Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Trà Hoa Nữ

Chương 21

Tác giả: Alexandre Dumas

Đã về – Nàng la lớn và nhảy đến ôm lấy cổ tôi – Anh đã về rồi! Sao anh xanh thế!

Tôi kể cho nàng nghe những sự việc vừa xảy ra với cha tôi.

Ôi! Chúa ơi! Em đã lo sợ từ trước – nàng nói – Khi Jôdép đến đây báo tin cha anh đến, em run lên như nghe một tin không lành. Anh yêu dấu ơi! Chính em là nguyên nhân của tất cả những sự việc đáng buồn đó! Có lẽ, anh từ bỏ em đi, tốt hơn là gây gổ với cha anh. Nhưng em đã làm phiền gì đến ông đâu? Chúng ta đã sống rất yên lành. Chúng ta sẽ sống yên lành hơn nữa. Cha anh phải biết rằng anh cần có một tình nhân và đáng lẽ ông phải sung sướng khi người tình nhân đó chính là em. Bởi vì em yêu anh và không đòi hỏi gì cao xa hơn hoàn cảnh anh có thể cho phép. Anh có nói cho cha anh biết chúng ta sắp đặt tương lai như thế nào không?

– Có, và chính điều đó làm cho cha anh bực tức hơn. Bởi vì ông nhìn thấy trong quyết định đó bằng chứng của mối tình giữa chúng ta.

– Vậy thì làm thế nào?

– Chúng ta cứ sống chung em Macgơrit ạ; và hãy để cho cơn giông tố đó đi qua.

– Liệu nó có qua đi được không?

– Nhất định phải qua.

– Nhưng cha anh sẽ không dừng lại ở đó đâu.

– Em nghĩ cha anh sẽ làm gì?

– Em biết thế nào được! Ông sẽ làm tất cả những gì có thể làm để buộc anh phải vâng lời. Cha anh sẽ nhắc lại cho anh cuộc đời quá khứ của em, và có thể sẽ sáng tạo nên một câu chuyện mới nào đó, để cho anh phải bỏ em.

– Em biết rõ rằng anh yêu em!

– Vâng, nhưng em cũng biết, sớm hay muộn gì anh cũng phải vâng lời cha anh. Và cuối cùng, cha anh sẽ thuyết phục được anh.

– Không Macgơrit. Chính anh, anh sẽ thuyết phục cha anh. Chẳng qua những lời dèm pha của một vài ông bạn nào đó đã làm cho cha anh nổi giận như thế. Nhưng cha anh là người tốt bụng. Ông vốn công bằng. Ông sẽ nghĩ lại về ý kiến đầu tiên của ông. Nhưng dù thế nào, anh cũng không nao núng!

– Anh đừng nói thế, Acmân. Em vui lòng nhận tất cả, hơn là để cho người ta tin em đã làm anh phải lủng củng với gia đình. Anh hãy để cho ngày hôm nay đi qua; và ngày mai anh hãy trở lại Paris. Về phía cha anh, ông sẽ nghĩ lại, cũng như anh đã nghĩ lại. Có lẽ cha con anh sẽ hiểu nhau hơn. Anh không nên đụng chạm đến những nguyên tắc của ông. Anh hãy làm ra vẻ chịu một vài nhân nhượng trước những ý muốn của ông. Anh hãy tỏ vẻ không quá vì em. Ông sẽ để cho những sự việc được ở trong tình trạng hiện tại. Hãy hy vọng lên, anh yêu dấu! Và hãy chắc chắn một điều: dù bất cứ điều gì xảy ra, Macgơrit vẫn ở bên anh.

– Em thề với anh điều đó?

– Em có cần phải thề với anh điều đó không?

Được thuyết phục bởi giọng của người yêu thật là êm ái! Macgơrit và tôi suốt ngày nhắc đi nhắc lại mãi những dự định đó. Chúng tôi từng phút chờ đợi mãi những dự định đó. Chúng tôi từng phút chờ đợi một biến cố đó. Nhưng sung sướng thay, ngày hôm ấy qua đi êm ả, không một điều gì khác lạ xảy ra.

Ngày hôm qua, tôi ra đi lúc mười giờ, và trưa hôm đó đến khách sạn.

Cha tôi đã đi rồi. Tôi trở về nhà tôi, hy vọng có thể gặp cha tôi ở đó. Nhưng không ai đến. Tôi đến nhà ông chưởng khế, vẫn không gặp ai cả!

Tôi trở về khách sạn và đợi mãi đến sáu giờ. Cha tôi không trở lại.

Tôi lên đường, trở về Bugival.

