Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Việt Sử Tiêu Án ( 1775 )

Thuận Tôn Hoàng Đế Và Thiếu Đế

Tác giả: Ngô Thời Sỹ

Thuận Tôn tên là Ngung, con út của vua Nghệ Tôn, ở ngôi vua 9 năm, bị Quý Ly giết. Tuy làm vua mà chỉ giữ hư vị, làm vị vua bù nhìn. Năm đẻ và ngày chết đều bị tà thần cầm vận mệnh, thật đáng thương.

Niên hiệu Quang Thái năm thứ hai, người ở Thanh Hóa là Nguyễn Thanh mạo xưng là Linh Đức, lánh nạn vào Lương Giang, dân hưởng ứng theo.

Người Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa, Quý Ly đem quân chống cự; quân giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân ta cắm gỗ ở Bàn Nha đối lũy với nhau. Quân giặc phục voi, giả tảng nhổ trại về, Quý Ly kén dũng sĩ đuổi theo, thủy quân mở cây gỗ ra đánh nhau, quân giặc tháo đập nước, đưa voi ra xông vào trận, quan quân ta thua to, Quý Ly trốn về, xin thêm chiến thuyền để chống cự. Thượng hoàng không cho, vì thế y xin trả lại binh quyền, không đi đánh nữa.

Thượng hoàng sai Trần Khát Chân đi đánh giặc, quân ra đến Hoàng Giang, gặp quân giặc, Trần Nguyên Diệu kéo quân đầu hàng giặc trước.

Việc này Quý Ly trốn trước, Đa Phương trốn theo, thế mà còn cho rằng: toán quân đi giữ gìn sau cùng, là công của mình, có vẻ kheo khoang, thế là những người thua bỏ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước, lại không xấu hổ với quân lính buộc thuyền giữ cây gỗ đó hay sao? Còn tài cán gì mà khoe khoang.

Quý Ly nói dèm pha với Thượng hoàng rằng mỗi trận ở Bàn Nha, vì Đa Phương mà đến nỗi thua. Thượng hoàng nói nên trừng phạt bằng tội nhỏ; Quý Ly nói: “Đa Phương dũng mãnh, thôi sợ nó sẽ bỏ đi sang Minh hay sang Chiêm mất, thả hổ di hoạn, không bằng giết đi là xong” liền bắt phải tự tử. Đa Phương than rằng: “Vì có tài mà được sang cũng lại vì có tài mà đến chết, ta chỉ tiếc rằng không chết ở trong chiến trận thôi”.

Yêu tăng là Phạm Sư Ôn chiêu tập bọn vô lại tụ ở Quốc Oai, 2 vua phải đi về phía bắc để trị nạn;

Sư Ôn vào ở trong cung khuyết 3 ngày; Thượng hoàng sai Phụng Thế đánh bắt được, Sư Ôn chịu tội chết, các tên bị bắt phải theo, được tha chết không hỏi gì.

Cuối đời Trần, hễ quân giặc đến là lánh đi, đành rằng bọn cuồng khấu khó chống cự, đến lũ giặc đói ở thôn quê cũng vào được cung khuyết, mà cũng không dám kháng cự, sao lại nhát đến thế. Vua Nghệ Tôn trị quốc thì không sửa sang võ bị, Quý Ly giữ chủ bình thì không quen tướng lược, các thành trì, đồn canh chả lưu ý gì đến, một tên yêu tăng khởi lên mà vua phải chạy vất vả, thế còn gọi là trong nước có người tài sao? Trước kia vua Nhân Tôn không ngồi trong thành mà giữ, ra ngoài mà liệu cách đánh giặc, có hèn nhát như thế đâu?

Chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga cùng tướng là La Khải đem quân đến xâm lược nước ta, vua sai Trần Khát Chân chống cự, gặp nhau ở Hải Triều; người Chiêm chưa tụ quân được hết, Bồng Nga ra trước để xem tình thế, tiểu thần của y là Bỉ Lậu Kê bị tội, chạy về với quan quân ta, chỉ thuyền sơn màu xanh mà bảo rằng: đó là thuyền quốc vương; Khát Chân sai hỏa súng cứ nhằm thuyền ấy mà bắn đến một lúc, bắn suốt qua Bồng Nga, quân giặc tan vỡ cả. Nguyên Diệu lấy xác Bồng Nga chạy về với quân ta, Khát Chân đóng hòm thủ cấp dâng lên Vua, Thượng hoàng nói: “Ta và quân Chiêm giữ nhau mãi, nay mới được trông thấy đầu này, khác gì Cao Tổ trông thấy đầu Hạng Võ”. Bách quan đều hô mừng “vạn tuế”. Tướng Chiêm là La Khải thu tàn quân đi đường bộ theo ven núi chạy về nước, giữ nước tự lập làm vua, con Bồng Nga là Ma Nô sợ bị giết, chạy về nước ta.

Mở kho tàng ở núi Thiên Kiện lấy các của cải bán giấu ở đó khi trước, bị núi lở, không khai được, liền bỏ đó.

Quan Tư đồ Nguyên Đán mất. Thượng hoàng đến hỏi thăm và hỏi về hậu sự, ông đều không nói gì, chỉ xin kính nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm như con, thì nước được vô sự; ông có làm thơ rằng:

“Nhân ngôn ký tử dữ lão nha.

“Bất thức lão nha liên ái phần”(6).

Là ý khuyên can Thượng hoàng việc gửi vua Thuận Tôn cho Quý Ly.

Nguyên Đán có cô con gái tên Thái, sai nho sinh Nguyễn Ứng Long dạy học, Ứng Long tư tình với cô Thái, Nguyên Đán liền gả cho, sau sinh ra con là Nguyễn Trãi khai quốc công thần đời Lê. Nguyên Đán ở động Thanh Hư, núi Côn Sơn, cháu ngoại là Nguyễn Trãi có làm bài ca. (Chép ở Hoàng Việt vặn tuyển).

