Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Trà Hoa Nữ

Chương 19

Tác giả: Alexandre Dumas

Trong ba lá thư đầu, cha tôi tỏ vẻ lo lắng về sự yên lặng của tôi, và yêu cầu cho biết lý do. Trong lá thư cuối, ông cho biết người ta đã cho ông biết về sự thay đổi cách sống của tôi và tin cho tôi, ông sẽ đến thăm nay mai. . .

Tôi luôn luôn có một lòng tôn kính đặc biệt và một lòng thương yêu chân thành đối với cha tôi. Tôi trả lời với ông rằng vì một chuyến đi chơi xa ít lâu nên không viết thư về được, và xin ông cho biết ngày nào đến để tôi có thể đi đón ông.

Tôi đưa cho người giúp việc địa chỉ của tôi ở thôn quê, dặn hắn đem đến cho tôi ngay lá thư đầu tiên từ thành phố C. . . gửi đến, rồi tôi vội vã trở về Bugival.

Macgơrit đứng đợi tôi ở cổng.

Cái nhìn của nàng biểu lộ sự lo lắng. Nàng nhảy lên ôm choàng lấy cổ tôi, và không thể không hỏi tôi :

– Anh có gặp Pruđăng?

– Không.

– Anh ở Paris lâu thế?

– Anh đã tiếp thư của cha anh và anh phải trả lời.

Giây phút sau, Nanin bước vào, thở dốc. Macgơrit đứng dậy đến nói thầm với chị ta.

Khi Nanin đi ra rồi, Macgơrit đến ngồi gần bên tôi, nắm lấy tay tôi và nói:

– Tại sao anh lại đánh lừa em? Anh đã đến chị Pruđăng.

– Ai nói với em điều đó?

– Nanin.

– Nanin làm sao biết được.

– Chị ấy đã đi theo anh.

– Em bảo Nanin theo anh?

– Vâng, em nghĩ chắc phải có một lý do quan trọng nào đó để anh trở về Paris. Từ bốn tháng nay, anh không hề xa em. Em lo sợ anh sẽ gặp một tai hoạ nào đó, hay cũng có thể anh đi thăm một người đàn bà nào khác.

– Ồ! trẻ con.

– Giờ đây em biết chắc anh đã làm gì. Nhưng em không biết người ta đã nói gì với anh.

Tôi đưa Macgơrit xem những lá thư của cha tôi.

– Em không hỏi anh điều đó. Điều em muốn biết là tại sao anh đến nhà Pruđăng?

– Để thăm chị ta.

– Anh nói dối, anh yêu dấu ạ.

– Anh đã đến, để hỏi xem con ngựa đã lành bệnh chưa và để biết chị ta có cầm áo casơmia hay nữ trang của em không.

Macgơrit đỏ bừng mặt nhưng nàng không trả lời.

Và tôi nói tiếp :

– Anh đã biết em dùng những con ngựa, áo casơmia và kim cương vào việc

gì.

– Và anh đã ghét em?

– Anh đã ghét em, vì em không nghĩ đến việc yêu cầu anh những gì mà em cần.

– Trong sự dan díu của chúng mình, nếu người đàn bà còn một chút tư cách, thì nên nhận tất cả những hy sinh có thể chịu được, hơn là đòi hỏi tiền bạc nơi tình nhân của mình, làm cho tình yêu của mình có tình chất buôn bán. Anh yêu em, em tin chắc thế. Nhưng anh không biết rõ sợi dây giữ lại tình yêu trong trái tim nhưng cô gái như em là mong manh đến mức nào. Ai biết được? Có thể, trong một ngày nào đó, vì khó khắn hay buồn chán, anh sẽ nhìn thấy được trong sự dan díu của mình một bài tính được sắp đặt một cách khéo léo. Pruđăng là một người đàn bà lắm lời. Em có cần gì những thứ đó. Bán đi, em dành dụm được một số vốn. Em không cần phải có ngựa và em chẳng phải tiêu phí gì hơn nữa, miễn rằng anh yêu em. Đó là tất cả điều em mong muốn, và anh sẽ vẫn yêu em không cần đến ngựa, không cần đến áo casơmia, không cần đến những viên kim cương.

Những lời lẽ nàng nói bằng một chất giọng rất tự nhiên, đến nỗi tôi không thể nào nghe mà không rơi lệ.

