Sáng hôm sau tôi dậy sớm, cắt một cành cây nhỏ làm gậy, đi quá cổng thành. Tôi nghĩ, tản bộ sẽ xua tan nỗi buồn. Hôm ấy trời rất đẹp, không quá nóng, một luồng gió tươi mát hiện diện khắp nơi, xào xạc, vui tươi, mơn man mà không phiền nhiểu. Tôi lang thang trên những ngọn đồi, trong các cánh rừng; tôi chưa thấy hạnh phúc, khi bước chân khỏi nhà tôi đinh ninh mình sẽ đắm chìm trong nỗi tịch liêu, nhưng tuổi thanh xuân, thời tiết tuyệt vời, không khí trong lành, khoái hoạt do chạy nhảy, cảm giác êm đềm khi nghĩ chân, ngã lưng trên thảm cỏ ở một góc riêng tư, cảm thấy thắng thế; những câu nói không -thể -nào- quên và những nụ hôn ấy, một lần nửa trở về chiếm ngự linh hồn tôi. Thật sung sướng khi nghĩ rắng, dù sao chăng nữa, Zinaida đã đền bù xứng đáng cho lòng can đảm, tính anh hùng của tôi… “Đối với nàng, có thể những người kia vượt trội hơn,” tôi tự nhủ, “mặc kệ họ! Họ chỉ nói suông, trong khi ta đã hành động. Và liệu ta có thể làm được gì nữa cho nàng?” Trí tưởng tượng của tôi bay bổng. Tôi bắt đầu hình dung ra cảnh tượng tôi giành nàng từ bàn tay kẻ thù như thế nào; mình đẫm máu đào, tôi dũng mảnh cứu nàng khỏi ngục tối rồi gục chết dưới chân nàng ra sao. Tôi nhớ đến một bức tranh treo ở phòng khách — Malek -Adel ôm Matilda trên tay — nhưng đúng vào lúc ấy, tôi lại bị lôi cuốn bởi một chú chim gỏ kiến có bộ lông lốm đốm đang tíu tít bận rộn trên cao; lấp ló hết bên phải lại qua bên trái, đàng sau một nhành bạch dương mảnh dẻ, như một nhạc sĩ bên chiếc đại hồ cầm.
Rồi tôi hát “Not the white snows”, và chuyển sang một bài khác, rất phổ biến vào thời đó: “I await thee, when the wanton zephyr,” rồi tôi bắt đầu đọc lớn lời đối thoại của Yermak với các vì sao trong bi kịch Homyakov. Để diễn tả tình cảm dạt dào, tôi cố gắng sáng tác được một câu: “Ôi Zinaida, Zinaida!” dành để kết thúc những đoạn thơ; nhưng ngoài câu đó ra, tuyệt nhiên tôi không thể nghĩ thêm được một điều gì khác. Khi ây đã gần đến giờ ăn tối. Tôi thả dài xuống thung lũng; một con đường cát nhỏ hẹp, uốn khúc dẫn về thành phố. Tôi lững thửng bước….Tiếng vó ngựa rầm rập vang lên từ đàng sau. Bản năng khiến tôi ngừng chân đứng yên, nhìn quanh và ngã nón. Tôi thấy cha tôi và Zinaida. Họ đang sóng đôi trên mình ngựa. Cha tôi vừa nói một điều gì đó với nàng, nghiêng mình qua, tay đặt lên cổ ngựa, mĩm cười. Zinaida im lặng lắng nghe, mắt cụp xuống, môi mím chặt. Lúc đầu chỉ có họ; nhưng trong phút chốc Byelovzorov đã xuất hiện trong tầm mắt, ở khúc quanh của trảng rừng thưa, trong bộ đồng phục kỵ binh và áo choàng, trên lưng một chú ngựa ô phì phò bọt mép. Con tuấn mã hất đầu, hí râm ran, nhảy dựng, người kỵ mã vừa vất vả giữ chặt dây cương vừa đạp đinh thúc. Tôi đứng ở một bên đường. Cha tôi giật mạnh dây cương, tách khỏi Zinaida, nàng chậm rãi ngước mắt lên nhìn ông, rồi cả hai cùng phóng ngựa đi …. Byelovzorov đuổi sát theo, thanh kiếm của chàng lách cách bên hông. “Cha đỏ như tôm luộc,” tôi hồi tưởng, “trong khi chị ấy….vi sao chị ấy xanh xao đến thế? cởi ngựa suốt cả buổi sáng, mà vẫn xanh xao?”
Tôi rảo bước, về nhà vừa đúng giờ ăn tối. Ngồi kế bên mẹ, cha tôi đã thay đổi y phục, tắm gội sạch sẽ; ông đọc một bài báo trong tờ Journal des Débats bằng giọng nói du dương; nhưng mẹ tôi nghe trong lơ đãng, và khi thấy tôi, bà hỏi tôi đã đi đâu cả ngày hôm nay, bà chẳng thích cái trò lang thang vớ vẫn chỉ có trời mới biết ở đâu, và với ai. Tôi sắp sửa trả lời, “Nhưng con chỉ đi dạo một minh,” khi chợt nhìn qua cha tôi, và vì một lý do nào đó không rõ, tôi nín thinh.