Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )

Ngoại Thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương

Tác giả: Ngô Thời Sỹ

Ngô Tôn Quyền cho Bộ Chất làm Thứ sử giao Châu, Bộ Chất từ đất Phiên Ngung tiện đường đi đến thẳng chỗ làm quan. Thời bấy giờ Thái thú quận Xương Ngô là Ngô Cự âm mưu sing nhị tâm. Bộ Chất dụ đến bắt chém, bởi thế anh em Sỉ Nhiếp cùng kéo nhau đến xin vâng lệnh, Tôn Quyền gia cho Sĩ Nhiếp chức Tả tướng quân. Sĩ Nhiếp dụ hào trưởng ở Ích Châu là Ứng Khải quy phụ, Ngô Tôn Quyền càng khen Sĩ Nhiếp, phong cho tước Long Biên hàu. Không được bao lâu Sĩ Nhiếp chết. Trước kia Nhiếp đã bị bệnh, chết đi một ngày rồi có người tiên là Đổng phụng cho một viên thuốc, lấy nước ngậm uống, ôm lấy đầu mà lay, chốc lát mắt mở ra tay cử động được, độ nữa ngày thì ngồi dậy như thường, đến năm ây mới chết, đã 90 tuổi, làm quan ở châu 40 năm.

Ngô Tôn Quyền cho là Giao Châu xa xôi, sai Lã Đại, Đới Lương đi đến trước. Đới Lương đi đến

Hợp Phố, con Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy đã tự lên làm Thái thú, cho quân ta chống cự, người lại cũ của Nhiếp Sĩ là Hoàng Lân can Sĩ Huy, bảo nên ra đón Đới Lương, Huy giận, dùng roi đánh chết Hoàng Lân. Lã Đại phụng chiếu của Ngô Tôn Quyền đi giết Sĩ Huy, từ Quảng Châu đem quân cùng với quân Đới Lương đi trước, trước hết đưa thư dụ bảo nghĩa hoạ phúc, anh em Chỉ Huy 6 người bỏ tay áo hở thịt, đi nghênh tiếp Lã Đại. Lã Đại kể tội của anh em Sĩ Huy, rồi sai chém hết. Vua Ngô cho là đất nam đã thanh định rồi, triệu Lã Đại về. Tiết Tổng sợ rằng người thay Lã Đại không được giỏi, dâng sớ nói rằng: “Giao Châu đất rộng dân nhiều, non sông hiểm trở dân dễ khởi loạn, việc kén chọn trưởng lại, hông xét kỹ càng, để đến nỗi xâm ngược nhân dân, cưỡng áp thu thuế, một con cá vàng, đánh thuế một đấu thóc, Chu Phù kết oán với dân, nên sinh ra trộm cướp, châu quận bị phá. Lã Đại bình được loạn Sĩ Huy, oai ra muôn dặm, nhớn nhỏ đều vâng theo. Cứ xem thế, sự làm cho nước yên dân mến, cốt tại dùng được người giỏi, ở ngoài đất hoang vắng, việc hoạ hay phúc có ảnh hưởng nhiều lắm, vậy thì kén nhọn quan cai trị không thể không xét kỹ càng được”. Vua Ngô bèn cho Lã Đại làn Trấn Nam tướng quân, phong tước Phiên Ngung Hầu.

Sách Giao Chỉ chí chép: Trong núi quận Cửu Chân có người con gái là Triệu Ẩu, cao 1 trượng 2, vú dài ba thước, không lấy chồng, kết đảng cướp bóc quận huyện, thường mặc áo lụa vàng mỏng, đi dép sừng, cưỡi voi ra trận chiến đấu, bị Thứ sử là Lục Dẫn đánh thua, sau chết làm thần, việc này xuất xứ ở sách Thiên Trung Ký.

Sử thần bàn rằng: Từ khi nước ta ngoại thuộc các quan Thú, Mục thay đổi luôn, chưa có ai ở châu được lâu như Sĩ Phủ Quân. Theo sử chép, thì ông ở với Hán không bỏ chức cống, ở với Ngô cũng cống hiến như thường, tuy có tiếng là đổng đốc cả bảy quận, nhưng thực ra thu thuế má, chi dùng ăn mặc trông vào có Giao châu thôi. Trong thời gian 40 năm cung ứng cũng nhiều, tài lực một châu lấy gì chịu nổi, sở dĩ quốc dân không chán ông, là vì ông tự xử khiêm tốn, khéo vỗ về dân, người châu lậu ngày càng thêm tín nhiệm, đã không có lòng phản bội, lại không ai kêu ca về nỗi tham khắc. Nhân sĩ Hán đến nương nhờ, thì vui được chõ ở yên, sứ thần nước Ngô mỗi lần đến, thì khéo thù phụng, cho nên bên trong thì được lòng người Việt, bên ngoài thì được vua Ngô tin yêu, có thể gọi là người khôn đấy. Đến con là Huy, không biết lượng sức mình, để đến nỗi chóng mất nước, đáng thương lắm. Nước ta thông hiểu sách vở, học tập lễ nghĩa, thành ra nước van hiến bắt đầu từ Sĩ Vương. Công đức ấy truyền mãi đến đời sau, há chả thịnh lắm ru? Sau khi đã mai tán ông rồi, đến đời Tấn là 160 năm sau người Lâm Ấp vào cướp, đào mả ông lên, hình thể và dung nhan vẫn như người còn sống, chúng sợ lắm, lại phải đắp mả lại như cũ, người ta cho là thần, lập miếu thờ phụng, gọi là Sĩ Vương Tiên, là vì khí linh thiên không tiêu tán đó.

