Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cái Chết Của Hitler

Phần 3: Máu Đổ Vùng Ardennes

Tác giả: Georges Blond

Khu rừng bao la vùng Ardennes là cánh rừng chất chứa nhiều huyền bí nhứt. Ở phía Đông, nó bao phủ một vùng cao nguyên gập ghềnh bởi các thung lũng và khe núi sâu thăm thẳm. Về mùa Đông, vài ngày sau khi tuyết ngừng rơi, khi hàng hàng lớp lớp các cây sapin đen, bất động, nỗi lên trên mặt đất, trắng xóa, khách lữ hành đơn độc phải chống lại cảm giác sợ hãi kinh dị. Khi màn đêm vừa buông xuống, những nhân vật và những dã thú hoang đường của các chuyện cổ tích hiện ra trên ngưỡng cửa vùng trí nhớ của chàng ta, Dù bạo dạn đến đâu đi nữa, lúc bấy giờ chàng ta cũng vẫn muốn mau mau đến các tia ánh sáng nhá nhem mà chàng ta nhìn thấy ở một trong nhiều làng mạc rải rác trên các triền đồi.

 

Không một ánh sáng nào trong đêm chiến tranh 15 rạng ngày 16 tháng mười hai năm 1944 ấy. Mây đen che khuất cả các ngôi sao trên nền trời, mặt đất và các cây sapin không còn thấy được nữa giữa đám sương mù lạnh buốt, Dọc theo biên thùy Đức, các láng mạc có vẻ như chết hẳn. Tuy nhiên, trong các ngôi nhà nhỏ, người người ngủ say hoặc nghe ngóng.

Người dân địa phương lo sợ một mối hiểm nguy xảy đến, dán sát tai xuống mặt đất, trong nhiều thế kỷ, ban đêm, những người e sợ đã mở hé cửa sổ, lắng tai nghe ngóng về phía nghi ngờ phát xuất ra tiếng chân của một toán người, hay tiếng gầm gừ thoang thoảng từ nơi xa xôi. Hôm nay, những dấu hiệu xáo trộn và những mối hiểm nguy đầu tiên từ trên trời rớt xuống. Gần như mỗi đêm, cư dân của các làng mạc vùng Ardennes đã lắng nghe tiếng ù ù của các phi đội bay ngang đấy, cao ngất trong bầu trời. Tiếng động đã phát xuất thật xa ở phía Tây Bắc, lớn dần, đoạn yếu dần và tắt hẳn về hướng Đông. Trước khi trời sáng, các phi đội lại bay ngang qua về hưởng ngược lại.

Song, đêm hôm ấy, không có gì làm rối loạn sự yên tĩnh cả. Mây đen và sương mù đã trùm lên toàn vùng một áo choàng che chở, có lẽ các oanh tạc cơ đã chọn một lộ trình khác. Chỉ có vài người cư dân ở Scheifei đã giựt mình thức giấc ít lâu trước bình minh bởi một đoàn phi cơ bay thật thấp qua ngang đấy, từ phía Đông về hướng Tây. Họ biết đâu, lần nầy, là các máy bay của Đức : phi đoàn vận chuyển quân nhảy dù.

Mười lăm phút, đồng loạt, một tiếng đại bác long trời lở đất vang lên, và bầu trời rực đỏ trên một trăm cây số bề dài, từ Montjoie đến Echternach. Cuộc khởi thế công“để cứu nguy đất nước” đã được phát động.

Sáng lại, dân làng thấy các xe thiết giáp chạy qua. Chiến xa, xe kéo đại bác, xe gắn đại liên đến từ phía Đông trên các con đường hẹp, chạy xuống và leo lên một cách nhanh nhẹn các ngọn đồi, gầm thét và bốc khói. Từng hàng, chúng hiện ra giữa đám sương mù dày dặc, chạy sấn vào các cánh rừng cây sapin, và còn nhiều nữa các chiến xa khác, các đại bác khác, tất cả đều mới toanh, hơi xăng tỏa khắp cùng trong bầu không khí lạnh buốt. Có thật là Đức quốc lâm chiến đã từ lâu mà còn có được khối chiến cụ mới toanh ấy và tất cả các binh sĩ khỏe mạnh và trang bị hoàn hảo như thế chăng? Đúng vậy, bởi vì người ta đã thấy điều đó. Sau các xe thiết giáp, bộ binh tiến đến, nhiều đoàn quân chồng chất nhau trên các xe vận tải bánh lớn mới toanh. À há ! Chúng ta đâu có thua trận, Fuhrer đâu có nói láo.

