Cánh cửa căn hầm trú ẩn xịch mở, một Trung úy Bộ binh bước vào. Căn hầm trú ẩn dưới mặt đất chật hẹp và thiếu tiện nghi, được soi sáng bởi nhiều cây đèn cầy cắm trên các miệng chai. Một Trung úy và một Hạ sĩ ngồi trên các thùng bằng cây, gằn một máy điện thoại.
– “Anh tới sớm quá” – vị sĩ quan nói.
– “Tôi thích vậy” – người mới đến đáp – “Tôi không biết gì về mặt trận Miền Đông cả, Tôi mong đợi ở anh nhiều chuyện hơn là một cuộc bàn giao nhiệm vụ đơn giản”.
Viên trung úy ấy thuộc Sư đoàn 711 Bộ binh, đã được gửi từ Hòa lan đến Hung gia lợi đầu tháng Giêng năm 1945 – một trong các đơn vị đầu tiên đã được chuyển từ phương Đông về phương Tây. Ông ta không còn thuộc Sư đoàn, vì ông ta đã được thuyên chuyển đi nơi khác. Người ta đưa ông và vài người bạn dến khu vực Sandomir, ở Ba Lan, Lúc ấy vào khoảng 4 giờ sáng, ngày 12 tháng Giêng.
Chiến tuyến Miền Đông, ở phần giữa, nằm dọc theo con sông Vistule, trừ trong vùng ấy, nơi mà quân Nga đã chiếm được một đồn đầu cầu ở bờ phía Tây con sông : 75 cây số bề dài, từ Sandomir đến Baranow, trên 35 cây số bề sâu. “Một khẩu súng lục chĩa thẳng vào gáy của nước Đức”. Đại tướng Tư lệnh Quân đoàn Heitz đã nói như vậy. Từ hơn một tháng qua, quân Đức đã toan đập tan chiếc túi ấy, bằng cách tung ra trận tuyến năm Sư đoàn thiết giáp và rất nhiều Sư đoàn Bộ binh. Vô hiệu. Quân Nga bám chặt vào vùng sa mạc giá buốt ấy. Viên sĩ quan mới đến chăm chú nghe những lời giải thích của người bạn. Viên Hạ sĩ, điện thoại viên, cũng lắng nghe.
“Chúng tôi đã tấn công cả chục lần. Chúng tôi chiếm được vài trăm thước, đôi khi một hoặc hai cây số, đoàn pháo binh của chúng hoạt động và chúng tôi lại phải rút lui. Pháo binh Nga mạnh nhất thế giới. Anh đã từng nghe nói đến các chiếc “orgues của Staline” chưa ? Quân Nga gọi chúng là Katiouchas… “
Một Tướng lãnh Sô viết tên là Kostchow, đã sáng chế ra chiếc Katiouchas, ông nầy đã phỏng theo một tài liệu xưa cũ của Pháp mô tả chi tiết chiếc máy tạc đạn mười nòng mà Pieschi đã dùng để mưu sát vua Louis Philippe năm 1835. Chiếc máy ấy phóng ra tám hoặc mười hai hỏa tiễn cùng một lúc. Mỗi một lần bắn ra làm tóe lên từ mặt đất một tua ánh sáng có hình dáng của một cây táo. Lực phá hủy của chiếc Katiouchas tương đương với sức mạnh của bốn mươi khẩu súng cối. Dĩ nhiên là quân Nga cũng dùng tất cả các loại đại pháo khác.
– Anh có loại quân nào trước mặt anh ? Người mới đến hỏi. Anh đã từng thấy chúng chưa.
Người kia rún vai :
– Chúng tôi thấy sát họ nhứt là khi chúng tôi tìm thấy xác họ sau các cuộc tấn công. Sự cấu tạo của các đơn vị Nga vẫn luôn luôn là một điều huyền bí. Có xác chết của tất cả các loại. Nhiều tên Nga ở Âu Châu da trắng, ăn mặc tươm tất. Nhiều tên Mông cổ khổng lồ, minh mẩy lông lá đen xì và rậm rạp, áo quần rách rưới, không bao giờ tắm rửa cà. Nhiều người Á châu giống hệt người Tàu với đôi mắt xếch ngược. Song cả đến những tên tàn tệ nhứt cũng đều được võ trang một cách đáng chú ý. Họ có những khẩu súng liên thanh cực kỳ tối tân với những băng đạn chứa đựng được bảy chục viên đạn. Chiếc túi con buộc trên lưng với một sợi dây được nhét đầy quân nhu đạn dược, để chiến dấu trong rất nhiều ngày…
– Các hầm ẩn trú của chúng có được thiết lập một cách đàng hoàng không?
– Không có hầm trú ẩn. Những chiến hào đơn giản được đào sơ, những cái lỗ khốn khổ. Chúng nằm sát dưới ấy như những con dã thú, và bắn xổi xả vào tất cả những gì động đậy, ngày cũng như đêm. Dường như chúng không bao giờ ngủ cả.
– Chúng được tiếp tế như thế nào?
– Bộ Chỉ huy Sô viết không phải bận rộn nhiều về những vấn đề tiếp tế. Các binh sĩ Bộ binh tiền phương của Nga sống tự túc với những gì họ tìm được trong các ngôi nhà “isbas”, hoặc trên các xác chết : các mẩu bánh mì cũ, các nụ bông hướng dương mốc meo, các trái bắp. Hoặc các thứ củ đào được trong các cánh đồng. Chúng luôn luôn đói khát, song chúng vẫn sống, và chúng có vẻ như không bao giờ biết mệt mỏi. Rất hiếm tù binh mà chúng tôi bắt được nhào đến khi thấy đồ ăn…”
Viên sĩ quan của Mặt trận Miền Đông nói tiếp sau một lúc im lặng.
– “Để tôi kể lại cho anh nghe một câu chuyện. Hồi năm 41, trước thành phố Smolensk, chúng tôi đã bắt được hai chiến xa khi chúng tiến vào phòng tuyến của chúng tôi. Chúng đã bị sa xuống bùn, và chúng tôi đã nả đại liên và súng cối vào chúng, giết chết các binh lính trong xe, Một chiếc bị hư hại rất nặng, còn một chiếc ít hơn.
“Chúng tôi đóng binh tại chỗ gần bèn hai tàn vật ấy, trong hai tuần lễ. Trong suốt thời gian ấy, các công tác tiếp tế của chúng tôi đều bị pháo kích đều đều, và các vị trí của chúng tôi cũng vậy. Ban đêm, quân tuần tiễu địch đã băng rừng đến tung lựu đạn vào các ổ đại liên chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần thay đổi vị trí, thay đổi giờ giấc cho các công tác tiếp tế, song hoài công, không làm sao được cả. Chúng tôi đã có cảm giác là các xạ thủ pháo binh Nga biết rõ từng li từng tí các cử động của chúng tôi.
“Và một ngày nọ, một người trong ban hỏa đầu vụ, anh nầy đi tìm một vật liệu gì đó mà tôi không được biết, đã có ý đến tìm ở chiếc chiến xa bị hư hại ít, đã phá được một kẽ hở của chiến xa ấy. Gần như bị ngộp thở vì một luồng xú khí khủng khiếp, anh ta lùi lại, đoạn lại nhìn một lần nữa. Bên trong chiến xa, cạnh một xác chết đang rữa nát. Có hai người còn sống. Họ ngồi bó rọ, còn da bọc xương, song còn sống. Họ đã ở đây từ mười lăm ngày qua. Chính họ đã gọi máy bảo cho địch biết về tất cả các cử động của chúng tôi. Chúng tôi đã thành công trong việc khai thác họ. Họ đã cho chúng tôi biết là một toán quân tuần tiễu đêm đã tiếp tế được cho họ một lần. Chỉ có một lần thôi. Họ không cử động. Họ chịu đựng mùi xú uế của xác chết, và chất phân do chính họ tiểu tiện ra. Đấy quân Nga là như thế đẩy. Tôi nghĩ là anh chưa bao giờ nghe nối đến một chuyện tương tự như thế ở Mặt trận Miền Tày ?
– Không, người mới đến nói, chưa bao giờ.
Một lúc sau bạn của anh ta bàn giao nhiệm vụ cho anh. Trước khi trời sáng, vị sĩ quan, sau khi đã nghiên cứu các vị trí đóng quân trong vùng trách nhiệm, bước ra ngoài để đi tuần tiễu một vòng qua các cứ điểm của đội trinh sát.
Tuyết đông đặc cứng như xi măng. Quân trinh sát, trùm lên một lớp da thú, nằm mọp sau các khẩu đại liên, mở trừng một cách khô nhọc các đôi mắt đỏ ngầu để thám xét kỹ càng bóng đêm được một lớp sương mù giá buốt làm cho thêm dày đặc. Không một tiếng động nào phát ra từ vùng no man`s land (giải đất giữa hai chiến tuyến, không ai dám bén mảng đến . Người ta tưởng chừng như đang ở trong một hành tinh chết, mất hút trong khoảng không, bị cướp đi vĩnh viễn ánh sáng và hơi ấm. Cuộc đi tuần chấm dứt, vị sĩ quan trở về hầm ẩn trú của mình.
“Không có một tin tức nào cả”, người điện thoại viên nói với ông.
Viên trung úy ghi giờ của cuộc tuần tiễu vào quyển sổ trực và nói thêm :”không có gì đáng chú ý”.
Không có gì đáng chú ý, và chẳng bao lâu nữa binh minh sẽ ló dạng. Vị sĩ quan, nếu ông ta hãy còn ở chiến tuyến Miền Tây, sẽ có thể ước lượng rằng sẽ không có một trận đánh quan trọng nào xảy ra trong ngày. Đằng kia, để mở màn cho các cuộc tấn công, gần như luôn luôn là có một trận mưa đạn pháo kích trước binh minh. Ở đây, người ta không thể biết được. Chốc nữa, có thể trong một giây, các tên Mông cổ và các tên người Á châu hiện ra từ màn đêm, bất thần lăn xả vào các tiền đồn. Như trong các trận chiến tranh xưa cũ – như trong trận đại chiến trước – các quân nhân ở tuyến đầu, binh sĩ hoặc sĩ quan, chỉ sống ở phút giây hiện tại.
Phát đại bác nổ vang như bình minh vừa ló dạng, và nó phát xuất từ phòng tuyến Nga. Một tiếng lẻ loi ấy như một ám hiệu, đoạn một loạt tiếng nổ long trời lở đất vang lên không ngớt. Viên trung úy đích thân nhắc máy điện thoại lên và báo cáo về Bộ chỉ huy liên đội, đoạn ông bước ra khỏi căn hầm trú ẩn.
Những tia đất hòa lẫn với tuyết văng lên tung tóe đó đây trong vùng ánh sáng nhạt nhòa của buổi bình minh, làm rung chuyển mặt đất, song khá thưa thớt, mặc dù tiếng gầm thét vang vội đến từ phía truớc mặt. Trận mưa pháo kích dường như hướng về phía sau của các hàng rào phòng thủ đầu nhiều hơn, viên trung úy nghĩ thầm : “Hỏa lực của chúng ít dày đặc hơn là mình đã tưởng”.
Ông ta nhào đến một giao thông hào và đi dọc theo đấy, vừa nói chuyện với những người linh vẫn ngồi bình thản dưới trận mưa tạc đạn. Các người trinh sát vẫn không rời các khẩu đại liên, chăm chú quan sát phía vùng no man‘s land. Sương mù, vẫn thật dầy đặc, trở nên một màn trắng nhòa nhạt. Một câu nói truyền đi từ người nầy đến người khác trong giao thông hào :”Băng ca, vị trí”. Một quả tạc đạn đã rơi vào phía ấy, vị sĩ quan tiến đến đấy.
Khi ông ta sắp sửa đến nơi, đã bị bắt kịp bởi các người lính cứu thương khiêng băng ca, họ khom người xuống và chạy một cách nhanh nhẹn, thì một khẩu đại liên bố trí ở giao thông hào nhả ra một loạt đạn. Viẻn Trung úy đến gần người vừa bắn.
– “Tôi không thấy gì cả”, ông nói.
– Có, thưa trung úy, chúng đã nhúc nhích, kìa”.
Một khẩu đại liên khác khai hỏa, đoạn một khẩu khác nữa. Vị sĩ quan dò xét kỹ đám sương mù, cố gắng đoán thấy một vài hình dáng ma quái. Quả nhiên ông tưởng thấy một vật gì đang lay động sát mặt đất. không làm sao ước định được khoảng cách là bao nhiêu, và ông ta không chắc chắn được một điều gì cả. Các người lính lão luyện ấy của Mặt trận Miền Đông đã có được một thị lực sắc sảo hơn ông nhiều.
Một người tùy phái nhảy vào giao thông hào đưa cho ông ta một mẩu giấy mỏng màu vàng :
“Có công điện của Liên đội, thưa Trung úy !
Hàng chữ trên tờ giấy rất rõ ràng :
“Chuẩn bị để phản công”.
Phản công cái gì ? Sẽ phải tung quân vào đám sương mù ấy chống lại một địch quân vô hình à ?
Địch quân không phải tuyệt đối vô hình đối với tất cả. Nhiều khẩu đại liên bố trí ở giao thông hào nhả đạn hàng loạt. Trừ trận mưa đạn pháo kích vẫn tiếp diễn, không có một sự chống trả nào từ phía trước mặt. Song le, viên Trung úy vẫn bố trí quân sĩ, ban lệnh cho các hạ sĩ quan, trong khi vài người bị thương được khiêng ngang qua đấy.
Viên trung úy, tiếp tực thám cứu kỹ càng đám sương mù, bắt đầu phân biệt được các hình dạng, các cử động giữa lòng vùng trắng xóa ấy. Không thể nào nói rằng đấy là các con người, Một vật gì dường như nhô lên khỏi mặt dất, một giây, đoạn biến mất hoặc xẹp xuống. Chính trên các hình dáng ấy mà các khẩu đại liên khạc đạn. “Về phía chúng mình bộ không có một sự yểm trợ pháo binh nào sao ?”, viên sĩ quan nghĩ. Ý nghĩ ấy vừa thoáng qua đầu óc ông ta, thời một sự gầm thét dữ dội đến từ phía sau. Các khẩu đại bác của Đức bắt đầu khai hỏa.
Bây giờ, người ta nhìn thấy nhiều tua đất văng lên tung tóe trên vùng no man's land, như một hàng cày đã được trồng trong chớp mắt. Hàng cây vụt biến mất, một hàng khác tức thời mọc lên trên chỗ ấy. Chắc chắn là quang cảnh ấy trấn an các binh sĩ. Người ta sẽ có thể phản công trong các điều kiện tốt. Bây giờ trời đã sáng tỏ, sương mù trở nên bớt dày đặc. Ngược lại cuộc pháo kích của Nga có vẻ như không trở nên cường liệt hơn trên các tuyến phòng thủ đầu. Người tùy phái mang đến một tờ giấy khác :”Phản công hồi 8 giờ 10 phút”. Vị sĩ quan xem đồng hồ và lắp đạn vào khẩu súng bắn hỏa hiệu.