– Nhưng em Macgơrit yêu dấu – tôi vừa nói vừa nắm chặt tay nàng một cách âu yếm – Em biết rõ một ngày nào đó, anh sẽ biết được sự hy sinh đó và anh sẽ không thể nào chấp nhận được?

– Tại sao thế?

– Bởi vì, em yêu dấu, anh không thể chấp nhận được tình yêu của em đối với anh lại làm em phải mất đi, dù chỉ là một món nữ trang. Anh không muốn, chính anh không muốn, trong một phút túng bấn hay buồn chán, em có thể nghĩ, nếu sống với một người đàn ông khác, nhưng giây phút khó khăn đó sẽ không có và em sẽ hối hận, dù chỉ một phút thôi, đã phải sống với anh. Trong vài ngày nữa, những con ngựa, những cái áo casơmia, những viên kim cương sẽ được trả lại cho em. Những thứ đó cần cho em, như không khí đối với cuộc sống và có thể là hơi buồn cười, nhưng anh yêu em, khi em lộng lẫy hơn là đơn giản.

– Thế nghĩa là anh không yêu em nữ?

– Sao em lại nói thế.

– Nếu anh yêu em, anh hãy để cho em yêu anh theo cách của em. Trái lại, anh cứ tiếp tục xem em là một cô gái xa hoa và anh luôn luôn tự bắt buộc phải đài thọ những chi tiêu đó. Anh hổ thẹn khi chấp nhận những chứng cớ tình yêu nơi em. Dù anh không muốn, anh đã có ý nghĩ từ bỏ em một ngày kia và anh đã có ý muốn đặt sự tế nhị của anh ra ngoài tất cả những nghĩ kỵ. Anh có lý, anh yêu dấu ạ. Nhưng em hy vọng nhiều hơn thế nữa.

Và Macgơrit đứng dậy. Tôi giữ nàng lại và nói :

– Anh muốn cho em sung sướng, và em đừng có gì để phiền trách anh cả, chỉ thế thôi.

– Và chúng ta chuẩn bị để xa nhau!

– Tại sao, Macgơrit? Ai có thể chia rẽ chúng ta? – Tôi la lên.

– Anh, người không muốn cho phép em hiểu hoàn cảnh của anh, người có kiêu hãnh giữ hoàn cảnh em cho em. Anh, người muốn giữ cái xa hoa em đã sống, nghĩa là muốn giữ một khoảng cách tinh thần giữa chúng ta. Anh, cuối cùng là người không tin tình yêu của em là không vụ lợi, để rồi chia sẻ cùng em cái gia tài của anh. Với tài sản đó, chúng ta có thể sống sung sướng với nhau! Anh lại muốn tự phá sản, bởi vì nô lệ cho một thành kiến nhố nhăng. Lẽ nào anh nghĩ em sẽ đem so sánh tình yêu của anh với một chiếc xe hay những đồ nữ trang? Lẽ nào anh nghĩ rằng hạnh phúc đối với em nằm trong những điều xa hoa hào nhoáng? Những cái mà người ta tự thoả mãn khi người ta chưa yêu, nhưng trở nên tồi tệ khi người ta biết thế nào là yêu đương. Anh sẽ trả những món nợ của em, anh sẽ làm hao mòn tài sản của anh. Cuối cùng, là để chu cấp cho em! Điều đó sẽ kéo dài được bao lâu? Hai hay ba tháng. Thế là quá muộn để chấp nhận cuộc sống mà em đã đề nghị với anh. Bởi vì lúc ấy anh sẽ chấp nhận tất cả tình yêu từ phía em, và đó là điều mà một người đàn ông trọng danh dự không thể làm. Còn như giờ đây, anh có tám hay mười ngàn frăng lợi tức, với lợi tức đó, chúng ta có thể sống được. Em sẽ bán cái gì dư thừa mà em có, và chỉ cần bán đi như thế, em có thể có hai ngàn frăng mỗi năm. Chúng ta sẽ thuê một căn nhà nhỏ xinh xắn, nơi đó chúng ta cùng sống với nhau. Mùa hè, chúng ta sẽ về thôn quê, không phải trong cái nhà như nhà này, mà trong cái nhà nhỏ vừa đủ cho hai người ở. Anh tự lập được, em không lệ thuộc ai. Chúng ta còn trẻ, nhân danh thượng đế, anh Acmân ơi, anh đừng để em trở lại cuộc sống mà em phải bắt buộc kéo lê ngày tháng như trước nữa.