Lời bàn: “Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, gặp vận nước không may, chỉ lấy sự rút lui để toàn thân là đắc sách, biết chơi thắng cảnh ở động Thanh Hư, mà không hỏi đến xã tắc ở Thiên Trường an hay nguy; chỉ mưu tính cho anh em Mộng Dữ, mà không nhìn gì đến cha con vua Nghệ Tôn được lợi hay bị hại; đến khi vua hỏi đến hậu sự, cũng không nói rõ; không biết rằng: Quý Ly đã không che chở gì cho mình, thì sao còn đưa Mộng Dữ gửi nó? Vua đã mất nước, bầy tôi toàn một mình thế nào được? Lời răn dạy của cố nhân đúng lắm.

Trang Định Vương xưa cùng Linh Đức mưu tính giết Quý Ly, việc tiết lộ, bị nó oán, vẫn để lòng nghi và lo sợ, phải trốn đi, đến Vạn Ninh, người trại đó không cho ở, Thượng hoàng sai Nhân Liệt chạy theo gọi về; Quý Ly ngầm sai người giết đi.

Lời bàn: Trang Định là con Vua mà trốn đi, gặp phải người trại đó có dã tâm, tên tướng mọn hạ độc thủ; trên có vua cha không xét cho cái cớ phải bỏ đi, cũng không biết đến nguyên do đến nỗi chết. Vua Nghệ Tôn già lẫn đến thế, thật đáng giận lắm.

Mùa hạ đại hạn, Vua xuống chiếu cầu có người nói thẳng việc triều chính bấy giờ. Bùi Mộng Hoa dâng thư: “Thần nghe câu trẻ con hát rằng: “Thâm tai Lê sư”, tất nhiên Quý Ly có dị chí. Thượng hoàng đem lời ấy bảo Quý Ly, vì thế Mộng Hoa đành ẩn lánh không dám ra.

Không rõ Mộng Hoa xuất thân là hạng thế nào, túng xử ở nơi giang hồ mà có lòng lo cho Vua, lại càng tỏ là khí tiết chi sĩ, tự cao như chim hồng bay ở lưng trời, Quý Ly làm thế nào mà lưới bẫy được. Thật đáng là hào kiệt

Đặt chức Giang quan Tuần thủ ở các xứ, để trông coi việc lùng bắt giặc cướp.

Mông Trang bàn rằng: Kẻ ăn trộm cái vòng thì bị giết, kẻ ăn trộm cả nước thì được phong tước hầu; đặt ra chức phòng giữ giang quan, chả qua là kẻ bắt trộm nhỏ móc túi cướp níp đó thôi. Trong dân gian không có việc đào tường, lẻn cửa, mà nhà Trần đã có mối lo đổi ngọc thay vạc rồi.

Quý Ly làm ra 14 thiên minh đạo dâng lên Vua; để Chu Công làm tiên thánh, ngồi hướng mặt phía nam, Khổng Tử làm tiên sư, ngồi hướng mặt phía bắc. Trong sách Luận Ngữ có 4 chỗ đáng ngờ, như là: Yết kiến Nàng Nam Tử, khi ở nước Trần bị Tuyết Lương và Công sơn Phật Mật mời. Khổng Tử muốn đến v.v… cho Hàn Dũ là đạo Nho, bọn Châu, Trình, Chu tử thì học bác tạp mà tài hèn, chỉ chăm trộm cắp ý nghĩa cổ nhân. Thượng hoàng khen ngợi lắm. Đoàn Xuân Lôi trợ giáo trường Quốc Tử chống lại nói là không nên làm thế, bị lưu đày ra châu gần.

Lời bàn: Nhan Uyên nói: đạo của Phu tử lớn lắm, thiên hạ không chỗ dung nạp nổi, cho nên ở Lỗ bị trục, ở Tề bị cùng khốn, ở Vệ bị thiệt hại, ở Thái bị vây, bị Yến Anh dèm pha, bị Võ Thúc chê trách, là lời người đồng thời, lại có kẻ truất xuống làm trung hiến, giáng làm tiên sư, thật là người mù chê mặt trời, mặt trăng không ánh sáng, có làm tổn hại gì được các vì sáng đó. Còn đến bảo Xương Lê(7) là đạo Nho, Liêm, Lạc(8) là trộm cắp. Đạo học các vị này khi ở Bắc, đã bị khuất trong thời bấy giờ, sang đến Nam, lại cũng bị đời sau bài bác, các ông thật là gặp ách vận, đáng than.

Quý Ly tìm kín được dòng máu họ Hồ, muốn trở lại họ cũ, bèn lấy tên Hồ Cương làm người tâm phúc.

Thượng hoàng sai vẽ hình tượng Chu Công, Hoắc Quang, Chư Cát Lượng, Hiến Thành làm bức Tứ phụ đồ (4 vị giúp vua) cho Quý Ly, lại dụ rằng: “Nếu vua có thể giúp được thì giúp, nếu hèn kém quá thì cứ tự nhận lấy”. Quý Ly thề rằng: “Đâu dám có mưu đồ khác, nếu có thì trời không chứng”. Bấy giờ Thượng hoàng nằm mộng thấy vua Duệ Tôn đưa quân lính đến, miệng đọc thơ rằng:

“Trung gian duy hữu xích chủy hầu,

“Ân cần tiềm thượng bạch kê lâu,

“Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,

“Bất tại tiền đầu tại hậu đầu”.

