Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )

Hiến Tôn Hoàng Đế

Tác giả: Ngô Thời Sỹ

Tên là Vượng, con thứ của vua Minh Tôn, ở ngôi vua được 12 năm, Vua có thiên tư sáng suốt, lại gặp lúc nước thái bình, tiếc rằng làm vua không bao lâu, chưa thấy làm được việc gì.

Niên hiệu Khai Hựu thứ hai, Bảo Từ Thái hậu mất. Tính bà rất nhân từ, yêu con các thứ thiếp cũng như con mình sinh ra, đối đãi phi, tần rất có ân huệ; ức chế các tư gia, không đem ân điển cho bậy ai bao giờ. Đời bấy giờ khen là hơn cả các vị mẫu hậu.

Chiêu Văn Vương là Nhật Duật mất (77 tuổi). Ông thông hiểu khắp thư sử, biết rõ âm luật, đời bấy giờ khen là người uyên bác, các chế tác ở triều đình đều do tay ông làm ra. Có sứ thần Chiêm Thành hay sứ Mán đến, thì ông nói chuyện bằng tiếng Chiêm hay tiếng Mán, vua Nhân Tôn khen là người phiên lạc thác sinh, sứ giả nhà Nguyên đến, không cần ai phải phiên dịch, ông tiếp chuyện vui vẻ như thường, sứ Nguyên ngờ ông là người Chân Định (nước Tầu) sang làm quan ở nước Nam. Ông rất giỏi về liệu tình thế của bên địch, trận đánh Chương Dương, là chiến công của ông to nhất trong năm Trùng Hưng. Cao sang vị thân vương, thờ 4 triều vua, 33 lần chuyên giữ một trấn quan trọng; ở trong nhà không ngày nào là không có chèo hát vui chơi, người ta ví ông cũng như Quách Phần Dương đời Đường.

Trần Khắc Chung mất, Khắc Chung là người kiểu mà tâm địa nhỏ nhặt, làm ra bộ cẩn thận, mà vẫn không giấu được bản tính. Thường cùng Sĩ Cố đánh cờ bạc, suốt ngày không hề nghỉ, có được hay thua một vài quan tiền, lấy làm khổ tâm lắm. Bạn bè có tiệc đầy tuổi con, khánh thành nhà mới, mời đến là đi liền; nhà lang thuốc có món ăn ngon cũng đến; quân lính có biếu món ăn, thì khen nịnh vợ nó; người thức giả khinh y lắm.

Khắc Chung đã vô lễ làm ô nhục bà Huyền Trân, mưu đồ giết Quốc Chân vô tội, cười đùa với thiên tai không lòng kính trời; đại hạn mà đổ lỗi cho Long vương, khinh khi cả quỉ thần; chỉ việc xiểm nịnh luồn cúi, mà các vua đời bấy giờ không biết là kẻ gian tà.

Khi phụ táng Bảo Từ Thái hậu ở Thái Lăng, Vua sai bách quan chọn ngày tốt, có người nói năm nay bất lợi, bác bỏ ngày đã chọn ấy đi. Thượng hoàng hỏi rằng: “Người biết sang năm ta chết hay sao?”. Thưa rằng: “Không biết”. Lại hỏi: “Nếu sang năm chưa chết thì nên hoãn việc hỏa táng; nếu sang năm chết mà đã táng được Mẫu hậu, chả hơn chết mà không làm được việc hay sao? Trong lễ có sự chọn ngày là trọng việc đó mà thôi, sao lại câu nệ việc họa hay phúc thế được”. Việc táng vẫn thi hành. Xưa kia: Khi đưa đám tang vua Đại Tôn đời Đường, vua Đức Tôn thấy xe tang không đi chính đường đã đặt sẵn lại đi tránh sang hướng Đinh và Vị, hỏi cớ tại sao? Các quan thưa: “Vì bản mệnh Bệ hạ tại hướng Ngọ, nên xe tang tránh hướng Ngọ”. Vua nói: “Có lẽ nào mưu đồ tư lợi cho mình, mà bắt xe tang đi không chính hướng như thế”, liền truyền lệnh cứ thẳng hướng Ngọ mà đi. Nay vua Minh Tôn bác lời chọn ngày, đều là có hiếu tâm, không mê hoặc về hủ tục.

