Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Trà Hoa Nữ

Chương 10

Tác giả: Alexandre Dumas

Phòng nàng chỉ được chiếu sáng bởi một ngọn nến độc nhất trên bàn. Ngả người trên chiếc ghế dài lớn, áo nhăn nhúm, nàng để một tay trên tim và tay kia buông thõng xuống. Trên bàn, đặt một cái thau nhỏ bằng bạc, đựng nửa thau nước, trong nước loáng thoáng những sợi máu nhỏ.

Macgơrit mặt xanh xao, miệng nửa mở, cố gắng lấy lại hơi sức. Thỉnh thoảng, ngực nàng căng lên, thở một hơi dài, hình như nhờ thế nàng đỡ hơn được chút xíu và trong giây phút có được cảm giác dễ chịu.

Tôi đến gần nàng, nàng không một cử động. Tôi ngồi xuống và cầm lấy bàn tay nàng đang để trên ghế dài:

– À! Anh đó à? – nàng nói với tôi và mỉm cười.

Hình như tôi có vẻ hơi lo lắng, bởi vì nàng nói:

– Anh cũng thấy đau hay sao?

– Không, nhưng cô còn đau lắm không?

– Rất ít – và nàng lấy chiếc khăn nhỏ lau những giọt nước mắt, mà cơn ho đã lùa lên đôi mắt- Giờ đây, tôi đã quen lắm rồi.

– Nhưng cô tự giết cô – tôi nói với một giọng xúc động – Tôi muốn làm bạn thân của cô, để ngăn cản không để cho cô phải tự làm khổ thân mình như thế.

– À! Điều đó, thật ra anh không phải bận tâm lo lắng – nàng đáp lại với giọng hơi chua chát – Anh hiểu, nếu những kẻ khác chăm sóc cho tôi, chính là vì họ biết rõ, không còn cách gì để chữa bệnh này được cả.

Một lát sau, cô đứng dậy, cầm ngọn nến đặt lên lò sưởi và đến soi mình trong tấm gương lớn.

– Tôi xanh xao quá – nàng vừa nói vừa sửa áo lại và đưa tay vuốt những sợi tóc rối – À thôi! Chúng ta hãy trở lại bàn ăn. Anh đi chứ?

Nhưng tôi vẫn ngồi, không cử động

Cô ta hiểu nỗi xúc động mà cảnh tượng vừa qua đã gây cho tôi, bởi vì cô tiến đến gần tôi, đưa bàn tay cho tôi và nói:

– Xem kìa, anh đi đi chứ?

Tôi cầm lấy tay cô, đưa bàn tay lên môi hôn. Ngoài ý muốn, hai giọt lệ ngưng đọng trong mắt tôi đã rơi xuống.

– Ô kìa! Anh trẻ con thế! – Cô vừa nói, vừa ngồi xuống bên tôi – Anh lại khóc, vì sao thế?

– Tôi có vẻ ngờ nghệch, nhưng điều tôi vừa trông thấy đã làm tôi đau đớn quá.

– Anh thật tốt bụng! Anh muốn gì? Tôi không thể ngủ được. Tôi phải tìm cách giải khuây một ít. Vả chăng, những người con gái như tôi, thêm hay bớt một người, có hế gì? Các thầy thuốc bảo tôi, máu tôi khạc ra từ khí quản. Tôi có vẻ hơi tin. Đó là tất cả nhưng gì tôi có thể giúp các ông ấy.

– Hãy nghe đây, Macgơrit – tôi nói với một nhiệt tình không thể giấu được – Tôi không biết ảnh hưởng của cô đối với đời tôi sẽ như thế nào. Nhưng tôi biết rằng, không có một người nào, ngay cả em gái tôi, được tôi chăm sóc như cô. Điều đó hẳn được bắt đầu khi tôi gặp cô. Vậy, nhân danh thượng đế, cô hãy chăm sóc cô, và không nên sống như cô đã sống.

– Nếu tôi tự chăm sóc tôi, tôi sẽ chết mất. Điều giúp tôi đứng vững, chính là cuộc đời náo động tôi đang sống. Thênm nữa, tự chăm sóc mình, điều đó rất cần cho những người đàn bà sang trọng, có gia đình và bạn hữu. Còn như chúng tôi, khi chúng tôi không còn ích gì cho sự hào nhoáng hay vui thú của những tình nhân chúng tôi, thì họ bỏ chúng tôi. Và những đêm dài nối tiếp những ngày dài. Tôi biết rõ như thế, tôi có lúc nằm trên giường bệnh hai tháng, và sau tuần thứ ba không còn người nào đến thăm tôi nữa.

– Quả thật tôi không là gì cả đối với cô – tôi nói – Nhưng nếu cô bằng lòng, tôi sẽ chăm sóc cô như một người anh. Tôi sẽ không rời bỏ cô, và tôi sẽ giúp cô lành bệnh. Thế rồi, khi lấy lại sức khoẻ, cô sẽ trở lại cuộc đời cô đã sống, nếu cô muốn. Nhưng tôi chắc chắn cô sẽ thích một cuộc đời êm đềm, nó sẽ giúp cô sung sướng hơn và giữ cô xinh đẹp lâu dài.

– Bây giờ anh nghĩ như thế, bởi vì anh vừa uống rượu đấy. Nhưng anh sẽ không có sự kiên nhẫn như anh vừa nói đó đâu.

– Cho phép tôi được nói với cô, Macgơrit, cô đã ốm suốt hai tháng, và trong hai tháng đó, tôi đã đến ngày một, để được biết tin tức về cô.

– Đúng vậy, nhưng tại sao anh không lên nhà?

– Bởi vì tôi chưa được biết cô.

– Người ta cần giữ ý như thế với một người con gái như tôi không?

– Người ta luôn giữ ý đối với mỗi người đàn bà. Ít ra, đó là ý kiến của tôi.