Đó là một quang cảnh cổ điển của chiến tranh : một làn sóng bộ binh chuẩn bị xung phong. Vị sĩ quan xem đồng hồ và nhìn vùng đất trước giao thông hào. Bức màn che chở của pháo binh bạn dần dần tiến xa về phía trước, cày nảt vùng đất đối nghịch, người lính bộ binh quan sát sự tàn phá ấy. Với một sự thỏa ý sơ khai, hắn ta có cảm giác, ít ra trong đôi lát, là hắn ta sẽ chỉ có việc tiến tới, gần như không gặp một hiểm nguy nào, phía sau bức màn che chở ấy, để “chiếm cứ địa thế”. Theo lý thuyết, bộ binh có bao giờ còn một việc gì khác nữa phải làm, trong thế công, ngoài việc chiếm cứ địa thế sau sự oanh tạc của pháo binh – hoặc của không quân – đã nghiền nát đối phương trước đó ? Theo lý thuyết.
Vị sĩ quan, bây giờ, chỉ nhìn chằm chặp, vào chiếc đồng hồ tay. Cuối cùng, ông ta nâng khẩu súng bắn hỏa hiệu lên, bóp cò và, nửa giày sau, nhảy bổ khỏi giao thông hào. Tất cả binh lính đều nhảy theo. Tiến tới !
Họ chạy trên mặt đất cứng, phóng người xuống mặt đất. Mặt đất rung chuyển song họ không hoảng sợ. Họ nhìn lẳn tia đất che chở tiếp tục tiến xa. Họ nhỏm dậy cho một sự nhảy xổ mới về phía trước. Tất cả đều diễn tiến tổt đẹp. Không có một “cây táo” nào được khạc ra từ các chiếc “orgues de Staline” ác ôn, thật là tuyệt diệu. Các chiếc “orgues de Staline” chắc phải bị khóa chân tại chỗ, nghiền nát bởí các quả tạc đạn của Đức.
Hàng giao thông hào đần tiên của Nga bị tràn ngập nhanh chóng mặc dù hỏa lực tán loạn của vài ổ đại liên : các hố được đào một cách tồi tàn. Và có nhiều xác chết trong các hầm hố, y như người lính lão luyện của Mặt trận Miền Đông đã miêu tả lại. Vị sĩ quan tưởng thấy cả có một người đàn bà bị giết chết, nằm úp mặt xuồng đất. Song đó không phải là lúc để chậm trễ. Tiến tới ! Các binh sĩ luân lệnh không do dự. À há ! Bộ binh Đức cũng còn có thớ lắm chứ ! Đây rồi, người ta đã nhìn thấy hàng hố ẩn núp thứ hai của địch, rối loạn, bên này bức màn lửa thép đang tiến tới. Tiến lên!
Chính lúc bấy giờ, cảnh địa ngục mới bắt đầu.
Các suối đất và tuyết phun lên từ vùng đất giữa làn sóng xung phong và bức màn che chở. Trước tiên Bộ binh Đức tưởng rằng Pháo binh Đức đã điều chỉnh sai, họ nhao xuống mặt đất vừa chửi rủa các pháo thủ, tai nạn vẫn thường diễn trong chiến tranh. Rồi thì họ hiểu là Pháo binh Nga đã lâm chiến.
Sự gầm thét, không có một sự nhầm lẫn nào, đến từ phía trước mặt, bao phủ tất cả. Nó vô cùng mạnh hơn tiếng gầm thét đã được nghe thấy trước cuộc phản công, và nó trở nên mạnh hơn từng giây một. Các quả đạn nổ tung khắp mọi nơi, phía trước, đằng sau, hai bên. Các binh sĩ nằm dán sát xuống mặt đất, nằm dài trên mặt đất lạnh lẽo ấy nó rung chuyển, và trong ấy họ muốn đắm mình xuống, cảm thấy các hòn đất rơi xuống ào ạt trên họ. Các tiếng nổ làm họ điếc tai, họ ý thức lờ mờ là họ tiếp tục hiện hữu, đời sống của họ chỉ còn là một lóe ý thức rất nhỏ ấy giữa sự hỗn loạn – cho đến giây phút mà sự hủy diệt tước đoạt nơi họ mọi tri giác của cõi trần thế.
Những người hãy còn sống, bị nghẹt thở, màng nhĩ vỡ toang, thấy trước họ một cảnh rừng thực sự, bao phủ, trong một màn khói, tia đất bị nghiền nát, tia sáng, và mặt đất bị làm điên đảo một cách bất đoạn đến nỗi cánh rừng dường như được phát sinh từ biển cả, và con quái vật ấy hậm hực tiến tới, hủy diệt mọi sự sống. Những người hãy còn có sức để đứng dậy, để toan rút lui, để chạy trốn, không còn mảy may nhận biết được vùng đất mà họ vừa mới chạy qua. Vừa khi họ biết được là mình chạy đúng hướng, giữa những miệng hỏa diệm sơn xa lạ, trong vùng tiếng nố sấm sét, dưới một bầu trời sầm tối, thời hành tinh chết đã trở thành một thế giới của sự nổ vỡ, sự nung chảy. Những người lính bộ binh hãy còn sống không còn cảm thấy gì nữa ngoài một cảm giác sợ hãi nguyên thủy…
Sự tấn công của Nga được phát động vào buổi bình minh trên vùng đầu cầu Sandomir đã chỉ là một mưu chước để buộc pháo binh của Đức phát lộ vị trí của họ. Bấy giờ Thống chế Koniev đã dùng một ngàn hai trăm khẩu đại bác. Một giờ sau đó, khi tấn công thật sự, ông xử dựng mười hai ngàn khẩu.
Staline đã nhứt định đánh một đòn quyết định vào các lực lượng của Đức ở phương Đông và tiến vào Bá linh. Kế hoạch tổng quát của cuộc tấn kích như sau : Thống chế Joukov (mặt trận thứ nhứt ở Bạch Nga và Thống chế Koniev (mặt trận thứ nhứt ở Ukraine phải tiến từ sông Vistule đến sông Oder. Khi đến sông Oder, Joukov sẽ đánh thẳng vào Bá linh, bên sườn trái được che chở bởi Koniev. Phía Bắc, Rokossovski (mặt trận thứ hai ở Bạch Nga và Tcherniakovski (mặt trận thứ ba ở Bạch Nga sẽ tấn công Đông Phổ, người thứ nhứt từ phía Nam đánh lên, người thứ hai từ phía Đông đánh qua. Phía Nam Petrov (mặt trận thứ tư ở Ukraine sẽ tiến vào Tiệp Khắc và sẽ đánh vào cạnh sườn các đạo binh Đức ở Slovaquie và ở Hung gia lợi.
Người ta không hề biết được một cách chính xác tổng số các lực lượng Nga được đem sử dụng lúc khởi đầu của cuộc tấn công giữa Mémel và sông Danube. Theo những sự ước lượng đáng tin cậy nhứt, người ta có thể ước chừng khoảng 180 sư đoàn Bộ binh và 27 quân đoàn thiết giáp, đã được đem sử dụng. Ngoài ra Joukov còn có 90 sư đoàn trừ bị luôn luôn sẵn sàng tham chiến. Đức chỉ có 120 sư đoàn trong số có 30 sư đoàn thiết giáp, giá trị và tầm quan trọng bất đồng.
Cuộc khởi thế công của Nga không hề là một sự đổ xô mù quáng về phía trước. Nó đã được chuẩn bị với một sự kỹ lưỡng cực độ. Bộ Chỉ huy Nga không ngừng học tập theo diễn biến của cuộc chiến và rút tỉa nhiều bài học từ tất cả mọi kinh nghiệm. Một khối lượng pháo binh không tiền khoáng hậu được đem bố trí và ngụy trang, những sơ đồ hỏa lực được thiết lập, Không quân đã chụp hình các vị trí và các công trình phòng thủ của địch. để đánh lừa quân Đức về sự di chuyển của các lực lượng Sô viết. Người Nga cho nhiều xe cam nhông chạy tới chạy lui mang máy phỏng thanh phát ra những tiếng ầm ầm phát theo tiếng động của các đơn vị thiết giáp đang di chuvển. Ngườỉ Mỹ cũng đã làm như vậy ở Normandie. Hàng ngàn chiến xa đã được sơn trắng toát. Ban đêm nhiều toán quân Nga vượt sông Vistule trong vòng một tuần lễ và ẩn núp trong các khu rừng. Sự tiếp tế được thực hiện bằng các bè trượt tuyết có gắn máy chong chóng.
Cuộc oanh tạc kỳ dị vùng đầu cầu ở Sandomir kéo dài một giờ năm mươi phút. Cứ mỗi một cây số là có hai trăm năm mươi khẩu đại pháo rót đạn xuống các giao thông hào, các công trình phòng thủ, các vị trí đặt súng. Sau mười lăm phút, tất cả các sự giao thông liên lạc của Đức đều bị cắt đứt. Tác dụng của sự tập trung hỏa lực ấy, chưa từng thấy ở mặt trận Miền Đông, đã mạnh đến nỗi những người sống sót bị xuất huyết từ mũi, tai. Họ hoàn toàn ngây dại. Không một nơi ẩn núp nào, có bọc sắt hay không, có thể chịu đựng được sư oanh kích ấy cả.
Sự tiến quân của các lực lượng Nga được thực hiện một cách có phương pháp tuyệt đối, Bộ binh tiến tới dưới sự che đậy của một bức màn lăn. Khi còn cách tuyến đầu của Đức độ một ngàn thước, hàng rào pháo binh được hướng về tuyến phòng thủ thứ hai, trong khi các vũ khí cơ hữu của các liên đội và đại bác chống chiến xa khai hỏa. Các chiếc “orgues của Staline” gieo rắt sự hủy diệt trên tất cả mọi vật có thể tồn tại. Các giao thông hào của Bộ binh bị bắn trúng, bị cày nát, đảo lộn, đôi khi còn có thể nhận biết được một cách lờ mờ trên khoảng đất vòng cung. Người ta đoán biết được chúng khi thấy các mảnh thịt người vung vãi trên mặt đất. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ nhiều liên đội, nhiều sư đoàn bị thanh toán trọn vẹn.
Sau đó chiến xa tiến lên, qua mặt bộ binh và sấn tới để hủy diệt các đường giao thông và gieo rắc sự hỗn loạn trong hậu phương địch. Trong hai ngày, các đạo quân của Koniev đã tiến được 40 cây số trên một trận tuyến rộng 60 cây.
Cùng ngày ấy, 12 tháng Giêng, Joukov đã đích thân tấn công trên khắp căn cứ xuất phát của ông dài 150 cây số, Koniev đã xử dụng 12.000 khẩu đại pháo, ông ta xử dụng 22.000 khẩu. Rất hiếm những chuyện kể lại của những người sống sót biểu lộ rằng địa ngục của chiến tranh đã đạt đến một cường độ mà người ta tưởng rằng không thể nào vượt hơn được với sự sử dụng các vũ khí không nguyên tử, tại vài khu vực trên chiến tuyến ấy.
Các lực lượng Đức phòng thủ miền Nam Đông Phổ không bố trí trong các giao thông hào, cũng không cả trong các hầm ẩn núp. Một bờ tuyến phòng thủ kiên cố đã được thiết lập ở phía bắc nước Ba lan. Nó gồm nhiều hệ thống kẽm gai, nhiều bãi mìn và nhiều công sự bê tông cốt sắt. Một trong những công sự phòng thủ ấy nằm giữa vùng Pultusk và Makow, ở bìa một cánh rừng, cách một ngôi làng bỏ hoang độ một cây số. Đó là một pháo đài với sáu pháo nhân. Rạng ngày 14 tháng Giêng 1945, khi những binh sĩ trấn giữ pháo đài phát giác thấy một chiến xa Nga nằm choán cả mặt con lộ đi vào ngôi làng, vị chỉ huy của họ liền dùng điện thoại báo cáo ngay về bộ chỉ huy tuyến và đòng thời cho khai hỏa vào chiếc chiến xa. Vài phút sau, đến phiên các khẩu đại bác chống chiến xa của Đức được bố trí bí mật trong khu rừng khai hỏa quân Nga đáp lại bằng các khẩu sủng cối đặt ở hai bên ngôi làng, song chiếc chiến xa vẫn nằm yên đấy, bất động.
Dùng ống dòm quan sát, viên Trung úy khám phá thấy có một chiến xa khác, và có thể là hai chiếc, nằm sau chiếc thứ nhứt, ông ta lại báo cáo. Bây giờ, các quả tạc đạn rơi gần như khắp mọi nơi quanh pháo đài và trong khu rừng. Giữa những tiếng đạn của chính họ, các người trấn giữ pháo đài có thể nhận thấy là trận pháo kích của địch tăng dần cường độ. Pháo đài vẫn chưa bị trúng đạn. Chiếc chiến xa Nga đi đầu, mà khẩu đại bác đã chĩa ngay vào pháo đài, trong lúc ấy vẫn chưa khai hỏa, Sự bất động và sự im lặng ấy có một điều gì đáng lo ngại.
Viên trung úy gội điện thoại một lần nữa, và bộ chỉ huy tuyến trả lời :
“Nhiều oanh tạc chiến đấu cơ Slukas sẽ đến tấn công ngay các chiến xa Nga”.
Phi cơ đến. Các người trong pháo đài thấy chúng phóng xuống, một đám mây bụi và khói bốc lên. Khi nó tan đi, quân Đức nhận thấy ngôi làng đã gần như hoàn toàn bị san bằng. Các chiến xa — bây giờ người ta nhận thấy rõ ràng cả ba — có vẻ như bị chôn vùi phân nửa dưới các đống đổ nát. Viên Trung úy lại cho khai hỏa vào chúng, mặc dù ông ta đã có cảm giác là chúng đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu. Bấy giờ, qua ống dòm, ông ta chứng kiến một trong những cảnh tượng quái dị nhứt mà ông ta đã từng thấy qua trong cuộc chiến tranh. Chiếc chiến xa đi đầu bắt đầu chuyển động, đấy các đống đổ nát trước mặt nó như một xe ủi đất hạng nặng, nó có vẻ như một con chim khổng lồ rũ cánh trong nước, lách mình thoát ra và tiến tới, đá và gạch vôi vụn rơi rớt quanh nó. Và hai chiếc kia theo sau. Đó là những con quái vật khổng lồ, chúng hùng hổ tiến tới, các khẩu đại bác chĩa thẳng nhưng vẫn không bắn. Các quả đạn đại pháo từ pháo đài bắn ra nổ tung gần chúng và cả ngay trên mình chúng nhưng không có vẻ gì làm xây xuyển chúng hơn các vết muỗi đốt. Viên trung úy đã chưa từng được thấy một mẫu chiến xa “Joseph Stalinen” nào, nặng 56 tấn, được bảo vệ bởi một lớp thép dầy l5 ly và trang bị một đại bác 122 ly. Chiếc “Staline ” trội hẳn chiếc “Tiger”.
