Tuy nhiên – sau một phút, Acmân nói tiếp – tôi vẫn hiểu, tôi còn yêu nàng và mạnh hơn cả ngày trước. Và trong ý muốn được gặp lại Macgơrit còn có cả cái ý chí muốn cho nàng biết, tôi đã cao giá hơn nàng một bậc.
Để đạt được mục đích, con tim đã không ngoan việc dẫn bao nhiêu lý lẽ, lựa chọn bao nhiêu con đường.
Vì thế, tôi không thể đứng lâu hơn trong hành lang. Tôi trở về ngồi bên dàn nhạc và nhìn nhanh khắp nhà hát để xem nàng ngồi ở lô nào.
Nàng ngồi trước sân khấu, ở tầng dưới, và chỉ một mình thôi. Nàng thay đổi nhiều như tôi đã nói với bạn. Tôi không còn tìm thấy trên môi nàng nụ cười hờ hững nữa. Nàng đã ốm đau và nàng sẽ còn ốm đau nhiều.
Mặc dầu đã tháng tư rồi, nàng vẫn ăn mặc như giữa mùa đông, toàn người đều nhung len.
Tôi nhìn nàng một cách rất chai lỳ, đến nỗi cái nhìn tôi đã thu hút cái nhìn của nàng.
Nàng nhìn tôi một lúc, rồi lấy ống nhòm đưa lên để nhìn cho rõ hơn và chắc chắn đã ngờ ngợ nhận biết tôi, tuy không thể quyết chắc tôi là ai. Bơỉ vì khi nàng để kính xuống, một nụ cười – cách chào duyên dáng của những người đàn bà – nở trên đôi môi nàng và như chờ đợi một cái chào trả lời nơi tôi. Nhưng tôi không đáp lại, như để cản lối nàng và tỏ ra tôi đã quên rồi khi nàng còn nhớ lại.
Nàng tưởng đã lầm và quay đi nơi khác.
Màn kéo lên.
Tôi đã gặp Macgơrit nhiều lần ở rạp hát. Tôi không hề thấy nàng để ý một chút nào về những gì người ta trình diễn.
Còn đối với tôi, những điều trình diễn cũng không hấp dẫn tôi lắm. Tôi chỉ chú ý đến nàng, nhưng lại cố gắng làm sao để nàng không thấy được điều đó.
Tôi thấy nàng trao đổi cái nhìn với người ở lô trước mặt nàng. Tôi đưa mắt nhìn theo và nhận ra một người đàn bà khá quen biết trong lô đó.
Người đàn bà này xưa kia sống bằng nghề kỹ nữ, đã từng cố gắng qua nhiều sân khấu nhưng không thành công. Và sau đó, do có nhiều mối quen biết với những người đàn bà sang trọng ở Paris, bà ta chuyển sang nghề buôn bán và đã lập ra được một nhà hàng thời trang.
Tôi thấy nơi người đàn bà này một phương tiện tốt để giúp tôi gặp Macgơrit. Và nhân một lúc người này nhìn về phía tôi, tôi đưa mắt và đưa tay chào.
Điều tôi tiên đoán đã đến: bà ta gọi tôi đến lô của mình.
Người đàn bà buôn thời trang này tên là Pruđăng Đuvecnoa, trạc bốn mười tuổi, mập mạp. Với những người đàn bà như người này, chúng ta không cần gì nhiều đến tài ngoại giao để được biết điều muốn biết, nhất là khi điều muốn biết đó lại đơn giản như những điều tôi vừa nghĩ. Tôi, nhân lúc bà ta bắt đầu nhìn lại Macgơrit, liền hỏi:
– Bà nhìn ai thế?
– Macgơrit Gôchiê.
– Bà biết người đó?
– Vâng, tôi là người chăm sóc thời trang cho cô, và cô là người láng giềng của tôi.
– Thế ra bà ở đường Antin?
– Số 7. Cửa sổ phòng trang sức của cô ta đối diện với cửa sổ phòng tôi.