Thượng hoàng chiết bài thơ này rằng: Thượng hoàng sinh năm Tân Dậu là bạch kê (gà trắng), Quý Ly là mỏ đỏ (xích chùy), khẩu vương là chữ quốc, hưng vong sau này sẽ thấy. Vì thế nghĩ lo lắm, nhưng quyền binh đã về tay nó rồi, không thể làm gì được nữa, Thượng hoàng liền mất, hiệu là Nghệ Tôn.

Sử thần bàn rằng: Vua Nghệ Tôn lúc trước lầm cho rằng Quý Ly là người gửi con cháu được, đến lúc mất hết quyền, mới biết là trúng kế của nó, đến năm tàn sắp chết mới tỉnh ngộ, xem trong đồng tính, vây cánh tôn thất không có ai, xét ngoài triều thần, thân đảng của tên gian thần đã bền chắc, không còn sao được, hối thì đã muộn. Cho nó bức tranh tứ phụ, là mong còn kéo lại phần nào chăng? Cân nói: khả phụ, khả thủ, mặc nó muốn sao thì làm, chứ có phải thật bụng mong nó giúp Vua như 4 vị ở trong bức tranh đâu. Đến chuyện nhà Trần lấy vợ người cùng họ, là răn sợ bị họ ngoại lấy mất nước như nhà Lý, thế mà con cái họ Hồ vào làm phi tần nhà Trần sinh hai vị vua, để làm cái mầm Quý Ly nắm quyền, con gái họ Trần gả về họ Hồ, sinh một cháu ngoại, để làm câu nói cho Hán Xương xin quyền nhận việc nước; thật là trời mượn việc đó mà làm nhà Trần mất nước, báo thù cho vua Lý Huệ Tôn, con tạo xoay vần khéo đến thế.

Vua xuống chiếu, cho Quý Ly vào ở trong sảnh đài, gọi là Họa lư. Quý Ly biên tập thiên Vô Dật để dạy Quan gia; có lệnh gì thì xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế.

Ngày xưa nhà Lương có Hầu Cảnh tự hiệu là Vũ trụ Tướng quân, nay Hồ Quý Ly tự xưng là Cai giáo Hoàng đế, thật là một khoáng điển của bọn tà thân từ thiên cổ đến giờ.

Cấm bách quan không được dùng lối áo tay lớn, đồ dùng dân gian không được sơn son thếp vàng.

Nhà Minh sai Hanh Thái đến xin giúp cho quân, và voi, cùng lương thực cấp cho quân. Thời bấy giờ nhà Minh đánh quân Mán làm phản ở Long Châu, nên âm mưu đặt ra kế đó, muốn mượn tiếng để bắt người nước ta, Hanh Thái mật bảo cho Tri châu, vì thế nước ta không cho quân lính và voi, chỉ cấp cho lương, cũng không được nhiều, đưa đến Đồng Đăng rồi trở về.

Mới ban hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”.

Phương pháp làm tiền giấy: giấy 10 đồng vẽ rau tảo, giấy 30 đồng vẽ sóng nước, giấy một tiền vẽ mây, giấy hai tiền vẽ con rùa, giấy ba tiền vẽ con lân, giấy năm tiền vẽ con phượng, giấy một quan tiền vẽ con rồng. In xong, cho dân đổi lấy tiền; cấm không được chứa tư dùng tư thứ tiền bằng đồng.

Định thể cách thi cử nhân. Năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, thi trúng, lại phải thi một bài văn sách, rồi định thứ bậc, chia ra kinh và trại, có tuyển đủ tam khôi (ba vị đỗ đầu).

Thể cách thi: kỳ thứ một: một bài kinh nghĩa, có phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, đại giảng, tiểu kết, hạn 500 chữ; kỳ thứ hai: Thơ Đường luật, phú cổ thể, hoặc là tao, tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên; kỳ thứ ba: Bài chiếu như thể của đời Hán, bài Chế, Biểu như thể tứ luc đời Đường; kỳ thứ tư: một thiên văn sách hỏi về kinh, sử và thời vụ, hạn 1.000 chữ trở lên

Phương pháp khoa cử của nhà Trần đến đó mới đủ; các nhân tài thu dụng được, trong đó có Nguyễn Ức Trai là giỏi hơn cả, còn thì để giúp cho đầu đời Lê như là: Lý Tử Tấn, Võ Mộng Nguyên, Phan Phu Tiên, Nguyễn Thiên Túng đều là cự phách trong làng văn. Duy có kính nghĩa thì từ Minh có trước, cùng lý trí dụng không thiết gì yếu bằng, cũng có thể suy rộng ra mà thi hành được.

Định cách chức mũ và phẩm phục các quan văn và võ. (Nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu hoa đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc). Quý Ly làm thơ và kinh nghĩa bằng quốc ngữ. Sai các thày đàn bà dạy các cung nhân. Các ý nghĩa thì theo ý kiến của mình, không theo tập truyện của Chu Tử.

Quý Ly lúc trước đỗ thi Hương, lại thi trúng khoa Hoành từ, cho nên mới dám xính thông minh, không biết rằng lối học chương cú của mình, đã biết thế nào chỉ qui của thánh hiền, như là 4 điều ngờ sách Luận ngữ, tự nghĩ ra thi nghĩa, thật là con ếch ngồi trong giếng nước, không thể nói chuyện biển cả được; cũng như con vượn xé trộm áo Chu Công.

Sai quan Thượng thư Đỗ Tĩnh xem xét và đo đạc động An Tôn ở Thanh Hóa, xây thành đào hào, lập nhà miếu và xã tắc để sẽ thiên kinh đô vào đó. Phạm Cự Luận can ngăn. Quý Ly nói: “Chí ta đã quyết định rồi, nhà ngươi còn nói gì?”. Nhữ Thuyết nói: “Xưa kia nhà Chu và Ngụy thiên đô, đều có sự không may; đất Long Đỗ của ta có núi Tản, sông Lô, cao sâu, phẳng rộng; nước Việt ta mở nghiệp lấy nơi đó làm căn bản, người Nguyên chịu phục tru, giặc Chiêm nộp đầu, những việc trước có thể kinh nghiệm rõ, vậy xin nghĩ lại”.

