Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cái Chết Của Hitler

Phần 2: Sự Thất Bại Ở Phương Tây

Tác giả: Georges Blond
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút

Trong cuộc phản công của Đức trong vùng Ardennes, một hôm, nhiều chiếc xe chở một Bộ Tham mưu đã bị kẹt lại vì tuyết rơi quá nhiều. Vài binh sĩ đang cào tuyết, dọn sạch con lộ. Thình lình họ thấy một vị sĩ quan mập mạp và hơi lùn mở cửa xe bước xuổng, không một cách biệt nào, ông ta cầm lấy một cái xẻng và tiếp tay với họ. Đồng thời từ một chiếc xc đậu đàng đầu dãy, một viên đại úy bước ra, viên đại úy nầy đã không trông thấy cảnh tượng vừa xảy ra.

 

“Sao, có gì vậy ? ông ta hét lớn với đám binh sĩ. Chúng ta còn phải đợi lâu không?”

Người tình nguyện cào tuyết nhảy sổ đến ông ta :

“Anh là ai ? Tại sao Anh lại gấp rút hơn những người khác ? Anh đã ở đâu trong khi những người nầy làm việc ?

– Trong xe, dĩ nhiên. Tôi là đại úy.

– Còn tôi, tôi là Thống chế Model và tôi đã cầm một cái xẻng và tôi cũng thích nói cho anh biết là anh không còn là đại úy nữa ! Bắt đầu từ giờ phút này, anh chỉ là một anh binh nhì !

Hai cầu vai liền được rứt ra, quăng trên tuyết. Đám binh sĩ sửng sốt, bị xúc động mạnh bởi việc xảy ra thình lình hoàn toàn bi thảm đó, đống thời cảm thấy dâng lên trong lòng một mối cảm tình nhiệt thành đối với vị Thống chế đó. Chẳng bao giờ họ quên được tên ông.

Chúng ta chưa đến giai đoạn phản công ở vùng Ardennes. Tôi nói trước một tí xíu để đưa ra một hình ảnh đặc biệt của nhân vật mà Hitler bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Mặt trận Miền Tây sau khi đã thanh trừng von Kluge. Từ khi xảy ra cuộc “đổ bộ” Model là vị Tổng tư lệnh thứ ba. Hitler đã triệu hồi von Rundstedt ngày 30 tháng sáu vì “lý do sức khỏe”, sự thực vì ông thấy ông nầy nhu nhược và bị quan. Chúng ta sẽ tham dự vào buổi đến nhậm chức của người kế vị von Rundstedt ở La Roche Guyon, ngày 5 tháng bảy. Hitler đã phải cần bao nhiêu lâu để nhận thấy von Kluge nhu nhược và bị quan ? Năm tuần lễ, vả lại đã có một lý do bổ túc cho việc triệu hồi von Kluge : sự trung lập hơi nghiêng về phía các người âm mưu ngày 20 tháng bảy của ông ta. Tôi tưởng đã nói là vị Thống chế nầy đã uống thuốc độc trên chiếc mảy bay đưa ông về Bá linh.

Và bây giờ, đã có vị tân Tổng tư lệnh, Walter Model. Con người xung động, hung bạo như chúng ta đã thấy. Thấp lùn, trực tính, cằm vuông. “Quốc gia xã hội” nhiệt thành : Kiến nghị khẳng định lòng trung thành mà Hitler đã nhận được trước nhứt sau cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy, là của ông ta. Model đã chỉ huy một Sư đoàn thiết kỵ lúc mới có chiến tranh, đoạn một Đạo quân ở Nga, rồi đến một Đoàn quân (groupe d'armées , với một sự quyết tâm ngang nhau. Gan lì, tảo bạo, luôn xông xáo trong thế công, bám cứng địa thế trong thế thủ bất chấp những sự thiệt hại, hoàn toàn như ý Hitler, Sự vụng về, bất lực của Model về tổ chức đã trở thành huyền thoại trong Lục quân Đức Quốc xã (Wehrmacht . Điều này ít quan trọng đối với Hitler. Để chỉ một sự vô trật tự kỳ quái, một sự “ba gai” không tên, các sĩ quan ở mặt trận Miền Đông đã nói : một model. Động từ “démodeler” có nghĩa: vãn hồi trật tự, Hitler, ông ta đã nói :

“Chính Model đã chận đứng cuộc khởi thế công mùa hè của Nga Sô Viết, trên sông Vistule.

Điều đó có thực. Trước sự tấn công điên cuồng của quân Nga, chúng đã chôn cứng các chiến xa xuống đất để không bao giờ thối lui được trước các cuộc phản công, chúng đã bắt phụ nữ chiến đấu, chúng đã tung một cách cố ý các đội xung phong bộ binh vào những bãi mìn, người ta thấy những người của đợt xung phong đầu tiên bay tung tóe thành mảnh vụn, nhưng các người khác đã tràn qua được – phải, trước sự dữ dội quá khích đó, vài tướng lãnh và Thống chế Đừc đã cảm thấy thất vọng. Model thì không. Nếu cuộc tiến quân của Nga, cuối cùng đã bị làm chậm lại, và chận đứng trên Vistule, đó là, một ít, vì đoạn đường được vượt qua đã quá dài, do đó hao giờ cũng bắt buộc phải có sự nghỉ ngơi, sự chỉnh đốn lại hàng ngũ, nhưng một phần cũng vì sự gan lì (bất chấp những sự thiệt hại của Model. Và, Walter Model đã thấy loại tình thế nào ở mặt trận Miền Tây, ngày 18 tháng 8, ngày ông nắm quyền Tư lệnh ? Một “Model”. Một sự nhổ độn đẫm máu và di động mà người ta không biết nên trấn áp về phía nào, tấn công về phía nào.

Trong “Túi” Falaise (thuộc địa hạt Caen, một thành phố ở cách Ba lê 224 cây số về hướng Tây các mảnh vụn của mười bốn sư đoàn Đức, gần tám mươi ngàn người, kéo về hướng Đông, cố gắng đạt tới một lối đi còn hé mở. Những người ấy chạy, đi, lê lết, dưới bom, hỏa tiễn và trái phá mà không thấy địch quân trên mặt đất đâu cả. Ban ngày bị đánh đuổi bởi các oanh tạc chiến đấu cơ cho đến tận những con đường mòn, giữa các cây cối, ban đêm bị cán bẹp trên các con lộ bởi các xe thiết giáp của chính họ, khổ sở, ngây dại, điếc nửa phần, không lương thực !

Đây là vài hàng trích từ những bức thư của các chiến binh : “Tôi đã mất tất cả, trừ mạng sống và bộ quần áo rách rưới tôi mặc trên người. Từ hai ngày qua, tôi chỉ ăn được có vài miếng củ cải sống… Tất cả bạn bè tôi đều chết hết, tôi tự hỏi có còn một ngày nào đó tôi sẽ nhìn thấy lại được mái nhà của tôi… Tôi viết thư này, ngồi dựa vào một gốc cây, trong đêm tối, dưới ánh lửa bập bùng của một đám cháy. Lúc nầy, con đường không còn đi được nữa. Hình như người ta thử đem các đoàn cơ giới ra khỏi vùng nầy trước nhứt. Và ngay khi trời vừa sáng, chúng tôi sẽ chỉ là một con mồi bị đuổi bắt… Nhiều lúc, chúng tôi được hoàn toàn bao bọc bời các chiến xa”. Một binh sĩ, thuộc một sư đoàn vừa được chuyển từ mặt trận Miền Đông đến viết:”Tôi không hề tưởng tượng được là đến đỗi như thế ! Ở đây là địa ngục”. Điều lạ thường nhứt là một số những thư từ nầy đã đến được nơi nhận. Nhiều bức khác đã được tìm thấy trên những xác chết.

Model, đồng thời Tổng tư Lệnh Miền Tây và Tổng tư lệnh Quân đoàn B (groupe d'armées B (Rommel, cựu Tư lệnh đã không được thay thế , đã bắt đầu nhận thức tình thế ở G.Q.G. tại La Roche Guyon. Các hệ thống nước đã bị cắt đứt, các hệ thống điện cũng vậy. Trong buổi sáng ngày 18 tháng tám, đạn pháo kích của Mỹ rơi càng lúc càng nhiều và càng lúc càng gần. Tướng Hans Speidel, Tham mưu trưởng của “Quân đoàn B, lưu ý Thống chế là có thể sẽ bị mất liên lạc”.

“Tốt, Model nói, chúng ta dời vô Margival”

Ở Margival (cách Soissons 8 cây số về phía Đông Bắc có một bản doanh thiết trí đầy đủ, bê tông cốt sắt, ngụy trang, mà Hitler đã cho thiết lập năm 1940 lúc ông ta có ý định xâm lăng Anh quốc. Đến đó, Model cho trải bản đồ ra. Bàn tay ông rà dần xuống phía Nam vùng “Túi” Falaise.

“Bây giờ nói cho tôi biết về cánh trái của trận tuyến của chúng ta, – ông nói với Speidel – Tình thế ra sao ?”

Rất giản dị, Speidel nói. Cánh trái đã thành mảnh vụn.

– Sao ?

– Xin Thống chế quan sát lại bản đồ, Speidel nói. Và đây là bản văn của những báo cáo chính đã nhận đuợc từ hôm kia.

Toàn thể những sự động quân được vẽ lại trên bản đồ làm thành một đường cong lớn hướng về phía Nam, đoạn hướng về phía Đông Bắc – hướng về Ba Lê về đường cong đó tiêu biểu thực sự cho cuộc tiến quân sấm sét của Đội quân thứ III của Hoa kỳ, dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Patton, trước nó, các đơn vị Đức đã thối lui, hay đầu hàng hoặc chém vè. Sự chống trả của quân Đức dọc theo mép Nam của trận tuyến đã tỏ ra rất không đều sức. Ở đây đơn một vị dường như bám tại chỗ cho đến lúc gần như hoàn toàn bị tiêu diệt, một đơn vị khác chỉ báo cho biết các vị trí kế tiếp, càng lúc càng bị “bật mốc”.

Sự thật chỉ hiện ra cách lờ mờ qua những sự thông báo vắn tắt. Model không thể tưởng tượng ra được các chi tiết, nhìn thấy được những đàn oanh tạc chiến đấu cơ Mỹ xông tới khạc lửa trên những lô cốt ở các ngã ba, ngã tư đường, những chiến xa Sherman vừa chạy vừa thổi tan những ổ đại liên chỉ với hai phát đại bác, đoạn ngừng lại để khai chiến với vài xe thiết giáp mang chữ thập đen đã được bố tri đàng hoàng ở khúc quanh sắp tới. Ông cũng không thể thấy được những bộ mặt lo lắng của các binh sĩ kỳ cựu Đức trên các xe cam nhông trên đường rút lui, họ nhìn trời, nhìn châm bẩm triền rừng chồi lài hai bên đường, ngón tay ghìm trên cò súng, chạy hết tốc lực qua các làng mạc, các thôn xóm hẻo lánh… Model, đã không thể thấy được gì cả trong tất cả các cái đó, song sự quan sát bản đồ và những giờ dài đọc báo cáo đủ làm ông hiểu là, lúc đó, mũi tên Patton lướt trên đường cong của ông đi về hướng Paris mà không có cái gì chận lại và cả với một chuyển động gia tốc.

“Không thể như thế được : Ồng nối với Speidel. Nhất định phải trám lỗ trống ấy, bên cánh trái của chúng ta. Tôi không hiểu tại sao trước đây người ta đã không làm vậy.

– Người ta đã không thể làm được, và đây là tại sao : thiếu quân số.

Model đấm dữ dội xuống tẩm bản đồ.

“Sao thiếu quân số à ? Còn Đội quân thứ XV đâu ? Và các Đội thứ nhứt và thứ XIX của miền Nam nước Pháp đâu ? Hay chúng ta không thể mó đến được ?

– Tôi sẽ giải thích rõ hơn một tí – Speidel bình thản tiếp lời – Đội quân thứ VII và thứ V đã được xử dụng để chận địch từ lúc đầu. Bây giờ tàn tích của chúng đang sôi sục trong vùng “Túi” Falaise đó. Đội quân thứ I và thứ XIX đã được gửi đến mặt trận vùng Normandie, thực ra chúng ta đã tận dụng chúng. Ngài có biết là khi quân Mỹ và quân Pháp đồ bộ giũa Toulon và Cannes, cách đây ba ngày, để chống giữ bờ biển Médilerranée, chúng ta chỉ còn có bảy sư đoàn trong số mười bốn sư đoàn như đã dự trù? Không có vấn đề lấy một cái gì từ phía đó. Còn lại Đội quân thứ V, đang đồn trú tại Pas-de-Calais. Ngài biết, hoặc Ngài không biết, thưa Thống chế, điều gì đã xảy ra về đội quân thứ XV. Trong nhiều tuần qua, Fuhrer đã cấm chúng tôi đụng tới vì Ngài đã nghĩ là cuộc đổ bộ ở Normandie chỉ là một kế dụ địch của Đồng minh và cuộc hành quân chánh sẽ xảy ra quá về phía Bắc. Sau đó, Ngài đã cho phép chúng tôi xử dụng nó, không toàn khối, như thế có thể đã hữu hiệu, mà từng phân lượng nhỏ bằng cách trích dần ra…

Không can gì ! Model chận lời. Dầu đã bị cắt đầu, đội quân thứ XV phải được xử dụng lập tức, Nhiều sư đoàn phải vượt qua sông Seine, những sư đoàn nầy để chận đứng địch tại Hạ Normandie, những sư đoàn khác để tung ra trước sức tiến của quân Mỹ.

Vị Tham mưu trưởng đứng dậy để đi tìm một hồ sơ.

“Thưa Thống chế, Ngài đã không còn có thì giờ để xem cho biết các điều kiện mà trong đó các đơn vị của ta chuyển quân trong vùngTây Bắc nước Pháp. Đày là một bản báo cáo của tướng Schwalbe, Sư đoàn trưởng sư đoàn 344 Bộ binh, đơn vị đã được trích lấy từ Đội quân thứ XV”.

Chúng ta hãy đọc cùng với Model đại ý của Báo cáo đó : “Ngày 3 tháng tám, sư đoàn của tôi, gồm khoảng 8.000 người và đóng tại Amiens, lãnh lệnh di chuyển về hướng Falaise càng nhanh càng tốt. Tôi lập ra kế hoạch chuyển quân sau đây: Các toán chiến đấu sẽ đi từ Amiens đến Rouen(120 cây số bằng xe lửa. Cần cả thảy là hai mươi tám chuyến xe lửa. Công cuộc chuyển binh sẽ hoàn tất trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Các bộ phận yểm trợ sẽ đi bộ trong ba ngày. Sau khi ban tất cả các mệnh lệnh, tôi đến Rouen để sắp đặt tiếp đón sư đoàn. Ba ngày sau, tôi thấy tới nơi, yên lành, như đã dự liệu, các ông thợ làm bánh mì, các ông cạo heo, các y tá của tôi, nhưng không thấy Bộ binh đâu cả. Chuyến thứ nhứt trong hai mươi tám chuyến xe lửa của tôi đã bị trật đường ray ở Nam Amiens sau một cuộc phá hoại, Tất cả các chuyến xe khác đã bị chuyển hướng bởi những khúc quanh không thể tưởng được, và đã chịu đựng các cuộc oanh tạc và trật đường ray. Bộ binh của tôi được chở bằng xe lửa phải mất mười ngày để vượt qua 120 cây số. Khi sư đoàn được tập hợp lại và sẵn sàng lên đường lần nữa, thì trận Falaise đã thất thủ…”

“Rồi sao ? Model hỏi. Tại sao ông đưa tôi dọc cái nầy ? Ông muốn tôi rút ra từ đó kết luận nào ?

– Theo ý tôi, những sự trích lấy quân ở Đội quân thứ XV sẽ vô ích, Speidel nói. Sự tăng viện luôn luôn đến quá trễ. Nếu Đội quân thứ XV có thể có ích, đó là ở phía Bắc sông Seine.

Lần nữa, Model đập mạnh xuống bàn :

“Chính ở phía Nam sông Seine chúng ta cần phải chống cự. Tôi nhận được lịnh đó của Fuhrer và tôi sẽ thi hành. Đưa cho tôi bảng kê quân số. Cảm ơn. Bây tôi quyết định. Sư đoàn 331 và 314 Bộ binh cũng như Sư đoàn 17 chiến đấu của Lufiwaffe (không lực Đức quốc xã sẽ đến bố trí tại các địa điểm phòng ngự trong vùng nầy, khoản mười lăm cây số về phía Nam Evreux. Các sư đoàn 47, 48, 348 Bộ binh và các Sư đoàn 18 chiến đấu của Luftwaffe sẽ quay về phía Nam Ba lê để chận đứng mũi dùi của quân Mỹ. Ở nơi khác, tôi sẽ xin ngay G.Q.G của Fuhrer, quân sổ bổ xung. Tôi cần ba mươi sư đoàn, hay ít ra cũng hai trăm ngàn người”.

