Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng

Con người điêu trá

Tác giả: Vũ Trọng Phụng
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Nhà văn sĩ T.L. một hôm kể lể với tôi:

– Một đời tôi, tôi chỉ yêu có một người. Trong hai năm giời tôi cùng người ấy ăn ở với nhau, tình yêu thật là thiết tha, đằm thắm, tôi được sung sướng đến cực điểm.

Tôi phải thú thực rằng sở dĩ tôi có cái danh dự ngày nay là nhờ nàng cả, vì, được gần gụi nàng thì cầm tới bút, tôi mới mong được thấy cảm hứng chứa chan. Mới gặp nàng lần đầu, tôi đã tưởng tượng ngay rằng nàng vẫn là người yêu của tôi tự bao giờ ấy! Dung nhan diễm lệ và đức tính của nàng thực làm thỏa lòng tôi quá, khiến tôi đến phải mê tơi.

Con người ấy không bao giờ bỏ tôi, chẳng phải hạng ăn xổi ở thì, đã… đã từ trần trên giường tôi nằm, trong cánh tay tôi ôm ấp, thực đến lúc chết mà vẫn yêu tôi, rõ thảm!…

ấy thế mà mỗi khi chợt nghĩ đến nàng thì tôi giận lắm! Nếu lúc nào tôi cố lục tìm trong trí nhớ, cố tưởng tượng cho thấy trong óc cái hình dung yểu điệu, thướt tha của con người ấy, cái đường ngôi lệch, lời nói dịu dàng thỏ thẻ, cặp mắt rất say sưa, nếu lúc nào tôi lại được thấy trong trí tưởng tượng con người nõn nà nghiêng nước nghiêng thành đã cũng tôi ăn ở non vợ chồng mà già nhân ngãi ấy thì chỉ cốt để tôi được chau mày, chau mặt mà thét lớn rằng: “Tao ghét mày!…”.

Tên nàng, nàng bảo: Bích Nga. ở nhà một bà bạn mà chúng tôi được cái hân hạnh gặp nhau, người ta gọi nàng là bà tham Ngọc, bà tham Ngọc đã góa chồng, chồng bà, một ông tham tá công chánh, đã dắt vợ đi khắp thâm sơn cùng cốc ở cõi Đông Dương, rồi vì nước độc đã bỏ mặc vợ mình bơ vơ trên cõi thế.

Mà hình như nàng cũng đã đi lắm nơi xa thì phải. Khi trò chuyện, có lúc thốt nhiên nàng nói “… một buổi chiều, ở cổ viện Đế Thiên, Đế Thích…” hay “… sáng sớm tinh sương hôm ấy trên bờ sông Cửu uốn khúc tại kinh thành Luang Prabang…”. Ngoài ra, không có sự gì tỏ rằng con người ấy đã đi nay đây mai đó, trong vẻ người, giọng nói, không một nét nào chứng thực được cái vội vàng, hấp tấp những lúc khuya sớm, đi, về. Nàng vốn là gái Huế. Cứ trông lối y phục thanh tao, dáng người bệ vệ ấy thì không ai dám bảo nàng đã là vợ một người luôn luôn nay đó, mai đây.

Khi tôi hiểu rằng tôi đã quên ăn bỏ ngủ vì nàng thì điều trước nhất của tôi là muốn xin cưới ngay nàng làm vợ. Tôi nhờ bà bạn gái kia đem lời cầu hôn khẩn khoản nói giúp tôi nhưng, thất vọng thay! Nàng kêu là nàng đã giập tắt lửa lòng, không đời nào còn mong tái giá.

Thế là tôi phải tìm đường gìn giữ, sao cho khỏi gặp mặt nàng. Nhưng nào có được? Lòng yêu chuộng xưa kia đã khiến tôi vì nàng mà quên ăn, bỏ ngủ thì sự thất vọng ngày nay làm tôi chẳng còn khối óc làm lụng được một việc gì, nên, lẩn thẩn, tôi nghĩ cách… đi xa.

Tôi đang sửa soạn hành trang, lòng buồn tê tái, đứng trông mấy chiếc hòm và chiếc va ly há rộng miệng ra nuốt những áo quần với đồ lặt vặt của kẻ đi xa thì chợt cánh cửa hé mở từ từ; để lộ ra vẻ mặt âu sầu của bà tham Ngọc.

Phải, chính Bích Nga đứng đó, thỏ thẻ nói rằng:

– … Nghe như ông định thu xếp vào Sài Gòn làm ăn thì phải…

– Vâng! Tôi chưa kịp lại biệt chào bà.

Thấy tôi chỉ nói đủng đỉnh, lạnh lùng, Bích Nga bấy giờ vừa run vừa hỏi:

– Mình… (phải, nàng gọi ngay tôi là mình!), mình định đi thật đấy ư? Tôi vẫn biết, khổ lòng lắm, mình ạ. Mình vì yêu tôi nên phải tìm cách xa tôi, còn tôi, tôi cũng xin thú thực rằng đối với lòng yêu chân thật của mình, tôi rất lấy làm cảm động. Nhưng, khốn nỗi, tôi, tôi không phải… góa chồng!!!

Thế là đến tận bây giờ, cái tiểu sử đau đớn của nàng tôi mới được nàng kể rõ cho nghe.