Viên trung úy muốn gọi điện thoại lần nữa về bộ chỉ huy song không còn nghe thấy gì ở ống nghe nữa cả : đường giây đã bị cắt đứt. Điều đó đã xảy ra rồi. Các quân du kích phá hoại đã cắt đứt các đường giây. Lần nầy, viên trung úy có cảm giác bị lọt vào một ổ phục kích. Pháo đài đã bị cô lập và ba con quái vật khổng lồ của Nga vẫn lừ lừ tiến tới, càng lúc càng thêm vĩ đại. Một toán nhỏ người chạy lúp xúp theo phía sau mỗi chiếc có cả người ngồi trên chiến xa nữa, ở phía ngoài vỏ sắt, nép sát vào pháo tháp.
Các người trấn giữ pháo đài không thể biết được rằng bộ chỉ huy Nga đã chuẩn bị một cách chu đáo công cuộc đánh chiếm các pháo đài kiểu cổ ở Ba lan và Đông Phổ. Các đội xung kích, được tập luyện theo một chiến thuật đặt biệt, gồm khoảng hai mươi người trang bị súng liên thanh bá ngắn hai đại liên, một hoặc hai khẩu 45 ly và nhiều lính công binh chiến đấu mang chất gỗ.
Chiến xa đầu tiên khai hỏa ở tầm 150 thước, bắn thẳng. Hai chiếc kia rẽ vòng qua hai bên. Tất cả bắn thẳng vào các pháo nhản, pháo đài như bị rung chuyển mạnh. Thế nhưng một người vẫn còn có thì giờ để nhìn.
– “Thưa Trung úy, hắn ta la lớn, quân Nga bò đến”.
Các người bò sát ấy đã đến quả gần để các khẩu đại liên có thể bắn trúng được họ, vả lại không làm sao bắn được nữa. Các nhản pháo đã bị phá hủy, một luồng khói ngột ngạt xâm chiếm pháo đài, các người trấn giữ chờ đợi sự nổ tung của các đạn dược của họ từng giây.
Một lóe sáng màu vàng và đỏ làm họ tưởng là đã bị nổ tung, nhưng không, nó đến từ bên ngoài. Ánh sáng bao trùm tứ phía. Các binh sĩ công binh chiến đấu Nga, đã đến còn cách pháo đài có vài thước, đã bắn các hỏa pháo. Vài giây im lặng, đoạn lần nầy, tiếng nổ ầm vang lên. Không phải hầm đạn dược nổ, mà là các khối thuốc nổ mà quân Nga đã đặt quanh pháo đài. Bức tường thành bê tông cốt sắt hé ra và sụp đổ. Tức thời, những tên Mông cổ trang bị liên thanh bá ngắn nhảy số vào lỗ hở…
Cùng cảnh tượng ấy tái diễn, với vài sự biến đổi, trong tất cả các công sự, phòng thủ bị tấn công bởi quân Nga ở phía Bắc con kinh Narev, phụ lưu của sông Vistule. Trong bốn tiếng đồng hồ, phòng tuyến kiên cố đầu tiên của Đức đã thất thủ trên suốt chiều sâu của nó.
Hitler, được báo cáo, ra lịnh phản công lập tức :
“Hãy đem sư đoàn Gro-SS Deutschland tham chiến. Bọn Nga sẽ không thể nào chống cự nổi với các toán quân ưu tú của tôi “.
Guderian, Tổng tư lệnh mặt trận Miền Đông, tung ra trước quân Nga và quân người Á châu của Rokossovski Sư đoàn thiết kỵ SS Gro-SS Deutschland, cộng với Sư đoàn 7 Thiếp giáp của Lục quân Đức, cộng với nhiều Sư đoàn Bộ binh và nhiều đội pháo binh xung kích. Các lực lượng nầy đã bị như là phi tán cả. Sức mạnh của hỏa lực tấn kích Nga đã làm sửng sốt ngay từ lúc đầu. Quân Đức, bị bắt buộc phải tính toán, phải sắp xếp các tài nguyên của họ, phải chuyển các đơn vị từ một khu vực nầy đến một khu vực khác để chóng dở các chỗ bị thúc bách, để toan bồi đắp, thấy dập dồn về phía họ làn sóng người và khí cụ bất tận một cách hiển nhiên.
Không một người Tây phương nào đã biết hoặc sẽ biết được bao nhiêu khẩu đại pháo và chiến xa mà quân Nga đã tung ra trận chiến. Họ đẩy chúng về phía trước như là họ không còn biết chỗ nào để đặt chúng trên lãnh thổ của họ. Ấn tượng ấy phát hiện, không phải chỉ do chứng ngôn của những binh lính và sĩ quan Đức, mà cả đến những báo cáo tham mưu, nơi mà sự lo sợ đã không còn cần được che dấu.
Hitler xé nát các báo cáo, và quăng xuống đất một cách giận dữ. Các tin tức thảm hại nối tiếp nhau không ngớt, trong lúc ấy, ông quyết định chọn một cách xử trí nghiêm đoán, ông lập một đội quân. Nghĩa là ông thiết lập, với các đạo binh đã lâm chiến, đã từng chiến bại, “Đội quân Sông Vistules”. Và vị tướng lãnh kinh nghiệm nào, nhà chiến lược gia siêu quần nào được ông trao quyền tư lệnh?
“Tôi đã chán ngấy các quân nhân bất tài ấy? Ông ta thét lớn. Himmler sẽ thống lãnh Đội quân sông Vistule “.
Heinrich Himmler, tư lệnh SS, chỉ huy trưởng tối cao của cơ quan Gestapo, Tổng trưởng Nội vụ, có một uy quyền toàn vẹn và tuyệt đối trên tất cả mọi ngành cảnh sát Đức quốc xã, trước hết được biết tiếng như là Tổng giám đốc các trại tập trung, chịu trách nhiệm tối hậu về những chuyện tàn bạo và giết chóc. Theo thực tế ông ta là như thế. Điều đáng chú ý nhứt là ông ta đã như thế, không phải do tác dựng của một sự tàn ác tích cực, một lòng khát máu, một sự bạo dâm từ cốt tủy, mà là do sự khiếm khuyết về khí chất và về tư tưởng.
Bọn lính SS khi nói chuyện với nhau thường gọi ông ta là “ông xếp cóng láp”, vì bộ võ quan lại đeo kính cận của ông ta. Những người, biết qua việc hành sử uy quyền khủng khiếp của ông ta, lần đầu tiên được đến gần ông ta, đã lấy làm ngạc nhiên khám phá thấy, không phải là một con dã thú, mà là một nhân vật lịch sự, lễ phép, có một giọng nói nhỏ nhẹ, gần như là nhút nhát, hôn tay các bà trong các buổi tiếp tân.
“Lòng tin của hắn ta, người ta đọc thấy trong các bản phán quyết của Tòa án quốc tế Nuremberg, đó là sự giết chóc ; tôn giáo của hắn ta, sự thảm sát; tín ngưỡng của hắn ta, sự hốt các trẻ con đem đi; tín điều của hắn ta, sự phản bội ; giáo điều của hắn ta, sự áp bức dưới tất cả mọi hình thức”. Tôi nghĩ rằng các quan tòa ở Nuremberg, mặc dù họ đã có một nguồn thông báo to tát về con người của hắn ta, đã không đi đến tận cùng của các sự việc. Trước hết mọi việc, họ đã muốn sỉ nhục, và sự phân tách tâm lý của họ đã tỏ ra sai lầm. Himmler không ham thích và không tôn sùng một cách trực tiếp sự giết chóc, sự thảm sát, sự phản bội, sự áp bức. Con ác quỷ ở trong người hắn ta là một con ác quỷ lãnh đạm, đó là con ác quỷ trừu xuất, Và con quái vật ấy ngăn cản hắn ta một cách tuyệt đối tự thể hiện thực tại của con người, và cả đến việc đề kháng cách bình thường trước một thực tại của con người. Bởi đó mới có sự tàn bạo và tội ác.
Himmler chỉ là một người chăn nuôi gà, vịt hàn vi khi hắn ta tiếp xúc với ý thức hệ Hitler. Làm thế nào con ác quỷ trừu xuất ấy lại có thể mai phục trong đáy lòng một người nuôi gà, vịt tầm thường để chờ giờ vùng lên hành động. Đó là một trường hợp thần bí về định mệnh con người. Song le Himmler bấy giờ đã tin tưởng là mình được Thần linh mặc khải. Ồng ta tán đồng tín lý Quốc xã, và một cách đặc biệt với tinh túy của chủ thuvết ấy, thấm nhuần chủ nghĩa của sự ưu việt của dòng máu ” aryen germanique-nordique “, chắc chắn không như bất cứ một người nào khác trên thế gian, có thể còn tbâm thúy hơn cả chính Hitler nữa. Chặt chẽ hơn, hẹp hòi hơn. Ông ta tán đồng từng chữ một, ông ta đã là một “người toàn vẹn”.
Hitler đã nhận biết điều ấy. Ồng ta đã sủng ái Himmler, ít hơn vì ông tìm thấy nơi hắn ta một công cụ phi thường (trong việc thi hành, Himmler thường tỏ ra do dự và mập mờ ; tuy nhiên hắn ta biết chọn các thuộc cấp có khả năng mà bởi vì ông nhận biết nơi hắn ta người tín đồ tuyệt hảo của chủ nghĩa Quốc xã.
Lòng tin của Himmler thường biểu lộ một cách nông nổi đôi khi lố bịch. Hắn ta đã thành lập những viện thí nghiệm SS, nơi đó những nhà bác học SS làm việc không ngừng (họ thấy công việc của họ ít mệt nhọc và có lợi cho riêng họ trong việc tách ra các nguyên tố của dòng máu aryen thực sự, và một Hàn lâm viện, nơi mà các sử gia SS tìm tòi không ngừng về nguồn gốc của người “Aryen”. Hắn ta cũng đã gửi cả một đoàn thám hiểm sang Tây tạng để khám phá ra hậu duệ của một giống người còn bảo tồn được các tập tục thuần lương của miền Bắc âu. Riêng cá nhân hắn ta, hắn ta ưa thích loại chữ runes của những người Normand thời xưa, mà hắn ta so sánh chữ viết với tượng hình văn tự của Nhựt bổn.
“Người Nhựt cũng phải là người Aryens”. Hắn ta đã nói.
Tất cả các công trình nghiên cứu ấy, các công trình không có một căn bản lịch sử thật sự, đã đưa hắn ta vào một nền bí truyền học mờ mịt, vào một trạng thái bị ám ảnh hiểm độc nơi mà các người say mê những biểu tượng thường đắm mình vào. Hắn ta đắm chìm trong đống lộn xộn theo nghi thức của các đảng bí mật Franc maconnerie và Rose Croix, cuối cùng hắn ta đã khám phá ra nhiều ý nghĩa bí ẩn có ý chống lại chủng tộc Aryen trên đồ hình của vài công trình kiến trúc Gô-tích ở Anh quốc và cả đến trên hình thức mái tóc của các sinh viên tại các trường Đại học Anh. Kết quả của sự tìm tòi các điều huyền bí ấy bắt nguồn từ sự tin tưởng một cách trẻ con và mù quáng về các điều dự ngôn về chiêm tinh học của người đấm bóp cho hắn ta.
Người ta có thể nghĩ rằng hắn ta đã có thể trở thành một người cuồng si hiền hậu, một người bán bất bình thường không nguy hiểm (đối với các người khác như đã từng xảy ra rất nhiều trong số các mồn đồ của các chủ thuyết thần bí. Song con ác quỷ ở trong hắn ta không bằng lòng với lòng tin mà không có những công nghiệp phát xuất từ lòng tin ấy.
“Chế độ Quốc xã sẽ kéo dài ngàn năm, Hitler nói.
” Không đúng, Himmler trả lời, nó sẽ kéo dài mười ngàn năm. Mỗi một gia đình của Quốc gia SS sẽ sanh ra bốn người con trai : hai sẽ dâng hiến đời mình cho chiến trường, và hai người kia sẽ sống và sinh con đẻ cháu, cứ như thế cho đến khi dân tộc SS ngự trị trên toàn quả địa cầu”.
Kết quả quan niệm về thế giới ẩy là sự tận diệt hoặc sự biến thành nô lệ một cách tất nhiên tất cả các dân tộc không thuộc chủng tộc Aryen. Chính Himmler đã phát biểu rõ ràng quan niệm của hắn ta về vấn đề ấy trong một bài diễn văn đọc ở Po-sen năm 1943.
“Những gì xảy đến cho một người Nga hoặc một người Tiệp khắc không mảy may quan hệ gì đến tôi…Các nước ngoại quốc sống trong sự thịnh vượng hoặc bị bỏ đói cho đến chết chỉ quan hệ đối với tôi qua số lượng các công dân của họ mà chúng ta cần đến để phục dịch cho sự khai hóa của chúng ta. Nếu không thế, điều đó không ăn thua gì đến tôi cả. Dù cho mười ngàn phụ nữ Nga chết đi vì mệt mỏi và kiệt sức trong khi đào một hố chống chiến xa, điều duy nhất, khiến tôi lưu tâm đến là cái hố ấy có được hoàn thành một cách mỹ mãn cho Đức quốc hay không ?…Khi một người nào đến tìm tôi và nói “tôi không thể bắt đàn bà và con trẻ đào cái hố ấy, điều đó sẽ vô nhân đạo bởi vì nó sẽ giết chết họ” tôi sẽ trả lời ngay :”Chính anh là một kẻ sát nhân đối với giòng giống Đức của anh, bởi vì nếu hố chống chiến xa không được thực hiện, nhiều binh sĩ Đức sẽ chết đi, và các binh sĩ Đức ấy là con trai của các bà mẹ Đức, đó là những người cùng huyết thống với anh.., “Điều quan hệ đối với chúng ta, điều cấu thành bổn phận của chúng ta, đó là dân tộc của chúng ta, giống nòi của chúng ta. Chúng ta có thể dửng dưng đối với tất cả mọi việc khác “.
Quả của cây khoa học Quốc xã trong phương diện hành động là như thế, đối với người rút tỉa kết quả đến cùng. Một phần to tát của nhân loại thôi không còn là sáng tạo của Thượng đế nữa, Thượng đế duy nhứt là dòng máu aryen.