Thượng hoàng thân đi đánh nước Ai Lao, cử Nguyễn Trung Ngạn làm Phát Vận sứ, thanh thế quân lừng lẫy, quân nước Ai Lao trông thấy phải trốn xa, Vua xuống chiếu cho Trung Ngạn mài vách núi đá ghi chép chiến công vào đó, rồi kéo quân về, chưa được mấy lâu, lại kiến nghị vua thân đi đánh nữa, nhưng bị chứng đau mắt, có người xin hoãn việc ấy, Vua không nghe; đi đến Nghệ An, nghe tin nước Ai Lao xâm lấn Nam Nhung, đương đau cũng cố đi, sai Đoàn Nhữ Hài làm đốc tướng, các đạo quân đều do ông điều khiển, Nhữ Hài nghĩ rằng quân Ai Lao yếu thế, đánh tất phải được, muốn lập kỳ công để kiêu ngạo với đồng bối; đến khi đánh nhau, quân giặc phục sẵn voi mà đánh giáp vào, quan quân to thua to, Nhữ Hài cũng ngã xuống nước, Thượng hoàng nghe tin nói: “Không phải Nhữ Hài không biết liệu tình thế quân giặc, chỉ vì làm to quá mà đến nỗi”. Thế mới biết người ta không nên mong ước quá phận hạn của mình.

Trong việc này, Đỗ Thiên Lư cũng đương đau mà cố xin hỗ giá, nói rằng: “Thà chết ở ngoài quân dinh, chứ không chịu chết ở trên giường đệm”. Thượng hoàng khen là khí khái, cho đi theo, cũng bị chết ở đất giặc.

Vua thì gượng đau mà xuất quân, Tướng thì gượng đau mà đi hỗ giá, lấy sự chết ở trên giường đệm là hèn, lấy sự chết bọc thây bằng da ngựa làm hùng tráng; ở đời có người mang chăn vào trúc trực, mới có một đêm; vắng nhà, đã tự kiêu ngạo với bọn tỳ thiếp, thật đáng cười.

Cử Nguyễn Trung Ngạn làm Tao Vận sứ, kiến nghị lập ra kho chứa thóc, chức các thóc thuế điền để phòng chẩn cấp cho dân bị đói, vua xuống chiếu bắt các lộ phải thi hành.

Đó là di ý kho Thường Bình đời cổ, đến mùa thì bán và đong, khi chẩn cấp đã có sẵn, không đến nỗi lâm sự mới hốt hoảng đi làm, dân không phải dắt nhau đi lại khổ sở, quan không phải đốc thu phiền bận, phát ra được chóng chia ra khắp, cũng là một chính sự hay.

Hưng Hiếu Vương đi đánh quân Mán Ngưu Hống bình được. Khi kéo quân về, viện lệ cũ khi Nhân Huệ định được Nam Nhung, mà xin thưởng cho kẻ giữ thuyền. Thượng hoàng nói: “Khi xưa Khánh Dư đánh Nam Nhung, phải lấy gỗ đóng lấy thuyền, đó là thuyền coi giữ ở đất giặc, không phải thuyền giữ Nghệ An của mình. Việc này nay khác với việc trước”. Thưa rằng: “Nếu không có thuyền để giữ, thì chiến sĩ giữ lâu thế nào được?” Thượng hoàng nói: “Nếu thế, trước hết phải thưởng người ở trong triều đình; Kinh đô không giữ được yên, quân sĩ đi đánh giặc thế nào được?”. Hưng Hiếu không trả lời được. Vua đổi quyển lịch Thụ thời gọi là Hiệp kỷ lịch. Bấy giờ Đặng Lộ là quan Hậu Nghi Lang, làm ra “Linh lung nghi”, để khảo nghiệm hình tượng ở trên trời, đều được phù hợp.

Vua mất, (hiệu là Hiến Tôn) Hoàng tử Cao lên ngôi, Vua cải niên hiệu là Thiện Phong.

Cử Nguyễn Trung Ngạn làm chức Tri Khu mật viện sự. Quy chế cũ: Cấm quân thuộc vào Thượng Thư sảnh đến khi ấy đặt ra viện Khu mật quản lĩnh đạo quân ấy. Trung Ngạn kén đinh tráng xung vào số khuyết trong cấm quân, lập ra sổ sách. Viện Khu Mật quản lĩnh cấm quân từ Trung Ngạn trước nhất.

