Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )

Nhà Thục

Tác giả: Ngô Thời Sỹ

An Dương Vương

An Dương Vương tên là Phán, người Ba Thục(1), ở ngôi vua 50 năm, lúc trước thường đánh nhau với Hùng Vương đều bị thua trận, Hùng Vương nói rằng ta có thần lực, nước Thục không sợ ta ư? Thế là không sửa sang võ bị, suốt ngày chỉ lấy ăn uống làm vui, quân Thục đánh đến gần, còn say rượu không tỉnh, bèn thổ ra máu nhảy xuống giếng. Quan quân đều đầu hàng. Vua Thục đã thôn tính được đất nước rồi, bèn đổi Quốc hiệu là Âu Lạc, kinh đô ở Phong Khuê(2).

Theo sử cũ, lúc trước vua Thục cầu hôn với con gái vua Hùng Vương mà không được, lấy làm giận lắm, dặn lại con cháu phải diệt cho được nước Văn Lang; đến bấy giờ Vua có sức mạnh, mới lấy được nước Văn Lang.

CỔ LOA THÀNH

Theo cựu sử: Vương đắp thành ở đất Phong Khuê, rộng 1.000 trượng, quanh co hình như ruột ốc, gọi là Loa thành lại có tên là Trung Qui thành, người nhà Đường gọi là Côn Lôn thành, có ý nói là thành rất cao. Lúc đầu Vương xây Loa thành, xây đến đâu lở đến đấy, Vương lo lắm, làm lễ cầu đảo xin đắp lại, có vị thần hiện ra ở cửa thành, Vương mời vào hỏi, vị thần nói: Phải chờ Thanh Giang sứ đến, nói rồi liền cáo từ đi; ngày hôm sau dậy sớm, Vương ra thành thấy con rùa vàng nổi lên mặt sông, từ phía đông đến, tự xưng là Thanh Giang sứ, nói như người, bàn việc về sau, Vương mừng lắm, lấy cái mâm vàng đựng con rùa ấy, hỏi duyên cớ tại sao thành đổ, con rùa nói rằng: Thành này là linh khí của non sông, con vua trước phụ vào đấy, muốn báo thù cho nước, ẩn trong núi Thất Diệu, trong núi đó có ma, là hồn phách một người con gái hát đời trước. Bên cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và trong nhà có nuôi con gà trắng, hồn phách con ma nhập vào con gà đó, thường làm hại người đi đường; yêu khí ngày một thịnh, nên làm đổ được thành, nếu giết được con gà ấy để mà trừ yêu khí đi, thì thành tự nhiên vững bền. Vương bèn dẫn con Kim Qui đến chỗ quán nằm nghỉ, đến đêm nghe tiếng con quỷ lại gõ cửa, con Kim Qui mắng, quỷ không dám vào, đến khi gà gáy sáng thì bỏ đi, con Kim Qui lại bảo vua đuổi theo, đến núi Thất Diệu(3), không thấy gì. Khi đã về đến quán, chủ quán sợ lắm, hỏi dùng thuật gì mà trừ được quỷ. Vương nói: Giết con gà của nhà này mà tế, có thể trừ được. Khi con gà bị giết rồi, người con gái ấy cũng chết, bèn sai đào núi ấy tìm được những đồ cổ nhạc khí và nắm xương tàn, đem đốt ra gio, loài yêu mới tuyệt được. Nửa tháng thì xây xong thành, con Kim Qui cáo từ đi, Vua cảm tạ, và xin cho được cách gì để chống ngoại xâm; con Kim Qui trút cái móng trao cho vua mà nói rằng: Nước an hay nguy sẵn có thiên số, người cũng phải có phòng bị, nếu có giặc đến thì lấy cái móng này mà làm cái lẫy nỏ, hướng về phía địch mà bắn, thì không có sợ gì cả. Vua sai bầy tôi là Cao Lỗ chế ra cái nỏ thần, lấy móng rùa ấy làm lẫy nỏ, gọi là Linh quang kim trảo Thần nỗ. Khi Cao Biền nhà Đường bình xong Nam Chiếu(4), kéo quân về qua Vũ Ninh, nằm mộng thấy dị nhân xưng là Cao Lỗ, tự nói đời trước giúp An Dương có công đánh giặc, bị Lạc hầu dèm pha, vua thương là không có lỗi, thưởng cho một dãy non sông, quản lĩnh việc đánh giặc cướp và việc mùa màng cày cấy, đều làm chủ cả, nay tôi theo ông đi phá địch, lại về đến chổ Bộ của tôi, dám xin cáo từ đi về. Ông Biền thức dậy, đem việc mộng ấy nói với các quan liêu tá và có thơ rằng:

Tốt đẹp đất Giao Châu,

Muôn đời truyền đã lâu.

