Đến việc ăn uống thì thật nền nã và cầu kỳ. Hay bảo là cốt làm ra khác thường cũng có thể được. Nguyễn Tuân lên cốt 400 núi Ba Vì. Trên ấy đạo diễn Mai Lộc đương quay một số thước ngoại cảnh phim Vợ chồng A Phủ của tôi. Lưng núi, xa chợ búa, con bò con lợn mổ được phải để ăn dần mươi hôm. Tổ làm phim thịt bò đón khách linh đình. Miếng xách luộc, miếng thịt tái cả da chấm tương gừng. Hồi này nhà mậu dịch gắt gao thu mua da bò da trâu, có ở rừng ăn chui mới được miếng da bò thui quý hiếm. Mấy ông già người Dao ở làng gần cũng xuống vui chung. Nguyễn Tuân khen ở núi hiếm gia vị mà cũng kiếm được rau thơm, ông chỉ nhặt bỏ ra ngoài mâm những lá cỏ dại gọi là lá mùi tàu nhổ ở ven rừng. Nhưng Nguyễn Tuân chén thịt bò có một bữa ấy Những hôm sau, nhờ nhà bếp nắm cho nắm cơm và mở lọ muối vừng, lọ ruốc mang theo từ nhà. Đừng ai nài ông khách kỹ tính ấy ăn thêm miếng thịt kho, một bát nước suýt oi khói hai ba lửa. Nguyên Hồng với Nguyễn Tuân mỗi người ăn uống một khác, thế mà chơi được với nhau. Nguyên Hồng uống tạp, rượu nhắm ổi xanh, hành sống, cà pháo muối xổi… Buổi tối, Nguyên Hồng ngủ lại ở cái gác xép sân sau cơ quan. Chẳng biết cao hứng sao đi tìm tôi rồi ra chợ chiều cạnh bến xe Kim Liên mua miếng thịt bò, mấy nhánh cần tây và mớ rau húng. Thịt xào không mỡ với muối, rau húng chỉ cởi lạt, ngắt ăn cả nhánh. Hàng rau người ta rửa rồi mới đem ra chợ bán chứ ăn cả đất đâu mà lo. Khéo vẽ vệ sinh lôi thôi
Nguyễn Tuân khác hẳn, Nguyễn Tuân uống như các cụ ngày trước, rượu ngữ. Bữa sáng hay chiều có nhắm hay uống suông cũng thế, thành lệ mỗi lần một hai chén, quanh năm không khác. Nguyễn Tuân có thổ mua rượu, ông kỵ rượu chợ. Không nát, không to tiếng, say chỉ lừ đừ và lặng lẽ nằm nghỉ. Tạng Nguyễn Tuân với cách thức hương hoa ấy hợp với các thứ uống hảo hạng Chianti của ý, Rôm Giamaich hay Uýtky và Mao Đài. Mùa hè, làm cốc-tay thêm lát chanh với miếng đá, nhấm nháp cả ngày. Không đụng đến rượu ngọt, dù nặng. Cái xa kê ngòn ngọt của Nhật thì vứt đi. Có lần, đạo diễn Đình Quang ở Nhật về biếu ông bình rượu xa kê to tổ bố. Ông cho chúng tôi uống cả. Những năm ấy, chuốc đâu ra những của quý như thế mà vẫn kiểu cách của ông. Bời vậy nông nỗi còm cõi càng trơ khố tải ra, mỗi khi có đôi chút phong lưu, nhiều cuộc uống tội tội thế nào ấy. Một miếng pho mát, một cốc vôtka Ba Lan trên gác nhà bác sĩ Trần Hữu Tước, cũng khá hiếm hoi. Chủ nhân chỉ ao ước có tủ sách chuyên môn, có tiền mua hàng tháng sách nghề của mình tháng nào chẳng có tạp chí, có sách mới, chỉ đọc báo cũng muốn phát sốt. Mà không có tiền mua ông bác sĩ anh hùng này đã dịch tiếng Pháp bút ký Ngõ tây của tôi với nhiều truyện ngắn khác và những phát biểu, tham luận của tôi mỗi lần tôi đi dự hội nghị nước ngoài. Ông dịch thuê và đọc cổ văn Liêu trai chí dị. ở Pháp ngày trước, ông làm bác sĩ tai mũi họng chuyên cho hoàng gia Anh. Một năm, chỉ vài ca khám đã thừa cái ăn chơi. Thuở ấy, xa rồi. Bây giờ, mỗi lần cho con xách cạp lồng đến phở Khải 202, chủ quán quý khách thái thêm cho mấy miếng gầu đã cám ơn, xuýt xoa khen.
Cái cung cách ăn uống phải tính toán nghèo nghèo này, kể cũng hiu hắt và vất vả. Mỗi khi vớ đâu được một chai ngon, henitxy hay cô nhắc, Nguyễn Tuân thường kéo bạn đến, từng người. Họ được uống vào những lúc khác nhau. Người mở nút đầu tiên và người uống ly chót, chủ nhân đều đã đo đạc cẩn thận. Không biết ai, chỉ biết tôi không mấy khi được vinh dự mở nút chai. Tôi chỉ lĩnh một chén ông dành cho vào lúc nào đấy và đến lúc khoái quá, được Nguyễn Tuân bảo:
– Ông có thể thêm ly nữa, ly nữa.
Tự tay tôi thò vào cái nút be lọ lỉnh kỉnh dưới giá sách lôi ra chiếc chai quý mà lúc nãy rót xong chén cho tôi, Nguyễn Tuân đã lại cất sâu vào phía trong. Ai, thì đãi rượu nào. Có cái này uống được. Ông đến nhé… Được, hiểu là thượng hạng đấy. Trong lúc tôi liếm môi vị cô nhắc thơm cay mà một bạn người Nga của chúng tôi, anh Vlat nghiện rượu quanh năm túng bấn chỉ nốc có rượu trắng, cứ nói xấu lấy được rằng thằng cô nhắc có mùi hôi con rệp, tôi ghét thì Nguyễn Tuân tự rót cho mình một ly cuốc lủi. Nguyễn Tuân xơi cái thường, nhìn khách uống cái sang và hỏi: Thế nào? Tưởng có thèm đến mướt mồ hôi cũng không nỡ nào dám uống thêm, thì Nguyễn Tuân lại tự tay rót ngay ly nữa. Nhưng ông cất lời dạy bảo ngay:
– Uống trâu, mày là thằng uống trâu. Chỉ rượu trắng, người Nga mới hắt vào miệng một tợp chống rét như thế. Rượu có giá phải nhấm nháp và nghĩ để thưởng thức.
Tôi chịu không làm được, tôi cũng không muốn đổi lối người ta nghiền ngẫm vị rượu trên lưỡi, tôi nghĩ về rượu trong cổ lên quỹ đạo lâng lâng theo cách của tôi. Tôi cãi chày cối, Nguyễn Tuân không nói nữa, nhưng có vẻ không bằng lòng… Và nhiều cái. không bằng lòng khác. Có khi cả năm Nguyễn Tuân chán chường tôi, không nhìn mặt. Nhưng ông bạn vong niên ấy với tôi không đến nỗi kiềng nhau như bác Nguyễn và nhân vật Mợi trong tuỳ bút Đôi tri kỷ gượng mà chúng tôi như người nợ nhau, ghét nhau đấy nhưng lâu lâu không được tào lao đôi ba câu, lại thấy văng vắng. Thật khó nhọc, mà lại cứ thật là cần.
Mấy chữ này của Nguyễn Tuân có thể phác hoạ ra những khúc khuỷu trái ngược ấy.
Tô Hoài,
Mình thường ít khen ông – về cả con người, cả nhà văn.
Nhưng đọc Sài Gòn Giải phóng, 13 tháng giêng 1985 bài Một người bạn, mình thấy có một cái gì mơi mới ở ông. Nhưng phải khen cái truyện ngắn khá dài khá sâu rộng này. Người thật việc thật trong chuyện này có thật không, hoặc có thì ở mức nào, đối với tôi không quan trọng. Cái quan trọng là nó như thật. Nó hay đấy. Ông còn khoẻ hơn tôi, cứ làm độ một tập như thế này thì ông sẽ phá kỷ lục của Tô Hoài đó.
Nguyễn
Nhưng việc gì ông phải cho truyện ngắn một người bạndính vào mục dự thi. Không dự thi thì truyện Tô Hoài giảm giá trị đi à? Hay là người ta xui ông đi thi viết!
Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sĩ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung thật đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi, mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét:
– Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết!
Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa:
– Đi ngay!
Nguyễn Sáng vẫn hăng:
– Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? Ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi?
– Anh ra khỏi đây ngay.
Nguyễn Sáng lập cập xuống thang.
Đến nhà tôi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa.
Nguyễn Sáng bảo con gái tôi:
– Người ta vừa đuổi chú. Năm mới mà chú bị người ta đuổi.
Ngồi một lúc coi như uống tiếp lúc nãy, tỷ tê hỏi mới ra câu chuyện những cát tài và cái tai gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn:
– Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người.
– Lúc nãy có nói thế với Nguyễn không?
– Chưa hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn.
Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái như trẻ con.
Buồn cười, Nguyễn Tuân nhiếc tôi:
– Chúa ghét cái thằng bợm bia rượu mà hàng ngày lại uống nước lạnh.
Không mấy khi Nguyễn mời tôi uống chè. Không bao giờ cho tôi thuốc lá.
– Mày hút phí thuốc lá.
Quả là tôi không hút thuốc. Muốn hút chơi thì tôi phải xin ông. Thường nói, ông vừa khôi hài vừa mỉa:
– Chó biết thằng này thế nào là thật? Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày.
Tôi cũng tìm ra cách chọc tức lại. Này ông chửi tôi giả rượu giả thuốc, giả cười, tôi ăn bọ hung, tôi ăn thịt chuột. Ông bảo người ta chỉ thật nhất lúc ngồi với cái chén. Nhưng mà từ thời công nguyên, hai ba nghìn năm nay, thiên hạ thế giới đã luận về cả trăm lối nâng chén đấy, chứ không phải cách riêng của thằng láu cá này đâu.
Tôi chìa trang Sử ký ra trước mặt Nguyễn Tuân.
Tề Uy Vương h ỏi Thuần Vu Khôn:
– Tiên sinh uống bao nhiêu thì say?
Khôn đáp:
– Thần uống một đấu cũng say, mười đấu cũng say
– Một đấu cũng say thì sao uống được một hộc? Sao nói vậy?
Khôn nói:
– Nếu cho uống trước mặt đại vương có quan chấp pháp đứng bên cạnh, quan ngự sử nấp sau lưng thì Khôn sợ hãi cúi đầu uống, chỉ một đấu đã say. Nếu cha mẹ có khách quý, Khôn vén áo khom lưng hầu rượu trước mặt thỉnh thoảng được ban cho mấy giọt thừa, lại phải bưng chén chúc thọ, phải đứng lên hầu rượu luôn như thế thì hai đấu đã say. Còn như bè bạn lâu ngày không gặp, bỗng nhiên gặp gỡ, mừng rỡ kể chuyện cũ, đem chuyện riêng ra nói cùng, như thế uống được năm sáu đấu. Nhưng đến như ngày hội ở quê, trai gái ngồi lẫn lộn, mời rượu dằng dai, đánh lạc, ném hồ, kéo nhau tụm năm túm ba, nắm tay nhau cũng không ai phạt, mắt nhìn nhau cũng không ai cấm. Đằng trước có cái hoa tai đánh rơi đằng sau có cái trâm bị bỏ sót, Khôn trộm lấy thế làm vui, có thể uống tám đấu cũng chỉ say hai phần. Khi trời chiều, tiệc vãn, dồn chén ngồi kề, gái trai cùng chiếu, giày dép lẫn lộn, chén bàn bừa bãi, trên thềm tắt đuốc, chủ nhân giữ một mình Khôn ở lại mà tiễn khách ra, áo là cởi bỏ, thoảng mùi hương thơm phức. Lúc bấy giờ lòng Khôn rất vui, có thể uống được một hộc mười đấu. Vì vậy nói rượu quá hoá loạn, vui quá hoá buồn, muôn việc đều thế. Vua Tề nói: Hay! (*)
(* Hoạt kê liệt truyện. Sử ký Tư Mã Thiên (145 trước CN). Như Thành dịch, lần in thứ tư, Nhà xuất bản Văn Học, 1988)
Chắc chắn Nguyễn Tuân đã ngâm nga đoạn văn này bao nhiêu lần, nhưng tôi cứ đọc lên. Nguyễn Tuân im lặng, không phải để khỏi cụt hứng người đọc mà Nguyễn Tuân nhấp chút chút rồi gật gù:
– Mấy năm trước, chắc tớ cũng bị theo dõi. Nhưng bây giờ thì hẳn là thôi. Mình hay nói, đứa khác đem nói lại, nó bịa ra chuyện mới, lời bình mới, bảo là Nguyễn Tuân nói đấy. Thời buổi sinh ra ca dao hò vè lung tung ấy mà. Nhưng xét cho cùng, Nguyễn Tuân có tò mò đôi chút cũng chỉ nghe hơi chứ phải đâu được mắt thấy, được ngồi bàn bạc mà biết. Cái thằng cầm bút viết được chữ nào bán chữ ấy, sức đâu mà làm ca dao cho không. Mày học làm đầy tớ Thuần Vu Khôn để dạy tao. Tao cũng là thầy đây. Thầy này ghét đứa nào uống rượu để nhắm thằng khác uống rượu. Đấy, lại mất điện. Tiến lên công nghiệp nặng của ông Lê Văn Lương ở thành phố này là phải trữ cái đèn hoa kỳ.
Năm 1954, về Hà Nội, tổng thư ký Hội Văn Nghệ Việt Nam Nguyễn Tuân và thường trực cơ quan Nguyễn Huy Tưởng ưu tiên hai thủ trưởng mỗi người được phát cái xe đạp, số xe công màu biển xanh. Xe đạp, Nguyễn Tuân cũng làm cho hình thù nó khác của người ta. Khung không sơn lại, để loang lổ đen xám, ghi đông vuông, xe cởi truồng không mắc gácđờbu. Nhưng thế không có nghĩa là cẩu thả. Thoáng trông xấu xí, mà xe khung Pháp, phanh tốt, lốp đoonglốp đỏ sẫm.
Nguyễn Tuân đến tiếp khách nước ngoài ở khách sạn Thống Nhất. Đi xe đạp thường ý tứ để xa xa cửa vào, rồi khoá cẩn thận tựa bờ tường bên nhà phát hành sách. chốc nữa, khách có thân tình tiễn ra ngoài cái cửa quay, chủ chỉ việc đi lững thững vài bước. Giả đò như ở cái thành phố xinh xắn yên tĩnh này không cần đi ô-tô và thư thái tản bộ là một thói quen đẹp. Khách vào rồi, ông chủ ra ngách tường để xe đạp đằng kia, mở khoá và thóc đi.
Nguyễn Tuân đến chỗ giấu xe. Cái xe đã biến mất. Mấy hôm sau, thương nghiệp thành phố biết chuyện đã tặng nhà văn một xe Thống Nhất chưa bóc giấy bóng. Tôi không biết cái xe ấy Nguyễn Tuân đã cho hay bán, nhưng không thấy Nguyễn Tuân cưỡi xe đạp nữa. Trong thành phố, ông đi bộ và gọi xế lô. Chẳng mấy lâu, bệnh thấp khớp đã khiến cho đôi chân người phiêu đãng không còn mấy vững, phải có thêm cái gậy đỡ. Nguyễn Tuân vốn chơi gậy, có một ống đựng hàng tá batoong các kiểu. Gậy lim sơn then, gậy lụi. Gậy song Sa pa khắc tên những nơi đã đi qua, Matxcơva, Sôphia, Vácna… Mới thêm một chiếc nạng thương binh. Lần ấy, vào Sài Gòn, bệnh thấp khớp khéo trêu ngươi bỗng nổi lên ở cái đất khô nhẹ, mà những người quê miền Bắc bị khớp, xưa kia cũng như ngày nay, có điều kiện, đều tránh cái rét mùa ẩm vào trú đông trong Nam. Thế mà Nguyễn Tuân bị sưng chân lên đến gối, ngồi một chỗ. Cũng có thể không lạ, sự dị ứng trái ngược. Khi Nam Cao còn trẻ vào làm ăn trong Sài Gòn, bị nề đến phải chống gậy lên tàu ra. Đôi chân thèm đi của Nguyễn Tuân đã được đắp vô vàn cao hổ, có đến mấy chục cái chân con hổ mà đến lúc cũng quỵ. ở quán thịt chó Sinh Hàng Lược, Đoàn Giỏi mách:
– Hai cẳng sau con chó, ở trong Nam người ta chữa được nhiều bệnh, thần hiệu nhất cái bệnh đau xương, bệnh khớp.