Ngay từ ngày hôm sau, những tù binh Mỹ đầu tiên được áp giải qua các làng mạc. Cư dân nhìn họ tò mò, tán thưởng các bộ quân phục may bằng vải rất tốt của họ. ” Này, bọn da đen !” Trắng và Đen đều ngậm miệng, hình như, vẫn còn sửng sốt khi thấy mình bị bắt cầm tù. Có nhiều người bị thương. Các hàng tù binh đi một cách chậm chạp về hướng Đông, ngược chiều với các đoàn cơ giới tiến ra trận tuyến.

Đây là vài đoạn trích từ các bức thư của các chiến sĩ Đức đề những ngày đầu tiên của cuộc khởi thế công và đã do các toán tâm lý của các cơ quan tình báo của quân lực Mỹ thu nhặt được.

Một trung úy thiết giáp Waffen SS : “Lần nầy, chúng tôi ở đây ngàn lần khác hơn các anh ở nhà. Cảc anh không thể nào tưởng tượng được các giây phút vinh quang mà chúng tôi đang sống. Hôm nay, chúng tôi đã đuổi theo kịp và tiêu diệt một đội quân Mỹ đang chạy trốn. Chủng tôi đã bắt kịp được nó khi đi theo một con đường vòng xuyên qua một cảnh rừng đến tận con đường rút lui của các đoàn xe Mỹ, đoạn, y như là đang diễn tập, chúng tôi đến với sáu mươi chiến xa Panmer dọc theo con lộ. Và bây giờ chúng tôi thấy đoàn xe di chuyển thành hai hàng sát hai bên lề đường, đầy tràn binh lính. Và, rót vào đó một hỏa lực tập trung của 60 khẩu đại bác và của 120 khẩu đại liên. Thật là một cuộc tắm máu ngoạn mục, một sự phục thù đẹp đẽ cho tổ quốc đã bị tàn phá của chúng ta. Binh lính của chúng ta vẫn còn nhuệ khí xưa cũ. Họ tiến tới mãi và dẫm nát tất cả. Tuyết trở nêu đỏ thấm máu của quân Mỹ. Cuộc chiến thắng đã chưa bao giờ gần kề như ngày hôm nay…

Một lính bộ binh : “Liên đội của chúng tôi đã nhận được tin tức về các thành tích đầu tiên vào trưa ngày 17. Chúng tôi đã không ngừng tiến sau các xe thiết giáp. Chúng tôi đã gần như không thấy được quân Mỹ, trừ ra các tù binh”. Tôi đàm luận với vài người bạn. “Mình không biết mình đến tìm kiếm cái gì ở đây, họ nói. Tất cả đều yên ổn hơn “nhà mình” nhiều. Phải tin là mọi việc diễn biến bất lợi rất nhiều hơn là người ta tưởng trong quân đội của dịch. Chắc chắn là chúng tôi sẽ không ăn một cái Noel nào nữa ở ngoài mặt trận. Nhiều kho dự trữ của địch đã lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi hút thuốc lá Mỹ và ăn xúc cù la, chưa bao giờ tôi được ăn nhiều như vậy trong đời. Tôi sẽ gửi về cho anh một ít nếu tôi có thì giờ”.

Một chiến sĩ thiết giáp khác :”Từ ba ngày qua, chúng tôi tiến trên các con đường và trong rừng phủ tuyết, đại bác của chúng tôi bắn tan tất cả. Bọn Mỹ chắc chắn không ngờ đến cuộc đột kích dữ dội của chúng tôi. Tuyến phòng thủ của chúng đã quá mong manh. Chúng tôi đã tràn qua vài điểm kháng cự để các bạn ở phía sau quét sạch”.