Tuy nhiên, có một lần nọ, con ác quỷ ngự trị trong con người Himmler đã có vẻ như yếu đi, trong vài giây. Vị chỉ huy trưởng cơ quan Gestapo tham dự một buổi hành quyết người Do thái tại Minsk, ở Nga. Trong số những người bị xử hình, có một thanh niên tuấn tú, tóc vàng hoe, mắt xanh biếc, thanh niên này đứng ngay ngắn vững vàng trước tiểu đội hành hình, Himmler đưa tay ra hiệu cho các khẩu súng hạ xuống.
– ” Mầy có phải là Do thái không ? hắn ta hỏi chàng thanh niên.
– Phải.
– Cha mẹ mầy có phải là Do thái cả không?
– Phải.
Chính lúc ấy Himmler đã có vẽ lưỡng lự.
– “Trong số ông bà, tổ tiên mày, có một người nào không phải là Do thái không :
– Không có ai cả.
– Bấy giờ, Himmler dậm chân vởi sự giận dữ.
– “Tao không thể làm gì cho mầy được cả “, hắn ta hét lớn.
Hắn ta bắt đầu ra hiệu cho viên trưởng đội hành hình. Chàng thanh niên ngả gục dưới loạt đạn.
Ngay từ bây giờ, phát qua một cái nhìn trên bước cuối cùng của sự tiến hóa của Himmler không phải là một điều vô ích. Vì rằng sự thành tựu ấy đã khởi sắc khá mạnh trong thời kỳ mà chúng ta đang nghiên cứu.
Tháng Giêng 1945, Himmler, tin đồ cuồng tín của chủ thuyết Quốc xã, đã nghĩ, đã bắt đầu phản bội vị giáo chủ của tôn giáo của hắn ta, vị chủ tể của hắn ta, Hitler. Từ hơn một năm qua, hắn ta lắng nghe không trả lời cũng không ngắt lời, những lời nói bóng gió của vị trưởng ban tình báo của hắn ta, Schellenberg, vị tướng SS trẻ nhứt, ông nầy đã lặp đi lặp lại rằng chỉ có một mình hắn ta, Himmler, là có khả năng kế vị Fuhrer, bệnh hoạn, mất thăng bằng, nguy hiểm cho Đức quốc. Lúc xảy ra cuộc âm mưu ngày 20 tháng Bảy 1944, Himmler đã lắng nghe mà không cho bắt giữ hai người cộng mưu, một cách khá khinh suất, đã đến để dâng lên hắn ta vài đề nghị. Hắn ta đã thấy đến, đã sắp đặt đến cùng các vận hội của mình trong trường hợp cuộc chính biến thành công. Kế đó, cuộc mưu sát đã thất bại, hắn ta đã đàn áp một cách dã man. Tuy nhiên hắn ta đã không ngớt lắng nghe lời nói cám dỗ của Schellenberg, hắn ta đang nghe và sẽ nghe nhiều lời khác nữa. Kết cuộc hắn ta đi đến việc âm mưu và phản bội thực sự lúc mà việc hành xử quyền lực chỉ còn giới hạn trong một đối tượng duy nhứt : tìm cách để điều đình với Đồng minh.
Và, quả nhiên, Himmler sẽ thử làm với sự không hay biết của Hitler, trù định cả đến việc nộp Hitler cho những người thắng trận. Hắn ta sẽ tiếp xúc với Bá tước Folke Bernadotte, đại diện của cơ quan Hồng thập tự Thụy điển, hắn ta sẽ lắng nghe những ý kiến của Bá tước Schwerin Von Krosigk, cựu sinh viên trường Đại học Oxford, ông này nói với hắn ta rằng phải mời Đức Giáo hoàng can thiệp vào sự điều đình ! Giấc mơ to tát rằng Quốc gia SS sẽ ngự trị trên khắp quả địa cầu sẽ còn lại những gì ? Không có gì cả. Chỉ còn lại tham vọng cá nhân đê tiện và hạ cấp của Heinrich Himmler, bị mê hoặc bởi ảo tưởng xuẩn ngốc rằng Đồng minh sẽ nghe theo hắn ta và sẽ để cả chính quyền lại cho hắn ta. Bấy giờ, tên tín dồ của chủ thuyết Quốc xã sẽ quên đi, sẽ chối bỏ “tôn giáo ” mà hắn ta đã hiến tế biết bao nhiêu là sinh mạng. Các phương tiện sẽ làm mờ đi, sẽ tuyệt diệt cứu cánh. Con ác quỷ sẽ đạt đến kết quả, kết quả nầy phải đến với hắn ta một cách không thể tránh được: sự hủy diệt công cụ của nó.
Himmler đã có những căn bản quân sự nào khi Hitler bổ nhiệm hắn ta làm Tư lệnh Đội binh sông Vistule ? Hắn ta đã kết thúc trận thế chiến thứ nhứt với cấp bực trung sĩ nhứt. Từ đấy, hắn ta đâu có một sự chuẩn bị nào để đảm nhiệm công việc của một vị chỉ huy quân sự cao cấp.
Đội binh ấy được đặt dưới quyền tư lệnh của hắn ta, thực tế, đã như thế nào? Một sự đặt kề nhau trên giấy tờ của nhiều đơn vị khác biệt nhau một cách không thể tưởng tượng được : Waffen SS, Wehrmacht (Lục quân , Wolksgrenader, Woikssturm. Chúng ta đã biết qua đạo binh Wolksgrenadiers (bộ binh nhân dân được thành lập tiếp theo bản hiệu triệu của Goebbels ngày 24 tháng tám 1944, ban bố tình trạng tổng động viên các tài nguyên nhân vật lực của Đức. Sự tổng động viên này đã tỏ ra không đủ cung ứng cho nhu cầu của chiến tranh một cách nhanh chóng, cho nên Hitler đã hạ lệnh, ngày 18 tháng mười, sự nhất tề nổi dậy của dân tộc Đức và sự thành lập Đội quân Volkssturm (quân đội nhân dân . Đội Volkssturm gồm tất cả các người từ 16 đến 60 tuổi trong tình trạng mang nổi vũ khí. Các binh sĩ của nhân dân ấy không có đồng phục, với một băng vải đeo ở tay áo mang những chữ ” Deutschen Volkssturm “.
Họ đã được tung ra ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Tôi đã gạn hỏi rất nhiều chiến sĩ người Pháp đã từng đối đầu với quân Volkssturm. Đây là những câu trả lời mà tôi đã thu nhặt được :
– “Đó là những tên đáng thương hại, chúng đã bị mất tinh thần từ trước. Chúng sẵn sàng đầu hàng khi có cơ hội.
Chúng rất can đảm và chiến đấu trong những điều kiệu tuyệt vọng, nhứt là bọn trẻ. Chúng đã bị động tâm nhiều hơn, chúng làm những gì chúng có thể làm. Chúng đã sửng sốt khi thấy chúng tôi đến. Chúng đã không ngờ là sự bại trận của đất nước chúng lại quá gần kề như vậy “.
Tôi tin tưởng rằng tất cả các câu trả lời ấy đều đúng với sự thực và những người “lính của nhân dân” ấy đã cư xử một cách khác biệt nhau, tùy theo hoàn cảnh và tùy theo tài năng quân sự của cấp chỉ huy của họ. ” Những người cha già trong đội Volkssturm làm tất cả những gì họ có thể làm, song tất nhiên họ đã thu gặt được các cơn ho cảm nhiều hơn là các thắng lợi “. Degrelle đã viết, ông nầy đã từng nhìn thấy họ ở mặt trận Miền Đông. Hiển nhiên là Himmler đã không thể đặt tin tưởng vào các phần tử ấy để chận đứng sự tiến quân vũ bão của Nga sô.
Hắn ta có thể cậy vào các Sư đoàn Waffen SS của hắn ta nhiều hơn. Người ta có thể nói rằng bắt đầu từ cuối tháng giêng 1915, chỉ có quân Waffen SS là còn chiến đấu với một tin niệm thực sự. Họ đã cố gắng hết sức và hy sinh với sự nhiệt tâm đến tận những ngày cuối cùng của cuộc chiến vô vọng.
Sự kiện đáng được lưu ý, trong số quân Waffen SS đã biểu lộ đến phút cuối cùng sự quyết tâm ấy, người ta đã đếm được, nhứt là ở Phương Đông các đơn vị thuần Đức ít hơn là các đơn vị phức hợp các chí nguyện quân ngoại quốc : người ở bán đảo Scandinavie, Hòa lan, người xứ Flandre, người Wallons (một dân tộc ở miền Đông Nam nước Bỉ , người Pháp. Đa số quân Waffen SS Đức đã cảm thấy rằng sự tiếp diễn của cuộc chiến là một hành vi điên cuồng, một tai họa cho đất nước của họ. Đám quân không phải người Đức cũng đã biết rằng Đức quốc đã thua trận, thế nhưng họ đă không dè chừng một lối thoát nào cho riêng cố nhân họ, bởi vì đối với họ, sẽ không có một tương lai nào có thể trong đất nước của chính họ, họ đã là những người “desparados” thực sự chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Đã đành là các điều quan sát được ấy không có kỳ vọng đưa ra một sự thật tuyệt đối, song các sự kiện là ở đấy : ở mặt trận Miền Đông người ta đã từng nhận thấy các liên đội chí nguyện quân ngoại quốc đã cưỡng bách các đơn vị của Lục quân Đức phải trở lại mặt trận.
Quân Waffen SS, người Đức cũng như không phải là người Đức, đã không được đông đảo để Bộ Chỉ huy có thể dùng họ để trấn giữ địa thế, hoặc tìm cách để trấn giữ. Người ta đã dùng họ như là những đội cứu hỏa, tung họ vào những cuộc phản kích cục bộ trong những kẻ hở do Lực quân để ra. Các đơn vị Lục quân Đức được mang trở lại mặt trận sau đó, chẳng bao lâu sau lại bỏ chạy, và mọi việc lại bắt đầu làm lại — một chút về phía sau, gần Bá linh thêm một chút.
Các chiến xa của Rokossovski, khởi hành từ con kinh Narev, đã đến biển Baltique (Ở Tolkemitt vịnh Dantzig ngày 31 tháng giêng, vuợt qua 250 cây số trong mười hai ngày. Quân Đức ở Tannenberg (bị chiếm ngày 21 đã chỉ có vừa đủ thi giờ để phá nổ lăng tẩm vĩ đại đã được xây lên để kỷ niệm Hindenburg và “di tản” hài cốt của vi Thống Chế danh tiếng. Tcherniakovski, tấn công Đông Phổ từ phía Đông, đã đến vòng đai chu vi phòng thủ ngoài của thành phố Koenigsberg ngày 27. (Vị Thống chế nầy — người Do thái — đã hy sinh một tháng sau đó dẫn dầu đoàn quân của ông năm 36 tuổi . Các đạo binh của Joukov, tung ra qua ba mũi dùi, đã đến sông Oder ngày 31, tạt ba điểm mà một là Kustrin, còn cách Bá linh chỉ có 80 cây số.
Joukov đã sử dụng tất cả trong cuộc tấn công pháo binh, chiến xa, bộ binh, không quân và cả đến kỵ binh nữa. Rất hiếm những người già cả và tàn phế, đã không thể rời Bromberg được và đã sống sót sau các trận oanh tạc, bỗng nhiên thấy nhiều toán ngựa nhỏ con, ào tới, phi nước đại giữa các đống đổ nát, mang trên lưng các kỵ binh nưởc da màu sậm, đầu đội nón da thú, đám kỵ binh nầy vừa phát ra những tiếng thét man rợ vừa bắn súng liên thanh liên bồi.
Quân Nga đã vượt sông Warta sau khi đã tưới thêm nước ban đêm để làm cho dẫy thêm lớp băng trên mặt sông. Sự tiến công, sự thắng lợi dường như làm tăng thập bội sáng kiến chiến tranh của họ, gây ra nơi các vị tướng lãnh một trí năng chiến thuật mới mẻ. Koniev, đã đến ngày 21 tháng Giêng trong ý định tiến về Breslau, bỗng nhiên hạ lệnh cho các đoàn quân bên cánh trái đổi hướng, tung chúng về phía Đông Nam, về hướng vùng mỏ than và kỹ nghệ ở Silésie, mà Pétrov tấn công từ phía Nam.
Trong các hầm mỏ, trong các nhà máy lớn hãy còn được cung cấp điện năng, hãy còn hoạt động trọn vẹn, câu nói khiếp đảm sau đây bỗng chốc được loan truyền khắp nơi, giữa khi công việc đang tiến hành :
– “Quân Nga tới, quân Nga tới kìa !”
Và thợ thầy ùn ùn chạy ra cửa, về phía các thang máy. Quả nhiên các chiến xa có mang huy hiệu ngôi sao đỏ đã có mặt, bắn phá các ngôi nhà, đốt cháy khắp mọi nơi…
Cuộc di tản vĩ đại của nhân dân Đức ở phía Đông đã bắt đầu. Rất nhiều người Phảp, đàn ông, đàn bà và các người trai trẻ, đã có một kinh nghiệm bản thân về sự di tản, về sự chạy trốn của toàn thể dân chúng trước bước tiến của địch. Để thử phát họa lại quang cảnh của các con đường và các thiết lộ của miền Đông nước Đức vào đầu năm 1945, họ phải nhân lên cho mười tổng số những kỷ niệm thảm thương nhứt của họ vừa như đến rằng sự di tản của nhân dàn Đức đã xảy ra,- không phải trong tháng năm và tháng sáu, mà là giữa một mùa đông băng giá một cách tàn khốc đặc biệt, dưới một khí trời lạnh buốt gần như ở miền địa cực. Cư dân của những vùng bị đe dọa đã đào thoát hằng triệu và hằng triệu người.
Trong một thời gian, sự tuyên truyền của Goebbels cốt để duy trì tinh thần của các chiến sĩ và nhân dân Đức đã căn cứ vào kỳ vọng : Các vũ khí mới chẳng bao lâu nữa sẽ được đem sử dụng, chúng sẽ đập tan địch quân khắp mọi nơi. Phép lạ ấy chần chừ chưa phát lộ. Goebbels tưởng có thể phấn khởi quân đội Đức và dân tộc Đức đã “nhất tề nổi dậy” bằng cách sử dụng một động lực khác: sự sợ hãi : ” Nếu các người không đẩy lui địch, nếu Đức quốc bị đánh bại tất cả các người sẽ bị lưu đày đến Sibérie để phục dịch như những tên nô lệ “. Các khẩu hiệu ấy, đã được báo chí và đài phát thanh loan truyền đi gần như hàng ngày, đã trở nên động lực thứ nhứt của sự kinh hoàng khi phòng tuyến bị phá vỡ và khi dân chúng biết được rằng quân Nga đã tràn vào lãnh thổ quốc gia.
Những người “rút lui”, những kẻ trốn thoát, từ những vùng bị chiếm cứ đầu tiên đã chạy đến bên trong các tỉnh Miền Đông và đã kể lại những gì họ thấy. Sự lưu đày sang Sibérie đã không hề được đề cập đến trong các câu chuyện của họ. Thế nhưng, các người nghe họ kể đã rời bỏ tất cả để chạy trốn.