Thực là một cuốn tiểu thuyết trường thiên về tình yêu, tình phụ. Chồng nàng rượu chè be bét, thường đánh đập nàng, ba năm nay rồi, hai người đã bỏ lửng nhau. Nàng bồ côi cha mẹ từ thuở ngây thơ nên được một ông chú thương yêu lắm lắm. Ông chú ấy hiện giờ làm quan tại Huế, nhưng vì đã ép duyên nàng nên nàng cũng giận từ độ ra ngoài Hà Nội này, nàng chẳng hề có lấy một chữ gửi thăm. Chị ruột nàng lấy kế ông phủ Vĩnh Tường mà cậu nàng thì hiện giờ là một ông giáo, người đã cao niên, dạy học trong một trường công ở ngay Hà Nội. Vì xưa kia trong nhà có chuyện hiềm khích nên dù nàng là cháu mà nàng cũng chẳng hề đến cửa bao giờ. Còn Bích Nga, buồn vì thân thế, mấy năm nay đã ăn ở ra con người liêu tịch, cố lấy cái vỏ ngoài điểm trang lòe loẹt để giấu kín một trái tim đau khổ bên trong.

Nhưng nàng tuy bơ vơ một mình mà chẳng phải luỵ ai, vốn có tài về nghệ thuật nữ công nên vẫn sống một cách thảnh thơi, phú quý. Hiện giờ, mấy cô tiểu thư nhà mấy ông quan lớn đang cầu nàng đến dạy cho thêu thùa, bánh trái và cả ca hát, địch đàn.

Thiên lệ sử ấy, nàng kể tôi nghe rất là cảm động, dẫu rằng trong khi trò chuyện, nàng thường nói đi nói lại mãi chẳng nên lời, một cái kém hèn của bọn phụ nữ ngây thơ.

Chúng tôi bèn thuê một căn nhà rất đẹp, rất xinh ở con đường Hàng Cỏ. Cứ chiều chiều, chúng tôi cùng nhau sánh vai ra ban công hóng mát, nhìn hai rặng cây lá xanh tươi tốt, con đường vắng vẻ, vỉa hè cỏ mọc um tùm mà tưởng tượng như mình ở cảnh Bồng Lai.

Trong một năm tròn, tôi cứ muốn được luôn luôn quấn quýt lấy Bích Nga để ngắm nàng tha thướt ra vào, để nghe nàng ngây thơ cười nói, mặc quách cả những anh em, nếu nàng không giục tôi mau mau trở về toà soạn. Nàng luôn luôn nhắc tôi chớ hững hờ với cây viết để nàng cũng đem ngón nữ công, đàn địch ra dạy bọn tiểu thư vẫn hết lòng mong đợi nàng kia. Suốt ngày, chúng tôi phải cách xa nhau, gặp nhau chỉ chờ đến chiều, đến tối.

Từ tòa báo trở về căn nhà chúng tôi nương náu, mỗi bước chân đi đối với tôi là trút được một ít nặng nề, vô vị của đời, tới nhà phải đợi nàng thì nóng lòng sốt ruột quá chừng, nhưng nếu thấy nàng đã tựa cửa chờ mình thì sung sướng bằng mở cờ trong bụng. Thỉnh thoảng nàng lại mua về một cụm hoa tươi. Cũng có khi tôi ép nàng nhận một vài cái quà quý giá nhưng nàng đều nhất nhất chối từ. Nàng kêu giàu có hơn tôi nhiều, vả lại, cứ suy lối ăn mặc toàn lượt là, gấm vóc của nàng, cứ tính những đồ xa xỉ nàng thường dùng như phấn, sáp, nước hoa thì đủ hiểu là bọn học trò kia trọng đãi nàng lắm lắm. Cho nên tôi rất lấy làm cảm kích tấm lòng quảng đại của nàng, nó chẳng như “trái tim” vẩn đục của bọn bom xu1. Nàng yêu tôi mà chẳng phải luỵ tôi, con người tự lập, khẳng khái ấy đã lắm khi khiến tôi đem cái nghèo của mình ra đọ với ái tình mà tự thấy âm thầm hổ thẹn.

Kể ra thì nghề nàng cũng chẳng có gì là vất vả.

Bọn học sinh kia, con quan, con các nhà tư bản, toàn là những công nương phong phú, yêu vì tài, trọng vì nết, coi nàng như một đóa hoa. Một lần nàng phô với tôi một đôi vòng vàng một chiếc “nhẫn đồng hồ” lấp lánh kim cương, kêu là của học trò tặng làm kỷ niệm.

Chúng tôi chẳng hề xa nhau nửa bước, ngoài cái thời giờ bận việc hàng ngày. Duy chỉ chủ nhật nào là nàng cũng xin phép tôi lên phủ Vĩnh Tường thăm bà chị và chơi với cháu, mỗi tuần lễ chỉ ngày chủ nhật mà thôi.

Thì cứ sáng sớm tôi ra ga lấy vé cho nàng bước lên xe lửa, cầm mù xoa vẫy theo ngơ ngẩn rồi đến chiều lại ra ga để đón nàng về. Lắm khi, tôi hẹn đón nàng ở một vài ga khác, như Yên Viên, Xuân Kiều, Đông Khê chẳng hạn, rồi những cảnh quê xinh đẹp, êm đềm, chúng tôi cùng nhau thăm thú, lúc thì vào một quán hàng ăn bún riêu cua, bánh đúc, lúc thì trên những con đường vắng vẻ chúng tôi cười cười, nói nói, ném mắt đuổi theo con chích chòe tha mồi vào tổ, vừa đi vừa gặm mỗi người một chiếc bánh đa.

Nàng kể lại tôi nghe cảnh gia đình rất vui vẻ, êm đềm của bà phủ Vĩnh, vừa trên xe bước xuống, con bé cháu đã lon ton chạy lại đón đi, quan anh thường thường say “khướt cù đèn” nhưng mỗi khi diễu cợt, làm hề thì đố ai nín cười được đấy, bà chị tuy cấm cẳn, xấu ăn xấu nói nhưng nói sau quên trước, cũng chẳng “bụng dạ” gì.