(Cự Luận đi đánh giặc cỏ Hồng y ở Tuyên Quang bị giặc vây hãm rồi chết).

Thành Tây Đô của Quý Ly ở tại các ấp Hoa Giai, Phương Giai, Tây Giai thuộc huyện Vĩnh Phúc(9), ra vào có 4 cửa thành, là các đường phố khi trước, nên đặt tên như thế, hiện nay còn vết xây đá; tả và hữu thành bách cận với núi đá, một con sông từ Ai Lao chảy đến là Lương Giang hợp lưu ở trước mặt; một cha con họ Hồ ở đó, thân bị bắt, nước bị mất, đành là ăn ở bất nghĩa nên tội, nhưng cũng là tình thế nơi này mà đến nỗi.

Đổi tên Nghệ An là Lâm An, Trường An là Thiên Quan, Lạng Giang là Lạng Sơn, Diễn Châu là Vọng Giang.

Xuống chiếu rằng: Đời cổ nước có nhà học, hương đảng có nhà Tự, xóm ngõ có nhà Tường, đều là nơi để tỏ rõ giáo hóa, hậu phong tục; ngày nay đã lập ra quốc học mà ở các châu huyện hãy còn thiếu, nên phải đặt ra học quan, cho học điền; phủ thì được 15 mẫu, để cung cấp việc lễ ngày sóc và đèn sách; các giáo, Huấn sinh viên, hàng năm kén người ưu tú cống lên triều đình, sẽ thân hành thi để kén chọn.

Lời bàn: Quý Ly thì phiền mà vụn vặt giống như Vương Mãng, xính học thuật thì lại quá hơn, thích việc đời cổ giống như Vũ Văn, tài kinh tế thì không bằng. Tự lúc đảm đương việc nước, đổi hết chế độ cũ, đặt ra Thượng Lâm tự mà bãi sở Đăng Văn, phát hành tiền giấy thông bảo, mà cấm dùng tiền thực chất, định lễ khoa cử lập quy chế học, đổi tên châu trấn, phân biệt cấp bậc mũ áo, để sửa sang nên đời thái bình; nhưng mà gốc đã lỗi rồi, còn thi hành điều gì được nữa? Huống chi nhà Minh đương chăm chú xâm miền Nam, lại không biết phòng bị, quên mất sự giữ vững cửa ngõ, chăm thay đổi hòn ngói, cái xà nhà hư nát, làm như thế chỉ chóng mất nước thôi.

Xuống chiếu hạn chế người đứng tên ruộng. – Người thường dân không được có quá 10 mẫu, thừa ra phải tiến vào của công. Thời bấy giờ các nhà tôn thất cho gia nô riêng ra đắp đê ở miền duyên hải, ngăn nước mặn, khai khẩn thành điền, lấy làm trang ấp riêng; nên khi ấy mới có lệ hạn chế ruộng. Nhà Minh đưa 2 người họ Nguyên là Đại Hồ và Tiểu Hồ sang an trí ở nước ta, cho tên Đại Hồ là Địa Phục Cơ, tên Tiểu Hồ là Địa Bảo Lang.

Lũ trẻ con hát rằng Thâm lai Lê sư, mà nhà Minh lại đưa tên Hồ sang an trí, đó là triệu chứng cha con Quý Ly phải bỏ nước mà đi, và lời sấm vua Lê Thái Tổ hưng sư.

Quý Ly bức bách Vua phải thiên đô. Ngự giá đi đến đồn Đại Lại, 2 người cung nhân là Trần Ngọc Cơ, Trần Ngọc Kiểm nói mật với Vua rằng: “Thiên đô tất có sự cướp ngôi, cướp nước”. Quý Ly nghe biết, giết 2 cung nhân ấy đi; vì cớ đã trót có lời thề với vua Nghệ Tôn, (câu tình nguyện giúp con Vua) nhưng vẫn muốn trái lời thề đã lâu, mới ngầm sai đạo si Nguyễn Khánh thuyết với Vua rằng: “Nơi đó cảnh đẹp thanh u, khác chốn trần gian, bản triều chỉ sùng Phật giáo, chưa có theo tiên chân du, Chúa Thượng mệt nhọc về việc nước, không gì bằn truyền ngôi cho Đông Cung, để giữ lấy sức khoẻ”, liền lập nên Bảo Thanh Cung ở phía nam núi Đại Lại, rước Vua đến ở đó, truyền ngôi cho Hoàng tử Án, đổi niên hiệu là Kiến Tân, Quý Ly lấy là Quốc Tổ nhiếp chánh, đề cái bảng rằng: “Cai giáo Hoàng đế thánh chỉ” ngay ngày hôm ấy lên ngự điện ở kinh đô mới.

THIẾU ĐẾ

Tên là Án, con trưởng vua Thuận Tôn, ở ngôi vua được 2 năm, Quý Ly phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

___________________________

1) Phóng đãng không giữ đức hạnh.

2) Xem mạch không nên nói phiền muộn, chỉ nên điều hòa thuốc mà chữa, nếu cứ nói đến phiền muộn mãi, e rằng sinh mãi phiền muộn không hết.

3) Đại ý: Ông đi sứ, tôi về ẩn dật, ông làm nên công danh, tôi được nhàn rỗi.

4) Theo luồng gió sẽ đưa tới nới có mây ngũ sắc.

5) Nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

6) Người ta bảo gửi con cho quạ già, biết quạ già có thương không?.

7) Tên Hàn Dũ.

8) Chu Đôn Di và Trình Tử.