Thống chế đã nói như thế, và vị tham mưu trưởng chỉ có việc khuất phục. Cách tốt hơn hết để chúng ta có thể biết được hiệu quả của những mệnh lệnh quyết đoán đó là theo dõi thêm một tí nữa hoạt động của Sư đoàn của Đại tướng Schwalbe, Sư đoàn nầy từ Ronen, phải đến phía nam Evreux.

Đoàn quân của ông ta vừa đến bờ Sông Seine được năm phút, thì các oanh tạc chiến đấu cơ đã xuất hiện. Binh sĩ nằm rạp xuống sàn các chiếc “bắc” nhìn đạn bắn xuống sông làm nước văng lên tua tủa, bỗng nhiên ánh chớp của một trái hỏa tiễn đốt cháy bùng một chiếc xuồng nhỏ như đốt mặt miếng nhựa nhân tạo. Đám lính vượt qua sông chỉ có một việc gấp rút: tìm ngay một chỗ ẩn núp.

Những con đường kế cận sông Seine ngổn ngang kinh khủng. Các toán quân di chuyển không ngừng, y theo lệnh, dù việc đi lại trên các con lộ lúc bấy giở là hành động nguy hiểm nhứt.

“Phi cơ Đồng minh đã tấn công chúng tôi đều đều. Chiếc xe riêng của tôi đã bị tiêu hủy trong một của nhiều cuộc tấn công đó. Đi xe hơi trên các con đường không còn được an toàn nữa. Thế nên tôi đã phải bắt buộc đi lại giữa các đơn vị của tôi bằng một chiếc xe độc nhứt còn lại : một chiếc xe đạp. Trong hơn một tuần lễ, Sư đoàn của tôi đã không còn nữa như là một đơn vị chiến đấu. Tôi đã mất ba phần năm quân số, hai phần ba vũ khí đã phải bỏ đi. Hai Sư đoàn khác đã vượt sông Seine với tôi gần như cũng đã phải chịu cùng số phận.

Tất cả đều diễn tiến như Hans Speidel đã dự đoán. Các toán quân bị siết chặt trong “túi” Falaise đã bị hoàn toàn băm nát. Ít nhứt cũng có mười lăm ngàn xác quân Đức chồng chất lên nhau dưới con sông Dive, dọc theo hành lang cuối cùng còn giao thông được. Trên ước chừng một triệu chiến sĩ được tung ra chiến địa, trận đánh Normandie từ ngày đổ bộ đã làm Quân Đửc tồn thất 240.000 người chết và bị thương, 210.000 người bị bắt làm tù binh. Model vẫn chờ đợi sự phúc đáp của G.Q.G. về việc xin thêm 200.000 quân tăng viện. Không có cái gì chận đứng mũi tên Patton trong hành trình của nó, và bây giờ Ba lê đã bị chiếm.

° ° °

Lịch sử cuộc giải phóng Ba lê đã được biết đến rất nhiều. Adrien Dansette đã kể nó lại trong một cuốn sách đáng chú ý, nhiều triệu người Pháp đã từng sống qua thời kỳ ấy. Về phía Đức, ở trên cấp bậc chỉ huy, chuyện này gồm trước hết, một loại âm mưu được trù liệu một cách tự ý giữa vài người để không thi hành hoặc thi hành rất ít những mệnh lệnh của Hitler. Có lẽ vài người trong bọn đã hơi tô đậm thêm “bằng vào thực nghiệm” trong các chuyện kể và lời khai, màu sắc của quan niệm và ý muốn nhân đạo của họ. Nhưng chắc rằng tất cả đều đã hoặc nhiều hoặc ít tham dự vào cuộc âm mưu ngày 20 tháng bảy và họ đã xem chiến tranh như đã bị bại về phía nước Đức. Vậy cho nên họ đã có thể hiểu là những mệnh lệnh của Hitler về Ba lê đã vô ích một cách quái đản.

Hans Speidel đã kể lại rằng, ngày 23 tháng tám, Đội quân B (nghĩa là chính ông ta đã nhận được lịnh từ Fuhrer, phá hủy các cây cầu trên sông….

Seine và “nhiều mục tiêu quan trọng khác, dù đến thế nào cũng phải tuyệt hủy diệt toàn bộ nhiều khu phố và các công trình mỹ thuật”. Speidel đã không truyền đạt bản văn của sứ mệnh ấy. Nhưng Đại Tướng von Choltitz, Tư lệnh “Đại Ba Lê” cũng đã trực tiếp nhận được sứ mệnh đó.

Speidel được gọi bằng điện thoại :

“Đây là von Choltitz. Tôi muốn biết các chỉ thị về việc thi hành những mệnh lệnh của Fubrer về các cây cầu ở Ba lê.

– Ông muốn những chỉ thị nào ?”

Von Choltitz đã để cho hiểu là, cá nhân ông, ông không muốn thi hành những lệnh ấy. Song ông muốn biết ý kiến của cấp trên. Hai lần trên ba, một ống nghe của Gestapo chắc chắn đã được mắc vào đường dây. Speidel suy nghĩ một lúc.

“Đây, – sau đó ông nói – Thứ nhứt : ông phải phỏng theo tình hình địa phương. Thứ hai : Đội quân B không có truyền lệnh về các cây cầu và mục tiêu khác. Thứ ba : Tôi trả ông về những lời đàm thoại trước”

Von Choltitz đã không cho phá sập các cây cầu của Ba lê. Tình trạng của ông quả đã rất tế nhị. Cần nhắc rằng toan tính phòng giữ thật sự Ba lê sẽ gây ra những sự tàn phá vô ích, thế nhưng vị tướng nầy cũng không thể làm một hành động rất đúng với chiến thuật : rút khỏi Ba lê về phía Bắc. Điều đó, có nghĩa là công nhiên vi lệnh của Hitler (phòng giữ Ba lê đến cùng và, von Chollitz đã bị tuyên bố là phản bội và gia đình ông sẽ phải trả giá cho ông. Một cách khéo léo, ông đã có thể vừa khỏi phải rút lui vừa không phải chiến đấu, hay chiến đấu chiếu lệ. Binh lính của ông, đóng kín trong những khách sạn và những kiến trúc công cộng, chống cự cách yếu ớt với các lực lượng kháng chiến và, ngày 25 tháng tám, khi các chiến xa thuộc Đệ nhị Sư đoàn Thiết giáp của tướng Leclerc tiến vào thủ đỏ, Von Choititz ra hàng và để cho bắt làm tù binh.

Model cho lập ngay thủ tục truy tố ông ra tòa án quân sự về tội đào nhiệm. Trong vài ngày, Model đã vơi bớt đi sự kích thích vì bị xúc phạm và ông làm việc đó cốt để tự che chở, vả lại nghĩ là von Choltitz, đã bị bắt làm tù binh, cũng không lấy gì làm nguy hiểm, vẫn còn lại gia đình. May mắn thay, Đại tướng có rất nhiều bạn thân tốt trong quân đội. Những người này kéo dài công cuộc thẩm vấn và khi Hội đồng Quân pháp họp, vào tháng tư 1945, để xử khiếm diện von Choltitz, rất nhiều quan tòa đã quyết định hoãn lại phiên xử vì còn thiếu nhiều nhân chứng quan trọng. Chẳng bao lâu sau, chiến tranh chấm dứt…

Hitler đã phẫn nộ dữ dội khi được tin Ba lê đã được giải phóng. Hans Speidel nói quả quyết là ông đã ra lệnh oanh tạc thủ đô Pháp bằng phi cơ, pháo binh tầm xa, VI và V2. “Vị tham mưu trưởng của Đội quân B (nghĩa là chính Hans Speidel. Đoạn này được trích trong cuốn sách của ông” Invasiou 1944, “đã cấm truyền đi và thi hành lệnh phá hủy đó, ngược lại ý muốn của Hitler ; chính như thế Ba lê được cứu thoát vào phút chót”.

Chúng ta có thể suy luận là tất cả đã không diễn biến cách quá đơn giản như vậy. Lệnh của Hitler, quan hệ tới rất nhiều binh chủng, đã không phải chỉ có một người nhận : vị Tư lệnh Đội quân B. Bằng cớ, là Ba-lê đã thực sự gánh chịu một cuộc dội bom sau khi được giải phóng. Nếu đã không có gì xảy ra nhiều hơn thế nữa, là vì có thể máy bay Đức đã thực sự bị không lực Đồng minh quét ra khỏi bầu trời, các bãi đáp của chúng đã bị cày nát đều đều. Các pháo đội của Wehrmacht đánh tháo với một tốc độ tối đa, bị quấy nhiễu bởi cùng một không lực, đã chẳng có thì giờ “đặt và dóng” các khẩu “đại bác tầm xa “của họ, vả lại các khẩu súng này đã không được bắn ở một nơi nào cả trong trận đánh nước Pháp.

Về phần các V1, chúng chỉ có thể được phóng đi từ các “giàn” được thiết bị rất công phu và rất tốn kém thì giờ, và các giàn hiện có thì đã hướng, không phải về Ba lê, mà về Anh quốc. Còn lại các V2, với tầm bắn 350 cây số, phóng đi không cần phải có giàn, nhưng các hỏa tiễn nầy đã chỉ có thể phóng đi một cách chính xác sau khi đã tính toán công phu về phép ” tam giác trắc lượng “ khá tế nhị. Quả V2 đầu tiên được phòng vào Anh quốc ngày 3 tháng chín. Luân đôn rồi đến Anvers đã phải hứng chịu. Các vũ khí tàn phá nầy bắn xuống như mưa cho đến tháng tư 1945. Mùa thu 1944, Hitler đã không từ bỏ ý định ” trừng phạt” Ba lê vì từ ngày 2 đến ngày 5 tháng mười, ba mươi mốt quả V2 đã rởt trong vùng Ba lê. Không thế biết được tại sao công cuộc bắn phá ấy đã không được tiếp tục. Người ta chỉ có thể mừng về điều đó.

” Biết đánh tháo, điều ấy cũng thuộc về chiến thuật, viên cựu sĩ quan Đức đó đã nói với tôi. Người ta học điều đó trong các quân trường và trong các đơn vị. Ở Nga, chúng tôi đã có thời giờ để thực hành tất cả các kiến thức ấy. Khi cuộc rút lui qua bên kia bờ sông Seine được quyết định, chúng tôi đã không có một chút nào sợ hãi cả. Thưa ông, ông nghĩ coi, bộ tham mưu của tôi chẳng hạn, đã từng tổ chức cuộc “di tản chiến thuật” vượt qua sông Volga, sông Don, sông Dniepr ! Con sông Seine nhỏ bé kia có nghĩa lý gì đối với các con sông vĩ đại đó ?

” Đã không còn một cây cầu nào cả? Và sau đó ? Ít ra cũng đã còn một hệ thống phà và cầu nổi đã được thiết trí từ nhiều tuần qua. Các chuyên viên cầu nổi và các đội công binh chiến đấu của chúng tôi đã bắt tay vào việc chuẩn bị cuộc vượt sông của các đơn vị thối lui. Cuộc vượt sông nầy đã được thực hiện ở Rouen, Caudebec, Elbeuf, và ở một nơi khác nữa mà tôi quên tên. Nhưng, ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã hiểu là mọi việc sẽ không xảy ra như ở Nga. Những chiếc máy bay đầu tiên đã đến làm cho chúng tôi hiểu điều ấy.

“Ông coi, ở Nga, trong phần lớn nhứt của cuộc chiến, không quân địch chỉ có một tầm quan trọng ít ỏi, chúng tôi đã vượt qua các con sông dưới hỏa lực của pháo binh Nga, mạnh nhứt thế giới. Đã không phải ý như vậy. Trên một bờ sông bị pháo kích xối xã, ông còn có thể, phải mạo hiểm nhiều, lẽ dĩ nhiên, đi lại, leo lên một chiếc “Xà lan”. Những quả đạn rơi một lúc ở dày, một lúc hơi xa hơn. Song, khi những toán oanh tạc chiến đấu cơ tới, bay là là, nhả ra những quả bom, ria ra những, tràng đại liên, bấy giờ tất cả đều tê liệt trên bờ. Sau khi chúng đi qua, các con người lại đứng lên giữa đám khói và nhảy bổ từng khối xuống các chiếc “xà lan”, và, lúc bấy giờ, đôi khi phi đội kế tiếp lại đến.

Nhiều trăm chiếc xà lan đã bị phá hủy. Bờ sông bên trái, nhiều nơi, đã là một đống hỗn độn vô số những xe cộ, những khẩu đại bác đã bị phá hủy, những xe thiết giáp, tất cả các cái đó đều bị bỏ lại, những động cơ còn cháy hay vừa bốc cháy và những con ngựa kinh hãi với những vết thương lớn, chúng chạy như điên hoặc giãy giụa giữa những chiếc băng ca, nhăn răng và trợn trừng đôi mắt, Những con ngựa dáng thương của cuộc lui binh, tôi đã thường hay tội nghiệp chúng :

” Thế nhưng, trong những điều kiện rất khó khăn đó – tôi quên nói để ông rõ, thưa ông, là cuối cùng, hai bờ sông và ngay trên mặt nước cũng đã lại phải hứng chịu hỏa lực của pháo binh. Các tàn tích của các Đội quân thứ V và VII đã vượt được qua sông Seine. Các toán quân phụ trách việc đưa quân lính vượt sông đã phải gánh chịu nhiều sự hy sinh lớn lao và đáng được chúng ta khen thưởng. Cuộc hành quân đó có thể đuợc xem như một thành tích quân sự đáng kể.

“Tôi tin chắc đó là cuộc lui binh cuối cùng đúng nghĩa của nó tại đất Pháp. Sau đó, chúng tôi chỉ có việc rút lui một cách càng ngày càng mất trật tự, Tại sao như vậy ? Phần lớn tại điều mà tôi gọi là ảo tưởng của các cấp chỉ huy. Cấp bậc càng cao, ảo giác càng lớn. Ông để ý là trong mọi quốc gia đều như thế cả : Khi các việc bắt đầu tiến hành thực sự bất lợi, rất nhiêu quân nhân ở cấp cao trở nên những… người mơ mộng.

“Ảo giác đầu tiên là :” chúng ta hãy giữ vững sông Seine “. Đó là lịnh của Hitler. Song người ta đã thấy ngay là điều đó không thể làm được : làm sao giữ sông Seine được khi mà quân Mỹ đã ở Ba lê? Bấy giờ người ta mới theo đó là ngày, nếu tôi không lầm, ngày 28 tháng tám – kế hoạch sau : Để lại dọc theo con sông Seihe vài đơn vị, các đơn vị nầy sẽ mở ra các trận đánh cầm chân địch, đồng thời, rút hết quân về một phòng tuyến Beauvais – Compiègne; san đó lui binh hẳn về tuyến Ritzinger, sẽ được củng cố trong thời gian đó, mà người ta sẽ chống giữ. Phòng tuyến của Kitzinger như thế nào ? Một ảo giác khác.

Năm 1913, Đại Tướng Kitzinger, theo lệnh của G.Q.G., đã dự trù một tuyến phòng thủ ở nước Pháp, đi ngang qua Abbeville, Amiens, Soissons, Epernay, Chalons sur Marne, Chaumont, Langres, Besaneon đến biên giới Thụy Sĩ. Nghĩa là Đại Tướng đã vẽ một lằn viết chì lên trên tấm bản đồ. Người ta đã bắt đầu xây đắp đồn lũy giữa Abbeville và Amiens, ngoài ra, tuyệt đối không có gì nữa. Điều đó không ngăn cản được những người ở G.Q.G. trịnh trọng thốt lên những tiếng : “Tuyến “Kitzinger”, và lập lại với Model là người ta còn thì giờ để làm kiên cố tuyến đó (cả đến việc hiện hữu nó cũng chưa có khi ông ta đang chống giữ về phía Beauvais. Hitler đã cũng dự liệu rõ ràng hơn : ông ta muốn tập trung những lực lượng thiết giáp trong khu vực Beauvais-Compiègne đó, làm cho chúng “lại sức”, đoạn tung chúng vào một cuộc phản công “quyết định” vào hông địch quân vừa vượt Sông Seine. Lúc ấy ảo tưởng đã trở nên mù quáng, không phải sao ? Hai ngày đủ nói lên tính chất lố bịch của tất cả những kế hoạch dự phòng đó : Beauvais đã lọt vào tay Đồng minh ngày 30 tháng tám, Amiens ngày 31. Phòng tuyến Kitzinger đã bị vượt qua trước khi được hiện hữu.

“Thưa ông, xin ông nghe điều này : ngày 25 tháng tám, trong khi quân Pháp tiến vào Ba lê. Đạo quân thứ XV vẫn còn đóng tại Pas de Calais, với sứ mạng phòng thủ bờ biển trong trường hợp có một sự toan đổ bộ mới ! Chỉ đến ngày 28, đạo quân (armée đó mới nhận được lịnh đến trấn giữ một vị trí phòng thủ giữa Abbeville và Ainiens, đúng ngay cuối phần hiện hữu của tuyến Kitzinger. Mệnh lệnh dự liệu là ở bên trái của đạo quân thứ XV, sẽ có… đạo quân thứ VII. Ông đã hiểu là đạo quân thứ VII đã ở trong tình trạng nào ngày 28 tháng tám, ông sẽ không ngạc nhiên khi biết là nó đã không hề đến trấn giữ vị trí được chỉ định. Quân Anh đã tiến vào Amiens ngày 31 tháng tám mà không gặp một sự kháng cự nào, và ngày hôm sau, họ vượt qua sông Somme. Đạo quân thứ XV đã chỉ còn có một việc phải làm để khỏi bị đánh tan ngay tức khắc : Rút lui. Đó là điều nó đã làm.

