Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cái Chết Của Hitler

Phần 7: Thời Mạc Vận

Tác giả: Georges Blond

Ngày 19 tháng tư 1945, vị Tướng Đức tư lệnh Đạo binh Thiết kỵ thứ III nhận được một cú điện thoại của viên chỉ huy trưởng các lực lượng đang bảo vệ các đống đổ nát của cây cầu xa lộ, ở phía Nam Stettin :

 

“Quân Nga càng lúc càng xôn xao phía bên kia Sông Oder. Bây giờ chúng đang ở trên một hòn đảo quanh nhịp thứ nhứt của cây cầu sập. Chúng không ngớt đem súng đại bác vào đấy nhờ vào các cây cầu nổi và các chiếc bè. Một cuộc tấn công chắc chắn sẽ được phát động trong nay mai. Xin Đại tướng tăng viện cho tôi.”

– Trong lúc nầy, không có vấn đề gởi viện binh cho ông, vị tướng trả lời. Chúng ta sẽ xét xem nên làm gì nếu quân Nga tấn công ông. Sứ mệnh của ông là phải cố giữ bờ sông bên trái với các lực lượng mà ông hiện có. Với bất cứ mọi giá, không được để cho quàn Nga tràn qua. Ồng phải chịu trách nhiệm trên mạng sống của ông. Tiếp tục trình cho tỏi biết tình hình.

Vị tướng lãnh để ống nói xuống, vừa nhún vai : “Ông chịu trách nhiệm trên mạng sống của ông”, bây giờ câu ấy được lập đi lập lại trong hầu hết các thông báo mà ông gửi cho các thuộc cấp. Ông lập nó lại y theo lịnh trên, cố gắng thốt nó ra với sự xác tín, mặc dù ông xét thấy nó phi lý. Và ông biết quá rõ rằng, dù gì xảy ra đi chăng nữa, ông cũng sẽ không bao giờ gửi quân tăng viện đến một nơi nào nữa. Từ ba ngày nay, quân Nga đã tấn công với những phương tiện phi thường từ những vùng đầu cầu mà họ đã chiếm được ở phía Tày con sông Oder và con sông Neisse. Bom và đạn pháo kích đã đập tan các công sự phòng thủ kiên cố đã được thiết lập trong mùa Đông. Trở ngại lớn lao nhứt cho bước tiến của Nga sô gồm vùng địa thế hiểm trở giữa sông Oder và Bá linh — nhiều cánh rừng, nhiều đầm lầy — và các khí cụ bị phá hủy, các nhà cửa đổ nát và các đoàn người tị nạn làm nghẽn các con đường.

Các lực lượng phòng giữ móng cây cầu sập ở phía Nam Stettin, khoảng một ngàn người, gồm đám “thanh niên Hitler” và các cảnh sát viên vừa bị động viên cách đẩy vài ngày. Họ ẩn nấp trong các đống đổ nát của một ngôi làng, với vài tiền đồn nhỏ rải rác xung quanh trên các đụn cát. Để tiết kiệm đạn dược, họ chỉ được lịnh bắn khi thấy địch tìm cách vượt qua bờ sông phía Tây.

Quân Nga vẫn chưa tìm cách qua sông, song họ đã công khai chuẩn bị việc

ấy. Trong suốt ngày 19, viên chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ, một sĩ quan cảnh sát luống tuổi, đã quan sát họ bằng ống dòm. Tối đến, ông chọn những người có vẻ chắc chắn không phải các cảnh sát viên, mà là các phần tử của “Đoàn thanh niên Hitler”, để làm lính canh, với lịnh là báo động nếu quân Nga rời hòn đảo của họ để tiến về bờ sông phía Tây.

Trong trường hợp ấy, các toán quân của ông sẽ có thể làm gì được. Bắn súng trường và đại liên vào quân Nga à ! Trong khi chắc chắn họ sẽ dùng đến đại bác. Viên sĩ quan nghĩ đến câu nói của ông Tướng : “Ông phải chịu trách nhiệm trên mạng sống của ông “. Đêm ấy ông không ngủ được bao nhiêu.

Ông chỉ vừa thiếp đi thì hồi 6 giờ sáng, phát đại bác đầu tiên làm ông thức giấc. Ông không phải đắn đo, cân nhắc gì cả, không phải tự hỏi xem có nên hay không hy sinh quân sĩ của mình, bởi vì, khi ông chui ra khỏi căn hầm mà ông dùng làm Bộ chỉ huy, ông không còn nhìn thấy ai cả. Một trận mưa đạn pháo kích rơi ào ạt xuống ngôi làng nổ nát và các đun cát chung quanh… Tất cả bờ sông phía Tây biến mất dưới đám khói mịt mù và đất cát văng lên tung tóe.

Viên sĩ quan chạy ngang qua đám mây mù ấy về phía các tiền đồn. Ồng thấy phía sau một khẩu đại liên hơn chục đoàn viên ” thanh niên Hitler ” đang bắn về phía con sông. Người ta thấy hơn năm mươi chiếc xà lan và ghe chèo tay đầy nhóc quân Nga đang tiến tới trên mặt nước. Các tua lửa tóe ra từ miệng các khẩu đại bác soi sáng cả bờ sông trước mặt và trên hòn đảo.

“Đừng để bị giết vô ích : viên sĩ quan hét lớn với vị trưởng đồn. Rút lui đi”.

Người kia trả lời :

” Một phút nữa, chúng ta sẽ hết đạn “.

Viên sĩ quan bắt buộc phải ở lại với các người ấy. Không đầy một phút sau, ngay khi khẩu đại liên vừa im tiếng, tất cả bỏ vị trí, túa chạy giữa các tiếng nổ, về phía một khu rừng nhỏ, về hướng Đông Nam, Quân Nga đã đến bờ.

Theo lệnh thì viên sĩ quan cảnh sát sẽ phải báo cáo về Quân đoàn là vị trí của mình thất thủ. Song các mệnh lệnh cũng đồng thời đã ghi rõ là ông ta phải chịu trách nhiệm trên sinh mạng của chính ông ta về vị trí phải trấn giữ, thế cho nên viên sĩ quan nghĩ rằng họa ra mình có điên thì mới báo cáo. Ông ưng chạy trốn càng nhanh càng tốt, hòa mình vào một trong nhiều dòng sông người tị nạn đi về phía Tây.

Đến nỗi Quân đoàn chỉ biết về cuộc đổ bộ của Quân Nga lên tả ngạn con sông Oder, ở phía Nam Stettin Vào lúc hai giờ trưa. Bấy giờ, vị tướng Tư lệnh Đạo binh Thiết kỵ thứ III nhận được một cú điện thoại:

“Cho hành quyết ngay viên sĩ quan trách nhiệm về sự thất thủ, và phản công.

– Lấy gì để phản công ? Vị tướng hỏi. Tôi không còn một người nào trong khu vực cả.

– Một đơn vị SS hải ngoại được đặt dưới quyền sử dụng của ông. Nó sẽ đến ngay, ông sẽ yểm trợ sự phản công của nó bằng một hoạt động thiết giáp “.

Ba giờ chiều, quân Waffen SS đến. Đó là những người Wallons (một dân tộc ở miền Đông Nam nước Bỉ,) tất cả là 650 người. Nhiều ngàn quân Nga đã vượt qua khỏi vùng đồng cát. Họ bố trí trên một đỉnh đồi cách con sông sáu cây số về phía Tây. Vị tướng nói rõ cho viên chỉ huy trưởng biết về lệnh phản công :

– Anh sẽ thực hiện một cuộc pháo kích ngắn đoạn xung phong lên đỉnh đồi. Chiến xa của tôi sẽ yểm trợ anh. Anh phải tự thực hiện cuộc pháo kích, bởi vì, phần tôi, tôi không có đại pháo trong khu vực.

– Tốt, viên sĩ quan trả lời, song ông có biết là các khẩu đại bác của chúng tôi có thể bắn mấy phát theo lệnh không ? Một quả đạn cho mỗi miệng hỏa lực mỗi ngày. Còn những khẩu phóng lựu hạng nặng : hai phát mỗi ngày.

– Hãy bắn hết tất cả số đạn ông có, đoạn xung phong. Cố chừng nào hay chừng ấy.

– Tốt, viên đại đội trưởng nói thêm. Ông có bao nhiêu chiến xa để yểm trợ cho chúng tôi ?

– Sáu chiếc.

Theo tôi, hoàn toàn vô ích diễn tả lại trận đánh tiếp theo. Mỗi người trong chúng ta có thể miêu tả lại một cách dễ dàng nếu người ta cho biết rằng quân Waffen SS người Wallons cố gắng thực sự thi hành các mệnh lệnh và một kết quả duy nhất đã gặt hái được : trên 650 người tham dự vào cuộc xung phong, 35 trở về nguyên vẹn. 615 người kia, tức 94 phần trăm, chết hoặc bị thương. Chính trong những điều kiện ấy mà một trong những cuộc phản công cuối cùng đã được ra lịnh và thi hành, có lẽ là cuộc cuối cùng, về phía Đông, trên phòng tuyến sông Oder, đối diện với một địch quân có nhũng phương tiện có thể chưa bao giờ thấy được trong dòng lịch sử.

Bây giờ nên thôi không dùng những tiếng “phòng tuyến Miền Đông” nữa. Từ Bắc chí Nam, Quân Nga tiến tới hết tốc lực giũa những ốc đảo quàn Đức không rút lui được vì thiếu phương tiện. Chỉ còn vài mãnh vụn hãy còn kháng cự, ở phía Francfort-sur-Ođer và Wriesen.

Nếu hướng một cái nhìn lên tấm bản đồ, người ta thấy rằng, trong khi các Đạo binh của Rokossovski, vừa vượt sông Oder ở phía Bắc và phía Nam thành phố Stettin, đánh thẳng đến Lubeck, các đạo binh của Joukov và của Koniev bắt đầu chuyển động trong công cuộc vây hãm thủ đô Đức Quốc. Trận đánh Bá linh sẽ khai diễn. Các tuyến phòng thủ phía Đông Bá linh đã bị chọc thủng, chiến xa Nga đã đến Ring, con xa lộ nổi tiếng quanh thành phố.

Không còn phòng tuyến nào nữa ở phía Tây cũng như ở phía Đông. Chiến xa Đồng Minh đi lại gần như bất cứ chỗ nào họ muốn trên lãnh thổ nước Đức. Bước tiến của họ về hướng Đông bây giờ là một vấn đề tiếp tế, vấn đề dọn dẹp các đống đổ nát của các thành phố và cũng là một vấn đề ngoại giao (ở hội nghị Yalta, Roosevelt đã hứa với Staline là Quân Nga sẽ vào Bá linh trước tiên) nhiều hơn là một vấn đề quân sự.

Từ ngày mồng 1 đến 20 tháng tư, Đồng Minh đã bắt được 900.000 tù binh trong số có bốn mươi tướng lãnh. Các tướng lãnh Đức không đầu hàng nghiên cứu các tấm bản đồ trên đó có ghi rõ vị trí của sáu mươi sư đoàn Lục quân, song toàn thể chỉ tương đương với hai mươi sư đoàn với cấp số bình thường. Trong ý định lấp lại khoảng trống do sự bị vây hãm và sự đầu hàng của hai đạo quân trong vùng La Ruhr gây ra, Hitler đã hạ lịnh thiết lập thêm một Đạo binh mới, Đạo binh thứ XI, và đặt tướng Wenck làm tư lệnh. Vừa mới được thành lập xong nhờ vào các quân số bác tạp, đạo binh của Wenck đã bị bao vây, ngày 18 tháng tư, trong các cánh rừng thông trong vùng núi non Harz. Song, Wenck đã thoát được. ” Cho ông ta một đạo binh khác ! Hitler ra lịnh cho Jodl. Wenck sẽ bố trí trên sông Elbe “.

Jodl gật đầu — hắn luôn luôn gật đầu vâng dạ với Fuhrer của hắn — hắn ta còn cho ngay lập tức một số thứ tự cho đạo binh mới của Wenck : Đạo binh thứ XII. Song cũng không có khả năng như bất cứ một con người nào khác trong việc kéo lấy vật gì từ khoảng hư không, hắn ta thành lập Đạo binh thứ XII bằng cách trích bớt quân số trên các lực lượng hãy còn đang hiện hữu dọc theo con sông Elbe. Đến một lúc nào đó, các nhà lãnh đạo của Đức quốc xã, phải bắt buộc chạm trán với sự xâm lược vào lãnh thổ quốc gia ấy, từ hai phía Đông và Tây. Sự trưng tập quân Wolksgrenadiers, đoạn sự thiết lập các đoàn quân Wolkssturm với chiếc băng vải nơi cánh tay áo đã đánh dấu hai giai đoạn của sự tổng động viên. “Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng “. Hitler đã tuyên bố. Dù cho có bị thất bại về mặt quân sự, dân tộc Đức sẽ tiếp tục quần thảo mãi với bọn xâm lăng. Các diễn viên của công cuộc chống cự không ngừng ấy sẽ là các đoàn viên của phong trào Wehrwolf, nghĩa là “Ma sói “. Con ma sói, con thú vật thần thoại có thể biến dạng thành con người, là một nhân vật trong các truyện thần thoại Đức.

Phong trào Wehrwolf, được phát động vào tháng hai 1945, theo từ ngữ của các người sáng lập ra nó, là ” một tổ chức phát sinh từ tinh thần của chủ thuyết Quốc gia Xã hội”. Quân nhân, thường dân, nam phu lão ấu, đều phải tham dự các khóa huấn luyện về việc phá hoại các đường giao thông vận tải địch, về kỹ thuật ám sát các binh sĩ địch đi riêng rẽ, về việc bỏ thuốc độc vào các suối nước, các phong tên và thực phẩm.

“Mọi người Anh, Mỹ, Bôn-sơ-vit gặp được trên lãnh thổ Đức là một con mồi ngon của phong trào chúng ta, chúng ta không cần phải đếm xỉa đến những điều hạn chế mà các chiến sĩ của các lực lượng Chính quy của ta phải tôn trọng”. Himmler đã hạ lệnh thiết lập các trường cho phong trào Webrwolf và cho phát cả thạch tín (arsénic) cho vài toán.

May thay, kế hoạch chiến đấu cho đến chết không tôn trọng bất cử một qui luật nào, đã không được áp dụng ở một nơi nào cả. Ở Miền Đông, dân chúng đào thoát trước Quân Nga. Ở Miền Tây, họ trông thấy quân địch đến với sự nhẫu phục hoặc với sự đánh phào nhẹ nhõm : Sự chiếm đóng, đó là chung cuộc của sự khốn khổ tột cùng. Tại sao lại phải liều mình báo thù trong một sự chống đối vô ích ? Chỉ có vài hành động phá hoại lẻ tẻ xảy ra. Phong trào Wehrwolf vẫn không rời lãnh vực thần thoại.

Các cơ quan tình báo Đồng minh cũng đã thu nhặt được những tin tức, hay đúng hơn những tin đồn liên quan đến một “quốc gia thu hẹp” sẽ được thiết lập trong vùng núi Alpes ở Bavières. Quân SS và những tên Quốc xã cuồng tín sẽ kéo về ẩn núp trong các quả núi ấy, xung quanh Berchtesgaden và sẽ tung ra một trận đánh tuyệt vọng cuối cùng. Thực ra, đã không một điều gì được chuẩn bị trong vùng ấy cả. “Quốc gia thu hẹp” hãy còn ở trong tình trạng dự thảo mơ hồ đang lãng vãng trong đầu óc của Hitler và Himmler. Các tướng lãnh đã không hề được nghe nói đến một cách chính thức. Các chiến xa cùa Sư đoàn II Thiết giáp Pháp (Sư đoàn Lecherc), hành quân dưới quyền điều động của tướng Patch, đã tiến rất nhanh vào Berchtesgaden và trương cờ của họ lên “tổ Đại bàng” bỏ trống. Cuộc chống cự vô vọng duy nhứt đã sẽ diễn ra ở Bá linh, nơi có sự hiện diện của Hitler.

Bây giờ chúng ta sẽ chứng kiến trận đánh Bá linh, sống qua vài giai đoạn mà người ta có thể mô diễn lại một cách gần chính xác, nhờ vào các lời tự thuật, các chứng ngôn của những người còn sống sót. Hành vi cuối cùng hỗn độn và thê thảm ấy sẽ được nhìn, một phần, từ căn hầm dưới Dinh Tể tướng,

Nhiều câu chuyện về đời sống và về các biến cố ở bên trong chiếc “bunker” nổi tiếng trong diễn tiến trận đánh đã được xuất bản. Câu chuyện quan trọng nhứt, theo tôi, là câu chuyện của Trevor Roper, đã được nói đến. Vị sĩ quan tình báo Anh cát lợi ấy đã được cơ quan Intelligence Service giao phó, năm 1945, cho làm một cuộc điều tra về ngày tàn của Hitler. Ròng rã trong nhiều tháng, ông đã thẩm vấn những người sống sót từ tấn thảm kịch và so sánh các lời khai của họ. Ông ta thú nhận và lưu ý rằng sự không xác thực có và đại để sẽ luôn tồn tại trên nhiều điểm. Michael A. Musmanno, điều tra viên và thẩm phán người Mỹ ở Tòa án Nuremberg, trong một câu chuyện thú vị, theo tôi câu chuyện của ông kém khách quan hơn câu chuyện của Trevor Roper rất nhiều cũng đã lưu ý như vậy, cùng với nhiều sử gia khác.

Vì các duyên cớ ấy, cho nên tôi đã quyết định chỉ giữ lại, vả lại như tôi đã từng làm khắp nơi trong diễn tiến của cuốn sách này, nhưng ở đây với một sự hoài nghi lớn hơn nữa, các sự kiện đã được nhiều diễn viên kể lại gần như với cùng một từ ngữ, vừa bỏ đi, nếu xét thấy cần những chi tiết thi vị hoặc bi tráng.

Giữa nhiều chứng ngôn sự hiện diện của những điểm dị đồng là chuyện thường tình, giả dụ trên vấn đề giờ giấc hoặc ngay cả trên vấn đề ngày tháng. Những người ở dưới “bunker”, sống liên tục trong một vùng ánh sáng nhân tạo, bị suy nhược thần kinh, hoặc thần kinh bị căng thẳng quá độ chỉ đã có một ý thức hoàn toàn chủ quan và bất quân bình về sự thấm thoát của thời gian,

Không phải luôn luôn họ nghĩ đến việc xem đồng hồ.

Tất cả những gì xảy ra dưới “bunker” được kể lại ở đây dưới hình thức nhật ký, nhật ký nầy sẽ do một quan sát viên ghi chép, ông này được thông báo (dù cho được thông báo khi việc đã xong rồi) càng nhiều càng hay cũng như ông ta cố gắng càng khách quan càng hay. Tôi nghĩ rằng đây là cách cốt nhứt đế trình bày khá rõ ràng các biến cố ấy, mà không cách biệt quá xa với những gì có thể được biết từ thực tại lịch sử.

20 tháng tư — Ngày tháng của ngày hôm nay được in bằng mực đỏ trên các quyển lịch của Đức : Đó là ngày lễ sinh nhựt thứ năm mươi sáu của Hitler. Người ta tưởng rằng hôm nay Fuhrer sẽ rời Bá linh để về Berchtesgaden, song các tin tức xấu của những ngày vừa qua đã làm Ngài thay đổi ý kiến, bởi vì trong lúc này dường như Ngài không còn quan tâm đến chuyến đi nữa.

Goering đã đọc một bài diễn văn trên đài phát thanh, đề cập đến cái chết mới đây của Tổng thống Roosevelt ; ” Lãnh tụ của liên minh địch đã bị trừng phạt bởi cùng một thiên mệnh đã che chở cho Fuhrer thoát khỏi cuộc mưu sát ngày 20 tháng bảy 1944, giữa một số người chết và bị thương, để Ngài có thể hoàn tất công nghiệp của Ngài. Một ngày kia, Đức quốc sẽ trở nên phồn thịnh hơn bao giờ hết. Các thành phố và các làng mạc mới, với cư dân sung túc hơn, sẽ bao phủ khắp các vùng đã bị tàn phá. Nhiều cánh đồng lúa mì phì nhiêu sẽ cung cấp dồi dào thực phẩm thường nhựt cho chúng ta. “

Hitler thức dậy lúc 11 giờ. 12 giờ trưa, các nhân vật cao cấp đã bắt đầu đến để dâng lên ông những lời chúc tụng sinh nhựt : Goebbels, Doenitz, Jodl, Keitel, Bormann, Ribbentrop, Speer, Goering, Arthur Axmann, lãnh tụ đoàn thanh niên Hitler, Himmler, Tướng Krebs, Tân Tổng tham mưu trưởng quân lực, Tướng Karl Koller, Tham mưu trưởng Không quân. Họ đứng xếp hàng trong hành lang và Hitler đến bắt tay và trò chuyện với từng người một. Ông ta đã tỏ ra ân cần một cách đặc biệt với Keitel :

“Tôi sẽ không bao giờ quên ông, ông nói với ông nầy. Tôi luôn luôn ghi nhớ là ông đã cứu tôi thoát chết ngày xảy ra cuộc mưu sát.”

Goering mặc một bộ quân phục đỏ thẫm và xanh với các hột nút vàng lấp lánh. Bây giờ, trông Fuhrer có vẻ già hẳn đi và bịnh hoạn, Ông đứng khòm lưng, tóc ông gần như bạc trắng, gương mặt ông phị ra, đôi bàn tay run rẩy, ông không thể đứng lâu được. Thế nhưng, ông đã phải cố gắng trèo lên cầu thang để đến khu vườn trong Dinh Tể tướng để đón tiểp một đoàn đại biểu “thanh niên Hitler” do Artbur Axmann trình diện lên ông. Himmler, Goering và Geobbels tháp tùng với ông. Hitler đã tỏ lời khen ngợi và cảm ơn các thanh niên và đã gắn huy chương cho họ.

Một buổi họp quan trọng được triệu tập vào buổi trưa. Các vị tướng lãnh tuần tự trình bày tình hình quân sự, nó không mấy sáng sủa. Ở phía Bắc, quân Anh đã đến ngoại ô các thành phố Brême và Hambourg. Ở Ý, các đạo binh của Thống chế Alexander đã tiến vào lưu vực sông Pô. Quân Nga và Quân Mỹ tiến tới không ngừng từ hai phía Đông và Tây. Không phải chỉ có khoảng cách giữa Đông và Tây bị thu hẹp dần, mà nước Đức còn có thể, trong một thời gian ngắn, bị cắt ngang làm đôi. Tất cả các Bộ Phủ đều đã di tản về phía Nam hoặc đang sửa soạn để di tản. Goering, Goebbels, Himmler, Bormann và Krebs thúc giục Hitler trở về Berchtesgaden trước khi Bá linh bị vây hãm, Fuhrer đã xác định lại những mệnh lệnh mà ông đã ban ra cách đó sáu ngày về trường hợp Đức quốc bị cắt thành hai mảnh:

“Các bộ chỉ huy riêng biệt sẽ được thành lập tại hai vùng còn tự do. Thủy sư Đô đốc Doenitz sẽ nắm quyền tư lệnh các lực lượng ở Miền Bắc, và thống chế Kesselring sẽ chỉ huy Miền Nam “.

Và ông ta nói thêm :

“Ngay từ bây giờ, ở Miền Bắc, tôi trao toàn quyền quân sự cho Thủy sư Đô đốc Doenitz. “

Song ông ta đã không tuyên bố y như vậy đối với Kesselring. Có thể ông ta có ý định sẽ đích thân nắm quyền chỉ huy ở Miền Nam. Mặc dầu các lời khẩn cầu của các cố vấn, ông ta đã từ chối cho biết là sẽ rời Bá linh hay không.

” Thượng đế sẽ quyết định “, ông nói.

Goering đã được phép di tản ngay buổi chiều hôm ấy cùng các cơ quan của ông về Miền Nam. Ông để Tướng Koller ở lại làm đại diện.

Sau buổi họp, Bormann tâm sự với viên thư ký của ông ta :

” Fuhrer chắc chắn sẽ rời Bá linh ngày mai, hoặc ngày kia hoặc trễ hơn “.

Nhiều người khác nghĩ rằng ông ta sẽ không đi đâu cả. Tóm lại, người ta không biết gì cả.

Màn đêm vừa buông xuống, báo động. Các làn sóng oanh tạc cơ Mosquitoes kế tiếp nhau không ngừng.

° ° °

21 tháng tư — Goering đã rời Bá linh sáng hôm nay, lúc 3 giờ, trên chiếc xe Mercedes của ông ta. Tất cả công cuộc di tản của riêng ông và của các cơ quan của ông đã được chuẩn bị xong xuôi trước cả buổi họp ngày hôm qua. Một hàng dài xe du lịch và vận tải tiến về Berchtesgaden qua Brandebourg, Belzig, Wintlenberg và Dresden. Trong đêm ấy, Himmler và Speer cũng đã rời Bá linh.

Hitler, đặc biệt thức dậy rất sớm, gọi điện thoại cho Tướng Koller ở Bản doanh của Không quân :

– Ông có biết là pháo binh Nga đã bắn vào Bá linh không ? Vào ngay trung tâm thành phố.

– Không.

– Ồng không nghe thấy tiếng súng sao ?

– Thưa không. Tôi đang ở Wildpark — Werder “.

