Hán đã diệt Triệu rồi, thì nước Nam ta thuộc về nhà Hán.
Khi vua Võ Đế, Thạch Đới làm Thứ sử Giao Chỉ, đời vua Chiêu Đế, Chúc Lương làm Thái thú Giao Chỉ, đóng ở Long Biên, về đời Đông Hán, đóng ở Mi Linh (1).
Khi Vương Mãng cướp ngôi, quan mục Giao Chỉ là đặng nhượng cùng với các quận ai nấy đều đóng giữ bờ cõi của mình giữ cho Giao Chỉ và các quận đều yên ổn.Đến khi Quang Vũ khởi binh, tướng Sầm Bành(vốn quen thân với Đặng Nhượng) nói rõ cho Đặng Nhượng biết oai đức của Hán, bấy giờ Đặng Nhượng mới dẫn cả lũ Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang vào cống hiến nhà Hán, Hán phong cho tất cả làm Liệt hầu. Tích Quang là người Hán Trung, khi ở Châu dạy cho dân biết lễ nghĩa. Lại có Nhâm Diên, là người Uyển, làm Thái thú Cửu Chân, dân quận Cửu có nghề đánh cá và đi săn, không biết việc cày cấy, Nhâm Diên sai đúc ra cái cày, cái bừa làm điền khí, dạy dân khai khẩn ruộng đất, dân sự no đủ. Nhâm Diên lại thấy dân không biết lễ phép giá thú, bèn dạy cho biết trai gái tuổi ngang nhau thì kết làm vợ chồng, người nào nghèo không có tiền làm lễ cưới, ông lấy tiền lương bổng giúp cho, thời bấy giờ một lúc có đến 2000 người lấy nhau, khi sinh đẻ con, mới biết họ và nòi giống, bảo nhau rằng: “Ta có đứa con này là nhờ ở Nhâm quân đây”. Nhiều người còn lấy tên ông đặt tên cho con mình. Nhâm Diên làm quan 4 năm, được triệu về nước, người quận Cửu Chân lập sinh từ thờ cúng ông.
Lĩnh Nam ta có phong tục văn minh là tự hai quan Thái Thú kể trên đây. Đến Tô Định thì tham bạo, bà Trưng Trắc ở Phong Châu khởi binh đánh đuổi Tô Định.
Trên này nước ta thuôc về Tây Hán, từ năm Tân Mùi niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất, đến năm Kỷ Hợi niên hiệu Kiến Vũ thứ 15 cộng 149 năm.
Sử thần bàn rằng: Nước ta ở xa xôi giáp biển Nam, văn hoá của Chu, Hán thấm nhuần hơi chậm, được có Tích Quang dạy cho biết lễ nghĩa, Nhâm Diên dạy cho biết luân lý vợ chồng, giáo hoá đời bấy giờ thành ra văn hoá muôn đời, làm cho nước ta thành một nước văn hiến, được Bắc triều trọng và các nước kính nể, xét cùng nguyên nhân thì công hai ông to lắm vậy.
TRƯNG NỮ VƯƠNG
Họ Trưng, tên là Trắc, là con Lạc tướng ở huyện Mê Linh(2), Phong Châu(3), là vợ Thi Sách người huyện Chu Diên(4), khởi binh hai năm, đóng ở Mê Linh.
Vương là người con gái, hô một tiếng mà đuổi được Thái thú nước Tàu, như đuổi đứa nô bộc, lấy lại được đất Ngũ Linh, kiến quốc tự xưng làm Vua, cũng là bậc hào kiệt trong hàng nữ lưu. Nhưng mà tài đàn bà yếu ớt đang lúc vận nước còn bĩ, không làm trọn được công nghiệp.
Trưng Trắc khởi binh đánh Thái thú Tô Định đuổi về Tàu. Xưa kia chồng bà Trắc bị Tô Định giết chết. Bà Trắc căm thù Tô Định, lại khổ vì nỗi Tô Định lấy pháp luật ràng buộc dân, bà bèn cùng em gái là bà Nhị khởi binh đánh, vây hãm châu lỵ, Tô Định phải chạy về Hán. Bà Trắc rất hùng dũng, đi đến đâu như gió lướt đến đấy, dân quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, những mán mường đều hưởng ứng theo bà, bình định được hơn 50 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm Vua.
