Đầu tuần lễ cuối cùng của tháng hai 1945, ở mặt trận Miền Tây, một vị tướng lãnh Đức, có lẽ là vị tướng duy nhứt của Lục quân Đức, có thể tuyên bố thỏa mãn về tình hình trong khu vực trách nhiệm của mình. Khu vực ấy, ở phía Bắc Phòng tuyến, không rộng mấy, song tầm quan trọng chiến lược rất lớn. Trong hai tuần lễ, Eisenhower đã nghiên cứu mỗi ngày bản đồ của khu vực ấy, và sức kháng cự của các toán quân của Alfred Schlemm — đó là tên của vị tướng lãnh — đã làm cho ông ta kinh dị, chính ông ta đã viết, “mười lăm ngày u ám nhứt của đời ông”.
Schlemm thuộc binh chủng Dù. Tham mưu trưởng của Đại tướng Student trong cuộc xâm lăng đảo Crète, kế đó ông ta đã chỉ huy một Quân đoàn ờ Vitebsk và ở Smolensk năm 1943. Nếu không mặc bộ quân phục, người ta không bao giờ ngờ rằng ông ta là một người Đức. Nhỏ người, da màu thật sậm, với một khuôn mặt rộng và một chiếc mũi to lớn ông ta giống một người Thổ nhĩ kỳ hơn. Dưới bề ngoài có vẻ ngoại lai ấy, ẩn tàng một cá tính và một trí thông minh phi thường.
Tháng mười một 1944, khi ông ta được gọi về từ Ý đại lợi, để chỉ huy Đạo binh Dù thứ I, Thống chế von Rundsledt đã giải thích tình hình cho ông ta trên tấm bàn đồ.
“Ông trấn đóng một khu vực phòng ngự. Ông phải cố thủ phòng tuyến giữa ngã ba sông Meuse và sông Rhin, ở đây, cho đến phía Nam, ở Roermonđ. Ông chỉ có bốn sư đoàn. Trong mọi trường hợp, ông không được bỏ mất một tấc đất nào mà không có lịnh của chính tôi.”
Von Rundstedt không nói thêm rằng chính ông ta cũng phải báo cáo và xin lịnh của chính Hitler, nhưng Schlemm đã hiểu.
“Được, vị tướng lãnh trả lời. Tôi sẽ cố thủ. Tôi sẽ bắt đầu cho xây đắp một loạt các công sự phòng thủ hướng về phía Tây Bắc. Có thể một ngày nào đó quân Anh Mỹ sẽ tràn vào phòng tuyến của chúng ta từ phía Bắc. “
Có thể, Von Rundstedt nói.
Schlemm bắt tay vào việc. Công cuộc tổng phản công của Đức trong vùng Ardennes đã xảy ra và đã thất bại. Schlemm vẫn tiếp tục một cách bất khuất cho xây đắp các tuyến phòng thủ quay mặt về hướng Tây Bắc, dự liệu tất cả trong trường hợp một cuộc tấn công xảy ra từ phía ấy.
“KHI NGƯỜI TA PHÁT ĐỘNG MỘT CUỘC CHIẾN TRANH, ĐIỀU ĐÁNG KỂ KHÔNG PHẢI LÀ LUẬT LỆ MÀ LÀ SỰ CHIẾN THẮNG..A.HITLER…
“Coi chừng, Đại tướng Blaskowitz, tư lệnh Đội quân (groupe d‘armées) đã nói với ông vào tháng giêng 1945. Địch quân rất có thể sẽ tấn công vào phía Nam khu vực của ông, từ phía Roermond trận tấn công đầu tiên sẽ đến xuyên qua khu rừng Reicbswald. Đó là nơi lý tưởng cho một sự bất ngờ “.
Và bình minh ngày 8 tháng hai, Alfred Schlemm đã giựt mình thức giấc vì tiếng gầm thét của một cuộc pháo kích vô tiền khoáng hậu ở mặt trận Miền Tây. Tiếng gầm thét ấy từ đâu đến ? Từ khu rừng Reicbswald. Schlemm liền dùng điện thoại báo cáo ngay cho Blaskowitz. Và ông ta nói thêm:
” Tôi cảm thấy cuộc tống tấn công đã mở màn ! “.
Trực giác của ông không đánh lừa ông. Eisenhower vừa hạ lệnh phát động một cuộc tấn kích qui mô để kết thúc chiến tranh ở Miền Tây.
Cuộc động binh sẽ diễn tiến qua ba giai đoạn ; tiêu diệt các lực lượng Đức ở phía Tây sông Rhin, chiếm cứ tả ngạn con sông này ; chinh phục các vùng đầu cầu ở phía Đông sông Rhin ; tiến vào trung tâm nước Đức.
Riêng giai đoạn thứ nhứt gồm ba cuộc tấn công : Cuộc tấn công thứ nhứt vào mạn Bắc của Phòng tuyến, do Đội quân thứ 21 (dưới quyền điều khiển của Montgomery : Đạo quân thứ I của Gia nã đại, Đạo quân thứ II của Anh, cộng thêm Đạo quân thứ IX của Mỹ, tạm thời sát nhập vào Đội quân ấy) đảm nhiệm, cuộc tấn công thứ hai, vào ngay chính giữa phòng tuyến, từ Cologne đến phía Nam Mayence, do Đội quân thứ 12 đảm nhiệm (Bradley : các đạo quân thứ I và III của Mỹ) ; cuộc tấn công thứ ba, từ vùng Sarre đến Pribourg, do Đội quân thứ 6 (Devers : Đạo quân thứ VII của Mỹ và đạo quân thứ I của Pháp) đảm nhiệm. Các toán quân của Bradlẹy và của Devers (trừ Đạo quân thứ I của Pháp,) phải bắt tay nhau để bao vây chia cắt và tiêu diệt các toán quân Đức trong vùng mỏ than Sarre, một khi phòng tuyến địch đã bị chọc thủng.
Trận pháo kích mà Schlemm nghe được là sự mở màn của cuộc tấn công của Anh — Gia nã đại vào cuối Bắc phòng tuyến. Trong ý đồ của Eisenhower, trận tấn công ấy phải là một đòn sấm sét và quyết định để làm điên đảo các lực lượng Đức.
Quân Gia nã đại khởi động ngày 8 tháng hai hồi 10 giờ 30 sáng sau trận pháo kích dọn đường và với sự yểm trợ của một ngàn phóng pháo và phóng pháo oanh tạc cơ. Họ chọc thủng khá dễ dàng các tuyến đầu của Đức trong khu rừng Reichsvvald. Nhưng ngày 9, một trận mưa như cầm tỉnh đỗ bắt đầu trút xuống : không có không quân nữa.
Chỉ có hai con đường xuyên qua khu rừng. Schlemm cho cắt đứt chúng ở nhiều chỗ, Xung quanh, vùng đất bùn sình, lầy lội, và ngập lụt trên nhiều khoảng rộng. Quân Gia nã đại tiến tới từng bước một trong vùng nước lạnh buốt lên tận ngực, giữa bóng lờ mờ của cây cối, dưới hỏa lực bắn từng hồi và không lượng trước được của các ổ súng của Đức đã được ngụy trang khéo léo. Họ sụp xuống nhiều lỗ sâu và chết đắm trong ấy. Đại tướng Crerar phải cho mang các tàu đổ bộ đến.
Tuy nhiên bước tiến chậm chạp và đắt giá ấy vẫn tiếp diễn. Khu rừng bị xuyên qua, Clèves thất thủ ngày 12 tháng hai. Bấy giờ, quân Gia nã đại chạm trán với các đạo binh mà Schlemm, trong khoảng cách, đã có thời giờ xin von Rundstedt, tăng viện và tập trung lại : mười sư đoàn, trong số có ba sư đoàn Dù.
Các lính dù ấy, hầu hết dưới hai mươi lăm tuổi, chưa hề được học nhảy dù. Bộ Chỉ huy Đức tiếp tục xem là quân Dù các đơn vị dành để chiến đấu lưu động trên bộ bởi vì họ biết rằng tinh thần và truyền thống của binh chủng hãy còn có thể thổi vào các tân binh vừa được tuyển chọn giữa các “người trẻ Kitler” khỏe mạnh nhứt và khí phách nhứt một dõng khí cuồng nhiệt.
Các thanh niên ấy được đào luyện theo kiểu Waffen SS, nhưng gấp rút hơn. Họ học thuộc lòng mười điều tâm niệm được treo trong doanh trại : ” Anh là binh sĩ tinh nhuệ của quân lực Đức. Anh sẽ tìm địch và sẽ dấn thân vào những bước thử thách tàn khốc nhứt. Trận chiến sẽ là mục đích tối hậu của anh…”. Các huấn luyện viên thường hay nhắc lại cho họ nhớ những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ ưu tú ấy, họ đã từ trời cao nhảy xuống Hòa Lan, Bỉ, và Pháp, họ đã chinh phục đảo Crète, họ đã làm quân Đồng minh thất điên bát đảo ở Cassino.
“Bắt đầu từ lúc đầu quân vào binh chủng Dù và khi đến liên đội của tôi, mỗi binh sĩ đều bước vào một trật tự mới về nhân tính, một Trung tá (von der Heydte) đã nói với các tân binh của ông ta. Từ nay về sau, đối với anh ta chỉ còn một luật duy nhứt : luật của đơn vị chúng tôi. Anh ta phải từ bỏ mọi yếu điểm trong cá tính của mình, mọi tham vọng cá nhân, mọi ước muốn cá nhân. Anh ta phải tuyệt đối tin chắc rằng sự chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu cho sự sinh tồn của toàn thể quốc gia và dân tộc Đức, và trận chiến không thể có một cứu cánh nào khác ngoài sự chiến thắng vẻ vang của quân lực Đức. Anh ta phải tập tin tưởng vào sự chiếu thắng ngay cả trong những lúc mà lý luận thuần lý làm cho tin vào tính không thể có của nó. Chỉ có người binh sĩ đã được giáo luyện về triết lý và có sự tín ngưỡng chính trị mới có thể chiến đấu trong cuộc chiến tranh nầy. Đó là bí quyết của các đạo quân SS và của đạo Hồng quân, và chính sự khiếm khuyết lòng tin ấy là lý do của sự thất bại của nhiều Sư đoàn Đức “.
Trong mỗi một liên đội, các tân binh mới đáo nhậm đơn vị đều được nghe thuyết giảng với những lời lẽ tương tự như vậy. Tất cả không được phấn khởi như nhau, không nhất định quả quyết chiến thắng hoặc chết bởi vì cuối cùng số đông họ đã bị bắt làm tù binh. Song sự đào luyện ấy, được áp dụng cho đám “trai trẻ Hitler” xác tín và đã được tuyển trạch kỹ càng, chắc chắn đã đem lại nhiều kết quả đáng kể. Chính phần lớn các đơn vị Dù đã kềm hãm lại, ở phía Bắc phòng tuyến, bước tiến vũ bão mà Eisenhower mong muốn, được thời tiết xẩu và địa thế hiểm trở trợ giúp, họ đã biến bước tiến ấy, theo ngôn từ của chính Bộ chỉ huy tối cao Đồng minh, thành “một trận chiến mãnh liệt và gay go nơi mà quân ta phải đánh xô lùi địch từng thước đất một”.
Tướng Schlemm đã đỡ được trận xung phong đầu tiên, ông đã chống giữ, đã ổn định phòng tuyến của mình và ông cũng đã phản công trong vùng Moylanđ, trên con đường từ Clèves đến Calcar.
Đại tướng Gia nã đại Crerar, đã phải, về phía ông, tự mãn trong việc trấn áp bước tiến của Đức. Đó là tại sao, đó là vì lẽ gì, ngày 23 tháng hai 1945, Alfred Schlemm đã có thể vừa ý về tình hình trong khu vực trách nhiệm của ông ta.
Trong ngày 23 tháng hai, Schlemm nhận được điện thoại của von Rundstedt. ” Sáng nay, quân Mỹ đã vượt sông Roer “…
Roer là một sông con bắt nguồn trong vùng nủi Ardennes, ở phía Bắc Saint Vith và chảy song song với sông Rhin cách con sông nầy vào khoảng 50 cây số về phía Tây, giữa Duren và Roermond. Theo kế hoạch nguyên thủy của Eisenhower, thì Đội binh thứ 12 sẽ phải vượt qua ngày 10 tháng hai. Nhưng ngày 10 tháng hai, quân Đức đã phá vỡ cửa tháo nước của đập nước khổng lồ Sclnvammenauel, một trăm triệu thước khối nước đã tràn ra. Mực nước của con sông đã lên cao thêm đến một thước, lòng sông đã mở rộng ra thêm nhiều trăm thước. Đội binh thứ 12 đã phải chờ đợi cho nước rút bớt. Nó đã chờ đợi cho đến ngàv 23. “Quân Mỹ đã tấn công sau một trận oanh tạc dài bốn mươi lăm phút. Von Rundstedt nói rõ thêm. Chửng đã vượt qua con sông trên một mặt trận rộng hai mươi ba cây số, dưới một bức màn khói vĩ đại.
– Tôi thấy điều ấy đáng ngại, Schlemm nói.
– Tôi cũng vậy “.
Schlemm, cũng như Von Rundsteđt có thể hiểu dễ dàng rằng, dù cho ông ta thành công trong việc cố thủ và ngay cả việc phản công trong khu vực trách nhiệm nhỏ hẹp của ông, song đừng nên tưởng rằng quân Đồng minh sẽ không có thể chọc thủng ở một địa điểm nào đó của phòng tuyến. Họ có vẻ quả quyết trả giá cho sự việc ấy và tất cả các toán quân Đức lâm chiến ở Miền Tây còn xa mới sánh được với quân Dù.