Cổ hiền còn được thấy,

Vẫn không phụ lòng đâu.

Núi Thất Diệu ở làng An Khang, huyện Yên Phong. Loa thành là Cổ Loa, huyện Đông Ngàn (5).

Sử thần bàn rằng: Sách ngoại sử truyền lại, sao nhiều chuyện lạ thường như thế? Con rùa to hai thước hai tấc để nuôi, 60 năm con rùa chết, lấy xương rùa ấy để bói gọi là khách quy. Con rùa nói: Sắp về đất Giang Nam không gặp dược, mà chết ở đất Tần. Đó là lời nói của người bói rùa, cũng còn có lý. Việc ma làm đổ thành, có thể tin được không? Phàm vật gì trái thường thì gọi là yêu, yêu khí thắng thì tất phải có nương tựa vào cái gì đó, nhưng mà nương tựa vào con gà và người con gái mà làm đổ được thành, thì không có lẽ nào, việc đã rõ lắm rồi.

Còn việc con rùa trút móng là thế nào? Trả lời rằng: Con rùa nếu biết nói và xây xong thành cho vua, thì còn tiếc gì một cái móng mà không cho? Chỉ sợ không có con rùa thật ấy mà thôi.

Dương Hùng làm Thục Vương bản kỷ có nói: Trương Nghi xây thành theo đúng lỗ chân rùa đi mà xây, hoặc giả lúc vua An Dương xây thành, ngẫu nhiên có con rùa to bò đến, nhân thế cho là thần dị, người đời sau theo đó mà truyền lại cho nhau, cho là một việc lạ, nếu không thế, hoặc giả thuyết theo lốt chân rùa mà xây thành, nhận lầm nước Thục nọ, bất tất phải có sự thực nữa. lại ở sách Bác vật chí: Vua An Dương có người thần tên là Cao Thông, chế cho nua một cái nỏ, bắn một phát trúng 200 người, thì việc chế ra cái nỏ ấy là thần, chứ không phải là người, hoặc giả lấy chuyện ấy làm cho ra chuyện lạ, lấy móng rùa làm thần vật, để dọa đời sau chăng?

Truyện LÝ ÔNG TRỌNG

Người nước Tần đã thôn tính được Lục Quốc. Người nước ta là Lý Ông Trọng vào làm quan với Tần.