Khi bà Trắc ra quân, chưa hết tang chồng, Bà ăn mặc quần áo đẹp, các tướng hỏi Bà, Bà trả lời rằng: “Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ làm dong nhan xấu xí, thì tự làm giảm nhuệ khí, nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân hùng tráng; vả lại lũ kia thấy thế, tâm động, nhụt bớt chí khí tranh đấu, thì ta có dễ phần thắng”. Mọi người tạ rằng không nghĩ kịp. Nhà Hán thấy bà Trưng công hãm được thành ấp, bèn sai quận Tràng Sa, Hợp Phố sắp đủ xe thuyền, sửa chữa cầu, đường, khơi đầm khe, chứa sẵn lương thực, cho Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân, Lưu Long làm Phó tướng, đưa quân sang đánh. Mã Viện theo bờ biển mà tiến quân, trèo núi, chặt cây, đi hơn nghìn dặm đến hồ Lãng Bạc(5), đánh nhau với Trưng Vương. Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cấm Khê(6). Quân lính cũng nghĩ Vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy. Mã Viện đuổi theo đến huyện Nghinh Phong, quân Bà Trưng phải tan rã. Đất Lĩnh Nam bình định xong, bèn lập cột đồng ở Lĩnh Nam để làm cương giới nhà Hán. Mã Viện đặt lại chế độ cũ để ràng buộc dân chúng. Sau đó Việt Lạc chỉ phụng hành việc cũ của Mã Tướng quân, nước Việt ta lại thuộc về nhà Hán. Người đời sau thương mến Trưng Vương lập đền thờ hai Bà, ở bờ sông Hát Giang, huyện Phúc Lộc(7).
Xét quân Hai Bà Trưng bị thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu. Trong đền thờ hai Bà Trưng, phàm những đồ thờ tự đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương ấy không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, ai có mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ, vì giống như máu.
Trên đây Trưng Vương khởi tự năm Canh Tý năm thứ 16 niên hiệu Kiến Vũ, cộng ba năm.
Sử thần bàn rằng: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là đất nước Thục, không giữ được mà bị mất về họ Triệu, Nam Hải, Xương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố là đất của họ Triệu, không giữ được mà bị nhà Hán thôn tính. Bà Trưng là một người đàn bà góa ở Giao Chỉ, không có một thước đất, một người dân, chỉ vị báo thù chồng mà khởi binh đánh một trận, cả 6 quận đều theo, định được 56 thành dễ như lấy đồ vật trong túi, làm cho bọn quan lại, Thú, Úy cai trị trong thời gian 150 năm, phải bó tay không dám làm gì Than ôi! Cái khí anh linh của trời đất, không chung đúc vào người con trai, mà lại dung đúc vào người con gái, nếu có phải lòng trời tựa Lạc Việt, thì có thể lấy cả được Kinh, Dương, đâu lại chỉ có đất Ngũ Lĩnh mà thôi.
Nguyễn Nghiễm bàn rằng: Từ khi Cù Thị gây ra tai nạn, quân Hán kéo sang, bảy quận Lĩnh Nam đều về tay người Hán. Sau đó những người có trách nhiệm chăn dắt dân, ngoài hai ông Nhâm Diên, Tích Quang ra, còn lũ Thạch Đới và Chúc Lương tuyệt không có chính sự gì, mà còn tham lam, hà khắc, dân không chịu nổi. Như lũ Tô Định có thể nào dung cho chúng làm càn một ngày nào được nữa. Bà Trưng Vương nổi giận, khích lệ đồng bào, nghĩa binh đi đến đâu, gần xa đều hưởng ứng, 50 thành Ngũ Linh đều khôi phục được hết, dân sự đang khổ sở đắng cay, lại được trông thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng hơn người nhiều lắm, tuy rằng một đám quân mới tập hợp, mới nhóm lên đã tan vỡ, nhưng cũng hả được lòng phẫn uất của thần, nhân. Lại còn điều đáng cảm động là: cơ nghiệp phú cường của họ Triệu, bị cướp đoạt vì tay một con đàn bà ở Hàm Đan, thời đại luân một của đất nước gần thu phục được, do một vị nữ chúa ở Mê Linh; mà bọn tu mi đời bấy giờ cam chịu cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người, chả đáng hổ thẹn lắm sao?.
