76 tuổi đầu, mỗi bữa thất thểu ăn một lưng cơm, bà lão lòa ở nhờ một đứa cháu họ, thật đã lắm phen cực nhục. Cháu bà, một bác đánh giậm, với vợ, một chị mò cua bắt ốc, khốn thay, dưới nách hai đứa con mọn, cũng đã lắm phen nhăn nhó vì chẳng đủ ăn.
Hai mươi năm về trước, bà lão lòa này còn là người có của trong làng. Con trai bà nó chơi, nó phá, nó bán ruộng, cầm nhà rồi nó bỏ bà nó đi, chẳng biết đi đâu, lòng mẹ đối với con tuy có giận mà vẫn có thương, bà khóc lóc một mình đến nỗi lòa cả mắt. Trong thời bà còn giàu có, ngoài những việc cúng tiền tô tượng đúc chuông, bà còn năng giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà mà đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả. Cũng vì xưa kia đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà, bác đánh giậm đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt nuôi cô trong lúc hoạn nạn.
Nhưng vốn bị ma nghèo ám ảnh, mới nuôi cô được độ ba năm, bác đánh giậm đã thấy nản lòng. Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm. Quên hẳn cái ơn ngày trước, bác ta chỉ còn biết xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác.
Buổi chiều hôm ấỵ..
Trước túp lều tranh xiêu vẹo như chỉ còn chờ một trận gió to là đổ ụp xuống, cái sân đầy những bã mía, lá khô, một mâm cơm bát đàn đũa mộc trong để đĩa cá rô kho chuối với đĩa cá đen sịt đen sì, cầm trên tay mấy bát cơm ngô vàng ói, bà lão lòa, bác gái và hai đứa bé chỉ còn chờ bác trai rửa mặt rửa chân tay, ngồi vào là cùng cầm đũạ Đàn ruồi vù vù bay lung tung như đánh trận, hết bâu đầy vào mấy nốt mụn chốc trên đầu thằng cu con lại bay xuống đặt mình vào đĩa cá.
Bác trai, người mảnh khảnh, đen như củ súng, trán răn, má hóp, mắt kèm nhèm, mặc cái áo vải vá đã đến năm mười miếng mụn, đóng khố, vừa ngồi xổm xuống đất cầm lấy bát cơm, vợ đã vội hỏi:
– Bố nó hôm nay kiếm được bao nhiêu tất cả…? Ấy tôi chỉ được có bốn sóc cua hai xu với một mẹt tôm riu năm xu là bảy đấy thôị Gạo ăn bữa mai hết rồị..
– Hôm nay được thêm mẻ lươn thì, ác quá, gặp đứa nào cũng trả rẻ, lang thang khắp chỗ, mãi đến chiều chẳng thấy ma nào hỏi lại phải bán tống bán tháo đị.. cả ếch cả cá cũng chỉ được ngót hai hàọ
Vợ nhìn chồng thở dài rồi lại nhìn đến niêu cơm. Thằng cu lớn xới một bát nhường cho em, còn mình thì cầm cái đũa cả, gắp những hột còn dính lạị Bà lão lòa, ăn hết một lưng, tay lẩy bẩy chìa bát ra toan xin ít nữa, chưa kịp nói, bác gái đã quát:
– Hết rồị..! Còn đâu nữa mà chìa mãi bát rạ.. Đến tôi đây quần quật suốt ngày, đã ốm cả xác mà cũng chỉ được có ba lưng thôi đấỵ.. Bà không phải làm gì, ngồi nhà ăn ít cũng được.
Bà lão giật mình, đớ người ra một lúc rồi đứng lên đi vào trong nhà, ngồi xuống bậu cửa, lấy cái tăm gài trên mái tóc xuống xỉa răng.
Mặt trời sắp lặn, còn xiên qua lũy tre xanh, tầu lá chuối mà rọi ánh sáng đỏ đó vào gian nhà. Dưới những đám mây thiên hình vạn trạng mầu cá vàng chăng dọc chăng ngang phủ kín một bầu trời, một đàn sếu xếp hàng chữ nhân bay từ Bắc về Nam, vươn cổ kêu oang oác. Trên mấy ngọn tre gió thổi ngả nghiêng, dăm ba con chèo bẻo tung tăng chuyền cành này sang càng khác, còn đua nhau hót như muốn cất giọng chào mặt trời truớc khi vào tổ.
Bà lão lòa ngồi trầm ngâm chống tay lên trán, nhân hôm ấy chiều trời êm ả, gió thổi hây hây, chim kêu xào xạc mà một mảnh đời dĩ vãng như một luồng chớp nhoáng, trong trí bà lại thấy hiện ra:
Ngoài cổng, một ông lão ăn mày lụ khụ đến ăn xin. Con vện con vàng đang nằm trong sân bỗng nhảy xổ ra cắn xa xả. Tiếng một bà ngồi trên sập gụ bên trong quát thằng nhỏ ra mắng chó, giắt ông lão ăn mày vào thết một lưng cơm.