– Thế thì anh sẽ chăm sóc tôi?

– Vâng.

– Anh sẽ ở bên tôi suốt ngày?

– Bất kỳ lúc nào, nếu điều đó không làm phiền lòng cô.

– Anh gọi tên thái độ ấy là gì?

– Sự tận tuỵ.

– Và sự tận tuỵ đó từ đâu đến?

– Từ một sự thông cảm không thể cưỡng lại của tôi đối với cô.

– Thế nghĩa là anh yêu tôi? Nói ngày đi, có phải đơn giản hơn không?

– Có thể là thế? Nhưng nếu như có một ngày tôi phải nói điều đó, thì ngày đó không phải là ngày hôm nay.

– Tốt hơn, đừng bao giờ anh nói điều đó với tôi cả.

– Tại sao vậy?

– Bởi vì điều đó chỉ có thể đưa đến hai hậu quả.

– Như thế nào?

– Hoặc tôi không chấp nhận, thế là anh sẽ giận tôi: hoặc tôi chấp nhận, thế là anh sẽ có một tình nhân đáng buồn. Một người đàn bà cau có, bệnh hoạn, buồn tẻ, hay vui một nỗi vui còn đáng buồn hơn cả sự ưu phiền. Một người đàn bà ho ra máu, và tiêu phí một trăm nghìn frăng mỗi năm. Người đó rất tốt đối với một ông già rất giàu như ông quận công. Nhưng rất phiền chán đối với một chàng trai trẻ như anh. Và bằng chứng là tất cả những tình nhân trẻ của tôi ngày xưa đều đã rời bỏ tôi rất nhanh chóng.

Tôi không trả lời gì cả, chỉ lắng nghe. Sự thành thật đó gần như là một lời thú tội. Cuộc đời đau đớn ấy, tôi hé thấy dưới màn sáng đang chói rạng đang che phủ, và người con gái khốn khổ đó đã chạy trốn thực tại trong sự sa đoạ, say sưa và mất ngủ. Tất cả những điều đó xúc động tôi đặc biệt, đến nỗi tôi không tìm ra được lời nào để nói.

– À thôi – Macgơrit nói tiếp – chúng ta đã nói những chuyện trẻ con qúa. Đưa tay cho tôi, và chúng ta trở vào phòng ăn. Người ta không nên biết sự vắng mặt của chúng ta mang ý nghĩa gì.

– Vào đi, nếu cô muốn. Nhưng xin lỗi cô, cho phép tôi được ngồi lại đây.

– Tại sao?

– Bởi vì sự vui đùa của cô làm tôi đau xót quá.

– Thế tôi sẽ buồn bã.

– Nghe đây, Macgơrit, hãy cho tôi nói với cô một điều mà hẳn nhiều người đã thường nói với cô rồi. Và do đó, thói quen để nghe nó có thể cản trở niềm tin nơi cô. Nhưng không vì thế mà kém thiết thực. Và tôi xin sẽ không bao giờ lặp lại với cô nữa.

– Đó là. . . – nàng nói với một nụ cười không khác gì những bà mẹ đang lắng nghe một sự rồ dại của con cái mình.

– Đó là, từ khi tôi trông thấy cô, tôi không thể hiểu thế nào và tại sao, nhưng cô đã chiếm một chỗ trong cuộc đời tôi. Tôi đã xua đuổi một cách vô ích hình ảnh cô trong tư tưởng tôi. Hình ảnh đó cứ trở lại mãi. Chính hôm nay, khi tôi gặp lại cô sau hai năm xa cách, cô đã đi một bước càng sâu hơn vào tâm trí tôi. Cuối cùng giờ đây cô tiếp tôi, tôi được biết cô. Tôi biết tất cả những gì khác thường nơi cô. Cô trở nên cần thiết đối với tôi; và tôi sẽ điên mất, không phải chỉ vì cô không yêu thương tôi, mà ngày cả khi nếu cô không để cho tôi được phép yêu thương cô.

– Nhưng đáng buồn cho anh, tôi sẽ nói cho anh biết điều mà bà Đ. . . đã nói. Vậy chắc anh giàu lắm. Anh phải biết, tôi tiêu sáu, bảy ngàn frăn mỗi tháng. Sự tiêu phí đó đã trở thành cần thiết đối với đời tôi. Anh không hiểu nổi, anh bạn đáng thương của tôi. Tôi sẽ làm phá sản anh không mấy chốc; và gia đình anh sẽ cấm không cho anh sống bên cạnh một con người như tôi. Anh hãy yêu thương tôi như một người bạn và không thể khác hơn. Anh hãy đến thăm tôi. Chúng ta sẽ cười đuà, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau. Nhưng anh không nên phóng đại giá trị của tôi. Bởi vì thật ra, tôi không đáng giá là bao. Anh có một tấm lòng vàng. Anh cần được thương yêu. Anh còn trẻ lắm, và quá đa cảm để sống trong thế giới của chúng tôi. Anh hãy cưới một người vợ. Anh thấy chứ. Tôi là người con gái lương thiện, và tôi nói với anh rất thành thật.

– Ối chào! Các bạn nói gì đó? – Pruđăng la to. Chúng tôi không nghe tiếng bước chân chị đến và chị hiện ra ở cửa phòng với mái tóc búng rối và áo hở rộng cổ. Tôi biết sự lôi thôi đó là do bàn tay của Gatông.

– Chúng tôi nói lý lẽ với nhau, – Macgơrit nói – chị hãy để chúng tôi ở đây một lát. Chúng tôi sẽ đến gặp chị chốc nữa.

– Được, được. Cô cậu cứ nói chuyện đi! – Pruđăng vừa nói vừa bước ra và đóng mạnh cửa phong như để nhấn mạnh những lời nói sau cùng của mình.

– Thế nhé – Macgơrit nói tiếp, khi chúng tôi còn lại một mình – Anh đừng yêu tôi nữa.