Tư Mã Viêm nhà Tấn mới nhân Vua Ngụy truyền ngôi cho, cử Dương Tắc làm Thái thú Giao Chỉ. Thái thú của nước Ngô là Đào Hoàng chống với Dương Tắc, đánh nhau ở Phần Thủy, chết mất hai tướng, Giám quân là Tiết Hủ giận lắm, bảo Hoàng rằng: “Tự dâng biểu xin đánh giặc mà để mất 2 tướng, thì trách nhiệm ở ai?”. Đaò Hoàng trả lời: “Hạ quan không được làm theo ý mình, chư quân lại không hòa thuận, nên đến nỗi thua trận”. Đến đêm đem vài trăm quân tập kích, lấy được các bảo vật, Hủ bèn tạ lỗi với Hoàng. Đào Hoàng lại theo đường biển đi tắt đến Giao Châu, các tướng đều muốn đánh ngay, Đào Hoàng nghi rằng trong thành có phục binh, bèn để toán quân cầm giáo dài ở đằng sau, hai bên vừa tiếp chiến thì quả nhiên phục binh kéo ra, dùng quân cầm giáo dài đón đánh, bắt được Dương Tắc đưa về nộp nước Ngô.

Hoắc Giặc nhà Tấn sai Dương Tắc đi đóng giữ Giao Châu, có lời thề rằng: “Nếu giặc vây thành chưa được một trăm ngày mà thành mất, thì Thứ sử phải chịu tội”. Đến khi Hoàng vây thành chưa đầy một trăm ngày mà lương đã hết, Tắc xin đầu hàng, Hoàng không cho, cấp lương cho mà bắt cứ phải giữ thành, người Ngô đều can, Hoàng nói rằng: “Hoắc Giặc đã chết, còn ai lại cứu, đợi đủ nhật kỳ sẽ cho, để cho nó đến đây mà không bị tội, ta lấy thành cũng có nghĩa, chả hay hơn ư?”. Về phần Tắc thì lương thực hết, quân cứu viện không đến, bèn nhận cho hàng. Tắc đã hàng rồi, quan Công Tào là Lý Tộ còn giữ quân không chịu hàng, cậu Lý Tộ là Tê Nhiếp đầu hàng, đi theo khuyên Tộ nên hàng, Lý Tộ trả lời rằng: “Cậu là tướng nước Ngô, tôi là tướng nhà Tấn, chỉ trông vào lực lượng đó thôi” và vẫn giữ thành không chịu hàng, qua một thời kỳ thành mới bị hạ.

Hoàng là người có mưu lược, ai cũng vui lòng để cho Hoàng sai khiến, nên đi đến đâu là thành công.

Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương là nơi hiểm trở, quân Mán Mọi hung tợn, đã mấy đời không chịu thần phục, Hoàng đánh bình được hết. Gặp lúc ấy vua Ngô là Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, xuống chiếu bảo Hoàng quy thuận, Hoàng nhỏ nước mắt mà sai sứ giả đưa ấn tín đến Lạc Dương, vua Tấn xuống chiếu phục chức cho Hoàng. Thời bấy giờ nước Ngô đã bình được rồi, nhà Tấn xuống chiếu giảm bớt quân các châu quận, Hoàng dâng sớ nói rằng: “Giao Châu là nơi hoang vắng ở cách xa hẳn một khu, phía ngoài phải chống với Lâm Ấp và liền với Phù Nam, nước này cậy nước hiểm trở không chịu thần phục, đời đời làm mối lo cho biên cương Thần trước làm người của nước Ngô, đóng giữ ngoài biên giới đến 10 năm, tuy đã giết được kẻ cừ khôi của chúng, nhưng mà đất ấy có núi hang sâu xa hẻo lánh, vẫn còn những kẻ ẩn núp trốn tránh ở đó, vậy chưa rút bớt số quân, tỏ ra mình lẻ loi trống rỗng. Sự biến cố xảy ra bất thường, thần là người của nước đã mất, lời nói chả đáng nghe, nhưng đã ở chỗ đó, sở kiến thế nào giám xin mạo muội bày tỏ”. Vua Tấn nghe theo. Hoàng ở châu 30 năm, có oai và ân huệ với dân, khi mất cả châu kêu khóc như mất người mẹ hiền vậy.