“Như vậy, cuộc rút lui đã toàn bộ. Sông Somme đã bị vượt qua, không còn gì nữa cả, không cả đến một lằn viết chì vạch trên bản đồ. Các đơn vị thiết kỵ Gia nã đại, Anh, Mỹ, như những con rắn nhanh nhẹn, đã đuổi bắt những đội quân chậm chạp trên đường rút lui của chúng tôi, len vào giữa chúng, vây quanh chúng, đánh bạt chúng qua một bên, hoặc làm chúng nổ tung. Quân sĩ của chúng tôi đã đi bằng xe ngựa, xe đạp, đi bộ. ông đã thấy điều đó, thưa ông, tất cả những người đồng bào của ông cũng đã thấy. Chúng tôi đọc thấy trong ánh mắt của những người Pháp nhìn chúng tôi đi qua sự vui mừng, sự nhẹ nhõm, sự oán hận, thường hơn, sự tò mò. Tôi đã hiểu rất nhiều người tự hỏi bây giờ chúng tôi có cảm giác ra sao. Gần như toàn thể chúng tối đều cảm thấy quá mệt mỏi. Những người trong chúng tôi đã từng chiến đấu ở Nga sô, đã không hề bị xúc động vì tầm quan trọng của cuộc tháo lui, họ đã từng thấy nhiều cảnh tồi tệ hơn. Về phương diện này, sự khác biệt về mức độ quan trọng không đủ làm chúng tôi quan tâm. Hoạt động khủng khiếp của không quân Đồng minh mới làm chúng tôi xúc động nhiều hơn. Tôi tin rằng, trong toàn thể, chúng tôi đã nghĩ là chiến tranh đã đến hồi kết cuộc, một chung cuộc không thắng lợi cho chúng tôi, đã đành, nhưng, không hẳn thành thảm họa. Nếu người ta nói cho chúng tôi biết điều đó sẽ như thế nào!… Về phần tôi; tôi đã không còn được thấy điều gì tồi tệ hơn, tôi đã bị quân Mỹ bắt làm tù binh ở Mons”.

Từ ngày 28 tháng tám đến ngày 2 tháng chín, Đạo quân thứ I của Mỹ đã bắt được 25.000 tù binh. Quân Gia nã đại và Anh đã tóm được 40.000 quân Đức trong vùng sông Somme và Pas de Calais. Nhiều quân nhân thối lui chắc chắn đã cảm thấy mất tinh thần nhiều hơn vị sĩ quan mà tôi vừa viện dẫn lời chứng. Vài bức thư đã để hiện ra nhiều tâm tình còn tệ hơn là bi quan nữa : “Thực sự tôi không còn biết tại sao tôi chiến đấu nữa. Tôi sẽ đi ngay về phía quân Anh nếu tôi không bị giết chết trước khi tới nơi”.

Chắc chắn Model đã được báo cáo về những sự gào thét nội tâm đáng sợ ấy. Ngày 3 tháng chín, ông đã quyết định công bố một “Lời huấn cáo cho các binh sĩ thuộc các Đạo quân Miền Tây” mà phần đầu đã mô tả một cách trung thực quang cảnh và tình trạng tinh thần của các toán quân đang tháo lui.

“Người ta thấy kéo đi cuồn cuộn, với những bộ tham mưu giờ đây đã thành dư thừa, những đội quân hỗn loạn, tan tác, bị đánh bạt ra khỏi các phòng tuyến, và, hiện thời không có một mục đích nhứt định nào, không thế nhận lãnh được những mệnh lệnh rõ ràng và chính xác. Như thể trong khi các Đội binh chòng chất lên nhau, rời những con đường để thử tìm một sinh lộ, thỉ làn sóng quân sĩ ở đàng sau lại dồn tới. Với những chiếc xe hơi, những cuộc chuyện trò vô bổ, những tiếng đồn đãi, sự vội vàng, những câu chuyện vô ý thức, một tình trạng hỗn loạn vô ích và những hành động vị kỷ thiển cận được lan truyền nhanh chóng. Điều nầy có thể mang lại cho những đoàn quân chiến đấu hiện còn hoàn toàn nguyên vẹn những cảm giác phải bị đánh đổ bởi những biện pháp nghiêm khắc nhứt, trong những lúc cực kỳ khẩn trương nầy.

“Tôi, Tân Tổng tư lệnh của các anh, tôi gởi lời kêu gọi này đến danh dự người chiến sĩ của các anh. chúng ta đã thua một trận đánh, nhưng, tôi đoán chắc với các anh rằng chúng ta sẽ thắng cuộc chiến tranh nầy…”. Tiếp theo là sự chỉ dẫn những phương cách để thoát khỏi sự chán nản, ngã lòng : không nghe những tin đồn yếm thế, giữ quân phục sạch sẽ và đứng đắn trong mọi tình thế, ghép mình vào kỷ luật, không buông vũ khí bất cứ trong trường hợp nào. Lời huấn cáo kết thúc như sau : “Vậy thì các anh hãy suy nghĩ là trong lúc nầy, mọi việc đều qui về sự cần thiết kéo dài thì giờ, thì giờ nầy rất cần thiết để Fuhrer mang đến trận mạc nhiều toán quân mới và nhiều vũ khí mới. Các quân sĩ và vũ khí mới nầy sẽ đến. Binh sĩ, chúng ta cần phải kéo dài thì giờ cho Fuhrer !”

Thực sự, đã đến lúc, nếu người ta dám nói, phải kéo dài thì giờ : Ngày 4 tháng chín, Anvers lọt vào tay Đồng minh. Đạo quân thứ II của Anh đã ùa ra từ đầu cầu Vernon. Trong bốn ngày, chiến xa của họ đã chạy qua bốn trăm cây số. Sáu thành phố lớn đã được giải phóng chớp nhoáng : Amiens, Arras, Tournai, Bruxellés, Louvain… và Anvers.

Đám quân đóng ở Anvers, đã sững sờ vì cuộc tiến quân thần tốc đó, đã chỉ hoàn hồn lại để vội vã rút khỏi thành phố – không kịp phá hủy các cơ sở của hải cảng ! Khi người ta nhớ lại sự chú tâm và sự cực nhọc mà quân Đức đã dành ra để làm nổ tung, để phá hoại, phá hủy, chận nghẽn, làm không còn dùng được và cả không tiến vào được những hải cảng Pháp ở biển Manche và biển Mer du Nord và những công trình vĩ đại và khó khăn không tưởng tượng được mà Đồng minh phải đảm nhận trong các hải cảng đó, người ta mới mường tượng ra tầm quan trọng của sự bỏ lại nguyên vẹn hải cảng Anvers.

Khi được tin ấy. Hitler liệng tất cả các giấy tờ ông đang cầm nơi tay xuống đất, mặt mày tái mét và như bị nghẹt thở, nói chuyện không nổi nữa. Ông quăng mình xuống một chiếc ghế bành, và trong nhiều phút, không ai nghe thấy ông nói gì và cũng không ai dám nói với ông một tiếng nào.

Có thể, bấy giờ, ông nghĩ thầm là Model yêu quí của ông, trung thành, bám sát trận địa nổi tiếng,, đã không phải là người của tình thế ở Miền Tây, Model đã không thể bám giữ được cái gì cả và sự trung thành của ông có ích lợi gì giũa đám quân hỗn loạn ấy?

Gần ba tháng đã trôi qua từ khi xảy ra cuộc “Đổ bộ”, và bây giờ ông lại phải bổ nhiệm một vị Tổng tư lệnh thứ tư ở Miền Tây ! Nhưng bổ nhiệm ai bây giờ. Mỗi một tên, mỗi một gương mặt mà ông nhớ đến, Hitler – Ông ta không dấu diếm đã cảm thấy gần như ngay tức khắc, nảy sinh một mối nghi ngờ.

Chức vụ đó ở Miền Tây rất thuận tiện cho các sự cám dỗ. Hitler đã còn nỗi gai ốc khi nghĩ rằng, dưới thời von Kluge, đã có một sự trao đổi nhân sự giữa khi chiến tranh Normandie đang tiếp diễn : người ta đem thương binh Mỹ đổi lấy các phụ nữ Đức bị bắt ở Cherbourg. Một cuộc trao đổi, điều đó có nghĩa là nhiều cuộc tiếp xúc, nhiều cuộc thương nghị, một sự hưu chiến, nhiều sự đàm thoại. Tất cả các việc đó đã xảy ra, đã diễn tiến tốt đẹp, và Hitler chỉ được thông báo sau đó. Không bao giờ còn chuyện đó nữa : Nguy hiểm quá ! Cần phải có ở Miền Tây một người bất khuất, một người không thế ngờ vực được một cách tuyệt đối có một tí cảm tình gì đối với bọn quái vật của cuộc âm mưu ngày 20 tháng bảy chẳng hạn. Người đó cũng phải là, và có thế hơn thế nữa, một vị chỉ huy chiến tranh.

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, Hitler cho gọi Jodl vào phòng và chằm rãi nói :

“Phải, yêu cầu Von Rundstedt trở lại chỉ huy Miền Tây”.

Có thể hành động này đắt giá đối với Hitler, Nhưng người ta ít nghĩ như vậy. Vị Tổng tư lệnh chuyên chế, không còn biết quay về ai nữa, đã chiếu cố một lần nữa, một cách hoàn toàn tự nhiên, như các vị bạo quân, như các con trẻ, đàn bà đã làm, đến “con người luôn luôn trở lại”.

Von Rundstedt đã sáu mươi chín tuổi. Ông đã thấy tất cả, đã biết qua tất cả các thời kỳ, đã chịu thua tất cả các cơn bão tố. Bây giờ ông đã bất khuất với một gương mặt lạnh như tiền. Đôi khi một nụ cười khẽ kèm theo một tư tưởng hoặc một câu dẫn hứng mỉa mai, một chút ánh sáng lóe lên trong khóe mắt, đã cho thấy là sự thông minh và nhân tính vẫn còn tồn tại trong con người đó.

Gerd Von Rundstedt, sản phẩm đích thật của một gia đình quí tộc Phổ, chỉ huy năm 1932 một đội quân trấn giữ Bá linh, đã thản nhiên chứng kiến sự lên cầm quyền của Hitler : Chính trị không phải là việc của các quân nhân. Vả lại thuở ấy, điều quan hệ hơn hết, là xây dựng lại một quân lực Đức hùng mạnh.

Năm 1938, Von Rundstedt đã phản kháng sự bãi chức của von Pritsch và Von Blomberg : quân vụ. Ông đã ký tên vào bức giác thư của von Beck chống việc xâm lăng Tiệp khắc. Công cuộc xâm lăng đã thành công mỹ mãn, ông đã bày tỏ với Hitler :

“Tôi đã lầm lẫn. Tôi xin đuợc lui về vườn đất của tôi vì tuổi đã quá cao.

– Chấp thuận”.

Song, tháng tám 1939, Hitler đã triệu hoàn ông :

“Ông chỉ huy một Đội quân ở mặt trận Ba Lan”..

Và von Rundstedt đã xâm lăng nước Ba lan. Tháng năm 1940, Hitler đã đặt ông ở rìa vùng núi Ardennes, nơi đó vị chỉ huy quân sự sáu mươi lăm tuổi đã tạo cho mình một tên tuổi bằng việc thi hành một cách sấm sét kế hoạch Manstein. Toàn thể các quân nhân nhà nghề đều công nhận : “Sự chọc thủng mặt Bắc của phòng tuyến Maginot sẽ luôn luôn là một thí dụ cổ điển của việc xử dụng Thiết giáp và Bộ binh trong thế công”. Cuộc xâm lăng thứ ba : Nga sô. Năm 1941, dẫn đầu Đội quân miền Nam, Von Runsdstedt đã đánh thẳng đến Rostov.

Đoạn thấy mùa đông khủng khiếp đến, ông đã điện thoại cho Hítler :

“Chúng ta đã tiến quá xa rồi. Chúng ta phải kéo quân lui về những vị trí tiện nghi để chờ mùa xuân đến.

– Rút trở lui à ? Không bao giờ !”

Von Rundstedt đã dự biết điều gì sẽ xảy đến với ông nếu ông nằn nì, thế nhưng ông vẫn cứ nằn nì. Khi Hitler, một lần nữa, đã cho phép ông lui về vườn đất của ông, ông đã bình thản trả lời:

“Xin tuân lệnh. Cám ơn”.

Được gọi trở lại với tư cách Tổng tư lệnh Miền Tây vào tháng ba 1942, bị thải hồi, sau khi được ban gắn “Lá cây sồi” vào tháng bảy 1944, bấy giờ ông đã bày tỏ với Rommel :

“Tôi không phiền gì cả vì không được sống qua ở chức vụ Tổng tư lệnh, thảm họa khủng khiếp đang được chuẩn bị”.

Lại bị triệu hoàn một lần nữa, ông đã không có một lời thuyết minh nào. Ồng trải các bản đồ ra và hỏi :

“Chúng ta đến đâu rồi ?

“Chính lúc ấy, một biến cố không trông chờ lại ngẫu phát, một sự biến thể của phép lạ đối với quân Đức trên sông Marne. Hans Speidel đã viết: sự đánh đuổi mãnh liệt của Đồng minh bỗng nhiên chậm lại”. Về phía Đồng minh, ông Eisenhower đã tuyên bổ : “Bị dồn đến tận biên giới đất nước họ, quân Đức chống giữ kiên trì hơn”.

Khi nghiên cứu kỹ những báo cáo quân sự, người ta không khám phá dược ở đâu cả dấu vết của một biến cố có thể so sánh được với sự điều quân xuất chúng và thắng lợi của quân Pháp trên sông Marne, và sự “kiên trì lại” của các đạo quân Đức đã không thể lượng giá được ngay. Tuy nhiên giữa ngày 5 và 10 tháng chín, điều mà các sử gia quân sự gọi là “một sự kết tinh của trận tuyến” quả thực đã xảy ra, vả lại một cách tương đối và không hoàn toàn.

Thế công của Đồng minh đã chùng lại, cũng như sự ùa đến con sông Vistule của quân Nga đã chùng lại, theo như định luật muốn rằng tất cả các sự chuyền động về phía trước yếu dần một khi đã đi qua được một khoảng cách nào đó. Nguyên do của biện tượng rất phức tạp, vừa vật chất vừa tâm lý. Người ta hiểu, bời trực giác chẳng hạn, rằng Đạo quân thứ III của Patton, đạo quân nầy đã không ngừng tiến tới từ khi tràn qua Avranches, đã cảm thấy cần phải lấy hơi đôi chút sau khi đã vượt qua sông Moselle trong vùng Nancy. Người ta cũng hiểu là các đơn vị Thiết giáp của Anh cũng đã cảm thay cần một nhu cầu như vậy sau sự rấn qua từ Hạ Normaudie đến Anvers. Vả lại một vấn đề đã được đặt ra cho các người giải phóng Anvers: Giang cảng nầy nằm trên sông Escaut, cách bờ biển hơn hai trăm cây số. Nó chỉ có thể xử dụng được sau khi các tàu vét đã quét sạch cửa biển và khúc sông đầy nghẹt thủy lôi. Von Rundstedt đã thấy ngay điều đó.

“Đạo quân thứ XV sẽ làm được một việc gì chứ !”, ông nói.

Model – giờ đây được giao cho chỉ huy một Đội quân – đã nhìn ông kinh ngạc. Đạo quân thứ XV, đã bị vượt qua, đã bị bỏ lại phía bên trái bởi cuộc tiến quân của Đồng minh, đã được hầu hết các Tướng lãnh xem như đã mất đi. Nó vẫn còn có thể tìm cách để tiến về phía Đông bắc, về hướng nước Mẹ, dĩ nhiên với nhiều sự gian nguy !

“Tôi nghĩ đến những chuyện khác, Von Rundstedt nói vừa chỉ trên bản đồ. Đạo quân thứ V phải quay ngược lên về hướng Bắc và người ta phải dẫn nó vượt con sông Escaut từ Nam đến Bắc, từ Breskens đến Flessingue. Nó phải chiếm giữ các hòn đảo ở Walcheren và ở Nam Beveland và đổ bộ lên đất liền ở phía Bắc Anvers. Anvers sẽ bị phong tỏa”….