9) Nay thuộc xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Thuận Tôn tên là Ngung, con út của vua Nghệ Tôn, ở ngôi vua 9 năm, bị Quý Ly giết. Tuy làm vua mà chỉ giữ hư vị, làm vị vua bù nhìn. Năm đẻ và ngày chết đều bị tà thần cầm vận mệnh, thật đáng thương.

Niên hiệu Quang Thái năm thứ hai, người ở Thanh Hóa là Nguyễn Thanh mạo xưng là Linh Đức, lánh nạn vào Lương Giang, dân hưởng ứng theo.

Người Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa, Quý Ly đem quân chống cự; quân giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân ta cắm gỗ ở Bàn Nha đối lũy với nhau. Quân giặc phục voi, giả tảng nhổ trại về, Quý Ly kén dũng sĩ đuổi theo, thủy quân mở cây gỗ ra đánh nhau, quân giặc tháo đập nước, đưa voi ra xông vào trận, quan quân ta thua to, Quý Ly trốn về, xin thêm chiến thuyền để chống cự. Thượng hoàng không cho, vì thế y xin trả lại binh quyền, không đi đánh nữa.

Thượng hoàng sai Trần Khát Chân đi đánh giặc, quân ra đến Hoàng Giang, gặp quân giặc, Trần Nguyên Diệu kéo quân đầu hàng giặc trước.

Việc này Quý Ly trốn trước, Đa Phương trốn theo, thế mà còn cho rằng: toán quân đi giữ gìn sau cùng, là công của mình, có vẻ kheo khoang, thế là những người thua bỏ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước, lại không xấu hổ với quân lính buộc thuyền giữ cây gỗ đó hay sao? Còn tài cán gì mà khoe khoang.

Quý Ly nói dèm pha với Thượng hoàng rằng mỗi trận ở Bàn Nha, vì Đa Phương mà đến nỗi thua. Thượng hoàng nói nên trừng phạt bằng tội nhỏ; Quý Ly nói: “Đa Phương dũng mãnh, thôi sợ nó sẽ bỏ đi sang Minh hay sang Chiêm mất, thả hổ di hoạn, không bằng giết đi là xong” liền bắt phải tự tử. Đa Phương than rằng: “Vì có tài mà được sang cũng lại vì có tài mà đến chết, ta chỉ tiếc rằng không chết ở trong chiến trận thôi”.

Yêu tăng là Phạm Sư Ôn chiêu tập bọn vô lại tụ ở Quốc Oai, 2 vua phải đi về phía bắc để trị nạn;

Sư Ôn vào ở trong cung khuyết 3 ngày; Thượng hoàng sai Phụng Thế đánh bắt được, Sư Ôn chịu tội chết, các tên bị bắt phải theo, được tha chết không hỏi gì.

Cuối đời Trần, hễ quân giặc đến là lánh đi, đành rằng bọn cuồng khấu khó chống cự, đến lũ giặc đói ở thôn quê cũng vào được cung khuyết, mà cũng không dám kháng cự, sao lại nhát đến thế. Vua Nghệ Tôn trị quốc thì không sửa sang võ bị, Quý Ly giữ chủ bình thì không quen tướng lược, các thành trì, đồn canh chả lưu ý gì đến, một tên yêu tăng khởi lên mà vua phải chạy vất vả, thế còn gọi là trong nước có người tài sao? Trước kia vua Nhân Tôn không ngồi trong thành mà giữ, ra ngoài mà liệu cách đánh giặc, có hèn nhát như thế đâu?

Chúa Chiêm Thành Chế Bồng Nga cùng tướng là La Khải đem quân đến xâm lược nước ta, vua sai Trần Khát Chân chống cự, gặp nhau ở Hải Triều; người Chiêm chưa tụ quân được hết, Bồng Nga ra trước để xem tình thế, tiểu thần của y là Bỉ Lậu Kê bị tội, chạy về với quan quân ta, chỉ thuyền sơn màu xanh mà bảo rằng: đó là thuyền quốc vương; Khát Chân sai hỏa súng cứ nhằm thuyền ấy mà bắn đến một lúc, bắn suốt qua Bồng Nga, quân giặc tan vỡ cả. Nguyên Diệu lấy xác Bồng Nga chạy về với quân ta, Khát Chân đóng hòm thủ cấp dâng lên Vua, Thượng hoàng nói: “Ta và quân Chiêm giữ nhau mãi, nay mới được trông thấy đầu này, khác gì Cao Tổ trông thấy đầu Hạng Võ”. Bách quan đều hô mừng “vạn tuế”. Tướng Chiêm là La Khải thu tàn quân đi đường bộ theo ven núi chạy về nước, giữ nước tự lập làm vua, con Bồng Nga là Ma Nô sợ bị giết, chạy về nước ta.

Mở kho tàng ở núi Thiên Kiện lấy các của cải bán giấu ở đó khi trước, bị núi lở, không khai được, liền bỏ đó.

Quan Tư đồ Nguyên Đán mất. Thượng hoàng đến hỏi thăm và hỏi về hậu sự, ông đều không nói gì, chỉ xin kính nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm như con, thì nước được vô sự; ông có làm thơ rằng:

“Nhân ngôn ký tử dữ lão nha.

“Bất thức lão nha liên ái phần”(6).

Là ý khuyên can Thượng hoàng việc gửi vua Thuận Tôn cho Quý Ly.

Nguyên Đán có cô con gái tên Thái, sai nho sinh Nguyễn Ứng Long dạy học, Ứng Long tư tình với cô Thái, Nguyên Đán liền gả cho, sau sinh ra con là Nguyễn Trãi khai quốc công thần đời Lê. Nguyên Đán ở động Thanh Hư, núi Côn Sơn, cháu ngoại là Nguyễn Trãi có làm bài ca. (Chép ở Hoàng Việt vặn tuyển).