Khối lời cung khai của Đức về sự xâm lược của Nga sô, về cách cư xử của các toán quân tiền phương Sô viết, đã không bị các nhà điều tra và các sử gia Tây phương, cũng như Bộ Tổng Tư lệnh Sô viết bài bác. Cơ quan này còn đã đưa ra cả một lời biện minh.
“Các đội quân xung kích của chúng tôi gồm các binh sĩ đã chịu đựng các sự mệt nhọc, các điều hiểm nguy và các nỗi thống khổ của chiến tranh đến một độ không tưởng tượng được. Họ đã bị khích nộ khi hồi tưởng lại những nỗi khổ đau mà nhân dân Liên Sô đã phải gánh chịu trong nhiều năm qua. Người ta không thể buộc họ đến một cách cung kính và lịch sự được. Nhà hữu trách quân sự Sô viết đã vãn hồi trật tự khắp mọi nơi một cách nhanh chóng và ngăn cản không để cho dân chúng bị ức hiếp quá đáng “.
Chỉ cần coi, chỉ cần quan sát thêm trên vài tấm ảnh, dáng đi của các chiến sĩ xung kích ấy để hiểu rằng dân tộc Đức ở Miền Đông không thể nào chờ đợi một sự xâm lăng theo kiểu “Tây Phương” được.
Sự tràn vào rất dã man, nó gồm, một cách đương nhiên, sự cướp phá và sự hãm hiếp tất cả các phụ nữ từ mười hai đến sáu mươi tuổi hoặc hơn nữa. Những người nào toan chống cự đều bị giết một cách tàn bạo, bị mổ bụng, đôi khi họ bị thảm sát cách giản dị trong cơn say bán khai của bọn người chinh phục Mông cổ hoặc người Á châu. Những cảnh tượng xứng danh với những Cuộc Đại Xâm lược đã diễn ra dưới các hầm nhà ở Miền Đông nước Đức. Vô số nạn nhân đã trả giá cho những tội ác của Himmler.
Những người thường dân bắt đầu chạy trốn bằng hỏa xa. Hệ thống thiết lộ Đức đã bị hỗn loạn một cách khủng khiếp; vật liệu, gần như chỉ được xử dụng cho quân dội, thiếu thốn trầm trọng. ” Những cuộc oanh tạc của không lực đồng minh còn đều đặn hơn các thời gian biểu của các chuyến tàu của chúng tôi “, ông Tổng Trưởng Giao thông Vận tải của Đức đã nói như thế. Những oanh tạc cơ Anh Mỹ cất cánh từ Anh, từ Ý và cả (từ tháng sáu 1944 từ Nga sô đã tấn công trên toàn lãnh thổ Đức quốc.
Tuy nhiên nhiều đoàn tàu di tản đã được đưa đến các vùng bị đe dọa bởi bước tiến của quân Sô viết. Lúc đầu, chúng đã gồm các toa hành khách. Người ta tụ tập trong những nhà ga và quanh những nhà ga để chờ đợi các chuyến tàu ấy, chúng không có một giờ giấc nhứt định nào cả. Người ta thấy nhiều phụ nữ cho trẻ con sơ sinh của họ bú trong những đêm trường giá buốt, mở các bao áo quần ra ôm chặt vào người để cho chúng đừng bị chết vì lạnh.
Người ta xô lấn nhau tràn lên các đoàn tàu vừa đến nơi. Chúng lại bắt đầu chạy, được hai mươi hoặc năm mươi cây số, lại ngừng. Con đường sắt đã bị một trận oanh tạc phá hủy. Cách các mũi dùi của các đoàn thiết giáp Nga vài chục cây số, nhiều tù binh Nga đang sửa chữa lại các con đường ; đôi khi nhiều máy bay Nga đến xạ kích họ. Đoàn tàu chạy tới thêm một chút nữa, dưới sức nặng quá độ của đoàn người khốn khổ.
Chẳng bao lâu sau, không còn các toa xe hành khách nữa. Các người thường dân chồng chất nhau lên các toa xe chở súc vật mà người ta thấy tái xuất hiện trong mọi thảm họa của tất cả mọi quốc gia. Các đoàn tàu đã ngừng lại nhiều ngày đêm giữa đồng trống, vẫn vì các cuộc oanh tạc, hoặc vì thiếu nhiên liệu khi vùng hầm mỏ ở Silésie lọt vào tay quân Nga. Nhiều kẻ đào tẩu khác, chạy băng ngang các cánh đồng, trên tuyết, đến cướp phá các đoàn tàu dừng lại ấy. Người ta quăng các người chết lên hai bên vệ đường để cho trống chỗ.
Các nỗi thống khổ ấy lại tăng thập bội khi phải dùng đến các toa xe trần, vì thiếu các toa xe chở súc vật. Những người đào thoát chồng chất lên nhau hàng năm mươi người, hàng tám mươi người trên các sàn trống rỗng ấy, họ bắt buộc đứng chen chúc nhau trong gió Đông, giữa những cơn bão tuyết. Càng lúc có càng nhiều những xác chết cứng dựng dọc theo các trục thiết lộ.
Cuối cùng, cả nhà hữu trách địa phương thấy một đầu xe lửa kéo đến chỉ hai hoặc ba toa xe trần, đã cho lệnh chỉ di tản các trẻ con. Nhiều đoàn tàu bị nằm bất động hẳn đó đây, bị bỏ quên trên các đường phụ mà xe lửa dùng để đậu khi tránh nhau. Một ngày nọ, gần Breslau, người ta tìm thấy trên vài toa xe lửa trần bị bỏ quèn một trăm bốn mươi hai xác trẻ con, trai và gái, bị chết cóng.
Cuộc di tản trẻn các con lộ cung đã bắt đầu và tiếp diễn, đáng thương, không kém phần thê thảm. Hàng ngàn chiếc xe cây, chia thành nhiều đoàn, tiến tới như rùa bò trên các con đường và các xa lộ, chỉ trên phía phải, Sở Hiến binh Đức đã giữ phía bên kia trống trải dành cho công cuộc chuyển binh ra mặt trận. Các chiếc xe cây nối đuôi nhau như đã được hàn dính vào nhau, trên hai hàng. Dĩ nhiên, trước hết chúng chở đàn bà, con trẻ, các ông già, bà cô các người tàn phế nằm dài trên các tấm nệm, cộng thêm, chúng tôi đã thấy điều ấy, nhiều đồ đạc, nhiều tấm mèn đắp chân bằng nhung mao được bó chặt lại. Người ta tím ngắt vì lạnh. Vài gia đình không chịu quăng đi các xác chết của các người thân của họ.
Máy bay Nga đến, bắn phá các đoàn quân đang di chuyển ngược chiều, các chiếc xe cây đã không được dung tha. Những người trên xe vừa la hét vừa nhảy xuống vệ đường, người ta thấy nhiều lỗ màu nâu thẫm mở ra trên các chiếc lưng máu vọt ra xối xả. Các con ngựa kinh hãi, nhảy lồng lên, bị bắn vỡ bụng, ruột của chúng còn bốc hơi vung vãi trên tuyết. Sau đó, đoàn người khốn khổ phải mất nhiều giờ đê thoát khỏi vòng phiền lụy, để tiếp tục con đường.
Nhiều đoàn người đã đi lê lết như thế trong hai tuần lễ hoặc lâu hơn nữa, Khi họ đến các vùng phụ cận Bá linh, người ta chuyển hướng họ sang con xa lộ phía ngoài để đừng làm kinh hoảng dân chúng thủ đô.
Bá linh, mục tiêu của cuộc tiến quân Sô viết, đã chỉ còn là một đống đổ nát mênh mông. Nhiều khu vực nguyên vẹn không còn có thể nhận biết được nữa, nhiều đồn ải vĩ đại đã bị biến thành các hố sâu chất chứa đầy vôi gạch đổ nát, tấm bảng doanh hiệu của chúng đôi khi nằm lẫn lộn trong đống gạch vụn. Người ta qua lại giữa các đống đổ nát ấy, các người bán báo rao vang, trẻ con chơi giỡn trong các hố bom, cưỡi lên các cột đèn bị nghiêng ngã.
Đời sống tiếp tục trong các hầm nhà và trong các trại tiếp cư, trong những xó nhà, một đời sống kỳ dị, trong đó các mối liên hệ với thời quá khứ đã chùng ra, đã được tháo ra càng lúc càng nhiều. Sau mỗi một trận oanh tạc, cư dân của các nhà trọ bất ổn ấy nhận thấy rằng bất động sản của họ đã ngưng hiện hữu. Họ đi băng qua các đống gạch vụn và các đám cháy, tiến về phía những trại tiếp cứu, về những hầm nhà khác hoặc nơi khác chưa bị hoàn toàn sụp đổ, mà các người chiếm ngụ chen chúc nhau thêm một chút nữa. Khắp mọi nơi sự chồng chất lên nhau đã trở nên cùng cực.
Từng giờ một, đài phát thanh loan báo : “Coi chừng, máy bay địch phát hiện trong vùng nào đó, về phía thành phố nào đó, chú ý đến còi báo động, sẵn sàng xuông hầm ẩn núp”. Đoạn đến hồi còi chuẩn bị báo động, ba hồi còi dài nối tiếp nhau trong một phút, khi các phi đội địch còn cách Bá linh một trăm cây số, đoạn báo động. Người ta chạy đến các hầm ẩn núp, mang theo một chiếc vali, nhiều bình thủy, các trẻ con non tuổi trong các chiếc túi vải. Họ đứng chen chúc vào nhau, lạnh cóng và toát mồ hôi cùng một lúc. Súng phòng không nổ vang và các tiếng nổ long trời lở đất kéo dài trong nhiều giờ, đôi khi suốt đêm.
Bên ngoài, giữa khoảng cách của các tiếng nổ, trong bóng tối bập bùng lóe sáng của các đám cháy, nhiều con sói của trận tai biến chạy lòn vào các hành lang, vào các cầu thang, bất chấp bom đạn hoặc các tiếng súng của cảnh sát, để ăn cắp một ít đồ đạc, lương thực. Có hàng ngàn và hàng ngàn kẻ như vậy giữ đám đông không thể tưởng tượng được dân chúng mất gốc và trôi sống lạc chợ bị xô đẩy về các khu nhà máy của Đức quốc.
Các đèn thám chiếu dệt thành một màn lưới tia sáng trên bầu trời Bá linh. Các tia sáng di chuyển nhanh nhẹn không ngừng, thỉnh thoảng chộp lấy được một máy bay địch và không buông nó ra nữa. Người ta thấy rõ ràng một chiếc oanh tạc cơ vĩ đại trắng toát, bấy giờ nó có vẻ như bị bất động trong bầu trời như một con chim bị quáng mắt. Một loạt đạn bắn trúng nó. Một ngọn lửa, một chiếc khăn choàng đỏ tươi và vàng cam dường như phát ra từ nó, nó trở thành một cây đuốc, một lưỡi tầm sét rơi thẳng xuống, nếu nó không bị đốt tiêu ngày tức khắc trong một lóe sáng dữ dội. Từ mặt đất, nhiều lóe sáng khác tóe ra một cách bất đoạn như pháo Bengale, trở nên những cánh rừng lửa.
Người ta sẽ sai lầm khi nghĩ rằng Bá linh đã chống cự với những kẻ áp đảo mình từ trên không như là một đồn ải bị bao vây và bắn một cách cẩu thả. Cơ quan phòng không của Đức quốc trái lại là một mẫu đáng chú ý của sự tổ chức quân sự và kỹ thuật được điều hành trong những điều kiện khó khăn nhứt. Thủ đô Đức có một Bộ Chỉ huy không phận tương tự như các Operation Rooms (phòng Hành quân của Anh quốc.
Trong một hội trường rộng mênh mông dưới mặt đất, các nhân viên truyền tin của Không quân Đức. đầu mang ống nghe, nhận lãnh từng phút một những bản báo cáo của các đài kiểm soát không lưu đã được thiết lập trên toàn lãnh thổ và có nhiệm vụ nhận, gạn lọc ra, giải đoán những tin báo của các đài tuần phòng về bước tiến của các đoàn oanh tạc cơ địch. Họ theo dõi, với một lưỡi dao nhỏ, bước tiến ấy trên những tấm bản đồ đặt trước mặt họ. Một gương phản chiếu được thiết bị dính liền với lưỡi dao ấy, phát ra một tia sáng trên một tấm bản đồ bằng kính mờ mười thước cạnh treo thẳng đứng, cụ thể hóa vị trí của các phi đội địch. Vị tướng lãnh chỉ huy trưởng quan sát tấm bản đồ và ra lệnh.
Nhiều nhân viên truyền tin khác nhận các bảo cáo của cảc căn cứ và các phi đội đang bay. Họ chiếu lên tấm bản đồ nhiều chấm ánh sáng màu xanh lá cây tượng trưng cho các máy bay Đức. Như thế, vị chỉ huy trưởng biết được đều đặn tình hình tổng quát và các lực lượng đang hiện diện. Lược đồ của tổ chức là như thế.
Các phi đội tuần thám đêm của Đức hoạt động kết hợp với các hệ thống đèn thám chiếu. Chúng tấn công các oanh tạc cơ địch bị đèn rọi trúng, áp đảo chúng, cố gắng bắn hạ chúng hoặc tấn chúng vào tầm của các hệ thống cao xạ phòng không. Một số các hệ thống cao xạ phòng không nầy được thiết bị một cách tối tân, bắn ở nhiều cao độ khác nhau dưới những góc độ khác nhau để tạo thành một hình trôn ốc lửa đạn cực kỳ tàn khốc. Các phi cơ săn giặc nầy cũng tung ra phia trên làn sóng máy bay địch nhiều trái bom soi sáng để hướng dẫn tầm bắn của các dàn cao xạ.
Xa hơn Bá linh một chút, trên những khu vực không có đèn thám chiếu, chúng thực hiện những cuộc “săn lùng trong bóng tối”, và khám phá ra các con mồi, hoặc nhờ vào các tin tức mà bộ Chỉ huy kiểm soát không lưu truyền đến hoặc nhờ vào hệ thống ra đa cơ hữu. Oanh tạc cơ có trang bị máy ra đa của Đức ít hơn và yếu hơn những máy do các phi công Anh Mỹ xử dụng. Cho nên các phi đội của địch, với những sự thiệt hại quan trọng nhiều hay ít vẫn luôn luôn đến được muc tiêu oanh tạc, nơi ấy trận không chiến ác liệt nhứt sẽ xảy ra. Bá linh là một mục tiêu được nhắm vào nhiều nhứt trong các mục tiêu ấy. Ngày 3 tháng hai 1945, thủ đô Đức đã bị 1.500 Pháo đài bay, được hộ tống bởi 900 chiến đấu cơ, tấn công. Giá vốn của cuộc oanh tạc ấy, không gồm những sự sửa chữa và tu bổ ở dưới đất, vượt quá mười một triệu Mỹ kim. Trong chiến tranh, không quân Hoàng gia Anh (R.A.F. đã trút xuống Bá- linh hơn 50.000 tấn bom và Sư đoàn 8 không quân Hoa kỳ 23.000 tấn. Các quả bom càng ngày càng mạnh và càng giết hại thêm nhiều người. Tỷ lệ các nạn nhân từ một chết tám bị thương năm 1940-1941, bước sang một chết ba bị thương năm 1944-1945.