Ngày 24 tháng hai, ba vùng đầu cầu, mà quân Mỹ chiếm được ở phía Đông con sông Roer, đã tiếp hợp được với nhau. Ngày 25, Đạo binh thứ IX của Mỹ đã thực hiện một sự chuyển hồi sang phía trái và bắt đầu thọc sâu lên phía Bắc, trong khi đó, từ phía Bắc, quân Gia nã đại chuyển sang thế công ; Schlemm, theo dõi những sự chuyển động ấy trên bản đồ, gọi điện thoại cho von Rundstedt: “Với bất cứ mọi giá, phải ngăn cản sự bắt tay nhau của địch. Tôi chống cự với quân Gia nã đại với các quân Dù của tôi. Ông có đủ lực lượng để chận đứng quân Mỹ không ?
– Không, Von Rundstedt nói.
– Vậy thì tôi đề nghị trích bớt trên cảc đơn vị của tôi hai Sư đoàn thiết giáp và một Sư đoàn bộ binh và tung chúng về phía Nam.
– Đồng ý “.
Mọi chiến lược và chiến thuật chỉ có hiệu lực trong trình hạn địch quân không thể lợi dụng ngay tức khắc, nhờ vào lực lượng đông đảo hơn, các sự chuyển quân từ một địa điểm nầy đến một địa điểm khác của phòng tuyến. Trong những ngày kế tiếp, Alfred Schlemm có thể thấy chắc rằng một yếu tố chỗ yếu khiếm khuyết để đảm bảo sự thành công của thuật dụng binh của ông ta : quân số. Các sư đoàn mà ông đưa về phía Nam đã bị quét sạch. Ở phía Bắc, quân Dù của ông phải thối lui trước sức tiến quân của Gia nã đại. Ngày 2 tháng ba, quân Mỹ đã đến được sông Rhin gần Nieuss, ngang với Dusseldorf. Ngày mồng ba, quân Gia nã đại và Mỹ bắt tay nhau ở Geldern, cách Duisburg 30 cây số về phía Tây Bắc. Schlemm lại gọi điện thoại cho Von Rundstedt:
HITLER VÀ MUSSOLINI ĐANG QUAN SÁT MỘT CUỘC DIỄN TẬP…
“Nếu ông có một tấm bản đồ trước mặt, ông có thể nhận định tình hình rõ ràng : các sư đoàn của tôi đã bị bao vây, với con sông Rhin ở phía sau lưng. Trong những điều kiện như vậy, tôi không thể toan tính gì được đối với các lực lượng địch đông đảo hơn không bì được. Tôi xin được di tản chiến thuật về phía đông sông Rhin,
– Tôi phải trình với Bá linh “. Von Rundstedt trả lời.
Câu đáp của Bá linh chỉ đến vào ngày hôm sau. Nó gồm một bản thuyết minh dài, rõ ràng là do chính Fuhrer đã đọc ra. Đại ý như sau :
” Không có vấn đề Đại tướng Schlemm lui binh về phía Đông sông Rhin. Ngược lại, ông phải tử thủ ở phía Tây sông Rhin, phải duy trì một vùng đầu cầu rộng tối thiêu từ Krefeld đến Wesel. Vùng đầu cầu nầy rất cần thiết cho việc bảo vệ sự chuyên chở than đá trên sông Rhin giữa các mỏ than ở vùng Ruhr và con kinh Lippe, ở phía Nam Wesel. Từ đó, than đá được đưa theo các con kinh đến các hải cảng Hambourg, Breme và Wilhelmshaven nơi các tiềm thủy đĩnh kiểu mới nhứt của Đức đang được kiến tạo hoặc tập trung. Sự đeo đuổi cuộc chiến duới đáy bể là một yếu tố sinh tử trong sự chống cự lại với quân địch ở phương Tây. Nó có thể thâu đoạt được các kết quả khả dĩ ảnh hưởng tới chung cuộc của trận chiến. Tướng Schlemm không được không biết các dự kế toàn thể ấy. Ông phải căn cứ vào chúng để chống cự thắng lợi trong vùng đầu cầu “.
Đầu tháng ba 1945 — các mỏ than trong vùng Ruhr đã chịu đựng một sự oanh tạc ghê gớm. Sản ngạch đã hạ xuống từ 22.000 toa xe lửa năm 1943 đến mức 3.000 toa. Tất cả các thủy lộ và các cửa sông đều bị tấn công mỗi ngày.
Mỗi tháng các xà lan chỉ lưu thông được có vài ngày.
Các kỹ thuật gia Đức đã hoàn thành rất nhiều loại tiềm thủy đĩnh đáng chú ý, như loại “électrique XXI”, và “électrique IX” và chiếc tàu ngầm bỏ túi Seebund ; họ không ngừng cải thiện cách thiết bị Schnorchel cho phép dùng máy Diesel để lặn, Song cả ngày lẫn đêm, một trận mưa bom trút xuống các hải cảng nơi mà người ta tập trung các chiếc tàu ất. Ở Hambourg, mỗi tháng người ta chỉ ráp xong được khoảng chục chiếc tàu ngầm và nhiều chiếc trong số đã bị hủy diệt bởi các cuộc oanh tạc ngay trước khi được hạ thủy. Tất cả chỉ có một trăm ba mươi tàu ngầm sẵn sàng để dùng. Khoảng năm mươi chiếc có mặt ngoài biển cả. Trong tháng hai, chỉ có mười bảy chiếc tàu ngầm có thể đến được khu vực hành quân đã được ấn định trước, vì sự hoàn thiện của các phương tiện dò tìm và hủy diệt của Đồng minh. Thế nhưng Hitler vẫn tiếp tục nghĩ rằng cuộc chiến dưới biển cả vẫn còn có thể ảnh hưởng đến chung cuộc của chiến tranh.
Tin hay không vào các lời nói chắc chứa đựng trong “biện hộ thư” của Fuhrer, Tướng Schlemm vẫn phải cố gắng thi hành lịnh tử thủ. Đích thân ông ra sức chạy từ một vị trí nầy đến một vị trí khác trong vùng đầu cầu đế đốc xuất công việc phòng thủ. Nhưng sự hy sinh của các đơn vị xuất sắc nhứt của ông đã không thể nới lỏng ra vòng vây của địch. Các thiết giáp Mỹ không ngớt đẩy phòng tuyến của họ về phía Đông bằng cách tấn lên ngược dòng sông Rhin. Sau vài ngày, chiều dài của con sông mà các toán quân Đức tựa lưng vào chỉ còn có ba mươi cây số. Một lần nữa, Alfred Schlemm lại nhắc điện thoại lên :
“Tôi thấy các lý do cố thủ vùng đầu cầu không còn đứng vững nữa, ông ta nói với von Rundstedt. Pháo binh Mỹ, bố trí trên bờ sông phía Tây hai bên vị trí của ta đánh phá dọc suốt con sông và ngăn cấm mọi công cuộc vận chuyển. Một lần nữa, tôi xin được lui binh về bờ sông phía Đông. Đây là những câu trả lời của Bá linh :
“1. Không cỏ việc rút lui về bờ sông phía Đông, Phải cố thủ vùng đầu cầu;
“2. Trong bất cứ mọi trường hợp, không được để một cây cầu nào trên sông Rhin lọt vào tay địch một cách nguyên vẹn. Nếu một cây nào lọt nguyên vẹn vào tay địch, tướng Schlemm sẽ phải đem sinh mạng của mình ra để chịu trách nhiệm về việc ấy ;
“3. Chỉ phải phá sập các cây cầu bị đe dọa vào phút chót, như vậy để : a) duy trì công cuộc tiếp tế cho các toán quân đang bảo vệ vùng đầu cầu ở phía Tây. b) di tản các máy móc kỹ nghệ về phía Đông “.
Đại tướng Schlemm đọc hai ba lần tác phẩm nhỏ ấy, và ngẫm nghĩ. Sau đó ông nói :
“Trong khu vực của tôi, có tới chín cây cầu trên sông Rhin, như vậy, các hy vọng sống lâu của tôi sẽ tan biến nhanh chóng “.
Thế nhưng, tuân theo khi chất con người hoạt động của mình, ông khởi sự, thêm lần này nữa, thi hành mệnh lệnh. Ông cho gài mìn vào tất cả các cây cầu, và đặt gần mỗi cây cầu một máy truyền tin.
“Tôi sẽ dời Bản doanh đến Rheinsberg, ngay giữa khu vực của mình, ông nói với các sĩ quan đảm trách công việc phá hủy. Các anh phải cho người trực máy ngày đêm để nhận lịnh. Ngay khi nhận được lệnh của tôi, các auh phải cho nổ ngay không được chờ đợi một giây nào cả “.
Tổ chức bắt đầu hoạt động ngay. Không còn vấn đề ngăn cản bước tiến của quân Mỹ nữa, họ đem xử dụng dần dần các phương tiện phi thường để tiến tới. Quân Dù làm chậm lại được bước tiến ấy đã là quá lắm rồi. Các cây cầu trên sông Rhin tuần tự được phá sập vào giây phút cuối cùng, đúng y theo lệnh.
Ngày mồng năm tháng Ba, Tướng Blaskowitz gọi điện thoại từ bản doanh của ông :
– Bá linh yêu cầu ông cho biết về việc các toán quân và khí cụ vượt qua cảc cây cầu của ông đi về phía Đông. Ông đã được lệnh cố thủ vùng đầu cầu, chứ không phải di tản.
– Đúng vậy, tôi tiếp tục cố thủ, Schlemm trả lời. Nhưng dường như Bá linh không nhận thấy là vùng đầu cầu của tôi đã co rút lại từng giờ một như một miếng da lừa. Cho nên tôi đã quyết định cho di tản một phần các nhân viên yểm trợ đã trở nên vô ích. Các chiến cụ vượt sông với các toán quân ấy gồm các chiến xa không còn chiến đấu được nữa, các khẩu đại bác không đạn, các chiếc xe cam nhông không còn gì để chở nữa, các bồn xăng rỗng. Phi cơ và chiến xa Mỹ mỗi ngày đã hủy diệt hằng khối các vũ khí và xe cộ ấy, trong lúc chúng có thể có ích ở các nơi khác. Vả lại, tôi bị trở ngại và vướn chân vì chúng. Nếu bắt buộc tôi giữ chúng lại, tôi không chịu trách nhiệm về sự cố thủ vùng đầu cầu nữa.
– Được rồi, Blaskowitz nói. Tôi sẽ cố gắng giải thích điều ấy với Bá linh”.
Ngày hôm sau, ông ta gọi lại tướng Schlemm.
“Tôi gửi đến ông câu trả lời của G.Q.G. Fuhrer đã đích thân cứu xét tình hình trong khu vực trách nhiệm của ông. Ông sẽ nhận được các mệnh lệnh của Ngài”.
Khi Alfred Schlemm mở và đọc bức thư được chuyển từ G.Q.G. đến, ông không thể không nhún vai được.
” Đại tướng tư lệnh đạo binh Dù thứ I, được phép, theo lời yêu cầu của ông ta, di tản một số lượng đặc biệt giới hạn khí cụ và nhân viên.
“Về khí cụ, Đại tướng phải nộp một bản kê ghi rõ ràng các xe cộ và các khí cụ bị hư hại hoặc không thể tiếp tục được sử dụng nữa, vì thiếu nhiên liệu hoặc đạn dược. Bộ Chỉ huy tối cao sẽ cứu xét bản kê khai ấy và sẽ cho biết quyết định.
“Đại tướng cũng phải nộp một bản danh sách các quân nhân thuộc thành phần yểm trợ mà ông muốn cho di tản. Chỉ những người ở ngoài tình trạng chiến đấu mới sẽ có thể được ghi vào. Mỗi đơn vị trưởng phải ký một chứng thư chứng nhận rằng người mà ông ta cho di tản quá yếu để tiếp tục chiến đấu “.
Báo các đơn vị trưởng thiết lập các bản danh sách và ký các chứng thư là một chuyện tiếu lâm trong lúc nhiều ngàn người, đầy đủ sức khỏe hoặc thiếu năng lực để chiến đấu, nhưng không còn một đạn viên đạn nào để bắn cả, đang ẩn núp khắp mọi nơi chỗ nào họ có thể, phía sau các hàng rào phòng thủ của quân Dù vẫn còn kháng cự. Đòi lập bản kê khai xe cộ khí cụ di tản cũng không kẻm phần tiếu lâm, trong lúc bom đạn của Dồng minh, từng giờ một, biến đổi các khí cụ, xe cộ ấy thành sắt vụn nhiều hơn một chút. Quân Công binh đã dùng chất nổ hủy diệt, chỗ nào có thể, các tàn vật và xe cộ vô ích để cho trống chỗ hoặc để dẹp đường cho các khẩu đại bác và các chiến xa mà người ta còn có thể tiếp tế được về nhiên liệu và đạn dược đi qua.
Đại tưởng Schlemm trả lời rằng các bản kê khai và danh sách sẽ được nộp ngay, và ông tiếp tục di tản người và khí cụ, nhưng chậm hơn như ông mong muốn và ông xét thấy cần thiết rất nhiều. Ngày 8 tháng Ba, vùng đầu cầu chỉ còn, dọc theo sông Rhin, là một hình chữ nhựt mỏng hai mươi cây số bề dài, đông đúc không tưởng tượng được. Các bản doanh của ba sư đoàn ẩn núp trong một nhà máy lọc đường nhỏ, tất cả các đường dây liên lạc với các toán quân của họ đã bị các cuộc oanh tạc cắt đứt. Mỗi quả đạn đều gây ra nhiều sự tàn phá trên mục tiêu chật ních ấy. Schlemm nhấc điện thoại lên lần cuối cùng, ông gọi Blaskowilz, và nói cho ông nầy biết rõ tình hình.