Nghe lời nói có duyên một cách lạ lùng, tôi tuy mỉm cười, nhưng thực đau đớn, âm thầm trong dạ. Phải, tôi đau đớn lắm vì thấy cái đời hoa trôi bèo dạt của nàng, chẳng hề được hưởng hạnh phúc chân chính của gia đình như những ai ai.

Sung sướng quá, không bao giờ tôi đem lòng nghi ngờ nàng cả. Nhưng điều nàng nói tự nhiên đến thế, thực thà đến thế, ngây thơ đến thế, bảo ai mà chẳng phải tin?

Nhưng nàng phải cái tật cứ nói rườm lời khi kể chuyện lại những nhà mà nàng lui tới, những nhà của học trò nàng thì hình như nàng cố bày đặt cho ra những sự không đâu. Tôi đây, tôi là người đem tấm chân ái tình ra thương yêu, kính mến nàng, muốn trong cặp mắt nàng chỉ có riêng một mình tôi thì nàng lại cứ để trí vào những sự không đâu ra đâu sất cả!…

Nhưng đối với những người còn xanh mái tóc mà đã trải qua đủ mùi đau khổ như nàng, mà cuộc đời từ lúc bé tới giờ chỉ là một thiên lệ sử, thì cái tật mọn ấy, tôi cũng vẫn bỏ qua đi cho.

Chỉ độc một lần là tôi ngờ vực, hơi hơi ngờ vực.

Tối chủ nhật ấy, nàng lên phủ Vĩnh mà chẳng thấy về.

Tôi thất vọng quá!… Làm thế nào đây? Đáp ngay tàu lên phủ Vĩnh tìm nàng chăng? Nếu thế thì cuộc tình duyên kín đáo kia lộ mất. ấy thế mà sau một đêm trằn trọc, tôi quyết định ra ga đáp tàu lên phủ Vĩnh thì Bích Nga đẩy cửa, mặt mày xám ngắt, bước vào. Bà phủ, chị nàng, mệt nặng!…

Nàng nói thế nào tôi cũng cho là lọt tai tất cả, cũng chẳng để ý rằng hễ tôi hơi hỏi qua đến lẽ gì một tí là nàng liến thoắng đáp lại một thôi. Việc cần nàng chẳng nói ngay, cứ luẩn quẩn vào những điều tỉ mỉ: những là thuê xe ra ga phải thằng phu kéo chậm, lúc trả tiền lại còn kỳ kèo lôi thôi, em bảo thế này, nó cãi lẽ thế nọ, lấy vé nhiều người chen quá, suýt nữa bị kẻ cắp xẻo mất túi, lúng túng… nhỡ tầu!

Rồi, tuần lễ ấy, nàng lại lên phủ Vĩnh ở luôn 4, 5 ngày mới về, kêu chị mình, nhờ có mình săn sóc, thuốc thang chỉ ít lâu thì bình phục.

Khốn thay, chưa được bao lâu thì lại đến lượt nàng cũng ốm. Đốc tờ mời lại, bảo người yêu tôi mắc chứng đau phổi, bấy lâu ngấm ngầm, nay mới phát ra. Không còn thuốc nào chữa khỏi!

Bấy giờ tôi đau khổ quá, đã đến phát điên lên mất, vì nàng sắp phải từ trần. Rồi tôi nghĩ ra rằng đã đến lúc này thì bao nhiêu họ hàng, thân thích của nàng, mặc lòng xưa kia giận dữ với nàng, nay tôi cũng gọi đến. Cả gia tộc rất danh giá ấy tôi phải lo sao gọi cho đủ mặt để trong khi hấp hối, nàng được cùng những người thân yêu thứ tội, và ngộ có dặn lại gì chăng.

Thế là chẳng kịp ngỏ ý với người yêu, tôi vội viết ngay hai lá thư, một cho bà phủ Vĩnh Tường, một cho ông quan tai to tại Huế. Rồi hôm sau, tôi chỉnh tề khăn áo, tìm đến nhà ông cụ giáo, cậu ruột Bích Nga.

Tôi cũng không còn nhớ lúc đến nhà ông cụ ấy vào độ mấy giờ. Hình như ông cụ đang vào bữa cơm trưa, hay cơm chiều thì phải. Thấy dáng điệu tôi vội vàng, hấp tấp, ông cụ vội quăng đũa, bát, tiếp ngay.

– Thưa cụ, ở đời này, cũng có lúc mà những chuyện hờn giận trong gia đình phải vứt bỏ đi, mà tha thứ cho nhau mới phải…

Bộ mặt bình tĩnh đáng kính ấy bỗng quay lại nhìn tôi một cách ngạc nhiên.

Tôi – lố thật! – Tôi vẫn cứng cỏi thêm rằng:

– Thưa cụ, cô cháu ruột cụ đã đến lúc hấp hối rồi, bây giờ chỉ còn chờ có cụ…

– Cháu ruột tôi, ông bảo?… Thì nào tôi có đứa cháu gái nào đâu?

– Thôi đi, con xin cụ, cụ đừng cố chấp thế. Tội nghiệp lắm. Cháu ruột cụ, người sắp qua đời là bà tham Ngọc, thuở trẻ cụ vẫn gọi là: cháu Bích Nga.

