Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ông Trùm Quyền Lực Cuối Cùng

Chương 3

Tác giả: Mario Puzo

Huyền thoại về sự tàn bạo của gia đình Clericuzio đã ra đời cách đây hơn một trăm năm ở Sicily. ở đó, nhà Clericuzio đã phát động ra một cuộc chiến dài hai mươi năm với một gia đình kình địch nhằm tranh chấp quyền sở hữu một khoản rừng, ông Trùm Pietro Forlenza, “trưởng lão” của gia đình địch thủ, lúc đó đang nằm hấp hối. Lão đã sống sót sau tám mươi lăm năm gian khổ chiến đấu để cuối cùng bị một cú đột quỵ quật ngã. Các bác sĩ cho biết là một tuần nữa lão sẽ kết thúc cuộc đời. Khi đó, một thành viên của nhà Clericuzio đã lẻn vào tận phòng ngủ của lão già bệnh hoạn đó và đâm lão đến chết, miệng gào lên “Hắn không đáng hưởng cái chết bình an .

Ông Trùm Domenica Cleriuzio kể lại vụ giết người đó để chỉ ra cách giết người ngu xuẩn “kiểu cũ”, cho thấy rằng những sự tàn bạo mà không biết tính toán thì chẳng khác gì thói anh hùng rơm. Không bao giờ được lãng phí sự tàn bạo một cách vô ích, nó vô cùng quý giá, phải luôn sử dụng với một mục đích quan trọng nhất định.

Và thực sự là ông đã chứng minh điều đó là đúng, vì chính sự tàn bạo đã đưa gia đình Clericuzio đến chỗ hủy diệt. Khi Mussolini và quân phát xít của mình đạt tới quyền lực tối cao ở Ý, chúng hiểu rằng Mafia phải bị tiêu diệt sạch. Chúng ra tay bằng cách không sử dụng tới những điển hình luật pháp cần có mà là với một lực lượng vũ trang bất khả chống cự. Mafia đã tan nát với cái giá là hàng ngàn người vô tội phải vào tù hay di tản theo chúng.

Chỉ có gia đình Clericuzio mới có can đảm đương đầu với các sắc lệnh quân phát xít đưa ra, bằng vũ lực. Họ ám sát một tỉnh trưởng địa phương theo phát xít, tấn công những đồn lính phát xít. Và vụ gây chấn động hơn cả là khi Mussolini đến Palermo đọc diễn văn, họ đã cuỗm đi cái mũ quả dưa và chiếc dù yêu quý của hắn nhập từ Anh quốc. Chính trò hài hước thô thiển và sự khinh thị này đã biến Mussolini thành trò cười ở Sicily, đưa đến sự sụp đổ sau cùng của họ, đã có một sự tập trung lực lượng quân sự ngay tại tỉnh nhà của họ. Năm trăm tên nữa bị lưu đày ra các hòn đảo khô cạn trên Địa Trung Hải dùng cho những tù nhân thuộc địa khổ sai. Duy chỉ có đầu não của nhà Clericuzio còn sống sót và gia đình đã đưa Domenico lên tàu sang Mỹ. “Hổ phụ sanh hổ tử”, ở đó, ông Trùm Clericuzio đã gầy dựng lên một đế quốc của riêng mình và đã tỏ ra quỷ quyệt, nhìn xa trông rộng hơn nhiều so với cha chú của mình ở Sicily. Nhưng ông luôn ghi nhớ rằng một chính phủ không có luật pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất. Đó là lý do tại sao ông yêu nước Mỹ.

Từ thời đó, ông đã được nghe câu danh ngôn nổi tiếng về công lý ở nước Mỹ, đó là “Thà để một trăm tên tội phạm được tự do còn hơn để một người vô tội bị trừng phạt”. Mê mẩn về cái triết lý hóa Mỹ đó, ông đã trở thành một công dân yêu nước cuồng nhiệt. Đất Mỹ là quê hương của ông. Ông không bao giờ rời bỏ chốn này.

Với nguồn phấn khích đó, ông đã dựng lên một đế quốc Clericuzio ở Mỹ vững chắc hơn ở Sicily của gia đình, ông củng cố tính làm thân với tất cả các thể chế chính trị và tư pháp vơi các khoản tiền kếch xù.

Ông không chỉ dựa vào một hay hai nguồn lợi nhuận mà đa dạng hóa các họat động của mình theo đúng truyền thống tốt đẹp nhất của giới kinh doanh Mỹ. ông có ngành xây dựng, công nghiệp rác, những hình thức vận tải khác nhau. Nhưng lợi nhuận lớn nhất từ ngành cá cược, cờ bạc, vốn là thứ ông rất ghiền, ngược lại hoàn toàn với nguồn thu từ ma túy mà ông vốn không tin tưởng lắm, dù rất mau sinh lợi. Vì thế trong những năm sau đó, ông chỉ cho phép gia đình Clericuzio tham gia chính thức vào hoạt động cờ bạc. Những phần còn lại Clericuzio được hưởng một khoản tỉ lệ năm phần trăm.

Sau hai mươi lăm năm, kế hoạch và mơ ước của ông Trùm đã trở thành sự thật. Cờ bạc giờ đây rất được thu hút và vị nể, quan trọng hơn nữa đang ngày càng được hợp thức hóa dần. Đó là những buổi xổ số “liên tục phát triển” của tiểu bang, thứ trò móc túi công dân của chính phủ. Những giải thưởng được trao kéo dài suốt hai mươi năm, thực chất thì chính phủ đâu có bao giờ bỏ tiền lời từ khoản tiền được gởi lại. Rồi khoản đó được đánh thuế vào hàng hóa mua bán. Thật nực cười! ông Trùm Domenico biết tường tận tất cả, và gia đình của ông đứng sở hữu một trong những công ty quản lý cuộc chơi xổ số cho nhiều tiểu bang với một màn phí tổn rất ngon lành.

Nhưng ông Trùm đang chờ vào cái ngày mà cá cược thể thao sẽ được hợp pháp hóa trên toàn nước Mỹ. Như hiện giờ nó được công nhận ở Nevada. ông biết được điều này qua khoản thuế thu được từ trò cá cược phi pháp. Tính riêng lợi nhuận của môn bóng Super Bowl thôi, nếu cá cược được hợp pháp hóa, cũng lên tới một tỷ đô la chỉ trong một ngày, ở World Series, với bảy môn chơi cũng chỉ cho một khoản tương đương. Bóng đá, khúc côn cầu, bóng rổ trong trường đại học toàn những món béo bở cả. Rồi sẽ đến môn xổ số thể thao tinh vi chết người, nhưng rõ ràng hợp pháp. Ông Trùm biết mình sẽ không sống tới cái ngày huy hoàng đó, nhưng sẽ là một thế tuyệt vời cho con cháu ông. Gia đình Clericuzio sẽ sánh ngang với những triều đại phục hưng. Họ trở thành người bảo trợ nghệ thuật, cố vấn và lãnh đạo chính phủ, sẽ được trân trọng trong sách sử. Một cái áo choàng phết đất bằng vàng sẽ quét sạch mọi nguồn gốc của họ. Tất cả con cháu, tín hữu, thân hữu của ông sẽ được bảo đảm mãi mãi. Dĩ nhiên, ông Trùm đã có ý tưởng về một xã hội văn minh, rằng thế giới này, như một cái cây khổng lồ tỏa bóng mát và cho hoa trái để che chở dưỡng nuôi nhân loại. Nhưng cuộn tròn dưới rễ cây đó sẽ là một con mãng xà bất tử của Clericuzio, đang hút những chất bổ dưỡng từ một nguồn không bao giờ cạn.

Nếu như gia đình Clericuzio là tòa thánh của vô số đế quốc mafia trải đều khắp nước Mỹ thì ông chủ của gia đình, ông Trùm Domenico Clericuzio chính là Đức Giáo hoàng, được sùng bái không chỉ vì óc thông minh mà còn vì sức mạnh của mình.

Ông Trùm cũng được kính trọng vì những luật lệ đạo đức nghiêm ngặt ông áp dụng lên gia đình mình. Bất cứ ai, đàn ông, phụ nữ, hay trẻ con đều phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình, bất kể áp lực, sự ray rứt hay bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Hành động nói lên con người, lời nói chỉ như gió thoảng bay đi. ông khinh bỉ tất cả những ngành khoa học xã hội, tâm lý. ông là một tín đồ Cơ đốc mộ đạo: đền tội cho thế giới này, sẽ được tha thứ trong thế giới tiếp theo. Phải trả đủ mọi món nợ. Và ông rất nghiêm ngặt trong việc phán xử ở thế giới này.

Sự trung thành cũng thế. Người cùng dòng máu trước, kế đến là Chúa (chẳng phải ông cũng có một nhà nguyện riêng trong nhà đó sao?) và cuối cùng là bổn phận đối với tất cả thần dân trong vương quốc của gia đình Clericuzio.

về phần xã hội, chính phủ – dù ông rất ái quốc – không bao giờ được xem là ngang hàng, ông Trùm được sinh ra ở Sicily, nơi mà xã hội và chính phủ là kẻ thù. Khái niệm về sự tự do của ông rất rõ ràng. Anh có thể trở thành một tên nô lệ kiếm cơm từng bữa, không được trọng vọng, cũng chẳng có hy vọng tương lai, hay anh có thể kiếm sống nhờ một người mà anh phải kính nể e dè. Gia đình anh là xã hội anh, Chúa của anh là kẻ trừng phạt anh, và các tín đồ bảo vệ cho anh. Anh phải có bổn phận với những người sống trên thế gian này: phải cho họ có cái gì bỏ vào miệng, được nể vì, và cho họ một tấm lá chắn để tránh sự đàn áp của kẻ khác.

Ông Trùm dựng lên đế quốc này không phải để rồi một ngày nào đó con cháu ông phải chui đầu vào mớ bòng bong vô tích sự của nhân loại. Ông gầy dựng và duy trì lâu đài quyền lực, để tên tuổi và sản nghiệp của gia đình tồn tại lâu dài như tôn giáo vậy. Còn mục đích nào vĩ đại hơn việc một người kiếm miếng ăn trong thế giới này để trong thế giới tiếp theo có thể quì xin tha thứ? Còn loài người và cấu trúc xã hội lỗi lầm của họ thì mặc, tất cả chúng rồi sẽ chìm dưới đáy đại dương.

Ông Trùm đã đưa gia đình mình lên tới đỉnh cao quyền lực tột bậc. ông đã làm được với một sự độc ác, bạo tàn kiểu Borgia và một sự khéo léo của Machiavelli, cộng thêm những bí quyết kinh doanh vững chắc của người Mỹ. Nhưng trên hết là một tình cảm dành cho bọn dưới trướng. Tốt thì khen thưởng, ăn hại thì trừng phạt. Và cuộc sống được bảo đảm.