Sách thông luận bàn rằng: Không gì khó thu phục được là nhân tâm, không gì khó nắm giữ được là quốc thế: lại càng khó nữa là một người đàn bà mà tập hợp được cả nhân dân trai tráng làm đồng chí. Nước ta bị ngoại thuộc đã lâu, phục tòng pháp chế cho là quen, bị bọn tướng lại thống trị cho là việc thường ngày, huống chi đương lúc nhà Hán trung hưng, thu thập được nhiều tay trí dũng, ai dám chống cùng oai hổ. Trưng Vương là đàn bà góa, búi tóc đứng lên, những con trai trong nước đều cúi đầu chịu Bà chỉ huy, các quan to ở năm mươi thành cũng đều nín hơi, không dám kháng cự. Lưu Văn Thúc là người diệt được quân hùng, chống nổi lại địch, mà khi tập binh khiển tướng, còn phải ăn trưa ngủ muộn lo nghĩ cơ mưu. Mã Phục Ba làm cỏ nước Tiên Linh, phá tan đất Tham Lang, mà khi đóng quân ở Lãng Bạc, cũng phải lo xa nghĩ kỹ, náu hình ở bên hồ sâu. Tiếng tăm hùng dũng của Bà chấn động cả Trung Hoa, cơ nghiệp mở mang của Bà dọc ngang trong trời đất, thật là anh hùng.
Trong sách Bắc sử về đời Hán, Đường, cũng có vua đàn bà, như họ Lã, họ Vũ, nhưng đều là nhờ thế đã làm mẫu hậu rồi, mà nắm lấy quyền nhân chủ, thì dễ dàng lung lạc được trong nước, múa may với đàn trẻ. Đến như Bà Trưng là một đàn bà bình thường mà khởi lên được thì khó lắm. Xem trong Nam sử khi ngoại thuộc Lương và Trần, có ông Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, sẵn là cường hào, hay là gia thế, lòng người đã sẵn qui phục, thế nước đã có hơi xu hướng mà khởi lên còn có phần dễ; đến như Bà Trưng là con gái thì lại khó lắm. Tuy thế cũng chưa lấy gì làm kỳ cho lắm. Vợ trả thù cho chồng, em giúp việc cho chị, một là tiết phụ, một là nghĩa nữ, vào cả một nhà, thế mới là kỳ. Ông vua bị mất nước, hoặc là bị bắt, hoặc là đầu hàng; con gái ở cảnh nhà tan, hoặc phải bỏ đi, hoặc bị tủi nhục. Bà chị mất nước, bà em cũng tuẫn tiết theo chị, không chịu đầu hàng cũng không chịu để bắt, người chồng ở dưới đất được nhắm mắt, kẻ gian tà trông thấy thế phải cúi đầu. Vua tôi Văn Thúc (tướng Hán) không làm gì nổi. Chết rồi mà tiếng thơm vẫn còn. Thế mới càng kỳ nữa. Than ôi! Hồng nhan trẻ đẹp xưa nay chôn vùi biết đã bao người. Nhưng từ Nữ Oa có việc động trời đến giờ, chỉ có hai chị em Bà Trưng nữa đấy thôi. Còn Bà Triệu thì chưa đáng kể.
_______________
1) Nay thuộc Mê Linh, Vĩnh Phúc.
2) Mê Linh. Nay thuộc đất các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
3) Châu Phong. Vùng Bạch Hạc, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
4) Chu Diên. Nay thuộc đất các huyện Mê Linh, Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
5) Lãng Bạc. Nay thuộc vùng 2 bên sông Cầu đoạn ngang và quá thị xã Bắc Ninh.
6) Cấm Khê. Nay thuộc Suối Vàng, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
7) Nay có đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
Hán đã diệt Triệu rồi, thì nước Nam ta thuộc về nhà Hán.