Tôi thấy Macgơrit không chờ đợi tôi như chiều hôm trước, mà ngồi bên góc lò sưởi, vì mùa lạnh đã bắt đầu.

Nàng đang mãi suy nghĩ. Tôi đến bên gần nàng, nhưng nàng không hay biết gì cả. Khi tôi đặt môi hôn lên trán nàng, nàng bỗng giật mình, hình như cái hôn đó đã làm nàng thức tỉnh.

– Anh làm em sợ – nàng nói với tôi – cha anh thế nào?

– Anh không gặp ông. Anh không biết tại sao lại như vậy. Anh không gặp cha anh ở khách sạn, cũng như ở bất cứ nơi nào mà anh tin ông ta có thể đến.

– Thế thì ngày mai anh đi tìm lại.

– Anh muốn chờ, cho đến khi ông gọi sẽ đến. Anh sẽ làm tất cả những gì anh phải làm, anh tin thế.

– Không, anh yêu dấu. Như thế vẫn chưa đủ. Phải đi gặp lại cha anh, nhất là vào ngày mai.

– Tại sao là ngày mai mà không phải là một ngày nào khác?

– Bởi vì – Macgơrit mặt hơi đỏ lên trước câu hỏi đó – bởi vì như vậy sự van nài về phía anh có vẻ thiết tha hơn; và sự tha lỗi, do đó, có thể nhanh chóng hơn.

Suốt ngày còn lại, Macgơrit bận rộn, lơ đãng, buồn bã. Tôi bắt buộc phải lặp lại hai lần điều tôi muốn nói để được nàng trả lời. Nàng cho biết, nàng bối rối vì những sợ hãi về tương lai mà những biến cố ngày hôm nay đã gợi ra trong tâm trí nàng.

Tôi thức suốt đêm để trấn an nàng. Ngày hôm sau, nàng giục tôi đi với một nỗi lo âu rõ ràng mà tôi không thể giải thích được.

Giống như hôm trước, cha tôi đi vắng. Nhưng lúc ra đi ông có để lại thư này:

«Nếu con trở lại để gặp cha trong ngày hôm nay, con hãy đợi cha đến bốn giờ. Nếu đến bốn giờ cha không về thì ngày mai, con hãy trở lại dùng bữa cơm chiều với cha. Cha có chuyện cần nói với con».

Tôi chờ đợi đến đúng giờ ông đã hẹn. Cha tôi không về. Tôi lại ra đi.

Ngày hôm trước, tôi thấy Macgơrit buồn. Ngày hôm nay, tôi thấy nàng bị sốt và mất bình tĩnh. Khi thấy tôi về, nàng nhảy lên ôm chặt lấy cổ tôi và khóc rất lâu giữa vòng tay của tôi.

Tôi hỏi nàng về sự đau khổ đột ngột đó mà sự tiến triển làm tôi lo sợ. Nàng không cho tôi biết một lý do rõ ràng nào cả, chỉ viện đến tất cả những lý do mà một người đàn bà có thể đưa ra khi không muốn trả lời đúng sự thật.

Khi nàng hơi bình tĩnh lại, tôi kể cho nàng nghe kết quả chuyến đi của tôi. Tôi đưa nàng xem lá thư của cha tôi, lưu ý nàng rằng chúng tôi có thể hy vọng ở nó là một điềm lành.

Nhìn thấy lá thư đó và nghe những ý nghĩ của tôi đưa ra, nàng càng khóc nhiều hơn, đến nỗi tôi phải gọi Nanin vì sợ nàng bị ngất. Chúng tôi đặt nàng nằm nghỉ. Nàng không nói năng gì cả, nhưng nắm chặt tay tôi, thỉnh thoảng lại hôn mạnh vào bàn tay tôi

Tôi hỏi Nanin xem trong lúc tôi đi vắng nhà, nàng có nhận được một lá thư nào hay có một cuộc viếng thăm nào đến nỗi phải làm nàng xúc động như thế. Nhưng Nanin trả lờ không có ai đến cả, và cũng không có thư từ gì.

Nhưng chắc chắn, từ ngày hôm qua đến nay, có việc gì đó xảy ra, đã gây nhiều lo âu mà Macgơrit giấu tôi.

Chiều đến, nàng có vẻ hơi bình tĩnh hơn một chút. Nàng bảo tôi ngồi xuống bên giường, nhắc lại cho tôi nhiều lần sự sắt đá trong tình yêu của nàng. Rồi nàng mỉm cười với tôi, nhưng cố gắng và gượng gạo. Bởi vì, ngoài ý muốn, mắt nàng mờ lệ.