Nguyễn Tuân ở bệnh viện về. Mỗi ngày, buổi chiều, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa xách cặp lồng lên Hàng Lược mua cẳng chân sau con chó, không biết hai hay bốn. Đến bấy giờ Phạm Văn Khoa cũng hoá ra người khổng lồ chân đất sét rồi, nhưng con người cao lớn lực lưỡng ấy lại ngược đời, kém chân thì đi xe đạp thay. Từ hôm Phạm Văn Khoa mất xe đạp, chàng mới chịu cho các nàng đèo xe máy. Phạm Văn Khoa treo cặp lồng chân chó ở đầu thang gác lên nhà Nguyễn Tuân. Xương hổ, xương chó và bè bạn lo cho cái chân người về già. Cũng nhờ vớt vát chịu đựng thế mà khi đã đuối lắm, Nguyễn Tuân vẫn chống gậy với chiếc vai nhỏ đựng sách và hộp chè, khay chén đến bệnh viện lần cuối cùng. Cả cái chai rượu lẹp dẹp trong lườn áo khoác.
Những năm đầu, các cơ quan từ thành phố lên Việt Bắc, chúng tôi ở xóm Chòi làng Yên Dã huyện Đại Từ chân núi Tam Đảo ngoảnh về đằng Thái Nguyên. Ngày quang trời thấp thoáng thấy Khuôn Chu – một làng người Dao trên lưng núi có lối tắt đỉnh núi sang vùng Tam Đảo nghỉ mát bên kia. Vào mùa mưa, những con lũ tràn ra giữa sườn núi xanh im, xa trông như những giải lụa trăng toả xuống. Nam Cao và tôi ở báo Cứu Quốc trên Tuyên Quang cùng đổi công tác về hội Văn Nghệ. Nhưng Nam Cao còn lên Chợ Chu học ba tháng trường Nguyễn ái Quốc – lớp tập trung ba tháng hồi ấy đã là dài và quy mô nhất. Tôi về thẳng xóm Chòi.
Từ khi rời Hà Nội đến đây cơ quan mới ở lại một chỗ ra hồn. Bên báo Cứu Quốc ở nhờ trong làng, lần lần từ Yên Thọ Hoài Đức vào Viên Nội Vân Đình, lên Trung Giáp Phù Ninh trên Phú Thọ. Sang chán núi Tam Đảo, các gia đình đi theo ở quanh trụ sở đông hơn các đoàn văn nghệ kháng chiến trên Nhã Nam bên Bắc Giang, bên Xuân áng Phú Thọ và Quần Tín trong Thanh Hoá. Cơ ngơi ăn ở và làm việc gồm những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Kiến trúc sư Võ Đức Diên chỉ huy làm nhà kiểu ánh sáng cột vầu mái rơm vách nứa và ở cánh rừng bên ngoài, trường nội trú Văn nghệ Nhân dân của ông đốc Nguyên Hồng, mỗi khoá hàng trăm người nhiều nơi về đây học. Các nhà theo cơ quan thì ở nhờ nhà bà con trong xóm. Tối tối, chúng tôi tụ tập ở căng tin Võ Đức Diên. Chị ấy nấu rượu nếp, có bánh đa. Hôm nào phiên chợ Ký Phú bên kia suối thì làm bánh cuốn, bún thang. Phạm Duy và Thái Hằng ở Thanh Hoá ra. Có một hội nghị quốc tế về âm nhạc ở Rumani, Phạm Duy chuẩn bị đi. Tôi không biết hội nghị hoãn hay vì đường xá cách trở, bấy giờ xe lửa Bằng Tường – Nam Ninh chưa có, cuộc đi lại thôi. Vợ chồng Phạm Duy trở về khu bốn. Chỉ có như vậy, không lắm chuyện như Phạm Duy đã viết trong Hồi ký thời cách mạng, kháng chiến.
Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Mỗi người được tổ chức ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân. ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhánh hoa mua, hoa đơn đỏ ngắt ngoài đồi. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu.
Cái chu đáo của Nguyễn Tuân, theo cách Nguyễn Tuân, nền nếp nho phong, như Nguyễn Tuân giao thiệp với Tố Hữu. Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng tư năm 1950 – tôi nhớ theo Nguyễn Tuân kể. Có khi, đột nhiên Nguyễn Tuân nhắc đến. Nguyễn Tuân nói: Hôm nay, hai mươi năm trước… hăm hai năm trước… hăm nhăm năm trước… nó quẳng mình xuống tàu Chanilly… Tết năm ấy, năm ấy mình ở Hương Cảng… Rồi nói chuyện sách mới đọc hay có việc đương nghĩ, chúng tôi ngồi yên. Khi bực tức một người, một bài báo, người ta nói thường thốt ra, câu nói ác khẩu mà nhiều người hay kể lại: bao giờ tôi chết thì nhớ chôn theo với tôi một thằng phê bình, theo cái nhớ của tôi, thật thì Nguyễn Tuân còn nói đùa thêm để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn. Cũng táo tợn như cái câu của P.Môrăng: Ta muốn sau khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái vali mà Nguyễn Tuân đã lấy đặt lên đầu trang tiểu thuyết Thiếu quê hương khi in từng kỳ ở tuần báo Hà Nội Tân Văn. Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói:
– Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu.
Nhưng chưa bao giờ Nguyễn Tuân làm thế.
Mà chỉ thấy mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng, hay tết nhất Nguyễn Tuân đều đến chơi Tố Hữu. Thế nào cũng cầm lên mây bông hồng vàng lòng trứng gà. Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp. Cũng là miệng xà thôi…
Không nhớ ở cuộc họp kết nạp Nguyễn Tuân tôi có phát biểu thế nào không, nhưng sổ tay tôi ghi nhật ký ngày 18-4-1950.
Những đám mây xanh mơn mởn đùn lên như mây nổi trên khu rừng già, đâu cũng rừng, cũng rậm rà. Chiều Việt Bắc tối rậm rịt, vướng vít trong cây không biết mờ mờ sương hay khói trải trên lớp núi răng cưa ngang mắt. Con chim bắt cô trói cột kêu trong chiều muộn. Tiếng con cuốc khắc khoải. Hoàng hôn cũng buồn buồn như lòng mình, ngồi đây mà nghĩ đâu đâu. Nghe mọi người nói, tôi nghĩ đến những chuyện khác Buổi kết nạp Nam Cao ở núi Phía Biếc rưng rưng nước mắt. Tiếng súng moochiê của địch từ ngoài Pù giát câu vào. Buổi kết nạp Phúc Mơ, cái dáng Phúc Mơ nhăn nhúm, đăm chiêu lúc giơ tay thề. Những điều mình dặn Phúc Mơ, trước hôm Phúc Mơ sang giữ kho bị Tây đồn Phủ Thông bắt. Những lễ kết nạp các đồng chí Thổ ở Bản Hậu.
Đây nói nhiều tới mình, tới sáng tác quá. Thế mà tôi lại thấy nó bé nhỏ làm sao! Sáng tác là cái quái gì, nêu không lăn lộn, phản ánh được chiến đấu.
Mỗi cuộc đời, mỗi trường hợp đến với cách mạng không giống nhau.
ở Nguyễn Tuân, chắc không phải do sách vở, lý luận hay cuộc sống tối ngày, cũng không phải vì tính toán cơ hội, hoặc đua đả. Có thể cảm kích bời một chén rượu với Tố Hữu ở nhà hàng Thuỷ Tạ. Có thể vì hai người con lớn trong nhà đã là việt Minh từ bóng tối mà Tổng Khởi Nghĩa rồi ông mới biết. Cũng như tấm lòng của ông với Trung đoàn Thủ đô vì ở đấy có con trai ông, có trung đội trưởng trinh sát Két người nhà bàn quen thuộc ở nhà Thuỷ Tạ. Cũng có thể vì một suy nghĩ bất thần nào đó.
Không ai như ai.
Năm 1958, một hôm tôi trông thấy đi ra cổng đại sứ quán ta ở Matxcơva một ông già nhỏ bé, gày guộc như một người Cô-dắc, người Tác-ta ở Trung á hay một lão Di gan lang thang đi xem bói tay thường gặp. Hỏi, mới biết tên ông là Hồng – nhưng ông quên tiếng mẹ đẻ đến đỗi không nói sõi được cả tên mình. Ông từ một vùng thảo nguyên taiga ở Xibêri về chơi sứ quán – đã mấy lần. Ngày trước, ông ở Pháp hoạt động cộng sản rồi trốn sang Liên Xô ông theo phái tờrốtkít bị bắt đày đi Xibêri. Khi đó, đến cả Tưởng Kinh Quốc, con Tưởng Giới Thạch học ở Liên Xô tham gia tờrốtkít cũng phải bắt bỏ tù. May có bố đương trị vì nước Trung Quốc có can thiệp Quốc mới được thả về. Cách đây mấy năm, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trên tám mươi tuổi, chết bệnh ở Đài Loan, có bà vợ Nga già, bà Phaina Varêna lụ khụ, đi đưa đám – người đàn bà mà Quốc lấy ở một thị trấn Viễn Đông từ nơi đi đày đưa theo về. Ông Hồng này cũng lấy vợ ở chỗ cấm cố, mãn hạn tù không trở lại Matxcơva nữa. Bây giờ đã được một lũ con và ông đã già lắm, cũng không có nguyện. vọng trở về Việt Nam. Mỗi lần đến đại sứ quán ta, gặp ai, ông cũng chỉ nói được một câu: Tôi buồn quá và khóc rồi đi. Bây giờ, chắc ông đã mất từ lâu. Một lần kia, đi nghỉ ở Nha Trang. Trên bãi biển, bác sĩ Trần Hữu Tước có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện đời của trăm nghìn người trí thức đã đến hay không đến với cách mạng, quả là không ai giống ai.
Năm 1946, cùng chuyến ở Pa ri về Hà Nội – không kể những người cùng phái đoàn ở Hà Nội đi Pháp, có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước và một người quê miền Nam tên là Quang, cùng ngành học với giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hơn một tháng lênh đênh trên biển, khi lên cảng Hải Phòng, Quang chào Trần Hữu Tước:
– Thôi, vĩnh biệt mày?
Rồi đi mất. Trần Hữu Tước nói:
– Nó là một trí thức giỏi, cả tuổi thanh niên chúi mũi vào sách và phòng thí nghiệm, nó hết sức timide (nhút nhát). Tối nào anh em mình cũng tổ chức giải trí chơi vui với lính trên tàu, cả bọn vào những cuộc hát nhảy lu bù. Nó rất ngại và khó chịu. Có thể nó thất vọng. Có thể nó nghĩ cách mạng không phải thế. Nó biệt tăm suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bao nhiêu năm rồi, gần đây, nghe nó ở một thành phố miền Trung, đã già lắm, làm nghề chữa mô tô, xe đạp. Không ai biết nó là ai.
– Anh có nghĩ khi nào tìm đến chơi?
– Không. Người ta đã coi như người ta không còn nữa, mình đến làm gì!
Ôi, những mảnh đời khác nhau.
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu. Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đồng bằng liên khu 3. Ngày 13 tháng hai năm 1951, Nguyễn Tuân được công nhận Đảng viên chính thức ở chi bộ sở tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân. Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng thẳm Bản Ty, Đầm Hồng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khỏi u tỳ quốc Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã u tỳ quốc, đây mới là những nếp nhà tranh lưng đồi trung du, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc sống gian khổ, chúng tôi ở Động Móc áp núi Là, ở rừng sâu Thượng Yên bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch bò ra nghển đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ về bên suối, tiếng gầm khô rợn.
Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài Thanh Niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói: Hoài đi ủng hộ Diệu’. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ tâm hồng – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn… Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt… Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên – một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi… tình trai…!’ rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một thói quen kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt ở ban thường vụ trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người có thì giờ chỉ chuyên đi và viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.
Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu. Xuân Diệu nhiều nữ tính cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác nhưng cẩn thận một cách lờ khờ, có khi anh làm gì tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng đoán biết.
Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút kỹ lưỡng bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyên tám cái tủ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị:
– Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình.
Thời chống Mỹ, tôi đã đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở trường đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình. Không sang trọng đâu toàn những thứ dễ kiếm, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, canh cà chua hay hơn, cho nhiều hành và nhớ mắm muối đậm một chút. Ngày hai buổi nói, lại tối nữa, phải thế mới có sức. Cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười. mỗi bài đều có mục đích hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc bài đăng báo rồi để in sách. Nếu không, không viết. Đã tính trước rồi. Không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lắp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. ở Yên Dã, cái quần kaki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm quần khác đi. Xuân Diệu nói:
– Không ngờ cái kaki này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng nhẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới. Chán quá.
Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.
Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:
– Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.
Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Một lần, tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa riêng với Nguyễn Tuân:
– Phải đưa ông ấy lên cao lâu để được xem ông ấy ăn cho thích mắt.
Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết.
Xuân Diệu bảo tôi:
– Đi nhà hàng, có bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu, ăn làm gì! Một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các thứ thịt. Thịt chó, nhưng Xuân Diệu không bao giờ đi ăn hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén hai lần vào ngày nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt chó sống. Xuân Diệu bảo thế là Hà Nội kém, Sài Gòn có nhiều hiệu thịt chó, thịt rừng sống. Nhưng ở Hà Nội Xuân Diệu đã có thổ mua quen. Xuân Diệu mách tôi:
– Cái cô bé quang gánh ngồi chỗ cửa sau chợ Hàng Da.
Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ Hàng Da mới, cô hàng thít chó phải ra đứng bán rong vỉa hè. Chẳng biết ngày trước cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.
Một dạo, tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất đem đến tận nhà. Tôi cười:
– Hối lộ à?
Xuân Diệu nói:
– Thằng này tinh quái, cái gì cũng đoán được, mà nói ác. ừ, để có gì thì nhớ đến nhau thôi. Làm sao đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên đến như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.
Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều đi công tác, trong vắng lặng đã hết lo máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở ấm Thượng, xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, điện hút lại hay điện đẩy đi, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, cái nhổ bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt, Xuân Diệu cứ dửng dưng như không, nhưng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nhìn dõi vào mắt, nắm cổ tay từng đứa, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu ấy còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.
Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nong Khai bên kia. Rặng cây may sắc, những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài. Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỏ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia thành Cửu Long, chín con rồng qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.
Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:
– Chúng mình già rồi.
Nhớ lại những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà chỉ có tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không khi nào biết tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng giới lấy nhau. Lão Xen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng tình trai chàng Xuân Diệu không thuỷ chung như hai lão già nước Đan Mạch kia. Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai. Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai và tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường chống Mỹ.
EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa!
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe. Anh nhớ, yêu…
(Đêm 11/7/1965 23 giờ 30)
(Báo Nhân Dân số Tết Kỷ Tỵ (1989)
Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình tha thiết đẹp đến não nùng của Xuân Diệu, không danh giới tơ duyên trai hay gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ như thế, suốt đời nhớ thương và chờ đợi mới là biết yêu thơ Xuân Diệu. Khi nào cũng khát vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu.