Phần hai của chương trình cũng không phải là phần dễ thực hiện. Thực sự, tất cả các toán quân Đức ở Miền Tây đã được tung vào các trận đánh ở Pháp và ở Bỉ, và các đoàn người tràn lui về biên thùy nước Đức giờ đây chỉ còn là một khối người tán loạn. Kể từ các cuộc thoái quân liên tiếp ở Nga sô, các bộ Tham mưu Đức chắc chắn đã trở thành bậc thày trong nghệ thuật tiếp nhận các toán quân tháo lui và kể cả các đạo quân bại trận. Các báo cáo quân sự và các thư từ của các chiến binh cho thấy là hằng khối, không tưởng tượng được, quân sĩ bại trận, chen chúc nhau, chạy tán loạn, đã được đón tiếp hoặc đã được hốt về sau mọi cuộc rút lui, được gởi tới các trại được thiết lập riêng cho việc nầy, được nghỉ ngơi, trang bị lại, võ trang lại, và, trong một phạm vi rộng lớn, được “thổi phồng” lại, trước khi được tái thiết lập thành các đơn vị mới, điều đó không phải chỉ một lần, mà là mười lần. Von Rundstedt đã cho thi hành tuyệt hảo công tác đó ở Miền Tây trong suốt các tháng chín và mười 1944.

Thế nhưng mà, rõ ràng là chỉ có một phần của các đạo binh tràn về là đã có thể thu hồi được : Khối quân sĩ Đức bị Anh Mỹ bắt làm tù binh gia tăng không ngừng, hơn nửa triệu người từ khi có cuộc Đổ bộ đến cuối tháng chín. Cộng thêm vào số người chết và| bị thương con số lên đến gần một triệu. Và không phải cung cấp quân sĩ cho riêng phòng tuyến Siegfried. Von Rundstedt cũng đã muốn chống giữ được chừng nào hay chừng ấy, trên sông Meuse ở phía Bắc, trên sông Moselle và trong vùng núi Vosges ở phía Nam. Người tìm ở đâu ra ? Không có vấn đề lấy bớt các đơn vị ở Miền Đông nữa, nơi mà cuộc khởi thế công của Nga đã được hồi phục, nơi mà cuộc băng hoại quân số đã trở nên xao động. Không còn một giải pháp nào khác ngoài việc trích lấy quân ở giữa miền Đông và miền Tây. ở ngay trên nước Đức. Chúng ta sẽ chứng kiến bước đầu của cuộc lục soát lớn lao để tìm người, sự tổng động viên tất cả các tài nguyên của quốc gia.

Ngay từ ngày 24 tháng tám, Goebbels (Tổng trưởng Tuyên truyền của Hitler đã công bố một bản tuyên cáo : “Toàn thể đời sống tinh thần của Đức đã được, ngay cả trong năm thứ năm của chiến tranh, duy trì ở một mức độ mà tất cả các quốc gia đang lâm chiến không hề đạt tới được ngay cả trong thời bình. Cố gắng chiến tranh toàn thể của dân tộc Đức hiện đòi hỏi nhiều sự hạn chế lớn lao trong lãnh vực này cũng như trong các lãnh vực khác. Tất cả các hí viện, các diễn nghệ đường, các phòng trà ca nhạc, các trường kịch nghệ sẽ bị đóng cửa. Chỉ các sách khoa học hoặc kỹ thuật cũng như vài quyển sách chính trị quan trọng mới sẽ có thể được in. Các biện pháp đó sẽ làm nhiều trăm ngàn người sẵn sàng phục vụ. Để tận dụng tất cả nhân công, giờ làm việc trong các công sở và các văn phòng kỹ nghệ và thương mại được ấn định ở mức tối thiểu là sáu mươi giờ mỗi tuần. Để khuyến dụ các thường dân đứng về phía các binh sĩ, các ngày phép thường niên cũng như đặc biệt được tạm thời hoàn toàn bãi bỏ, kể từ giờ phút nầy. Các phụ nữ trên năm mươi tuổi và các người đàn ông trên sáu mươi lăm tuổi tính đến ngày 31 tháng mười hai tới sẽ không bị chi phối bởi sự cấm chỉ nầy”.

Cuộc lục soát nội bộ đầu tiên ấy đã cho phép thành lập hai mươi Sư đoàn Wolksflrenadiers (Bộ binh nhân dângồm các người được xung dụng đặc biệt và những viên chức thu nhặt được ở các công và tư sở. Những người này được huấn luyện cấp tốc trong vài tuần lễ, đoạn được đưa ngay đến phòng tuyến Siegfried. Đừng nên lẫn lộn các lính Wolksgrenadiers nầy, ít ra bề ngoài họ cũng giống những quân nhân chính cống, với những người của lực lượng Wolkssturm (quân đội nhân dân , được trưng dụng sau cuộc lục soát kế tiếp, và các người nầy đã chỉ mang có một băng vải ở tay áo làm đồng phục. Chúng ta sẽ đề cập đến các người nầy xa hơn.

Hải quân Đức đã đóng góp một phần quan trọng, trong phạm vi trách nhiệm, cho các căn cứ ở các hải cảng vùng Biển Manche. Các thủy thủ đoàn của các tàu chiến đang được sửa chữa hay bị cô lập trong các hải cảng bởi ưu thế Hải quân và Không quân Đồng minh. Tóm lại gần hết tất cả các thủy thủ hiện không phục vụ dưới các tiềm thủy đình, đều bị đưa ra trận tuyến như là pháo thủ hay lính bộ binh.

Sau rốt trong các trung tâm huấn luyện của Không quân Đức rất nhiều thanh niên dũng cảm, đã được tập luyện thuần thục, yêu nước nhiệt thành, đang nôn nóng chờ đợi các oanh tạc cơ mới. Các chàng trai ưu tú nầy đã nghĩ đến những thành quả vinh quang má họ sẽ gặt hái được với các oanh tạc cơ ấy. Những sĩ quan huấn luyện đã tập họp và thuyết giảng họ đại khái với những lời lẽ sau :

“Ngay từ bây giờ tổ quốc đang cần các bạn. Địch quân của chúng ta đã có một cố gắng phi thường và tuyệt vọng để tiến đến biên thùy Đức quốc song mưu toan của địch đang ở trên đường thất bại. Nhiều khí giới mới sẽ được mang ra xử dụng, và sẽ nghiền họ ra thành bột. Điều quan hệ là phải cầm cự thêm trong vài tuần lễ và đến tiếp tay với các toán quân đã chiến đấu dũng cảm ở Phương Tây, vài đạo quân này đang cần được chỉnh đốn lại. Các bạn sẽ được đưa đến chiến trường để cùng chiến đấu với các bạn hữu bộ binh của các bạn. Ngay khi tình thể được hoàn toàn vãn hồi, các bạn sẽ trở về trường của các bạn, nơi đó các bạn sẽ nhận lãnh các oanh tạc cơ”.

Và những chàng trai trẻ đó lên đường trong các đơn vị chiến đấu nhiều hay ít quan trọng, dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Bộ binh Đức. Họ đã chiến đấu với một quyết tâm gương mẫu và cả với lòng cuồng tín đến nỗi đã làm chậm bớt được sự tiến quân của Đồng minh “từ một con tàu phi nước đại đến con tàu bước từng bước một” theo thành ngữ của một sử gia Anh cát lợi.

Các bức công điện, mà các tùy viên đã để mỗi ngày nhiều lần trên bàn viết của von Rundstedt trong khi vị Tổng tư lệnh này đang cố gắng tổ chức công cuộc phòng thủ Đức quốc, đã cho thấy là, dù có “sự kết tinh tương đối của trận tuyến”, chiến tranh ở Phương Tây đã không ngưng lại một giây nào.

Các vô tuyến điện tín được đánh về từ các “pháo đài” ở Đại dương và ở Biển Manche cho biết là các đồn binh đội đã được để lại đàng sau do ý muốn của Hitler đã phải gánh chịu với một sự nhẫn nại không đồng đều các cuộc oanh tạc khủng khiếp của Không quân, hải quân và Pháo binh địch trong khi chờ đợi chịu đựng cuộc xung phong cuối cùng. Ngày 15 tháng chín, những người phòng thủ Saint Malh và Le Havre đã đầu hàng. Các toán quân phòng ngự ở Brest, Boulogne, Calais, Lorient, Saint Nazaire, La Rochelle, Royan, Quiberon, Dunkerque còn kháng cự, “Rượu mạnh là vật duy nhứt có thể an ủi chúng tôi trong tình thế hiện tại – người ta đọc trong tập nhật ký của một sĩ quan đồn trú ở Boulogne.- Buổi trưa nầy nữa, nhiều cuộc tấn công lớn của không quân trên các căn cứ phòng thủ chu vi ngoài. Phần nhiều các thường dân đã bỏ đi, với một chút xíu tài sản của họ. Quang cảnh thê thảm làm sao ấy ! Ở Brest, đội phòng ngự được cuồng tín hóa bởi vị tướng nhảy dù Ramcke, đã kháng cự tàn bạo. Các cơ sở của Hải cảng đã thành mảnh vụn, quân Mỹ bắt đầu tấn công từng căn nhà một, hay đúng hơn từng đống đổ nát nầy đến đống đố nát khác, thành phố đã ở trong một tình trạng khốn đốn. Hầu như khắp mọi nơi, Eisenhower đã ra lịnh để cho trái chín mùi, nghĩa là cô lập, siết chặt vòng vây và oanh tạc liên tục”.

Von Rundstedt đã đọc một cách gần như lơ đễnh các báo cáo đó, biết rằng không còn làm gì được nữa ở các nơi ấy. Các tin tức khác làm ông lo lắng nhiều hơn : ngày 12 tháng chín, Đệ nhị Sư đoàn thiết giáp của tướng Leclerc, từ Paris, đã tiếp giáp với các thành phần của Sư đoàn của tướng Brosset, từ phía Nam tiến lên. Ngày 15, đạo quân thứ VII của Mỹ (Đại tướng Denvers, sắp sửa chiếm Lunéville, trong khi Sư đoàn II thiết giáp đe dọa trầm trọng Baccarat. Vấn đề chủ yếu là :

“Trong cuộc tấn công sắp tới, quân Anh Mỹ sẽ chĩa mũi dùi vào khu vực nào của trận tuyến ?” Von Rundstedt đặt câu hỏi cho đệ nhị văn phòng của ông, và đây là câu trả lời :

“Các cuộc dội bom dữ dội ở Francfort surle Main và Mayence làm cho chúng ta tin là quân Mỹ có thể sẽ chĩa mũi dùi về hướng Trèves. Bây giờ, nếu chúng ta nghĩ lại những gì chính chúng đã làm năm 1940, không có gì lạ khi Anh Mỹ có ý tràn ngập cánh phải phòng tuyến của ta bằng một cuộc tấn công ở Hòa lan, trong khu vực Nimègue. Song, chúng ta nhận biết hiện có nhiều Sư đoàn nhảy dù và không vận đang trong ở tình trạng báo động ở Anh. Mục tiêu của chúng sẽ chắc chắn có thể là vùng hạ lưu sông Rhin…”

Lần đầu tiên từ lâu nay, một cơ quan tình báo Đức đã nhìn thấy đúng.

Đầu buổi trưa ngày chúa nhựt 17 tháng chín, dân cư thành phố Hòa lan Arnhem đã có cùng một cảm giác với các bộ lạc phi châu thì bỗng nhiên thấy một đám mây đen kịch ào ào xuất hiện – với một sự khác biệt là đám mây đã gồm các máy bay gầm thét xé tan bầu không khí.

Arnhem là một thành phố xinh đẹp, ước chừng sáu mươi ngàn cư dân, ở phía Bắc Nimègue trên nhánh thượng của Hạ lưu sông Rhin. Đó là nơi mà, trước chiến tranh và đã từ lâu rồi, các thương gia Hòa lan đã làm giàu ở Ấn độ, đã lui về ẩn cư. Tất cả các nhà cửa, không sót một cái nào cả, đều có vẻ như mới và người ta thấy ở đó nhiều dinh thự nguy nga và nhiều công viên tráng lệ với nhiều dòng nước chảy xuyên qua.

Ngày hôm ấy, trời trong xanh và nắng ấm. Chiến tranh, song chiến tranh đã có vẻ như xa vời. Trong các cánh đồng rải rác máy xay gió, các dân quê đang đào khoai lang tây. Trên các con lộ dọc theo các con kinh, người ta thấy các thanh niên thiếu nữ đi coi hát về trên vô số xe đạp cổ thật cao. Khi đám mây đen kịt máy bay xuất hiện, tất cả các người đi xe đạp nầy đều nhảy xuống nằm sấp dưới các hố sâu.

Các máy bay nầy thuộc đệ nhứt Sư đoàn không vận Anh và đệ nhứt Lữ đoàn Ba lan, có nhiệm vụ chiếm giữ các cây cầu ở Arnhem. Hai đơn vị nầy thuộc Đạo quân không vận thứ 1 của Đại tướng Anh Brereton, nó còn gồm thêm các Sư đoàn 82 và 101 của Mỹ. Sư đoàn 82 phải chiếm giữ các cây cầu ở Nimègue, ở phía Nam Arnhem, còn Sư đoàn 101 thì các cây cầu ở Grawe và Eindhoven, quá nữa về phía Nam. Như thế trục xâm lăng đã được chuẩn bị, và ngay sau đó, đạo quân thứ II của Anh phải xông đến đóng dọc theo trục này.

Ngày hôm trước, 200 chiếc Lancasters và 23 chiếc Mosquitoes đã tấn công các phi trường ở các vùng lân cận. Trong buổi sáng ngàv 17, 1544 phi cơ và 478 máy liệng (planeur : Một loại máy bay nhỏ, không có máy, dùng để chuyên chở người, khi cất cánh phải có một máy bay thật kéo lên đã xuất phát từ hai mươi sáu phi trường của Anh quốc và đã phải mất một giờ mười lăm phút để cho toàn thể phi đội khồng lồ cất cánh. Nỏ bay thành hai dòng về hướng biển, được bảo vệ bởi 919 oanh tạc cơ. Trong khi nó đến gần lục địa, 816 pháo đài bay được hộ tổng bởi 161 chiếc Mustangs và 212 chiếc Thunderbolt P.47 đã dội bom các vị trí cao xạ phòng không Đức.

Bây giờ, dân chúng Arnhem thấy các oanh tạc chiến đấu cơ đâm chúi xuống trong khi nhiều cánh dù trắng bung ra trên nền trời trong xanh. Đoạn đến lượt hàng trăm máy liệng xuất hiện và đáp xà xuống trên cỏ của các cánh đồng.

Đây là đại ý của bản báo cáo đầu tiên đến Bộ chỉ huy của Von Rundstedt vào buồi chiều:

“Quả là cuộc hành quân không vận quan trọng nhứt mà cho đến bây giờ người ta mới được biết. Chỉ có ba mươi chiến đấu cơ Đức đã có thể lên chống cự với lực lượng không quân địch. Bảy chiếc trong số đã bị hạ. Những sự nhảy dù và đáp xuống của các máy liệng đã diễn ra trên một khoảng dài bảy mươi cây số. Trong khu vực Eindhoven, bốn cây cầu đã lọt vào tay quân Mỹ. Quân Mỹ cũng đã lấy cây cầu trên sông Meuse ở Grawe cũng như một cây cầu ở trên con kinh Meuse-Waal. Chúng đã bị chận đứng lại cách cầu Nunègue ba trăm thước. “Ở Arnhem, tình thể rất mập mờ. Các lực lượng địch đã nhảy xuống chiếm cứ đầu cầu phía Bắc, và ngoại ô phía Tây thành phố, đến tận về hướng Oosterbeck. Các lực lượng phía Tây này toan tính đánh thẳng lên để tiếp giáp với các lực lượng phía Bắc. Vài toán nhỏ đã ẩn núp và phòng ngự ngay chỗ họ vừa nhảy xuống. Rất nhiều đường dây điện thoại đã bị cắt đứt. Các đơn vị của ta tại chỗ đã lục soát các khu rừng và các công viên. Phận sự của họ rất khó khăn vì địa thế, vì đêm tối và cũng vì những đám sương mù và những trận mưa đã xảy ra tiếp theo những buổi tốt trời. Thời tiết xấu có lẽ thuận lợi cho chúng ta hơn vì ngăn cản không cho quân tăng viện của địch đến ngay được. Song về phía chúng ta, viện binh rất cần thiết trong một thời hạn ngắn. Cuộc hành quân không vận chắc chắn là sự mở màn cho một cuộc tấn công qui mô trong vùng với ý định đi bao đầu phía Bắc phòng tuyến của ta”.

Bộ chỉ huy miền Tây phúc đáp : “Sư đoàn 9 và 10 thiết giáp SS, thuộc đệ nhị Quân đoàn thiết giáp SS (Panzer SS đã được báo động. Các thành phần của các sư đoàn này hiện đang trên đường tiến về Arnhem. Chúng sẽ có thể khai chiến vào lúc tàn đêm hoặc vào đầu buổi sáng ngày mai”.

Sư đoàn 9 và 10 Panzer SS đã chiến đấu lâu ngày ở Nga sô trước khi được gấp rút chuyển về mặt trận Normandie vào giữa tháng sáu. Chúng đã đánh trận đầu tiên ở miền Tây tại Evrecy gần Caen và sau đó trấn giữ khu vực nầy trong nhiều tuần lễ, với nhiều đơn vị khác của Quân đoàn II, chịu đựng áp lực của Thiết giáp Anh dưới sự oanh tạc gần như liên tục của không quân và pháo binh, đôi khi của cả các khẩu đại pháo của các chiến hạm Đồng minh. Chúng đã ở lại tại chỗ giữa cơn bão lửa để duy trì hành lang rút quân từ “Túi Falaise” đoạn chúng đã đánh che – trong tầm mức có thể – cho các toán quân rút lui Đức vượt sông Seine. Bị thiệt mất gần hết tất cả các vật liệu nặng, chúng đã đánh tháo theo các đạo quân ở Pháp và ở Bỉ, sau cùng chúng đã được đưa tới Hòa lan, ở phía Bắc Arnhem, để chỉnh đốn lại cùng để được bổ sung thêm các chiến xa mới.