Tôi dùng mọi cách để buộc nàng nói cho biết nguyên nhân chính, đích thực của sự buồn rầu đó. Nhưng nàng cứng đầu, luôn luôn chỉ cho tôi biết những lý do mơ hồ, như tôi vừa nói trên.

Cuối cùng, nàng ngủ thiếp trong vòng tay tôi, nhưng với một giấc ngủ là cho thân thể mệt mỏi hơn là nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, nàng thở ra một tiếng và giật mình tỉnh giấc, sau khi biết chắc tôi đang ở bên cạnh, nàng đòi tôi phải thề yêu nàng mãi mãi.

Tôi không hiểu gì cả về nỗi đau khổ đó. Nó cứ kéo dài từng cơn. Mãi cho đến sáng, Macgơrit mới mỏi mệt ngủ thiếp đi. Hai đêm rồi, nàng không ngủ

Giấc ngủ này không kéo dài được lâu. Khoảng mười một giờ, Macgơrit thức dậy. Thấy tôi đã dậy rồi, nàng nhìn quanh và nói lớn:

– Anh đã đi rồi?

– Không – Tôi đáp và nắm chặt hai bàn tay nàng – Nhưng anh muốn để em ngủ. Trời còn sớm lắm.

– Mấy giờ anh đi Paris?

– Bốn giờ.

– Sớm thế? Từ giờ cho đến bốn giờ, anh vẫn ở nhà với em chứ?

– Dĩ nhiên. Anh vẫn luôn như vậy mà!

– Hạnh phúc qúa!

– Chúng mình sẽ ăn sáng? – Nàng nói với một vẻ lơ đãng.

– Nếu em muốn.

– Và anh sẽ hôn em thật nhiều, mãi cho đến lúc nào anh đi.

– Vâng, và anh sẽ trở lại sớm, rất sớm.

– Anh sẽ trở về? – nàng nói và nhìn tôi với đôi mắt ngơ ngác.

– Đương nhiên.

– Đúng rồi, vậy chiều nay, anh sẽ về. Em sẽ đợi anh như thường lệ. Và em sẽ yêu anh, chúng ta sẽ sung sướng, như chúng ta đã sung sướng từ ngày chúng ta biết nhau.

Những lời nói đó với một giọng không bình thườn, hình như là để che dấu một trạng thái tâm tư quá đau đớn liên tục, làm tôi run sợ, từng phút từng giây. Macgơrit sẽ rơi vào tình trạng mê sảng?

– Em hãy nghe anh nói – tôi nói – em bị ốm. Anh không thể để em như thế này. Anh sẽ viết thư cho cha anh, bảo ông đừng đợi nữa.

– Không! Không! – Nàng đột ngột nói lớn – Đừng làm điều đó. Cha anh sẽ lại lên án em cấm anh đi gặp ông, khi ông muốn gặp anh. Không! Không! Anh phải đi. Anh cần đi. Vả chăng em không ốm đâu. Em khoẻ mạnh lắm. Chẳng qua em đã phải trải qua một giấc mộng không lành, vì em không thức dậy một cách bình thường.

Từ giây phút đó, Macgơrit có vẻ vui tươi hơn. Nàng không khóc nữa.

Khi đến giờ tôi phải đi, tôi ôm nàng vào lòng hôn và hỏi nàng có thích đưa tôi đến tận đường xe lửa không. Tôi hy vọng, đi như thế nàng sẽ được khuây khoả hơn, không khí ngoài trời sẽ làm cho nàng khỏe hơn.

Tôi thực sự muốn kéo dài thêm thời gian được gần gũi nàng.

Nàng nhận lời, lấy áo choàng và cùng đi với tôi và Nanin để khỏi phải trở về nhà một mình.

Hai mươi lần, tôi gần như không muốn ra đi. Nhưng niềm hy vọng sẽ trở về sớm và nỗi lo sợ làm mếch lòng cha tôi lần nữa đã làm tôi phải giữ quyết định của mình. Tàu chạy.

” Chiều sẽ gặp lại ” – tôi nói với Macgơrit lúc từ giã.

Nàng không trả lời.

Một lần rồi, nàng không trả lời tôi, cũng với những từ như thế. Và ông bá tước G. . . bạn còn nhớ, đã ở lại với nàng suốt đêm. Nhưng ngày ấy đã xa lắm rồi ; và hình như đã bị xoá nhoà trong trí nhớ tôi. Nay, nếu tôi có nỗi lo sợ điều gì đó, thì chắc chắn không phải là lo sợ Macgơrit lừa dối tôi.