Hitler khẳng định rằng khẩu súng đang khai hỏa phải là một khẩu đại pháo tầm xa nòng rất lớn, di chuyển theo thiết lộ. Nó hiện ở đâu ? Phải tấn công nó ngay lập tức. Koller đã hoài công phúc đáp rằng không thể nào tìm ra được một cách nhanh chóng vị trí của một khẩu súng đặt ở một nơi nào đó giữa sông Oder và Bá linh, mà người ta không biết cả đến xạ trực của nó, nhưng Fuhrer không muốn nghe gì cả.

” Ông làm sao thì làm. Tôi muốn được xác định trong mười phút “.

Một giờ sau, Koller báo cáo rằng ông ta đã nhận biết và tìm ra được vị trí của pháo đội Nga :

” Không phải một khẩu đại pháo tầm xa, mà là một pháo đội 100 hoặc 120 ly. Pháo đội của ta đặt trong sở thú đã khai hỏa vào nó rồi. Từ sáng sớm hôm nay, nó được đặt ở Marzahn…

– Ở đâu ?

– Ở Maizahn, cách trung tâm Bá linh mười hai cây số.

– Đâu có thể như vậy dược. Bộ anh điên rồi sao.

Thêm một giờ nữa lại trôi qua, và Hitler lại gọi Koller lần nữa :

“Chúng ta hiện có bao nhiêu phi cơ ở phía Nam Bá linh ?

– Tôi không thể trả lời ngay câu hỏi này được, thưa Fuhrer. Sự liên lạc với các đơn vị đã bị trở ngại. Tôi phải đợi các báo cáo gửi về bằng xe máy dầu.

Hitler đùng đùng nổi giận, đoạn ông hỏi:

“Tại sao hôm qua các phi cơ phản lực không đến từ các bãi đáp của chúng ở gần Prague ?

– Phi cơ địch theo dõi rất rát các bãi đáp, đến nỗi phi cơ của ta không thể ra được. Chúng sẽ bị tiêu diệt ngay cả trước khi rời phi đạo.

– Như vậy, người ta sẽ không bao giờ sử dụng tới các phi cơ phản lực nữa à ! Không quân thật vô dụng !

Koller giải thích rằng không quân, bị dồn vào một khoảng đất càng lúc càng bị thu hẹp, đã cố hết sức mình. Nhưng hy vọng ở nó một thắng lợi quyết định là điều không hợp lý. Sẽ không còn máy bay nữa trong vài ngày tới.

” Người ta sẽ phải treo cổ ngay lập tức toàn thể Bộ chỉ huy không quân ! ” Hitler hét lớn.

Trong buổi họp buổi sáng, Fuhrer ban các mệnh lệnh quân sự. Quân trú phòng ở Bá linh phái thực hiện một cuộc tổng phản công dưới quyền điều động của Obergruppeníuhrer SS Steiner. Hitler ngồi trước tấm bản đồ, ấn định tất cả các chi tiết của cuộc hành quân. Các thông tín viên hấp tấp lên đường bằng xe hơi và xe máy dầu. Sau đó, tất cả bình thản trở “bunker”, ngày giờ lại trôi qua với các hoạt động thường lệ. Bây giờ người ta nghe rõ ràng tiếng đạn pháo kích của Nga.

Chúng ta hãy rời Bá linh và hãy đến một viện bài lao ở Hohenlychen, cách thủ đô 200 cây số về phia Bắc trong một lúc, trong buổi sáng ngày 21 tháng tư ấy. Ba người đang ngồi dùng điểm tâm quanh một chiếc bàn. Không một ai trong ba người ấy mắc bịnh lao cả. Chủng ta nhận thấy ngay tức khắc Himmler, vừa ở Bá linh đến trong đêm. Kế bên ông ta là Walter Schellenberg, vị tướng SS trẻ nhứt, Trưởng ban tình báo của sở Gestapo.

Người khách thứ ba không phải là một người SS, cũng không phải là một người Đức : đó là Bá tước Polke Bernadotte, đại diện cơ quan Hồng Thập Tự Thụy Điển. Trong chiến tranh Bernadotte đã đến Đức quốc nhiều lần, liều mình bất chấp hiểm nguy trong những cuộc hành trình gian nan bằng phi cơ và trong các cuộc oanh tạc để đến gặp vị trưởng cơ quan Hồng thập tự Đức. Schellenberg đã bắt liên lạc với ông và đã thuyết phục ông gặp Himmler, theo ông ta là lãnh tụ Quốc Xã duy nhứt có thể lật đổ Hitler và chấm dứt chiến tranh. Bernadotte và Himmler đã hội kiến với nhau hai lần rồi, ngày 12 tháng hai và ngày 2 tháng tư. Ribbentrop có biết qua việc ấy, nhưng không nói năng gì cả, Hitler, dĩ nhiên, không biết gì hết.

“Gương mặt của Himmler làm cho tôi nhớ đến vẻ mặt của một Con chó sói đang nhe răng. Bernadotte ghi lại. Và khi hắn ta cười, tôi phát run tên như một người đang nghe tả lại cơn bịnh dịch hạch “. Người Thụy điẻn ấy đã phải tự biện hộ trước những lời trách móc ông ta đã chấp nhận gặp gỡ con quái vật, Tuy nhiên, trong hai buổi hội kiến đầu, ông đã cố gắng đạt đến các kết quả giới hạn nhưng xác thực thí dụ như sự phóng thích các đồng bào của ông đang bị giam giữ trong các trại tập trung. Himmler không hứa hẹn gì cả. Schellenberg, mà các mục đích mang nhiều tham vọng hơn, đã thúc giục Himmler, trước và trong các cuộc hội kiến, quyết định hành động công khai chống lại Hitler, con người bịnh hoạn, nguy hiểm. Và hắn ta cũng đã thúc giục Bernadotte tiếp xúc với Eisenhower, thuyết phục ông này chấp nhận thương thuyết hòa bình với Himmler.

” Tôi đâu có thể tự ý hành động khi mà Reichsfuhrer SS chưa toan tính làm gì cả. Bá tước trả lời. Ít ra Ngài cũng đưa cho tôi một đề nghị viết để tôi đưa lại cho Eisenhower.

– Ông có thể cho rằng tôi quá thiên về tình cảm và cả đến vô lý nữa, Himmler nói, nhưng tôi đã tuyên thệ trung thành với Adolf Hitler với tư cách là một binh sĩ và cũng với tư cách là một người Đức, tôi không thể lỗi thệ được. “

Như vậy, tại sao ông ta đã chấp nhận gặp gỡ người Thụy điển ? Ông ta đã bị cám dỗ, song, chưa dám để cho mình bị khuất phục hẳn. Tóm lại hai lần gặp gỡ đã không đưa đến một kết quả nào, Sebellenberg không hề ngã lòng một cách dễ dàng, đã tiếp tục lung lạc chủ tể của hắn ta. Hắn ta đã kêu gọi đến sự tiếp tay của Giáo sư Crinis, trưởng ban tâm lý trị liệu của bệnh viện tế bần : ông nầy đã nói với Himmler rằng, theo ý riêng của ông, Fuhrer chắc chắn mắc bệnh Parkinson. Schellenberg cũng đã thu phục được người đấm bóp của Himmler, Kersten, ông nầy đồng thời cũng là chiêm tinh gia, “Chắc chắn Fuhrer sẽ qua đời trước ngày 7 tháng năm 1945. Kersten đã lặp đi lặp lại như thế với vị thủ lãnh cơ quan Gestapo. Rốt cục, Himmler có bị thuyết phục về sự cần thiết hành động không? Schellenberg tin là có, hay muốn tin là có. Hắn ta đã tái hội với Bernadotte, và đã xác nhận với ông nầy rằng, Reichsfuhrer SS bây giờ đã “sẵn sàng” đấy, ba người lại hội họp với nhau một lần nữa. Việc gì sẽ xảy ra ?

Bernadotte vẫn rất dè dặt. Himmler bắt đầu nói một cách tổng quát về tình hình Đức quốc, về các hy vọng kháng cự vẫn hiện còn. Đoạn, trở lại các vấn đề mà bá tước đã đề cập tới trước đó, ông ta đi vào các chi tiết kỹ thuật liên quan đến việc phóng thích bất thần vài kẻ đang bị giam giữ. Ông ta đề cập đến các điều khó khăn sẽ gặp phải. Ông ta nói đến một dự định phóng thích các phụ nữ Ba lan đang bị giam giữ ở Ravensbruck :

Tất cả điều ấy thật lố bịch. Người Thụy điển rùng vai và chấm dứt buổi hội kiến. Himmler để ông ta đi. Song Schellenberg lấy xe đưa Bá tước đi, hắn ta khẩn khoản :

CON NGƯỜI MUÔN MẶT….

– Không có gì thất bại cả. Reichsfuhrer SS gần quyết định…

– Reichsfuhrer không còn để tâm đến thực tại nữa, Bernadotle ngắt ngang. Tôi không thể giúp ông ta được gì nữa cả. Lẽ ra ông ta đã phải chộp ngay các vấn đề của Đức quốc ngay sau buổi gặp gỡ đầu tiên “.

Tuy nhiên, cuối cùng ông chấp nhận các nguyên tắc của một buổi gặp gỡ mới. Khi trở về, Schellenberg tiếp tục thuyết du thầy của hắn ta. Himmler lắc đầu :

” Schellenberg, tôi sợ tương lai.

– Thêm một lý do đề hành động.

Himmler không trả lời. Ông ta như một linh hồn đau khổ “.

° ° °

Chúng ta hãy trở lại Bá linh, hay đúng hơn ngoại ô Bá linh, ở Wildpark-Werder, Bản doanh cùa tướng Koller, tham mưu trưởng không quân, Đây là một sĩ quan có thẩm quyền, học hỏi đến nơi đến chốn những điều thuộc về nghề nghiệp của mình, một mẫu quân nhân gương mẫu. Ông ta đã viết một tập nhựt ký từ ngày 14 tháng tư đến ngày 21 tháng năm 1945 : Đó là một tập nhựt ký của một người có lương tri lạc trong một thế giới loài người..

“Cần phải được sự chuẩn nhận của Fuhrer, ông ta nói, bằng cách trình bày sự việc cho Ngài như là một hành động nhắm vào quân Nga khùng”, dịch giả của thiên hồi ký đã viết như vậy. Chắc chắn là tập tài liệu phát ra một giọng điệu chân thành. Chúng ta sẽ thấy, nhờ vào những điều ghi chép của Đại tướng Koller, Hitler đã tổ chức và phối trí, nếu người ta có thể nói, cuộc phản công Steiner, do chính ông ta quyết định trong buổi sáng ngày 21, và nó có mục đích giải thoát Bá linh, như thế nào.

20 giờ 30. Hitler điện thoại cho Koller :

” Ông Reichsmarscball (Goering) có giữ một đạo quân riêng ở Karinhall (nông trại của Goering), phải giải tán nó ngay lập tức và gửi các binh sĩ ra mặt trận, ông ta không cần phải có một đạo binh riêng.

Koller — Ở Karinhall chỉ có sư đoàn “Hermann Goering”, mà vả lại hầu hết các binh sĩ đều đã từng phục vụ ngoài mặt trận.

Hitler — Không phải. Tôi có những tin tức rất chính xác về sự hiện hữu của những lực lượng mạnh ở Karinhall. (Ông cúp máy)

Koller gọi Karinhall:

“Quân số hiện tại của sư đoàn Hermann Goering là bao nhiêu ?

– Một đại đội. Số còn lại ở ngoài mặt trận”.

Koller báo cáo cho Hitler là chỉ còn có một đại đội.

Hitler: ” Đặt nó dưới quyền sử dụng của Obergruppenfuhrer Steiner ngay lập tức “. (ông cúp máy)

Một phút sau, Hitler gọi lại :

– Tất cả các người của không quân hiện đang có mặt trong vùng giữa Bá linh và bờ biển phải tham dự vào cuộc phản công mà tôi đã ra lệnh trong vùng Đông Bắc Bá linh.

Koller : Nhưng, thưa Fuhrer, tôi hiện không có những toán quân được huấn luyện chiến đấu trên bộ. Và cuộc phản công sẽ được phát động tại đâu, một cách đích xác ?

Không có câu trả lời, Hitler đã cúp máy.

Koller gọi Thiếu tá Freigang, trong bộ tham mưu của Sư đoàn Hermann Goering. Ông thông báo cho ông này biết lịnh của Hitler.

Freigang – Dạ, tôi có nghe nói đến một cuộctấn công Steiner về phía Nam, trong vùng Eberswalđe. Nhưng ngay lúc nầy, Steiner đã đến Schonwalđe một mình, với một sĩ quan, tôi hoàn toàn không biết các đơn vị nào phải tham dự vào cuộc hành quân.

Koller gọi “bunker”. Đường dây bận. Chắc Hitler đang cho điện thoại đi khắp mọi nơi các mệnh lệnh của ông ta, nhưng những mệnh lệnh nào ? Cuối cùng, vào lúc 22 giờ 30, Koller gọi được Đại tướng Krebs ở đầu dây.

Koller — Nầy Krebs, tôi được lịnh cho quân, của tôi sẵn sàng tham dự cuộc tấn công, nhưng cuộc tấn công ấy sẽ xảy ra ở đâu ?

Giọng nói giận dữ của Hitler trong điện thoại : Có phải là anh còn ngờ vực các mệnh lệnh của tôi không ? Tôi tưởng đã nói khá rõ ràng. Tất cả các lực lượng của Luftwaffe trong khu vực Bắc phải được đặt dưới quyền của Steiner ngay lập tức để tham dự vào cuộc tấn công trên bộ, Trong vòng năm tiếng đồng hồ, mọi chỉ huy trưởng đơn vị nào còn giữ quân của mình lại sẽ bị xử tử. Chính anh cũng sẽ chịu trách nhiệm trên sinh mạng của mình rằng quân của anh phải được đưa tham dự trận đánh cho đến người cuối cùng.

Giọng nói của Krebs — Tất cả tham dự vào cuộc tấn công xuất phát từ Eberswalde tiến về phía Nam “. (Và Krebs cúp máy).

Koller, tâm hồn nặng trĩu, gọi Phòng 3 quân đội :

” Xin vui lòng làm ơn cho tôi vài chi tiết về cuộc phản công Steiner ! Khu tập họp ở đâu ? Thời dụng biểu của cuộc hành quân như thế nào ? Steiner hiện ở đâu ?

– Steiner à ? Giờ nầy ông ta phải có mặt ở Oranienburg, đang thiết lập bộ tham mưu của ông ta. Song ông ta vẫn chưa có quân. Khi chúng tôi liên lạc được với ông ta và biết được các dự định của ông ta, chúng tôi sẽ cho ông các chi tiết “.

Koller toát mồ hôi trán. Tuy vậy, ông quyết định ban ra các mệnh lệnh phỏng chừng để quân sĩ cùa Luffwaffe tham dự vào cuộc tấn công Steiner… Một phần quân số sẽ tiến về Eberswalde, phần còn lại về Schonwalde. Có thể, phần nầy, hoặc phần kia sẽ không đến được một nơi may mắn, ai biết được ?

Trong khi ông điện thoại ban các chỉ thị, người tổng đài điện thoại cắt lời ông vì “bunker” gọi :

“Ở đây là Von Below (tùy viên của Fuhrer đặc trách về không quân). Tỏi xin báo cho ông biết rằng các máy bay của ông phải tập trung hoạt động vào lỗ hổng do quân Nga gây ra ở phía Nam Kottbus.

– Được rồi, địa giới của lỗ hổng ấy như thế nào ? Chỉ cho tôi các ranh giới của nó.

– A, tôi không được biết. Xin ông đợi một chút, Fuhrer cũng định rằng đơn vị Spremberg, cũng tham dự vào trận đánh, sẽ được tiếp tế bằng máy bay.

– Đơn vị ấy hiện ở đâu ?

– Tôi không được biết.

Lần này, chính Koller cúp máy. Đến 23 giờ 30, lại có người gọi:

“Đây là Moszick, trưởng ban chuyển vận không quân. Tôi đã được lịnh của “bunker” tiếp tế bằng đường hàng không cho đạo quân Sprernberg. Nhưng không một ai được biết đơn vị ấy hiện ở đâu cả !

– Phòng Ba cũng không biết à ?

– Thưa không.

Rõ ràng, đến lượt Phòng Ba gọi.

– A lô ! Koller đấy à ? Chúng tôi xin xác nhận với ông rằng chúng tôi không biết Đạo quân Spremberg hiện đang ở đâu.”

Trong những lúc khác, chắn sẽ có dịp để cười vỡ bụng. Công việc chuẩn bị cho trận tấn công Steiner ấy đích thực đã trở thành trò hề. Koller đành phải báo cáo với Hitler rằng không có vấn đề tiếp tế cho một đơn vị mà không ai biết được nó hiện ở đâu. Ngạc nhiên Hitler không có phản ứng.

“Ngày mai, bắt đầu từ 10 giờ, anh đến “bunker”, cần có anh suốt ngày. Nếu rủi bị cản trở không đến được, hãy gửi đến một đại diện “.

Koller trả lời : ” Ja wohl, mein Fuhrer”, trong khi trong bụng nghĩ rằng sẽ gửi tướng Christian đi, và kế đó ông sẽ lại cho người đến thay thế : ” Không thể để cho một người ở lại trong hầm suốt ngày, chỉ để nghe chửi”. Và, mười phút trước nữa đêm, Hitler lại gọi thêm lần nữa :

“Sao, anh đến đâu rồi ? Anh đã làm những gì về việc cho người của Luftwaffe tham dự vào công cuộc tấn công Steiner ?”

Koller báo cáo, vừa nhẫn nại chờ đợi bị ngắt lời bởi một cơn thịnh nộ. Không. Hitler lắng nghe, bình thản yêu cầu minh xác vài điều. Koller, quả là kém ngoại giao, nói thêm rằng các toán quân của Lufiwfafe không có một kinh nghiệm chiến trường nào trên bộ, rằng chúng không được vũ trang đầy đủ. Ông còn nói cả đến rằng các điều kiện trong đó công cuộc tấn công Steiner đã được chuẩn bị theo ông rất đáng lo ngại. Đáng lo ngại à? Hitler không thấy như vậy.

Về phần ông ta, ông ta có rất nhiều hy vọng, ông ta còn tỏ ra hoàn toàn lạc quan nữa. Ông lược thuật sơ qua tình hình cho Koller rõ và kết luận bằng những lời lẽ đáng ghi nhớ sau đây :

” Anh sẽ thấy, Quân Nga sẽ gánh chịu một sự thất bại nặng nề nhứt, đẫm máu nhứt trong lịch sử của chúng, ngay ngưỡng cửa của thành phố Bá linh “.

° ° °

Cùng đêm hôm ấy, trong một phòng thu âm dưới hầm của Đài phát thanh Hambourg, một người ngồi trước máy vi âm đọc một bài diễn văn : “Chúng ta đã bại trận, dân tộc Đức, để tránh mọi sự trả thù vô ích, và để có thể sống sót được sau cơn thảm họa, phải nộp nguyên vẹn cho Đồng minh tất cả các nhà máy, tất cả các cơ sở kỹ nghệ và tất cả các máy móc chưa bị hư hại, tất cả các trại tập trung và tất cả các lao xá với đầy đủ tù nhân.,.” Một người, đứng cạnh diễn giả, gật đầu tán đồng : Kauffmann, thị trưởng Hambourg. Người diễn giả ấy là ai ? Alfred Speer, Tổng trưởng Bộ Kỹ nghệ và Quân bị, vừa từ Bá linh đến một giờ trước đó.

Ông ta đã soạn thảo bài diễn văn ấy từ mười ngày qua, ông ta có thể sờ xấp giấy dầy cộm trong túi áo mình, ngày hôm trước, ngay cả trong lúc ông dâng những lời lẽ chúc tụng sinh nhật lên Fuhrer. Phải chăng Speer đã kinh hoảng bởi bầu không khí điên cuồng, không tưởng, ngự trị trong “bunker”, nên ông ta quả quyết chống đối công khai ? Những lời lẽ ông đọc trước máy vi âm không được loan ngay cho dân chúng Đức qua các làn sóng điện. Trong một căn buồng bên cạnh, hai viên chức xa lạ của Đài, thản nhiên, coi sóc việc thu bài diễn văn vào các đĩa nhựa.

Khi công việc xong xuôi, Kauffmann sẽ mang các đĩa nhựa về nhà. Đã có sự thỏa thuận giữa Speer và ông ta rằng bài diễn văn sẽ được cho phát đi ngay lập tức trong những trường hợp sau đây : Nếu có điều gì không may xảy ra cho Speer. Vị Tổng trưởng Bộ Kỹ nghệ và Quân bị không phải không biết rằng cơ quan Gestapo, và có lẽ vài phần tử của phong trào Wehrwolf nữa, luôn luôn theo dõi mình. Một tiếng, một cử động của Fuhrer, hoặc chỉ một sự thoát lậu hơi lộ liễu của chiếu dịch bán ẩn mật chống phá hủy cũng có thế làm Alfred Speer tàn đời. Bấy giờ sẽ không còn có ai để đối kháng lại với các mệnh lệnh hư vô nữa. Trường hợp thứ hai mà bài diễn văn phải được phát đi ngay : nếu Fuhrer chết. Nhất định người ta không thể dè trước được những gì sẽ xảy ra lúc bấy giờ, các mệnh lệnh nào còn phi lý hơn và cưỡng hành hơn các mệnh lệnh của Hitler nữa, mà Bormann hoặc một kẻ nào khác sẽ ban ra và nhứt là, Alfred Speer rốt cuộc sẽ cảm thấy được giải trừ, không còn bị bó buộc bởi lời thề trung thành mà, về tinh thần cũng như về vật chất, ông ta đã phản bội, nhưng nó hãy còn ám ảnh và bó buộc ông ta.

° ° °

“Bunker”, Dinh Tể tướng, 22 tháng tư — Đêm rồi, Doenitz đã đi Ploen, nơi mà ông ta đã thiết lập một bản doanh mới, trên chiếc xe Schleswig Holstein. chỉ để lại Bá linh một sĩ quan liên lạc, Đô đốc Voss.

Buổi sáng trôi qua một cách bình thản, Hitler thức dậy lúc 11 giờ. Ngay sau khi điểm tâm, ông ta bắt đầu cho gọi điện thoại khắp nơi để biết các tin tức về diễn tiến của cuộc tấn công Steiner. Các tin tức đầu tiên khá mơ hồ. Từ 12 đến 15 ngàn người của không quân đã được tập hợp lại và chở đi bằng xe cam nhông, nhưng người ta không biết là ở đâu.

Quân Nga, từ phía Nam, tiến về Bá linh và Postdam. Các toán quân trấn giữ đường chu vi ngoài đã phải thối lui về phía sau le Havel, nghĩa là người ta sẽ bỏ Postđam. Thủ Đô gần như đã bị vây hãm, chỉ còn có, ở phía Đông Bắc, một lỗ hở độ mười lăm cây số.

Tất cả những người vừa được thông báo đều hấp tấp cúp máy và kế đó cố làm cách nào để đừng ở ngay bên cạnh Hitler, để tránh các câu hỏi đích xác. Hitler có vẻ rất tin tưởng, mặc dù tiếng súng đạn bắn vào Bá linh càng lúc càng nghe rõ mồn một. Ông giải thích trước tấn đồ rằng Steiner sẽ tấn công bất ngờ vào cạnh sườn địch như thế nào. Quân Nga sẽ chạy lui một cách hỗn loạn về phía sông Ođer, nơi mà đạo binh của tướng Busse, bây giờ đang có mặt ở đấy theo lệnh của Hitler, đang chờ đợi chúng. (Thực tế đạo binh ấy đã hoàn toàn bị vây hãm). Các tướng lãnh không ai dám nói gì cả, chỉ biết gật đầu tán thành.

Đến 15 giờ, Hitler ra lệnh khai mạc buổi họp quân sự, với sự tham dự của : Bormann, Keitel, Jodl, Krebs, cộng thêm hai tốc ký viên. Đại tướng Christian, Đô đốc Voss và vài sĩ quan liên lạc khác ngồi đợi ở căn phòng bên cạnh.

Hitler bắt đầu yêu cầu Krebs trình bày về tình hình tổng quát, ông nầy đứng lên nói, chậm rãi chừng nào hay chừng ấy, cà rà ở các chi tiết, không có một sự nhiệt tâm nào.

” Còn cuộc tấn công Steiner ? Hitler hỏi. Nó hiện đến đâu? Xin nói cho tôi biết một cách chính xác “.

Im lặng hoàn toàn. Ít nhứt cũng trong gần ba mươi giây, người ta chỉ nghe thẩy tiếng nổ ầm ầm phía trên căn hầm. Các tướng lãnh nhìn xuống bản đồ, không một ai dám ngước mắt lên.

” Sao ? Hitler hỏi gặng. Phải trả lời tôi ngay, Steiner có tấn công không? “

Krebs vẫn câm miệng. Bấy giờ Jodl quyết định hy sinh.

” Thưa Fuhrer, ông ta gắn gượng nói, Steiner không có tấn công “.

– Sao ?