Theo sử cũ: Ông Trọng là người huyện Từ Liêm, thân dài 2 trượng 3 thước, thưở ít tuổi làm việc bị ttrưởng quan đánh bằng roi, bèn vào làm quan với nhà Tần, chức Hiệu uý, đem quân đi giữ quận Lâm Thao(6), tiếng tăm lừng lẫy, chấn động nước Hung Nô, khi tuổi già trở về làng thì chết. Vua Thủy Hòang cho là chuyện lạ, đúc tượng ông bằng đồng để ở cửa Tư Mã thành Hàm Dương, trong bụng tượng chứa được vài mươi người, ngầm sai làm chuyển động, nước Hung Nô cho là quan Hiệu uý còn sống, sợ không dám phạm vào đất Tần, đến khi Triệu Xương nhà Đường làm quan đô hộ, nằm mộng cùng với Ông Trọng giảng sách Xuân Thu, vì thế hỏi thăm đến chỗ nhà xưa của Ông Trọng, lập đền thờ mà tế. Đến lúc sau Cao Biền phá được Nam Chiếu(7), Ông Trọng thường hiển linh giúp, ông Biền lập miếu thờ, tạc tượng bằng gỗ, gọi là Lý Hiệu Úy, hiện nay đền thờ ở làng Thụy Hương, huyện Từ Liêm(8). Xét sử cũ chép: Ông Trọng thân hình cao to, cùng việc đầu đuôi làm quan với nhà Tần, chưa chắc là đúng, xét trong Thập thất sử đời nhà Tần có người dài 5 trượng hiện ra ở Nham Cừ, Hồ Mẫu Kính nói: 500 năm thì chỗ đất này tất có người lạ, là người lớn đó; thời bấy giờ nước ta làm quan với Tần hoặc giả có người thân thể to lớn, nhân thế đặt tên là Ông Trọng. Đời Tần, Hán trở về sau, ở cung khuyết phần nhiều đặt người hay ngựa để trấn áp. Nhà Tần đúc 12 người vàng, tuyệt đối không có danh hiệu gì. Vua Ngụy muốn rời người vàng ấy đến đất Nghiệp nhưng nặng không mang đi được, nhân lấy đồng đúc 3 người gọi là Ông Trọng, bày ra ở ngoài cửa Tư Mã, lại bàn ở đàn miếu Thiên thu đình (ở bài chú Kinh Băng, Tiến Thủy) có hai Ông Trọng bằng đá đối nhau, thì cái tên Ông Trọng cũng giống như tên vì sao Phi Liêm, người đời sau đặt ra chuyện Ông Trọng thiêng liêng, để cho câu chuyện thần kỳ đó thôi.

____________________

1) Thực ra, sự chỉ định quê của Thục Phán ở BA Thục (Tứ Xuyên – Trung quốc) là sai, xem chú thích số 6) chương họ Hồng Bàng.

2) Phong Khuê nay là thành Cổ Loa cũ

3) Nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, cũng gọi là núi Sái.

4) Nam Chiếu, quốc gia cổ từ thế kỷ VII – X thuộc khu vực Vân Nam Tứ Xuyên và tây Quý Châu (Trung Quốc).

5) Nay thuộc xã Cổ Loa huyện Đông Anh, Hà Nội.

6) Lâm Thao, nay thuộc huyện Mân, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc).

7) Nam Chiếu, xem chú thích số 4) ở trên.

8) Nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

An Dương Vương

An Dương Vương tên là Phán, người Ba Thục(1), ở ngôi vua 50 năm, lúc trước thường đánh nhau với Hùng Vương đều bị thua trận, Hùng Vương nói rằng ta có thần lực, nước Thục không sợ ta ư? Thế là không sửa sang võ bị, suốt ngày chỉ lấy ăn uống làm vui, quân Thục đánh đến gần, còn say rượu không tỉnh, bèn thổ ra máu nhảy xuống giếng. Quan quân đều đầu hàng. Vua Thục đã thôn tính được đất nước rồi, bèn đổi Quốc hiệu là Âu Lạc, kinh đô ở Phong Khuê(2).

Theo sử cũ, lúc trước vua Thục cầu hôn với con gái vua Hùng Vương mà không được, lấy làm giận lắm, dặn lại con cháu phải diệt cho được nước Văn Lang; đến bấy giờ Vua có sức mạnh, mới lấy được nước Văn Lang.