Đến việc ăn uống thì thật nền nã và cầu kỳ. Hay bảo là cốt làm ra khác thường cũng có thể được. Nguyễn Tuân lên cốt 400 núi Ba Vì. Trên ấy đạo diễn Mai Lộc đương quay một số thước ngoại cảnh phim Vợ chồng A Phủ của tôi. Lưng núi, xa chợ búa, con bò con lợn mổ được phải để ăn dần mươi hôm. Tổ làm phim thịt bò đón khách linh đình. Miếng xách luộc, miếng thịt tái cả da chấm tương gừng. Hồi này nhà mậu dịch gắt gao thu mua da bò da trâu, có ở rừng ăn chui mới được miếng da bò thui quý hiếm. Mấy ông già người Dao ở làng gần cũng xuống vui chung. Nguyễn Tuân khen ở núi hiếm gia vị mà cũng kiếm được rau thơm, ông chỉ nhặt bỏ ra ngoài mâm những lá cỏ dại gọi là lá mùi tàu nhổ ở ven rừng. Nhưng Nguyễn Tuân chén thịt bò có một bữa ấy Những hôm sau, nhờ nhà bếp nắm cho nắm cơm và mở lọ muối vừng, lọ ruốc mang theo từ nhà. Đừng ai nài ông khách kỹ tính ấy ăn thêm miếng thịt kho, một bát nước suýt oi khói hai ba lửa. Nguyên Hồng với Nguyễn Tuân mỗi người ăn uống một khác, thế mà chơi được với nhau. Nguyên Hồng uống tạp, rượu nhắm ổi xanh, hành sống, cà pháo muối xổi… Buổi tối, Nguyên Hồng ngủ lại ở cái gác xép sân sau cơ quan. Chẳng biết cao hứng sao đi tìm tôi rồi ra chợ chiều cạnh bến xe Kim Liên mua miếng thịt bò, mấy nhánh cần tây và mớ rau húng. Thịt xào không mỡ với muối, rau húng chỉ cởi lạt, ngắt ăn cả nhánh. Hàng rau người ta rửa rồi mới đem ra chợ bán chứ ăn cả đất đâu mà lo. Khéo vẽ vệ sinh lôi thôi
Nguyễn Tuân khác hẳn, Nguyễn Tuân uống như các cụ ngày trước, rượu ngữ. Bữa sáng hay chiều có nhắm hay uống suông cũng thế, thành lệ mỗi lần một hai chén, quanh năm không khác. Nguyễn Tuân có thổ mua rượu, ông kỵ rượu chợ. Không nát, không to tiếng, say chỉ lừ đừ và lặng lẽ nằm nghỉ. Tạng Nguyễn Tuân với cách thức hương hoa ấy hợp với các thứ uống hảo hạng Chianti của ý, Rôm Giamaich hay Uýtky và Mao Đài. Mùa hè, làm cốc-tay thêm lát chanh với miếng đá, nhấm nháp cả ngày. Không đụng đến rượu ngọt, dù nặng. Cái xa kê ngòn ngọt của Nhật thì vứt đi. Có lần, đạo diễn Đình Quang ở Nhật về biếu ông bình rượu xa kê to tổ bố. Ông cho chúng tôi uống cả. Những năm ấy, chuốc đâu ra những của quý như thế mà vẫn kiểu cách của ông. Bời vậy nông nỗi còm cõi càng trơ khố tải ra, mỗi khi có đôi chút phong lưu, nhiều cuộc uống tội tội thế nào ấy. Một miếng pho mát, một cốc vôtka Ba Lan trên gác nhà bác sĩ Trần Hữu Tước, cũng khá hiếm hoi. Chủ nhân chỉ ao ước có tủ sách chuyên môn, có tiền mua hàng tháng sách nghề của mình tháng nào chẳng có tạp chí, có sách mới, chỉ đọc báo cũng muốn phát sốt. Mà không có tiền mua ông bác sĩ anh hùng này đã dịch tiếng Pháp bút ký Ngõ tây của tôi với nhiều truyện ngắn khác và những phát biểu, tham luận của tôi mỗi lần tôi đi dự hội nghị nước ngoài. Ông dịch thuê và đọc cổ văn Liêu trai chí dị. ở Pháp ngày trước, ông làm bác sĩ tai mũi họng chuyên cho hoàng gia Anh. Một năm, chỉ vài ca khám đã thừa cái ăn chơi. Thuở ấy, xa rồi. Bây giờ, mỗi lần cho con xách cạp lồng đến phở Khải 202, chủ quán quý khách thái thêm cho mấy miếng gầu đã cám ơn, xuýt xoa khen.
Cái cung cách ăn uống phải tính toán nghèo nghèo này, kể cũng hiu hắt và vất vả. Mỗi khi vớ đâu được một chai ngon, henitxy hay cô nhắc, Nguyễn Tuân thường kéo bạn đến, từng người. Họ được uống vào những lúc khác nhau. Người mở nút đầu tiên và người uống ly chót, chủ nhân đều đã đo đạc cẩn thận. Không biết ai, chỉ biết tôi không mấy khi được vinh dự mở nút chai. Tôi chỉ lĩnh một chén ông dành cho vào lúc nào đấy và đến lúc khoái quá, được Nguyễn Tuân bảo:
– Ông có thể thêm ly nữa, ly nữa.
Tự tay tôi thò vào cái nút be lọ lỉnh kỉnh dưới giá sách lôi ra chiếc chai quý mà lúc nãy rót xong chén cho tôi, Nguyễn Tuân đã lại cất sâu vào phía trong. Ai, thì đãi rượu nào. Có cái này uống được. Ông đến nhé… Được, hiểu là thượng hạng đấy. Trong lúc tôi liếm môi vị cô nhắc thơm cay mà một bạn người Nga của chúng tôi, anh Vlat nghiện rượu quanh năm túng bấn chỉ nốc có rượu trắng, cứ nói xấu lấy được rằng thằng cô nhắc có mùi hôi con rệp, tôi ghét thì Nguyễn Tuân tự rót cho mình một ly cuốc lủi. Nguyễn Tuân xơi cái thường, nhìn khách uống cái sang và hỏi: Thế nào? Tưởng có thèm đến mướt mồ hôi cũng không nỡ nào dám uống thêm, thì Nguyễn Tuân lại tự tay rót ngay ly nữa. Nhưng ông cất lời dạy bảo ngay:
– Uống trâu, mày là thằng uống trâu. Chỉ rượu trắng, người Nga mới hắt vào miệng một tợp chống rét như thế. Rượu có giá phải nhấm nháp và nghĩ để thưởng thức.
Tôi chịu không làm được, tôi cũng không muốn đổi lối người ta nghiền ngẫm vị rượu trên lưỡi, tôi nghĩ về rượu trong cổ lên quỹ đạo lâng lâng theo cách của tôi. Tôi cãi chày cối, Nguyễn Tuân không nói nữa, nhưng có vẻ không bằng lòng… Và nhiều cái. không bằng lòng khác. Có khi cả năm Nguyễn Tuân chán chường tôi, không nhìn mặt. Nhưng ông bạn vong niên ấy với tôi không đến nỗi kiềng nhau như bác Nguyễn và nhân vật Mợi trong tuỳ bút Đôi tri kỷ gượng mà chúng tôi như người nợ nhau, ghét nhau đấy nhưng lâu lâu không được tào lao đôi ba câu, lại thấy văng vắng. Thật khó nhọc, mà lại cứ thật là cần.
Mấy chữ này của Nguyễn Tuân có thể phác hoạ ra những khúc khuỷu trái ngược ấy.
Tô Hoài,
Mình thường ít khen ông – về cả con người, cả nhà văn.
Nhưng đọc Sài Gòn Giải phóng, 13 tháng giêng 1985 bài Một người bạn, mình thấy có một cái gì mơi mới ở ông. Nhưng phải khen cái truyện ngắn khá dài khá sâu rộng này. Người thật việc thật trong chuyện này có thật không, hoặc có thì ở mức nào, đối với tôi không quan trọng. Cái quan trọng là nó như thật. Nó hay đấy. Ông còn khoẻ hơn tôi, cứ làm độ một tập như thế này thì ông sẽ phá kỷ lục của Tô Hoài đó.
Nguyễn
Nhưng việc gì ông phải cho truyện ngắn một người bạndính vào mục dự thi. Không dự thi thì truyện Tô Hoài giảm giá trị đi à? Hay là người ta xui ông đi thi viết!
Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sĩ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung thật đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi, mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét:
– Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết!
Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa:
– Đi ngay!
Nguyễn Sáng vẫn hăng:
– Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? Ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi?
– Anh ra khỏi đây ngay.
Nguyễn Sáng lập cập xuống thang.
Đến nhà tôi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa.
Nguyễn Sáng bảo con gái tôi:
– Người ta vừa đuổi chú. Năm mới mà chú bị người ta đuổi.
Ngồi một lúc coi như uống tiếp lúc nãy, tỷ tê hỏi mới ra câu chuyện những cát tài và cái tai gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn:
– Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người.
– Lúc nãy có nói thế với Nguyễn không?
– Chưa hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn.
Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái như trẻ con.
Buồn cười, Nguyễn Tuân nhiếc tôi:
– Chúa ghét cái thằng bợm bia rượu mà hàng ngày lại uống nước lạnh.
Không mấy khi Nguyễn mời tôi uống chè. Không bao giờ cho tôi thuốc lá.
– Mày hút phí thuốc lá.
Quả là tôi không hút thuốc. Muốn hút chơi thì tôi phải xin ông. Thường nói, ông vừa khôi hài vừa mỉa:
– Chó biết thằng này thế nào là thật? Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày.
Tôi cũng tìm ra cách chọc tức lại. Này ông chửi tôi giả rượu giả thuốc, giả cười, tôi ăn bọ hung, tôi ăn thịt chuột. Ông bảo người ta chỉ thật nhất lúc ngồi với cái chén. Nhưng mà từ thời công nguyên, hai ba nghìn năm nay, thiên hạ thế giới đã luận về cả trăm lối nâng chén đấy, chứ không phải cách riêng của thằng láu cá này đâu.
Tôi chìa trang Sử ký ra trước mặt Nguyễn Tuân.
Tề Uy Vương h ỏi Thuần Vu Khôn:
– Tiên sinh uống bao nhiêu thì say?
Khôn đáp:
– Thần uống một đấu cũng say, mười đấu cũng say
– Một đấu cũng say thì sao uống được một hộc? Sao nói vậy?
Khôn nói:
– Nếu cho uống trước mặt đại vương có quan chấp pháp đứng bên cạnh, quan ngự sử nấp sau lưng thì Khôn sợ hãi cúi đầu uống, chỉ một đấu đã say. Nếu cha mẹ có khách quý, Khôn vén áo khom lưng hầu rượu trước mặt thỉnh thoảng được ban cho mấy giọt thừa, lại phải bưng chén chúc thọ, phải đứng lên hầu rượu luôn như thế thì hai đấu đã say. Còn như bè bạn lâu ngày không gặp, bỗng nhiên gặp gỡ, mừng rỡ kể chuyện cũ, đem chuyện riêng ra nói cùng, như thế uống được năm sáu đấu. Nhưng đến như ngày hội ở quê, trai gái ngồi lẫn lộn, mời rượu dằng dai, đánh lạc, ném hồ, kéo nhau tụm năm túm ba, nắm tay nhau cũng không ai phạt, mắt nhìn nhau cũng không ai cấm. Đằng trước có cái hoa tai đánh rơi đằng sau có cái trâm bị bỏ sót, Khôn trộm lấy thế làm vui, có thể uống tám đấu cũng chỉ say hai phần. Khi trời chiều, tiệc vãn, dồn chén ngồi kề, gái trai cùng chiếu, giày dép lẫn lộn, chén bàn bừa bãi, trên thềm tắt đuốc, chủ nhân giữ một mình Khôn ở lại mà tiễn khách ra, áo là cởi bỏ, thoảng mùi hương thơm phức. Lúc bấy giờ lòng Khôn rất vui, có thể uống được một hộc mười đấu. Vì vậy nói rượu quá hoá loạn, vui quá hoá buồn, muôn việc đều thế. Vua Tề nói: Hay! (*)
(* Hoạt kê liệt truyện. Sử ký Tư Mã Thiên (145 trước CN). Như Thành dịch, lần in thứ tư, Nhà xuất bản Văn Học, 1988)
Chắc chắn Nguyễn Tuân đã ngâm nga đoạn văn này bao nhiêu lần, nhưng tôi cứ đọc lên. Nguyễn Tuân im lặng, không phải để khỏi cụt hứng người đọc mà Nguyễn Tuân nhấp chút chút rồi gật gù:
– Mấy năm trước, chắc tớ cũng bị theo dõi. Nhưng bây giờ thì hẳn là thôi. Mình hay nói, đứa khác đem nói lại, nó bịa ra chuyện mới, lời bình mới, bảo là Nguyễn Tuân nói đấy. Thời buổi sinh ra ca dao hò vè lung tung ấy mà. Nhưng xét cho cùng, Nguyễn Tuân có tò mò đôi chút cũng chỉ nghe hơi chứ phải đâu được mắt thấy, được ngồi bàn bạc mà biết. Cái thằng cầm bút viết được chữ nào bán chữ ấy, sức đâu mà làm ca dao cho không. Mày học làm đầy tớ Thuần Vu Khôn để dạy tao. Tao cũng là thầy đây. Thầy này ghét đứa nào uống rượu để nhắm thằng khác uống rượu. Đấy, lại mất điện. Tiến lên công nghiệp nặng của ông Lê Văn Lương ở thành phố này là phải trữ cái đèn hoa kỳ.
Năm 1954, về Hà Nội, tổng thư ký Hội Văn Nghệ Việt Nam Nguyễn Tuân và thường trực cơ quan Nguyễn Huy Tưởng ưu tiên hai thủ trưởng mỗi người được phát cái xe đạp, số xe công màu biển xanh. Xe đạp, Nguyễn Tuân cũng làm cho hình thù nó khác của người ta. Khung không sơn lại, để loang lổ đen xám, ghi đông vuông, xe cởi truồng không mắc gácđờbu. Nhưng thế không có nghĩa là cẩu thả. Thoáng trông xấu xí, mà xe khung Pháp, phanh tốt, lốp đoonglốp đỏ sẫm.
Nguyễn Tuân đến tiếp khách nước ngoài ở khách sạn Thống Nhất. Đi xe đạp thường ý tứ để xa xa cửa vào, rồi khoá cẩn thận tựa bờ tường bên nhà phát hành sách. chốc nữa, khách có thân tình tiễn ra ngoài cái cửa quay, chủ chỉ việc đi lững thững vài bước. Giả đò như ở cái thành phố xinh xắn yên tĩnh này không cần đi ô-tô và thư thái tản bộ là một thói quen đẹp. Khách vào rồi, ông chủ ra ngách tường để xe đạp đằng kia, mở khoá và thóc đi.
Nguyễn Tuân đến chỗ giấu xe. Cái xe đã biến mất. Mấy hôm sau, thương nghiệp thành phố biết chuyện đã tặng nhà văn một xe Thống Nhất chưa bóc giấy bóng. Tôi không biết cái xe ấy Nguyễn Tuân đã cho hay bán, nhưng không thấy Nguyễn Tuân cưỡi xe đạp nữa. Trong thành phố, ông đi bộ và gọi xế lô. Chẳng mấy lâu, bệnh thấp khớp đã khiến cho đôi chân người phiêu đãng không còn mấy vững, phải có thêm cái gậy đỡ. Nguyễn Tuân vốn chơi gậy, có một ống đựng hàng tá batoong các kiểu. Gậy lim sơn then, gậy lụi. Gậy song Sa pa khắc tên những nơi đã đi qua, Matxcơva, Sôphia, Vácna… Mới thêm một chiếc nạng thương binh. Lần ấy, vào Sài Gòn, bệnh thấp khớp khéo trêu ngươi bỗng nổi lên ở cái đất khô nhẹ, mà những người quê miền Bắc bị khớp, xưa kia cũng như ngày nay, có điều kiện, đều tránh cái rét mùa ẩm vào trú đông trong Nam. Thế mà Nguyễn Tuân bị sưng chân lên đến gối, ngồi một chỗ. Cũng có thể không lạ, sự dị ứng trái ngược. Khi Nam Cao còn trẻ vào làm ăn trong Sài Gòn, bị nề đến phải chống gậy lên tàu ra. Đôi chân thèm đi của Nguyễn Tuân đã được đắp vô vàn cao hổ, có đến mấy chục cái chân con hổ mà đến lúc cũng quỵ. ở quán thịt chó Sinh Hàng Lược, Đoàn Giỏi mách:
– Hai cẳng sau con chó, ở trong Nam người ta chữa được nhiều bệnh, thần hiệu nhất cái bệnh đau xương, bệnh khớp.