Cuối cùng, đây là những lời ghi chú của Degrelle, gửi về Bỉ, không phải như một chiến sĩ mà như là một nhà Hành Chánh chịu trách nhiệm về các tỉnh của Bỉ được tái chiếm. “Tôi đến một hầm trú ẩn trên đỉnh phía Tây của vùng đồi Saint Vith. Một hàng thanh niên Mỹ đã chết trong ấy. Họ vẫn còn ngay hàng. Họ vẫn còn giữ làn da đẹp máu gạch của các chàng trai ăn uống đầy đủ và xạm nắng. Họ đã bị quét gục bởi các tràng đại liên của chiến xa. Mặt của hai người trong bọn đã bẹp như chiếc bao thơ. Song hai khuôn mặt ấy vẫn giữ vẻ trang nhã làm cảm kích. Trong hầm trú ẩn, không có một chỗ trống nào, mỗi người trong các cậu trai ấy đã mạnh dạn ở tại vị trí của mình, mặc dù làn sóng của năm mươi hoặc một trăm chiến xa đã ào ạt tiến về phía họ mà người ta còn thấy rõ dấu vết trên lớp tuyết dầy…”

Đài phát thanh Đức và báo chí công bố và đăng tải các thông báo thắng trận. Sự lạc quan phát hiện trong các giới chính quyền, những tin đồn còn lạc quan hơn nữa loan truyền trong dân chúng Bá linh và những thành phố lớn ở xa trận tuyến. Khắp mọi nơi, địch quân chạy trốn trong sự hỗn loạn. Liège đã được tái chiếm, tám ngàn máy bay Đức, kiểu mới nhứt, đã xuất trận.

Thực ra, Liège vẫn còn xa và sáu trăm chiếc oanh tạc cơ có nhiệm vụ hỗ trợ cho công cuộc khởi thế công đã không can thiệp được gì hơn các oanh tạc cơ của Đồng minh vì thời tiết quá xấu. Nhưng, đúng là công cuộc khởi thế công đã khởi đầu một cách thuận lợi. Quả thật quân Đồng minh đã bị bất ngờ. Eisenhower đã không dấu điếm điều đó.

“Bằng cách tin vào các sự thiệt hại kinh khủng mà chúng tôi đã gây cho địch vào cuối mùa hè và trong mùa thu, chúng tỏi đã nghĩ là địch không thể nào tung ra một cuộc tổng công kích sớm như vậy được. Sức mạnh của công cuộc khởi thế công cũng đã làm chúng tôi bất ngờ. Đội thiết giáp thứ VI là lực lượng trừ bị lưu động mà trước đó chúng tôi đã bị mất dấu, một lực lượng mới và mạnh mẽ vừa rời Đức quốc để đến phòng tuyến của chúng tôi. Về phần Đạo binh thứ VI và Đội thiết giáp thứ V, chúng tôi đã làm chúng điêu đứng rất nhiều”.

Ngoài ra, Eisenhower và các cố vấn của ông cũng đã khước từ chấp nhận là Bộ Tư lệnh Đức, dù còn quân trừ bị và khí cụ dự trữ đi nữa, cũng không thể tung họ, giữa mùa đông, vào vùng rừng rậm, gập ghềnh đồi núi, với các con đường khúc khuỷu, chật hẹp, hơn nữa phủ đầy tuyết đó.

Đó là tại sao tuyến phòng thủ của Mỹ đã khá lỏng lẻo dọc theo vùng Ardennes và ở Eifel lúc bấy giờ.

Quân Đức tiến tới trong sương mù, dưới một bầu trời âm u, đã chỉ gặp, trong bốn ngày đầu tiên, một màn quân lính mỏng và, tại nhiều điểm, con đường trống rỗng.

Kỹ thuật sử dụng gián điệp và quân phá hoại cải trang thành lính Mỹ đã thành công phần nào. Vài toán của Lữ đoàn 150 thiết kỵ, đã thâm nhập vào tuyến địch, cắt đứt cảc dây điện thoại, chiếm cứ các trạm truyền tin, tung ra những mệnh lệnh giả ngụy. Nhiều đoàn quân Mỹ bị làm nghẽn bởi trên các con đường hẹp hơi nhiều chiếc xe Jeep và nhiều chiến xa Sherman bị phá hỏng, hoặc bởi các cây cối bị chặt để nằm ngang đường. Phóng viên tiền tuyến Thomas Johnson đã kẻ lại là ở một ngã tư đường, một lính Đức cải trang thành quân cảnh Mỹ, đã đưa nguyên một liên đội vào ổ phục kích. Các gián điệp và các quân phá hoại Đức đã nhận nhau và làm cho các đơn vị khác của Đức nhận biết bằng các mật hiệu đã ước định trước, như dở mũ lên, dùng bàn tay phải vo lên mũ hai lần, dùng đèn bấm quơ qua lại ban đêm…