CỔ LOA THÀNH

Theo cựu sử: Vương đắp thành ở đất Phong Khuê, rộng 1.000 trượng, quanh co hình như ruột ốc, gọi là Loa thành lại có tên là Trung Qui thành, người nhà Đường gọi là Côn Lôn thành, có ý nói là thành rất cao. Lúc đầu Vương xây Loa thành, xây đến đâu lở đến đấy, Vương lo lắm, làm lễ cầu đảo xin đắp lại, có vị thần hiện ra ở cửa thành, Vương mời vào hỏi, vị thần nói: Phải chờ Thanh Giang sứ đến, nói rồi liền cáo từ đi; ngày hôm sau dậy sớm, Vương ra thành thấy con rùa vàng nổi lên mặt sông, từ phía đông đến, tự xưng là Thanh Giang sứ, nói như người, bàn việc về sau, Vương mừng lắm, lấy cái mâm vàng đựng con rùa ấy, hỏi duyên cớ tại sao thành đổ, con rùa nói rằng: Thành này là linh khí của non sông, con vua trước phụ vào đấy, muốn báo thù cho nước, ẩn trong núi Thất Diệu, trong núi đó có ma, là hồn phách một người con gái hát đời trước. Bên cạnh núi có cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và trong nhà có nuôi con gà trắng, hồn phách con ma nhập vào con gà đó, thường làm hại người đi đường; yêu khí ngày một thịnh, nên làm đổ được thành, nếu giết được con gà ấy để mà trừ yêu khí đi, thì thành tự nhiên vững bền. Vương bèn dẫn con Kim Qui đến chỗ quán nằm nghỉ, đến đêm nghe tiếng con quỷ lại gõ cửa, con Kim Qui mắng, quỷ không dám vào, đến khi gà gáy sáng thì bỏ đi, con Kim Qui lại bảo vua đuổi theo, đến núi Thất Diệu(3), không thấy gì. Khi đã về đến quán, chủ quán sợ lắm, hỏi dùng thuật gì mà trừ được quỷ. Vương nói: Giết con gà của nhà này mà tế, có thể trừ được. Khi con gà bị giết rồi, người con gái ấy cũng chết, bèn sai đào núi ấy tìm được những đồ cổ nhạc khí và nắm xương tàn, đem đốt ra gio, loài yêu mới tuyệt được. Nửa tháng thì xây xong thành, con Kim Qui cáo từ đi, Vua cảm tạ, và xin cho được cách gì để chống ngoại xâm; con Kim Qui trút cái móng trao cho vua mà nói rằng: Nước an hay nguy sẵn có thiên số, người cũng phải có phòng bị, nếu có giặc đến thì lấy cái móng này mà làm cái lẫy nỏ, hướng về phía địch mà bắn, thì không có sợ gì cả. Vua sai bầy tôi là Cao Lỗ chế ra cái nỏ thần, lấy móng rùa ấy làm lẫy nỏ, gọi là Linh quang kim trảo Thần nỗ. Khi Cao Biền nhà Đường bình xong Nam Chiếu(4), kéo quân về qua Vũ Ninh, nằm mộng thấy dị nhân xưng là Cao Lỗ, tự nói đời trước giúp An Dương có công đánh giặc, bị Lạc hầu dèm pha, vua thương là không có lỗi, thưởng cho một dãy non sông, quản lĩnh việc đánh giặc cướp và việc mùa màng cày cấy, đều làm chủ cả, nay tôi theo ông đi phá địch, lại về đến chổ Bộ của tôi, dám xin cáo từ đi về. Ông Biền thức dậy, đem việc mộng ấy nói với các quan liêu tá và có thơ rằng:

Tốt đẹp đất Giao Châu,

Muôn đời truyền đã lâu.

Cổ hiền còn được thấy,

Vẫn không phụ lòng đâu.

Núi Thất Diệu ở làng An Khang, huyện Yên Phong. Loa thành là Cổ Loa, huyện Đông Ngàn (5).

Sử thần bàn rằng: Sách ngoại sử truyền lại, sao nhiều chuyện lạ thường như thế? Con rùa to hai thước hai tấc để nuôi, 60 năm con rùa chết, lấy xương rùa ấy để bói gọi là khách quy. Con rùa nói: Sắp về đất Giang Nam không gặp dược, mà chết ở đất Tần. Đó là lời nói của người bói rùa, cũng còn có lý. Việc ma làm đổ thành, có thể tin được không? Phàm vật gì trái thường thì gọi là yêu, yêu khí thắng thì tất phải có nương tựa vào cái gì đó, nhưng mà nương tựa vào con gà và người con gái mà làm đổ được thành, thì không có lẽ nào, việc đã rõ lắm rồi.

Còn việc con rùa trút móng là thế nào? Trả lời rằng: Con rùa nếu biết nói và xây xong thành cho vua, thì còn tiếc gì một cái móng mà không cho? Chỉ sợ không có con rùa thật ấy mà thôi.

