân tìm mua ở chợ Giời được mấy cái đĩa hát của Mộng Hoàn và của Chu Thị Năm. Canh tàn rượu tỉnh, khuya khoắt lắm mới lấy ra nghe như nghe ma hát. Nguyễn Tuân bình: Cùng nhà nòi cả, Mộng Hoàn thì sang, hát hàng hoa bay bướm, nhưng khuôn giọng vào đàn có phần không dụng công bằng Chu Thị Năm. ấy cứ đúng mực với nhau, mà có quá đi nữa, ông sẽ làm như nền nếp thói thường, đưa nó về lạy chị cả – chẳng thể tan hoang đến nỗi nào. Nguyễn Tuân đã nói ra miệng thế. Một bạn chơi cùng thời với Nguyễn Tuân là Vũ Bằng đã viết: Chơi đâu thì chơi, không bao giờ Nguyễn Tuân sao nhãng cửa nhà. Hồi ký về Nguyễn Tuân của Vũ Bằng in báo Văn Học ở Sài Gòn, đến khi đọc tự truyện Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng không thấy câu ấy, thành thử tôi chỉ nhớ ý. Con mắt tinh đời của Vũ Bằng đã nhận xét ra từ ngày ấy và đúng suốt đời với Nguyễn. Năm kháng chiến, Nguyễn Tuân với một đoàn cán bộ bí mật vào hậu địch hạ lưu sông Hồng. Trong công việc chuẩn bị vào tề, Nguyễn Tuân tự đặt bí danh là Tuệ. Tây mà tóm được thì bác Nguyễn là cụ chánh tổng Tuệ, cụ chánh hội Tuệ, tuỳ tình hình. Nghĩ trước tới lúc hiểm nguy, vẫn là nhớ về bác gái nội trợ ở nhà. Tuệ là tên bác gái, bác Tuệ. Cả đời bác gái giúp bác trai làm nhà bếp, nhà bàn, nhà phòng nhà nó Những năm sau này, ít đi xa, Nguyễn Tuân hay khoe đùa:

– Chẳng đâu có ôten tốt hơn cái ôten nhà mình.

Những cái đĩa hát chỉ là những cái đĩa hát, những đĩa hát 78 cũ đã nhạt tiếng rồi mất hẳn. Người hoa khôi nơi yên hoa xưa đã yên giấc nghìn thu từ lâu. Tối ba mươi, tôi hay đến Nguyễn Tuân nghe bà Năm hát, nhưng tục lệ ấy cũng đã tàn tạ nhiều năm rồi.

Những đêm này, Phùng và Nguyễn Tuân thường hát ở nhà bà Năm, hát nhà hát nhà. ở nhà hát ấy đã được miêu tả trong Tuỳ bút 2, có lần bác Nguyễn lưu luyến ở đấy lâu quá, một sớm trở dậy chợt soi gương thấy hai hàng mi dường như đương trắng bệch ra – sắp thành thần Bạch Mi, ông thần cai quản đám ca nhi giang hồ nơi thanh lâu, tửu quán.

Nửa đêm, Phùng về am Sông Tô, Nguyễn Tuân ngủ lại. Mật thám đã rình cửa. Phùng bị còng tay, tông ra xe.

– Thằng Tuân đâu?

Mật thám dẫn Phùng lên đập cửa nhà hát bà Chu. Gà vừa gáy canh một. Nguyễn Tuân chui trong màn ra, tra tay vào còng số tám, về sở liêm phóng. Cùm xà lim cả tháng, Nguyễn Tuân bị gọi lên tra và hỏi dòng dã về những dứa nào, chúng mày làm gì trong toà nhà tạp chí Văn Hoá phố Hàng Đẫy mà Nguyễn Tuân vẫn về nằm võng. Chuyện thật mà mật thám Tây không thể tin. Nguyễn Tuân không đến nỗi nhát sợ khai lung tung, mà thực sự, không biết đổ vấy cho ai. Nguyễn Tuân không biết mảy may chuyện trong nhà ấy. Giữa năm 1941, hai người mật thám dẫn bỏ Nguyễn Tuân lên trại tập trung ở Vụ Bản vùng rừng núi Hoà Bình, Ninh Bình. Việc đi tù này, Nguyễn Tuân ghi một câu gọn lỏn vào lý lịch để ở cơ quan: Đi căng một năm vì chứa chấp Phùng. Chỉ một câu mà đâm nghĩ ngợi. Cả khi có tuổi, Nguyễn Tuân cũng không quên.

– Tao không dây với chúng nó, việc gì nó phải dẫn mật thám đi bắt tao. Mật thám hỏi, nó chỉ nói một câu không biết, thì đã sao?

Thời ấy, Nguyễn Tuân còn một ông bạn, khi cần tiền vẫn giựt nóng mấy đồng mà không mấy khi phải trả. Năm tù ở Vụ Bản về. Nguyễn Tuân cho con cầm thư đến bạn mượn tiền, cũng như báo tin khéo: Tôi đã về. Ông bạn thân mọi khi không đưa tiền, cũng chẳng một chứ trả lời. Đến nay Nguyễn Tuân còn cười nhạt qua chén rượu: à người ta ngại dính đến thằng tù dây. Những đợt chỉnh huấn gay gắt, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi cho nhớ lại những câu đã chửi ai, đã nói ác ra sao mà Nguyễn Tuân không nhớ nói thế bao giờ. Nhưng nghĩ chắc có nói, không phải chúng nó vu. Chỉ không tưởng được rồi có khi người ta lại đem câu giễu cợt ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời. Nguyễn Tuân không tiếp thu’, cũng chẳng nói lại, rồi cũng chẳng bao giờ nhìn mặt những người ấy nữa. Bề ngoài, tuồng như ở ngòi bút và trong cuộc sống Nguyễn Tuân chỉ có xô bồ và ngang cành bứa. Không, đối đãi với xung quanh, Nguyễn Tuân vừa thành kiến vừa tình nghĩa nền nếp cũ. Hợp nhau mặt nào thì chan hoà mặt ấy, những cái khác thì không lưu tâm. Cuối năm, cẩn thận, đều đặn, Nguyễn Tuân gửi thiếp chúc năm mới những người quen biết cần gửi. Không bất thường và trễ nải hứng một lúc. Tôi đi Lai Châu hay Hà Giang lâu lâu, thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lào Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva. ở phương này, Nguyễn Tuân nhắm phía chân mây kia mà ông thèm tới.

Chuyến tàu hoả từ Nôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. Bấy giờ vào mùa thu 1930. Đường sắt tà vẹt tám thước Nôm Pênh vừa hội khánh hành đoạn cuối nối với bên Xiêm ở Poipet còn như chạy thử, vài ngày mới có một chuyến không nhất định. Bên Xiêm vẫn tăng bo một quãng chưa nối thẳng được xuống Vọng các.

– Những chuyến tàu thất thường này xộc xệch, còn thưa khách. Chỉ có người đi buôn hay phu phen rừng cao su ra. Lắm hôm vào ga thị trấn Poipet, chỉ còn vài người trên tàu xuống. Hôm ấy cả một toa hạng tư, có ba người. Một người luống tuổi xách cái bị, mặc áo bà ba xuyến đen đã bạc, râu ria lởm chởm. Dáng như một người ở đây về trong xứ có việc, bây giờ trở lại. Hay một chủ hiệu tạp hoá, một người cai ở đồn điền cao su ra chợ thị trấn cất hàng.

Đoàn tàu vắng khách dần dần cắt toa bỏ lại ga xép dọn đường. Bác ấy bị dồn ở toa nào mới lên thôi. Chiếc đầu máy kéo vài toa hủn hoen, như con chuồn chuồn cụt đuôi. Bác ấy ngồi một xó đầu góc ghế một bên hàng tàu, lấy trong bị ra một gói giấy và thuốc lá sợi, cắm cúi cuộn thuốc, không để ý ánh mặt trời đã vàng vọt trên những đám lá cao su ken dầy xanh xẫm loáng thoáng ngoài kia. Người đã thông thuộc thổ ngơi này biết tàu sắp vào ga cũng chẳng buồn ngoảnh mặt ra cửa sổ.

Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi. Chiếc nón cu li đã sờn vành rấp dưới gầm ghế. Chân đi đất, bụi lấm đỏ bám lên cả hai gấu ống quần cháo lòng. Có thể đoán đấy là những phu đồn điền gần đây. Cũng có thể người tỉnh xa, các đồn điền cao su dưới Chúp tận Côngpông Chàm hay bên Batambang. Nhưng họ đi chơi, hay trốn công ta hay mò ra đây rình chạy sang Xiêm, thì không biết. Hai người mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi. Chốc chốc họ lại thấp thỏm nhìn ra. Còi tầu rúc vang động, tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray dồn dập. Tàu sắp vào ga.

Bác đứng tuổi đằng kia ngước lên, điếu thuốc lá quấn cắm vênh trên môi, đăm đăm mắt nhìn sợi khói uốn éo tuôn đằng mũi. Rồi bác đứng dậy, thong thả bước lại chỗ hai anh chàng cũng đương tò mò và hình như ngần ngại nhìn bác phập phèo thở khói thuốc. Một người hỏi trước:

– Thưa ông, có phải qua ga này thì xuống Poipet ạ?

– Phải đấy.

Bác ta bặp môi rít thuốc, nhìn hai người:

– Các cậu xuống Poipet à?

– Thưa vâng.

– Có người nhà ở phố hay các cậu trong đồn điền ra chơi? ở đây nghe nói tiếng Bắc người ta hay hỏi thế. Mới đến Poipet lần này là một à?

Câu hỏi đoán tự nhiên, thân mật và đúng đến thế.

– Thưa thực với ông, chúng cháu làm dưới cao su Lộc Ninh. Nghe nói trên này dễ dàng, có mỏ ngọc Pai Linh kiếm ngày bạc trăm. Chúng cháu rủ nhau lên.

Bác ấy cười khậc khậc, vứt cái đuôi thuốc qua cửa sổ.

– Các cậu này to gan, liều quá. Chẳng biết mô tê mà cũng lang thang đồng đất nước người thế này. Không có xứ nào kiếm ra cái bỏ vào mồm dễ như cái đứa xui khôn xui dại các cậu thế đâu. Lại còn định lên Pai Linh đi đào ngọc à? Có chịu được hai cơn sốt đái ra máu không? Cả trăm người đã chạy chết trên Pai Linh về đấy.

Hai người trai trẻ nọ được một bài học rùng mình càng như từ trên trời rơi xuống. Nhìn nhau phân vân, hốt hoảng, mỗi lúc một đăm chiêu. Họ vừa có ý sợ nhưng cũng lại có phần cố vờ ra như thế một cách vụng về. Chưa chắc họ đã đi Pai Linh. Cứ nói Pai Linh để người ta biết vẫn là trong đất Miên, bởi vì có thẻ căn cước thì đi khắp Đông Dương được. Thật ra, họ đã rắp tâm trốn sang Xiêm.

– Bảo thực, nhưng các cậu có nghe thì mới nói.

– Nhờ ông bảo cho.

– Phải mạnh bạo.

– Chúng cháu đã lần mò lên tận đây.

– ừ, kể ra cũng biết thí mạng đấy.

– Vâng ạ.

Rồi bác ấy nói:

– Này, có dám sang Xiêm không? Sang hẳn Xiêm, mà đến hẳn Vọng Các. ở Vọng Các, ăn mày cũng sướng gấp nghìn đời thằng cu li đồn điền bên ta, ai cũng giàu vù vù lên như đi tàu bay. Tôi đã giúp cho nhiều người sang Xiêm.

– Ông giúp cho chúng cháu.

– Sao bảo đi Pai Linh?

– Pai Linh hay Vọng Các thì cũng thế, đâu kiếm được miếng sống.

– Được, được. Trả công tôi là được. Cứ chẻ hoe ra như thế, ông Khổng Minh, thằng Tào Tháo bây giờ cũng lĩnh lương tháng của Tây chứ không như đời Tam Quốc đâu.

Chẳng biết trả lời thế nào, hai người lúng túng dạ, dạ… vâng…

– Dặn thì nhớ nhé. Đến ga xép này thì xuống. Chứ vào Poipet lính sen đầm nó thộp ngực ngay ở cửa toa, biết không.

– Vâng ạ.

Ba người xuống một ga xép cách Poipet ba cây số. Cũng may, tối lại có trăng. Bác ấy khoác cái bị, điếu thuốc lá phập phèo, hai người đi theo, vắng ngắt, chỉ có bóng cây. Họ vào đường qua rừng cao su.

– Đi tắt, một quãng nữa tới biên giới. Tôi sẽ chỉ chỗ lên tàu bên kia. Sang bên ấy rồi thì dễ, không như cái thằng Tây mắm tôm bên này. Lính Xiêm đi tuần cũng lẩm nhẩm niệm Phật ấy mà. Nếu gặp, cứ dán cho mỗi thằng một tờ giấy bạc vào mồm. Chúng nó cầm bạc rồi lại rì rầm niệm Phật. Hay thế đấy. Các cậu cứ việc đi. Trưa mai thì đến Vọng Các. Có bao nhiêu tiền?

– Chúng cháu còn hơn hai chục.

– Mỗi chuyến thế này người mối phải ăn bạc trăm. Nhưng thôi, giời phật phù hộ các cậu gặp tôi, tôi làm phúc, tôi giúp không các cậu.

– Đội ơn ông.

– Còn bao nhiêu tiền, đưa cả ra đây. Sang bên ấy không tiêu được tiền ta, mà cũng chả cần. Tôi cho các cậu tiền Xiêm, cho vé sẵn đến Vọng Các.

– Ông giúp chúng cháu. Ông có quen…

– Không, không. Tôi không quen ai ở Vọng Các. Mà đến Vọng Các cứ ngửa tay ra là có gạo, có tiền thôi.

– Đội ơn ông.

Xa xa, ánh điện ánh lên một vùng.

– Đấy tàu hoả bên Xiêm đỗ chỗ sang sáng ấy. Cứ trông đèn điện mà qua cánh đồng hoang, không vướng làng mạc phố sá gì đâu. à, cậu nào có đồng hồ đeo tay không, có thì phải để lại. Bên Xiêm, tiền khác, đồng hồ khác.

– Chúng cháu không có đồng hồ.

Bác ấy đưa mấy tờ giấy bạc Xiêm và vé tàu. Hai người lục các túi moi ra số tiền còn lại.

– à, để cái nón đây, vứt đi. Không có sen đầm thấy nón biết người bên này sang. Mà nó có hỏi thì bảo ở Poipet. Hai bên vẫn qua lại mà. Bác ấy còn nhìn theo. Hai người đi rồi mà vẫn nghĩ gặp may, được người tốt chỉ vẽ cho. Nhìn phía ánh điện hẩng sáng, rảo bước.

Hai người trai trẻ vừa qua biên giới sang Xiêm ấy là Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp. Hai cậu học một lớp năm thứ ba trường Ca rô Nam Định. Lại cùng tham gia bãi khoá. Chả là lão giáo Pôn mũi đỏ mới đổi về, động lên lớp là chửi học trò những câu thậm tệ: mẹc xà lù, côsoong san An na mít (Đồ đểu, con lợn, giống An Nam bẩn thỉu). Suốt buổi, Pôn mũi đỏ văng loạn xạ thế. Cả lớp hò hét bỏ ra về, đòi đuổi Pôn mũi đỏ rồi mới học. Rốt cuộc, Pôn mũi đỏ vẫn đến trường và vẫn chửi bới trong lớp. Trong khi nhà trường báo mật thám bắt mấy người học sinh đầu têu đem giam xà lim. Mật thám Tảo gọi bọn Nguyễn Tuân lên bàn giấy đe nẹt rồi cả lũ bị đuổi học.

Cuối năm 1944, tôi bị mật thám Nam Định bắt về vụ Văn hoá Cứu quốc. Vẫn còn phán Tảo ở đấy. Chúng tôi, đôi khi lẩn thẩn điểm lại những mặt người mặt chó, Nguyễn Tuân lại nhớ phán Tảo. Lão phán Tảo nho nhã, trắng trẻo, áo đoạn khăn xếp, ăn nói mềm mỏng. Nhưng quay điện, ống nước, treo xà nhà, các ngón của phán Tảo thì hiểm ác khét tiếng. Cũng như ở ty mật thám Nam Định có tên Đỉnh ác ôn có hạng. Nhưng Đỉnh lại một phép sợ người vợ đồng bóng.

Nguyễn Tuân phải trở về nhà ở Thanh Hoá.