Bác nhiêu B, vừa bị nạn hỏa, rủi đâu, vợ lại hậu sản mà chết. Trong gian nhà lụp xụp, thằng cu lớn, cái đĩ con ngồi mã la mã lệnh với thằng cu mới đẻ, cuộn tròn trong cái tã nâu, nằm ngay cùng giường cái xác mẹ nó. Tiếng ba đứa trẻ khóc như rị Cả đêm hôm trước, bố chúng nó ôm đầu mà khóc, sáng hôm sau mới bảnh mắt đã thấy đội nón ra đi, mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi mà chưa thấy về, bụng chúng nó đói cào như muối xát. Bỗng thấy ai nói văng vẳng như tiếng bác nhiêụ Thằng cu lớn quệt nước mắt, lủi thủi bước rạ.. Quái thay! Một bà khách lạ nào miệng bỏm bẻm nhai trầu, váy sồi, áo lụa, xệ nệ trên đôi dép da cong, bước vào nhà ôm lấy thằng cu con mà kêu: tội nghiệp! Rồi thấy bà khách cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc, bác nhiêu đưa hai tay nhận lấy, dòng dòng nước mắt tạ ân.
Giữa chợ gần chỗ hàng gà, hàng cá, mùi hôi tanh xông lên nhức đầu, một đám đông xúm quanh một người đàn bà ăn mặc rách rưới, tay ôm đứa bé chừng bốn năm tháng.
– Thưa bà, cháu chỉ lấy có năm đồng thôi đấy ạ.
– Thôi, chả của đâu mà trả đến năm đồng. Trông gầy thế kia, biết rồi có sống được không? Ba đồng đấy, bằng lòng đi!…
Người nọ xô người kia, chen nhau len vàọ Có người đứng ngoài, không hiểu chuyện, tưởng họ mặc cả gà, khi kiễng chân, nghển cổ nhìn vào mới rõ. Giọng nói phều phào một bà cụ già lụ khụ:
– Rõ tội nghiệp chưa! Tôi mà có năm đồng thì tôi trả ngaỵ..!
Bỗng có một bà ăn mặc lụa là, người trông phúc hậu, len lỏi vào cất tiếng dõng dạc hỏi:
– Này nhà bác kia! Làm gì mà đến nỗi phải bán con đi thế?
– Thưa bà, nhà con phải bệnh, liệt giường liệt chiếu đã hơn nửa tháng nay, không có tiền thuốc thang gì thì chết mất. Con phải bán cháu đi để cứu lấy nhà con, mất đứa này còn mong đẻ đứa khác chứ để chồng chết thì rồi tất chết cả mạ con cháụ
Nước mắt chảy xuống dòng dòng, nỗi thương đưa lên nghẹn cổ, người đàn bà không nói được nữa, gục đầu xuống mặt con mà khóc nức nở.
– Nàỵ..! Cứ ẵm cháu về, đừng có bán nó đi mà phải tội đấy! Năm đồng đây tôi xin giúp. Hãy cầm về mà liệu thuốc men cho bác traị
Người kia ngạc nhiên ngơ ngác nhìn lên, mãi chưa dám tin là thật, bàng hoàng như đang lúc chiêm bao, giơ tay ra nhận tiền, rồi không biết nói thế nào với vị ân nhân của mình, phục ngay xuống đất mà rưng rức khóc. Đám người tản mát, có kẻ thì thào: người đâu mà phúc đức tệ!
Ấy đó, đổi lại bao nhiêu điều thiện xưa kia ông trời cay nghiệt nay đều trả bà bằng hai con mắt lòa với một cảnh ăn gửi nằm nhờ cực kỳ khổ sở. Cho rằng kiếp xưa tiền oan nghiệp chướng chi đây, nghĩ thương mình, thương đứa con bất hiếu, thương vợ chồng con cái bác đánh giậm, bà lão lòa thổn thức, trên hai gò má răn reo lại thấy mấy giọt nước mắt chảy ròng ròng. Bà lão gục đầu xuống gối tỉ tê khóc không ra tiếng, chỉ thấy sụt sùi hậm hực, khiến thằng cu con lò rò bò đến với bà, không hiểu ra sao bỗng cũng khóc thét lên. Bác gái chạy vào bực mình xỉa xói:
– Này bà! Bà đừng làm sốt ruột…! Bà ăn xong bà đã chẳng làm được việc gì thì cứ ngồi yên một chỗ hay ẵm cháu giúp tôi, bà đừng có sụt sùi khóc lóc, đây không ai chết mà bà phải khóc…
Giọng nói day dứt mà lanh lảnh như từng nhát búa bổ vào thành sắt vang động bên tai, bà lão hoảng hốt trong hai con mắt lòa trợn trạo cầm nước mắt cho khỏi chảy ra, trông rõ đôi tròng trắng đảo đi đảo lạị..
– Trời làm đói kém thế này, vợ chồng chúng tôi không thể nuôi bà được nữa đâu, bà phải liệu mà giúp đỡ chúng tôi mới được. Rồi từ mai trở đi, để thằng cháu nó giắt bà ra đầu đê, bà ngả nón dưới bóng cây gạo mà ngồi, thấy tiếng người chợ búa qua lại thì bà chìa rá ra xin, nếu có được mỗi ngày một vài xu cũng là đỡ được cái mồm bà rồi đấỵ..