Dương Hùng làm Thục Vương bản kỷ có nói: Trương Nghi xây thành theo đúng lỗ chân rùa đi mà xây, hoặc giả lúc vua An Dương xây thành, ngẫu nhiên có con rùa to bò đến, nhân thế cho là thần dị, người đời sau theo đó mà truyền lại cho nhau, cho là một việc lạ, nếu không thế, hoặc giả thuyết theo lốt chân rùa mà xây thành, nhận lầm nước Thục nọ, bất tất phải có sự thực nữa. lại ở sách Bác vật chí: Vua An Dương có người thần tên là Cao Thông, chế cho nua một cái nỏ, bắn một phát trúng 200 người, thì việc chế ra cái nỏ ấy là thần, chứ không phải là người, hoặc giả lấy chuyện ấy làm cho ra chuyện lạ, lấy móng rùa làm thần vật, để dọa đời sau chăng?

Truyện LÝ ÔNG TRỌNG

Người nước Tần đã thôn tính được Lục Quốc. Người nước ta là Lý Ông Trọng vào làm quan với Tần.

Theo sử cũ: Ông Trọng là người huyện Từ Liêm, thân dài 2 trượng 3 thước, thưở ít tuổi làm việc bị ttrưởng quan đánh bằng roi, bèn vào làm quan với nhà Tần, chức Hiệu uý, đem quân đi giữ quận Lâm Thao(6), tiếng tăm lừng lẫy, chấn động nước Hung Nô, khi tuổi già trở về làng thì chết. Vua Thủy Hòang cho là chuyện lạ, đúc tượng ông bằng đồng để ở cửa Tư Mã thành Hàm Dương, trong bụng tượng chứa được vài mươi người, ngầm sai làm chuyển động, nước Hung Nô cho là quan Hiệu uý còn sống, sợ không dám phạm vào đất Tần, đến khi Triệu Xương nhà Đường làm quan đô hộ, nằm mộng cùng với Ông Trọng giảng sách Xuân Thu, vì thế hỏi thăm đến chỗ nhà xưa của Ông Trọng, lập đền thờ mà tế. Đến lúc sau Cao Biền phá được Nam Chiếu(7), Ông Trọng thường hiển linh giúp, ông Biền lập miếu thờ, tạc tượng bằng gỗ, gọi là Lý Hiệu Úy, hiện nay đền thờ ở làng Thụy Hương, huyện Từ Liêm(8). Xét sử cũ chép: Ông Trọng thân hình cao to, cùng việc đầu đuôi làm quan với nhà Tần, chưa chắc là đúng, xét trong Thập thất sử đời nhà Tần có người dài 5 trượng hiện ra ở Nham Cừ, Hồ Mẫu Kính nói: 500 năm thì chỗ đất này tất có người lạ, là người lớn đó; thời bấy giờ nước ta làm quan với Tần hoặc giả có người thân thể to lớn, nhân thế đặt tên là Ông Trọng. Đời Tần, Hán trở về sau, ở cung khuyết phần nhiều đặt người hay ngựa để trấn áp. Nhà Tần đúc 12 người vàng, tuyệt đối không có danh hiệu gì. Vua Ngụy muốn rời người vàng ấy đến đất Nghiệp nhưng nặng không mang đi được, nhân lấy đồng đúc 3 người gọi là Ông Trọng, bày ra ở ngoài cửa Tư Mã, lại bàn ở đàn miếu Thiên thu đình (ở bài chú Kinh Băng, Tiến Thủy) có hai Ông Trọng bằng đá đối nhau, thì cái tên Ông Trọng cũng giống như tên vì sao Phi Liêm, người đời sau đặt ra chuyện Ông Trọng thiêng liêng, để cho câu chuyện thần kỳ đó thôi.

____________________

1) Thực ra, sự chỉ định quê của Thục Phán ở BA Thục (Tứ Xuyên – Trung quốc) là sai, xem chú thích số 6) chương họ Hồng Bàng.

2) Phong Khuê nay là thành Cổ Loa cũ

3) Nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, cũng gọi là núi Sái.

4) Nam Chiếu, quốc gia cổ từ thế kỷ VII – X thuộc khu vực Vân Nam Tứ Xuyên và tây Quý Châu (Trung Quốc).

5) Nay thuộc xã Cổ Loa huyện Đông Anh, Hà Nội.

6) Lâm Thao, nay thuộc huyện Mân, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc).

7) Nam Chiếu, xem chú thích số 4) ở trên.

8) Nay thuộc xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Bình luận