Hai người học trò bãi khoá đã bàn nhau một chuyến phiêu lưu phía tây Cao Miên giáp nước Xiêm La có mỏ hồng ngọc ở Pai Linh Nguyễn Tuân cũng không nhớ ai đã nghĩ ra được cuộc đi mạo hiểm này. Nhưng có thể bởi những uất ức khi bị đuổi học, cuộc sống tinh thần tuổi trẻ tù túng, cùng quẫn. Như cách nghĩ bồng bột tưởng tượng, bước chân đến những nơi xa xôi tên là Pai Linh, là Xiêm, là Vọng Các, là châu Phi, châu Mỹ. Ôi chao mộng lên hương đổi đời. Nhưng cái sự bắt đầu cũng chẳng đẹp đẽ mấy. Bấy giờ, hai cụ đã cho vợ chồng Nguyễn Tuân ra làng Hạc ở riêng. Để làm lộ phí, Nguyễn Tuân đã phải lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ. Rồi Lương Đức Thiệp và Nguyễn Tuân vào phía Nam, quãng tàu hoả, quãng tăng bo ô-tô đến Sài Gòn. Bỏ đường lớn đi Nôm Pênh, đáp xe lửa lên Lộc Ninh. Lại vòng về Tây Ninh, qua Sa Mát sang Kông Pông Chàm. Bắt chước những nhà thám tử, những nhà cách mạng bí mật đấu trí đấu tài đọc thấy trong sách. Lặn lội, vạ vật đường trường, vừa ngại ngùng vừa háo hức.

Chuyến tàu hoả ấy rầm rập suốt đêm xuống Vọng Các. Họ không chợp mắt được. Hãy còn hồi hộp vì may mắn và tự khen đã khôn ngoan, khéo léo che mắt được mật thám. May mắn, đã bình yên ra khỏi xứ Cao Miên. Đến nửa buổi, tàu vào thành phố Vọng Các. Hai người ngơ ngác đến giữa nơi chưa biết bao giờ. Xung quanh, trong ga lớn, những đám người Xiêm, người Tàu, người Việt hỗn độn, tíu tít. Bốn cảnh sát Xiêm áo quần trắng toát, mũ viền kim tuyến và một đám lính vác súng trường quây đến.

Một người nói tiếng Việt hỏi:

– Chúng mày là thằng Tuân, thằng Thiệp?

Đúng tên cúng cơm. Lính cảnh sát biết rồi, chỉ hỏi làm phép thế. Lúng túng, chưa biết trả lời sao, đã bị thừng trói giật cánh khuỷu cả hai lại. Báng súng thúc vào lưng, đẩy đi bộ qua các phố đông tấp nập.

Đến cả tháng, Nguyễn Tuân và Thiệp bị giam chung với những tội phạm người Xiêm. Không ai vào hỏi, cũng không biết sự tình bị bắt vì sao. Nhà giam, một phòng rộng kín ba phía. Mặt trước không có tường nhưng rấp hai lượt dây thép gai mắt cáo. Một bốt lính gác đổi phiên cách bức ngoài sân xi măng.

Nguyễn Tuân thường kể lại cái cảnh liêu trai quái đản đã trông thấy ngày đêm trên nhà gác trước mặt. Chẳng biết nhà giam hay nhà điên, trong cửa chấn song nhốt toàn đàn bà. Những người đàn bà lùn tròn, trần truồng như nhộng đứng bám song sắt ngó xuống lồng giam rặt đàn ông dưới này. Không hiểu sao không ai có váy áo. Chẳng lẽ bức bối quá, người ta đã cởi hết, xé hết. Chỉ khổ đám đàn ông trong lồng sắt dưới này ngước lên lúc nào cũng thấy trên ấy nồng nỗng trắng phốp, lông lá rậm rạp đen ngòm lượn qua lượn lại Có thằng dưới này chốc chốc lại gào toáng, dứt phăng quần tung lên. Trên dưới hò hét loạn xạ cơ hồ hoá dại cả.

Một hôm, cảnh sát đột ngột mở cửa buồng giam, cầm dùi cui làm hiệu lùa Tuân và Thiệp ra. Hai người bị xích một cánh tay với nhau, trèo lên cái xe bò kéo, có lính ngồi cùng thùng xe. Xe bò lắc lư qua mấy phố dài, xúm xít người chạy theo xem ra tận ga tàu hoả. Cảnh sát đẩy hai người lên một cái toa đen rồi khoá trái cửa lại. Không có người, lỉnh kỉnh những thùng gỗ, bao bố tải, toa bưu kiện của nhà dây thép. Nhìn hàng chữ tiếng Anh quét sơn trắng cửa toa, đoán đoàn tàu chạy Băng Cốc – Poipet.

Đúng, trở lại Poipet. Chỉ có một việc kinh hoàng mà hai chàng thanh niên mơ mộng chưa tưởng tượng ra được. ấy là lúc được dẫn vào đồn biên phòng Poipet trông ngay thấy cái bác tử tế gặp hôm nọ, cũng đương hút thuốc lá quấn, ung dung trong đám quan lính đồn binh. Chỉ khác bác ta hôm nay ăn vận chững chạc. Râu ria nhẵn nhụi, quần áo tây vàng đầu đội mũ cát, đi giày ba ta trắng.

Bác mật thám ấy bước đến, mặt tươi tỉnh như đã quen. Lại làm bộ nắm cánh tay bên không bị xích và hỏi một câu tỉnh bơ:

– Các cậu đến được Vọng Các rồi à?

– Biết nhổ vào mặt hay biết trả lời thế nào?

Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị giải về Nôm Pênh trong cái ô-tô tải bịt lưới sắt đằng sau – như con vượn, con đười ươi người ta mới bẫy được trong rừng đem về thành phố. Mà cái xe ấy cũng vừa tới Poipet, bụi đỏ xuộm tận nóc. Nó là cái xe cây của cảnh sát chuyên để bắt nhốt người, nhốt chó. Buổi sáng ở Nôm Pênh và các tỉnh đều có xe cây và những chiếc xe bò kéo đủng đỉnh, cảnh sát rà vào ngõ ngách các phố bắt chó hoang vứt lên xe, ra thả ngoài đồng. Người Miên mộ đạo Phật, không nuôi chó, cũng không thịt chó. Chó hoang ở đường ở chợ lúc nhúc hàng đàn. Ngày lại ngày đội sếp bắt chó đem thả ngoài xa, rồi chó lại lỉnh vào, vẫn lông nhông khắp nơi, ở xó chợ Mới giữa thành phố Nôm Pênh còn nhung nhăng những đàn chó con.

Đến Nôm Pênh, vẫn bị còng tay vào nhau như thế và tống ngay xuống Sài Gòn. Lại cái xe cây khác. Rồi bị giam ở bóp cảnh sát Xóm Chiếu. Đấy gần bến tàu, hôm sau giải ra Hải Phòng, Tuân và Thiệp ngồi trong hầm tàu viễn dương Chantilly. Hãng vận tải biển Đầu Ngựa Năm Sao có nhiều tàu đường Macxây – Sài Gòn. Hai chiếc Đactanhăng và Chantilly chuyên đi về Hải Phòng – Sài Gòn, thỉnh thoảng mới ra đại dương. Hồi xuống Hải Phòng tìm việc làm, tôi hay vơ vẩn ngồi mép nước cảng Sáu Kho xem tàu Đáctanhăng đỗ ở đấy, trắng toát như cái nhà táng. Chàng mã thượng phong lưu Đactanhăng trong tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ hân hạnh được con tàu đồ sộ mang tên. Hình như còn có cả tàu Tốt, tàu Aramit… Tôi không được trông thấy tàu Chantilly bao giờ. Thế mà lại nhớ Chantilly. Bởi vì thế là đã hai lần nghe nói đến con tàu Chantilly. Chỉ trong câu chuyện mà tưởng tượng ra mình cũng đã tận mắt thấy. Tập Thơ say, Vũ Hoàng Chương bỏ tiền in, nhờ nhà xuất bản Cộng Lực phát hành, có bài thơ Tặng con tàu Chantilly, đấy là bông hoa của một chuyện tình cờ gặp gỡ. Thời kỳ này Vũ Hoàng Chương làm sở hỏa xa Đông Dương. Trong một chuyến tàu suốt Sài Gòn – Hà Nội, người thanh tra kiểm soát viên tài hoa đã làm quen với một hành khách toa hạng nhì sang trọng mà Vũ Hoàng Chương bảo gọi tên nàng là Marie, là Juylie, là Vêronica, cũng đều được. Người đầm ra Hà Nội xuống Hải Phòng đáp tàu Chantilly, chẳng rõ nàng trở lại Sài Gòn hay về Pháp chỉ biết mối tình trên tàu hỏa chỉ ngắn ngủi thế. ấy là trang nhật ký thơ Vũ Hoàng Chương kỷ niệm theo con tàu.

Những câu chuyện tình dài tình ngắn thuở ấy. Triền miên những đêm nhà hát Vạn Thái hay Vĩnh Hồ, những tuyệt vọng và những bài thơ, những chuyện có thật và những tô vẽ cho hoa mỹ. Nguyễn Bính thì cố nhân Hương, Hương cố nhân, Đinh Hùng thì em Liên Hàng Bạc, người đẹp biết thổi acmônica như ngọc nữ xuống trần gian thổi sáo gọi nhau. Những búp hoa quỳ trắng này Liên mang đến mùa hạ, giờ đã sang thu, cuống hoa đã héo quắt trong chiếc độc bình mà em thì, Liên thì đã nằm dưới mộ – thời ấy, quả là trai gái hay chết yểu, không mấy người sống lâu như bây giờ. Vũ Hoàng Chương thì Tố Uyển, Tố Uyên. Tàu Chantilly, chỉ là một thấp thoáng chiêm bao, Tố của Hoàng ơi thì vẫn neo lại trong tâm tình. Nhưng những bài thơ còn đấy mà nàng thì đã lấy chồng. Các chàng lạy nhau, tôn nhau lên thành đấng rồi vừa khóc vừa đọc thơ, nghe tiếng trúc Cao Tiệm Ly thổi khi Kinh Kha qua sông Dịch. Những bài thơ tuyệt vọng cứ tưởng tượng ra như thế.

Tôi mới viết truyện ngắn ông giăng không biết nói đăng tuần báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Gã yêu em. Em sắp về nhà chồng rồi mà cứ trơ trẽn như không. Đêm hội chèo, tay đôi đưa nhau ra ngoài đồng, bên cái giếng thơi đầu xóm. Gã gặng hỏi. Nhưng em lắc đầu bảo không, rồi khóc. Mọi khi thì chẳng dám nói. Nhưng hôm ấy thong thả phiên chợ tơ, lại có chèo hát sân đình, gã hơi ngà ngà một chút. Gã sửng cồ lên:

– Ông biết thừa ra rồi. Ông hỏi thử chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sau cưới mày. Đồ khốn nạn!

Người con gái vùng chạy. Gã say rượu khát cháy cổ, cúi đầu hớp nước ngã lộn xuống, chết đuối trong giếng. Thế rồi ngày 12 tháng sau, ả nọ về nhà chồng. Từ đấy, mỗi lần về xóm nhà mình không bao giờ ả dám đi tắt cánh đồng qua lối men bờ giếng. Nào ai biết đâu cái chết thương tâm của người con trai. Nông nỗi đêm ấy chỉ có mỗi một ông giăng chứng kiến. Thì ông giăng lại không biết nói.

Trong nhà hát ở Vĩnh Hồ, Vũ Hoàng Chương chắp tay bái tôi:

– Lạy huynh, huynh nhất thiên hạ, huynh đã rõ tâm tình đệ. Ông thử hỏi chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sáu thì cưới mày… Ha ha, lạy huynh…

Tôi bảo:

– Mắt ông viền vải tây hay là chữ in sai đấy.

Câu trong truyện của tôi là mười hai tháng sau, không phải mười hai tháng sáu, không phải….

Vũ Hoàng Chương cãi:

– Không, mười hai tháng sáu mới đúng cái đau của đệ, huynh đã cho đệ nén hương mười hai tháng sáu, không, mười hai tháng sáu..: huynh cứ cho đệ đọc cái ngày tuyệt mệnh ấy là mười hai tháng sáu của đệ.

Làm thế nào cãi, mà cãi làm gì. Chầu hát suông, người ả đào và chú kép xách đàn sang nhà khác đã lâu. Chúng tôi lại uống bia đen, nghe không biết bao nhiêu lần Vũ Hoàng Chương rên rỉ bài thơ Riêng tặng Kiều Thư:

Trăng của nhà ai? Trăng một phương!

Nơi đây rượu đắng m ưa đêm trường

ờ đêm tháng sáu mười hai nhỉ

Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương

Là thế! Là thôi! Là thế đó!

Mười năm thôi thế mộng tan tành

Mười năm, trăng cũ ai nguyền ước

Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé

Chung đôi từ đây nhé, lìa đôi

Em xa lạ quá, đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Men khói hôm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai

Tình ta, ta tiếc, cuồng, ta khóc

Tố của Hoàng nay Tố của ai

Tay gõ vào bia mười ngón rập

Mười năm theo máu hận trào rơi

Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp

Khúc Cổ Bồn ca gõ hát chơi

Kiều Thu hề Tố em ơi!

Ta đương lửa đốt tơi bời mái tây

Hàm ca nhịp gõ khói bay

Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng

Kiều Thu hề trọn kiếp thương

Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô

Xừ xang, xế, xứ, xang, hồ

Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

Kiều Thu hề Tố hỡi em

Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bừng

Xê hồ, xang… khói mờ rung

Nhịp vương sầu toả năm cung ngút ngàn

Cái tàu Chantilly tải tù Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp từ Sài Gòn ra. Sự đời đưa đẩy, cũng một con tàu mơ mộng Chantilly ấy mà trước kia đã có lần nhốt hai người phiêu đãng ngồi dưới hầm than. Tới Hải Phòng, lên Hà Nội rồi Nguyễn Tuân bị giải về Thanh Hoá. Giam một năm nữa mới được thả, lại bị quản thúc tại gia, đi đâu phải trình báo quan sở tại. Đấy là dư âm cay đắng của chuyến lên đường thứ nhất trong đời thiếu quê hương của Nguyễn.

Nguyễn Tuân viết sớm mà lại cũng là muộn. Những truyện và ký cuối thập kỷ ba mươi in trên các báo Tiểu thuyết Thứ bảy, tạp chí Tao Đàn không phải những bài đầu. Trên báo An Nam Tạp chí của Tản Đà, báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tuân đã in những bài ký, những truyện ngắn đầu tay khi còn ở Thanh Hoá làm phóng viên tỉnh lẻ nhặt tin đếm chữ ăn tiền cho báo Trung Bắc Tân văn. Biết đâu, những sáng tác chưa định hình đã thấp thoáng mơ màng từ trường trung học Nam Định. Có thể sớm hơn, khi còn học trường tiểu học Trương Minh Sang phố Hàng Vôi trên Hà Nội. ở những thời kỳ, các cơ quan Nhà Nước đều quần tụ giữa thành phố. Kho bạc ở vườn hoa Nhà Kèn bên hồ Hoàn Kiếm. Sở Tài chính phố Hàng Trống – toà báo Nhân Dân bây giờ. Cả đến nhà lục xì – nhà thương chứa bệnh hoa liễu cho gái điếm và khách làng chơi xây năm 1902 cuối phố Huế, năm 1926, Toà đốc lý cho chuyển nhà lục xì lên phố Trường Thi – bệnh viện C ngày nay. Chỗ cũ thành trường tiểu học Ô Cầu Dền, nhưng người ta vẫn gọi là trường Lục Xì. Trường tư thục Trương Minh Sang mở cuối 1923 nhận học sinh đến lớp 3 đi thi sơ học yếu lược. Năm 1929, một người Pháp mua giấy phép trường này dời lên phố Phủ Doãn, mở mang, đổi tên thành trường trung học Gia Long. Hết lớp ba trường Trương Minh Sang, Nguyễn Tuân về học ở Nam Định. Nay đây mai đó cũng là gia đình theo công việc của cụ tú Hải Văn.

Nguyễn Tuân không khi nào nói lại những sáng tác chập chững mờ nhạt thuở ấy và bạn đọc thực sự làm quen với Nguyễn Tuân khi xuất hiện bài Khóc Vũ Lang trên tạp chí Tao Đàn năm 1936, ký tên độc một chữ Tuân.