Cuối cùng thì như ông Trùm đã liệu, nhà Clericuzio đã lên tới một điểm mà nó không còn cần phải tham gia những hoạt động tội ác thông thường nữa, trừ những trường hợp cấp bách lắm.

Những gia đình mafia khác chủ yếu phục vụ như những “Nam tước điều hành” còn gọi là “Brugliones” ở Ý thì “Brugliones”có nghĩa là người nào đó vụng về những công việc lễ tế. Chính trí tuệ của ông Trùm, được những cầu khẩn liên tục của các Nam tước kích thích thêm, đã biến chữ “Nam tước” thành “Brugliones”. Clericuzio giúp hòa giải họ, đem họ ra khỏi ngục tù, che giấu những lợi nhuận bất hợp pháp của họ ở Châu Âu, lo những cách bưng bít để họ đem ma túy vào đất Mỹ, dùng những ảnh hưởng của mình đối với những thẩm phán, những quan chức chính phủ đủ cỡ, cả liên bang lẫn tiểu bang. Nhưng thường thì không cần đến sự giúp đỡ của chính quyền sở tại. Nếu một Brugliones không có ảnh hưởng gì đến thành phố hắn đang sống thì tên đó coi như đồ bỏ.

Tài kinh bang tế thế của Giorgio, con trai cả của ông Trùm Clericuzio, đã góp phần củng cố thêm quyền lực của gia đình. Như một tay thợ giặt, hắn đã rửa sạch không biết bao nhiêu là tiền bẩn mà nền văn minh hiện đại đã phun ra từ ruột gan của mình. Chính Giorgio luôn là người cố làm dịu đi cái tính tàn bạo của cha mình. Cao hơn hết là việc Giorgio cố tìm cách đưa gia đình ra khỏi sự dòm ngó của công chúng, nên gia đình đã tồn tại như một loại đĩa bay, ngay cả với chính quyền. Đôi khi cũng có những vụ lộ liễu, những lời đồn đại, những câu chuyện kinh hoàng và hiền từ, cũng đã nằm trong hồ sơ cảnh sát FBI một số vụ, nhưng tuyệt nhiên không một bài báo nào, kể cả những bài đề cập đến những vụ án của các gia đình mafia khác mà chỉ vì khinh xuất và tự mãn đã đi đến thảm họa.

Nói thế không phải là gia đình Clericuzio là con cọp không răng đâu. Hai thằng em trai của Giorgio, Vincent và Petie không được thông minh như hắn, lại có đầy đủ cái máu tàn bạo của ông Trùm trong người. Và tụi này có hàng đám tay chân sống trong một khu của lãnh địa Bronx vốn luôn mang đậm bản sắc Ý. Lãnh địa với bốn chục ô nhà có thể sử dụng trong một cuốn phim về nước Ý thời xưa. Không một tên Do Thái Hasidic râu ria xồm xoàm, không một tên da đen, Châu Á, hay một vết tích dân du mục nào trong những người sống ở đây. Và không có ai trong đám đó có một cơ sở kinh doanh trong khu vực này. Không một nhà hàng Trung Hoa. Nhà Clericuzio sở hữu hay quản lý tất cả bất động sản trong khu vực. Dĩ nhiên, con cháu của một vài gia đình người Ý trong đó cũng có mốt để tóc dài thậm thượt, một vài tên nổi loạn chơi ghi ta, nhưng tất cả bọn nhóc này đều được cho lên tàu về với họ hàng ở Caliíornia. Hàng năm, những người nhập cư mới, được sàng lọc cẩn thận từ Sicily được đưa đến bổ sung. Khu Bronx nằm lọt thỏm giữa những khu vực có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, lại hoàn toàn không có tội ác, đến độ khó tin.

Pippi từ chức thị trường khu Bronx đã lên tới chức Brugliones ở khu vực Las Vegas của gia đình Clericuzio. Nhưng hắn vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của Clericuzio, vốn vẫn còn cần đến tài năng đặc biệt của hắn.

Pippi có đúng cái bản chất cần có của một Qualiíicato, nghĩa là một tay cứng cựa, đầy bản lãnh. Hắn bắt đầu sự nghiệp rất sớm, làm vụ đầu tiên khi mới mười bảy tuổi và ấn tượng hơn nữa là hắn được thực hiện “công tác” bằng phép siết cổ. Và ở Mỹ, bọn ngựa non háu đá thường không ưa gì dây nhợ. Hơn nữa hắn lại rất khỏe, cao lớn và tướng tá đồ sộ đến rợn người. Dĩ nhiên hắn cũng là một tay lão luyện về súng ống và chất nổ. Dẹp hết những thứ đó đi, hắn là người đàn ông quyến rũ với cá tính sống cuồng nhiệt: hắn hòa nhã đến mức làm người khác cảm thấy dễ chịu, thoải mái, phụ nữ rất ưa tính ga lăng của hắn vốn mang nửa máu đồng quê Sicily và nửa máu phim ảnh Hoa Kỳ. Dù rất coi trọng công việc, hắn luôn là người biết hưởng thụ cuộc sống.

Hắn cũng có những yếu điểm nhỏ nhất định, uống rượu như nước, bài bạc và cực kỳ ưa phụ nữ. Hắn không tàn bạo được như ông Trùm mong đợi, có lẽ vì hắn rất thích xã giao, bạn bè với nhiều người. Nhưng trong chừng mực nào đó, những yếu điểm đó làm hắn nguy hiểm như một món vũ khí. Hắn là một tên biết dùng tội ác để gột rửa chất độc ra khỏi mình hơn là tắm mình trong đó.

Đương nhiên vì là cháu kêu ông Trùm bằng cậu, điều đó giúp sự nghiệp của hắn khá nhiều. Và cũng chính điều đó lại trở thành rất quan trọng khi Pippi phá vỡ truyền thống gia đình.

Không một ai sống không có lỗi lầm. Lúc hai mươi tuổi, Pippi De Lena đã trót yêu và lập gia đình. Trầm trọng hơn thế nữa, hắn đã cưới một người phụ nữ không thích hợp chút nào với một tay có giá của nhà Clericuzio.

Tên nàng là Nalene Jessup. Nàng nhảy cho những sô diễn trong khách sạn Xanadu ở Las Vegas. Pippi luôn tự hào khoe rằng nàng không phải là một gái nhảy bình thường, chỉ biết đứng phía trước lắc mông ưỡn ngực, mà nàng là một vũ công theo tiêu chuẩn của Las Vegas, rằng Nalene cũng là một trí thức. Nàng mê đọc sách, quan tâm đến chính trị, và vốn có gốc rễ là người Tin Lành Angle – Saxon da trắng ở Sacramento Caliíornia, nàng luôn tuân theo những giá trị truyền thống.

Họ hoàn toàn đối lập với nhau. Pippi không ưa những hoạt động trí thức, hắn hiếm khi đọc sách, nghe nhạc, coi phim hay xem kịch. Pippi có cái mặt của một con bò tót, Nalene lại mang khuôn mặt của một bông hoa. Pippi sống hướng ngoại, rất hấp dẫn, duyên dáng nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, Nalene bản tính hiền lành đến mức chưa có con bạn nào trong đám vũ công kiếm chuyện gây sự được với nàng, như bọn họ thường làm với nhau để giết thì giờ.

Pippi và Nalene chỉ có một điểm chung duy nhất là khiêu vũ, vì khi bước vào sàn nhảy, Pippi De Lena, “cây búa” khét tiếng của nhà Clericuzio, lại biến thành một nhà bác học khờ khạo chính tông. Đó chính là những vần thơ hắn không tài nào đọc được thành lời, là tính ga lăng ân cần thời Trung cổ của các hiệp sĩ Thánh chiến, là sự dịu dàng tinh tế của nam giới, đó là những giây phút hắn vươn tới một cái gì đó mà chính hắn cũng không hiểu được.

Với Nalene Jessup, đó là thời điểm tâm hồn sâu kín nhất của hắn hé mở với nàng. Họ nhảy với nhau hàng giờ trước khi làm tình, và điều này làm cuộc ái ân trở nên thanh khiết tuyệt vời, một cuộc trò chuyện đích thực của những tâm hồn đồng điệu. Hắn thủ thỉ với nàng lúc nhảy, lúc trong phòng với nhau, hoặc trên sàn nhảy của những khách sạn ở Vegas.

Hắn kể chuyện rất có duyên. Hắn bày tỏ sự ngưỡng mộ nàng nghe rất êm tai vừa khéo léo lại tài tình. Người hắn toát ra vẻ nam tính, và hắn ở dưới chân nàng như một tên nô lệ, chờ nghe nàng nói. Hắn rất tự hào và thích thú khi nàng nói chuyện sách vở, chuyện nhân quyền cho người da đen, việc giải phóng Nam Phi, về nghĩa vụ phải chăm lo cho người nghèo

ở thế giới thứ ba. Pippi đê mê với những cảm giác đó. Nhưng thứ hoàn toàn lạ lẫm và kỳ bí đối với hắn.

Cũng nhờ là hai người rất hòa hợp tình dục, những cái đối ngược nhau lại hấp dẫn nhau. Tình yêu nảy nở vì Pippi thấy được con người Nalene và Nalene lại không thấy được con người thật của hắn. Những gì nàng thấy là một người đàn ông chỉ biết thờ phụng, đổ quà dưới chân nàng và biết nghe những giấc mơ của nàng.

Một tuần sau lần gặp gỡ đầu tiên, họ làm đám cưới. Nalene mới mười tám tuổi và đã thực sự si mê nàng. Hắn cũng được nuôi dưỡng bằng những giá trị truyền thống, dĩ nhiên là một cực hoàn toàn khác, và cả hai đều muốn có một gia đình. Nalene mồ côi cha mẹ, Pippi lại không muốn Clericuzio chen vào niềm say mê hắn mới tìm được. Hắn cũng biết là họ sẽ không chấp nhận. Tốt hơn hết là tự thực hiện rồi dần xoay xở sau. Họ làm lễ cưới tại một nhà nguyện ở Vegas.

Nhưng đó là một suy xét sai lầm, ông Trùm Clericuzio đã tán thành cho Pippi cưới vợ. Như ông thường nói: “Bổn phận đầu tiên của một người đàn ông trên đời này là kiếm ăn nhưng để làm gì nếu anh ta không có vợ con chứ?” Ông Trùm chỉ phật ý là lễ cưới không được chúc mừng như một phần của gia đình Clericuzio.

Dù sao đi nữa thì Pippi cũng mang trong người dòng máu Clericuzio.

Ông Trùm cau có nói:

– Chúng nó có thể khiêu vũ với nhau xuống tận đáy biển.

