TIỀN NGÔ VƯƠNG
Tiền Ngô Vương, họ Ngô, tên Quyền, người Đường Lâm, giết giặc trong nước để phục thù cho chúa, giết địch bên ngoài để cứu nạn cho nước, dựng quốc đô, nối lại chính thống, công nghiệp thật to lớn lắm.
Vua Ngô đời đời là quý tộc ở Đường Lâm(1), cha là Mân làm quan Mục bản châu. Khi sinh ra vua có hào quang sáng khắp nhà, ở trên lưng có 3 mụn nốt ruồi, người xem tướng cho là kỳ, bảo rằng có thể làm vua một địa phương, bèn cho đặt tên là Ngô Quyền. Mắt Vương sáng như điện, sức cất nổi được cái vạc, làm nha tướng của Đình Nghệ, Nghệ gả con gái cho, sai quản trị Châu Ái.
Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.
HẬU NGÔ VƯƠNG
Tên là Xương Văn, là con thứ vua Tiền Ngô. Dương Tam Kha nuôi làm con, 3 năm sau truất Tam Kha, lấy lại chính quyền, làm vua được 15 năm, quang phục được cơ nghiệp cũ, nhưng vì ở trong nước xảy ra việc binh đao luôn, rồi bị giết chết, đáng thương.
Phụ thêm: Dương Tam Kha người làng Dương Xá, huyện Đông Sơn con Dương Đình Nghệ,anh bà Dương Hậu, tiếm xưng là Vua, bị Ngô Quyền truất ngôi.
Cựu sử để Dương Tam Kha lên đầu, nay theo lối Hán sử chép lớn lên là Hậu Ngô Vương, mà chỉ để Tam Kha phụ theo, để cho rõ là thống hệ nhà Ngô chưa mất hẳn.
Khi Ngô Vương Quyền đau nặng, dặn lại Tam Kha giúp con mình. Tam Kha cướp ngôi, tự xưng là Bình Vương. Con trưởng Ngô Vương là Xương Cập, chạy về nhà phạm Lệnh Công, ở làng Trà Hương, Nam Sách. Tam Kha sai Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đi tìm, ba lần đi đều không tìm được. Lệnh Công sợ, bèn giấu Xương Cập vào trong sơn động.
Sử thần bàn rằng: Tam Kha đã cướp ngôi, lại nuôi Xương Văn làm con, là cớ sao? Xương Văn tất là con bà Dương Hậu, cho nên có tình cậu cháu mà dung cho, còn như tìm bắt Xương Cập đến 3 lần, thì làm được, ấy cái họa họ ngoại như thế đó. Ngô Quyền không biết soi gương xưa, đến nỗi ngôi báu bị mất, đàn con không chỗ nương tựa, Xương Văn sống bên tặc thần, Xương Cập phải nhờ tay nghĩa sĩ, đều tại sốt trời. Ngô Quyền báo ơn cho Đình Nghệ, Lệnh Công cũng lại báo ơn cho ông, lòng trung nghĩa được trời đền lại, quả là không sai.
Con thứ Ngô Vương là Xương Văn truất phế Tam Kha.