– Thôi, dễ ông lầm nhà rồi! Cô Bích Nga hay bà tham Ngọc là ai, nào tôi có biết!!!…

Rồi ông cụ từ từ đẩy tôi ra khỏi cửa, chắc rằng trong bụng cho tôi là một thằng hoá dại. Cái mặt một thằng đã mất trí khôn, bấy giờ hẳn giống mặt tôi thì phải. Cơ sự xảy ra đến thế này thì thực bất ngờ quá đỗi, hay là Bích Nga lừa dối tôi chăng?

Nhưng sao lại phải bày đặt ra đến thế?

Bất thình lình, óc tôi chợt nảy ra một ý: đến hỏi vị tiểu thư Bích Nga vẫn bảo là cô học trò giỏi nhất về cả thêu thùa, bánh trái, ca hát, địch đàn.

Giựt chuông xong, tôi hỏi tên bồi ra mở cửa.

– Bà tham Ngọc?

– Không phải đây!…

– Vẫn biết thế rồi, nhưng bà ấy vẫn lại đây dạy con gái cụ lớn học tập nữ công…

– Cụ lớn nhà tôi làm gì có cô nào? Lạ thật! Không biết ông định hỏi việc gì mà… lại thế!

Rồi nó đẩy sầm cánh cửa vào mũi tôi một cách bất bình. Thì ra tôi đánh thức nó dậy lúc ấy đúng một giờ đêm.

Tôi tất tả ra về, không còn định đi đâu hỏi nữa. Chắc rồi ai cũng đáp mình đến thế chứ gì? Bước chân vào nhà, tôi thấy dưới đất vứt một phong thư, thư trả lời của bà phủ Vĩnh. Tay bóc thư mà lòng đã biết trước, ông phủ Vĩnh rất lấy làm lạ vì bà vợ ông chẳng hề có cô em gái gọi là Bích Nga hay bà tham Ngọc bao giờ!

Thì ra trong hai năm giời ăn ở với nhau, mỗi lời nói của người yêu quý của tôi là một lời bịa đặt. Trăm nghìn mối ghen mới đua nhau dày vò tôi lúc ấy, tôi cũng chẳng biết mình định làm gì, đẩy cửa bước đến gần giường bệnh, mắt nhìn chòng chọc, muốn chỉ dùng đôi mắt căm hờn, đau đớn để hỏi bệnh nhân.

Bao nhiêu điều xưa nay làm khổ tôi mãi, trước mặt người yêu bấy giờ tôi mới đem trút xuống:

– Này cô, những ngày chủ nhật, cô làm gì mà lên phủ Vĩnh Tường?… Những buổi tôi ngồi cặm cụi trong toà báo thì cô đi nhảy những đâu? Những đêm vừa rồi, cô ngủ những đâu… mà ngủ với ai??? Ô hay! Mau lên, trả lời đi cho tôi biết chứ!

Rồi tôi cúi mặt xuống nhìn, nhìn bộ mặt vẫn còn đẹp đẽ, say sưa ấy, cố ép nàng phải đáp. Nhưng nàng vẫn thản nhiên, tỉnh trí, chẳng hề hé cặp môi son.

Tức quá đi mất, tôi lại vỗ ngực, bứt tóc, rít lên rằng:

– Mày có đi dạy học ai đâu? Mày tuy thêu thùa giỏi thật, nhưng nữ công, nữ hạnh gì mày? Tao đã đi hỏi khắp nơi rồi, không một ai biết mày là người ở đâu sất cả! Vậy thì những đồ trang sức kia ở đâu mà đến, tiền bạc mày ăn tiêu phung phá, mày lấy đâu ra?

Nàng chỉ nhìn tôi một cách rất đỗi đau đớn, buồn rầu, ấy thế! Giá tôi cứ để nàng được tĩnh tâm mà nhắm mắt có lẽ phải hơn.

Khốn nỗi! Tôi rất yêu nàng, yêu quá đi mất. Lửa ghen vẫn mạnh hơn lòng xót, nên tôi chẳng nhịn được lời.

– Mày đã lừa dối tao trong hai năm giời, trong hai năm giời tao ăn ở với mày, ngày nào mày cũng lừa tao, lúc nào mày cũng dối tao. Đời tao có những chuyện gì là mày biết tất mà đời mày thì thật là tối tăm, bí mật, tao chẳng được biết một tí ti gì… Cả đến tên mày là gì, tao cũng không biết nốt!… Phải, tên mày tao cũng không được biết vì Bích Nga hay bà tham Ngọc là chuyện mày bịa đặt, có phải không? Giời ôi! Người đâu có người man trá, lọc lừa! Trong hai năm nay nó dan díu với tôi mà bây giờ nó chết trong cánh tay tôi, tôi cũng không biết tên nó là gì, thảm chửa?! Này mày là ai? Hở? Mày ở đâu mà đến dan díu với tao? Đời tao chỉ có thế đấy thôi, mày quyến rũ tao để định làm cái trò gì? Nào! Ơ hay! Nói đi, nói mau lên cho tao biết chứ???…

Công toi cả! Đáng lẽ đáp những lời tôi dày vò, đay nghiến, nàng chỉ khẽ quay mặt vào tường, hình như sợ để tôi nhìn mãi cặp mắt nàng còn mở thì đoạn đời bí mật của con người ấy tôi khám phá ra chăng.

ấy thế là con người đáng ghét mà cũng đáng thương ấy chết, chết mà còn để lộ tiếng là con người gian dối, con người đã cùng tôi hai năm dan díu ấy, mà đến bây giờ tôi cũng không được rõ gốc tích và tên tuổi là gì!…

Février 1932

Ngọ báo, số 1372,

ngày thứ hai 14.3 và thứ ba 15.3.1932

Nhà văn sĩ T.L. một hôm kể lể với tôi:

– Một đời tôi, tôi chỉ yêu có một người. Trong hai năm giời tôi cùng người ấy ăn ở với nhau, tình yêu thật là thiết tha, đằm thắm, tôi được sung sướng đến cực điểm.