+
Đã được nửa tháng nay, sáng nào cũng thấy thằng cu lớn dắt bà ra ngồi đầu đê rồi chiều đến lại dắt về. Trong bọn những người chợ búa qua lại con đường cái quan, tạt vào đường đê, thấy một bà lão lụ khụ, hổn hển thở, ngẩng đầu chìa nón kêu van, cũng đôi khi có người vứt cho một vài đồng kẽm. Chẳng may, nếu hôm nào về tay không thì vợ bác đánh giậm – cháu bà – lại nghiến răng xỉa xói thậm tệ:
– Hôm nay chẳng ai thí cho bà đồng nàọ..! Bà có biết thế là bà lại ăn phần cơm của thằng cu lớn đấy không? Từ mai, bà liệu mà kêu to lên mới được… Hay tại bà ngồi dưới bóng cây mát mà ngủ thiếp đị..? Bà liệu đấỵ..!
Bát cơm ngô điểm quả cà thiu, bà lão lòa trước khi và vào mồm đã chan đầy như canh bằng nước mắt.
Một ngày kia, trời tháng ba nắng gay gắt, bà lão lòa dưới gốc cây gạo, ngồi từ sáng đến quá trưa, bụng đã đói mềm mà chẳng thấy nguời khách đi đường nào vứt cho lấy một đồng trinh. Trên cành cây, thỉnh thoảng lộp độp rơi xuống đường đê một vài bông hoa gạo, mỗi khi quạ cái tha mồi về tổ cho con lại đập cánh sập sè vươn cổ kêu: quà! quà…! như gợi một mối thương cho người ngồi dưới gốc.
Xa xa, trong cánh đồng bát ngát một màu xanh, mấy người làm ruộng nhễ nhại mồ hôi, chẳng ai buồn nói chuyện với aị Một đàn chim vành khuyên trong bụi rậm kia đang chuyền cành này sang cành khác cũng không con nào kêu hót, kiếm ăn một cách rất lặng lẽ. Phong cảnh dường như mệt mỏị Những tiếng vang động đều bị sức nóng mặt trời át mất hẳn đị Trên con đường cái quan, thỉnh thoảng thấy tiếng một cái xe hơi như một mũi tên bay, vo vo chạy qua rồi biến mất vào trong đám bụi mù xa tít,… bốn bề im lặng như tờ. Hai cánh tay khẳng khiu ôm lấy bụng mà nhăn nhó, cố quật lại với cái đói nó cào xé ruột gan, bà lão lòa thở hổn ha hổn hển.
Chợt có tiếng người dẫm lạo xạo trên đống lá khô, đi về phía mình bà lão vội chìa ngay nón:
– Lạy ông đi qua, lạy bà đi lạị..! Cứu cho thân tôi lấy một miếng cơm…
– Tôi đâỵ..! Phải ai đâu mà lạy với lục…? Bà được đồng nào chưa thì đưa đây cho tôị..
– Đã được đồng nào đâụ..? Chẳng thấy ai đi qua đây cả… Mẹ nó có dắt tôi về thì dắt, tôi đói lắm rồị..!
– Bà đói à? Bà đói thì dễ tôi no à? Bà hãy ngồi đấy xem sao, buổi chợ chiều nay, rồi họ về qua đây nhiềụ.. chốc nữa, tôi sẽ bảo thằng cu nó ra nó dắt…!
Rồi bác ta thoăn thoắt bước đi, cái váy cũn cỡn để lộ hai ống chân trùng trục, đen thui, giỏ cua đeo sau lưng cũng theo nhịp từng bước mà lắc đi lắc lạị.. Về đến nhà, sung sướng thay đã thấy bác trai ngồi phì phèo thổi lửa làm cơm dưới bếp. Nghĩ thầm hẳn bố nó hôm nay được mẻ phát tài, bác ta rửa chân tay xong, vào hú hí ngay với con.
Bỗng trên trời mây kéo đen nghịt tối sầm hẳn lại, rồi nổi một cơn giông. Bác đánh giậm chạy vội ra sân vơ quần áo đem vào nhà, giục thằng cu lớn mau mau chạy ra để dắt bà về kẻo mưa to gió lớn. Nghe câu ấy, bác gái ngồi ôm con một góc giường cau mày ngẫm nghĩ: thật vậy! Ba bốn năm nay, bác ta đã nhịn như nhịn cơm sống ấy rồi, quá lắm thì không chịu được. Mặc kệ bà ấy! để bà ấy chết quách đi cho rảnh mắt…!
Rồi hiện ra lần lượt trong trí bác những ngày trở trời trái gió, những ngày lửa hạ chang chang, ruộng khô đồng nứt, kiếm chẳng ra tiền, hai đứa bé bò nheo bò nhóc, một niêu cơm ngô chia khắp cả nhà, bụng mẹ đã chẳng được no, còn lấy đâu ra sữa nuôi con… Mà bà lão lòa kia thì, ngày kiếm được một vài xu cũng như ngày không kiếm được đồng nào, chẳng nhịn được bao giờ, cứ đến bữa là ngồi vào mâm, chìa bát ra cho thằng cu sớị Không, không! Không thể thế được…! Bà lão ấy chỉ là một bà cộ.. mà lại là cô họ một người chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhaụ..?