° ° °

Tinh thần của quân nhảy dù Đức được hun đúc qua mười điều tâm niệm, và đây là điều thứ nhứt : “Các anh là những binh sĩ tinh nhuệ của quân đội Đức. Các anh sẽ tìm địch và các anh sẽ dấn thân vào những bước gian nan tàn khốc nhứt. Chiến trận sẽ là mục đích tối hậu của các anh”.

Một trăm lẻ sáu chiếc phi cơ vận tải đã cất cánh trong những giờ cuối cùng của đêm 16 rạng ngày 17. Trung sĩ Lingelbach đã ở trên một chiếc Junkers G.38. Các quân lính trong các bộ đồ may bằng vải nhẹ và không thấm nưởc, đầu đội mũ buộc chặt và mang giày đế cao su nhân tạo, ngồi bất động và im lặng trên ghế của họ. Họ được vũ trang bằng súng lục tự động và lựu đạn, cộng với một con dao trong thắt lưng để đánh cận chiến. Nhiều thùng súng liên thanh và quân nhu quân dụng cũng được thả dù xuống cùng với họ.

Trung sĩ Lingelbacb đã từng nhảy dù cả trăm lần, song hắn ta chỉ đã tham dự có một cuộc hành quân Dù chống với địch tại Stravanger, ở Norvège, năm 1940. Thời đó, công việc dễ dàng làm sao ấy ! Hai giờ sau khi xuống đất, đội quân nhạc Dù (Bộ chỉ huy đã nghĩ đến tất cả mọi việc ! đã trình tấu những bản quân hành Đức trước dân chúng nước bị chiếm đóng. Lingeibach đã chiến đấu cùng với Bộ binh và thiết giáp ở Nga sô, thỉnh thoảng được gọi về từ mặt trận để tập dượt nhảy.

Trong lòng phi cơ tối om. Ánh sáng mờ trắng của buổi bình minh hiện ra ở các cửa kính nhỏ, họ không còn thấy gì khác nữa. Khi ngọn đèn đỏ trước mặt bật cháy, họ rời khỏi chỗ ngồi.

Cánh cửa sập của phi cơ mở ra. Lingelbach nhìn qua hai chân của người bạn đứng trước chàng ta thấy mặt đất đen và trắng chạy dài, hay đúng hơn nhiều mảnh mặt đất, nhiều ngọn cây rừng nhô lên khỏi lớp sương mù, đoạn mất hút. Trên nguyên tắc, người ta phải nhảy từ cao độ 250 thước. Một ngọn gió lạnh buốt luồn vào cửa phi cơ.

Lingelbach rùn người xuống, nhảy đi, và bắt đầu đếm thầm trong bụng. Còn hơn hai trăm thước chàng ta kéo mạnh sợi dây gài chốt và cảm thấy bị vặt mạnh. Chàng ta thấy tuyết và các cây cối đen sì lổn nhổn tiến lên phía mình, không một con đường, không một con rạch. Địa hình, địa vật không giống như trong bản đồ đã được học tập ngày hôm trước. Vài cánh dù đã đong đưa về hướng Đông, và nhiều cánh khác, ở cao hơn, về phía Tây. Lingelbach chỉ thoáng thấy có một chiếc phi cơ, rồi nó đã mất hút vào vùng trắng xóa.

Mặt đất đi lên và đồng thời di chuyển dọc theo bên cạnh chàng ta. Chàng trung sĩ thấy mình bị kéo bừa về phía một khe núi lớn hướng về phía Bắc Nam. Chàng ta giựt mạnh dây dù để đổi hướng. Không làm gì được, gió mạnh quá. Lingelbach thấy khe núi mở rộng ra. Chàng ta bị một ngọn gió lớn thổi mạnh và kéo xiếng xuống. Chàng lại giựt mạnh vào dây dù để cố sức hạ xuống đáy khe, nơi đó không có cây cối gì cả. Các thân cây lanh lẹn tiến lên về phía chàng. Chàng cảm thấy một sự chấn động và một va chạm mạnh, cùng lúc chàng nghe thấy tiếng dù bị soạt rách và tiếng những cành cây gãy. Và chàng ta thấy mình bị treo lơ lửng cách mặt đất khoảng hai thước, tựa vào một thân cây gần sát đáy khe.