Trong vài câu, Jodl giải thích, Steiner đã không ban ra một lịnh tấn công nào. Người ta nghĩ rằng ông ta đã không tập họp binh sĩ được. Dường như các toán quân có đến, nhưng các toán khác thuộc lục quân và thuộc binh chủng SS đã không đến được. Không thể biết được cuộc tấn công có xảy ra không, cũng như xảy bao giờ. (Chính Steiner đã nói rõ, sau chiến tranh) những gì đã xảy ra. Ba sư đoàn trừ bị, mà người ta hứa hẹn phái đến cho ông ta, đã bị quân Nga tiêu diệt hoặc bắt giữ trong khi di chuyển ; hai sư đoàn trích từ Đội quân sông Vistule không thể mở đường tiến về Bá linh được. Tôi đã từ chối sử dụng các toán quân hỗn tạp không thể tả được vừa được tụ tập lại một cách hấp tấp, vị tướng SS ấy đã nói. Tôi không muốn mất một người nào cả trong một việc làm mà người ta đã thấy là sẽ thất bại ê chề ngay từ lúc đầu. Kế hoạch tấn công đã được thiết lập căn cứ trên những điều không có ở một nơi nào cả ngoài trí tưởng tượng của căn hầm dưới Dinh Tể tướng “.

Điều tệ hại nhứt là, lợi dụng sự triệt thoái của các toán quân trấn đóng ở phía Bắc Bá linh, quân Nga đã đột nhập vào khu vực ngoại ô phía Bắc. Các thiết giáp của họ cũng xâm nhập vào cả Bá linh.

Nghe xong các lời lẽ ấy, Hitler đã sững sờ và câm lặng trong nhiều giây, đôi mắt mở trừng, miệng há hốc. Đoạn ông nổi cơn tam bành chưa từng thấy.

“Tôi đã bị phản bội bởi quân SS ! Ông ta đã hét lớn. Không bao giờ tôi có thể ngờ được điều đó ! Bởi quân SS ! “

Ông ta đã hò hét chửi rủa Quân đội, quân SS, tất cả mọi người thật lâu. Tất cả đã bỏ rơi ông ta, Các tướng lãnh là những tên phản bội, binh sĩ là những người nhút nhát, tất cả người Đức là những kẻ vong ân. Không một người Đức nào có thể hiểu được sự hùng tráng của công nghiệp của ông, không một ai biết được các sự hy sinh của ông, cũng như bước quang vinh mà ông đã đem lại cho dân tộc Đức. Quanh ông ta chỉ có sự phản bội, hèn nhát, bất tài vô tướng. Hitler la hét, tay chân múa may, thần sắc của ông làm động lòng. Gương mặt phị của ông trở nên đỏ gắt… rồi thì bỗng nhiên tái xanh, và ông ta ngồi phịch xuống chiếc ghế bành. Bấy giờ, ông ta đã quơ tay lên khỏi đầu lần cuối cùng và nói thế là hết, hết tất cả. Đệ tam Cộng hòa Đức là một sự thất bại, người sáng lập ra nó không còn gì khác hơn ngoài sự chết.

“Bây giờ, những mối lo ngại của tôi đã hoàn toàn tiêu tan, ông ta đã kết luận. Tôi sẽ không đi về miền Nam. Ai muốn đi tùy ý. Còn tôi, tôi ở lại Bá linh và tôi sẽ chấp nhận những gì xảy đến “.

Mọi người bu quanh ông thề trung thành với ông, khẩn thiết van xin ông cùng đi với họ.

“Đức quốc cần Ngài, thưa Fuhrer, Keitel nói lớn. Trong thế gian này không bao giờ có được một người như Ngài”.

Krebs và Jodl đã trình bày cho ông ta biết là chưa có một lý do nào để tuyệt vọng cả, rằng các đạo binh của Shoerner và của Kesselring vẫn còn rất mạnh. Mọi việc đều hãy còn có thể cứu vãn được. Fuhrer nên rời Bá linh ngay lập tức, ông nên đến Berchtesgaden để điều khiển các cuộc hành quân. Hitler lắc đầu, các người xung quanh đã hết lời khẩn cầu ông. Trong lúc ấy, các sĩ quan liên lạc đã gọi Himmler và Doenitz, người ta mang một máy điện thoại đến trước mặt Hitler.

“Thưa Fuhrer, đây là Reichsfuhrer SS, ông muốn hầu chuyện với Ngài… Đây là Thủy sư Đô đốc…” Himmler và Doenitz đã khẩn cầu Hitler hãy rút lại quyết định, hãy rời Bá linh. Họ sẽ đưa đến cho ông ta tất cả quân sĩ mà họ hãy còn. Ribbentrop cũng đã điện thoại cho biết là miếng đòn ngoại giao hằng mong ước, sự bất hòa giữa quân Nga và quân Anh — Mỹ, đã bắt đầu phát hiện, Hitler đã trả lời “không” với tất cả mọi người, ông ta cúp máy trước khi nghe hết những lời họ nói.

“Tôi sẽ ở lại đây với Goebbels, ông ta đã lập lại với các người hiện diện. Tôi sẽ đích thân điều khiển công cuộc phòng thủ thành phố. Tôi ra lệnh công bố trên đài phát thanh cho dân chúng Bá linh biết rằng tôi đã quyết định ở lại với họ cho đến phút cuối cùng, dù gì xảy ra đi chăng nữa “.

Nói xong ông ta đứng dậy bỏ vào phòng riêng chấm dứt buổi họp, Các người dự hội rút qua phần bên kia của hầm trú ẩn, nơi mà các phụ tá và các thơ ký đang chờ đợi họ. Tất cả đều được nói lại cho biết những gì đã xảy ra trong buổi họp. Tất cả đều bị xúc động mạnh, phân vân giữa sự kinh ngạc, sự phấn khái và sự ngã lòng. Các lời lẽ của Hitler đã sinh tác dụng của một cơn tai biến, làm xao động lòng người hơn cả hoàn cảnh thảm hại hiện tại.

Khi đã vào phòng riêng, Hitler cho mời Goebbels đến, đoạn bà Goebbels và các con, họ đang trú ngụ trong căn hầm dưới Bộ Tuyên truyền.

“Từ đây, anh và gia đình sẽ ở cùng với tôi trong hầm này “. Ồng ta nói với họ.

Họ bắt đầu bàn chuyện tương lai. Goebbels đã nói rằng ông ta cũng vậy, cũng sẽ ở lại Bả linh cho đến phút cuối cùng và ông ta sẽ tự sát. Vợ ông ta, sau khi đã cho các con trẻ đi chơi chỗ khác, đã nói sẽ làm theo chồng : bà ta sẽ đầu độc các con rồi tự sát. Trước hết Hitler không muốn nghe nói đến dự định tàn khốc đó, song bà ta đã lập lại là lòng mình đã quyết.

Fuhrer đã hạ lịnh tiêu hủy tất cả các giấy tờ cả nhân của ông. Người tùy viên đã đem chúng lên và chế xăng đốt trên ngôi vườn của Dinh Tể tướng. Jodl và Keitel đã được lệnh đến Berchlesgaden.

Kế đó Hitler cho vời Eva Braun, hai nữ thơ ký và bà đầu bếp của ông vào phòng việc.

– Thay áo quần đi, hai giờ nữa máy bay sẽ cất cánh. Tôi ở lại và quyết chết ở đây và mấy người phải đi trước khi quá trễ”.

HITLER VÀ BỘ TỔNG THAM MƯU…

– Ông biết là tôi sẽ ở lại với ông chứ, Eva Braun trả lời. Tôi đã đến đây với ý định ấy.

Ba người đàn bà kia cũng từ chối bỏ đi.

Đến 19 giờ, một buổi họp thứ hai được triệu tập, chỉ gồm có Hitler, Jodl và Keitel. Hai tướng lãnh nầy đã kể lại buổi họp ấy với những lời lẽ hơi khác biệt nhau, song tất cả các điểm chính yếu đều rất trùng hợp với nhau.

Để mở đầu buổi họp, Hitler đã lập lại rằng ông tạ ở lại để phòng giữ Bá linh cho đến cuối cùng.

– Khi thành phố thất thủ, tôi sẽ tự sát !

Hai tướng lãnh phản đối như họ đã phản đối trong buổi họp trước, nhưng cũng vẫn hoài công, vô ích.

“Tôi đã ở trong một tình thế phải quyết định như vậy, Hitler nói, và tôi không thể thay đổi được”.

Bấy giờ, Jodl và Keitel yêu cầu ông ban các mệnh lệnh. Dù cho cá nhân ông đã tuyệt vọng vì tình thế, ông cũng vẫn là vị Tổng tư lệnh tối cao của toàn thể quân lực Đức và ông không thể phái các tướng lãnh đến Miền Nam mà không có lệnh.

“Tôi không có lịnh gì để ban ra cả, Hitler đáp. Nếu các anh muốn có các mệnh lệnh, các anh chỉ cần hỏi ông Reichsmarschall (Goering) “.

Câu phát biểu đầy cảm kích ấy đã làm thảng thốt hai vị tướng lãnh. Ngay khi họ hơi lấy lại được sự bình tĩnh, họ đã đồng thanh nói quyết rằng “không một người lính Đức nào chấp nhận chiến đấu dưới quyền của ông Reichsmarschall cả”.

” Không còn vấn đề đánh nhau nữa, Hitler đáp lại. Không còn gì nữa để mà đánh nhau. Nếu có chuyện thương thuyết thì Goering sẽ làm hay hơn tôi nhiều đấy “.

Câu phát biểu cảm kích thứ hai là như thế, nó làm hai vị tướng chới với lần nữa. Họ đã không có phản ứng ngay cả lúc Hitler, không đầy một phút sau khi đã nói rằng không còn việc gì để mà đánh nhau nữa, yêu cầu họ xem xét với ông cách thức mà Bá linh hãy còn có thể được tiếp cứu. Họ cùng với Hitler cúi mình xuống tấm bản đồ, thêm một lần nữa — lần cuối cùng.

Lực lượng Đức cuối cùng tương đối đang ở gần và có vẻ sẵn sàng để được xử dụng là Đạo binh thứ XII của Tướng Wenck, vừa được thành lập vài ngày trước đó (với quân sổ trích từ hai đạo binh kế cận) và có nhiệm vụ bố phòng trên sông Elbe hướng mặt về phía Tây. Nó được quyết định cho quay trở lại và tiến về phía Posdam và Bá linh. Tất cá các chi tiết của cuộc hành quân ấy đã được thảo luận và ấn định kỹ càng. Keitel sẽ đích thân mang các mệnh lệnh đến cho Wenck, trong khi Jodl đi nắm quyền chỉ huy Bộ Tham mưu tối cao (OKW) bây giờ được đặt tại Krampnitz, trong vùng ngoại ô phía Tây Bá linh. Krebs sẽ ở lại căn hầm như là cố vấn quân sự của Fuhrer. Đại tướng Wedling được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng quân sự của Bá linh. Buổi họp thứ nhì đã chấm dứt với các quyết định ấy. Bấy giờ là 8 giờ tối.

Keitel muốn lên đường ngay để đến gặp Wenck, song Hitler đã cố tình nằn nì để ông tướng ăn uống cho khỏe lại trước một chuyến đi khá dài và chắc chắn là rất khó khăn, ông ta đã tham dự buổi ăn tối, đã tỏ ra hoàn toàn bình tĩnh và cả đến dễ thương nữa. Người ta tưởng đã thấy lại một Hitler của những này tươi đẹp thời bình ở Berchtesgaden. Đích thân Fuhrer đã ra lệnh cho gia nhân sửa soạn các thức ăn để ông tướng dùng theo đường: nhiều bánh xăng huýt, rượu nho, xúc cù là, nửa chai rượu cô nhắc.

Ít lâu sau, Keitel và Jodl đã rời căn hầm một lượt. Nhiều cuộc khởi hành khác đã xảy ra trong đêm, trong số, có cuộc khởi hành của viên y sĩ riêng của Hitler, Theodor Morell. Fuhrer đã nhận những lời từ giã của ông ta một cách lạnh lùng.

“Tôi không còn cần thuốc men của ông để mà thoát hiểm nữa.” Ông ta đã nói với ông nầy.

“Tôi sẽ ở lại Bá linh và tôi sẽ chấp nhận những gì xảy đến”. Hitler đã tuyên bố như vậy.

Các người hầu cận của ông, họ vừa rời “bunker” và đi bằng xe hơi về phía lỗ hổng còn lại ở hướng Tây Bắc, không cần phải mất nhiều thì giờ để tin chắc là phút cuối cùng đã gần kề. Người ta không thể nói ngay rằng bây giờ là phút cuối cùng sao ? Bên trên thành phố đổ nát hoang tàn, bầu trời hoàn toàn đỏ thắm. Các luồng ánh sáng trắng của các ngọn đèn thám chiếu phòng không dường như hướng dẫn máy bay địch hơn là tìm kiếm chúng.

Các còi báo động hụ lên cách khoảng rất gần nhau : không còn hồi còi chấm dứt báo động nữa. Cnộc oanh tạc nầy chưa chấm dứt thì một làn sóng máy bay khác lại đến. Người ta không còn phân biệt được nữa giữa các tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo kích và tiếng rầm rầm của các ngôi nhà sụp đổ.

Các chiếc Mercedes của những nhân vật cao cấp chạy giằng lên giằng xuống giữa các bức tường lửa, bỗng nhiên bị bắt buộc dừng lại trước một đống đổ nát to lớn như quả núi hoặc vì cùng đường, một lỗ trũng khổng lồ ngập đầy nước choán mất con lộ, mặt nước phản chiêu lấp lánh các ánh lửa xung quanh. Quay trở lại, phải chạy vòng một khối đổ nát, tung mình vào những hành lang lửa đạn khác…

Hitler ở lại ” giữa dân cư thành phố Bá linh “, song căn hầm ẩn trú dưới Dinh Tể tướng như là một chiến hạm ngầm dưới mặt đất, được bảo vệ chu đáo, không khí được điều hòa bằng máy, hãy còn tất cả tiện nghi, trong khi dân Bá linh chồng chất lên nhau trong những hầm nhà và trong những căn hầm trú ẩn tạm thời luôn rung chuyển vì các tiếng nổ, được soi sáng bởi các ngọn nến hiếm hoi, hoặc hoàn toàn tối tăm.

Từ ngày 20 tháng tư, các hệ thống nước, hơi và điện không còn nữa. Người ta lấy nước ở các hố bom khổng lồ mà các ống nước bị cắt đứt đã biến thành ao hồ. Trong các hầm nhà hoặc hầm ẩn trú không phải chỉ có toàn thường dân, đàn ông, đàn bà và trẻ con, mà người ta cũng thấy có các quân nhân nữa, binh sĩ và đoàn viên của Đội Wolkssturm, họ lén rời hàng ngũ để trốn về xem coi gia đình họ ra sao, chấp nhận mối nguy có thể bị quân SS và Hiến binh bắt và bắn tại chỗ.

Bình minh ngày 23 tháng tư năm 1945 ló dạng vẫn trong tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo kích long trời lở đất, không gì khác lạ xảy ra trong địa ngục Bá linh ngoài một sự thav đổi về màu sắc, khối khói đen kịt thay thế ánh lửa hồng vĩ đại. Và cả ngay trước sự đổi thay màu sắc ấy đến hồi kết cuộc, trước khi trời sáng hẳn, ánh sáng nhá nhem đầu tiên trong những con đường phố đã bị tàn phá phát lộ cho chúng ta một cảnh tượng hãn hữu ? Trước các nhà kho hoặc những gì còn lại của các nhà kho nầy, hay trước những nơi — không phải là các quán hàng, hàng hàng lớp lớp người xếp hàng nối đuôi nhau.

Cơ quan tiếp tế vẫn tiếp tục hoạt động. Các rạp hát, các nơi hòa nhạc, các quán cà phê đã được biến thành các trung tâm phân phát đồ tiếp tế. Ở đấy, trong khi tiếng còi báo động tiếp tục hụ vang, trong khi các quả bom tiếp tục rơi ào ạt xuống thành phố, các nhân viên vẫn cắt góc các thẻ tiếp tế. Những người đang xếp hàng chen chúc nối đuôi nhau chấp nhận mọi sự nguy hiểm đến tánh mạng để nhận lãnh những khẩu phần ít ỏi bánh mì đen và những vật phẩm đại dụng với hy vọng sống sót qua ngày nào hay ngày ấy. Đôi khi, một trái đạn nổ tung quét ngã phân nửa hàng người đang chờ đợi, phân nửa hàng kia đứng tại chỗ, những người bị thương nhẹ, khước từ rời chỗ họ đang đứng. Nhiều lần khác, chính tòa nhà dùng làm trung tâm phân phát sụp đổ, giết hại các nhân viên phụ trách. Không đầy một phút sau đó, các người sống sót của hàng người chờ đợi ùa vào để cướp các kho thực phẩm mở toang vô chủ.

Khi người ta nghiên cứu các truyện kể và các chứng ngôn về những ngày cuối cùng của Bá linh, người ta nhận thấy mọi việc đều hiện hữu giữa địa ngục ấy: trật tự và sự hỗn loạn, lòng can đảm và sự hèn nhát, sự tương trợ lẫn nhau và luật rừng xanh. Đúng là có nhiều binh sĩ đào ngũ và trốn tránh, song cũng đúng là nhiều binh sĩ khác đã chiến đấu dũng cảm trong trận đánh vô vọng.

Ngày 23 tháng tư, ngày của thánh Georges, quân Sô viết tràn vào Bá linh, chiếm khu vực Pankow, cách trung tâm thành phố năm cây về phía Bắc. Quân phòng vệ gồm Lục quân (Wehrmacht) quân Waffen SS, các đoàn viên của Đoàn thanh niên Hitler và các phần tử của Đội Wolkssturm. Mặc dù các cuộc oanh tạc của không quân, và của pháo binh, quân Nga không tiến tới được như ý họ muốn. Phi cơ và pháo binh Sô viết đã bị bắt buộc không oanh tạc vào vùng tiếp cận ngay trước các đoàn quân đang tiến tới và chính ở đây, ở ngay mép của sự xâm lăng các toán quân phòng thủ bám chặt vào.

Những người quả cảm nhứt là quân Waffen SS và Đoàn thanh niên Hitler. Ẩn núp trong các đống đổ nát, họ bắn đại liên từng loạt hoặc súng cối từng phát một vào các chiến xa Nga bị vướng trong các đống gạch ngói, đôi khi các chiến xa đã bị bắt buộc thối lui, dùng máy truyền tin hướng dẫn phi cơ và pháo binh rót bom đạn vào các ổ kháng cự ấy. Nhiều toán quân đã nằm im thin thít trong nhiều giờ bỗng nhiên vùng dậy đánh bọc hậu đoàn quân xâm lăng. Người ta thấy nhiều thiếu nữ 17, 18 tuổi bò đến chỉ còn cách các chiến xa có vài thước và bắn Panzerfaust vào chúng trước khi bị bắn hạ.

Chính các toán chiến sĩ dị biệt ấy, vũ trang thiếu kém, không có phương tiện liên lạc gần như không còn nhận được một mệnh lệnh nào cả, sẽ theo đuổi cuộc chiến trong nhiều ngày, bắt buộc quân Nga tiến tới từng bước một, giữa các đống đổ nát với giá bảy ngàn người chết — Trong lúc, dưới các hầm nhà, ba triệu người dân Bá linh đang mong đến hồi kết cục.

Khi người ta không làm gì cả ngoài việc nghe ngóng, thính giác đã trở nên kỳ diệu. Các người ở dưới hầm từ lâu đã biết rõ tiếng nào là tiếng bom nổ và trong vài ngày, họ đã phân biệt ngay được, tiếng đạn pháo kích. Các tiếng đạn súng cối và đại liên làm cho họ biết là trận đánh đang đến gần. Một ngày nọ, một tiếng nổ nhỏ chưa bao giờ được nghe thấy vang lên : không một người nào dám nghĩ đó là một quả lựu đạn của địch song le đúng là điều ấy. Tiếng súng đại liên vẫn nổ dòn. Tiếng ầm ầm của chiến xa chạy trên đường phố. Đoạn các mệnh lệnh được hét lên trong một ngôn ngữ xa lạ. Lần này phải chấp nhận lẽ dĩ nhiên : Quân Nga đã đến.

° ° °

Tôi tưởng đến đây chúng ta có thể nói qua về Goering, và chúng ta phải làm bởi vì sự sụp đổ của con người to lớn nầy bắt đầu từ ngày 23 tháng tư.

Hermann Goering đã ít được xuất hiện trong câu truyện nầy vì ông ta đã

không hề được ở kề cận Hitler và các vị chỉ huy của Bộ Tham mưu tối cao (OKW) trong phần cuối cùng của chiến tranh và ông ta cũng không bao giờ được hỏi qua ý kiến về những quyết định quân sự cũng như chính trị trọng đại. Goering có vẻ rất yên phận với sự thất sủng ấy và đã không làm gì để chiếm đoạt lại lòng sủng ái của Hitler. Từ năm 1941, ông ta đã tự coi mình như là một nhân vật thế giới tự mãn với chính mình, một loại tinh tú tự trị tiến hóa ngoài quĩ đạo của Fuhrer.

HIỆU KỲ CỦA FUHRER…

Giàu có phi thường, ông ta thường ở tại lâu đài riêng của ông ta, Karinhall, trong vùng Schorfheide nơi mà ông ta sống một cuộc đời vương giả mặc những bộ y phục hiếm có, đồng phục màu xanh da trời của Thống Chế với Nguyên súy trượng bằng vàng và ngà voi cẩn bảo thạch áo dài trắng của Quan Đại thống lãnh thành Venise xưa, y phục của các bậc đế vương Đức ngày xưa bằng da báo với mũ có sừng, quần đùi bó sát bằng da với áo chẽn muôn màu, có cẩn bạc của vị Bá tước xứ Bavière, với ống điếu bằng sứ đuôi thật dài — mở những buổi tiếp tân và tổ chức những cuộc săn bắn mê hồn, góp nhặt các bức danh họa, ngọc ngà châu báu, các pháp trượng xưa của các chủ giáo…

Hitler đã không buồn bài bác lối khoa trương theo kiểu Néron ấy, và các người hầu cận của ông ta cũng không dèm xiểm một lời nào. Trong lúc ấy, một sự kiện tối quan trọng đã xảy ra ? Goering mang khư khư theo mình ông ta một tráp nhỏ bằng thép đựng bản chính của một đạo luật đề ngày 29 tháng sáu 1941, ký tên Adolf Hitler và nội dung như sau :” Nếu có ngày tôi bị hạn chế trong tự do hành động của tôi, hoặc bị thải trừ vì bất cứ một lý do nào, Thống Chế Hermann Goering sẽ trở thành người thay thế tôi — hoặc giả — người kế vị của tôi trong mọi chức vụ trong Quốc gia, trong đảng và trong Quân lực”.

Ngày 23 tháng tư, Tướng Koller rời Bá linh với sự đồng ý của Jodl và đáp phi cơ đến Berchtesgaden để trình bày tình hình tổng quát cho vị thượng cấp trực tiếp của ông ta, Hermann Goering, cũng để báo cho ông ta biết các quyết định của buổi họp ngày 22.

Koller đã biết rõ tất cả, trước hết qua vị sĩ quan liên lạc của ông ta, tướng Christian, kế đó qua Jold. Ông ta nói với Goering rằng Hitler đã quyết định ở lại Bá linh cho đến phút cuối cùng, chết ở đấy, và ông ta kết thúc bằng cách lặp lại lời tuyên bố của Fuhrer với Jodl và Keitel: “Nếu có chuyện thương thuyết, Goering sẽ làm hay hơn tôi nhiều “.

Goering nhướng đôi lông mày. Rõ ràng là một trang lịch sử của Đức quốc vừa được lật qua bởi chính Fuhrer, và bây giờ đến phiên Reichmarschall xuất hiện trên võ đài, nơi chính diện. Song con voi ấy không kém khôn ngoan cũng như thận trọng và đa nghi:

“Ông biết là Hiller vẫn còn sống à? Ông ta hỏi. Ông ta có thể thay đổi quyết định lần nữa không ? Cỏ thế nào ông ta chỉ định Bormann kế nghiệp cho ông ta không ?”

Koller trả lời là khi ông ta rời “bunker” thì Hitler hãy còn sống, song mười tiếng đồng hồ đã trôi qua rồi từ lúc ông ta rời Bá linh. Các con đường tiến vào thủ đô có thể bị cắt đứt ngày này hay ngày khác, có thể chúng đã bị cắt rồi cũng không biết chừng. Người ta không thể gạt ra giả thuyết của một sự thay đổi quyết định thình lình của Fuhrer, điều đó đã từng được thấy.

“Tuy thế, ông tướng kết luận, hành động là việc của Ngài, thưa Thống Chế. Qua quyết định của chính ông hôm qua, Hitler đã tự phong là Tư lịnh Bá linh và như vậy đã tự loại mình ra khỏi Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân lực”.

Goering lắc đầu :

“Mối liên lạc giữa tôi và Fuhrer đã căng thẳng từ lâu. Tôi sợ là Ngài đã chỉ định Bormann để đại diện Ngài hoặc kế vị Ngài. Và Bormann là kẻ thù không đội trời chung của tôi, Hắn ta chỉ chờ có cơ hội thuận tiện để hạ tôi. Nếu tôi hành động bây giờ, người ta sẽ la lên là tôi phản bội. Nếu tôi không làm gì cả, người ta sẽ trách cứ là tôi không hoạt động trong lúc mà tình thế nghiêm trọng nhứt”.