Tôi không thể trả lời. Nhưng giọt nước mắt biết ơn và âu yếm tự nhiên tuôn ra. Tôi ngã người vào trong vòng tay của Macgơrit.

– Em muốn sắp đặt tất cả và không nói cho anh biết. Trả hết những món nợ, và chuẩn bị một căn nhà mới của em. Tháng mười đến, chúng ta sẽ trở về Paris.

Nhưng bởi vì Pruđăng đã kể cho anh nghe tất cả, vậy thì tốt hơn là anh hãy đồng ý với em trước, hơn là sẽ đồng ý sau. Anh có yêu em để sẵn sàng chấp nhận không?

Không thể nào cưỡng lại tấm lòng lo lắng tận tuỵ ấy, tôi cứ hôn mãi những bàn tay của Macgơrit với tất cả nhiệt tình.

– Anh sẽ làm tất cả những gì em muốn.

Như thế, tôi đã chấp nhận điều nàng quyết định.

Nàng vui sướng như điên. Nàng nhảy múa, ca hát, nàng sung sướng về sự giản dị của căn nhà mới, hỏi trước ý kiến của tôi về cách trang trí căn nhà ấy.

Tôi thấy sung sương và kiêu hãnh về quyết định này, vì hình như nó sẽ giúp chúng tôi, một cách vĩnh viễn, được mãi mãi sống bên nhau.

Vì vậy, tôi không muốn bàn tính gì thêm với nàng nữa. Nhưng trong giây phút, tôi cũng đã quyết định đời tôi. Tôi sắp đặt vị trí cho tài sản tôi. Tôi sẽ giao cho Macgơrit phần lợi tức của mẹ tôi để lại. Lợi tức này vẫn là quá ít để đền bù những hy sinh của nàng mà tôi đã chấp nhận.

Tôi còn năm ngàn frăng trợ cấp của cha tôi. Và dù thế nào, tôi vẫn luôn luôn có tiền trợ câp hàng năm đủ để sinh sống.

Tôi không nói cho Macgơrit điều tôi quyết định vì tin chắc nàng sẽ từ chối không nhận số tiền tôi tặng nàng.

Cái lợi tức ấy sinh ra từ sau mươi ngàn frăng tiền cầm cố một cái nhà mà tôi chưa bao giờ trông thấy. Tất cả những gì tôi biết, là cứ ba tháng một lần, người chưởng khế và cũng là người bạn già của cha tôi đem đưa cho tôi bảy trăm năm mươi frăng để nhận một cái biên lai đơn giản của tôi.

Ngày mà Macgơrit và tôi quay về Paris tìm thuê nhà, tôi đã tìm đến gặp ông chưởng khế và hỏi ông, tôi phải làm gì để chuyển lợi tức đó về cho người khác.

Viên chưởng khế tưởng tôi đã phá sản và chất vấn tôi về nguyên nhân của quyết định đó. Biết sớm muộn gì cũng phải cho ông ta biết tôi chuyển lợi tức đó về cho người nào, tôi liền kể cho ông nghe tất cả sự thật.

Ông không đưa ra một người ngăn cản nào cả, mặc dù vị trí chưởng khế và bạn của gia đình tôi cho phép ông được làm điều đó. Ông chỉ bảo đảm với tôi rằng ông sẽ lo sắp xếp mọi chuyện được tốt đẹp.

Đương nhiên, tôi nhờ ông giữ kín chuyện này với cha tôi. Và tôi tìm gặp lại Macgơrit đang đợi tôi tại nhà của Juyli Đupơra. Nàng muốn ở đó hơn là về nhà để nghe Pruđăng giảng luân lý.

Chúng tôi bắt đầu đi tìm thuê nhà. Tất cả những nơi chúng tôi đến, Macgơrit đều cho rằng giá qúa đắt, còn tôi thì cho rằng khiêm tốn quá. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi cũng đồng ý chọn một căn nhà nhỏ tách rời hẳn ngôi nhà chính, nằm trong một khu phố loại yên tĩnh nhất ở Paris.

Phía sau căn nhà có một khu vườn dễ thương – khu vườn thuộc căn nhà này – bao bọc bởi những bức tường cao vừa đủ để ngăn cách chúng tôi với những người láng giềng và không hạn chế tầm nhìn của chúng tôi.

Thế là sự việc vượt quá hy vọng.