– Kìa! Thằng cu! Tao bảo thế nàọ..? Không bỏ bếp đấy mà ra dắt bà về à? Ông lại đét cho bây giờ.
Bỗng bác gái đặt phịch con xuống giường, quặn mình nhăn nhó:
– Ối trời dất ôị..! Ối trời dất ôị..!
– Chết chửạ.. làm sao thế? Sao thế hở mẹ nó?
– Sao mà bụng tôi cứ thấy đau xoắn lại thế này! Ối trời dất ôi, đau thế này thì đến chết mất thôị..
– Chết chửa! Kìa thằng cụ.. ẵm em dỗ đị.. dỗ đi cho nó nín đi rồi dậy đấm cho u mày một chốc… để tao đi nướng hòn gạch mà chườm bụng vậỵ.. Rõ khổ chửả
Bên ngoài mấy hạt mưa bắt đầu ném vào mái tranh lộp độp rồi trời đổ cơn xuống rào ràọ Dần dần mưa càng to, gió càng mạnh, mỗi lần một luồng gió thổi trên không nghe ào ào là một lần nước đổ như trút xuống sân. Trời tối mịt. Thấy mẹ đã ngủ được yên, thằng cu bước xuống đất, phong phanh trong tấm áo vải, ra tựa cửu đứng nhìn.
Tiếng sấm động ù ù, mỗi khi chớp nhoáng chớp nhoàng nó lại nom rõ thấy giữa những vũng bong bóng phập phồng, những dây nước ròng ròng từ mái tranh rỏ xuống. Rồi thỉnh thoảng lại đánh “đoành” một cái, những tiếng sét vang trời đánh nhịp, hòa theo với tiếng mưa rả rích, tiếng sấm hục hặc, nổi sôị..
Chợt nghĩ đến bà nó ở ngoài đầu đê không biết ra sao, quay lại nhìn thì bố nó vẫn lúi húi dọn cơm, nét mặt thản nhiên như không, thằng cu phụng phịu nét mặt, hỏi gắt:
– Kìa thày! Thế bà ở ngoài đầu để
Nó chưa nói hết câu, bố nó đã như bị một luồng điện giật, nẩy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được.
– Chết chửa! Biết làm thế nào bây giờ? U mày đau bụng, kêu rối rít lên, làm tao cũng quên bẵng đi mất…
– Thế thì chắc bà chết rét mất rồị.. Còn gì nữạ..
Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở ngoài đầu đê – tình cháu đối với cô – bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáỵ Nhưng bác tự dối lương tâm, bác đáp lại con:
– Ôi già… chả việc gì phải sợ… dễ bà lại không biết lần mò đến một cái quán nào đấy mà ẩn hay saọ..?
Rồi bác gọi vợ con dậy ăn cơm. Bữa ấy bác gái tuy kêu đau bụng mà cũng cố ăn được đến bốn năm lưng, mặc dầu hai đứa bé không thấy bà nó đâu, thường nhắc đi nhắc lạị
Trời vẫn mưa, lúc to lúc nhỏ, rả rích suốt đêm.
Sáng hôm sau, ánh sáng mặt trời xé những đám mây bay tan tác, chiếu xuống, trông lại càng tươi càng đẹp. Trên mặt đường đê, nước đóng từng vũng, những người đàn bà gồng gánh ra chợ phải xắn váy vén quần, lội bì bõm, hễ ai hơi trượt chân muốn ngã là cả bọn lại khúc khích cườị Những đám cỏ bấy lâu phơi nắng xám cả màu, sau một trận mưa rào đã trông thấy ngay cái vẻ tươi tốt. Trên mấy cây bàng, một đàn chim sâu, con ngửa cổ uống nước, con đập cánh rũ lông, kêu hót vang taị Vệ đường loáng thoáng thấy cành cây rơi rải rác…
Phong cảnh trông có vẻ khoan khoáị Cái khoan khoái của phong cảnh sau trận mưa rào cũng như cái khoan khoái của người sau khi tắm gộị
Bác đánh giậm hôm ấy dậy rất sớm, đóng khố, cài rổ, vác vợt ra đị.. Mon men ở dưới chân đê, lội lõm bõm qua mấy vũng bùn lầy xa xa, phía dưới cây gạo – chỗ bà lão lòa vẫn ngồi, bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tươi tốt, một đàn quạ, con bay con liệng, kêu sào sạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ. Bụng tưởng hẳn là một tổ rắn chi đây, bác ta vác ngay một vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lạị Đàn quạ vùng bay lên rồi tản mác đị.. Chao ôi! Bước vừa đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã phục xuống cạnh một cái xác, cái xác một người đã bị quạ mổ nát nhừ, xác bà lão lòa bị gió thổi xuống ruộng đêm hôm trước.