Nguyễn Tuân ở bệnh viện về. Mỗi ngày, buổi chiều, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa xách cặp lồng lên Hàng Lược mua cẳng chân sau con chó, không biết hai hay bốn. Đến bấy giờ Phạm Văn Khoa cũng hoá ra người khổng lồ chân đất sét rồi, nhưng con người cao lớn lực lưỡng ấy lại ngược đời, kém chân thì đi xe đạp thay. Từ hôm Phạm Văn Khoa mất xe đạp, chàng mới chịu cho các nàng đèo xe máy. Phạm Văn Khoa treo cặp lồng chân chó ở đầu thang gác lên nhà Nguyễn Tuân. Xương hổ, xương chó và bè bạn lo cho cái chân người về già. Cũng nhờ vớt vát chịu đựng thế mà khi đã đuối lắm, Nguyễn Tuân vẫn chống gậy với chiếc vai nhỏ đựng sách và hộp chè, khay chén đến bệnh viện lần cuối cùng. Cả cái chai rượu lẹp dẹp trong lườn áo khoác.
Những năm đầu, các cơ quan từ thành phố lên Việt Bắc, chúng tôi ở xóm Chòi làng Yên Dã huyện Đại Từ chân núi Tam Đảo ngoảnh về đằng Thái Nguyên. Ngày quang trời thấp thoáng thấy Khuôn Chu – một làng người Dao trên lưng núi có lối tắt đỉnh núi sang vùng Tam Đảo nghỉ mát bên kia. Vào mùa mưa, những con lũ tràn ra giữa sườn núi xanh im, xa trông như những giải lụa trăng toả xuống. Nam Cao và tôi ở báo Cứu Quốc trên Tuyên Quang cùng đổi công tác về hội Văn Nghệ. Nhưng Nam Cao còn lên Chợ Chu học ba tháng trường Nguyễn ái Quốc – lớp tập trung ba tháng hồi ấy đã là dài và quy mô nhất. Tôi về thẳng xóm Chòi.
Từ khi rời Hà Nội đến đây cơ quan mới ở lại một chỗ ra hồn. Bên báo Cứu Quốc ở nhờ trong làng, lần lần từ Yên Thọ Hoài Đức vào Viên Nội Vân Đình, lên Trung Giáp Phù Ninh trên Phú Thọ. Sang chán núi Tam Đảo, các gia đình đi theo ở quanh trụ sở đông hơn các đoàn văn nghệ kháng chiến trên Nhã Nam bên Bắc Giang, bên Xuân áng Phú Thọ và Quần Tín trong Thanh Hoá. Cơ ngơi ăn ở và làm việc gồm những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Kiến trúc sư Võ Đức Diên chỉ huy làm nhà kiểu ánh sáng cột vầu mái rơm vách nứa và ở cánh rừng bên ngoài, trường nội trú Văn nghệ Nhân dân của ông đốc Nguyên Hồng, mỗi khoá hàng trăm người nhiều nơi về đây học. Các nhà theo cơ quan thì ở nhờ nhà bà con trong xóm. Tối tối, chúng tôi tụ tập ở căng tin Võ Đức Diên. Chị ấy nấu rượu nếp, có bánh đa. Hôm nào phiên chợ Ký Phú bên kia suối thì làm bánh cuốn, bún thang. Phạm Duy và Thái Hằng ở Thanh Hoá ra. Có một hội nghị quốc tế về âm nhạc ở Rumani, Phạm Duy chuẩn bị đi. Tôi không biết hội nghị hoãn hay vì đường xá cách trở, bấy giờ xe lửa Bằng Tường – Nam Ninh chưa có, cuộc đi lại thôi. Vợ chồng Phạm Duy trở về khu bốn. Chỉ có như vậy, không lắm chuyện như Phạm Duy đã viết trong Hồi ký thời cách mạng, kháng chiến.
Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Mỗi người được tổ chức ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân. ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhánh hoa mua, hoa đơn đỏ ngắt ngoài đồi. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu.
Cái chu đáo của Nguyễn Tuân, theo cách Nguyễn Tuân, nền nếp nho phong, như Nguyễn Tuân giao thiệp với Tố Hữu. Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng tư năm 1950 – tôi nhớ theo Nguyễn Tuân kể. Có khi, đột nhiên Nguyễn Tuân nhắc đến. Nguyễn Tuân nói: Hôm nay, hai mươi năm trước… hăm hai năm trước… hăm nhăm năm trước… nó quẳng mình xuống tàu Chanilly… Tết năm ấy, năm ấy mình ở Hương Cảng… Rồi nói chuyện sách mới đọc hay có việc đương nghĩ, chúng tôi ngồi yên. Khi bực tức một người, một bài báo, người ta nói thường thốt ra, câu nói ác khẩu mà nhiều người hay kể lại: bao giờ tôi chết thì nhớ chôn theo với tôi một thằng phê bình, theo cái nhớ của tôi, thật thì Nguyễn Tuân còn nói đùa thêm để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn. Cũng táo tợn như cái câu của P.Môrăng: Ta muốn sau khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái vali mà Nguyễn Tuân đã lấy đặt lên đầu trang tiểu thuyết Thiếu quê hương khi in từng kỳ ở tuần báo Hà Nội Tân Văn. Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói:
– Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu.
Nhưng chưa bao giờ Nguyễn Tuân làm thế.
Mà chỉ thấy mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng, hay tết nhất Nguyễn Tuân đều đến chơi Tố Hữu. Thế nào cũng cầm lên mây bông hồng vàng lòng trứng gà. Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp. Cũng là miệng xà thôi…
Không nhớ ở cuộc họp kết nạp Nguyễn Tuân tôi có phát biểu thế nào không, nhưng sổ tay tôi ghi nhật ký ngày 18-4-1950.
Những đám mây xanh mơn mởn đùn lên như mây nổi trên khu rừng già, đâu cũng rừng, cũng rậm rà. Chiều Việt Bắc tối rậm rịt, vướng vít trong cây không biết mờ mờ sương hay khói trải trên lớp núi răng cưa ngang mắt. Con chim bắt cô trói cột kêu trong chiều muộn. Tiếng con cuốc khắc khoải. Hoàng hôn cũng buồn buồn như lòng mình, ngồi đây mà nghĩ đâu đâu. Nghe mọi người nói, tôi nghĩ đến những chuyện khác Buổi kết nạp Nam Cao ở núi Phía Biếc rưng rưng nước mắt. Tiếng súng moochiê của địch từ ngoài Pù giát câu vào. Buổi kết nạp Phúc Mơ, cái dáng Phúc Mơ nhăn nhúm, đăm chiêu lúc giơ tay thề. Những điều mình dặn Phúc Mơ, trước hôm Phúc Mơ sang giữ kho bị Tây đồn Phủ Thông bắt. Những lễ kết nạp các đồng chí Thổ ở Bản Hậu.
Đây nói nhiều tới mình, tới sáng tác quá. Thế mà tôi lại thấy nó bé nhỏ làm sao! Sáng tác là cái quái gì, nêu không lăn lộn, phản ánh được chiến đấu.
Mỗi cuộc đời, mỗi trường hợp đến với cách mạng không giống nhau.
ở Nguyễn Tuân, chắc không phải do sách vở, lý luận hay cuộc sống tối ngày, cũng không phải vì tính toán cơ hội, hoặc đua đả. Có thể cảm kích bời một chén rượu với Tố Hữu ở nhà hàng Thuỷ Tạ. Có thể vì hai người con lớn trong nhà đã là việt Minh từ bóng tối mà Tổng Khởi Nghĩa rồi ông mới biết. Cũng như tấm lòng của ông với Trung đoàn Thủ đô vì ở đấy có con trai ông, có trung đội trưởng trinh sát Két người nhà bàn quen thuộc ở nhà Thuỷ Tạ. Cũng có thể vì một suy nghĩ bất thần nào đó.
Không ai như ai.
Năm 1958, một hôm tôi trông thấy đi ra cổng đại sứ quán ta ở Matxcơva một ông già nhỏ bé, gày guộc như một người Cô-dắc, người Tác-ta ở Trung á hay một lão Di gan lang thang đi xem bói tay thường gặp. Hỏi, mới biết tên ông là Hồng – nhưng ông quên tiếng mẹ đẻ đến đỗi không nói sõi được cả tên mình. Ông từ một vùng thảo nguyên taiga ở Xibêri về chơi sứ quán – đã mấy lần. Ngày trước, ông ở Pháp hoạt động cộng sản rồi trốn sang Liên Xô ông theo phái tờrốtkít bị bắt đày đi Xibêri. Khi đó, đến cả Tưởng Kinh Quốc, con Tưởng Giới Thạch học ở Liên Xô tham gia tờrốtkít cũng phải bắt bỏ tù. May có bố đương trị vì nước Trung Quốc có can thiệp Quốc mới được thả về. Cách đây mấy năm, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trên tám mươi tuổi, chết bệnh ở Đài Loan, có bà vợ Nga già, bà Phaina Varêna lụ khụ, đi đưa đám – người đàn bà mà Quốc lấy ở một thị trấn Viễn Đông từ nơi đi đày đưa theo về. Ông Hồng này cũng lấy vợ ở chỗ cấm cố, mãn hạn tù không trở lại Matxcơva nữa. Bây giờ đã được một lũ con và ông đã già lắm, cũng không có nguyện. vọng trở về Việt Nam. Mỗi lần đến đại sứ quán ta, gặp ai, ông cũng chỉ nói được một câu: Tôi buồn quá và khóc rồi đi. Bây giờ, chắc ông đã mất từ lâu. Một lần kia, đi nghỉ ở Nha Trang. Trên bãi biển, bác sĩ Trần Hữu Tước có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện đời của trăm nghìn người trí thức đã đến hay không đến với cách mạng, quả là không ai giống ai.
Năm 1946, cùng chuyến ở Pa ri về Hà Nội – không kể những người cùng phái đoàn ở Hà Nội đi Pháp, có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước và một người quê miền Nam tên là Quang, cùng ngành học với giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hơn một tháng lênh đênh trên biển, khi lên cảng Hải Phòng, Quang chào Trần Hữu Tước:
– Thôi, vĩnh biệt mày?
Rồi đi mất. Trần Hữu Tước nói:
– Nó là một trí thức giỏi, cả tuổi thanh niên chúi mũi vào sách và phòng thí nghiệm, nó hết sức timide (nhút nhát). Tối nào anh em mình cũng tổ chức giải trí chơi vui với lính trên tàu, cả bọn vào những cuộc hát nhảy lu bù. Nó rất ngại và khó chịu. Có thể nó thất vọng. Có thể nó nghĩ cách mạng không phải thế. Nó biệt tăm suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bao nhiêu năm rồi, gần đây, nghe nó ở một thành phố miền Trung, đã già lắm, làm nghề chữa mô tô, xe đạp. Không ai biết nó là ai.
– Anh có nghĩ khi nào tìm đến chơi?
– Không. Người ta đã coi như người ta không còn nữa, mình đến làm gì!
Ôi, những mảnh đời khác nhau.
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu. Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đồng bằng liên khu 3. Ngày 13 tháng hai năm 1951, Nguyễn Tuân được công nhận Đảng viên chính thức ở chi bộ sở tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân. Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng thẳm Bản Ty, Đầm Hồng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khỏi u tỳ quốc Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã u tỳ quốc, đây mới là những nếp nhà tranh lưng đồi trung du, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc sống gian khổ, chúng tôi ở Động Móc áp núi Là, ở rừng sâu Thượng Yên bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch bò ra nghển đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ về bên suối, tiếng gầm khô rợn.
Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài Thanh Niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói: Hoài đi ủng hộ Diệu’. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ tâm hồng – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn… Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt… Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên – một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi… tình trai…!’ rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một thói quen kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt ở ban thường vụ trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người có thì giờ chỉ chuyên đi và viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.
Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu. Xuân Diệu nhiều nữ tính cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác nhưng cẩn thận một cách lờ khờ, có khi anh làm gì tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng đoán biết.
Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút kỹ lưỡng bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyên tám cái tủ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị:
– Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình.
Thời chống Mỹ, tôi đã đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở trường đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình. Không sang trọng đâu toàn những thứ dễ kiếm, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, canh cà chua hay hơn, cho nhiều hành và nhớ mắm muối đậm một chút. Ngày hai buổi nói, lại tối nữa, phải thế mới có sức. Cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười. mỗi bài đều có mục đích hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc bài đăng báo rồi để in sách. Nếu không, không viết. Đã tính trước rồi. Không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lắp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. ở Yên Dã, cái quần kaki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm quần khác đi. Xuân Diệu nói:
– Không ngờ cái kaki này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng nhẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới. Chán quá.
Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.
Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:
– Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.
Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Một lần, tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa riêng với Nguyễn Tuân:
– Phải đưa ông ấy lên cao lâu để được xem ông ấy ăn cho thích mắt.
Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết.
Xuân Diệu bảo tôi:
– Đi nhà hàng, có bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu, ăn làm gì! Một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các thứ thịt. Thịt chó, nhưng Xuân Diệu không bao giờ đi ăn hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén hai lần vào ngày nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt chó sống. Xuân Diệu bảo thế là Hà Nội kém, Sài Gòn có nhiều hiệu thịt chó, thịt rừng sống. Nhưng ở Hà Nội Xuân Diệu đã có thổ mua quen. Xuân Diệu mách tôi:
– Cái cô bé quang gánh ngồi chỗ cửa sau chợ Hàng Da.
Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ Hàng Da mới, cô hàng thít chó phải ra đứng bán rong vỉa hè. Chẳng biết ngày trước cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.
Một dạo, tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất đem đến tận nhà. Tôi cười:
– Hối lộ à?
Xuân Diệu nói:
– Thằng này tinh quái, cái gì cũng đoán được, mà nói ác. ừ, để có gì thì nhớ đến nhau thôi. Làm sao đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên đến như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.
Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều đi công tác, trong vắng lặng đã hết lo máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở ấm Thượng, xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, điện hút lại hay điện đẩy đi, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, cái nhổ bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt, Xuân Diệu cứ dửng dưng như không, nhưng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nhìn dõi vào mắt, nắm cổ tay từng đứa, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu ấy còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.
Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nong Khai bên kia. Rặng cây may sắc, những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài. Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỏ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia thành Cửu Long, chín con rồng qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.
Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:
– Chúng mình già rồi.
Nhớ lại những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà chỉ có tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không khi nào biết tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng giới lấy nhau. Lão Xen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng tình trai chàng Xuân Diệu không thuỷ chung như hai lão già nước Đan Mạch kia. Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai. Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai và tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường chống Mỹ.
EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa!
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe. Anh nhớ, yêu…
(Đêm 11/7/1965 23 giờ 30)
(Báo Nhân Dân số Tết Kỷ Tỵ (1989)
Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình tha thiết đẹp đến não nùng của Xuân Diệu, không danh giới tơ duyên trai hay gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ như thế, suốt đời nhớ thương và chờ đợi mới là biết yêu thơ Xuân Diệu. Khi nào cũng khát vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu.