Từ ngày 16 tháng giêng 1945, Hitler đã đến ở Bá linh. Ông sống trong căn hầm trú ẩn trong Dinh Tể Tướng, trong cái “bunker” (pháo đài ngầm nổi danh. Tòi xin thú thật rằng tôi đã không hề được dịp thấy tận mắt căn nhà kín lịch sử ấy, ngày nay nằm trong khu vực Sô viết. Một vài người Tây phương đã được chấp nhận cho viếng thăm đã tả nó lại một cách tỉ mỉ, tuy rằng những sự miêu tả của họ và các lược đồ do họ vẽ lại còn phô ra một vài sự khác biệt nhỏ về chi tiết.
Chúng ta có thể nhớ rằng, căn hầm được xây đắp trong lúc chiến tranh, ở dưới mặt đất sâu mười sáu thước, được che chở bởi một lớp bê tông cốt sắt cũng dầy gần bằng như vậy. Nó có hai tầng, tầng ít sâu hơn gồm mười hai phòng nhỏ dành cho các phòng việc và nhà bếp, chỗ ở cho các gia nhân và khách, cộng thêm một hành lang dùng làm phòng ăn. Tầng dưới có mười tám phòng, gồm các phòng Hitler và của Eva Braun với những người hầu cận, phòng của các y sĩ, một phòng gỉải phẫu, các phòng việc của các viên thư ký và phòng của đội cận vệ. Một hành lang ngang ba thước, dài mười bảy thước, sang trọng hơn hành lang của tầng trên, trở thành phòng họp nhiều lần trong ngày : chính ở đó Hitler đã chủ tọa các buổi họp của Bộ tham mưu tối cao của ông ta. Nhiều bức họa đẹp đẽ của Ý được treo trên các bức tường đã được dán giấy hoa.
Khắp mọi nơi, bàn ghế rất tiện nghi. Nhiều máy diesel đảm trách các hệ thống ánh sáng, quạt và hệ thống điều hòa không khí. Dĩ nhiên là có một hệ thống điện thoại với rất nhiều đường dây. Tất cả các lối ra vào đều được chặn bằng các cửa kín đặc biệt, được quân SS canh giữ thường trực.
Mỗi ngày Hítler thức giấc vào khoảng mười hai giờ trưa. Ông ta bận rộn suốt ngay vì các buổi hội kiến với các tướng lãnh và các chính trị gia. Ông luôn luôn dùng bữa muộn màng, không đều, hấp tấp, với các người khách. Trong bữa ăn, ông dùng bắp, rau cải tán nhừ, trứng chiên. Cạnh đĩa đồ ăn có nhiều hộp thuốc viên mà ông dùng rất thường. Đôi khi ông rời căn hầm để đi dạo quanh một lát trong khu vườn của Dinh tể tướng. Tuy nhiên, những buổi đi dạo ấy đã trở nên cang ngày càng ít đi.
Buổi tối, ông ngủ một ít, kế đó, vào khoảng hai hoặc ba giờ sáng, chủ tọa một buổi họp không chính trị, một loại tiếp tân xã giao có sự hiện diện của các bà : Eva Braun, nhân tình của Fuhrer; Gerda Christian, phu nhân của vị tướng trưởng phòng hành quân của không lực Đức (Luflwaffe , Else Kreuger, thư ký của Martin Bormann; Magda Goebhels. Các người khách ấy, cũng như các sĩ quan và các công chức được Hitler triệu đến mỗi ngày, đến từ các hầm ẩn trú được thiết lập dưới các dinh thự của Chánh phủ. Dưới dinh Tể tướng có cả thảy ba hầm trú ẩn. Jodl và Keitel đến từ Bản doanh của họ ở Zossen và ở Postdam. Goebbels đã sống với bộ tham mưu của ông dưới những căn hầm của Bộ Tuyên truyền, cho đến ngày mà ông cùng với gia đình dọn đến ở căn hầm trú ẩn của Fuhrer.
Tất cả các chi tiết ấy đã được biết rõ ràng qua những điều ghi chú hằng ngày trong cuốn số agenda của Linge, bồi phòng của Hitler. Tất cả các gia nhân của Hitler đều đã cung khai rằng họ đã giữ một “kỷ niệm tốt” về ông ta. Ồng ta đã là, họ nói, một ông chủ để phục dịch. Người ta biết rằng các tướng lãnh đã phát biểu một cảm tưởng khác biệt, Hitler gắt gỏng với họ, đổ trút lên họ trách nhiệm của cơn thảm họa.
Về cách cư xử và dáng dấp của Hitler, những lời chứng càng lúc càng trở nên đồng qui khi người ta tiến dần về bước cuối cùng. Vị Chủ tể của Đức quốc đã không được hoàn toàn bình phục sau sự va chạm trong cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy 1944. Sự đau đớn bên trong lỗ tai đã gây ra nơi ông một trang thái bất quân bình. Tóc ông đã bạc, dáng đi kẻo lê và không còn có vẻ qua quyết nữa. Một sự xuất huyết dưới da dai dẳng ở cánh tay phải đã làm cho bộ phận nầy không cỏn hoạt động được bình thường nữa. Cánh tay trái của ông ruu rẩy.
Tháng mười 1944, ông được chữa trị một bệnh nhiễm độc ở xương hàm, tiếp theo đó bác sĩ giải phẫu von Eicken cắt một bướu thịt trong cổ của ông. Người ta đọc trong cuốn Agenda thấy bác sĩ Weber, chuyên gia về tim, cũng chữa trị cho ông.
Von Eicken đã kể lại rằng, khi ông gặp lại Hitler, ngày 30 tháng Chạp 1944, ở Q.G của ông tại Bad Nauheim (cách Francfortsnr le Main khoảng bốn mươi cây số, Hitler đã đến đó để chỉ huy cuộc Tổng phản công trong vùng Arđennes , Fuhrer có vẻ “đầy đủ sức khỏe, giọng nói đã bình phục, tương đối mạnh khỏe”. Sự tù túng phản vệ sinh một cách không thể tưởng tượng được ở dưới bunker đã chấm dứt mau chóng sự thuyên giảm tạm thời đó. Hitler lại đau đầu và đau cào trong dạ dày không ngớt. Chính để chống cự lại các nỗi bất an ấy mà ông đã dùng những viên thuốc do Theodor Morell, vị y sĩ riêng của ông, chế tạo.
Cũng nên nói qua về tên Morell nầy, ông ta đã là người bầu bạn thủy chung nhứt của Hitler từ năm 1936 đến 1945 và ông ta có vẻ đã là một tên lang băm ngoạn mục nhứt. Hitler đã khước từ xa rời ông gần như cho đến tận phút chót (ông ta chỉ tống khứ y ngày 23 tháng Tư năm 1945, không như một y sĩ tồi, mà như là một tên phản bội mặc dù tính tình vụ lợi hiển hiện của con người ông ta, mặc dù các sự tác dụng dần dà tai hại của phép trị liệu của ông ta.
Béo mập, người đầy lông lá, ăn mặc xềnh xoàng và gần như dơ dáy, Morell đã bắt đầu hành nghề như là y sĩ trên tàu buôn, chuyên về bịnh hoa liễu. Một ngày nọ, y được gọi đến Berchtesgaden để chữa trị cho người nhiếp ảnh viên của Fuhrer, y gặp được Hitler và ông này, người ta không hiểu tại sao, đã chú ý đến y, đã quyến luyến y và dành cho y một tình bầu bạn. Morell đã không ngần ngại lợi dụng địa vị của mình. Y tung ra thị trường nhiều loại thuốc đặc chế và chẳng bao lâu sau đã trở nên khá giàu có để xây cất các viện bào chế cho riêng mình. Hitler đã bắt buộc Lục quân Đức sử dụng một trong các sáng chế của y, một chất bột chống lại các loại chấy, rận, được đặt tên là “Nga sô”.
Ngoài các loại thuốc viên, thường thường là cốt Strychnine và Alropine, mà y đã chế ra để cho con bịnh trứ danh của y dùng, Morell còn tiêm cho ông ta nhiều mũi thuốc khác nhau. Khi có một triệu chứng về cảm hàn, y liền tiêm Sulfaraide, cho đến sáu mũi mỗi ngày. Fuhrer cảm thấy mệt mỏi ư? Ngài sắp sửa đọc một bài diễn văn ư ? Strychnine và kích thích tố….Hitler đã trở thành con chuột bạch thực sự trong tay của Morell, cuối cùng y đã cho ông nầy uống thay phiên nhau đến hai mươi tám loại thuốc.
Nhiều y sĩ khác, được gọi đến chẩn án cho nhiều chứng bịnh đã được xác định rõ ràng, lấy làm kinh hoảng và đã nói với Hitler, ban đầu còn thận trọng, đoạn nói riết, rằng Morell đang tàn phá sức khỏe của ông.
“Các anh là đồ ngu ! Hitler đã hét lớn với họ. Chỉ có ông ấy mới biết cách săn sóc tôi. Chính sự ganh tị nghề nghiệp đã khiến các anh nói như thế”.
Khối nhân dân Đức không biết được tất cả các điều ấy, họ cũng không biết cả rằng, vào tháng Giêng năm 1945 ấy, Hitler đã đến ở Bá linh. Báo chí và đài phát thanh đã thường để cho dân chúng biết mà không nói rõ hơn nữa rằng Fuhrer đang ở một nơi nào đó ngoài mặt trận, làm phấn khởi binh sĩ do sự hiện diện của ông. Và, cùng lúc ấy, Hitler. ở dưới “bunker”, đã khước từ nghe những lời giải thích của các tướng lãnh của ông :
– “Đừng nói với tôi về các cơ quan tình báo của các anh nữa ! Đầu óc của tôi còn khá hơn tất cả các sĩ quan thư lại của các anh nhiều ! Ở đây, khi tôi có vị trí của các đạo quân của Nga, tôi có ngay một hình ảnh riêng biệt về tình hình và tôi hiểu ngay ý định của bọn Nga còn hơn tất cả các cơ quan tình báo của các anh”.
Thực ra, bất cứ ai cũng có thể hiểu được ỷ định của quân Nga, đã đến chỉ còn cách Bá linh không đầy 80 cây số. Còn về tình hình tổng quát, một vị chỉ huy quân sự ưa chuộng thực tại đã rất khó lòng mà hiểu rõ được. Các báo cáo thường bị mất hiệu lực vì mất thời gian tính do đó bị các biến cố vượt qua, khi chúng đến Bá linh. Vài tướng lãnh, họ đã thú nhận điều ấy sau nầy, đã cố ý làm giảm thiểu thực tại để không bị buộc tội là hèn nhát và bất tài, để không bị thanh trừng.
Vả lại, Hitler, mà vài buổi viếng thăm chiến trường có lẽ sẽ giúp ông ta hiểu biết rõ ràng hơn về tình thế, đã tự ý làm mê hoặc mình. Lần lần, ông ta chỉ cậy vào trực giác của chính mình, ông không còn muốn biết gì hơn ngoài “hình ảnh riêng biệt mà ông có!” Ông tiếp tục gọi là Sư đoàn, kể như Sư đoàn và muốn sử dụng như là Sư đoàn những đơn vị ba hoặc bốn ngàn người hoặc ít hơn, thiếu kém khí cụ và quân trang quân dụng, chỉ còn có các chiếc xe ngựa như là tất cả các phương tiện vận chuyển hoặc đã bị bại trận và mất tinh thần, hoặc gồm những người của đội Wolkssturm không hề được huấn luyện về quân sự.
Sự bổ nhiệm Himmler làm Tư lệnh Đội quân sông Vistule dĩ nhiên là không gây ra một kết quả nào cả. Vị tướng lãnh ngẫu nhiên ấy đã tỏ ra hơn tất cả bất cử một người nào khác, hoàn toàn bất lực trong việc chận đứng bước tiến của quân Nga. Trong lúc ấy, nhiều mảnh vụn, nhiều đoạn của bộ máy chiến tranh phi thường ấy, Lục quân Đức ở Miền Đông, vẫn tiếp tục anh dũng chiến đấu đó đây. Những “binh sĩ ương ngạnh” ở Schneidemubl (Đông Phổ và ở Posen (Poznan (Ba lan đã cầm cự, chỗ trước trong hai mươi ngày, chỗ sau trong một tháng, ở Posen, quân Nga đã phải mang các khẩu đại bác đến chỉ còn cách các ngôi nhà mà quân Đức đang cố thủ, có hai trăm thước, và kéo cả chúng lên từng hai và từng ba của vài tòa nhà khác. Họ chỉ đầu hàng sau khi đã thiệt mất hơn phân nửa quân số. Những sự tổn thất của Đức trong bốn mươi ngày đầu tiên của cuộc Tổng phản công của Nga sô đã lên tới con số 350.000 ngàn người bị bắt làm tù binh và gần 800.000 ngàn người chết. Con số cuối cùng đủ để chứng tỏ rằng các toán quân Đức, khắp mọi nơi, không phải chỉ có đầu hàng và chạy trốn trong sự hỗn loạn.
Tôi đã nói rằng rất khó mà nắm được tình hình tổng quát bất cứ lúc nào. Người ta nhận thấy nhiều sự kiện tối tăm và nhiều việc không chính xác trong các báo cáo quân sự và trong các bản trần thuật của các sử gia quân đội, họ đã cố miêu tả lại từng khu vực một, sự tràn bờ của làn sóng thủy triều Nga sô. Chính họ đã thú nhận rằng trận tuyến đã ở trong “tình trạng lưu động”, thế nhưng, từ các tài liệu ấy, một sự kiện đã phát lộ ra một cách không thể chối cãi được, đó là công cuộc khởi thế công của Nga sô, sau bốn tuần lễ tiến như chẻ tre đã có một thời gian chậm bớt lại và cả đến một lúc ngừng hẳn trên sông Oder.
“Ông thấy không, Hỉtler nói một cách đắc chí với Jodl, chúng ta không mất gì cả. Tất cả sẽ mất nếu tôi nghe lời Guderian khi ông ta muốn cho tất cả các quân sĩ của chúng ta rút lui về phía bên nầy con sông Oder. Một lần nữa, tôi lại có lý “.