Tôi chạy đến nhà Pruđăng ở Paris, yêu cầu chị đi thăm Macgơrit, hy vọng tài nói năng và tính vui vẻ của chị sẽ giải buồn cho nàng.

Tôi vào nhà, không báo trước. Và tôi gặp Pruđăng ở phòng trang sức.

– A! – Chị ta nói với tôi vẻ lo lắng – Macgơrit có đi với anh không?

– Không.

– Cô ấy có khoẻ không?

– Nàng đang ốm.

– Vậy nàng sẽ không đến?

– Nàng có cần phải đến không?

Bà Đuvecnoa đỏ mặt và trả lời tôi bối rối.

– Tôi muốn nói: anh đến Paris, nhưng cô ấy không đến cùng anh sao?

– Không.

Tôi nhìn Pruđăng. Chị ta cúi mặt xuống và trên khuôn mặt chị, tôi tưởng như đọc được sự lo sợ cuộc viếng thăm của tôi kéo dài.

– Tôi đến đây để yêu cầu chị, chị Pruđăng thân mến, nếu chị không có việc gì làm, chiều nay, chị hãy về thăm Macgơrit. Chị hãy trò chuyện cho vui và có thể ở lại đêm ở đó. Tôi chưa bao giờ thấy nàng như hôm nay, tôi sợ nàng ốm.

– Tôi phải đi ăn tối ở ngoài phố – Pruđăng đáp – nên chiều nay, tôi không thể đến thăm được, nhưng ngày mai tôi sẽ đến.

Tôi từ giã Đuvecnoa. Chị ta cũng có vẻ bận rộn không khác Macgơrit. Tôi đến gặp cha tôi. Cái nhìn đầu tiên của ông chăm chú như muốn tìm hiểu ở tôi một điều gì đó.

Cha tôi đưa tay bắt tay tôi.

– Hai lần con đến thăm làm cha vui lòng, Acmân ạ. Hai lần đó làm cha hy vọng về phía con, con đã suy nghĩ lại: cũng như về phía mình, cha đã suy nghĩ.

– Thưa cha, cha cho phép con hỏi về kết quả những điều cha suy nghĩ.

– Con ạ, cha đã khuyếch đại tầm quan trọng trong những lời dị nghị của những kẻ khác, và cha tự hứa sẽ ít nghiêm khắc hơn đối với con.

– Thưa cha, cha nói gì? – tôi nói lớn, giọng mừng rỡ.

– Cha nói, con thân mến ạ, người con trai nào cũng phải có một tình nhân. Và theo những tin tức mới đây, cha bằng lòng được biết rằng tình nhân của con là Giôchiê hơn là một người nào khác.

– Cha tốt quá! Cha đã làm con sung sướng.

Chúng tôi nói chuyện trong giây lát, rồi cùng ngồi lại bàn ăn. Cha tôi vui vẻ suốt thời gian chúng tôi ăn chiều.

Lòng tôi nôn nóng trở về Bugival để kể lại cho Macgơrit sự thay đổi qúy báu của cha tôi. Mỗi phút, tôi lại tự nhiên nhìn lên đồng hồ.

– Con xem giờ – cha tôi nói – con nôn nóng để từ giã cha! Ồ! Thanh niên các bạn luôn luôn hy sinh những tình thương chân thật để đổi lại những tình thương không vững chắc.

– Thưa cha, cha đừng nói như thế, Macgơrit yêu con, con tin chắc điều đó.

Cha tôi không trả lời. Ông không biểu lộ vẻ nghi ngờ hay tin tưởng.

Ông thiết tha mong tôi ở lại với ông suốt buổi chiều ấy và sẽ về vào ngày hôm sau. Nhưng Macgơrit đang ốm. Tôi cho ông biết như thế và xin phép được trở về nhà sớm, hứa sáng hôm sau sẽ trở lại. Thời tiết tốt. Cha tôi đưa tôi đến tận sân ga. Không bao giờ tôi sung sướng đến như thế. Tương lai hiện ra với tôi đẹp đẽ như tôi đã đi tìm bấy lâu nay.

Tôi càng yêu quý cha tôi hơn những ngày trước gấp bội.

Khi tôi sắp đi, ông còn nài nỉ tôi, một lần chót, ở lại với ông. Tôi từ chối.

– Con thương cô ta quá! – Ông nói.

– Như một con người điên.

– Thôi, con đi! – Và ông đưa bàn tay lên trán như muốn xua đuổi một ý tưởng, rồi mở miệng như muốn nói với tôi điều gì. Nhưng ông chỉ siết chặt bàn tay tôi rồi đột ngột bước đi, và nói lớn :

– Ngày mai, con nhớ nhé!