Tam Kha sai Xương Văn và 2 ông Dương và Đỗ, đem quân đánh hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn, đi đến huyện Từ Liêm, Xương Văn bảo 2 ông rằng: “Ân đức của Tiên Vương ta dân được nhờ nhiều lắm, không may Ngài mất sớm, Bình Vương làm điều bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, nay lại sai ta đi đánh dân vô tội, nếu dân khôi phục, thì làm thế nào? Hai ông nói: “Xin theo mệnh lệnh của ông”. Xương Văn nói: “Ta muốn mang toàn quân về đánh úp Bình Vương, để lấy lại cơ nghiệp Tiên Vương ta, có nên không?” Hai ông nói: “Được lắm”. Bèn kéo quân về đánh úp Tam Kha, dân chúng thì muốn giết Tam Kha, nhưng Xương Văn nghĩ rằng Tam Kha có ân tình với mình, không nỡ giết, giáng làm Trương Dương Công, cho có thực ấp (ở bến Chương Dương Độ(2)) để thu thuế nơi đó mà chi dùng. Vương đã truất Tam Kha rồi, lên ngôi Vua tự xưng là Nam Tấn, rước anh là Xương Cập về, cùng làm việc nước. Xương Cập xưng là Thiên Sách Vương. Thời bấy giờ có người Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh, cậy có núi khe hiểm trở, không chịu làm tôi. Hai Vương khởi binh đánh Bộ Lĩnh, Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào làm con tin; Hai Vương bắt Liễn lên ngọn cây tre, bảo Lĩnh rằng: “Không hàng thì giết”. Lĩnh nói: “Trượng phu phải lập công danh có đâu lại bắt chước cách đàn bà yêu con?”, nói rồi sai 10 người cầm nỏ nhằm vào Liễn mà bắn. Hai Vương nói: “Ta treo con nó lên, cốt để buộc lòng nó phải hàng, nay nó tàn nhẫn như thế, giết cũng vô ích”. Bèn thu quân về.
Sử thần bàn rằng: Đinh Tiên Hoàng nhằm bắn con, cùng với việc chia bát canh của Hán Cao Tổ, đều là dùng cách gợi thiên tính để thử xem sao. Nhưng Hán Cao Tổ cậy có Hạng Bá giúp đỡ, nên dám thế, còn Đinh Tiên Hoàng chắc đâu vào lòng bất nhẫn của Ngô Vương, mà dám nói như thế, là vì trong tâm đã không có Liễn lâu rồi. Cho nên sau khi lấy được nước, bỏ Liễn mà lập con út là Hạng Lang vậy.
Thiên Sách Vương chuyên quyền, Xương Văn không dự vào chính quyền nữa. Hai Vương bèn có hiềm khích với nhau. Chưa được bao lâu thì Thiên Sách Vương mất, Xương Văn trở lại ngôi vua sai quân đánh 2 thôn Đường Nguyễn và Thái Bình, khi kéo quân vào, bỏ thuyền lên bộ, Vua bị tên lạc của phục binh bắn tin mà chết, Đinh Liễn trở về Hoa Lư.
CHÉP PHỤ CÁC SỨ QUÂN
Thời bấy giờ vua Nam Tấn mất, trong nước loạn to, các nơi đua nhau nổi lên giữ huyện ấp, cùng xâu xé lẫn nhau.
Ngô Xương Xí tự xưng là Ngô Sứ Quân chiếm cứ Bình Kiều. (Lúc Thiên Sách Vương là Xương Cập tị nạn có lấy người con gái ở Nam Sách sinh ra Xương Xí tức là cháu Nam Tấn Vương Xương Văn).
Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế chiếm cứ Phong Châu (nay là Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Nguyễn Khoan tự xưng là Thái Bình Công, chiếm cứ Tam Đới (nay là huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, chiếm cứ Đường Lâm (có chỗ gọi là Giao Thủy. (Nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây).
Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công chiếm cứ Đỗ Động Giang (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, chân móng thành cũ hiện còn).
Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, chiếm cứ Siêu Loại. (Nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).
Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công chiếm cứ Tiên Du (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Ở đó hiện có đền thờ).
Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công chiếm cứ Tế Giang (nay là huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm cứ Tây Phù Liệt. (Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công chiếm cư Hồi Hồ (nay là làng Trần Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, chữ Hoa nay đổi ra chữ Cẩm).
Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át chiếm cứ Đằng Châu (nay là huyện Kim Động, Hưng Yên).
Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công chiếm cứ Bố Hải Khẩu (nay là xã Kỳ Bá thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Các ông trên này gọi là 12 sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức mà không có con, đến theo nương tựa. Minh Công cho làm con nuôi, cho giữ binh quyền để đánh các vị anh hùng khác, đều đánh tan được. Đến khi Minh Công mất, Bộ Lĩnh thống suất cả đám quân ấy. Khi bấy giờ bọn đệ tử của Ngô Tiên Chúa có 500 người từ Đỗ Mộng Giang kéo đến đánh, độ 80 người vào Ô Man, bị người làng là Ngô Phó Sứ đánh thua rồi trở về. Bộ Lĩnh nghe tin cử binh đánh vào động ấy, quân đi đến đâu các bộ lạc đều phải hàng phục, bởi thế lại và dân ở các châu, phủ đều tâm phục mà theo Bộ Lĩnh, suy tôn ông làm Giao Châu súy.
Xét sách Thập quốc Xuân thu chí, Bộ Lĩnh đánh được Lã Xứ Binh, đảng giặc tan vỡ. Sách này lại chép rằng đánh được Ngô Phó Sứ, thế thì Phó Sứ tất là Xứ Bình không sai nữa.
Vua Tiên Hoàng bình được 12 sứ quân, trận này là trận đánh then chốt.
Trên đây là đời nhà Ngô có 2 vua và Tam Kha tiếm ngôi, khởi từ năm Kỷ Hợi đến năm Đinh Mão, cộng 29 năm.
Sách Thông luận bàn rằng: Ngô Tiến Chúa phát tích là danh gia, giết Công Tiễn để báo thù cho Đình Nghệ liền có trận đánh ở sông Bạch Đằng, làm bại được Cường Hán, quốc thế từ đó mạnh lên, đất Nam bình yên, người Tàu sợ chạy, công nghiệp họ Triệu và họ Lý cũng chưa hơn được, vì mấy năm sau phó thác không được người giỏi, thật đáng cảm khái. Tam Kha ở địa vị là họ ngoại, lân la cướp ngôi vua, bắt chước Vương Mãng, Tào Tháo, làm đầu nêu cho Quý Ly, Đăng Dung, tội ác ấy không bút nào tả xiết. Hậu Ngô Vương ở chỗ thâm cung, nên tặc thần không ngờ đến, ở giữa đường quay về, mà chư tướng không dám trái ý, truất phục được kẻ gian tà dễ như thay bàn cờ, 15 năm giữ cơ nghiệp, đáng gọi là Lương Chúa, đẻ con như thế Ngô Quyền cũng như là không chết. Đến như Thiên Sách chuyên quyền mà mình không được dự chính quyền, Tam Kha cướp ngôi vua mà không nỡ gia hình, luận giả cho Xương Văn là cô tức, nhưng xét bản tâm của Xương Văn thì chỉ biết cung kính anh, để kính nhường dòng con trưởng, không giết cậu, để mẹ được yên lòn, cũng là người có tư chất tốt, không thế, thì nếu không giết anh là Xương Cập, cũng không để Tam Kha được sống. Duy chỉ có lỗi là để lộ cơ mưu, đến nỗi bị mũi tên lạc, chí khí hăng hái của thiếu niên chưa bỏ đi được, là đáng tiếc đó thôi. Ngô Sứ Quân là con ngành thứ, nối chí lớn của cha chú, khó nhọc lẩn lút ở chỗ thôn quê, mưu đồ giữ lại cơ nghiệp đã mất, chí cũng đáng khen, nhưng vì vô tài, và ít người giúp, thế cùng lực kiệt, được một năm rồi mất ngay, cũng đáng thương. Vì rằng lòng trời muốn thu nhặt lại cho họ Đinh, tất nhiên trước hết phải có người khu trừ. Tạo hóa đã có khí số nhất định, người ta làm thế nào mà ra ngoài vòng đúc nặn của tạo hóa cho được. Tự cổ đến nay, chứng nghiệm đã nhiều không phải một việc này, ta có thể biện hộ cho Nam Tấn Vương được.
____________________
1) Hiện nay có ý kiến khác nhau về Đường Lâm (quê của Ngô Quyền), một số ý kiến chỉ định là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà
Tây; còn có người cho rằng Đường Lâm thuộc Hà Tĩnh hiện nay.
2) Nay thuộc xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Tây.