Hoàng đã chết rồi, quân đồn thú quận Cửu Châu khởi loạn, Thứ sử là Ngô Ngạn đánh bình được, ở lại 25 năm, dân trong châu yên ổn, tự dâng biểu xin người khác thay, vua Tấn cho Cố Bí đến thay, chưa được bao lâu thì chết. Dân châu ấy bức ép con Cố Bí là Tham nhận lĩnh việc châu. Tham chết, em là Thọ cố xin thay chân Tham, nhưng người trong châu không nghe. Đốc Quân ở bộ hạ là Lương Thạc đánh giết Thọ. Thọ bèn giữ châu, chuyên chế công việc, sợ dân tình không thuận, bèn rước con Hoàng là Uy đến lĩnh chức Thứ sử, khi tại chức rất được lòng dân, đến khi chết, em là Thục, con là Tuy nối nhau làm Thứ sử. (Họ Đào từ Đào Cơ đến Đào Tuy được 4 đời, đều làm Thứ sử Giao Châu).

Sử thần bàn rằng: Giao Châu ta từ khi ngoại thuộc Tây Hán triều đình chú trọng việc kén chọn Thứ sử, chưa bị phải người xấu lạm chức, cũng chưa từng cho Thứ sử được chuyên quyền. Từ anh em Cố Tham, Lương Thạc, Đào Huy đều ở ngoài tự nhận làm Thứ sử, có lẽ vì nhà Tấn đương lúc nhiều việc, cho nên chưa kịp hỏi đến việc ấy chăng?.

Lương Thạc giữ Giao Châu, hung bạo làm mất lòng dân chúng. Nhà Tấn cho Vương Lượng làm Thứ sử, sai đánh Thạc. Thạc vây Lượng ở trong thành Long Biên, cướp cờ tiết và ấn của Lượng. Nhà Tấn cho Đào Khản làm đô đốc mọi việc quân ở Giao Châu, Khản sai Tham quân là Cao Bảo đánh chém được Thạc, Giao Châu mới bình định được. NgườI nước Lâm Ấp, Phạm Hồ vào cướp quận Cửu Chân, Thứ sử là Đỗ Tuệ Độ đánh bại quân Lâm Ấp. Nước Lâm Ấp xin hàng. Tuệ Độ làm quan châu ấy, cấm việc cúng bái nhảm, sửa sang nhà học, năm đói thì chẩn cấp cho dân, làm việc công kỹ lưỡng cũng như việc nhà, nên dân yêu mến lắm, cửa thành bỏ ngõ cả đêm, ngoài đường không ai thèm nhặt của rơi. Đến khi ông chết, con là Hoằng Văn nói chức, được tập tước Long Biên hầu. Hoằng Văn ba đời làm Thứ sử ở quận (tổ là Đỗ Viện, cha là Tuệ Độ) đến năm ấy bị triệu về nước, đi đến Quảng Châu thì mất.

Vua nước Lâm Ấp là Phạm Dương Mại lại quấy nhiễu biên thùy, mang quân cả nước vào cướp. Tự đấy hai bên biên giới mới nhiều việc.

Nước Lâm Ấp vốn là đất Tượng Quận của Tần, phía đông là biển, phía tây giáp nước Qua Oa, phía nam thông với nước Chân Lạp, phía Bắc tiếp giáp Hoàng Châu nước ta. Khi xưa Dương Mại mới đẻ ra, mẹ y nằm mộng thấy người mang cho vàng, người man di gọi vàng là dương mại. Năm ấy đưa quân vào cướp là Dương Mại con, chứ không phải Dương Mại cha vậy.

Lê Văn Hưu bàn rằng: Khỏe như Bôn và Dục mà còn bé, cũng không thể chống nổi người nhớn tuổi đi khập khễnh và yếu đuối, nước Lâm Ấp quấy nhiễu Cửu Chân, lại sai sứ cống nhà Tống, xin lĩnh cả đất Giao Châu, không biết tự lượng là mình khập khễnh và gày còm đó. Rồi sau vua Lý Thái Tôn chém vua Lâm Ấp là Chế Củ mới biết rằng không có thời vận nào bĩ mãi, khi khuất tất có khi thân.

Thời bấy giờ nước Lâm Ấp tuy tiến cống nhà Tống, mà vẫn cướp biên giới, vua Tống giận Lâm Ấp là trái phép và ngạo mạn, sai Đàn Hòa Chi đi đánh. Người Nam Dương là Tông Xác đời đời giữ nghiệp nho, duy có Xác thích nghề võ, thường nói: “Chí muốn cưỡi gió giời, phá sóng biển”. Đến bấy giờ đi tòng quan, làm tiền phương mang quân ẩn nấp đón đánh. Hạ được thành đạt Khu Lật, thừa thắng thế đi vào Tượng Phố, Dương Mại mang quân cả đến đánh, trang bị bằng voi, trước sau nhiều vô kể, Tông Xác nói: “Ta nghe biết loài sư tử oai phục được các loài thú”. Bèn chế ra hình sư tử để chống với voi, quả nhiên voi sợ chạy. Dương Mại chỉ chạy thoát được thân, bắt được các quí lạ, đều là vật không biết gọi là gì, Xác không hề lấy một tý gì, chỉ có đồ dùng sơ sài như quần áo, khăn lược, vì có công ấy được phong là Vân Xã Hầu.