Đến việc ăn uống thì thật nền nã và cầu kỳ. Hay bảo là cốt làm ra khác thường cũng có thể được. Nguyễn Tuân lên cốt 400 núi Ba Vì. Trên ấy đạo diễn Mai Lộc đương quay một số thước ngoại cảnh phim Vợ chồng A Phủ của tôi. Lưng núi, xa chợ búa, con bò con lợn mổ được phải để ăn dần mươi hôm. Tổ làm phim thịt bò đón khách linh đình. Miếng xách luộc, miếng thịt tái cả da chấm tương gừng. Hồi này nhà mậu dịch gắt gao thu mua da bò da trâu, có ở rừng ăn chui mới được miếng da bò thui quý hiếm. Mấy ông già người Dao ở làng gần cũng xuống vui chung. Nguyễn Tuân khen ở núi hiếm gia vị mà cũng kiếm được rau thơm, ông chỉ nhặt bỏ ra ngoài mâm những lá cỏ dại gọi là lá mùi tàu nhổ ở ven rừng. Nhưng Nguyễn Tuân chén thịt bò có một bữa ấy Những hôm sau, nhờ nhà bếp nắm cho nắm cơm và mở lọ muối vừng, lọ ruốc mang theo từ nhà. Đừng ai nài ông khách kỹ tính ấy ăn thêm miếng thịt kho, một bát nước suýt oi khói hai ba lửa. Nguyên Hồng với Nguyễn Tuân mỗi người ăn uống một khác, thế mà chơi được với nhau. Nguyên Hồng uống tạp, rượu nhắm ổi xanh, hành sống, cà pháo muối xổi… Buổi tối, Nguyên Hồng ngủ lại ở cái gác xép sân sau cơ quan. Chẳng biết cao hứng sao đi tìm tôi rồi ra chợ chiều cạnh bến xe Kim Liên mua miếng thịt bò, mấy nhánh cần tây và mớ rau húng. Thịt xào không mỡ với muối, rau húng chỉ cởi lạt, ngắt ăn cả nhánh. Hàng rau người ta rửa rồi mới đem ra chợ bán chứ ăn cả đất đâu mà lo. Khéo vẽ vệ sinh lôi thôi
Nguyễn Tuân khác hẳn, Nguyễn Tuân uống như các cụ ngày trước, rượu ngữ. Bữa sáng hay chiều có nhắm hay uống suông cũng thế, thành lệ mỗi lần một hai chén, quanh năm không khác. Nguyễn Tuân có thổ mua rượu, ông kỵ rượu chợ. Không nát, không to tiếng, say chỉ lừ đừ và lặng lẽ nằm nghỉ. Tạng Nguyễn Tuân với cách thức hương hoa ấy hợp với các thứ uống hảo hạng Chianti của ý, Rôm Giamaich hay Uýtky và Mao Đài. Mùa hè, làm cốc-tay thêm lát chanh với miếng đá, nhấm nháp cả ngày. Không đụng đến rượu ngọt, dù nặng. Cái xa kê ngòn ngọt của Nhật thì vứt đi. Có lần, đạo diễn Đình Quang ở Nhật về biếu ông bình rượu xa kê to tổ bố. Ông cho chúng tôi uống cả. Những năm ấy, chuốc đâu ra những của quý như thế mà vẫn kiểu cách của ông. Bời vậy nông nỗi còm cõi càng trơ khố tải ra, mỗi khi có đôi chút phong lưu, nhiều cuộc uống tội tội thế nào ấy. Một miếng pho mát, một cốc vôtka Ba Lan trên gác nhà bác sĩ Trần Hữu Tước, cũng khá hiếm hoi. Chủ nhân chỉ ao ước có tủ sách chuyên môn, có tiền mua hàng tháng sách nghề của mình tháng nào chẳng có tạp chí, có sách mới, chỉ đọc báo cũng muốn phát sốt. Mà không có tiền mua ông bác sĩ anh hùng này đã dịch tiếng Pháp bút ký Ngõ tây của tôi với nhiều truyện ngắn khác và những phát biểu, tham luận của tôi mỗi lần tôi đi dự hội nghị nước ngoài. Ông dịch thuê và đọc cổ văn Liêu trai chí dị. ở Pháp ngày trước, ông làm bác sĩ tai mũi họng chuyên cho hoàng gia Anh. Một năm, chỉ vài ca khám đã thừa cái ăn chơi. Thuở ấy, xa rồi. Bây giờ, mỗi lần cho con xách cạp lồng đến phở Khải 202, chủ quán quý khách thái thêm cho mấy miếng gầu đã cám ơn, xuýt xoa khen.
Cái cung cách ăn uống phải tính toán nghèo nghèo này, kể cũng hiu hắt và vất vả. Mỗi khi vớ đâu được một chai ngon, henitxy hay cô nhắc, Nguyễn Tuân thường kéo bạn đến, từng người. Họ được uống vào những lúc khác nhau. Người mở nút đầu tiên và người uống ly chót, chủ nhân đều đã đo đạc cẩn thận. Không biết ai, chỉ biết tôi không mấy khi được vinh dự mở nút chai. Tôi chỉ lĩnh một chén ông dành cho vào lúc nào đấy và đến lúc khoái quá, được Nguyễn Tuân bảo:
– Ông có thể thêm ly nữa, ly nữa.
Tự tay tôi thò vào cái nút be lọ lỉnh kỉnh dưới giá sách lôi ra chiếc chai quý mà lúc nãy rót xong chén cho tôi, Nguyễn Tuân đã lại cất sâu vào phía trong. Ai, thì đãi rượu nào. Có cái này uống được. Ông đến nhé… Được, hiểu là thượng hạng đấy. Trong lúc tôi liếm môi vị cô nhắc thơm cay mà một bạn người Nga của chúng tôi, anh Vlat nghiện rượu quanh năm túng bấn chỉ nốc có rượu trắng, cứ nói xấu lấy được rằng thằng cô nhắc có mùi hôi con rệp, tôi ghét thì Nguyễn Tuân tự rót cho mình một ly cuốc lủi. Nguyễn Tuân xơi cái thường, nhìn khách uống cái sang và hỏi: Thế nào? Tưởng có thèm đến mướt mồ hôi cũng không nỡ nào dám uống thêm, thì Nguyễn Tuân lại tự tay rót ngay ly nữa. Nhưng ông cất lời dạy bảo ngay:
– Uống trâu, mày là thằng uống trâu. Chỉ rượu trắng, người Nga mới hắt vào miệng một tợp chống rét như thế. Rượu có giá phải nhấm nháp và nghĩ để thưởng thức.
Tôi chịu không làm được, tôi cũng không muốn đổi lối người ta nghiền ngẫm vị rượu trên lưỡi, tôi nghĩ về rượu trong cổ lên quỹ đạo lâng lâng theo cách của tôi. Tôi cãi chày cối, Nguyễn Tuân không nói nữa, nhưng có vẻ không bằng lòng… Và nhiều cái. không bằng lòng khác. Có khi cả năm Nguyễn Tuân chán chường tôi, không nhìn mặt. Nhưng ông bạn vong niên ấy với tôi không đến nỗi kiềng nhau như bác Nguyễn và nhân vật Mợi trong tuỳ bút Đôi tri kỷ gượng mà chúng tôi như người nợ nhau, ghét nhau đấy nhưng lâu lâu không được tào lao đôi ba câu, lại thấy văng vắng. Thật khó nhọc, mà lại cứ thật là cần.
Mấy chữ này của Nguyễn Tuân có thể phác hoạ ra những khúc khuỷu trái ngược ấy.
Tô Hoài,
Mình thường ít khen ông – về cả con người, cả nhà văn.
Nhưng đọc Sài Gòn Giải phóng, 13 tháng giêng 1985 bài Một người bạn, mình thấy có một cái gì mơi mới ở ông. Nhưng phải khen cái truyện ngắn khá dài khá sâu rộng này. Người thật việc thật trong chuyện này có thật không, hoặc có thì ở mức nào, đối với tôi không quan trọng. Cái quan trọng là nó như thật. Nó hay đấy. Ông còn khoẻ hơn tôi, cứ làm độ một tập như thế này thì ông sẽ phá kỷ lục của Tô Hoài đó.
Nguyễn
Nhưng việc gì ông phải cho truyện ngắn một người bạndính vào mục dự thi. Không dự thi thì truyện Tô Hoài giảm giá trị đi à? Hay là người ta xui ông đi thi viết!
Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sĩ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung thật đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi, mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét:
– Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết!
Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa:
– Đi ngay!
Nguyễn Sáng vẫn hăng:
– Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? Ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi?
– Anh ra khỏi đây ngay.
Nguyễn Sáng lập cập xuống thang.
Đến nhà tôi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa.
Nguyễn Sáng bảo con gái tôi:
– Người ta vừa đuổi chú. Năm mới mà chú bị người ta đuổi.
Ngồi một lúc coi như uống tiếp lúc nãy, tỷ tê hỏi mới ra câu chuyện những cát tài và cái tai gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn:
– Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người.
– Lúc nãy có nói thế với Nguyễn không?
– Chưa hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn.
Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái như trẻ con.
Buồn cười, Nguyễn Tuân nhiếc tôi:
– Chúa ghét cái thằng bợm bia rượu mà hàng ngày lại uống nước lạnh.
Không mấy khi Nguyễn mời tôi uống chè. Không bao giờ cho tôi thuốc lá.
– Mày hút phí thuốc lá.
Quả là tôi không hút thuốc. Muốn hút chơi thì tôi phải xin ông. Thường nói, ông vừa khôi hài vừa mỉa:
– Chó biết thằng này thế nào là thật? Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày.
Tôi cũng tìm ra cách chọc tức lại. Này ông chửi tôi giả rượu giả thuốc, giả cười, tôi ăn bọ hung, tôi ăn thịt chuột. Ông bảo người ta chỉ thật nhất lúc ngồi với cái chén. Nhưng mà từ thời công nguyên, hai ba nghìn năm nay, thiên hạ thế giới đã luận về cả trăm lối nâng chén đấy, chứ không phải cách riêng của thằng láu cá này đâu.
Tôi chìa trang Sử ký ra trước mặt Nguyễn Tuân.
Tề Uy Vương h ỏi Thuần Vu Khôn:
– Tiên sinh uống bao nhiêu thì say?
Khôn đáp:
– Thần uống một đấu cũng say, mười đấu cũng say
– Một đấu cũng say thì sao uống được một hộc? Sao nói vậy?
Khôn nói:
– Nếu cho uống trước mặt đại vương có quan chấp pháp đứng bên cạnh, quan ngự sử nấp sau lưng thì Khôn sợ hãi cúi đầu uống, chỉ một đấu đã say. Nếu cha mẹ có khách quý, Khôn vén áo khom lưng hầu rượu trước mặt thỉnh thoảng được ban cho mấy giọt thừa, lại phải bưng chén chúc thọ, phải đứng lên hầu rượu luôn như thế thì hai đấu đã say. Còn như bè bạn lâu ngày không gặp, bỗng nhiên gặp gỡ, mừng rỡ kể chuyện cũ, đem chuyện riêng ra nói cùng, như thế uống được năm sáu đấu. Nhưng đến như ngày hội ở quê, trai gái ngồi lẫn lộn, mời rượu dằng dai, đánh lạc, ném hồ, kéo nhau tụm năm túm ba, nắm tay nhau cũng không ai phạt, mắt nhìn nhau cũng không ai cấm. Đằng trước có cái hoa tai đánh rơi đằng sau có cái trâm bị bỏ sót, Khôn trộm lấy thế làm vui, có thể uống tám đấu cũng chỉ say hai phần. Khi trời chiều, tiệc vãn, dồn chén ngồi kề, gái trai cùng chiếu, giày dép lẫn lộn, chén bàn bừa bãi, trên thềm tắt đuốc, chủ nhân giữ một mình Khôn ở lại mà tiễn khách ra, áo là cởi bỏ, thoảng mùi hương thơm phức. Lúc bấy giờ lòng Khôn rất vui, có thể uống được một hộc mười đấu. Vì vậy nói rượu quá hoá loạn, vui quá hoá buồn, muôn việc đều thế. Vua Tề nói: Hay! (*)
(* Hoạt kê liệt truyện. Sử ký Tư Mã Thiên (145 trước CN). Như Thành dịch, lần in thứ tư, Nhà xuất bản Văn Học, 1988)
Chắc chắn Nguyễn Tuân đã ngâm nga đoạn văn này bao nhiêu lần, nhưng tôi cứ đọc lên. Nguyễn Tuân im lặng, không phải để khỏi cụt hứng người đọc mà Nguyễn Tuân nhấp chút chút rồi gật gù:
– Mấy năm trước, chắc tớ cũng bị theo dõi. Nhưng bây giờ thì hẳn là thôi. Mình hay nói, đứa khác đem nói lại, nó bịa ra chuyện mới, lời bình mới, bảo là Nguyễn Tuân nói đấy. Thời buổi sinh ra ca dao hò vè lung tung ấy mà. Nhưng xét cho cùng, Nguyễn Tuân có tò mò đôi chút cũng chỉ nghe hơi chứ phải đâu được mắt thấy, được ngồi bàn bạc mà biết. Cái thằng cầm bút viết được chữ nào bán chữ ấy, sức đâu mà làm ca dao cho không. Mày học làm đầy tớ Thuần Vu Khôn để dạy tao. Tao cũng là thầy đây. Thầy này ghét đứa nào uống rượu để nhắm thằng khác uống rượu. Đấy, lại mất điện. Tiến lên công nghiệp nặng của ông Lê Văn Lương ở thành phố này là phải trữ cái đèn hoa kỳ.
Năm 1954, về Hà Nội, tổng thư ký Hội Văn Nghệ Việt Nam Nguyễn Tuân và thường trực cơ quan Nguyễn Huy Tưởng ưu tiên hai thủ trưởng mỗi người được phát cái xe đạp, số xe công màu biển xanh. Xe đạp, Nguyễn Tuân cũng làm cho hình thù nó khác của người ta. Khung không sơn lại, để loang lổ đen xám, ghi đông vuông, xe cởi truồng không mắc gácđờbu. Nhưng thế không có nghĩa là cẩu thả. Thoáng trông xấu xí, mà xe khung Pháp, phanh tốt, lốp đoonglốp đỏ sẫm.
Nguyễn Tuân đến tiếp khách nước ngoài ở khách sạn Thống Nhất. Đi xe đạp thường ý tứ để xa xa cửa vào, rồi khoá cẩn thận tựa bờ tường bên nhà phát hành sách. chốc nữa, khách có thân tình tiễn ra ngoài cái cửa quay, chủ chỉ việc đi lững thững vài bước. Giả đò như ở cái thành phố xinh xắn yên tĩnh này không cần đi ô-tô và thư thái tản bộ là một thói quen đẹp. Khách vào rồi, ông chủ ra ngách tường để xe đạp đằng kia, mở khoá và thóc đi.
Nguyễn Tuân đến chỗ giấu xe. Cái xe đã biến mất. Mấy hôm sau, thương nghiệp thành phố biết chuyện đã tặng nhà văn một xe Thống Nhất chưa bóc giấy bóng. Tôi không biết cái xe ấy Nguyễn Tuân đã cho hay bán, nhưng không thấy Nguyễn Tuân cưỡi xe đạp nữa. Trong thành phố, ông đi bộ và gọi xế lô. Chẳng mấy lâu, bệnh thấp khớp đã khiến cho đôi chân người phiêu đãng không còn mấy vững, phải có thêm cái gậy đỡ. Nguyễn Tuân vốn chơi gậy, có một ống đựng hàng tá batoong các kiểu. Gậy lim sơn then, gậy lụi. Gậy song Sa pa khắc tên những nơi đã đi qua, Matxcơva, Sôphia, Vácna… Mới thêm một chiếc nạng thương binh. Lần ấy, vào Sài Gòn, bệnh thấp khớp khéo trêu ngươi bỗng nổi lên ở cái đất khô nhẹ, mà những người quê miền Bắc bị khớp, xưa kia cũng như ngày nay, có điều kiện, đều tránh cái rét mùa ẩm vào trú đông trong Nam. Thế mà Nguyễn Tuân bị sưng chân lên đến gối, ngồi một chỗ. Cũng có thể không lạ, sự dị ứng trái ngược. Khi Nam Cao còn trẻ vào làm ăn trong Sài Gòn, bị nề đến phải chống gậy lên tàu ra. Đôi chân thèm đi của Nguyễn Tuân đã được đắp vô vàn cao hổ, có đến mấy chục cái chân con hổ mà đến lúc cũng quỵ. ở quán thịt chó Sinh Hàng Lược, Đoàn Giỏi mách:
– Hai cẳng sau con chó, ở trong Nam người ta chữa được nhiều bệnh, thần hiệu nhất cái bệnh đau xương, bệnh khớp.