Ông ta cho gọi viên sĩ quan tùy viên vào :

“Mang luật thừa kế đến cho tôi”.

Tráp bằng thép được mở ra. Goering đọc bản văn lớn tiếng trước Koller và trước ông Beichleiter Bouhler, có mặt trong buổi hội kiến.

– Đối với tôi, như vậy là quá rõ, Bouhler nói.

– Quá rõ ràng, Koller phụ họa. Vấn đề đã được giải quyết một cách minh bạch.

– Đó cũng là ý kiến của tôi, Goering nói. Nhưng, tốt hơn chúng ta nên thận trọng, Hãy mời ông Bộ trưởng Lammers đẽn đây !

Ông Lammers ấy là Bộ trưởng ở Dinh Tể tướng và là chuyên viên chinh thức về Quốc tế Công pháp – Được thông báo mọi việc. Ông ta đọc chăm chú bân văn.

” Đạo luật ngày 29 tháng sáu 1941 hoàn toàn có hiệu lực, ông ta nói. Một cách hợp pháp, nó không cần đến một sự công bố thứ hai. Nó duy trì tất cả giá trị của nó. Fuhrer không có qui định một điều gì trái với nó cả. Nếu có, chắc chắn tôi đã được thông báo. Ngài sẽ không có thể làm một điều gì đúng với luật pháp mà không có tôi “.

Mọi việc càng lúc càng có có vẻ thêm rõ ràng. Tuy nhiên Goering vẫn do dự. ông ta nói :

” Theo ý tôi, tôi chỉ có thể hành động một cách độc lập nếu Hitler không

còn một đường liên lạc nào với bên ngoài. Các ông nghĩ sao về chuyện ấy.

– Nếu ngài muốn có mọi điều xác thực. Koller nói. Xin Ngài gửi một công điện cho Hitler và đặt vấn đề rõ ràng với ông ta. Ông ta sẽ không thể phiền hà gì được, chính ông ta đã đặt Ngài vào tình thế nầy.

– Hay !

Goering thảo ngay một bản văn : người ta có thể nói đó là lời độc thoại của một vở bi kịch.

– Không được, thưa Thống chế, Koller nói. Xin Ngài nghĩ là chúng ta chỉ có thể liên lạc được với Bá linh bắng máy truyền tin. Chúng ta phải mật mã hóa bức công điện. Chỉ có một bản tin ngắn và rất rõ ràng mới có thể đánh đi được.

– Tốt, Goering nói. Ông hãy thảo với viên phụ tá của tôi.

Cuối cùng bức điện tín được thảo như sau : “Thưa Fuhrer ! Theo quyết định của Ngài là Ngài sẽ ở lại Pháo đài Bá linh, Ngài có thừa nhận cho tôi nắm ngay quyền điều khiển Đức quốc, toàn quyền hành động về phương diện đối nội cũng như về phương diện đối ngoại với tư cách là người đại biểu của Ngài, đúng theo tinh thần đạo luật mà Ngài đã ký ngày 29 tháng sáu 1941 không ? Nếu đến mười giờ tối hôm nay mà tôi không nhận được một câu trả lời nào, tôi sẽ xem như là Ngài đã mất đi sự tự do hành dộng và các điều kiện đã được ấn định trong Đạo luật của Ngài đã hội đủ, và tôi sẽ cố hết sức mình hành động vì lợi ích của quốc gia dân tộc chúng ta”.

Đọc lại và ưng thuận, Goering, yêu cầu thêm vào đoạn cuối cùng như sau : “Ngài tất biết những cảm tình của tôi đối với Ngài trong giờ phút nầy, giờ phút quan trọng nhứt đời tôi. Nó không diễn tả hết bằng lời được. Xin ơn trên phù hộ cho Ngài và giúp đỡ Ngài vượt qua mọi nỗi khó khăn. Tôi trung của Ngài… J Herrnann Goering”. Thế là xong. Bức điện tín được mật mã hóa và chuyển đến Dinh Tề tướng bằng máy truyền tin của Luftwaffe.

Goering cho đánh đi thêm bốn công điện nữa. Bức đầu gửi cho Đại tá von Below : “Hãy xem chừng dè bức công điện cùa Reichsmarschall đến tận tay Fuhrer và cố gắng khuyên nhủ Fuhrer rời Bá linh”. Hai bức sau gửi cho Keitel và Ribbentrop : “Nếu các ông không nhận được lịnh nào trái ngược lại của Fuhrer hoặc của Reichsmarschall. Hãy tìm đến người cuối cùng nội nhựt ngày mai”. Cuối cùng cho Bormann : ” Tôi trân trọng báo tin ông rõ là Reichs-marschall đã gửi một bức công điện cho Fuhrer. Xin ông dùng tất cả mọi ảnh hưởng của ông đối với Fuhrer để đem Ngài rời Bá Linh “. Đối với Bormann kẻ thù bất cộng đái thiên ! Không ai tỏ ra thận trọng và ngoại giao hơn được.

Khi các bức công điện ấy được đánh đi xong, Goering có vẻ nhẹ nhõm, hoàn toán sảng khoái và cả đến lạc quan nữa. Ông mời Koller và Bouhler dùng bữa và bắt đầu hăng say nói về tất cả những gì cần phải làm nếu được sự tán

đồng của Hitler hoặc sự im lặng của ông này :

“Tôi đã quả quyết hành động nhanh chỏng và với nhiệt tâm. Tôi sẽ đầu hàng ngay trước quân Tây phương chứ không trước quân Nga. Tôi nghĩ là ngay từ ngày mai tôi sẽ đáp phi cơ đến gặp Eisenhower. Tôi tin tưởng rằng, trong một buổi hội đàm người với người, tôi sẽ nhanh chóng đạt được một thỏa hiệp với ông ta. Ông Koller thân mến ạ, ngay khi chúng ta dùng bữa xong, ông sẽ ban ngay các mệnh lệnh cần thiết để tôi có thể thực hiện chuyến đi ấy càng sớm càng tốt. Tôi cũng muốn là ông thảo cho tôi hai bản tuyên ngôn một cho Quân lực và một cho dân tộc Đức. Đây là đại ý : phải làm cho quân Nga tin rằng, qua bản tuyên ngôn ấy, chúng ta vẫn tiếp tục chiến đấu ở Miền Đông cũng như ở Miền Tây, đồng thời cũng phải làm cho quân Anh Mỹ nghĩ rằng chúng ta không nghĩ đến việc chống cự ở phương Tây nữa, mà chỉ chống lại quân Sô viết. Phải nói cho binh sĩ chúng ta biết rẵng chiến tranh vẫn tiếp diễn, đồng thời phải gây nơi họ một ý thức là nó sẽ chấm dứt nay mai trong những điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho chúng ta, cho đến bây giờ…”

Tướng Koller, sau khi đã ghi nhớ tất cả các lời lẽ ấy, đã há hốc mồm chổng nĩa lên trời.

“Tất cả các điều ấy rất tốt đẹp, thưa Thống chế. Song, kết cấu khéo léo tất cả các ý tưởng ấy lại, đó là một tác phẩm ngoại giao mà tôi cảm thấy không có khả năng làm được”.

Goering bình thản uống cạn ly :

“Ngoài ông, tôi không còn ai khác nữa, phải ráng lên, Koller ạ “.

Tiếp đó ông nói đến nội các mà ông sẽ phải thành lập :

“Trước hết, tôi sẽ loại Ribbentrop. Có lẽ đích thân tôi sẽ nắm giữ Bộ Ngoại giao, song tôi sợ rằng các công việc đa đoan đang chờ đợi tôi ở nơi khác sẽ không cho phép tôi làm chuyện ấy “.

Như tất cả những người có tính chất khoa trương, ruột bỏ ngoài đa, Goering sống trong hiện tại và cho một tương lai gần kề, ông không một chút nào nghĩ rằng Hitler có thể trả lời bất lợi bức điện tín của ông ta, dường như ông ta cũng quên luôn sự hiện hữu của Bormann.

° ° °

Trước vụ kiện Nuremberg, tên Martin Bormann thực sự xa lạ ngoài nước Đức và, cả ngay ở Đức, gần như tên hắn ta chẳng hề được đề cập đến. Năm 1941, báo chí đã đăng tải một bản tin ngắn công bố rằng hắn ta vừa được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư của Đảng để thay thế Rudolph Hess.

Từ đó, không có gì nữa cả, hoặc gần như không có gì cả. Không một bài báo nào nói đến Martin Bormann, không một bức ảnh nào của hắn ta trên báo chi. Khi các nhà điều tra của Tòa án Nuremberg tìm kiếm tài liệu về hắn ta, họ đã vất vả lắm mới thu thập được vài cái.

Sự lu mờ ấy không hề là sự kiện của một sự thất sủng, mà nó được do chính nhân vật mong muốn. Bormann là một người âm hiểm, người âm hiểm thấy rõ mọi việc. Sự nghiệp của hắn ta đã được xây dựng theo một con đường ngầm và, ngay cả khi hắn ta đã đạt đến được, bên cạnh Hitler, một vị trí có một quyền lực khủng khiếp, hắn ta cũng vẫn không ngừng canh chừng làm cho sự quan trọng của hẳn ta có vẻ nhỏ nhoi đối với bên ngoài.

Bước đầu tiên của hắn ta đến gần uy quyền gồm việc mua những thửa đất quanh Berchtesgaden khi tin tức được tiết lộ ra rằng Hitler đã xây cất Bản doanh của ông ta ở đấy. Đất đã vùn vụt lên giá. Bormann đã trở nên giàu có, đã thu phục được cảm tình của đám gia nhân của Berchtesgaden, bằng cách biếu xén quà cáp và tiền bạc. Con đường ấy rất chắc chắn nếu người ta kiên nhẫn. Cuối cùng tên Bormann đã được vài nhân vật thân cận của Hitler biết đến với cảm tình nồng hậu, và Ruđolph Hess đã chọn hắn ta làm bí thư.

Sau đó một thời gian, vẫn là Bí thư của Hess, Bormann đã được bổ nhiệm làm cố vấn tài chánh riêng của Hitler. Bấy giờ, hắn ta bắt đầu khuynh phúc một cách kiên nhẫn ảnh hưởng của người chủ nhân đầu tiên của mình bên cạnh Fuhrer. Cuối cùng ông này đã loại Hess vào đầu năm 1941, và nói với hắn ta :

“Anh sẽ là bí thư của tôi “.

Ngày 11 tháng năm 1941, khi Rudolph Hess dùng phi cơ trốn sang Tô cách Lan, hai tùy viên của ông nầy đã bị bắt giữ, Về phần Bormann, hắn ta đã được bổ nhiệm… kế vị cho Hess ở chức vụ Tổng Bí thư Đảng.

Như đã được nói đến, hắn ta chẳng hề tự phụ với chức vụ ấy, nó đưa hắn ta lên hàng thứ ba trong các nhân vật của Đức Quốc xã. Trái lại, hắn ta vẫn chuyên tâm làm người thư ký trung tín và không hề biết mệt mỏi là gì.

Không có một phương cách nào để mua chuộc lòng tin yêu của Hitler bằng sự hiện diện. Bormann đã theo tiết điệu của sự sinh hoạt bất thường của Hitler. Thức đến năm giờ sáng, ngủ dậy vào lúc 11 giờ trưa, hắn ta luôn luôn có mặt ở đấy, luôn luôn sẵn sàng để sai bảo. Đường lối này cũng vậy, cũng rất chắc chắn.

Bormann không đích thân ký một mệnh lệnh nào, song nhiều mệnh lệnh ký tên Hitler đã là kết quả của những sự ton hót khéo léo và kiên nhẫn. Cuối cùng người quân sư quạt mo ấy muốn có được những gì ? Không gì khác hơn, hình

như vậy ngoài uy quyền ẩn mật ấy.

Người nầy sau người nọ, các phần tử trong đám cận thần của Hitler thấy lòng sủng ái của vị chủ tể đổi với mình kém dần, trừ phi họ chịu o bế Bormann, chịu tùng phục hắn ta. Goebles giữ nguyên vẹn địa vị của mình cạnh Hitler mà không cần quan tâm đến Bormann. Bormann thấy địa vị của ông ta quá vững vàng nên cũng không dám dèm xiểm gì đến ông ta cả. Hắn ta ghét cay ghét đắng Himmler, chắc chắn hắn ta đã nhận thấy nơi ông nầy một đối thủ nguy hiểm. Người ta nghĩ rằng hắn ta đã góp công nhiều vào việc ton hót để Hitler bổ nhiệm Himmler làm Tư lịnh Đội quân sông Vistule : chỉ huy quân sự, vị chủ tể cơ quan Gestapo phải xa rời mặt trời để chu toàn nhiệm vụ, và Bormann đã biết trước là ông ta sẽ không làm sao chu toàn nhiệm vụ như mong muốn được, điều đó đã xảy ra. Người ta thấy con người của hắn ta nham hiểm đến chừng nào.

Goering đã cách xa rồi, đáng lẽ ra không còn làm cho hắn ta hiềm khích. Song Bormann thù ghét Goering cũng bằng thù ghét Himmler, vì các lý do khác : vì sự khác biệt từ cội rễ giữa hai tính khí. Con chuột chuổi không thể nào chịu đựng nỗi được sự hiện hữu của vị vương hầu kiêu sa, ông này, hoàn toàn hưởng thụ những khoái lạc của đời sống và đối với ông ta quyền lực chỉ là phương tiện đề đạt đến danh vọng và niềm vui sống.

Ngày 23 tháng tư 1945, khi bức công điện của Goering đến “bunker”, viên thư ký trung tín đút ngay nó vào túi áo. Von Below đã thật thà đưa bức công điện mà ông ta nhận được về phía ông cho hắn ta : Bormann đã yêu cầu ông cho mượn để đọc, và giữ luôn không trả lại. Hắn ta đợi hai hoặc ba giờ sau và, ngay lúc mà hắn ta cảm thấy Hitler đang bực dọc, lo ngại, dễ bị tức giận, hắn ta đưa bức công điện của Reichsmarschall cho ông ta.

“Xin Ngài xem đây, hắn ta nói với Hitler, ông ta buộc Ngài phải trả lời trước 10 giờ. Đó là một tối hậu thơ “.

Lời lẽ ấy gây ra nơi Hitler một tác dụng đúng như mong muốn. Bormann châm ngay dầu vào cơn lửa tức giận của Hitler bằng cách nhắc lại với ông ta rằng Goering đã từng bị nghi ngờ, sáu tháng trước đó, toan tính thương nghị với Đồng Minh.

– Ông ta tìm cách nắm lấy quyền hành chỉ để làm lại toan tính ấy.

– Hiển nhiên là như vậy, Hitler hét lớn. Goering là một tên phản bội !

Hitler quên bẵng rằng chính Goering đã đích thân báo cho ông ta biết về các đề hòa nghị mơ hồ mà các nhân vật không có sự ủy nhiệm đã làm, qua trung gian của Thụy điển, vào mùa thu 1944, và chính ông ta, Hitler, đã tuyên bố ngày hôm trước hai câu mà người ta có thể căn cứ vào đấy :”Không còn vấn đề đánh nhau nữa. Không còn gì nữa để mà đánh nhau. Nếu có chuyện thương thuyết thì Goering sẽ làm hay hơn tôi nhiều”.

Bây giờ đây, Goering, ông ta đã thận trọng thỉnh thị ý kiến của Fuhrer, đã hãy còn nhờ người khẩn thiết yêu cầu Fuhrer, rời khỏi Bá linh đầy lửa đạn, lại là tên phản bội !

“Bị mê hoặc vì những thuốc men đầy chất ma túy, dâm đãng, lừa phỉnh, giả dối”, đó là những gì hãy còn lại nơi ông ta. Cơn thịnh nộ của Hitler đã dữ dội không kém cơn giận ngày hôm trước.

Bormann không đợi cơn giận của vị chủ tể của hắn ta chấm dứt để yêu cầu có thái độ về sự “phản bội” của ông Reichsmarschall. Hai bức công điện ký tên Hitler đã kế tiếp nhau được đánh đến Berchtesgaden. Bức đầu tiên bắt đầu bằng một câu vô ý nghĩa : “Tôi sẽ đích thân ấn định ngày giờ mà đạo luật ngày 29 tháng sáu sẽ được ứng dụng (Đạo luật ẩy đã được ban bố đề phòng trong trường hợp chính bản thân Hitler sẽ bị cản trở không làm được bất cứ việc gì cả). Tôi không có mất quyền tự do hành động mà tôi cấm mọi hành động theo chiều hướng do ông đề ra”. Và đây là bản văn của bức công điện thứ hai : “Điều mà ông đã làm đáng tội chết. Tuy nhiên, vì những công trạng lớn lao của ông trong thời gian qua. Tôi sẽ không đưa ông ra xét xử nếu ông tự ý từ bỏ tất cả mọi chức vụ mà ông đang nắm giữ. Nếu không, tôi sẽ phải có các biện pháp khác”.

Đồng thời, lệnh được gửi đến viên chỉ huy trưởng SS ở Berchtesgaden để bắt giữ Goering về tội đại phản nghịch. Bộ tham mưu và các cố vấn của ông ta cũng sẽ phải bị bắt giữ hoặc bị giam lỏng trong phòng của họ.

“MỘT CÁI NHÌN MÊ HOẶC, CUỐN HÚT CON NGƯỜI TỪ TỪ VÀO THẾ GIỚI NỘI TÂM CỦA RIÊNG MÌNH…MỘT LOẠI HÔN MÊ .

Ngày hôm sau, đài phát thanh Bá linh loan báo rằng ông Reichsmarschall đã từ chức vì lý do sức khỏe. Những người dân Bá linh trong các khu vực chưa bị quân Nga chiếm đóng biết được tin ấy đã kết luận giản dị nhưng rất đúng rằng sự sụp đổ của chế độ đã càng lúc càng gần kề.

Bước đường cùng của Goering là một cuốn phim rượt bắt sôi nổi rất khó, cả ngay ngày hôm nay nữa, mà thiết dựng lại qua các bản tin tức mâu thuẫn nhau, các sự đi lại, các điều nhầm lẫn và sự hỗn loạn của sự bại vong ở Haute—Baviète. Tuy nhiên, người ta có thế nhớ lại vài cảnh tượng và hình ảnh thú vị.

Trong cơn xúc động do lệnh bắt giữ gây ra, tên tài xế của Reichsmarschall chạy đến một người hầu gái :

“Lẹ lên, tráp nữ trang của Frau Goering đâu ! Bà đang biểu lấy kìa !”

Vừa chớp được chiếc tráp, hắn ta biến mất ngay. Không một ai gặp lại hắn ta cả.

Goering bị giam lỏng trong tư dinh với gia đình. Không ai biết việc gì sẽ xảy ra. Ngày hôm sau nữa, oanh tạc bất ngờ. Lính canh SS và tù nhân đổ xô ùa xuống hầm ẩn núp, ông Reichsmarschall mặc pi da ma. Khi người ta bò ra, Berchtesgaden đã bị san thành bình địa. Không còn một ngôi nhà nào cả.

“Mời Reichsmarschall ở trong căn hầm dưới đất”, viên chỉ huy trưởng SS nói. Goering phản đối. Bầu không khí của các bunkers không hợp với ông ta. Người ta đưa ông và tất cả gia đình đến một địa phương khác của vùng Bavière, ở Maulernđorf, ông ở lại nơi ấy vài ngày, luôn luôn phản đối, luôn luôn chửi rủa Koller ” Ông nầy đã phản bội ông ta, đã không báo cáo đúng với tình thế ngày 23 tháng tư “. Tội nghiệp cho Koller !

Goering, sung sướng thay cho sự bình an của ông ta, không biết là Standartenfuhrer Brause, chỉ huy toán SS canh giữ ông ta, đang cất kỹ trong túi áo một bức công điện, lần này ký tên Bormann: ” Tình hình ở Bá linh càng lúc càng trở nên khẩn trương. Nếu Bá linh và chúng tôi thất thủ, tất cả bọn phản bội của ngày 23 tháng tư phải được tiêu diệt “. Bá linh sẽ thất thủ, song Brause, khôn ngoan, sẽ không tiêu diệt ai cả.

Vả lại, bấy giờ Kesselring quyết định bỏ sự canh giữ Reichsmarschall. Thật đúng lúc, người Mỹ đến kìa ! Goering viết một bức thư cho Eisenhower. Song quân Nga cũng đến ? Koller cho người đến đón Reichsmarschall, ông nầy đang ở Mauterndorf, có thể bị lọt vào tay chúng. Và bỗng nhiên, không còn tin tức gì về Reichsmarschall nữa cả, ông đâu mất rồi. Nhưng không, người ta đã tìm được ông ta rồi, ông ta đến kìa, tươi cười, cùng với một viên tướng Mỹ.

Thêm một hình ảnh nữa : Goering hiện ra trên sân thượng của một khách sạn ở Katzbuhl, vẻ mặt càng lúc càng hớn hở, tay cầm cốc rượu sâm banh, bao quanh bởi một toán sĩ quan Mỹ. Các người này sẽ bị khiển trách vì sự dễ dãi của họ, hoàn toàn có thể thuyết minh được bởi một hiện tượng tâm lý xưa như trái đất: người béo tốt gầy ra lòng tin cậy. Goering đã ton hót thành công cho đến các tên cai ngực của nhà tù cuối cùng, và có lẽ là một trong các tên chúa ngục ấy, đã ngó lơ để cho viên thuốc độc được đưa qua, ân huệ cuối cùng.

Chắc chắn là Goering đã không có phản bội Hitler, và, trong thâm tâm của chính mình, Hitler cũng biết như vậy. Thế nhưng Goering đã bị thanh trừng, cách chức, tước đoạt binh quyền và Hitler, vẫn còn sống, đã để cho Bormann đánh đi bức công điện qui ông ta vào tội chết. Alfred Speer, ông nầy, đã phản bội Fuhrer của minh. Ông ta đã, trong nhiều tháng, cố ý tung ra các mệnh lệnh trái ngược lại với các mệnh lệnh của Hitler, và Hitler đã biết như vậy. Speer không chối cãi gì cả khi Fubrer trách cứ ông ta đã phá hoại các lệnh của ông. Chỉ bị huyền chức trong vài ngày ông ta đã không ngưng chiến dịch chống phá hủy của mình, ông ta đã theo đuổi chiến dịch ấy với tất cả các phương tiện sẵn có trong tay và Hitler chắc chắn đã không phải là không biết điều ấy. Thế nhưng, Speer đã không bị nguy gì cả. Người ta sẽ còn thấy rõ hơn nữa.

Khi đã cho thâu bài diễn văn của mình vào đĩa nhựa ở Hambourg và đã trù liệu mọi việc để bản văn chắc chắn sẽ được mang đi, dù gì xảy ra đi chăng nữa, Speer được biết là Hitler đã quyết định ở lại Bá linh cho đến phút cuối cùng, và chết ở đấy. Ở địa vị ông ta, sau khi đã hành động như thế cho đến bây giờ, chúng ta sẽ nghĩ như thế nào theo lẽ thật ? “Tốt, chỉ cần chờ đợi sự thất thủ của Bá linh và sự chết của tên ác thần. Với vài sự cẩn thận, ít ra, chúng ta cũng đã thoát khỏi tầm tay của hắn rồi. Song Speer đã làm gì ? Ngày 24 tháng tư, ông ta đi đến Bá linh.

Bấy giờ, vì không thể nào đi đển thủ đô bằng đường bộ được nên ông ta đã lái xe đến một phi trường ở cách Bá linh 240 cây số : Rechlin. Ở đấy một phi cơ huấn luyện đã đưa ông ta đến tận Gatow một phi trường ở phía Tây thủ đô hãy còn nằm trong tay quân Đức. Bãi đáp đã bị oanh tạc, ba phần tư cơ sở đã bị tàn phá. Khói bốc lên từ các đám cháy đã làm đen tối bầu trời đến tận phía Đông.

“Tôi phải làm thế nào để đến được căn hầm ẩn trú dưới Dinh Tể tướng ? Speer hỏi viên chỉ huy trưởng phi trường.

– Ồng không thể đến được. Bá linh đã bị bao vây.

– Cho tôi một mảy bay.

– Cuộc hành trình sẽ vô cùng hiểm nghèo, ông có bảy trên mười cơ hội bị các oanh tạc cơ Nga bắn hạ. Và kế đó, ông có năm trên mười cơ hội không tìm được một chỗ thích nghi đẽ đáp xuống cạnh Dinh Tể tướng.

– Tôi muốn thử.

Cuối cùng, viên chỉ huy trưởng phi trường cho ông ta một chiếc Fieseler Storch với một phi công. Chiếc Fieseler Storch là loại máy bay nhỏ được dùng trong việc giải thoát Mussolini trên núi Gran Sasso. Speer bay bên trên các đống đổ nát và các đám cháy, giữa các đàn máy bay săn giặc của địch, và viên phi công đã đáp được xuống Trục Đông tây, con đại lộ dẫn vào Trung tâm Bá linh. Speer chạy bộ đến Dinh Tể tướng, xuống “bunker”, Hitler tiếp ông ta ngay.

“Thưa Fuhrer, tôi có chuyện muốn thưa với Ngài”.

Và Speer thú tội. Ông ta trình bày cho Hitler biết tất cả những gì ông ta đã làm trong những lúc sau nầy, không thiếu sót một điều gì cả.