76 tuổi đầu, mỗi bữa thất thểu ăn một lưng cơm, bà lão lòa ở nhờ một đứa cháu họ, thật đã lắm phen cực nhục. Cháu bà, một bác đánh giậm, với vợ, một chị mò cua bắt ốc, khốn thay, dưới nách hai đứa con mọn, cũng đã lắm phen nhăn nhó vì chẳng đủ ăn.
Hai mươi năm về trước, bà lão lòa này còn là người có của trong làng. Con trai bà nó chơi, nó phá, nó bán ruộng, cầm nhà rồi nó bỏ bà nó đi, chẳng biết đi đâu, lòng mẹ đối với con tuy có giận mà vẫn có thương, bà khóc lóc một mình đến nỗi lòa cả mắt. Trong thời bà còn giàu có, ngoài những việc cúng tiền tô tượng đúc chuông, bà còn năng giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà mà đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả. Cũng vì xưa kia đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà, bác đánh giậm đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt nuôi cô trong lúc hoạn nạn.
Nhưng vốn bị ma nghèo ám ảnh, mới nuôi cô được độ ba năm, bác đánh giậm đã thấy nản lòng. Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm. Quên hẳn cái ơn ngày trước, bác ta chỉ còn biết xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác.
Buổi chiều hôm ấỵ..
Trước túp lều tranh xiêu vẹo như chỉ còn chờ một trận gió to là đổ ụp xuống, cái sân đầy những bã mía, lá khô, một mâm cơm bát đàn đũa mộc trong để đĩa cá rô kho chuối với đĩa cá đen sịt đen sì, cầm trên tay mấy bát cơm ngô vàng ói, bà lão lòa, bác gái và hai đứa bé chỉ còn chờ bác trai rửa mặt rửa chân tay, ngồi vào là cùng cầm đũạ Đàn ruồi vù vù bay lung tung như đánh trận, hết bâu đầy vào mấy nốt mụn chốc trên đầu thằng cu con lại bay xuống đặt mình vào đĩa cá.
Bác trai, người mảnh khảnh, đen như củ súng, trán răn, má hóp, mắt kèm nhèm, mặc cái áo vải vá đã đến năm mười miếng mụn, đóng khố, vừa ngồi xổm xuống đất cầm lấy bát cơm, vợ đã vội hỏi:
– Bố nó hôm nay kiếm được bao nhiêu tất cả…? Ấy tôi chỉ được có bốn sóc cua hai xu với một mẹt tôm riu năm xu là bảy đấy thôị Gạo ăn bữa mai hết rồị..
– Hôm nay được thêm mẻ lươn thì, ác quá, gặp đứa nào cũng trả rẻ, lang thang khắp chỗ, mãi đến chiều chẳng thấy ma nào hỏi lại phải bán tống bán tháo đị.. cả ếch cả cá cũng chỉ được ngót hai hàọ
Vợ nhìn chồng thở dài rồi lại nhìn đến niêu cơm. Thằng cu lớn xới một bát nhường cho em, còn mình thì cầm cái đũa cả, gắp những hột còn dính lạị Bà lão lòa, ăn hết một lưng, tay lẩy bẩy chìa bát ra toan xin ít nữa, chưa kịp nói, bác gái đã quát:
– Hết rồị..! Còn đâu nữa mà chìa mãi bát rạ.. Đến tôi đây quần quật suốt ngày, đã ốm cả xác mà cũng chỉ được có ba lưng thôi đấỵ.. Bà không phải làm gì, ngồi nhà ăn ít cũng được.
Bà lão giật mình, đớ người ra một lúc rồi đứng lên đi vào trong nhà, ngồi xuống bậu cửa, lấy cái tăm gài trên mái tóc xuống xỉa răng.
Mặt trời sắp lặn, còn xiên qua lũy tre xanh, tầu lá chuối mà rọi ánh sáng đỏ đó vào gian nhà. Dưới những đám mây thiên hình vạn trạng mầu cá vàng chăng dọc chăng ngang phủ kín một bầu trời, một đàn sếu xếp hàng chữ nhân bay từ Bắc về Nam, vươn cổ kêu oang oác. Trên mấy ngọn tre gió thổi ngả nghiêng, dăm ba con chèo bẻo tung tăng chuyền cành này sang càng khác, còn đua nhau hót như muốn cất giọng chào mặt trời truớc khi vào tổ.
Bà lão lòa ngồi trầm ngâm chống tay lên trán, nhân hôm ấy chiều trời êm ả, gió thổi hây hây, chim kêu xào xạc mà một mảnh đời dĩ vãng như một luồng chớp nhoáng, trong trí bà lại thấy hiện ra:
Ngoài cổng, một ông lão ăn mày lụ khụ đến ăn xin. Con vện con vàng đang nằm trong sân bỗng nhảy xổ ra cắn xa xả. Tiếng một bà ngồi trên sập gụ bên trong quát thằng nhỏ ra mắng chó, giắt ông lão ăn mày vào thết một lưng cơm.