“Đấy, chúng tôi đang ở trong một tình trạng như thế. Tôi xin thêm điều nầy. Chỉ còn có một cây cầu còn có thể xử dụng được phía sau vùng đầu cầu, cây cầu ở Wesel. Nếu một mũi dùi địch tràn đến đấy và tôi phải cho giựt sập y theo lịnh, thì sẽ không còn có thể có một cuộc rút lui nào nữa. Chúng ta sẽ mất tất cả, Trong lúc chúng ta còn rất nhiều toán quân có thể giúp ích nhiều vào việc ngăn cản địch quân vượt sông Rhin trong vùng nầy, nếu chủng được triệt thoái kịp thời.
– Bá linh khư khư phản đối mọi đề nghị “di tản chiến thuật” Blaskowitz nói.
– Tôi yêu cầu ông trình lại với thẩm quyền tất cả những gì tôi nói với ông. Nếu người ta không tin tôi, nếu người ta nghĩ rằng tôi cố ý bôi đen tình thế, thì đâu có khó khăn gì : cử gửi đến đây một quan sát viên. Nhưng tôi xác định với ông rằng thời gian rất thúc bách “.
Ngày 9 tháng ba, một sứ giả của G Q.G. đến, một vị sĩ quan rực rỡ gọn gàng
trong bộ quân phục mới toanh. Ngôi nhà mà Alfred Schlemm tiếp đón ông ta bị rung chuyển bởi tiếng nổ của các quả bom và tạc đạn.
“Xin mời đi quan sát phòng tuyến với tôi ” Đại tướng nói.
Người kia tưởng rằng họ sẽ đi bằng xe hơi.
” Không có vấn đề đó, vả lại vô ích. Các tuyến đầu rất gần. Chúng ta sẽ đi bộ, và chúng ta sẽ rất có phước nếu không phải bò “.
Quả nhiên, chẳng mấy chốc, họ đã phải bò càng. Schlemm liếc mắt về phía người bạn mà bộ quân phục mới toanh dính đầy bùn sình. Hai người nằm sát dưới đáy các lỗ trũng khi cuộc pháo kích trở nên ác liệt.
” Này, Đại tướng nói khi trở về, ông thấy thế nào ?
– Tôi cũng đồng ý là tình thế đã tuyệt vọng và phải lui binh khỏi vùng đầu cầu “.
Công cuộc di tản chiến thuật, được Schlemm dự liệu và tổ chức một cách tài tình, bắt đầu ngay lập tức. Tất cả các sư đoàn của ông vượt sông Rhin trên cây cầu ở Wesel. Các đơn vị cuối cùng che chở cho cuộc lui binh đi qua, và, phía sau họ, cây cầu nổ tung.
Cuộc hành quân cuối cùng do vị tướng nhảy dù Alfred Schleram chỉ huy là như thế. Người ta có thể xem nó như là cuộc điều binh cuối cùng được mong muốn và thực hiện một cách có phương pháp bởi một tướng lãnh Đức ở mặt trận Miền Tây.
° ° °
Ngoại trừ trong vài liên đội quân Dù và quân Waffen SS, tinh thần của binh sĩ Đức đã xuống rất thấp. Không có gì tệ hại cho tinh thần, trong các tình thế khó khăn, bằng sự sụp đổ điều mà người ta đã đánh bỏng như là một hy vọng thoát hiểm. Công cuộc tổng phản công trong vùng Ardennes đã là kỳ vọng tối hậu đó. Sự thất bại đã đánh vỡ khí chất yêu nước của đa số chiến sĩ Đức ở mặt trận Miền Tây.
Bộ chỉ huy, cảm thấy được điều ấy, đã cố tìm cách bưng bít sự thật và biểu dương cả sự thất bại ấy ở phương Tây như là một thắng lợi chiến lược :
” Địch quân đã bị bắt buộc tung ra tất cả quân trừ bị của chúng. Sáu mươi lăm phần trăm của toàn thể lực lượng địch hiện diện trên lục địa đã được tung vào chỗ ấy. Mối nguy của một cuộc tấn công ở phương Tây phối hợp với bước tiến của quân Sô viết đã bị phá tan”.
Các người Đức, chiến sĩ hoặc thường dân, chỉ cần nghe tên các thành phố Đức ở phía Đông cũng như ở phia Tây kể ra trong bản thông cáo chính thức (mặc dù bản thông cáo đã kể chúng ra một cách rất chậm trễ) cũng hiểu được rằng mối nguy đã không hề được đập tan mà trái lại, hai cuộc xâm lược phối hợp với nhau đã bắt dầu. Và các chiến sĩ thường thường chỉ cần nhìn quanh họ cũng hiểu rằng các cơ hội ngăn chặn các cuộc xâm lược ấy đã càng ngày càng ít đi. ” Quân Đồng minh sẽ phải trả giá bằng máu cho mỗi một cây số tiến vào nước Đức, Himmler đã hét lớn trong một bài hiệu triệu đọc trước Đội Wolkssturm. Mỗi một căn nhà, mỗi một nông trại, mỗi một bờ rãnh, mỗi một gốc cây, mỗi một bụi rậm sẽ phải được bảo vệ bởi tất cả mọi người, đàn ông, đàn bà và trẻ nít. Không nơi nào và không bao giờ một người của Đội Wolkssturm có quyền cũng như được phép đầu hàng “. Những lời lẽ như vậy đã không còn tương hợp với thực tế hơn các mệnh lệnh của Hitler về vùng đầu cầu ở Wesel bao nhiêu.
“Đơn vị của tôi có 100 người, vị sĩ quan chỉ huy trưởng đại đội 41 Wolkssturm, được đưa tới phia Tây sông Rhin vào đầu tháng ba, đã kể lại. Ngay trước khi trận đánh xảy ra, người ta phát cho tôi 180 khẩu súng trường của Đan mạch, nhưng không có đạn. Chúng tôi cũng đã có 4 khẩu đại liên và 100 khẩu Panzerfaust. Không một người nào của tôi biết bắn đại liên cả, tất cả đều sợ không dám sử dụng súng Panzerfaust. Có súng mà không có đạn thì làm gì bây giờ ? Họ đã trốn cả về nhà”.
Tiếp theo đó một mệnh lệnh tổng quát xuất hiện, theo đó thì huy chương “Thập tự sắt” (Croix de fer) có thể được ban thưởng cho mọi binh sĩ riêng rẽ hoặc từng toán, đã tìm về được phòng tuyến Đức sau khi đã bị địch bao vây, hoặc sau khi đơn vị đã bị đánh tan. Các sĩ quan ngoài mặt trận đã nhún vai :
“Trong trường hợp đó, tất cả mọi người không bị chết, hoặc bị bắt làm tù binh đều đáng được Thập tự sắt “.
Một mệnh lệnh khác cho biết là các binh sĩ đã biểu lộ lòng can đảm của mình sẽ được nhận lãnh…một bức ảnh có chữ kýcủa Thống chế von Rundstedt. Một vị tướng ở mặt trận viết cho thượng cấp trực tiếp của ông : ” Theo ý tôi thì sự chọn lựa phần thưởng ấy không được thích hợp. Binh sĩ không thể mang theo bức chân dung của Thống chế ra trận tuyến được. Vả lại, không có một đơn xin nào về các bức ảnh ấy đã được nhận được cho đến bây giờ. Trong lúc nầy Sư đoàn xét thấy là một phần thưởng như vậy không cải thiện được xạ thuật của các binh sĩ. Binh sĩ chỉ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn nhờ vào sự tạo lập các điều kiện chiến đấu quân bình hơn “.
Các phần thưởng dường như đã không gây ra được một tác dụng nào, Bộ chỉ huy đã dùng đến sự đe dọa, và, một cách dị thường, sự đe dọa xử tử. Hình phạt tối thượng, ban đầu được dành riêng, như trong tất cả mọi quân đội, cho tội đào ngữ, tội phản bội và và cho những hành vi nghiêm trọng nhứt, trở thành áp dụng cho các sĩ quan và binh sĩ phạm tội không phá sập một cây cầu kịp thời, rút lui khi không có lịnh, cấp phát hoặc xử dụng các giấy phép không đúng qui tắc. Ngày 5 tháng ba 1945, một nội lệnh của các Đội quân Miền Tây công bố rằng mọi quân nhân bị bắt gặp ở xa đơn vị và khai là đang có ý tìm về đơn vị của mình sẽ bị phán xử một cách sơ lược và bị bắn ngay.
Ở mặt trận Miền Đông, Hiến binh treo cổ tất cả các đào binh mà họ tóm được. Dường như hình phạt tử hình đã không thường được áp dụng ở phương Tây. Từ ngày 8 tháng hai đến ngày 10 tháng ba, các Đạo binh Anh Mỹ đã bắt được 50.000 tù binh chiến tranh. Các sự thiệt hại của Đức, trong khoảng thời gian ấy, lên đến 50.000 chết hoặc bị thương.
Không phải là tất cả các khu vực của phòng tuyến ấy đều đã được chống giữ một cách sáng suốt như khu vực trách nhiệm của tướng Schlemm. Rất nhiều đơn vị bị bao vây và bị bắt hoặc bị tiêu diệt ở phía Tây Sông Rhin. Chỉ có năm trăm người của Sư đoàn I Nhảy dù trốn thoát được qua phía bên kia con sông.
Vị sĩ quan chịu trách nhiệm về sự phá hủy cây cầu Ludendorff ở Remagen là Thiếu tá Schoeller. Ông ta đã được lịnh phải phả hủy cây cầu dài 300 thước ấy, trước khi quân Mỹ đến và phải đem sinh mạng mình ra chịu trách nhiệm về sự thi hành mệnh lệnh ấy. Trong khi chờ đợi, cây cầu phải được bảo trì nguyên vẹn để cho các toán quân Đức “di tản chiến thuật”. Các chỉ thị nói rõ là các khối thuốc nổ chỉ được đặt ngay vào lúc cuối cùng, để tránh một sự bị phá hủy sớm. Ở Cologne các quả bom của phi cơ Đồng minh đã làm nổ quá sớm một cây cầu được gài sẵn thuốc nổ, cắt đứt đường rút lui của hai sư đoàn.
Thành phố Remagen nằm hên bờ phía Tây sông Rhin và Bộ chỉ huy của Thiếu tá Schoelier được đặt tại bờ phía Đòng. Vị sĩ quan ấy đã bắt đầu tự hỏi làm thế nào để thi hành một cách chính xác các chỉ thị để bảo toàn mạng sống của mình. Cuối cùng, ông đã cho gài mìn, không vào cây cầu mà khu vực quanh cây cầu bên phía Remagen, và cho bố trí các chướng ngai vật chống chiến xa… Ông hy vọng rằng như thế ông sẽ được báo cho biết trước khi chiến xa địch tới và sẽ có đủ thì giờ để gài thuốc nổ và giựt sập cây cầu.
Ngày 7 tháng ba vào lúc 15 giờ, Thiếu Tá nghe thấy nhiều loạt súng nổ vang, nổi bật hẳn lên trên tiếng gầm thét xa xôi của đại bác, các tiếng súng nầy dường như đến từ phía Remagen. Ông liền hấp tấp đi cùng với Đại úy Công Binh Friesenham đến đầu cầu phía Đông và bắt ống dòm nhìn về phía bên kia sông. Đầu cầu phía Tây có vẽ yên tĩnh và vắng vẻ. Không một chiến xa nào.
HITLER VÀ MỘT NHÓM THANH NỮ ĐỨC…
” Vài tên địch đột nhập vào thành phổ, Schoeller nói. Song còn quá sớm để đặt thuốc nổ. Máy bay địch có thể đến bất thần. Và chúng ta phải để cho quân trú phòng ở Remagen triệt thoái đã. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải canh chừng. Anh cho chuẩn bị các khối thuốc nổ đi “.
Viên đại úy đi ngay. Một lát sau, Schoeller trở về Bộ chỉ huy của ông. Đoạn ông trở lại về phía đầu cầu. Ông đi tới đi lui như vậy ba bốn lần, khó nghĩ và do dự. Người ta vẫn không thấy gì cả. Trong lúc ấy, tiếng súng vẫn tiếp tục nổ vang và có vẻ cường liệt hơn, Thiếu tá liền quyết định, ông cho người đến bảo Đại úy công binh đặt các khối thuốc nổ đầu tiên.
Năm phút sau, một binh sĩ hớt ha, hớt hải bước vào phòng việc.
“Đại úy hỏi Thiếu tá có biết các khối thuốc nổ để đâu không. Người ta tìm không ra.
– Thế nào ? Thật vô lý quá ! “
Schlemm nhảy ra khỏi phòng việc. Ngay lúc ấy, nhiều tiếng nổ làm rung chuyển Bộ chỉ huy.
” Có nhiều chiến xa địch ở phía bên kia cầu ! Một Trung úy hớt hãi nói với Thiếu tá. Chúng đang bắn vào chúng ta “.
Nhiều phút hỗn độn và cả đến hoảng hốt trôi qua. Đại úy Friesenham đã tìm được vài khối, không phải tất cả, ông cho chế tạo gấp rút các khối khác. Nhiều lính Đức tẩu thoát trên cầu, quân Mỹ ở phía sau bắn vãi vào họ. Một toán công binh chiến đấu Đức mang các khối thuốc nổ, tiến tới dưới lửa đạn. Người ta thấy họ biến mất dưới một nhịp cầu. Quân Mỹ tiếp tục tràn lên cầu. Toán công binh chiến đấu trở về báo cáo là họ đã đặt xong các khối thuốc nổ.
” Phải đặt thêm các khối khác, Schoeller hét lớn. Sinh mạng ủa tất cả chúng ta tùy thuộc vào đấy ! “
Không thể được. Quân Mỹ càng lúc càng tràn lên cầu đông đảo và họ bắn liên hồi. Các chiến xa tiếp tục bắn vào Bộ chỉ huy.
” Cho nổ ngay các khối đã được đặt ! ” Schoeller ra lệnh.