Tôi phải thú thực rằng sở dĩ tôi có cái danh dự ngày nay là nhờ nàng cả, vì, được gần gụi nàng thì cầm tới bút, tôi mới mong được thấy cảm hứng chứa chan. Mới gặp nàng lần đầu, tôi đã tưởng tượng ngay rằng nàng vẫn là người yêu của tôi tự bao giờ ấy! Dung nhan diễm lệ và đức tính của nàng thực làm thỏa lòng tôi quá, khiến tôi đến phải mê tơi.

Con người ấy không bao giờ bỏ tôi, chẳng phải hạng ăn xổi ở thì, đã… đã từ trần trên giường tôi nằm, trong cánh tay tôi ôm ấp, thực đến lúc chết mà vẫn yêu tôi, rõ thảm!…

ấy thế mà mỗi khi chợt nghĩ đến nàng thì tôi giận lắm! Nếu lúc nào tôi cố lục tìm trong trí nhớ, cố tưởng tượng cho thấy trong óc cái hình dung yểu điệu, thướt tha của con người ấy, cái đường ngôi lệch, lời nói dịu dàng thỏ thẻ, cặp mắt rất say sưa, nếu lúc nào tôi lại được thấy trong trí tưởng tượng con người nõn nà nghiêng nước nghiêng thành đã cũng tôi ăn ở non vợ chồng mà già nhân ngãi ấy thì chỉ cốt để tôi được chau mày, chau mặt mà thét lớn rằng: “Tao ghét mày!…”.

Tên nàng, nàng bảo: Bích Nga. ở nhà một bà bạn mà chúng tôi được cái hân hạnh gặp nhau, người ta gọi nàng là bà tham Ngọc, bà tham Ngọc đã góa chồng, chồng bà, một ông tham tá công chánh, đã dắt vợ đi khắp thâm sơn cùng cốc ở cõi Đông Dương, rồi vì nước độc đã bỏ mặc vợ mình bơ vơ trên cõi thế.

Mà hình như nàng cũng đã đi lắm nơi xa thì phải. Khi trò chuyện, có lúc thốt nhiên nàng nói “… một buổi chiều, ở cổ viện Đế Thiên, Đế Thích…” hay “… sáng sớm tinh sương hôm ấy trên bờ sông Cửu uốn khúc tại kinh thành Luang Prabang…”. Ngoài ra, không có sự gì tỏ rằng con người ấy đã đi nay đây mai đó, trong vẻ người, giọng nói, không một nét nào chứng thực được cái vội vàng, hấp tấp những lúc khuya sớm, đi, về. Nàng vốn là gái Huế. Cứ trông lối y phục thanh tao, dáng người bệ vệ ấy thì không ai dám bảo nàng đã là vợ một người luôn luôn nay đó, mai đây.

Khi tôi hiểu rằng tôi đã quên ăn bỏ ngủ vì nàng thì điều trước nhất của tôi là muốn xin cưới ngay nàng làm vợ. Tôi nhờ bà bạn gái kia đem lời cầu hôn khẩn khoản nói giúp tôi nhưng, thất vọng thay! Nàng kêu là nàng đã giập tắt lửa lòng, không đời nào còn mong tái giá.

Thế là tôi phải tìm đường gìn giữ, sao cho khỏi gặp mặt nàng. Nhưng nào có được? Lòng yêu chuộng xưa kia đã khiến tôi vì nàng mà quên ăn, bỏ ngủ thì sự thất vọng ngày nay làm tôi chẳng còn khối óc làm lụng được một việc gì, nên, lẩn thẩn, tôi nghĩ cách… đi xa.

Tôi đang sửa soạn hành trang, lòng buồn tê tái, đứng trông mấy chiếc hòm và chiếc va ly há rộng miệng ra nuốt những áo quần với đồ lặt vặt của kẻ đi xa thì chợt cánh cửa hé mở từ từ; để lộ ra vẻ mặt âu sầu của bà tham Ngọc.

Phải, chính Bích Nga đứng đó, thỏ thẻ nói rằng:

– … Nghe như ông định thu xếp vào Sài Gòn làm ăn thì phải…

– Vâng! Tôi chưa kịp lại biệt chào bà.

Thấy tôi chỉ nói đủng đỉnh, lạnh lùng, Bích Nga bấy giờ vừa run vừa hỏi:

– Mình… (phải, nàng gọi ngay tôi là mình!), mình định đi thật đấy ư? Tôi vẫn biết, khổ lòng lắm, mình ạ. Mình vì yêu tôi nên phải tìm cách xa tôi, còn tôi, tôi cũng xin thú thực rằng đối với lòng yêu chân thật của mình, tôi rất lấy làm cảm động. Nhưng, khốn nỗi, tôi, tôi không phải… góa chồng!!!

Thế là đến tận bây giờ, cái tiểu sử đau đớn của nàng tôi mới được nàng kể rõ cho nghe.