Nói vậy, nhưng ông cũng gởi những món quà cưới sang trọng nhất: một chiếc Buick khổng lồ, quyền sở hữu một nhánh “thu thuế” một năm đem lại một món đáng kể là một trăm ngàn đô, và một chức vụ mới. Pippi vẫn tiếp tục phục vụ cho gia đình như là một Brugliones thân tín nhất ở miền Tây, nhưng hắn ra khỏi khu Bronx vì làm sao người vợ xa lạ này có thể phù hợp với sự trung thành ở đây. Cô ta cũng khác xa họ, như dân Hồi giáo, dân da đen, dân Do Thái và người Châu Á bị cấm vào khu vực này. Vì thế thực chất Pipi dù vẫn còn là Cái Búa của nhà Clericuzio, còn là một Nam tước miền Tây cũng đã mất một phần ảnh hưởng nhất định trong dinh thự ở Quogue.

Chú rể phụ của lễ cưới đơn giản đó là Alíred Gronevelt, chủ nhân của khách sạn Xanadu. Sau đó lão tổ chức một buổi tiệc nhỏ, suốt đêm cô dâu và chú rể nhảy bên nhau. Trong những năm sau đó, Pippi và Gronevelt đã kết thành một đôi bạn thân thiết và trung tín.

Cuộc hôn nhân kéo dài trong một khoảng thời gian đủ để có hai đứa con: một gái, một trai ra đời, đứa lớn tên thánh là CrocciHxio, nhưng luôn được gọi là Cross, lúc lên mười đã có vóc dáng y hệt mẹ, một thân hình duyên dáng và một khuôn mặt xinh xắn gần như một cô gái nhỏ. Đứa thứ hai, Claudia, lúc lên chín là một bản sao của cha. Những nét thô kệch chỉ không trở thành xấu xí nhờ vào sự tươi tắn, trong sáng, hồn nhiêu của trẻ con, nhưng Claudia lại không có tài kiểu bố mà cô giống mẹ, yêu sách vở, âm nhạc, kịch nghệ và cũng có cái tính dịu dàng của mẹ. Cross và Pippi gần gũi nhau cũng là chuyện tự nhiên thôi, cũng như Claudia tỏ ra mến mẹ hơn.

Trong mười một năm trước khi gia đình De Lena tan vỡ, mọi việc đều rất tuyệt ở Vegas. Pippi dựng sự nghiệp của một Brugliones, người thu thuế của Xanadu trong khi vẫn còn làm nhiệm vụ “cây búa” cho Clericuzio. Hắn phất lên, sống vương giả, nhưng tuân theo chỉ thị của ông Trùm, hòan toàn không hoang phí xa xỉ. Hắn uống rượu, đánh bạc, khiêu vũ với vợ, chơi đùa với con, chuẩn bị cho chúng vào đời.

Pippi biết rõ cuộc đời nguy hiểm của mình nên rất lo xa, đó là một trong nhiều lý do khiến hắn thành công. Ngay từ lúc đầu hắn không coi Cross là đứa trẻ, mà là một người trưởng thành. Hắn muốn trong tương lai, Cross sẽ thành đồng sự của mình. Hay có lẽ đúng nhất, hắn cũng muốn có một người thân tín mà hắn có thể đặt trọn niềm tin.

Thế là hắn ra tay huấn luyện Cross, dạy nó tất cả những mánh khóe cờ bạc, dẫn nó tới ăn tối với Gronevelt để nó có cơ hội nghe đủ chuyện, đủ cách mà một sòng bạc có thể bị lừa. Gronevelt luôn mở đầu bằng câu này: “Hằng đêm, hàng triệu người nằm thao thức tìm cách lừa sòng bạc của ta”.

Pippi dẫn Cross đi săn, dạy nó cách lột da, móc ruột một con thú, cho nó ngửi mùi máu, thấy máu đẫm trên tay mình. Hắn cho Cross học đánh quyền Anh để nó có thể cảm nhận được những đau đớn, dạy nó sử dụng và chăm sóc súng ống, nhưng hạn chế việc dạy phải dùng đến dây thép siết cổ. Thật ra đó chỉ là một món dành cho hắn và không còn thật sự cần thiết trong thời buổi này nữa. Hơn nữa, lại không có cách nào để giải thích cho mẹ thằng bé về một sợi dây thép như vậy.

Gia đình Clericuzio có một khu săn bắn khổng lồ ở vùng núi và Pippi thường đưa gia đình đến đây nghỉ hè. Hắn dẫn lũ trẻ đi săn trong khi Nalene chúi đầu vào sách trong ngôi nhà ấm áp. Cross có thể hạ dễ dàng những con sói, hươu, nai và đôi khi cả những con sư tử núi và gấu. Điều này cho thấy Cross rất có khả năng, rằng nó có “thiên hướng” súng đạn rất tốt, luôn biết thận trọng khi sử dụng, trong nguy hiểm rất bình tĩnh, không hề nhíu mày khi mó tay vào mớ ruột gan đầy máu me, nhầy nhụa. Chặt tay chân, chặt đầu hay lột da thú săn, nó chưa bao giờ biết buồn nôn là gì.

Claudia không có những “phẩm chất” đó. Nó nhăn mặt khi nghe súng nổ, nôn thốc, nôn tháo khi phải lột da hươu. Chỉ sau vài lần đi săn, nó đã không chịu rời nhà, chỉ muốn ở bên mẹ đọc sách hay dạo theo bờ suối gần đó. Claudia thậm chí còn không chịu được cảnh móc một con giun mềm nhũn vào cái lưỡi câu thép cứng ngắc đó.

Pippi tập trung vào con trai. Hắn chỉ dạy sơ lược cho thằng bé những cách xử sự cơ bản. Không bao giờ được nổi giận trước tình huống không đáng kể, khi bị khinh thường. Không nói gì về bản thân. Khiến mọi người nể trọng bằng việc làm, chứ không nói suông. Buộc người khác kính nể bằng hành động chứ không bằng lời nói. Phải biết nể nang những thành viên cùng huyết thống trong gia đình. Đánh bạc chỉ để giải trí, không phải là một cách kiếm sống. Yêu thương cha mẹ, em gái nhưng nên thận trọng khi yêu một người đàn bác khác hơn yêu vợ. Vợ là người phụ nữ sinh ra con mình. Và khi chuyện đó xảy ra, phải xả thân để nuôi sống, bảo vệ gia đình mình.

Cross là một học trò xuất sắc đến mức cha nó hết mực yêu thương. Và Pippi càng yêu con nhiều hơn nữa vì Cross giống Nalene như tạc. Nó thừa hưởng vẻ duyên dáng của mẹ, nó như một bản sao của mẹ, chỉ thiếu những năng khiếu trí thức mà thứ đó giờ đây đang hủy hoại cuộc hôn nhân này.

Pippi chưa bao giờ tin vào giấc mơ của ông Trùm rằng tất cả những bọn trẻ sau này sẽ hòa nhập vào xã hội hợp pháp. Hắn thậm chí không cho đó là hướng tốt nhất. Hắn thừa nhận thiên tài của ông già, nhưng đó chỉ là tính lãng mạn của ông Trùm vĩ đại. Suy cho cùng, những ông bố đều muốn con trai làm chung với mình, giống mình, máu mủ là máu mủ, không thể thay đổi được.

về điều này, Pippi hóa ra là đúng. Mặc cho mọi nỗ lực dàn xếp của ông Trùm, thậm chí đến Dante, cháu ngoại của ông, cũng tỏ ra kháng cự lại âm mưu vĩ đại đó. Lớn lên, Dante càng tỏ rõ bản chất của dân Sicily, thèm khát quyền lực, cứng cỏi. Hắn chưa bao giờ ngần ngại phá vỡ mọi luật lệ của xã hội và của Chúa.

Khi Cross lên bảy và Claudia lên sáu, Cross sẵn có máu hung bạo trong người, hay giở thói ăn hiếp, đấm vào bụng em gái, ngay cả khi có mặt cha mẹ. Claudia kêu cứu. Pippi là cha, có thể giải quyết theo nhiều kiểu khác nhau. Hắn có thể bắt Cross ngừng lại, nếu nó không nghe thì tóm gáy thằng bé rồi tung nó lên trời, như hắn thường làm. Hay hắn có thể tấn Cross vào tường rồi đánh, đôi ba lần hắn đã làm như vậy đó. Nhưng có một lần, có lẽ vì mới ăn tối xong thấy uể oải trong người, hay cũng có thể vì lúc nào Nalene cũng “cằn nhằn” khi hắn dùng vũ lực với con. Hắn vẫn bình thản đốt thuốc hút và nói với Cross:

– Mỗi lần con đấm em thì cha sẽ cho nó một đô.

Khi Cross tiếp tục đấm em, thì Pippi buông những tờ bạc một đô xuống người Claudia lúc này đang nhảy cẫng lên. Rốt cuộc thì Cross phải cau có ngừng đánh.

Pippi tặng vợ không biết bao nhiêu thứ mà kể, nhưng đó chỉ là món quà ông chủ ban cho nô lệ của mình, là những món hối lộ để che đậy những phục tùng của nàng, những thứ đắt tiền: nhẫn kim cương, áo lông thú, những chuyến du lịch sang Châu Âu. Hắn mua cho nàng một ngôi nhà nghỉ ở Sacramento vì nàng không ưa Vegas. Khi tặng nàng một chiếc Bentley, hắn đã mặc một đồng phục tài xế trao nó cho nàng. Ngay trước khi cuộc hôn nhân kết thúc, hắn tặng nàng một chiếc nhẫn cổ được xác nhận là một phần trong bộ sưu tập của Borgia. Điều duy nhất hắn hạn chế là không cho nàng dùng thẻ tín dụng: Riêng Pippi không bao giờ xài thẻ tín dụng.

Hắn cũng rất thoải mái trên những phương diện khác. Nalene được tự do hoàn toàn, Pippi không phải là một ông chồng Ý hay ghen. Dù hắn không ra nước ngòai, trừ những dịp lo “việc công” hắn cho Nalene sang Châu Âu cùng với mấy cô bạn của nàng vì nàng luôn khao khát được ngắm những viện bảo tàng ở Luân Đôn, xem vũ Balê ở Paris, nghe nhạc kịch ở Ý.

Đôi lúc Nalene tự hỏi khi thấy chồng không biết ghen tuông. Nhưng sau bao năm tháng chung sống, nàng đã nhận ra rằng không một người đàn ông nào trong giới họ dám hó hé ve vãn nàng.

Ông Trùm Clericuzio đã mỉa mai nhạo báng lễ thành hôn của họ: “Chắc chúng nghĩ có thể khiêu vũ suốt đời với nhau chắc”.