Lời bàn: “Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, gặp vận nước không may, chỉ lấy sự rút lui để toàn thân là đắc sách, biết chơi thắng cảnh ở động Thanh Hư, mà không hỏi đến xã tắc ở Thiên Trường an hay nguy; chỉ mưu tính cho anh em Mộng Dữ, mà không nhìn gì đến cha con vua Nghệ Tôn được lợi hay bị hại; đến khi vua hỏi đến hậu sự, cũng không nói rõ; không biết rằng: Quý Ly đã không che chở gì cho mình, thì sao còn đưa Mộng Dữ gửi nó? Vua đã mất nước, bầy tôi toàn một mình thế nào được? Lời răn dạy của cố nhân đúng lắm.

Trang Định Vương xưa cùng Linh Đức mưu tính giết Quý Ly, việc tiết lộ, bị nó oán, vẫn để lòng nghi và lo sợ, phải trốn đi, đến Vạn Ninh, người trại đó không cho ở, Thượng hoàng sai Nhân Liệt chạy theo gọi về; Quý Ly ngầm sai người giết đi.

Lời bàn: Trang Định là con Vua mà trốn đi, gặp phải người trại đó có dã tâm, tên tướng mọn hạ độc thủ; trên có vua cha không xét cho cái cớ phải bỏ đi, cũng không biết đến nguyên do đến nỗi chết. Vua Nghệ Tôn già lẫn đến thế, thật đáng giận lắm.

Mùa hạ đại hạn, Vua xuống chiếu cầu có người nói thẳng việc triều chính bấy giờ. Bùi Mộng Hoa dâng thư: “Thần nghe câu trẻ con hát rằng: “Thâm tai Lê sư”, tất nhiên Quý Ly có dị chí. Thượng hoàng đem lời ấy bảo Quý Ly, vì thế Mộng Hoa đành ẩn lánh không dám ra.

Không rõ Mộng Hoa xuất thân là hạng thế nào, túng xử ở nơi giang hồ mà có lòng lo cho Vua, lại càng tỏ là khí tiết chi sĩ, tự cao như chim hồng bay ở lưng trời, Quý Ly làm thế nào mà lưới bẫy được. Thật đáng là hào kiệt

Đặt chức Giang quan Tuần thủ ở các xứ, để trông coi việc lùng bắt giặc cướp.

Mông Trang bàn rằng: Kẻ ăn trộm cái vòng thì bị giết, kẻ ăn trộm cả nước thì được phong tước hầu; đặt ra chức phòng giữ giang quan, chả qua là kẻ bắt trộm nhỏ móc túi cướp níp đó thôi. Trong dân gian không có việc đào tường, lẻn cửa, mà nhà Trần đã có mối lo đổi ngọc thay vạc rồi.

Quý Ly làm ra 14 thiên minh đạo dâng lên Vua; để Chu Công làm tiên thánh, ngồi hướng mặt phía nam, Khổng Tử làm tiên sư, ngồi hướng mặt phía bắc. Trong sách Luận Ngữ có 4 chỗ đáng ngờ, như là: Yết kiến Nàng Nam Tử, khi ở nước Trần bị Tuyết Lương và Công sơn Phật Mật mời. Khổng Tử muốn đến v.v… cho Hàn Dũ là đạo Nho, bọn Châu, Trình, Chu tử thì học bác tạp mà tài hèn, chỉ chăm trộm cắp ý nghĩa cổ nhân. Thượng hoàng khen ngợi lắm. Đoàn Xuân Lôi trợ giáo trường Quốc Tử chống lại nói là không nên làm thế, bị lưu đày ra châu gần.

Lời bàn: Nhan Uyên nói: đạo của Phu tử lớn lắm, thiên hạ không chỗ dung nạp nổi, cho nên ở Lỗ bị trục, ở Tề bị cùng khốn, ở Vệ bị thiệt hại, ở Thái bị vây, bị Yến Anh dèm pha, bị Võ Thúc chê trách, là lời người đồng thời, lại có kẻ truất xuống làm trung hiến, giáng làm tiên sư, thật là người mù chê mặt trời, mặt trăng không ánh sáng, có làm tổn hại gì được các vì sáng đó. Còn đến bảo Xương Lê(7) là đạo Nho, Liêm, Lạc(8) là trộm cắp. Đạo học các vị này khi ở Bắc, đã bị khuất trong thời bấy giờ, sang đến Nam, lại cũng bị đời sau bài bác, các ông thật là gặp ách vận, đáng than.

Quý Ly tìm kín được dòng máu họ Hồ, muốn trở lại họ cũ, bèn lấy tên Hồ Cương làm người tâm phúc.

Thượng hoàng sai vẽ hình tượng Chu Công, Hoắc Quang, Chư Cát Lượng, Hiến Thành làm bức Tứ phụ đồ (4 vị giúp vua) cho Quý Ly, lại dụ rằng: “Nếu vua có thể giúp được thì giúp, nếu hèn kém quá thì cứ tự nhận lấy”. Quý Ly thề rằng: “Đâu dám có mưu đồ khác, nếu có thì trời không chứng”. Bấy giờ Thượng hoàng nằm mộng thấy vua Duệ Tôn đưa quân lính đến, miệng đọc thơ rằng:

“Trung gian duy hữu xích chủy hầu,

“Ân cần tiềm thượng bạch kê lâu,

“Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,

“Bất tại tiền đầu tại hậu đầu”.

Thượng hoàng chiết bài thơ này rằng: Thượng hoàng sinh năm Tân Dậu là bạch kê (gà trắng), Quý Ly là mỏ đỏ (xích chùy), khẩu vương là chữ quốc, hưng vong sau này sẽ thấy. Vì thế nghĩ lo lắm, nhưng quyền binh đã về tay nó rồi, không thể làm gì được nữa, Thượng hoàng liền mất, hiệu là Nghệ Tôn.

