Bắt đầu từ năm Giáp Ngọ đến năm Đinh Tỵ cộng 14 năm.
Năm Giáp Ngọ niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh thứ mười hai, Trương Phụ chiêu phủ dân Tân Bình và Thuận Hóa, chia đặt quan thống trị, khám nhân khẩu, lập hộ tịch. Trước kia các quan ở kinh và lộ có người nào theo vua Trùng Quang ở Hóa Châu thì nay đều đem cả gia quyến hoặc đi Lão Qua, hoặc đi Chiêm Thành, từ đây người trong nước đều là tôi đòi của Minh, mà cả nước thuộc về Minh.
Nhà Minh thiết lập Văn Miếu, Xã Tắc, đàn tế thần Phong Vân, Sơn Xuyên, mở nhà học. Bắt mỗi phủ hàng năm phải cống sinh viên để xung vào Quốc Tử Giám. Cầu tìm các người nho, y, âm dương tăng đạo.
Nhà Minh cấm trai gái không được cạo bỏ tóc. Đàn bà, con gái mặc áo ngắn, dài tay, theo lối mặc của Tàu.
Dân khai khẩn ruộng lấy lương, trồng dâu lấy tơ. Về ruộng: mỗi hộ 10 mẫu ( 3 sào gọi là mẫu, thật chỉ có 3 mẫu), mỗi mẫu lấy 5 thăng thóc: mỗi hộ 1 mẫu thu 2 lạng tơ (mỗi 1 cân tơ, dệt được 1 tấm lụa). Khám trường lấy vàng, bạc, khởi dụng phu đi lọc lấy vàng bạc. Lập ra phương pháp nấu muối, đặt công trường để nấu. Lại đốc thúc dân bắt voi trắng, mò lấy trân châu. Thuế thu rất nặng, dân không sao chịu được.
Nhà Minh mở ra nhà trạm thủy Vĩnh An, Vạn Ninh thẳng đến Khâm Châu; nhà trạm mã thẳng đến Hoành Châu.
Nhà Minh duyệt sổ tên thổ quan, 3 hộ dân thì lấy một đi lính, chia ra mà cho thuộc vào các vệ, sở; không phải là vệ, sở mà là nơi xung yếu cũng lập ra đồn trại, lấy dân binh đóng giữ. Nội quan là Mã Kỳ tâu rằng: “Trương Phụ ở Giao Chỉ tuyển người bản thổ tráng dũng làm quân Vi tử thủ”. Vua Minh ngờ, triệu Phụ về, sai Lý Bân sang làm Tổng binh thay để trấn thủ.
Ông Lê Lợi, người Thanh Hóa, khởi binh ở Lam Sơn xưng là Bình Định Vương. Vương khởi gia là Phụ đạo (tên gọi thổ tù), nối đời làm hào trưởng Lam Sơn, trước theo vua Trùng Quang, làm chức Kim ngô Tướng quân, sau Hoàng Phúc chiêu dụ đến cho làm Thổ quan Tuần kiểm; Vương thấy người Minh hà ngược, khẳng khái nói “Trượng phu sinh ở đời phải nên cứu nạn lập công, sao lại chịu khổ làm tôi tớ người ta”. Bèn dựng cời khởi nghĩa, cử cháu là Lê Thạch làm Tướng quốc, truyền hịch đi các nơi kỳ cho diệt được giặc Minh. Minh sai Mã Kỳ đánh, Vương tung phục binh ra đánh, đại phá quân Minh, bắt được quân và khí giới vô kể; vì Vương có tên tướng phản bội, dẫn quân Minh đến tập hậu, Vương phải lui về Lam Sơn, Lý Bân dẫn quân lùng bắt. Vương phục binh ở Mang Vấn bắn tên độc, Lý Bân thua chạy.
Nhà Minh bắt các phủ huyện trồng cây hồ tiêu, đến kỳ hái quả thì sai quân đi hái mà tiến vua, lệnh đốc thúc rất nghiêm cấp, mỗi gốc cây trị giá 5 quan tiền, bách tính rất khổ.
Nhà Minh ban cấp hộ thiếp, 110 hộ là một làng (mỗi năm một người Lý trưởng, 10 người giáp trưởng ứng hậu, rơi vọt đánh đập không kể hết nỗi khổ).
Lê Hành là thổ hào ở Hạ Hồng, Phạm Thiện ở Tân Minh, Nguyễn Trì ở Khoái Châu, Trần Nhuế ở Hoàng Giang, đều khởi binh, các châu huyện nhiễu loạn, duy còn Tam Giang, Tuyên Hưng hơi yên mà thôi. (Có tên Lê Ngã người Thủy Đường, trá xưng là huyền tôn vua Duệ Tôn, từ Lão Qua trở về, Bế Thuấn gả con cho nó mà lập lên, tiếm xưng là Thiên Thượng Hoàng đế, niên hiệu là Vĩnh Thiên, có tên Tri Cơ là gia nô của Trần Thiên Lại đến xem quả có thật, liền bị Lý Bân nhà Minh đánh phá).
Bình Định Vương đại phá quân Minh ở Mang Thôi. Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghỉ, để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói: “Lê Lai đem thân thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đổng, thần kiếm hóa thành dao cùn”. Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương chết rồi, người Minh cũng tin là thật, không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi; Lý Bân, Phương Chính đem 10 vạn quân đến vây, Vương phục binh ở Thi Lang tập kích, Bân và Chính chỉ chạy thoát được thân, bỏ hết đồn lũy, lui về Tây Đô, từ đấy xa gần nghe tin hưởng ứng, quân thế nổi lên lớn lắm.
Bình Định Vương chiếm cứ Ba Lẫm, tham tướng nhà Minh là Trần Trí ước hội với Ai Lao đến đánh, Vương bảo tướng tá rằng: “Thắng hay bại tại tướng, không phải tại số quân ít hay nhiều; quân chúng ở xa đến, ta thư thả ngồi chờ quân của chúng đi vất vả, tất là phải thắng”. Lập tức đương đêm đánh úp quân dinh của Trí, quân Trí hơi lùi, vừa gặp tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát kéo quân đến, Vương thân ra đốc chiến, chém và bắt được rất nhiều. Trước Vương kết hiếu với Ai Lao, từ đây tuyệt giao.