Tiếng nổ vang ầm, cây cầu rung chuyến, một phần ba mặt cầu bị tung lên, khoảng giữa cây cầu và móng cầu phía Đông, Lối đi qua không bị cắt đứt. Nhiều chiến xa Mỹ đã tiến lên, giữa những xạ thủ đi bộ, các người nầy đứng dẹp sang hai bên…
Eisenhower đã kể lại rằng ông đang dùng bữa tại bản doanh của ông ở Reims khi Bradley gọi điện thoại cho ông : ” Tin tức chiếm được một cây cầu còn nguyên vẹn đối với tôi có vẻ gần như không tin được, bởi vì Bradley và tôi đã xem một chuyện như vậy như là một khả năng tính mơ hồ, chứ không bao giờ như là một hy vọng chính đáng “. Cây cầu ở Remagen không nằm trong một khu vực mà một cuộc tiến quân mạnh mẽ đã được dự trù, thế nhưng Bộ chỉ huy tối cao Đồng minh đã sửa đổi cấp thời các kế hoạch của họ. Ông ra lệnh cho Bradley phải cho ít nhứt là năm sư đoàn vượt sang bên kia con sông.
Việc chiếm lãnh được cây cầu ở Remagen là một trong những biến cố quan trọng của cuộc chiến tranh. Nó làm chương trình xâm lược của Đồng minh được nhanh thêm nhiều tuần lễ.
Các sư đoàn Đửc đã di tản chiến thuật sang bờ phía Đông sông Rhin trong khu vực ấy đang chấn chỉnh hàng ngũ và vũ trang lại, trong tình trạng mà người ta hãy còn có thể chấn chỉnh và vũ trang lại các đơn vị Đức trong thời kỳ ấy. Để đối đầu lại với Đạo binh thứ I của Mỹ vừa tràn qua sông, Đức chỉ có tại chỗ khoảng một ngàn người thuộc một liên đội công binh chiến đấu, cộng với vài đội cao xạ phòng không, không một khẩu đại bác chống chiến xa. Các cuộc oanh tạc của Đồng minh đã phá hủy các đường dây liên lạc von Rundstedt chỉ hay tin cây cầu Ludendorff bị mất vào ngày mồng 8. Ông lập tức ra lệnh cho nhiều sư đoàn —được trích lấy từ các khu vực khác ở trận tuyến miền Tây tiến về hướng Remagen.
Một cuộc chạy đua về phía khu vực ấy bắt đầu từ hai bên con sông Rhin. Quân Đức đã khởi hành quá trễ và họ không có đủ sức. Ngày 9 tháng ba, vùng đầu cầu của Mỹ đã có được 5 cây số bề sâu.
Pháo binh tầm xa của Đức bắn xối xả vào cây cầu Ludendorff. Quân thám sát Đức có thể thấy qua ống dòm các toán công binh chiến đấu Mỹ đang thiết lập một cây cầu nổi ở Remagen. Chiếc cầu nổi dài 300 thước ấy được hoàn tất trong mười giờ mười một phút, năm ngày sau khi chiếm được cây cầu Ludendorff. Chiến xa có thể chạy qua trên ấy. Cuối cùng ngày 17 tháng ba, chiếc cầu sắt vĩ đại sập xuống lòng con sông Rhin giá buốt khi mà sự phá hủy nó đã trở nên vô ích.
Việc trích lấy binh sĩ ở đó, đâv, để tung vào trận đánh vùng đầu cầu ở Remagen đã đưa đến nhiều kết quả thảm hại trên toàn thể cuộc chiến ở Miền Tây. Dù thế nào đi chăng nữa, các kết quả cũng chỉ có thể tàn khốc mà thôi. Một bờ đê không thể chịu đựng được lâu ngày một cơn lụt khi mà mực nước dâng lên không ngừng và các người bảo vệ nó bắt buộc phải củng cố chỗ bị vỡ, bằng cách trích lấy bớt các vật liệu ngay trên chính bờ đê, ở các địa điểm khác. Hình ảnh các cố gắng cuối cùng của sự chống cự của Đức trước bước tiến của Đồng minh về phía con sông Rhin là như vậy.
Ngay trước khi chiếm được cây cầu ở Remagen nhiều thành phần của đạo binh thứ I của Mỹ đã vào Cologne, ngày 6 tháng ba. Các chú GI đã sửng sờ trước các đống đổ nát, hiện trạng của thành phố ấy. Ngày 8 tháng ba, Bonn đã bị chiếm. Quá về phía Nam, Đạo binh thứ III của Mỹ (Patton), đã chiếm Trèves ngày 6, thấy trước mặt mình một phòng tuyến bỏ trống và tiến thẳng tới hết tốc lực dọc theo sông Moselle, về phía con sông Rhin. Ngày 14, toàn thể tả ngạn sông Moselle đã bị chiếm, cho đến Coblence.
“Hãy thực hiện một cuộc chuyển hồi về phía Nam với cánh phải Đạo quân của ông, Eisenhower điện thoại cho Patton: Đạo quân thứ VII, ở phía nam của ông, sẽ đánh dồn lên phía Bắc “.
Luôn luôn bao vây, bao vây là chủ đề của trận vận động chiến. Mục tiêu cuộc điều binh của Eisenhower là dồn các toán quân Đức trong vùng tam giác sông Moselle —phòng tuyến Siegfried —Sông Rhin, vào giữa hai gọng kềm. Các pháo đài của Đức trong vùng ấy sẽ bị bao vây y như các pháo đài của phòng tuyến Maginot hồi năm 1940. Quá nửa về phía Nam, các toán quân của tướng Montsabert (Quân đoàn 2 của Pháp) vượt sông Lauter ngày 19 tháng ba, và tiến vào nước Đức.
Sự bao vây mà Eisenhower mong muốn đã được thực hiện ngày 20. các toán quân của Patton và của Patch đã bắt tay nhau ở phía Tây Kaiserslautern. Quân Đức, bị bao vây, chia cắt ra từng đoạn, đã đầu hàng từng liên đội nguyên vẹn. Trong vòng một tuần lễ, hơn 40.000 người đã bị bắt làm tù binh. Ngày 23 tháng ba, Patton vượt qua sông Rhin, ở phía Nam thành phố Mayence. Ngày 25, chỉ có vài đơn, vị Đức bị bao vây vẫn còn kháng cự ở phía Tây con sông lớn ấy.
Trong lúc ấy, vùng đầu cầu ở Remagen mở rộng ra không ngừng và, ngày 24, Montgomery đã tung ra cuộc tấn công vĩ đại của ông để bao vây vùng La Ruhr từ phía Bắc.
“Sông Rhin không được bảo vệ đúng mức giữa Mannheim và Mayence bởi vì người ta đã đưa quân trừ bị đến vùng đầu cầu ở Remagen, Goering nhận định. Tất cả các điều ấy thật tàn khốc cho Hitler “.
Trước các tin tức về sự sụp đổ của phòng tuyến Đức ở phía Tây sông Rhin, Hitler đã phản ứng như thường lệ : hy sinh một người. Người nào ? Đại tướng Schlemm không phải là một nhân vật đủ quan trọng, người ta không thể khiến trách cá nhân ông về một điều gì cả và, vả lại bị thương, ông ta đẵ phải rời khỏi chức vụ ròi. Hitler chọn người đã, gửi quân trừ bị đến cho Schlemm : von Rundstedt.
Tuy nhiên, von Rundstedt đã không bao giờ hành động mà không thỉnh thị quyết định của Hitler, và Hitler đã chấp thuận. Nhưng Thống chế đã có cái lỗi là đã đề nghị cuộc chuyển quân —ông có thể làm gì khác hơn ? Cứ để cho Đạo quân thứ I của Mỹ xuyên thẳng qua như tên bắn à ? —đã ngưng trong một lúc không làm một thứ điện thoại viên chỉ có việc truyền đi khắp mọi nơi (với một sự thản nhiên chua chát) lệnh tử thủ của Hitler. Vị tư lệnh bảy mươi tuổi, đã ba lần bị bãi chức và ba lần được triệu hồi, đã từng chứng tỏ khả năng quân sự của mình nhiều phen, không dấu diếm rằng ông đã nhận lãnh, ngày 20 tháng ba 1945, lịnh bãi chức của mình, lần nầy vĩnh viễn, với lòng thanh thản.
Hitler đã hy sinh công khai von Runđstedt, và nhiều vị chỉ huy quân sự khác đã bị bãi chức, cách chức, cầm tù, hoặc sẽ phải bị như vậy, nhưng các vị chỉ huy quân sự ấy, mà bây giờ hầu hết đều bị ông ta ghét cay ghét đắng, đã không phải là những nạn nhân duy nhất của ông ta. Thực ra, bây giờ, vị chủ tể của nước Đức đã quyết định, nếu cần, hy sinh toàn thể dân tộc Đức.
Ngày 21 tháng hai 1945, ông ta đã gửi đến tất cả các cấp trưởng trên toàn lãnh thổ Đức quốc một thông tư ra lịnh cho họ phải làm phấn khởi dân chúng, đặt dân chúng, trước sự đe dọa xâm lăng ở phía Đông và ở phía Tây, trong một tình trạng cuồng nộ. Thông tư kết thúc như sau : “Nếu dân tộc Đức sờn lòng nản chí, nhiên hậu họ sẽ chứng tỏ là họ không có được một tinh thần xứng đáng với danh xưng ấy và, trong trường hợp ấy, họ đáng bị tiêu diệt”. Những lời nói khủng khiếp, mà người ta đã cho là điên cuồng. Thực ra, Hitler đã luận lý với chính ông ta, Trong dòng lịch sử, người ta không tìm được một lãnh tự chủ nghĩa nào luận lý hơn.
Ngày 16 thảng ba, trong một thông cáo khác cho các Thị trưởng (Gauleiter), Hitler hạ lịnh phá hủy, tiêu diệt, triệt hạ tất cả những gì có thể, khi lọt vào tay địch, giúp ích được chúng : các trung tâm điện lực và các nhà máy hơi, tất cả các loại công xưởng, các hầm mỏ, các hệ thống đường sắt, các kinh đào, các hệ thống dẫn nước, các kho dự trữ quần áo và lương thực. Các tướng lãnh nhận được lịnh, truyền cho tất cả các đơn vị trưởng, phải biến thành bình địa những vùng mà họ có nhiệm vụ chống giữ cho đến người lính cuối cùng, Không phải chỉ phá hủy các cây cầu và tất cả các công trình đã được liệt kê trong bản thông cáo cho các Thị trưởng, mà cả đến các hồ chứa nước, các vựa ngũ cốc, súc vật, các lò bánh mì. tất cả những gì cần thiết cho sự sống. Mặc kệ cho đám dân chúng sống sót sau các cuộc oanh tạc và các trận đánh, nếu họ bị chết đói, chết khát.
Đa số những người nhận các mệnh lệnh ấy, nếu không muốn nói là tất cả, đã lấy làm sửng sốt. Các giây phút sững sờ đầu tiên đã qua, một số người đã gọi điện thoại về Bộ Kỹ nghệ và Quân bị để yêu cầu xác nhận. Câu trả lời rất quả quyết:
“Đây là Tổng trưởng Speer. Đừng phá hủy gì cả. Lệnh ấy bởi một sự ngộ giải mà ra. Các ông sẽ nhận ngay được một phản lệnh “.
Nhiều cú điện thoại khác được gọi đến Bộ trong ngày :
“Chúng tôi đã nhận được một thông báo của Martin Bormann nhân danh Fuhrer, hỏi chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị cho các việc phá hủy chưa. Phải làm gì bây giờ ?”
Câu trả lời cũng vẫn quả quyết, nhưng minh bạch hơn :
” Đừng phá hủy gì cả, đừng chuẩn bị gì cả. Lịnh đã được ban ra do một sự thông báo khiếm khuyết nơi thượng cấp. Bây giờ, dù làm thế nào đi nữa Đức cũng đã bại trận. Việc thi hành lịnh ấy sẽ chỉ làm tăng gia các tai họa và sự khốn khổ cho tất cả người Đức, và đất nước chúng ta sẽ không làm sao phục hưng được. Các ông phải gánh lấy trách nhiệm với lương tâm của chính mình. Dù cho có thể nguy hiểm cho chính bản thân mình, các ông cũng phải liệu cách để đừng thi hành lịnh. Hãy tìm cách trì hoãn, hãy gửi về các báo cáo giả ngụy, nhưng đừng phá hủy gì cả “.
Tất cả các người nhận được lịnh, quận trưởng, thị trưởng hành chánh, hoặc Tướng lãnh, họ không hề hở môi, đã nhận được điện thoại hoặc nhiều thư tín của Speer khẩn thiết yêu cầu họ đừng phá hủy gì cả trong khu vực trách nhiệm của họ. Chưa bao giờ ông Tổng trưởng đã đích thân hoạt động hăng say như vậy. Ông khẩn thiết yêu cầu người nầy và không do dự đe dọa người nọ: sau chiến tranh những kẻ phá hoại sẽ phải trả lời về các hành vi của mình trước dân tộc Đức.
Có người tán đồng ngay; nhiều người khác tỏ ra do dự, phân vân giữa sự sợ hãi các chế tài tương lai và sự lo sợ các hình phạt tức thời. Speer hiểu là ông ta sẽ không thể nắm được những người nầy trong nhiều tuần lễ, và ông ta cũng không ngây ngô đến độ nghĩ rằng cơ quan Gestapo không báo cáo nhanh chóng cho Fuhrer về chiến dịch chống tàn phá của minh. Ngày 18 tháng ba, ông đệ lến Hitler một bức tâm thư nói với ông nầy rằng dù làm thế nào đi nữa Đức quốc cũng đã bại trận, và nếu người ta không muốn thấy đất nước bị tuyệt diệt thì phải không nên phá hủy, mà tìm các bảo toàn tất cả những gì sẽ có thể giúp cho đất nước sống, dù trong nhất thời, sau các cơn binh lửa. Đó không phải là lần thứ nhứt mà Speer phản đối lại các quyết định của Hitler song chưa bao giờ ông ta lại làm lộ liễu như thế.