Câu trả lời là không. Nalene không phải là một vũ công giỏi đến mức có thể vươn xa, cặp giò của nàng lại dài lạ thường, tính nàng lại quá nghiêm túc, không phải là người thích hợp cho những buổi tiệc. Tất cả những điều này đã đưa nàng đến với cuộc sống gia đình. Và bốn năm đầu tiên quả thật là rất hạnh phúc. Nàng chăm sóc con, theo học các khóa ở trường đại học Nevada và ngấu nghiến những cuốn sách.

Nhưng Pippi rồi cũng chẳng hứng thú gì nữa với tình trạng môi trường, về vấn đề những tên da đen hay ca cẩm, ngu đến móc túi cũng không biết cách để khỏi bị bắt, còn về người Mỹ da đỏ thì dù có là ai, cũng mặc xác chúng. Những buổi tranh luận về sách vở, âm nhạc hòan toàn nằm ngoài khả năng của hắn. Và yêu cầu của Nalene buộc hắn không bao giờ được đánh con, những lời phần nào làm hắn hoang mang bối rối. Trẻ con cũng như thú vật, vậy làm sao bắt chúng cư xử văn minh và không dộng chúng vào tường? Nhưng hắn luôn cẩn thận không làm đau con.

Thế là sang năm thứ tư, Pippi bắt đầu có tình nhân, một ở Vegas, một ở Los Angeles và một ở New York. Nalene đáp lại bằng cách đoạt mảnh bằng sư phạm.

Họ đã cố. Họ yêu thưong con cái và làm cho chúng vui vẻ. Nalene cùng đọc sách, hít hà và nhảy với chồng hàng giờ liền. Cuộc hôn nhân được kết lại nhờ tính hài hước của Pippi. Sức sống và sự vui tươi trần tục của hắn dường như đã phần nào xóa bớt những trở ngại trong đời sống vợ chồng. Hai đứa nhỏ yêu thương mẹ và kính nể cha, vì mẹ dịu dàng, đằm thắm xinh đẹp và tràn đầy tình cảm tự nhiên, và vì cha nó có sức mạnh.

Hai người đều là những thầy giáo xuất sắc. Lũ trẻ học được ở mẹ những chuẩn mực xã hội, cách cư xử đúng đắn, cách khiêu vũ, ăn mặc chải chuốt. Ông bố thì dạy chúng những món “thiết thực hơn”: Làm sao để tự vệ, không bị ăn đòn, cách đánh bạc, cách rèn luyện thân thể. Chúng không bao giờ giận cha khi bị đối xử thô bạo. Chúng hiểu làm thế cũng chỉ vì kỷ luật, bọn trẻ không bao giờ cảm thấy căm thù hay giận dữ gì cả.

Cross không thấy sợ, nhưng chịu uốn nắn, Claudia không có được sự can đảm như anh những cũng bướng bỉnh ra phết. Hơn nữa, chúng không bao giờ lo lắng về tiền bạc.

Năm tháng qua đi, Nalene cũng đã quan sát được một số điều, mới đầu chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Khi dạy con bài bạc, Pippi thường hay sắp bài trước và lột sạch tiền của chúng rồi sau cùng, hắn mới tạo một loạt may mắn bất ngờ để chúng có thể đi ngủ vui sướng vì được thắng bài. Có điều lạ là hồi nhỏ, Claudia lại mê chơi bài hơn Cross. Sau đó Pippi mới giảng bằng cách nào hắn gạt được chúng. Nalene rất giận, nàng thấy như hắn đang giỡn chơi với cuộc đời chúng, như hắn cũng đã làm thế với chính nàng. Pippi giải thích rằng đó là một phần trong chương trình giáo dục. Nàng nói đó không phải là giáo dục, mà là sự đầu độc, tha hóa bọn trẻ. Hắn nói chỉ muốn chuẩn bị cho bọn trẻ thấy được cái đẹp trong cuộc sống.

Trong bóp Pippi lúc nào cũng căng phồng tiền mặt, một điều rất đáng ngờ đối với một người vợ cũng như một nhân viên thu thuế. Đúng là hắn đang sở hữu một doanh nghiệp rất thịnh vượng: cơ sở Thâu nợ. Nhưng quả là họ đang sống ở một mức sang trọng hơn nhiều so với một doanh nghiệp nhỏ như vậy.

Khi cả nhà đi nghỉ ở khu Đông và gia nhập vào giới thượng lưu của gia đình Clericuzio, Nalene không thể nào không nhận thấy Pippi được kính nể như thế nào. Nàng không hề bỏ qua cách những người khác tỏ ra cẩn trọng với hắn, sự cung kính trong những buổi họp kín kéo dài giữa họ với nhau.

Cũng có những chuyện nhỏ khác. Pippi phải đi công tác ít nhất một lần trong tháng. Nàng thì chẳng biết chút gì về chuyện này mà hắn thì chẳng bao giờ hé môi. Hắn có giấy phép được mang súng. Cũng hợp lý thôi, đối với một người mà nghề nghiệp là phải đi thu những khoản tiền rất lớn. Hắn luôn cẩn thận. Nalene và bọn trẻ không bao giờ rờ tới súng được, hắn cất đạn vào những ngăn kéo riêng biệt có khóa cẩn thận.

Càng ngày Pippi càng đi nhiều hơn, và Nalene phải ở nhà với lũ trẻ nhiều hơn. Đời sống tình dục của hai người cũng dần dần giảm bớt. Và cũng chính vì Pippi rất nhẹ nhàng và thông hiểu vấn đề nhục dục, họ càng xa nhau hơn.

Sau những năm tháng sống chung, người ta không thể nào che giấu mãi con người thật của mình với người gần gũi nhất. Nalene đã thấy Pippi là một người sống hết mình, thấy bản chất của hắn rất hung bạo, dù không bao giờ hung bạo với nàng. Rằng hắn rất kín đáo, dù luôn tỏ ra rất cởi mở. Rằng dù có vẻ thân thiện, hắn lại rất nguy hiểm.

Hắn có những trò điên cuồng nho nhỏ riêng mà đôi khi rất đáng yêu. Chẳng hạn như muốn người khác phải thích những gì hắn thích. Một lần họ mời một cặp vợ chồng đi ăn tối tại nhà hàng. Cặp đó đặc biệt không ưa những món ăn Ý và ăn rất ít. Khi Pippi thấy vậy, hắn đã không thể ăn hết bữa của mình.

Đôi khi hắn cũng nói chuyện về công việc của mình tại chi nhánh thu tiền. Gần như tất cả các khách sạn lớn ở Vegas đều là khách hàng của hắn. Hắn đi thu những thẻ nợ đánh bạc của những tay không chịu thanh toán. Hắn trấn an Nalene rằng không bao giờ hắn dùng vũ lực, mà chỉ cần một hình thức thuyết phục đặc biệt. Đó là vấn đề danh dự. Và người ta phải trả nợ. Ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Hắn cảm thấy bị xúc phạm khi những người có sản nghiệp lại không dám đứng ra thực hiện những bổn phận của mình. Bác sĩ, luật sư, chủ công ty, thảy đều không từ chối những dịch vụ miễn phí của khách sạn, nhưng đến phiên mình lại không giữ đúng thỏa thuận. Nhưng thu tiền mấy tay này chẳng khó khăn gì, chỉ việc tới văn phòng của chúng và làm rùm beng lên cho khách hàng và đồng nghiệp của chúng đều nghe thấy. Chỉ cần gây ấn tượng thôi, không dọa dẫm gì hết, gọi chúng là những tay xù nợ, những con bạc sa sút, không lo làm ăn chỉ đắm mình trong những cái xấu.

Những doanh nghiệp nhỏ thì lỳ hơn, chúng là những tay cóc ké, thuộc loại chín xu đổi lấy một hào. Rồi cũng có những tên ma mãnh hơn chuyên ký séc khống rồi la toáng lên rằng do trục trặc, lầm lẫn. Một mánh rất được ưa dùng. Chúng ký một séc mười ngàn thì trong tài khoản chỉ có tám ngàn. Nhưng Pippi luôn ăn cánh chặt chẽ với bên ngân hàng, vì thế hắn chỉ việc đóng hai ngàn còn thiếu vào tài khoản nợ của tên bạc bịp rồi rút mười ngàn của mình ra. Khi giải thích cho Nalene nghe những cái đó, hắn luôn cười khoái trá.

Nhưng khâu quan trọng nhất trong công việc mà Pippi cắt nghĩa cho Nalene nghe là không chỉ thuyết phục con bạc trả nợ mà làm sao để họ tiếp tục đến chơi bạc. Thậm chí một con bạc đã sạch túi cũng có giá trị. Hắn còn làm việc được. Hắn có thể kiếm tiền. Thế nên ta chỉ cần cho khất nợ, giục hắn vào sòng chơi tiếp mà không cần tín dụng và khi hắn được bạc thì hắn trả nợ.

Có một đêm Pippi kể cho vợ nghe một câu chuyện mà hắn cho rằng rất buồn cười. Hôm đó hắn đang làm việc trong văn phòng ở chi nhánh thu nợ, đó là một khu mua bán nhỏ gần khách sạn Xanadu, thì nghe tiếng súng ngoài phố. Hắn chạy ra ngoài vừa kịp lúc nhìn thấy hai tên đeo mặt nạ đang chạy ra khỏi một tiệm nữ trang kế bên. Không kịp suy nghĩ, hắn rút súng nã vào hai tên đó. Bọn chúng nhảy vào một chiếc xe đang đợi sẵn rồi tẩu thoát. Vài phút sau, cảnh sát đến, và sau khi thẩm tra hết mọi người, đã bắt hắn đi, dĩ nhiên họ biết rằng súng của hắn có giấy phép đăng ký, nhưng sử dụng súng để bắn như thế, hắn đã phạm phải “tội không cố ý gây nguy hiểm nghiêm trọng”. Gronevelt đã đến đồn cảnh sát bảo lãnh hắn ra.

“Tại sao anh làm cái chuyện điên khùng ấy hả?” – Pippi hỏi “ Alíred nói chỉ vì cái máu thợ săn trong người anh thôi. Nhưng anh chịu, không hiểu

được. Anh ấy à, bắn vào cướp ư? Anh bảo vệ xã hội ư? Và thế là họ nhốt anh lại đấy”. Nhưng những câu chuyện tiết lộ con người, cá tính của hắn như vậy cũng chỉ là trong chừng mực nào đó, một mánh khôn khéo của Pippi, để Nalene có thể thấy phần nào con người của hắn nhưng không thể khám phá được bí mật. Điều làm nàng đi đến quyết định cuối cùng li dị chính là Pippi De Lena bị bắt vì tội giết người.