Trần Trí lại đưa quân Ai Lao sang chia làm 4 đạo quân đánh quân của Vương ở cửa Ngọc Gia; Vương bảo chư tướng rằng: “Ta bốn mặt đều có quân địch, binh pháp gọi là tử địa, đánh mau thì còn, không đánh mau thì chết”. Tướng sĩ đều đánh thù tử, đại phá được quân Minh, quân Ai Lao cũng trốn chạy, quân của Vương đến Linh Sơn tuyệt lương, hàng ngày phải ăn rau và măng tre; sai người đến quân Minh xin hòa, Mã Kỳ vì đánh bất lợi mãi, cũng cho hòa.
Năm ấy là năm Quý Mão, Vương sinh được con trưởng là Nguyên Long (sau là vua Thái Tôn). Vua Minh thân đi đánh Mông Cổ, mất ở sông Du Mộc, di mệnh truyền ngôi vua cho Thái tử Cao Xí, cải niên hiệu là Hồng Hi. Thời bấy giờ vua Minh mới lập, quần thần phần nhiều nói đến sự lợi và hại về việc lấy hay bỏ An Nam, vua Minh không quyết định được, mới triệu Phúc về, hỏi việc biên giới. Phúc nói: “Nếu được người giỏi phủ ngự An Nam, thì có thể giữ được vô sự”. Vua Minh cho là phải.
Bình Định Vương đưa quân đi tuần Nghệ An, lấy được phủ Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí và Phương Chính kéo quân đến cứu viện, Vương phục quân và voi ở trong rừng, đánh phá được; Trí chạy về Nghệ An, Vương thừa thế dẫn quân vây thành Nghệ An. Khi bấy giờ người Nghệ An đương khổ về chính sự bạo ngược của người Minh, thấy Vương đến, tranh nhau mang trâu bò và rượu đến rước khao quân, nói rằng không ngờ hôm nay lại trông thấy uy nghi của cố quốc. Gặp khi tướng Minh là Lý An từ thành Đông Quan kéo quân đến cứu viện. Trương Hùng lĩnh 300 thuyền lương thực cũng từ Đông Quan kéo đến. Vương chia các tướng phục binh ở hai bờ sông cửa Chuyết Giang đánh mạnh, quân Minh thua to; Trần Trí chạy về Đông Quan, Lý An cùng với Hùng lại vào thành Nghệ An cố chết giữ. Vương bảo chư tướng rằng: “Binh pháp nói: bỏ chỗ mạnh đánh chổ yếu, tránh nơi thật lực đánh nơi hư, thì ít dùng sức mà công gấp bội. Nay quân Minh cố chết giữ thành Nghệ An, tuyệt hẳn tin tức với Đông Đô đã lâu, Thuận Hóa và Tân Bình thì đường rất xa, không có thể thông tin với nhau được. Nay ta đem đạo quân khác đến đánh, tất là thắng”. Bèn sai Trần Hãn, Lê Nỗ kéo quân đến thẳng Tân Thuận, Lê Ngân, Lê Bôi đem chiến thuyền đi đường biển mà tiếp ứng; quân và dân Tân Thuận hết thảy quy thuận với Vương, tướng Minh là Nhâm Năng đánh không lại, vào thành cố thủ, trong và ngoài cách tuyệt nhau, hiệu lệnh của Minh không thi hành được. Từ Tây Đô đến Tân Thuận đều vào tay Bình Định Vương, chư tướng tôn Vương là Đại Thiên Hành Hóa, sau có bảng dụ việc gì, đều dùng 4 chữ đó.
Vua Minh mất, Thái tử Chiêu Cơ lên nối ngôi, cải niên hiệu là Tuyên Đức, xuống chiếu đại xá, đại lược rằng: “Phương pháp thống trị nhất là yên dân; có lòng thương dân, trước hết phải tha lỗi lầm. Giao Châu thuộc vào nước Tàu đã 20 năm, vẫn giữ lòng bạn nghịch, để phải dùng đến quân. Nhân tình ai chả muốn yên, dùng đến binh cũng không bản chí triều đình; đều bởi người cầm quyền, phủ tuy không phải đường, mới sinh ra nguy biến, đó là bất đắc dĩ, bắt tội thật cũng đáng thương. Nay ra ân khoan tha, phàm các nghịch phạm đã bắt được hay chưa bắt được, đã làm tội hay chưa, thì ngày chiếu thư này đến, vô luận tội lớn hay nhỏ, đều khoan tha hết. Ngoại trừ thuế chính cung quân lương, còn nhất thiết các việc mò châu, đãi vàng, nấu muối, lấy chè đều phải đình bãi, trong nước được giao dịch với nhau, không cấm đoán”. Đông Đô đều hưởng ứng với Vương, hiệu lệnh của Minh không thi hành được nữa.
Vương chia các lộ thuộc Đông Đô làm 4 đạo, đặt ra quan thuộc, và tuần kiểm cửa biển, để bắt quân Minh chực mang thư trốn về Bắc.