Thực là một cuốn tiểu thuyết trường thiên về tình yêu, tình phụ. Chồng nàng rượu chè be bét, thường đánh đập nàng, ba năm nay rồi, hai người đã bỏ lửng nhau. Nàng bồ côi cha mẹ từ thuở ngây thơ nên được một ông chú thương yêu lắm lắm. Ông chú ấy hiện giờ làm quan tại Huế, nhưng vì đã ép duyên nàng nên nàng cũng giận từ độ ra ngoài Hà Nội này, nàng chẳng hề có lấy một chữ gửi thăm. Chị ruột nàng lấy kế ông phủ Vĩnh Tường mà cậu nàng thì hiện giờ là một ông giáo, người đã cao niên, dạy học trong một trường công ở ngay Hà Nội. Vì xưa kia trong nhà có chuyện hiềm khích nên dù nàng là cháu mà nàng cũng chẳng hề đến cửa bao giờ. Còn Bích Nga, buồn vì thân thế, mấy năm nay đã ăn ở ra con người liêu tịch, cố lấy cái vỏ ngoài điểm trang lòe loẹt để giấu kín một trái tim đau khổ bên trong.

Nhưng nàng tuy bơ vơ một mình mà chẳng phải luỵ ai, vốn có tài về nghệ thuật nữ công nên vẫn sống một cách thảnh thơi, phú quý. Hiện giờ, mấy cô tiểu thư nhà mấy ông quan lớn đang cầu nàng đến dạy cho thêu thùa, bánh trái và cả ca hát, địch đàn.

Thiên lệ sử ấy, nàng kể tôi nghe rất là cảm động, dẫu rằng trong khi trò chuyện, nàng thường nói đi nói lại mãi chẳng nên lời, một cái kém hèn của bọn phụ nữ ngây thơ.

Chúng tôi bèn thuê một căn nhà rất đẹp, rất xinh ở con đường Hàng Cỏ. Cứ chiều chiều, chúng tôi cùng nhau sánh vai ra ban công hóng mát, nhìn hai rặng cây lá xanh tươi tốt, con đường vắng vẻ, vỉa hè cỏ mọc um tùm mà tưởng tượng như mình ở cảnh Bồng Lai.

Trong một năm tròn, tôi cứ muốn được luôn luôn quấn quýt lấy Bích Nga để ngắm nàng tha thướt ra vào, để nghe nàng ngây thơ cười nói, mặc quách cả những anh em, nếu nàng không giục tôi mau mau trở về toà soạn. Nàng luôn luôn nhắc tôi chớ hững hờ với cây viết để nàng cũng đem ngón nữ công, đàn địch ra dạy bọn tiểu thư vẫn hết lòng mong đợi nàng kia. Suốt ngày, chúng tôi phải cách xa nhau, gặp nhau chỉ chờ đến chiều, đến tối.

Từ tòa báo trở về căn nhà chúng tôi nương náu, mỗi bước chân đi đối với tôi là trút được một ít nặng nề, vô vị của đời, tới nhà phải đợi nàng thì nóng lòng sốt ruột quá chừng, nhưng nếu thấy nàng đã tựa cửa chờ mình thì sung sướng bằng mở cờ trong bụng. Thỉnh thoảng nàng lại mua về một cụm hoa tươi. Cũng có khi tôi ép nàng nhận một vài cái quà quý giá nhưng nàng đều nhất nhất chối từ. Nàng kêu giàu có hơn tôi nhiều, vả lại, cứ suy lối ăn mặc toàn lượt là, gấm vóc của nàng, cứ tính những đồ xa xỉ nàng thường dùng như phấn, sáp, nước hoa thì đủ hiểu là bọn học trò kia trọng đãi nàng lắm lắm. Cho nên tôi rất lấy làm cảm kích tấm lòng quảng đại của nàng, nó chẳng như “trái tim” vẩn đục của bọn bom xu1. Nàng yêu tôi mà chẳng phải luỵ tôi, con người tự lập, khẳng khái ấy đã lắm khi khiến tôi đem cái nghèo của mình ra đọ với ái tình mà tự thấy âm thầm hổ thẹn.

Kể ra thì nghề nàng cũng chẳng có gì là vất vả.

Bọn học sinh kia, con quan, con các nhà tư bản, toàn là những công nương phong phú, yêu vì tài, trọng vì nết, coi nàng như một đóa hoa. Một lần nàng phô với tôi một đôi vòng vàng một chiếc “nhẫn đồng hồ” lấp lánh kim cương, kêu là của học trò tặng làm kỷ niệm.

Chúng tôi chẳng hề xa nhau nửa bước, ngoài cái thời giờ bận việc hàng ngày. Duy chỉ chủ nhật nào là nàng cũng xin phép tôi lên phủ Vĩnh Tường thăm bà chị và chơi với cháu, mỗi tuần lễ chỉ ngày chủ nhật mà thôi.

Thì cứ sáng sớm tôi ra ga lấy vé cho nàng bước lên xe lửa, cầm mù xoa vẫy theo ngơ ngẩn rồi đến chiều lại ra ga để đón nàng về. Lắm khi, tôi hẹn đón nàng ở một vài ga khác, như Yên Viên, Xuân Kiều, Đông Khê chẳng hạn, rồi những cảnh quê xinh đẹp, êm đềm, chúng tôi cùng nhau thăm thú, lúc thì vào một quán hàng ăn bún riêu cua, bánh đúc, lúc thì trên những con đường vắng vẻ chúng tôi cười cười, nói nói, ném mắt đuổi theo con chích chòe tha mồi vào tổ, vừa đi vừa gặm mỗi người một chiếc bánh đa.

Nàng kể lại tôi nghe cảnh gia đình rất vui vẻ, êm đềm của bà phủ Vĩnh, vừa trên xe bước xuống, con bé cháu đã lon ton chạy lại đón đi, quan anh thường thường say “khướt cù đèn” nhưng mỗi khi diễu cợt, làm hề thì đố ai nín cười được đấy, bà chị tuy cấm cẳn, xấu ăn xấu nói nhưng nói sau quên trước, cũng chẳng “bụng dạ” gì.