Nguyễn Tuân ở bệnh viện về. Mỗi ngày, buổi chiều, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa xách cặp lồng lên Hàng Lược mua cẳng chân sau con chó, không biết hai hay bốn. Đến bấy giờ Phạm Văn Khoa cũng hoá ra người khổng lồ chân đất sét rồi, nhưng con người cao lớn lực lưỡng ấy lại ngược đời, kém chân thì đi xe đạp thay. Từ hôm Phạm Văn Khoa mất xe đạp, chàng mới chịu cho các nàng đèo xe máy. Phạm Văn Khoa treo cặp lồng chân chó ở đầu thang gác lên nhà Nguyễn Tuân. Xương hổ, xương chó và bè bạn lo cho cái chân người về già. Cũng nhờ vớt vát chịu đựng thế mà khi đã đuối lắm, Nguyễn Tuân vẫn chống gậy với chiếc vai nhỏ đựng sách và hộp chè, khay chén đến bệnh viện lần cuối cùng. Cả cái chai rượu lẹp dẹp trong lườn áo khoác.
Những năm đầu, các cơ quan từ thành phố lên Việt Bắc, chúng tôi ở xóm Chòi làng Yên Dã huyện Đại Từ chân núi Tam Đảo ngoảnh về đằng Thái Nguyên. Ngày quang trời thấp thoáng thấy Khuôn Chu – một làng người Dao trên lưng núi có lối tắt đỉnh núi sang vùng Tam Đảo nghỉ mát bên kia. Vào mùa mưa, những con lũ tràn ra giữa sườn núi xanh im, xa trông như những giải lụa trăng toả xuống. Nam Cao và tôi ở báo Cứu Quốc trên Tuyên Quang cùng đổi công tác về hội Văn Nghệ. Nhưng Nam Cao còn lên Chợ Chu học ba tháng trường Nguyễn ái Quốc – lớp tập trung ba tháng hồi ấy đã là dài và quy mô nhất. Tôi về thẳng xóm Chòi.
Từ khi rời Hà Nội đến đây cơ quan mới ở lại một chỗ ra hồn. Bên báo Cứu Quốc ở nhờ trong làng, lần lần từ Yên Thọ Hoài Đức vào Viên Nội Vân Đình, lên Trung Giáp Phù Ninh trên Phú Thọ. Sang chán núi Tam Đảo, các gia đình đi theo ở quanh trụ sở đông hơn các đoàn văn nghệ kháng chiến trên Nhã Nam bên Bắc Giang, bên Xuân áng Phú Thọ và Quần Tín trong Thanh Hoá. Cơ ngơi ăn ở và làm việc gồm những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Kiến trúc sư Võ Đức Diên chỉ huy làm nhà kiểu ánh sáng cột vầu mái rơm vách nứa và ở cánh rừng bên ngoài, trường nội trú Văn nghệ Nhân dân của ông đốc Nguyên Hồng, mỗi khoá hàng trăm người nhiều nơi về đây học. Các nhà theo cơ quan thì ở nhờ nhà bà con trong xóm. Tối tối, chúng tôi tụ tập ở căng tin Võ Đức Diên. Chị ấy nấu rượu nếp, có bánh đa. Hôm nào phiên chợ Ký Phú bên kia suối thì làm bánh cuốn, bún thang. Phạm Duy và Thái Hằng ở Thanh Hoá ra. Có một hội nghị quốc tế về âm nhạc ở Rumani, Phạm Duy chuẩn bị đi. Tôi không biết hội nghị hoãn hay vì đường xá cách trở, bấy giờ xe lửa Bằng Tường – Nam Ninh chưa có, cuộc đi lại thôi. Vợ chồng Phạm Duy trở về khu bốn. Chỉ có như vậy, không lắm chuyện như Phạm Duy đã viết trong Hồi ký thời cách mạng, kháng chiến.
Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Mỗi người được tổ chức ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân. ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhánh hoa mua, hoa đơn đỏ ngắt ngoài đồi. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu.
Cái chu đáo của Nguyễn Tuân, theo cách Nguyễn Tuân, nền nếp nho phong, như Nguyễn Tuân giao thiệp với Tố Hữu. Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng tư năm 1950 – tôi nhớ theo Nguyễn Tuân kể. Có khi, đột nhiên Nguyễn Tuân nhắc đến. Nguyễn Tuân nói: Hôm nay, hai mươi năm trước… hăm hai năm trước… hăm nhăm năm trước… nó quẳng mình xuống tàu Chanilly… Tết năm ấy, năm ấy mình ở Hương Cảng… Rồi nói chuyện sách mới đọc hay có việc đương nghĩ, chúng tôi ngồi yên. Khi bực tức một người, một bài báo, người ta nói thường thốt ra, câu nói ác khẩu mà nhiều người hay kể lại: bao giờ tôi chết thì nhớ chôn theo với tôi một thằng phê bình, theo cái nhớ của tôi, thật thì Nguyễn Tuân còn nói đùa thêm để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn. Cũng táo tợn như cái câu của P.Môrăng: Ta muốn sau khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái vali mà Nguyễn Tuân đã lấy đặt lên đầu trang tiểu thuyết Thiếu quê hương khi in từng kỳ ở tuần báo Hà Nội Tân Văn. Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói:
– Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu.
Nhưng chưa bao giờ Nguyễn Tuân làm thế.
Mà chỉ thấy mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng, hay tết nhất Nguyễn Tuân đều đến chơi Tố Hữu. Thế nào cũng cầm lên mây bông hồng vàng lòng trứng gà. Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp. Cũng là miệng xà thôi…
Không nhớ ở cuộc họp kết nạp Nguyễn Tuân tôi có phát biểu thế nào không, nhưng sổ tay tôi ghi nhật ký ngày 18-4-1950.
Những đám mây xanh mơn mởn đùn lên như mây nổi trên khu rừng già, đâu cũng rừng, cũng rậm rà. Chiều Việt Bắc tối rậm rịt, vướng vít trong cây không biết mờ mờ sương hay khói trải trên lớp núi răng cưa ngang mắt. Con chim bắt cô trói cột kêu trong chiều muộn. Tiếng con cuốc khắc khoải. Hoàng hôn cũng buồn buồn như lòng mình, ngồi đây mà nghĩ đâu đâu. Nghe mọi người nói, tôi nghĩ đến những chuyện khác Buổi kết nạp Nam Cao ở núi Phía Biếc rưng rưng nước mắt. Tiếng súng moochiê của địch từ ngoài Pù giát câu vào. Buổi kết nạp Phúc Mơ, cái dáng Phúc Mơ nhăn nhúm, đăm chiêu lúc giơ tay thề. Những điều mình dặn Phúc Mơ, trước hôm Phúc Mơ sang giữ kho bị Tây đồn Phủ Thông bắt. Những lễ kết nạp các đồng chí Thổ ở Bản Hậu.
Đây nói nhiều tới mình, tới sáng tác quá. Thế mà tôi lại thấy nó bé nhỏ làm sao! Sáng tác là cái quái gì, nêu không lăn lộn, phản ánh được chiến đấu.
Mỗi cuộc đời, mỗi trường hợp đến với cách mạng không giống nhau.
ở Nguyễn Tuân, chắc không phải do sách vở, lý luận hay cuộc sống tối ngày, cũng không phải vì tính toán cơ hội, hoặc đua đả. Có thể cảm kích bời một chén rượu với Tố Hữu ở nhà hàng Thuỷ Tạ. Có thể vì hai người con lớn trong nhà đã là việt Minh từ bóng tối mà Tổng Khởi Nghĩa rồi ông mới biết. Cũng như tấm lòng của ông với Trung đoàn Thủ đô vì ở đấy có con trai ông, có trung đội trưởng trinh sát Két người nhà bàn quen thuộc ở nhà Thuỷ Tạ. Cũng có thể vì một suy nghĩ bất thần nào đó.
Không ai như ai.
Năm 1958, một hôm tôi trông thấy đi ra cổng đại sứ quán ta ở Matxcơva một ông già nhỏ bé, gày guộc như một người Cô-dắc, người Tác-ta ở Trung á hay một lão Di gan lang thang đi xem bói tay thường gặp. Hỏi, mới biết tên ông là Hồng – nhưng ông quên tiếng mẹ đẻ đến đỗi không nói sõi được cả tên mình. Ông từ một vùng thảo nguyên taiga ở Xibêri về chơi sứ quán – đã mấy lần. Ngày trước, ông ở Pháp hoạt động cộng sản rồi trốn sang Liên Xô ông theo phái tờrốtkít bị bắt đày đi Xibêri. Khi đó, đến cả Tưởng Kinh Quốc, con Tưởng Giới Thạch học ở Liên Xô tham gia tờrốtkít cũng phải bắt bỏ tù. May có bố đương trị vì nước Trung Quốc có can thiệp Quốc mới được thả về. Cách đây mấy năm, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trên tám mươi tuổi, chết bệnh ở Đài Loan, có bà vợ Nga già, bà Phaina Varêna lụ khụ, đi đưa đám – người đàn bà mà Quốc lấy ở một thị trấn Viễn Đông từ nơi đi đày đưa theo về. Ông Hồng này cũng lấy vợ ở chỗ cấm cố, mãn hạn tù không trở lại Matxcơva nữa. Bây giờ đã được một lũ con và ông đã già lắm, cũng không có nguyện. vọng trở về Việt Nam. Mỗi lần đến đại sứ quán ta, gặp ai, ông cũng chỉ nói được một câu: Tôi buồn quá và khóc rồi đi. Bây giờ, chắc ông đã mất từ lâu. Một lần kia, đi nghỉ ở Nha Trang. Trên bãi biển, bác sĩ Trần Hữu Tước có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện đời của trăm nghìn người trí thức đã đến hay không đến với cách mạng, quả là không ai giống ai.
Năm 1946, cùng chuyến ở Pa ri về Hà Nội – không kể những người cùng phái đoàn ở Hà Nội đi Pháp, có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước và một người quê miền Nam tên là Quang, cùng ngành học với giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hơn một tháng lênh đênh trên biển, khi lên cảng Hải Phòng, Quang chào Trần Hữu Tước:
– Thôi, vĩnh biệt mày?
Rồi đi mất. Trần Hữu Tước nói:
– Nó là một trí thức giỏi, cả tuổi thanh niên chúi mũi vào sách và phòng thí nghiệm, nó hết sức timide (nhút nhát). Tối nào anh em mình cũng tổ chức giải trí chơi vui với lính trên tàu, cả bọn vào những cuộc hát nhảy lu bù. Nó rất ngại và khó chịu. Có thể nó thất vọng. Có thể nó nghĩ cách mạng không phải thế. Nó biệt tăm suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bao nhiêu năm rồi, gần đây, nghe nó ở một thành phố miền Trung, đã già lắm, làm nghề chữa mô tô, xe đạp. Không ai biết nó là ai.
– Anh có nghĩ khi nào tìm đến chơi?
– Không. Người ta đã coi như người ta không còn nữa, mình đến làm gì!
Ôi, những mảnh đời khác nhau.
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu. Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đồng bằng liên khu 3. Ngày 13 tháng hai năm 1951, Nguyễn Tuân được công nhận Đảng viên chính thức ở chi bộ sở tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân. Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng thẳm Bản Ty, Đầm Hồng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khỏi u tỳ quốc Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã u tỳ quốc, đây mới là những nếp nhà tranh lưng đồi trung du, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc sống gian khổ, chúng tôi ở Động Móc áp núi Là, ở rừng sâu Thượng Yên bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch bò ra nghển đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ về bên suối, tiếng gầm khô rợn.
Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài Thanh Niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói: Hoài đi ủng hộ Diệu’. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ tâm hồng – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn… Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt… Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên – một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi… tình trai…!’ rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một thói quen kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt ở ban thường vụ trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người có thì giờ chỉ chuyên đi và viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.
Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu. Xuân Diệu nhiều nữ tính cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác nhưng cẩn thận một cách lờ khờ, có khi anh làm gì tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng đoán biết.
Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút kỹ lưỡng bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyên tám cái tủ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị:
– Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình.
Thời chống Mỹ, tôi đã đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở trường đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình. Không sang trọng đâu toàn những thứ dễ kiếm, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, canh cà chua hay hơn, cho nhiều hành và nhớ mắm muối đậm một chút. Ngày hai buổi nói, lại tối nữa, phải thế mới có sức. Cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười. mỗi bài đều có mục đích hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc bài đăng báo rồi để in sách. Nếu không, không viết. Đã tính trước rồi. Không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lắp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. ở Yên Dã, cái quần kaki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm quần khác đi. Xuân Diệu nói:
– Không ngờ cái kaki này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng nhẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới. Chán quá.
Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.
Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:
– Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.
Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Một lần, tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa riêng với Nguyễn Tuân:
– Phải đưa ông ấy lên cao lâu để được xem ông ấy ăn cho thích mắt.
Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết.
Xuân Diệu bảo tôi:
– Đi nhà hàng, có bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu, ăn làm gì! Một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các thứ thịt. Thịt chó, nhưng Xuân Diệu không bao giờ đi ăn hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén hai lần vào ngày nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt chó sống. Xuân Diệu bảo thế là Hà Nội kém, Sài Gòn có nhiều hiệu thịt chó, thịt rừng sống. Nhưng ở Hà Nội Xuân Diệu đã có thổ mua quen. Xuân Diệu mách tôi:
– Cái cô bé quang gánh ngồi chỗ cửa sau chợ Hàng Da.
Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ Hàng Da mới, cô hàng thít chó phải ra đứng bán rong vỉa hè. Chẳng biết ngày trước cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.
Một dạo, tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất đem đến tận nhà. Tôi cười:
– Hối lộ à?
Xuân Diệu nói:
– Thằng này tinh quái, cái gì cũng đoán được, mà nói ác. ừ, để có gì thì nhớ đến nhau thôi. Làm sao đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên đến như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.
Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều đi công tác, trong vắng lặng đã hết lo máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở ấm Thượng, xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, điện hút lại hay điện đẩy đi, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, cái nhổ bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt, Xuân Diệu cứ dửng dưng như không, nhưng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nhìn dõi vào mắt, nắm cổ tay từng đứa, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu ấy còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.
Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nong Khai bên kia. Rặng cây may sắc, những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài. Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỏ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia thành Cửu Long, chín con rồng qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.
Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:
– Chúng mình già rồi.
Nhớ lại những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà chỉ có tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không khi nào biết tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng giới lấy nhau. Lão Xen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng tình trai chàng Xuân Diệu không thuỷ chung như hai lão già nước Đan Mạch kia. Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai. Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai và tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường chống Mỹ.
EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa!
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe. Anh nhớ, yêu…
(Đêm 11/7/1965 23 giờ 30)
(Báo Nhân Dân số Tết Kỷ Tỵ (1989)
Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình tha thiết đẹp đến não nùng của Xuân Diệu, không danh giới tơ duyên trai hay gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ như thế, suốt đời nhớ thương và chờ đợi mới là biết yêu thơ Xuân Diệu. Khi nào cũng khát vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu.