– Người ta bảo cô ta là một cô gái rất duyên dáng.
– Anh không biết cô ấy sao?
– Không. Nhưng tôi muốn được quen biết cô.
– Anh có muốn tôi bảo nàng đến lô chúng ta không?
– Không. Nhưng tôi muốn bà giới thiệu tôi với cô ta.
– Ở nhà cô?
– Vâng.
– Điều đó hơi khó.
– Tại sao?
– Bởi vì cô ta đang được một ông quận công già rất hay ghen che chở. – Được che chở là một điều tốt.
– Vâng, được che chở – Pruđăng đáp – ông già thật đáng thương, ông ta sẽ rất lúng túng nếu phải làm tình nhân của cô ấy.
Pruđăng kể cho tôi nghe Macgơrit đã quen biết ông quận công già ở Banhêe như thế nào.
– Chính vì thế mà cô ta đến đây chỉ một mình?
– Vâng, đúng.
– Nhưng ai sẽ đưa cô ấy về?
– Ông ta.
– Vậy ông ta sắp đến?
– Trong vài phút nữa.
– Và ai đưa bà về?
– Không ai cả.
– Tôi xin được phép làm người đó.
– Nhưng anh đang đi với một người bạn, tôi tin thế
– Thế thì chúng tôi cùng đưa bà về.
– Bạn anh là ai thế?
– Đó là một chàng trai dễ thương, rất láu lỉnh, hắn sẽ lấy làm vui sướng khi được làm quen với bà.
– Thế thì đồng ý nhé. Sau màn này, tôi biết đây là màn cuối, bốn chúng ta sẽ cùng về.
– Sẵn sàng, tôi sẽ đi báo trước cho bạn tôi biết.
– Được, đi đi.
– A! – Pruđăng nói, khi tôi sắp sửa bước ra – Kìa xem, ông quận công đã vào lô của Macgơrit rồi.
Tôi nhìn theo.
Quả thật, một người đàn ông chừng bảy mười tuổi vừa đến ngồi sau người đàn bà trẻ đó và đưa cho nàng một túi quà. Nàng đang lấy quà ra và mỉm cười, rồi nàng đưa túi quà ra phía trước lô, ra hiệu cho Pruđăng như hỏi:
– Chị có dùng không?
– Không – Pruđăng nói.
Macgơrit thu túi quà về và quay lại, bắt đầu nói chuyện với ông quận công.
Kể lại tất cả những chi tiết này, thật là trẻ con. Nhưng tất cả những gì liên quan đến người con gái ấy đều hiện ra rõ ràng trong trí nhớ tôi, và hôm nay tôi không thể nào không nhớ lại.
Tôi bước xuống, báo cho Gatông biết trước việc tôi vừa sắp đặt cho anh ta và cho tôi.
Anh ta nhận lời
Chúng tôi rời chỗ ngồi để lên lô trên với bà Pruđăng Đuvecnoa.
Chúng tôi vừa mở cửa phòng nhạc thì bắt buộc phải dừng lại để nhường lối cho Macgơrit và ông quận công đi ra.
Tôi sẵn sàng đổi mười năm đời tôi để được cái vị trí của ông già này.
Ra đến lộ, ông ta đưa Macgơrit lên ngồi trên một cỗ xe bốn bánh do ông điều khiển. Và cả hai khuất dạng theo nhịp tế nhanh của hai con ngựa cao đẹp.
Chúng tôi bước vào lô của Pruđăng.
Khi vở tuồng chấm dứt, chúng tôi xuống tìm một chiếc xe nhỏ để đưa chúng tôi đến số 7 đường Antin.
Đến trước cửa, Pruđăng mời chúng tôi vào nhà, để cho xem những hàng hoá mà chúng tôi không biết gì về giá trị của nó cả. Nhưng bà ta thì rất tự đắc. Hẳn bạn cũng hiểu tôi đã nhận lời một cách vỗn vã như thế nào.