Nước Tề dùng Phòng Pháp Thừa làm Thứ sử Giao Châu. Pháp Thừa chỉ thích đọc sách, không làm việc. Trưởng lại là Phục Đăng Chi nhân thế mới được chuyên quyền, thay đổi tướng lại, Pháp Thừa giận giam Đăng Chi vào ngục. Đăng Chi đút lót cho Thôi Cảnh Thục là chồng của em gái Pháp Thừa, được tha ra. Bèn mang quân bộ hạ của mình đánh úp châu thành, bắt Pháp thừa giam ở nhà riêng, Pháp Thừa lại xin chỉ đọc sách. Đăng Chi không cho, bảo rằng: “Sứ quân tĩnh dưỡng còn sợ nổi bệnh, không nên đọc sách”. Đăng Chi tâu về triều đình rằng: “Pháp Thừa có bệnh ở tâm, không làm việc được”. Vua Tề cho Đăng Chi làm Thứ sử (đọc sách là việc hay, duy đọc sách mà bỏ việc, đến nỗi để người khác chuyên quyền, cho đến mất quan, là cái lỗi nghiện sách đó, phàm việc gì làm quá mức trung bình, thì cũng là không hay). Chưa được mấy lâu, nước Tề cho Lý Khải làmThứ sử; gặp lúc nước Lương nhận sự nhường ngôi của Tề, Lý Khải nhân thế giữ Giao Châu làm phản; Trưởng sử là Lý Tắc đánh bình được. Vua Lương cho Lý Tắc làm Thứ sử.

Nước Lương chia Giao Châu, đặt ra Ái Châu.

Nguyễn Nghiễm bàn rằng: Đời Nhị đế, tam vương đạo đức, giáo hóa lan khắp mọi nơi, nước nào muốn được dự, thì thanh giáo đến nơi, nước nào không muốn dự, thì cũng không cưỡng bách. Xuống đến mạt thế, ở trong nước thì trống rỗng, đối với nước ngoài thì tham lam, mình đã không ra gì mà mưu toan thôn tính người khác, chia ra quận huyện, đặt ra thú mục, kể những đồ lấy được như là minh châu, tê giác, ngà voi đều là vật vô ích, chỉ đầy túi cho bọn hoạt lại đấy thôi, nhất đán có việc gì khẩn cấp, vẫn phải sai đến tướng sĩ, dấn thân chạy hàng muôn dặm để cứu đỡ, quân sĩ mỏi mệt, vận lương hao tổn Ngạn ngữ có câu rằng: muốn được rộng đất, thì đất tất phải bỏ hoang. Vậy người làm việc nước chớ nên thích làm việc to lớn mà lầm.

Trên đây nói về nước ta ngoại thuộc nước Ngô, nước Tấn, nước Tống, nước Tề, nước Lương, khởi từ năm Canh Dần, năm thứ 15 niên hiệu Kiến An nhà Hán, cuối là năm Canh Thân, năm thứ 6 niên hiệu Đại Đồng nước Lương cộng 323 năm.

Sách Thông sử bàn rằng: Giao Châu ta đất rộng, ruộng tốt, tục dân nhu thuận và chậm chạp, người Bắc lợi kỳ nước ta giàu, mà may được dân ta yếu, cho nên tự đời Triệu Vũ thôn tính nước ta, các đời sau nhân đó chia ra làm quận huyện. Nếu gầy nghèo như Ngụy, cứng rắn như Tần họ cũng chẳng dòm ngó làm gì. Lại xem sau Sĩ Nhiếp thì Mục, Thú thay đổi luôn luôn, tha hồ vơ vét, bên trong nước thì Ngô, Ngụy tranh nhau, bên ngoài thì Đạt và Mại quen thói bóc lột, giặc cướp của Thục, Tù trưởng đất Quảng không ngày nào không dòm ngó. Quận Nhật Nam, quận Cửu Đức không năm nào không bị binh đao. Dân ta khổ vì tham tàn, sợ việc đánh nhau, không lúc nào quá lắm hơn lúc này. Trong kinh Dịch có cái lý thuyết bĩ và thái tất nhiên. Đất nước Nam ta vua nước Nam ta ở, câu thần ngữ không dối mà đạo giời không sai, người Minh có câu: Trong dải đất non xanh nước biếc, tất có người mặc áo vàng xưng là Trẫm. Trời sinh ra muôn nước, cái gì không phải là trời đặt ra, sao lại giận việc trước làm gì mà không cố gắng để tự cường?.