Đến việc ăn uống thì thật nền nã và cầu kỳ. Hay bảo là cốt làm ra khác thường cũng có thể được. Nguyễn Tuân lên cốt 400 núi Ba Vì. Trên ấy đạo diễn Mai Lộc đương quay một số thước ngoại cảnh phim Vợ chồng A Phủ của tôi. Lưng núi, xa chợ búa, con bò con lợn mổ được phải để ăn dần mươi hôm. Tổ làm phim thịt bò đón khách linh đình. Miếng xách luộc, miếng thịt tái cả da chấm tương gừng. Hồi này nhà mậu dịch gắt gao thu mua da bò da trâu, có ở rừng ăn chui mới được miếng da bò thui quý hiếm. Mấy ông già người Dao ở làng gần cũng xuống vui chung. Nguyễn Tuân khen ở núi hiếm gia vị mà cũng kiếm được rau thơm, ông chỉ nhặt bỏ ra ngoài mâm những lá cỏ dại gọi là lá mùi tàu nhổ ở ven rừng. Nhưng Nguyễn Tuân chén thịt bò có một bữa ấy Những hôm sau, nhờ nhà bếp nắm cho nắm cơm và mở lọ muối vừng, lọ ruốc mang theo từ nhà. Đừng ai nài ông khách kỹ tính ấy ăn thêm miếng thịt kho, một bát nước suýt oi khói hai ba lửa. Nguyên Hồng với Nguyễn Tuân mỗi người ăn uống một khác, thế mà chơi được với nhau. Nguyên Hồng uống tạp, rượu nhắm ổi xanh, hành sống, cà pháo muối xổi… Buổi tối, Nguyên Hồng ngủ lại ở cái gác xép sân sau cơ quan. Chẳng biết cao hứng sao đi tìm tôi rồi ra chợ chiều cạnh bến xe Kim Liên mua miếng thịt bò, mấy nhánh cần tây và mớ rau húng. Thịt xào không mỡ với muối, rau húng chỉ cởi lạt, ngắt ăn cả nhánh. Hàng rau người ta rửa rồi mới đem ra chợ bán chứ ăn cả đất đâu mà lo. Khéo vẽ vệ sinh lôi thôi
Nguyễn Tuân khác hẳn, Nguyễn Tuân uống như các cụ ngày trước, rượu ngữ. Bữa sáng hay chiều có nhắm hay uống suông cũng thế, thành lệ mỗi lần một hai chén, quanh năm không khác. Nguyễn Tuân có thổ mua rượu, ông kỵ rượu chợ. Không nát, không to tiếng, say chỉ lừ đừ và lặng lẽ nằm nghỉ. Tạng Nguyễn Tuân với cách thức hương hoa ấy hợp với các thứ uống hảo hạng Chianti của ý, Rôm Giamaich hay Uýtky và Mao Đài. Mùa hè, làm cốc-tay thêm lát chanh với miếng đá, nhấm nháp cả ngày. Không đụng đến rượu ngọt, dù nặng. Cái xa kê ngòn ngọt của Nhật thì vứt đi. Có lần, đạo diễn Đình Quang ở Nhật về biếu ông bình rượu xa kê to tổ bố. Ông cho chúng tôi uống cả. Những năm ấy, chuốc đâu ra những của quý như thế mà vẫn kiểu cách của ông. Bời vậy nông nỗi còm cõi càng trơ khố tải ra, mỗi khi có đôi chút phong lưu, nhiều cuộc uống tội tội thế nào ấy. Một miếng pho mát, một cốc vôtka Ba Lan trên gác nhà bác sĩ Trần Hữu Tước, cũng khá hiếm hoi. Chủ nhân chỉ ao ước có tủ sách chuyên môn, có tiền mua hàng tháng sách nghề của mình tháng nào chẳng có tạp chí, có sách mới, chỉ đọc báo cũng muốn phát sốt. Mà không có tiền mua ông bác sĩ anh hùng này đã dịch tiếng Pháp bút ký Ngõ tây của tôi với nhiều truyện ngắn khác và những phát biểu, tham luận của tôi mỗi lần tôi đi dự hội nghị nước ngoài. Ông dịch thuê và đọc cổ văn Liêu trai chí dị. ở Pháp ngày trước, ông làm bác sĩ tai mũi họng chuyên cho hoàng gia Anh. Một năm, chỉ vài ca khám đã thừa cái ăn chơi. Thuở ấy, xa rồi. Bây giờ, mỗi lần cho con xách cạp lồng đến phở Khải 202, chủ quán quý khách thái thêm cho mấy miếng gầu đã cám ơn, xuýt xoa khen.
Cái cung cách ăn uống phải tính toán nghèo nghèo này, kể cũng hiu hắt và vất vả. Mỗi khi vớ đâu được một chai ngon, henitxy hay cô nhắc, Nguyễn Tuân thường kéo bạn đến, từng người. Họ được uống vào những lúc khác nhau. Người mở nút đầu tiên và người uống ly chót, chủ nhân đều đã đo đạc cẩn thận. Không biết ai, chỉ biết tôi không mấy khi được vinh dự mở nút chai. Tôi chỉ lĩnh một chén ông dành cho vào lúc nào đấy và đến lúc khoái quá, được Nguyễn Tuân bảo:
– Ông có thể thêm ly nữa, ly nữa.
Tự tay tôi thò vào cái nút be lọ lỉnh kỉnh dưới giá sách lôi ra chiếc chai quý mà lúc nãy rót xong chén cho tôi, Nguyễn Tuân đã lại cất sâu vào phía trong. Ai, thì đãi rượu nào. Có cái này uống được. Ông đến nhé… Được, hiểu là thượng hạng đấy. Trong lúc tôi liếm môi vị cô nhắc thơm cay mà một bạn người Nga của chúng tôi, anh Vlat nghiện rượu quanh năm túng bấn chỉ nốc có rượu trắng, cứ nói xấu lấy được rằng thằng cô nhắc có mùi hôi con rệp, tôi ghét thì Nguyễn Tuân tự rót cho mình một ly cuốc lủi. Nguyễn Tuân xơi cái thường, nhìn khách uống cái sang và hỏi: Thế nào? Tưởng có thèm đến mướt mồ hôi cũng không nỡ nào dám uống thêm, thì Nguyễn Tuân lại tự tay rót ngay ly nữa. Nhưng ông cất lời dạy bảo ngay:
– Uống trâu, mày là thằng uống trâu. Chỉ rượu trắng, người Nga mới hắt vào miệng một tợp chống rét như thế. Rượu có giá phải nhấm nháp và nghĩ để thưởng thức.
Tôi chịu không làm được, tôi cũng không muốn đổi lối người ta nghiền ngẫm vị rượu trên lưỡi, tôi nghĩ về rượu trong cổ lên quỹ đạo lâng lâng theo cách của tôi. Tôi cãi chày cối, Nguyễn Tuân không nói nữa, nhưng có vẻ không bằng lòng… Và nhiều cái. không bằng lòng khác. Có khi cả năm Nguyễn Tuân chán chường tôi, không nhìn mặt. Nhưng ông bạn vong niên ấy với tôi không đến nỗi kiềng nhau như bác Nguyễn và nhân vật Mợi trong tuỳ bút Đôi tri kỷ gượng mà chúng tôi như người nợ nhau, ghét nhau đấy nhưng lâu lâu không được tào lao đôi ba câu, lại thấy văng vắng. Thật khó nhọc, mà lại cứ thật là cần.
Mấy chữ này của Nguyễn Tuân có thể phác hoạ ra những khúc khuỷu trái ngược ấy.
Tô Hoài,
Mình thường ít khen ông – về cả con người, cả nhà văn.
Nhưng đọc Sài Gòn Giải phóng, 13 tháng giêng 1985 bài Một người bạn, mình thấy có một cái gì mơi mới ở ông. Nhưng phải khen cái truyện ngắn khá dài khá sâu rộng này. Người thật việc thật trong chuyện này có thật không, hoặc có thì ở mức nào, đối với tôi không quan trọng. Cái quan trọng là nó như thật. Nó hay đấy. Ông còn khoẻ hơn tôi, cứ làm độ một tập như thế này thì ông sẽ phá kỷ lục của Tô Hoài đó.
Nguyễn
Nhưng việc gì ông phải cho truyện ngắn một người bạndính vào mục dự thi. Không dự thi thì truyện Tô Hoài giảm giá trị đi à? Hay là người ta xui ông đi thi viết!
Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sĩ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung thật đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng không bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tuân không chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi, mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét:
– Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết!
Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa:
– Đi ngay!
Nguyễn Sáng vẫn hăng:
– Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? Ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi?
– Anh ra khỏi đây ngay.
Nguyễn Sáng lập cập xuống thang.
Đến nhà tôi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa.
Nguyễn Sáng bảo con gái tôi:
– Người ta vừa đuổi chú. Năm mới mà chú bị người ta đuổi.
Ngồi một lúc coi như uống tiếp lúc nãy, tỷ tê hỏi mới ra câu chuyện những cát tài và cái tai gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn:
– Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người.
– Lúc nãy có nói thế với Nguyễn không?
– Chưa hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn.
Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái như trẻ con.
Buồn cười, Nguyễn Tuân nhiếc tôi:
– Chúa ghét cái thằng bợm bia rượu mà hàng ngày lại uống nước lạnh.
Không mấy khi Nguyễn mời tôi uống chè. Không bao giờ cho tôi thuốc lá.
– Mày hút phí thuốc lá.
Quả là tôi không hút thuốc. Muốn hút chơi thì tôi phải xin ông. Thường nói, ông vừa khôi hài vừa mỉa:
– Chó biết thằng này thế nào là thật? Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày.
Tôi cũng tìm ra cách chọc tức lại. Này ông chửi tôi giả rượu giả thuốc, giả cười, tôi ăn bọ hung, tôi ăn thịt chuột. Ông bảo người ta chỉ thật nhất lúc ngồi với cái chén. Nhưng mà từ thời công nguyên, hai ba nghìn năm nay, thiên hạ thế giới đã luận về cả trăm lối nâng chén đấy, chứ không phải cách riêng của thằng láu cá này đâu.
Tôi chìa trang Sử ký ra trước mặt Nguyễn Tuân.
Tề Uy Vương h ỏi Thuần Vu Khôn:
– Tiên sinh uống bao nhiêu thì say?
Khôn đáp:
– Thần uống một đấu cũng say, mười đấu cũng say
– Một đấu cũng say thì sao uống được một hộc? Sao nói vậy?
Khôn nói:
– Nếu cho uống trước mặt đại vương có quan chấp pháp đứng bên cạnh, quan ngự sử nấp sau lưng thì Khôn sợ hãi cúi đầu uống, chỉ một đấu đã say. Nếu cha mẹ có khách quý, Khôn vén áo khom lưng hầu rượu trước mặt thỉnh thoảng được ban cho mấy giọt thừa, lại phải bưng chén chúc thọ, phải đứng lên hầu rượu luôn như thế thì hai đấu đã say. Còn như bè bạn lâu ngày không gặp, bỗng nhiên gặp gỡ, mừng rỡ kể chuyện cũ, đem chuyện riêng ra nói cùng, như thế uống được năm sáu đấu. Nhưng đến như ngày hội ở quê, trai gái ngồi lẫn lộn, mời rượu dằng dai, đánh lạc, ném hồ, kéo nhau tụm năm túm ba, nắm tay nhau cũng không ai phạt, mắt nhìn nhau cũng không ai cấm. Đằng trước có cái hoa tai đánh rơi đằng sau có cái trâm bị bỏ sót, Khôn trộm lấy thế làm vui, có thể uống tám đấu cũng chỉ say hai phần. Khi trời chiều, tiệc vãn, dồn chén ngồi kề, gái trai cùng chiếu, giày dép lẫn lộn, chén bàn bừa bãi, trên thềm tắt đuốc, chủ nhân giữ một mình Khôn ở lại mà tiễn khách ra, áo là cởi bỏ, thoảng mùi hương thơm phức. Lúc bấy giờ lòng Khôn rất vui, có thể uống được một hộc mười đấu. Vì vậy nói rượu quá hoá loạn, vui quá hoá buồn, muôn việc đều thế. Vua Tề nói: Hay! (*)
(* Hoạt kê liệt truyện. Sử ký Tư Mã Thiên (145 trước CN). Như Thành dịch, lần in thứ tư, Nhà xuất bản Văn Học, 1988)
Chắc chắn Nguyễn Tuân đã ngâm nga đoạn văn này bao nhiêu lần, nhưng tôi cứ đọc lên. Nguyễn Tuân im lặng, không phải để khỏi cụt hứng người đọc mà Nguyễn Tuân nhấp chút chút rồi gật gù:
– Mấy năm trước, chắc tớ cũng bị theo dõi. Nhưng bây giờ thì hẳn là thôi. Mình hay nói, đứa khác đem nói lại, nó bịa ra chuyện mới, lời bình mới, bảo là Nguyễn Tuân nói đấy. Thời buổi sinh ra ca dao hò vè lung tung ấy mà. Nhưng xét cho cùng, Nguyễn Tuân có tò mò đôi chút cũng chỉ nghe hơi chứ phải đâu được mắt thấy, được ngồi bàn bạc mà biết. Cái thằng cầm bút viết được chữ nào bán chữ ấy, sức đâu mà làm ca dao cho không. Mày học làm đầy tớ Thuần Vu Khôn để dạy tao. Tao cũng là thầy đây. Thầy này ghét đứa nào uống rượu để nhắm thằng khác uống rượu. Đấy, lại mất điện. Tiến lên công nghiệp nặng của ông Lê Văn Lương ở thành phố này là phải trữ cái đèn hoa kỳ.
Năm 1954, về Hà Nội, tổng thư ký Hội Văn Nghệ Việt Nam Nguyễn Tuân và thường trực cơ quan Nguyễn Huy Tưởng ưu tiên hai thủ trưởng mỗi người được phát cái xe đạp, số xe công màu biển xanh. Xe đạp, Nguyễn Tuân cũng làm cho hình thù nó khác của người ta. Khung không sơn lại, để loang lổ đen xám, ghi đông vuông, xe cởi truồng không mắc gácđờbu. Nhưng thế không có nghĩa là cẩu thả. Thoáng trông xấu xí, mà xe khung Pháp, phanh tốt, lốp đoonglốp đỏ sẫm.
Nguyễn Tuân đến tiếp khách nước ngoài ở khách sạn Thống Nhất. Đi xe đạp thường ý tứ để xa xa cửa vào, rồi khoá cẩn thận tựa bờ tường bên nhà phát hành sách. chốc nữa, khách có thân tình tiễn ra ngoài cái cửa quay, chủ chỉ việc đi lững thững vài bước. Giả đò như ở cái thành phố xinh xắn yên tĩnh này không cần đi ô-tô và thư thái tản bộ là một thói quen đẹp. Khách vào rồi, ông chủ ra ngách tường để xe đạp đằng kia, mở khoá và thóc đi.
Nguyễn Tuân đến chỗ giấu xe. Cái xe đã biến mất. Mấy hôm sau, thương nghiệp thành phố biết chuyện đã tặng nhà văn một xe Thống Nhất chưa bóc giấy bóng. Tôi không biết cái xe ấy Nguyễn Tuân đã cho hay bán, nhưng không thấy Nguyễn Tuân cưỡi xe đạp nữa. Trong thành phố, ông đi bộ và gọi xế lô. Chẳng mấy lâu, bệnh thấp khớp đã khiến cho đôi chân người phiêu đãng không còn mấy vững, phải có thêm cái gậy đỡ. Nguyễn Tuân vốn chơi gậy, có một ống đựng hàng tá batoong các kiểu. Gậy lim sơn then, gậy lụi. Gậy song Sa pa khắc tên những nơi đã đi qua, Matxcơva, Sôphia, Vácna… Mới thêm một chiếc nạng thương binh. Lần ấy, vào Sài Gòn, bệnh thấp khớp khéo trêu ngươi bỗng nổi lên ở cái đất khô nhẹ, mà những người quê miền Bắc bị khớp, xưa kia cũng như ngày nay, có điều kiện, đều tránh cái rét mùa ẩm vào trú đông trong Nam. Thế mà Nguyễn Tuân bị sưng chân lên đến gối, ngồi một chỗ. Cũng có thể không lạ, sự dị ứng trái ngược. Khi Nam Cao còn trẻ vào làm ăn trong Sài Gòn, bị nề đến phải chống gậy lên tàu ra. Đôi chân thèm đi của Nguyễn Tuân đã được đắp vô vàn cao hổ, có đến mấy chục cái chân con hổ mà đến lúc cũng quỵ. ở quán thịt chó Sinh Hàng Lược, Đoàn Giỏi mách:
– Hai cẳng sau con chó, ở trong Nam người ta chữa được nhiều bệnh, thần hiệu nhất cái bệnh đau xương, bệnh khớp.
Nguyễn Tuân ở bệnh viện về. Mỗi ngày, buổi chiều, đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa xách cặp lồng lên Hàng Lược mua cẳng chân sau con chó, không biết hai hay bốn. Đến bấy giờ Phạm Văn Khoa cũng hoá ra người khổng lồ chân đất sét rồi, nhưng con người cao lớn lực lưỡng ấy lại ngược đời, kém chân thì đi xe đạp thay. Từ hôm Phạm Văn Khoa mất xe đạp, chàng mới chịu cho các nàng đèo xe máy. Phạm Văn Khoa treo cặp lồng chân chó ở đầu thang gác lên nhà Nguyễn Tuân. Xương hổ, xương chó và bè bạn lo cho cái chân người về già. Cũng nhờ vớt vát chịu đựng thế mà khi đã đuối lắm, Nguyễn Tuân vẫn chống gậy với chiếc vai nhỏ đựng sách và hộp chè, khay chén đến bệnh viện lần cuối cùng. Cả cái chai rượu lẹp dẹp trong lườn áo khoác.
