Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lý Trí Và Tình Cảm

Chương 13

Tác giả: Jane Austen

Chuyến đi Withwell có nhiều thay đổi so với những gì Elinor dự kiến ban đầu. Cô đã dự phòng sẽ bị ướt đẫm, mệt mỏi và hãi sợ; nhưng sự việc còn bất hạnh hơn nữa, bởi vì họ không đi đâu cả.

Vào lúc 10 giờ, cả đoàn đã tề tựu ở Barton Park và dùng điểm tâm. Tiết trời buổi sáng khá tốt mặc dù mưa cả đêm, mặt trời thường ló dạng. Tinh thần mọi người đều phấn chấn, hào hứng, háo hức để vui thú, quyết tâm chịu đựng mọi bất tiện và khó nhọc thay vì than phiền.

Trong khi mọi người đang dùng điểm tâm, gia nhân mang thư từ vào. Có một lá thư cho Đại tá Brandon; ông cầm lên , đọc qua, đổi sắc mặt, lập tức ra khỏi phòng.

Ngài John hỏi:

– Có chyện gì xảy đến cho Brandon thế?

Không ai có thể trả lời.

Phu nhân Middleton nói:

– Tôi hy vọng ông ấy không nhận tin chẳng lành. Hẳn có việc bất thường gì đấy khiến Đại tá Brandon phải rời bàn điẻm tâm của tôi đột ngột như thế.

Ông trở lại 5 phút sau.

Khi ông bước vào, bà Jennings nói:

– Đại tá, tôi hy vọng không phải tin chẳng lành.

– Thưa bà, không có gì, xin cảm ơn.

– Có phải thư đến từ Avignon không? Tôi mong tin tức không phải là bệnh em ông nặng thêm.

– Thưa bà, không thư đến từ thành phố (°), chỉ là thư thương mại.

– Nhưng nếu đây chỉ là thư thương ại, tại sao ông bối rối thế kia? Này, này, Đại tá, như thế không được. Hãy cho chúng tôi biết sự thật.

– Mẹ yêu ạ, xin hãy giữ lời.

Bà Jennings không đếm xỉa gì đến lời trách móc của con gái:

– Có lẽ thư báo cho ông rằng cô em họ Fanny của ông kết hôn phải không?

– Không, thật ra không phải.

– Thế thì, Đại tá, tôi biết đấy là ai rồi. Và tôi mong cô ấy vẫn khoẻ.

Ông ửng đỏ mặt:

– Bà muốn nói đến ai?

– À! Ông biết tôi muốn nói đến ai.

Ông nói với Phu nhân Middleton:

– Thưa bà, rất tiếc là tôi nhận được lá thư này hôm nay, vì thư nới đến công việc cần ngay đến sự hiện diện của tôi ở thành phố.

Bà Jennings thốt lên:

– Ở thành phố! Ông làm gì được ở thành phố vào thời gian này trong năm?

Ông nói tiếp:

– Tôi rất tiếc khi phải kiếu từ buổi họp mặt vui vẻ như thế này, vì tôi e phải có tôi đi cùng thì quý vị mới được phép vào Whitwell.

Anh đã giáng một đòn cho mọi người!

Marianne sốt sắng:

– Nhưng nếu ông viết lời nhắn cho người quản gia, như thế không đủ hay sao?

Ông lắc đầu.

Ngài John nói:

– Chúng tôi phải đi. Không thể hoãn được khi đã sẵn sàng đâu vào đấy. Brandon, đến ngày mai anh mới đi thành phố được, chỉ có thế.

– Tôi ước có thể dàn xếp được dễ dàng như thế. Nhưng tôi không có quyền trì hoãn dù chỉ một ngày!

Bà Jennings nói:

– Nếu ông nói cho chúng tôi biết công việc của ông là gì, chúng tôi sẽ thấy trì hoãn được hay không.

Willoughby nói:

– Dù cho ông hoãn ra đi cho đến lúc chúng tôi trở về, ông bị muộn cũng không quá sáu giờ đồng hồ.

– Tôi không thể để mất một giờ.

Lúc ấy Elinor nghe Willoughby thầm thì cùng Marianne:

– Có những người không thể chịu đựng một nhóm vui thú với nhau. Brandon là một người như thế. Tôi đoan chắc ông ấy sợ bị cảm lạnh, bày ra tiểu xảo này để thoát thân. Tôi muốn cá cược 50 tiền vàng lá thư là do chính ông ấy viết.

Marianne nói:

– Tôi cũng nghĩ chắc như thế.

Ngài John đáp:

– Brandon, tôi biết không thể thuyết phục anh đổi ý một khi anh đã quyết tâm. Nhưng tôi hy vọng anh sẽ suy nghĩ kỹ hơn. Thử nghĩ xem, có hai cô em nhà Carey từ Newtonddeens, ba cô em nhà Daswood lội bộ từ nhà nghỉ mát, còn anh Willoughby phải thức dậy 2 giờ sớm hơn lệ thường, với mục đích đi Whitwell.

