Đến chặng này của câu chuyện Acmân dừng lại.
– Anh có thể đóng dùm cửa sổ? – Anh nói với tôi, – Tôi bắt đầu thấy lạnh. Trong thời gian ấy tôi sẽ đi nằm.
Tôi đóng cửa sổ lại. Acmân còn rất yếu. Anh cởi chiếc áo ngủ ra, nằm lên giường, dựa đầu lên gối trong chốc lát, như một người mệt mỏi vì chuyến đi dài ngày, hoặc bị xúc động bởi những kỷ niệm nặng nề.
– Có lẽ anh nói nhiều quá – tôi bảo anh ta – anh có muốn tôi đi về để cho anh ngủ không? Anh sẽ kể tiếp đoạn cuối câu chuyện vào ngày khác.
– Câu chuyện ấy có làm cho anh chán không?
– Không, trái lại.
– Thế thì tôi kể tiếp. Nếu anh để tôi ở lại một mình, tôi sẽ không ngủ được.
“Khi tôi trở về nhà – anh kể tiếp – không cần phải nghĩ ngợi, tất cả những chi tiết đó vẫn hiện ra trong tư tưởng tôi. Tôi không đi nằm được. Tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì đã xảy ra trong suốt ngày hôm nay. Sự gặp gỡ, sự giới thiệu, sự cam kết của Macgơrit đối với tôi. Tất cả đều diễn ra rất nhanh, rất bất ngờ, nên có những giây phút, tôi tưởng như tôi đang nằm mộng. Tuy nhiên, đó không phải là lần đầu tiên một người con gái như Macgơrit hứa hẹn với một người đàn ông như thế: đồng ý chấp nhận ngay ngày hôm sau, điều mà ngày hôm trước người ta yêu cầu.
Tôi đã suy nghĩ điều đó một cách vô ích. Ấn tượng đầu tiên mà người tình tương lai gây ra cho tôi thật quá mạnh, đến nỗi nó tồn tại mãi. Tôi vẫn cứng đầu không chịu nhìn thấy nơi nàng một người con gái giống như những người con gái khác. Với tính kheo khoang rất phổ biến ở những người đàn ông, tôi sẵn sàng tin nàng không thể nào cưỡng lại để không chia sẻ với tôi sẽ hấp dẫn mà tôi đã có với nàng.
Tuy nhiên, tôi có ngay trước mắt những ví dụ rất trái ngược. Tôi thường nghe người ta bảo tình yêu của Macgơrit trở thành như một món hàng mà giá cả lên xuống tuỳ theo mùa.
Nhưng mặt khác, làm thế nào mà hoà hợp cái dư luận đó với sự từ chối liên tục của nàng đối với ông bá tước trẻ mà chúng tôi đã gặp tại nhà nàng? Bạn sẽ bảo tôi, ông này làm cho nàng chán ngấy và nàng được ông quận công chu cấp một cách đầy đủ rồi? Nếu cần đến một tình nhân, nàng phải chọn cho được một người đàn ông nàng thích. Thế tại sao nàng không chấp nhận Gatông, một người đẹp trai, thông minh giàu có mà lại chấp nhận tôi, người mà nàng thấy là rất ngờ nghệch ngay từ ban đầu tiếp xúc với tôi?
Vẫn biết tình cờ có trong một phút đáng giá hơn sự chạy theo suốt một năm dài.
Đối với tất cả những người dự bữa tối hôm đó, tôi là người độc nhất cảm thấy lo lắng, khi nàng rời bàn ăn. Tôi đã đi theo nàng. Tôi đã xúc động đến nỗi không che giấu được. Tôi đã khóc khi hôn tay nàng. Trường hợp đó, cộng với sự thăm viếng của tôi hàng ngày trong suốt hai tháng trời nàng đau ốm, có thể cho nàng thấy nơi tôi một người đàn ông khác hẳn những người đàn ông trước đây nàng đã gặp. Và có thể nàng đã tự nhủ rằng nàng nên làm điều đó với một tình yêu được biểu lộ như thế, như nàng đã làm điều đó biết bao nhiêu lần rồi, và nó chẳng có tác dụng gì với nàng nữa cả.
Tất cả những giả thiết đó, như bạn đã thấy, rất gần sự thật. Nhưng dù lý do sự bằng lòng của nàng là thế nào đi nữa, vẫn có một điều chắc chắn, đó là nàng đã bằng lòng.
Ôi, tôi đã say mê Macgơrit. Tôi sắp được nàng. Tôi không thể đòi hỏi nơi nàng gì hơn nữa. Tuy nhiên, tôi lặp lại, dù nàng chỉ là kỹ nữ, tôi đã thi vị hoá nàng quá nhiều, đã xây dựng tình yêu đó thành một thứ tình yêu tuyệt vọng, cho nên đến gần giây phút mà tôi không cần phải hy vọng nữa, tôi lại đâm ra nghi ngờ.
Suốt đêm tôi không ngủ được.
Tôi không nhận ra tôi. Tôi như điên dại nửa người. Khi thì, tôi thấy tôi không phải đẹp lắm, không phải giàu lắm, cũng không đủ sang trọng để có được người đàn bà như thế. Khi thì, tôi thấy tôi đầy kiêu ngạo về ý tưởng của sự chiếm hữu đó. Rồi tôi bắt đầu sợ thái độ của Macgơrit đối với tôi chỉ là một bất thường trong vài ba ngày và cảm nhận trước nỗi thống khổ có thể gây ra trong sự đổ vỡ bỗng chốc. Tôi tự nhủ, tốt hơn là tối đó, tôi không nên đến nhà nàng và nên đi đâu đó, rồi để thư lại cho nàng biết những lo sợ của tôi. Từ đó, tôi lại đi đến những hy vọng không cùng, đến một sự tin tưởng không bờ bến. Tôi tạo ra những giấc mơ tương lai không tưởng tượng được. Tôi tự nhủ, người con gái nhờ tôi sẽ lành bệnh về thể xác cũng như về tinh thần. Tôi sẽ suốt đời sống với nàng và tình yêu của nàng sẽ làm tôi sung sướng hơn cả tình yêu của những nữ đồng trinh.