– Alfred Speer đã tự biện minh về thái độ của ông trước và trong chiến tranh, trong nhiều tập hồi ký mà ông đã viết trong khi bị giam cầm trước khi bị đưa ra Tòa án quốc tế Nuremberg và trong những câu trả lời trong nhiều cuộc thầm vấn. Các văn tập và lời khai của ông nằm trong số những tài liệu quan hệ nhứt vì các chi tiết chính xác chứa đựng trong ấy, bời vì, về các sự kiện, tất cả các lời khai của các bị cáo khác đã tỏ ra lủng củng, đứt đoạn, và cũng vì diễn biến mà Speer trình bày lại, vừa nói về chính ông ta, luôn luôn có lẽ thật về phương diện tâm lý, với những sắc thái của một giọng điệu chân thành. Nếu toàn thể lời tự thú của ông đã được tưởng tượng ra, thì đó sẽ là một kiệt tác phẩm của một nhà văn.
Năm 1934, Alfred Speer là một kiến trúc sư hai mươi chín tuổi. Giáo sư Troost, kiến trúc sư riêng của Fuhrer, đã chọn ông để coi sóc công việc xây cất dinh Tể tướng mới ở Bá linh. Hitler, mà thuật kiến trúc là sở thích, và ông đã muốn rằng Dinh thự ấy bảo chứng bước vinh quang của ông qua nhiều thế kỷ, đã đích thân lo liệu công việc xây cất, đã thường đích thân đến công trường. Ông gặp Speer, nói chuyện với ông này, mời dùng bữa, và nhân thấy ông này dễ thương, đáng chú ý. Thời vận của người kiến trúc sư trẻ tuổi đã đến.
Thế nhưng, Hitler đã không dùng ông nầy như là một kiến trúc sư, bởi vì ông có quan niệm riêng của ông trong thuật dụng nhân. Từ Ribbentrop, đại biểu dân chúng, ông biến thành một nhà ngoại giao. Ông đặt Speer ở các chức vụ cao cấp trong Bộ kỹ nghệ và, cuối cùng, ông giao cho ông nầy điều khiển ngành kỹ nghệ và quân bị. Phải nói ngay là sự tuyên bạt ấy rất thích đáng. Speer đã điều khiển hữu hiệu hơn bao giờ hết guồng máy sản xuất vĩ đại của Đức.
Riêng Alfred Speer cũng lấy làm hoan hỉ. Thiên bẩm một khí chất kiến tạo và tổ chức, ông đã tổ chức và kiến tạo. Kỹ thuật gia và cả đến kỹ thuật chủ nghĩa, ông chỉ chú tâm đến chính trị trong trình hạn nó có liên hệ đến hoạt động của ông. Tuy nhiên, ông không dấu điếm rằng ông đã không thấy, ít ra cũng trong lúc đầu, chủ nghĩa quốc xã xấu tự trong bản nhiên. Ông đã tưởng rằng nó có lợi cho quốc gia dân tộc Đức. Thêm nữa ông cũng không dấu diếm rằng ông đã không cưỡng lại nổi “yêu lực” riêng của Hitler, trong thời kỳ ông này chưa trở thành một người thác loạn thần kinh hắc ám và bất thường. “Tất cả đều bị khuất phục trước ” yêu lực ” của ông ta, ông đã nói, và tuân theo ông ta một cách mù quáng, không còn ý chí riêng tư nữa, dù dung ngữ y học có thể gọi hiện tượng ấy thế nào đi nữa “.
Sức mê hoặc đã tan biến ngày mà Hitler hạ lịnh cho Speer không phải kiến tạo và tổ chức nữa, mà là phá hủy và phá hoại tổ chức. Nghĩa là khi các đạo binh Đức bại trận, bắt đầu rút khỏi các vùng đất đai chinh phục được ở Âu châu. Hitler đã muốn rằng chúng chỉ để lại sau chúng cảnh đổ nát và hoang tàn.
Speer đã nói rằng ông ta quyết định không thể để cho thi hành các lịnh ấy, nhứt là về các lãnh thổ ở phương Tây, giàu có, đông đúc dân cư, được kiến trúc khắp mọi nơi. Chính lúc bấy giờ ông ta đã bắt đầu tung ra những phản lịnh riêng của ông. H.R. Trevor Roper, sĩ quan của cơ quan Tinh báo Anh, được “Inlelligence Service Bureau ” giao phó làm một cuộc điều tra về phút cuối cùng của Hitler, đã viết như sau, khi nói về Speer : ” Uy thế của y đã che chở cho các hầm mỏ và các nhà máy ở Bỉ và miền Bắc nước Pháp, các con kinh đào ở Hòa Lan, các quặng kền ở Phần lan, các mỏ khoáng vật của vùng Balkans, các giếng dầu hỏa của Hung gia lợi. Và, khi năm mới đến (1945) lúc quân Đồng minh đã tiến vào nội địa nước Đức, Hitler và người thân lạ lùng của hắn ta đã tiếp tục đánh vật với nhau như thế, một cách im lặng, nhưng tàn khốc, trên thân thể của đất nước họ “.
Đối với Speer sức “mê hoặc” của Hitler đã phai lạt đến nỗi ông ta xem Hitler như là một nhân vật nguy hiểm và cả đến như là một tên tội phạm của quốc gia. Tháng hai 1945, ông đã nghĩ đến việc trừ khử ông nầy. Không phải bằng một quả bom hoặc một cây dao găm. Speer biết là các ống dẫn không khí vào căn hầm trú ẩn của Hitler (bunker) ở Bá linh ăn thông đến một lỗ hổng trong ngôi vườn của Dinh Tể tướng. Chỉ cần cho hơi độc vào lỗ ấy là làm Fuhrer và đám người hầu cận ông ta chết ngạt như những con chuột chũi. Speer chuẩn bị việc ấy trong vòng bí mật, chỉ có vài người thân tín nhất của ông được biết mà thôi. Nhưng, vài ngày trước khi cuộc mưu sát đã được trù định được thực hiện, ông đi quan sát ngôi vườn và thấy người ta vừa thiết lập xung quanh miệng lỗ một ống khói bảo vệ bốn thước bề cao, không thể nào leo lên đấy mà không bị bọn lính phòng vệ SS phát giác. Ông từ bỏ ý định.
Speer đã khai một cách tự ý, và đây là một sắc thái tâm lý đáng chú ý, không phải ông ta đã từ bỏ ỷ định trừ khử Hiller chỉ vì tính bất khả năng về vật chất ấy. Vài ngày trước dó, ông đã đến phòng tuyến Miền Tây và trong khi đi dọc theo một địa đạo, ông đã nghe thấy một đám lính công binh đang trò chuyện với nhau, các người nầy vì bóng tối gần như hoàn toàn nên đã không thấy ông đến. Các câu chuyện đàm thoại của các người ấy, Speer đã khẳng định, vẫn còn để xuất hiện một lòng tin khủng khiếp nơi Hitler : Chỉ có ông ta là hiểu được binh sĩ và thợ thuyền, chỉ có ông ta là có khả năng, mặc dù người ta không biết cách nào, cứu thoát dân tộc Đức khỏi cơn thảm họa. Kẻ sát nhân quyền thế bị cảm kích rất nhiều. Các hậu quả của việc trừ khử Hitler sẽ như thế nào? Một cuộc cách mạng trước địch quân? Speer hãy còn bị ấn tượng đó dày vò, khó nghĩ, khi ông khám phá ra chiếc ống khói vừa được thiết lập quanh lỗ thông hơi trong ngôi vườn —và điều đó đã đè nặng lên quyết định của ông ta.
Ngay khi nhận được bức thư của viên Tổng trưởng của mình, Hitler triệu ngay ông ta đến “bunker “.
“Hay nhỉ, ông nói, anh phá hoại các mệnh lệnh của tôi à ? Anh đi rêu rao khắp nơi là ta đã bại trận. Đó là một sự phản bội “.
Speer nói rằng quả nhiên Đức đã thua trận và trình bày lại lập luận đã được khai triển trong bức thư của ông ta. Hitler đập bàn :
“Nếu chiến tranh phải bị thua, dân tộc cũng sẽ chết. Số phận không thể tránh khỏi là như vậy.
Không có vấn đề chúng ta phải lo lắng bảo tồn điều gì có thể dung chứa cho một sự sống sót, dù cho sơ khai đi nữa, của dân tộc Đức. Trái lại chúng ta phải phá hủy tất cả các vật ấy, hủy diệt luôn cả chủng ta, bởi vì dân tộc của chúng ta đã chứng minh sự yếu hèn của nó. Tương lai chỉ sẽ thuộc về dân tộc mạnh nhứt. Vã lại chỉ có những con người hạ đẳng, không xứng đáng mới sẽ còn sống sót sau chiến tranh. Các người khác sẽ ngã gục.
– Những người ưu tú sẽ không chết hết. Không thể nào hy sinh một cách cố ý như thế toàn thể một dân tộc “.
Ồng Tổng trưởng đã hoài công tìm cách khơi động lại những tình cảm đơn thuần về nhân loại còn có thể còn sót lại trong lòng Fuhrer. Hitler khước từ tách mình ra khỏi, dù chỉ trong một chốc thôi, sự luận lý không lay chuyển được của một người tôn thờ chủ nghĩa. Ông ta trở lại cùng một chủ đề nhưng dưới nhiều hình thức, như ông ta đã thường làm, với một sự hăng say càng lúc càng mãnh liệt. Speer lặng thinh.
Sau một lúc im lặng, Hitler nói bình tĩnh hơn :
“Vì các chức vụ cao cấp của anh và vì lòng quý mến của tôi đối với tài năng của anh, tôi đồng ý bỏ qua tất cả những gì anh đã nói và làm. Tôi cho anh một cơ hội để tự chuộc mình. Tôi yêu cầu anh chỉ tuyên bố là ta không bại trận “.
Speer không trả lời ngay, ỏng biết là ông sẽ gặp những mối nguy nào và có lẽ ông ta cảm thấy quả tim mình đang đập mạnh. Martin Bormann, bí thư của Hitler, người theo phe phá hủy, nhìn ông ta châm bẩm. Các người hiện diện khác tránh không nhìn ông. Cuối cùng Speer quyết định :
” Chiến tranh đã bị thua “, ông nói chậm rãi.
Hitler đứng lên :
” Tôi cho anh hai mươi bốn tiếng để suy nghĩ “.
HITLER TRƯỚC DÂN CHÚNG Ở NUREMBERG NĂM 1930…
Speer ra về. Hai mươi bốn tiếng đồng hô sau, ông ta gửi cho Hitler một bức thư trong ấy ông ta nhắc lại những lời lẽ đã được phát biểu trong buổi hội kiến ngày hôm trước. Trong phần kết thúc, ông tuyên bố duy trì nguyên vẹn nhận định và vị thế của mình. Bức thư ấy nằm trong số các tài liệu được viện dẫn ra ở Nuremberg, Martin Bormann đã soạn thảo và phổ biến một thông tư xác định các mệnh lệnh về sự phá hủy. Cùng ngày, Lục quân công bố là tám sĩ quan đã bị hành quyết vì đã không phá sập một cây cầu, đúng theo các mệnh lệnh đã nhận được.
Speer, ông ta không bị bắn cũng như không bị treo cổ, trái hẳn với điều mà Bormann và vài người khác nữa mong muốn; Hitler đã dành cho ông ta, dù đến thế nào chăng nữa, một sự ưu ái kỳ quặc. Ông đã cho rằng Speer đã có, như chính bản thân ông ta, trong bản chất, một khí tính nghệ sĩ. Vì điều ấy. ông không thanh toán Speer, ông chỉ huyền chức ông nầy.
Nhiều ngày đã trôi qua như thế trong tình trạng trì hoãn. Speer, bị huyền chức nhưng chưa bị bãi chức, vẫn tiếp tục điều hành các công việc thường ngày. Ông cũng vẫn tiếp tục chiến dịch chống phá hủy của ông, trong một hoàn cảnh bán dấu diếm. Ông tung ra những mệnh lệnh nhân danh Bộ Tổng tham mưu để cho khắp mọi nơi giữ kín các chất nổ mạnh, vẫn trong tình trạng bán dấu diếm ấy, ông cho phát cả súng tiểu liên cho các vị Giám đốc các nhà máy với lịnh là sẽ sử dụng chống lại các Quận trưởng nào tìm cách thực hiện các sự phá hoại.
Ngày 29 tháng ba, Hitler lại cho mời ông ta đến. Tất nhiên không phải là ông ta không biết rằng Speer đã không hề sửa đổi, bằng cớ là, ông ta đã bắt đầu buổi hội kiến bằng cách yêu cầu ông nầy từ chức.
” Tôi từ chối, Speer nói. Trong những hoàn cảnh thê thảm mà đầt nước tôi đang trải qua, bốn phận của tôi là phải ở lại nhiệm sở của mình “.
Bấy giờ, một buổi hội kiến kỳ quái lại diễn ra, khác biệt hẳn với buổi hội kiến ngày 18 tháng ba, khó mà hiểu rõ được một cách chính xác trong chi tiết qua các tài liệu, nhưng dù sao mặc lòng, Hitler, chẳng mấy chốc, đã chuyển nó sang bình diện tình cảm. Người ta tưởng hiểu rõ rằng Fuhrer đã tìm lại được vài mảnh vụn vặt của uy lực quyến rũ xưa cũ, đã nhắc lại với Alfred Speer buổi ban đầu tươi đẹp khi mối giao tình giữa họ vừa chớm nở, những buổi đàm đạo lý thú trên công trường xây cất Dinh Tể tướng. Tất cả những kế hoạch, đồ án hoa mỹ mà họ đã cùng nhau thảo ra. Một cách tự ý, ông ta thôi không đề cập đến ý kiến xung đột, vĩ đại, căn bản, đã chia cách ông với vị tổng trưởng bị huyền chức của ông. Ông để cho điều ấy lui vào dĩ vãng. Tuy nhiên Speer không đổi ý kiến một cách minh thị, đã nói phân hai. Buổi hội kiến kết thúc bằng một cuộc hòa giải vẫn trong vòng tình cảm và hơi theo nghi thức.