Đã về – Nàng la lớn và nhảy đến ôm lấy cổ tôi – Anh đã về rồi! Sao anh xanh thế!

Tôi kể cho nàng nghe những sự việc vừa xảy ra với cha tôi.

Ôi! Chúa ơi! Em đã lo sợ từ trước – nàng nói – Khi Jôdép đến đây báo tin cha anh đến, em run lên như nghe một tin không lành. Anh yêu dấu ơi! Chính em là nguyên nhân của tất cả những sự việc đáng buồn đó! Có lẽ, anh từ bỏ em đi, tốt hơn là gây gổ với cha anh. Nhưng em đã làm phiền gì đến ông đâu? Chúng ta đã sống rất yên lành. Chúng ta sẽ sống yên lành hơn nữa. Cha anh phải biết rằng anh cần có một tình nhân và đáng lẽ ông phải sung sướng khi người tình nhân đó chính là em. Bởi vì em yêu anh và không đòi hỏi gì cao xa hơn hoàn cảnh anh có thể cho phép. Anh có nói cho cha anh biết chúng ta sắp đặt tương lai như thế nào không?

– Có, và chính điều đó làm cho cha anh bực tức hơn. Bởi vì ông nhìn thấy trong quyết định đó bằng chứng của mối tình giữa chúng ta.

– Vậy thì làm thế nào?

– Chúng ta cứ sống chung em Macgơrit ạ; và hãy để cho cơn giông tố đó đi qua.

– Liệu nó có qua đi được không?

– Nhất định phải qua.

– Nhưng cha anh sẽ không dừng lại ở đó đâu.

– Em nghĩ cha anh sẽ làm gì?

– Em biết thế nào được! Ông sẽ làm tất cả những gì có thể làm để buộc anh phải vâng lời. Cha anh sẽ nhắc lại cho anh cuộc đời quá khứ của em, và có thể sẽ sáng tạo nên một câu chuyện mới nào đó, để cho anh phải bỏ em.

– Em biết rõ rằng anh yêu em!

– Vâng, nhưng em cũng biết, sớm hay muộn gì anh cũng phải vâng lời cha anh. Và cuối cùng, cha anh sẽ thuyết phục được anh.

– Không Macgơrit. Chính anh, anh sẽ thuyết phục cha anh. Chẳng qua những lời dèm pha của một vài ông bạn nào đó đã làm cho cha anh nổi giận như thế. Nhưng cha anh là người tốt bụng. Ông vốn công bằng. Ông sẽ nghĩ lại về ý kiến đầu tiên của ông. Nhưng dù thế nào, anh cũng không nao núng!

– Anh đừng nói thế, Acmân. Em vui lòng nhận tất cả, hơn là để cho người ta tin em đã làm anh phải lủng củng với gia đình. Anh hãy để cho ngày hôm nay đi qua; và ngày mai anh hãy trở lại Paris. Về phía cha anh, ông sẽ nghĩ lại, cũng như anh đã nghĩ lại. Có lẽ cha con anh sẽ hiểu nhau hơn. Anh không nên đụng chạm đến những nguyên tắc của ông. Anh hãy làm ra vẻ chịu một vài nhân nhượng trước những ý muốn của ông. Anh hãy tỏ vẻ không quá vì em. Ông sẽ để cho những sự việc được ở trong tình trạng hiện tại. Hãy hy vọng lên, anh yêu dấu! Và hãy chắc chắn một điều: dù bất cứ điều gì xảy ra, Macgơrit vẫn ở bên anh.

– Em thề với anh điều đó?

– Em có cần phải thề với anh điều đó không?

Được thuyết phục bởi giọng của người yêu thật là êm ái! Macgơrit và tôi suốt ngày nhắc đi nhắc lại mãi những dự định đó. Chúng tôi từng phút chờ đợi mãi những dự định đó. Chúng tôi từng phút chờ đợi một biến cố đó. Nhưng sung sướng thay, ngày hôm ấy qua đi êm ả, không một điều gì khác lạ xảy ra.

Ngày hôm qua, tôi ra đi lúc mười giờ, và trưa hôm đó đến khách sạn.

Cha tôi đã đi rồi. Tôi trở về nhà tôi, hy vọng có thể gặp cha tôi ở đó. Nhưng không ai đến. Tôi đến nhà ông chưởng khế, vẫn không gặp ai cả!

Tôi trở về khách sạn và đợi mãi đến sáu giờ. Cha tôi không trở lại.

Tôi lên đường, trở về Bugival.