Ngô Tôn Quyền cho Bộ Chất làm Thứ sử giao Châu, Bộ Chất từ đất Phiên Ngung tiện đường đi đến thẳng chỗ làm quan. Thời bấy giờ Thái thú quận Xương Ngô là Ngô Cự âm mưu sing nhị tâm. Bộ Chất dụ đến bắt chém, bởi thế anh em Sỉ Nhiếp cùng kéo nhau đến xin vâng lệnh, Tôn Quyền gia cho Sĩ Nhiếp chức Tả tướng quân. Sĩ Nhiếp dụ hào trưởng ở Ích Châu là Ứng Khải quy phụ, Ngô Tôn Quyền càng khen Sĩ Nhiếp, phong cho tước Long Biên hàu. Không được bao lâu Sĩ Nhiếp chết. Trước kia Nhiếp đã bị bệnh, chết đi một ngày rồi có người tiên là Đổng phụng cho một viên thuốc, lấy nước ngậm uống, ôm lấy đầu mà lay, chốc lát mắt mở ra tay cử động được, độ nữa ngày thì ngồi dậy như thường, đến năm ây mới chết, đã 90 tuổi, làm quan ở châu 40 năm.

Ngô Tôn Quyền cho là Giao Châu xa xôi, sai Lã Đại, Đới Lương đi đến trước. Đới Lương đi đến

Hợp Phố, con Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy đã tự lên làm Thái thú, cho quân ta chống cự, người lại cũ của Nhiếp Sĩ là Hoàng Lân can Sĩ Huy, bảo nên ra đón Đới Lương, Huy giận, dùng roi đánh chết Hoàng Lân. Lã Đại phụng chiếu của Ngô Tôn Quyền đi giết Sĩ Huy, từ Quảng Châu đem quân cùng với quân Đới Lương đi trước, trước hết đưa thư dụ bảo nghĩa hoạ phúc, anh em Chỉ Huy 6 người bỏ tay áo hở thịt, đi nghênh tiếp Lã Đại. Lã Đại kể tội của anh em Sĩ Huy, rồi sai chém hết. Vua Ngô cho là đất nam đã thanh định rồi, triệu Lã Đại về. Tiết Tổng sợ rằng người thay Lã Đại không được giỏi, dâng sớ nói rằng: “Giao Châu đất rộng dân nhiều, non sông hiểm trở dân dễ khởi loạn, việc kén chọn trưởng lại, hông xét kỹ càng, để đến nỗi xâm ngược nhân dân, cưỡng áp thu thuế, một con cá vàng, đánh thuế một đấu thóc, Chu Phù kết oán với dân, nên sinh ra trộm cướp, châu quận bị phá. Lã Đại bình được loạn Sĩ Huy, oai ra muôn dặm, nhớn nhỏ đều vâng theo. Cứ xem thế, sự làm cho nước yên dân mến, cốt tại dùng được người giỏi, ở ngoài đất hoang vắng, việc hoạ hay phúc có ảnh hưởng nhiều lắm, vậy thì kén nhọn quan cai trị không thể không xét kỹ càng được”. Vua Ngô bèn cho Lã Đại làn Trấn Nam tướng quân, phong tước Phiên Ngung Hầu.

Sách Giao Chỉ chí chép: Trong núi quận Cửu Chân có người con gái là Triệu Ẩu, cao 1 trượng 2, vú dài ba thước, không lấy chồng, kết đảng cướp bóc quận huyện, thường mặc áo lụa vàng mỏng, đi dép sừng, cưỡi voi ra trận chiến đấu, bị Thứ sử là Lục Dẫn đánh thua, sau chết làm thần, việc này xuất xứ ở sách Thiên Trung Ký.

Sử thần bàn rằng: Từ khi nước ta ngoại thuộc các quan Thú, Mục thay đổi luôn, chưa có ai ở châu được lâu như Sĩ Phủ Quân. Theo sử chép, thì ông ở với Hán không bỏ chức cống, ở với Ngô cũng cống hiến như thường, tuy có tiếng là đổng đốc cả bảy quận, nhưng thực ra thu thuế má, chi dùng ăn mặc trông vào có Giao châu thôi. Trong thời gian 40 năm cung ứng cũng nhiều, tài lực một châu lấy gì chịu nổi, sở dĩ quốc dân không chán ông, là vì ông tự xử khiêm tốn, khéo vỗ về dân, người châu lậu ngày càng thêm tín nhiệm, đã không có lòng phản bội, lại không ai kêu ca về nỗi tham khắc. Nhân sĩ Hán đến nương nhờ, thì vui được chõ ở yên, sứ thần nước Ngô mỗi lần đến, thì khéo thù phụng, cho nên bên trong thì được lòng người Việt, bên ngoài thì được vua Ngô tin yêu, có thể gọi là người khôn đấy. Đến con là Huy, không biết lượng sức mình, để đến nỗi chóng mất nước, đáng thương lắm. Nước ta thông hiểu sách vở, học tập lễ nghĩa, thành ra nước van hiến bắt đầu từ Sĩ Vương. Công đức ấy truyền mãi đến đời sau, há chả thịnh lắm ru? Sau khi đã mai tán ông rồi, đến đời Tấn là 160 năm sau người Lâm Ấp vào cướp, đào mả ông lên, hình thể và dung nhan vẫn như người còn sống, chúng sợ lắm, lại phải đắp mả lại như cũ, người ta cho là thần, lập miếu thờ phụng, gọi là Sĩ Vương Tiên, là vì khí linh thiên không tiêu tán đó.