“Tôi đã bày tỏ với ông ta rằng, Speer nói, dù gì đi nữa, từ rày về sau ông ta cũng vẫn có thể tin tưởng vào tôi “.
Speer có thành thực không ở lần thổ lộ thứ hai nầy, khi mà ông ta thốt ra những lời ấy, hay ông la lại chơi trò hai mang ? Không làm sao biết được. Thái độ của tất cả những người Đức đã sống gần Hitler phần lớn rất khó hiểu cho đến lúc cuối cùng, và chính Speer cũng vậy, ông ta cũng đã sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên thêm nữa, một tháng sau đó, trong buổi hội kiến cuối cùng với Fuhrer của ông ta. Bây giờ, một sự kiện đáng lưu ý : được phục chức một cách chính thức ngày 29 tháng ba, ông Tổng trưởng tiếp tục ngay, không để mất một giây nào cả, chiến dịch chống phá hủy của ông, với tất cả các phương tiện được đặt lại dưới quyền sử dụng của ông,
Người ta không tưởng tượng được rằng Hitler, bỗng nhiên không còn được báo cáo về hoạt động ấy. Tuy nhiên, ông ta vẫn không nghiêm trị viên Tổng trưởng của mình. Cớ sao ? Đó là một câu hỏi khác rất khó mà trả lời. Có thể trong thâm tâm của “nhà chủ thuyết” hãy còn có một sự ngần ngại mơ hồ, một sự ân hận không bày tỏ được, đã khiến ông ta chấp nhận sự phá hoại các mệnh lệnh theo chủ trương hư vô của mình như một loại “cách diện” về tinh thần. Có thể chỉ giản dị như thế nầy, vì bị thúc bách bởi các tin tức thảm hại mà ông nhận được mỗi ngày từ tất cả các mặt trận cho nên Hitler không có thì giờ làm cho chín mùi một quyết định mà ông do dự khi lựa chọn. Dù sao mặc lòng ông ta đã không bao giờ thu hồi các mệnh lệnh mà sự thi hành đã làm nhiều trăm ngàn người Đức mất mạng.
Để thay thế von Rundstedt ở chức vụ Tổng tư lệnh Mặt trận Miền Tây, Hitler đã chọn Thống chế Kesselring.
Alfred von Kesselring, con người khí phách với chiếc cằm vuông, là Thống chế không quân. Khi còn là Đại tướng, ông đã chỉ huy không lực trong cuộc xâm lăng Ba lan, kế đó ở phương Tây, trong cuộc xâm lược nước Bỉ và nước Pháp. Ông đã cùng với Goering điều khiển các cuộc tấn công đại qui mô vào Anh quốc trong mùa hè 1940. Được thăng Thống chế, ông đã từng chứng kiến các phỉ đội của ông tung mây lướt gió vào không phận Nga sô trong khi các đạo quân Đức đang tiến về Mạc tư Khoa. Sau đó Hitler đã giao phó cho ông chỉ huy các lực lượng trên bộ, bằng cách bổ nhiệm ông ta làm “Tổng Tư lệnh Miền Nam “.
Ông đã nổi danh vang dội ở Đức với cuộc chiến ở Ý đại lợi. Các sử gia quân sự Tây phương đã thừa nhận rằng danh tiếng ấy đã không bị tiếm đoạt, ít ra, cũng trong thế thủ. Điều binh với sự khéo léo, chống cự khéo léo hơn nữa trên các phòng tuyến ” Hitler ” và ” Gothique “, Kesselring đã buộc Đồng minh vào một trận chiến dai dẳng, khổ nhọc và tàn khốc cùng độ.
Qua các điều mà chúng ta được biết về các sở kiến của Hitler về lối thoát của chiến tranh, về các ức thuyết của sự diệt vong thảm hại mà ông ta đã nghĩ đến, trong thời kỳ ấy, người ta có thể tự hỏi ông ta trông mong điều gì ở Kesselring, khi giao phó cho ông này chức vụ Tổng tư lệnh Miền Tây. Bắt Đồng minh phải trả một giá thật cao, về nhân mạng cũng như khí cụ, sự bại trận của Đức ? Luận lý pháp quân sự không cho phép hy vọng nhiều hơn nữa, và, vả lại, thực chất của các mệnh lệnh của Hitler, ở Miền Tây cũng như ở Miền Đông, có thể tóm lại một cách càng lúc càng chuyên chú trong hai câu : “Không thoái nhượng một tấc đất nào cả. Chống cự khắp mọi nơi cho đến giọt máu cuối cùng “. Song chúng ta đừng nên lầm lẫn. Phần tiếp theo sẽ chứng tỏ rằng con người thác loạn thần kinh ở dưới bunker đã không bao giờ, gần như cho đến ngày cuối cùng, ngừng tin tưởng vào phép lạ, dù cho khi mà sự thất bại đã trở nên quá rõ ràng, dù cho khi mà chính ông ta đã ban ra những mệnh lệnh không gì khác hơn là sự biểu thị của nỗi tuyệt vọng. Ông ta đã tỏ ra khá điên cuồng để chủ trương rằng một sự thất bại của quân Nga trong trận tấn công vào Bá linh sẽ có thể lật ngược lại thế cờ.
Vậy thì, chúng ta có thể nghĩ rằng Hitler bổ nhiệm vị Tân Tổng Tư lệnh Miền Tây hoàn toàn với mong muốn sau đây : ” Kesselring đã chận đứng quân Anh Mỹ ở Ý đại lợi. Ông ta sẽ chận họ lại được ở phía Tây. Sự dai đẳng của chiến tranh ở Miền Tây sẽ làm Đồng minh chán nản, mối nguy của một sự xâm nhập bôn-sơ-vit sẽ làm họ hoảng sợ và họ sẽ yêu cầu hòa bình “. Chín mươi phần trăm người Đức, như đã được nói đến, đã nuôi ảo vọng ấy.
Kesselring nhậm chức ngày 21 tháng ba.
“Chúng ta đang ở đâu ? Ông hỏi vị Tham mưu trưởng của von Rundstedt, vẫn tại chức.
– Đây là tấm bản đồ, thưa Thống chế. Các hiệu chỉ hầu như đều được cập nhựt hóa.
Nhiều ô vuông sờn màu đỏ mang mũi tên chĩa về phía Đông găm dọc theo con sông Rhin, trên rất nhiều điểm. Từ Bắc chí Nam, ở Wesel, Remagen, Mayence, Mannheim, Philipsburg. Ô vuông của Remagen đã tràn qua phía Đông sông Rhin một quãng rộng.
“Đó là các lực lượng chính của địch, vị tham mưu trưởng nói. Theo các cơ quan tình báo của ta, toàn thể lên đến chín mươi sư đoàn. Các tên được khoanh đỏ ở đây ở phía Đông và ở phía Nam vùng La Ruhr là tên của các phi trường và nhà ga hàng hóa mà không lực địch đang oanh tạc, từ bình minh hôm hay. Sự phá hủy các phi trường chỉ còn có một tầm quan trọng tương đối vì số nhỏ phi cơ mà chúng ta còn có thể tung ra. Nhưng một sự gia tăng tệ hại của tình trạng của các hệ thống giao thông của chúng ta, đã quá bất ổn rồi, sẽ có thể đưa đến nhiều hậu quả thảm khốc “.
Kesselring quan sát tấm bản đồ, với mũi cây viết chì chuốt nhọn, ông chỉ các ô vuông màu xanh lá cây tượng trưng cho các lực lượng Đức ở phía Đông con sông Rhin :
“Nếu tôi đếm không nhầm, thì tổng cộng ở phía chúng ta có cả thảy sáu mươi lăm sư đoàn theo đúng danh hiệu. Chúng tương xứng với bao nhiêu sư đoàn với cấp số thực thụ ?
– Với phân nửa số ấy “.
Trong buổi chiều nhiều công điện đánh về cho biết không quân Đồng minh đã đánh phá liên hồi, suốt ngày các mục tiêu ở phía Đông vùng La Ruhr. Các nhà máy sàng than đá ở Bocholt, Dulman, Coesfeld, Hasltern, Isselburg đã bị thiêu rụi. Tất cả tàu hỏa tìm cách di chuyển trong khu vực ấy đều bị các oanh tạc chiến đấu cơ tấn công.
Kesselring làm việc suốt đêm, đọc các báo cáo của nhiều khu vực khác nhau và gọi điện thoại. Ngày hôm sau, khi ông vừa thức giấc sau hai tiếng đồng hồ nghỉ ngơi, người ta mang đến cho ông một xấp báo cáo mới cho biết là tất cả mọi cuộc tập trung quân sĩ trong vùng La Ruhr đều bị oanh tạc khốc liệt. Hơn một ngàn pháo đài bay và oanh tạc cơ Liberators đã được ghi nhận đang hoạt động. “Chúng tôi chưa từng thấy như vậy từ khi có cuộc chuẩn bị cho công cuộc đổ bộ ở Normandie “. Các vị chỉ huy trưởng đơn vị nói. Cuộc oanh tạc tiếp tục quá nửa về phía Đông. Trên mười sáu cây cầu cho phép sự thông thương về thiết lộ với vùng La Ruhr, mười bốn cây đã bị phá hủy, hai cây còn lại bị hư hại nặng. Khu vực kỹ nghệ vĩ đại xem như đã bị cắt đứt ra khỏi phần còn lại của Đức quốc.
Chạng vạng tối, một bức công điện của đội quân H báo cáo rằng địch quân đang căng ra một bức màn sương mù nhân tạo vĩ đại trên Hạ lưu sông Rhin, giữa Duisburg và biên giới Hòa lan.
“Đường giây điện thoại với Đội binh H hãy còn hoạt động chứ ? Kesselring hỏi. Còn à ? Gọi cho tôi Đại tướng Blaskowitz “.
Sự liên lạc được thiết lập trong ba phút :
“Rõ ràng là địch đang chuẩn bị vượt sông, Kesselring nói với Blaskowilz.
Đạo binh thứ I Dù sẵn sàng để đẩy lui cuộc xung phong chứ ?
– Nó sẵn sàng để chống trả với cuộc xung phong. Đạo binh Dù thứ I đã bị thử thách khốc liệt trong trận đánh ở khu rừng Reichswald. Đó là lực lượng ưu tú nhứt mà chúng tôi có ở mặt trận Miền Tây. Tất cả sẽ tùy thuộc vào những gì xảy ra với nó. Ngài có thể tăng viện cho tôi không ?
– Để tôi coi. Tôi sẽ gọi lại ông “.
Kesselring biết rằng sẽ hoài công vô ích nếu xin quân tăng viện ở Bá linh. Bá linh chưa lấy bớt của ông vài sư đoàn để đưa về phía Đông đã là một chuyện quá tốt rồi. Vả lại, chuyển quân từ trung tâm Đức quốc về phía khu vực Wesel là một công việc không thể thực hiện được vì các cây cầu xe lửa đưa đến vùng La Ruhr đã bị phá hủy.
Thống chế và viên Tham mưu trưởng của ông làm việc suốt buổi chiều, suổt đêm và gần như luôn cả ngày hôm sau, họ gọi điện thoại, xem xét các tình trạng quân số, đưa ra nhiều kế hoạch để xem coi còn có một phương sách nào để chuyển quân dọc theo con sông Rhin không. Thêm một lần nữa, lại phải che chở cho một điểm của con đê bị đe dọa tức thời bằng cách trích lấy vật liệu ở những điểm khác trên chính con đê ấy. Thế nhưng, đã đến một lúc mà người ta không thể còn cầu viện được ngay cả vào cùng sách ấy. Tất cả các tướng lãnh được hỏi mượn bớt quân số đã trả lời rằng chính họ cũng đang cần đến quân tăng viện. Đạo binh gần nhứt ở dọc con sông Rhin đã không chận đứng được ngay cả sự bành trướng của vùng đầu cầu của Mỹ ở phía Đông Remagen. Ngày 23 vào lúc 18 giờ, Kesselring đã phải quyết định gọi điện thoại trả lời cho vị Tư lệnh Đội quân H rằng ông không còn có thể giúp ông ta được gì nữa.
” Mặc kệ, Blaskowitz nói với sự nhẫn nại. Chúng tôi sẽ cố hết sức “.
– Hãy báo cho tôi biết, ngay khi cuộc tấn kích vừa được phát động “. Kesselring kết thúc.
Ổng vừa đặt ống nghe xuống, thì một tùy viên bước vào phòng việc, cầm nơi tay một bức công điện mới :”Địch quân đã bất ngờ vượt qua sông Rhin đêm rồi ở Oppenheim dưới một màn khói nhân tạo và với một sự yểm trợ dữ dội của pháo binh. Chiến xa của chúng tiến ào ạt ngược lên lưu vực sông Main. Các toán quân của chúng tôi đang ráng sức làm chậm lại bước tiến của chúng “. Các chiến xa ấy là của Đạo binh Mỹ thứ III của Patton. Chúng tiến thẳng vào trung tâm Đức quốc.