Sử thần bàn rằng: Vua Nghệ Tôn lúc trước lầm cho rằng Quý Ly là người gửi con cháu được, đến lúc mất hết quyền, mới biết là trúng kế của nó, đến năm tàn sắp chết mới tỉnh ngộ, xem trong đồng tính, vây cánh tôn thất không có ai, xét ngoài triều thần, thân đảng của tên gian thần đã bền chắc, không còn sao được, hối thì đã muộn. Cho nó bức tranh tứ phụ, là mong còn kéo lại phần nào chăng? Cân nói: khả phụ, khả thủ, mặc nó muốn sao thì làm, chứ có phải thật bụng mong nó giúp Vua như 4 vị ở trong bức tranh đâu. Đến chuyện nhà Trần lấy vợ người cùng họ, là răn sợ bị họ ngoại lấy mất nước như nhà Lý, thế mà con cái họ Hồ vào làm phi tần nhà Trần sinh hai vị vua, để làm cái mầm Quý Ly nắm quyền, con gái họ Trần gả về họ Hồ, sinh một cháu ngoại, để làm câu nói cho Hán Xương xin quyền nhận việc nước; thật là trời mượn việc đó mà làm nhà Trần mất nước, báo thù cho vua Lý Huệ Tôn, con tạo xoay vần khéo đến thế.

Vua xuống chiếu, cho Quý Ly vào ở trong sảnh đài, gọi là Họa lư. Quý Ly biên tập thiên Vô Dật để dạy Quan gia; có lệnh gì thì xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế.

Ngày xưa nhà Lương có Hầu Cảnh tự hiệu là Vũ trụ Tướng quân, nay Hồ Quý Ly tự xưng là Cai giáo Hoàng đế, thật là một khoáng điển của bọn tà thân từ thiên cổ đến giờ.

Cấm bách quan không được dùng lối áo tay lớn, đồ dùng dân gian không được sơn son thếp vàng.

Nhà Minh sai Hanh Thái đến xin giúp cho quân, và voi, cùng lương thực cấp cho quân. Thời bấy giờ nhà Minh đánh quân Mán làm phản ở Long Châu, nên âm mưu đặt ra kế đó, muốn mượn tiếng để bắt người nước ta, Hanh Thái mật bảo cho Tri châu, vì thế nước ta không cho quân lính và voi, chỉ cấp cho lương, cũng không được nhiều, đưa đến Đồng Đăng rồi trở về.

Mới ban hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”.

Phương pháp làm tiền giấy: giấy 10 đồng vẽ rau tảo, giấy 30 đồng vẽ sóng nước, giấy một tiền vẽ mây, giấy hai tiền vẽ con rùa, giấy ba tiền vẽ con lân, giấy năm tiền vẽ con phượng, giấy một quan tiền vẽ con rồng. In xong, cho dân đổi lấy tiền; cấm không được chứa tư dùng tư thứ tiền bằng đồng.

Định thể cách thi cử nhân. Năm trước thi Hương, năm sau thi Hội, thi trúng, lại phải thi một bài văn sách, rồi định thứ bậc, chia ra kinh và trại, có tuyển đủ tam khôi (ba vị đỗ đầu).

Thể cách thi: kỳ thứ một: một bài kinh nghĩa, có phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, đại giảng, tiểu kết, hạn 500 chữ; kỳ thứ hai: Thơ Đường luật, phú cổ thể, hoặc là tao, tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên; kỳ thứ ba: Bài chiếu như thể của đời Hán, bài Chế, Biểu như thể tứ luc đời Đường; kỳ thứ tư: một thiên văn sách hỏi về kinh, sử và thời vụ, hạn 1.000 chữ trở lên

Phương pháp khoa cử của nhà Trần đến đó mới đủ; các nhân tài thu dụng được, trong đó có Nguyễn Ức Trai là giỏi hơn cả, còn thì để giúp cho đầu đời Lê như là: Lý Tử Tấn, Võ Mộng Nguyên, Phan Phu Tiên, Nguyễn Thiên Túng đều là cự phách trong làng văn. Duy có kính nghĩa thì từ Minh có trước, cùng lý trí dụng không thiết gì yếu bằng, cũng có thể suy rộng ra mà thi hành được.

Định cách chức mũ và phẩm phục các quan văn và võ. (Nhất phẩm áo màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu hoa đào, tứ phẩm màu lục, ngũ phẩm trở xuống màu xanh biếc). Quý Ly làm thơ và kinh nghĩa bằng quốc ngữ. Sai các thày đàn bà dạy các cung nhân. Các ý nghĩa thì theo ý kiến của mình, không theo tập truyện của Chu Tử.

Quý Ly lúc trước đỗ thi Hương, lại thi trúng khoa Hoành từ, cho nên mới dám xính thông minh, không biết rằng lối học chương cú của mình, đã biết thế nào chỉ qui của thánh hiền, như là 4 điều ngờ sách Luận ngữ, tự nghĩ ra thi nghĩa, thật là con ếch ngồi trong giếng nước, không thể nói chuyện biển cả được; cũng như con vượn xé trộm áo Chu Công.

Sai quan Thượng thư Đỗ Tĩnh xem xét và đo đạc động An Tôn ở Thanh Hóa, xây thành đào hào, lập nhà miếu và xã tắc để sẽ thiên kinh đô vào đó. Phạm Cự Luận can ngăn. Quý Ly nói: “Chí ta đã quyết định rồi, nhà ngươi còn nói gì?”. Nhữ Thuyết nói: “Xưa kia nhà Chu và Ngụy thiên đô, đều có sự không may; đất Long Đỗ của ta có núi Tản, sông Lô, cao sâu, phẳng rộng; nước Việt ta mở nghiệp lấy nơi đó làm căn bản, người Nguyên chịu phục tru, giặc Chiêm nộp đầu, những việc trước có thể kinh nghiệm rõ, vậy xin nghĩ lại”.