Cuối cùng, tôi không thể lặp lại cho bạn biết hàng nghìn ý nghĩ, từ tim tôi đã dâng lên đầu tôi, và dần dần đã tắt theo giấc ngủ đến xâm chiếm tôi lúc trời bắt đầu sáng.
Khi tôi thức dậy, đã hai giờ rồi. Thời tiết thật huy hoàng. Tôi không còn nhớ, cuộc đời đối với tôi đã có bao giờ tươi đẹp đến thế, đầy đủ đến như thế. Những kỷ niệm đêm trước hiện ra trong tâm trí tôi, không bóng mờ, không chướng ngại, và được tưng bừng chào đón bởi những hy vọng về buổi tối đến. Tôi sửa soạn một cách vội vàng. Tôi thoả mãn và sẵn sàng làm những hành động tốt. Thỉnh thoảng tim tôi lại nhảy lên vì vui mừng và tình yêu căng lên trong lồng ngực tôi. Một cơn sốt dịu dàng xâm chiếm lấy tôi. Tôi không bâng khuâng gì nữa vì những lý do làm tôi bận rộn trước khi ngủ. Tôi chỉ thấy kết quả. Tôi chỉ nghĩ đến giờ phút mà tôi gặp lại Macgơrit.
Tôi không thể nào ở nhà được. Căn phòng hình như quá hẹp để chứa đựng hạnh phúc của tôi. Tôi cần cả thiên nhiên trọn vẹn để có thể tâm tư tình tự.
Tôi ra đi.
Tôi đi qua đường Antin. Chiếc xe ngựa của Macgơrit đang đợi trước cửa nhà nàng. Tôi đi về phía Xăng Êlidê. Tôi yêu thương tất cả, ngay đến những người không quen biết mà tôi gặp trên đường.
Tình yêu thật là thánh thiện!
Sau một giờ, tôi đi từ Macli đến ngã tư, rồi từ ngã tư đến Macli, tôi thấy chiếc xe của Macgơrit từ xa. Tôi không nhận ra được như tôi đoán.
Lúc đi vòng qua quảng trường Xăng Êlidê, cô dừng lại. Một thanh niên to lớn tách ra từ một nhóm đông anh đang trò chuyện, tới nói chuyện với nàng.
Họ nói chuyện trong giây lát. Người thanh niên trở lại với nhóm bạn của mình. Mấy con ngựa lại đi. Và tôi lại gần nhóm người đó. Tôi nhận ra, người vừa nói chuyện với Macgơrit là bá tước G. . . mà tôi đã thấy chân dung và Pruđăng đã cho tôi biết. Đó là người đã giúp đỡ Macgơrit có được địa vị như ngày nay.
Chính ông là người đêm qua nàng đã cấm không cho vào nhà. Tôi giả thiết là nàng đã dừng xe lại, để cho ông ta biết lý do về sự ngăn cấm ấy. Và đồng thời, tôi cũng hy vọng rằng nàng đã tìm một duyên cớ nào đó để khỏi tiếp chuyện với ông ta đêm sau.
Phần còn lại ngày hôm ấy đã trôi qua như thế nào tôi không nhớ. Tôi đi từng bước, tôi hút thuốc, tôi nói chuyện. Nhưng đã nói gì, tôi đã gặp ai, tính cho đến mãi mười giờ đêm, tôi không còn giữ một kỷ niệm nào cả.
Tất cả điều tôi nhớ lại là tôi về nhà, đã tiêu phí ba giờ để sửa soạn phục sức. Tôi đã nhìn một trăm lần cái đồng hồ treo và cái đồng hồ đeo tay. Nhưng khốn nạn, cả hai luôn luôn chạy đều chạy như nhau, đều chỉ giờ phút như nhau, để chỉ cùng một giờ như nhau. Khi nghe tiếng chuông đổ mười giờ rưỡi, tôi tự nhủ đã đến giờ ra đi.
Vào thời gian đó, tôi ở đường Prôvân. Tôi đi theo đường Mông Blân, xuyên qua đại lộ, đến đường Luy Grân, đến đường Po, Mahông, rồi đến đường Antin.
Tôi nhìn lên cửa sổ nhà Macgơrit.
Thấy có ánh đèn, tôi gọi chuông.
Tôi hỏi người gác: “Có cô Giôchiê ở nhà không?” .
Anh ta trả lời: “Cô ấy không bao giờ về nhà trước mười một giờ hay mười một giờ mười lăm” .
Tôi nhìn đồng hồ đeo tay.
Tôi nghĩ tôi đã đi rất chậm rãi. Nhưng thật ra tôi chỉ mất năm phút để từ đường Prôvân đến nhà Macgơrit.
Thế là, tôi đi dạo trên một đường phố không quán xá và quạnh hiu trong giờ này.
Độ nửa giờ sau Macgơrit trở về. Nàng bước xuống xe và nhìn quanh. Hình như nàng có ý tìm ai.
Chiếc xe chậm rãi quay đi. Chuồng ngựa và nơi để xe đặt ở nơi khác. Trong lúc Macgơrit sắp gọi chuông tôi đến gần nàng và nói:
– Xin chào!
– A! Chào anh? – Nàng nói một giọng hơi ngờ ngợ về nỗi vui mừng đã gặp tôi ở đó.
– Cô chẳng đã cho phép tôi gặp cô hôm nay sao?
– Đúng vậy, tôi đã quên điều đó.
Lời nói đó làm đảo lộn tất cả những ý nghĩ của tôi buổi sáng, tất cả những hy vọng của tôi suốt ngày. Tuy nhiên, tôi bắt đầu tập làm quen với những cách đối xử đó. Và tôi không bỏ đi, điều mà ngày xưa, nhất định tôi đã làm.
Chúng tôi đi vào.
Nanin đã mở cửa từ trước.
– Pruđăng vẫn chưa về? – Macgơrit hỏi.
– Thưa bà, chưa.
– Khi bà ta về, hãy nói bà sang ngay cho. Trước tiên chị hãy tắt đèn phòng khách đi. Và nếu có người đến hãy bảo rằng tôi chưa về.
Đó thực là một người đàn bà bận rộn một công việc gì đó và có lẽ đang bị làm phiền bởi môt kẻ không ổn nào. Tôi không biết sẽ phải có thái độ như thế nào và phải nói gì. Macgơrit đi về phía phòng ngủ của cô ta. Tôi đứng yên tai chỗ.