Thực ra, bước tiến của Nga sô đã chậm lại cùng một lý do đã làm chậm lại khối quân Đồng minh ở Miền Tây sau khi đã giải phóng nước Pháp và nước Bỉ, đó là một sự “kết tinh hóa của trận tuyến”. Sự cần thiết để chấn chỉnh lại hàng ngũ của vài đơn vị. điều hành lại hệ thống tiếp liệu, tóm lại, một sự thở dốc hoàn toàn bình thường sau một sự chuyển động mạnh về phía trước. Hệ thống tiếp tế của Joukov được đảm trách bởi 60 đoàn xe trượt băng có gắn động cơ, 275 đoàn xe vận tải và 600 đoàn xe ngựa. Sự tan tuyết và bùn sình tháng Hai đã làm các xe trượt băng không còn sử đụng được nữa và làm chậm lại các phương tiện chuyển vận khác. Người ta thấy được điều ấy là chuyện thường. Guderian đã hiểu như vậy. Ông cho trình báo với Hitler rằng thời gian trì hoãn ấy rất ngắn và phải phòng một cuộc tấn kích mới.
“Không, Hitler nói. Quân Nga đã hết hơi rồi, Bày giờ chính là lúc phải phản công.
Chúng ta sẽ thấy công cuộc phản công ấy đã diễn tiến như thế nào.
Ngày 13 tháng hai, các vị chỉ huy các đơn vị Đức, đang chiến đấu trong vùng Stargard (phía Đông Stettin, ở Poméramie , được triệu đến Panke, nơi đặt bản doanh (Q.G. của Đại tướng Steiner.
“Các anh phải giữ bí mật cho đến khi có lệnh mới về những điều tôi sắp tiết lộ với các anh, vị tướng nầy nói với họ. Về phía chúng ta, một cuộc phản công vĩ đại sắp xảy ra. Nó sẽ mở màn cho một sự lật lại hoàn toàn thế cờ ở Miền Đông. Rất nhiều Sư đoàn Thiết giáp sẽ đến khu vực của chúng ta. Ngay khi đoàn quân tăng viện ấy đến, từ Stargard chúng ta sẽ mở một cuộc hành quân chĩa thẳng mũi dùi về hướng Landsberg. Kế đó, chúng ta sẽ tiến thêm về phía trước. Tôi đã được phép báo cho các anh biểt là đồng thời, đạo binh thiết kỵ SS thứ VI của Obergruppenfuhrer Sepp Diétrich, phát xuất từ Hung gia lợi, sẽ tấn công về phía Bắc, Thông thường thì chúng ta phải đánh thẳng về phía Lodz, ở Ba Lan, để bắt tay với nó. Các lực luợug địch bị tóm như thế giữa hai gọng kềm vĩ đại sẽ bị tiêu diệt. Các đạo binh của chúng ta sẽ hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của Reichsfuhrer Himmler “.
Thỏa mãn vì kết quả thấy rõ của bài diễn văn ngắn của ông, Đại tướng Steiner kết luận :
“Năm nay, chúng ta sẽ lại có mặt trên con sông Dniepr “.
Ngay hôm sau, Goering đến thanh tra các tiền đồn và phát thuốc xì gà cho binh sĩ. Ông ta to lớn hơn bao giờ hết, trong chiếc áo măng tô màu lục xám. Các binh sĩ nhìn ông với một sự cảm tình vui thú. Ông cho họ biết là chẳng bao lâu nữa, mọi việc sẽ thay đổi ở Miền Đông. Các binh sĩ biết rằng một buổi viếng thăm của một nhân vật cao cấp trong một khu vực nào thường thường có nghĩa là một cuộc hành quân quan trọng sắp được phát động trong khu vực đó. Nhưng cuộc hành quân nào ? Các vũ khí tân tạo sẽ được đem sử dụng chăng? Một bản hiệu triệu binh sĩ của Himmler đã được công bố ngày 15 tháng hai, Nó kết thúc như sau : ” Tiến lên ! Tiến lên trong bùn ! Tiến lên trong tuyết ! Tiến lên ban ngày ! Tiến lên ban đêm ! Tiến lên để giải phóng đất đai của đất nước !” Các vũ khí mới không hề được đề cập đến.
Cuộc phản công khai thủy sẽ được thực hiện bởi đệ tam Quân đoàn tình nguyện Đức, gồm các đơn vị Waffen SS ” Viking” – ” Nederland” – ” Wal- lonie” – “Flandren” – ” Norge ” và “Horst Wessel”. Các sư đoàn thiết giáp đã đến — 3 sư đoàn — trong đêm 15 rạng ngày 16 tháng Hai. Các chiến xa đã nhận được lịnh tấn công trước tiên vào bình minh ngày 16 tháng Hai. Song các xe xi-tẹt chở xăng lại đến chậm. Các chiến xa chỉ đã có thể chuyển mình vào lúc mười giờ sáng. Không có pháo binh dọn đường trước.
Hãy tập trung một trăm chiến xa lại và tung chúng vào một điểm nào đó, phòng tuyến địch, dù kiên cố đến đâu đi nữa, cũng phải bắt đầu bị chọc thủng. Hai trăm năm mươi chiến xa đã được đem sử dụng trong cuộc phản công ở Poméramie. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, các chiếc Panzers SS đã tiến được năm cây số, trên một vùng rừng thưa. Bộ binh có nhiệm vụ chiếm cứ địa thế tiến theo sau, một cách yếu ớt hơn là người ta đã trông mong. Tuy nhiên họ cũng bắt được vài tù binh, và thẩm vấn ngay. Các tù binh ấy không đợi hỏi đến lần thứ hai :
– “Trước mặt chúng tôi, ở tuyến đầu, có bao nhiêu chiến xa cả thảy ? “
– Nhiều trăm chiếc. Và, phía sau đoàn xe này, còn có nhiều hơn nữa.
Các tù binh chỉ tên các ngôi làng nơi đang tập trung các lực lượng ấy, họ cho nhiều chi tiết chính xác. Người ta hiểu rằng họ không thèm nói láo. Các sĩ quan Đức đã bắt đầu tự hỏi coi cuộc phản công của mình có đã được thực hiện với các phương tiện đầy đủ không. Chẳng bao lâu sau, họ đã có thể tin chắc rằng các lời cung khai của bọn tù binh đã hợp với thực tại. Các chiếc Panzer đi đầu, khi vừa ra khỏi khu vực rừng thưa đã bị một hàng rào đầu tiên chiến xa Staline bắn dữ dội, chúng bắn từ đằng xa, nhưng chúng không có một vẻ gì là sẽ thối lui cả. Nhiều chiến xa Đức đã bắt đầu nổ tung và bốc cháy trên khoảng đất bùn sình. Đến tối, họ chỉ tái chiếm được có mười cây số.
Vào lúc hai mươi hai giờ, hệ thống phòng không, ở Stargard bỗng nhiên khai hỏa. Một làn sóng máy bay Nga đến. Các hỏa châu có dù lơ lửng rớt xuông, soi sáng các tháp chuông vuông vức của các ngôi giáo đường thời truug cổ. Đoạn tiếng gầm thét của các động cơ tràn đầy bầu trời u tối, một trận mưa bom nổ và bom lửa tuôn xuống. Quân Nga đã quyết định hủy diệt căn cứ xuất phát của Đức. Chưa bao giờ các phi công của họ đã tấn công với một số đông cũng như với một phương pháp như vậy. Các làn sóng máy bay tiếp nối nhau, nhiều cánh rừng lửa nổi lẻn trong đêm tối. Bỗng nhiên, một ánh sáng bao la chiếu sáng thành phố như ban ngày ; kho chứa rượu mạnh Mampe, tám trăm ngàn chai, bốc cháy. Các oanh tạc cơ Nga mặc tình nện vào các mục tiêu hiển hiện rõ ràng của họ…
Cách đó nhiều cây số, những kẻ đánh phá ban sáng, nằm sát trong các hầm hố, nhìn ánh hồng rải ra trên nền trời cho đến tận bên trên họ, họ cảm thấy mặt đất rung chuyển. Trong những lúc yên lặng tạm thời, giữa những làn sóng oanh tạc cơ. Họ lắng tai một cách lo lắng về phía các phòng tuyến Nga. Kế hoạch phản công ở Poméramie như là một mô hình tí hon, của cuộc hành quân vĩ đại mà Đại tướng Steiner đã miêu tả : Các lực lượng Đức trong khu vực Stargard tấn công từ hai phía để tìm cách kẹp các đơn vị Nga phía trước mặt vào đôi gọng kềm. Trước sự đe dọa ẩy, các đơn vị ấy sẽ tháo lui chăng ? Những tiếng động đến từ phía phòng tuyến Nga, nó tiếp tục vang lên một khi cuộc oanh tạc Stargard chấm dứt, đã không làm yên tâm chút nào cả, Những người nằm sát trong các hầm hố nhận biết rõ ràng tiếng ầm ĩ của hàng khối chiến xa đang di chuyển, song sự di chuyển ẩy đi từ phía Đông đến phía Tây một cách không còn có thể chối cãi được nữa. Quàn Nga quyết không rút lui khỏi chiếc túi nơi mà người ta định chèn chúng vào : chúng xông vào đấy.
Trong suốt ngày 17, các chiếc Panzer chiến đấu cuồng bạo để tìm cách vây hãm quân địch. Vô ích. Chiếc túi phồng lên, chan chứa ra không ngừng và nổ tung, và dãy hành lang ở phía sau nó không đóng lại được.
Phía trên chiến địa lầy lội, các chiếc oanh tạc cơ Stukas như những mũi tên, đâm đầu xuống các chiến xa Staline. Song các chiến xa nầy dường như có gồng và xuất hiện càng lúc càng đông đảo. Những tua lửa có hình dáng cây táo của các chiến “orgnes của Staline ” gieo rắc sự chết chóc. Các đội Waffen SS lăn xả vào khoảng đất địa ngục, tiến tới giữa các hỏa lực bắn chéo với một kỹ thuật phi thường, để đến tấn công các chiến xa Nga gần như kề sát bằng những phát súng “Panzerfaust”. Panzerfaust là một loại khí giới chống chiến xa, gồm một ống thép dài mà người ta kê lên vai và bắn ra một loại trứng to lớn, một loại tạc đạn có một sức công phá và nổ rất mạnh. Phía sau ống thép ấy sẽ phát ra một ngọn lửa phụt hậu dài nhiều thước khi bắn. Nói khác đi người xạ thủ phải bắn ở một chỗ trống trải để khỏi bị chết thiêu ngay tức khắc vì sự phản hồi của ngọn lửa phục hậu. Phải bắn cách mục tiêu mười lăm thước. Đôi khi chiếc chiến xa nổ tung ngay phát đầu. Nhưng dù cho nó nổ tung, ngọn lửa cũng khiến các chiếc khác để ý đến…
Quân Nga đã không lùi, mà còn tiến tới. Các chiến xa của họ đi vòng quanh các chiến xa Đức bị cháy rụi, nghiền nát từng thước một các vị trí của Đức. Các toán quân núp trong vài ngôi làng vừa chiếm được ngày hôm trước thấy các quả tạc đạn làm vỡ toang các bức tường, các cây đà nhà bay bổng lên không giữa đám khói đen kịt.
Bộ chỉ huy Đức nhận được, qua máy truyền tin, các báo cáo về sự dãy chết của tất cả các cứ điểm nhỏ. Vài nơi tiếp tục báo cáo về cho đến khi hoàn toàn bị phá tan—hoặc cho đến khi các người chiếm đóng đã tự sát bởi vì hầu hết quân Waffen SS, thích tự bắn vào đầu hơu là để bị lọt vào tay quân địch, khi khối tiền sử của chiếc “Staline”, theo sau là các xạ thủ người Á châu, chỉ còn cách có vài thước. Tuy nhiên, vài người sống sót của các tấn thảm kịch ấy vẫn có thể tháo lui được, trở về phòng tuyến của Đức, bằng cách bò sát trong bùn, sau khi đã trải qua đêm 17 rạng ngày 18 trong các hầm hố, ngập nước đến cổ.
Sự chống cự vô vọng ấy vẫn tiếp diễn trong một phần của ngày 18. Vào buổi chiều, các sư đoàn thiết giáp, hay đúng hơn những gì còn lại, được lịnh rút lui ! Người ta cần chúng ở nơi khác, ở Kustrin.
Quân Nga đã tái chiếm tất cả địa thế cho đến các vị trí của họ vào ngày 15.
Sự phản công của Đức đã hoàn toàn thất bại. Bản thông cáo Đức chỉ đề cập sơ sài đến sự thất bại ấy, trong vài hàng, như là đối với một sự phản công cục bộ ít quan trọng.
Thực ra, cuộc hành quân cũng không khác gì hơn. Người ta sẽ trầm tư mặc tưởng, người ta sẽ ngần ngừ và không hiểu, khi quan sát các kỳ vọng mà Bộ chỉ huy tối cao Đức đã xây đắp hoặc đã có vẻ xây đắp trên cuộc phản công ngày 16 tháng hai. Các lực lượng được tung ra đã rất nhỏ xíu đối với những gì ở trước mặt. Có thực là Hitler đã nghĩ rằng ông sẽ có thể chọc thủng sâu vào phòng tuyến Nga Sô, cô lập các lực lượng của Joukov, với hai trăm năm mươi chiến xa, trong khi Joukov có hàng ngàn và hàng ngàn chiếc chăng ? Bí ẩn.
Về công cuộc tấn công ở Hung gia lợi, nó có nhiệm vụ thiết lập gọng phía nam của chiếc kềm vĩ đại đã được miêu tả bởi Đại tướng Steiner, nó đã đến đâu rồi ? Đây này, nó đâu có được phát động. Hitler, trước hết, đã thích chờ đợi kết quả của cuộc hành quân ở Poméramie.
Tất cả các quân nhân Đức đã tham dự phần ấy của cuộc chiến, đều đã kết tội Hitler là thiếu quả quyết. Song rất khó mà phân biệt được coi Bộ chỉ huy tối cao Đức có được, ngày 16 tháng Hai, các phương đủ để rèn gọng phía nam của chiếc kèm vĩ đại ấy không. Một sự kiện chắc chắn : khi Hitler quyết định tổ chức cuộc hành quân ấy, ông ta đã bắt đầu trích lấy bớt quân ở Mặt trận Miền Đông để tăng cường Đội quân ở miền Nam. Nhưng ông ta trích lấy ở đâu ? Trên sông Oder. Trên sông Oder bị đe dọa khắp mọi nơi, đã bị vượt qua một khúc rồi.
Đám quân tăng viện này đến xáp nhập vào các đơn vị đang chiến đấu ở Hung gia lợi, cộng quân với bảy sư đoàn Thiết giáp của Sepp Dietrich, từ mặt trận Miền Tây kéo đến. Tất cả, ba mươi sư đoàn, trong số có tám Sư Đoàn Thiết giáp ; một khối binh sĩ và khí cụ quan trọng, quan trọng hơn các khối quân sĩ được tung vào cuộc hành quân ở Poméramie. Toán xung kích chính gồm bảy sư đoàn thiết giáp.