Tôi thấy Macgơrit không chờ đợi tôi như chiều hôm trước, mà ngồi bên góc lò sưởi, vì mùa lạnh đã bắt đầu.

Nàng đang mãi suy nghĩ. Tôi đến bên gần nàng, nhưng nàng không hay biết gì cả. Khi tôi đặt môi hôn lên trán nàng, nàng bỗng giật mình, hình như cái hôn đó đã làm nàng thức tỉnh.

– Anh làm em sợ – nàng nói với tôi – cha anh thế nào?

– Anh không gặp ông. Anh không biết tại sao lại như vậy. Anh không gặp cha anh ở khách sạn, cũng như ở bất cứ nơi nào mà anh tin ông ta có thể đến.

– Thế thì ngày mai anh đi tìm lại.

– Anh muốn chờ, cho đến khi ông gọi sẽ đến. Anh sẽ làm tất cả những gì anh phải làm, anh tin thế.

– Không, anh yêu dấu. Như thế vẫn chưa đủ. Phải đi gặp lại cha anh, nhất là vào ngày mai.

– Tại sao là ngày mai mà không phải là một ngày nào khác?

– Bởi vì – Macgơrit mặt hơi đỏ lên trước câu hỏi đó – bởi vì như vậy sự van nài về phía anh có vẻ thiết tha hơn; và sự tha lỗi, do đó, có thể nhanh chóng hơn.

Suốt ngày còn lại, Macgơrit bận rộn, lơ đãng, buồn bã. Tôi bắt buộc phải lặp lại hai lần điều tôi muốn nói để được nàng trả lời. Nàng cho biết, nàng bối rối vì những sợ hãi về tương lai mà những biến cố ngày hôm nay đã gợi ra trong tâm trí nàng.

Tôi thức suốt đêm để trấn an nàng. Ngày hôm sau, nàng giục tôi đi với một nỗi lo âu rõ ràng mà tôi không thể giải thích được.

Giống như hôm trước, cha tôi đi vắng. Nhưng lúc ra đi ông có để lại thư này:

«Nếu con trở lại để gặp cha trong ngày hôm nay, con hãy đợi cha đến bốn giờ. Nếu đến bốn giờ cha không về thì ngày mai, con hãy trở lại dùng bữa cơm chiều với cha. Cha có chuyện cần nói với con».

Tôi chờ đợi đến đúng giờ ông đã hẹn. Cha tôi không về. Tôi lại ra đi.

Ngày hôm trước, tôi thấy Macgơrit buồn. Ngày hôm nay, tôi thấy nàng bị sốt và mất bình tĩnh. Khi thấy tôi về, nàng nhảy lên ôm chặt lấy cổ tôi và khóc rất lâu giữa vòng tay của tôi.

Tôi hỏi nàng về sự đau khổ đột ngột đó mà sự tiến triển làm tôi lo sợ. Nàng không cho tôi biết một lý do rõ ràng nào cả, chỉ viện đến tất cả những lý do mà một người đàn bà có thể đưa ra khi không muốn trả lời đúng sự thật.

Khi nàng hơi bình tĩnh lại, tôi kể cho nàng nghe kết quả chuyến đi của tôi. Tôi đưa nàng xem lá thư của cha tôi, lưu ý nàng rằng chúng tôi có thể hy vọng ở nó là một điềm lành.

Nhìn thấy lá thư đó và nghe những ý nghĩ của tôi đưa ra, nàng càng khóc nhiều hơn, đến nỗi tôi phải gọi Nanin vì sợ nàng bị ngất. Chúng tôi đặt nàng nằm nghỉ. Nàng không nói năng gì cả, nhưng nắm chặt tay tôi, thỉnh thoảng lại hôn mạnh vào bàn tay tôi

Tôi hỏi Nanin xem trong lúc tôi đi vắng nhà, nàng có nhận được một lá thư nào hay có một cuộc viếng thăm nào đến nỗi phải làm nàng xúc động như thế. Nhưng Nanin trả lờ không có ai đến cả, và cũng không có thư từ gì.

Nhưng chắc chắn, từ ngày hôm qua đến nay, có việc gì đó xảy ra, đã gây nhiều lo âu mà Macgơrit giấu tôi.

Chiều đến, nàng có vẻ hơi bình tĩnh hơn một chút. Nàng bảo tôi ngồi xuống bên giường, nhắc lại cho tôi nhiều lần sự sắt đá trong tình yêu của nàng. Rồi nàng mỉm cười với tôi, nhưng cố gắng và gượng gạo. Bởi vì, ngoài ý muốn, mắt nàng mờ lệ.