Trong lúc tôi trở về để trả căn nhà đang thuê, Macgơrit đi đến một người đàn ông chuyên chạy việc. Người này, theo nàng bảo, đã từng giúp bạn gái nàng một công việc giống như việc nàng sắp nhờ ông ta.

Nàng đến gặp tôi ở đường Prôvân, vẻ mặt rất vui tươi. Người đàn ông đó hứa với nàng là sẽ trả tất cả những món nợ, sẽ đưa biên lai đến cho nàng và sẽ trao cho nàng hai mươi ngàn frăng, với điều kiện đổi lấy tất cả đồ đạc trong nhà nàng.

Bạn đã thấy rõ, khi đem bán đấu giá những đồ đạc này, người đàn ông lương thiện kia đã lời hơn ba mươi ngàn frăng.

– Chúng tôi sung sướng trở về Bugival, và tiếp tục cùng nhau trao đổi những dự kiến tương lai. Nhờ tính vô tư của chúng tôi, và nhất là do tình yêu của chúng tôi, chúng tôi thấy mọi việc đều tươi sáng và đẹp đẽ.

Tám ngày sau, khi chúng tôi đang ăn trưa, Nanin bước vào và cho biết người giúp việc của tôi tìm đến tôi.

Tôi cho gọi vào.

– Thưa ông – anh ta nói – ông cụ đã đến Paris, và mời ông về nhà ngay tức khắc. Cụ đang trông đợi.

Cái tin đó là một tin đơn giản nhất đời, tuy nhiên, nghe vậy Macgơrit và tôi nhìn nhau.

Chúng tôi linh cảm có một tai hoạ gì trong chuyện này.

Vì thế, tuy nàng không cho tôi biết cái ấn tượng mà tôi cùng chia sẻ ấy, tôi đã cầm lấy tay nàng và nói :

– Em đừng lo ngại gì cả.

– Anh hãy trở về càng sớm càng tốt – Macgơrit thì thầm ôm choàng lấy tôi – Em sẽ đợi anh bên cửa sổ.

Tôi cho Jôdép về báo cho cha tôi biết là tôi sẽ về ngay.

Đúng thế, hai giờ sau, tôi đã có mặt ở đường Prôvân.

Trong ba lá thư đầu, cha tôi tỏ vẻ lo lắng về sự yên lặng của tôi, và yêu cầu cho biết lý do. Trong lá thư cuối, ông cho biết người ta đã cho ông biết về sự thay đổi cách sống của tôi và tin cho tôi, ông sẽ đến thăm nay mai. . .

Tôi luôn luôn có một lòng tôn kính đặc biệt và một lòng thương yêu chân thành đối với cha tôi. Tôi trả lời với ông rằng vì một chuyến đi chơi xa ít lâu nên không viết thư về được, và xin ông cho biết ngày nào đến để tôi có thể đi đón ông.

Tôi đưa cho người giúp việc địa chỉ của tôi ở thôn quê, dặn hắn đem đến cho tôi ngay lá thư đầu tiên từ thành phố C. . . gửi đến, rồi tôi vội vã trở về Bugival.

Macgơrit đứng đợi tôi ở cổng.

Cái nhìn của nàng biểu lộ sự lo lắng. Nàng nhảy lên ôm choàng lấy cổ tôi, và không thể không hỏi tôi :

– Anh có gặp Pruđăng?

– Không.

– Anh ở Paris lâu thế?

– Anh đã tiếp thư của cha anh và anh phải trả lời.

Giây phút sau, Nanin bước vào, thở dốc. Macgơrit đứng dậy đến nói thầm với chị ta.

Khi Nanin đi ra rồi, Macgơrit đến ngồi gần bên tôi, nắm lấy tay tôi và nói:

– Tại sao anh lại đánh lừa em? Anh đã đến chị Pruđăng.

– Ai nói với em điều đó?

– Nanin.

– Nanin làm sao biết được.

– Chị ấy đã đi theo anh.

– Em bảo Nanin theo anh?

– Vâng, em nghĩ chắc phải có một lý do quan trọng nào đó để anh trở về Paris. Từ bốn tháng nay, anh không hề xa em. Em lo sợ anh sẽ gặp một tai hoạ nào đó, hay cũng có thể anh đi thăm một người đàn bà nào khác.

– Ồ! trẻ con.