(Cự Luận đi đánh giặc cỏ Hồng y ở Tuyên Quang bị giặc vây hãm rồi chết).

Thành Tây Đô của Quý Ly ở tại các ấp Hoa Giai, Phương Giai, Tây Giai thuộc huyện Vĩnh Phúc(9), ra vào có 4 cửa thành, là các đường phố khi trước, nên đặt tên như thế, hiện nay còn vết xây đá; tả và hữu thành bách cận với núi đá, một con sông từ Ai Lao chảy đến là Lương Giang hợp lưu ở trước mặt; một cha con họ Hồ ở đó, thân bị bắt, nước bị mất, đành là ăn ở bất nghĩa nên tội, nhưng cũng là tình thế nơi này mà đến nỗi.

Đổi tên Nghệ An là Lâm An, Trường An là Thiên Quan, Lạng Giang là Lạng Sơn, Diễn Châu là Vọng Giang.

Xuống chiếu rằng: Đời cổ nước có nhà học, hương đảng có nhà Tự, xóm ngõ có nhà Tường, đều là nơi để tỏ rõ giáo hóa, hậu phong tục; ngày nay đã lập ra quốc học mà ở các châu huyện hãy còn thiếu, nên phải đặt ra học quan, cho học điền; phủ thì được 15 mẫu, để cung cấp việc lễ ngày sóc và đèn sách; các giáo, Huấn sinh viên, hàng năm kén người ưu tú cống lên triều đình, sẽ thân hành thi để kén chọn.

Lời bàn: Quý Ly thì phiền mà vụn vặt giống như Vương Mãng, xính học thuật thì lại quá hơn, thích việc đời cổ giống như Vũ Văn, tài kinh tế thì không bằng. Tự lúc đảm đương việc nước, đổi hết chế độ cũ, đặt ra Thượng Lâm tự mà bãi sở Đăng Văn, phát hành tiền giấy thông bảo, mà cấm dùng tiền thực chất, định lễ khoa cử lập quy chế học, đổi tên châu trấn, phân biệt cấp bậc mũ áo, để sửa sang nên đời thái bình; nhưng mà gốc đã lỗi rồi, còn thi hành điều gì được nữa? Huống chi nhà Minh đương chăm chú xâm miền Nam, lại không biết phòng bị, quên mất sự giữ vững cửa ngõ, chăm thay đổi hòn ngói, cái xà nhà hư nát, làm như thế chỉ chóng mất nước thôi.

Xuống chiếu hạn chế người đứng tên ruộng. – Người thường dân không được có quá 10 mẫu, thừa ra phải tiến vào của công. Thời bấy giờ các nhà tôn thất cho gia nô riêng ra đắp đê ở miền duyên hải, ngăn nước mặn, khai khẩn thành điền, lấy làm trang ấp riêng; nên khi ấy mới có lệ hạn chế ruộng. Nhà Minh đưa 2 người họ Nguyên là Đại Hồ và Tiểu Hồ sang an trí ở nước ta, cho tên Đại Hồ là Địa Phục Cơ, tên Tiểu Hồ là Địa Bảo Lang.

Lũ trẻ con hát rằng Thâm lai Lê sư, mà nhà Minh lại đưa tên Hồ sang an trí, đó là triệu chứng cha con Quý Ly phải bỏ nước mà đi, và lời sấm vua Lê Thái Tổ hưng sư.

Quý Ly bức bách Vua phải thiên đô. Ngự giá đi đến đồn Đại Lại, 2 người cung nhân là Trần Ngọc Cơ, Trần Ngọc Kiểm nói mật với Vua rằng: “Thiên đô tất có sự cướp ngôi, cướp nước”. Quý Ly nghe biết, giết 2 cung nhân ấy đi; vì cớ đã trót có lời thề với vua Nghệ Tôn, (câu tình nguyện giúp con Vua) nhưng vẫn muốn trái lời thề đã lâu, mới ngầm sai đạo si Nguyễn Khánh thuyết với Vua rằng: “Nơi đó cảnh đẹp thanh u, khác chốn trần gian, bản triều chỉ sùng Phật giáo, chưa có theo tiên chân du, Chúa Thượng mệt nhọc về việc nước, không gì bằn truyền ngôi cho Đông Cung, để giữ lấy sức khoẻ”, liền lập nên Bảo Thanh Cung ở phía nam núi Đại Lại, rước Vua đến ở đó, truyền ngôi cho Hoàng tử Án, đổi niên hiệu là Kiến Tân, Quý Ly lấy là Quốc Tổ nhiếp chánh, đề cái bảng rằng: “Cai giáo Hoàng đế thánh chỉ” ngay ngày hôm ấy lên ngự điện ở kinh đô mới.

THIẾU ĐẾ

Tên là Án, con trưởng vua Thuận Tôn, ở ngôi vua được 2 năm, Quý Ly phế làm Bảo Ninh Đại Vương.

___________________________

1) Phóng đãng không giữ đức hạnh.

2) Xem mạch không nên nói phiền muộn, chỉ nên điều hòa thuốc mà chữa, nếu cứ nói đến phiền muộn mãi, e rằng sinh mãi phiền muộn không hết.

3) Đại ý: Ông đi sứ, tôi về ẩn dật, ông làm nên công danh, tôi được nhàn rỗi.

4) Theo luồng gió sẽ đưa tới nới có mây ngũ sắc.

5) Nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

6) Người ta bảo gửi con cho quạ già, biết quạ già có thương không?.

7) Tên Hàn Dũ.

8) Chu Đôn Di và Trình Tử.

9) Nay thuộc xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Bình luận
720
× sticky