Hình như dần dần tôi đã tiến đến gần Macgơrit hơn. Tôi nhanh chóng đưa nàng vào đầu đề câu chuyện.
– Ông quận công già ở tại nhà người láng giềng của chị? – tôi hỏi Pruđăng.
– Không! Không phải. Cô ta ở một mình thôi.
– Như vậy cô ta sẽ buồn ghê gớm lắm – Gatông nói.
– Gần như chiều nào chúng tôi cũng họp mặt với nhau. Hoặc khi đi đâu về, cô ấy lại gọi tôi, Macgơrit không bao giờ ngủ trước hai giờ sáng, cô ta không thể ngủ sớm hơn được.
– Tại sao?
– Bởi vì cô ta bị bệnh đau ngực và gần như lúc nào cũng bị sốt.
– Cô ta không có tình nhân? – tôi hỏi.
– Tôi không hề thấy ai ở lại, khi tôi ra về. Nhưng tôi không nói rằng không có người nào đến, khi tôi đã đi rồi. Thường thường tôi gặp tai nhà cô một ông bá tước N. . . nào đó. Ông này tin rằng công việc của mình có thể tiến triển tốt đẹp bằng những cuộc viếng thăm Macgơrit vào lúc mười một giờ, và bằng cách gửi tặng những nữ trang nàng thích. Nhưng nàng lại không muốn gặp mặt ông ta bất cứ ở đâu. Nàng đã sai lầm; vì đó là một người đàn ông rất giàu. Thỉnh thoảng, tôi lại bảo nàng: “Cô em ạ, đó là người đàn ông cần cho cô em!” . Nhưng vô hiệu. Nàng quay lưng lại với tôi và trả lời rằng người đó đần độn lắm. Người đó đần, tôi đồng ý. Nhưng cô ta sẽ có một địa vị. Chứ ông quận công già thì có thể chết nay mai. Những người già đều ích kỷ. Gia đình ông luôn chỉ trích ông về tình thương đối với Macgơrit. Đó là hai lý do để ông sẽ không cho nàng được thừa hưởng gì cả. Tôi giảng giải cho cô ta. Cô ta trả lời: khi ông quận công chết, sẽ nhận lời bá tước cũng không muộn gì.
-sống như nàng thật lạ lùng – Pruđăng nói tiếp – Tôi, nếu tôi biết rõ ông ta không hợp với tôi, tôi sẽ không ngần ngại gì cho ông ấy cút nhanh đi cho rảng. Ông già kia thì rõ nhạt nhẽo. Ông gọi cô ta là con gái ông. Chăm sóc cho cô ta như một đứa trẻ nhỏ. Ông luôn luôn bám bên lưng cô ta. Tôi tin chắc, vào giờ này, một trong những người nhà của ông đang rình ngoài đường để xem có ai đi ra và nhất là có ai đi vào nhà Macgơrit không.
– A! Cô Macgơrit đáng thương – Gatông vừa nói, vừa ngồi lại bàn pianô và đáng một điệu vanxơ – Tôi không biết điều đó. Tuy nhiên gần đây tôi thấy cô ta ít được vui vẻ.
– Xuỵt! – Pruđăng vừa nói vừa lắng tai nghe. Gatông dừng lại – Hình như cô ta gọi tôi.
Chúng tôi lắng nghe.
Quả nhiên có tiếng gọi Pruđăng.
– Thôi các ông đi đi cho! – Bà Đuvecnoa bảo chúng tôi.
– A! Bà cho thế là tinh thần hiếu khách đấy à? – Gatông vừa cười vừa nói – Chúng tôi chỉ đi khi nào chúng tôi muốn đi.
– Tại sao chúng tôi phải đi?
– Tôi sang Macgơrit.
– Chúng tôi đợi ở đây.
– Điều đó thì không thể được.
– Thế thì chúng tôi đi cùng với bà.
– Càng không được.
– Tôi biết Macgơrit – Gatông nói – Tôi có thể đến thăm cô ta lắm chứ.
– Nhưng Acmân không biết cô ta.