Dany Fuberta có một chi nhánh du lịch ở New York, mà hắn đã dùng tiền cho vay cắt cổ mua được dưới sự bảo kê của gia đình Santadio, giờ đây đã diệt vọng. Nhưng chủ yếu là hắn kiếm ăn như một tay chơi anh chị trong giới tổ chức những chuyện ăn chơi ở Vegas.

Một tay tổ trong lĩnh vực này ký một hợp đồng độc quyền khách sạn Vegas để đưa những con bạc đi nghỉ hè vào tròng của chúng. Danny Fuberta mỗi tháng bao một chuyến bay 747 và tuyển được xấp xỉ hai trăm khách hàng để đưa đến khách sạn Xanadu. Với giá chỉ một ngàn đô, khách sẽ được một chuyến bay khứ hồi từ New York đi Vegas, ăn uống miễn phí. Đó phải là những tay đang phất, không cần thiết phải làm ăn nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, và mỗi ngày chúng phải chơi ở sòng bạc ít nhất là bốn giờ. Và dĩ nhiên, có thể là chúng phải ký nợ tại két bạc của khách sạn Xanadu.

Một trong những vũ khí mạnh nhất của Fuberta là quan hệ của hắn với những Trùm lừa đảo, các tên cướp nhà băng, buôn lậu ma túy, thuốc lá, những tên mua đi bán lại ở các trung tâm thời trang và tất cả những dạng ký sinh khác đang kiếm ăn ngon lành trong những hố phân ở New York. Đó là đám khách được ưu tiên nhất. Nghĩ cho kỹ thì cuộc sống chúng quá căng thẳng rồi, cũng cần nghỉ xả hơi chứ. Chúng kiếm được hàng núi tiền bẩn, bằng tiền mặt và chúng đều có máu cờ bạc.

Cứ mỗi chuyến bay chở được hai trăm khách đến Xanadu, Fuberta sẽ được hai trăm ngàn đô la, đôi khi có thêm một khoản tiền thưởng nếu như mấy vị khách ở Xanadu thua đậm. Tất cả những khoản này, cộng thêm chi phí vận chuyển trọn gói lúc đầu, thì mỗi tháng hắn kiếm được không ít. Rủi thay, chính Fuberta cũng có khuyết điểm ham cờ bạc, và cũng có lúc những hóa đơn nợ của hăn ăn đứt tài khoản thu nhập.

Vốn là một tên lắm mưu mô, Fuberta liền nghĩ ra một cách xóa nợ lần nữa. Một trong những nhiệm vụ của một tay thầu chở khách là phải chứng nhận tín dụng của sòng bạc trả trước cho những con bạc của mình.

Fuberta đã tuyển được một băng những tên cướp có vũ trang rất “lành nghề” với băng này, hắn đang ấp ủ một kế hoạch đánh cướp tám trăm ngàn đô ở Xanadu.

Fuberta cung cấp cho bốn tên lính của mình những giấy tờ giả như những ông chủ trung tâm thời trang với những mức tín dụng kếch xù, chi tiết hắn cuỗm được từ hồ sơ của chi nhánh dịch vụ của hắn. Dựa trên cơ sở bảng giá đó, hắn chứng nhận cho chúng mức tín dụng hai trăm ngàn đô rồi hắn chở chúng đến Xanadu.

– “ồ, họ đi picnic ấy mà”, về sau Gronevelt bảo.

Suốt hai ngày ở đó, Fuberta và băng của hắn đã ký trả những hóa đơn phục vụ phòng dày cộp, đãi mấy nhỏ trong ban hợp ca ăn tối, ký mua quà tặng tại cửa hàng. Nhưng đó chỉ là những khoản lẻ tẻ, chủ yếu là chúng rút thẻ đen từ sòng bạc và ký nợ.

Chúng chia thành hai phe, một phe chơi xúc xắc, đặt chẵn, phe kia đặt ngược lại. Với kiểu đó thì chúng chỉ thua khoản phần trăm và gặp những ván hòa thôi. Thế là chúng rút đến một triệu đô toàn thẻ đen và ký nợ. Sau đó Fuberta mới đem đổi thành tiền mặt. Mới nhìn thì cứ tưởng chúng chơi hăng lắm nhưng thật sự chúng đang đứng nước. Làm vụ này chúng đóng kịch rất tài. Như những diễn viên thực sự, chúng cầu khấn hột xúc xắc, chửi rủa khi thua và chúc mừng nhau khi được cuộc. Đến cuối ngày, chúng đưa thẻ cho Fuberta đổi ra tiền mặt và ký nợ tiếp tục để rút ra thẻ mới. Hai ngày sau, khi vở kịch hạ màn, cả bọn vô mánh được tám trăm ngàn đô. Bọn chúng lại vui vẻ mua thêm hai chục ngàn hàng hóa các thứ, nhưng trong két bạc của sòng là một triệu đô tiền chúng còn nợ lại. Danny Fuberta là bậc thầy trong vụ này, nên nợ bốn trăm ngàn. Còn bốn tên cướp có vũ trang cũng thỏa mãn với phần của mình, đặc biệt là khi Fuberta hứa hẹn một phi vụ mới nữa có thể là một vố ngon lành hơn, một kỳ nghỉ kéo dài một tháng ở một khách sạn hạng nhất, đồ ăn, thức uống và gái đẹp đều miễn phí và thêm một trăm ngàn bỏ túi nữa. Rõ ràng làm vậy ngon lành hơn là liều mạng đi ăn cướp nhà băng.

Ngay ngày hôm sau, Gronevelt đã khám phá ra vụ lừa đảo đó. Báo cáo hàng ngày đã cho thấy số nợ quá cao, kể cả với những khách sộp của Fuberta. Tiền ăn nhậu, tiền chơi bời mỗi đêm lại quá thấp so với số chúng đánh bạc. Gronevelt xem những cuốn băng từ camera theo dõi “Mắt trên trời”. Không cần xem quá 10 phút, lão đã hiểu toàn bộ kế hoạch và biết một triệu tiền nợ giờ chỉ còn đem đi quấn thuốc lá, toàn giấy tờ giả mạo.

Phản ứng của lão là sốt ruột. Nhiều năm qua, lão đã lãnh không biết bao nhiêu cú lừa rồi, nhưng lần này thật là đần độn. Mà lão lại thích Danny Fuberta nữa chứ, thằng cha đã kiếm không ít cho khách sạn Xanadu. Lão biết thằng Fuberta sẽ kêu oan ra sao. Nó sẽ bảo chính nó cũng bị lừa vì những căn cước giả, nó cũng chỉ là một nạn nhân.

Gronevelt thấy bực mình vì sự bất lực của nhân viên sòng bạc. Lẽ ra tên cầm cái tại bàn chơi xúc xắc đã phát hiện ra, và tên hồ lì phải thu những lần đặt chéo. Một trò chẳng khôn khéo chút nào.

Những lúc đang ngon trớn phất, con người ta trở nên mất cảnh giác, và Vegas không phải là ngoại lệ. Lão thầm tiếc là phải sa thải tên cầm cái và thằng hồ lì, nhẹ lắm là cũng tống chúng về trò quay Rulét. Nhưng có một điều lão không né được, lão sẽ phải báo cáo toàn bộ vụ này cho ông Trùm Clericuzio.

Trước tiên, lão gọi Pippi De Lena đến khách sạn để cho xem những giấy tờ và phim lấy từ “Mắt trên trời”. Pippi biết Fuberta, nhưng không biết bốn tên kia, nên Gronevelt đã chụp hình từ băng video ra và đưa cho Pippi.

Pippi lắc đầu:

– Làm sao Danny lại nghĩ rằng hắn thoát khỏi vụ này chứ? Tôi cứ tưởng nó là một tay khôn khéo đấy”.

– Nó là một con bạc – Gronevelt đáp – Mà những con bạc thì luôn tin rằng bài mình sẽ thắng. Hắn im lặng một lúc – Danny sẽ cố thuyết phục anh là nó không dính dáng gì tới vụ này. Nhưng nên nhớ rằng nó đã bảo đảm là những tay kia có tiền. Nó sẽ nói là dựa trên giấy tờ của bọn kia.

Một tay thầu tuyển khách phải nắm chắc khách của mình có thật là khách sộp hay không. Nó phải biết điều đó.

Pippi cười, cười, vỗ lưng Gronevelt: “Đừng lo, nó không thuyết phục nổi tôi đâu”.

Cả hai phá lên cười. Không “cần biết” Danny có tội hay không, hắn phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình.

Ngày hôm sau, Pippi bay về New York để trình bày vấn đề lên gia đình Clericuzio ở Quogue.

Sau khi qua cổng có người gác cần thận, hắn lái xe lên con đường lát gạch cắt dài qua một cao nguyên cỏ rộng lớn, có tường phủ bằng thép gai và gắn những thiết bị điện tử. Trước cửa nhà có một tên đứng gác. Hiện giờ là thời bình mà.

Giorgio chào hắn, và hắn được đưa vào một khu vườn phía sau, sau khi đã đi xuyên qua tòa biệt thự. Vườn có trồng dưa leo, cà chua, rau diếp và cả dưa tây nữa. Tất cả đều núp dưới bóng những cây và lá rộng xum xuê. Ông Trùm không biết dùng hoa để làm gì.

Gia đình đang ngồi quanh một cái bàn gỗ tròn ăn trưa sớm. ông Trùm vẫn hồng hào tươi tắn dù đã gần bảy chục. Có thể thấy ông đang uống rượu trong không khí sực nức hương trong vườn nhà. ông đang cho Dante, đứa cháu ngoại mười tuổi của mình ăn. Thằng bé rất kháu khỉnh, nhưng mới trạc tuổi Cross đã tỏ ra rất láo xược. Pippi luôn thèm quất cho nó một trận. Trong tay thằng nhóc, ông Trùm trông không khác gì một con rối, ông phải lau miệng cho nó, phải ngọt ngào dỗ dành nó. Vincent và Petie có vẻ ngao ngán. Không thể họp được chừng nào thằng nhóc chưa ăn xong và mẹ nó, Rose Marie, dẫn đi cho khuất, ông Trùm Domenico sáng mắt lên khi thằng bé đi khỏi. Rồi ông quay sang Pippi.

– A, Cây Tầm Sét của ta. Mi nghĩ gì về tên Fuberta hả? Một thằng nhãi ranh láu cá! Chúng ta cho nó kiếm sống và nó trở nên tham lam bắt chúng ta trả nợ à?

Giorgio nói vuốt giận: “Nếu nó chịu thanh toán lại thì nó vẫn có thể kiếm ra tiền cho chúng ta”. Đó là điểm duy nhất có thể xin khoan hồng. Nhưng ông Trùm bảo:

– Khoan đó đâu có nhỏ. Ta phải lấy lại chứ.