Người ta có thể nghĩ là các người của các đơn vị nầy, nhẹ nhõm và thỏa mãn thấy mình được nghỉ ngơi, đã nhận, không hoan hỉ chút nào, lệnh lên đường cho các trận đánh mới. Song cách chiến đấu của họ trong trận Arnhem – và trong nhiều hoạt động khác mà họ tham dự sau đó – đã chứng minh là không. Đến đây chúng ta hướng sơ một cái nhìn về tổ chức của các chiến sĩ SS này, họ đã cấu thành các toán xung phong gan lì nhứt của quàn lực Đức.

° ° °

Hai chữ SS có nghĩa là Schutzstaffel đội phòng vệ. (Xin nhắc lại rằng SA có nghĩa là Sturmabteilung, đội xung kích, và SD : Sìcherheitdienst, ban an ninh . Thoạt kỳ thủy, bọn SS là lực lượng cảnh sát nội bộ của Đảng Quốc xã, Đồng phục màu đen. Đến thời kỳ động viên, một số SS đó cùng nhiều người tình nguyện khác lập thành đoàn Waffen SS hay SS chiến đấu và không còn mặc đồng phục màu đen nữa, mà màu vàng, với huy hiệu SS bằng chữ Runes (loại chữ xưa nhứt của các dân tộc Bắc Âu trên cổ áo. Những người SS không trở thành Waffen SS vẫn giữ đồng phục đen và được gọi là Allgemeine SS. Trong các cuộc lấy khẩu cung sau nầy, rất nhiều Waffen SS đã nằn nì để không bị lẫn lộn với bọn Allgemeine SS luôn luôn được trao phó các nhiệm vụ cảnh sát và chịu trách nhiệm về những điều tàn ác trong các trại tập trung.

Đoàn Waffen SS đã chiến đấu trong suốt cuộc chiến. Họ phải cao ít nhứt là l,80m, không có một cái răng nào hư hay bịnh, và phải qua một cuộc khám sức khỏe gắt gao (Dĩ nhiên đã không còn như vậy nữa vào cuối cuộc chiến. Các người trưng mô đã trở nên ít eo sách hơn, và người ta còn thấy cả nguyên nhiều đơn vị của Lục quân Đức đã được cải biến thành các đơn vị SS . Đã có rất nhiều trung tâm đào tạo Waffen SS : ở Tiệp khắc, ở Ba lan, trong vùng Breslau và ở thượng Alsace. Các ứng viên được tuyển phải qua một thời kỳ huấn kỹ đầu tiên trong ba hoặc bốn tháng. Đây là một ngày mẫu :

” Sáng thức dậy lúc sáu giờ. Một giờ tập thể dục. Ăn sáng. Vũ khí học, lý thuyết và thực hành. Mỗi tuần ba buổi học tập chính trị : thuyết giảng về con người và tiểu sử của Fuhrer, về chủ nghĩa Quốc xã, về lịch sử của Đảng. Song trước hết, chủ thuyết về chủng tộc. Hai quyển sách căn bản là “Huyết thống” của Waller Darré vả “Chuyện huyền thoại của thế kỷ XX” của Rosenberg.

Trong đơn xin gia nhập, thí sinh gần như luôn luôn phải ghi trong đề mục Tôn giáo : Gottglaubich. nghĩa là tin tưởng ở Trời. Không được hay mấy nếu ghi vô thần hoặc Tân giáo (Luther , càng không nên ghi Thiên chúa giáo. Gottglaubich, sự tin tưởng ở Trời đó không hứa hẹn gì nhiều. Điều đáng kể, là chịu tin hay sẵn sàng đề làm cho tin vào sự cần thiết và sự tuyệt diệu của sự giáng lâm của “một dòng máu siêu đẳng, dòng máu nầy phải thống trị toàn bộ nhân loại. Dòng máu thượng đẳng này là dòng máu Aryen, và đặc biệt nhứt là thuộc về miền Bắc Đức. Các giống La tinh được coi là ít quan hệ ; người Do Thái, được xem như một bọn người hèn hạ và sâu mọt của xã hội.

Ki tô giáo là một tôn giáo đã bị Do thái giáo nhiễm vào và cũng là một sự bao biện từ nguồn cảm hứng Do thái để làm hèn hạ con người bằng cách ghi sâu vào não con người một ý thức phạm tội.

Người ta sẽ lầm lẫn khi tưởng là các tình cảm hung bạo đã được đào dưỡng một cách cố ý. Lòng nhân đức và sự hiền hòa đối với trẻ con và súc vật đã được khuyên nhủ. Song “Cây” “dòng máu siêu đẳng” và “quốc gia Thượng đế” không thể mang những trái “hiền hòa” và “nhân từ”. Tất cả mọi sự kiêu căng đều mang trong căn cốt sự hung ác.

Chúng ta hãy tiếp tục sống ngày của một người Waffen SS tập sự. 12 giờ 30, vệ sinh, rồi ăn trưa. Thực phẩm thanh đạm nhưng đầy đủ chất bổ dưỡng. Buổi trưa, lại huấn luyện quân sự, cơ bản thao diễn. Người ta biết rằng, trong hầu hết các quân đội, mục đích của các buổi huấn luyện thao diễn, đã được cải hướng không ngừng từ thời Frédéric II, là làm cho người binh sĩ tuân lịnh với một tự động tính tuyệt đối, bởi những cử động do phản ứng. Công cuộc huấn luyện này đã được đưa lên một mực độ vô địch trong đoàn Waffen SS, “Đứng lên, nằm xuống, đứng lên, nằm xuống! đứng lên, nằm xuống, đứng lên !” hai mươi lần liên tiếp. Huấn luyện viên chỉ dùng cử động của ngón tay cái để ra lệnh. Phải chịu huấn luyện dưới chế độ nầy, không chỉ những người tình nguyện không cấp bực, mà cả những sĩ quan của Wehrmacht được đưa sang SS (theo đơn xin hay với sự đồng ý của họ, hoặc vì nhu cầu quân dội . Và họ bắt đầu thụ huấn lại từ con số không, cấp bực của Wehrmachl không kể trong đoàn SS. Điều cần nói là các huấn luyện viên đã có một sự khoái trá ít nhiều bịnh hoạn trong việc “máy móc hóa” các cựu sĩ quan nầy.

Đối với các người thường dân và cả với những quân nhân của các đơn vị được luyện tập một cách ít cứng rắn hơn, một chế độ huấn luyện như vậv có vẻ vô nhân đạo, tổn hại đến phẩm cách con người. Song người ta trả lời như sau :

“Tự động tính cho phép chỉ huy hữu hiệu một toán quân dưới lửa đạn, dù tình thế như thế nào đi nữa”.

Ở đoàn Waffen SS, người ta đã cố gắng thêm vào sự đào tạo “tự động tính”, hiệu quả của sự cuồng tín chính trị.

Sau các giờ học buổi trưa, đến vệ sinh doanh trại, lau chùi vũ khí và quân trang, quân dung ; tắm rửa và sự khám xét chi tiết. Phòng ốc, giường tủ, và tất cả quân trang quân dụng phải được lau chùi sạch sẽ, đánh bóng mỗi ngày. Lính Waffen SS được cấp phát các quân phục và quân trang quân dụng thượng hảo hạng, song các yêu sách về cách ăn mặc và về sự sạch sẽ đã không thể tưởng tượng được. Trong giờ khám xét chi tiết, người lính phải “có vẻ như vừa từ một chiếc hộp chui ra”.

Buổi thanh tra nghiêm khắt nhứt là buổi thanh tra trước khi đi phép cuối tuần mỗi chúa nhựt. Các khóa sinh giúp đỡ lẫn nhau trong việc đánh bóng lại huy hiệu mang trên người, các bút nịch, cầu vai, giày, và trong việc ăn mặc, họ thanh tra lẫn nhau thường là hai lần trước khi đến trình diện cán bộ. Một trên ba lần, họ lại bị đuổi về vì một chi tiết nhỏ nhặt. Túi của họ chỉ được đựng những vật sau đây, mà họ phải trình ra : bóp đựng tiền, các giấy tờ quân đội và các giấy tờ cá nhân ; khăn túi trắng tinh được ủi và xếp theo mẫu, lượt có vẻ như không bao giờ được dùng đến cộng với một vật vệ sinh rất đặc biệt. Những buổi thuyết giảng về việc “phòng bịnh” đã được tổ chức thường thường. Ai mắc bịnh hoa liễu thì bị trừng phạt. Các hình phạt gồm : Aufmarchmarch (đứng dậy, nằm xuống, đi, chạy, bò với trang bị vũ khí đầy đủ, trong một giờ , tù, sa thải khỏi đoàn thể.

Tôi quên nói là khóa sinh Waffen SS cũng phải học nhạc lý và học thuộc lòng bài hát cá nhân và đồng đội. Tất cả các trung tâm huấn luyện và các trại đều có một rạp chiếu bóng, một câu lạc bộ và một thư viện.

Sau thời gian huấn luyện đầu tiên đó, các khóa sinh được hỏi : “Anh vẫn còn tình nguyện chứ ?” Và anh ta có thể trả lời có hoặc không. Nếu trả lời có thì phải tuyên thệ. Bây giờ anh ta sẽ nhận lãnh huy hiệu để mang trên cổ áo và hai cầu vai đen.

Sau đó người ta gởi anh đi thụ huấn tiếp trong một trung tâm huấn luyện ở Tiệp khắc. Ở giai đoạn hai này, người lính trẻ Waffen SS được huấn luyện quân sự mười hai giờ mỗi ngày : trường Bộ binh (Grenadierschule và trường Thiết giáp (Panzer schule với các chiến cụ và vũ khí thật, trong các điều kiện thật sự của trận chiến.

Đây những điều mà các huấn luyện viên đã nói trong buổi học đầu tiên của môn học phòng thủ chống chiến xa :

“Khi các chiến xa tiến về các anh trên một địa thế trống trải, các anh không phải chạy lui. Nếu các anh đã đào hố cá nhân đúng cách, các anh có thể ở trong ấy một cách tiện nghi, chiến xa sẽ chạy phớt ở trên. Các anh sẽ thấy cách đào hố đó như thế nào. Vì lợi ích riêng của các anh, hãy nhìn cho kỹ… Các anh đã thấy rõ và hiểu chứ ? Về chỗ, và chú ý, bắt đầu đào ! Vì lợi ích riêng của các anh, đừng nên làm mất thì giờ. Coi chừng…

Các hố vừa được đào xong, một đoàn chiến xa đã hùng hục tiến tới. Các khóa sinh quì mọp dưới các hố của họ. Xích sắt của chiến xa lướt qua, chỉ cách mũ sắt có vài phân. Mặc kệ những anh chàng đã đào hố không đúng mức hay không đào đàng hoàng. Nhiều tai nạn xảy ra trong các buổi thực tập với việc bắn đạn thật. Mối nguy của tai nạn đã đưa đến sự chú tâm trong việc học tập và thuộc phần huấn luyện Waffen SS.

Tính chất nghiêm khắt của việc huấn luyện đó, sự hà khắt của kỷ luật, đã tăng lên cho đến cuối, đến nỗi nhiều người trẻ ấy đã có cảm giác là các vị chỉ huy của họ muốn làm cho họ chán ngán luôn chế độ và khí hậu Waffen SS.

Những người ưu tú nhứt, được chỉ định đi thụ huấn tại các trường sĩ quan, và phải chịu một chế độ cứng rắn hơn nhiều. Trong vài môn học, một trong các cuộc trắc nghiệm về sự điềm tĩnh đã như sau : sinh viên sĩ quan, đứng nghiêm, tay phải cầm một quả lựu đạn. Theo lịnh, anh ta phải tháo chốt, và để quả lựu đạn trên đỉnh mũ sắt ; đoạn, đứng nghiêm và đợi lựu đạn phát nổ. Thường tai nạn chỉ xảy ra khi sinh viên sĩ quan mất bình tĩnh và làm rớt trái lựu đạn.

Trở thành sĩ quan hay không, những chàng Waffen SS trẻ tuổi, sau thời gian huấn luyện, được đưa đến các Sư đoàn và thường được đưa ra mặt trận. Tất cả đều có vẻ đáng ưa hơn đối với đoạn đời họ vừa sống qua, và chiến tranh – chiến tranh tân thời với sức mạnh giết chóc với bản chất bất nhân – là một trò đùa. Nếu không phải luôn luôn đích thực là một trò đùa, ít ra đời sống đó cũng hứng thú hơn, đời sống độc nhứt thực sự hứng thú. Hầu hết các Waffen SS (điều nầy dĩ nhiên không đúng với những người được trưng một cách cưỡng bách trong các tháng cuối cùng đã không hé tự đặt câu hỏi về chung cuộc có thể của chiến tranh : điều quan hệ với họ, là chiến tranh kéo dài. Kết quả của sự cuồng tín quốc xã và của sự huấn luyện kết hợp lại đã như thế đó.

° ° °

Các vị chỉ huy các đơn vi SS đến Arnhem sáng sớm ngày 18 tháng chín đã hiểu ngay là trận chiến sẽ không mãi mãi giống với các cuộc bắn nhau ồ ạt giữa chiến xa trong vùng đồng bằng Caen. Trước hết, Arnhem nằm trong vùng khấp khểnh các đồi dốc độc nhứt ở Hòa lan. Vài đồi cây ở chung quanh đa cao đến hơn sáu mươi thước. Thứ hai, địch quân vô hình.

Vài đám khói đen bốc lên, đỏ đây, giữa trời mưa và sương mù, và người ta nghe nhiều tiếng súng nổ. Ngoài điều đó, thành phố có vẻ như chết, không một ai lai vãng ngoài đường. Địch quân không được trông thấy vì họ đã ẩn núp trong các ngôi nhà. Những cư dân không chạy kịp ra vùng quê cũng ở kín trong nhà hoặc dưới các hầm nhà của họ.

Phần lớn các lực lượng không vận có nhiệm vụ chiếm đóng các cây cầu ở Arnhem đã được rải ngang trên một khoảng trống dài độ sáu cây số và hai cây số, ở phía Tây thành phố, giới hạn ở phía Bắc bởi con đường ray xe lửa và phía Nam bởi con sông Rhin. Khoảng trống đó gồm các khu cư dân Oosterbeck và các công viên. Quân Anh đã bắt đầu tập họp lại được chừng nào hay chừng ấy, và cố gắng tái họp lại các bạn bè của họ ở quả nửa về phía Đông, các người này đã ẩn núp ở hai bên đầu cầu trên sông Rhin. Các lực lượng Đức ở Arnhem đã tấn công họ bằng những xe có gắn súng đại liên nhẹ. Quân Anh đáp lại bằng đại liên và lựu đạn một cách hữu hiệu, và họ đang tiến dần về hướng Đông khi các chiến xa của quân SS khai hỏa.

Không có gì khó hơn việc tiến đánh một địch quân ẩn núp trong các nhà cửa và nếu toán địch nầy có nhiều kinh nghiệm. Ông có thể dùng đại bác bắn sập các ngôi nhà, địch quân lại ẩn núp trong các đống đổ nát và trong các hầm nhà, và ông phải bao vây hoặc đi lục soát tìm họ. Hành động cuối cùng nầy sẽ bất lợi cho ông còn hơn là trước đó ông đã bắn đổ nốt các ngôi nhà.

Các vị chỉ huy các đơn vị SS quan sát nhanh chóng tình hình và quyết định : Cô lập khoang trống đó giữa đường ray xe lửa và sông Rhin ; bắn sập các ngôi nhà trên bờ phía Nam sông Rhin để quân không vận không còn có thể dựa vào bờ sông đó, tấn công vùng đất bị cô lập từ ba phía (Bắc, Đông, Tây và tiến chiếm từng ngôi nhà một. Đây là đại cương trận đánh chiếm trung tâm điện lực ở Oostraat, được cung cấp không bởi một lính SS, mà bởi một chiến sĩ của Luftwaffe (không quân Đức, đơn vị đánh bộ .

“Toán của tôi đã chiếm được một ngôi nhà ở phía đối diện với trung tâm, không phải ngay trước trung tâm, mà cách đó độ hai mươi thước. Chúng tôi ở lại đó suốt đêm, trao đổi những loạt đạn, qua các cửa sổ với quân Anh đang ẩn núp trong một ngôi nhà đối diện. chúng tôi nghĩ là họ đã tới đó bằng cách chọc thủng vách tường của ngôi nhà kế cận, vì từ khi chúng tôi chiếm đóng tại đó, chủng tôi không hề thấy họ di chuyển trên đường, Trong đêm, nhiều lần họ đã toan thoát ra bằng cửa chính và các cửa sổ của tầng trệt, song chúng tôi chận họ lại bằng đại liên. Chắc chắn bọ không thể chọc thủng bức tường của trung tâm được, vì nó quá dầy. Các gia chủ ngôi nhà của chúng tôi xuống ẩn núp dưới hầm nhà, khá kinh hãi. Song le bà vợ đồng ý pha cà phê cho chúng tôi.