Khi vua Võ Đế, Thạch Đới làm Thứ sử Giao Chỉ, đời vua Chiêu Đế, Chúc Lương làm Thái thú Giao Chỉ, đóng ở Long Biên, về đời Đông Hán, đóng ở Mi Linh (1).
Khi Vương Mãng cướp ngôi, quan mục Giao Chỉ là đặng nhượng cùng với các quận ai nấy đều đóng giữ bờ cõi của mình giữ cho Giao Chỉ và các quận đều yên ổn.Đến khi Quang Vũ khởi binh, tướng Sầm Bành(vốn quen thân với Đặng Nhượng) nói rõ cho Đặng Nhượng biết oai đức của Hán, bấy giờ Đặng Nhượng mới dẫn cả lũ Thái thú Giao Chỉ là Tích Quang vào cống hiến nhà Hán, Hán phong cho tất cả làm Liệt hầu. Tích Quang là người Hán Trung, khi ở Châu dạy cho dân biết lễ nghĩa. Lại có Nhâm Diên, là người Uyển, làm Thái thú Cửu Chân, dân quận Cửu có nghề đánh cá và đi săn, không biết việc cày cấy, Nhâm Diên sai đúc ra cái cày, cái bừa làm điền khí, dạy dân khai khẩn ruộng đất, dân sự no đủ. Nhâm Diên lại thấy dân không biết lễ phép giá thú, bèn dạy cho biết trai gái tuổi ngang nhau thì kết làm vợ chồng, người nào nghèo không có tiền làm lễ cưới, ông lấy tiền lương bổng giúp cho, thời bấy giờ một lúc có đến 2000 người lấy nhau, khi sinh đẻ con, mới biết họ và nòi giống, bảo nhau rằng: “Ta có đứa con này là nhờ ở Nhâm quân đây”. Nhiều người còn lấy tên ông đặt tên cho con mình. Nhâm Diên làm quan 4 năm, được triệu về nước, người quận Cửu Chân lập sinh từ thờ cúng ông.
Lĩnh Nam ta có phong tục văn minh là tự hai quan Thái Thú kể trên đây. Đến Tô Định thì tham bạo, bà Trưng Trắc ở Phong Châu khởi binh đánh đuổi Tô Định.
Trên này nước ta thuôc về Tây Hán, từ năm Tân Mùi niên hiệu Nguyên Phong thứ nhất, đến năm Kỷ Hợi niên hiệu Kiến Vũ thứ 15 cộng 149 năm.
Sử thần bàn rằng: Nước ta ở xa xôi giáp biển Nam, văn hoá của Chu, Hán thấm nhuần hơi chậm, được có Tích Quang dạy cho biết lễ nghĩa, Nhâm Diên dạy cho biết luân lý vợ chồng, giáo hoá đời bấy giờ thành ra văn hoá muôn đời, làm cho nước ta thành một nước văn hiến, được Bắc triều trọng và các nước kính nể, xét cùng nguyên nhân thì công hai ông to lắm vậy.
TRƯNG NỮ VƯƠNG
Họ Trưng, tên là Trắc, là con Lạc tướng ở huyện Mê Linh(2), Phong Châu(3), là vợ Thi Sách người huyện Chu Diên(4), khởi binh hai năm, đóng ở Mê Linh.
Vương là người con gái, hô một tiếng mà đuổi được Thái thú nước Tàu, như đuổi đứa nô bộc, lấy lại được đất Ngũ Linh, kiến quốc tự xưng làm Vua, cũng là bậc hào kiệt trong hàng nữ lưu. Nhưng mà tài đàn bà yếu ớt đang lúc vận nước còn bĩ, không làm trọn được công nghiệp.
Trưng Trắc khởi binh đánh Thái thú Tô Định đuổi về Tàu. Xưa kia chồng bà Trắc bị Tô Định giết chết. Bà Trắc căm thù Tô Định, lại khổ vì nỗi Tô Định lấy pháp luật ràng buộc dân, bà bèn cùng em gái là bà Nhị khởi binh đánh, vây hãm châu lỵ, Tô Định phải chạy về Hán. Bà Trắc rất hùng dũng, đi đến đâu như gió lướt đến đấy, dân quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, những mán mường đều hưởng ứng theo bà, bình định được hơn 50 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm Vua.