Vincent vốn ghét những thứ linh tinh nói:

– Đưa mấy bức hình xem.

Pippi đưa ra mấy tấm ảnh. Vincent và Petie nhìn bốn tên cướp có vũ trang. Rồi Vincent nói:

– Petie và tôi biết mấy tên này.

– Tốt – Pippi nói – Vậy mấy anh có thể xử bốn gã đó. Thế còn Fuberta, tôi phải làm gì với nó đây?

Ông Trùm nói:

– Chúng nó khinh thường ta. Chúng nghĩ ta là ai chứ? Những tên ngốc vô tích sự phải đi nhờ cảnh sát chắc? Vincent, Petie, bọn mi giúp Pippi. Ta muốn đòi lại tiền và trừng phạt những thằng chó đó.

Ai cũng hiểu Pippi sẽ lãnh trách nhiệm. Bản án tử hình coi như đã được ký cho cả năm tên.

Ông Trùm để cho cả bọn ở lại, một mình đi dạo trong vườn.

Giorgio thở dài:

– Thời buổi này mà ông già làm vậy thì mạnh tay quá, nguy cơ nhiều hơn là giá trị của cả vụ đấy.

– Chỉ trừ khi Vincent và Petie lo bốn cái đầu – Pippi nói – Được chứ Vincent?

Vincent đáp:

– Giorgio sẽ phải nói chuyện với ông già, bốn thằng đó không có xu nào đâu. Chúng ta sẽ thỏa thuận thôi. Chúng sẽ được tự do, kiếm tiền trả cho chúng ta rồi sẽ được tha. Nếu đem chôn chúng đi rồi đào đâu ra tiền.

Vincent là một đứa thực tế, người không bao giờ để tính khát máu đè bẹp những giải pháp thiết thực.

– Được, tôi có thể nói ông già được – Giorgio nói. Chúng nó chỉ là bọn tay chân thôi, nhưng ông sẽ không tha Fuberta đâu.

– Những tay trùm mồi khách phải biết lễ độ chứ – Pippi nói.

– Người anh em Pippi, Giorgio mỉm cười, Anh hy vọng được thưởng gì qua vụ này đây?

Pippi rất ghét khi Giorgio gọi hắn là “người anh em”. Vincent và Petie cũng gọi hắn như vậy, nhưng chỉ vì tình cảm, còn Giorgio thì chỉ gọi khi hắn thảo luận công việc.

– Với Fuberta thì đó là nhiệm vụ của tôi, Pippi nói. Các vị cho chúng tôi chi nhánh thu nợ và tôi ăn lương của Xanadu, nhưng đòi tiền lại cũng không phải dễ. Nên tôi phải hưởng phần trăm. Vincent và Petie cũng vậy thôi, nếu họ thâu lại phần nào từ bọn kia.

– Công bằng thôi, Giorgio nói. Nhưng vụ này không phải như đòi những thẻ nợ đâu. Anh đừng có mong mức năm chục phần trăm.

– Không, không. – Pippi đáp. Chỉ cần cho tôi chấm mút chút đỉnh là được.

Cả bọn phá lên cười khi nghe câu thành ngữ lâu đời của dân Sicily. Petie nói:

– Thôi Giorgio, đừng keo kiệt chứ. Anh không muốn gạt tôi và Vincent chứ? Hiện nay Petie lo khu Bronx, làm sếp của bọn tay chân và hắn cũng ủng hộ ý kiến rằng những ai đích thân ra tay sẽ được nhiều hơn. Hắn sẵn sàng chia phần với người của mình.

– Mấy tay này tham lam quá – Giorgio nói, miệng mỉm cười. Nhưng tôi sẽ đề nghị mức hai chục phần trăm với ông cụ. Pippi biết sẽ chỉ mười lăm hay mười phút thôi, chuyện xưa như trái đất đối với Giorgio.

– Thế chúng ta “đóng quĩ nhé?” Vincent nói với Pippi. Nghĩa là ba người sẽ chia đều bất cứ khoản nào đòi được không cần biết của ai. Điều đó có nghĩa như một cử chỉ thân thiện. Sẽ có nhiều khả năng đòi tiền người sống hơn là những người phải chết. Vincent hiểu rõ giá trị của Pippi.

– Dĩ nhiên rồi, Vincent ạ, Pippi đáp. Tôi rất tán thành.

Hắn ta thấy ông Trùm dắt tay thằng nhóc Dante đi dạo ngoài vườn. Hắn nghe giọng Giorgio nói:

– Thật là ngạc nhiên khi thấy Dante và cha hợp nhau như thế. Cha tôi không bao giờ tỏ ra thân mật với tôi. Hai ông cháu cứ thầm thì gì đó suốt. Hừ, ông già khôn thật đấy, thằng nhóc rồi sẽ học được cho xem.

Pippi thấy thằng bé quay mặt nhìn ông Trùm. Trông có vẻ như họ có chung với nhau một bí mật khủng khiếp đến nỗi có thể đưa cả thiên đường, hạ giới xuống quì dưới chân mình, về sau, Pippi tin rằng chính hình ảnh đó đã áp đặt lên hắn đôi mắt hận thù và khơi mào cho những bất hạnh của hắn.

Trong nhiều năm, Pippi đã nổi tiếng là người sắp đặt kế hoạch rất chu đáo. Hắn không chỉ là một con đười ươi chỉ biết tàn phá mà còn là một nhà kỹ thuật khéo léo vô cùng. Hắn biết dựa vào chiến lược tâm lý để trợ giúp thi hành một công việc đòi hỏi sức lực. Với Danny Fuberta, thì có ba vấn đề. Trước tiên là lấy lại tiền, kế đến, hắn phải cộng tác rất cẩn thận với Vincent và Peite Clericuzio (phần này cũng dễ, Vincent và Petie làm ăn vô cùng hiệu quả, trong hai ngày họ đã dò la dấu vết của bọn tay chân, bắt chúng thú tội và sắp xếp việc bồi thường). Ba là thịt thằng Fuberta.

Pippi có thể dễ dàng giả vờ tình cờ gặp Fuberta, nịnh hắn vài câu và cố mời hắn đi ăn trưa tại một nhà hàng Trung Hoa nào đó ở bờ Đông. Fuberta biết Pippi là người thu tiền nợ cho Xanadu, trong mấy năm qua hai người đã làm ăn chung với nhau. Nhưng Pippi hình như thấy thích “tình cờ gặp lại” hắn ở New York hơn, nơi hắn không thể từ chối lời mời được.

Pippi vô việc rất nhẹ nhàng. Hắn chờ cả hai gọi món, rồi mới nói:

– Giorgio kể cho tao vụ lừa đảo đó. Mày biết là mày phải chịu trách nhiệm cho những tên đã được chứng nhận tín dụng ấy chứ?

Fuberta thề sống thề chết là mình vô tội, Pippi chỉ nhăn răng cười và vỗ vai hắn thân mật:

– Thôi mà Danny, Gronevelt có băng video, bốn chiến hữu của mày đã khai hết rồi. Mày đang gặp rắc rối lớn đấy, nhưng tao có thể lo ổn thỏa nếu mày trả lại tiền. Thậm chí tao có thể để mày tiếp tục làm ăn cò mồi cho khách nữa

Để hỗ trự cho lời nói. Hắn đưa ra bốn tấm ảnh của những tên tay sai

Người của mày đây, hiện lúc này chúng đang tự móc sạch ruột của mình và đổ tất cả lên mày. Chúng nó khai về tỉ lệ ăn chia rồi. Vậy nếu mày xì ra bốn trăm ngàn của mày thì xong.

Fuberta nói:

– Dĩ nhiên, mày có biết những thằng này. Nhưng tụi nó chì lắm, không bao giờ mở miệng đâu.

– Chính người của Clericuzio hỏi cung chúng đấy – Pippi nói.

– ô, mẹ kiếp. Tao không ngờ là họ có dính tới khách sạn.

– Giờ thì mày biết rồi đấy, nếu họ không lấy lại được tiền thì mày lôi thôi to đấy.

– Tao phải ra ngoài một lát. – Fuberta nói.

– Không, không, ở đây đã. Món vịt Bắc Kinh tuyệt lắm. Này, vụ này có thể êm xuôi được mà, chuyện nhỏ thôi. Lâu lâu cũng có người muốn thử làm một vố chứ, đúng không. Chỉ cần lấy lại tiền thôi.

– Tao không có một xu – Fuberta nói.

Lần đầu tiên Pippi tỏ vẻ khó chịu.

– Mày phải tỏ ra có lễ độ một chút. Đưa trước một trăm ngàn đi và chúng sẽ ghi nợ số ba trăm ngàn còn lại.

Fuberta suy tính trong lúc đang nhấm nháp một cái bánh chiên.

– Tao đưa trước năm chục.

– Tốt lắm! Pippi nói. Mày có thể trả khoản còn lại và không được nhận thù lao khi câu khách tới khách sạn. Được chưa?

– Tao nghĩ vậy. Fuberta nói.

– Đừng lo lắng nữa, thưởng thức món ăn đi, Pippi nói. Hắn cuộn thịt vào trong cái bánh tráng, chấm nước sốt ngọt vào, rồi đưa cho Fuberta “Món này hết sẩy lắm, Danny. Thử đi rồi chúng ta làm việc”.

Chúng ăn chocola tráng miệng rồi bàn bạc thỏa thuận đến chi nhánh du lịch của Fuberta nhận năm chục ngàn sau giờ làm việc. Pippi lấy phiếu tính tiền rồi trả tiền mặt. “Danny này”. – Hắn nói – “Mày có để ý thấy tại sao kem Chocola trong các nhà hàng Trung Hoa lại có mùi ca cao quá mức không, số dách, mày biết tao nghĩ sao không? Nhà hàng Trung Hoa đầu tiên ở đất Mỹ đã chép sai công thức nấu ăn và những nhà hàng mở cửa sau chỉ việc chép lại cái công thức sai đó. Tuyệt! Món kem Chocola thật tuyệt”.

Nhưng với bốn mươi tám năm lăn lộn trong giới này, Danny Fuberta thừa sức thấy rõ dấu hiệu đáng lo ngại. Tách được khỏi Pippi, hắn bèn lặn ngay, chỉ gởi lại tin hắn đi lo kiếm tiền trả nợ cho khách sạn Xanadu. Pippi chẳng mảy may ngạc nhiên. Fuberta chỉ dùng những chiến lược thông thường trong những trường hợp tương tự. Hắn biến mất để có thể thương lượng trong an toàn. Có nghĩa là hắn không có tiền và sẽ không có tiền thưởng trừ phi Vincent và Petie thu lại được ở phía bên kia.