– Tôi sẽ đi.

– Đến nước đó sao?

Tôi đã tiến quá sâu để có thể lui lại. Vả chăng, người con gái ấy đã làm tôi nhức đầu. Sự lẫn lộn vui buồn, trinh trắng, sa đoạ; ngay cả cái bệnh đang phát triển nơi nàng, tính mẫn cảm cũng như tính dễ kích động nơi nàng, tất cả làm cho tôi hiểu, nếu ngay từ đầu, tôi không chinh phục được bản chất hay quên và nhẹ dạ của nàng, nàng sẽ vụt khỏi tay tôi mãi mãi.

– Xem nào! Anh nói nghiêm chỉnh đấy chứ!

– Rất nghiêm túc.

– Nhưng tại sao anh không nói điều đó với tôi sớm hơn?

– Tôi có thể nói vào lúc nào được?

– Ngày ngày hôm sau, khi anh đã được giới thiệu với tôi tại nhà hát Ôpêra Cômic.

– Tôi nghĩ rằng cô sẽ tiếp tôi một cách khó chịu nếu tôi đến thăm cô.

– Tại sao?

– Bởi vì tối hôm ấy tôi có vẻ ngờ nghệch quá.

– Điều đó đúng đấy. Nhưng tuy thế, anh đã yêu tôi ngay từ ngày ấy?

– Vâng.

– Điều đó chắc không ngăn cấm anh đi nghỉ và ngủ ngon, yên ổn sau một đêm hát. Chúng tôi hiểu những tình yêu lớn lao đó la như thế nào rồi.

– Thế đấy. Chính là điều cô lầm. Cô có biết chiều hôm ấy, từ rạp Ôpêra Cômic ra, tôi làm gì không?

– Không.

– Tôi đã đợi cô ở hiệu cà phê Ănglê. Tôi theo dõi chiếc xe đưa cô và ba người bạn của cô về. Khi thấy cô một mình xuống xe và đi vào nhà, tôi rất sung sướng.

Macgơrit bỗng cười lên.

– Cô cười gì thế?

– Không gì cả.

– Cô cho tôi biết đi, tôi van cô. Nếu không, tôi nghĩ cô đã chế nhạo tôi.

– Anh không giận chứ?

– Tôi có quyền gì để nóng giận.

– Thế nghĩa là có lý do để tôi trở về nhà một mình.

– Lý do gì?

– Người ta đợi tôi ở nhà.

Cô cho tôi một nhát dao cũng không làm tôi đau đớn đến thế. Tôi đứng dậy, đưa tay chào:

– Xin từ biệt – tôi nói.

– Tôi biết rõ anh giận tôi rồi – cô nói – Nhưng người đàn ông vẫn thường điên rồ để muốn biết những cái làm cho họ thêm mệt trí.

– Nhưng tôi đoán chắc – tôi nói tiếp với một giọng lạnh lùng, để chứng tỏ tôi thoát hẳn khỏi sự đam mê của mình – tôi quả quyết với cô, tôi không nổi giận vì có người đợi cô. Đó là việc rất tự nhiên. Cũng như rất tự nhiên tôi bỏ đi lúc ba giờ sáng.

– Vậy cũng có người đang đợi anh ở nhà?

– Không, nhưng tôi phải đi.

– Thế thì xin từ biệt.

– Cô đuổi tôi?

– Không phải thế!

– Tại sao cô làm cho tôi khổ?

– Tôi làm cho anh khổ ở chỗ nào?

– Cô bảo có người đợi cô.

– Tôi không thể nhịn được cười, khi nghĩ anh đã rất sung sướng khi thấy tôi về một mình. Vì người ta có nhiều lý do lắm.

– Người ta thường tạo nên niềm vui từ một trò trẻ con. Phá huỷ niềm vui đó, thật là tàn ác. Vì để nó tồn tại, người ta có thể làm cho kẻ tìm ra niềm vui đó được sung sướng hơn.

– Nhưng anh nghĩ anh đang nói chuyện với ai? Tôi không phải là một cô gái đồng trinh, cũng không phải là bà quận chúa. Tôi chỉ biết anh hôm nay và không nợ nần gì anh về những hành động của tôi. Cho rằng một ngày kia, tôi sẽ trở thành tình nhân của anh, thì anh cũng cần biết, tôi còn có những tình nhân khác nữa. Nếu anh đã làm phiền tôi vì những chuyện ghen tị của anh giờ đây, thì sau này, trò ghen tị đó sẽ ra sao nữa! Tôi chưa hề thấy một người đàn ông nào như anh.

– Bởi vì chưa một người đàn ông nào yêu cô như tôi yêu cô.

– Xem này, nói thẳng đi, anh có thật sự yêu tôi nhiều đến thế không?

– Với tất cả khả năng người ta có thể yêu được. Tôi tin thế.

– Và điều đó có từ bao giờ rồi.

– Từ ngày tôi trông thấy cô bước xuống xe, đi vào Xuyt, cách đây ba năm.

– Anh có biết rằng đó là một điều rất cao quý không? Vậy tôi phải làm gì để đến đáp tình yêu lớn lao ấy?

– Cô phải yêu tôi một ít – Tôi nói với nhịp tim đập mạnh, như muốn ngăn chặn lời tôi. Bởi vì mặc dầu có những nụ cười như có ý nhạo báng mà nàng giữ trong suốt buổi nói chuyện, hình như Macgơrit đã bắt đầu chia xẻ sự xúc động của tôi. Và tôi dần dần đi đến cái phút mà tôi chờ đợi từ lâu.

– Nhưng còn ông quận công?

– Ông quận công nào?

– Ông già ghen tuông của tôi.

– Ông ấy sẽ không biết gì cả!

– Nhưng nếu ông ta biết?

– Ông sẽ tha thứ cho cô.