Tôi sẽ giới thiệu anh ta.
– Không thể được.
Chúng tôi lại lắng nghe lần nữa tiếng Macgơrit gọi Pruđăng.
Pruđăng chạy đến phòng trang sức. Tôi và Gatông đi theo. Bà ta mở cửa sổ ra.
Chúng tôi đứng núp lại để bên ngoài đừng trông thấy.
– Tôi đã gọi chị hơn mười phút rồi – Macgơrit nói từ cửa sổ nhà mình, với một giọng hơi khó chịu.
– Cô muốn tôi giúp gì?
– Tôi muốn chị đến ngay lập tức.
– Tại sao?
– Bởi ông bá tước N. . . vẫn còn đó. Ông làm tôi chán chết được.
– Tôi không thể đi ngay bây giờ được.
– Ai ngăn cản chị?
– Trong nhà tôi hiện có hai thanh niên, họ không chịu ra về.
– Chị hãy bảo họ là chị cần đi.
– Tôi đã nói với họ rồi.
– Cũng được, hãy để họ ở đó. Khi họ thấy chị đi rồi, họ sẽ đi.
– Sau khi đã xáo trộn tất cả mọi thứ ở đây?
– Nhưng họ muốn gì?
– Họ muốn gặp cô.
– Thế họ tên gì?
– Cô biết một người, ông Gatông R. . .
– À, vâng. Tôi biết ông ấy. Và ông kia?
– Acmân Đuyvan, cô không biết phải không?
– Không. Nhưng cứ đưa họ đến. Tôi nghĩ ai cũng vẫn hơn ông bá tước. Tôi đang đợi. Chị sang nhanh cho.
Macgơrit đóng cửa sổ lại. Pruđăng cũng đóng cửa sổ lại.
Macgơrit, đã có lần nhớ lại mặt tôi, nay lại không nhớ tên tôi. Tôi thích một kỷ niệm không tốt đẹp đối với tôi hơn là sự lãng quên ấy.
– Tôi biết chắc – Gatông nói – cô ta sẽ sung sướng khi được gặp chúng ta.
– Rất sung sướng thì chưa hẳn đâu – Pruđăng vừa đáp vừa quàng lại khăn choàng và để mũ lên đầu – Cô ta tiếp các anh để đuổi ông bá tước. Các anh phải cố gắng tỏ ra lịch sự hơn ông bá tước. Nếu không, tôi hiểu Macgơrit lắm, cô ta sẽ lại gây chuyện với tôi đấy.
Chúng tôi đi theo Pruđăng, cùng đi xuống.
Tôi run sợ. Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với đời tôi.
Tôi còn cảm động hơn cả buổi chiều tôi được giới thiệu với nàng tại nhà hát Ôpêra Cômic.
Đến cửa, tim tôi đập rất mạnh, đến nỗi các ý nghĩ trong đầu óc tôi biến đi đâu cả.
Tiếng đàn pianô thoảng đến tai chúng tôi.
Pruđăng gọi chuông.
Tiếng đàn dừng lại.
Một người đàn bà, có vẻ như một người bạn hơn là hầu phòng, ra mở cửa cho chúng tôi.
Chúng tôi vào phòng khách, rồi từ phòng khách đến phòng trang nhã (phòng khách đặc biệt ở nhà các bà sang trọng).
Một người thanh niên đứng dựa bên lò sưởi.
Macgơrit ngồi trước đàn pianô, để những ngón tay chạy trên các phím và bắt đầu những bản nhạc.
Cảnh tượng ấy thật buồn tẻ. Người đàn ông thì bối rối trước sự bất lực của chính mình, và người đàn bà thì chán ngán do sự viếng thăm của một con người mà mình không ưa thích.
Nghe tiếng Pruđăng, Macgơrit đứng dậy và tiến đến phía chúng tôi. Sau khi đã nhìn Đuvecnoa một cách biết ơn, cô ta nói với chúng tôi:
– Xin mời các ông vào, và hãy là những khách quý.