Bác nhiêu B, vừa bị nạn hỏa, rủi đâu, vợ lại hậu sản mà chết. Trong gian nhà lụp xụp, thằng cu lớn, cái đĩ con ngồi mã la mã lệnh với thằng cu mới đẻ, cuộn tròn trong cái tã nâu, nằm ngay cùng giường cái xác mẹ nó. Tiếng ba đứa trẻ khóc như rị Cả đêm hôm trước, bố chúng nó ôm đầu mà khóc, sáng hôm sau mới bảnh mắt đã thấy đội nón ra đi, mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi mà chưa thấy về, bụng chúng nó đói cào như muối xát. Bỗng thấy ai nói văng vẳng như tiếng bác nhiêụ Thằng cu lớn quệt nước mắt, lủi thủi bước rạ.. Quái thay! Một bà khách lạ nào miệng bỏm bẻm nhai trầu, váy sồi, áo lụa, xệ nệ trên đôi dép da cong, bước vào nhà ôm lấy thằng cu con mà kêu: tội nghiệp! Rồi thấy bà khách cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc, bác nhiêu đưa hai tay nhận lấy, dòng dòng nước mắt tạ ân.
Giữa chợ gần chỗ hàng gà, hàng cá, mùi hôi tanh xông lên nhức đầu, một đám đông xúm quanh một người đàn bà ăn mặc rách rưới, tay ôm đứa bé chừng bốn năm tháng.
– Thưa bà, cháu chỉ lấy có năm đồng thôi đấy ạ.
– Thôi, chả của đâu mà trả đến năm đồng. Trông gầy thế kia, biết rồi có sống được không? Ba đồng đấy, bằng lòng đi!…
Người nọ xô người kia, chen nhau len vàọ Có người đứng ngoài, không hiểu chuyện, tưởng họ mặc cả gà, khi kiễng chân, nghển cổ nhìn vào mới rõ. Giọng nói phều phào một bà cụ già lụ khụ:
– Rõ tội nghiệp chưa! Tôi mà có năm đồng thì tôi trả ngaỵ..!
Bỗng có một bà ăn mặc lụa là, người trông phúc hậu, len lỏi vào cất tiếng dõng dạc hỏi:
– Này nhà bác kia! Làm gì mà đến nỗi phải bán con đi thế?
– Thưa bà, nhà con phải bệnh, liệt giường liệt chiếu đã hơn nửa tháng nay, không có tiền thuốc thang gì thì chết mất. Con phải bán cháu đi để cứu lấy nhà con, mất đứa này còn mong đẻ đứa khác chứ để chồng chết thì rồi tất chết cả mạ con cháụ
Nước mắt chảy xuống dòng dòng, nỗi thương đưa lên nghẹn cổ, người đàn bà không nói được nữa, gục đầu xuống mặt con mà khóc nức nở.
– Nàỵ..! Cứ ẵm cháu về, đừng có bán nó đi mà phải tội đấy! Năm đồng đây tôi xin giúp. Hãy cầm về mà liệu thuốc men cho bác traị
Người kia ngạc nhiên ngơ ngác nhìn lên, mãi chưa dám tin là thật, bàng hoàng như đang lúc chiêm bao, giơ tay ra nhận tiền, rồi không biết nói thế nào với vị ân nhân của mình, phục ngay xuống đất mà rưng rức khóc. Đám người tản mát, có kẻ thì thào: người đâu mà phúc đức tệ!
Ấy đó, đổi lại bao nhiêu điều thiện xưa kia ông trời cay nghiệt nay đều trả bà bằng hai con mắt lòa với một cảnh ăn gửi nằm nhờ cực kỳ khổ sở. Cho rằng kiếp xưa tiền oan nghiệp chướng chi đây, nghĩ thương mình, thương đứa con bất hiếu, thương vợ chồng con cái bác đánh giậm, bà lão lòa thổn thức, trên hai gò má răn reo lại thấy mấy giọt nước mắt chảy ròng ròng. Bà lão gục đầu xuống gối tỉ tê khóc không ra tiếng, chỉ thấy sụt sùi hậm hực, khiến thằng cu con lò rò bò đến với bà, không hiểu ra sao bỗng cũng khóc thét lên. Bác gái chạy vào bực mình xỉa xói:
– Này bà! Bà đừng làm sốt ruột…! Bà ăn xong bà đã chẳng làm được việc gì thì cứ ngồi yên một chỗ hay ẵm cháu giúp tôi, bà đừng có sụt sùi khóc lóc, đây không ai chết mà bà phải khóc…
Giọng nói day dứt mà lanh lảnh như từng nhát búa bổ vào thành sắt vang động bên tai, bà lão hoảng hốt trong hai con mắt lòa trợn trạo cầm nước mắt cho khỏi chảy ra, trông rõ đôi tròng trắng đảo đi đảo lạị..
– Trời làm đói kém thế này, vợ chồng chúng tôi không thể nuôi bà được nữa đâu, bà phải liệu mà giúp đỡ chúng tôi mới được. Rồi từ mai trở đi, để thằng cháu nó giắt bà ra đầu đê, bà ngả nón dưới bóng cây gạo mà ngồi, thấy tiếng người chợ búa qua lại thì bà chìa rá ra xin, nếu có được mỗi ngày một vài xu cũng là đỡ được cái mồm bà rồi đấỵ..