– Ồ không! Ông sẽ bỏ rơi tôi và tôi sẽ như thế nào?

– Cô có thể hy sinh sự từ bỏ ấy cho một người khác.

– Tại sao anh biết được?

– Bởi vì cô đã dặn đừng để ai vào nhà đêm nay.

– Đúng vậy, nhưng người đó là một người bạn đàng hoàng.

– Nhưng cô chẳng để ý gì lắm đâu. Bởi vì cô đã cấm ông đến nhà giờ này.

– Anh không thể là người chỉ trích tôi điều đó. Bởi vì chính để tiếp các anh, anh, và bạn của anh, mà tôi làm như vậy.

Dần dần, tôi tiến gần Macgơrit, đưa tay choàng lấy người nàng, và tôi cảm thấy thân hình mềm mại của nàng dựa nặng vào tôi.

– Nếu cô biết tôi yêu cô chừng nào! – Tôi nói nho nhỏ bên tai nàng.

– Đúng thật vậy?

– Tôi xin thề.

– Anh có thể hứa với tôi rằng anh sẽ làm tất cả theo ý muốn của tôi mà không cần nói một lời, không cần cho tôi những chỉ dẫn, không cần chất vấn tôi gì cả? Như thế có thể tôi sẽ yêu anh.

– Tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.

– Nhưng tôi nói cho anh biết trước, tôi muốn sống tự do và làm tất cả những gì tôi thích; không phải cho anh biết bất cứ một chi tiết nhỏ nào của cuộc đời tôi. Đã lâu rồi, tôi đi tìm một nhân tình trẻ, không nghị lực, yêu mà không nghi kỵ, được yêu nhưng không có quyền gì. Tôi chưa bao giờ tìm được người như thế. Những người đàn ông đáng lẽ phải thoả mãn khi được người ta cho họ nhiều điều mà có lẽ họ chỉ dám ao ước có được một lần, đã đòi hỏi những tình nhân họ phải cho họ biết về hiện tại, về quá khứ và ngày cả về tương lai nữa. Những người đàn ông đó, càng trở nên quen thuộc, lại càng muốn ngự trị và trở thành khó tính, muốn người ta cho họ tất cả những gì họ muốn. Nếu giờ đây tôi quyết định có một tình nhân mới, tôi muốn người đó phải có ba đặc tính hiếm có này; anh ta phải tin tưởng, phải biết chiều chuộng, phải kín đáo.

– Được lắm, tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.

– Chúng ta sẽ xem.

– Và khi nào chúng ta sẽ xem?

– Sau này.

– Tại sao.

– Bởi vì – Macgơrit vừa nói vừa gỡ cánh tay tôi ra, cầm một bó hoa trà đỏ lớn cô đã đem về từ sáng, lấy một bông hoa trà cắm lên nút áo tôi, và nói – bởi vì người ta không bao giờ có thể thực hiện những giao ước ngay ngày người ta ký.

Điều này thì dễ hiểu thôi.

– Khi nào tôi sẽ gặp lại cô? – Vừa nói tôi vừa ôm chặt nàng trong hai cánh tay.

– Khi nào cánh hoa trà này đổi sắc.

– Lúc nào nó sẽ đổi sắc?

– Ngày mai, từ 11 giờ đến nửa đêm. Anh bằng lòng chứ?

– Cô còn hỏi tôi điều đó ư?

– Không một lời nào về chuyện này với bạn của anh, hay với Pruđăng hoặc bất cứ người nào khác.

– Tôi xin hứa với cô.

– Giờ đây, hãy hôn tôi đi và chúng ta sẽ trở vào phòng ăn.

– Cô ta đưa môi cho tôi hôn, vuốt lại mái tóc. Và chúng tôi bước ra khỏi phòng, cô vừa đi vừa hát. Tôi như điên dại nửa người.

Vào phòng khách, nàng dừng lại nói nhỏ với tôi:

– Vừa rồi chắc anh ngạc nhiên khi thấy tôi sẵn sàng nhận lời anh ngay tức khắc. Anh có biết như thế là vì sao không?

Nàng cầm lấy tay tôi và đặt lên tim nàng, nơi tôi nghe những tiếng đập liên hồi, rồi nói tiếp:

– Là vì cuộc sống của tôi ngắn ngủi hơn những kẻ khác, nên tôi tự hứa sẽ sống vội vàng hơn.

– Đừng nói với tôi như thế, tôi năn nỉ cô.

– Ồ! Anh hãy tự an ủi – nàng vừa tiếp vừa cười – nếu tôi còn sống một thời gian nữa, tôi sẽ sống lâu hơn là yêu tôi.

Và bước vào phòng ăn, nàng vừa đi vừa hát.

– Nanin đâu rồi? – Nàng nói khi chỉ nhìn thấy có Gatông và Pruđăng.

– Nanin ngủ trong phòng cô, đang đợi cô vào ngủ đó – Pruđăng trả lời.

– Con bé tội nghiệp! Tôi giết chết nó mất! Thôi, giờ đây xin mời các ông về, đã đến giờ rồi.

Mười phút sau Gatông và tôi ra về. Macgơrit siết chặt tay tôi, chào tạm biệt. Chỉ còn lại một mình Pruđăng

– À này – Gatông hỏi khi chúng tôi đã ra ngoài – anh nghĩ gì về Macgơrit?

– Đúng là một thiên thần. Tôi điên lên vì nàng.

– Tôi nghi ngờ điều đó. Anh có nói điều đó cho nàng nghe chứ?

– Có.

– Và nàng có hứa là tin lời anh không?

– Không.

– Không giống như Pruđăng.

– Cô ả có hứa với anh ?

– Nàng còn đi xa hơn, anh bạn ạ! Người ta sẽ không thể tin được, nhưng quả thật nàng vẫn còn đáng giá lắm, Nàng Đuvecnoa to lớn ấy!