Chàng trung sĩ bắt đầu làm việc để thoát khỏi chỗ ấy để nhảy xuống đất. Khi chàng ta thử cử động cánh tay trái, nó vẫn nằm yên và tức thời làm chàng ta đau nhói, Chàng đã hiểu : “Mình đã bị gãy tay, thật phiền phức”. Khe núi hoàn toàn vắng vẻ và yên tĩnh.

Không một tình thế nào làm kinh ngạc được người lính dù. Lingelbach chỉ tự vấn trong vài giây là chàng ta nên lo cho cánh tay mình trước và sau đó nhảy xuống đất hay ngược lại. Chàng ta chọn giải pháp thứ nhứt. Ngồi ngay ngắn chừng nào hay chừng ấy trên phần áo giáp bọc bắp vế, chàng ta lôi ra một chiếc băng cá nhân để trong túi và quyết làm cho không động đậy được, buộc chặt cánh tay tay gãy vào thân minh. Không phải là chuyện dễ làm. Mặc dù trời lạnh như cắt, chàng trung sĩ vẫn toát mồ hôi đầm đìa.

Công việc rồi cũng xong, chàng cho mình hai phút để nghỉ ngơi, thở thật mạnh, đoạn tuần tự rút chân lên, và buông mình xuống đất. Chàng đã thành công một cách khéo léo, không để té lên cánh tay bị gãy. Tuy nhiên sự chuyển động làm chàng đau đớn cùng tột, trong vài giây chàng đã sợ mình thiếp đi. Song chàng đã lướt qua tình trạng khó chịu đó.

Lingelbach hoàn toàn không biết là mình đang ở đâu. Chàng toan tính đi về hướng mà chàng đã thấy có nhiều cánh dù nhứt và gần nhứt, về phía Tây. Phải vượt qua đáy khe và trèo lên sườn núi. Bề nào cũng phải ra khỏi cái lỗ này.

Dưới đáy khe núi có một con suối, một đường nước nhỏ lạnh bưốt gần như hoàn toàn bị tuyết phủ kín. Lingelbach đã vượt qua không mấy khó khăn. Rút mình lên bên kia bờ ít dễ dàng hơn vì nơi đó tuyết phủ lên đến ngực và vì cánh tay gãy. Tuy nhiên chàng trung sĩ vẫn cố lên được và chàng đã bắt đầu leo lên sườn núi giữa cây cối rậm rạp.

Chàng phải mất nửa giờ để leo lên. Nhiều chỗ, thành đá gần như thẳng đứng và tuyết phủ thật dầy. Cuối cùng Lingelbach đã phân biệt được đường viền xám xịt của nền trời giữa các cây cối, đoạn chàng leo lên đến đỉnh. Trên đỏ, mặt đất gần như thẳng tấp.

Cách đó ba mươi thước, ở bìa một cụm rừng thưa, một mảnh lớn vải dù treo lòng thòng trên các nhánh cây. Lingelbach nhận biết ngay trên mảnh vải đỏ dấu hiệu liên đội của mình, Tuy. nhiên chàng vẫn rút khẩu súng lục ra trước khi tiến tới. Khi chàng thấy người lính nằm dài dưới đắt, chàng hỏi:

– Wiertz !

– Phải, người kia nói. Tôi bị gãy hết hai chân. Anh có một mình à ? Anh có bị thương không ?

– Lingelbach nói cho hắn ta biết những gì đã xảy ra cho mình. Chàng ta thêm rằng nhiều người bạn chắc chắn đang ở gần đây.

– Vậy thì, anh cứ đến gặp họ để tìm cách thi hành công tác, Wiertz nói. Nhưng trước khi đi, hãy làm ơn bắn dùm tôi một phát vào đầu.

– Không. Lingelbach nói. Anh có bị mất máu nhiều không ? Để tôi coi.

– Tôi đã nhìn và sờ thử rồi. Tôi cảm thấy là không bị mất máu. Chỉ có xương bị dập nát.

– Vậy tôi cũng có thể rút khỏi đây và thoát đi.