TIỀN NGÔ VƯƠNG
Tiền Ngô Vương, họ Ngô, tên Quyền, người Đường Lâm, giết giặc trong nước để phục thù cho chúa, giết địch bên ngoài để cứu nạn cho nước, dựng quốc đô, nối lại chính thống, công nghiệp thật to lớn lắm.
Vua Ngô đời đời là quý tộc ở Đường Lâm(1), cha là Mân làm quan Mục bản châu. Khi sinh ra vua có hào quang sáng khắp nhà, ở trên lưng có 3 mụn nốt ruồi, người xem tướng cho là kỳ, bảo rằng có thể làm vua một địa phương, bèn cho đặt tên là Ngô Quyền. Mắt Vương sáng như điện, sức cất nổi được cái vạc, làm nha tướng của Đình Nghệ, Nghệ gả con gái cho, sai quản trị Châu Ái.
Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương Thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.
HẬU NGÔ VƯƠNG
Tên là Xương Văn, là con thứ vua Tiền Ngô. Dương Tam Kha nuôi làm con, 3 năm sau truất Tam Kha, lấy lại chính quyền, làm vua được 15 năm, quang phục được cơ nghiệp cũ, nhưng vì ở trong nước xảy ra việc binh đao luôn, rồi bị giết chết, đáng thương.
Phụ thêm: Dương Tam Kha người làng Dương Xá, huyện Đông Sơn con Dương Đình Nghệ,anh bà Dương Hậu, tiếm xưng là Vua, bị Ngô Quyền truất ngôi.
Cựu sử để Dương Tam Kha lên đầu, nay theo lối Hán sử chép lớn lên là Hậu Ngô Vương, mà chỉ để Tam Kha phụ theo, để cho rõ là thống hệ nhà Ngô chưa mất hẳn.
Khi Ngô Vương Quyền đau nặng, dặn lại Tam Kha giúp con mình. Tam Kha cướp ngôi, tự xưng là Bình Vương. Con trưởng Ngô Vương là Xương Cập, chạy về nhà phạm Lệnh Công, ở làng Trà Hương, Nam Sách. Tam Kha sai Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đi tìm, ba lần đi đều không tìm được. Lệnh Công sợ, bèn giấu Xương Cập vào trong sơn động.
Sử thần bàn rằng: Tam Kha đã cướp ngôi, lại nuôi Xương Văn làm con, là cớ sao? Xương Văn tất là con bà Dương Hậu, cho nên có tình cậu cháu mà dung cho, còn như tìm bắt Xương Cập đến 3 lần, thì làm được, ấy cái họa họ ngoại như thế đó. Ngô Quyền không biết soi gương xưa, đến nỗi ngôi báu bị mất, đàn con không chỗ nương tựa, Xương Văn sống bên tặc thần, Xương Cập phải nhờ tay nghĩa sĩ, đều tại sốt trời. Ngô Quyền báo ơn cho Đình Nghệ, Lệnh Công cũng lại báo ơn cho ông, lòng trung nghĩa được trời đền lại, quả là không sai.
Con thứ Ngô Vương là Xương Văn truất phế Tam Kha.