Khi bà Trắc ra quân, chưa hết tang chồng, Bà ăn mặc quần áo đẹp, các tướng hỏi Bà, Bà trả lời rằng: “Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ làm dong nhan xấu xí, thì tự làm giảm nhuệ khí, nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân hùng tráng; vả lại lũ kia thấy thế, tâm động, nhụt bớt chí khí tranh đấu, thì ta có dễ phần thắng”. Mọi người tạ rằng không nghĩ kịp. Nhà Hán thấy bà Trưng công hãm được thành ấp, bèn sai quận Tràng Sa, Hợp Phố sắp đủ xe thuyền, sửa chữa cầu, đường, khơi đầm khe, chứa sẵn lương thực, cho Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân, Lưu Long làm Phó tướng, đưa quân sang đánh. Mã Viện theo bờ biển mà tiến quân, trèo núi, chặt cây, đi hơn nghìn dặm đến hồ Lãng Bạc(5), đánh nhau với Trưng Vương. Trưng Vương thấy quân nhà Hán thế mạnh, tự nghĩ quân mình ô hợp sợ không chống nổi bèn lui về giữ ở Cấm Khê(6). Quân lính cũng nghĩ Vương là người con gái, không thể địch với tướng Hán được, đều tự vỡ chạy. Mã Viện đuổi theo đến huyện Nghinh Phong, quân Bà Trưng phải tan rã. Đất Lĩnh Nam bình định xong, bèn lập cột đồng ở Lĩnh Nam để làm cương giới nhà Hán. Mã Viện đặt lại chế độ cũ để ràng buộc dân chúng. Sau đó Việt Lạc chỉ phụng hành việc cũ của Mã Tướng quân, nước Việt ta lại thuộc về nhà Hán. Người đời sau thương mến Trưng Vương lập đền thờ hai Bà, ở bờ sông Hát Giang, huyện Phúc Lộc(7).
Xét quân Hai Bà Trưng bị thua chạy đến núi Hy Sơn, rồi không biết đi đâu. Trong đền thờ hai Bà Trưng, phàm những đồ thờ tự đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương ấy không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, ai có mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ, vì giống như máu.
Trên đây Trưng Vương khởi tự năm Canh Tý năm thứ 16 niên hiệu Kiến Vũ, cộng ba năm.
Sử thần bàn rằng: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là đất nước Thục, không giữ được mà bị mất về họ Triệu, Nam Hải, Xương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố là đất của họ Triệu, không giữ được mà bị nhà Hán thôn tính. Bà Trưng là một người đàn bà góa ở Giao Chỉ, không có một thước đất, một người dân, chỉ vị báo thù chồng mà khởi binh đánh một trận, cả 6 quận đều theo, định được 56 thành dễ như lấy đồ vật trong túi, làm cho bọn quan lại, Thú, Úy cai trị trong thời gian 150 năm, phải bó tay không dám làm gì Than ôi! Cái khí anh linh của trời đất, không chung đúc vào người con trai, mà lại dung đúc vào người con gái, nếu có phải lòng trời tựa Lạc Việt, thì có thể lấy cả được Kinh, Dương, đâu lại chỉ có đất Ngũ Lĩnh mà thôi.
Nguyễn Nghiễm bàn rằng: Từ khi Cù Thị gây ra tai nạn, quân Hán kéo sang, bảy quận Lĩnh Nam đều về tay người Hán. Sau đó những người có trách nhiệm chăn dắt dân, ngoài hai ông Nhâm Diên, Tích Quang ra, còn lũ Thạch Đới và Chúc Lương tuyệt không có chính sự gì, mà còn tham lam, hà khắc, dân không chịu nổi. Như lũ Tô Định có thể nào dung cho chúng làm càn một ngày nào được nữa. Bà Trưng Vương nổi giận, khích lệ đồng bào, nghĩa binh đi đến đâu, gần xa đều hưởng ứng, 50 thành Ngũ Linh đều khôi phục được hết, dân sự đang khổ sở đắng cay, lại được trông thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng hơn người nhiều lắm, tuy rằng một đám quân mới tập hợp, mới nhóm lên đã tan vỡ, nhưng cũng hả được lòng phẫn uất của thần, nhân. Lại còn điều đáng cảm động là: cơ nghiệp phú cường của họ Triệu, bị cướp đoạt vì tay một con đàn bà ở Hàm Đan, thời đại luân một của đất nước gần thu phục được, do một vị nữ chúa ở Mê Linh; mà bọn tu mi đời bấy giờ cam chịu cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người, chả đáng hổ thẹn lắm sao?.