+
Đã được nửa tháng nay, sáng nào cũng thấy thằng cu lớn dắt bà ra ngồi đầu đê rồi chiều đến lại dắt về. Trong bọn những người chợ búa qua lại con đường cái quan, tạt vào đường đê, thấy một bà lão lụ khụ, hổn hển thở, ngẩng đầu chìa nón kêu van, cũng đôi khi có người vứt cho một vài đồng kẽm. Chẳng may, nếu hôm nào về tay không thì vợ bác đánh giậm – cháu bà – lại nghiến răng xỉa xói thậm tệ:
– Hôm nay chẳng ai thí cho bà đồng nàọ..! Bà có biết thế là bà lại ăn phần cơm của thằng cu lớn đấy không? Từ mai, bà liệu mà kêu to lên mới được… Hay tại bà ngồi dưới bóng cây mát mà ngủ thiếp đị..? Bà liệu đấỵ..!
Bát cơm ngô điểm quả cà thiu, bà lão lòa trước khi và vào mồm đã chan đầy như canh bằng nước mắt.
Một ngày kia, trời tháng ba nắng gay gắt, bà lão lòa dưới gốc cây gạo, ngồi từ sáng đến quá trưa, bụng đã đói mềm mà chẳng thấy nguời khách đi đường nào vứt cho lấy một đồng trinh. Trên cành cây, thỉnh thoảng lộp độp rơi xuống đường đê một vài bông hoa gạo, mỗi khi quạ cái tha mồi về tổ cho con lại đập cánh sập sè vươn cổ kêu: quà! quà…! như gợi một mối thương cho người ngồi dưới gốc.
Xa xa, trong cánh đồng bát ngát một màu xanh, mấy người làm ruộng nhễ nhại mồ hôi, chẳng ai buồn nói chuyện với aị Một đàn chim vành khuyên trong bụi rậm kia đang chuyền cành này sang cành khác cũng không con nào kêu hót, kiếm ăn một cách rất lặng lẽ. Phong cảnh dường như mệt mỏị Những tiếng vang động đều bị sức nóng mặt trời át mất hẳn đị Trên con đường cái quan, thỉnh thoảng thấy tiếng một cái xe hơi như một mũi tên bay, vo vo chạy qua rồi biến mất vào trong đám bụi mù xa tít,… bốn bề im lặng như tờ. Hai cánh tay khẳng khiu ôm lấy bụng mà nhăn nhó, cố quật lại với cái đói nó cào xé ruột gan, bà lão lòa thở hổn ha hổn hển.
Chợt có tiếng người dẫm lạo xạo trên đống lá khô, đi về phía mình bà lão vội chìa ngay nón:
– Lạy ông đi qua, lạy bà đi lạị..! Cứu cho thân tôi lấy một miếng cơm…
– Tôi đâỵ..! Phải ai đâu mà lạy với lục…? Bà được đồng nào chưa thì đưa đây cho tôị..
– Đã được đồng nào đâụ..? Chẳng thấy ai đi qua đây cả… Mẹ nó có dắt tôi về thì dắt, tôi đói lắm rồị..!
– Bà đói à? Bà đói thì dễ tôi no à? Bà hãy ngồi đấy xem sao, buổi chợ chiều nay, rồi họ về qua đây nhiềụ.. chốc nữa, tôi sẽ bảo thằng cu nó ra nó dắt…!
Rồi bác ta thoăn thoắt bước đi, cái váy cũn cỡn để lộ hai ống chân trùng trục, đen thui, giỏ cua đeo sau lưng cũng theo nhịp từng bước mà lắc đi lắc lạị.. Về đến nhà, sung sướng thay đã thấy bác trai ngồi phì phèo thổi lửa làm cơm dưới bếp. Nghĩ thầm hẳn bố nó hôm nay được mẻ phát tài, bác ta rửa chân tay xong, vào hú hí ngay với con.
Bỗng trên trời mây kéo đen nghịt tối sầm hẳn lại, rồi nổi một cơn giông. Bác đánh giậm chạy vội ra sân vơ quần áo đem vào nhà, giục thằng cu lớn mau mau chạy ra để dắt bà về kẻo mưa to gió lớn. Nghe câu ấy, bác gái ngồi ôm con một góc giường cau mày ngẫm nghĩ: thật vậy! Ba bốn năm nay, bác ta đã nhịn như nhịn cơm sống ấy rồi, quá lắm thì không chịu được. Mặc kệ bà ấy! để bà ấy chết quách đi cho rảnh mắt…!
Rồi hiện ra lần lượt trong trí bác những ngày trở trời trái gió, những ngày lửa hạ chang chang, ruộng khô đồng nứt, kiếm chẳng ra tiền, hai đứa bé bò nheo bò nhóc, một niêu cơm ngô chia khắp cả nhà, bụng mẹ đã chẳng được no, còn lấy đâu ra sữa nuôi con… Mà bà lão lòa kia thì, ngày kiếm được một vài xu cũng như ngày không kiếm được đồng nào, chẳng nhịn được bao giờ, cứ đến bữa là ngồi vào mâm, chìa bát ra cho thằng cu sớị Không, không! Không thể thế được…! Bà lão ấy chỉ là một bà cộ.. mà lại là cô họ một người chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhaụ..?