– Giờ đây em biết chắc anh đã làm gì. Nhưng em không biết người ta đã nói gì với anh.

Tôi đưa Macgơrit xem những lá thư của cha tôi.

– Em không hỏi anh điều đó. Điều em muốn biết là tại sao anh đến nhà Pruđăng?

– Để thăm chị ta.

– Anh nói dối, anh yêu dấu ạ.

– Anh đã đến, để hỏi xem con ngựa đã lành bệnh chưa và để biết chị ta có cầm áo casơmia hay nữ trang của em không.

Macgơrit đỏ bừng mặt nhưng nàng không trả lời.

Và tôi nói tiếp :

– Anh đã biết em dùng những con ngựa, áo casơmia và kim cương vào việc

gì.

– Và anh đã ghét em?

– Anh đã ghét em, vì em không nghĩ đến việc yêu cầu anh những gì mà em cần.

– Trong sự dan díu của chúng mình, nếu người đàn bà còn một chút tư cách, thì nên nhận tất cả những hy sinh có thể chịu được, hơn là đòi hỏi tiền bạc nơi tình nhân của mình, làm cho tình yêu của mình có tình chất buôn bán. Anh yêu em, em tin chắc thế. Nhưng anh không biết rõ sợi dây giữ lại tình yêu trong trái tim nhưng cô gái như em là mong manh đến mức nào. Ai biết được? Có thể, trong một ngày nào đó, vì khó khắn hay buồn chán, anh sẽ nhìn thấy được trong sự dan díu của mình một bài tính được sắp đặt một cách khéo léo. Pruđăng là một người đàn bà lắm lời. Em có cần gì những thứ đó. Bán đi, em dành dụm được một số vốn. Em không cần phải có ngựa và em chẳng phải tiêu phí gì hơn nữa, miễn rằng anh yêu em. Đó là tất cả điều em mong muốn, và anh sẽ vẫn yêu em không cần đến ngựa, không cần đến áo casơmia, không cần đến những viên kim cương.

Những lời lẽ nàng nói bằng một chất giọng rất tự nhiên, đến nỗi tôi không thể nào nghe mà không rơi lệ.

– Nhưng em Macgơrit yêu dấu – tôi vừa nói vừa nắm chặt tay nàng một cách âu yếm – Em biết rõ một ngày nào đó, anh sẽ biết được sự hy sinh đó và anh sẽ không thể nào chấp nhận được?

– Tại sao thế?

– Bởi vì, em yêu dấu, anh không thể chấp nhận được tình yêu của em đối với anh lại làm em phải mất đi, dù chỉ là một món nữ trang. Anh không muốn, chính anh không muốn, trong một phút túng bấn hay buồn chán, em có thể nghĩ, nếu sống với một người đàn ông khác, nhưng giây phút khó khăn đó sẽ không có và em sẽ hối hận, dù chỉ một phút thôi, đã phải sống với anh. Trong vài ngày nữa, những con ngựa, những cái áo casơmia, những viên kim cương sẽ được trả lại cho em. Những thứ đó cần cho em, như không khí đối với cuộc sống và có thể là hơi buồn cười, nhưng anh yêu em, khi em lộng lẫy hơn là đơn giản.

– Thế nghĩa là anh không yêu em nữ?

– Sao em lại nói thế.

– Nếu anh yêu em, anh hãy để cho em yêu anh theo cách của em. Trái lại, anh cứ tiếp tục xem em là một cô gái xa hoa và anh luôn luôn tự bắt buộc phải đài thọ những chi tiêu đó. Anh hổ thẹn khi chấp nhận những chứng cớ tình yêu nơi em. Dù anh không muốn, anh đã có ý nghĩ từ bỏ em một ngày kia và anh đã có ý muốn đặt sự tế nhị của anh ra ngoài tất cả những nghĩ kỵ. Anh có lý, anh yêu dấu ạ. Nhưng em hy vọng nhiều hơn thế nữa.

Và Macgơrit đứng dậy. Tôi giữ nàng lại và nói :

– Anh muốn cho em sung sướng, và em đừng có gì để phiền trách anh cả, chỉ thế thôi.

– Và chúng ta chuẩn bị để xa nhau!

– Tại sao, Macgơrit? Ai có thể chia rẽ chúng ta? – Tôi la lên.