“Đến đây” – Cô ta nói với tôi.
Cô lấy mũ ra, lấy áo choàng bằng nỉ ra và ném cả lên giường rồi ngả người trên một ghế bành lớn, gần lò sưởi mà cô ta đã cho đốt ấm mãi đến đầu mùa hạ. Và cô ta nói với tôi, vừa mân mê cái dây đồng hồ đeo tay.
– À, anh có chuyện gì mới để kể cho tôi nghe?
– Không có gì cả, nếu không phải là chuyện tôi đã lầm lỗi khi đến đây tối nay.
– Tại sao?
– Bởi vì cô có vẻ không vừa ý, và chắc chắn, tôi đã làm phiền cô.
– Anh không làm phiền tôi đâu. Chỉ tại tôi bị bệnh. Tôi đã đau suốt ngày. Tôi không ngủ được. Và tôi bị nhức đầu ghê gớm.
– Cô cho phép tôi về để cô có thể đi nghỉ.
– Ồ! Anh có thể ở lại. Nếu tôi muốn đi nằm, tôi có thể nằm trước mặt anh.
Vào lúc đó có người gọi chuông.
“Còn ai đến nữa!” – Nàng nói với một vẻ khó chịu.
Giây lát sau lại có tiếng gọi chuông.
– Thế ra không có người nào mở cửa sao? Tôi phải đi mở vậy!
Thực vậy, nàng đứng dậy và nói với tôi:
– Anh đợi đây.
Nàng đi ngang qua căn phòng. Tôi nghe tiếng mở cửa. . . Tôi lắng nghe.
Người đàn ông mà nàng đã ra mở cửa cho, dừng lại ở phòng ăn. Nghe những tiếng đầu tiên, tôi biết ngay là giọng của ông bá tước N. . .
– Chiều này sức khoẻ cô ra sao? – Ông ta nói.
– Ốm – Macgơrit trả lời, giọng khô khan.
– Có lẽ tôi làm phiền cô?
– Có thể.
– Cô tiếp tôi như thế sao? Tôi đã làm gì cô, cô Macgơrit thân mến?
– Anh bạn ơi, anh không làm gì tôi cả. Tôi bị bệnh. Tôi phải đi nằm. Như thế, anh về đi để tôi vui lòng. Thật là phiền quá. Không chiều nào tôi về mà không thấy anh xuất hiện trong năm phút. Anh muốn gì? Tôi sẽ là tình nhân của anh? Hãy nghe tôi, tôi đã nói với anh trăm lần rồi, không là không. Anh làm tôi khó chịu ghê gớm. Anh có thể đi đến một nơi khác. Tôi gặp lại anh lần này là lần cuối. Tôi không chấp nhận anh. Điều ấy đã rõ ràng rồi. Vĩnh biệt. À, Nanin đã về. Nó sẽ đem đèn cho anh đi ra. Xin chào!
Và không thêm một lời nào, không nghe người thanh niên kia đang lẩm nhẩm điều gì, Macgơrit trở về phòng nàng và đóng cửa lại một cách dữ dội. Và cũng qua cửa đó, Nanin, đến lượt chị ta, cũng trở vào gần như tức khắc.
– Chị nge tôi – Macgơrit nói – chị hãy bảo thẳng với tên ngốc đó, là tôi chán rồi, tôi không muốn tiếp hắn nữa. Cuối cùng, tôi đã quá mệt mỏi để phải luôn luôn nhìn thấy những con người ấy đến đây để đòi hỏi tôi chỉ một việc. Chúng nó trả tiền cho tôi, chúng tưởng như thế là sạch nợ với tôi rồi! Nếu những người đàn bà bắt đầu cái nghề tủi nhục của chúng tôi biết rõ là sẽ như thế nào, thì chắc họ thích làm hầu phòng hơn. Nhưng không, thói khoe khoang, sự ham muốn những cái áo dài, những cỗ xe, những viên kim cương đã lôi cuốn chúng tôi. Người ta tin vào cái gì mà người ta muốn tin. Bởi vì sự bán thân cũng có cái đức tin của nó. Người ta làm hao mòn dần dần trái tim người ta, thân xác người ta, sắc đẹp người ta. Người ta ghê sợ như một con thú dữ, khinh bỉ như một tên cùng khốn. Người ta bị bao vây bởi những kẻ luôn luôn đến để đòi hỏi nhiều hơn là để ban phát. Và một ngày nào đó, người ta chết như một con chó chết, sau khi đã làm hư hỏng những người khác và làm hư hỏng ngay cả mình nữa.
– Xem kìa, bà hãy bình tĩnh – Nanin nói – chiều nay bà bị xúc động qúa đấy.
– Cái áo dài này làm tôi bực bội – Macgơrit vừa nói vừa giật tung những móc áo – Đưa cho tôi cái áo khoác. À, còn Pruđăng?
– Bà ta chưa về. Khi nào bà ta về, bà ta sẽ đến gặp bà.
– À, lại một con người nữa – Macgơrit vừa nói vừa cởi áo dài ra và choàng áo khoác vào – A, lại một người nữa đó, biết tìm gặp tôi khi cần đến tôi, và không thể giúp tôi một việc gì mà không tính công. Bà ấy biết rằng chiều nay tôi đang chờ tin trả lời. Và tôi tin chắc bà ta đang lo chạy những công việc riêng tư của mình mà không để ý gì đến việc giúp đỡ tôi cả.
– Có thể bà ấy bị người ta giữ lại.
– Hãy cho chúng tôi rượu dầm trái cây!
– Bà sẽ làm cho bà đau thêm – Nanin nói.
– Thây kệ, hãy đem trái cây, patê, hay cánh gà giò hoặc một cái gì đó cũng được, ngay tức khắc. Tôi đang đói.
Nói lại cho bạn biết cái ấn tượng mà cảnh tượng đó đã gây nên trong tôi chỉ là vô ích. Bạn có thể đoán lấy, phải không?
– Anh sẽ ăn tối với tôi – cô ta nói. – Trong lúc chờ đợi, anh hãy đọc sách. Tôi phải đi vào phòng trang sức trong chốc lát.