Phòng nàng chỉ được chiếu sáng bởi một ngọn nến độc nhất trên bàn. Ngả người trên chiếc ghế dài lớn, áo nhăn nhúm, nàng để một tay trên tim và tay kia buông thõng xuống. Trên bàn, đặt một cái thau nhỏ bằng bạc, đựng nửa thau nước, trong nước loáng thoáng những sợi máu nhỏ.

Macgơrit mặt xanh xao, miệng nửa mở, cố gắng lấy lại hơi sức. Thỉnh thoảng, ngực nàng căng lên, thở một hơi dài, hình như nhờ thế nàng đỡ hơn được chút xíu và trong giây phút có được cảm giác dễ chịu.

Tôi đến gần nàng, nàng không một cử động. Tôi ngồi xuống và cầm lấy bàn tay nàng đang để trên ghế dài:

– À! Anh đó à? – nàng nói với tôi và mỉm cười.

Hình như tôi có vẻ hơi lo lắng, bởi vì nàng nói:

– Anh cũng thấy đau hay sao?

– Không, nhưng cô còn đau lắm không?

– Rất ít – và nàng lấy chiếc khăn nhỏ lau những giọt nước mắt, mà cơn ho đã lùa lên đôi mắt- Giờ đây, tôi đã quen lắm rồi.

– Nhưng cô tự giết cô – tôi nói với một giọng xúc động – Tôi muốn làm bạn thân của cô, để ngăn cản không để cho cô phải tự làm khổ thân mình như thế.

– À! Điều đó, thật ra anh không phải bận tâm lo lắng – nàng đáp lại với giọng hơi chua chát – Anh hiểu, nếu những kẻ khác chăm sóc cho tôi, chính là vì họ biết rõ, không còn cách gì để chữa bệnh này được cả.

Một lát sau, cô đứng dậy, cầm ngọn nến đặt lên lò sưởi và đến soi mình trong tấm gương lớn.

– Tôi xanh xao quá – nàng vừa nói vừa sửa áo lại và đưa tay vuốt những sợi tóc rối – À thôi! Chúng ta hãy trở lại bàn ăn. Anh đi chứ?

Nhưng tôi vẫn ngồi, không cử động

Cô ta hiểu nỗi xúc động mà cảnh tượng vừa qua đã gây cho tôi, bởi vì cô tiến đến gần tôi, đưa bàn tay cho tôi và nói:

– Xem kìa, anh đi đi chứ?

Tôi cầm lấy tay cô, đưa bàn tay lên môi hôn. Ngoài ý muốn, hai giọt lệ ngưng đọng trong mắt tôi đã rơi xuống.

– Ô kìa! Anh trẻ con thế! – Cô vừa nói, vừa ngồi xuống bên tôi – Anh lại khóc, vì sao thế?

– Tôi có vẻ ngờ nghệch, nhưng điều tôi vừa trông thấy đã làm tôi đau đớn quá.

– Anh thật tốt bụng! Anh muốn gì? Tôi không thể ngủ được. Tôi phải tìm cách giải khuây một ít. Vả chăng, những người con gái như tôi, thêm hay bớt một người, có hế gì? Các thầy thuốc bảo tôi, máu tôi khạc ra từ khí quản. Tôi có vẻ hơi tin. Đó là tất cả nhưng gì tôi có thể giúp các ông ấy.

– Hãy nghe đây, Macgơrit – tôi nói với một nhiệt tình không thể giấu được – Tôi không biết ảnh hưởng của cô đối với đời tôi sẽ như thế nào. Nhưng tôi biết rằng, không có một người nào, ngay cả em gái tôi, được tôi chăm sóc như cô. Điều đó hẳn được bắt đầu khi tôi gặp cô. Vậy, nhân danh thượng đế, cô hãy chăm sóc cô, và không nên sống như cô đã sống.

– Nếu tôi tự chăm sóc tôi, tôi sẽ chết mất. Điều giúp tôi đứng vững, chính là cuộc đời náo động tôi đang sống. Thênm nữa, tự chăm sóc mình, điều đó rất cần cho những người đàn bà sang trọng, có gia đình và bạn hữu. Còn như chúng tôi, khi chúng tôi không còn ích gì cho sự hào nhoáng hay vui thú của những tình nhân chúng tôi, thì họ bỏ chúng tôi. Và những đêm dài nối tiếp những ngày dài. Tôi biết rõ như thế, tôi có lúc nằm trên giường bệnh hai tháng, và sau tuần thứ ba không còn người nào đến thăm tôi nữa.

– Quả thật tôi không là gì cả đối với cô – tôi nói – Nhưng nếu cô bằng lòng, tôi sẽ chăm sóc cô như một người anh. Tôi sẽ không rời bỏ cô, và tôi sẽ giúp cô lành bệnh. Thế rồi, khi lấy lại sức khoẻ, cô sẽ trở lại cuộc đời cô đã sống, nếu cô muốn. Nhưng tôi chắc chắn cô sẽ thích một cuộc đời êm đềm, nó sẽ giúp cô sung sướng hơn và giữ cô xinh đẹp lâu dài.

– Bây giờ anh nghĩ như thế, bởi vì anh vừa uống rượu đấy. Nhưng anh sẽ không có sự kiên nhẫn như anh vừa nói đó đâu.

– Cho phép tôi được nói với cô, Macgơrit, cô đã ốm suốt hai tháng, và trong hai tháng đó, tôi đã đến ngày một, để được biết tin tức về cô.

– Đúng vậy, nhưng tại sao anh không lên nhà?

– Bởi vì tôi chưa được biết cô.

– Người ta cần giữ ý như thế với một người con gái như tôi không?

– Người ta luôn giữ ý đối với mỗi người đàn bà. Ít ra, đó là ý kiến của tôi.

– Thế thì anh sẽ chăm sóc tôi?

– Vâng.