Vũ Lang, cây bút mới nổi vài truyện ngắn, mất bệnh năm 24 tuổi. Nguyễn Tuân khóc bạn và Nguyễn Tuân còn thương tiếc một lối văn biền ngẫu diễm lệ của Vũ Lang mà Nguyễn Công Hoan cũng rất chuộng. Truyện ngắn Khóm trúc thêm tuôn dòng lệ cũ của Vũ Lang, mở đầu những câu thánh thót:

Rằng xưa vốn người Kẻ Chợ… Hàng Châu, Hàng Châu có cảnh Tây Hồ. Phong cảnh Tây Hồ có Tam đàn ấn nguyệt, vài ba tảng đá trên làn nước bập bềnh. Làn nước Tây Hồ bập bềnh trên tảng đá. Khóm trúc đượm hạt mưa xuân trước gió. Hạt sương rơi tơi tả… tơi tả

Những bút ký, truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Tuân liên tiếp trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, báo Thời vụ, báo Bạn Đường, báo Hà nội Tân Văn, tạp chí Tao Đàn, các tập Giai Phẩm của nhà xuất bản Lượm Lúa Vàng, của Văn đoàn tự lực. Và các tập bút ký, truyện ngắn, truyện dài Vang bóng một thời. Một chuyến đi, Tàn đèn dầu lạc, Tuỳ bút 1, Tuỳ bút 2, Thiếu quê hương (nhà Anh Hoa in bị kiểm duyệt bỏ một chữ thiếu), Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn của các nhà xuất bản Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Anh Hoa, Hàn Thuyên, Thời Đại…

Đầu năm 1946, tôi quen Nguyễn Tuân trong một cuộc họp hội Văn hoá Cứu quốc, chỗ nhà Khai Trí Tiến Đức bờ hồ Hoàn Kiếm rồi sau chuyển xuống đầu phố Ôn Như Hầu gần hồ Thiền Cuông. Nguyễn Tuân rủ tôi lên nhà Thuỷ Tạ. Lúc uống bia, Nguyễn Tuân hỏi tôi:

– Có phải Lương Đức Thiệp chết rồi?

– Tôi không biết.

Nguyễn Tuân vẻ không bằng lòng.

– Cậu làm bảo của Việt Minh mà không biết à?

Tôi không biết thật. Một dạo thấy hay đến chơi với Phạm Ngọc Khuê chỗ tôi ở gần chợ Hôm. Nguyễn Tuân dường như không tin. Nguyễn Tuân thường có những nghi ngờ và quyết đoán chủ quan tương tự. Rồi cũng không nói đến việc ấy nữa. Câu hỏi đột ngột và chỉ có thế.

Đêm Nôen 1972 chúng tôi đi dạo phố rồi nửa đêm về nhà thờ Hàng Trống. Nguyễn Tuân và tôi cùng hai bạn nhà văn Liên Xô đương thăm Việt Nam, Eptuchenkô và Marian Tkchôp, giỏi tiếng Việt.

Tôi đã được xem Eptuchenkô đọc thơ ở Bây-rút, thủ đô Li Băng. Người không biết tiếng Nga cũng phải chăm chú – nói là Eptuchenkô biểu diễn thơ thì đầy đủ hơn. Bây giờ gặp lại, có những việc nửa vui nửa buồn. ở khách sạn Thống Nhất một tối hôm sau Eptuchenkô nói đùa:

– Tôi chưa bỏ vợ, mà đêm qua đã phải lấy vợ mới.

ý nói đêm qua Eptuchenkô ngủ chung buồng với Marian. Manan đã ở khách sạn này nhiều lần, đoán được cái phòng ở tầng một ấy loại mấy và thế là biết cách chủ nhà đối đãi với mình. Marian im lặng. Nhưng đến khi chạy cho hai người được hai phòng, lại gặp rắc rối mới. Nhưng rắc rối vui vui. Eptuchenkô cao quá một thước tám mươi. Phải nằm chéo và ghếch chân lên thành giường. Rồi cũng đổi được cho nhà thơ ấy cái buồng giường đôi, anh ta vẫn phải nằm chéo nhưng để được chân xuống. Mấy hôm đầu hầu như không có ai bén mảng đến gõ cửa hai ông khách. Nhưng dần dần thấy trên có vẻ quý trọng, người mới dần dà ùn ùn đến. Rồi sách tặng, sách tặng đầy bàn. Không thể đem đi được, quá cân cước vé máy bay. Marian cẩn thận xé trang đề tặng rồi cho tôi khuân đi có đến mấy chục quyển!

Một đêm, qua phà Rừng về Hải Phòng. Phà đông, chen chúc xe và người. Trong bom đạn, đường xá tấp nập thâu đêm. Chúng tôi đứng bên thành phà. Người làm ca nô soi đèn bão đến tháo xích cho phà rời bờ, sáng loáng qua chỗ chúng tôi. Bỗng sau lưng tôi, một câu chửi réo:

– Tiên sư thằng xét lại

Marian ghé tai, thì thào:

– Nó chửi tôi, ông ạ.

Tôi không biết chui đầu đi đâu được. ở khách sạn Hạ Long rồi khách sạn chuyên gia ở Hải Phòng, tôi còn được nghe những câu đùa nhả, những câu rủa ráy độc ác của những cô nhà bàn, cô căng tin quầy rượu. Tôi thật oán cái sõi tiếng Việt của anh bạn lúc lúc lại làm tôi khổ cực vì xấu hổ từ cầu Hiền Lương ra vịnh Hạ Long, về Hà Nội. Tối qua, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom đêm Nôen. Chúng tôi có thể đi dạo, bớt phải để tai lên trời. Nhưng mới quãng tám giờ tối, tiếng nổ như sám rền dội tới. Nghe như ở chỗ cái túi bom cầu Giẽ, bom lại ném cầu Giẽ. Giữa đồng chiêm Hà Đông – Hà Nam mênh mông, cái cầu Giẽ trơ trọi trên đường số 1, như cầu Hàm Rồng, máy bay Mỹ quyết liệt triệt hạ, quần suốt ngày đêm. Trong nhà thờ Hàng Trống, từ chặp tối, những xóm họ đạo ở quanh cầu Giẽ đã lũ lượt kéo lên. Mấy năm nay các nhà thờ vùng đồng chiêm bị bom phá, đêm Nôen dân đạo dưới ấy phải đi lễ nhờ. Cả nhà người già trẻ con trải ny lông, gói quần áo và những túi cơm nắm lổn nhổn lẫn với người nằm hai bên hành lang nhà thờ đợi chuông dóng nửa đêm.

Các bạn Liên Xô chú ý quang cảnh đường. Phố đông vui, người đi chơi, người đi lễ. Vả chăng, đây đã thật xa Bến Hải đầu cầu Hiền Lương trong kia. Eptuchenkô lại nảy ra một cái lo khác. Eptuchenkô hỏi:

– Có người Trung Quốc đi lễ nhà thờ không?

– Không để ý. Mà cũng khó biết, người Trung Quốc ở đây ăn mặc cũng như người Việt Nam.

Nguyễn Tuân nói:

– Có thể không có. Người Trung Quốc theo đạo Tin Lành, như người Mỹ, như Tưởng Giới Thạch, họ không đến nhà thờ này.

Eptuchenkô chưa yên tâm.

– Cho tôi đi giữa và tôi sẽ bước hơi rụt đầu xuống. Nếu bị đánh cũng chỉ trúng bả vai. Cái lo xa của anh chàng cao quá khổ. Nửa đêm, nhà thờ chen lấn ních người. Eptuchenkô lênh khênh hơn xung quanh hẳn một đầu. Nhưng vào cảnh thanh bình khác thường giữa thành phố đương bị đánh phá anh đã quên cúi cổ xuống. Chúng tôi ngột ngạt len được vào một hàng ghế. Trên đài lễ, ông cố đạo giảng một lúc bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh. Có nhiều khách nước ngoài đến nhà thờ. Khi trở ra đường, Eptuchenkô đã nhãng hẳn cái lo bị đòn. Eptuchenkô bước nghênh ngang.

Hà Nội. Đêm Nôen. Bom Mỹ. Lạ thật. Nhưng ông linh mục nói tiếng Anh không giỏi. Mùa hạ vừa qua Eptuchenkô đi chặt mía cả tháng ở Cu Ba. ở Việt Nam về, Eptuchenkô sẽ sang Mỹ. Tôi tìm được quyển kịch Người chào hàng của A. Mi-lơ nhà xuất bản Văn Học in năm trước. Eptuchenkô hứa sẽ đưa cho tác giả, khi đến Nữu Uớc.

Cái vui kỳ dị đêm Nôen chưa hết. Chúng tôi lên phố Hàng Giầy. Các tiệm ăn uống quốc doanh và tư nhân sáng đèn suốt đêm quanh Bờ Hồ và ở trung tâm – người ta dựa vào đêm nay không có báo động.

-Chúng ta sẽ ăn Nôen ở một quán người Trung Quốc.

-Thật không?

– Anh đã không bị đánh thì cũng không ai bỏ thuốc độc vào con cá ở đĩa của anh. Đêm Nôen, đức Chúa Trời lòng lành…

Nói vui thôi, Eptuchenkô đã tươi tỉnh tử lâu. Quán Tiểu Lạc viên vẫn mở, nhưng ông có ngay đã nghe bom giật mình chết từ tết năm ngoái. Một người hầu bàn đầu trọc, áo cánh xuyến đen ống tay rộng. Nếu thêm cái nón tu lờ sơn dầu quang mây, thì tưởng vào một cao lâu mới ở Lạng Sơn dọn xuống. Không biết có phải thật Tàu không. Cái năm lắm người Hoa đi, nhiều cửa hàng vằn thắn, chủ quán quấn cái tạp dề xanh đội lốt làm chủ quán Tàu. Mất ông có ngay, cửa hàng nhạt hẳn. Nhưng Eptuchenkô đâu biết cái buồn thiếu vắng ấy. Năm trước, nhà văn Solukhin và tôi vào hàng nem Cát Tần sắp đóng cửa để tránh nạn bị nhòm ngó lên tư sản. Cả gian hàng trống không, cái cốc cũng không có, chúng tôi uống bia bằng bát chiết yêu. Solukhin gật gù khoái rồi về Matxcơva viết trong bút ký Bưu thiếp Việt Nam: lần đầu tiên trong đời, đến Hà Nội tôi được cầm cái bát phương Đông uống bia Đức.

Chúng tôi uống cuốc lủi với chim bồ câu quay. Tôi nói dối đây là chim giẽ, một giống chim mùa lạnh về trú đông ở các cánh đồng nước nhiệt đới. Chim ăn thóc, thịt rất thơm. Marian Tkchốp hóm hỉnh:

– Chim giẻ cũng ngon như chim bồ câu, ông ạ.

Eptuchenkô lại như cắt nghĩa tiếp theo:

– Đừng tưởng chúng tôi không ăn thịt những con chim hoà bình. Cách nói như thế chỉ để hô khẩu hiệu. Khi còn chiến tranh, tôi là cậu bé tám chín tuổi theo bố mẹ tản cư về vùng thảo nguyên taiga ở Trung á. Cân đường, lít sữa cũng mua bằng phiếu như các bạn có sổ mua gạo bây giờ. Người lớn bắt chim bồ câu hầm cho trẻ con ăn. Nhưng bồ câu đàn ngoài vườn thịt tanh lắm. Bồ câu mới nở trong ổ bắt trên các khe mái nhà ăn mới ngon.

Không ai hỏi lại và chế giễu tôi về con bồ câu hay con chim giẽ. Mọi người đều biết là nói đùa và những tưởng tượng vui. Chặp tối hôm sau, sang sân bay. ở Gia Lâm, hay có khi Nội Bài, khách đi và đến vào chặp tối. Xe lửa liên vận biên giới phía bắc ở ga Hàng Cỏ chuyển bánh lúc nhọ mặt người. Qua cái cầu Long Biên giả chết – những nhịp cầu bị đánh gãy vẫn gục đấy, máy bay không người lái chụp ảnh lướt ngang cũng không biết đường sắt, đường ô-tô vẫn sống trong lòng cầu.

Đêm đêm, những đoàn tàu đoàn xe không đèn lẳng lặng qua.

Eptuchenkô ném hai đồng xu Nga xuống sông Hồng. Phong tục ngồi lại giây lát để ước được bình yên trước khi ra đi cũng như ném đồng tiền xuống sông, ấy là mong sự tốt lành và những cái hẹn có ngày trở lại. Năm sau, tôi gặp Eptuchenkô ở Matxcơva, nghe nhà thơ bốc phét kể chuyện tranh luận với tổng thống Mỹ J.Ca-tơ. Ca-tơ nói ông ta rất yêu L.Tônxtôi, nhưng lại dẫn sai một câu của đại văn hào này. Chắc là tay chuyên gia đãng trí nào đã làm sẵn cho lão nói – Eptuchenkô nghĩ thế. Eptuchenkô đã đưa vở kịch Người chào hàng cho A.Mi-lơ. Mi-lơ chảy nước mắt nhận quyển sách nhỏ bé, bìa quăn queo. A.Mi lơ không thể tưởng bom Mỹ ném như thế, Hà Nội vẫn in và diễn kịch A. Mi lơ.

Bao nhiêu năm sau, trong một chuyến thăm Thái Lan, Eptuchenkô đã tạt sang Hà Nội chốc lát. Dẫu sao, đồng tiền Nga vẫn thiêng, người ra đi có trở lại. Tôi không được gặp để hỏi xem khi Khơrutxốp qua đời đám ma thưa thớt, Eptuchenkô đã đi đưa, viếng độc một bông hoa cẩm chướng. Câu chuyện ấy ra sao, tôi đọc tin tức thấy nói thế.

Đôi lần, tôi hỏi Nguyễn Tuân:

– Anh nghĩ thế nào về tờrốtkít thời kỳ ấy?

Nguyễn Tuân đăm chiêu rồi sừng sộ hỏi lại:

– Mày muốn chụp mũ tao hả?

– Ông cứ quá lời…

– Tao đi Vọng Các với thằng Lương Đức Thiệp, vậy thì tao cũng là đệ tứ. Cách suy luận máy móc của chúng mày là như vậy? – BƠ vơ, tôi bỗng bị Nguyễn Tuân trút cơn bực mình. Bấy giờ tao với nó còn là những thằng ranh con, đã biết tam tứ ngũ lục thế nào đâu. Tao đọc hồi ky Đời tôi của Tờrốtkít đấy chứ. Mượn ở thư viện. Thư viện Tràng Thi có cả Tônxtôi, Goocky, Giôn Rít, có tuốt. Tây mật thám ăn mắm tôm, biết sách vở đỏ đen thế nào. Cái đứa viết báo khoe thời Pháp đã tìm đọc chui Lêôn Tônxtôi là nói láo ra vẻ ta đây cũng cách mạng từ bóng tối. Thằng Việt Minh Như Phong nhà chúng mày thỉnh thoảng lại vờ xuống chơi. Chẳng thấy nó giác ngộ gì tao, lại đưa cho tao tiểu thuyết tự truyện của Saclơ Pliniê. Mà Pliniê là thằng đệ tam rồi tờrốtkít. Việc đời lôi thôi lắm. Tao không bài bác, nhưng tao không thích.

– Ông chỉ làm cái gì ông thích thôi.

– Mồm nói thế này, bụng lại nghĩ khác, là thằng đểu. Mày gọi là thằng cơ hội, thì thằng bịp cũng thế. Không ưa mà cứ làm như thích lắm. Tao không sực được các chính khách!

Cứ cái kiểu ấy, một đời còn biết bao gian truân!

ở Thanh Hoá, khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật Tôi. Trong sách cũng tương tự ngoài đời, người ấy tên là Nguyễn hay là Bạch cũng thế, trà dư tửu hậu chán chê rồi rời bỏ nơi ăn chơi, nhưng cũng không về nhà, bấy giờ nhà bác Nguyễn đã dời Thanh Hoá ra ở Ngã Tư Sở trên đất Mọc Thượng Đình quê gốc. Bạch về một gian gác nhỏ ở một phố khuất. Trong buồng mắc chéo cái võng đay. Không bàn ghế, không hoả lò không be lọ, không trai gái. Chỉ độc chai nước lọc mấy quyển sách dưới sàn với hộp cá sácđin và bánh mì. Có khi nằm võng cả tuần không ló ra đường, không cầm bút, không khách khứa nào gõ cửa cái buồng đã khoá trái. Chủ nhân khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịch cốc. Rồi bất thần lại biền biệt đi đâu, chìm đắm trong cuộc truy hoan nào rồi lại về náu mình ở cái buồng con trên nóc bếp hay ga ra ô-tô.

Cái gác của Nguyễn trong các tuỳ bút và truyện ngắn, truyện dài cũng na ná cái gác Nguyễn Tuân tá túc ở cuối sân sau một toà nhà bên tay phải phố Hàng Đãy. Bè bạn cho Nguyễn Tuân ở nhờ một buồng gác có thể trước là nơi ở của thằng tài thằng xe, tầng dưới để xe, trông thẳng ra cửa bên. Một cái thang gác gỗ nhấc đi được dựng đứng góc buồng, người trèo lên rồi sập mảnh ván xuống, đóng kín sàn, hệt cái bẫy chuột. Lên thang nghe gió cuốn âm thầm… Gác trọ không đèn nhớ cố nhân… – như câu thơ Trần Huyền Trân. Có một lần, Nguyễn Tuân đã dẫn tôi đến đứng ngoài vỉa hè nhìn vào hoài cổ cái gác xép ấy. Trải mấy chục năm dâu bể, thế mà khi ấy, bên trong một quán chè tươi, cái gác xép vẫn nguyên. Nguyễn Tuân bảo chẳng khác ngày xưa. Ngôi hàng chè tươi ấy của ông Nghi người làng tôi xuống Kẻ Chợ làm ăn. Ông Năm Nghi bảo:

– Chỗ gác ấy là trạm giao thông nội thành, cán bộ thường đến liên lạc. Chẳng biết thành phố có giữ làm bảo tàng không?