Tư Mã Viêm nhà Tấn mới nhân Vua Ngụy truyền ngôi cho, cử Dương Tắc làm Thái thú Giao Chỉ. Thái thú của nước Ngô là Đào Hoàng chống với Dương Tắc, đánh nhau ở Phần Thủy, chết mất hai tướng, Giám quân là Tiết Hủ giận lắm, bảo Hoàng rằng: “Tự dâng biểu xin đánh giặc mà để mất 2 tướng, thì trách nhiệm ở ai?”. Đaò Hoàng trả lời: “Hạ quan không được làm theo ý mình, chư quân lại không hòa thuận, nên đến nỗi thua trận”. Đến đêm đem vài trăm quân tập kích, lấy được các bảo vật, Hủ bèn tạ lỗi với Hoàng. Đào Hoàng lại theo đường biển đi tắt đến Giao Châu, các tướng đều muốn đánh ngay, Đào Hoàng nghi rằng trong thành có phục binh, bèn để toán quân cầm giáo dài ở đằng sau, hai bên vừa tiếp chiến thì quả nhiên phục binh kéo ra, dùng quân cầm giáo dài đón đánh, bắt được Dương Tắc đưa về nộp nước Ngô.

Hoắc Giặc nhà Tấn sai Dương Tắc đi đóng giữ Giao Châu, có lời thề rằng: “Nếu giặc vây thành chưa được một trăm ngày mà thành mất, thì Thứ sử phải chịu tội”. Đến khi Hoàng vây thành chưa đầy một trăm ngày mà lương đã hết, Tắc xin đầu hàng, Hoàng không cho, cấp lương cho mà bắt cứ phải giữ thành, người Ngô đều can, Hoàng nói rằng: “Hoắc Giặc đã chết, còn ai lại cứu, đợi đủ nhật kỳ sẽ cho, để cho nó đến đây mà không bị tội, ta lấy thành cũng có nghĩa, chả hay hơn ư?”. Về phần Tắc thì lương thực hết, quân cứu viện không đến, bèn nhận cho hàng. Tắc đã hàng rồi, quan Công Tào là Lý Tộ còn giữ quân không chịu hàng, cậu Lý Tộ là Tê Nhiếp đầu hàng, đi theo khuyên Tộ nên hàng, Lý Tộ trả lời rằng: “Cậu là tướng nước Ngô, tôi là tướng nhà Tấn, chỉ trông vào lực lượng đó thôi” và vẫn giữ thành không chịu hàng, qua một thời kỳ thành mới bị hạ.

Hoàng là người có mưu lược, ai cũng vui lòng để cho Hoàng sai khiến, nên đi đến đâu là thành công.

Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương là nơi hiểm trở, quân Mán Mọi hung tợn, đã mấy đời không chịu thần phục, Hoàng đánh bình được hết. Gặp lúc ấy vua Ngô là Tôn Hạo đầu hàng nhà Tấn, xuống chiếu bảo Hoàng quy thuận, Hoàng nhỏ nước mắt mà sai sứ giả đưa ấn tín đến Lạc Dương, vua Tấn xuống chiếu phục chức cho Hoàng. Thời bấy giờ nước Ngô đã bình được rồi, nhà Tấn xuống chiếu giảm bớt quân các châu quận, Hoàng dâng sớ nói rằng: “Giao Châu là nơi hoang vắng ở cách xa hẳn một khu, phía ngoài phải chống với Lâm Ấp và liền với Phù Nam, nước này cậy nước hiểm trở không chịu thần phục, đời đời làm mối lo cho biên cương Thần trước làm người của nước Ngô, đóng giữ ngoài biên giới đến 10 năm, tuy đã giết được kẻ cừ khôi của chúng, nhưng mà đất ấy có núi hang sâu xa hẻo lánh, vẫn còn những kẻ ẩn núp trốn tránh ở đó, vậy chưa rút bớt số quân, tỏ ra mình lẻ loi trống rỗng. Sự biến cố xảy ra bất thường, thần là người của nước đã mất, lời nói chả đáng nghe, nhưng đã ở chỗ đó, sở kiến thế nào giám xin mạo muội bày tỏ”. Vua Tấn nghe theo. Hoàng ở châu 30 năm, có oai và ân huệ với dân, khi mất cả châu kêu khóc như mất người mẹ hiền vậy.