Tên là Vượng, con thứ của vua Minh Tôn, ở ngôi vua được 12 năm, Vua có thiên tư sáng suốt, lại gặp lúc nước thái bình, tiếc rằng làm vua không bao lâu, chưa thấy làm được việc gì.

Niên hiệu Khai Hựu thứ hai, Bảo Từ Thái hậu mất. Tính bà rất nhân từ, yêu con các thứ thiếp cũng như con mình sinh ra, đối đãi phi, tần rất có ân huệ; ức chế các tư gia, không đem ân điển cho bậy ai bao giờ. Đời bấy giờ khen là hơn cả các vị mẫu hậu.

Chiêu Văn Vương là Nhật Duật mất (77 tuổi). Ông thông hiểu khắp thư sử, biết rõ âm luật, đời bấy giờ khen là người uyên bác, các chế tác ở triều đình đều do tay ông làm ra. Có sứ thần Chiêm Thành hay sứ Mán đến, thì ông nói chuyện bằng tiếng Chiêm hay tiếng Mán, vua Nhân Tôn khen là người phiên lạc thác sinh, sứ giả nhà Nguyên đến, không cần ai phải phiên dịch, ông tiếp chuyện vui vẻ như thường, sứ Nguyên ngờ ông là người Chân Định (nước Tầu) sang làm quan ở nước Nam. Ông rất giỏi về liệu tình thế của bên địch, trận đánh Chương Dương, là chiến công của ông to nhất trong năm Trùng Hưng. Cao sang vị thân vương, thờ 4 triều vua, 33 lần chuyên giữ một trấn quan trọng; ở trong nhà không ngày nào là không có chèo hát vui chơi, người ta ví ông cũng như Quách Phần Dương đời Đường.

Trần Khắc Chung mất, Khắc Chung là người kiểu mà tâm địa nhỏ nhặt, làm ra bộ cẩn thận, mà vẫn không giấu được bản tính. Thường cùng Sĩ Cố đánh cờ bạc, suốt ngày không hề nghỉ, có được hay thua một vài quan tiền, lấy làm khổ tâm lắm. Bạn bè có tiệc đầy tuổi con, khánh thành nhà mới, mời đến là đi liền; nhà lang thuốc có món ăn ngon cũng đến; quân lính có biếu món ăn, thì khen nịnh vợ nó; người thức giả khinh y lắm.

Khắc Chung đã vô lễ làm ô nhục bà Huyền Trân, mưu đồ giết Quốc Chân vô tội, cười đùa với thiên tai không lòng kính trời; đại hạn mà đổ lỗi cho Long vương, khinh khi cả quỉ thần; chỉ việc xiểm nịnh luồn cúi, mà các vua đời bấy giờ không biết là kẻ gian tà.

Khi phụ táng Bảo Từ Thái hậu ở Thái Lăng, Vua sai bách quan chọn ngày tốt, có người nói năm nay bất lợi, bác bỏ ngày đã chọn ấy đi. Thượng hoàng hỏi rằng: “Người biết sang năm ta chết hay sao?”. Thưa rằng: “Không biết”. Lại hỏi: “Nếu sang năm chưa chết thì nên hoãn việc hỏa táng; nếu sang năm chết mà đã táng được Mẫu hậu, chả hơn chết mà không làm được việc hay sao? Trong lễ có sự chọn ngày là trọng việc đó mà thôi, sao lại câu nệ việc họa hay phúc thế được”. Việc táng vẫn thi hành. Xưa kia: Khi đưa đám tang vua Đại Tôn đời Đường, vua Đức Tôn thấy xe tang không đi chính đường đã đặt sẵn lại đi tránh sang hướng Đinh và Vị, hỏi cớ tại sao? Các quan thưa: “Vì bản mệnh Bệ hạ tại hướng Ngọ, nên xe tang tránh hướng Ngọ”. Vua nói: “Có lẽ nào mưu đồ tư lợi cho mình, mà bắt xe tang đi không chính hướng như thế”, liền truyền lệnh cứ thẳng hướng Ngọ mà đi. Nay vua Minh Tôn bác lời chọn ngày, đều là có hiếu tâm, không mê hoặc về hủ tục.