Ông Nghi cũng hoạt động cơ sở quận 1 thời kỳ ấy.

Toà nhà nọ, khi Nguyễn Tuân ở nhờ, là nơi tụ tập bí mật của một nhóm người đảng Đại Việt. Các nhà văn nhà báo Đào Trinh Nhất, Nguyễn Triệu Luật, Phùng Bảo Thạch… hay đến, có người bạn, có người chỉ quen, cả Đỗ Xuân Mai chủ nhà xuất bản Mai Lĩnh in phóng sự hai tập Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân. Có thế, Nguyễn Tuân mới ở được cái gác bỏ hoang kia. Họ ra tờ tạp chí Văn Hoá, toà soạn đóng ở đấy. Báo hàng tháng bìa vàng dưới in trang trí hai chữ V và H trên nền một góc mặt trời đỏ toả tia ánh sáng. Chúng tôi xì xào hai chữ này: Đấy là bọn thân Nhật viết tắt chữ Vừng Hồng, mặt trời với tia nắng là vừng hồng đương lên – gần gũi với cái mặt trời tròn đỏ giữa quốc kỳ Nhật. Không hiểu tại sao,

Nguyễn Tuân cực ghét cờ Nhật, mà Nguyễn Tuân bảo là cục mực đỏ trên miếng vải trắng và giễu cờ Tàu Tưởng có cái ru líp xe đạp, bánh xe răng cưa. Hồi ấy tôi đã ở tổ chức Văn hoá Cứu quốc. Tôi để ý tin tức các phe nhóm chính trị thân Nhật, thân Pháp trong thành phố. Nguyễn Tuân cũng biết bọn ấy, Nguyễn Tuân không viết báo Văn Hoá nhưng lại thích cái góc tĩnh mịch hơn, nên đến ở đấy. Chỗ cái sân sau dưới cửa sổ – Nguyễn Tuân kể, tối nào chúng nó cũng tập võ, tập súng khuya lắm. Hình như đánh bốc, đấu gươm, bóp cò tanh tách, ném lựu đạn chai lọ vỡ choang choang. Trên buồng, mình nằm võng mơ màng, rồi ngủ, mặc kệ. Biết có điều phức tạp, nhưng vẫn đi về một minh, coi như không bận tâm. Chúng nó bảo viết bài thì trả lời ậm ừ. Lão xuất bản họ Đỗ lên buồng, rền rẫm lên: ối giời ôi, thời thế này mà ông nằm chỏng vó lên được à? Dậy, dậy. Gươm đây, ka ki may áo, may mũ sẵn cả rồi. Không mau lên thì không ai đợi được ông đâu.

Nguyễn Tuân im lặng, lát sau hỏi câu thân tình với nhà mua sách ấy như thế này: Này, ông chủ xuất bản, ông sẵn tiền đấy không, ông cho tôi tiêu một ít. Và Nguyễn Tuân vẫn nằm võng trong cái gác xép trơ trọi. Mọi sự xung quanh, không động trệ đến mình.

Một hôm, Phùng xuống tìm Nguyễn Tuân dưới nhà ở Ngã Tư Sở. Phùng nói nhỏ:

– Mật thám quây nhà ấy rồi, đừng lên nữa, cho tao ở nhờ mày ít ngày.

Thế là Phùng ẩn náu ở am Sông Tô. Ba chữ Am Sông Tô chỉ là cái bóng đẹp khéo tưởng tượng mà thôi. Nguyễn Tuân thường đề lạc khoản kèm với ngày tháng dưới những sáng tác như thời thượng của người viết. Chứ đâu phải cái am, cái động, cái lều tranh, cái mái trúc mà chỉ có muỗi đêm túa ra táp vào mặt bên con sông Tô xanh rờn những bè rau muống trên dòng nước hôi thối ở các cống thành phố thải ra. Sau bờ rào cúc tần, một ngôi nhà ngói cổ toạ lạc giữa mảnh vườn con, trông sang nhà ga ra tàu điện đường Hà Đông – Cầu Mới. Nguyễn Tuân đã viết tuỳ bút Nhà bác Nguyễn xưng tụng công lao thân mẫu ông vất vả từ Thanh ra trông coi dựng nên nếp nhà ở quê. Đại gia đình về an cư nơi gần đầu làng Mọc sau bao nhiêu năm cụ tú Hải Văn – tú tài khoa thi sau cùng, đã bôn tẩu theo công việc chữ nghĩa và dong chơi khắp Khánh Hoà, Phú Yên, Phai Pho, Turan, Huế, Hà Tĩnh rồi cắm lại Thanh Hoá, đến khi về già mới trở về được nơi chôn rau cắt rốn. Tam đại đồng đường ngụ trong ngôi nhà ngói cũ kỹ ven đường này. Thời bị chiếm, Pháp mở rộng đường Hà Đông, ngôi nhà bị ủi đi biến vào giữa lòng đường Nguyễn Tuân bảo chỉ nhớ áng chừng cái am Sông Tô ấy ở chỗ gần cửa nhà máy cơ khí bây giờ. Nhà bác Nguyễn, nhà bác Trương Tửu mất nhà, không được may như nhà bác Tú Mỡ trên Cầu Giấy, tản cư rồi có người trong họ đến ở nhờ trông nom hộ, khi trở về, nhà cửa vườn tược gần như nguyên.

Phùng luẩn quẩn tránh ở nhà Nguyễn Tuân. Lại còn như trêu ngươi, như không biết là người đương bị mật thám truy lùng, cứ tối đến, hai người thong dong lên tàu điện vào chơi ả đào Khâm Thiên.

Tôi không được cùng thời yên ba sầu xứ trong cái vỏ ốc thành phố này với các vị. Nhưng những khi đôi ba chén rỗi rãi, ngồi nghe kể, lại tưởng ra nguồn cơn vui thú của cái ông trưởng nam mới tý tuổi đầu đã được cụ thân sinh dắt theo đến phố Hàng Giấy thưởng thức đàn ngọt hát hay hẳn cũng có khác người, cho nên bóng dáng và tiếng tơ tiếng trúc xóm yên hoa còn dấu vết xa xưa lại trong tâm tư. Nhưng đến thời buổi nơi hát xướng đã nửa cô đầu nửa nhà thổ, bên tiếng hát bâng khuâng hồng hồng tuyết tuyết, phách róc lấp lánh lưa thưa như hạt ngọc rơi để khách cầm roi chầu gõ ngắt xuyên tâm, lại cộng thêm một lũ đào đĩ hầu rượu giải chiếu mắc màn rồi ngủ với khách, thú thanh tao nọ đã sang một sự vật dục khác cung phụng cho nhiều người khác rồi.

Nguyễn Tuân không chơi như người ta xưa và nay. Nguyễn Tuân trang nhã, thân tình với bà luật sư thượng viện Phước Đại, bà Bảy Nam và cô Kim Cương cả với ca sĩ Hà Thanh, một thời giọng vàng đài Sài Gòn, với Hoàng Oanh mà tôi vừa gặp đã giới thiệu ông quen ở khách sạn Côngtinăngtan hôm đoàn kịch Kim Cương ăn mừng một tuổi, thế mà cứ lưu luyến như rồi còn gặp lại. Nhưng chỉ vậy thôi. Nguyễn Tuân hay xỉ vả thói hoa lá cành của Nguyễn Văn Bổng và tôi. Cách mạng thành công năm 1945, Nguyễn Tuân mới ba mươi tuổi. Thế mà đĩnh đạc, chỉnh tề như đã tuổi tác lắm. Không giăng gió, Nguyễn cũng không thuộc những người liến láu khôn đến rạc cả người mà đàn bà ngại như cách Nguyễn Hữu Đang xếp hạng.

Năm 1975, Nguyễn Tuân vào Sài Gòn đến ở một nhà quen khó ai biết đích xác, kể cả những Phạm Tường Hạnh, Đoàn Minh Tuấn chuyên làm đầu sai mua giò chả các quán Bắc, rượu đế thịt quay chợ Hoóc Môn và chạy tiền để cụ tiêu. Bà chủ nhà kín đáo ấy, bấy lâu trong chỗ riêng tư. ở trong này vẫn nhận thầm với bạn bè lứa tuổi, bà ta là một bóng chị Hoài, tóc chị Hoài. Hôm Nguyễn Tuân trở ra Hà Nội xe về qua bưu điện Bờ Hồ còn tạt vào ghi xê gửi bức điện khẩn cho ai rằng đò giang đã thuận buồm bình yên. Chẳng may, tôi lại cầm đi đánh bức điện ấy nên mới để ý tên người nhận. Bà Nguyễn Thị Thảo. Ôi chắc là cái bà Nguyễn Thị Thảo báo Phụ Nữ ở phố Hội Vũ, trước có Trúc Khê, Lê Thanh cộng tác. Bà Thảo ấy sao? Tôi không hỏi. Tế nhị, người ta đã không muốn nói, thì cũng chẳng nên cố ý thóc mách. Sau chuyến ấy, Nguyễn Tuân thường ra đường, tay cầm gậy song, mặc bộ áo cánh lụa màu cậy dáng nhà Phật, bảo là của người ta cho. Khác nào hai câu thơ hoa viết bút lửa trên mặt đôi guốc mộc của Mộng Tuyết gửi biếu bác Nguyễn, những tình bạn đẹp và buồn phương trời.

Phồn hoa tỉnh mộng sương pha tóc

Mà cố nhân còn vẹn sắc hương

Nhưng khác chuyện bà giáo ở Bến Tre gửi thư cho Nguyễn Tuân – cũng trong cái năm 1975, sau bốn mươi năm Nguyễn Tuân mới trở lại Sài Gòn. Bà giáo Bến Tre giọng buồn giọng vui viết thư cho Nguyễn Tuân biết năm xưa bà đã gặp phải một Nguyễn Tuân dởm như thế nào.

Quãng những năm 1940 thuở ấy tôi cũng đương ở Sài Gòn. Tôi cũng biết chuyện có đứa mạo tên của Nguyễn Tuân đi lừa tiền nhiều nơi. Nguyễn Khánh Đàm, em Nguyễn Tuân, chủ hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm đường Sabuaranh đã kiện chứa mạo danh lên toà án thành phố. Nhưng tên ăn cắp đã lặn mất.

Bà giáo Bến Tre bị tên Nguyễn Tuân dởm ấy lừa tình thì chẳng mấy ai biết. Bây giờ bà giáo tâm sự với ông Nguyễn Tuân thật, rằng bà muốn được gặp ông. Nguyễn Tuân chống batoong, đi đi lại lại trong buồng khách sạn Bến Nghé. Nguyễn Tuân nheo mắt và nụ cười heo héo. Có cái thanh xuân của người ta thì thằng Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Tuân thật đầu râu tóc bạc lụ khụ đến. Hai chiếc quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang cuối của thiên tiểu thuyết này không thể tái hồi Kim Trọng có hậu như truyện Kiều được. à cậu viết truyện tình được đấy, tớ bán cho cậu cái cốt truyện này. Một chai Macten thôi, trong này sẵn. Nguyễn Tuân không xuống Bến Tre. Cũng không trả lời thư bà cụ giáo.

Thời la cà dưới xóm mà Nguyễn Tuân đặt tên là những cuộc truy hoan, ở giữa nơi ăn chơi Nguyễn Tuân cũng không dăng dện vẩn vơ. Trong các tài danh thuở ấy ở Khâm Thiên mà bây giờ các bà Nguyễn Thị Phúc, Quách Thị Hồ vẫn còn nhắc lại giọng tức tưởi âu yếm:

– Ông Tuân với bà Năm, chỉ một bà Năm thôi, cứ gọi là hết nhẽ. Ngoài kháng chiến, ông đi chỗ nào, trong này bà Năm cũng biết. Thế mới tài chứ. Bà gửi cả vàng ra cho ông tiêu. Lo liệu cho nhau đến thế cơ mà.

Cũng thì chơi bời, Nguyễn Tuân chỉ gắn bó vơi chủ nhà hát và hát hay. Lôi thôi quá, tao định đưa bà Năm về làm bé đấy. Nhân thể rước cả bàn tĩnh về. Đằng nào cũng nghiện, hút ở nhà đỡ tốn đỡ đàn đúm. Cụ ông nhà mình tính cho hai bố con thế. Rồi cách mạng, thế là tung hê cả Cái người nặng tình với Nguyễn không phải đào Hồ, đào Phúc, cũng không phải Mộng Hoàn chị ruột của Vũ Đình Hải trinh thám tư và làm áp phe cho Nhật mở buyarô trên phố Trường Thi, rất thích truyện Chí Phèo, Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao. Mà đây là đào Chu Thị Năm, cũng là chủ nhà hát. Tôi hậu sinh, chẳng biết đâu những đào hoa xa xưa của vị bô lão. ở Việt Bắc trở lại, Nguyễn Tuân tìm mua ở chợ Giời được mấy cái đĩa hát của Mộng Hoàn và của Chu Thị Năm. Canh tàn rượu tỉnh, khuya khoắt lắm mới lấy ra nghe như nghe ma hát. Nguyễn Tuân bình: Cùng nhà nòi cả, Mộng Hoàn thì sang, hát hàng hoa bay bướm, nhưng khuôn giọng vào đàn có phần không dụng công bằng Chu Thị Năm. ấy cứ đúng mực với nhau, mà có quá đi nữa, ông sẽ làm như nền nếp thói thường, đưa nó về lạy chị cả – chẳng thể tan hoang đến nỗi nào. Nguyễn Tuân đã nói ra miệng thế. Một bạn chơi cùng thời với Nguyễn Tuân là Vũ Bằng đã viết: Chơi đâu thì chơi, không bao giờ Nguyễn Tuân sao nhãng cửa nhà. Hồi ký về Nguyễn Tuân của Vũ Bằng in báo Văn Học ở Sài Gòn, đến khi đọc tự truyện Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng không thấy câu ấy, thành thử tôi chỉ nhớ ý. Con mắt tinh đời của Vũ Bằng đã nhận xét ra từ ngày ấy và đúng suốt đời với Nguyễn. Năm kháng chiến, Nguyễn Tuân với một đoàn cán bộ bí mật vào hậu địch hạ lưu sông Hồng. Trong công việc chuẩn bị vào tề, Nguyễn Tuân tự đặt bí danh là Tuệ. Tây mà tóm được thì bác Nguyễn là cụ chánh tổng Tuệ, cụ chánh hội Tuệ, tuỳ tình hình. Nghĩ trước tới lúc hiểm nguy, vẫn là nhớ về bác gái nội trợ ở nhà. Tuệ là tên bác gái, bác Tuệ. Cả đời bác gái giúp bác trai làm nhà bếp, nhà bàn, nhà phòng nhà nó Những năm sau này, ít đi xa, Nguyễn Tuân hay khoe đùa:

– Chẳng đâu có ôten tốt hơn cái ôten nhà mình.

Những cái đĩa hát chỉ là những cái đĩa hát, những đĩa hát 78 cũ đã nhạt tiếng rồi mất hẳn. Người hoa khôi nơi yên hoa xưa đã yên giấc nghìn thu từ lâu. Tối ba mươi, tôi hay đến Nguyễn Tuân nghe bà Năm hát, nhưng tục lệ ấy cũng đã tàn tạ nhiều năm rồi.

Những đêm này, Phùng và Nguyễn Tuân thường hát ở nhà bà Năm, hát nhà hát nhà. ở nhà hát ấy đã được miêu tả trong Tuỳ bút 2, có lần bác Nguyễn lưu luyến ở đấy lâu quá, một sớm trở dậy chợt soi gương thấy hai hàng mi dường như đương trắng bệch ra – sắp thành thần Bạch Mi, ông thần cai quản đám ca nhi giang hồ nơi thanh lâu, tửu quán.

Nửa đêm, Phùng về am Sông Tô, Nguyễn Tuân ngủ lại. Mật thám đã rình cửa. Phùng bị còng tay, tông ra xe.

– Thằng Tuân đâu?