– Anh sẽ ở bên tôi suốt ngày?

– Bất kỳ lúc nào, nếu điều đó không làm phiền lòng cô.

– Anh gọi tên thái độ ấy là gì?

– Sự tận tuỵ.

– Và sự tận tuỵ đó từ đâu đến?

– Từ một sự thông cảm không thể cưỡng lại của tôi đối với cô.

– Thế nghĩa là anh yêu tôi? Nói ngày đi, có phải đơn giản hơn không?

– Có thể là thế? Nhưng nếu như có một ngày tôi phải nói điều đó, thì ngày đó không phải là ngày hôm nay.

– Tốt hơn, đừng bao giờ anh nói điều đó với tôi cả.

– Tại sao vậy?

– Bởi vì điều đó chỉ có thể đưa đến hai hậu quả.

– Như thế nào?

– Hoặc tôi không chấp nhận, thế là anh sẽ giận tôi: hoặc tôi chấp nhận, thế là anh sẽ có một tình nhân đáng buồn. Một người đàn bà cau có, bệnh hoạn, buồn tẻ, hay vui một nỗi vui còn đáng buồn hơn cả sự ưu phiền. Một người đàn bà ho ra máu, và tiêu phí một trăm nghìn frăng mỗi năm. Người đó rất tốt đối với một ông già rất giàu như ông quận công. Nhưng rất phiền chán đối với một chàng trai trẻ như anh. Và bằng chứng là tất cả những tình nhân trẻ của tôi ngày xưa đều đã rời bỏ tôi rất nhanh chóng.

Tôi không trả lời gì cả, chỉ lắng nghe. Sự thành thật đó gần như là một lời thú tội. Cuộc đời đau đớn ấy, tôi hé thấy dưới màn sáng đang chói rạng đang che phủ, và người con gái khốn khổ đó đã chạy trốn thực tại trong sự sa đoạ, say sưa và mất ngủ. Tất cả những điều đó xúc động tôi đặc biệt, đến nỗi tôi không tìm ra được lời nào để nói.

– À thôi – Macgơrit nói tiếp – chúng ta đã nói những chuyện trẻ con qúa. Đưa tay cho tôi, và chúng ta trở vào phòng ăn. Người ta không nên biết sự vắng mặt của chúng ta mang ý nghĩa gì.

– Vào đi, nếu cô muốn. Nhưng xin lỗi cô, cho phép tôi được ngồi lại đây.

– Tại sao?

– Bởi vì sự vui đùa của cô làm tôi đau xót quá.

– Thế tôi sẽ buồn bã.

– Nghe đây, Macgơrit, hãy cho tôi nói với cô một điều mà hẳn nhiều người đã thường nói với cô rồi. Và do đó, thói quen để nghe nó có thể cản trở niềm tin nơi cô. Nhưng không vì thế mà kém thiết thực. Và tôi xin sẽ không bao giờ lặp lại với cô nữa.

– Đó là. . . – nàng nói với một nụ cười không khác gì những bà mẹ đang lắng nghe một sự rồ dại của con cái mình.

– Đó là, từ khi tôi trông thấy cô, tôi không thể hiểu thế nào và tại sao, nhưng cô đã chiếm một chỗ trong cuộc đời tôi. Tôi đã xua đuổi một cách vô ích hình ảnh cô trong tư tưởng tôi. Hình ảnh đó cứ trở lại mãi. Chính hôm nay, khi tôi gặp lại cô sau hai năm xa cách, cô đã đi một bước càng sâu hơn vào tâm trí tôi. Cuối cùng giờ đây cô tiếp tôi, tôi được biết cô. Tôi biết tất cả những gì khác thường nơi cô. Cô trở nên cần thiết đối với tôi; và tôi sẽ điên mất, không phải chỉ vì cô không yêu thương tôi, mà ngày cả khi nếu cô không để cho tôi được phép yêu thương cô.

– Nhưng đáng buồn cho anh, tôi sẽ nói cho anh biết điều mà bà Đ. . . đã nói. Vậy chắc anh giàu lắm. Anh phải biết, tôi tiêu sáu, bảy ngàn frăn mỗi tháng. Sự tiêu phí đó đã trở thành cần thiết đối với đời tôi. Anh không hiểu nổi, anh bạn đáng thương của tôi. Tôi sẽ làm phá sản anh không mấy chốc; và gia đình anh sẽ cấm không cho anh sống bên cạnh một con người như tôi. Anh hãy yêu thương tôi như một người bạn và không thể khác hơn. Anh hãy đến thăm tôi. Chúng ta sẽ cười đuà, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau. Nhưng anh không nên phóng đại giá trị của tôi. Bởi vì thật ra, tôi không đáng giá là bao. Anh có một tấm lòng vàng. Anh cần được thương yêu. Anh còn trẻ lắm, và quá đa cảm để sống trong thế giới của chúng tôi. Anh hãy cưới một người vợ. Anh thấy chứ. Tôi là người con gái lương thiện, và tôi nói với anh rất thành thật.

– Ối chào! Các bạn nói gì đó? – Pruđăng la to. Chúng tôi không nghe tiếng bước chân chị đến và chị hiện ra ở cửa phòng với mái tóc búng rối và áo hở rộng cổ. Tôi biết sự lôi thôi đó là do bàn tay của Gatông.

– Chúng tôi nói lý lẽ với nhau, – Macgơrit nói – chị hãy để chúng tôi ở đây một lát. Chúng tôi sẽ đến gặp chị chốc nữa.

– Được, được. Cô cậu cứ nói chuyện đi! – Pruđăng vừa nói vừa bước ra và đóng mạnh cửa phong như để nhấn mạnh những lời nói sau cùng của mình.

– Thế nhé – Macgơrit nói tiếp, khi chúng tôi còn lại một mình – Anh đừng yêu tôi nữa.

– Tôi sẽ đi.