Hoàng đã chết rồi, quân đồn thú quận Cửu Châu khởi loạn, Thứ sử là Ngô Ngạn đánh bình được, ở lại 25 năm, dân trong châu yên ổn, tự dâng biểu xin người khác thay, vua Tấn cho Cố Bí đến thay, chưa được bao lâu thì chết. Dân châu ấy bức ép con Cố Bí là Tham nhận lĩnh việc châu. Tham chết, em là Thọ cố xin thay chân Tham, nhưng người trong châu không nghe. Đốc Quân ở bộ hạ là Lương Thạc đánh giết Thọ. Thọ bèn giữ châu, chuyên chế công việc, sợ dân tình không thuận, bèn rước con Hoàng là Uy đến lĩnh chức Thứ sử, khi tại chức rất được lòng dân, đến khi chết, em là Thục, con là Tuy nối nhau làm Thứ sử. (Họ Đào từ Đào Cơ đến Đào Tuy được 4 đời, đều làm Thứ sử Giao Châu).

Sử thần bàn rằng: Giao Châu ta từ khi ngoại thuộc Tây Hán triều đình chú trọng việc kén chọn Thứ sử, chưa bị phải người xấu lạm chức, cũng chưa từng cho Thứ sử được chuyên quyền. Từ anh em Cố Tham, Lương Thạc, Đào Huy đều ở ngoài tự nhận làm Thứ sử, có lẽ vì nhà Tấn đương lúc nhiều việc, cho nên chưa kịp hỏi đến việc ấy chăng?.

Lương Thạc giữ Giao Châu, hung bạo làm mất lòng dân chúng. Nhà Tấn cho Vương Lượng làm Thứ sử, sai đánh Thạc. Thạc vây Lượng ở trong thành Long Biên, cướp cờ tiết và ấn của Lượng. Nhà Tấn cho Đào Khản làm đô đốc mọi việc quân ở Giao Châu, Khản sai Tham quân là Cao Bảo đánh chém được Thạc, Giao Châu mới bình định được. NgườI nước Lâm Ấp, Phạm Hồ vào cướp quận Cửu Chân, Thứ sử là Đỗ Tuệ Độ đánh bại quân Lâm Ấp. Nước Lâm Ấp xin hàng. Tuệ Độ làm quan châu ấy, cấm việc cúng bái nhảm, sửa sang nhà học, năm đói thì chẩn cấp cho dân, làm việc công kỹ lưỡng cũng như việc nhà, nên dân yêu mến lắm, cửa thành bỏ ngõ cả đêm, ngoài đường không ai thèm nhặt của rơi. Đến khi ông chết, con là Hoằng Văn nói chức, được tập tước Long Biên hầu. Hoằng Văn ba đời làm Thứ sử ở quận (tổ là Đỗ Viện, cha là Tuệ Độ) đến năm ấy bị triệu về nước, đi đến Quảng Châu thì mất.

Vua nước Lâm Ấp là Phạm Dương Mại lại quấy nhiễu biên thùy, mang quân cả nước vào cướp. Tự đấy hai bên biên giới mới nhiều việc.

Nước Lâm Ấp vốn là đất Tượng Quận của Tần, phía đông là biển, phía tây giáp nước Qua Oa, phía nam thông với nước Chân Lạp, phía Bắc tiếp giáp Hoàng Châu nước ta. Khi xưa Dương Mại mới đẻ ra, mẹ y nằm mộng thấy người mang cho vàng, người man di gọi vàng là dương mại. Năm ấy đưa quân vào cướp là Dương Mại con, chứ không phải Dương Mại cha vậy.

Lê Văn Hưu bàn rằng: Khỏe như Bôn và Dục mà còn bé, cũng không thể chống nổi người nhớn tuổi đi khập khễnh và yếu đuối, nước Lâm Ấp quấy nhiễu Cửu Chân, lại sai sứ cống nhà Tống, xin lĩnh cả đất Giao Châu, không biết tự lượng là mình khập khễnh và gày còm đó. Rồi sau vua Lý Thái Tôn chém vua Lâm Ấp là Chế Củ mới biết rằng không có thời vận nào bĩ mãi, khi khuất tất có khi thân.

Thời bấy giờ nước Lâm Ấp tuy tiến cống nhà Tống, mà vẫn cướp biên giới, vua Tống giận Lâm Ấp là trái phép và ngạo mạn, sai Đàn Hòa Chi đi đánh. Người Nam Dương là Tông Xác đời đời giữ nghiệp nho, duy có Xác thích nghề võ, thường nói: “Chí muốn cưỡi gió giời, phá sóng biển”. Đến bấy giờ đi tòng quan, làm tiền phương mang quân ẩn nấp đón đánh. Hạ được thành đạt Khu Lật, thừa thắng thế đi vào Tượng Phố, Dương Mại mang quân cả đến đánh, trang bị bằng voi, trước sau nhiều vô kể, Tông Xác nói: “Ta nghe biết loài sư tử oai phục được các loài thú”. Bèn chế ra hình sư tử để chống với voi, quả nhiên voi sợ chạy. Dương Mại chỉ chạy thoát được thân, bắt được các quí lạ, đều là vật không biết gọi là gì, Xác không hề lấy một tý gì, chỉ có đồ dùng sơ sài như quần áo, khăn lược, vì có công ấy được phong là Vân Xã Hầu.