Mật thám dẫn Phùng lên đập cửa nhà hát bà Chu. Gà vừa gáy canh một. Nguyễn Tuân chui trong màn ra, tra tay vào còng số tám, về sở liêm phóng. Cùm xà lim cả tháng, Nguyễn Tuân bị gọi lên tra và hỏi dòng dã về những dứa nào, chúng mày làm gì trong toà nhà tạp chí Văn Hoá phố Hàng Đẫy mà Nguyễn Tuân vẫn về nằm võng. Chuyện thật mà mật thám Tây không thể tin. Nguyễn Tuân không đến nỗi nhát sợ khai lung tung, mà thực sự, không biết đổ vấy cho ai. Nguyễn Tuân không biết mảy may chuyện trong nhà ấy. Giữa năm 1941, hai người mật thám dẫn bỏ Nguyễn Tuân lên trại tập trung ở Vụ Bản vùng rừng núi Hoà Bình, Ninh Bình. Việc đi tù này, Nguyễn Tuân ghi một câu gọn lỏn vào lý lịch để ở cơ quan: Đi căng một năm vì chứa chấp Phùng. Chỉ một câu mà đâm nghĩ ngợi. Cả khi có tuổi, Nguyễn Tuân cũng không quên.

– Tao không dây với chúng nó, việc gì nó phải dẫn mật thám đi bắt tao. Mật thám hỏi, nó chỉ nói một câu không biết, thì đã sao?

Thời ấy, Nguyễn Tuân còn một ông bạn, khi cần tiền vẫn giựt nóng mấy đồng mà không mấy khi phải trả. Năm tù ở Vụ Bản về. Nguyễn Tuân cho con cầm thư đến bạn mượn tiền, cũng như báo tin khéo: Tôi đã về. Ông bạn thân mọi khi không đưa tiền, cũng chẳng một chứ trả lời. Đến nay Nguyễn Tuân còn cười nhạt qua chén rượu: à người ta ngại dính đến thằng tù dây. Những đợt chỉnh huấn gay gắt, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi cho nhớ lại những câu đã chửi ai, đã nói ác ra sao mà Nguyễn Tuân không nhớ nói thế bao giờ. Nhưng nghĩ chắc có nói, không phải chúng nó vu. Chỉ không tưởng được rồi có khi người ta lại đem câu giễu cợt ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời. Nguyễn Tuân không tiếp thu’, cũng chẳng nói lại, rồi cũng chẳng bao giờ nhìn mặt những người ấy nữa. Bề ngoài, tuồng như ở ngòi bút và trong cuộc sống Nguyễn Tuân chỉ có xô bồ và ngang cành bứa. Không, đối đãi với xung quanh, Nguyễn Tuân vừa thành kiến vừa tình nghĩa nền nếp cũ. Hợp nhau mặt nào thì chan hoà mặt ấy, những cái khác thì không lưu tâm. Cuối năm, cẩn thận, đều đặn, Nguyễn Tuân gửi thiếp chúc năm mới những người quen biết cần gửi. Không bất thường và trễ nải hứng một lúc. Tôi đi Lai Châu hay Hà Giang lâu lâu, thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lào Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva. ở phương này, Nguyễn Tuân nhắm phía chân mây kia mà ông thèm tới.

Chuyến tàu hoả từ Nôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. Bấy giờ vào mùa thu 1930. Đường sắt tà vẹt tám thước Nôm Pênh vừa hội khánh hành đoạn cuối nối với bên Xiêm ở Poipet còn như chạy thử, vài ngày mới có một chuyến không nhất định. Bên Xiêm vẫn tăng bo một quãng chưa nối thẳng được xuống Vọng các.

– Những chuyến tàu thất thường này xộc xệch, còn thưa khách. Chỉ có người đi buôn hay phu phen rừng cao su ra. Lắm hôm vào ga thị trấn Poipet, chỉ còn vài người trên tàu xuống. Hôm ấy cả một toa hạng tư, có ba người. Một người luống tuổi xách cái bị, mặc áo bà ba xuyến đen đã bạc, râu ria lởm chởm. Dáng như một người ở đây về trong xứ có việc, bây giờ trở lại. Hay một chủ hiệu tạp hoá, một người cai ở đồn điền cao su ra chợ thị trấn cất hàng.

Đoàn tàu vắng khách dần dần cắt toa bỏ lại ga xép dọn đường. Bác ấy bị dồn ở toa nào mới lên thôi. Chiếc đầu máy kéo vài toa hủn hoen, như con chuồn chuồn cụt đuôi. Bác ấy ngồi một xó đầu góc ghế một bên hàng tàu, lấy trong bị ra một gói giấy và thuốc lá sợi, cắm cúi cuộn thuốc, không để ý ánh mặt trời đã vàng vọt trên những đám lá cao su ken dầy xanh xẫm loáng thoáng ngoài kia. Người đã thông thuộc thổ ngơi này biết tàu sắp vào ga cũng chẳng buồn ngoảnh mặt ra cửa sổ.

Cuối hàng ghế có hai người trẻ tuổi. Chiếc nón cu li đã sờn vành rấp dưới gầm ghế. Chân đi đất, bụi lấm đỏ bám lên cả hai gấu ống quần cháo lòng. Có thể đoán đấy là những phu đồn điền gần đây. Cũng có thể người tỉnh xa, các đồn điền cao su dưới Chúp tận Côngpông Chàm hay bên Batambang. Nhưng họ đi chơi, hay trốn công ta hay mò ra đây rình chạy sang Xiêm, thì không biết. Hai người mặt non choẹt, chưa chắc đã được hai mươi tuổi. Chốc chốc họ lại thấp thỏm nhìn ra. Còi tầu rúc vang động, tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray dồn dập. Tàu sắp vào ga.

Bác đứng tuổi đằng kia ngước lên, điếu thuốc lá quấn cắm vênh trên môi, đăm đăm mắt nhìn sợi khói uốn éo tuôn đằng mũi. Rồi bác đứng dậy, thong thả bước lại chỗ hai anh chàng cũng đương tò mò và hình như ngần ngại nhìn bác phập phèo thở khói thuốc. Một người hỏi trước:

– Thưa ông, có phải qua ga này thì xuống Poipet ạ?

– Phải đấy.

Bác ta bặp môi rít thuốc, nhìn hai người:

– Các cậu xuống Poipet à?

– Thưa vâng.

– Có người nhà ở phố hay các cậu trong đồn điền ra chơi? ở đây nghe nói tiếng Bắc người ta hay hỏi thế. Mới đến Poipet lần này là một à?

Câu hỏi đoán tự nhiên, thân mật và đúng đến thế.

– Thưa thực với ông, chúng cháu làm dưới cao su Lộc Ninh. Nghe nói trên này dễ dàng, có mỏ ngọc Pai Linh kiếm ngày bạc trăm. Chúng cháu rủ nhau lên.

Bác ấy cười khậc khậc, vứt cái đuôi thuốc qua cửa sổ.

– Các cậu này to gan, liều quá. Chẳng biết mô tê mà cũng lang thang đồng đất nước người thế này. Không có xứ nào kiếm ra cái bỏ vào mồm dễ như cái đứa xui khôn xui dại các cậu thế đâu. Lại còn định lên Pai Linh đi đào ngọc à? Có chịu được hai cơn sốt đái ra máu không? Cả trăm người đã chạy chết trên Pai Linh về đấy.

Hai người trai trẻ nọ được một bài học rùng mình càng như từ trên trời rơi xuống. Nhìn nhau phân vân, hốt hoảng, mỗi lúc một đăm chiêu. Họ vừa có ý sợ nhưng cũng lại có phần cố vờ ra như thế một cách vụng về. Chưa chắc họ đã đi Pai Linh. Cứ nói Pai Linh để người ta biết vẫn là trong đất Miên, bởi vì có thẻ căn cước thì đi khắp Đông Dương được. Thật ra, họ đã rắp tâm trốn sang Xiêm.

– Bảo thực, nhưng các cậu có nghe thì mới nói.

– Nhờ ông bảo cho.

– Phải mạnh bạo.

– Chúng cháu đã lần mò lên tận đây.

– ừ, kể ra cũng biết thí mạng đấy.

– Vâng ạ.

Rồi bác ấy nói:

– Này, có dám sang Xiêm không? Sang hẳn Xiêm, mà đến hẳn Vọng Các. ở Vọng Các, ăn mày cũng sướng gấp nghìn đời thằng cu li đồn điền bên ta, ai cũng giàu vù vù lên như đi tàu bay. Tôi đã giúp cho nhiều người sang Xiêm.

– Ông giúp cho chúng cháu.

– Sao bảo đi Pai Linh?

– Pai Linh hay Vọng Các thì cũng thế, đâu kiếm được miếng sống.

– Được, được. Trả công tôi là được. Cứ chẻ hoe ra như thế, ông Khổng Minh, thằng Tào Tháo bây giờ cũng lĩnh lương tháng của Tây chứ không như đời Tam Quốc đâu.

Chẳng biết trả lời thế nào, hai người lúng túng dạ, dạ… vâng…

– Dặn thì nhớ nhé. Đến ga xép này thì xuống. Chứ vào Poipet lính sen đầm nó thộp ngực ngay ở cửa toa, biết không.

– Vâng ạ.

Ba người xuống một ga xép cách Poipet ba cây số. Cũng may, tối lại có trăng. Bác ấy khoác cái bị, điếu thuốc lá phập phèo, hai người đi theo, vắng ngắt, chỉ có bóng cây. Họ vào đường qua rừng cao su.

– Đi tắt, một quãng nữa tới biên giới. Tôi sẽ chỉ chỗ lên tàu bên kia. Sang bên ấy rồi thì dễ, không như cái thằng Tây mắm tôm bên này. Lính Xiêm đi tuần cũng lẩm nhẩm niệm Phật ấy mà. Nếu gặp, cứ dán cho mỗi thằng một tờ giấy bạc vào mồm. Chúng nó cầm bạc rồi lại rì rầm niệm Phật. Hay thế đấy. Các cậu cứ việc đi. Trưa mai thì đến Vọng Các. Có bao nhiêu tiền?

– Chúng cháu còn hơn hai chục.

– Mỗi chuyến thế này người mối phải ăn bạc trăm. Nhưng thôi, giời phật phù hộ các cậu gặp tôi, tôi làm phúc, tôi giúp không các cậu.

– Đội ơn ông.

– Còn bao nhiêu tiền, đưa cả ra đây. Sang bên ấy không tiêu được tiền ta, mà cũng chả cần. Tôi cho các cậu tiền Xiêm, cho vé sẵn đến Vọng Các.

– Ông giúp chúng cháu. Ông có quen…

– Không, không. Tôi không quen ai ở Vọng Các. Mà đến Vọng Các cứ ngửa tay ra là có gạo, có tiền thôi.

– Đội ơn ông.

Xa xa, ánh điện ánh lên một vùng.

– Đấy tàu hoả bên Xiêm đỗ chỗ sang sáng ấy. Cứ trông đèn điện mà qua cánh đồng hoang, không vướng làng mạc phố sá gì đâu. à, cậu nào có đồng hồ đeo tay không, có thì phải để lại. Bên Xiêm, tiền khác, đồng hồ khác.

– Chúng cháu không có đồng hồ.

Bác ấy đưa mấy tờ giấy bạc Xiêm và vé tàu. Hai người lục các túi moi ra số tiền còn lại.

– à, để cái nón đây, vứt đi. Không có sen đầm thấy nón biết người bên này sang. Mà nó có hỏi thì bảo ở Poipet. Hai bên vẫn qua lại mà. Bác ấy còn nhìn theo. Hai người đi rồi mà vẫn nghĩ gặp may, được người tốt chỉ vẽ cho. Nhìn phía ánh điện hẩng sáng, rảo bước.

Hai người trai trẻ vừa qua biên giới sang Xiêm ấy là Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp. Hai cậu học một lớp năm thứ ba trường Ca rô Nam Định. Lại cùng tham gia bãi khoá. Chả là lão giáo Pôn mũi đỏ mới đổi về, động lên lớp là chửi học trò những câu thậm tệ: mẹc xà lù, côsoong san An na mít (Đồ đểu, con lợn, giống An Nam bẩn thỉu). Suốt buổi, Pôn mũi đỏ văng loạn xạ thế. Cả lớp hò hét bỏ ra về, đòi đuổi Pôn mũi đỏ rồi mới học. Rốt cuộc, Pôn mũi đỏ vẫn đến trường và vẫn chửi bới trong lớp. Trong khi nhà trường báo mật thám bắt mấy người học sinh đầu têu đem giam xà lim. Mật thám Tảo gọi bọn Nguyễn Tuân lên bàn giấy đe nẹt rồi cả lũ bị đuổi học.

Cuối năm 1944, tôi bị mật thám Nam Định bắt về vụ Văn hoá Cứu quốc. Vẫn còn phán Tảo ở đấy. Chúng tôi, đôi khi lẩn thẩn điểm lại những mặt người mặt chó, Nguyễn Tuân lại nhớ phán Tảo. Lão phán Tảo nho nhã, trắng trẻo, áo đoạn khăn xếp, ăn nói mềm mỏng. Nhưng quay điện, ống nước, treo xà nhà, các ngón của phán Tảo thì hiểm ác khét tiếng. Cũng như ở ty mật thám Nam Định có tên Đỉnh ác ôn có hạng. Nhưng Đỉnh lại một phép sợ người vợ đồng bóng.

Nguyễn Tuân phải trở về nhà ở Thanh Hoá.

Hai người học trò bãi khoá đã bàn nhau một chuyến phiêu lưu phía tây Cao Miên giáp nước Xiêm La có mỏ hồng ngọc ở Pai Linh Nguyễn Tuân cũng không nhớ ai đã nghĩ ra được cuộc đi mạo hiểm này. Nhưng có thể bởi những uất ức khi bị đuổi học, cuộc sống tinh thần tuổi trẻ tù túng, cùng quẫn. Như cách nghĩ bồng bột tưởng tượng, bước chân đến những nơi xa xôi tên là Pai Linh, là Xiêm, là Vọng Các, là châu Phi, châu Mỹ. Ôi chao mộng lên hương đổi đời. Nhưng cái sự bắt đầu cũng chẳng đẹp đẽ mấy. Bấy giờ, hai cụ đã cho vợ chồng Nguyễn Tuân ra làng Hạc ở riêng. Để làm lộ phí, Nguyễn Tuân đã phải lấy đi hoa tai, khuyên vàng của vợ. Rồi Lương Đức Thiệp và Nguyễn Tuân vào phía Nam, quãng tàu hoả, quãng tăng bo ô-tô đến Sài Gòn. Bỏ đường lớn đi Nôm Pênh, đáp xe lửa lên Lộc Ninh. Lại vòng về Tây Ninh, qua Sa Mát sang Kông Pông Chàm. Bắt chước những nhà thám tử, những nhà cách mạng bí mật đấu trí đấu tài đọc thấy trong sách. Lặn lội, vạ vật đường trường, vừa ngại ngùng vừa háo hức.

Chuyến tàu hoả ấy rầm rập suốt đêm xuống Vọng Các. Họ không chợp mắt được. Hãy còn hồi hộp vì may mắn và tự khen đã khôn ngoan, khéo léo che mắt được mật thám. May mắn, đã bình yên ra khỏi xứ Cao Miên. Đến nửa buổi, tàu vào thành phố Vọng Các. Hai người ngơ ngác đến giữa nơi chưa biết bao giờ. Xung quanh, trong ga lớn, những đám người Xiêm, người Tàu, người Việt hỗn độn, tíu tít. Bốn cảnh sát Xiêm áo quần trắng toát, mũ viền kim tuyến và một đám lính vác súng trường quây đến.

Một người nói tiếng Việt hỏi:

– Chúng mày là thằng Tuân, thằng Thiệp?

Đúng tên cúng cơm. Lính cảnh sát biết rồi, chỉ hỏi làm phép thế. Lúng túng, chưa biết trả lời sao, đã bị thừng trói giật cánh khuỷu cả hai lại. Báng súng thúc vào lưng, đẩy đi bộ qua các phố đông tấp nập.

Đến cả tháng, Nguyễn Tuân và Thiệp bị giam chung với những tội phạm người Xiêm. Không ai vào hỏi, cũng không biết sự tình bị bắt vì sao. Nhà giam, một phòng rộng kín ba phía. Mặt trước không có tường nhưng rấp hai lượt dây thép gai mắt cáo. Một bốt lính gác đổi phiên cách bức ngoài sân xi măng.

Nguyễn Tuân thường kể lại cái cảnh liêu trai quái đản đã trông thấy ngày đêm trên nhà gác trước mặt. Chẳng biết nhà giam hay nhà điên, trong cửa chấn song nhốt toàn đàn bà. Những người đàn bà lùn tròn, trần truồng như nhộng đứng bám song sắt ngó xuống lồng giam rặt đàn ông dưới này. Không hiểu sao không ai có váy áo. Chẳng lẽ bức bối quá, người ta đã cởi hết, xé hết. Chỉ khổ đám đàn ông trong lồng sắt dưới này ngước lên lúc nào cũng thấy trên ấy nồng nỗng trắng phốp, lông lá rậm rạp đen ngòm lượn qua lượn lại Có thằng dưới này chốc chốc lại gào toáng, dứt phăng quần tung lên. Trên dưới hò hét loạn xạ cơ hồ hoá dại cả.