Tuy nhiên – sau một phút, Acmân nói tiếp – tôi vẫn hiểu, tôi còn yêu nàng và mạnh hơn cả ngày trước. Và trong ý muốn được gặp lại Macgơrit còn có cả cái ý chí muốn cho nàng biết, tôi đã cao giá hơn nàng một bậc.
Để đạt được mục đích, con tim đã không ngoan việc dẫn bao nhiêu lý lẽ, lựa chọn bao nhiêu con đường.
Vì thế, tôi không thể đứng lâu hơn trong hành lang. Tôi trở về ngồi bên dàn nhạc và nhìn nhanh khắp nhà hát để xem nàng ngồi ở lô nào.
Nàng ngồi trước sân khấu, ở tầng dưới, và chỉ một mình thôi. Nàng thay đổi nhiều như tôi đã nói với bạn. Tôi không còn tìm thấy trên môi nàng nụ cười hờ hững nữa. Nàng đã ốm đau và nàng sẽ còn ốm đau nhiều.
Mặc dầu đã tháng tư rồi, nàng vẫn ăn mặc như giữa mùa đông, toàn người đều nhung len.
Tôi nhìn nàng một cách rất chai lỳ, đến nỗi cái nhìn tôi đã thu hút cái nhìn của nàng.
Nàng nhìn tôi một lúc, rồi lấy ống nhòm đưa lên để nhìn cho rõ hơn và chắc chắn đã ngờ ngợ nhận biết tôi, tuy không thể quyết chắc tôi là ai. Bơỉ vì khi nàng để kính xuống, một nụ cười – cách chào duyên dáng của những người đàn bà – nở trên đôi môi nàng và như chờ đợi một cái chào trả lời nơi tôi. Nhưng tôi không đáp lại, như để cản lối nàng và tỏ ra tôi đã quên rồi khi nàng còn nhớ lại.
Nàng tưởng đã lầm và quay đi nơi khác.
Màn kéo lên.
Tôi đã gặp Macgơrit nhiều lần ở rạp hát. Tôi không hề thấy nàng để ý một chút nào về những gì người ta trình diễn.
Còn đối với tôi, những điều trình diễn cũng không hấp dẫn tôi lắm. Tôi chỉ chú ý đến nàng, nhưng lại cố gắng làm sao để nàng không thấy được điều đó.
Tôi thấy nàng trao đổi cái nhìn với người ở lô trước mặt nàng. Tôi đưa mắt nhìn theo và nhận ra một người đàn bà khá quen biết trong lô đó.
Người đàn bà này xưa kia sống bằng nghề kỹ nữ, đã từng cố gắng qua nhiều sân khấu nhưng không thành công. Và sau đó, do có nhiều mối quen biết với những người đàn bà sang trọng ở Paris, bà ta chuyển sang nghề buôn bán và đã lập ra được một nhà hàng thời trang.
Tôi thấy nơi người đàn bà này một phương tiện tốt để giúp tôi gặp Macgơrit. Và nhân một lúc người này nhìn về phía tôi, tôi đưa mắt và đưa tay chào.
Điều tôi tiên đoán đã đến: bà ta gọi tôi đến lô của mình.
Người đàn bà buôn thời trang này tên là Pruđăng Đuvecnoa, trạc bốn mười tuổi, mập mạp. Với những người đàn bà như người này, chúng ta không cần gì nhiều đến tài ngoại giao để được biết điều muốn biết, nhất là khi điều muốn biết đó lại đơn giản như những điều tôi vừa nghĩ. Tôi, nhân lúc bà ta bắt đầu nhìn lại Macgơrit, liền hỏi:
– Bà nhìn ai thế?
– Macgơrit Gôchiê.
– Bà biết người đó?
– Vâng, tôi là người chăm sóc thời trang cho cô, và cô là người láng giềng của tôi.
– Thế ra bà ở đường Antin?
– Số 7. Cửa sổ phòng trang sức của cô ta đối diện với cửa sổ phòng tôi.