Cô ta đốt ngọn nến trên một giá đèn, mở cách cửa nơi chân giường và biến mất.
Còn lại một mình, tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của người con gái đó. Tình yêu nơi tôi lớn thêm lên vì thương xót.
Tôi sải những bước dài trong căn phòng nàng, vừa đi vừa nghĩ ngợi thì Pruđăng bước vào.
– À, anh đó à? – Bà ta nói – Macgơrit đâu rồi?
– Trong phòng trang sức.
– Tôi sẽ chờ, mà này cô ta bảo anh có duyên đấy. Anh biết điều đấy chứ?
– Không.
– Cô ta không nói cho anh biết tí nào sao?
– Không một chút nào.
– Anh đến đây có việc gì?
– Tôi đến thăm cô ta.
– Vào nửa đêm?
– Sao lại không?
– Hay nhỉ!
– Cô ta tiếp tôi rất tệ.
– Cô ta sẽ tiếp anh tử tế hơn.
– Bà tin thế?
– Tôi đem về cho cô ta một tin vui.
– Cũng chẳng can chi. Thế cô ta có nói với bà về tôi không.
– Chiều ngày qua hay đúng hơn là trong đêm qua, khi anh ra đi với bạn thân của anh. . . Nhân đây, xin hỏi thêm, bạn anh là người như thế nào? Gatông R. . . ấy, tôi xin thề, người ta gọi thế phải không?
– Vâng – tôi nói và không nhịn được cười, khi nhớ đến tâm sự mà Gatông đã thổ lộ với tôi trong lúc Pruđăng thú nhận mới biết sơ sơ về anh chàng.
– Cậu ấy dễ thương, cậu ấy làm nghề gì?
– Cậu ta có hai mươi ngàn frăng lợi tức.
– Thật thế à? Thôi được, bây giờ trở lại chuyện anh. Macgơrit đã hỏi tin tức anh nơi tôi. Cô ta hỏi: Anh là ai? Anh làm nghề gì? Cuối cùng là tất cả những gì người ta có thể hỏi về một người đàn ông độ tuổi các anh. Tôi cho cô ấy biết tất cả những gì tôi biết và nói thêm rằng anh là một anh chàng rất có duyên. Thế đó.
– Tôi cám ơn bà. Giờ đây, bà hãy nói cho tôi biết ngày qua cô ta đã nhờ bà giúp việc gì?
– Không việc gì cả. Chỉ để đuổi ông bá tước như cô ta muốn. Nhưng hôm nay cô ta có nhờ tôi một việc. Và chiều nay, tôi đến đây để trả lời.
Vừa lúc đó, Macgơrit từ phòng tranh bước ra. Trên đầu là một mũ ngủ được trang trí bằng một chòm tua màu vàng, mà người ta thường gọi là những dải su.
Trông cô ta thật mê người.
Cô ta đi chân trần, trong một đôi giày bằng sa tanh, và vừa làm song công việc trải chuốt móng tay.
– À chị – cô ta nói khi trông thấy Pruđăng – chị có gặp ông quận công?
– Đã gặp.
– Ông ta nói gì với chị?
– Ông ta đã đưa cho tôi.
– Bao nhiêu?
– Sáu ngàn.
– Chị có đem theo đó không?
– Có.
– Ông ta có vẻ khó chịu không?
– Không.
– Con người đáng thương!
Câu “Con người đáng thương” được nói bằng một giọng không thể diễn tả được.
Macgơrit nhận sáu tờ bạc một ngàn frăng.
– Thật đúng lúc – nàng nói – Pruđăng thân mến, chị có cần tiền không?
– Cô biết chứ, cô em ạ, trong hai ngày nữa, ngày 15, nếu có thể cô cho tôi mược ba hay bốn trăm frăng, cô sẽ giúp tôi nhiều đó.
– Sáng mai sẽ có, bây giờ đã quá khuya để có thể đổi tiền lẻ được.
– Đừng quên nhé.
– Chị yên tâm. Chị ở lại dùng bữa tối với chúng tôi.
– Không! Saclơ đang chờ tôi ở nhà.
– Thế ra chị vẫn luôn luôn bị điên đầu với cậu ấy sao.
– Ngốc quá em ạ. Thôi ngày mai. Chào Acmân.
Bà Đuvecnoa ra về.
Macgơrit mở ngăn tủ ra, vứt những tờ giấy bạc vào bên trong.
– Anh cho phép em đi nằm! – Nàng vừa nói vừa mỉm cười và đi về phía giường nàng.
– Không chỉ cho phép mà tôi còn yêu cầu nữa là khác.
Cô ném cái khăn choàng ngoài xuống phía dưới chân giường và nằm xuống.
– Giờ đây – cô nói – anh hãy đến ngồi gần em rồi chúng ta nói chuyện.
Pruđăng nói đúng, câu trả lời chị ta đem về làm cho Macgơrit vui hẳn lên.
– Anh tha thứ cho em thái độ cau có chiều này chứ?
– Tôi sẵn sàng tha thứ cho cô tất cả những gì khác nữa.
– Và anh yêu em chứ?
– Trở thành điên được.
– Mặc cho các tính xấu của em nữa?
– Mặc cho tất cả.
– Anh thề đi.
– Vâng – tôi nói nho nhỏ.
Nanin bưng thức ăn vào. Một con gà giò ướp lạnh, một chai rượu Boócđô, những trái dâu tây và hai phần ăn.
– Tôi không làm rượu dầm trái cây – Nanin nói – rượu Boóđô sẽ tốt hơn đối với bà. Thưa ông, có phải thế không?
– Chắc chắn thế – tôi trả lời, vẫn còn xúc động bởi những lời nói cuối cùng của Macgơrit và đăm đăm nhìn nàng với đôi mắt cuồng nhiệt.
– Được – cô ta nói – hãy đặt tất cả những món ăn trên bàn nhỏ và đẩy bàn đến gần giường. Chúng tôi sẽ tự phục vụ lấy. Thế là chị đã thức ba đêm rồi, chắc chị cần ngủ lắm, chị đi ngủ đi. Tôi không cần gì nữa.
– Có cần đóng cửa lớn, khoá hai lần không?
– Tôi tin là cần. Và nhất là dặn người ta, từ giờ đến trưa mai đừng để ai vào cả.