Thời bấy giờ thành Đông Quan cùng quẫn quá, Vương muốn nhân lúc chúng khốn đốn bắt hiếp chúng phải hòa kéo quân về Bắc. Vương Thông kế cùng, quân viện tuyệt, cũng phải sai người cầu hòa, mà lại sợ vua Minh bắt tội, xin theo chiếu thư năm Vĩnh Lạc, bảo phải lập con cháu nhà Trần, khuyên Vương tìm lấy con cháu nhà Trần mà lập lên. Gặp lúc bấy giờ có Hồ Ông là con đứa ăn mày, giả xưng là cháu 3 đời Trần Húc tên là Du, Vương muốn nhờ vào đó để hưởng ứng với người Minh, mới lập tên ấy lên, đổi tên là Cao (niên hiệu Thiệu Khánh), từ đấy đưa thư cho người Minh lấy tên Trần Cao làm Thống quốc. Thông cũng mượn cớ đó cho chóng thành hòa nghị. Người trong nước có lũ tên Trần Phong đã nhận quan tước của Minh, sợ hòa nghị mà thành thì tất chết, đưa lời phản gián, viện dẫn việc Trần Hưng Đạo sai đục thuyền để cho người Nguyên chết chìm mà dọa Vương Thông, Thông tin lời đó, lại đào hào, đặt đồn canh, làm kế cố thủ, Vương giận, liền tuyệt giao với Vương Thông, sai chư tướng đánh thành Tam Giang. (Chỉ huy của Minh là Lưu Thanh đầu hàng, quân thổ có kẻ nói lời khinh mạn, Thanh mắng rằng: thằng Mán vô lễ, đấy là Hoàng đế của lũ mày) các thành lần lượt đưa tin xin qui thuận. Vương tiến đóng ở Bồ Đề (bờ bắc sông Nhĩ, có 2 cây bồ đề, nên lấy mà gọi tên đấy ấy), xây tầng lầu ở bờ sông, cao ngang tháp Báo Thiên, để xem động tĩnh của người Minh. Hào kiệt ở các lộ vốn ghét sự hà ngược của người Minh, tranh nhau đến dâng kế sách xin Vương đánh gấp (có Võ Cự Luyện, người Đường An dâng kiểu xe có mui gọi là Phi mã, Vương sai theo mẫu ấy mà chế ra). Thông ở trong thành không biết làm cách nào được, lại sai sứ cầu hòa, mà sai Phương Chính lén đem quân ra tập kích; Vương sai Lê Lễ, Lê Xí đưa quân thiết đột xông ra đánh quân Minh ở My Động (nay là Hoàng Mai); Thông đem hết quân tinh nhuệ ở trong thành ra giáp công, voi của Lễ và Xí sa xuống lầy, bị quân Minh bắt được (Lễ không chịu khuất, bị hại; Xí trốn thoát, đến yết kiến Vương ở Bồ Đề, kêu lên 3 lần sinh hoàn). Vương nói: “Lỗi tại Lễ quen thắng rồi khinh địch, ta đã nhiều lần răn bảo rồi, quả nhiên bị hại”. Lại càng thúc quân vây cửa thành. Thông lại đưa thư cho Vương xin bãi binh mà cầu phong cho Trần Cao, sai sứ sang cống nhà Minh. Vương bằng lòng nghe theo.
Trước kia trận thua ở Tốt Động, Thượng thư Trần Hợp tử trận, việc đến tai vua Minh, đình thần Minh tranh nhau nói: “Từ khi Hoàng Phúc bị triệu về, trung quan Mã Kỳ sang thay, khích thành biến loạn ở Giao Chỉ, xin lại cho Hoàng Phúc sang nhậm chức cũ, thì loạn ở Giao Chỉ tự nhiên yên được, vua Minh nghe lời, sai Liễu Thăng đem quân cứu viện thành Đông Quan, và sai Phúc đi tòng quân, chia làm 2 đạo quân: Liễu Thăng đi ra cửa Pha Lũy (Lạng Sơn) là chính binh, Mộc Thạnh đi ra cửa Lê Hoa (Tuyên Quang) làm quân ứng cứu cho Liễu Thăng, Bình Định Vương nghe tin viện binh của Minh sắp đến, tướng sĩ đều khuyên Vương đánh gấp thành Đông Quan, để tuyệt quân nội ứng. Vương nói: “Đánh thành là hạ sách; không bằng dưỡng lực súc nhuệ để chờ viện binh của chúng, phá tan viện binh, tất chúng phải hàng: thế là nhất cử lưỡng đắc, mới là kế vạn toàn”. Vương bèn đặt quân phòng thủ nghiêm mật, chuẩn bị đối phó với địch; lấy cớ thành Xương Giang là con đường mà người Minh đi hay về tất phải qua, trước hết sai Trần Hãn đánh lấy thành đó, và bắt các đạo Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Tam Đới dọn quang cánh đồng để tránh viện binh của địch. Vương lại bảo chư tướng rằng: “Quân giặc vốn khinh ta dút dát, chúng nghĩ rằng đại quân chúng kéo đến, ta nghe tất sợ, không bàn đến tình hình được hay thua, quân cứu cấp chỉ cần đến mau chóng là hơn. Đi gấp một ngày bằng hai ba ngày, chính là phạm vào binh pháp, trong binh pháp nói: “Đi hàng 500 dặm để xu lợi là thượng tướng què”. Nay ta nhàn rỗi, đợi đối phó với quân chúng đi vất vả, khó nhọc, thì làm gì mà không thắng. Bèn sai Lê Sát, Lê Nhân đem quân mai phục ở ải Chi Lăng đợi quân địch. Bấy giờ Lê Lựu là tướng giữ cửa Pha Lũy bỏ quân ải lui về giữ ở Chi Lăng, Liễu Thăng thừa thắng đuổi theo, đi đến đâu cũng không ai dám kháng cự, càng tỏ ra mặt kiêu ngạo; Vương lại sai người đến quân môn của Thăng xin lập Trần Cao, Thăng nhận thư không thèm mở xem, cứ dẫn quân thẳng tiến. Trần Dong nói với Lý Khánh rằng: “Chí của Thống binh kiêu lắm rồi, quân địch quyệt trá lắm, biết đâu chúng không làm ra thế yếu để dử ta; huống chi trong sắc thư dặn rằng Lê Lợi chỉ chuyên dùng cách mai phục mà thắng, ta không nên khinh địch”, Khánh bảo với Thăng, Thăng không hề để ý, đi thẳng đến chỗ mai phục, Lê Sát tung phục binh ra đánh giáp bốn mặt, chém Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Thôi Tụ nghĩ rằng thành Xương Giang chưa bị phá, thu nhặt dư chúng kéo đến, khi đến nơi biết thành bị hãm rồi, liền đắp lũy ở giữa cánh đồng ruộng để tự vệ, gặp lúc có mưa gió to, người và ngựa chỉ trông nhau không đi được bước nào; Vương sai chư quân đến vây kín, bắt sống được Thôi Tụ, Hoàng Phúc và vài vạn tù binh. Tụ không chịu khuất, Vương truyền giết đi. Còn Phúc vì trước đã nhậm chức Bố chính, hơi được lòng dân, không nỡ gia hại. Phúc nhân xin tương kiến với Vương Thông để điều đình việc giảng hòa bãi binh.