– Người ta bảo cô ta là một cô gái rất duyên dáng.
– Anh không biết cô ấy sao?
– Không. Nhưng tôi muốn được quen biết cô.
– Anh có muốn tôi bảo nàng đến lô chúng ta không?
– Không. Nhưng tôi muốn bà giới thiệu tôi với cô ta.
– Ở nhà cô?
– Vâng.
– Điều đó hơi khó.
– Tại sao?
– Bởi vì cô ta đang được một ông quận công già rất hay ghen che chở. – Được che chở là một điều tốt.
– Vâng, được che chở – Pruđăng đáp – ông già thật đáng thương, ông ta sẽ rất lúng túng nếu phải làm tình nhân của cô ấy.
Pruđăng kể cho tôi nghe Macgơrit đã quen biết ông quận công già ở Banhêe như thế nào.
– Chính vì thế mà cô ta đến đây chỉ một mình?
– Vâng, đúng.
– Nhưng ai sẽ đưa cô ấy về?
– Ông ta.
– Vậy ông ta sắp đến?
– Trong vài phút nữa.
– Và ai đưa bà về?
– Không ai cả.
– Tôi xin được phép làm người đó.
– Nhưng anh đang đi với một người bạn, tôi tin thế
– Thế thì chúng tôi cùng đưa bà về.
– Bạn anh là ai thế?
– Đó là một chàng trai dễ thương, rất láu lỉnh, hắn sẽ lấy làm vui sướng khi được làm quen với bà.
– Thế thì đồng ý nhé. Sau màn này, tôi biết đây là màn cuối, bốn chúng ta sẽ cùng về.
– Sẵn sàng, tôi sẽ đi báo trước cho bạn tôi biết.
– Được, đi đi.
– A! – Pruđăng nói, khi tôi sắp sửa bước ra – Kìa xem, ông quận công đã vào lô của Macgơrit rồi.
Tôi nhìn theo.
Quả thật, một người đàn ông chừng bảy mười tuổi vừa đến ngồi sau người đàn bà trẻ đó và đưa cho nàng một túi quà. Nàng đang lấy quà ra và mỉm cười, rồi nàng đưa túi quà ra phía trước lô, ra hiệu cho Pruđăng như hỏi:
– Chị có dùng không?
– Không – Pruđăng nói.
Macgơrit thu túi quà về và quay lại, bắt đầu nói chuyện với ông quận công.
Kể lại tất cả những chi tiết này, thật là trẻ con. Nhưng tất cả những gì liên quan đến người con gái ấy đều hiện ra rõ ràng trong trí nhớ tôi, và hôm nay tôi không thể nào không nhớ lại.
Tôi bước xuống, báo cho Gatông biết trước việc tôi vừa sắp đặt cho anh ta và cho tôi.
Anh ta nhận lời
Chúng tôi rời chỗ ngồi để lên lô trên với bà Pruđăng Đuvecnoa.
Chúng tôi vừa mở cửa phòng nhạc thì bắt buộc phải dừng lại để nhường lối cho Macgơrit và ông quận công đi ra.
Tôi sẵn sàng đổi mười năm đời tôi để được cái vị trí của ông già này.
Ra đến lộ, ông ta đưa Macgơrit lên ngồi trên một cỗ xe bốn bánh do ông điều khiển. Và cả hai khuất dạng theo nhịp tế nhanh của hai con ngựa cao đẹp.
Chúng tôi bước vào lô của Pruđăng.
Khi vở tuồng chấm dứt, chúng tôi xuống tìm một chiếc xe nhỏ để đưa chúng tôi đến số 7 đường Antin.
Đến trước cửa, Pruđăng mời chúng tôi vào nhà, để cho xem những hàng hoá mà chúng tôi không biết gì về giá trị của nó cả. Nhưng bà ta thì rất tự đắc. Hẳn bạn cũng hiểu tôi đã nhận lời một cách vỗn vã như thế nào.