Hitler lắng nghe. Speer cảm thấy ông ta “bị xúc động sâu xa vì sự thành thật ấy”. Và, khi ông Tổng trưởng thú tội xong, không có gì xảy ra cả. Không nổi cơn thịnh nộ, không có sự bắt giữ cũng không có sự lột chức. Hitler chỉ nói rằng, bây giờ, mọi việc đều được tha thứ, được bỏ qua. Không nên nói đến nữa.

Các điều tra viên ở Nuremberg đã bỏ nhiều thì giờ để nghiền ngẫm về sự độ lượng làm kinh ngạc ấy. Giáo sư Von Hasselbach đã dành rất nhiều trang giấy cho việc ấy trong công trình nghiên cứu về thần kinh bịnh lý học của ông về Hitler. “Hitler, ông ta nói, có thể ghét cay ghét đắng ở vài lãnh vực, vừa tha thứ gần như hết cả mọi việc đối với những người mà ông ta yêu mến “.

Chính tôi cũng đã đưa ra vài giả thuyết về cách cư xử của Hitler đối với Speer. ông ta đã xem ông nầy như một nghệ sĩ — một ngày nọ ông ta gọi Speer cả như thế nầy : ” Thiên tài lớn nhứt của mọi thời đại ” — và ông ta cũng vậy, cũng tự ví minh như một nghệ sĩ. Vả lại, ông ta chắc chắn đã bị xúc động và cảm thấy tâm hồn mình được ve vuốt khi thấy Speer thú tội như thế.

Speer đã ở lại trong căn hầm ẩn trú suốt tám tiếng đồng hồ, từ 20 giờ ngày 23 tháng tư đến 4 giờ sáng ngày 24. Trong một buổi hội đàm khác, ông ta đã cố tìm cách, cùng với Bormann và Ribbentrop, thuyết phục Hitler rời Bá linh. Hitler đã quyết liệt từ chối, lặp lại và bổ túc những gì ông đã nói với Jold và Keitel.

” Tôi sẽ không rời căn hầm trú ẩn để rồi chết bờ chết bụi, bởi vì có thể tôi sẽ chỉ bị thương và bị quân Nga bắt được. Tôi sẽ tự kết liễu đời mình bằng một phát súng. Xác tôi không thể để lọt vào tay địch được, chúng sẽ đem dùng trong những mục đích tuyên truyền. Tôi đã trù định mọi phương cách để được hỏa táng “.

Speer cũng đã có mặt trong lúc Bormann trình bức công điện của Goering cho Hitler, cũng đã chứng kiến những cơn thịnh nộ nối tiếp nhau và việc thảo các công điện lột chức Reichsmarschall. Sự đối chiếu giữa cách cư xử đối với hai kẻ ” phản bội” rất là tuyệt diệu.

Sau khi rời “bunker”, Speer đã đến được Bản doanh của Doenitz ở Ploen. Chỉ sau cái chết của Hitler, ông ta mới cảm thấv mình hoàn toàn dứt khoát với ông nầy. Ông chấp nhận đứng trong thành phần nội các lâm thời của Thủy sư Đô đốc, và cho phát ra, ngày 3 tháng năm, bài hiệu triệu, trong đó ông ta kêu gọi dân tộc Đức, không chỉ không nên phá hủy gì cả mà còn cố gắng làm việc để hàn gắn lại tất cả và đeo đuổi công việc trong lãnh vực nông nghiệp. Đấy là những lời nói hợp với lẽ phải đầu tiên mà dân tộc Đức đã bị kiệt quệ đã từ lâu lắm rồi mới được nghe thấy.

° ° °

Ngày 24 tháng tư, khuya lắm rồi. Tướng không quân Ritter von Greim, tư lịnh Đệ lục không đoàn, nhận được ở bản doanh của ông ở Munich một công điện triệu hồi ông đến Bunker ở Dinh Tể tướng. Lịnh của Hitler.

“Như vầy nghĩa là sao ? Ông ta ngẫm nghĩ. Tại sao lại lịnh của Fuhrer mà không phải là lịnh của Reichsmarschall ?”

Tướng Tàu bay Von Greim đã không nghe Đài phát thanh Bá linh loan báo

rằng Reichsmarscball đã từ bỏ hết mọi chức vụ vì lý do sức khỏe. Và, hiển nhiên, không một người thân cận nào của ông biết được tin ấy. Ông ta quyết định điện thoại cho Tướng Koller mà ông ta biết là đang có mặt ở Berchtesgaden.

“Tôi được Fuhrer triệu hồi về Bá linh, ông có biết về chuyện gì không ?

– Biết, Koller trả lời. Có thể ông sẽ được bổ nhiệm làm Tư lệnh không quân.

– Tư lệnh không quân à ? Ông muốn nói gì ? Còn Reichsmarschall ?

– Nhiều biến cố nghiêm trọng đã xảy ra. Tôi không thể giải thích cho ông rõ việc ấy bằng điện thoại được.

– Nhưng mà, ông không thể nói gì cho tôi biết cả sao ?

– Không. Qua máy điện báo tự động (Téléscripteur) nếu ông muốn.

– Đồng ý, đừng để chậm nhẻ. Tôi định lên đường đến Rechlin trong hai giờ nữa.

Von Greim đến trước chiếc máy điện báo tự động. Khi bản tin bắt đầu hiện ra. Ông ta mở trừng mắt. Ông ta chận Koller lại để hỏi, và Koller trả lời. Cuộc đối thoại bằng máy điện báo tự động kéo dài một giờ ba mươi phút. Cuối cùng, von Greim biết hết mọi chuyện đã xảy ra.

Ông ta không thể đi sớm như dự định được, vì các máy bay đã được sửa soạn cho ông ta ở hai phi trường gần Munich đã bị bom của địch phá hủy ngay khi vừa ra khỏi chỗ đậu an toàn. Sáng ngày hôm sau, thừa lúc quân địch tạm thời ngưng hoạt động, ông ta bay đến Berchlesgaden. Koller đang bị giam lỏng trong phòng của một căn nhà còn sót lại. Tuy nhiên von Greim đã xin gặp được ông ta.

– Sao người ta để cho ông liên lạc với tôi đêm vừa rồi ? — Ông hỏi.

Koller giải thích rằng tình thế riêng của ông ta hãy còn mơ hồ, chua có một lịnh gì rõ ràng về ông ta cả, cho nên viên chỉ huy trưởng SS đã gọi sự giam lỏng ông là sự ” bảo vệ an ninh danh dự “

– Lẽ ra, Reichsmarschall phải ở lại kề bên Fuhrer ở Bá linh, von Greim nói. Cách cư xử của Ngài hôm kia rất đáng chê trách.

– Tôi thì không cho như vậy. Koller đáp.

Một cuộc thảo luận tiếp theo đó đưa đến một bản báo cáo rất rõ ràng tình tiết về tất cả các sự việc đã xảy ra, do chính tay Koller viết. Von Greim hứa mang theo bản báo cáo ấy và sẽ tận tay trình nó cho Fuhrer. Ông ta trở lại Munich, và sáng sớm ngày 26, dùng một oanh tạc cơ bay về phía Rechlin cùng với một người đàn bà nhỏ nhắn xinh đẹp.

Nói cho rõ hơn : một người đàn bà nhỏ người. Mối hoan hỉ của các khán giả đã tung hô Hanna Reitsch, trong các buổi diễu binh và thao diễn của không quân cách đây chưa bao lâu đã luôn luôn tăng thêm khi thấy người phụ nữ nhỏ nhắn với đôi mắt xanh biếc ấy gọn gàng nhảy ra khỏi phi cơ để nhận bó hoa tặng một cách khả ái.

Hanna Reitsch, hoa tiêu bay thí nghiệm, là người đầu tiên đã vượt qua vùng núi Alpes bằng máy liệng (planeur). Cô ta cũng đã đoạt giải về nhào lộn phi cơ tại nhiều quốc gia, đã làm sững sờ các khán giả ở Cleveland (Hoa Kỳ) trong những cuộc đua phi cơ năm 1938 vì sự táo bạo của mình. Viện Sưu tầm Hàng không Đức đã dùng cô trong nhiều cuộc thí nghiệm, nhất là để thực nghiệm một phương pháp vượt qua hàng rào khinh khí cầu. Hanna Reitsch đã bị rớt máy bay một lần, bị thương nặng, các vết thương vừa lành, cô ta lại tiếp tục bay ngay.

Von Greim, được triệu đến “bunker”, yêu cầu cô ta đi cùng :

– Tôi sợ máy bay thường sẽ không đáp được xuống Bá linh. Tôi nghĩ phương sách duy nhứt để đến đấy là dùng một chiếc trực thăng hiện có, tại Rechlin. Song tôi không biết lái máy bay ấy, còn cô, cô biết. Cô có vui lòng làm hoa tiêu cho tôi không ?

– Sẵn lòng.

Hanna Reitsch và Von Greim cùng đến Bá linh. Đại tướng yêu cầu được cấp một phi cơ trực thăng. “Không còn nữa, viên chỉ huy trưởng phi trường nói với ông. — Chúng tôi chỉ có một chiếc và vừa bị hư hồi sáng nầy.

– Trời đất ! Von Greim nói, tôi phải đến Bá linh ngay, tôi phải làm thế nào đế đáp xuống đấy ! Tôi được Fuhrer gọi.

– Hôm kia. chúng tôi đã có một ông khách đến Bá linh : ông Tổng trưởng Speer. Ông ta đã đi và đã trở lại. Song cuộc hành trình càng phút càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên Đại tướng vẫn có thể tìm cách đến Gatow, và ở đó, Đại tướng sẽ thấy. Nếu Đại tướng thích, tôi sẽ phái viên trung sĩ nhứt hoa tiêu đã lái cho Alfred Speer đi hôm trước. Đó là một thiên tài. Tôi cũng sẽ phái oanh tạc cơ theo hộ vệ Ngài. Song Ngài muốn chuyến đi êm xuôi, Ngài nên lấy một chiếc oanh tạc cơ. Tôi đề nghị ông lấy một chiếc Focke Wulf 190.

Chiếc Focke Wulf 190 là một máy bay một chỗ ngồi, cùng lắm có thể mang thêm một người nữa. Điều đó có nghĩa là không có chỗ cho Hanna Reitsch. Vả lại, sự đi theo giúp sức cua cô đã trở thành vô ích vì không con máy bay trực thăng. Người đàn bà nhỏ nhắn ấy phản đối quyết liệt với Đại tướng :

– Tôi là phi công riêng của Ngài và tôi quyết định theo Ngài đến cùng. Có thể chúng ta sẽ tìm được một chiếc trực thăng ở Gatow. Tôi biết rõ chiếc Focke Wulf 190, người ta có thể cho tôi theo ở phía đằng sau đuôi. Tôi không choán quá chỗ của hai chiếc va li.

Von Greim chiều ý. Một lỗ hổng chật hẹp được dọn phía sau đuôi chiếc máy bay. “Quý vị hãy tưởng tượng đến ổ chó chật hẹp ấy, mà các sườn của nó cắn vào lưng chúng tôi như những con dao, Hanna Reitsch đã kể lại sau này. Sau khi chật vật lắm mới chui vào được, tôi ngồi co quắp người lại trong ấy như một con sâu. Tôi sẽ không làm sao chui ra một mình được. Đó là một cỗ áo quan và tôi chỉ đi vì sự trung thành đối với Von Greim, mà chúng tôi ngưỡng mộ vì tác phong cũng như tư cách của ông ta”. Thực tế, cô ta đã hết sức nài nỉ để được cho đi theo, một sự tò mò cường liệt của nữ giới đã xui giục cô ta. Phải thú nhận rằng tính tò mò của phái nữ, bị kích thích đến độ ấy, có thể được gọi bằng một tên khác.

Chiếc Focke Wulf cất cánh, được bốn mươi chiếc oanh tạc cơ hộ tống. Trong cuộc hành trình, đoàn phi cơ đã bị máy bay săn giặc Nga tấn công nhiều lần, một số lớn phi cơ trong đội hộ tống đã bị bắn hạ. Ở bên trong cỗ áo quan bay, Hanna Reitsch nghe nhưng không thấy được gì cả tiếng các loại đạn nổ vang, và cả đến những tiếng đạn bay véo xuyên qua cánh cửa chiếc Focke Wulf. May mắn, thân con tàu không bị bắn trúng.

Khi chiếc phi cơ đáp xuống Gatow, pháo binh Nga lại xối xả bắn đến. Người hoa tiêu khéo léo điều khiển con tàu chạy giữa các tua đất văng lên tung tóe. Hanna Reitsch được lôi gấp rút ra khỏi xó nhà tù. Khói bốc lên từ các đám cháy ở Bá linh đã lan tràn đến tận phía trên phi trường. Mọi người đều đổ xô đến một hầm ẩn núp.

“Có một phi cơ trực thăng nào không ?” ông tướng hỏi.

Không có trực thăng. Von Greim cố điện thoại về Dinh Tể tướng: đường dây đã bị đứt. Làm sao bây giờ ? không còn vấn đề lái chiếc Focke Wulf để đáp xuống đống đổ nát ở Bá linh : nó hạ cánh nhanh quá và chạy xa quá.

“Chiếc máy bay duy nhất mà ta có thể đi thử, viên chỉ huy trưởng phi trường nói, đó là chiếc Fieseler Storch tí hon, nó đã đưa Tổng trưởng Speer đi. Nhưng, giả thử là máy bay ấy có đến được phía bên trung tâm Bá linh mà không bị bắn hạ thời sự hạ cánh cũng là một công việc rất gian nan.

– Tôi sẽ lái, Hann Reitsch nói.

– Không, ông tướng nói, tôi sẽ lái. Vả lại chiếc máy bay chỉ có một ghế ngồi.

– Tôi có thể ngồi thêm trên bất cứ máy bay một chỗ ngồi nào.

– Việc cất cánh cũng vậy, cũng sẽ không dễ đâu, viên chỉ huy trưởng phi trường nói tiếp. Oanh tạc cơ Nga bay thường trực phía trên chúng ta.

– Các oanh tạc cơ của ta cùng đang lượn bên trên để chờ lịnh tôi. Von Greim nói. Ông hãy ra lịnh cho họ che bãi đáp trong khi chiếc Storch cất cánh. Họ công kích các phi cơ Nga trong vài phút thôi. Sau đó, họ sẽ được tự do, tôi sẽ tự lo liệu. Hanna Reitech sẽ cùng đi với tôi nếu cô ta có thể ngồi thêm “.

Thế là xong. Von Greim ngồi trước tav lái chiếc phi cơ tí hon trong khi người nữ hoa tiêu đứng phía sau ông ta, lưng khòm và đầu gối khuỵu xuống. Đoạn đường đường chỉ dài có ba mươi cây số.

Von Greim cố bay thật thấp. Tất cả các phi cơ bay cao đều bị nhìn thấy rất rõ và có thể bị các máy bay tuần tiễu và cao xạ phòng không tấn công ngay. Phi cơ bay sát mặt đất gần như không bao giờ bị oanh tạc cơ phát giác và nó bay ngang các dàn cao xạ với một giác tốc độ như thế nào để các để xạ thủ không làm sao dóng các khẩu súng của họ theo được.

Mặt hồ Havel chạy dài trong vài giây đống hồ ngay phía dưới bánh xe của chiếc Storch, đoạn đến khối xanh rì của khu rừng Grunewald. Von Greim bay giữa các ngọn cây. Bỗng nhiên máy bay bị bao trùm bởi một vùng lóe sáng và khói đen kịt. Không phải cao xạ phòng không Nga bắn nó mà là các chiến xa và Bộ binh Nga.

Hai nhà phi hành thấy rất rõ các chiến xa và cả đến khuôn mặt của các lính Nga đang bắn vào họ. Von Greim bay lăng quăng một cách khéo léo giữa các ngọn cây. Một lóe sáng chói lọi chớp lên phía bên trong phi cơ.

” Tôi bị trúng đạn, ông tướng hét lớn. Chân mặt…”

Từ chỗ cô đang đứng, Hanna Reitsch không làm sao thấy được chân của ông tướng, có thể ông ta đã bị gãy mất một chân. Dù sao mặc lòng, ông ta đã trở nên càng lúc càng tái mét. Hanna Reitsch cố với đến cái cần lái.

“Tôi còn lái được” Greim nói với cô ta.

Và ông ta bất tỉnh nhân sự. “Chúng tôi thoát nạn được là nhờ chân phải của ông ta không mắc kẹt vào cần bẻ lái, chân ấy đã rơi đánh phệch xuống sàn máy bay, bánh lái buông thõng trong gió “. Chiếc Storch tiếp tục tiến ngay vào trung tâm Bá linh. Hanna Reitsch chồm qua vai của ông Tướng và nắm lấy cần lái. Quân Nga vẫn bắn xối xả vào máy bay, các bình dầu đã bị thủng, xăng chảy ràn rụa ra hai bên. Chiếc phi cơ mà Hanna Reitsch giữ ở độ cao ngay phía trên các ngôi nhà, tiếp tục bay giữa vừng khói lửa. Viên nữ hoa tiêu chờ đợi sự nổ tung của một bộ phận nào đó hàng giây. Von Greim mở mắt nói “Giỏi lắm” và lại ngất đi.

HITLER VÀ EVA BRAUN, NHỮNG NGÀY VÀNG SON Ở BERCHTESGADEN

Làm thế nào tìm được Dinh Tể tướng giữa lò lửa khổng lồ ấy ? Hanna Reitsch cố lái con tàu tiến tới, chồm người qua vai của ông Tướng khuỵu xuống. Tôi nhận ra được tháp của đài phát thanh. Từ tháp ấy, tôi biết được hướng đến hầm ần trú trong Vườn Bách thú và tôi cũng nhận biết được ngôi bịnh viện mà tôi đã từng điều trị khi bị thương ở tay lúc trước. Tôi bay về hướng kỷ niệm trụ khởi hoàn, trụ nầy ở bên hông Vườn Bách thú trên con đại lộ cắt ngang qua Bá linh. Ngay khi mà những giọt xăng cuối cùng chảy ra khỏi các bình chứa bị thủng, tôi nhận ra cửa Brandebourg, ấn mạnh cần manche à balai xuống và chúng tôi nhảy ngược trên con đường nhựa. Thế là xong. Chúng tôi đã đến nơi….

Hanna Reitsch cố sức lôi ông tướng ra khỏi chiếc phi cơ, đặt ông nằm dài xuống đất. Chung quanh cô, cảnh tượng thê thảm làm sao ấy ! Không một sinh vật. Không một bóng người. Không gì ngoài cảnh hoang tàn đổ nát, các đống gạch ngói vụn, các ngôi nhà sụp đổ đang bốc cháy dưới một bức trần khói đen kịt. Cây cối cháy xém, lem luốt, rách xơ ra. Trên đỉnh khải hoàn môn Brandebourg vĩ đại, hãy còn đứng sừng sững, chằng chịt dấu đạn, bốn con ngựa hư nát, kéo chiếc xe chiến thắng rách mướp tả tơi. Tất cả họp thành ảo ảnh của một giấc mơ kỳ quái, hình ảnh của một cuốn phim siêu hiện thực, mà ngay chính giữa rất tương bợp với một đám lạ lùng gồm xác chiếc máy bay, viên tướng nằm dài và hình bóng nhỏ nhắn mặc quần áo da, với khuôn mặt đàn bà.

Thình lình Hanna Reitsch thấy một chiếc xe cam nhông thoát ra khỏi một con đường ngổn ngang gạch ngói. Nó tiến tới chầm chậm, chòng chành, nó cũng vậy, cũng hư ảo, bởi vì tiếng máy không nghe thấy được giữa tiếng ầm ầm long trời lở đất, Người nữ hoa tiêu đưa tay ngoắc, chiếc xe ngừng lại. Một người buớc xuống, tiến về phía cô ta. Vài phút sau, hai người lữ hành đến Dinh Tể tướng, leo cầu thang xuống “bunker”. Họ đã được tiếp đón với biết bao nhiên là sự tò mò, với biết bao nhiêu là câu hỏi han tuởng như là họ vừa đến từ một hành tinh nào khác.

Ngay khi Greim vừa được băng bó thuốc men xong ở bịnh xá, Hitler đến gặp ông ta.

– Tôi thành thật cảm ơn anh về những gì anh đã làm, ông nói với ông ta. Cả đến một người lính thường cũng có quyền không tuân theo một mệnh lệnh có vẻ không thể thi hành được. Anh có biết tại sao tôi cho gọi anh đến đây không ?

– Thưa Fuhrer không ?

– Vì Hermann Goering đã phản bội tôi và phản bội đất nước của ông ta.

Hitler đi vào chi tiết, kể lại điều mà ông ta gọi là cách cư xử gớm ghiếc của viên cựu Reichsmarschall đối với ông ta.

Khi nói, mắt ông ràn rụa nước mắt.

– Và bây giờ, ông kết luận. Tôi vinh thăng anh lên Thống chế và trao quyền Tư lệnh không lực Đức cho anh. Anh hãy nghỉ ngơi ở đây đôi lúc và sẽ

lại lên đường nhận nhiệm vụ mới “.

Hitler đã có vẻ như không nghĩ tới trong một giây phút nào rằng chỉ cần một bức công điện cũng đủ để loan bảo sự vinh thăng và bổ nhiệm ấy cho von Greim, và rằng như thế sinh mạng của rất nhiều phi công hộ tống đã khỏi bị hy sinh một cách vô ích. Dường như ông ta không có một ý niệm gì về những việc xảy ra trong công việc đi đến hoặc rời Dinh Tể tướng.

“Bunker” Dinh Tể tướng, 27 tháng tư — Hôm qua, Fuhrer đã đọc một lệnh theo đó Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân lực (OKW) vẫn phải chịu trách nhiệm trước ông về diễn tiến tổng quát của các cuộc hành quân. Ông đã liệt kê tất cả các đội quân mà ông vẫn còn nắm quyền tư lệnh qua trung gian của OKW, không quên các Đội quân ở Na uy, ở Đan mạch, Đội quân sông Vistule, Đội quân ở Đông Phổ và ở Courlande. Không một ai ở đây được tin tức gì về các đạo quân ấy từ nhiều ngày qua rồi, cũng không biết làm thế nào để liên lạc với chúng. Và quân Nga và quân Mỹ đã bắt được tay nhau ngày hôm qua ở Torgau !

Đêm rồi, Hitler cho mời Hanna Reitsch đến phòng ông. Ông đã nói với cô rằng ông vẫn hy vọng Đạo quân của Wenck có thể đến giải thoát Bá linh nhưng ông cũng đã nói thêm rằng, trong trường hợp thất bại ông và Eva Brawn đã trù định tất cả mọi việc để tự sát và để hỏa thiêu thân xác mình. Khi buổi đàm đạo chấm dứt, ông đưa cho người nữ hoa tiêu một ve con thuốc độc cho riêng cô, và một ve khác cho von Greim.

Đạn pháo kích của Nga đã bắt đầu rơi trên Dinh Tể tướng. Người ta nghe rất rõ các tiếng nổ và tiếng nhà cửa sụp đổ.

Hanna Reitsch dạy các con của Goebbels hát (chúng sáu đứa, trai và gái, tuổi từ ba đến mười hai) và sau đó chúng đến hát cho “Bác” Hitler của chúng và Tướng von Greim nghe, ông tướng nầy vẫn còn nằm dài. Sự lui tới và tiếng đùa giỡn nhốn nháo của các con trẻ vô tư lự đã được ước hẹn giao cho thần chết ấy gây ra trong căn hầm một âm phù vui vẻ xót xa. Chúng không sợ hãi vì tiếng đạn nổ và tin tưởng rằng không có gì xâm phạm đến chúng được bao lâu chúng còn ở cạnh “Bác” của chúng. Ông nầy đã nói với chúng rằng chẳng bao lâu nữa nhiều người lính sẽ đến, họ sẽ đuổi cổ quân Nga đi, và bấy giờ, chúng, các trẻ con, sẽ được chạy chơi trên khu vườn.

Đầu buổi trưa, có điện thoại của tướng Koller gọi Thống chế von Greim. Sau khi chúc mừng Thống chế vinh thăng, Đại tướng hỏi ông ta rằng Đại tướng phải bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng không quân lại cho ai.

– Nhưng, anh nghĩ gì thế, Koller ? Von Greim nói lớn. Anh vẫn là Tham mưu trưởng của tôi. Không có anh tôi đâu làm gì được.

– Nhưng, tôi đã bị giam lỏng từ ba ngày qua ! Tôi chỉ vừa mới được tự do nhờ một lệnh gọi về Bá linh trình diện.

– Gọi anh về Bá linh à ? Nhưng trước hết, hiện anh ở đâu ?

– Trong một khu rừng, gần Purstenberg. OKW hiện được dời đến đấy. Tôi đã dùng bữa với Doenitz, Himmler, Jodl và Keitel. Tôi không biết phải đến Bá linh bằng cách nào. Gatow đã lọt vào tay quân Nga rồi…

– Tôi hoàn toàn không biết là anh đã được triệu đến Bá linh, Von Greim nói. Chắc có sự nhầm lẫn. Đừng cố tìm cách đến đây làm gì. Nếu một sự ngẫu nhiên nào đó đưa được anh đến đây, anh sẽ không làm sao đi lại được. Riêng phần tôi, tôi không còn nhiều hy vọng để rời nơi đây. Sẽ không ích lợi gì nếu cả hai chủng ta đều bị kẹt”.