Đến chặng này của câu chuyện Acmân dừng lại.
– Anh có thể đóng dùm cửa sổ? – Anh nói với tôi, – Tôi bắt đầu thấy lạnh. Trong thời gian ấy tôi sẽ đi nằm.
Tôi đóng cửa sổ lại. Acmân còn rất yếu. Anh cởi chiếc áo ngủ ra, nằm lên giường, dựa đầu lên gối trong chốc lát, như một người mệt mỏi vì chuyến đi dài ngày, hoặc bị xúc động bởi những kỷ niệm nặng nề.
– Có lẽ anh nói nhiều quá – tôi bảo anh ta – anh có muốn tôi đi về để cho anh ngủ không? Anh sẽ kể tiếp đoạn cuối câu chuyện vào ngày khác.
– Câu chuyện ấy có làm cho anh chán không?
– Không, trái lại.
– Thế thì tôi kể tiếp. Nếu anh để tôi ở lại một mình, tôi sẽ không ngủ được.
“Khi tôi trở về nhà – anh kể tiếp – không cần phải nghĩ ngợi, tất cả những chi tiết đó vẫn hiện ra trong tư tưởng tôi. Tôi không đi nằm được. Tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì đã xảy ra trong suốt ngày hôm nay. Sự gặp gỡ, sự giới thiệu, sự cam kết của Macgơrit đối với tôi. Tất cả đều diễn ra rất nhanh, rất bất ngờ, nên có những giây phút, tôi tưởng như tôi đang nằm mộng. Tuy nhiên, đó không phải là lần đầu tiên một người con gái như Macgơrit hứa hẹn với một người đàn ông như thế: đồng ý chấp nhận ngay ngày hôm sau, điều mà ngày hôm trước người ta yêu cầu.
Tôi đã suy nghĩ điều đó một cách vô ích. Ấn tượng đầu tiên mà người tình tương lai gây ra cho tôi thật quá mạnh, đến nỗi nó tồn tại mãi. Tôi vẫn cứng đầu không chịu nhìn thấy nơi nàng một người con gái giống như những người con gái khác. Với tính kheo khoang rất phổ biến ở những người đàn ông, tôi sẵn sàng tin nàng không thể nào cưỡng lại để không chia sẻ với tôi sẽ hấp dẫn mà tôi đã có với nàng.
Tuy nhiên, tôi có ngay trước mắt những ví dụ rất trái ngược. Tôi thường nghe người ta bảo tình yêu của Macgơrit trở thành như một món hàng mà giá cả lên xuống tuỳ theo mùa.
Nhưng mặt khác, làm thế nào mà hoà hợp cái dư luận đó với sự từ chối liên tục của nàng đối với ông bá tước trẻ mà chúng tôi đã gặp tại nhà nàng? Bạn sẽ bảo tôi, ông này làm cho nàng chán ngấy và nàng được ông quận công chu cấp một cách đầy đủ rồi? Nếu cần đến một tình nhân, nàng phải chọn cho được một người đàn ông nàng thích. Thế tại sao nàng không chấp nhận Gatông, một người đẹp trai, thông minh giàu có mà lại chấp nhận tôi, người mà nàng thấy là rất ngờ nghệch ngay từ ban đầu tiếp xúc với tôi?
Vẫn biết tình cờ có trong một phút đáng giá hơn sự chạy theo suốt một năm dài.
Đối với tất cả những người dự bữa tối hôm đó, tôi là người độc nhất cảm thấy lo lắng, khi nàng rời bàn ăn. Tôi đã đi theo nàng. Tôi đã xúc động đến nỗi không che giấu được. Tôi đã khóc khi hôn tay nàng. Trường hợp đó, cộng với sự thăm viếng của tôi hàng ngày trong suốt hai tháng trời nàng đau ốm, có thể cho nàng thấy nơi tôi một người đàn ông khác hẳn những người đàn ông trước đây nàng đã gặp. Và có thể nàng đã tự nhủ rằng nàng nên làm điều đó với một tình yêu được biểu lộ như thế, như nàng đã làm điều đó biết bao nhiêu lần rồi, và nó chẳng có tác dụng gì với nàng nữa cả.
Tất cả những giả thiết đó, như bạn đã thấy, rất gần sự thật. Nhưng dù lý do sự bằng lòng của nàng là thế nào đi nữa, vẫn có một điều chắc chắn, đó là nàng đã bằng lòng.
Ôi, tôi đã say mê Macgơrit. Tôi sắp được nàng. Tôi không thể đòi hỏi nơi nàng gì hơn nữa. Tuy nhiên, tôi lặp lại, dù nàng chỉ là kỹ nữ, tôi đã thi vị hoá nàng quá nhiều, đã xây dựng tình yêu đó thành một thứ tình yêu tuyệt vọng, cho nên đến gần giây phút mà tôi không cần phải hy vọng nữa, tôi lại đâm ra nghi ngờ.
Suốt đêm tôi không ngủ được.
Tôi không nhận ra tôi. Tôi như điên dại nửa người. Khi thì, tôi thấy tôi không phải đẹp lắm, không phải giàu lắm, cũng không đủ sang trọng để có được người đàn bà như thế. Khi thì, tôi thấy tôi đầy kiêu ngạo về ý tưởng của sự chiếm hữu đó. Rồi tôi bắt đầu sợ thái độ của Macgơrit đối với tôi chỉ là một bất thường trong vài ba ngày và cảm nhận trước nỗi thống khổ có thể gây ra trong sự đổ vỡ bỗng chốc. Tôi tự nhủ, tốt hơn là tối đó, tôi không nên đến nhà nàng và nên đi đâu đó, rồi để thư lại cho nàng biết những lo sợ của tôi. Từ đó, tôi lại đi đến những hy vọng không cùng, đến một sự tin tưởng không bờ bến. Tôi tạo ra những giấc mơ tương lai không tưởng tượng được. Tôi tự nhủ, người con gái nhờ tôi sẽ lành bệnh về thể xác cũng như về tinh thần. Tôi sẽ suốt đời sống với nàng và tình yêu của nàng sẽ làm tôi sung sướng hơn cả tình yêu của những nữ đồng trinh.