Tôi dùng mọi cách để buộc nàng nói cho biết nguyên nhân chính, đích thực của sự buồn rầu đó. Nhưng nàng cứng đầu, luôn luôn chỉ cho tôi biết những lý do mơ hồ, như tôi vừa nói trên.

Cuối cùng, nàng ngủ thiếp trong vòng tay tôi, nhưng với một giấc ngủ là cho thân thể mệt mỏi hơn là nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, nàng thở ra một tiếng và giật mình tỉnh giấc, sau khi biết chắc tôi đang ở bên cạnh, nàng đòi tôi phải thề yêu nàng mãi mãi.

Tôi không hiểu gì cả về nỗi đau khổ đó. Nó cứ kéo dài từng cơn. Mãi cho đến sáng, Macgơrit mới mỏi mệt ngủ thiếp đi. Hai đêm rồi, nàng không ngủ

Giấc ngủ này không kéo dài được lâu. Khoảng mười một giờ, Macgơrit thức dậy. Thấy tôi đã dậy rồi, nàng nhìn quanh và nói lớn:

– Anh đã đi rồi?

– Không – Tôi đáp và nắm chặt hai bàn tay nàng – Nhưng anh muốn để em ngủ. Trời còn sớm lắm.

– Mấy giờ anh đi Paris?

– Bốn giờ.

– Sớm thế? Từ giờ cho đến bốn giờ, anh vẫn ở nhà với em chứ?

– Dĩ nhiên. Anh vẫn luôn như vậy mà!

– Hạnh phúc qúa!

– Chúng mình sẽ ăn sáng? – Nàng nói với một vẻ lơ đãng.

– Nếu em muốn.

– Và anh sẽ hôn em thật nhiều, mãi cho đến lúc nào anh đi.

– Vâng, và anh sẽ trở lại sớm, rất sớm.

– Anh sẽ trở về? – nàng nói và nhìn tôi với đôi mắt ngơ ngác.

– Đương nhiên.

– Đúng rồi, vậy chiều nay, anh sẽ về. Em sẽ đợi anh như thường lệ. Và em sẽ yêu anh, chúng ta sẽ sung sướng, như chúng ta đã sung sướng từ ngày chúng ta biết nhau.

Những lời nói đó với một giọng không bình thườn, hình như là để che dấu một trạng thái tâm tư quá đau đớn liên tục, làm tôi run sợ, từng phút từng giây. Macgơrit sẽ rơi vào tình trạng mê sảng?

– Em hãy nghe anh nói – tôi nói – em bị ốm. Anh không thể để em như thế này. Anh sẽ viết thư cho cha anh, bảo ông đừng đợi nữa.

– Không! Không! – Nàng đột ngột nói lớn – Đừng làm điều đó. Cha anh sẽ lại lên án em cấm anh đi gặp ông, khi ông muốn gặp anh. Không! Không! Anh phải đi. Anh cần đi. Vả chăng em không ốm đâu. Em khoẻ mạnh lắm. Chẳng qua em đã phải trải qua một giấc mộng không lành, vì em không thức dậy một cách bình thường.

Từ giây phút đó, Macgơrit có vẻ vui tươi hơn. Nàng không khóc nữa.

Khi đến giờ tôi phải đi, tôi ôm nàng vào lòng hôn và hỏi nàng có thích đưa tôi đến tận đường xe lửa không. Tôi hy vọng, đi như thế nàng sẽ được khuây khoả hơn, không khí ngoài trời sẽ làm cho nàng khỏe hơn.

Tôi thực sự muốn kéo dài thêm thời gian được gần gũi nàng.

Nàng nhận lời, lấy áo choàng và cùng đi với tôi và Nanin để khỏi phải trở về nhà một mình.

Hai mươi lần, tôi gần như không muốn ra đi. Nhưng niềm hy vọng sẽ trở về sớm và nỗi lo sợ làm mếch lòng cha tôi lần nữa đã làm tôi phải giữ quyết định của mình. Tàu chạy.

” Chiều sẽ gặp lại ” – tôi nói với Macgơrit lúc từ giã.

Nàng không trả lời.

Một lần rồi, nàng không trả lời tôi, cũng với những từ như thế. Và ông bá tước G. . . bạn còn nhớ, đã ở lại với nàng suốt đêm. Nhưng ngày ấy đã xa lắm rồi ; và hình như đã bị xoá nhoà trong trí nhớ tôi. Nay, nếu tôi có nỗi lo sợ điều gì đó, thì chắc chắn không phải là lo sợ Macgơrit lừa dối tôi.