Một hôm, cảnh sát đột ngột mở cửa buồng giam, cầm dùi cui làm hiệu lùa Tuân và Thiệp ra. Hai người bị xích một cánh tay với nhau, trèo lên cái xe bò kéo, có lính ngồi cùng thùng xe. Xe bò lắc lư qua mấy phố dài, xúm xít người chạy theo xem ra tận ga tàu hoả. Cảnh sát đẩy hai người lên một cái toa đen rồi khoá trái cửa lại. Không có người, lỉnh kỉnh những thùng gỗ, bao bố tải, toa bưu kiện của nhà dây thép. Nhìn hàng chữ tiếng Anh quét sơn trắng cửa toa, đoán đoàn tàu chạy Băng Cốc – Poipet.

Đúng, trở lại Poipet. Chỉ có một việc kinh hoàng mà hai chàng thanh niên mơ mộng chưa tưởng tượng ra được. ấy là lúc được dẫn vào đồn biên phòng Poipet trông ngay thấy cái bác tử tế gặp hôm nọ, cũng đương hút thuốc lá quấn, ung dung trong đám quan lính đồn binh. Chỉ khác bác ta hôm nay ăn vận chững chạc. Râu ria nhẵn nhụi, quần áo tây vàng đầu đội mũ cát, đi giày ba ta trắng.

Bác mật thám ấy bước đến, mặt tươi tỉnh như đã quen. Lại làm bộ nắm cánh tay bên không bị xích và hỏi một câu tỉnh bơ:

– Các cậu đến được Vọng Các rồi à?

– Biết nhổ vào mặt hay biết trả lời thế nào?

Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp bị giải về Nôm Pênh trong cái ô-tô tải bịt lưới sắt đằng sau – như con vượn, con đười ươi người ta mới bẫy được trong rừng đem về thành phố. Mà cái xe ấy cũng vừa tới Poipet, bụi đỏ xuộm tận nóc. Nó là cái xe cây của cảnh sát chuyên để bắt nhốt người, nhốt chó. Buổi sáng ở Nôm Pênh và các tỉnh đều có xe cây và những chiếc xe bò kéo đủng đỉnh, cảnh sát rà vào ngõ ngách các phố bắt chó hoang vứt lên xe, ra thả ngoài đồng. Người Miên mộ đạo Phật, không nuôi chó, cũng không thịt chó. Chó hoang ở đường ở chợ lúc nhúc hàng đàn. Ngày lại ngày đội sếp bắt chó đem thả ngoài xa, rồi chó lại lỉnh vào, vẫn lông nhông khắp nơi, ở xó chợ Mới giữa thành phố Nôm Pênh còn nhung nhăng những đàn chó con.

Đến Nôm Pênh, vẫn bị còng tay vào nhau như thế và tống ngay xuống Sài Gòn. Lại cái xe cây khác. Rồi bị giam ở bóp cảnh sát Xóm Chiếu. Đấy gần bến tàu, hôm sau giải ra Hải Phòng, Tuân và Thiệp ngồi trong hầm tàu viễn dương Chantilly. Hãng vận tải biển Đầu Ngựa Năm Sao có nhiều tàu đường Macxây – Sài Gòn. Hai chiếc Đactanhăng và Chantilly chuyên đi về Hải Phòng – Sài Gòn, thỉnh thoảng mới ra đại dương. Hồi xuống Hải Phòng tìm việc làm, tôi hay vơ vẩn ngồi mép nước cảng Sáu Kho xem tàu Đáctanhăng đỗ ở đấy, trắng toát như cái nhà táng. Chàng mã thượng phong lưu Đactanhăng trong tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ hân hạnh được con tàu đồ sộ mang tên. Hình như còn có cả tàu Tốt, tàu Aramit… Tôi không được trông thấy tàu Chantilly bao giờ. Thế mà lại nhớ Chantilly. Bởi vì thế là đã hai lần nghe nói đến con tàu Chantilly. Chỉ trong câu chuyện mà tưởng tượng ra mình cũng đã tận mắt thấy. Tập Thơ say, Vũ Hoàng Chương bỏ tiền in, nhờ nhà xuất bản Cộng Lực phát hành, có bài thơ Tặng con tàu Chantilly, đấy là bông hoa của một chuyện tình cờ gặp gỡ. Thời kỳ này Vũ Hoàng Chương làm sở hỏa xa Đông Dương. Trong một chuyến tàu suốt Sài Gòn – Hà Nội, người thanh tra kiểm soát viên tài hoa đã làm quen với một hành khách toa hạng nhì sang trọng mà Vũ Hoàng Chương bảo gọi tên nàng là Marie, là Juylie, là Vêronica, cũng đều được. Người đầm ra Hà Nội xuống Hải Phòng đáp tàu Chantilly, chẳng rõ nàng trở lại Sài Gòn hay về Pháp chỉ biết mối tình trên tàu hỏa chỉ ngắn ngủi thế. ấy là trang nhật ký thơ Vũ Hoàng Chương kỷ niệm theo con tàu.

Những câu chuyện tình dài tình ngắn thuở ấy. Triền miên những đêm nhà hát Vạn Thái hay Vĩnh Hồ, những tuyệt vọng và những bài thơ, những chuyện có thật và những tô vẽ cho hoa mỹ. Nguyễn Bính thì cố nhân Hương, Hương cố nhân, Đinh Hùng thì em Liên Hàng Bạc, người đẹp biết thổi acmônica như ngọc nữ xuống trần gian thổi sáo gọi nhau. Những búp hoa quỳ trắng này Liên mang đến mùa hạ, giờ đã sang thu, cuống hoa đã héo quắt trong chiếc độc bình mà em thì, Liên thì đã nằm dưới mộ – thời ấy, quả là trai gái hay chết yểu, không mấy người sống lâu như bây giờ. Vũ Hoàng Chương thì Tố Uyển, Tố Uyên. Tàu Chantilly, chỉ là một thấp thoáng chiêm bao, Tố của Hoàng ơi thì vẫn neo lại trong tâm tình. Nhưng những bài thơ còn đấy mà nàng thì đã lấy chồng. Các chàng lạy nhau, tôn nhau lên thành đấng rồi vừa khóc vừa đọc thơ, nghe tiếng trúc Cao Tiệm Ly thổi khi Kinh Kha qua sông Dịch. Những bài thơ tuyệt vọng cứ tưởng tượng ra như thế.

Tôi mới viết truyện ngắn ông giăng không biết nói đăng tuần báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Gã yêu em. Em sắp về nhà chồng rồi mà cứ trơ trẽn như không. Đêm hội chèo, tay đôi đưa nhau ra ngoài đồng, bên cái giếng thơi đầu xóm. Gã gặng hỏi. Nhưng em lắc đầu bảo không, rồi khóc. Mọi khi thì chẳng dám nói. Nhưng hôm ấy thong thả phiên chợ tơ, lại có chèo hát sân đình, gã hơi ngà ngà một chút. Gã sửng cồ lên:

– Ông biết thừa ra rồi. Ông hỏi thử chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sau cưới mày. Đồ khốn nạn!

Người con gái vùng chạy. Gã say rượu khát cháy cổ, cúi đầu hớp nước ngã lộn xuống, chết đuối trong giếng. Thế rồi ngày 12 tháng sau, ả nọ về nhà chồng. Từ đấy, mỗi lần về xóm nhà mình không bao giờ ả dám đi tắt cánh đồng qua lối men bờ giếng. Nào ai biết đâu cái chết thương tâm của người con trai. Nông nỗi đêm ấy chỉ có mỗi một ông giăng chứng kiến. Thì ông giăng lại không biết nói.

Trong nhà hát ở Vĩnh Hồ, Vũ Hoàng Chương chắp tay bái tôi:

– Lạy huynh, huynh nhất thiên hạ, huynh đã rõ tâm tình đệ. Ông thử hỏi chơi đấy thôi. Ông biết mười hai tháng sáu thì cưới mày… Ha ha, lạy huynh…

Tôi bảo:

– Mắt ông viền vải tây hay là chữ in sai đấy.

Câu trong truyện của tôi là mười hai tháng sau, không phải mười hai tháng sáu, không phải….

Vũ Hoàng Chương cãi:

– Không, mười hai tháng sáu mới đúng cái đau của đệ, huynh đã cho đệ nén hương mười hai tháng sáu, không, mười hai tháng sáu..: huynh cứ cho đệ đọc cái ngày tuyệt mệnh ấy là mười hai tháng sáu của đệ.

Làm thế nào cãi, mà cãi làm gì. Chầu hát suông, người ả đào và chú kép xách đàn sang nhà khác đã lâu. Chúng tôi lại uống bia đen, nghe không biết bao nhiêu lần Vũ Hoàng Chương rên rỉ bài thơ Riêng tặng Kiều Thư:

Trăng của nhà ai? Trăng một phương!

Nơi đây rượu đắng m ưa đêm trường

ờ đêm tháng sáu mười hai nhỉ

Tố của Hoàng ơi, hỡi nhớ thương

Là thế! Là thôi! Là thế đó!

Mười năm thôi thế mộng tan tành

Mười năm, trăng cũ ai nguyền ước

Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé

Chung đôi từ đây nhé, lìa đôi

Em xa lạ quá, đâu còn phải

Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Men khói hôm nay sầu dựng mộ

Bia đề tháng sáu, ghi mười hai

Tình ta, ta tiếc, cuồng, ta khóc

Tố của Hoàng nay Tố của ai

Tay gõ vào bia mười ngón rập

Mười năm theo máu hận trào rơi

Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp

Khúc Cổ Bồn ca gõ hát chơi

Kiều Thu hề Tố em ơi!

Ta đương lửa đốt tơi bời mái tây

Hàm ca nhịp gõ khói bay

Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng

Kiều Thu hề trọn kiếp thương

Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô

Xừ xang, xế, xứ, xang, hồ

Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

Kiều Thu hề Tố hỡi em

Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bừng

Xê hồ, xang… khói mờ rung

Nhịp vương sầu toả năm cung ngút ngàn

Cái tàu Chantilly tải tù Nguyễn Tuân và Lương Đức Thiệp từ Sài Gòn ra. Sự đời đưa đẩy, cũng một con tàu mơ mộng Chantilly ấy mà trước kia đã có lần nhốt hai người phiêu đãng ngồi dưới hầm than. Tới Hải Phòng, lên Hà Nội rồi Nguyễn Tuân bị giải về Thanh Hoá. Giam một năm nữa mới được thả, lại bị quản thúc tại gia, đi đâu phải trình báo quan sở tại. Đấy là dư âm cay đắng của chuyến lên đường thứ nhất trong đời thiếu quê hương của Nguyễn.

Nguyễn Tuân viết sớm mà lại cũng là muộn. Những truyện và ký cuối thập kỷ ba mươi in trên các báo Tiểu thuyết Thứ bảy, tạp chí Tao Đàn không phải những bài đầu. Trên báo An Nam Tạp chí của Tản Đà, báo Đông Tây của Hoàng Tích Chu, Nguyễn Tuân đã in những bài ký, những truyện ngắn đầu tay khi còn ở Thanh Hoá làm phóng viên tỉnh lẻ nhặt tin đếm chữ ăn tiền cho báo Trung Bắc Tân văn. Biết đâu, những sáng tác chưa định hình đã thấp thoáng mơ màng từ trường trung học Nam Định. Có thể sớm hơn, khi còn học trường tiểu học Trương Minh Sang phố Hàng Vôi trên Hà Nội. ở những thời kỳ, các cơ quan Nhà Nước đều quần tụ giữa thành phố. Kho bạc ở vườn hoa Nhà Kèn bên hồ Hoàn Kiếm. Sở Tài chính phố Hàng Trống – toà báo Nhân Dân bây giờ. Cả đến nhà lục xì – nhà thương chứa bệnh hoa liễu cho gái điếm và khách làng chơi xây năm 1902 cuối phố Huế, năm 1926, Toà đốc lý cho chuyển nhà lục xì lên phố Trường Thi – bệnh viện C ngày nay. Chỗ cũ thành trường tiểu học Ô Cầu Dền, nhưng người ta vẫn gọi là trường Lục Xì. Trường tư thục Trương Minh Sang mở cuối 1923 nhận học sinh đến lớp 3 đi thi sơ học yếu lược. Năm 1929, một người Pháp mua giấy phép trường này dời lên phố Phủ Doãn, mở mang, đổi tên thành trường trung học Gia Long. Hết lớp ba trường Trương Minh Sang, Nguyễn Tuân về học ở Nam Định. Nay đây mai đó cũng là gia đình theo công việc của cụ tú Hải Văn.

Nguyễn Tuân không khi nào nói lại những sáng tác chập chững mờ nhạt thuở ấy và bạn đọc thực sự làm quen với Nguyễn Tuân khi xuất hiện bài Khóc Vũ Lang trên tạp chí Tao Đàn năm 1936, ký tên độc một chữ Tuân.

Vũ Lang, cây bút mới nổi vài truyện ngắn, mất bệnh năm 24 tuổi. Nguyễn Tuân khóc bạn và Nguyễn Tuân còn thương tiếc một lối văn biền ngẫu diễm lệ của Vũ Lang mà Nguyễn Công Hoan cũng rất chuộng. Truyện ngắn Khóm trúc thêm tuôn dòng lệ cũ của Vũ Lang, mở đầu những câu thánh thót:

Rằng xưa vốn người Kẻ Chợ… Hàng Châu, Hàng Châu có cảnh Tây Hồ. Phong cảnh Tây Hồ có Tam đàn ấn nguyệt, vài ba tảng đá trên làn nước bập bềnh. Làn nước Tây Hồ bập bềnh trên tảng đá. Khóm trúc đượm hạt mưa xuân trước gió. Hạt sương rơi tơi tả… tơi tả

Những bút ký, truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Tuân liên tiếp trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, báo Thời vụ, báo Bạn Đường, báo Hà nội Tân Văn, tạp chí Tao Đàn, các tập Giai Phẩm của nhà xuất bản Lượm Lúa Vàng, của Văn đoàn tự lực. Và các tập bút ký, truyện ngắn, truyện dài Vang bóng một thời. Một chuyến đi, Tàn đèn dầu lạc, Tuỳ bút 1, Tuỳ bút 2, Thiếu quê hương (nhà Anh Hoa in bị kiểm duyệt bỏ một chữ thiếu), Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn của các nhà xuất bản Tân Dân, Mai Lĩnh, Cộng Lực, Anh Hoa, Hàn Thuyên, Thời Đại…

Đầu năm 1946, tôi quen Nguyễn Tuân trong một cuộc họp hội Văn hoá Cứu quốc, chỗ nhà Khai Trí Tiến Đức bờ hồ Hoàn Kiếm rồi sau chuyển xuống đầu phố Ôn Như Hầu gần hồ Thiền Cuông. Nguyễn Tuân rủ tôi lên nhà Thuỷ Tạ. Lúc uống bia, Nguyễn Tuân hỏi tôi:

– Có phải Lương Đức Thiệp chết rồi?

– Tôi không biết.

Nguyễn Tuân vẻ không bằng lòng.

– Cậu làm bảo của Việt Minh mà không biết à?

Tôi không biết thật. Một dạo thấy hay đến chơi với Phạm Ngọc Khuê chỗ tôi ở gần chợ Hôm. Nguyễn Tuân dường như không tin. Nguyễn Tuân thường có những nghi ngờ và quyết đoán chủ quan tương tự. Rồi cũng không nói đến việc ấy nữa. Câu hỏi đột ngột và chỉ có thế.

Đêm Nôen 1972 chúng tôi đi dạo phố rồi nửa đêm về nhà thờ Hàng Trống. Nguyễn Tuân và tôi cùng hai bạn nhà văn Liên Xô đương thăm Việt Nam, Eptuchenkô và Marian Tkchôp, giỏi tiếng Việt.

Tôi đã được xem Eptuchenkô đọc thơ ở Bây-rút, thủ đô Li Băng. Người không biết tiếng Nga cũng phải chăm chú – nói là Eptuchenkô biểu diễn thơ thì đầy đủ hơn. Bây giờ gặp lại, có những việc nửa vui nửa buồn. ở khách sạn Thống Nhất một tối hôm sau Eptuchenkô nói đùa:

– Tôi chưa bỏ vợ, mà đêm qua đã phải lấy vợ mới.

ý nói đêm qua Eptuchenkô ngủ chung buồng với Marian. Manan đã ở khách sạn này nhiều lần, đoán được cái phòng ở tầng một ấy loại mấy và thế là biết cách chủ nhà đối đãi với mình. Marian im lặng. Nhưng đến khi chạy cho hai người được hai phòng, lại gặp rắc rối mới. Nhưng rắc rối vui vui. Eptuchenkô cao quá một thước tám mươi. Phải nằm chéo và ghếch chân lên thành giường. Rồi cũng đổi được cho nhà thơ ấy cái buồng giường đôi, anh ta vẫn phải nằm chéo nhưng để được chân xuống. Mấy hôm đầu hầu như không có ai bén mảng đến gõ cửa hai ông khách. Nhưng dần dần thấy trên có vẻ quý trọng, người mới dần dà ùn ùn đến. Rồi sách tặng, sách tặng đầy bàn. Không thể đem đi được, quá cân cước vé máy bay. Marian cẩn thận xé trang đề tặng rồi cho tôi khuân đi có đến mấy chục quyển!