Sách thông luận bàn rằng: Không gì khó thu phục được là nhân tâm, không gì khó nắm giữ được là quốc thế: lại càng khó nữa là một người đàn bà mà tập hợp được cả nhân dân trai tráng làm đồng chí. Nước ta bị ngoại thuộc đã lâu, phục tòng pháp chế cho là quen, bị bọn tướng lại thống trị cho là việc thường ngày, huống chi đương lúc nhà Hán trung hưng, thu thập được nhiều tay trí dũng, ai dám chống cùng oai hổ. Trưng Vương là đàn bà góa, búi tóc đứng lên, những con trai trong nước đều cúi đầu chịu Bà chỉ huy, các quan to ở năm mươi thành cũng đều nín hơi, không dám kháng cự. Lưu Văn Thúc là người diệt được quân hùng, chống nổi lại địch, mà khi tập binh khiển tướng, còn phải ăn trưa ngủ muộn lo nghĩ cơ mưu. Mã Phục Ba làm cỏ nước Tiên Linh, phá tan đất Tham Lang, mà khi đóng quân ở Lãng Bạc, cũng phải lo xa nghĩ kỹ, náu hình ở bên hồ sâu. Tiếng tăm hùng dũng của Bà chấn động cả Trung Hoa, cơ nghiệp mở mang của Bà dọc ngang trong trời đất, thật là anh hùng.
Trong sách Bắc sử về đời Hán, Đường, cũng có vua đàn bà, như họ Lã, họ Vũ, nhưng đều là nhờ thế đã làm mẫu hậu rồi, mà nắm lấy quyền nhân chủ, thì dễ dàng lung lạc được trong nước, múa may với đàn trẻ. Đến như Bà Trưng là một đàn bà bình thường mà khởi lên được thì khó lắm. Xem trong Nam sử khi ngoại thuộc Lương và Trần, có ông Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, sẵn là cường hào, hay là gia thế, lòng người đã sẵn qui phục, thế nước đã có hơi xu hướng mà khởi lên còn có phần dễ; đến như Bà Trưng là con gái thì lại khó lắm. Tuy thế cũng chưa lấy gì làm kỳ cho lắm. Vợ trả thù cho chồng, em giúp việc cho chị, một là tiết phụ, một là nghĩa nữ, vào cả một nhà, thế mới là kỳ. Ông vua bị mất nước, hoặc là bị bắt, hoặc là đầu hàng; con gái ở cảnh nhà tan, hoặc phải bỏ đi, hoặc bị tủi nhục. Bà chị mất nước, bà em cũng tuẫn tiết theo chị, không chịu đầu hàng cũng không chịu để bắt, người chồng ở dưới đất được nhắm mắt, kẻ gian tà trông thấy thế phải cúi đầu. Vua tôi Văn Thúc (tướng Hán) không làm gì nổi. Chết rồi mà tiếng thơm vẫn còn. Thế mới càng kỳ nữa. Than ôi! Hồng nhan trẻ đẹp xưa nay chôn vùi biết đã bao người. Nhưng từ Nữ Oa có việc động trời đến giờ, chỉ có hai chị em Bà Trưng nữa đấy thôi. Còn Bà Triệu thì chưa đáng kể.
_______________
1) Nay thuộc Mê Linh, Vĩnh Phúc.
2) Mê Linh. Nay thuộc đất các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
3) Châu Phong. Vùng Bạch Hạc, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
4) Chu Diên. Nay thuộc đất các huyện Mê Linh, Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
5) Lãng Bạc. Nay thuộc vùng 2 bên sông Cầu đoạn ngang và quá thị xã Bắc Ninh.
6) Cấm Khê. Nay thuộc Suối Vàng, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
7) Nay có đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.