Tam Kha sai Xương Văn và 2 ông Dương và Đỗ, đem quân đánh hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn, đi đến huyện Từ Liêm, Xương Văn bảo 2 ông rằng: “Ân đức của Tiên Vương ta dân được nhờ nhiều lắm, không may Ngài mất sớm, Bình Vương làm điều bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, nay lại sai ta đi đánh dân vô tội, nếu dân khôi phục, thì làm thế nào? Hai ông nói: “Xin theo mệnh lệnh của ông”. Xương Văn nói: “Ta muốn mang toàn quân về đánh úp Bình Vương, để lấy lại cơ nghiệp Tiên Vương ta, có nên không?” Hai ông nói: “Được lắm”. Bèn kéo quân về đánh úp Tam Kha, dân chúng thì muốn giết Tam Kha, nhưng Xương Văn nghĩ rằng Tam Kha có ân tình với mình, không nỡ giết, giáng làm Trương Dương Công, cho có thực ấp (ở bến Chương Dương Độ(2)) để thu thuế nơi đó mà chi dùng. Vương đã truất Tam Kha rồi, lên ngôi Vua tự xưng là Nam Tấn, rước anh là Xương Cập về, cùng làm việc nước. Xương Cập xưng là Thiên Sách Vương. Thời bấy giờ có người Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh, cậy có núi khe hiểm trở, không chịu làm tôi. Hai Vương khởi binh đánh Bộ Lĩnh, Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào làm con tin; Hai Vương bắt Liễn lên ngọn cây tre, bảo Lĩnh rằng: “Không hàng thì giết”. Lĩnh nói: “Trượng phu phải lập công danh có đâu lại bắt chước cách đàn bà yêu con?”, nói rồi sai 10 người cầm nỏ nhằm vào Liễn mà bắn. Hai Vương nói: “Ta treo con nó lên, cốt để buộc lòng nó phải hàng, nay nó tàn nhẫn như thế, giết cũng vô ích”. Bèn thu quân về.
Sử thần bàn rằng: Đinh Tiên Hoàng nhằm bắn con, cùng với việc chia bát canh của Hán Cao Tổ, đều là dùng cách gợi thiên tính để thử xem sao. Nhưng Hán Cao Tổ cậy có Hạng Bá giúp đỡ, nên dám thế, còn Đinh Tiên Hoàng chắc đâu vào lòng bất nhẫn của Ngô Vương, mà dám nói như thế, là vì trong tâm đã không có Liễn lâu rồi. Cho nên sau khi lấy được nước, bỏ Liễn mà lập con út là Hạng Lang vậy.
Thiên Sách Vương chuyên quyền, Xương Văn không dự vào chính quyền nữa. Hai Vương bèn có hiềm khích với nhau. Chưa được bao lâu thì Thiên Sách Vương mất, Xương Văn trở lại ngôi vua sai quân đánh 2 thôn Đường Nguyễn và Thái Bình, khi kéo quân vào, bỏ thuyền lên bộ, Vua bị tên lạc của phục binh bắn tin mà chết, Đinh Liễn trở về Hoa Lư.
CHÉP PHỤ CÁC SỨ QUÂN
Thời bấy giờ vua Nam Tấn mất, trong nước loạn to, các nơi đua nhau nổi lên giữ huyện ấp, cùng xâu xé lẫn nhau.
Ngô Xương Xí tự xưng là Ngô Sứ Quân chiếm cứ Bình Kiều. (Lúc Thiên Sách Vương là Xương Cập tị nạn có lấy người con gái ở Nam Sách sinh ra Xương Xí tức là cháu Nam Tấn Vương Xương Văn).
Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế chiếm cứ Phong Châu (nay là Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Nguyễn Khoan tự xưng là Thái Bình Công, chiếm cứ Tam Đới (nay là huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, chiếm cứ Đường Lâm (có chỗ gọi là Giao Thủy. (Nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây).
Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công chiếm cứ Đỗ Động Giang (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, chân móng thành cũ hiện còn).
Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, chiếm cứ Siêu Loại. (Nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).
Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công chiếm cứ Tiên Du (nay thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Ở đó hiện có đền thờ).
Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công chiếm cứ Tế Giang (nay là huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công chiếm cứ Tây Phù Liệt. (Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công chiếm cư Hồi Hồ (nay là làng Trần Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, chữ Hoa nay đổi ra chữ Cẩm).
Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át chiếm cứ Đằng Châu (nay là huyện Kim Động, Hưng Yên).
Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công chiếm cứ Bố Hải Khẩu (nay là xã Kỳ Bá thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Các ông trên này gọi là 12 sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh nghe tiếng Trần Minh Công là người có đức mà không có con, đến theo nương tựa. Minh Công cho làm con nuôi, cho giữ binh quyền để đánh các vị anh hùng khác, đều đánh tan được. Đến khi Minh Công mất, Bộ Lĩnh thống suất cả đám quân ấy. Khi bấy giờ bọn đệ tử của Ngô Tiên Chúa có 500 người từ Đỗ Mộng Giang kéo đến đánh, độ 80 người vào Ô Man, bị người làng là Ngô Phó Sứ đánh thua rồi trở về. Bộ Lĩnh nghe tin cử binh đánh vào động ấy, quân đi đến đâu các bộ lạc đều phải hàng phục, bởi thế lại và dân ở các châu, phủ đều tâm phục mà theo Bộ Lĩnh, suy tôn ông làm Giao Châu súy.
Xét sách Thập quốc Xuân thu chí, Bộ Lĩnh đánh được Lã Xứ Binh, đảng giặc tan vỡ. Sách này lại chép rằng đánh được Ngô Phó Sứ, thế thì Phó Sứ tất là Xứ Bình không sai nữa.
Vua Tiên Hoàng bình được 12 sứ quân, trận này là trận đánh then chốt.
Trên đây là đời nhà Ngô có 2 vua và Tam Kha tiếm ngôi, khởi từ năm Kỷ Hợi đến năm Đinh Mão, cộng 29 năm.
Sách Thông luận bàn rằng: Ngô Tiến Chúa phát tích là danh gia, giết Công Tiễn để báo thù cho Đình Nghệ liền có trận đánh ở sông Bạch Đằng, làm bại được Cường Hán, quốc thế từ đó mạnh lên, đất Nam bình yên, người Tàu sợ chạy, công nghiệp họ Triệu và họ Lý cũng chưa hơn được, vì mấy năm sau phó thác không được người giỏi, thật đáng cảm khái. Tam Kha ở địa vị là họ ngoại, lân la cướp ngôi vua, bắt chước Vương Mãng, Tào Tháo, làm đầu nêu cho Quý Ly, Đăng Dung, tội ác ấy không bút nào tả xiết. Hậu Ngô Vương ở chỗ thâm cung, nên tặc thần không ngờ đến, ở giữa đường quay về, mà chư tướng không dám trái ý, truất phục được kẻ gian tà dễ như thay bàn cờ, 15 năm giữ cơ nghiệp, đáng gọi là Lương Chúa, đẻ con như thế Ngô Quyền cũng như là không chết. Đến như Thiên Sách chuyên quyền mà mình không được dự chính quyền, Tam Kha cướp ngôi vua mà không nỡ gia hình, luận giả cho Xương Văn là cô tức, nhưng xét bản tâm của Xương Văn thì chỉ biết cung kính anh, để kính nhường dòng con trưởng, không giết cậu, để mẹ được yên lòn, cũng là người có tư chất tốt, không thế, thì nếu không giết anh là Xương Cập, cũng không để Tam Kha được sống. Duy chỉ có lỗi là để lộ cơ mưu, đến nỗi bị mũi tên lạc, chí khí hăng hái của thiếu niên chưa bỏ đi được, là đáng tiếc đó thôi. Ngô Sứ Quân là con ngành thứ, nối chí lớn của cha chú, khó nhọc lẩn lút ở chỗ thôn quê, mưu đồ giữ lại cơ nghiệp đã mất, chí cũng đáng khen, nhưng vì vô tài, và ít người giúp, thế cùng lực kiệt, được một năm rồi mất ngay, cũng đáng thương. Vì rằng lòng trời muốn thu nhặt lại cho họ Đinh, tất nhiên trước hết phải có người khu trừ. Tạo hóa đã có khí số nhất định, người ta làm thế nào mà ra ngoài vòng đúc nặn của tạo hóa cho được. Tự cổ đến nay, chứng nghiệm đã nhiều không phải một việc này, ta có thể biện hộ cho Nam Tấn Vương được.
____________________
1) Hiện nay có ý kiến khác nhau về Đường Lâm (quê của Ngô Quyền), một số ý kiến chỉ định là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà
Tây; còn có người cho rằng Đường Lâm thuộc Hà Tĩnh hiện nay.
2) Nay thuộc xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Tây.