Pippi đưa mấy tên trong khu Bronx sục sạo khắp thành phố. Hắn đánh tiếng là Clericuzio muốn tìm Danny Fuberta. Một tuần trôi qua, Pippi ngày càng bực bội. Lẽ ra hắn phải biết là Fuberta chỉ có thể cảnh giác khi được yêu cầu trả chậm. Rằng Fuberta đã tính được rằng năm chục ngàn là không đủ, thậm chí nếu hắn có được số đó.

Sau một tuần nữa, Pippi hết kiên nhẫn, vì thế thời gian trôi qua làm hắn liều lĩnh hơn là thận trọng.

Danny Fuberta xuất hiện tại một nhà hàng nhỏ bên bờ Tây Thượng. Chủ nhà hàng, một tên lính của Clericuzio, đã nhanh chóng gọi báo tin. Pippi đến vừa đúng lúc Fuberta rời nhà hàng và trước sự ngỡ ngàng của Pippi, hắn rút súng ra. Fuberta chỉ là một thằng tép riu, đâu có chút kinh nghiệm gì về mấy “món nặng đô” này. Thế nên khi bóp cò thì trật lất. Pippi cho hắn ăn đủ năm viên kẹo đồng.

Trong màn này có một vài điều xui xẻo: một là có các nhân chứng, hai là xe tuần tra cảnh sát đến trước khi Pippi tẩu thoát, cuối cùng là hắn chưa kịp chuẩn bị gì để dụ Fuberta vào một chỗ an toàn hơn mới nổ súng. Còn điều nữa là dù có thể coi như một trường hợp tự vệ, nhưng có một nhân chứng đã nói là Pippi bắn trước. Lại trở về sự thật cay đắng và cũ rích là anh sẽ bị nguy hiểm trước pháp luật nhiều hơn. Thêm vào đó, Pippi đã gắn bộ phận giảm thanh vào súng, để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện thân mật cuối cùng của hắn và Fuberta.

Cũng có điều may là Pippi đã phản ứng rất tuyệt vời khi chiếc xe tuần tra chết tiệt trờ tới. Hắn đã không nã đạn để mở đường thoát thân mà ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của cảnh sát. Clericuzio đã ra một sắc lệnh hết sức nghiêm ngặt: không bao giờ được bắn một nhân viên công lực. Pippi đã không bắn. Hắn thả súng xuống lề đường, rồi đá văng đi. Hắn hiền lành đưa tay vào còng và chối phăng không nhận có quan hệ gì với cái xác nằm chình ình cách đó vài mét.

Những trường hợp ngẫu nhiên không tránh khỏi như vậy cũng đã được tiên liệu trước để có hướng giải quyết. Suy cho cùng, dù có thận trọng đến đâu, thì cũng không tránh khỏi số phận ác nghiệt. Giờ đây Pippi đang chết đuối trong một cơn bão xúi quẩy. Nhưng hắn biết mình chỉ việc xả hơi, chờ được nhà Clericuzio kéo vào bờ.

Trước tiên là những luật sư biện hộ cao giá sẵn sàng lãnh hắn ra. Rồi đến những thẩm phán, công tố viên, được thuyết phục bảo vệ tinh thần chơi đẹp. Những nhân chứng thì trí nhớ có vấn đề, những vị bồi thẩm đoàn độc lập và thẳng thắn của nước Mỹ chỉ cần “khuyến khích” một chút là sẵn sàng từ chối kết tội phá hoại chính quyền. Lính của Clericuzio không bao giờ phải nã đạn như chó dại để tìm đường thoát thân.

Nhưng đây là lần đầu tiên trong suốt quá trình phục vụ lâu dài cho gia đình Clericuzio, Pippi De Lena phải đứng trước vành móng ngựa. Và theo thông pháp thì vợ con hắn cũng phải đến dự. Các bồi thẩm phải biết rằng quyết định của họ có liên quan đến hạnh phúc của cái tổ ấm trong trắng này. Mười hai người cả nam lẫn nữ, đã phải cố gắng và đúng là phải gồng mình vượt qua cảm xúc “nghi ngờ hợp lý” là món quà trời cho rất từ tâm này.

Suốt phiên xử, cảnh sát đã xác nhận là họ không hề thấy Pippi cầm hay đá súng gì cả. Ba nhân chứng không thể nhận ra bị cáo, hai người còn lại thì quá cứng rắn và nhiệt tình trong việc nhận dạng Pippi nên đã làm phật lòng thẩm phán và các vị bồi thẩm. Tên lính của Clericuzio, chủ nhà hàng, đã xác nhận hắn theo Danny Fuberta ra tận ngoài, vì tên này chưa trả tiền, rằng hắn đã chứng kiến cảnh bắn nhau, và chắc chắn người bắn không phải là Pippi De Lena, bị cáo.

Lúc bóp cò Pippi có mang găng tay, nên không tìm thấy vân tay trên khẩu súng. Cả xét nghiệm y tế cho thấy Pippi De Lena bị chứng nổi nấm trên day tay hay tái phát, một chứng bệnh kỳ lạ không chữa được, vì thế nên bác sĩ khuyến cáo nên đeo găng tay.

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, một bồi thẩm đã được hối lộ. Dù sao đi nữa thì Pippi cũng là một nhân viên điều hành cao cấp trong gia đình. Nhưng sự phòng hờ cuối cùng này thật sự không cần thiết. Pippi được miễn tố và được coi là mãi mãi vô tội dưới con mắt của pháp luật. Còn với vợ, Nalene De Lena, sáu tháng sau phiên tòa, Nalene nói với hắn rằng họ phải li dị.

Những người sống căng thẳng cao độ luôn phải trả giá. Nhiều bộ phận trên cơ thể mòn mỏi dần. Ăn uống thất thường, ảnh hưởng đến tim. Giấc ngủ luôn chập chờn, trí óc không còn phản ứng với cái đẹp và không còn biết tin tưởng vào cái gì nữa. Cả Pippi và Nalene đều bị như thế. Nàng không chịu được hắn trên giường ngủ, và hắn thì không thể vui thú bên người bạn tình không muốn chia sẻ hoan lạc với hắn. Nàng không thể giấu được nỗi kinh hoàng khi biết hắn là một tên sát nhân. Pippi thì lại cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm khi không còn phải che đậy con người thật của mình.

– Được thôi, thì li dị, hắn nói với nàng. Nhưng tôi không chịu mất con đâu.

– Giờ thì tôi biết anh là ai rồi, nàng đáp “Tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa và sẽ không để con tôi sống với anh”.

Pippi thấy ngạc nhiên. Trước đây Nalene chưa bao giờ mạnh mẽ hay thẳng thắn như thế. Và hắn ngạc nhiên khi thấy nàng dám nói bằng cái giọng như thế với hắn. Nhưng phụ nữ luôn luôn liều lĩnh. Lúc đó hắn buộc phải xem lại vị trí của mình. Hắn chưa sẵn sàng cho nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Cross mười một còn Claudia mới lên mười. Và hắn nhận thấy rằng, dù rất gần gũi với Cross, nhưng cả hai đứa đều mến mẹ hơn cha.

Hắn muốn đối xử công bằng với vợ. Dù sao đi nữa, nàng đã cho hắn tất cả những thứ hắn cần, một gia đình, con cái, một nền tảng trong cuộc sống, tất cả những gì một người đàn ông cần. Ai biết được sẽ ra sao nếu không phải nàng là vợ hắn?

– Hắn tính cho xong hết nào, chúng ta hãy chia tay mà không nghĩ xấu gì về nhau. Hắn dở giọng ngon ngọt – Chúng ta đã có với nhau mười hai năm tuyệt diệu, đã có những hạnh phúc. Chúng ta đã có hai đứa trẻ tuyệt vời, nhờ em cả. Hắn dừng lại sửng sốt khi thấy nét mặt khô khan của nàng

– Thôi nào, Nalene, anh đã là một ông bố tốt. Các con cũng yêu anh. Và anh sẽ giúp em mọi thứ em cần. Dĩ nhiên, em có thể giữ căn nhà ở Vegas này. Và anh có thể cho em một cửa hàng ở Xanadu. Quần áo, trang sức, hay đồ cổ, mỗi năm em có thể kiếm được hai trăm ngàn và chúng ta có thể, nói chung, là san sẻ con cái cho nhau.

Nalene đáp: “Tôi ghét Las Vegas, anh biết như thế mà. Tôi đã có bằng sư phạm và một chỗ làm ở Sacramento. Tôi đã đăng ký cho hai con nhập học ở đó rồi”.

Chính vào lúc đó, Pippi với cảm giác sững sờ, mới nhận thấy nàng là một đối thủ, một đối thủ nguy hiểm. Đó là một ý niệm hoàn toàn xa lạ đối với hắn. Trong các suy nghĩ của hắn, phụ nữ không bao giờ nguy hiểm, không một ai, cả từ tình nhân, một bà vợ, một cô bạn, ngay cả con gái của Ông Trùm, Rose Marie, đều vô hại. Từ trước tới nay, hắn sống trong một thế giới mà phụ nữ không thể trở thành kẻ thù được. Đột nhiên hắn cảm thấy bừng bừng tức giận.

Mãi sau hắn mới nói được:

– Tôi sẽ không đến Sacramento để thăm con đâu. Hắn luôn nổi giận khi có người dám cự tuyệt lời đề nghị của hắn, dám chối bỏ tình bạn của hắn. Bất kỳ ai dám khước từ, không chịu nói chuyện lý lẽ với Pippi De Lena thì kẻ đó đang đùa giỡn với cái chết. Một khi đã quyết định đối đầu, Pippi sẽ làm cho tới cùng. Vả lại, hắn cũng ngạc nhiên khi thấy vợ mình đã có sẵn kế hoạch rồi.

– Cô nói cô biết tôi là ai rồi. – Hắn nói. – Thế thì nên cẩn thận. Cô có thể đến Sacramento, và nếu tôi thích, cô cũng có thể đi mò tôm. Cô chỉ được phép mang theo một đứa và đứa kia sẽ ở với tôi.

Nalene lạnh lùng nhìn hắn:

– Tòa sẽ quyết định chuyện đó, nàng nói. – Tôi nghĩ anh nên kiếm một luật sư để nói chuyện với luật sư của tôi.

Nàng suýt bật cười khi bắt gặp vẻ sửng sốt trên mặt hắn.

– Cô có luật sư à? Hắn nói. – Cô nói chuyện pháp luật với tôi sao? Rồi hắn phá lên cười. Hắn cười như thể chưa bao giờ được cười. Hắn gần như lên cơn hóa dại.