Ngày 16 tháng ba, một thông tư của Bá linh đã được phổ biến tại phòng tuyến Miền Tây. Bản văn của nó miêu tả thân phận tương lai của dân tộc Đức trong trường hợp đầu hàng : “Tất cả tiềm năng nông nghiệp của Đức quốc sẽ bị đặt dưới quyền xử dụng của Mạc tư khoa, và sự đói kém, được gây ra một cách cố ý, sẽ được áp dụng như là một phương tiện áp bức. Sức lao động của Đức sẽ được sử dụng để bồi thường chiến tranh và Mạc tư khoa sẽ lưu đày sang Siberie hàng ngàn và hàng ngàn công nhân nô lệ. Mạc tư khoa sẽ phá tan mọi gia đình do sự lưu đày và tình trạng nô lệ hóa lao động. Phụ nữ Đức sẽ bị các con dã thú hình người cướp đi, hãm hiếp và tàn sát. Trẻ con Đức sẽ bị bắt đem đi lưu đày và giáo hóa để trở thành bôn-sơ-vít. Dân tộc Đức với tư cách là một cộng đồng hữu cơ, nhất định sẽ bị sát hại. Kẻ nào còn sống sót sẽ không còn gì cả để hy vọng trong cuộc sống. Những nỗi khổ đau và các nhu cầu của tinh thế hiện tại không ra gì cả cạnh các mục đích tận diệt của địch. Toàn thể nhân dân Đức vùng lên chống lại định mệnh ấy và sẽ chiến đấu như là một Đạo binh Quốc xã duy nhứt ! “.
Tài liệu nầy dành để làm phấn khởi quân sĩ, để làm cho họ ưng chết còn hơn chấp nhận mọi sự rút tui, mọi sự hàng phục. Tưởng cũng nên lưu ý rằng, ở trận tuyến Miền Tây, hiệu quả gần như tuyệt đối tương phản ở khắp mọi nơi. Hàng chục rồi đến hàng trăm ngàn binh sĩ Đức đã nghĩ một cách khá hợp lý rằng các sư đoàn Anh, Mỹ và Pháp tiến nhanh chừng nào thì sẽ cố ít người Đức bị khuất phục dưới sự áp bức của bọn Bôn-sơ-vích chừng ấy. Rất nhiều người có thể đầu hàng mà không bị nguy vì một sự chế tài tức thời nào, đã bắt đầu thực hiện ý định của họ.
Các người trẻ cuồng tin của Đạo binh Dù thứ I – họ không muốn đầu hàng. Họ đã quả quyết chiến đấu, quả quyết hy sinh trên hữu ngạn sông Rhin để cản không cho địch đứng vững ở đấy. Ẩn núp trong các công sự phòng thủ chật hẹp được thiết lập từng chặn từ Đông sang Tây, ngón tay ghim trên cò súng, trong khi đạn pháo binh tầm xa bay ầm ầm ngang qua phía trên, mắt nhìn chăm bằm vào giải sương mù nhân tạo phủ kín bờ sông bên tả. Tất cả những gì ló ra từ đám sương mù ấy đều bị hỏa lực của họ quét sạch.
Kỳ thực, họ đã không thể ngờ được những gì sẽ xảy đến.
Đầu buổi sáng ngày 23 tháng ba, các người phòng ngự bờ sông bên phải nhận thấy trên nền trời, nhiều đội phi cơ khổng lồ được hộ vệ bởi các khu trực cơ bay đến từ phía Tây. Quang cảnh ấy không mới mẻ gì cũng như không làm họ ngạc nhiên. Lại một cnộc oanh tạc nữa, có lẽ là ở phía sau phòng tuyến. Các xạ thù phòng không dóng các khẩu cao xạ của họ. Vài người để ý thấy các mảy bay khổng lồ không hề giống các loại oanh tạc cỡ địch mà họ từng biết qua.
Khi gần đến phía trên con sông, các phi đội mất cao độ, lanh lẹn xà xuống thấp. Đội phòng thông bắt đầu khai hỏa. Các khu trục cơ chúi ngay xuống các khẩu cao xạ khạc ra các quả tạc đạn và các hỏa tiễn, trong khi nhiều chiếc khác tiếp tục tiến với đoàn oanh tạc cơ. Bỗng nhiên, cách bờ phía Đông sông Rhin nhiều cây số, vài vật trắng toát hiện ra trên nền trời giữa vùng lửa đạn của đội cao xạ phòng không. Vài cái, vài chục rồi đến vài trăm. Các máy bay khổng lồ không phải là các oanh tạc cơ mà là những chiếc Curtiss C46 ” Commandos ” kiểu mới, chở quân nhảy dù. Các lực lượng không vận của Tướng Brereton (Sư đoàn 6 của Anh và Sư đoàn 17 của Mỹ) tấn công trước tiên, phía bên kia sông Rhin.
Nhiều phi đội khác đã bay qua con sông, xà xuống thấp, trong khi các khu trục cơ chụp xuống các vị trí cao xạ phòng không như những con chim ưng cuồng bạo, và các phi đội khác lấp lánh màu bạc đến không ngớt từ hướng Tây, chúng tràn ngập bầu trời. Quân Dù. Bộ binh Đức thấy bay ngang qua phía trên họ, điều mà họ chưa bao giờ thấy, nhiều đoàn máy liệng dày dặt được dắt bởi những chiếc Halifax, Stir ling, Dakotas. Họ đã có cảm giác là cả một đạo quân thực sự đang đáp xuống phía sau họ.
Sáu ngàn máy bay đồng minh đã tham dự vào cuộc hành quân ấy. Kỹ thuật tấn công không vận đã được thực hiện một cách tuyệt hảo. Quân nhảy dù, ngay khi xuống đất, mở móc dây dù, chạy như bay vào nhau, lập thành các toán chiến đấu, bao vây tất cả các khoảng đất trống và trải lên đấy các tấm biển tín hiệu khổng lồ màu trắng. Vài phút Sau, các chiếc máy liệng đáp xuống, các toán quân không vận ùa xuống và đến phiên họ lập thành các đội ngũ. 240 chiếc Liberators đã bay vần vũ trên họ, thả dù các vũ khí nặng, đồ trang bị và lương thực xuống. Đạo binh nhỏ được thiết lập như thể có nhiệm vụ vô hiệu hóa pháo binh Đức đang yểm trợ quân phòng ngự bờ sông bẻn phải. Nó khai chiến ngay tức khắc.
Các binh sĩ Đức núp dọc theo con sông, mắt luôn luôn dán chặt vào đám mày mù nhân tạo, đám mây mù không ngớt hồi phục, cũng vẫn dày đặc trong khi người ta có thể tưởng rằng gió sẽ thổi nó tan đi, bây giờ nghe thấy các khẩu đại bác sủa vang dội phía sau họ. Tiếng động vang dội của chiến trường chừng như lúc xa đi lúc thì gần lại. Bỗng nhiên, sẽ phải quay trở lại chăng, phải từ bỏ không phòng giữ bờ sông nữa để xoay mặt lại đối đầu với đám quân đột kích tới từ phía sau ? Nhiều giờ trôi qua trong tình trạng ngần ngừ ấy, trong sự chờ đợi khó chịu ấy. Người ta vẫn không thấy bất cứ cái gì ló ra từ đám sương mù trước mặt.
Đến 17 giờ, một rừng tua nước toé lên từ mặt con sông dọc theo suốt bờ phía bên phải, con sông bắt đầu sôi sục lên, trong khi một tiếng gầm thét bất đoạn đến từ bờ phía bên kia. Các tua nước tiến tới. Cuộc pháo kích trúng vào bờ sông, vượt qua, mở rộng ra với một sự mãnh liệt khùng khiếp.
HITLER VÀ MUSSOLINI…
Quân Dù Đức dán sát người xuống mặt đất cảm thẩy vùng đất rung chuyển, các vị trí của họ biến mất dưới khói mù mịt và đất bị cày lên tung toé rơi ào ào xuống mũ sắt của họ. Không thể động đậy được. Những người không bị chết tiếp tục thám cứu bờ giốc sương mù, song có gì hiện ra từ đấy cả, tuởng như một con quái vật, nép người phía sau, đợi đến lúc chỉ còn lại các xác chết bèn bờ sông bên phải rồi mới xuất đầu lộ diện. Sự thực, gần đúng như vậy. Quân Dù Đức đang học xem Montgomery chuẩn bị các cuộc tấn công mà ông cho là quyết liệt, như thế nào : một quả búa tạ để giết một con kiến. Không một phương pháp nào hay hơn khi ngưòi ta có nhiều phương tiện.
Trận mưa pháo kích dọn đường kéo dài từ l7 giờ đến 21 giờ, với những cường độ bất định và những khoảng cách tạm ngưng. Trong những lúc tạm ngưng, nhiều dàn oanh lạc chiến đấu cơ, được quân không vận ban sáng hướng dẫn bằng máy truyền tin, xông tới một cách chính xác các vị trí của Đức, trút trọn bom đạn xuống, bay trở về. Cuộc pháo kích lại tiếp diễn ngay.
Màn đêm buông xuống. Trăng sáng vằng vặc trên con sông và bờ bên phải đã bị tàn phá, gần như khắp mọi nơi bị biến thành nghĩa địa hiện ra rõ ràng như ban ngày.
Tuy nhiên, vẫn còn người còn sống trong nghĩa trang ấy. Khi, vào lúc 21 giờ, các đoàn xuồng xung phong đầu tiên hiện ra ở bìa của đám sương mù, các người sống sót ấy đưa súng lên vai và khai hỏa. Nhưng chỉ có mình họ bắn. Pháo binh có nhiệm vụ yểm trợ cho họ đã chết, đã bị phá hủy do các quả bom và các chiến xa, hoặc đã bị quân không vận xung phong tiêu diệt.
Và những người phòng ngự cuối cùng của bờ sông bên phải thấy tiến ào ào về phía họ các khí cụ đổ bộ tối tân, LCM và LCVP, với một hỏa lực vô cùng mạnh hơn các vũ khí nhẹ của họ, nhiều chiếc LST chở các chiến xa, nhiều chiếc LCG chở các xe cam nhông, nhiều chiếc LCTR có thiết bị giàn phóng hỏa tiễn, mỗi giàn có thể phóng ra một ngàn hỏa tiễn, cả một khối khí cụ phi thường, đã được đem thí nghiệm trong cuộc đổ bộ ở Normadie và được làm cho hoàn hảo hơn không ngừng từ đấy, một hạm đội vĩ đại mà họ không hề nghĩ đến. Không làm gì được trước một sức mạnh như vậy. Hỏa lực của các khẩu súng trường và các vũ khí tự động không có nghĩa lý gì cả trước bức tường thành phá hủy ấy đang vượt qua sông.
Hạm đội vĩ đại ấy nhất tề vượt sông Rhin tại nhiều điểm, ở Rees, Wesel, Xanten và Diuslaken, cách Duisburg 6 cây số về phía Bắc. Cuộc đổ bộ chỉ gặp một sự kháng cự khá mạnh ở Rees. Ở đấy, các người phòng ngự cuối cùng đã chống cự được một lúc, làm trở ngại vài xuồng đổ bộ, đoạn bị nghẹt thở, ngây dại, họ bắt đầu rời vị trí, bỏ chạy vừa bắn loạn xạ trong đêm tối, mất hút, không còn nhìn thấy nửa con sông Đức mà họ đã tuyên thệ bảo vệ bờ sông cho đến chết.
Ngày 24, các toán quân vượt sông bắt tay với quân không vận. Ngày 25, các vùng đầu cầu đã hợp lại thành một vùng duy nhứt. Winston Churchill có Thống chế Montgomery tháp tùng, đến úy lạo binh sĩ Đạo binh thứ II của Anh và Sư đoàn 9 của Mỹ trên hữu ngạn sông Rhin. Chi tiết tầm thường ấy cho thấy Đồng minh đã chắc chắn đến như thế nào trong khu vực đó.
Các báo cáo về các tin tức thảm hại đó chất đống trên bàn viết của Kesselring, bây giờ ông ta cũng có một cảm giác tương tự như cảm giác của đám quân Dù thuộc Đạo binh thứ I trước hạm đội đang tiến tới trên sông Rhin. Ngày 25 tháng ba, Patton dẫn đầu Đạo quân thứ III của ông tiến vào Bavière, lấy Aschaffenburg và phóng một mũi tên về hướng Bắc để chinh phục Francfort sur le Main. Ngày 26, đến lượt Đạo binh thứ VII của Patch vượt sông Rhin giữa Worms và Ludwigshafen. Hai đơn vị của Đạo binh thứ I của Philp, Sư đoàn 3 Bộ binh người Algérie và Sư đoàn 2 Bộ binh người Maroc, sẽ vượt sông ngày 31 tháng ba — không với những phương tiện cường thịnh, mà trong những điều kiện khó khăn nhứt, trên những chiếc xuồng bơi tay để bắt đầu — Và toàn thể đạo binh ấy, sau đó, sẽ xuyên thẳng vào khu rừng Forest Noire tham dự vào, nó cũng vậy, sự đổ xô vào trung tâm Đức quốc.
Ngay từ ngày 25, Đạo binh thứ I của Mỹ, hiện ra ở vùng đầu cầu ở Remagen, đã làm một cuộc chuyển hướng về phía Bắc để bắt tay với các toán quân của Montgomery, ông này, sau khi đã đánh thẳng vào phía Đông, đã xua quân tràn xuống phía Nam. Kesselring đã không cần nghiên cứu bản đồ lâu để hiểu ý nghĩa của cuộc vận chuyển song hành ấy : Sự bao vây vùng La Ruhr, đó là “cuộc bao vây vĩ đại nhứt của Lịch sử “, theo Eisenhower, đang diễn tiến.
Hai đạo binh thiết kỵ, Đạo thứ XV và Đạo thứ V, tổng cộng 21 sư đoàn, tự thấy bị đe dọa bởi cuộc hành quân ấy. Thống chế Model chỉ huy các lực lượng ấy (Đội quân B), tung ra một cuộc phản công về phía Đạo binh thứ I của Mỹ trong khi đạo binh nầy đang tiến dọc theo bìa phía Nam của vùng La Ruhr, Kesselring đánh cho ông ta một công điện : “Ông phải tấn công quá nửa về phía Đông, nơi đó địch quân hãy còn trong tình trạng mũi dùi, Như thế ông sẽ có thể tái lập lại một tuyến phòng thủ Bắc Nam. Ông sẽ ít nguy hơn là ông quay lại.