“Sáng sớm, hai chiến xa SS đến bố trí trên con đường bên phải chúng tôi. Một chiếc bắn một phát đại bác vào mặt tiền ngôi nhà đối diện, làm thủng một lỗ lớn. Ngôi nhà của chúng tôi rung chuyển. Trong lúc ấy, các xạ thủ đại liên SS xông vào tầng nhất của chúng tôi và quét kỹ ngôi nhà bị chọc thủng, qua lỗ hổng ấy và các cửa sổ, đồng thời bảo chúng tôi liệng lựu đạn. Quân Anh không đáp lại, người ta không nhìn thấy họ. Nhiều lính SS xông vào ngôi nhà và leo lên lầu một; đoạn lầu hai. Chúng tôi thấy họ nhìn quanh trong các căn buồng đổ nát. Bỗng nhiên gạch vôi vụn từ trần nhà lầu hai đổ xuống, đoạn có hai tiếng nổ, và một lính SS ngã gục. Nhiều quân Anh đã ẩn núp trốn trần nhà và quăng lựu đạn xuống. Có lẽ họ leo lên đó với toan tính là sẽ chiếm trung tâm bằng đường nóc nhà.

“Bọn SS thử bám theo qua một cầu thang nhỏ, song họ không tìm được ngõ trèo lên nóc. Bấy giờ, họ rút khỏi căn nhà ấy và đến bố trí ba cây đại liên trên lầu hai ngôi nhà của chúng tôi. Mái nhà của quân Anh bắt đầu rách nát. Người ta thấy lộ ra những cây ruồi, cây đà, vài cây, ngún cháy. Người ta thấy nhiều ánh lửa khác lóe lên, đại liên Anh đáp lại. Người ta chỉ thoáng thấy họ qua hình dáng các nón sắt, các thân người nằm sát xuống sàn của trần nhà. Sàn trần nhà ấy bốc cháy, và quân Anh vẫn bắn. Họ không còn có thể hy vọng được gì nữa, giải pháp duy nhứt của họ là ra hàng, thế nhưng họ đã không hàng. Hỏa lực của họ thưa dần vì họ đã bị loại, và họ đã chết tất cả như vậy. Xác họ bị thiêu rụi trong trần nhà bốc cháy.

“Bây giờ, trận chiến chuyển về trung tâm. Chúng tôi chứng kiến từ hàng ghế hạng nhứt, qua mặt tiện nhà bị bắn thủng. Quân Đức và Quân Anh đã đánh nhau như trên một sân khấu với nhiều lớp chồng chất lên nhau, trao đổi nhau những quả lựu đạn, từ từng lầu nầy sang từng lầu khác. Cảnh tượng thật là hãn hữu. Nhưng các người ở ngoài đã không thể can thiệp vào, vì sợ bắn vào quân bạn. Trận đánh ở trung tâm đó đã kéo dài thật lâu. Toán quân của tôi rời ngôi nhà để áp giải vài lính Anh vừa bị quân SS bắt. Các người ấy thật trẻ, khỏe mạnh, chẳng chút nào ngã lòng. Một người trong họ nói với chúng tôi bằng tiếng Đức rằng chẳng bao lâu nữa họ sẽ được giải thoát, và sẽ đến phiên chúng tôi trở thành tù binh”.

Các quân nhảy dù và không vận, thực ra đã được đoán chắc là Đạo binh thứ hai với Sư đoàn Thiết giáp dẫn đầu sẽ tiến ngay về phía họ. Có lẽ Montgomery đã hơi quá lạc quan. Đây là một bản báo cáo của Đức về tình hình đêm 18 rạng ngày 19.

“Quân Mỹ đã thu lượm được nhiều thắng lợi trong khu vực Nimègue-Grawe và ở phía Bắc Eindhoven. Cây cầu lớn (580 thước ở Nimègue trên sông Rhin đã lọt vào tay họ cũng như các cây cầu ở Zon, Saint Oedenrode và Oechei. Tuy nhiên, địch đã không thể thực hiện được sự tái hội mà họ toan làm giữa các lực lượng không vận và các lực lượng trên bộ của họ. Một cuộc tấn công bằng thiết giáp của Anh đã bị đẩy lui một cách mãnh liệt tại Aalst-Waalre (6 cây số phía Nam Eindnoven .

“Ở Arnhem, chúng ta đã hoàn toàn nắm vững tình thế, dù địch đã nhận được vài sự tăng viện nhỏ bằng cách thả dù ngày hôm qua”.

12 giờ trưa ngày 19 tháng chín, quân SS ở Arnhem thấy hai lính Anh xuất hiện giữa đám khói mù mịt, tay phất lia lịa một mảnh vải trắng. Các khẩu đại liên ngừng bắn. Song không phải hai lính Anh ấy muốn hàng, họ chỉ đến yêu cầu một sự hưu chiến trong một tiếng đồng hồ để di tản thương binh.

“Chúng tôi đã có hơn sáu trăm thương binh. Ổng có thể chấp nhận họ như là những tù binh và đưa họ vào nhà thương của các ông không?

– Chấp thuận, viên Gruppenfuhrer nói. Một y sĩ SS và một y sĩ của các anh sẽ trông nom việc chuyên chở. Và súng sẽ lại nổ ngay sau đó”.

Công việc hoàn tất, quân Đức nhìn viên y sĩ nhảy dù đơn độc đi về phòng tuyến mình, ông đi thẳng không một lần quay lại vào con đường ngập khói bao bọc bởi những đống đổ nát. Viên Gruppenfuhrer, đứng cạnh một xe truyền tin, nhìn đồng hồ. Ông nói vài tiếng với chuyên viên coi máy. Một phút sau, các khẩu đại bác lại bắt đầu nhả đạn.

Trận chiến Arnhem là một sự phối hợp giữa cuộc bao vây oanh tạc và sự đánh nhau trong đường phố với vũ khí nhẹ, trận đánh kéo dài trong nhiều ngày. Quân Anh từ phía Tây Arnhem, bị ám ảnh bởi ý định tái hợp lại với các lực lượng ở đầu cầu hoàn tất sứ mệnh bằng cách chiếm đóng cây cầu đó, đã cố gắng một cách cuồng bạo (không chiến xa không pháo binh chọc thủng vòng đai sắt và đến chạm trán với quân SS. Bọn nầy đã đánh những trận chớp nhoáng, đôi khi xáp lá cà với các đối thủ chẳng kém họ chút nào. Sự thán phục hiện rõ trong các bản báo cáo của Đức.

Ngày 21 tháng chín, kích thước của “chiếc túi” ở phía Tây Arnhem đã rút lại còn 1.200 thước trên 700. Những đống đổ nát mà quân Anh đã phải rút bỏ dưới hỏa lực đại bác la liệt đầy xác chết. Hết ngày hôm ấy, các lực lượng Anh ở cây cầu không còn một viên đạn nào cả, đã bắt buộc đầu hàng. Quân Đức cho đem loa phóng thanh vào các khu ngoại ô phía Tâv loan báo tin tức đó cho các chiến sĩ Anh trong khu vực và kêu gọi họ ra hàng. Quân Anh vẫn tiếp tục cuộc chiến.

Thời kỳ thời tiết xấu tiếp tục : Mưa và sương mù. Quân bị vây đôi khi nhận được tăng viện, nhưng với số lượng kém cỏi : vài trăm người ngày 21. Ngày 23, tất cả các vũ khí, đạn dược, lương thực được thả dù đều lọt vào tay quân Đức, vì diện tích thả dù đã trở nên quá nhỏ.

Những người bị vây còn sống sót, càng lúc càng ít đi, vẫn chống cự. Ngày 24, một Lữ đoàn Ba lan được thả dù xuống phía Nam sông Rhin, toan mở một con đường đến con sông. Nó đã bị tiêu diệt hoặc bắt cầm tù.

Ngày 25, Bộ chỉ huy Đồng minh quyết định triệt thoái tất cả các lực lượng hiện còn chiến đấu ở Arnhem. Đối với các đương sự, quyết định đó hiện giờ còn khó thi hành hơn là lịnh sơ khởi chiếm đóng cây cầu. Cần phải : 1 đến sông Rhin, 2/Vượt qua con sông….

Không quân Mỹ đã mở một cuộc oanh tạc “che” trong đêm 25 rạng ngày 26. Các người sống sót suy nhược bò về hướng con sông, dọc theo các con đường, trong các khu vườn, đánh những trận “mèo cọp” với quân SS, bọn nầy đã vượt qua bom đạn để đến cắt đường rút lui của họ. Các người bị thương đã phải bỏ lại tại chỗ. Cuộc vượt sông Rhin đã diễn ra dưới hỏa lực đại bác và súng cối của Đức. Lúc ấy, quân Đức công bố là chỉ có vài trăm người đã có thể về đến phòng tuyến Đồng minh. Theo Eisenhower, độ 2.200 người vượt sông Rhin thành công ở Arnhem. Trong ba cuộc hành‘quân Eindhoven – Nimègue – Arnhem, khoảng 7.000 người đã bị giết, bị thương hoặc mất tích. Các sự thiệt hại ở Arnhem quan trọng nhứt.

Hitler được báo cáo chi tiết về cuộc hành quân ở Arnhem mà cơ quan tuyên truyền Đức đã đưa ra như là một chiến thắng lớn. Tất cả những người ở cạnh Hitler thời ấy đã kể lại rằng, mặc dù ông ta vừa mới khỏi cơn bịnh hoàng đảng, ông ta đã có vẻ mạnh khỏe hơn ba tháng về trước : lưng ít còm hơn, ít bị dày vò hơn và đầy nhuệ khí hơn nữa.

Song tình hỉnh đã không đến nỗi an ủi được Bộ chỉ huy tối cao Đức. Sự toan tính trốn qua miền Hạ sông Rhin của Đồng minh đã thất bại, song các cây cầu đã bị quân nhảy dù Mỹ chiếm ở Eindhoven, Grane và Nimègue đã không có thể lấy lại được, đạo binh thứ II của Anh đã chĩa mũi dùi đến tận khu vực Nimègue. Patton vẫn duy trì áp lực ở Metz và rõ ràng đang chuẩn bị để tấn công lại. Các oanh tạc cơ Đồng minh tàn phá, với cả trăm mục tiêu khác, các nhà máy biến chế xăng nhân tạo, các xưởng lọc dầu cặn, các lò luyện than ở Silésie, ở vùng Ruhr, Saxe và Schleswig. Sản ngạch nhiên liệu lỏng đã sụt xuống ở mức 26 phần trăm của mức sản xuất thường lệ. Phần lan đã đầu hàng, Bảo gia lợi tuyên bố trung lập, Lỗ ma ni trở cờ và tuyên chiến với Đức. Ở Ý, Quân Đồng minh đang đe dọa Bologne. Bạch Nga, xứ Volhynie, xứ Galicie và một phần bình nguyên Ba lan đã mất, quân lực Đức phải đối đầu với một cuộc tấn công dữ dội của Nga trong vùng núi Balkans.

Phải chăng Hiller đã không biết tất cả các việc đó trong khi ông bảo kể lại và nghe một cách khoái trá sự “chống cự anh dũng” của quân SS ở Arnhem ? Chắc chắn là không. Thế nhưng điều làm ông quên tất cả các việc còn lại, hơn cả sự thành công ở Arnhem đã trả lại ông phần nào sinh khí xưa cũ, là ý niệm mà ông vừa nghĩ ra và coi đó là một sự biểu thị kỳ tài quân sự của ông. Vừa nghe xong bản báo cáo của Bộ Tư lệnh Miền Tây. vị “Hạ sĩ chiến lược gia” cho gọi Jodl.

“Chúng ta sẽ giáng cho bọn Anh Mỹ một đòn chí tử để chúng không còn ngóc đầu dậy nổi, – ông nói. – Chúng ta sẽ tái chiếm Anvers”…

Trước hết Jodi hiểu ngay là một cuộc hành quân nhảy dù được đề cập đến, một loại trả thù ở Arnhem.

“Không, Hitler nói. Đây là điều tôi quyết định Chúng ta sẽ tung ra một cuộc khởi thế công xuyên qua vùng rừng núi Ardennes, như năm 1940. Chúng ta sẽ tiến chiếm các cây cầu trên sông Meuse, giữa Nenmr và Liège, đoạn chúng ta đánh thẳng về hướng Tây Bắc đến tận Bruxelles và Anvers, Bọn Anh Mỹ sẽ bị tước đoạt giang cảng tiếp tế mà họ trông cậy vào đó nhiều nhứt, và các đạo binh của Montgomery sẽ bị cắt đứt. Tôi sẽ đưa ra toàn bộ kế hoạch và chúng ta sẽ trù định các chi tiết

Jodi trả lời :

“Được, thưa Fuhrer”.

Ông ta đã quyết định từ lâu là không bao giờ trả lời điều gì khác hơn. Sau chiến tranh ông đã bày tỏ là trước hết, ý định của Hitler đã làm ông rất kinh ngạc, tiên nghiệm không thể nào thực hiện được với những phương tiện mà bộ chỉ huy tối cao đang có lúc bấy giờ, song vẫn phải nghiên cứu kỹ, tại sao không nhỉ ?

“Tình thế của chúng tôi đã tuyệt vọng. Cách duy nhất để làm cho nó khá hơn gồm trong một quyết định vô vọng, Chúng tôi không được gì cả khi ở mãi trong thế thủ”.

Nhiều quân nhảy dù, cũng như nhiều toán quân khác hoàn toàn đặt biệt, lát nữa chúng ta sẽ có dịp làm quen với họ, phải tiến chiếm các cây cầu. Thế công trên bộ phải được thực hiện với hai mươi bốn sư đoàn, mà mười thiết kỵ, hầu hết đều do von Rundstedt bỏ công thu nhặt và tổ chức lại trong thời kỳ “Kết tinh hóa của trận tuyến”. Đạo quân thiết kỵ SS thứ VI chiến đấu trong khu vực phía Bắc, đạo quân thiết kỵ thứ V trong khu vực phía Nam. Các sư đoàn tinh nhuệ đi tiền phương và các toán quân khác sẽ chiếm giữ địa thế.

“Đoàn Lutwaffe sẽ hỗ trợ cho cuộc khởi thế công của ta cũng như không quân Anh Mỹ đã hỗ trợ cho cuộc tấn công của địch – Tất cả các máy bay còn dùng được phải được để dành cho đến ngày quyết định. Sự thành công tùy thuộc phần lớn vào yếu tố bất ngờ. Vậy cho nên tôi ra lệnh giữ tuyệt đối bí mật cho công cuộc chuẩn bị nầy. Cho đến khi có ý kiến mới, tất cả mọi người, trừ ông và tôi, không một ai được biết mục đích của những biện pháp đầu tiên mà chúng ta sẽ đưa ra”.

Tuy vậy, Von Rundstedt và Model được triệu đến vào trung tuần tháng mười. Jodi tiếp họ trước và nói cho họ biết.

“Kế hoạch nầy là một sự điên cuồng, von Rundsledt nói. Chúng ta không có đủ quân lính đã được thao dượt, cũng như khí cụ, cũng như không quân để tung mình vào một công việc như vậy. Tôi có cảm tưởng là ở đây, ở G.Q.G., người ta không thấu hiểu tình hình một cách rõ ràng.

Chúng ta đang dựa lưng vào tường, đúng ngay trong khu vực mà bức tường của ta lại yếu nhứt : bức tường ở Aix la Chapelle. Đến bây giờ thì Quân Mỹ đã tấn công ở phía đó được hai tuần lễ rồi chúng tôi chống cự lại từng bước một… quân Gia nã đại và quân Anh gây cho chúng tôi rất nhiều khổ nhọc ở phía Nam sông Escaut. Chúng tôi thiếu quân số ở khắp mọi nơi. Nếu Fuhrer nhất định tìm cách mở một cuộc tấn công, thì đây là điều tôi đề nghị : Tấn công từ phía Bắc và từ phía Nam cái “túi quân Mỹ” đó trong khu vực Aix la Chapelle. Một cuộc hành quân giới hạn có vài cơ hội để thành công. Nó sẽ làm xáo trộn kế hoạch tấn công của địch và có thể cho phép chúng ta giữ vững trận tuyến đến mùa Xuân. Điều còn lại là hão huyền”.

Model, người vừa về từ miền lửa đạn ở trận tuyến Miền Tây – tán thành, một cách hăng hái.

“Anvers là một mục tiêu quá xa vời, một cuộc khởi thế công xuất phát từ

biên giới sẽ không bao giờ đạt đến được. Ông không biết rõ sự hữu hiệu của không quân chiến thuật địch.

– Fuhrer đã quyết định một cách tuyệt đối, Jodl nói với Von Rundstedt. Tôi sẽ nói với Ngài về ý kiến của ông bằng cách trình bày như một kế hoạch hành quân tiên khởi mà ông xét thấy cần thiết, song tôi không tin là Ngài chấp nhận. Ngài muốn giữ tất cả các lực lượng còn nguyên vẹn của ta cho cuộc khởi thế công chớp nhoáng”.