Một lần nữa, Đại tá Brandon nói ông tiếc phải khiến cả đoàn thất vọng; nhưng cùng lúc ông cho biết không thể tránh được.

– Được rồi, thế thì, chừng nào ông sẽ trở lại?

Phu nhân thêm:

-Tôi mong chúng tôi sẽ gặp ông tain Barton ngay khi thuận tiện ông có thể rời thành phố, còn chúng tôi phải hoãn chuyến đi Whitwell cho đến khi ông trở lại.

– Cảm ơn bà rất nhiều. Nhưng tôi không chắc lúc nào có thể trở lại, nên không dám hứa trở lại.

Ngài John thốt lên:

– Ông ấy phải trở lại và sẽ trở lại. Nếu cuối tuần tới ông ấy không đến đây, tôi sẽ đi lùng ông ấy.

Bà thốt lên:

– Đúng, Ngài John, hãy làm như thế, có lẽ lúc ấy ông sẽ biết được ông ấy có việc gì.

Gia nhân gọi người dẫn ngựa của Đại tá Brandon đến.

Ngài John thêm:

– Ông không cưỡi ngựa đi thành phố, phải không?

– Không. Tôi chỉ cưỡi ngựa đến Honiton. Rồi tôi sẽ dùng xe ngựa trạm. (°°)

– Được, nếu ông nhất quyết đi, tôi chúc ông đi bnhf an.Nhưng ông nên đổi ý.

– Xin ông hiểu cho hoàn cảnh bắt buộc.

Rôi ông từ giã mọi người, và thêm:

– Cô Daswood, có cơ hội nào tôi được gặp cô và hai cô em cô ở thành phố vào mùa đông này không?

– Tôi e là không có cơ hội nào.

– Thế thì tôi phải từ biệt cô trong một thời gian dài hơn là tôi muốn.

Với Marianne, ông chỉ cúi đầu mà không nói gì.

Bà Jennings nói:

– Này Đại tá, trước khi ông đi, cho tôi biết ông đi vì việc gì.

Ông chào bà, rồi được Ngài John tiễn ra cửa.

Các than phiến và trách móc, đã được mọi người kiềm chế vì lịch sự, giờ bộc phát; và họ cùng lặp đi lặp lại với nhau rằng thật là tức tối bị thất vọng như thế.

Bà Jennings hớn hở.

– Tuy nhiên, tôi đã đoán được ông ấy có việc gì.

Hầu như mọi người đều đồng thanh:

– Bà đoán được à?

– Vâng, tôi chắc chắn đấy là cô Williams.

Marianne nói:

– Cô Williams là ai?

– Cái gì! Cô không biết cô Williams là ai à? Tôi tin chắc cô đã nghe nói đến cô này. Cô là người thân của Đại tá, cháu gái ạ, một người rất thân thiết. Chúng tôi không muốn nói thân thiết như thế nào, vì e các cô gái trẻ bị sốc.

Rôi, hạ giọng một tí, bà nói với Elinor:

– Cô này là con ruột của ông.

– Thật thế!

– À, vâng, giống ông như đúc. Tôi đoan chắc Đại tá sẽ để lại cho cô toàn bộ tài sản của ông.

Khi Ngài John trở lại, ông phụ họa cùng mọi người tỏ ý tiếc nuối đã có sự cô không may; tuy nhiên kết luận rằng họ phải làm gì đấy để vui với nhau vì dù sao đã tụ tập nơi đây. Sau một lúc bàn bạc, tất cả đồng ý dù họ không thể đi chơi ở Whitwell, họ có thể đánh xe vòng quanh để giải buồn. Gia nhân dẫn các cõ xe đến; xe của Willoughby đến trước nhất, và Marianne chưa bao giờ trông hạnh phúc như thế khi cô bước lên cỗ xe này. Anh đỗ xe chạy thật nhanh và chẳng bao lâu hai người đã mất hút, và chỉ sau khi mọi người quay về, hai người mới trở về. Cả hai trông hào hứng sau cuộ du ngọa; nhưng chỉ nói chung chung là họ đi dọc theo các con đường, trong khi những người khác đi xuống các triền đồi.

Họ đồng ý một buổi khiêu vũ tối ấy, thế là mọi người sẽ rất vui vẻ cả ngày. Thêm vài người trong họ Carey đến dự bữa ăn tối, và gần 20 người cùng vui vẻ ngồi tại bàn ăn, mà Ngài John quan sát với hài lòng tột độ. Willoughby chọn chỗ ngồi thường lệ giữa hai cô chị nhà Daswood. Bà Jennings ngồi bên phải Elinor. Họ chỉ vừa ngồi xuống không lâu, rồi bà nghiêng đến phía sau Marianne và Willoughby, nói với cô nhưng đủ to cho hai người cùng nghe:

– Tôi đã biết được dù hai người có mọi tiểu xảo. Tôi biết hai người đi đâu sáng nay.

Marianne đỏ mặt, trả lời hấp tấp:

– Ở đâu, thưa bà?