“Lần nầy, Hitler tuyên bố, chúng ta đánh một đòn quyết định, và địch quân chắc chắn sẽ không thể nào chống cự nổi “.
Tóm lại, tấn công từ ba mặt các đạo quân Nga đã đến phía Tây con sông Danube giữa sông Drave và hồ Balaton, bao vây chia cắt chúng, cô lập chúng và tiêu diệt chúng.
“Chúng ta sẽ vượt qua sông Danube, Sepp Dietrích tuyên bố. Chúng ta sẽ vượt qua sông Tisza. Chúng ta sẽ đánh thẳng tận Lỗ ma ni. Tôi sẽ dâng lên Fuhrer, ngày 20 tháng tư, ngày sinh nhật của Ngài, các giếng dầu hỏa ở Ploesti”.
Dù cho lời hứa cả quyết ấy không được giữ một cách thực sự, các ý muốn, một lần nữa, cũng rất đại qui mô. Cuộc tấn công được phát động ngày 5 tháng ba.
Thiết giáp Đức tiến sâu vào phòng tuyến Nga. Trong nhiều ngày các chiếc Panzers của Sepp Dietrich tiến tới một cách khó khăn, nhưng dũng cảm, chọc thủng các hàng rào chiến xa đầu tiên của Nga. Các mũi dùi khác cũug tiến tới.
Ngày 15 tháng ba, các chiến xa Đức đã đến Herczed, cách con sông Danube vài cây số. Một hoạt động bao vây đã hiện ra. Chính lúc bấy giờ người ta thấy các chiến xa ngừng lại, nằm bất động, vì thiếu nhiên liệu.
Sự phản ứng của Nga-sô thật sấm sét. Nó có hình dáng của một tràng những đòn khủng khiếp dập mạnh vào ba trục tấn công của Đức. Nhiều đòn chiến xa và đại pháo xuất hiện khắp mọi nơi, nện tưng bừng vào các chiếc Panzers. Chỉ riêng các pháo thủ của Đại tướng Nga Nideline cũng đã hủy diệt được 745 chiến xa. Người ta thấy lại, nhơn lên cho mười về chiều rộng, những cảnh tượng thê thảm của sự thất bại ở Poméramie. Trong vài ngày, các Sư đoàn Waffen SS chống giữ địa thế từng bước một để che cho các đơn vị khác ” di tản chiến thuật”, đoạn chúng bị đập tan, bị tiêu diệt từng mảnh. Bước tiến của Nga Sô chỉ bị trì trệ vì bùn lầy, vì những nỗi khó khăn gập ghềnh của địa thế và các đống khí cụ của Đức bị hủy diệt trên các con đường…
Ngay khi bước tiến của Đức vừa bị chận lại, Hitler đã nổi cơn thịnh nộ.
“Các người của Đạo binh Thiết giáp thứ VI là những kẻ hèn nhát ! ông ta hét lớn. Tôi ra lịnh cho họ phải bỏ hết các huy chương và huy hiệu. Họ chỉ có quyền mang lại chúng khi đã tái chiếm được vùng đất bị mất “.
Ngay lúc ông ban ra mệnh lệnh ấy, các pháo thủ của Đội quân Thiết giáp thứ VI chỉ còn có 6 quả đạn cho mỗi khẩu mỗi ngày. Các xạ thủ đại liên nạp vào các khẩu súng của họ với các thùng đạn mang nhãn hiệu : “Chú ý chỉ sử dụng khi lâm trận “.
Ba mươi sư đoàn đã được tập trung cho cuộc phản công, song, thêm một lần nữa, Hitler đã khước từ cứu xét các sự việc cho đến cùng, khước từ tính toán, khước từ nhận biết rằng các tài nguyên của nước Đức đã bị đẩy đến tận cùng con đường, đã không cho phép tung con quái vật tàn phá của các đạo binh vào các cuộc hành quân lớn lao nữa, chống lại một kẻ địch, kẻ địch này đã phung phí chiến cụ, quân nhu đạn được, nhiên liệu cũng như binh lính.
Đội binh Miền Nam đã bị tràn ngập. Thay vì nhìn thấy Sepp Dietrich tiến thẳng vào Ploésti, người ta lại nhìn thấy Malinovski xua quân về phía Batislava và Vienne. Nhiều đoàn quân đào vong với quân phục, có hoặc không sĩ quan, đi về hướng biên thùy Đức quốc. Thường dân chạy trốn theo các toán quân. Để không bỏ lại gì cả cho quân địch, người ta đã cướp phá các kho lương thực, áo quần, giày, khi đi ngang qua — và cả đến các kho xăng nữa, các chiếc xe xi tẹt, đã bị hủy diệt ngoài mặt trận, nên đã không thể trở lại các kho xăng nầy ! Hitler có thể la hét, nguyền rủa các sư đoàn hoặc liên đội song không còn sư đoàn cũng không còn liên đội nữa, mà chỉ còn các toán người chạy tán loạn. Công cuộc phản công vĩ đại nhứt dă trở thành một sự hỗn loạn vĩ đại nhứt.
Ngày 23 tháng ba, Guderian được triệu đến ” bunker”. Heinz Guderian là người, ông ta đã được bổ làm Tổng tham mưu trưởng sau cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy, đã ký mệnh lệnh nổi tiếng sau đây : Mọi sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu phải là một cấp chỉ huy Quốc xã. Không phải chỉ với những kiến thức chiến lược và chiến thuật của ông ta mà cả với thái độ khuôn mẫu trước các vấn đề chính trị và với sự hợp tác tích cực của ông ta trong việc ghi sâu vào óc não của các sĩ quan trẻ chủ thuyết chính trị phù hợp với các quan niệm của Fuhrer, mà ông ta sẽ là một bậc thầy, và một nhà dìu dắt đối với các sĩ quan khác…”
Khi ông ta bước vào hành lang phòng họp, tất cả những người hiện diện đều quay mắt về phía ông ta. Mọi người đều đứng, trừ Hitler. Không nói tới nói lui gì cả, Hitler bắt đầu khiển trách Guderian dữ dội về sự thất bại của công cuộc phản công ở Hung gia lợi.
“Sự thất bại ấy chỉ là kết quả đương nhiên và không thể tránh được của một chuỗi điều sai lầm của Bộ Chỉ huy tối cao”. Đại tướng nói một cách lạnh lùng.
Hitler như bị nghẹt thở trong vài giây.
Đoạn ông ta bắt đầu hò hét:
– “Ông phải giải thích ngay, ông muốn nói đến các điều sai lầm nào ?
– Trước hết tôi xin kể đến cuộc phản công ở Ardennes.
– Đó không phải là một điều sai lầm !
– Đó là một sự sai lầm. Địa thế đã không được chọn lựa đàng hoàng, phương tiện thiếu kém; Tấn công địch quân ở Miền Tây mà không có Không quân yểm trợ, đó là đi đến sự thất bại… “
Hitler đứng dậy, hai tay chống xuống mặt bàn bao phủ đầy bản đồ. Gương mặt phị ra, già nua của ông đã trở nên đỏ gấc :
– “Công cuộc tấn công đã có thể thành công ! Nhưng trước hết, mặt trận Miền Tây không dính dáng gì đến ông ! “
Guderian lên giọng, bắt đầu hét còn lớn hơn Hitler nữa :
– “Được, chúng ta hãy nói đến những gì dính dáng đến tôi ! Tôi cho là sai lầm trọng đại và cả đến sai lầm tàn khốc ý định đặt Reichsfuhrer SS Himmler làm Tư lệnh Đội binh sông Vistule. Ông ta đã không hội đủ khả năng quân sự cần thiết.
Một lần nữa, Hitler như là bị nghẹt thở. Những người dự họp không dám nhìn Guderian nữa. Họ nhìn xuống bàn hoặc sàn nhà. Guderian nói tiếp một cách bất khuất.
– “Cũng sai lầm, khi đưa Đạo binh thiết giáp thứ VI từ vùng Arđennes đến Hung gia lợi, khi mà nó đã được dự trù cho phòng tuyến sông Vistule. Sai lầm nữa khi để lại một cách vô ích ở Courlanđe nhiều sư đoàn mà phòng tuyến nầy cần một cách cấp bách, vẫn sai lầm, vì đã hy sinh dân chúng ở Đông Phổ thay vì di tản họ kịp thời, và hoang phí nhiều mạng người khác vì sự sử dụng điên cuồng đạo quân Volkssturm…
– Im đi ! “
Jodl và những người khác tự hỏi xem Fuhrer có cho gọi ngay bọn SS vào và hạ lệnh bắt giữ Guderian không. Nhưng Hitler ngồi xuống như là kiệt sức. Một sự im lặng dài bao trùm phòng họp.
“Tôi nhận thấy là ông không hiểu gì cả về các quan niệm của tôi ” cuối cùng vị Tổng tư lệnh tối cao quân lực nói.
Ông lại bắt đầu nói, không hò hét nữa, với một giọng thao thao bất tuyệt nhưng đượm vẻ bi ai. Quyết nhiên, không ai hiểu ông ta cả. Chính vì các vị tướng lãnh đã không bao giờ thi hành mệnh lệnh của ông một cách đúng đắn cho nên tình thế mới khó khăn thêm. Kể lại diễn tiến cuộc chiến gần như ngay từ lúc đầu, ông đắm mình vào một lời tự biện hộ dài :
“Tôi biết những gì tôi làm khi để lại các đạo binh ở Courlanđe và nhiều nơi khác. Ông và các tướng lãnh khác, các ông chẳng hề muốn hiểu giá trị của các lực lượng được để lại sau lưng quân địch. Chúng cầm chân một số quân lính quan trọng của địch. Có phải là đã nhờ vào các lực lượng để lại sau lưng quân địch mà chúng ta đã có thể bám giữ phòng tuyến mùa đông hồi 1941 – 1942 không ? Có phải là nhờ đã cầm cự ở Stalingrad mà chúng ta đã có thể tránh được sự sụp đổ của phòng tuyến phương Nam ở Miền Đông năm 1942 ? “
Guderian không trả lời. Nếu Fuhrer đã cho Stalingrad là một sự thành công chiến lược thì hiển nhiên là không còn gì để thảo luận nữa cả. Khi Hitler đã chấm dứt lời độc thoại của ông, đại tướng chỉ nói vắn tắt là ông vẫn giữ vững quan điểm của ông.
– “Tốt, Hitler nói. ông có thể chuẩn bị. Tôi sẽ cho ông biết các quyết định của tôi “.
Guderian không bị bắt giữ. Hitler chỉ giải chức ông. Ông ta thay thế ông bằng Đại tướng Krebs ở chức vụ Chỉ huy trưởng các Đạo binh ở Miền Đông.
Hans Krebs đã là tùy viên quân sự ở Mạc tư khoa trước chiến tranh. Speer đã gọi ông ta là “vị tướng thuộc loại mềm mỏng, biết trôi lên mặt nước “. Vậy thì người ta có thể nói rằng, ông ta là người của tình thế khi ý thức được rằng các đạo binh mà Hitler vừa trao quyền tư lịnh cho ông ta chỉ còn là, gần như ở khắp mọi nơi, các chiếc phao, các tàn vật trôi dật dờ trên biển cả.
Ở phía Nam, dòng triều chiến bại chảy quanh vài ốc đảo kháng cự mà hình thái không còn nhận rõ được. Ở Đông Phổ, Gdvnia và Dantzig sắp sửa thất thủ, Koenigsberg bắt đầu bị vây hãm. Quân Nga đã tuần tự thanh toán tất cả những gì của Đức hiện hữu ở phía Đông con sông Oder, con sông nầy đã bị vượt qua ở nhiều điểm.
Krebs điện đi khắp mọi nơi các mệnh lệnh của Hitler, với một sự nghiêm khắc quái dị. Tất cả các chiến lược và chiến thuật đã biến mất để nhường chỗ lại cho một chỗ duy nhứt: “Tử thủ”. Các toán quân bị tràn ngập, bị bao vây, phải hy sinh tại chỗ. Các vị tướng lãnh lùi bước trước quân địch đều bị thanh trừng, bị cách chức hoặc bị bắt giữ. Trong một tháng, một Quân đoàn ở Poméramie đã đổi Tư lịnh mời tám lần. Cuối cùng các Chỉ huy trưởng đơn vị không còn biết là họ tùy thuộc vào ai nữa. Họ rùn vai khi nhận các mệnh lệnh không thể chấp hành được.
Khu vực duy nhứt còn kháng cự một cách có qui củ là vùng đầu cầu chung quanh Altdamn, ở phía Đông Stettin. Ở đây quân Waffen SS, trong số có rất nhiều người không phải là Đức, đã chiến đấu y theo các mệnh lệnh tối cao, nghĩa là các liên đội của họ đã tuần tự bị tàn sát tại chỗ. Trong khi trận đánh đang tiếp diễn, nhiều binh sĩ Lục quân (Wehrmach đã đào tẩu, chui lòn về phía sau. Hiến binh tóm lấy họ về, y theo lịnh, treo cổ họ ngay tức khắc, ở hai bên cây cầu nối liền Altdamn với Stettin, nhiều xác chết đã được móc lên để làm gương, mang trên cổ một tấm bảng viết chữ “Hèn nhát”.
Địa ngục nhỏ ấy kéo dài gần năm tuần lễ. Ngày 22 tháng Ba, Altdamm, nơi mà quân Waffen SS vẫn còn kháng cự, chỉ còn là một đống hỗn độn gạch đá bị pháo binh và không quân Sô Viết bắn tan tành. Đạn pháo kích và bom đã đào các hố sâu trong các đống đổ nát, giữa các đám cháy. Một mùi xú uế khủng khiếp xông lên từ các hầm nhà. Bãi đáp phi cơ, bị bỏ phế, la liệt các xác máy bay bị thiêu rụi.
Đêm 23 rạng ngày 24, các đơn vị Waffen SS cuối cùng nhận được lệnh rút khỏi các đống đổ nát ấy. Rạng sáng, vài chiến xa vạch một con đường, tiến lên cây cầu sắt vĩ đại, chạy ngang qua các hàng người bị treo cổ cứng đững, luỡi thè ra, tím ngắt. Chiếc chiến xa cuối cùng vừa chạy qua, quân Waffen SS phá nổ cây cầu. Người ta thấy nó rung chuyển và sụp xuống con sông Oder. Bên đầu cầu phía Tây, vài người bị treo cổ tím ngắt, mà tiếng nổ không làm bay mất, vẫn đánh đu đưa. Bên bờ sông đối nghịch, nhiều toán xạ thủ Nga sô xuất hiện, vũ khí hờm sẵn nơi tay…