Von Rundstedt rún vai :

“Còn nguyên vẹn ! Ông làm ơn cho tôi biết tin tức về chuyện nầy vào ngày J !”

Đúng vậy, Hitler không muốn thay đổi gì cả.

“Nói cho ông Tổng tư lệnh Miền Tây biết là ông ta sẽ nhận lãnh những chỉ thị chi tiết vào ngày giờ thích đáng”.

Chi tiết. Vị “Hạ sĩ chiến lược gia” quả nhiên đã bị xâm chiếm lại bởi cố tật của ông. Những mệnh lệnh mà Jodl bắt đầu thảo theo các huấn thị của ông, gần như theo lời đọc của ông, dự liệu tất cả các sự động quân và cả đến những quyết định mà các vị tướng lãnh phải có trước một tình thế nào hoặc một sự phản ứng nào của địch, với những giả thuyết được đánh số 1, 2, 3, 4, v.v… Trong suốt tháng mười và đầu tháng mười một, Hitler đã để hết thì giờ làm công việc ấy một cách say mê, chỉ hơi để ý đến các tin tức bất lợi đến từ Hung gia lợi và từ vùng Balkans.

Ông chỉ độc nghiên cứu các tấm bản đồ của vùng mặt trận Miền Tây. Đường biểu thị áp lực của Đồng minh đối với vùng miệng con sông Escaut mỗi ngày nghiêng thêm một chút về phía Bắc và về phía Đông. Các toán quân Đức đã chiến đấu trong một vùng mà phần lớn bị ngập lụt, gần như không thông thương được, dưới hỏa lực của không quân và của các tàu chiến. Ngày 26 tháng mười, quân Anh – Gia nã đại đổ bộ ở phía Nam hòn đảo được giao phó cho đạo binh thứ V trấn giữ, Sud Beveland. Ngày 1 tháng mười một, các đơn vị hỗn hợp của họ tấn công Flessingue với sự hỗ trợ của hai trăm tàu chiến, trong số có một đại chiến hạm. Thành phố thất thủ buổi chiều cùng ngày. Toàn thể hòn đảo đã được giải phóng ngày 2 tháng mười một. Đạo binh thử I của Gia nã đại và đạo binh thứ II của Anh đã tiến từ từ ở Bỉ, đoạn ở Hòa lan trên một vùng đất đã trở nên lầy lội vì mưa. Ngày 26 tháng mười, một bức điện tín báo tin là quân Anh đã chiếm Bois le Due sau một cuộc tấn công đêm bằng các chiến xa phun lửa “dưới ánh sáng trăng nhân tạo.”

“Họ nói đến cái gì vậy ?” Hitler hỏi.

Người ta đã có thể giải thích cho ông ngày hôm sau là quân Đồng minh đã có sáng kiến chiếu sáng các đám mây thấp với hàng trăm ngọn đèn rọi. Ánh sáng phản xạ tạo thành ánh sáng của mặt trăng.

Trên các phần còn lại của trận tuyến Miền Tây, những cuộc tấn công và phản công nối tiếp nhau trong suốt thời kỳ đó. Aix la Chapelle trở nên một cánh đồng đổ nát không bút mực nào tả được, đã đầu hàng ngày 21 tháng mười.

Song quân Mỹ (Đạo binh thứ 1, Đại tướng Hodges đã không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ được thiết lập bên kia thành phố. Cuộc chĩa mũi dùi về hướng sông Rhin không xảy ra. Cùng ngày ấy, ở Alsace, quân Đức tái chiếm Baccarat, song Baccarat một lần nữa lại bị chinh phục ngày 1 tháng mười một bởi đạo binh thứ VII của Mỹ (Đại tướng Patch và đệ nhị sư đoàn thiết giáp của Pháp. Sau khi chiếm Aix la Chapelle, Đạo binh thứ I của Mỹ tiến về phía sông Roer (chi nhánh của sông Meuse chảy song song với Rhin một cuộc tấn công, lúc đầu rất đáng sợ, mà Bộ binh và Thiết giáp Đức đã chận đứng được ở bìa rừng ở Hurtgen. Tóm lại, người kiên trì bám giữ trận tuyến von Rundstedt đã chống giữ không đến nỗi quá tệ – phần lớn nhờ vào thời tiết xấu. Hitler đã hiểu là cuộc khởi thế công thần tốc của ông phải được phát động càng sớm càng hay.

– “Tôi thích là chúng ta đừng chờ đợi thêm quá trễ hơn giữa tháng mười một, ông nói với Jodl vào cuối tháng mười. Chúng ta phải tấn công trong thời kỳ xấu trời. Như vậy hiệu quả của sự bất ngờ sẽ chắc chắn hơn nhiều, và không quân địch sẽ bị vô hiệu hóa.

– Không quân của chúng ta cũng sẽ bị trở ngại, Jodl nói.

– Máy bay của ta ít hơn địch, chúng ta sẽ có lợi hơn nếu không bên nào có thể can thiệp vào.”

Lý luận rất đúng. Song trong những ngày kế tiếp, các đơn vị phải tham dự vào cuộc khởi thế công có vẻ như chưa được sẵn sàng cho ngày 15 tháng mười một. Hitler cho đòi các chuyên viên khí tượng đến G.Q.G. và hỏi :

“Chúng ta có thể đoán trước được một thời kỳ xấu trời vào đầu tháng Chạp không ?”

Các chuyên viên yêu cầu được nghiên cứu trong hai mươi bốn tiếng và trở lại với bản dự trắc :

“Có thể có từ bốn đến năm ngày sương mù dày đặc bắt đầu từ 15 tháng chạp”.

Hitler nói với Jodl :

“Chúng ta sẽ tấn công ngày 16”.

Vài ngày sau đó, Jodl tiếp một vị tướng SS, vị tướng nầy có vẻ bị kích thích một cách phi thường:

“Vị Obergruppenfuhrer Sepp Diclrich. Sepp Dietrich là một loại chó bouledogue (loại chó to, mõm ngắn, nhỏ mình mà rất dữ, giống như sư tử , cựu đồ tể, đóng lon đội sếp cuối đệ nhứt thế chiến. Vào ngành SS năm 1928, năm năm sau trở thành Brigade fuhrer (trưởng đội và chỉ huy đội cận vệ của Hitler. Ông ta đã chỉ huy sư đoàn Adolf Hitler ở Pháp, ở Hy lạp rồi ở Nga, tại các nơi ấy, các chiến công riêng của ông đã được Bộ Tuyên truyền của Goebbels viện dẫn ra và nhiệt liệt khen thưởng như là một chiến sĩ quốc xã gương mẫu. Vắn tắt, một người “chì”. Ở Normandie, ông đã chiến đấu dữ dội – vừa phản kháng lại các mệnh lệnh phản chiến thuật của Hitler – trước khi bắt buộc đánh tháo hết tốc lực xuyên qua nước Pháp và nước Bỉ như tất cả mọi người. Ông đã điên tiết lên khi đến G.Q.G. Ông cầm một phong thư mang dấu tối mật, với con dấu của chính G.Q.G”.

“Ông biết cái này chứ ? Ông hỏi Jodl. Tôi muốn biết có phải là một chuyện giỡn chơi không ?”

Jodl, soát lại nội dung bức thư, trả lời rằng không có điều gì đứng đắn hơn.

“Kế hoạch nầy đã do Fuhrer đích thân thảo ra.

– Vậy thì tôi muốn phản kháng với chính Fuhrer ! Sepp Dietrich hét lớn. Ngài đã không được thông báo một cách nghiêm chỉnh và đúng mức khi Ngài có những quyết định nầy. Ổng biết là nó như thế nào đối với tôi và với đạo binh của tôi ? Đến sông Meuse trong hai ngày, vượt qua sông, lấy Bruxelles, tiếp tục tiến quân và sau đó chiếm Anvers. Một cách giản dị. Làm như là các chiến xa của tôi chỉ sẽ phải trượt trên mỡ heo ! Và chương trình nhỏ ấy phải được thực hiện giữa mùa đông, trong một vùng mà chúng ta có chín trên mười cơ hội bị tuyết phủ cho đến bụng, ông cho như vậy là đứng đắn à ?”

Jodl đoán chắc là cuộc khởi thế công sấm sét đã được trù định cực kỳ cẩn thận. Đó là một danh dự cho các toán quân của Sepp Dietrich khi được để đi tiên phong. Mặt Obergruppen fubrer trở nên đỏ như gấc.

“Đừng có ai dạy cho tôi biết thế nào là một cuộc khởi thế công ! Trong tất cả quân số của sư đoàn từ lúc khởi thủy, ngày hôm nay tôi chỉ còn có ba chục người toàn vẹn, không chết cũng như không bị bắt làm tù binh. Bây giờ, tôi thành lập lại đạo binh thiết kỵ mới, và tôi là một tướng lãnh, chứ không phải là một đạo tỳ. Tôi nói là không thể nào thi hành được các mệnh lệnh nầy đúng y như chúng đã được thảo ra, và tôi muốn nói như vậy với Fuhrer.”

Fuhrer, biết là viên cựu trưởng đội cận vệ của ông đến để phản kháng, nên không tiếp. Sau Jodl, Dietrich chỉ gặp được có Guderian, ông nầy, dưới cơn bão tố, đã chỉ rùn vai.

“Đó là lịnh của Fuhrer”.

Sepp đã phải lên đường như ông đã đến, với bao thơ tối mật và lệnh thi hành. Chúng ta nói ngay là một khi công cuộc được phát động, ông ta đã chiến đấu với một lòng xác tín cũng dữ dội như là khi ông ta phản kháng. Nhưng trước khi rời Bộ chỉ huy tối cao, ông vẫn còn giận dữ.

“Tất cả đều được sắp xếp đâu vào đó, Jodl nói để trấn an ông. Bước đầu của cuộc khởi thế công sẽ rất dễ dàng cho việc xử dụng các đơn vị đặc biệt mà hiện giờ tôi chưa có thể nói gì với ông cả. Ông sẽ nhận được tất cả các chỉ thị

về việc nầy vào ngày giờ thích đáng”.

° ° °

Ngày 30 tháng mười 1944, một lịnh của Fuhrer chiêu mộ các người tình nguyện cho việc thiết lập các đơn vị “dành cho các công tác đặc biệt và thám sát” được công bố ở trận tuyến Miền Tây.

Theo những tin tức thu thập được tiếp đó, dường như công cuộc trưng mộ các đơn vị đấy đã được xúc tiến một cách kín đáo và cả một cách bí mật trước đó một thời gian. Ý định chỉ được bộc lộ lần lần. Trước hết người ta chỉ kêu gọi những người tình nguyện biết nói tiếng Anh “để được gửi đến các trại tù binh”. Lịnh ngày 30 tháng mười đã nói rõ là họ không chỉ phải biết tiếng Anh mà còn cần phải thông thuộc các “phương ngôn của Mỹ”, về thể chất phải thuộc loại hạng nhứt, phải đã được tập dượt về cận chiến, có “một đầu óc mẫn tiệp và sâu sắc, một nhân cách xứng đáng”.

Những người tình nguyện được giữ lại sau khi khám sức khỏe và sau một cuộc khảo sát về ngôn ngữ học được báo cho biết là họ sẽ nắm giữ những bí mật quân sự thuộc loại tối quan trọng, và họ sẽ bị tử hình nếu họ không tuyệt đối giữ kín tất cả những gì sẽ xảy đến với họ. Họ cũng không được viết thư cho gia đình biết là họ đã tình nguyện để thi hành một sứ mệnh đặc biệt. Người ta bắt họ tuyên thệ về sự bí mật này.

Giai đoạn đầu của công cuộc huấn luyện gồm, đối với những người mà tiếng Anh có vẻ chưa tuyệt hảo, việc tập sự trong vài ngày trong cơ quan quản trị các trại ở Limburg và ở Kusirin, nơi có rất nhiều tù binh Mỹ. Phỏng vấn tù binh, trò chuyện với họ càng nhiều càng hay. Sau đó các người tính nguyện được gửi đến Grafenwohr, ở Haute Franeonie.

Grafenwohr là trung tâm huấn luyện dành riêng cho các đơn vị đặc biệt, hay đúng hơn của đơn vị đặc biệt độc nhứt đã được thiết lập, Lữ đoàn thiết giáp (Panzerbrigade thứ 150, Lữ đoàn này gồm khoảng 2.000 người, được tuyển trước hết từ binh chủng dù, thiết giáp, đoàn thông ngôn và Hải quân. Trung tâm hoàn toàn bị cô lập. Những người tình nguyện không thể thư từ cho một ai cả.

Việc huấn luyện gồm cách xử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, tập dượt đánh cận chiến, tập luyện các kỹ thuật phá hoại và làm tiêu hao địch, song nhứt là “được đào tạo đặc biệt”. Các khóa sinh được tập nói tiếng Anh với giọng Mỹ và học thuộc lòng càng nhiều càng hay những tiếng lóng dân sự cũng như quân sự. Có rất nhiều buổi học về tổ chức của quân đội Mỹ, và các cấp bực, các đơn vị, các loại vũ khí, và tất cả các thói quen của lính Mỹ.

Nhiều huấn luyện viên khác thuyết trình về địa dư Hiệp chủng quốc, về tất cả các khu vực và cục diện của đời sống xã hội nước Mỹ.

Các khóa sinh chỉ được trò chuyện về các chủ đề dó, họ được lịnh phải nói tiếng Anh (với giọng Mỹ với nhau, phải không ngớt cố gắng học hỏi, tự “Mỹ hoa” “Mỹ hóa” các bạn đồng khóa. Nhiều tạp chí, nhật báo mới nhất của Mỹ được đưa tới cho họ đọc. Họ đã bắt đầu hiểu một cách khá đích xác điều gì người ta mong chờ nơi họ ngày mà họ thấy nhiều chiếc Jeep, nhiều chiếc xe của Mỹ và nhiều chiến xa Sherman và cuối cùng nhiều bộ quân phục Mỹ được đưa đến Grafenwohr.

“Bây giờ các anh sẽ được biết tất cả về sứ mệnh của các anh, các huấn luyện viên nói với họ. Các anh sẽ mặc các bộ quân phục Mỹ nầy. Lữ đoàn 150 Thiết kỵ, được cải trang như thế, sẽ được dùng đến trong cuộc tổng khởi thế công hiện đang được chuẩn bị. Các phần tử của Lữ đoàn sẽ tiến với các đơn vị Thiết giáp tiền phương và sẽ thâm nhập vào phòng tuyến Mỹ để gieo hoang mang và hỗn loạn. Sẽ tiến sâu vào tận hậu phương địch và gọi máy báo về cho quân ta biết tình trạng cầu kỳ và đường xá cũng như tất cả các cuộc chuyển binh và tất cả những điều gì có thê biết được về ý đồ của địch. Các lính công binh sẽ phá hủy các bản doanh địch, các toán phá hoại sẽ phá hư các trạm vô tuyến điện và truyền tin. Vài toán sẽ được giao phó việc đóng vai các đơn vị quân Mỹ đang rút lui và giả bộ làm hư xe trên các con đường hẹp để làm nghẽn sự lưu thông. Nhiều toán khảc sẽ giả bộ kinh hoàng để loan truyền ra những tin tức có hại nhứt gây hoang mang địch. Người ta sẽ chỉ cho các anh nhiều việc phải làm khác nữa. Các anh phải hiểu là hành động của các anh sẽ đặc biệt quan trọng”.

Nhiều người sống sót của Lữ đoàn 150 thiết kỵ đã khai rằng vài người tình nguyện đã sợ hãi khi ra trận với quân phục địch, một cách trái ngược với các luật lệ chiến tranh – nghĩa là có thể bị bắn ngay trong trường hợp bị bắt – song không một ai trong họ đã phản đối cũng như khước từ. Hiển nhiên là đã quá trễ để làm như vậy. Quân chí nguyện đã biết quá nhiều về điều đó. Các vị chỉ huy của Lữ đoàn 150 thiết kỵ cũng đã nghĩ đến vài sự e dè và lo ngại của thuộc cấp, cho nên các huấn luyện viên đã tiếp lời như sau :

“Địch quân đã vi phạm các luật lệ chiến tranh khi ném bom xuống các khu dân cư, khi thả dù các đội phá hoại và gây ra chiến tranh du kích kháng chiến trong các lãnh thổ bị ta chiếm đóng. Các hành động đó làm thành chính đáng các mưu chước mà chúng ta sẽ dùng đến. Vả lại, chúng tôi tuyệt đối dặn dò các anh tránh giao tranh khi các anh còn mặc quân phục Mỹ. Sứ mệnh của các anh cốt là một sứ mệnh tình báo, phá hoại và gây rối loạn. Nếu các anh bị bắt buộc khai hỏa, các anh hãy mặc lại quân phục Đức”.