Ông tướng tỏ lời chia buồn với Thống chế vì vết thương và vì sự việc Ngài bị cản trở không thi hành được quyền tư lệnh của Ngài. Ông nói thêm :

– Thưa Thống chế, tôi chắc sẽ không có dịp làm việc lâu với Ngài. Bây giờ chúng ta hoàn toàn bất lực trên không. Thế là hết.

– Đừng ! Von Greim đáp lại. Điều quan trọng là đừng nên mất lòng tin, mọi việc hãy còn có thể kết thúc tốt đẹp. Fuhrer đã đến ở rất lâu bên giường tôi và đã nói với tôi về tất cả mọi việc. Sự gặp gỡ giữa Ngài và tôi, sự tiếp xúc với khí lực siêu phàm của Ngài đã làm phát sinh nơi tôi một sinh lực phi thường. Đích thực là một sự tắm Suối Tiên.

Ở đầu dây bên kia, Koller có vẽ hơi thảng thốt (“Trời đất ơi, chúng tôi đang ở trong một ngôi nhà của người điên, Koller đã ghi lại cảm tưởng của mình về cuộc đàm thoại ấy. Người ta hoài nghi cả đến những ý tưởng xác đáng nhứt ” )

Xế chiều, Hitler đã cho vời Fegelein, ông “anh em bạn cột chèo” của ông ta đến, ông này là chồng của Gretl Braun, em gái của Eva. Đại diện riêng của Himmler tại bản doanh của Fuhrer, mấy lúc sau nầy, Fegelein ở tại một trong các hầm ẩn trú phụ của Dinh Tể tướng. Song, khi Fuhrer cho gọi hắn ta, người ta đã điện thoại tới tất cả các căn hầm ấy nhưng không tìm thấy hắn đâu cả. Hắn ta đã biến mất. Standartenfuhrer SS Hoegel đã được lịnh dẫn một toán lính võ trang đi khắp mọi nơi ngoài phố để tìm cho được Fegelein. Hoegel đã không phải tìm kiếm lâu : Fegelein ở tại nhà riêng ông ta, nằm dài trên giường một cách thành thơi, mình mặc thường phục. Hắn ta đã giải thích với Hoegel rằng hắn ta đã chọn con đường sống sót và rằng hắn la muốn tìm một phi cơ để về với gia đình ở Bavière.

“Phải xin phép Fuhrer trước đã”. Hoegel nói với hắn ta.

Không tỏ ra bối rối chút nào, Fegelein nhắc máy điện thoại và gọi chị vợ Eva Braun, nói cho Bà nầy biết về các ý định của mình.

“Chị làm ơn giải thích tất cả các chuyện ấy cho Fuhrer hiểu và xin Ngài cấp cho tôi một chiếc phi cơ. Gretl sắp sửa sanh rồi, và, dĩ nhiên là tôi muốn được ở cạnh nàng “.

Hắn ta đã hoàn toàn kinh ngạc khi nghe Eva Braun đáp rằng hành động của hắn ta rất nhục nhã và hắn ta phải chạy ngay về “bunker” trình diện nếu không muốn bị xem như là một tên phản bội. Fegelein liền đi theo toán quân SS.

Khi trở về đến “bunker”, Hitler cho hắn ta biết rằng ông chỉ muốn thấy hắn ta với bộ đồng phục của Gruppenfuhrer. Fegelein liền đi thay quần áo và đến trình diện. Bấy giờ, Hitler nhào đến tát tai hắn ta và chửi rủa hắn ta là đồ hèn nhát, thú vật. Cuối cùng ông ta đã lột hết các huy chương, huy hiệu và cấp bực của hắn ta. Fegelein bị đem giam lỏng trong một căn phòng ở từng trên.

Bormann viết suốt ngày. Khi một người trong căn hầm được Fuhrer gọi đến và trao đổi vài câu chuyện, hắn ta liền tìm đến người này và hỏi y về các câu chuyện ấy, đoạn trở lại bàn viết. Theo hắn ta, quyển nhật ký mà hẳn ta đang ghi chép ” sẽ nằm trong những chương lớn nhứt của lịch sử nước Đức “. Hắn ta tự phụ là đã trù định tất cả để mang tài liệu quí giá ấy ra khỏi “bunker”, ở phút cuối cùng.

° ° °

28 tháng tư. Đêm hôm rồi rất thê thảm. Không ai ngủ cả. Tiếng đạn pháo kích rơi phía trên căn hầm trở nên dữ dội kinh khủng. Các quả đạn đại pháo rơi trên Dinh Tể tướng với một sự chính xác đáng lo ngại.

Trong đêm, Hitler đã họp tất cả mọi người lại tuồng như để làm một cuộc tổng dượt tự sát. Mỗi người đã phải đứng lên phát biểu lý do tại sao mình chấp nhận sự chết và những gì đã trù liệu để hủy diệt thân xác của mình. Tất cả đã phát biểu trong một bản tuyên bố ngắn lòng trung thành vĩnh cửu đối với Fuhrer và Đức quốc. Sự đột nhập của người lính Nga đầu tiên vào căn hầm sẽ là dấu hiệu của cuộc tổng tự sát.

Sau các việc chuẩn bị ma quái ấy, mọi người đều tin chắc rằng không còn một hy vọng nào nữa, nhưng sáng sớm, Hitler lại nhắc đến Đạo binh của Wenck, đạo binh này có nhiệm vụ đến để giải thoát Bá linh. Ổng ta giải thích công cuộc điều binh bằng cách chuyển các hột nút trên tấm bản đồ, đoạn ông cầm tấm bản đồ trong đôi bàn tay ước đẫm mồ hôi để đưa cho các người hiện diện xem, bắt đầu lại các lời giảng giải của ông. Kế đó, ông cho đánh nhiều công điện thúc giục Keitel, hỏi ông nầy xem đạo quân ấy hiện làm gì, ra sao, nó đã bắt tay được với Đạo quân thứ IX chưa, v… v…

Người ta bắt đầu nghe vang dội từ phía trên căn hầm các loạt đạn súng tự động cá nhân xen kẽ giữa tiếng đạn pháo kích.

° ° °

29 tháng tư, 2 giờ sáng. Một biến cố phi thường đã xảy ra ngày hôm qua 28 hồi lúc 21 giờ. Một viên chức Bộ Tuyên truyền, tên là Heinz Lorenz, đến “bunker” và đưa cho người trưởng ban nội dịch Linge một phong thư dán kín nhờ trình cho Fuhrer. Một lúc sau, ông này lảo đảo xuất hiện nơi ngưỡng cửa căn phòng riêng, mặt đỏ gắt. Bao thư dán kín chứa đựng bản dịch một bản tin của Đài phát thanh Anh quốc, BBC Home Service, loan báo rằng Himmler đã đề nghị với Bá tước Bernadotte sự đầu hàng của Đức. (Tin tức nầy đúng. Cuối cùng Himmler đã quyết định thay đổi ý kiến. Bộ Tư lịnh Tối cao Đồng minh không chấp nhận thương nghị với hắn ta).

Cơn giận của Hitler đã vượt hẳn các cơn thịnh nộ của ông ta từ trước đến bây giờ, “Nó có thể làm như vậy với tôi! ông ta rống lên. Với tôi !” Bormann, Goebbels và các người khác phu họa theo, chửi rủa thậm tệ tên phản bội Himmler.

Vẫn giận dữ, Hitler cho dẫn Fegelein tới, y đến vừa đưa hai tay lên van xin tha tội vì một giây phút yếu đuổi.

“Đúng là chuyện đó ! Bây giờ tôi mới biết là tại sao cuộc phản công Steiner đã không xảy ra : Chính Himmler đã phá hoại nó, đã cấm cản ! Và anh đã biết, anh, Gruppenfuhrer SS ! Và tôi hiểu tại sao anh đã trốn khỏi hầm trú ẩn : Anh có tham dự vào cuộc âm mưu của Himmler !”

Fegelein đã phản kháng rằng hắn ta không biết đến một cuộc âm mưu nào cả. Song tiếp đó bị vặn hỏi trong một căn buồng, dường như bởi Gruppenfuhrer Mueller, hắn ta đã thú nhận rằng hắn ta đã biết Himmler có bắt liên lạc với Bernadotte. Sau một cuộc phán xử đại khái, hắn ta bị quân phòng vệ SS lôi lên khỏi hầm ẩn trú và bắn bỏ trong vườn Dinh Tể tướng.

Hitler có vẻ nguôi ngoai sau cuộc hành quyết ấy. Đến mười hai giờ một khắc khuya, ông ta đã đến đàm đạo với von Greim, ông nầy đêm nay phải tìm cách rời Bá linh cùng với Hanna Reitsch để đi nắm quyền Tư lệnh không quân. Sau nhiều lần cố gắng vô hiệu, một trung sĩ phi công đã đáp được chiếc Arado 96 gần Khải hoàn môn Brandebourg. Nếu từ đây đến đấy mà nó không bị phá hủy, Von Greim và Hanna Reitsch sẽ đáp nó để đi.

Trước hết von Greim đã phản kháng rằng ông ta thích ở lại kề bên Fuhrer cho đến phút cuối cùng, song ông nầy đã nói riết để ông ta tìm cách đi và ông cũng đã ban cho ông ta các mệnh lệnh. Đây là đại ý : 1/ Phát động một cuộc phản công quân Nga bằng không quân để cho đạo binh của Wenck mở một lỗ hổng để đến giải thoát Bá linh; 2/ Bắt giữ tên phản bội Himmler.

Khi vừa biết được tin tức rằng hai nhà phi hành ấy có thể lên đường, tất cả mọi người đều ùa nhau viết thơ, để gửi cho họ mang đi dùm. Ngoài một khối quan trọng văn thư chính thức gửi cho Ban lãnh đạo Đảng ở Berchtesgaden và cho Bộ Ngoại giao, bây giờ dời về Fuschl, gần Salzbourg, còn có rất nhiều thư riêng của các người ở dưới “bunker” gởi cho gia đình. Eva Braun cũng đã viết thư cho em gái là Gretl Fegelein song bà ta đã không nói gì đến cuộc hành quyết Fegelein cả.

Khi Hanna Reitsch và von Greim — ông này phải đi bằng một cặp nạng — từ từ leo lên cầu thang để thoát ra phía ngoài, mọi người đã la lớn : ” Đi bình yên nhé ! May mắn nhé ! ” Sự việc lạ kỳ đáng chú ý, sự gởi thơ, các lời vĩnh biệt, cuộc khởi hành ấy, đã làm khuây khỏa và an ủi đám người ở dưới “bunker” rất nhiều.

Một xe bọc sắt đậu chờ trước Dinh Tể tướng. Hai người lữ hành leo lên và chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, tất cả đèn đuốc đều tắt, trên con đường đầy lỗ hang. Không cần phải mở đèn, bầu trời hừng đỏ đủ sáng rồi. Đôi khi chiếc xe chạy sát qua một đám cháy. Người ta không hiểu sao thành phố ấy lại có thể tiếp tục ngún cháy như thế trong rất nhiều ngày.

Trên tiếng gầm thét liên tục, vang lên những tiếng nổ và những loạt súng liên thanh. Hai người lữ hành không nói một lời nào trầm ngâm nghĩ ngợi rằng nếu chiếc phi cơ đang đợi họ vẫn còn trong tình trạng cất cánh được thời đó là do phép lạ.

Khải hoàn môn Brandebourg hiện ra. Đoạn hai người lữ hành nhìn thấy chiếc máy bay nhỏ đậu giữa con đại lộ Unter den Linden. Nó có vẻ còn nguyên vẹn. Vài người đứng cạnh nó.

Lần này, không còn vấn đề von Greim điều khiến máy bay nữa. Người ta kéo ông lên chiếc Arado. Khi nhà nữ hoa tiêu vừa bước lên, đạn pháo kích bắt đầu rơi quanh đấy. Mảnh đạn và cát đá bay tung tóe.

– Không thể khởi hành bây giờ được, viên sĩ quan trưởng toán gác phi cơ nói. Phải xuống ngay một hầm ẩn núp.

Người ta dìu Thống chế xuống. Không thể tìm được một hàm ẩn núp với người bị thương phải chống nạng ấy. Tất cả mọi người nằm sát dưới một lỗ trũng.

Sau vài phút, cuộc pháo kích tạm ngưng.

“Chúng ta đi !” Hanna Reitsch nói.

Người bị thương lại được kéo lên phi cơ, nhưng đạn pháo kích lại bắt đầu mưa xuống. Lại phải dìu Thống chế xuống, và đặt ông nằm dưới lỗ trũng. Hanna Reitsch nhìn hông chiếc máy bay, con bọ hung mỏng manh mà hơi nổ đã làm lay động ! Ai sẽ bị tiêu diệt trước, các người lữ hành hay chiếc phi cơ ?

Một lúc tạm ngưng lại đến. Lần nầy nó khá lâu để Thống chế và Hanna Reitsch có thể trèo lên phi cơ. Người nữ phi công ngồi vào buồng lái, mở máy. Chong chóng quay tít, chiếc Arado bắt đầu chuyển bánh. Hanna Reitsch cho lách sang một bên để tránh một lỗ trũng, đoạn cô cho máy bay chạy thẳng trên con Đại lộ Unter den Linden. Kỳ diệu làm sao ấy khi cảm thấy động cơ mạnh mẽ đáp lại tay ga. Người nữ phi công cảm thấy chiếc Arado rời mặt đất.

Dưới nó là một biển lửa. Đằng trước và bên trên, các đám mây đỏ ửng. Gần như ngay lập tức, Hanna Reitsch thấy các lóe sáng chớp xuyên qua các đám mây ấy : Cao xạ Nga khai hỏa vào chiếc phi cơ. Người nữ phi công, với bàn tay bình tĩnh và khéo léo, điều khiển cho máy bay cắm xuống, vượt lên, chạy ngoằn ngoèo. Bìa biển lửa xuất hiện, Hanua Reitsch ấn mạnh tăng ga. Chiếc Arado ngoan ngoãn đáp lại, xẹt thẳng lên cao. Trước nó, đêm tối cuối cùng đã trải rộng ra.

Lúc 4 giờ sáng, Hanna Reitsch nhận thấy hãy còn rất xa phía trước, một thảm nước trắng bạc trong ánh sáng nhạt nhòa của buổi bình minh,

“Hồ Mueritz, cô ta nói với von Greim. Chúng ta đến Rechlin !.

Cô bấm đèn báo hiệu. Ở dưới đất, các ngọn đèn chiếu lên qua lớp sương mù, Hanna Reitsch bớt ga, hạ cánh.

Chính từ hầm ẩn trú của phi trường Rechlin, von Greim đã đùng điện thoại ban ra mệnh lệnh đầu tiên với tư cách là Tư lệnh không quân : sử dụng tất cả các phi cơ hiện còn sẵn sàng để mở một lỗ hổng xuyên ngang vòng vây của Nga để cho Đạo binh Wenck tiến về Bá linh. Trong khi ông điện thoại ban mệnh lệnh ấy, các sĩ quan, quanh ông ta, nhìn ông chăm chăm mà không nói gì cả. Và Von Greim đã hiểu ngay các câu trả lời của những người nhận lệnh của ông rằng mệnh lệnh đầu tiên ấy cũng sẽ là mệnh lệnh cuối cùng. Không còn máy bay sẵn sàng để chiến đấu nữa. Không còn đạo binh Wenck nữa.

Wenck đã cho đạo binh của mình quay ngược trở lại và tiến thẳng về phía Đông, đúng theo y lệnh của Keitel, ông ta đã đi về phía Đông để bảo vệ được chừng nào hay chừng ấy đám thường dân đang chạy trốn trước quân Nga. Ở Beclitz, ông ta đã đẩy lui đoàn thiết giáp tiền phương của Nga và giải thoát được ba ngàn người bị thương, đám người thương vong nầy được đưa thẳng về phương Tây — về phía quân Mỹ. Các người ấy đã nhiệt liệt tung hô ông. Xung quanh Postdam, ông đã giải vây cho Đạo quân Reimann (Đạo quân thứ IX), đang bị quân Nga vây hãm, và đạo binh này cũng vậy cũng đã rút lui được về phía Tây.

Tất cả mọi người về phía Tây, ý muốn của Wenck là như thế, một ý tưởng chính đáng, đối với tôi. Không một lúc nào ông ta có ý định tuân theo các mệnh lệnh đến cùng cả, nghĩa là tìm cách để giải thoát Bá linh, một sự điên cuồng u mê. Công việc giải cứu hoàn tất, ông ta cũng vậy, cũng đánh tháo về phía Tây. Vả lại, ông ta không thể làm gì khác hơn. Quân Nga đổ xô đến, bức bách ông, cấu xé các lực lượng của ông. Chính vì thế, khi trở lui về phía sông Elbe, mà đạo binh Wenck đã ngưng hiện hữu.

Đầu óc nặng trĩu một lúc vì các tin tức ấy, von Greim lấy lại bình tĩnh và bước qua việc thi hành phần thứ nhì sứ mạng của ông : cho bắt giữ Himmler.

“CÓ MỘT TIẾNG MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ BIẾT ĐẾN, ĐÓ LÀ (ĐẦU HÀNG). TÔI CHỈ RỜI BỎ QUÂN PHỤC SAU KHI CA KHÚC KHẢI HOÀN” (HITLER NÓI TRƯỚC QUỐC HỘI ĐỨC NGÀY 1 THÁNG CHÍN NĂM 1939)

Bấy giờ Himmler đang ở tại Bản doanh của Doenitz ở Ploen, không xa Lubeck bao nhiêu. Đến Lubeck bằng máy bay giữa ban ngày không phải là chuyện dễ dàng. Không còn vấn đề tránh các đoàn oanh tạc cơ của Nga nữa, mà là của Mỹ. Chúng đã mặc tình đi lại trên không phận Đức.

– Tôi nghĩ là tôi sẽ có thể tránh khỏi chúng nếu chủng ta đáp một chiếc máy bay chậm hơn chiếc Arado, Hanna Reitsch nói với Thống chế.

– Một chiếc máy bay chậm hơn là sao ?

– Thưa, vì ở đây chúng ta không có phi cơ bay nhanh hơn các oanh tạc cơ của Mỹ, nên tôi cần một phi cơ bay chậm hơn thật nhiều, nó có thể xoay trở trong một khoảng không thật nhỏ hẹp. Tôi sẽ bay sát mặt đất giữa các hàng cây, và nếu một chiếc oanh tạc cơ nào của chúng nhìn thấy, tôi sẽ chuyển hướng, tôi sẽ lẩn tránh, nếu cần tôi sẽ đáp xuống, trong lúc nó bay vù qua. Một chiếc máy bay chậm vận chuyển lẹ hơn và trong một đường bán kính nhỏ hơn”.

Von Greim chịu theo ý kiến của hoa tiêu của ông. Từ ba ngày qua, Hanna Reitsch đã đưa ra tất cả các lý lẽ để ông vững bụng. Và cả hai đã đáp một chiếc Bucker 181.

Người nữ hoa tiêu bay cách xa các con đường, các trục thiết lộ, cô ta đã tránh không đến gần tất cả những gì có thể làm các oanh tạc chiến đấu cơ Mỹ chú ý. Ngay khi thấy một khu rừng, cô ta liền tiến thẳng tới, bay sát ngọn cây. Hai người lữ hành nhận thấy vài chiếc máy bay nhanh của Mỹ, song chúng không thấy họ.

Đến Lubeck, họ rời máy bay và nhảy lên một chiếc xe hơi. Trực chỉ đến Ploen !

Ở đấy họ gặp Doenitz, Jodl, Keitel và Himmler. Himmler có vẻ không nao núng chút nào khi Thống chế nói cho hắn ta biết về những sự chửi rủa của Fuhrer. Hắn ta và các người khác dửng dưng nghe lịnh bắt giữ. Von Greim hiểu ngay rằng không còn vấn đề thi hành một mệnh lệnh như vậy, không ai có vẻ sẵn sàng đảm trách nó cả. Vấn đề duy nhứt đang được chú ý là làm sao để Eisenhower chấp nhận thương thuyết; Hanna Reitsch đã kể lại rằng chính cô ta đã trách cứ Himmler nặng nề, song những lời trách cứ dường như trớt qua lớp da cá sấu của hắn ta.

Thống chế và người nữ hoa tiêu ở lại Ploen vài ngày, đoạn họ đến Koeniggraetz, Graz và Zellam See để đem các mệnh lệnh của Fuhrer cho Kesselring, Tống tư lệnh Miền Nam, và cho Đại tướng Schoerner, bị vây hãm ở Boheme với nhiều sư đoàn. Khi họ đưa lại các bức thư tin ấy, thì chúng chỉ còn có một giá trị lịch sử, Hitler đã chết.

Ở Zellam See, von Greim gặp lại Koller trong khi sự tổng đầu hàng đang diễn ra. Koller đã miêu tả lại ông, Thống chế chống cặp nạng đi lê lết hoàn toàn mất tinh thần, ngơ ngác, von Greim đã đề cập đến việc thay đổi thường phục và đi trốn trong vùng rừng núi. Cuối cùng bị bắt làm tù binh, ông đã uống thuốc độc tự tử ở nhà thương Salzbourg. Koller cũng bị bắt và đã bị giam cầm trong hai năm rưỡi. Hanna Reitsch, bị bắt, bị các chuyên viên thẩm vấn Đồng minh điều tra trong rất nhiều tháng về tất cả những gì cô ta biết về ngày tàn của Hitler. Người ta đã nghi ngờ cô ta đã đem Hitler trốn thoát khỏi “bunker”. Cuối cùng được tự do, cô ta đến định cư ở thành phố nhỏ Oberursel, gần Francfort. Cô ta đã đăng tải quyển truyện về các chuyện phiêu lưu của mình trong tập san News Chronicle, năm 1945.

Ngay lúc von Greim truyền lịnh của Hitler phải mở một lỗ hổng xuyên qua các vòng vây của Nga bằng không quân, lá cờ đỏ của quân Sô viết đã bay phất phới trên ba phần tư thành phố Bá linh. Các con ngựa nhỏ của kỵ binh Nga (Cosaques) vượt qua các đống vôi gạch đổ nát giữa các mảnh tường dán lời tuyên ngôn cuối cùng của Goebbels : “Mọi nguời Đức phải bảo vệ thủ đô của mình. Các lũ quân ô hợp Đỏ sẽ bị chận đứng”. Tất cả các cư dân nam từ 17 đến 70 tuổi đã nhộn được lịnh vũ trang súng trường và lựu đạn và chiến đấu cho đến chết, sau các chướng ngại vật. Bao nhiêu người chiến đấu, bao nhiêu người trốn tránh, không làm sao biết được. Hai mươi bảy ngàn binh sĩ lục quân Đức đã hạ khí giới và đã bị lưu đày. Nhiều xác chết của các quân nhân đào ngũ bị Hiến binh Đức và quân SS bắt được treo tòn ten trên cây và trên các cột đèn đường. Quân Nga kê đầu súng sát vào bắn tung các chướng ngại vật ; các khẩu đại bác 77, 85, 125, 152 và 203 ly nện tan tành trung tâm thành phố, nơi mà các cư dân thỉnh thoảng lại rời các căn hầm nhà và các hầm ẩn núp để đi cướp phá những gì còn lại trong các nhà kho dự trữ bỏ ngỏ. Trong những khu vực đã bị chiếm, người ta thấy những hàng dài lính người Á châu đứng chờ đợi, không phải trước những kho thực phẩm, mà là trước những căn hầm nhà trong ấy nhiều phụ nữ đang bị bắt để hãm hiếp. Xác chết trôi lờ đờ trên con sông Sprée và trên các con kinh đào.

Nơi duy nhứt mà quân Đức còn chiến đấu ở ngoại diện thành phố Bá linh là Pichelsdorf, trên con sông Havel.. Ờ đấy, những chú bé trai từ 12 đến mười tám tuổi, đoàn viên thanh niên Hitler chống cự bằng những khẩu súng trường, đại liên và những khẩu Panzerfausts với quân Nga tấn công họ bằng chiến xa, đại bác và phi cơ. Đó là để duy trì một lối để cho đạo binh của Wenck tiến vào Bá linh. Đạo binh của Wenck đã không còn nữa, song các người phòng ngự ấy không biết, Hitler không muốn biết, và các “thanh niên Hitler “ liều mạng chết tại chỗ để thi hành lịnh của ông ta. Trên tổng số năm ngàn bé trai ấy, chỉ có năm trăm chú còn sống sót.

Ánh sáng rực rỡ của mặt trời chiến qua các đám khói. Ở Tiergarten, ngày trước là một trong những công viên đẹp nhứt thế giới, thần hỏa đang đốt cháy các cây cối xinh đẹp, làm khô héo các cây sơn lựu đang trổ hoa. Mùi xú uế xông lên nồng nực từ xác chết sình thúi của các con thú rừng đã được mang đến với nhiều phí tổn trên tất cả các phần đất của quả địa cầu, giờ đây bị chết đói hoặc bị lạc đạn.

Trận đánh Bá linh diễn tiến trên ba mặt: trên không, nơi mà đôi khi vài máy bay Đức đến khai chiến với các oanh tạc cơ Nga trong những trận đánh tuyệt vọng hoặc tìm cách thả dù quân dụng và lương thực cho các binh sĩ cuối cùng đang bị vây ; ở trên bộ và ở dưới mặt đất của thành phố nữa, trong những con đường xe điện hầm. Ở đây đã xảy ra những trận đánh ghê gớm, gần như mù quáng với từng phát súng, từng nhát dao đâm.