Lúc bấy giờ quân Minh chạy trốn đều bị bắt về tay trẻ mục đồng, hoặc tay người tiều phu, không sót được mống nào.
Tổng binh Vân Nam là Mộc Thạnh giữ nhau với Lê Khả ở cửa Lê Hoa, Vương liệu tính Mộc Thạnh tuổi già từng trải nhiều, tất là ngồi xem Liễu Thăng thành bại thế nào, chưa chịu khinh tiến, bàn mật bảo Lê Khả cứ đặt phục binh mà chờ, chớ có đánh; đến khi quân Thăng bị hại, Vương lấy sắc thư, ấn tín đã bắt được đưa đến cho Thạnh biết, quân Thạnh sợ tan vỡ, Lê Khả thừa thế đại phá Thạnh ở ngòi Lãnh Thủy, Thạnh chỉ chạy được một người một ngựa. Vương đưa Hoàng Phúc đến thành Đông Quan, Thông lo sợ, tập họp tướng sĩ bàn luận rằng: “Thành không thể giữ được, mà đánh không thể thắng, không gì bằng toàn quân trở về Bắc”. Bèn sai Sơn Thọ đưa thư cầu hòa, xin mở cho con đường về nước, Vương ưng cho, tướng sĩ và quốc dân phần nhiều oán giận quân giặc, xin với Vương giết hết đi, duy Nguyễn Trãi ở trong văn phòng của Vương, thấy thư bọc sáp của Thông nói rằng không nên vì một mảnh đất, mà bắt quân lính đi xa xôi vạn dặm, túng xử có lấy được, cũng không thể giữ được; cho nên Trãi chủ hòa nghị. Sau cùng, Vương cũng theo lời ấy, sau giải vây, cùng Vương Thông thề ở phía nam thành, hẹn đến ngày 12 tháng 12 thì ban sư. Vua Minh xuống chiếu bãi quân Nam chinh.
Trước kia Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi làm bức thư đứng tên Trần Cao trần tình cầu phong (1 bản đưa vàio quân môn Liễu Thăng, 1 bản đưa quân môn Mộc Thạnh), thư đó đưa lên vua Minh họp quần thần bàn định. Trương Phụ nói: “Quân sĩ khó nhọc đến vài năm, mới lấy được đất ấy, sao lại nghe lời xin xảo quyệt của Lê Lợi, xin cứ cho quân đi đánh”. Kiển Nghĩa, Hà Nguyên Cát cũng nói: “Không có danh nghĩa gì mà bỏ đất, chỉ để thiên hạ thấy sự suy yếu của mình”. Chỉ có một mình Dương Sĩ Kỳ nói: “Từ năm Vĩnh Lạc đến nay, quân mỏi mệt, dân cùng khốn, không gì bằng theo y lời xin của địch, có thể chuyện họa ra phúc được, vả lại vua Thành Tổ sơ tâm là lập con cháu họ Trần, đó là việc thịnh đức, sao lại bảo là vô danh? Đời Hán bỏ Châu Nhai, tiền sử cho là vinh, sao lại bảo là thị nhược?”. Vua Minh nghe theo lời này. Đến khi Liễu Thăng bị hại, báo tin đến, liền sai La Nhũ Kính mang thư sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Vương, mà triệu Vương Thông về Bắc. Chiếu thư chưa đến nơi, Vương Thông đã thiện tiện cùng Vương làm lễ ở dưới thành. Vương sai bồi thần Lê Cảnh Quang mở tờ biểu cùng gia nô của Thông đưa về Yên Kinh, và giả cả ấn Hổ phù bằng bạc của Liễu Thăng, cùng sách kê số mục quan quân và ngựa đệ đến Yên Kinh.
Vương Thông giải binh quyền về Bắc, quân bộ đi qua sông trước, quân thủy nối theo, quốc dân oán người Minh tàn khốc, xin Vương giết đi, Vương hiểu dụ rằng: “Phục thù báo oán là thường tình của dân chúng, nhưng không muốn giết người là lòng người có nhân; dữ kỳ thỏa lòng căm giận một lúc, để chịu tiếng giết người đã đầu hàng; sao bằng để sống mạng ức vạn người để tắt được nỗi khổ chiến tranh”. liền truyền lệnh cấp cho thuyền, do Phương Chính nhận lĩnh, đường bộ cấp lương ăn, do Hoàng Phúc nhận lĩnh, đều đến dinh Bồ Đề bái biệt, lũ Phương Chính xấu hổ và cảm động đến chảy nước mắt. Vương Thông về Bắc, tính số tổn thương, còn sống trở về có 2 phần 10. Vua Minh hỏi tội Vương Thông bỏ đất mà ban sư, rồi giam vào nhà ngục Cẩm Y, tha khỏi chết, xóa bỏ tên trong quan tịch, và gửi tờ dụ sang nước ta, về việc triều cống nhất thiết phải theo lệ cũ năm Hồng Vũ.
Bắt đầu từ năm Giáp Ngọ đến năm Đinh Tỵ cộng 14 năm.
Năm Giáp Ngọ niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh thứ mười hai, Trương Phụ chiêu phủ dân Tân Bình và Thuận Hóa, chia đặt quan thống trị, khám nhân khẩu, lập hộ tịch. Trước kia các quan ở kinh và lộ có người nào theo vua Trùng Quang ở Hóa Châu thì nay đều đem cả gia quyến hoặc đi Lão Qua, hoặc đi Chiêm Thành, từ đây người trong nước đều là tôi đòi của Minh, mà cả nước thuộc về Minh.