Những năm đầu, các cơ quan từ thành phố lên Việt Bắc, chúng tôi ở xóm Chòi làng Yên Dã huyện Đại Từ chân núi Tam Đảo ngoảnh về đằng Thái Nguyên. Ngày quang trời thấp thoáng thấy Khuôn Chu – một làng người Dao trên lưng núi có lối tắt đỉnh núi sang vùng Tam Đảo nghỉ mát bên kia. Vào mùa mưa, những con lũ tràn ra giữa sườn núi xanh im, xa trông như những giải lụa trăng toả xuống. Nam Cao và tôi ở báo Cứu Quốc trên Tuyên Quang cùng đổi công tác về hội Văn Nghệ. Nhưng Nam Cao còn lên Chợ Chu học ba tháng trường Nguyễn ái Quốc – lớp tập trung ba tháng hồi ấy đã là dài và quy mô nhất. Tôi về thẳng xóm Chòi.
Từ khi rời Hà Nội đến đây cơ quan mới ở lại một chỗ ra hồn. Bên báo Cứu Quốc ở nhờ trong làng, lần lần từ Yên Thọ Hoài Đức vào Viên Nội Vân Đình, lên Trung Giáp Phù Ninh trên Phú Thọ. Sang chán núi Tam Đảo, các gia đình đi theo ở quanh trụ sở đông hơn các đoàn văn nghệ kháng chiến trên Nhã Nam bên Bắc Giang, bên Xuân áng Phú Thọ và Quần Tín trong Thanh Hoá. Cơ ngơi ăn ở và làm việc gồm những ngôi nhà nhiều buồng trên lưng đồi. Kiến trúc sư Võ Đức Diên chỉ huy làm nhà kiểu ánh sáng cột vầu mái rơm vách nứa và ở cánh rừng bên ngoài, trường nội trú Văn nghệ Nhân dân của ông đốc Nguyên Hồng, mỗi khoá hàng trăm người nhiều nơi về đây học. Các nhà theo cơ quan thì ở nhờ nhà bà con trong xóm. Tối tối, chúng tôi tụ tập ở căng tin Võ Đức Diên. Chị ấy nấu rượu nếp, có bánh đa. Hôm nào phiên chợ Ký Phú bên kia suối thì làm bánh cuốn, bún thang. Phạm Duy và Thái Hằng ở Thanh Hoá ra. Có một hội nghị quốc tế về âm nhạc ở Rumani, Phạm Duy chuẩn bị đi. Tôi không biết hội nghị hoãn hay vì đường xá cách trở, bấy giờ xe lửa Bằng Tường – Nam Ninh chưa có, cuộc đi lại thôi. Vợ chồng Phạm Duy trở về khu bốn. Chỉ có như vậy, không lắm chuyện như Phạm Duy đã viết trong Hồi ký thời cách mạng, kháng chiến.
Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Mỗi người được tổ chức ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân. ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhánh hoa mua, hoa đơn đỏ ngắt ngoài đồi. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu.
Cái chu đáo của Nguyễn Tuân, theo cách Nguyễn Tuân, nền nếp nho phong, như Nguyễn Tuân giao thiệp với Tố Hữu. Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng tư năm 1950 – tôi nhớ theo Nguyễn Tuân kể. Có khi, đột nhiên Nguyễn Tuân nhắc đến. Nguyễn Tuân nói: Hôm nay, hai mươi năm trước… hăm hai năm trước… hăm nhăm năm trước… nó quẳng mình xuống tàu Chanilly… Tết năm ấy, năm ấy mình ở Hương Cảng… Rồi nói chuyện sách mới đọc hay có việc đương nghĩ, chúng tôi ngồi yên. Khi bực tức một người, một bài báo, người ta nói thường thốt ra, câu nói ác khẩu mà nhiều người hay kể lại: bao giờ tôi chết thì nhớ chôn theo với tôi một thằng phê bình, theo cái nhớ của tôi, thật thì Nguyễn Tuân còn nói đùa thêm để dưới ấy trao đổi cho đỡ buồn. Cũng táo tợn như cái câu của P.Môrăng: Ta muốn sau khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái vali mà Nguyễn Tuân đã lấy đặt lên đầu trang tiểu thuyết Thiếu quê hương khi in từng kỳ ở tuần báo Hà Nội Tân Văn. Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói:
– Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu.
Nhưng chưa bao giờ Nguyễn Tuân làm thế.
Mà chỉ thấy mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng, hay tết nhất Nguyễn Tuân đều đến chơi Tố Hữu. Thế nào cũng cầm lên mây bông hồng vàng lòng trứng gà. Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp. Cũng là miệng xà thôi…
Không nhớ ở cuộc họp kết nạp Nguyễn Tuân tôi có phát biểu thế nào không, nhưng sổ tay tôi ghi nhật ký ngày 18-4-1950.
Những đám mây xanh mơn mởn đùn lên như mây nổi trên khu rừng già, đâu cũng rừng, cũng rậm rà. Chiều Việt Bắc tối rậm rịt, vướng vít trong cây không biết mờ mờ sương hay khói trải trên lớp núi răng cưa ngang mắt. Con chim bắt cô trói cột kêu trong chiều muộn. Tiếng con cuốc khắc khoải. Hoàng hôn cũng buồn buồn như lòng mình, ngồi đây mà nghĩ đâu đâu. Nghe mọi người nói, tôi nghĩ đến những chuyện khác Buổi kết nạp Nam Cao ở núi Phía Biếc rưng rưng nước mắt. Tiếng súng moochiê của địch từ ngoài Pù giát câu vào. Buổi kết nạp Phúc Mơ, cái dáng Phúc Mơ nhăn nhúm, đăm chiêu lúc giơ tay thề. Những điều mình dặn Phúc Mơ, trước hôm Phúc Mơ sang giữ kho bị Tây đồn Phủ Thông bắt. Những lễ kết nạp các đồng chí Thổ ở Bản Hậu.
Đây nói nhiều tới mình, tới sáng tác quá. Thế mà tôi lại thấy nó bé nhỏ làm sao! Sáng tác là cái quái gì, nêu không lăn lộn, phản ánh được chiến đấu.
Mỗi cuộc đời, mỗi trường hợp đến với cách mạng không giống nhau.
ở Nguyễn Tuân, chắc không phải do sách vở, lý luận hay cuộc sống tối ngày, cũng không phải vì tính toán cơ hội, hoặc đua đả. Có thể cảm kích bời một chén rượu với Tố Hữu ở nhà hàng Thuỷ Tạ. Có thể vì hai người con lớn trong nhà đã là việt Minh từ bóng tối mà Tổng Khởi Nghĩa rồi ông mới biết. Cũng như tấm lòng của ông với Trung đoàn Thủ đô vì ở đấy có con trai ông, có trung đội trưởng trinh sát Két người nhà bàn quen thuộc ở nhà Thuỷ Tạ. Cũng có thể vì một suy nghĩ bất thần nào đó.
Không ai như ai.
Năm 1958, một hôm tôi trông thấy đi ra cổng đại sứ quán ta ở Matxcơva một ông già nhỏ bé, gày guộc như một người Cô-dắc, người Tác-ta ở Trung á hay một lão Di gan lang thang đi xem bói tay thường gặp. Hỏi, mới biết tên ông là Hồng – nhưng ông quên tiếng mẹ đẻ đến đỗi không nói sõi được cả tên mình. Ông từ một vùng thảo nguyên taiga ở Xibêri về chơi sứ quán – đã mấy lần. Ngày trước, ông ở Pháp hoạt động cộng sản rồi trốn sang Liên Xô ông theo phái tờrốtkít bị bắt đày đi Xibêri. Khi đó, đến cả Tưởng Kinh Quốc, con Tưởng Giới Thạch học ở Liên Xô tham gia tờrốtkít cũng phải bắt bỏ tù. May có bố đương trị vì nước Trung Quốc có can thiệp Quốc mới được thả về. Cách đây mấy năm, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc trên tám mươi tuổi, chết bệnh ở Đài Loan, có bà vợ Nga già, bà Phaina Varêna lụ khụ, đi đưa đám – người đàn bà mà Quốc lấy ở một thị trấn Viễn Đông từ nơi đi đày đưa theo về. Ông Hồng này cũng lấy vợ ở chỗ cấm cố, mãn hạn tù không trở lại Matxcơva nữa. Bây giờ đã được một lũ con và ông đã già lắm, cũng không có nguyện. vọng trở về Việt Nam. Mỗi lần đến đại sứ quán ta, gặp ai, ông cũng chỉ nói được một câu: Tôi buồn quá và khóc rồi đi. Bây giờ, chắc ông đã mất từ lâu. Một lần kia, đi nghỉ ở Nha Trang. Trên bãi biển, bác sĩ Trần Hữu Tước có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện đời của trăm nghìn người trí thức đã đến hay không đến với cách mạng, quả là không ai giống ai.
Năm 1946, cùng chuyến ở Pa ri về Hà Nội – không kể những người cùng phái đoàn ở Hà Nội đi Pháp, có Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước và một người quê miền Nam tên là Quang, cùng ngành học với giáo sư Trần Đại Nghĩa. Hơn một tháng lênh đênh trên biển, khi lên cảng Hải Phòng, Quang chào Trần Hữu Tước:
– Thôi, vĩnh biệt mày?
Rồi đi mất. Trần Hữu Tước nói:
– Nó là một trí thức giỏi, cả tuổi thanh niên chúi mũi vào sách và phòng thí nghiệm, nó hết sức timide (nhút nhát). Tối nào anh em mình cũng tổ chức giải trí chơi vui với lính trên tàu, cả bọn vào những cuộc hát nhảy lu bù. Nó rất ngại và khó chịu. Có thể nó thất vọng. Có thể nó nghĩ cách mạng không phải thế. Nó biệt tăm suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bao nhiêu năm rồi, gần đây, nghe nó ở một thành phố miền Trung, đã già lắm, làm nghề chữa mô tô, xe đạp. Không ai biết nó là ai.
– Anh có nghĩ khi nào tìm đến chơi?
– Không. Người ta đã coi như người ta không còn nữa, mình đến làm gì!
Ôi, những mảnh đời khác nhau.
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu. Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đồng bằng liên khu 3. Ngày 13 tháng hai năm 1951, Nguyễn Tuân được công nhận Đảng viên chính thức ở chi bộ sở tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân. Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng thẳm Bản Ty, Đầm Hồng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khỏi u tỳ quốc Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã u tỳ quốc, đây mới là những nếp nhà tranh lưng đồi trung du, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc sống gian khổ, chúng tôi ở Động Móc áp núi Là, ở rừng sâu Thượng Yên bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch bò ra nghển đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ về bên suối, tiếng gầm khô rợn.
Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết bài Thanh Niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói: Hoài đi ủng hộ Diệu’. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ tâm hồng – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sửng sốt.
Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn… Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt… Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên – một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi… tình trai…!’ rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ. Và cũng thành một thói quen kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt ở ban thường vụ trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người có thì giờ chỉ chuyên đi và viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.
Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu. Xuân Diệu nhiều nữ tính cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác nhưng cẩn thận một cách lờ khờ, có khi anh làm gì tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng đoán biết.
Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút kỹ lưỡng bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyên tám cái tủ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mình mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị:
– Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình.
Thời chống Mỹ, tôi đã đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở trường đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình. Không sang trọng đâu toàn những thứ dễ kiếm, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, canh cà chua hay hơn, cho nhiều hành và nhớ mắm muối đậm một chút. Ngày hai buổi nói, lại tối nữa, phải thế mới có sức. Cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười. mỗi bài đều có mục đích hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc bài đăng báo rồi để in sách. Nếu không, không viết. Đã tính trước rồi. Không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân Diệu chê tôi viết lung tung, khuyên tôi không nên phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lắp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. ở Yên Dã, cái quần kaki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm quần khác đi. Xuân Diệu nói:
– Không ngờ cái kaki này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng nhẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới. Chán quá.
Chúng tôi đi công tác thuế công thương ở trung du. Xuống tận Lâm Thao, cách bốt địch ở Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn gần vùng địch phải gọn. Gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi đều sắp sắn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bót vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò kho khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: Cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu Thế thì cậu quý cái gì? Nói thế, nhưng khi đến bữa vẫn cho tôi miếng thịt kho và củ tỏi, và ăn nữa cũng được. Nhưng cứ phàn nàn, cảu nhảu tôi cẩu thả. Tôi cười và chén tự nhiên.
Xuân Diệu cho tôi là đứa khinh bạc, nhưng lại thương tôi, nên hay bảo ban, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái phải cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B1. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dạy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống cũng chẳng bao nhiêu, nhưng anh ăn cố. Không phải Xuân Diệu ăn, mà một người nào khoẻ lắm gắp hộ, nhai hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến chúng tôi cùng nhau thăm nước Lào, ở khách sạn Apôlô. Mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: cậu không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuốn thì lấy đĩa sẻ ra cho vệ sinh để mình ăn nốt. Cố lên, ăn phất phơ thế không được. Nhà bàn bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa ngắm từng miếng và ăn đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài:
– Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn.
Nhưng rồi lại vẫn cứ thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.
Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Một lần, tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa riêng với Nguyễn Tuân:
– Phải đưa ông ấy lên cao lâu để được xem ông ấy ăn cho thích mắt.
Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết.
Xuân Diệu bảo tôi:
– Đi nhà hàng, có bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu, ăn làm gì! Một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các thứ thịt. Thịt chó, nhưng Xuân Diệu không bao giờ đi ăn hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén hai lần vào ngày nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt chó sống. Xuân Diệu bảo thế là Hà Nội kém, Sài Gòn có nhiều hiệu thịt chó, thịt rừng sống. Nhưng ở Hà Nội Xuân Diệu đã có thổ mua quen. Xuân Diệu mách tôi:
– Cái cô bé quang gánh ngồi chỗ cửa sau chợ Hàng Da.
Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ Hàng Da mới, cô hàng thít chó phải ra đứng bán rong vỉa hè. Chẳng biết ngày trước cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.
Một dạo, tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất đem đến tận nhà. Tôi cười:
– Hối lộ à?
Xuân Diệu nói:
– Thằng này tinh quái, cái gì cũng đoán được, mà nói ác. ừ, để có gì thì nhớ đến nhau thôi. Làm sao đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên đến như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.
Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều đi công tác, trong vắng lặng đã hết lo máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở ấm Thượng, xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, điện hút lại hay điện đẩy đi, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, cái nhổ bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt, Xuân Diệu cứ dửng dưng như không, nhưng con trai thì xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nhìn dõi vào mắt, nắm cổ tay từng đứa, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu ấy còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.
Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nong Khai bên kia. Rặng cây may sắc, những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài. Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỏ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia thành Cửu Long, chín con rồng qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.
Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:
– Chúng mình già rồi.
Nhớ lại những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà chỉ có tôi mới là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không khi nào biết tuổi, từ xa xưa đến bây giờ vẫn tơ vương, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng giới lấy nhau. Lão Xen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng tình trai chàng Xuân Diệu không thuỷ chung như hai lão già nước Đan Mạch kia. Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai. Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai và tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường chống Mỹ.
EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh nhớ thương em, lệ muốn trào
Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa!
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!
Tình ta như mối dây muôn dặm
Buộc mãi đôi thân, dẫu cách vời
Em hẹn sau đây sẽ trở về
Sống cùng anh lại những say mê…
áo chăn em gửi cho anh giữ
Xin gửi cùng em cả hẹn thề
Một tấm lòng em sâu biết bao
Để anh thương mãi, biết làm sao!
Em đi xa cách, em ơi Cát
Em chớ buồn, nghe. Anh nhớ, yêu…
(Đêm 11/7/1965 23 giờ 30)
(Báo Nhân Dân số Tết Kỷ Tỵ (1989)
Ai yêu thơ Xuân Diệu, hiểu được thơ tình tha thiết đẹp đến não nùng của Xuân Diệu, không danh giới tơ duyên trai hay gái, phải thấu hiểu nỗi niềm và duyên nợ của nhà thơ như thế, suốt đời nhớ thương và chờ đợi mới là biết yêu thơ Xuân Diệu. Khi nào cũng khát vọng, không bao giờ già, mãi mãi ban đầu.