Cuối cùng, tôi không thể lặp lại cho bạn biết hàng nghìn ý nghĩ, từ tim tôi đã dâng lên đầu tôi, và dần dần đã tắt theo giấc ngủ đến xâm chiếm tôi lúc trời bắt đầu sáng.
Khi tôi thức dậy, đã hai giờ rồi. Thời tiết thật huy hoàng. Tôi không còn nhớ, cuộc đời đối với tôi đã có bao giờ tươi đẹp đến thế, đầy đủ đến như thế. Những kỷ niệm đêm trước hiện ra trong tâm trí tôi, không bóng mờ, không chướng ngại, và được tưng bừng chào đón bởi những hy vọng về buổi tối đến. Tôi sửa soạn một cách vội vàng. Tôi thoả mãn và sẵn sàng làm những hành động tốt. Thỉnh thoảng tim tôi lại nhảy lên vì vui mừng và tình yêu căng lên trong lồng ngực tôi. Một cơn sốt dịu dàng xâm chiếm lấy tôi. Tôi không bâng khuâng gì nữa vì những lý do làm tôi bận rộn trước khi ngủ. Tôi chỉ thấy kết quả. Tôi chỉ nghĩ đến giờ phút mà tôi gặp lại Macgơrit.
Tôi không thể nào ở nhà được. Căn phòng hình như quá hẹp để chứa đựng hạnh phúc của tôi. Tôi cần cả thiên nhiên trọn vẹn để có thể tâm tư tình tự.
Tôi ra đi.
Tôi đi qua đường Antin. Chiếc xe ngựa của Macgơrit đang đợi trước cửa nhà nàng. Tôi đi về phía Xăng Êlidê. Tôi yêu thương tất cả, ngay đến những người không quen biết mà tôi gặp trên đường.
Tình yêu thật là thánh thiện!
Sau một giờ, tôi đi từ Macli đến ngã tư, rồi từ ngã tư đến Macli, tôi thấy chiếc xe của Macgơrit từ xa. Tôi không nhận ra được như tôi đoán.
Lúc đi vòng qua quảng trường Xăng Êlidê, cô dừng lại. Một thanh niên to lớn tách ra từ một nhóm đông anh đang trò chuyện, tới nói chuyện với nàng.
Họ nói chuyện trong giây lát. Người thanh niên trở lại với nhóm bạn của mình. Mấy con ngựa lại đi. Và tôi lại gần nhóm người đó. Tôi nhận ra, người vừa nói chuyện với Macgơrit là bá tước G. . . mà tôi đã thấy chân dung và Pruđăng đã cho tôi biết. Đó là người đã giúp đỡ Macgơrit có được địa vị như ngày nay.
Chính ông là người đêm qua nàng đã cấm không cho vào nhà. Tôi giả thiết là nàng đã dừng xe lại, để cho ông ta biết lý do về sự ngăn cấm ấy. Và đồng thời, tôi cũng hy vọng rằng nàng đã tìm một duyên cớ nào đó để khỏi tiếp chuyện với ông ta đêm sau.
Phần còn lại ngày hôm ấy đã trôi qua như thế nào tôi không nhớ. Tôi đi từng bước, tôi hút thuốc, tôi nói chuyện. Nhưng đã nói gì, tôi đã gặp ai, tính cho đến mãi mười giờ đêm, tôi không còn giữ một kỷ niệm nào cả.
Tất cả điều tôi nhớ lại là tôi về nhà, đã tiêu phí ba giờ để sửa soạn phục sức. Tôi đã nhìn một trăm lần cái đồng hồ treo và cái đồng hồ đeo tay. Nhưng khốn nạn, cả hai luôn luôn chạy đều chạy như nhau, đều chỉ giờ phút như nhau, để chỉ cùng một giờ như nhau. Khi nghe tiếng chuông đổ mười giờ rưỡi, tôi tự nhủ đã đến giờ ra đi.
Vào thời gian đó, tôi ở đường Prôvân. Tôi đi theo đường Mông Blân, xuyên qua đại lộ, đến đường Luy Grân, đến đường Po, Mahông, rồi đến đường Antin.
Tôi nhìn lên cửa sổ nhà Macgơrit.
Thấy có ánh đèn, tôi gọi chuông.
Tôi hỏi người gác: “Có cô Giôchiê ở nhà không?” .
Anh ta trả lời: “Cô ấy không bao giờ về nhà trước mười một giờ hay mười một giờ mười lăm” .
Tôi nhìn đồng hồ đeo tay.
Tôi nghĩ tôi đã đi rất chậm rãi. Nhưng thật ra tôi chỉ mất năm phút để từ đường Prôvân đến nhà Macgơrit.
Thế là, tôi đi dạo trên một đường phố không quán xá và quạnh hiu trong giờ này.
Độ nửa giờ sau Macgơrit trở về. Nàng bước xuống xe và nhìn quanh. Hình như nàng có ý tìm ai.
Chiếc xe chậm rãi quay đi. Chuồng ngựa và nơi để xe đặt ở nơi khác. Trong lúc Macgơrit sắp gọi chuông tôi đến gần nàng và nói:
– Xin chào!
– A! Chào anh? – Nàng nói một giọng hơi ngờ ngợ về nỗi vui mừng đã gặp tôi ở đó.
– Cô chẳng đã cho phép tôi gặp cô hôm nay sao?
– Đúng vậy, tôi đã quên điều đó.
Lời nói đó làm đảo lộn tất cả những ý nghĩ của tôi buổi sáng, tất cả những hy vọng của tôi suốt ngày. Tuy nhiên, tôi bắt đầu tập làm quen với những cách đối xử đó. Và tôi không bỏ đi, điều mà ngày xưa, nhất định tôi đã làm.
Chúng tôi đi vào.
Nanin đã mở cửa từ trước.
– Pruđăng vẫn chưa về? – Macgơrit hỏi.
– Thưa bà, chưa.
– Khi bà ta về, hãy nói bà sang ngay cho. Trước tiên chị hãy tắt đèn phòng khách đi. Và nếu có người đến hãy bảo rằng tôi chưa về.
Đó thực là một người đàn bà bận rộn một công việc gì đó và có lẽ đang bị làm phiền bởi môt kẻ không ổn nào. Tôi không biết sẽ phải có thái độ như thế nào và phải nói gì. Macgơrit đi về phía phòng ngủ của cô ta. Tôi đứng yên tai chỗ.