Thượng hoàng thân đi đánh nước Ai Lao, cử Nguyễn Trung Ngạn làm Phát Vận sứ, thanh thế quân lừng lẫy, quân nước Ai Lao trông thấy phải trốn xa, Vua xuống chiếu cho Trung Ngạn mài vách núi đá ghi chép chiến công vào đó, rồi kéo quân về, chưa được mấy lâu, lại kiến nghị vua thân đi đánh nữa, nhưng bị chứng đau mắt, có người xin hoãn việc ấy, Vua không nghe; đi đến Nghệ An, nghe tin nước Ai Lao xâm lấn Nam Nhung, đương đau cũng cố đi, sai Đoàn Nhữ Hài làm đốc tướng, các đạo quân đều do ông điều khiển, Nhữ Hài nghĩ rằng quân Ai Lao yếu thế, đánh tất phải được, muốn lập kỳ công để kiêu ngạo với đồng bối; đến khi đánh nhau, quân giặc phục sẵn voi mà đánh giáp vào, quan quân to thua to, Nhữ Hài cũng ngã xuống nước, Thượng hoàng nghe tin nói: “Không phải Nhữ Hài không biết liệu tình thế quân giặc, chỉ vì làm to quá mà đến nỗi”. Thế mới biết người ta không nên mong ước quá phận hạn của mình.

Trong việc này, Đỗ Thiên Lư cũng đương đau mà cố xin hỗ giá, nói rằng: “Thà chết ở ngoài quân dinh, chứ không chịu chết ở trên giường đệm”. Thượng hoàng khen là khí khái, cho đi theo, cũng bị chết ở đất giặc.

Vua thì gượng đau mà xuất quân, Tướng thì gượng đau mà đi hỗ giá, lấy sự chết ở trên giường đệm là hèn, lấy sự chết bọc thây bằng da ngựa làm hùng tráng; ở đời có người mang chăn vào trúc trực, mới có một đêm; vắng nhà, đã tự kiêu ngạo với bọn tỳ thiếp, thật đáng cười.

Cử Nguyễn Trung Ngạn làm Tao Vận sứ, kiến nghị lập ra kho chứa thóc, chức các thóc thuế điền để phòng chẩn cấp cho dân bị đói, vua xuống chiếu bắt các lộ phải thi hành.

Đó là di ý kho Thường Bình đời cổ, đến mùa thì bán và đong, khi chẩn cấp đã có sẵn, không đến nỗi lâm sự mới hốt hoảng đi làm, dân không phải dắt nhau đi lại khổ sở, quan không phải đốc thu phiền bận, phát ra được chóng chia ra khắp, cũng là một chính sự hay.

Hưng Hiếu Vương đi đánh quân Mán Ngưu Hống bình được. Khi kéo quân về, viện lệ cũ khi Nhân Huệ định được Nam Nhung, mà xin thưởng cho kẻ giữ thuyền. Thượng hoàng nói: “Khi xưa Khánh Dư đánh Nam Nhung, phải lấy gỗ đóng lấy thuyền, đó là thuyền coi giữ ở đất giặc, không phải thuyền giữ Nghệ An của mình. Việc này nay khác với việc trước”. Thưa rằng: “Nếu không có thuyền để giữ, thì chiến sĩ giữ lâu thế nào được?” Thượng hoàng nói: “Nếu thế, trước hết phải thưởng người ở trong triều đình; Kinh đô không giữ được yên, quân sĩ đi đánh giặc thế nào được?”. Hưng Hiếu không trả lời được. Vua đổi quyển lịch Thụ thời gọi là Hiệp kỷ lịch. Bấy giờ Đặng Lộ là quan Hậu Nghi Lang, làm ra “Linh lung nghi”, để khảo nghiệm hình tượng ở trên trời, đều được phù hợp.

Vua mất, (hiệu là Hiến Tôn) Hoàng tử Cao lên ngôi, Vua cải niên hiệu là Thiện Phong.

Cử Nguyễn Trung Ngạn làm chức Tri Khu mật viện sự. Quy chế cũ: Cấm quân thuộc vào Thượng Thư sảnh đến khi ấy đặt ra viện Khu mật quản lĩnh đạo quân ấy. Trung Ngạn kén đinh tráng xung vào số khuyết trong cấm quân, lập ra sổ sách. Viện Khu Mật quản lĩnh cấm quân từ Trung Ngạn trước nhất.

Bình luận