Wierlz chịu cùi chỏ, nhổm người lên và nhìn bạn mình đăm đăm :

– Rút về đâu ? Chúng ta đã được thả xuống cách mặt trận có năm mươi cây số.

– Công cuộc khởi thế công đang tiếp diễn, Lingelbach nói. Mọi việc sẽ diễn biến nhanh chóng. Ngay khi các xe thiết giáp tới, anh sẽ được nhặt về.

– Xe thiết giáp sẽ không đi ngang qua đây, Anh đã thấy như tôi là không có đường xá gì cả. Chúng ta đang ở trong một vùng hẻo lánh. Tôi sẽ bị chết cóng trước khi người ta tìm thấy tôi. Tôi thích kết liễu đời mình ngay. Nếu anh không làm giúp tôi chuyện ấy, tự tôi, tôi sẽ hành động.

– Anh không được hành động hấp tấp. Tôi sẽ đi tìm các bạn khác, chắc chắn là sẽ có một sĩ quan. Tôi sẽ nói là anh đang ở đây và ông ta sẽ có lệnh về anh.

– Ông ta sẽ ra lệnh bỏ tôi lại. Toán quân không thể tự làm trở ngại vì một người gãy cẳng. Tôi sẽ tự bắn vào đầu một phát súng lục. Tôi đã quyết định chờ đợi một chút để coi có giải pháp nào khác không, song tôi thấy không có một giải pháp nào cả.

– Anh không thể bắn một phát súng bây giờ, trong khi các bạn hữu đang ở kế cận. Anh có thể làm họ bị lộ. Đó là trái với điều lệ.

Wiertz không trả lời. Lý lẽ đó làm hắn ta động lòng thấy rõ. Chàng trung sĩ thảo luận thêm với hắn ta, và rốt cục, hắn ta chịu để cho Lingelbach đi tìm các người khác và chờ đợi cái mệnh lệnh quyết định số phận mình. Hắn ta hứa là không tự tử trước. Riêng Lingelbach chàng ta tự hỏi là một sĩ quan có thể ra những mệnh lệnh nào về Wiertz trong hoàn cảnh hiện tại, song chàng ta đã muốn biết và thử cứu người bạn mình.

Điều tâm niệm thứ hai của người lính dù đã được thảo ra như sau:

– Hãy vun bồi một tình bạn thật sự, bởi vì chính với sự giúp đỡ của các bạn đồng ngũ mà anh sẽ đi đến chiến thắng hoặc đi vào chỗ chết”.

Chàng trung sĩ đặt Wiertz nằm tử tế chừng nào hay chừng ấy, lấy vải dù đắp lại, và khui cho anh ta một hộp đồ hộp.

“Tôi nghĩ là các người khác đang ở cách đây không xa mấy, về phíaTây. Tôi sẽ đi về hướng đó”.

Lính dù của tất cả mọi quân đội đều đã được huấn luyện kỹ càng trong thuật tìm hướng và xoay sở trong một vùng đất lạ, và dĩ nhiên, Lingelbach có một chiếc địa bàn. Mặc dù sự nhảy xuống đã diễn ra rất mau, song chàng ta vẫn nhận ra được một cách chắc chắn là nhiều lính dù khác đã xuống ở phía Tây của mình và cách đó không bao xa, độ hai hoặc ba cây số là cùng. Chàng ta nghĩ là sẽ tìm dược nhanh chóng, nếu không chính các bạn đồng ngũ – có thể họ di chuyển ngay sau khi hạ xuống – thì cũng các dấu vết của họ. Nhưng hai giờ sau đó chàng ta không tìm ra gì cả. Ba giờ sau đó cũng không. Sáu giờ sau đó cũng không.

Khởi đi từ một điểm ở cách chỗ người bị thương đang nằm độ một cây số về phía Tây. Lingelbach đã tuần tự đi về nhiều hướng khác nhau, trở lại điểm ấy không khó khăn và lại đi nữa. Không thấy gì cả. Không một mảnh vải dù hay quân trang quân dụng, không một dấu vết. Không một thùng vũ khí nào. Tin là chỉ có hai người được tung xuống trên vùng đó, là không hiểu gì hết song sự việc đã như thế.