Nghe lời nói có duyên một cách lạ lùng, tôi tuy mỉm cười, nhưng thực đau đớn, âm thầm trong dạ. Phải, tôi đau đớn lắm vì thấy cái đời hoa trôi bèo dạt của nàng, chẳng hề được hưởng hạnh phúc chân chính của gia đình như những ai ai.

Sung sướng quá, không bao giờ tôi đem lòng nghi ngờ nàng cả. Nhưng điều nàng nói tự nhiên đến thế, thực thà đến thế, ngây thơ đến thế, bảo ai mà chẳng phải tin?

Nhưng nàng phải cái tật cứ nói rườm lời khi kể chuyện lại những nhà mà nàng lui tới, những nhà của học trò nàng thì hình như nàng cố bày đặt cho ra những sự không đâu. Tôi đây, tôi là người đem tấm chân ái tình ra thương yêu, kính mến nàng, muốn trong cặp mắt nàng chỉ có riêng một mình tôi thì nàng lại cứ để trí vào những sự không đâu ra đâu sất cả!…

Nhưng đối với những người còn xanh mái tóc mà đã trải qua đủ mùi đau khổ như nàng, mà cuộc đời từ lúc bé tới giờ chỉ là một thiên lệ sử, thì cái tật mọn ấy, tôi cũng vẫn bỏ qua đi cho.

Chỉ độc một lần là tôi ngờ vực, hơi hơi ngờ vực.

Tối chủ nhật ấy, nàng lên phủ Vĩnh mà chẳng thấy về.

Tôi thất vọng quá!… Làm thế nào đây? Đáp ngay tàu lên phủ Vĩnh tìm nàng chăng? Nếu thế thì cuộc tình duyên kín đáo kia lộ mất. ấy thế mà sau một đêm trằn trọc, tôi quyết định ra ga đáp tàu lên phủ Vĩnh thì Bích Nga đẩy cửa, mặt mày xám ngắt, bước vào. Bà phủ, chị nàng, mệt nặng!…

Nàng nói thế nào tôi cũng cho là lọt tai tất cả, cũng chẳng để ý rằng hễ tôi hơi hỏi qua đến lẽ gì một tí là nàng liến thoắng đáp lại một thôi. Việc cần nàng chẳng nói ngay, cứ luẩn quẩn vào những điều tỉ mỉ: những là thuê xe ra ga phải thằng phu kéo chậm, lúc trả tiền lại còn kỳ kèo lôi thôi, em bảo thế này, nó cãi lẽ thế nọ, lấy vé nhiều người chen quá, suýt nữa bị kẻ cắp xẻo mất túi, lúng túng… nhỡ tầu!

Rồi, tuần lễ ấy, nàng lại lên phủ Vĩnh ở luôn 4, 5 ngày mới về, kêu chị mình, nhờ có mình săn sóc, thuốc thang chỉ ít lâu thì bình phục.

Khốn thay, chưa được bao lâu thì lại đến lượt nàng cũng ốm. Đốc tờ mời lại, bảo người yêu tôi mắc chứng đau phổi, bấy lâu ngấm ngầm, nay mới phát ra. Không còn thuốc nào chữa khỏi!

Bấy giờ tôi đau khổ quá, đã đến phát điên lên mất, vì nàng sắp phải từ trần. Rồi tôi nghĩ ra rằng đã đến lúc này thì bao nhiêu họ hàng, thân thích của nàng, mặc lòng xưa kia giận dữ với nàng, nay tôi cũng gọi đến. Cả gia tộc rất danh giá ấy tôi phải lo sao gọi cho đủ mặt để trong khi hấp hối, nàng được cùng những người thân yêu thứ tội, và ngộ có dặn lại gì chăng.

Thế là chẳng kịp ngỏ ý với người yêu, tôi vội viết ngay hai lá thư, một cho bà phủ Vĩnh Tường, một cho ông quan tai to tại Huế. Rồi hôm sau, tôi chỉnh tề khăn áo, tìm đến nhà ông cụ giáo, cậu ruột Bích Nga.

Tôi cũng không còn nhớ lúc đến nhà ông cụ ấy vào độ mấy giờ. Hình như ông cụ đang vào bữa cơm trưa, hay cơm chiều thì phải. Thấy dáng điệu tôi vội vàng, hấp tấp, ông cụ vội quăng đũa, bát, tiếp ngay.

– Thưa cụ, ở đời này, cũng có lúc mà những chuyện hờn giận trong gia đình phải vứt bỏ đi, mà tha thứ cho nhau mới phải…

Bộ mặt bình tĩnh đáng kính ấy bỗng quay lại nhìn tôi một cách ngạc nhiên.

Tôi – lố thật! – Tôi vẫn cứng cỏi thêm rằng:

– Thưa cụ, cô cháu ruột cụ đã đến lúc hấp hối rồi, bây giờ chỉ còn chờ có cụ…

– Cháu ruột tôi, ông bảo?… Thì nào tôi có đứa cháu gái nào đâu?

– Thôi đi, con xin cụ, cụ đừng cố chấp thế. Tội nghiệp lắm. Cháu ruột cụ, người sắp qua đời là bà tham Ngọc, thuở trẻ cụ vẫn gọi là: cháu Bích Nga.