Tôi chạy đến nhà Pruđăng ở Paris, yêu cầu chị đi thăm Macgơrit, hy vọng tài nói năng và tính vui vẻ của chị sẽ giải buồn cho nàng.

Tôi vào nhà, không báo trước. Và tôi gặp Pruđăng ở phòng trang sức.

– A! – Chị ta nói với tôi vẻ lo lắng – Macgơrit có đi với anh không?

– Không.

– Cô ấy có khoẻ không?

– Nàng đang ốm.

– Vậy nàng sẽ không đến?

– Nàng có cần phải đến không?

Bà Đuvecnoa đỏ mặt và trả lời tôi bối rối.

– Tôi muốn nói: anh đến Paris, nhưng cô ấy không đến cùng anh sao?

– Không.

Tôi nhìn Pruđăng. Chị ta cúi mặt xuống và trên khuôn mặt chị, tôi tưởng như đọc được sự lo sợ cuộc viếng thăm của tôi kéo dài.

– Tôi đến đây để yêu cầu chị, chị Pruđăng thân mến, nếu chị không có việc gì làm, chiều nay, chị hãy về thăm Macgơrit. Chị hãy trò chuyện cho vui và có thể ở lại đêm ở đó. Tôi chưa bao giờ thấy nàng như hôm nay, tôi sợ nàng ốm.

– Tôi phải đi ăn tối ở ngoài phố – Pruđăng đáp – nên chiều nay, tôi không thể đến thăm được, nhưng ngày mai tôi sẽ đến.

Tôi từ giã Đuvecnoa. Chị ta cũng có vẻ bận rộn không khác Macgơrit. Tôi đến gặp cha tôi. Cái nhìn đầu tiên của ông chăm chú như muốn tìm hiểu ở tôi một điều gì đó.

Cha tôi đưa tay bắt tay tôi.

– Hai lần con đến thăm làm cha vui lòng, Acmân ạ. Hai lần đó làm cha hy vọng về phía con, con đã suy nghĩ lại: cũng như về phía mình, cha đã suy nghĩ.

– Thưa cha, cha cho phép con hỏi về kết quả những điều cha suy nghĩ.

– Con ạ, cha đã khuyếch đại tầm quan trọng trong những lời dị nghị của những kẻ khác, và cha tự hứa sẽ ít nghiêm khắc hơn đối với con.

– Thưa cha, cha nói gì? – tôi nói lớn, giọng mừng rỡ.

– Cha nói, con thân mến ạ, người con trai nào cũng phải có một tình nhân. Và theo những tin tức mới đây, cha bằng lòng được biết rằng tình nhân của con là Giôchiê hơn là một người nào khác.

– Cha tốt quá! Cha đã làm con sung sướng.

Chúng tôi nói chuyện trong giây lát, rồi cùng ngồi lại bàn ăn. Cha tôi vui vẻ suốt thời gian chúng tôi ăn chiều.

Lòng tôi nôn nóng trở về Bugival để kể lại cho Macgơrit sự thay đổi qúy báu của cha tôi. Mỗi phút, tôi lại tự nhiên nhìn lên đồng hồ.

– Con xem giờ – cha tôi nói – con nôn nóng để từ giã cha! Ồ! Thanh niên các bạn luôn luôn hy sinh những tình thương chân thật để đổi lại những tình thương không vững chắc.

– Thưa cha, cha đừng nói như thế, Macgơrit yêu con, con tin chắc điều đó.

Cha tôi không trả lời. Ông không biểu lộ vẻ nghi ngờ hay tin tưởng.

Ông thiết tha mong tôi ở lại với ông suốt buổi chiều ấy và sẽ về vào ngày hôm sau. Nhưng Macgơrit đang ốm. Tôi cho ông biết như thế và xin phép được trở về nhà sớm, hứa sáng hôm sau sẽ trở lại. Thời tiết tốt. Cha tôi đưa tôi đến tận sân ga. Không bao giờ tôi sung sướng đến như thế. Tương lai hiện ra với tôi đẹp đẽ như tôi đã đi tìm bấy lâu nay.

Tôi càng yêu quý cha tôi hơn những ngày trước gấp bội.

Khi tôi sắp đi, ông còn nài nỉ tôi, một lần chót, ở lại với ông. Tôi từ chối.

– Con thương cô ta quá! – Ông nói.

– Như một con người điên.

– Thôi, con đi! – Và ông đưa bàn tay lên trán như muốn xua đuổi một ý tưởng, rồi mở miệng như muốn nói với tôi điều gì. Nhưng ông chỉ siết chặt bàn tay tôi rồi đột ngột bước đi, và nói lớn :

– Ngày mai, con nhớ nhé!

Bình luận