Rừng rậm bao phủ khắp cùng. Không một làng mạc được trông thấy, không một ngôi nhà, từ một đỉnh nầy đến đỉnh khác, một sự hẻo lánh. Cánh tay gãy làm Lingelbach đau đớn. Chàng ta cảm thấy mệt lả và nóng sốt. Sự tìm kiếm vô ích đó, bây giờ đối với chàng là đã có vẻ khó nhọc hơn bất cứ một trận đánh nào. Chàng ta có cảm giác là đôi mắt bị mờ đi. Thực sự, ngày sắp hết. Làm sao bây giờ ? Chàng Trung sĩ ngồi xuống tuyết một lúc để suy nghĩ và nghỉ ngơi.

Hy vọng tìm gặp các lính dù khác trong một thời hạn ngằn phải bỏ đi. Tiếp tục đi về hướng Tây, có thể, một mình gặp địch với số đông, và bị bắt cầm tù. Cùng một sự nguy hiểm ấy hiện hữu ở phía Đông, song, ở phía ấy, cũng có một sự may mắn: người ta sẽ gặp được sự tiến quân của Đức. Vả lại, lệnh của người lính dù khi hoàn toàn bị ngăn cản hoàn thành sứ mạng là cố gắng tìm về một đơn vị Đức. Lingelbach quyết định theo mệnh lệnh đó. Song trước hết, chàng ta trở lại chỗ người bạn bị thương và xem coi có thể giúp gì được cho anh ta không.

Wiertz chưa chết, nhưng gương mặt của anh ta bắt đầu giống như mặt của một thây ma. Lingelbach cho hắn ta uống một tí rượu mạnh và dùng bàn tay mạnh khỏe còn lại thoa bóp. Người kia có vẻ tìm lại được một ít sức sống.

– Các người khác đâu ? Hắn ta hỏi.

– Tôi đã trông thấy họ, Lingelbach nói. Họ đã đi làm công tác. Trung úy đã ra lệnh cho tôi trở lại với anh. Không bao lâu nữa các xe thiết giáp sẽ đến, và chúng mình sẽ được chở đi.

Lần nầy con người nằm dưới đất có vẻ như không nhận biết những lời xác định của chàng ta. Sau một lúc yên lặng, hắn ta chỉ nói.

“Anh làm ơn giúp tôi tiểu tiện. Tôi không muốn chết trong sự bẩn thỉu”.

Chàng trung sĩ phụ giúp bạn mình. Thật lâu và thật khó nhọc vì hai chân gãy. Kế đó Lingelbach quyết làm cho không lay động được các bộ phận này bằng cách buột chặt vào các nhánh cây. Khi chàng ta làm xong việc đó, trời đã tối hẳn. Ở lại kề bên người gãy cẳng cho đến sáng ngày, đó là giải pháp độc nhứt : Thật là một việc điên cuồng khi muốn vượt qua hay đi vòng quanh khe núi trong đêm tối. Vả lại Lingelbach đã cảm thấy kiệt sức.

Đêm tối như bất tận. Thỉnh thoảng chàng Trung sĩ uống một hớp rượu mạnh để sưởi ấm, và cho bạn mình uống, người này đã mê sảng, Chàng ta tước khẩu súng lục của người bạn, mặc dầu người nầy đã không còn ở trong tình trạng sử dụng được nữa. Từng chập, người ta nghe một loại tiếng rú kinh dị vang lên trong bầu trời và người ta đoán thấy qua bức màn mây dăy đặc một ngôi sao chổi dài với cái đuôi đỏ thẫm : Một hỏa tiễn V1 đang bay về hướng địch. Có lúc chàng Trung sĩ tưởng chừng như nghe thấy tiếng đại bác vọng lại từ đàng xa.

Sáng ngàv, Wiertz vẫn chưa chết. Lingelbach nghe rõ ràng hơn tiếng đại bác nổ vang về phía Bắc, về phía Nam và về phía Đông. Đây là điều mà chàng ta đã quyết định đêm qua : Chàng sẽ chặt các nhánh cây và làm thành một xe trượt tuyết, để người bị thương lên, buộc dây dù vào và kéo đi. Chàng sẽ kéo Wiertz lâu chừng nào hay chừng ấy, chàng có thể đi về hướng Nam. Tiếng đại bác có vẻ lớn hơn hết ở phía ấy.