– Thôi, dễ ông lầm nhà rồi! Cô Bích Nga hay bà tham Ngọc là ai, nào tôi có biết!!!…

Rồi ông cụ từ từ đẩy tôi ra khỏi cửa, chắc rằng trong bụng cho tôi là một thằng hoá dại. Cái mặt một thằng đã mất trí khôn, bấy giờ hẳn giống mặt tôi thì phải. Cơ sự xảy ra đến thế này thì thực bất ngờ quá đỗi, hay là Bích Nga lừa dối tôi chăng?

Nhưng sao lại phải bày đặt ra đến thế?

Bất thình lình, óc tôi chợt nảy ra một ý: đến hỏi vị tiểu thư Bích Nga vẫn bảo là cô học trò giỏi nhất về cả thêu thùa, bánh trái, ca hát, địch đàn.

Giựt chuông xong, tôi hỏi tên bồi ra mở cửa.

– Bà tham Ngọc?

– Không phải đây!…

– Vẫn biết thế rồi, nhưng bà ấy vẫn lại đây dạy con gái cụ lớn học tập nữ công…

– Cụ lớn nhà tôi làm gì có cô nào? Lạ thật! Không biết ông định hỏi việc gì mà… lại thế!

Rồi nó đẩy sầm cánh cửa vào mũi tôi một cách bất bình. Thì ra tôi đánh thức nó dậy lúc ấy đúng một giờ đêm.

Tôi tất tả ra về, không còn định đi đâu hỏi nữa. Chắc rồi ai cũng đáp mình đến thế chứ gì? Bước chân vào nhà, tôi thấy dưới đất vứt một phong thư, thư trả lời của bà phủ Vĩnh. Tay bóc thư mà lòng đã biết trước, ông phủ Vĩnh rất lấy làm lạ vì bà vợ ông chẳng hề có cô em gái gọi là Bích Nga hay bà tham Ngọc bao giờ!

Thì ra trong hai năm giời ăn ở với nhau, mỗi lời nói của người yêu quý của tôi là một lời bịa đặt. Trăm nghìn mối ghen mới đua nhau dày vò tôi lúc ấy, tôi cũng chẳng biết mình định làm gì, đẩy cửa bước đến gần giường bệnh, mắt nhìn chòng chọc, muốn chỉ dùng đôi mắt căm hờn, đau đớn để hỏi bệnh nhân.

Bao nhiêu điều xưa nay làm khổ tôi mãi, trước mặt người yêu bấy giờ tôi mới đem trút xuống:

– Này cô, những ngày chủ nhật, cô làm gì mà lên phủ Vĩnh Tường?… Những buổi tôi ngồi cặm cụi trong toà báo thì cô đi nhảy những đâu? Những đêm vừa rồi, cô ngủ những đâu… mà ngủ với ai??? Ô hay! Mau lên, trả lời đi cho tôi biết chứ!

Rồi tôi cúi mặt xuống nhìn, nhìn bộ mặt vẫn còn đẹp đẽ, say sưa ấy, cố ép nàng phải đáp. Nhưng nàng vẫn thản nhiên, tỉnh trí, chẳng hề hé cặp môi son.

Tức quá đi mất, tôi lại vỗ ngực, bứt tóc, rít lên rằng:

– Mày có đi dạy học ai đâu? Mày tuy thêu thùa giỏi thật, nhưng nữ công, nữ hạnh gì mày? Tao đã đi hỏi khắp nơi rồi, không một ai biết mày là người ở đâu sất cả! Vậy thì những đồ trang sức kia ở đâu mà đến, tiền bạc mày ăn tiêu phung phá, mày lấy đâu ra?

Nàng chỉ nhìn tôi một cách rất đỗi đau đớn, buồn rầu, ấy thế! Giá tôi cứ để nàng được tĩnh tâm mà nhắm mắt có lẽ phải hơn.

Khốn nỗi! Tôi rất yêu nàng, yêu quá đi mất. Lửa ghen vẫn mạnh hơn lòng xót, nên tôi chẳng nhịn được lời.

– Mày đã lừa dối tao trong hai năm giời, trong hai năm giời tao ăn ở với mày, ngày nào mày cũng lừa tao, lúc nào mày cũng dối tao. Đời tao có những chuyện gì là mày biết tất mà đời mày thì thật là tối tăm, bí mật, tao chẳng được biết một tí ti gì… Cả đến tên mày là gì, tao cũng không biết nốt!… Phải, tên mày tao cũng không được biết vì Bích Nga hay bà tham Ngọc là chuyện mày bịa đặt, có phải không? Giời ôi! Người đâu có người man trá, lọc lừa! Trong hai năm nay nó dan díu với tôi mà bây giờ nó chết trong cánh tay tôi, tôi cũng không biết tên nó là gì, thảm chửa?! Này mày là ai? Hở? Mày ở đâu mà đến dan díu với tao? Đời tao chỉ có thế đấy thôi, mày quyến rũ tao để định làm cái trò gì? Nào! Ơ hay! Nói đi, nói mau lên cho tao biết chứ???…

Công toi cả! Đáng lẽ đáp những lời tôi dày vò, đay nghiến, nàng chỉ khẽ quay mặt vào tường, hình như sợ để tôi nhìn mãi cặp mắt nàng còn mở thì đoạn đời bí mật của con người ấy tôi khám phá ra chăng.

ấy thế là con người đáng ghét mà cũng đáng thương ấy chết, chết mà còn để lộ tiếng là con người gian dối, con người đã cùng tôi hai năm dan díu ấy, mà đến bây giờ tôi cũng không được rõ gốc tích và tên tuổi là gì!…

Février 1932

Ngọ báo, số 1372,

ngày thứ hai 14.3 và thứ ba 15.3.1932

Bình luận