“Đến đây” – Cô ta nói với tôi.
Cô lấy mũ ra, lấy áo choàng bằng nỉ ra và ném cả lên giường rồi ngả người trên một ghế bành lớn, gần lò sưởi mà cô ta đã cho đốt ấm mãi đến đầu mùa hạ. Và cô ta nói với tôi, vừa mân mê cái dây đồng hồ đeo tay.
– À, anh có chuyện gì mới để kể cho tôi nghe?
– Không có gì cả, nếu không phải là chuyện tôi đã lầm lỗi khi đến đây tối nay.
– Tại sao?
– Bởi vì cô có vẻ không vừa ý, và chắc chắn, tôi đã làm phiền cô.
– Anh không làm phiền tôi đâu. Chỉ tại tôi bị bệnh. Tôi đã đau suốt ngày. Tôi không ngủ được. Và tôi bị nhức đầu ghê gớm.
– Cô cho phép tôi về để cô có thể đi nghỉ.
– Ồ! Anh có thể ở lại. Nếu tôi muốn đi nằm, tôi có thể nằm trước mặt anh.
Vào lúc đó có người gọi chuông.
“Còn ai đến nữa!” – Nàng nói với một vẻ khó chịu.
Giây lát sau lại có tiếng gọi chuông.
– Thế ra không có người nào mở cửa sao? Tôi phải đi mở vậy!
Thực vậy, nàng đứng dậy và nói với tôi:
– Anh đợi đây.
Nàng đi ngang qua căn phòng. Tôi nghe tiếng mở cửa. . . Tôi lắng nghe.
Người đàn ông mà nàng đã ra mở cửa cho, dừng lại ở phòng ăn. Nghe những tiếng đầu tiên, tôi biết ngay là giọng của ông bá tước N. . .
– Chiều này sức khoẻ cô ra sao? – Ông ta nói.
– Ốm – Macgơrit trả lời, giọng khô khan.
– Có lẽ tôi làm phiền cô?
– Có thể.
– Cô tiếp tôi như thế sao? Tôi đã làm gì cô, cô Macgơrit thân mến?
– Anh bạn ơi, anh không làm gì tôi cả. Tôi bị bệnh. Tôi phải đi nằm. Như thế, anh về đi để tôi vui lòng. Thật là phiền quá. Không chiều nào tôi về mà không thấy anh xuất hiện trong năm phút. Anh muốn gì? Tôi sẽ là tình nhân của anh? Hãy nghe tôi, tôi đã nói với anh trăm lần rồi, không là không. Anh làm tôi khó chịu ghê gớm. Anh có thể đi đến một nơi khác. Tôi gặp lại anh lần này là lần cuối. Tôi không chấp nhận anh. Điều ấy đã rõ ràng rồi. Vĩnh biệt. À, Nanin đã về. Nó sẽ đem đèn cho anh đi ra. Xin chào!
Và không thêm một lời nào, không nghe người thanh niên kia đang lẩm nhẩm điều gì, Macgơrit trở về phòng nàng và đóng cửa lại một cách dữ dội. Và cũng qua cửa đó, Nanin, đến lượt chị ta, cũng trở vào gần như tức khắc.
– Chị nge tôi – Macgơrit nói – chị hãy bảo thẳng với tên ngốc đó, là tôi chán rồi, tôi không muốn tiếp hắn nữa. Cuối cùng, tôi đã quá mệt mỏi để phải luôn luôn nhìn thấy những con người ấy đến đây để đòi hỏi tôi chỉ một việc. Chúng nó trả tiền cho tôi, chúng tưởng như thế là sạch nợ với tôi rồi! Nếu những người đàn bà bắt đầu cái nghề tủi nhục của chúng tôi biết rõ là sẽ như thế nào, thì chắc họ thích làm hầu phòng hơn. Nhưng không, thói khoe khoang, sự ham muốn những cái áo dài, những cỗ xe, những viên kim cương đã lôi cuốn chúng tôi. Người ta tin vào cái gì mà người ta muốn tin. Bởi vì sự bán thân cũng có cái đức tin của nó. Người ta làm hao mòn dần dần trái tim người ta, thân xác người ta, sắc đẹp người ta. Người ta ghê sợ như một con thú dữ, khinh bỉ như một tên cùng khốn. Người ta bị bao vây bởi những kẻ luôn luôn đến để đòi hỏi nhiều hơn là để ban phát. Và một ngày nào đó, người ta chết như một con chó chết, sau khi đã làm hư hỏng những người khác và làm hư hỏng ngay cả mình nữa.
– Xem kìa, bà hãy bình tĩnh – Nanin nói – chiều nay bà bị xúc động qúa đấy.
– Cái áo dài này làm tôi bực bội – Macgơrit vừa nói vừa giật tung những móc áo – Đưa cho tôi cái áo khoác. À, còn Pruđăng?
– Bà ta chưa về. Khi nào bà ta về, bà ta sẽ đến gặp bà.
– À, lại một con người nữa – Macgơrit vừa nói vừa cởi áo dài ra và choàng áo khoác vào – A, lại một người nữa đó, biết tìm gặp tôi khi cần đến tôi, và không thể giúp tôi một việc gì mà không tính công. Bà ấy biết rằng chiều nay tôi đang chờ tin trả lời. Và tôi tin chắc bà ta đang lo chạy những công việc riêng tư của mình mà không để ý gì đến việc giúp đỡ tôi cả.
– Có thể bà ấy bị người ta giữ lại.
– Hãy cho chúng tôi rượu dầm trái cây!
– Bà sẽ làm cho bà đau thêm – Nanin nói.
– Thây kệ, hãy đem trái cây, patê, hay cánh gà giò hoặc một cái gì đó cũng được, ngay tức khắc. Tôi đang đói.
Nói lại cho bạn biết cái ấn tượng mà cảnh tượng đó đã gây nên trong tôi chỉ là vô ích. Bạn có thể đoán lấy, phải không?
– Anh sẽ ăn tối với tôi – cô ta nói. – Trong lúc chờ đợi, anh hãy đọc sách. Tôi phải đi vào phòng trang sức trong chốc lát.