Nhà Minh thiết lập Văn Miếu, Xã Tắc, đàn tế thần Phong Vân, Sơn Xuyên, mở nhà học. Bắt mỗi phủ hàng năm phải cống sinh viên để xung vào Quốc Tử Giám. Cầu tìm các người nho, y, âm dương tăng đạo.
Nhà Minh cấm trai gái không được cạo bỏ tóc. Đàn bà, con gái mặc áo ngắn, dài tay, theo lối mặc của Tàu.
Dân khai khẩn ruộng lấy lương, trồng dâu lấy tơ. Về ruộng: mỗi hộ 10 mẫu ( 3 sào gọi là mẫu, thật chỉ có 3 mẫu), mỗi mẫu lấy 5 thăng thóc: mỗi hộ 1 mẫu thu 2 lạng tơ (mỗi 1 cân tơ, dệt được 1 tấm lụa). Khám trường lấy vàng, bạc, khởi dụng phu đi lọc lấy vàng bạc. Lập ra phương pháp nấu muối, đặt công trường để nấu. Lại đốc thúc dân bắt voi trắng, mò lấy trân châu. Thuế thu rất nặng, dân không sao chịu được.
Nhà Minh mở ra nhà trạm thủy Vĩnh An, Vạn Ninh thẳng đến Khâm Châu; nhà trạm mã thẳng đến Hoành Châu.
Nhà Minh duyệt sổ tên thổ quan, 3 hộ dân thì lấy một đi lính, chia ra mà cho thuộc vào các vệ, sở; không phải là vệ, sở mà là nơi xung yếu cũng lập ra đồn trại, lấy dân binh đóng giữ. Nội quan là Mã Kỳ tâu rằng: “Trương Phụ ở Giao Chỉ tuyển người bản thổ tráng dũng làm quân Vi tử thủ”. Vua Minh ngờ, triệu Phụ về, sai Lý Bân sang làm Tổng binh thay để trấn thủ.
Ông Lê Lợi, người Thanh Hóa, khởi binh ở Lam Sơn xưng là Bình Định Vương. Vương khởi gia là Phụ đạo (tên gọi thổ tù), nối đời làm hào trưởng Lam Sơn, trước theo vua Trùng Quang, làm chức Kim ngô Tướng quân, sau Hoàng Phúc chiêu dụ đến cho làm Thổ quan Tuần kiểm; Vương thấy người Minh hà ngược, khẳng khái nói “Trượng phu sinh ở đời phải nên cứu nạn lập công, sao lại chịu khổ làm tôi tớ người ta”. Bèn dựng cời khởi nghĩa, cử cháu là Lê Thạch làm Tướng quốc, truyền hịch đi các nơi kỳ cho diệt được giặc Minh. Minh sai Mã Kỳ đánh, Vương tung phục binh ra đánh, đại phá quân Minh, bắt được quân và khí giới vô kể; vì Vương có tên tướng phản bội, dẫn quân Minh đến tập hậu, Vương phải lui về Lam Sơn, Lý Bân dẫn quân lùng bắt. Vương phục binh ở Mang Vấn bắn tên độc, Lý Bân thua chạy.
Nhà Minh bắt các phủ huyện trồng cây hồ tiêu, đến kỳ hái quả thì sai quân đi hái mà tiến vua, lệnh đốc thúc rất nghiêm cấp, mỗi gốc cây trị giá 5 quan tiền, bách tính rất khổ.
Nhà Minh ban cấp hộ thiếp, 110 hộ là một làng (mỗi năm một người Lý trưởng, 10 người giáp trưởng ứng hậu, rơi vọt đánh đập không kể hết nỗi khổ).
Lê Hành là thổ hào ở Hạ Hồng, Phạm Thiện ở Tân Minh, Nguyễn Trì ở Khoái Châu, Trần Nhuế ở Hoàng Giang, đều khởi binh, các châu huyện nhiễu loạn, duy còn Tam Giang, Tuyên Hưng hơi yên mà thôi. (Có tên Lê Ngã người Thủy Đường, trá xưng là huyền tôn vua Duệ Tôn, từ Lão Qua trở về, Bế Thuấn gả con cho nó mà lập lên, tiếm xưng là Thiên Thượng Hoàng đế, niên hiệu là Vĩnh Thiên, có tên Tri Cơ là gia nô của Trần Thiên Lại đến xem quả có thật, liền bị Lý Bân nhà Minh đánh phá).
Bình Định Vương đại phá quân Minh ở Mang Thôi. Trước Vương khởi binh ở Lam Sơn, thế quân kém và ít, người Minh lùng bắt mãi, bèn mưu cùng tướng tá rằng ai có thể đem thân ra thay ta, để cho ta đi ẩn nấp, giấu tông tích mà cho quân nghỉ, để mưu đồ cử binh lần sau. Lê Lai xin đem thân nhận lấy việc ấy, Vương lạy khấn trời nói: “Lê Lai đem thân thay chúa, nếu sau này không nhớ đến công, nguyện cung điện hóa thành rừng núi, bảo ấn hóa thành đổng, thần kiếm hóa thành dao cùn”. Lê Lai liền tự xưng là Bình Định Vương, khiêu chiến với quân Minh rồi chết. Đâu cũng truyền đi là Bình Định Vương chết rồi, người Minh cũng tin là thật, không lưu ý. Đến lúc này Vương rời đồn đến Mang Thôi; Lý Bân, Phương Chính đem 10 vạn quân đến vây, Vương phục binh ở Thi Lang tập kích, Bân và Chính chỉ chạy thoát được thân, bỏ hết đồn lũy, lui về Tây Đô, từ đấy xa gần nghe tin hưởng ứng, quân thế nổi lên lớn lắm.