Vài địa đạo là những bãi chiến trường thật sự, vài đường hầm khác là những nơi ẩn trú nơi mà các người bị thương chồng chất lên nhau một cách hỗn độn không thể tả được, quân nhân lẫn lộn với thường dân, đôi khi có cả các thương binh Nga sô nữa. Nhiều lính Waffen SS vứt bỏ quân phục, ở trần hoặc lấy quần áo và giấy tờ của các thường dân chết để tìm cách trốn thoát khỏi bị bắn chết sau trận đánh, và vài người đã thành công như thế, ít ra là những người mới được trưng mộ sau này, những người mà người ta chưa có thì giờ để đánh dấu xâm dưới nách ghi loại máu. Các dì phước, các đàn bà và các thiếu nữ săn sóc các người bị thương ấy, Đức và Nga, theo ý họ, trong những điều kiện khủng khiếp.

Ngày 29 tháng tư, Hitler, được biết là quân Nga đang tiến tới dưới một con đường xe điện hầm đi ngang qua sông Spree, ra lịnh làm ngập lụt con đường hầm.

“Nhưng có rất nhiều người bị thương trong ấy, Krebs trình với ông ta”.

“Mặc kệ !”

Lịnh đã được thi hành. Một thác nước chảy ào xuống làm chết ngập tất cả người bị thương cùng với một đại đội quân Nga.

Vòng đai lửa đạn càng lúc càng siết lại. Nhiều đại bác Nga đã được đặt tại cửa Halle, cách Dinh Tể tướng một ngàn năm trăm thước. Nhiều xạ thủ đã trèo lên được trên nóc Dinh thự Adlon, cách khu vườn ba trăm thước.

Ở đấy, đài kỷ niệm của đảng Quốc xã, biểu lộ bước vinh quang của Hitter qua nhiều thế kỷ, sụp đổ tan tành, giữa các trũng nước, các cây trục bể nát. Chỉ có một khối bê tông cốt sắt là còn đứng vững, với hai tháp nhỏ hình tròn ở bên cạnh : chỗ che lối đi vào cầu thang xuống “bunker”.

“Bunker” Dinh Tể tướng, 29 tháng tư, 12 giờ khuya, — Người ta có thể tự hỏi xem hệ thống máy điều hòa không khí của hầm ẩn trú có còn tiếp tục chạy tốt như bình thường không, bởi vì mọi người đều cảm thấy không khí nặng nề khó thở. Cũng có thể là do tình trạng thần kinh căn thẳng gây ra. Từ lâu rồi, các người ở dưới hầm không còn biết ngày hoặc đêm gì nữa cả, người ta ngủ một lúc khi có thể. Người ta không còn một ý thức nội tại nào về bước tiến của thời gian nữa, người ta nhìn đồng hồ mà không hiểu gì cả, phải tập trung tư tưởng lại và suy nghĩ lâu lắm để biết mình hiện ở ngày nào. Tuy nhiên chúng ta hãy thử trình bày lại những biến chuyển của hai mươi bốn giờ vừa qua, vừa hết mực tôn trọng thứ tự của diễn biến.

Đêm qua, sau khi von Greim và Hanna Reitsch đi rồi, có tiếng sầm sì rằng hôn lễ của Fuhrer và Eva Braun sẽ được cử hành. Goebbels đã cho người đi tìm Walter Wagner, Thị trưởng Bá linh, đến để làm nhiệm vụ của một viên chức hộ lại. Ông Wagner ấy, mà không ai được biết, cho đến bây giờ, đã xuất hiện trong bộ đồng phục của đảng, mang trên cánh tay một băng vải của Đội Wolkssturm.

Hôn lễ đã diễn ra trong căn phòng để bản đồ. Eva Braun mặc một bộ áo bằng nhung đen sát nách, không có tay. Hitler mặc lại chiếc áo chiến màu xám với một chiếc quần sậm. Goebbels và Bormann là hai người chứng.

Các nghi thức, bị chi phối bởi thủ tục của thời chiến tranh, đã được hoàn tất nhanh chóng. Đáp lại các câu hỏi của viên thị trưởng, tân lang và tân giai nhân đã tuần tự khai rằng họ thuần chủng Aryen, không bị mắc bịnh di truyền và muốn kết hôn lập tức. Lời khai của họ được ghi vào sổ hôn thú. Tân nương đã bắt đầu viết Eva B, viên thị trưởng tươi cười chận bà ta lại. Bây giờ bà ta gạch bỏ chữ B và ký : Eva Hitler nhũ danh Braun. Rồi đến Fuhrer ký tên, đoạn các người chứng.

Sau khi hoàn tất các nghi thức, cô dâu và chú rể đi vào hành lang phòng họp, nơi đó các tưởng lãnh hiện diện ở Bá linh và vài viên chức đang chờ đợi họ. Họ tuần tự bắt tay các người nầy. Đoạn họ trở về phòng riêng và mặt đối mặt dùng bữa ăn vợ chồng đầu tiên.

Sau khi ăn xong, Fuhrer mời Bormann, hai vợ chồng Goebbels, cộng thêm hai nữ thơ ký Frau Christian và Frau Junge vào phòng riêng, và đãi họ uống rượu sâm banh. Buổi tiếp tân nhỏ ấy kéo dài trong hai tiếng đồng hồ, vài người khác cũng được mời nhập tiệc. Fuhrer có vẻ bình thản. Người ta đã nhắc nhiều đến kỷ niệm tươi đẹp xưa cũ. Đoạn Hitler đề cập đến ngày tàn sắp tới của ông, buổi tiệc trở nên buồn thảm.

Trong khi các người khác tiếp tục trò chuyện, Fuhrer lui vào một căn buồng bên cạnh với Frau Junge, và đọc cho cô này chép các lời trối trăn của ông. Ông đã đọc hai bản văn riêng biệt : một bản di chúc chính trị và một bản di chúc cá nhân.

Đây là, tóm tắt đại ý của các đoạn quan trọng nhứt trong bản di chúc chính trị : “Tôi không muốn có chiến tranh năm 1939, không một người nào ở Đức muốn có chiến tranh cả. Nó đã do các chính trị gia quốc tế gốc Do thái hoặc phục vụ cho các quyền lợi Do thái mong muốn và khích phát. Bây giờ chiến tranh đã thất bại, tôi muốn chia xẻ số phận mà hàng ngàn người khác đã chấp nhận và tôi sẽ ở lại Bá linh cho đến lúc mà tôi xét thấy trụ sở của Fuhrer không còn được bảo vệ lâu hơn nữa. Nhưng vì tôi không muốn lọt vào tay một địch quân muốn làm vui lòng các đám đông thác loạn, bằng một cảnh tượng thác loạn, bằng một cảnh tượng mới lạ, tôi sẽ tự tìm lấy cái chết. Trước khi chết, tôi khai trừ khỏi Đảng viên cựu Thống chế Hermann Goering và tôi hủy bỏ tất cả các quyền mà sắc luật ngàv 29 tháng sáu năm 1941 đã giao phó cho bắn ta. Tôi chỉ định Thủy sư Đô đốc Doenitz thay thế ông ta ở chức vụ Quốc trưởng Đức và Tổng tư lệnh tối cao Quân lực. Tôi cũng khai trừ khỏi Đảng và khỏi tất cả những chức vụ viên cựu Reichsfuhrer SS kiêm Tổng trưởng Nội vụ Heinrich Himmler. Để cho dân tộc Đức có được một chính phủ gồm toàn những người xứng đáng để đeo đuổi chiến tranh với tất cả mọi phương sách, tôi chỉ định dưới đây mười chín Tổng trưởng của chính phủ (Hitler lại lấn quyền của người kế vị của ông ta) sắp tới. (Tiếp theo là bản danh sách. Trong những tên quen thuộc người ta thấy có tên Goebbels, Bormann, Seyss-Inquart, Thống chế Schoener, Von Greim, Bác sĩ Ley. Alfred Speer đã bị thay thế bởi người phụ tá của ông ta, Saur, Seyss Inquart thay thế Ribbentrop). Mặc dù Bormann và Goebbels đã muốn chia sẻ số phận của tôi, song họ phải sống để tiếp tục kiến thiết quốc gia Quốc xã. Tất cả các Tổng trường trên đây phải duy trì sự nghiêm mật của các đạo luật về chủng tộc và cứng rắn chống lại bọn Do thái quốc tế, sâu độc của tẩt cả mọi quốc gia”.

Bản di chúc cá nhân bắt đầu bằng lời tuyên bố sau đây: “Nếu trong những năm dài phấn đấu, tôi đã tưởng không thể chấp nhận được trách nhiệm của một cuộc hôn nhân, thì, hôm nay, trước khi chết, tôi đã quyết định cưới làm vợ, người đàn bà, sau rất nhiều năm đã là người bạn chung thủy của tôi, đã tự ý đến thành phố gần như hoàn toàn bị vây hãm nầy để chịu cùng một số phận với tôi. Bà ta sẽ cùng chết với tôi, theo ý muốn riêng của bà, với tư cách là một người vợ. Cái chết ấy sẽ đền bù lại tất cả những gì mà cả hai chứng tôi đã bị thiệt thòi, mất mát trong suốt cuộc đời tôi, đã được hiến dâng tất cả cho việc phụng sự dân tộc tôi”.

Và đây là đại ý của phần còn lại: Hitler di tặng các tài sản riêng của ông ta cho Đảng, trừ bộ sưu tập danh họa được dành cho “thành phố tuyển cử” của ông ta, thành phố Linz, trên sông Danube. Ông ta chỉ định Martin Bormann làm người chấp hành di chúc, vừa cho phép hắn ta đưa cho cha mẹ của hắn ta những kỷ vật riêng tư “hoặc những gì cần thiết cho phép họ sống một cuộc đời dư dả”. Cuối cùng ông lập lại rằng Eva Braun và ông mong muốn được hỏa táng ngay sau khi chết tại nơi mà ông đã hoàn tất phần lớn nhứt nhiệm vụ hàng ngày trong suốt mười hai năm mà ông đã hy sinh để phục vụ dân tộc ông”.

Mỗi bản di chúc được đánh làm ba bản. Sau chữ ký của Hiler, có chữ ký của rất nhiều người chứng trong số có Goebbels và Bormann, Hitler lui vào phòng riêng để nghỉ ngơi.

Bormann gởi đến viên đại diện của hắn ta ở Berchtesgaden một bức vô tuyến điện tín ra lệnh trong trường hợp Bá linh thất thủ, tiêu diệt “các tên phản bội ngày 23 tháng tư nghĩa là, trước hết, Goering”.

Goebbels cũng vậy, cũng lui vào phòng riêng, và thảo tờ di chúc của ông, mang tựa là : “Phụ bản di chúc chính trị của Fuhrer”. Ông ta trình bày rằng lần đầu tiên trong đời mình, ông đã tự thấy bắt buộc phải bất tuân lịnh của Hitler”. Trong không khí phản bội điên cuồng bao quanh Fuhrer trong những ngày nguy cấp nhứt của chiến tranh ít ra cũng phải có một người nào để ở kề bên Ngài một cách vô điều kiện cho đến chết…”. Ông ta nói rằng ông ta chọn quyết định đó với sự ưng thuận hoàn toàn của vợ ông và nhân danh các con ông “chúng còn quá nhỏ để biểu thị tư tưởng của chính trong chúng song chắc chắn chúng sẽ hoàn toàn chấp nhận quyết định ấy nếu chúng lớn khôn hơn “.Goebbels đã ký tên bản văn biểu thị các lời trối trăng của ông lúc 5 giờ 30 sáng.

8 giờ sáng, các sứ giả được triệu đến để mang phụ bản tờ di chúc chính trị của Fuhrer cho Doe nitz và Thống chế Schoerner, mỗi người một bản. Đó là Thiếu tá Johann Meier, Standartenfuhrer SS Wilhelm Zander và Heinz Lorenz công chức ở bộ Tuyên truyền, chính ông nầy đã có đến “bunker” rồi, khi mang bài dịch bản tin của đài BBC loan báo rằng Himmler đã tìm cách thương thuyết với Đồng minh. Lorenz cũng đã nhận lãnh một phụ bản tờ di chức của Goebbels để đưa lại cho Doenitz.

Ba người phải đi về phía Tây, băng ngang qua hai công viên Tiergarten và Charlottenburg, đến Pichelsdorf, ở phía Bắc hồ Havel và từ đấy tìm cách thâm nhập ngang qua phòng tuyến Nga. Sứ mệnh rất nguy nan. Trong căn hầm nhiều người không tin là nó có thể được hoàn tất tốt đẹp.

Bormann đã giữ lấy riêng cho hắn ta một bản của tờ di chúc chính trị. Hắn ta không hề cho biết ý định sẽ làm gì khi ngày tàn đến.

Việc chuẩn bị chuyến đi cho ba sứ giả đã kéo dài suốt buổi sáng, người ta đã nhờ họ mang dùm rất nhiều bức thư riêng nữa. Họ rời căn hầm trước đứng bóng một lát.

Cho đến bây giờ, các vô tuyến điện tín của căn hầm được đánh đi từ một pháo đài đặt súng cao xạ phòng không qua một chiếc ăn teng treo tơ lửng dưới một quả khinh khí cầu. Lúc 12 giờ trưa quả cầu đã bị bắn hạ. Tất cả mọi liên lạc giữa Bá linh và thế giới bên ngoài đều bị cắt đứt.

Mặc dù tất cả các công việc chuẩn bị gớm ghiếc, thói quen thường ngày vẫn tiếp tục. Hồi 12 giờ trưa, một buổi họp nghiên cứu tình hình đã diễn ra. Người ta chỉ được biết, qua các người dịch sứ, rằng quân Nga tiếp tục tiến tới khắp mọi nơi trong Bá linh. Krebs đã hỏi Fuhrer xem ổng có cho phép ba vị tướng đang có mặt (Von Loringhoven, Boldt và Weiss) rời thủ đô để tìm cách tái hội với Đạo binh Wenck không.

“Chấp thuận” – Hitler nói.

Ba người ra đi ấy đã được lịnh nói với Wenck là nên gấp rút vì Dinh Tể tướng sắp sửa thất thủ đến nơi rồi. Sự thật, người ta không hề biết Đạo binh thứ XII hiện đang ở đâu, cũng như là nó hãy còn hay không.

Một buổi họp khác đã diễn ra lúc 16 giờ. Đến phiên von Below đã hỏi xem ông ta có thể được cho phép đi không.

“Chấp thuận, Hitler nói. Anh hãy sẵn sàng để đi ngay sau buổi họp chiều nay. Tôi sẽ đưa cho anh một phần viết thêm của tờ di chúc và anh cố mà đưa cho Doenitz”.

Vài lúc sau đó, Linge mang vào một tờ giấy đánh máy đưa cho Hitler. Thêm một tin tức thê thảm : Benito Mussolini đã chết. Bị quân kháng chiến Ý tóm được khi đang tìm cách trốn qua Thụy sĩ, ông Duce đã bị đem hành quyết bằng súng đại liên. Nhân tình của ông Clara Petacci, cùng trốn với ông cũng đã bị hành quyết. Xác chết của họ đã bị kéo lê lết qua khắp các ngả đường và sau đó bị buộc cẳng treo lên.

Hitler đã bị xúc động cùng cực, đoạn ông ta tuyên bố :

“Chúng sẽ không làm như vậy được đối với chúng tôi”.

Và ông ta đã lập lại lịnh thiêu hủy xác của ông và của Eva Braun “cách sao” để không còn lại một dấu vết nào cả”.

Tiếp đó ông cho giết con chó giống Alsace của ông, Blondi. Giáo sư von Haase, cựu Bác sĩ giải phẫu của Fuhrer, đã đến tiêm cho con chó một mũi thuốc độc. Hai con chó nhỏ khác bị giết bởi viên Trung sĩ phụ trách chăm sóc chúng.

Lúc 22 giờ, buổi họp thứ ba. Rất ít tin tức. Các phân đội Thanh niên Hitler vẫn còn kháng cự ở Pichelsdorf. Wendling đã phát biểu rằng theo ý ông, quân Nga sẽ tràn đến Dinh Tể Tướng vào ngày mùng 1 tháng năm.

Von Below đã đi sau buổi họp. Phần tái bút mà Hitler đã đưa cho ông ta, gồm lời từ biệt của cá nhân ông ta đối với các lực lượng quân sự Đức. Hải quân được nhiệt liệt khen ngợi, không quân được tha thứ vì không làm khá hơn, mặc dù sự dũng cảm của binh chủng : Chính tên phản bội Goering đã không biết duy trì sự ưu thế khởi thủy. Về phần Lục quân, nó gồm hai loại : Loại binh sĩ thường, họ đã chiến đấu can đảm, Hitler lấy làm sung sướng luôn luôn tín nhiệm họ, và loại tướng lãnh, họ đã chống lại các sở kiến chiến lược của ông, đã âm mưu chống lại đường lối chánh trị của ông và đã phản bội ông. Mục tiêu của các lực lượng quân đội trong tương lai phải luôn luôn là việc chinh phục các vùng đất đai ở phía Đông cho dân tộc Đức.

Tiếng nhạc văng vẳng vang lên trong khắp căn hầm. Một người đã xem coi từ đâu. Các gia nhân và lính hầu đã mở một máy hát, nhiều cặp đang khiêu vũ. Được yêu cầu tỏ ra đoan chính một chút trong tình cảnh hiện tại, các người ấy không buồn cả đến trả lời và họ đã tiếp tục.

30 tháng tư. — Lúc hai giờ rưỡi sáng, lịnh của Fuhrer : ông muốn từ biệt tất cả mọi người, không ai được phép đi nghỉ trước buổi lễ ấy.

Khoảng hai mươi người, đàn ông và đàn bà đã được triệu đến. Ngay khi họ vừa tề tựu đông đủ trong hành lang phòng họp, Hitler bước vào, Bormann theo sau. Ông có vẻ lơ đãng, mệt mỏi cực độ, mắt lờ đờ. Ông ta đã im lặng đi qua khắp hành lang, làm thinh bắt tay từng người. Nhiều bà đã nói với ông vài tiếng, song ông không trả lời gì cả, hoặc chỉ bằng một tiếng thì thầm không hiểu được.

Ngay khi ông ta vừa rời hành lang, mọi người bắt đầu nói chuyện, bàn tán. Kết luận của tất cả mọi người là Fuhrer sẽ tự vẫn trong giây lát.

Song, sáng sớm, trước sự bất ngờ của mọi người, ông ta đã muốn triệu tập một buổi họp quân sự. Các tướng lãnh đã đọc báo cáo của họ, chúng không chứa đựng điều gì mới mẻ cũng như chính xác cả. Đến 13 giờ, một chi tiết đầy ý nghĩa đã làm đám người ở dưới căn hầm hiểu rằng Fuhrer không từ bỏ ý định của ông và hồi kết cục đã gần kề: Sturmbahnfuhrer Guensche, phụ tá đặc trách về SS của Hitler vừa ra lịnh cho viên sĩ quan đặc trách về chuyên chở cho người mang đến khu vườn Dinh Tể tướng hai trăm lít xăng. Người ta chỉ có thể tìm được có một trăm tám chục lít.

Fuhrer đã dùng bữa lúc 14 giờ, cùng với hai nữ thư ký và bà đầu bếp của ông. Eva Braun nằm trong phòng riêng. Những lời trò chuyện rất bình thường, Hitler bình tĩnh.

Một buổi lễ từ biệt mới lại diễn ra sau bữa ăn. Mười lăm người biện điện, Hitler và Eva Braun lại siết tay họ — thêm một lần nữa — đoạn hai người trở về phòng riêng.

Các người tham dự đã được mời rút lui, trừ Goebbels, Bormann, Krebs, Burdorf và Guensche, các người nầy đứng lại hành lang phòng họp. Lúc ấy vào khoảng 15 giờ 25. Bấy giờ, Arthur Axmann, trưởng đoàn Thanh niên Hitler lại đến. Các người kia ra dấu bảo ông ta im lặng và chờ đợi với họ. Người ta vẫn nghe thấy tiếng đạn pháo kích vang dội bên trên “bunker”.

Bỗng nhiên, một tiếng súng nổ vang, từ phía căn phòng của Fuhrer. Mọi người đứng im thin thít. Tất cả chờ đợi một tiếng súng thứ hai. Không có gì cả. Một chốc lại trôi qua. Vì khỏng có gì xảy ra cả, Axmann, Goebbels theo sau, bước về phía cánh cửa căn phòng và mở nó ra. Hitler nằm dài trên divan. Ông ta đã tự bắn một phát súng lục vào miệng. Máu nhuộm đỏ divan. Eva Braun nằm cạnh ông, chết rồi. Bà ta không dùng súng, mà chỉ dùng thuốc độc.

Bấy giờ là 15 giờ 30 phút.

Axmann và Goebbels đứng im trong phòng vài phút, đoạn Goebbels bước ra.

Linge và hai lính SS đến lấy xác của Fuhrer. Họ quấn xác trong một chiếc mền, che khuất cái đầu bị vỡ, và mang ra ngoài. Khi đi ngang qua hành lang, nhiều người đã nhận ra đôi chân của Hitler, trong chiếc quần đen, ló ra ngoài chiếc mền.

Bormann đến lấy xác của Eva Braun và trao cho một lính SS, người này cũng mang nó ra phía ngoài. Người chết, còn nguyên vẹn, không được phủ lại.

Mặc dù các sự cẩn thận, hai hoặc ba lính gác SS cũng đã có thể thấy được việc mang hai xác chết đi. Hai xác được đặt nằm cạnh nhau trong khu vườn, cách lối đi vào cầu thang vài bước, và tưới xăng lên.

Đạn pháo kích lại bắt đầu rơi. Các người hiện diện dã phải nấp dưới cánh cửa. Guensche lấy một miếng giẻ lớn nhúng vào xăng, đốt lên và quăng lên bên trên hai xác chết, ngọn lửa bùng lên. Các người tham dự, đứng nghiêm, chào theo cách Hitler đoạn trở xuống căn hầm.

Hitler có chết thật sự không ? Hay là ông ta đã có thể rời được “bunker”, trốn khỏi Bá linh và cuối cùng đến được Á căn đình hoặc một nước nào khác ?

Vấn đề đã được đề khởi, thảo luận, đã được tranh luận trong nhiều bài báo và tạp chí và trong rất nhiều cuốn sách. Rất nhiều cuộc điều tra đã được phát động. Hai cuộc điều tra chính thức, một của Joukov và một của Intelligence Service (do Trevor Roper điều khiển), đã đưa ra những kết luận đối ngược nhau. Người Nga đã quả quyết rằng Hitler hãy còn sống sót và đã trốn thoát.

Các điều tra viên của họ đã khẳng định rằng các nhân chứng đã bị tra hỏi đã nói rằng họ đã thề với Hitler là một khi lọt vào tay địch, họ sẽ nói quả quyết là đã thấy tận mắt xác của ông ta và của Eva Braun cháy tiêu. Nhưng, sự thực, các người chứng ấy đã thú nhận, chúng tôi không hề thấy các xác chết, cũng như một đống than hừng nào.

Arthur Axmann, thoát được về khu vực Tây phương, đã đưa ra thuyết của ông ta về phút cuối cùng của Hitler. Song ông ta cũng có nói là đã thấy xác chết của Bormann trên con đường Invalidenstrasse, trong khi hai người chứng khác nói đã thấy nó ở một chỗ khác. Tin ai ? Người Nga kết luận rằng Axmann đã nói láo về điểm ấy và, như vậy thì, không có gì về lời chứng của ông ta có giá trị cả.

Vẫn theo các điều tra viên Nga, các toán quân Sô viết đã đến khu vườn Dinh Tể tướng ngay 2 tháng năm, đã tìm thấy xác cháy xém của vợ chồng Goebbels và các xác chết đã được chôn cất của 6 đứa con ông nầy, song không có một dấu vết gì về xác chết của Hitler và Eva Braun cả. Tại sao? Cũng không một dấu vết nào cả về sự hỏa thiêu ở chỗ được chỉ.

“Hitler đã trốn khỏi Bá linh, người Nga đã nói thuở ấy. Chúng tôi đã có thể chứng minh một cách không có thể biện bác được rằng một chiếc máy bay nhỏ đã rời công viên Tiergarten sáng sớm ngày 30 tháng tư mang theo ba người đàn ông và một người đàn bà. Hai viên phi công riêng của Hitler, Baur và Beetz, đã biến mất, Người ta không tìm thấy họ nơi người Mỹ, cũng như nơi chúng tôi”.

Cuộc điều tra của Trevoi Roper được khởi sự sau cuộc điều tra của người Nga. Nó chỉ được bắt đầu vào tháng chín 1945. Trevor Roper cũng khẳng định không kém những người đối biện với ông ta.

Mỗi khi tờ trình của Nga đã cập đến các lời khai quan trọng của các chứng nhân, những người này không được dẫn rõ tên. Nhiều người chứng khác ở khu vực tây phương, luôn luôn lên tiếng xác nhận đã tham dự buổi hỏa thiêu xác của Hitler và của Eva Braun.