Hình như dần dần tôi đã tiến đến gần Macgơrit hơn. Tôi nhanh chóng đưa nàng vào đầu đề câu chuyện.
– Ông quận công già ở tại nhà người láng giềng của chị? – tôi hỏi Pruđăng.
– Không! Không phải. Cô ta ở một mình thôi.
– Như vậy cô ta sẽ buồn ghê gớm lắm – Gatông nói.
– Gần như chiều nào chúng tôi cũng họp mặt với nhau. Hoặc khi đi đâu về, cô ấy lại gọi tôi, Macgơrit không bao giờ ngủ trước hai giờ sáng, cô ta không thể ngủ sớm hơn được.
– Tại sao?
– Bởi vì cô ta bị bệnh đau ngực và gần như lúc nào cũng bị sốt.
– Cô ta không có tình nhân? – tôi hỏi.
– Tôi không hề thấy ai ở lại, khi tôi ra về. Nhưng tôi không nói rằng không có người nào đến, khi tôi đã đi rồi. Thường thường tôi gặp tai nhà cô một ông bá tước N. . . nào đó. Ông này tin rằng công việc của mình có thể tiến triển tốt đẹp bằng những cuộc viếng thăm Macgơrit vào lúc mười một giờ, và bằng cách gửi tặng những nữ trang nàng thích. Nhưng nàng lại không muốn gặp mặt ông ta bất cứ ở đâu. Nàng đã sai lầm; vì đó là một người đàn ông rất giàu. Thỉnh thoảng, tôi lại bảo nàng: “Cô em ạ, đó là người đàn ông cần cho cô em!” . Nhưng vô hiệu. Nàng quay lưng lại với tôi và trả lời rằng người đó đần độn lắm. Người đó đần, tôi đồng ý. Nhưng cô ta sẽ có một địa vị. Chứ ông quận công già thì có thể chết nay mai. Những người già đều ích kỷ. Gia đình ông luôn chỉ trích ông về tình thương đối với Macgơrit. Đó là hai lý do để ông sẽ không cho nàng được thừa hưởng gì cả. Tôi giảng giải cho cô ta. Cô ta trả lời: khi ông quận công chết, sẽ nhận lời bá tước cũng không muộn gì.
-sống như nàng thật lạ lùng – Pruđăng nói tiếp – Tôi, nếu tôi biết rõ ông ta không hợp với tôi, tôi sẽ không ngần ngại gì cho ông ấy cút nhanh đi cho rảng. Ông già kia thì rõ nhạt nhẽo. Ông gọi cô ta là con gái ông. Chăm sóc cho cô ta như một đứa trẻ nhỏ. Ông luôn luôn bám bên lưng cô ta. Tôi tin chắc, vào giờ này, một trong những người nhà của ông đang rình ngoài đường để xem có ai đi ra và nhất là có ai đi vào nhà Macgơrit không.
– A! Cô Macgơrit đáng thương – Gatông vừa nói, vừa ngồi lại bàn pianô và đáng một điệu vanxơ – Tôi không biết điều đó. Tuy nhiên gần đây tôi thấy cô ta ít được vui vẻ.
– Xuỵt! – Pruđăng vừa nói vừa lắng tai nghe. Gatông dừng lại – Hình như cô ta gọi tôi.
Chúng tôi lắng nghe.
Quả nhiên có tiếng gọi Pruđăng.
– Thôi các ông đi đi cho! – Bà Đuvecnoa bảo chúng tôi.
– A! Bà cho thế là tinh thần hiếu khách đấy à? – Gatông vừa cười vừa nói – Chúng tôi chỉ đi khi nào chúng tôi muốn đi.
– Tại sao chúng tôi phải đi?
– Tôi sang Macgơrit.
– Chúng tôi đợi ở đây.
– Điều đó thì không thể được.
– Thế thì chúng tôi đi cùng với bà.
– Càng không được.
– Tôi biết Macgơrit – Gatông nói – Tôi có thể đến thăm cô ta lắm chứ.
– Nhưng Acmân không biết cô ta.