Bình Định Vương chiếm cứ Ba Lẫm, tham tướng nhà Minh là Trần Trí ước hội với Ai Lao đến đánh, Vương bảo tướng tá rằng: “Thắng hay bại tại tướng, không phải tại số quân ít hay nhiều; quân chúng ở xa đến, ta thư thả ngồi chờ quân của chúng đi vất vả, tất là phải thắng”. Lập tức đương đêm đánh úp quân dinh của Trí, quân Trí hơi lùi, vừa gặp tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát kéo quân đến, Vương thân ra đốc chiến, chém và bắt được rất nhiều. Trước Vương kết hiếu với Ai Lao, từ đây tuyệt giao.
Trần Trí lại đưa quân Ai Lao sang chia làm 4 đạo quân đánh quân của Vương ở cửa Ngọc Gia; Vương bảo chư tướng rằng: “Ta bốn mặt đều có quân địch, binh pháp gọi là tử địa, đánh mau thì còn, không đánh mau thì chết”. Tướng sĩ đều đánh thù tử, đại phá được quân Minh, quân Ai Lao cũng trốn chạy, quân của Vương đến Linh Sơn tuyệt lương, hàng ngày phải ăn rau và măng tre; sai người đến quân Minh xin hòa, Mã Kỳ vì đánh bất lợi mãi, cũng cho hòa.
Năm ấy là năm Quý Mão, Vương sinh được con trưởng là Nguyên Long (sau là vua Thái Tôn). Vua Minh thân đi đánh Mông Cổ, mất ở sông Du Mộc, di mệnh truyền ngôi vua cho Thái tử Cao Xí, cải niên hiệu là Hồng Hi. Thời bấy giờ vua Minh mới lập, quần thần phần nhiều nói đến sự lợi và hại về việc lấy hay bỏ An Nam, vua Minh không quyết định được, mới triệu Phúc về, hỏi việc biên giới. Phúc nói: “Nếu được người giỏi phủ ngự An Nam, thì có thể giữ được vô sự”. Vua Minh cho là phải.
Bình Định Vương đưa quân đi tuần Nghệ An, lấy được phủ Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí và Phương Chính kéo quân đến cứu viện, Vương phục quân và voi ở trong rừng, đánh phá được; Trí chạy về Nghệ An, Vương thừa thế dẫn quân vây thành Nghệ An. Khi bấy giờ người Nghệ An đương khổ về chính sự bạo ngược của người Minh, thấy Vương đến, tranh nhau mang trâu bò và rượu đến rước khao quân, nói rằng không ngờ hôm nay lại trông thấy uy nghi của cố quốc. Gặp khi tướng Minh là Lý An từ thành Đông Quan kéo quân đến cứu viện. Trương Hùng lĩnh 300 thuyền lương thực cũng từ Đông Quan kéo đến. Vương chia các tướng phục binh ở hai bờ sông cửa Chuyết Giang đánh mạnh, quân Minh thua to; Trần Trí chạy về Đông Quan, Lý An cùng với Hùng lại vào thành Nghệ An cố chết giữ. Vương bảo chư tướng rằng: “Binh pháp nói: bỏ chỗ mạnh đánh chổ yếu, tránh nơi thật lực đánh nơi hư, thì ít dùng sức mà công gấp bội. Nay quân Minh cố chết giữ thành Nghệ An, tuyệt hẳn tin tức với Đông Đô đã lâu, Thuận Hóa và Tân Bình thì đường rất xa, không có thể thông tin với nhau được. Nay ta đem đạo quân khác đến đánh, tất là thắng”. Bèn sai Trần Hãn, Lê Nỗ kéo quân đến thẳng Tân Thuận, Lê Ngân, Lê Bôi đem chiến thuyền đi đường biển mà tiếp ứng; quân và dân Tân Thuận hết thảy quy thuận với Vương, tướng Minh là Nhâm Năng đánh không lại, vào thành cố thủ, trong và ngoài cách tuyệt nhau, hiệu lệnh của Minh không thi hành được. Từ Tây Đô đến Tân Thuận đều vào tay Bình Định Vương, chư tướng tôn Vương là Đại Thiên Hành Hóa, sau có bảng dụ việc gì, đều dùng 4 chữ đó.
Vua Minh mất, Thái tử Chiêu Cơ lên nối ngôi, cải niên hiệu là Tuyên Đức, xuống chiếu đại xá, đại lược rằng: “Phương pháp thống trị nhất là yên dân; có lòng thương dân, trước hết phải tha lỗi lầm. Giao Châu thuộc vào nước Tàu đã 20 năm, vẫn giữ lòng bạn nghịch, để phải dùng đến quân. Nhân tình ai chả muốn yên, dùng đến binh cũng không bản chí triều đình; đều bởi người cầm quyền, phủ tuy không phải đường, mới sinh ra nguy biến, đó là bất đắc dĩ, bắt tội thật cũng đáng thương. Nay ra ân khoan tha, phàm các nghịch phạm đã bắt được hay chưa bắt được, đã làm tội hay chưa, thì ngày chiếu thư này đến, vô luận tội lớn hay nhỏ, đều khoan tha hết. Ngoại trừ thuế chính cung quân lương, còn nhất thiết các việc mò châu, đãi vàng, nấu muối, lấy chè đều phải đình bãi, trong nước được giao dịch với nhau, không cấm đoán”. Đông Đô đều hưởng ứng với Vương, hiệu lệnh của Minh không thi hành được nữa.
Vương chia các lộ thuộc Đông Đô làm 4 đạo, đặt ra quan thuộc, và tuần kiểm cửa biển, để bắt quân Minh chực mang thư trốn về Bắc.