Nước Tề dùng Phòng Pháp Thừa làm Thứ sử Giao Châu. Pháp Thừa chỉ thích đọc sách, không làm việc. Trưởng lại là Phục Đăng Chi nhân thế mới được chuyên quyền, thay đổi tướng lại, Pháp Thừa giận giam Đăng Chi vào ngục. Đăng Chi đút lót cho Thôi Cảnh Thục là chồng của em gái Pháp Thừa, được tha ra. Bèn mang quân bộ hạ của mình đánh úp châu thành, bắt Pháp thừa giam ở nhà riêng, Pháp Thừa lại xin chỉ đọc sách. Đăng Chi không cho, bảo rằng: “Sứ quân tĩnh dưỡng còn sợ nổi bệnh, không nên đọc sách”. Đăng Chi tâu về triều đình rằng: “Pháp Thừa có bệnh ở tâm, không làm việc được”. Vua Tề cho Đăng Chi làm Thứ sử (đọc sách là việc hay, duy đọc sách mà bỏ việc, đến nỗi để người khác chuyên quyền, cho đến mất quan, là cái lỗi nghiện sách đó, phàm việc gì làm quá mức trung bình, thì cũng là không hay). Chưa được mấy lâu, nước Tề cho Lý Khải làmThứ sử; gặp lúc nước Lương nhận sự nhường ngôi của Tề, Lý Khải nhân thế giữ Giao Châu làm phản; Trưởng sử là Lý Tắc đánh bình được. Vua Lương cho Lý Tắc làm Thứ sử.

Nước Lương chia Giao Châu, đặt ra Ái Châu.

Nguyễn Nghiễm bàn rằng: Đời Nhị đế, tam vương đạo đức, giáo hóa lan khắp mọi nơi, nước nào muốn được dự, thì thanh giáo đến nơi, nước nào không muốn dự, thì cũng không cưỡng bách. Xuống đến mạt thế, ở trong nước thì trống rỗng, đối với nước ngoài thì tham lam, mình đã không ra gì mà mưu toan thôn tính người khác, chia ra quận huyện, đặt ra thú mục, kể những đồ lấy được như là minh châu, tê giác, ngà voi đều là vật vô ích, chỉ đầy túi cho bọn hoạt lại đấy thôi, nhất đán có việc gì khẩn cấp, vẫn phải sai đến tướng sĩ, dấn thân chạy hàng muôn dặm để cứu đỡ, quân sĩ mỏi mệt, vận lương hao tổn Ngạn ngữ có câu rằng: muốn được rộng đất, thì đất tất phải bỏ hoang. Vậy người làm việc nước chớ nên thích làm việc to lớn mà lầm.

Trên đây nói về nước ta ngoại thuộc nước Ngô, nước Tấn, nước Tống, nước Tề, nước Lương, khởi từ năm Canh Dần, năm thứ 15 niên hiệu Kiến An nhà Hán, cuối là năm Canh Thân, năm thứ 6 niên hiệu Đại Đồng nước Lương cộng 323 năm.

Sách Thông sử bàn rằng: Giao Châu ta đất rộng, ruộng tốt, tục dân nhu thuận và chậm chạp, người Bắc lợi kỳ nước ta giàu, mà may được dân ta yếu, cho nên tự đời Triệu Vũ thôn tính nước ta, các đời sau nhân đó chia ra làm quận huyện. Nếu gầy nghèo như Ngụy, cứng rắn như Tần họ cũng chẳng dòm ngó làm gì. Lại xem sau Sĩ Nhiếp thì Mục, Thú thay đổi luôn luôn, tha hồ vơ vét, bên trong nước thì Ngô, Ngụy tranh nhau, bên ngoài thì Đạt và Mại quen thói bóc lột, giặc cướp của Thục, Tù trưởng đất Quảng không ngày nào không dòm ngó. Quận Nhật Nam, quận Cửu Đức không năm nào không bị binh đao. Dân ta khổ vì tham tàn, sợ việc đánh nhau, không lúc nào quá lắm hơn lúc này. Trong kinh Dịch có cái lý thuyết bĩ và thái tất nhiên. Đất nước Nam ta vua nước Nam ta ở, câu thần ngữ không dối mà đạo giời không sai, người Minh có câu: Trong dải đất non xanh nước biếc, tất có người mặc áo vàng xưng là Trẫm. Trời sinh ra muôn nước, cái gì không phải là trời đặt ra, sao lại giận việc trước làm gì mà không cố gắng để tự cường?.

Bình luận
720
× sticky