– Anh, người không muốn cho phép em hiểu hoàn cảnh của anh, người có kiêu hãnh giữ hoàn cảnh em cho em. Anh, người muốn giữ cái xa hoa em đã sống, nghĩa là muốn giữ một khoảng cách tinh thần giữa chúng ta. Anh, cuối cùng là người không tin tình yêu của em là không vụ lợi, để rồi chia sẻ cùng em cái gia tài của anh. Với tài sản đó, chúng ta có thể sống sung sướng với nhau! Anh lại muốn tự phá sản, bởi vì nô lệ cho một thành kiến nhố nhăng. Lẽ nào anh nghĩ em sẽ đem so sánh tình yêu của anh với một chiếc xe hay những đồ nữ trang? Lẽ nào anh nghĩ rằng hạnh phúc đối với em nằm trong những điều xa hoa hào nhoáng? Những cái mà người ta tự thoả mãn khi người ta chưa yêu, nhưng trở nên tồi tệ khi người ta biết thế nào là yêu đương. Anh sẽ trả những món nợ của em, anh sẽ làm hao mòn tài sản của anh. Cuối cùng, là để chu cấp cho em! Điều đó sẽ kéo dài được bao lâu? Hai hay ba tháng. Thế là quá muộn để chấp nhận cuộc sống mà em đã đề nghị với anh. Bởi vì lúc ấy anh sẽ chấp nhận tất cả tình yêu từ phía em, và đó là điều mà một người đàn ông trọng danh dự không thể làm. Còn như giờ đây, anh có tám hay mười ngàn frăng lợi tức, với lợi tức đó, chúng ta có thể sống được. Em sẽ bán cái gì dư thừa mà em có, và chỉ cần bán đi như thế, em có thể có hai ngàn frăng mỗi năm. Chúng ta sẽ thuê một căn nhà nhỏ xinh xắn, nơi đó chúng ta cùng sống với nhau. Mùa hè, chúng ta sẽ về thôn quê, không phải trong cái nhà như nhà này, mà trong cái nhà nhỏ vừa đủ cho hai người ở. Anh tự lập được, em không lệ thuộc ai. Chúng ta còn trẻ, nhân danh thượng đế, anh Acmân ơi, anh đừng để em trở lại cuộc sống mà em phải bắt buộc kéo lê ngày tháng như trước nữa.

Tôi không thể trả lời. Nhưng giọt nước mắt biết ơn và âu yếm tự nhiên tuôn ra. Tôi ngã người vào trong vòng tay của Macgơrit.

– Em muốn sắp đặt tất cả và không nói cho anh biết. Trả hết những món nợ, và chuẩn bị một căn nhà mới của em. Tháng mười đến, chúng ta sẽ trở về Paris.

Nhưng bởi vì Pruđăng đã kể cho anh nghe tất cả, vậy thì tốt hơn là anh hãy đồng ý với em trước, hơn là sẽ đồng ý sau. Anh có yêu em để sẵn sàng chấp nhận không?

Không thể nào cưỡng lại tấm lòng lo lắng tận tuỵ ấy, tôi cứ hôn mãi những bàn tay của Macgơrit với tất cả nhiệt tình.

– Anh sẽ làm tất cả những gì em muốn.

Như thế, tôi đã chấp nhận điều nàng quyết định.

Nàng vui sướng như điên. Nàng nhảy múa, ca hát, nàng sung sướng về sự giản dị của căn nhà mới, hỏi trước ý kiến của tôi về cách trang trí căn nhà ấy.

Tôi thấy sung sương và kiêu hãnh về quyết định này, vì hình như nó sẽ giúp chúng tôi, một cách vĩnh viễn, được mãi mãi sống bên nhau.

Vì vậy, tôi không muốn bàn tính gì thêm với nàng nữa. Nhưng trong giây phút, tôi cũng đã quyết định đời tôi. Tôi sắp đặt vị trí cho tài sản tôi. Tôi sẽ giao cho Macgơrit phần lợi tức của mẹ tôi để lại. Lợi tức này vẫn là quá ít để đền bù những hy sinh của nàng mà tôi đã chấp nhận.

Tôi còn năm ngàn frăng trợ cấp của cha tôi. Và dù thế nào, tôi vẫn luôn luôn có tiền trợ câp hàng năm đủ để sinh sống.

Tôi không nói cho Macgơrit điều tôi quyết định vì tin chắc nàng sẽ từ chối không nhận số tiền tôi tặng nàng.