Thời bấy giờ thành Đông Quan cùng quẫn quá, Vương muốn nhân lúc chúng khốn đốn bắt hiếp chúng phải hòa kéo quân về Bắc. Vương Thông kế cùng, quân viện tuyệt, cũng phải sai người cầu hòa, mà lại sợ vua Minh bắt tội, xin theo chiếu thư năm Vĩnh Lạc, bảo phải lập con cháu nhà Trần, khuyên Vương tìm lấy con cháu nhà Trần mà lập lên. Gặp lúc bấy giờ có Hồ Ông là con đứa ăn mày, giả xưng là cháu 3 đời Trần Húc tên là Du, Vương muốn nhờ vào đó để hưởng ứng với người Minh, mới lập tên ấy lên, đổi tên là Cao (niên hiệu Thiệu Khánh), từ đấy đưa thư cho người Minh lấy tên Trần Cao làm Thống quốc. Thông cũng mượn cớ đó cho chóng thành hòa nghị. Người trong nước có lũ tên Trần Phong đã nhận quan tước của Minh, sợ hòa nghị mà thành thì tất chết, đưa lời phản gián, viện dẫn việc Trần Hưng Đạo sai đục thuyền để cho người Nguyên chết chìm mà dọa Vương Thông, Thông tin lời đó, lại đào hào, đặt đồn canh, làm kế cố thủ, Vương giận, liền tuyệt giao với Vương Thông, sai chư tướng đánh thành Tam Giang. (Chỉ huy của Minh là Lưu Thanh đầu hàng, quân thổ có kẻ nói lời khinh mạn, Thanh mắng rằng: thằng Mán vô lễ, đấy là Hoàng đế của lũ mày) các thành lần lượt đưa tin xin qui thuận. Vương tiến đóng ở Bồ Đề (bờ bắc sông Nhĩ, có 2 cây bồ đề, nên lấy mà gọi tên đấy ấy), xây tầng lầu ở bờ sông, cao ngang tháp Báo Thiên, để xem động tĩnh của người Minh. Hào kiệt ở các lộ vốn ghét sự hà ngược của người Minh, tranh nhau đến dâng kế sách xin Vương đánh gấp (có Võ Cự Luyện, người Đường An dâng kiểu xe có mui gọi là Phi mã, Vương sai theo mẫu ấy mà chế ra). Thông ở trong thành không biết làm cách nào được, lại sai sứ cầu hòa, mà sai Phương Chính lén đem quân ra tập kích; Vương sai Lê Lễ, Lê Xí đưa quân thiết đột xông ra đánh quân Minh ở My Động (nay là Hoàng Mai); Thông đem hết quân tinh nhuệ ở trong thành ra giáp công, voi của Lễ và Xí sa xuống lầy, bị quân Minh bắt được (Lễ không chịu khuất, bị hại; Xí trốn thoát, đến yết kiến Vương ở Bồ Đề, kêu lên 3 lần sinh hoàn). Vương nói: “Lỗi tại Lễ quen thắng rồi khinh địch, ta đã nhiều lần răn bảo rồi, quả nhiên bị hại”. Lại càng thúc quân vây cửa thành. Thông lại đưa thư cho Vương xin bãi binh mà cầu phong cho Trần Cao, sai sứ sang cống nhà Minh. Vương bằng lòng nghe theo.
Trước kia trận thua ở Tốt Động, Thượng thư Trần Hợp tử trận, việc đến tai vua Minh, đình thần Minh tranh nhau nói: “Từ khi Hoàng Phúc bị triệu về, trung quan Mã Kỳ sang thay, khích thành biến loạn ở Giao Chỉ, xin lại cho Hoàng Phúc sang nhậm chức cũ, thì loạn ở Giao Chỉ tự nhiên yên được, vua Minh nghe lời, sai Liễu Thăng đem quân cứu viện thành Đông Quan, và sai Phúc đi tòng quân, chia làm 2 đạo quân: Liễu Thăng đi ra cửa Pha Lũy (Lạng Sơn) là chính binh, Mộc Thạnh đi ra cửa Lê Hoa (Tuyên Quang) làm quân ứng cứu cho Liễu Thăng, Bình Định Vương nghe tin viện binh của Minh sắp đến, tướng sĩ đều khuyên Vương đánh gấp thành Đông Quan, để tuyệt quân nội ứng. Vương nói: “Đánh thành là hạ sách; không bằng dưỡng lực súc nhuệ để chờ viện binh của chúng, phá tan viện binh, tất chúng phải hàng: thế là nhất cử lưỡng đắc, mới là kế vạn toàn”. Vương bèn đặt quân phòng thủ nghiêm mật, chuẩn bị đối phó với địch; lấy cớ thành Xương Giang là con đường mà người Minh đi hay về tất phải qua, trước hết sai Trần Hãn đánh lấy thành đó, và bắt các đạo Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Tam Đới dọn quang cánh đồng để tránh viện binh của địch. Vương lại bảo chư tướng rằng: “Quân giặc vốn khinh ta dút dát, chúng nghĩ rằng đại quân chúng kéo đến, ta nghe tất sợ, không bàn đến tình hình được hay thua, quân cứu cấp chỉ cần đến mau chóng là hơn. Đi gấp một ngày bằng hai ba ngày, chính là phạm vào binh pháp, trong binh pháp nói: “Đi hàng 500 dặm để xu lợi là thượng tướng què”. Nay ta nhàn rỗi, đợi đối phó với quân chúng đi vất vả, khó nhọc, thì làm gì mà không thắng. Bèn sai Lê Sát, Lê Nhân đem quân mai phục ở ải Chi Lăng đợi quân địch. Bấy giờ Lê Lựu là tướng giữ cửa Pha Lũy bỏ quân ải lui về giữ ở Chi Lăng, Liễu Thăng thừa thắng đuổi theo, đi đến đâu cũng không ai dám kháng cự, càng tỏ ra mặt kiêu ngạo; Vương lại sai người đến quân môn của Thăng xin lập Trần Cao, Thăng nhận thư không thèm mở xem, cứ dẫn quân thẳng tiến. Trần Dong nói với Lý Khánh rằng: “Chí của Thống binh kiêu lắm rồi, quân địch quyệt trá lắm, biết đâu chúng không làm ra thế yếu để dử ta; huống chi trong sắc thư dặn rằng Lê Lợi chỉ chuyên dùng cách mai phục mà thắng, ta không nên khinh địch”, Khánh bảo với Thăng, Thăng không hề để ý, đi thẳng đến chỗ mai phục, Lê Sát tung phục binh ra đánh giáp bốn mặt, chém Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Thôi Tụ nghĩ rằng thành Xương Giang chưa bị phá, thu nhặt dư chúng kéo đến, khi đến nơi biết thành bị hãm rồi, liền đắp lũy ở giữa cánh đồng ruộng để tự vệ, gặp lúc có mưa gió to, người và ngựa chỉ trông nhau không đi được bước nào; Vương sai chư quân đến vây kín, bắt sống được Thôi Tụ, Hoàng Phúc và vài vạn tù binh. Tụ không chịu khuất, Vương truyền giết đi. Còn Phúc vì trước đã nhậm chức Bố chính, hơi được lòng dân, không nỡ gia hại. Phúc nhân xin tương kiến với Vương Thông để điều đình việc giảng hòa bãi binh.