– Kìa! Thằng cu! Tao bảo thế nàọ..? Không bỏ bếp đấy mà ra dắt bà về à? Ông lại đét cho bây giờ.
Bỗng bác gái đặt phịch con xuống giường, quặn mình nhăn nhó:
– Ối trời dất ôị..! Ối trời dất ôị..!
– Chết chửạ.. làm sao thế? Sao thế hở mẹ nó?
– Sao mà bụng tôi cứ thấy đau xoắn lại thế này! Ối trời dất ôi, đau thế này thì đến chết mất thôị..
– Chết chửa! Kìa thằng cụ.. ẵm em dỗ đị.. dỗ đi cho nó nín đi rồi dậy đấm cho u mày một chốc… để tao đi nướng hòn gạch mà chườm bụng vậỵ.. Rõ khổ chửả
Bên ngoài mấy hạt mưa bắt đầu ném vào mái tranh lộp độp rồi trời đổ cơn xuống rào ràọ Dần dần mưa càng to, gió càng mạnh, mỗi lần một luồng gió thổi trên không nghe ào ào là một lần nước đổ như trút xuống sân. Trời tối mịt. Thấy mẹ đã ngủ được yên, thằng cu bước xuống đất, phong phanh trong tấm áo vải, ra tựa cửu đứng nhìn.
Tiếng sấm động ù ù, mỗi khi chớp nhoáng chớp nhoàng nó lại nom rõ thấy giữa những vũng bong bóng phập phồng, những dây nước ròng ròng từ mái tranh rỏ xuống. Rồi thỉnh thoảng lại đánh “đoành” một cái, những tiếng sét vang trời đánh nhịp, hòa theo với tiếng mưa rả rích, tiếng sấm hục hặc, nổi sôị..
Chợt nghĩ đến bà nó ở ngoài đầu đê không biết ra sao, quay lại nhìn thì bố nó vẫn lúi húi dọn cơm, nét mặt thản nhiên như không, thằng cu phụng phịu nét mặt, hỏi gắt:
– Kìa thày! Thế bà ở ngoài đầu để
Nó chưa nói hết câu, bố nó đã như bị một luồng điện giật, nẩy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được.
– Chết chửa! Biết làm thế nào bây giờ? U mày đau bụng, kêu rối rít lên, làm tao cũng quên bẵng đi mất…
– Thế thì chắc bà chết rét mất rồị.. Còn gì nữạ..
Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở ngoài đầu đê – tình cháu đối với cô – bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáỵ Nhưng bác tự dối lương tâm, bác đáp lại con:
– Ôi già… chả việc gì phải sợ… dễ bà lại không biết lần mò đến một cái quán nào đấy mà ẩn hay saọ..?
Rồi bác gọi vợ con dậy ăn cơm. Bữa ấy bác gái tuy kêu đau bụng mà cũng cố ăn được đến bốn năm lưng, mặc dầu hai đứa bé không thấy bà nó đâu, thường nhắc đi nhắc lạị
Trời vẫn mưa, lúc to lúc nhỏ, rả rích suốt đêm.
Sáng hôm sau, ánh sáng mặt trời xé những đám mây bay tan tác, chiếu xuống, trông lại càng tươi càng đẹp. Trên mặt đường đê, nước đóng từng vũng, những người đàn bà gồng gánh ra chợ phải xắn váy vén quần, lội bì bõm, hễ ai hơi trượt chân muốn ngã là cả bọn lại khúc khích cườị Những đám cỏ bấy lâu phơi nắng xám cả màu, sau một trận mưa rào đã trông thấy ngay cái vẻ tươi tốt. Trên mấy cây bàng, một đàn chim sâu, con ngửa cổ uống nước, con đập cánh rũ lông, kêu hót vang taị Vệ đường loáng thoáng thấy cành cây rơi rải rác…
Phong cảnh trông có vẻ khoan khoáị Cái khoan khoái của phong cảnh sau trận mưa rào cũng như cái khoan khoái của người sau khi tắm gộị
Bác đánh giậm hôm ấy dậy rất sớm, đóng khố, cài rổ, vác vợt ra đị.. Mon men ở dưới chân đê, lội lõm bõm qua mấy vũng bùn lầy xa xa, phía dưới cây gạo – chỗ bà lão lòa vẫn ngồi, bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tươi tốt, một đàn quạ, con bay con liệng, kêu sào sạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ. Bụng tưởng hẳn là một tổ rắn chi đây, bác ta vác ngay một vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lạị Đàn quạ vùng bay lên rồi tản mác đị.. Chao ôi! Bước vừa đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã phục xuống cạnh một cái xác, cái xác một người đã bị quạ mổ nát nhừ, xác bà lão lòa bị gió thổi xuống ruộng đêm hôm trước.