Cuộc oanh tạc vẫn tiếp diễn sau cuộc hỏa thiêu, đã có thể làm tiêu hủy mọi dấu vết về các thi thể của Hitler và của Eva Braun. Thực ra, khi quân Nga đến khu vườn Dinh Tể tướng, khu vườn này đã bị đảo lộn, cày nát thành nhiều lỗ trũng. Ngoài ra, một chiếc hàm đã được người Nga tìm thấy trong khu vườn và đưa cho viên phụ tá của Nha sĩ của Fuhrer xem, ông này đã xác nhận đó là chiếc hàm của Hitler. Vợ chồng người nha sĩ đã biến mất sau đó. Những mảnh quần áo của Eva Braun cũng đã được tìm thấy hồi tháng mười hai 1945, trong các cuộc lục soát tìm tòi của một ủy ban hòa hợp Nga — Tây phương. Người Nga đã túm lấy các mảnh vụn ấy và, ngày hôm sau, cấm đoán không cho các đại biểu tây phương vào khu vườn.

Nếu người ta hỏi ý kiến riêng của tôi như thể nào về chuyện ấy, thì đây là câu trả lời :”Mặc dù những sự mơ hồ trên rất nhiều điểm chưa hề được đánh tan, tôi vẫn nghĩ rằng Hitler đã chết thật rồi”.

Tôi nghĩ điều ấy trước hết vì các lý do tâm lý. Giả thử rằng các người chứng, đã được thuyết dụ đã thề sẽ kể lại một chuyện bày đặt thay vì sự thật, tôi thấy không làm sao họ lại có thể ăn khớp với nhau trên rất nhiều chi tiết như vậy được, và không làm sao họ lại có thể bày bổ câu chuyện của họ (ngoại trừ vài sự bất đồng về giờ giấc, có thể giải thích được bởi các sự tình, bởi bầu không khí dưới bunker), về tất cả mọi trạng huống xảy ra trước cái chết của Hitler một cách tài tình như vậy được. Phút cuối cùng ấy đến như là phần kết cục thường tình và rất là thật của tấn thảm kịch. Cả đến những khuyết điểm và những chuyện lập lại — hai buổi lễ từ biệt. Hitler còn triệu tập các buổi họp sau khi đã nói là mọi việc đã được kể như xong — cũng có một giọng điệu thành thực.

Nhưng trước hết, dù cho vài người chứng có nói láo hoặc có lầm lẫn trên các chi tiết đi chăng nữa, thì chuyện ấy tôi thấy không lấy gì làm quan trọng lắm đối với sự kiện tuyệt đại sau đây; Goebbels và vợ ông ta đã tự vẫn chết sau khi đã chích thuốc độc giết sáu đứa con của họ.

Xác chết của tám người ấy đã được tìm thấy, đã được nhận diện một cách chính thức. Song, về phương diện tâm lý tôi thấy một cách rõ ràng rằng, nếu Hitler đã có thể rời Bá linh với một người nào — một phi cơ chở ba người đàn ông và một người đàn bà — thì người đó phải là Goebbels, Goebbels hơn bất cứ một người nào khác.

Và người ta không làm sao tưởng tượng được rằng vợ chồng Goebbels đã có thể tàn sát tất cả sáu đứa con của họ trước khi tự kết liễu đời mình nếu họ không biết là Hitler đã chết. Magda Goebbels đã nói nhiều lần trước rất nhiều người và bà ta cũng đã viết rằng : ” Đời sống sẽ không còn đáng sống nữa, trong một thế giới đến sau Hitler và chủ thuyết Quốc xã. Hitler trốn thoát, còn sống ở một nơi nào đó, một lóe hy vọng sẽ tồn tại đối với tương lai, và tia hy vọng ấy ít ra cũng đã ngăn cản sự sát hại đàn con. Đối với vợ chồng Goebbels, đời sống không còn nghĩa lý gi nữa vì tấn thảm kịch đã đến hồi kết cục : sự tự sát của Hitler.

Đó là tại sao tôi đã kể lại các sự tình xảy ra dưới “bunker” như là một chuyện thật, chứ không như một chuyện hoang đường.

Vả lại trong quyển thứ XI của Bộ Encyclopédie Soviétique, xuất bản năm 1952, trong bài nói về Hitler, có câu sau đây :” Sợ sự phẫn nộ chính đáng của dân chúng, Hitler đã tự sát ngay mồng 1 tháng 5 năm 1945, như đã được ghi rõ trong bản thông cáo của Bộ Tổng Tư lệnh Đức “. Cuộc tranh biện như xem là chấm dứt.

° ° °

Khi Goebbels và các người vừa chào hai xác chết đang bùng cháy trở xuống căn hầm, họ thấy gần như tất cả mọi người đang hút thuốc. Điều đó chưa từng thấy. Fuhrer đã không bao giờ chịu đựng được một tí mùi thuốc lá nào quanh ông ta. Ngài vừa mới chết chưa quá nửa tiếng đồng hồ, người ta đã hút thuốc. Người ta cảm thấy cần thoải mải, xả hơi.

Không còn một nghi thức nào nữa, một lời diễn thuyết nào nữa.

“Sau khi Hitler chết đi, không còn một ai nhắc đến ông ta nữa cả, Frau Junge nói. Không một ai, không một người nào nhắc đến các ống thuốc độc đã được phân phát một cách quảng đại, để mọi người có thể đi theo Fuhrer một cách trung tín vào cõi chết. Người ta đã có cảm giác rằng một trang sách đã được lật qua, một điều gì khác có thể bắt đầu. Đối với đa số các người cư ngụ dưới căn hầm, ý tưởng duy nhứt là ý tưởng sau đây : “Làm thế nào để ra khỏi nơi đây ? Làm thế nào để rời khỏi Bá linh ?”

Tuy vậy, giới thẩm quyền cao cấp vẫn phải kết luận về biến cố lịch sử vừa xảy ra. Tính khí thâm hiểm lươn lẹo của Bormann lại bộc lộ ra một lần cuối cùng. Hắn ta bắt đầu bằng việc gửi cho Doenitz một công điện mơ hồ (bằng đường nào, tôi không làm sao có thể biết được. Quả khinh khí cầu đỡ cây ăn ten của máy truyền tin đã bị hạ sáng ngày 29 tháng tư. Có lẽ người ta đã có thể thay cái khác. Dù sao đi nữa, người ta đã tìm được một phương tiện phát tin khác, vì bức công điện đã đến nơi nhận cũng như công điện đáp lại. Dường như, theo vài lời chứng, sự liên lạc chỉ đã bị gián đoạn trong buổi sáng ngày 29) : “Thủy sư Đô đốc Doenitz, Fuhrer chỉ định ông kế vị Ngài, thay thế cựu Thống chế Goering. Các tài liệu đang được mang đến cho ông. Ông hãy ban ngay lập tức các biện pháp thích ứng với tình thế. Bormann”.

Doenitz đánh một công điện trả lời Hitler mà ông ta vẫn tưởng là còn sống : ông ta sẽ cố hết sức để giải thoát Bá linh, song, nếu số mệnh bó buộc ông cai trị Đức quốc, với tư cách là người kế vị của Fuhrer, ông sẽ theo đuổi chiến tranh “cho đến một kết thúc xứng đáng với cuộc chiến đấu anh dũng và không tiền khoáng hậu của dân tộc Đức “.

Bormann đeo đuổi mục đích của hắn ta, người ta sẽ thấy là mục đích gì, bằng cách làm cho buổi họp chiều ngày 30 tháng tư gồm Goebbels, Krebs, Axmann và hắn ta, chấp thuận một quyết định tiên thiên khá kỳ dị, do hắn ta đưa ra : tìm cách thương nghị với người Nga.

Người ta dùng máy bắt liên lạc với bản doanh Sô viết, và một công điện được gởi đến : “Thống chế Joukov có thuận tiếp một đại diện của chánh phủ Đức không ? “ Câu trả lời là : có. Hồi 12 giờ khuya, Krebs rời căn hầm, mang theo một bức thư mang chữ ký của Goebbels và Bormann, các người ký tên thông báo cho Thống chế Sô viết biết về cái chết của Hitler và cho phép người mang thư thương lượng về một cuộc đình chiến hoặc một cuộc hưu chiến. Dầu sao mặc lòng, quyết định tối hậu phải được Thủy sư Đô đôc Doenitz, kế vị của Fubrer phê chuẩn.

Đây là, có lẽ đúng nhứt, kế hoạch của Bormann: hoạch đắc một cuộc đình chiến với quân Nga bay về Đại bản doanh của Doenitz, đến đấy như là một deus ex machina người cứu vãn tình thế và như thế sẽ đứng vào hàng quan trọng bực nhứt.

Song, đến 11 giờ trưa ngày hôm sau, Krebs vẫn chưa trở về. Kế hoạch đẹp đẽ tan dần. Bormann quyết định gửi cho Doenitz một công điện thứ nhì vẫn không hoàn toàn tường minh chút nào : “Thủy sư đô đốc Doenitz, bản di chúc đã có hiệu lực. Tôi sẽ cố sớm đến gặp ông. Từ đây tới đấy, tôi tưởng không nên công bố bản di chúc, Bormann”.

Krebs trở lại lúc 12 giờ trưa, mang về một câu phúc đáp bất lợi : Người Nga đòi hỏi một sự đầu hàng vô điều kiện và phải giao nộp tất cả những người hiện ở dưới căn hầm cho họ. Bấy giờ Goebbels muốn đánh tan mọi việc mơ hồ, không rõ nghĩa và đích thân ông ta đã đánh cho Doenitz một công điện : ” Fuhrer đã từ trần hồi 15 giờ 30 trưa hôm qua. Một bản di chúc đề ngày 29 tháng tư chỉ định ông làm Quốc trưởng Đức “. Tiếp theo là danh tánh các Tân tổng trưởng chính do Hitler chỉ định. Goebbels kết thúc như sau : Ông Reichsleiter Bormann định đi đến gặp ông ngày hôm nay để báo cáo tình hình lên ông. Lúc và cách mà sự việc sẽ được công bố cho báo chí và quân sĩ sẽ tùy ông định đoạt. Xin báo nhận. Goebbels “.

Hồi 9 giờ 30 tối, xướng ngôn viên Đài phát thanh Hambourg loan báo rằng dân tộc Đức sẽ được thông báo cho biết về một “tin tức trọng đại”. Tiếp theo là vài cung điệu chậm buồn của bản nhạc “Crépuscule des Dieux” (Hoàng hôn của các vĩ nhân). Đoạn dân tộc Đức hoặc một cách giản dị hơn các người rình nghe ở dưới các hầm nhà trong khi bom đạn tiếp tục rơi — được biết là Fuhrer đã hy sinh trong khi chiến đấu đến cùng chống lại bọn Bôn-sơ-vích. Hồi 10 giờ 20, đích thân Doenitz lập lại tin tức ấy trên Đài thát thanh và ông ta công bố rằng ông ta kế vị Fuhrer”, đã hy sinh trong khi cầm đầu binh sĩ chiến đấu”. Doenitz đã biết ý định tự sát của Fuhrer, chắc chắn ông ta không tin là Fuhrer đã chết khi cầm đầu quân sĩ chiến đấu. Song ông ta hãy còn muốn chỉnh đốn tinh thần dân tộc Đức, và của các binh sĩ, bởi vì chiến tranh chưa chấm dứt.

Goebbels, trong bức công điện gửi cho Doenitz, đã kể tên ông ta vào danh sách các Tổng trưởng đã được chỉ định. Song ông ta không muốn làm Tổng trưởng nữa. Đối với ông ta, tất cả đều hết. Quyết định của ông ta không lay chuyển được.

Sáu đứa con của Goebbels đã được chích thuốc độc giết chết. Mẹ của chúng đã nói với chúng rằng người ta sẽ chích thuốc để chúng ngủ ngon trong khi đưa chúng về nhà, song dường như đứa con gái đầu lòng Helga, đã hiểu và đã vùng vẫy chống cự. Tốt hơn, chúng ta không nên miêu tả dài dòng sự việc ghê gớm ấy.

Kế đó, Goebbels và vợ, không ai nói gì với ai, sát cánh leo lên cầu thang của bunker. Goebbels tự sát bằng một phát súng lục, vợ ông ta dùng răng nghiến nát một ống thuốc độc. Xác của hai người được tưới xăng và thiêu hủy. Như đã được nói đến, công cuộc hỏa táng đã không được hoàn toàn. Thi thể của đám trẻ con được cho vào áo quan và đem chôn trong khu vườn.

Và đây là những giây phút cuối cùng của đời sống kỳ dị dưới “bunker”, buổi chiều ngày mồng 1 tháng năm. Mọi người chuẩn bị tìm cách thoát thân. Một kế hoạch đã được thiểt lập : các toán người sẽ kẽ tiếp nhau lên đường, trước hết người ta sẽ đến qua các ngả hầm nhà và các địa đạo, nhà ga xe điện ngầm ở Wilhelmplalz ; từ đấy người ta sẽ mò theo con đường sắt ngầm dưới mặt đất để đến trạm Friederichstrasse, sau đó sẽ lên phía trên mặt đất; bấy giờ, sẽ tìm cách vượt sông Spree, đoạn tìm đường đi về phía Tây Bắc xuyên qua vòng vây của Nga sô. Một khi đã đến được các vùng ngoại ô rồi các người đi trốn “sẽ tự lực cánh sinh tìm đến Bản doanh của Đức hoặc một chỗ ẩn náu cho riêng mình “. Không phải chỉ có các người cư ngự dưới “bunker” của Fuhrer tìm cách tẩu thoát, mà luôu cả những người ở dưới các căn hầm ngành và lân cận nữa. Nhiều trăm người đã tụ tập lại trong kho chứa than của Dinh Tể tướng để nhận những chỉ thị cuối cùng. Các toán người sẽ được các quân nhân vũ trang súng lục, súng trường và tiểu liên che chở.

Đúng ra, chính Bormann phải điều khiển công cuộc tẩu thoát ấy. Song, thực tế, như một người chứng đã kể lại: ” đã không còn sự chỉ huy gì nữa cả, mạnh ai nấy chạy tử tán như những con gà con kinh hãi “.

Lúc 11 giờ trưa, toán đầu tiên, gồm hầu hết các người cư ngụ trong “bunker”, lên đường. Bormann ở trong toán thứ nhì, toán nầy rời Dinh Tể tướng sau đó một lúc. Công cuộc di tản bắt đầu trong sự hỗn loạn, song ăn thua gì đến Bormann: hắn ta dấu kỹ trong túi một bản di chúc của Fuhrer, hắn ta dự định mang nó đến Bản doanh của Doenitz, và, ở đấy, hắn ta sẽ biểu dương quyền lực và đòi hỏi các quyền lợi của mình. Bây giờ, đến phiên toán thứ năm. Những người cuối cùng ở dưới “bunker” sẽ rời bỏ chiếc chiến hạm ngầm dưới mặt đất của họ, nơi mà tất cả đều lộn xộn, ngổn ngang, tàn thuốc rải rác đầy trên tấm thảm. Những người cuối cùng à ? Đâu có hết. Ba người ở lại đấy : hai tướng lãnh, Krebs và Burgdorf, và viên chỉ huy trưởng đội phòng vệ SS. Ba người ấy đã nhứt định chết. Trong vài phút nữa, họ sẽ tự sát bằng súng lục.

Như người ta có thể dè trước, khi họ vừa rời các con đường hầm, khi họ vừa lên đến mặt đất của lò than hừng bị cày nát, thành phố Bá linh lúc ấy, các toán người tan rã ra, phân tán thành các toán nhỏ hơn. Những người mạnh dạn, những người táo bạo tự phát hiện nhanh chóng và bỏ lại sau họ những người yếu đuối, phụ nữ, để thử mạo hiểm với nhiều may mắn hơn.

Người ta có thể theo dõi thêm một chút nữa lộ trình của các toán người ấy, họ, năm hoặc sáu người tiến tới giữa các đám cháy, đi vòng qua các chướng ngại vật, đi theo sau các chiến xa Đức, các chiến xa nầy, vì phép lạ, hãy còn và hãy còn chiến đấu. Đoạn đến lượt sự liên đới cuối cùng ấy tan rã hoặc giả con người đã bị bắt buộc, ngoài ý muốn của họ, tách rời ra, và bây giờ, mạnh ai người ấy lo, chỉ còn lại những bóng hình lẻ loi, những bóng người thoáng qua được nhận thấy đó đây trong một giây và các xác chết nằm lại trên đường, những người biệt tăm, biệt tích mà người ta sẽ không bao giờ gặp lại.

Một người lính SS mặc thường phục vượt qua sông Sprée, trốn suốt ngày dưới một mang cá cầu giữa một đám phự nữ Nam tư — Bá linh, đó là Tháp Babel (một nơi hỗn độn) — mà các lính Nga đang bắt làm trò chơi giúp vui để ăn mừng về sự thất thủ của Bá linh; quân Nga sẽ tóm được hắn ta. Nhiều người khác ẩn núp, suốt nhiều tuẫn lễ, trong các hầm nhà hoặc trong các đống đổ nát, nhiều người khác nữa thành công trong việc đội lốt các người lao động ngoại quốc và đến được khu vực của tây phương.

Axmann đã đến khu vực nầy sau khi đã trốn tránh suốt sáu thảng trời trong vùng núi Alpes Bavaroises. Ông ta đã thấy Bormann nằm chết trong một con đường ở Bá linh, nhưng hỏa lực của quân Nga đã ngăn cản không cho ông ta quan sát lâu xác chết ấy mà các người khác nói đã thấv ở nơi khác. Ngày tàn của Bormann nằm trong vòng bí mật. Một trong các bản của tờ di chúc của Hitler đã biến mất với hắn ta.

Còn hai bản kia ? Doenitz không hề nhận được bản được gửi cho ông ta, Schoerner cũng vậy. Các sứ giả mang chúng đã biến mất. Mãi đến hơn sáu tháng sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta mới tìm ra họ. Trải qua một cuộc phiêu lưu ba chìm bảy nổi, họ đã đến được khu vực tây phương trong lốt những người lao động ngoại quốc. Bấy giờ Doenitz đã đầu hàng, toàn thể nước Đức đã bị chiếm đóng, ba người sứ giả cho là sứ mạng của họ không còn ý nghĩa gì nữa. Một người trong họ, Zander, dấu kỹ các tài liệu dưới đáy một chiếc rương, loan tin đồn trong bạn bè là hắn ta đã chết, kiếm cho mình các giấy tờ giả mạo và sống một đời sống mới dưới danh tánh Wilhelm Paustin. Người thứ nhì, Johann Meier, chôn dấu các giấy tờ của y trong khu vườn trước nhà riêng, ở Westphalie, và không nói với ai về sứ mạng của mình cả. Chính người thứ ba đã tiết lộ : Zorenz, người ký giả. Hắn ta bép xép nói bóng nói gió, tâm sự. Nhờ vào tánh không kín đáo của hắn ta. Đồng minh đã khám phá ra các tài liệu lịch sử.

Ngày mồng hai tháng năm, Doenitz chuyển Bản doanh của ông ta từ Ploen đến Flensburg, ở biên giới Đan mạch, thành lập tân chánh phủ mà không cần lưu tâm đến các lời chỉ đạo của Hitler, chọn Speer làm Tổng trưởng, bài diễn văn của ông nầy đã được loan báo trên Đài phát thanh. Ngày 3 tháng năm, người kế vị Hitler phải Đô Đốc von Friedeburg đến trình lên Montgomery các đề nghị hàng phục đầu tiên.

Himmler cũng vậy, cũng đã dời Bộ chỉ huy của hắn ta đến Plensburg. Hắn ta cũng vậy, cũng muốn thương nghị với Montgomery. Được bao quanh bởi Bộ tham mưu SS, hắn ta tiếp tục tưởng mình đầy quyền lực. Các ảo tưởng cuối cùng của hắn ta tan biến khi nhận được một bức thư của Doenitz nói với hắn ta rằng ông đã quyết định thôi không nhờ đến sự giúp đỡ của ông ta với tư cách là Reichsfuhrer SS, Tổng trưởng Nội vụ và Tư lệnh cảnh sát nữa và cám ơn hắn ta một cách khô khan về những công việc mà hắn ta đã làm cho Đức quốc. Himmler viết một bức thư cho Montgoméry và hắn ta chờ đợi phúc đáp trong nhiều ngày, dĩ nhiên là lời phúc đáp này không bao giờ đến. Cuối cùng hắn ta đến nộp mình ở một đồn binh Anh, nơi đó người ta đã trì nghi không quyết nhận ra hắn ta, người ta đã cư xử thô bạo khi lục soát người hắn ta. “Há miệng ra “, một y sĩ người Anh nói với hắn ta.

Himmler không tuân lời, người y sĩ đưa tay tới. Bấy giờ, viên cựu chủ tể cơ quan Gestapo nghiến chặt quai hàm, cắn vỡ ống thuốc độc đặt sẵn trong miệng phía sau hàm răng. Vài giây sau hắn ta đã ra người thiên cổ.

Các buổi thương nghị đầu hàng kéo dài trong nhiều ngày. Các lực lượng Đức ở Ý đại lợi đầu hàng trước tiên, ngày 2 tháng năm. Ngày 4 tháng năm Monlgomery chấp nhận sự đầu hàng của các toán quân ở Hòa lan, ở miền Bắc nước Đức và ở Đan mạch. Nhiều đội quân khác đầu hàng vào ngày hôm sau.

Eisenhower đòi hỏi ở Doenitz một cuộc đầu hàng toàn diện vô điều kiện, đã được quyết định năm 1943 trong Hội nghị Casablanca do sự xúi giục của Roosevelt. Doenitz và Jodl cố gắng kéo dài thì giờ để đem quân về phía phòng tuyến Anh Mỹ càng nhiều càng hay. Eisenhower ra lịnh nói lại với Jodl rằng, nếu y không từ bỏ ngay lập tức mọi cuộc vận chuyển diên kỳ, ông ta sẽ đóng phòng tuyến Miền Tây lại trên tất cả chiều dài của nó và ” sẽ cho lịnh cấm không cho một người tị nạn Đức nào được dung nhận vào phòng tuyến Đồng Minh nữa”.

Bấy giờ, Doenitz ủy toàn quyền cho Jodl và Frideburg để ký hàng ước vô điều kiện của tất cả các lực lượng quân sự Đức. Hai người đại diện của ông ta đến Bản doanh của Eisenhovver, đặt ở Reims.

Việc ký tên diễn ra ngày 7 tháng năm 1945, hồi 2 giờ 41 sáng, trong hội trường của Trường Bá nghệ, Hiệp ước đình chiến, sẽ có hiện lực ngày 8 tháng 5 vào lúc 23 giờ 01 phút, giờ Trung Âu, có ghi rõ, ngoài các điều khoản khác, rằng chứng thư đầu hàng quân sự vô điều kiện này “không đề cập đến mọi văn cụ tổng quát của sự đầu hàng bị cưỡng chế bởi hay nhân danh Hội Quốc liên và được áp dụng cho toàn cõi Đức quốc và cho toàn thể các lực lượng vũ trang Đức và nó sẽ thay thế cho văn kiện nầy”. Đó thực sự là một sự đầu hàng tuyệt đối.

Nhiều quân nhân cao cấp Anh Mỹ, lục quân cũng như hải quân, đã tề tựu trong căn phòng. Không có mặt Eisenhower, Jodl và Friedeburg bước vào cùng với Đại tướng Bedell Smith, Tham mưu trưởng của Eisenhower. Hai người Đức ký tên, kế đến Bedell Smith thừa ủy nhiệm Tư lệnh Tối cao quân lực Đồng minh. Cũng ký lên với tư cách nhân chứng : tướng Ivan Susloparov, trưởng phái bộ quân sự Nga ở Pháp và tướng Sevez, đại diện của Bộ Tham mưu Pháp.

Trong vài phút, tất cả các văn kiện và các phụ đính đều được thự phê. Bấy giờ Jodl đọc một bài diễn văn vắn tắt : y hy vọng rằng đất nước của y, đã được nhiều hơn và cũng đã thua thiệt nhiều hơn hết mọi quốc gia khác trong cuộc chiến tranh ấy, sẽ được đối đãi với lòng quảng đại ; dân tộc Đức và quân lực Đức đã được giao phó trọn vẹn vào tay kẻ chiến thắng, may nhờ rủi chịu.

Người ta đến báo cho y biết là vị Tư lệnh Tối cao Đồng Minh muốn gặp y trong văn phòng ông. Jodl đến đấy, Eisenhower cho viên Thông ngôn hỏi y có hiểu trọn vẹn (realized) các điều khoản trong văn kiện mới ký không. Jodl trả lời :

” Ja “.

Eisenhower nói thêm vài tiếng cho viên Thông ngôn, ông nầy dịch lại : đích thân Jodl chịu trách nhiệm về sự thi hành tất cả các điều khoản, kể luôn các điều khoản liên quan đến việc đầu hàng trước chính quyền Sô viết.

” Đó là tất cả những gì tôi muốn nói với ông”.

Jodl chào và lui ra. Lần này mọi việc đã kết liễu thật sự.

Ít ra, trong giờ phút ấy, có lẽ Eisenhower cũng đã nghĩ như vậy. Thế nhưng dòng sông Lịch sử không bao giờ ngừng chảy và biến chuyển bất thường.

Dịch xong tại Huế ngày 25-7-72

HẾT

Bình luận
× sticky