Lingelbach nghĩ kỹ đến trường hợp có thể bị bắt làm tù binh, mặc dù điều tâm niệm thứ mười của người lính dù : “Không bao giờ đầu hàng cả. Đối với anh, chiến thắng hoặc chết. Không có một lối thoát nào nữa cả. Đây là một vấn đề danh dự”. Khi lâm chiến, đúng. Nhưng trong tình thế hiện tại của chàng và của bạn chàng. Lingelbach cho rằng không có gì là mất danh dự cả nếu bị bắt làm tù binh. Cho nên chàng làm cái xe trượt tuyết, để Wiertz lên và, buộc dây vào mang lên vai. Chàng bắt đầu kéo bạn đi lê lết trên tuyết, giữa cây cối, tiến tới với một sự chậm chạp vô vọng…

Trên một trăm lẻ sáu (106 chiếc máy bay vận tải Juakers và Blobm Voss đã cất cánh trong đêm 16 tháng mười hai, chỉ có 35 chiếc đến được vùng thả dù như đã dự liệu, giữa Eupen và Malmédy. Những người lính dù khác đã bị thả lạc xuống vùng rừng rậm, Nhiều người đã bị thương nặng hoặc gãy chân tay và chết tại chỗ, hoặc đã đi lê lết cách khốn khổ trong nhiều ngày để rồi cũng chết đi một vì lạnh hoặc đói. Về sau người ta đã tìm thấy xác hoặc chỉ có các bộ xương của họ.

Về phần Lingelbach và bạn của chàng, họ đã may mắn được một đoàn thiết giáp Đức lượm về tối ngày18 gần Grandhalleux, bất động, không còn sinh khi nhưng chưa chết. Trước hết, được săn sóc trong một bệnh xá dã chiến, họ đã hoài công chờ đợi được đưa về hậu phương trong một làng mà quân Mỹ đã tái chiếm sau đó và rốt cuộc họ bị bắt làm tù binh. Lingelbach đã kể hết câu chuyện của mình cho vị y sĩ Mỹ giải phẫu cho chàng ta.

Chỉ có ba trăm quân dù đến bố trí được ở phía Đông con đường Eupen – Malmédy, đúng y như trong kế hoạch. Họ đã hoàn toàn bị cô lập và mất hết liên lạc, những máy truyền tin của họ đã bị mất hết trong khi nhảy dù, Lương thực và chăn mền cũng bị mất. Các xe thiết giáp của Diétrich, chậm trễ trong bước tiến vì đường xấu và thời tiết xấu, đã không đến được. Ngày 20 tháng mười hai toán quân cách biệt và đói khát lên đường tiến về hướng Đông với ý định sẽ gặp được cuộc tiến quân của Đức. Họ đã bị bắt hết làm tù binh.

Cuộc hành quân nhảy dù đã hoàn toàn thất bại. Công việc phá hoại và điệp vụ của các toán quân cải trang của Lữ đoàn 150 thiết kỵ sau các thành công lúc bao sơ, được kể ở trên, đã thình lình xoay chiều. Quân Mỹ, bị bất ngờ một lúc, đã trấn tĩnh lại và tìm cách đối phó với những việc xuất kỳ bất ý ấy. Tất cả các lính Mỹ đi lại bằng xe Jeep trong khu vực tuyến phòng thủ ở vùng Ardennes và có vẻ khả nghi vì một lý do này hay khác – áo không cài hột nút thứ hai, công tác không rõ ràng, giọng nói hơi lạ hoặc chỉ tỏ những cử chỉ lễ độ quá đáng – đều bị chặn lại hạch sách, vặn hỏi đủ điều dưới sự đe dọa của các họng súng tiểu liên. Người ta bắt họ phải phát âm những từ ngữ Anh thật khó, người ta hỏi họ biệt danh của vị tướng này hay tướng khác, tên thủ đô của tiểu bang mà họ cho là mình gốc gác ở đấy, đội nào đã đoạt chức vô địch về dã cầu, v…v… Những người Mỹ giả mạo bị lột mặt nạ và bắt giữ. Họ được đem xử ngày 22 tháng mười hai, tại Henri – Chapelle, ở Bỉ.

Họ bị kết án tử hình và đem đi xử bắn, tên thật của họ được công bố trên đài phát thanh Luxembourg…..

Bình luận