– Đến nước đó sao?

Tôi đã tiến quá sâu để có thể lui lại. Vả chăng, người con gái ấy đã làm tôi nhức đầu. Sự lẫn lộn vui buồn, trinh trắng, sa đoạ; ngay cả cái bệnh đang phát triển nơi nàng, tính mẫn cảm cũng như tính dễ kích động nơi nàng, tất cả làm cho tôi hiểu, nếu ngay từ đầu, tôi không chinh phục được bản chất hay quên và nhẹ dạ của nàng, nàng sẽ vụt khỏi tay tôi mãi mãi.

– Xem nào! Anh nói nghiêm chỉnh đấy chứ!

– Rất nghiêm túc.

– Nhưng tại sao anh không nói điều đó với tôi sớm hơn?

– Tôi có thể nói vào lúc nào được?

– Ngày ngày hôm sau, khi anh đã được giới thiệu với tôi tại nhà hát Ôpêra Cômic.

– Tôi nghĩ rằng cô sẽ tiếp tôi một cách khó chịu nếu tôi đến thăm cô.

– Tại sao?

– Bởi vì tối hôm ấy tôi có vẻ ngờ nghệch quá.

– Điều đó đúng đấy. Nhưng tuy thế, anh đã yêu tôi ngay từ ngày ấy?

– Vâng.

– Điều đó chắc không ngăn cấm anh đi nghỉ và ngủ ngon, yên ổn sau một đêm hát. Chúng tôi hiểu những tình yêu lớn lao đó la như thế nào rồi.

– Thế đấy. Chính là điều cô lầm. Cô có biết chiều hôm ấy, từ rạp Ôpêra Cômic ra, tôi làm gì không?

– Không.

– Tôi đã đợi cô ở hiệu cà phê Ănglê. Tôi theo dõi chiếc xe đưa cô và ba người bạn của cô về. Khi thấy cô một mình xuống xe và đi vào nhà, tôi rất sung sướng.

Macgơrit bỗng cười lên.

– Cô cười gì thế?

– Không gì cả.

– Cô cho tôi biết đi, tôi van cô. Nếu không, tôi nghĩ cô đã chế nhạo tôi.

– Anh không giận chứ?

– Tôi có quyền gì để nóng giận.

– Thế nghĩa là có lý do để tôi trở về nhà một mình.

– Lý do gì?

– Người ta đợi tôi ở nhà.

Cô cho tôi một nhát dao cũng không làm tôi đau đớn đến thế. Tôi đứng dậy, đưa tay chào:

– Xin từ biệt – tôi nói.

– Tôi biết rõ anh giận tôi rồi – cô nói – Nhưng người đàn ông vẫn thường điên rồ để muốn biết những cái làm cho họ thêm mệt trí.

– Nhưng tôi đoán chắc – tôi nói tiếp với một giọng lạnh lùng, để chứng tỏ tôi thoát hẳn khỏi sự đam mê của mình – tôi quả quyết với cô, tôi không nổi giận vì có người đợi cô. Đó là việc rất tự nhiên. Cũng như rất tự nhiên tôi bỏ đi lúc ba giờ sáng.

– Vậy cũng có người đang đợi anh ở nhà?

– Không, nhưng tôi phải đi.

– Thế thì xin từ biệt.

– Cô đuổi tôi?

– Không phải thế!

– Tại sao cô làm cho tôi khổ?

– Tôi làm cho anh khổ ở chỗ nào?

– Cô bảo có người đợi cô.

– Tôi không thể nhịn được cười, khi nghĩ anh đã rất sung sướng khi thấy tôi về một mình. Vì người ta có nhiều lý do lắm.

– Người ta thường tạo nên niềm vui từ một trò trẻ con. Phá huỷ niềm vui đó, thật là tàn ác. Vì để nó tồn tại, người ta có thể làm cho kẻ tìm ra niềm vui đó được sung sướng hơn.

– Nhưng anh nghĩ anh đang nói chuyện với ai? Tôi không phải là một cô gái đồng trinh, cũng không phải là bà quận chúa. Tôi chỉ biết anh hôm nay và không nợ nần gì anh về những hành động của tôi. Cho rằng một ngày kia, tôi sẽ trở thành tình nhân của anh, thì anh cũng cần biết, tôi còn có những tình nhân khác nữa. Nếu anh đã làm phiền tôi vì những chuyện ghen tị của anh giờ đây, thì sau này, trò ghen tị đó sẽ ra sao nữa! Tôi chưa hề thấy một người đàn ông nào như anh.

– Bởi vì chưa một người đàn ông nào yêu cô như tôi yêu cô.

– Xem này, nói thẳng đi, anh có thật sự yêu tôi nhiều đến thế không?

– Với tất cả khả năng người ta có thể yêu được. Tôi tin thế.

– Và điều đó có từ bao giờ rồi.

– Từ ngày tôi trông thấy cô bước xuống xe, đi vào Xuyt, cách đây ba năm.

– Anh có biết rằng đó là một điều rất cao quý không? Vậy tôi phải làm gì để đến đáp tình yêu lớn lao ấy?

– Cô phải yêu tôi một ít – Tôi nói với nhịp tim đập mạnh, như muốn ngăn chặn lời tôi. Bởi vì mặc dầu có những nụ cười như có ý nhạo báng mà nàng giữ trong suốt buổi nói chuyện, hình như Macgơrit đã bắt đầu chia xẻ sự xúc động của tôi. Và tôi dần dần đi đến cái phút mà tôi chờ đợi từ lâu.

– Nhưng còn ông quận công?

– Ông quận công nào?

– Ông già ghen tuông của tôi.

– Ông ấy sẽ không biết gì cả!

– Nhưng nếu ông ta biết?

– Ông sẽ tha thứ cho cô.

– Ồ không! Ông sẽ bỏ rơi tôi và tôi sẽ như thế nào?