Những lời dặn dò ấy hoàn toàn hình thức bởi vì, thực tế, làm sao thay đổi quân phục khi bất chợt phải nổ súng ? Theo các lời chứng thì dường như quân chí nguyện không hề được lãnh quân phục Đức khi lâm trận. Điểm nầy không hề được làm sáng tỏ một cách thực sự. Các huấn luyện viên kết thúc bằng các lời sau :

“Sau hết, chúng tôi có thể nói cho tất cả các anh biết tên vị chỉ huy đã qui định tất cả các chi tiết trong việc đào tạo các anh, và chính ông ta sẽ đích thân chỉ huy Lữ đoàn 150 Thiết kỵ khi cuộc tổng công kích được phát động : Đó là Oberslurm ltahn Fuhrer Otto Skorzeny”.

Tên Skorzeny, đã được biết trong toàn nước Đức, đã gây xôn xao mạnh. Viên SS từng trải nầy, cao một thước chín, có một vết thẹo dài từ tai trái đến miệng, là một chuyên gia về phản gián điệp và về những công tác nguy hiểm. Ông đã nổi tiếng trong công chúng khi điều khiển một cuộc viễn chinh của quân dù để giải thoát Mussolini đang bị giam giữ trên núi Gran Sasso. Một quân nhân Đức đã bài bác từ đó là Skorzeny đã nhờ thời thế tạo anh hùng, nhưng cần gì. Với chiến công đó, Skorzeny đã nhận lãnh được huy chương “Chevalier de la croix de Fer”, cao hơn huy chương Thập tự sắt hạng nhứt.

Ông ta cũng đã dự vào việc phá hoại công cuộc kháng chiến chống Đức của Tito ở Nam Tư và đã thực hiện một cuộc cướp bắt khác, cuộc cướp bắt Đô đốc Horty, quan nhiếp chính nước Hung gia lợi. Ồng nầy vừa từ chức sau khi công bố trên đài phát thanh sự đầu hàng Đồng minh của quốc gia ông. Sau nầy, chính ông ta đã kể lại tất cả ; hay một phần nào, các cuộc mạo hiểm của ông, vừa tiểu thuyết hóa chúng một tí, trong thiên Hồi ký đã được xuất bản (xem quyển “Các công tác mật của Skorzeny” Otto Skorzeny, Hitler đã triệu ông đến G.Q.G. vào hạ tuần tháng mười để bày tỏ ỷ định thành lập “các đơn vị đặc biệt” (dường như ý định ấy là của chính Hitler và trao cho ông ta nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy.

Otto Skorzeny đã đích thân đến Grafenwohr nhiều lần để kiểm soát và ôn tập lại công cuộc huấn luyện Lữ đoàn 150 thiết kỵ. Việc “Mỹ hóa” càug ngày càng được đẩy mạnh : Các khóa sinh nhai kẹo cao su suốt ngày, chửi thề bằng tiếng lóng của Mỹ, học xé một bao thuốc lá hay mở một hộp đồ hộp theo cách của các lính Mỹ. Dĩ nhiên là họ cũng tập xử dụng những chiếc xe Jeep và các chiến xa Sherman, cũng như những chiến xa Đức hóa trang thành chiến xa Mỹ.

Cũng nên nói qua về một sứ mệnh đặc biệt trong các công tác đặc biệt đã được giao phó, hay sắp sửa được giao phó cho một toán siêu chí nguyện quân của Lữ đoàn 150 thiết kỵ : đến tận Paris, đúng hơn đến tận G.Q.G. của Đồng minh ở Lâu đài Versailles (SHAEF để bắt cóc hoặc ám sát Eisenhower, và “một cách tình cờ”, nhiều quân nhân cao cấp khác. Một khi đã trà trộn được vào hậu tuyến dịch, toán người này phải tự giới thiệu như là một phân đội quân Mỹ cố nhiệm vụ áp giải về Bộ chỉ buy tối cao Đồng minh (SHAEF các tướng lãnh Đức để tra hỏi.

“Một công cuộc mạo hiểm tương lự để toan bắt cóc hoặc ám sát Thống chế Montgomery tại Spa ở Bỉ cũng đã được đề cập tới. Lời trần thuật của một người sống sót trong mưu toan về hướng Spa đã được một nhật báo Pháp đăng tải. Vài sự mơ hồ và điểm sai lầm có thể chứng minh được chỉ làm cho chúng ta tin với sự dè dặt. OttoSkorzeny, hắn ta đã khăng khăng phủ nhận rằng hắn ta không hề điều khiển cũng như không hề tổ chức một hoạt động như thế”.

“Nếu tôi đã có ý như vậy, hắn ta nói với các người Mỹ gặng hỏi hắn ta, tôi đã thử tìm cách thực hiện. -Và nếu tôi đã thử tất đã thành công”,

Thế nhưng, Thiếu tá M. Shulman thuộc cơ quan tình báo của quân đội Gia nã đại nói lại là nhiều quân Đức cải trang thành lính Mỹ đã bị bắt trong thời kỳ ấy ở Ba lê. Tóm lại theo ý tôi, ngày hôm nay, người ta cũng không biết được điều gì chắc chắn, chỉ cỏ các cơ quan tình báo và cận vệ Đồng Minh đã cố ý nghi ngờ một kế hoạch như vậy có thể được thi hành cho nên họ đã tưởng sự đe dọa ấy là thực. Dinh thự Trianon Palace và các ngôi nhà của SHAEF đã được rào bằng kẽm gai và bao bọc bởi nhiều chiến xa; hơn một ngàn quân cảnh Mỹ và lính Mỹ án ngữ ngoài các hàng rào, súng tiểu liên cầm tay. Chính Eisenhower đã kể lại là đội cận vệ của ông đã bắt ông thay đổi chỗ trú ngụ, và đã ngăn không cho ông đi ra ngoài trong nhiều ngày – cho đến lúc ông cự lại – và đã duy trì quanh ông một toán hộ vệ viên mặc quân phục và thường phục trong nhiều tuần lễ.

Những người của Lữ đoàn Skorzeny được đưa đi thâm nhập vào phòng tuyến địch, giữa các đơn vị đang di chuyển. Thỉnh thoảng, họ phải tạm gián đoạn công tác để tìm nơi trú ẩn, vì không lực Đồng minh đã không xao lãng một chút nào trong việc nện nát toàn lãnh thổ Đức quốc. Và các người nầy đã hiểu, qua các bản tin của đài phát thanh Đức, là quân Anh, Mỹ và Pháp đã lại bắt đầu tiến dần về phía biên thùy Đức Quốc.

Tất cả mọi sự chống cự đều đã đình chỉ trên tả ngạn sông Meuse ; Sư đoàn 5 thiết giáp của De Lattre de Tassigny đã vào Belfort, Sư đoàn I thiết giáp (đại tướng Du Vigier đã tới sông Rhin ở Saint Louis ; Đạo binh thứ VII của Mỹ, trong đó có Sư đoàn 2 thiết giáp của tướng Leclerc, đã vượt qua vùng núi Vosges, trổ ra vùng Alsace và quân Pháp đã ca khúc khải hoàn ở Strasbourg. Patton tấn công trên sông Sarre. Một người sống sót của Lữ đoàn 150 thiết kỵ đã kể lại là hắn ta và các bạn hữu đã có cảm giác rằng một cuộc đánh vật đáng ngại về tốc độ đã diễn ra giữa bước tiến đó của Đồng minh và sự chuẩn bị cho cuộc khởi thế công của Đức. Sau cùng, họ rời Grafenwohr để đi về vùng Rhénanie (toàn thề các xứ Đức ở dọc hai bên bờ sông Rhin từ biên giới Thụy sĩ đến biên giới Hòa lan . Các vị chỉ huy luôn luôn thuyết giảng để trấn an họ :

“Cuộc khởi thế công để cứu nguy đất nước” sẽ làm sững sờ và làm điên đảo địch. Các khí giới mới sẽ lâm chiến và sẽ quyết định kết quả của cuộc chiến”.

Câu cuối cùng nầy từ nhiều tháng qua đã là chủ đề được cơ quan tuyên truyền Đức lập đi lập lại nhiều nhứt. Chẳng bao lâu nữa các khí giới mới sẽ thay đổi cục diện cửa cuộc chiến, địch quân sẽ bị nghiền nát ra thành bột từ phương Đông cho đến phương Tây và sẽ yêu cầu tha chết. Phải chăng đây là một chuyện bịp ? Đúng và không đúng.

“Xạ tuyến của tử thần”, mà rất nhiều người Đức đã tin tưởng vào, và nó sẽ đốt tiêu các máy bay địch đang bay trên trời, đã không có, cả trong đồ án : Song đúng là các quả bom bay vô tuyến điều khiển Rheintochter (ái nữ của sông

Rhin , X4, Herschel 298, Feuerlilie (Bông Huệ của Bà Hỏa , dự định để tung ra và lái về phía các phi cơ địch, đã có vào cuối năm 1944, trong đồ án cũng như mô hình. Những nhà máy được thiết lập dưới hầm ở Kahla và ở Kaufening, gần biên giới Tiệp khắc đã bắt đầu công cuộc chế tạo hằng loạt các chiếc Messerschmitt 262, phản lực chiến đấu cơ, tốt hơn một cách thấy rõ (gần 900 cây số giờ các chiến đấu cơ Đồng minh. Trong nhiều nhà máy khác, người ta đang điều chỉnh chiếc Messerschmitt 163 được đẩy đi bằng hỏa tiễn, có khả năng đạt đến cùng một tốc độ và có thể lên đến cao độ 11.000 thước trong ba phút. Nhiều loại phản lực cơ và phi cơ hỏa tiễn phi thường cách không chối cãi được vào thời kỳ đó, đã đang được nghiên cứu hoặc thí nghiệm.

Về các hỏa tiễn V1 và V2, chúng đã chứng minh được sự hữu hiệu đối với Luân đôn và Anders. (Từ tháng sáu 1944 đến hết chiến tranh, hơn 400.000 ngôi nhà bị hoàn toàn phá hủy hay hư hỏng không còn ở được tại Anh quốc, hơn bốn triệu căn nhà khác bị hư hại, 8.000 người chết, 20.000 bị thương ; từ tháng chín 1944 đến hết chiến tranh Anvers đã lãnh 1.341 quả V2, các nạn nhân đã không thế đếm được . Các kỹ thuật gia đã chế tạo và đang thí nghiệm nhiều hỏa tiễn khác mạnh hơn và hoàn hảo hơn được gọi là V3, V4, V5.

Mặt khác, đúng là nhiều nhà Bác học Đức đã theo đuổi từ lâu những công cuộc sưu tầm và thí nghiệm trong lãnh vực hạch tâm : ý định chủ yếu của các nhà lãnh đạo Đức quốc chắc chắn là dùng các hỏa tiễn V2 và các loại kế tiếp như là vật để vận tống các quả bom nguyên tử. Không có một sự phòng thủ nào có thể thực hiện được, cả đến việc oanh tạc các khu vực phóng đi, bởi vì các hỏa tiễn V2 đã có thế phóng đi ban đêm gần như bất cứ từ đâu cũng được.

Vậy thì các “khí giới mới” đã không phải một chuyện bịp. Chuyện bịp – hay ảo tưởng – gồm việc làm cho tin – hay tin tưởng – tất cả các khí giới đó đã có thể được chế tạo hằng loạt và được đem xử dụng khá nhiều trước khi lãnh thổ Đức bị xâm lược.

Khi quan sát vấn đề kỹ hơn, người ta hiểu rằng Hitler, Goebbels và nhiều nhân vật cao cấp khác đã trở nên lạc quan một cách thái quá về những kết quả phi thường thâu đoạt được năm 1944 trong lãnh vực kiến tạo về hàng không, mặc dù sự nện như búa tạ của không lực Đồng minh.

Các nhà máy lớn đã được phân tán về chiều rộng cũng như về chiều sâu. Các bộ phận, máy móc, các vũ khí và phụ tùng máy bay đã được chế tạo trong các cơ xưởng dưới lòng đất, trong các đường hầm xe lửa, trong các mỏ than đá được cải biến thành cơ xưởng. Ở Igling, gần Landsberg, có một nhà máy 150 trại, xây cất trên mặt đất đoạn được đắp đất và trồng cây cối lên trên.

Người ta đã kinh ngạc khi kiểm chứng thấy, trong năm 1944, các nhà máy không gian của Đức đã chế tạo được 25.860 chiến đấu cơ. Con số máy bay mà không lực Đức đưa ra tham chiến trong cùng năm ấy cũng rất đáng chú ý : Chỉ có 1.200. Các chiếc máy bay khác đã bị hủy diệt khi còn là các bộ phận rời trong lúc chuyên chở, hay trong khi ráp, hoặc khi vừa ráp xong đậu dưới đất, hoặc không lực Đức đã không thể xử dụng chúng vì thiếu căn cứ và nhiên liệu. Không có ích lợi gì cho người Đức khi cố gắng thành công trong việc chế tạo một số phản lực chiến đấu cơ tốt hơn các oanh tạc cơ của Đồng minh ngay lúc mà các oanh lạc cơ của Đồng minh biến các phi đạo thành mảnh vụn và cấm chỉ chế tạo các chiếc khác. Cố gắng chế tạo phi thường đã không được đền bù.

Thực ra, để cho người Đức có thể chế tạo hàng loạt, ráp và đem một số đủ dùng các oanh tạc cơ kiểu mới nhứt và các quả bom bay của họ đến gần trận tuyến, thì phe Đồng minh phải chấp thuận để yên họ một thời gian, ngưng các cuộc dội bom trong hai hoặc ba tháng. Thời gian yên tĩnh cần thiết cho công cuộc điều chỉnh và chế tạo bom nguyên tử sẽ phải dài hơn nhiều vì người Đức đi trước trong lãnh vực phản lực, đã chậm trễ một cách không chối cãi được trong lãnh vực nguyên tử.

Người ta biết rằng người Mỹ, họ đã trù liệu trước gần như tất cả mọi việc, đã túm lấy một cách có hệ thống và khoa học, lần theo sự tiến quân của họ vào nước Đức, tất cả các khí giới mới đang được chế tạo hay đã được chế tạo xong, các dự án và các kế hoạch và cả phần nhiều các kỹ sư và nhà bác học chăm lo về các cuộc sưu tầm đó. Đến nỗi bí mật về khí giới mới của Đức đã trở thành bí mật của Ngũ giác đài và cuối cùng người ta gần như không biết gì về khí cụ đó, trừ phi chúng đã có thể được đem xử dựng khả sớm để “quyết định kết quả của cuộc chiến”. Song điều đó, quân chí nguyện của Lữ đoàn 150 thiết kỵ dĩ nhiên là đã không có thể dè trước được.

° ° °

Ngày 8 tháng mười hai, tướng Student, Tổng tư lệnh quân Dù Đức được triệu về G.Q.G. Để được cho biết tất cả các chi tiết của cuộc khởi thế công đang được chuẩn bị. Cho đến lúc ấy ông chỉ nhận được lịnh phải cung cấp một tiểu đoàn dù thiện chiến.

Bốn Sư đoàn Dù hiện đang dưới quyền ông, nhưng giá trị xử dụng của họ còn lâu mới bằng được với giá trị của các chiến sĩ ở đảo Crète. Từ lâu lắm rồi, các người ấy không còn nhảy dù nữa bởi vì những cuộc hành quân như vậy đã không còn nữa trong cuộc chiến phòng thủ. Họ đã chiến đấu dưới đất như những đơn vị Bộ binh. Tuy nhiên sự cường tráng của thân thể và tinh thần rất cao của họ liệt họ vào hàng các chiến sĩ tinh nhuệ. Trong vài ngày, Student đã thành công trong việc tuyển chọn độ 1.200 chiến sĩ dù thực sự và nhiều kinh nghiệm. Sứ mệnh của họ gồm, như đã được nói qua, việc xâm chiếm vài cây cầu trên sòng Meuse cũng như nhiều ngã tư đường quan trọng trong vùng Eupeo. Họ phải chiếm giữ và ở tại chỗ cho đến khi xe thiết giáp đến.

Theo kế hoạch, thiết giáp phải đến sông Meuse vào cuối ngày J+2 và Anvers ngày J+14. Các tướng lãnh khác có nhiệm vụ thi hành kế hoạch chỉ được gọi đến Q.G. Miền Tây, ở Ziegeuherg, ngày 12 tháng mưòi hai. Chính xác hơn, người ta tụ họp họ lại cách đó hai mươi cây số và không nói cho họ biết về chuyện gì cả, Quân SS lấy vũ khí cá nhân và các cặp da của họ, đoạn đưa họ lên xe buýt.

Ở Ziegenberg, người ta đưa các tướng lãnh vào một gian phòng trong đó von Rundstedt đã ngồi sẵn và vài phút sau, Hitler đi vào cùng với Keitel và Jodl. Hitler lại có vẻ rất mệt mỏi, như là sự cưu mang kế hoạch đã làm ông suy nhược. Nhiều lính SS vũ trang đầy đủ bao quanh ông và theo dõi một cách công khai tất cả các cử động của các vị tướng lãnh. Hitler đã trình bày chi tiết kế hoạch của ông trong bầu không khí tin cậy đó. Ông nói để kết thúc, rằng nếu công cuộc khởi thể công mà không thành công thời tình thế sẽ trở nên khó khăn cho Đức quốc……..

Bình luận