Cô ta đốt ngọn nến trên một giá đèn, mở cách cửa nơi chân giường và biến mất.
Còn lại một mình, tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của người con gái đó. Tình yêu nơi tôi lớn thêm lên vì thương xót.
Tôi sải những bước dài trong căn phòng nàng, vừa đi vừa nghĩ ngợi thì Pruđăng bước vào.
– À, anh đó à? – Bà ta nói – Macgơrit đâu rồi?
– Trong phòng trang sức.
– Tôi sẽ chờ, mà này cô ta bảo anh có duyên đấy. Anh biết điều đấy chứ?
– Không.
– Cô ta không nói cho anh biết tí nào sao?
– Không một chút nào.
– Anh đến đây có việc gì?
– Tôi đến thăm cô ta.
– Vào nửa đêm?
– Sao lại không?
– Hay nhỉ!
– Cô ta tiếp tôi rất tệ.
– Cô ta sẽ tiếp anh tử tế hơn.
– Bà tin thế?
– Tôi đem về cho cô ta một tin vui.
– Cũng chẳng can chi. Thế cô ta có nói với bà về tôi không.
– Chiều ngày qua hay đúng hơn là trong đêm qua, khi anh ra đi với bạn thân của anh. . . Nhân đây, xin hỏi thêm, bạn anh là người như thế nào? Gatông R. . . ấy, tôi xin thề, người ta gọi thế phải không?
– Vâng – tôi nói và không nhịn được cười, khi nhớ đến tâm sự mà Gatông đã thổ lộ với tôi trong lúc Pruđăng thú nhận mới biết sơ sơ về anh chàng.
– Cậu ấy dễ thương, cậu ấy làm nghề gì?
– Cậu ta có hai mươi ngàn frăng lợi tức.
– Thật thế à? Thôi được, bây giờ trở lại chuyện anh. Macgơrit đã hỏi tin tức anh nơi tôi. Cô ta hỏi: Anh là ai? Anh làm nghề gì? Cuối cùng là tất cả những gì người ta có thể hỏi về một người đàn ông độ tuổi các anh. Tôi cho cô ấy biết tất cả những gì tôi biết và nói thêm rằng anh là một anh chàng rất có duyên. Thế đó.
– Tôi cám ơn bà. Giờ đây, bà hãy nói cho tôi biết ngày qua cô ta đã nhờ bà giúp việc gì?
– Không việc gì cả. Chỉ để đuổi ông bá tước như cô ta muốn. Nhưng hôm nay cô ta có nhờ tôi một việc. Và chiều nay, tôi đến đây để trả lời.
Vừa lúc đó, Macgơrit từ phòng tranh bước ra. Trên đầu là một mũ ngủ được trang trí bằng một chòm tua màu vàng, mà người ta thường gọi là những dải su.
Trông cô ta thật mê người.
Cô ta đi chân trần, trong một đôi giày bằng sa tanh, và vừa làm song công việc trải chuốt móng tay.
– À chị – cô ta nói khi trông thấy Pruđăng – chị có gặp ông quận công?
– Đã gặp.
– Ông ta nói gì với chị?
– Ông ta đã đưa cho tôi.
– Bao nhiêu?
– Sáu ngàn.
– Chị có đem theo đó không?
– Có.
– Ông ta có vẻ khó chịu không?
– Không.
– Con người đáng thương!
Câu “Con người đáng thương” được nói bằng một giọng không thể diễn tả được.
Macgơrit nhận sáu tờ bạc một ngàn frăng.
– Thật đúng lúc – nàng nói – Pruđăng thân mến, chị có cần tiền không?
– Cô biết chứ, cô em ạ, trong hai ngày nữa, ngày 15, nếu có thể cô cho tôi mược ba hay bốn trăm frăng, cô sẽ giúp tôi nhiều đó.
– Sáng mai sẽ có, bây giờ đã quá khuya để có thể đổi tiền lẻ được.
– Đừng quên nhé.
– Chị yên tâm. Chị ở lại dùng bữa tối với chúng tôi.
– Không! Saclơ đang chờ tôi ở nhà.
– Thế ra chị vẫn luôn luôn bị điên đầu với cậu ấy sao.
– Ngốc quá em ạ. Thôi ngày mai. Chào Acmân.
Bà Đuvecnoa ra về.
Macgơrit mở ngăn tủ ra, vứt những tờ giấy bạc vào bên trong.
– Anh cho phép em đi nằm! – Nàng vừa nói vừa mỉm cười và đi về phía giường nàng.
– Không chỉ cho phép mà tôi còn yêu cầu nữa là khác.
Cô ném cái khăn choàng ngoài xuống phía dưới chân giường và nằm xuống.
– Giờ đây – cô nói – anh hãy đến ngồi gần em rồi chúng ta nói chuyện.
Pruđăng nói đúng, câu trả lời chị ta đem về làm cho Macgơrit vui hẳn lên.
– Anh tha thứ cho em thái độ cau có chiều này chứ?
– Tôi sẵn sàng tha thứ cho cô tất cả những gì khác nữa.
– Và anh yêu em chứ?
– Trở thành điên được.
– Mặc cho các tính xấu của em nữa?
– Mặc cho tất cả.
– Anh thề đi.
– Vâng – tôi nói nho nhỏ.
Nanin bưng thức ăn vào. Một con gà giò ướp lạnh, một chai rượu Boócđô, những trái dâu tây và hai phần ăn.
– Tôi không làm rượu dầm trái cây – Nanin nói – rượu Boóđô sẽ tốt hơn đối với bà. Thưa ông, có phải thế không?
– Chắc chắn thế – tôi trả lời, vẫn còn xúc động bởi những lời nói cuối cùng của Macgơrit và đăm đăm nhìn nàng với đôi mắt cuồng nhiệt.
– Được – cô ta nói – hãy đặt tất cả những món ăn trên bàn nhỏ và đẩy bàn đến gần giường. Chúng tôi sẽ tự phục vụ lấy. Thế là chị đã thức ba đêm rồi, chắc chị cần ngủ lắm, chị đi ngủ đi. Tôi không cần gì nữa.
– Có cần đóng cửa lớn, khoá hai lần không?
– Tôi tin là cần. Và nhất là dặn người ta, từ giờ đến trưa mai đừng để ai vào cả.