Một đêm, qua phà Rừng về Hải Phòng. Phà đông, chen chúc xe và người. Trong bom đạn, đường xá tấp nập thâu đêm. Chúng tôi đứng bên thành phà. Người làm ca nô soi đèn bão đến tháo xích cho phà rời bờ, sáng loáng qua chỗ chúng tôi. Bỗng sau lưng tôi, một câu chửi réo:

– Tiên sư thằng xét lại

Marian ghé tai, thì thào:

– Nó chửi tôi, ông ạ.

Tôi không biết chui đầu đi đâu được. ở khách sạn Hạ Long rồi khách sạn chuyên gia ở Hải Phòng, tôi còn được nghe những câu đùa nhả, những câu rủa ráy độc ác của những cô nhà bàn, cô căng tin quầy rượu. Tôi thật oán cái sõi tiếng Việt của anh bạn lúc lúc lại làm tôi khổ cực vì xấu hổ từ cầu Hiền Lương ra vịnh Hạ Long, về Hà Nội. Tối qua, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom đêm Nôen. Chúng tôi có thể đi dạo, bớt phải để tai lên trời. Nhưng mới quãng tám giờ tối, tiếng nổ như sám rền dội tới. Nghe như ở chỗ cái túi bom cầu Giẽ, bom lại ném cầu Giẽ. Giữa đồng chiêm Hà Đông – Hà Nam mênh mông, cái cầu Giẽ trơ trọi trên đường số 1, như cầu Hàm Rồng, máy bay Mỹ quyết liệt triệt hạ, quần suốt ngày đêm. Trong nhà thờ Hàng Trống, từ chặp tối, những xóm họ đạo ở quanh cầu Giẽ đã lũ lượt kéo lên. Mấy năm nay các nhà thờ vùng đồng chiêm bị bom phá, đêm Nôen dân đạo dưới ấy phải đi lễ nhờ. Cả nhà người già trẻ con trải ny lông, gói quần áo và những túi cơm nắm lổn nhổn lẫn với người nằm hai bên hành lang nhà thờ đợi chuông dóng nửa đêm.

Các bạn Liên Xô chú ý quang cảnh đường. Phố đông vui, người đi chơi, người đi lễ. Vả chăng, đây đã thật xa Bến Hải đầu cầu Hiền Lương trong kia. Eptuchenkô lại nảy ra một cái lo khác. Eptuchenkô hỏi:

– Có người Trung Quốc đi lễ nhà thờ không?

– Không để ý. Mà cũng khó biết, người Trung Quốc ở đây ăn mặc cũng như người Việt Nam.

Nguyễn Tuân nói:

– Có thể không có. Người Trung Quốc theo đạo Tin Lành, như người Mỹ, như Tưởng Giới Thạch, họ không đến nhà thờ này.

Eptuchenkô chưa yên tâm.

– Cho tôi đi giữa và tôi sẽ bước hơi rụt đầu xuống. Nếu bị đánh cũng chỉ trúng bả vai. Cái lo xa của anh chàng cao quá khổ. Nửa đêm, nhà thờ chen lấn ních người. Eptuchenkô lênh khênh hơn xung quanh hẳn một đầu. Nhưng vào cảnh thanh bình khác thường giữa thành phố đương bị đánh phá anh đã quên cúi cổ xuống. Chúng tôi ngột ngạt len được vào một hàng ghế. Trên đài lễ, ông cố đạo giảng một lúc bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh. Có nhiều khách nước ngoài đến nhà thờ. Khi trở ra đường, Eptuchenkô đã nhãng hẳn cái lo bị đòn. Eptuchenkô bước nghênh ngang.

Hà Nội. Đêm Nôen. Bom Mỹ. Lạ thật. Nhưng ông linh mục nói tiếng Anh không giỏi. Mùa hạ vừa qua Eptuchenkô đi chặt mía cả tháng ở Cu Ba. ở Việt Nam về, Eptuchenkô sẽ sang Mỹ. Tôi tìm được quyển kịch Người chào hàng của A. Mi-lơ nhà xuất bản Văn Học in năm trước. Eptuchenkô hứa sẽ đưa cho tác giả, khi đến Nữu Uớc.

Cái vui kỳ dị đêm Nôen chưa hết. Chúng tôi lên phố Hàng Giầy. Các tiệm ăn uống quốc doanh và tư nhân sáng đèn suốt đêm quanh Bờ Hồ và ở trung tâm – người ta dựa vào đêm nay không có báo động.

-Chúng ta sẽ ăn Nôen ở một quán người Trung Quốc.

-Thật không?

– Anh đã không bị đánh thì cũng không ai bỏ thuốc độc vào con cá ở đĩa của anh. Đêm Nôen, đức Chúa Trời lòng lành…

Nói vui thôi, Eptuchenkô đã tươi tỉnh tử lâu. Quán Tiểu Lạc viên vẫn mở, nhưng ông có ngay đã nghe bom giật mình chết từ tết năm ngoái. Một người hầu bàn đầu trọc, áo cánh xuyến đen ống tay rộng. Nếu thêm cái nón tu lờ sơn dầu quang mây, thì tưởng vào một cao lâu mới ở Lạng Sơn dọn xuống. Không biết có phải thật Tàu không. Cái năm lắm người Hoa đi, nhiều cửa hàng vằn thắn, chủ quán quấn cái tạp dề xanh đội lốt làm chủ quán Tàu. Mất ông có ngay, cửa hàng nhạt hẳn. Nhưng Eptuchenkô đâu biết cái buồn thiếu vắng ấy. Năm trước, nhà văn Solukhin và tôi vào hàng nem Cát Tần sắp đóng cửa để tránh nạn bị nhòm ngó lên tư sản. Cả gian hàng trống không, cái cốc cũng không có, chúng tôi uống bia bằng bát chiết yêu. Solukhin gật gù khoái rồi về Matxcơva viết trong bút ký Bưu thiếp Việt Nam: lần đầu tiên trong đời, đến Hà Nội tôi được cầm cái bát phương Đông uống bia Đức.

Chúng tôi uống cuốc lủi với chim bồ câu quay. Tôi nói dối đây là chim giẽ, một giống chim mùa lạnh về trú đông ở các cánh đồng nước nhiệt đới. Chim ăn thóc, thịt rất thơm. Marian Tkchốp hóm hỉnh:

– Chim giẻ cũng ngon như chim bồ câu, ông ạ.

Eptuchenkô lại như cắt nghĩa tiếp theo:

– Đừng tưởng chúng tôi không ăn thịt những con chim hoà bình. Cách nói như thế chỉ để hô khẩu hiệu. Khi còn chiến tranh, tôi là cậu bé tám chín tuổi theo bố mẹ tản cư về vùng thảo nguyên taiga ở Trung á. Cân đường, lít sữa cũng mua bằng phiếu như các bạn có sổ mua gạo bây giờ. Người lớn bắt chim bồ câu hầm cho trẻ con ăn. Nhưng bồ câu đàn ngoài vườn thịt tanh lắm. Bồ câu mới nở trong ổ bắt trên các khe mái nhà ăn mới ngon.

Không ai hỏi lại và chế giễu tôi về con bồ câu hay con chim giẽ. Mọi người đều biết là nói đùa và những tưởng tượng vui. Chặp tối hôm sau, sang sân bay. ở Gia Lâm, hay có khi Nội Bài, khách đi và đến vào chặp tối. Xe lửa liên vận biên giới phía bắc ở ga Hàng Cỏ chuyển bánh lúc nhọ mặt người. Qua cái cầu Long Biên giả chết – những nhịp cầu bị đánh gãy vẫn gục đấy, máy bay không người lái chụp ảnh lướt ngang cũng không biết đường sắt, đường ô-tô vẫn sống trong lòng cầu.

Đêm đêm, những đoàn tàu đoàn xe không đèn lẳng lặng qua.

Eptuchenkô ném hai đồng xu Nga xuống sông Hồng. Phong tục ngồi lại giây lát để ước được bình yên trước khi ra đi cũng như ném đồng tiền xuống sông, ấy là mong sự tốt lành và những cái hẹn có ngày trở lại. Năm sau, tôi gặp Eptuchenkô ở Matxcơva, nghe nhà thơ bốc phét kể chuyện tranh luận với tổng thống Mỹ J.Ca-tơ. Ca-tơ nói ông ta rất yêu L.Tônxtôi, nhưng lại dẫn sai một câu của đại văn hào này. Chắc là tay chuyên gia đãng trí nào đã làm sẵn cho lão nói – Eptuchenkô nghĩ thế. Eptuchenkô đã đưa vở kịch Người chào hàng cho A.Mi-lơ. Mi-lơ chảy nước mắt nhận quyển sách nhỏ bé, bìa quăn queo. A.Mi lơ không thể tưởng bom Mỹ ném như thế, Hà Nội vẫn in và diễn kịch A. Mi lơ.

Bao nhiêu năm sau, trong một chuyến thăm Thái Lan, Eptuchenkô đã tạt sang Hà Nội chốc lát. Dẫu sao, đồng tiền Nga vẫn thiêng, người ra đi có trở lại. Tôi không được gặp để hỏi xem khi Khơrutxốp qua đời đám ma thưa thớt, Eptuchenkô đã đi đưa, viếng độc một bông hoa cẩm chướng. Câu chuyện ấy ra sao, tôi đọc tin tức thấy nói thế.

Đôi lần, tôi hỏi Nguyễn Tuân:

– Anh nghĩ thế nào về tờrốtkít thời kỳ ấy?

Nguyễn Tuân đăm chiêu rồi sừng sộ hỏi lại:

– Mày muốn chụp mũ tao hả?

– Ông cứ quá lời…

– Tao đi Vọng Các với thằng Lương Đức Thiệp, vậy thì tao cũng là đệ tứ. Cách suy luận máy móc của chúng mày là như vậy? – BƠ vơ, tôi bỗng bị Nguyễn Tuân trút cơn bực mình. Bấy giờ tao với nó còn là những thằng ranh con, đã biết tam tứ ngũ lục thế nào đâu. Tao đọc hồi ky Đời tôi của Tờrốtkít đấy chứ. Mượn ở thư viện. Thư viện Tràng Thi có cả Tônxtôi, Goocky, Giôn Rít, có tuốt. Tây mật thám ăn mắm tôm, biết sách vở đỏ đen thế nào. Cái đứa viết báo khoe thời Pháp đã tìm đọc chui Lêôn Tônxtôi là nói láo ra vẻ ta đây cũng cách mạng từ bóng tối. Thằng Việt Minh Như Phong nhà chúng mày thỉnh thoảng lại vờ xuống chơi. Chẳng thấy nó giác ngộ gì tao, lại đưa cho tao tiểu thuyết tự truyện của Saclơ Pliniê. Mà Pliniê là thằng đệ tam rồi tờrốtkít. Việc đời lôi thôi lắm. Tao không bài bác, nhưng tao không thích.

– Ông chỉ làm cái gì ông thích thôi.

– Mồm nói thế này, bụng lại nghĩ khác, là thằng đểu. Mày gọi là thằng cơ hội, thì thằng bịp cũng thế. Không ưa mà cứ làm như thích lắm. Tao không sực được các chính khách!

Cứ cái kiểu ấy, một đời còn biết bao gian truân!

ở Thanh Hoá, khi thôi bị quản thúc, Nguyễn Tuân ra Hà Nội, viết để sinh nhai và cho ra nhân vật nào cũng là nhân vật Tôi. Trong sách cũng tương tự ngoài đời, người ấy tên là Nguyễn hay là Bạch cũng thế, trà dư tửu hậu chán chê rồi rời bỏ nơi ăn chơi, nhưng cũng không về nhà, bấy giờ nhà bác Nguyễn đã dời Thanh Hoá ra ở Ngã Tư Sở trên đất Mọc Thượng Đình quê gốc. Bạch về một gian gác nhỏ ở một phố khuất. Trong buồng mắc chéo cái võng đay. Không bàn ghế, không hoả lò không be lọ, không trai gái. Chỉ độc chai nước lọc mấy quyển sách dưới sàn với hộp cá sácđin và bánh mì. Có khi nằm võng cả tuần không ló ra đường, không cầm bút, không khách khứa nào gõ cửa cái buồng đã khoá trái. Chủ nhân khước từ mọi trò chuyện, chỉ mình với mình, gần như tịch cốc. Rồi bất thần lại biền biệt đi đâu, chìm đắm trong cuộc truy hoan nào rồi lại về náu mình ở cái buồng con trên nóc bếp hay ga ra ô-tô.

Cái gác của Nguyễn trong các tuỳ bút và truyện ngắn, truyện dài cũng na ná cái gác Nguyễn Tuân tá túc ở cuối sân sau một toà nhà bên tay phải phố Hàng Đãy. Bè bạn cho Nguyễn Tuân ở nhờ một buồng gác có thể trước là nơi ở của thằng tài thằng xe, tầng dưới để xe, trông thẳng ra cửa bên. Một cái thang gác gỗ nhấc đi được dựng đứng góc buồng, người trèo lên rồi sập mảnh ván xuống, đóng kín sàn, hệt cái bẫy chuột. Lên thang nghe gió cuốn âm thầm… Gác trọ không đèn nhớ cố nhân… – như câu thơ Trần Huyền Trân. Có một lần, Nguyễn Tuân đã dẫn tôi đến đứng ngoài vỉa hè nhìn vào hoài cổ cái gác xép ấy. Trải mấy chục năm dâu bể, thế mà khi ấy, bên trong một quán chè tươi, cái gác xép vẫn nguyên. Nguyễn Tuân bảo chẳng khác ngày xưa. Ngôi hàng chè tươi ấy của ông Nghi người làng tôi xuống Kẻ Chợ làm ăn. Ông Năm Nghi bảo:

– Chỗ gác ấy là trạm giao thông nội thành, cán bộ thường đến liên lạc. Chẳng biết thành phố có giữ làm bảo tàng không?

Ông Nghi cũng hoạt động cơ sở quận 1 thời kỳ ấy.

Toà nhà nọ, khi Nguyễn Tuân ở nhờ, là nơi tụ tập bí mật của một nhóm người đảng Đại Việt. Các nhà văn nhà báo Đào Trinh Nhất, Nguyễn Triệu Luật, Phùng Bảo Thạch… hay đến, có người bạn, có người chỉ quen, cả Đỗ Xuân Mai chủ nhà xuất bản Mai Lĩnh in phóng sự hai tập Tàn đèn dầu lạc của Nguyễn Tuân. Có thế, Nguyễn Tuân mới ở được cái gác bỏ hoang kia. Họ ra tờ tạp chí Văn Hoá, toà soạn đóng ở đấy. Báo hàng tháng bìa vàng dưới in trang trí hai chữ V và H trên nền một góc mặt trời đỏ toả tia ánh sáng. Chúng tôi xì xào hai chữ này: Đấy là bọn thân Nhật viết tắt chữ Vừng Hồng, mặt trời với tia nắng là vừng hồng đương lên – gần gũi với cái mặt trời tròn đỏ giữa quốc kỳ Nhật. Không hiểu tại sao,

Nguyễn Tuân cực ghét cờ Nhật, mà Nguyễn Tuân bảo là cục mực đỏ trên miếng vải trắng và giễu cờ Tàu Tưởng có cái ru líp xe đạp, bánh xe răng cưa. Hồi ấy tôi đã ở tổ chức Văn hoá Cứu quốc. Tôi để ý tin tức các phe nhóm chính trị thân Nhật, thân Pháp trong thành phố. Nguyễn Tuân cũng biết bọn ấy, Nguyễn Tuân không viết báo Văn Hoá nhưng lại thích cái góc tĩnh mịch hơn, nên đến ở đấy. Chỗ cái sân sau dưới cửa sổ – Nguyễn Tuân kể, tối nào chúng nó cũng tập võ, tập súng khuya lắm. Hình như đánh bốc, đấu gươm, bóp cò tanh tách, ném lựu đạn chai lọ vỡ choang choang. Trên buồng, mình nằm võng mơ màng, rồi ngủ, mặc kệ. Biết có điều phức tạp, nhưng vẫn đi về một minh, coi như không bận tâm. Chúng nó bảo viết bài thì trả lời ậm ừ. Lão xuất bản họ Đỗ lên buồng, rền rẫm lên: ối giời ôi, thời thế này mà ông nằm chỏng vó lên được à? Dậy, dậy. Gươm đây, ka ki may áo, may mũ sẵn cả rồi. Không mau lên thì không ai đợi được ông đâu.