– Tôi sẽ tấn công nơi nào tôi có thể “. Model đáp
Walter Model là người quân nhân hỗn độn, bướng bỉnh, thiếu mọi sự biệt phân ấy mà Hitler đã triệu về từ mặt trận Miền Đông để kế vị von Kluge (ông này là người kế vị Rommel) ở Normandie, ngày 17 tháng tám 1944, khi trận đánh ở Normandie đã bị thua, ông ta đã đánh tháo ở Pháp và ở Bỉ, đã phản công và lại đánh tháo lần nữa trong vùng Ardennes, liều mình, hy sinh, xuống xe để giúp các binh sĩ cào tuyết. Ổng ta đã là một ông Tư Lệnh Miền Tây trong một thời gian, trước khi nằm dưới quyền của von Rundstedt, đoạn dưới quyền của Kesselring.
Lòng xác tín của ông ta đối với chủ thuyết Quốc xã, sự trung thành cuồng tín của ông đối với Hitler đã bị hao mòn phần nào trong thời gian cuộc chiến Miền Tây tiếp diễn với Von Rundstedt, ông đã hoài công xin được di tản chiến thuật phòng tuyến về bờ phía đông sông Rhin. Khi ông nhận thấy rõ vùng La Ruhr đang bị đe dọa bao vây, ông đã yêu cầu Bá linh cho phép di tản chiến thuật quá nửa về phía Đông.
” Không bao giờ “, Hitler trả lời.
Cuộc phản công của ông ta vào cạnh sườn của Đạo binh Mỹ thứ I không đem lại một thắng lợi nào Tinh thần binh sĩ xuống rất thấp, tất cả mọi phương tiện đều thiếu thốn : chuyển vận, nhiên liệu, quân nhu, quân dụng, đạn dược. Cuộc bao vây tiếp diễn hết tốc lực. Ngày 1 tháng tư, hai Đạo binh Mỹ thứ 1 và thứ IX (dạo binh này được đặt dưới quyền chỉ huy của Montgomery) họp nhau lại ở Lippstadt, cách Wesel 120 cây số về phía Đông. Model tung ra những trận tấn công ở Hamm, ở phía Bắc và ở Siegem, ở phía Nam, để tìm cách chọc thủng vòng đai của Đồng minh. Ông ta bị đẩy lui. Vấn đề đầu hàng của đội quân ấy, hoàn toàn bị vây hãm, đã được đặt ra.
” Các toán quân trong vùng La Ruhr không được đầu hàng với bất cứ một duyên cớ nào. Hitler hạ lịnh. Vùng La Ruhr sẽ được chống giữ như một pháo đài “.
Pháo đài gồm một vùng bao bọc bởi nhiều thành phố và nhiều nhà máy vĩ đại, một trong những vùng đông dân cư nhứt thế giới. Nhiều triệu thường dân đã bị vây hãm ở đấy với các đạo binh của Model, trong một chiếc túi 130 cây số đường kính. Hitler đã quyết định rằng vùng La Ruhr sẽ là một loại Stalingrad khổng lồ, được bảo vệ từng ngôi nhà một, sẽ cầm chân ít ra cũng hai mươi sư đoàn Đồng minh trong nhiều tháng. Sự hy sinh các đạo binh và dân chúng trong vùng La Ruhr sẽ cho ông ta, Hiller, có thì giờ để “tìm ra một vật gì khác” để đột kích và đập tan quân Đồng minh.
Song, Eisenhower không phải là một chiến lược gia tầm thường đến như vậy. Kế hoạch của ông gồm việc để một số lực lượng tối thiểu quanh vùng bị bao vây, chỉ vừa đủ số cần thiết để duy trì sự vây hãm để càng lúc càng siết chặt thêm chiếc túi, áp đảo nó bằng sự thiếu thốn quân dụng, đạn dược và lương thực và bằng các cuộc oanh tạc. Trong lúc ấy, các đạo binh Đồng minh vẫn tiếp tục chĩa các mũi dùi về phía Đông. Sự thực hiện của kế hoạch ấy bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên của tháng tư.
Ngày và đêm, nhiều lần trong mỗi hai mươi bốn tiếng các phi đội oanh tạc cơ xuất hiện trong bầu trời, uy nghi, không gặp một sự kháng cự nào ngoài các đội cao xạ phòng không, càng ngày càng yếu. Các chuỗi bom dây rơi xuống, phá tan nát các nhà cửa và các xưởng máy, phá vỡ các ống dẫn nước và các ống dẫn hơi, đốt cháy khắp mọi nơi. Thường dân ẩn trốn trong các hầm nhà. Các toán quân trấn đóng trong chiếc túi chỉ có thể, chúng cững vậy, tìm cách ẩn núp. Các toán quân ở vùng chu vi ngoài chống cự yếu ớt trước áp lực Đồng minh. Khi có dịp, quân lính Đức liền đầu hàng, và sự phá hủy các đường giao thông đã làm cho các cơ hội ấy càng lúc càng nhiều thêm. Các vị tướng lãnh bị chia xẻ giữa lòng thèm muốn đầu hàng cùng với các đơn vị của mình và sự lo sợ thấy gia đình mình bị đưa ra để trả đũa.
Trung tuần tháng tư, qua máy truyền tin Model nhân được lịnh phá hủy tất cả các máy móc và tất cả cảc kho dự trữ trong vùng La Ruhr đúng theo kế hoạch ” vùng đất cháy ” do Hitler để ra. Ông không trả lời và gần như không cho phá hủy gì cả.
” Đó sẽ là một sự thảm sát cố ý nhiều ngàn người Đức, ông ta nói với các
sĩ quan trong Bộ Tham mưu của ông. Đó sẽ là một trọng tội đối với các thế hệ Đức tương lai. “
Ông đã nói thêm một cách minh thị rằng chính Alfred Speer đã đem đến cho ông các quan điểm ấy. Thế nhưng, mặc dù các lời yêu cầu khẩn thiết của các thị trưởng và các chỉ huy trưởng quân sự, ông ta đã không thể quyết định sự ra hàng của các đạo binh đang bị vây hãm của mình. Bấy giờ các thuộc cấp của ông đã bắt đầu quyết định dùm ông. Người đầu tiên, Đại tướng Fritz Bayerlein, tư lệnh Quân đoàn 53, mở đầu cuộc thương nghị với vị Tư lệnh Sư đoàn 7 Thiết giáp Mỹ. Buổi tối cùng ngày ông và các binh sĩ của ông đã có mặt trong một trại tù binh. Hành động ấy gây tác dụng mạnh. Ngày 13 và 14 tháng tư quân Đức đầu hàng nhiều đến nỗi Đồng Minh không biết nhốt họ vào đâu và nuôi ăn họ cách nào.
Tin tức về cái chết của Tổng thống Roosevelt, được các đài phát thanh Đồng Minh loan báo ngày 12 tháng tư vào lúc quá nửa đêm và được biết trong toàn thế giới ngay sáng sớm ngày hôm sau, đã không chận đứng được một giây nào cả sự phân hóa tinh thần của binh sĩ Đức. Trong lúc ấy ở Bá linh, Goebbels đã điện thoại cho Hitler với một giọng phấn khởi.
” Thưa Fuhrer, tôi xin chúc mừng Ngài ! Roosevelt đã chết. Số trời đã định rằng hạ tuần tháng tư sẽ đưa chúng ta đến một khúc quanh. Chúng ta đang ở vào ngày thứ sáu 13 tháng tư, và đấy là khúc quanh ! “
Trong một lúc, Hitler đã có vẻ như biến thái, Tất cả hãy còn có thể biến cải được ! Roosevelt đã khước từ không chịu tin vào mối nguy bôn-sơ-vit ở Âu châu, nhưng người kế nghiệp ông ta sẽ hiểu, ông nầy sẽ chấm dứt chiến tranh ở Miền Tây. Có lẽ chỉ cần cầm cự thêm trong vài ngày nữa thôi. Hitler đọc cho Jold một thông bảo : “Lệnh cho binh sĩ trong vùng La Ruhr tập họp lại thành các toán nhỏ và cầm cự lâu chừng nào hay chừng ấy. Các toán quân nào không thế bám giữ địa thế được nữa phải cố hết sức mình để đào thoát, xong tổ chức lại và tấn công vào phòng hậu vệ của địch”.
Quá trễ : binh sĩ Đức trong vùng La Ruhr đã tập họp lại, không thành những toán nhỏ, mà thành những bầy vĩ đại, để đầu hàng.
Việc liên lạc với các thuộc cấp càng lúc càng bị trở ngại, những người mà ông hãy còn liên lạc được ông thấy họ có vẻ thối thác, ấm ức hoặc câm lặng. Model đã không thể làm gì được trước sự tan rã của các sư đoàn của ông, và, vả lại dường như ông đã không tìm cách để ngăn cản chuyện ấy cho mấy. Có lẽ, bây giờ, ông thích để cho mọi việc diễn biến ngoài quyền lực của ông hơn, như là một ông vua vừa thoái vị.
Ông lắng nghe đài phát thanh Đức và các đài phát thanh Đồng minh, ông theo dõi trên bản đồ các đường biểu diễn bước tiến của các đạo binh Miền Tây vào lãnh thổ Đức, các đường nầy đã tiến mau kinh khủng. Đạo binh Mỹ thứ IX (Simpson) đã đến sông Elbe ở phía Bắc thành phố Magdebourg ngày 11 tháng tư, sau khi vượt qua 240 cây số trong mười hai ngày. Leipzig đang nằm trong tầm của đại pháo của Hodges (đạo binh Mỹ thứ I). Patton đã lấy Erfurt, Weimar, Iéna, cánh quân bên trái của ông ta đã đến Chemnitz, cánh phải đã vượt qua Beyreuth và tiến thẳng đến biên giới Tiệp khắc. Một quân đoàn của Pháp tiến vào Stuttgart. Ở Miền Đông, Koenigsberg đã lọt vào tay quân Nga từ ngày 10 tháng tư, Vienne từ ngày 13. Các đạo quân của Yeremenko, Malinovski và Tolboukhine tấn công vùng Bohême từ ba mặt (Bohême là một xứ ở Trung âu, phía Tây nước Tiệp khắc, có cùng một thủ đô với Tiệp khắc là Prague), các đạo quân của Joukov và của Koniev nằm thẳng hàng từ Stettin đến. Gorlitz trên một tuyến Bắc Nam, cách kinh tuyến của Bá linh 60 cây số. Người ta thấy khoảng cách giữa hai tuyến Đông Tây càng ngày càng trở nên hẹp hơn.
Ngày 16 tháng tư, 80.000 binh sĩ Đức thuộc các toán quân trong vùng La Ruhr đã biến thành tù binh trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cũng ngày ấy, Model được biết qua Đài phát thanh rằng Joukov vừa phát động một cuộc khởi thế công mới. Trong đêm tối, 22.000 khẩu đại pháo khai hỏa vào các phòng tuyến Đức. Nhiều ngàn chiến xa Nga hùng hổ tiến tới. Tất cả đèn pha được mở sáng choang, dẫn theo các đoàn xe mang nhiều ngọn đèn rọi khổng lồ choáng mắt.
” Lần này, thế là hết, Model nói với vị chỉ huy trưởng cơ quan tình báo của ông. Thế là sụp đổ tan tành “.
Sự sụp đổ ngẫu phát hai ngày sau trong khu vực của chính ông ta. Quân Mỹ tiến vào các đống đổ nát của thành phố Dusseldorf, Bradley công bố rằng mọi sự kháng cự có tổ chức trong vùng La Ruhr đã được đình chỉ. Người ta đếm được cả thảy 350.000 tù binh trong số có 29 tướng lãnh và một Đô đốc. Các kỷ lục ở Tunis, ở Sialingard, và ở Budapest đã bị phá.
Model không chịu bó tay nộp mình.
“Tôi không thể làm được, ông ta nói. Tôi biết Quân Nga đã tuyên bố tôi là tội phạm chiến tranh. Người Mỹ sẽ giao nộp tôi cho Quân Nga, chúng sẽ treo cổ tôi “.
Trong ba ngày, ông đi lang thang giữa các đống đổ nát, chỉ dẫn theo vài người thân tín, thoát khỏi các đội tuần tiễu Mỹ, họ đi lục soát bắt những người lẻ loi cuối cùng, một cách ngẫu nhiên.
Ngày 21 tháng tư, chỉ còn có viên trưởng cơ quan tình báo ở cạnh ông ta.
“Thời tôi đã tới, ông nói với ông nầy. Hãy đến với tôi”.
Viên sĩ quan đã nghĩ rằng có lẽ Model rốt cục đã quyết định ra hàng. Song Thống chế dẫn ông vào một cánh rừng nhỏ, gần Duisburg. Tư bề vắng vẻ. Người ta không còn nghe thấy tiếng đại bác, cũng không tiếng súng nhỏ, cũng không tiếng bom nổ. Gió hiu hiu lay động nhẹ nhàng các ngọn cây, cánh rừng tỏa ra một mùi rêu cỏ, đời sống cỏ cây tiếp tục một cách an lành. Nhiều phi cơ bay vù vù trên trời cao, tiến về hướng Đông, về phía chiến tranh đã lánh ra xa… thật xa. Thống chế Model rút khẩu súng lục ra khỏi bao.
“Như thế vẫn hơn là bị giao cho quân Nga ! Ông nói với người sĩ quan thân tín cuối cùng. Ồng chôn dùm tôi ở đây “.
Tiếng nổ chát chúa vang lên. Một phát duy nhứt đủ rồi. Thống chế đã không bắn trật.