Cái lợi tức ấy sinh ra từ sau mươi ngàn frăng tiền cầm cố một cái nhà mà tôi chưa bao giờ trông thấy. Tất cả những gì tôi biết, là cứ ba tháng một lần, người chưởng khế và cũng là người bạn già của cha tôi đem đưa cho tôi bảy trăm năm mươi frăng để nhận một cái biên lai đơn giản của tôi.

Ngày mà Macgơrit và tôi quay về Paris tìm thuê nhà, tôi đã tìm đến gặp ông chưởng khế và hỏi ông, tôi phải làm gì để chuyển lợi tức đó về cho người khác.

Viên chưởng khế tưởng tôi đã phá sản và chất vấn tôi về nguyên nhân của quyết định đó. Biết sớm muộn gì cũng phải cho ông ta biết tôi chuyển lợi tức đó về cho người nào, tôi liền kể cho ông nghe tất cả sự thật.

Ông không đưa ra một người ngăn cản nào cả, mặc dù vị trí chưởng khế và bạn của gia đình tôi cho phép ông được làm điều đó. Ông chỉ bảo đảm với tôi rằng ông sẽ lo sắp xếp mọi chuyện được tốt đẹp.

Đương nhiên, tôi nhờ ông giữ kín chuyện này với cha tôi. Và tôi tìm gặp lại Macgơrit đang đợi tôi tại nhà của Juyli Đupơra. Nàng muốn ở đó hơn là về nhà để nghe Pruđăng giảng luân lý.

Chúng tôi bắt đầu đi tìm thuê nhà. Tất cả những nơi chúng tôi đến, Macgơrit đều cho rằng giá qúa đắt, còn tôi thì cho rằng khiêm tốn quá. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi cũng đồng ý chọn một căn nhà nhỏ tách rời hẳn ngôi nhà chính, nằm trong một khu phố loại yên tĩnh nhất ở Paris.

Phía sau căn nhà có một khu vườn dễ thương – khu vườn thuộc căn nhà này – bao bọc bởi những bức tường cao vừa đủ để ngăn cách chúng tôi với những người láng giềng và không hạn chế tầm nhìn của chúng tôi.

Thế là sự việc vượt quá hy vọng.

Trong lúc tôi trở về để trả căn nhà đang thuê, Macgơrit đi đến một người đàn ông chuyên chạy việc. Người này, theo nàng bảo, đã từng giúp bạn gái nàng một công việc giống như việc nàng sắp nhờ ông ta.

Nàng đến gặp tôi ở đường Prôvân, vẻ mặt rất vui tươi. Người đàn ông đó hứa với nàng là sẽ trả tất cả những món nợ, sẽ đưa biên lai đến cho nàng và sẽ trao cho nàng hai mươi ngàn frăng, với điều kiện đổi lấy tất cả đồ đạc trong nhà nàng.

Bạn đã thấy rõ, khi đem bán đấu giá những đồ đạc này, người đàn ông lương thiện kia đã lời hơn ba mươi ngàn frăng.

– Chúng tôi sung sướng trở về Bugival, và tiếp tục cùng nhau trao đổi những dự kiến tương lai. Nhờ tính vô tư của chúng tôi, và nhất là do tình yêu của chúng tôi, chúng tôi thấy mọi việc đều tươi sáng và đẹp đẽ.

Tám ngày sau, khi chúng tôi đang ăn trưa, Nanin bước vào và cho biết người giúp việc của tôi tìm đến tôi.

Tôi cho gọi vào.

– Thưa ông – anh ta nói – ông cụ đã đến Paris, và mời ông về nhà ngay tức khắc. Cụ đang trông đợi.

Cái tin đó là một tin đơn giản nhất đời, tuy nhiên, nghe vậy Macgơrit và tôi nhìn nhau.

Chúng tôi linh cảm có một tai hoạ gì trong chuyện này.

Vì thế, tuy nàng không cho tôi biết cái ấn tượng mà tôi cùng chia sẻ ấy, tôi đã cầm lấy tay nàng và nói :

– Em đừng lo ngại gì cả.

– Anh hãy trở về càng sớm càng tốt – Macgơrit thì thầm ôm choàng lấy tôi – Em sẽ đợi anh bên cửa sổ.

Tôi cho Jôdép về báo cho cha tôi biết là tôi sẽ về ngay.

Đúng thế, hai giờ sau, tôi đã có mặt ở đường Prôvân.

Bình luận