Nguyễn Tuân im lặng, lát sau hỏi câu thân tình với nhà mua sách ấy như thế này: Này, ông chủ xuất bản, ông sẵn tiền đấy không, ông cho tôi tiêu một ít. Và Nguyễn Tuân vẫn nằm võng trong cái gác xép trơ trọi. Mọi sự xung quanh, không động trệ đến mình.

Một hôm, Phùng xuống tìm Nguyễn Tuân dưới nhà ở Ngã Tư Sở. Phùng nói nhỏ:

– Mật thám quây nhà ấy rồi, đừng lên nữa, cho tao ở nhờ mày ít ngày.

Thế là Phùng ẩn náu ở am Sông Tô. Ba chữ Am Sông Tô chỉ là cái bóng đẹp khéo tưởng tượng mà thôi. Nguyễn Tuân thường đề lạc khoản kèm với ngày tháng dưới những sáng tác như thời thượng của người viết. Chứ đâu phải cái am, cái động, cái lều tranh, cái mái trúc mà chỉ có muỗi đêm túa ra táp vào mặt bên con sông Tô xanh rờn những bè rau muống trên dòng nước hôi thối ở các cống thành phố thải ra. Sau bờ rào cúc tần, một ngôi nhà ngói cổ toạ lạc giữa mảnh vườn con, trông sang nhà ga ra tàu điện đường Hà Đông – Cầu Mới. Nguyễn Tuân đã viết tuỳ bút Nhà bác Nguyễn xưng tụng công lao thân mẫu ông vất vả từ Thanh ra trông coi dựng nên nếp nhà ở quê. Đại gia đình về an cư nơi gần đầu làng Mọc sau bao nhiêu năm cụ tú Hải Văn – tú tài khoa thi sau cùng, đã bôn tẩu theo công việc chữ nghĩa và dong chơi khắp Khánh Hoà, Phú Yên, Phai Pho, Turan, Huế, Hà Tĩnh rồi cắm lại Thanh Hoá, đến khi về già mới trở về được nơi chôn rau cắt rốn. Tam đại đồng đường ngụ trong ngôi nhà ngói cũ kỹ ven đường này. Thời bị chiếm, Pháp mở rộng đường Hà Đông, ngôi nhà bị ủi đi biến vào giữa lòng đường Nguyễn Tuân bảo chỉ nhớ áng chừng cái am Sông Tô ấy ở chỗ gần cửa nhà máy cơ khí bây giờ. Nhà bác Nguyễn, nhà bác Trương Tửu mất nhà, không được may như nhà bác Tú Mỡ trên Cầu Giấy, tản cư rồi có người trong họ đến ở nhờ trông nom hộ, khi trở về, nhà cửa vườn tược gần như nguyên.

Phùng luẩn quẩn tránh ở nhà Nguyễn Tuân. Lại còn như trêu ngươi, như không biết là người đương bị mật thám truy lùng, cứ tối đến, hai người thong dong lên tàu điện vào chơi ả đào Khâm Thiên.

Tôi không được cùng thời yên ba sầu xứ trong cái vỏ ốc thành phố này với các vị. Nhưng những khi đôi ba chén rỗi rãi, ngồi nghe kể, lại tưởng ra nguồn cơn vui thú của cái ông trưởng nam mới tý tuổi đầu đã được cụ thân sinh dắt theo đến phố Hàng Giấy thưởng thức đàn ngọt hát hay hẳn cũng có khác người, cho nên bóng dáng và tiếng tơ tiếng trúc xóm yên hoa còn dấu vết xa xưa lại trong tâm tư. Nhưng đến thời buổi nơi hát xướng đã nửa cô đầu nửa nhà thổ, bên tiếng hát bâng khuâng hồng hồng tuyết tuyết, phách róc lấp lánh lưa thưa như hạt ngọc rơi để khách cầm roi chầu gõ ngắt xuyên tâm, lại cộng thêm một lũ đào đĩ hầu rượu giải chiếu mắc màn rồi ngủ với khách, thú thanh tao nọ đã sang một sự vật dục khác cung phụng cho nhiều người khác rồi.

Nguyễn Tuân không chơi như người ta xưa và nay. Nguyễn Tuân trang nhã, thân tình với bà luật sư thượng viện Phước Đại, bà Bảy Nam và cô Kim Cương cả với ca sĩ Hà Thanh, một thời giọng vàng đài Sài Gòn, với Hoàng Oanh mà tôi vừa gặp đã giới thiệu ông quen ở khách sạn Côngtinăngtan hôm đoàn kịch Kim Cương ăn mừng một tuổi, thế mà cứ lưu luyến như rồi còn gặp lại. Nhưng chỉ vậy thôi. Nguyễn Tuân hay xỉ vả thói hoa lá cành của Nguyễn Văn Bổng và tôi. Cách mạng thành công năm 1945, Nguyễn Tuân mới ba mươi tuổi. Thế mà đĩnh đạc, chỉnh tề như đã tuổi tác lắm. Không giăng gió, Nguyễn cũng không thuộc những người liến láu khôn đến rạc cả người mà đàn bà ngại như cách Nguyễn Hữu Đang xếp hạng.

Năm 1975, Nguyễn Tuân vào Sài Gòn đến ở một nhà quen khó ai biết đích xác, kể cả những Phạm Tường Hạnh, Đoàn Minh Tuấn chuyên làm đầu sai mua giò chả các quán Bắc, rượu đế thịt quay chợ Hoóc Môn và chạy tiền để cụ tiêu. Bà chủ nhà kín đáo ấy, bấy lâu trong chỗ riêng tư. ở trong này vẫn nhận thầm với bạn bè lứa tuổi, bà ta là một bóng chị Hoài, tóc chị Hoài. Hôm Nguyễn Tuân trở ra Hà Nội xe về qua bưu điện Bờ Hồ còn tạt vào ghi xê gửi bức điện khẩn cho ai rằng đò giang đã thuận buồm bình yên. Chẳng may, tôi lại cầm đi đánh bức điện ấy nên mới để ý tên người nhận. Bà Nguyễn Thị Thảo. Ôi chắc là cái bà Nguyễn Thị Thảo báo Phụ Nữ ở phố Hội Vũ, trước có Trúc Khê, Lê Thanh cộng tác. Bà Thảo ấy sao? Tôi không hỏi. Tế nhị, người ta đã không muốn nói, thì cũng chẳng nên cố ý thóc mách. Sau chuyến ấy, Nguyễn Tuân thường ra đường, tay cầm gậy song, mặc bộ áo cánh lụa màu cậy dáng nhà Phật, bảo là của người ta cho. Khác nào hai câu thơ hoa viết bút lửa trên mặt đôi guốc mộc của Mộng Tuyết gửi biếu bác Nguyễn, những tình bạn đẹp và buồn phương trời.

Phồn hoa tỉnh mộng sương pha tóc

Mà cố nhân còn vẹn sắc hương

Nhưng khác chuyện bà giáo ở Bến Tre gửi thư cho Nguyễn Tuân – cũng trong cái năm 1975, sau bốn mươi năm Nguyễn Tuân mới trở lại Sài Gòn. Bà giáo Bến Tre giọng buồn giọng vui viết thư cho Nguyễn Tuân biết năm xưa bà đã gặp phải một Nguyễn Tuân dởm như thế nào.

Quãng những năm 1940 thuở ấy tôi cũng đương ở Sài Gòn. Tôi cũng biết chuyện có đứa mạo tên của Nguyễn Tuân đi lừa tiền nhiều nơi. Nguyễn Khánh Đàm, em Nguyễn Tuân, chủ hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm đường Sabuaranh đã kiện chứa mạo danh lên toà án thành phố. Nhưng tên ăn cắp đã lặn mất.

Bà giáo Bến Tre bị tên Nguyễn Tuân dởm ấy lừa tình thì chẳng mấy ai biết. Bây giờ bà giáo tâm sự với ông Nguyễn Tuân thật, rằng bà muốn được gặp ông. Nguyễn Tuân chống batoong, đi đi lại lại trong buồng khách sạn Bến Nghé. Nguyễn Tuân nheo mắt và nụ cười heo héo. Có cái thanh xuân của người ta thì thằng Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Tuân thật đầu râu tóc bạc lụ khụ đến. Hai chiếc quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang cuối của thiên tiểu thuyết này không thể tái hồi Kim Trọng có hậu như truyện Kiều được. à cậu viết truyện tình được đấy, tớ bán cho cậu cái cốt truyện này. Một chai Macten thôi, trong này sẵn. Nguyễn Tuân không xuống Bến Tre. Cũng không trả lời thư bà cụ giáo.

Thời la cà dưới xóm mà Nguyễn Tuân đặt tên là những cuộc truy hoan, ở giữa nơi ăn chơi Nguyễn Tuân cũng không dăng dện vẩn vơ. Trong các tài danh thuở ấy ở Khâm Thiên mà bây giờ các bà Nguyễn Thị Phúc, Quách Thị Hồ vẫn còn nhắc lại giọng tức tưởi âu yếm:

– Ông Tuân với bà Năm, chỉ một bà Năm thôi, cứ gọi là hết nhẽ. Ngoài kháng chiến, ông đi chỗ nào, trong này bà Năm cũng biết. Thế mới tài chứ. Bà gửi cả vàng ra cho ông tiêu. Lo liệu cho nhau đến thế cơ mà.

Cũng thì chơi bời, Nguyễn Tuân chỉ gắn bó vơi chủ nhà hát và hát hay. Lôi thôi quá, tao định đưa bà Năm về làm bé đấy. Nhân thể rước cả bàn tĩnh về. Đằng nào cũng nghiện, hút ở nhà đỡ tốn đỡ đàn đúm. Cụ ông nhà mình tính cho hai bố con thế. Rồi cách mạng, thế là tung hê cả Cái người nặng tình với Nguyễn không phải đào Hồ, đào Phúc, cũng không phải Mộng Hoàn chị ruột của Vũ Đình Hải trinh thám tư và làm áp phe cho Nhật mở buyarô trên phố Trường Thi, rất thích truyện Chí Phèo, Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao. Mà đây là đào Chu Thị Năm, cũng là chủ nhà hát. Tôi hậu sinh, chẳng biết đâu những đào hoa xa xưa của vị bô lão. ở Việt Bắc trở lại, Nguyễn Tuân tìm mua ở chợ Giời được mấy cái đĩa hát của Mộng Hoàn và của Chu Thị Năm. Canh tàn rượu tỉnh, khuya khoắt lắm mới lấy ra nghe như nghe ma hát. Nguyễn Tuân bình: Cùng nhà nòi cả, Mộng Hoàn thì sang, hát hàng hoa bay bướm, nhưng khuôn giọng vào đàn có phần không dụng công bằng Chu Thị Năm. ấy cứ đúng mực với nhau, mà có quá đi nữa, ông sẽ làm như nền nếp thói thường, đưa nó về lạy chị cả – chẳng thể tan hoang đến nỗi nào. Nguyễn Tuân đã nói ra miệng thế. Một bạn chơi cùng thời với Nguyễn Tuân là Vũ Bằng đã viết: Chơi đâu thì chơi, không bao giờ Nguyễn Tuân sao nhãng cửa nhà. Hồi ký về Nguyễn Tuân của Vũ Bằng in báo Văn Học ở Sài Gòn, đến khi đọc tự truyện Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng không thấy câu ấy, thành thử tôi chỉ nhớ ý. Con mắt tinh đời của Vũ Bằng đã nhận xét ra từ ngày ấy và đúng suốt đời với Nguyễn. Năm kháng chiến, Nguyễn Tuân với một đoàn cán bộ bí mật vào hậu địch hạ lưu sông Hồng. Trong công việc chuẩn bị vào tề, Nguyễn Tuân tự đặt bí danh là Tuệ. Tây mà tóm được thì bác Nguyễn là cụ chánh tổng Tuệ, cụ chánh hội Tuệ, tuỳ tình hình. Nghĩ trước tới lúc hiểm nguy, vẫn là nhớ về bác gái nội trợ ở nhà. Tuệ là tên bác gái, bác Tuệ. Cả đời bác gái giúp bác trai làm nhà bếp, nhà bàn, nhà phòng nhà nó Những năm sau này, ít đi xa, Nguyễn Tuân hay khoe đùa:

– Chẳng đâu có ôten tốt hơn cái ôten nhà mình.

Những cái đĩa hát chỉ là những cái đĩa hát, những đĩa hát 78 cũ đã nhạt tiếng rồi mất hẳn. Người hoa khôi nơi yên hoa xưa đã yên giấc nghìn thu từ lâu. Tối ba mươi, tôi hay đến Nguyễn Tuân nghe bà Năm hát, nhưng tục lệ ấy cũng đã tàn tạ nhiều năm rồi.

Những đêm này, Phùng và Nguyễn Tuân thường hát ở nhà bà Năm, hát nhà hát nhà. ở nhà hát ấy đã được miêu tả trong Tuỳ bút 2, có lần bác Nguyễn lưu luyến ở đấy lâu quá, một sớm trở dậy chợt soi gương thấy hai hàng mi dường như đương trắng bệch ra – sắp thành thần Bạch Mi, ông thần cai quản đám ca nhi giang hồ nơi thanh lâu, tửu quán.

Nửa đêm, Phùng về am Sông Tô, Nguyễn Tuân ngủ lại. Mật thám đã rình cửa. Phùng bị còng tay, tông ra xe.

– Thằng Tuân đâu?

Mật thám dẫn Phùng lên đập cửa nhà hát bà Chu. Gà vừa gáy canh một. Nguyễn Tuân chui trong màn ra, tra tay vào còng số tám, về sở liêm phóng. Cùm xà lim cả tháng, Nguyễn Tuân bị gọi lên tra và hỏi dòng dã về những dứa nào, chúng mày làm gì trong toà nhà tạp chí Văn Hoá phố Hàng Đẫy mà Nguyễn Tuân vẫn về nằm võng. Chuyện thật mà mật thám Tây không thể tin. Nguyễn Tuân không đến nỗi nhát sợ khai lung tung, mà thực sự, không biết đổ vấy cho ai. Nguyễn Tuân không biết mảy may chuyện trong nhà ấy. Giữa năm 1941, hai người mật thám dẫn bỏ Nguyễn Tuân lên trại tập trung ở Vụ Bản vùng rừng núi Hoà Bình, Ninh Bình. Việc đi tù này, Nguyễn Tuân ghi một câu gọn lỏn vào lý lịch để ở cơ quan: Đi căng một năm vì chứa chấp Phùng. Chỉ một câu mà đâm nghĩ ngợi. Cả khi có tuổi, Nguyễn Tuân cũng không quên.

– Tao không dây với chúng nó, việc gì nó phải dẫn mật thám đi bắt tao. Mật thám hỏi, nó chỉ nói một câu không biết, thì đã sao?

Thời ấy, Nguyễn Tuân còn một ông bạn, khi cần tiền vẫn giựt nóng mấy đồng mà không mấy khi phải trả. Năm tù ở Vụ Bản về. Nguyễn Tuân cho con cầm thư đến bạn mượn tiền, cũng như báo tin khéo: Tôi đã về. Ông bạn thân mọi khi không đưa tiền, cũng chẳng một chứ trả lời. Đến nay Nguyễn Tuân còn cười nhạt qua chén rượu: à người ta ngại dính đến thằng tù dây. Những đợt chỉnh huấn gay gắt, Nguyễn Tuân ngồi im nghe mọi người giúp đỡ, gợi cho nhớ lại những câu đã chửi ai, đã nói ác ra sao mà Nguyễn Tuân không nhớ nói thế bao giờ. Nhưng nghĩ chắc có nói, không phải chúng nó vu. Chỉ không tưởng được rồi có khi người ta lại đem câu giễu cợt ra chỗ nghiêm chỉnh thành chuyện tày trời. Nguyễn Tuân không tiếp thu’, cũng chẳng nói lại, rồi cũng chẳng bao giờ nhìn mặt những người ấy nữa. Bề ngoài, tuồng như ở ngòi bút và trong cuộc sống Nguyễn Tuân chỉ có xô bồ và ngang cành bứa. Không, đối đãi với xung quanh, Nguyễn Tuân vừa thành kiến vừa tình nghĩa nền nếp cũ. Hợp nhau mặt nào thì chan hoà mặt ấy, những cái khác thì không lưu tâm. Cuối năm, cẩn thận, đều đặn, Nguyễn Tuân gửi thiếp chúc năm mới những người quen biết cần gửi. Không bất thường và trễ nải hứng một lúc. Tôi đi Lai Châu hay Hà Giang lâu lâu, thế nào cũng được thư Nguyễn Tuân, khi gửi từ Hà Nội, khi Lào Cai, khi Vĩnh Linh, khi Matxcơva. ở phương này, Nguyễn Tuân nhắm phía chân mây kia mà ông thèm tới.

Bình luận