Lúc bấy giờ quân Minh chạy trốn đều bị bắt về tay trẻ mục đồng, hoặc tay người tiều phu, không sót được mống nào.
Tổng binh Vân Nam là Mộc Thạnh giữ nhau với Lê Khả ở cửa Lê Hoa, Vương liệu tính Mộc Thạnh tuổi già từng trải nhiều, tất là ngồi xem Liễu Thăng thành bại thế nào, chưa chịu khinh tiến, bàn mật bảo Lê Khả cứ đặt phục binh mà chờ, chớ có đánh; đến khi quân Thăng bị hại, Vương lấy sắc thư, ấn tín đã bắt được đưa đến cho Thạnh biết, quân Thạnh sợ tan vỡ, Lê Khả thừa thế đại phá Thạnh ở ngòi Lãnh Thủy, Thạnh chỉ chạy được một người một ngựa. Vương đưa Hoàng Phúc đến thành Đông Quan, Thông lo sợ, tập họp tướng sĩ bàn luận rằng: “Thành không thể giữ được, mà đánh không thể thắng, không gì bằng toàn quân trở về Bắc”. Bèn sai Sơn Thọ đưa thư cầu hòa, xin mở cho con đường về nước, Vương ưng cho, tướng sĩ và quốc dân phần nhiều oán giận quân giặc, xin với Vương giết hết đi, duy Nguyễn Trãi ở trong văn phòng của Vương, thấy thư bọc sáp của Thông nói rằng không nên vì một mảnh đất, mà bắt quân lính đi xa xôi vạn dặm, túng xử có lấy được, cũng không thể giữ được; cho nên Trãi chủ hòa nghị. Sau cùng, Vương cũng theo lời ấy, sau giải vây, cùng Vương Thông thề ở phía nam thành, hẹn đến ngày 12 tháng 12 thì ban sư. Vua Minh xuống chiếu bãi quân Nam chinh.
Trước kia Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi làm bức thư đứng tên Trần Cao trần tình cầu phong (1 bản đưa vàio quân môn Liễu Thăng, 1 bản đưa quân môn Mộc Thạnh), thư đó đưa lên vua Minh họp quần thần bàn định. Trương Phụ nói: “Quân sĩ khó nhọc đến vài năm, mới lấy được đất ấy, sao lại nghe lời xin xảo quyệt của Lê Lợi, xin cứ cho quân đi đánh”. Kiển Nghĩa, Hà Nguyên Cát cũng nói: “Không có danh nghĩa gì mà bỏ đất, chỉ để thiên hạ thấy sự suy yếu của mình”. Chỉ có một mình Dương Sĩ Kỳ nói: “Từ năm Vĩnh Lạc đến nay, quân mỏi mệt, dân cùng khốn, không gì bằng theo y lời xin của địch, có thể chuyện họa ra phúc được, vả lại vua Thành Tổ sơ tâm là lập con cháu họ Trần, đó là việc thịnh đức, sao lại bảo là vô danh? Đời Hán bỏ Châu Nhai, tiền sử cho là vinh, sao lại bảo là thị nhược?”. Vua Minh nghe theo lời này. Đến khi Liễu Thăng bị hại, báo tin đến, liền sai La Nhũ Kính mang thư sang phong cho Trần Cảo làm An Nam Vương, mà triệu Vương Thông về Bắc. Chiếu thư chưa đến nơi, Vương Thông đã thiện tiện cùng Vương làm lễ ở dưới thành. Vương sai bồi thần Lê Cảnh Quang mở tờ biểu cùng gia nô của Thông đưa về Yên Kinh, và giả cả ấn Hổ phù bằng bạc của Liễu Thăng, cùng sách kê số mục quan quân và ngựa đệ đến Yên Kinh.
Vương Thông giải binh quyền về Bắc, quân bộ đi qua sông trước, quân thủy nối theo, quốc dân oán người Minh tàn khốc, xin Vương giết đi, Vương hiểu dụ rằng: “Phục thù báo oán là thường tình của dân chúng, nhưng không muốn giết người là lòng người có nhân; dữ kỳ thỏa lòng căm giận một lúc, để chịu tiếng giết người đã đầu hàng; sao bằng để sống mạng ức vạn người để tắt được nỗi khổ chiến tranh”. liền truyền lệnh cấp cho thuyền, do Phương Chính nhận lĩnh, đường bộ cấp lương ăn, do Hoàng Phúc nhận lĩnh, đều đến dinh Bồ Đề bái biệt, lũ Phương Chính xấu hổ và cảm động đến chảy nước mắt. Vương Thông về Bắc, tính số tổn thương, còn sống trở về có 2 phần 10. Vua Minh hỏi tội Vương Thông bỏ đất mà ban sư, rồi giam vào nhà ngục Cẩm Y, tha khỏi chết, xóa bỏ tên trong quan tịch, và gửi tờ dụ sang nước ta, về việc triều cống nhất thiết phải theo lệ cũ năm Hồng Vũ.