Willoughby nói:

– Bà không biết sao, là chúng tôi đi trên xe song mã hai bánh của tôi?

– Vâng, vâng, Ông Trơ Tráo, tôi biết rất rõ, tôi nhất quyết tìm ra hai người đã đi đâu. Tôi hy vọng cô thích ngôi nhà của cô, cô Marianne ạ. Đấy là ngôi nhà rất to, tôi biết, và khi tôi đến thăm cô, tôi mong cô đã nâng cấp nó, vì sáu năm trước khi tôi đến đấy, tôi thấy còn thiếu nhiều thứ.

Marianne quay mặt đi trong thẹn thùng vô tả. Bà Jennings cười thoải mái. Elinor hiểu ra rằng trong quyết tâm tìm hiểu hai người đã đi đâu, thật ra bà đã phái cô hầu của mình dọ hỏi anh đánh xe của Willoughby; qua cách này bà được thông báo rằng họ đã đi Allenham và dành nhiều thời gian để đi vòng quanh khu vườn và đi xem khắp ngôi nhà.

Elinor khó tin rằng đây là sự thật, vì không có lý nào Willoughby đề nghị, hoặc Marianne đồng ý, đi vào ngôi nhà trong khi bà Smith đang ở trong ấy, mà Marianne không hề quen biết với bà.

Ngay sau khi họ ra khỏi phòng ăn, Elinor hỏi em gái về chuyện này; càng ngạc nhiên khi được biết mọi tình tiết mà bà Jennings thuật lại đều đúng. Marianne giận dữ vì thấy chị có ý nghi ngờ.

Chị Elinor, tại sao chị lại tưởng tượng rằng chúng tôi đã không đi đến đấy, hoặc chúng tôi không đến xem ngôi nhà? Có phải chính chị cũng thường ước mong đi đến đấy sao?

Đúng thế, Marianne, nhưng chị sẽ không đến đấy khi bà Smith có nhà, và đi với ai khác chứ không đi cùng anh Willoughby.

Nhưng anh là người duy nhất có quyền dẫn cho xem ngôi nhà; và vì anh đi trên xe song mã, không thể nào có thêm người khác đi cùng. Em chưa từng trải qua một buổi sáng thú vị như thế trong đời.

Elinor đáp:

Chị e rằng một chuyến đi thú vị không phải lúc nào cũng là lý do để biện minh là phải phép.

Chị Elinor, ngược lại, không có lý do nào mạnh hơn thế; vì nếu có gì thật sự không phải phép trong việc em làm, em đã cảm thấy như thế lúc ấy, vì chúng em luôn luôn biết khi nào mình làm quấy, và khi biết như thế em không thể cảm thấy thích thú.

Nhưng, em Marianne yêu, chính việc em làm đã gây cho em những bình phẩm xấc xược, bây giờ em có bắt đầu nghi ngờ tư cách chín chắn của em chưa?

Nếu các bình phẩm xấc xược của bà Jennings là minh chứng cho tư cách thiếu chính chắn, chúng ta sẽ luôn bị xúc phạm trong cuộc đời chúng ta. Em không coi trọng lời chê trách của bà, cũng như em không coi trọng lời khen tặng của bà. Em không cảm thấy bức xúc đã làm việc gì sai trái khi đi dạo trên vườn bà Smith, hoặc vào xem nhà của bà. Một ngày nào đấy, tất cả sẽ thuộc về anh Willoughby, và –

Marianne, dù cho có một ngày nào đấy nó là của em, em vẫn không thể bào chữa cho việc em đã làm.

Cô em đỏ mặt với ẩn ý này, nhưng lại cảm thấy hài lòng ra mặt. Sau khoảng mười phút suy nghĩ nghiêm chỉnh, cô vui vẻ nói với Elinor:

Chị Elinor, có lẽ em đã thiếu suy xét khi đi đến Allenham; nhưng anh Willoughby tha thiết muốn chỉ cho em xem nơi ấy; và đấy là ngôi nhà thật quyến rũ, chị tin em đi. Có một phòng khách khá xinh xắn trên lầu, rộng thoải mái để sử dụng thường xuyên, cùng nội thất hiện đại trông dễ nhìn. Phòng nằm ở một góc, với cửa sổ mở ra hai bên. Từ một bên chị nhìn qua một khoảng cỏ chơi bowling, phía sau ngôi nhà, đến một khu vườn treo xinh đẹp; từ bên kia chị thấy phong cảnh ngôi nhà thờ và xóm làng, xa hơn nữa là các dãy đồi mà chúng ta vẫn thường ngắm. Em không lợi dụng ngắm nhìn nhiều, vì không gì đáng thương hơn là mấy món nội thất, nhưng nếu được sửa sang – Willoughby nói chỉ cần vài trăm bảng là đủ để tạo ra một trong những căn phòng mùa hè dễ chịu nhất cả nước Anh.

Nếu không có những người khác chen vào, Elinor đã có thể nghe em gái mô tả mọi phòng ốc trong ngôi nhà với cùng niềm phấn khởi.

Bình luận