Tôi sẽ giới thiệu anh ta.
– Không thể được.
Chúng tôi lại lắng nghe lần nữa tiếng Macgơrit gọi Pruđăng.
Pruđăng chạy đến phòng trang sức. Tôi và Gatông đi theo. Bà ta mở cửa sổ ra.
Chúng tôi đứng núp lại để bên ngoài đừng trông thấy.
– Tôi đã gọi chị hơn mười phút rồi – Macgơrit nói từ cửa sổ nhà mình, với một giọng hơi khó chịu.
– Cô muốn tôi giúp gì?
– Tôi muốn chị đến ngay lập tức.
– Tại sao?
– Bởi ông bá tước N. . . vẫn còn đó. Ông làm tôi chán chết được.
– Tôi không thể đi ngay bây giờ được.
– Ai ngăn cản chị?
– Trong nhà tôi hiện có hai thanh niên, họ không chịu ra về.
– Chị hãy bảo họ là chị cần đi.
– Tôi đã nói với họ rồi.
– Cũng được, hãy để họ ở đó. Khi họ thấy chị đi rồi, họ sẽ đi.
– Sau khi đã xáo trộn tất cả mọi thứ ở đây?
– Nhưng họ muốn gì?
– Họ muốn gặp cô.
– Thế họ tên gì?
– Cô biết một người, ông Gatông R. . .
– À, vâng. Tôi biết ông ấy. Và ông kia?
– Acmân Đuyvan, cô không biết phải không?
– Không. Nhưng cứ đưa họ đến. Tôi nghĩ ai cũng vẫn hơn ông bá tước. Tôi đang đợi. Chị sang nhanh cho.
Macgơrit đóng cửa sổ lại. Pruđăng cũng đóng cửa sổ lại.
Macgơrit, đã có lần nhớ lại mặt tôi, nay lại không nhớ tên tôi. Tôi thích một kỷ niệm không tốt đẹp đối với tôi hơn là sự lãng quên ấy.
– Tôi biết chắc – Gatông nói – cô ta sẽ sung sướng khi được gặp chúng ta.
– Rất sung sướng thì chưa hẳn đâu – Pruđăng vừa đáp vừa quàng lại khăn choàng và để mũ lên đầu – Cô ta tiếp các anh để đuổi ông bá tước. Các anh phải cố gắng tỏ ra lịch sự hơn ông bá tước. Nếu không, tôi hiểu Macgơrit lắm, cô ta sẽ lại gây chuyện với tôi đấy.
Chúng tôi đi theo Pruđăng, cùng đi xuống.
Tôi run sợ. Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với đời tôi.
Tôi còn cảm động hơn cả buổi chiều tôi được giới thiệu với nàng tại nhà hát Ôpêra Cômic.
Đến cửa, tim tôi đập rất mạnh, đến nỗi các ý nghĩ trong đầu óc tôi biến đi đâu cả.
Tiếng đàn pianô thoảng đến tai chúng tôi.
Pruđăng gọi chuông.
Tiếng đàn dừng lại.
Một người đàn bà, có vẻ như một người bạn hơn là hầu phòng, ra mở cửa cho chúng tôi.
Chúng tôi vào phòng khách, rồi từ phòng khách đến phòng trang nhã (phòng khách đặc biệt ở nhà các bà sang trọng).
Một người thanh niên đứng dựa bên lò sưởi.
Macgơrit ngồi trước đàn pianô, để những ngón tay chạy trên các phím và bắt đầu những bản nhạc.
Cảnh tượng ấy thật buồn tẻ. Người đàn ông thì bối rối trước sự bất lực của chính mình, và người đàn bà thì chán ngán do sự viếng thăm của một con người mà mình không ưa thích.
Nghe tiếng Pruđăng, Macgơrit đứng dậy và tiến đến phía chúng tôi. Sau khi đã nhìn Đuvecnoa một cách biết ơn, cô ta nói với chúng tôi:
– Xin mời các ông vào, và hãy là những khách quý.