– Cô có thể hy sinh sự từ bỏ ấy cho một người khác.

– Tại sao anh biết được?

– Bởi vì cô đã dặn đừng để ai vào nhà đêm nay.

– Đúng vậy, nhưng người đó là một người bạn đàng hoàng.

– Nhưng cô chẳng để ý gì lắm đâu. Bởi vì cô đã cấm ông đến nhà giờ này.

– Anh không thể là người chỉ trích tôi điều đó. Bởi vì chính để tiếp các anh, anh, và bạn của anh, mà tôi làm như vậy.

Dần dần, tôi tiến gần Macgơrit, đưa tay choàng lấy người nàng, và tôi cảm thấy thân hình mềm mại của nàng dựa nặng vào tôi.

– Nếu cô biết tôi yêu cô chừng nào! – Tôi nói nho nhỏ bên tai nàng.

– Đúng thật vậy?

– Tôi xin thề.

– Anh có thể hứa với tôi rằng anh sẽ làm tất cả theo ý muốn của tôi mà không cần nói một lời, không cần cho tôi những chỉ dẫn, không cần chất vấn tôi gì cả? Như thế có thể tôi sẽ yêu anh.

– Tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.

– Nhưng tôi nói cho anh biết trước, tôi muốn sống tự do và làm tất cả những gì tôi thích; không phải cho anh biết bất cứ một chi tiết nhỏ nào của cuộc đời tôi. Đã lâu rồi, tôi đi tìm một nhân tình trẻ, không nghị lực, yêu mà không nghi kỵ, được yêu nhưng không có quyền gì. Tôi chưa bao giờ tìm được người như thế. Những người đàn ông đáng lẽ phải thoả mãn khi được người ta cho họ nhiều điều mà có lẽ họ chỉ dám ao ước có được một lần, đã đòi hỏi những tình nhân họ phải cho họ biết về hiện tại, về quá khứ và ngày cả về tương lai nữa. Những người đàn ông đó, càng trở nên quen thuộc, lại càng muốn ngự trị và trở thành khó tính, muốn người ta cho họ tất cả những gì họ muốn. Nếu giờ đây tôi quyết định có một tình nhân mới, tôi muốn người đó phải có ba đặc tính hiếm có này; anh ta phải tin tưởng, phải biết chiều chuộng, phải kín đáo.

– Được lắm, tôi sẽ làm tất cả những gì cô muốn.

– Chúng ta sẽ xem.

– Và khi nào chúng ta sẽ xem?

– Sau này.

– Tại sao.

– Bởi vì – Macgơrit vừa nói vừa gỡ cánh tay tôi ra, cầm một bó hoa trà đỏ lớn cô đã đem về từ sáng, lấy một bông hoa trà cắm lên nút áo tôi, và nói – bởi vì người ta không bao giờ có thể thực hiện những giao ước ngay ngày người ta ký.

Điều này thì dễ hiểu thôi.

– Khi nào tôi sẽ gặp lại cô? – Vừa nói tôi vừa ôm chặt nàng trong hai cánh tay.

– Khi nào cánh hoa trà này đổi sắc.

– Lúc nào nó sẽ đổi sắc?

– Ngày mai, từ 11 giờ đến nửa đêm. Anh bằng lòng chứ?

– Cô còn hỏi tôi điều đó ư?

– Không một lời nào về chuyện này với bạn của anh, hay với Pruđăng hoặc bất cứ người nào khác.

– Tôi xin hứa với cô.

– Giờ đây, hãy hôn tôi đi và chúng ta sẽ trở vào phòng ăn.

– Cô ta đưa môi cho tôi hôn, vuốt lại mái tóc. Và chúng tôi bước ra khỏi phòng, cô vừa đi vừa hát. Tôi như điên dại nửa người.

Vào phòng khách, nàng dừng lại nói nhỏ với tôi:

– Vừa rồi chắc anh ngạc nhiên khi thấy tôi sẵn sàng nhận lời anh ngay tức khắc. Anh có biết như thế là vì sao không?

Nàng cầm lấy tay tôi và đặt lên tim nàng, nơi tôi nghe những tiếng đập liên hồi, rồi nói tiếp:

– Là vì cuộc sống của tôi ngắn ngủi hơn những kẻ khác, nên tôi tự hứa sẽ sống vội vàng hơn.

– Đừng nói với tôi như thế, tôi năn nỉ cô.

– Ồ! Anh hãy tự an ủi – nàng vừa tiếp vừa cười – nếu tôi còn sống một thời gian nữa, tôi sẽ sống lâu hơn là yêu tôi.

Và bước vào phòng ăn, nàng vừa đi vừa hát.

– Nanin đâu rồi? – Nàng nói khi chỉ nhìn thấy có Gatông và Pruđăng.

– Nanin ngủ trong phòng cô, đang đợi cô vào ngủ đó – Pruđăng trả lời.

– Con bé tội nghiệp! Tôi giết chết nó mất! Thôi, giờ đây xin mời các ông về, đã đến giờ rồi.

Mười phút sau Gatông và tôi ra về. Macgơrit siết chặt tay tôi, chào tạm biệt. Chỉ còn lại một mình Pruđăng

– À này – Gatông hỏi khi chúng tôi đã ra ngoài – anh nghĩ gì về Macgơrit?

– Đúng là một thiên thần. Tôi điên lên vì nàng.

– Tôi nghi ngờ điều đó. Anh có nói điều đó cho nàng nghe chứ?

– Có.

– Và nàng có hứa là tin lời anh không?

– Không.

– Không giống như Pruđăng.

– Cô ả có hứa với anh ?

– Nàng còn đi xa hơn, anh bạn ạ! Người ta sẽ không thể tin được, nhưng quả thật nàng vẫn còn đáng giá lắm, Nàng Đuvecnoa to lớn ấy!

Bình luận
720
× sticky