Không có gì lạ lùng hơn là chứng kiến cảnh người đàn ông đã mười hai năm qua là một người tình quỵ lụy, một kẻ chỉ biết van xin xác thịt nàng, cũng là người che chở nàng khỏi những hiểm nguy ác độc của thế giới này, giờ lại biến thành một con ác thú gầm gừ đe dọa. Đến lúc này nàng mới hiểu tại sao những người khác luôn tỏ ra kính trọng chồng mình, tại sao họ lại sợ hắn. Giờ đây vẻ quyến rũ ngờ ngệch của hắn không còn là vẻ nhân từ, làm mềm lòng người nữa. Có điều lạ là nàng cũng không cảm thấy sợ hãi bằng cái cảm giác đau đớn nhận thấy tinh yêu hắn dành cho nàng biến mất nhanh đến như vậy. Dù sao đi nữa thì họ đã chăn gối mặn nồng bên nhau, cùng nuôi dưỡng con cái và giờ đây không còn kể chi đến những gì nàng đã trao cho hắn.

Pippi lạnh lùng nói:

– Tôi không cần biết cô quyết định như thế nào. Tôi không cần biết quyết định của lão thẩm phán. Biết điều với tôi thì tôi sẽ biết điều lại. Còn ương bướng thì cô sẽ chẳng được gì đâu.

Lần đầu tiên nàng cảm thấy ghê sợ tất cả những gì mình từng thương yêu ấp ủ, cái thân hình lực lưỡng, đôi bàn tay gân guốc của hắn, những đường nét thô kệch của hắn mà từ trước đến giờ nàng luôn cho rằng rất “đàn ông” trong khi người khác gọi là xấu xí. Trong suốt cuộc sống hôn nhân của họ, hắn như một đại quan hơn là một người chồng. Hắn chưa bao giờ lớn tiếng với cô, chưa bao giờ nhạo cô, dù chỉ một lần đùa giỡn, về sự ăn tiêu của cô, chưa bao giờ la mắng khi cô phải trả nhiều biên lai tính tiền. Và đúng hắn là một người cha tốt, chỉ thô bạo với con cái khi chúng không kính trọng mẹ.

Nàng như muốn ngất đi, nhưng khuôn mặt của Pippi càng hiện rõ hơn, như thể được lồng trong một cái bóng đèn. Hai bên má hắn giờ đã phì phị thịt, cái rãnh cằm chẻ như được trét mát – tít đen nhỏ xíu. Hàng mày rậm đã điểm vài sợ bạc, nhưng tóc trên cái đầu khổng lồ của hắn vẫn còn đen nhánh, dày như cái bờm ngựa. Đôi mắt thường ngày trông vui vẻ giờ đây phủ đầy một màu xám lạnh băng vô hồn.

– Thế mà em lại nghĩ rằng anh yêu em, Nalene nói. – Sao lại làm em sợ đến thế? – Nàng bắt đầu thút thít.

Pippi mềm lòng ngay: “Nghe này,” Hắn nói, “Đừng nghe lời tên luật sư của em. Em muốn ra tòa, cứ cho là anh thua cuộc. Nhưng em không thể lấy cả hai đứa nhỏ được đâu. Nalene, đừng buộc anh phải đối xử như thế, anh không muốn như thế chút nào. Anh hiểu là em không còn muốn sống với anh nữa. Anh luôn tự cho rằng anh may mắn có em trong ngần ấy năm. Anh muốn em được hạnh phúc. Em sẽ nhận được ở anh nhiều hơn bất kỳ phán quyết nào của tòa. Nhưng anh đã lớn tuổi rồi, anh không muốn sống mà không có một gia đình.

Như một vài lần hiếm hoi trong đời, Nalene không thể cưỡng lại được ác ý của mình – Nhưng anh có gia đình Clericuzio, nàng bật nói.

– ừ thì có. Em cũng nên ghi nhớ điều đó. Nhưng điều quan trọng là anh không muốn một thân một bóng thui thủi khi về già.

– Hàng triệu người đàn ông cũng vậy mà, cả phụ nữ nữa.

– Vì đó là những người yếu đuối, tội nghiệp. Họ có những người khác quyết định dùm cuộc sống của mình, những kẻ khác có quyền phủ quyết sự tồn tại của họ. Anh thì không đời nào để ai làm điều đó với mình.

Nalene khinh miệt:

– Anh phủ quyết họ?

– Đúng vậy. Pippi nói, hắn mỉm cười với nàng. – Hoàn toàn chính xác.

– Nếu thích thì anh có thể thăm con. Nhưng cả hai phải sống với tôi.

Nghe vậy, hắn quay lưng và khẽ bảo “Em muốn sao cũng được.”

Nalene vội nói:

– Khoan đã.

Pippi quay lại. Nàng bắt gặp trên gương mặt hắn có một cái gì đó kinh hoàng, một sự tàn bạo vô hồn đến nỗi nàng chỉ dám thì thầm: “Nếu một trong hai đứa muốn ở với anh thì em đồng ý”.

Pippi bỗng trở nên phấn khởi trông thấy, làm như đã giải quyết xong toàn bộ vấn đề – “Tuyệt lắm!” Hắn nói “Đứa ở với em có thể tới Vegas thăm anh và ngược lại, đứa ở với anh có thể tới thăm em ở Sacramento. Mọi việc đều hoàn hảo. Tối nay ta giải quyết dứt điểm nhé.

Nalene cố gắng lần cuối:

– Bốn mươi chưa phải là già. Anh có thể xây dựng một gia đình khác.

Pippi lắc đầu: “Không bao giờ, em là người phụ nữ duy nhất đã đánh dấu cuộc đời anh. Anh lập gia đình muộn và anh biết là mình sẽ không bao giờ lấy vợ nữa. May mà anh cũng đủ trí thông minh để biết mình không thể giữ em được nữa và cũng để biết rằng anh không thể nào bắt đầu lại nữa”.

– Đúng vậy. Anh không thể nào làm em yêu anh lại nữa đâu.

– Nhưng anh có thể giết em. Pippi nhìn nàng mỉm cười. Như thể đó chỉ là một câu nói đùa.

Nàng nhìn vào mắt hắn và tin lời hắn nói. Nàng biết đây chính là nguồn sức mạnh của hắn, rằng khi hắn lên tiếng đe dọa thì người khác phải tin. Nàng thu hết can đảm còn sót lại trong người, nói:

– Nhớ nhé, nếu hai đứa đều muốn sống với em, anh phải cho chúng đi.

– Chúng yêu cha chúng mà. – Pippi nói. Một trong hai đứa sẽ ở lại với ông già của nó chứ.

Tối hôm đó, sau khi ăn tối xong, không khí trong nhà lạnh ngắt vì máy điều hòa không khí, cái nóng sa mạc bên ngoài vẫn đang hừng hực. Mọi chuyện đã được giải thích cặn kẽ cho Cross mười một tuổi và Claudia lên mười, không đứa nào tỏ vẻ ngạc nhiên. Xinh đẹp giống hệt mẹ, lúc này Cross đã có được sự cứng rắn và cả tính cẩn trọng của cha nữa. Nó hoàn toàn không biết sợ là gì. Nó nói ngay “Con ở với mẹ”.

Hoảng lên khi nghe Cross chọn như vậy. Claudia vốn tinh ranh, nói theo ngay “Con theo anh Cross”.

Pippi ngạc nhiên. Cross gần gũi với hắn hơn là Nalene. Nó là đứa thích đi săn với cha, nó thích chơi bài, đánh gôn và đánh bốc với hắn. Nó chẳng có vẻ hứng thú gì với đam mê sách vở và âm nhạc của mẹ. Chính Cross đã từng xuống bầu bạn với hắn ở chi nhánh thu nợ, những khi hắn phải tranh thủ hoàn tất công việc, giấy tờ vào ngày thứ bảy. Thật sự hắn đã chắc rằng Cross là đứa hắn sẽ giữ lại. Hắn đang hy vọng nhiều vào thằng

Hắn thấy thú vị khi nghe câu trả lời láu lỉnh của Claudia. Con bé thật ranh ma. Nhưng Claudia trông giống hắn như tạc, hắn không muốn ngày nào cũng thấy một bộ mặt xấu xí như hắn. Mà Claudia theo mẹ thì cũng hợp quá còn gì. Nó cũng có những sở thích giống mẹ. Hắn làm cái quái gì được với con bé kia chứ?

Pippi nhìn hai đứa con. Hắn tự hào về chúng. Chúng biết trong hai người, mẹ là người yếu hơn, thế nên chúng bám theo mẹ để ủng hộ. Hắn cũng thấy, Nalene với tư chất nghệ sĩ của mình, đã sửa soạn rất khôn khéo cho dịp này. Nàng khoác nguyên bộ áo đầy u ám, quần đen, áo thun đen, mái tóc vàng óng buộc gọn lên với dải băng đô mỏng màu đen, gương mặt như lồng trong một khung hình bầu dục trắng, hẹp và thương tâm. Hắn biết cái bề ngoài hung bạo của mình có ý nghĩ như thế nào đối với những đứa trẻ.

Hắn xuống nước ngọt ngào:

– Tất cả những gì bố muốn là một đứa làm bạn với bố. Các con có thể gặp nhau bao nhiêu cũng được. Đúng chứ, Nalene? Các con cũng không muốn cha ở một mình trơ trọi ở Vegas này chứ? Phải không?

Hai đứa trẻ vẫn nghiêm mặt nhìn hắn. Pippi bèn quay sang Nalene:

– Em phải giúp anh mới được. Em phải chọn đi chứ. – Và đột nhiên hắn cảm thấy tức giận, tại sao mình phải quỳ lụy như vậy chứ?

Nalene nói:

– Anh đã hứa là nếu hai đứa đều muốn đi thì anh cho chúng tự do mà.

– Hãy nói cho ra lẽ đã nào. Pippi nói, hắn không thấy bị xúc phạm. Hắn biết con hắn thương cha, nhưng chúng yêu mẹ hơn. Hắn thấy điều đó cũng tự nhiên thôi. Điều đó không có nghĩa là chúng chọn lựa đúng.

Nalene có vẻ khinh thường:

– Chẳng có gì để nói nữa, đã hứa rồi.

Pippi không biết ba người trước mặt trông hắn khủng khiếp tới mức nào, ánh mắt trở nên lạnh lẽo đến mức nào. Hắn nghĩ mình đã kiểm soát được lời nói, hắn nghĩ mình nói rất hợp tình hợp lý.

– Em phải lựa chọn thôi. Anh hứa nếu mọi chuyện không như ý muốn, thì tùy theo ý em. Nhưng phải cho anh một cơ hội chứ.

Nalene lắc đầu:

– Anh buồn cười thật, chúng ta chỉ có nước ra tòa thôi.

Đến lúc đó Pippi đã quyết định sẽ phải làm gì.

– Thôi được em muốn sao cũng được. Nhưng hãy suy nghĩ thử xem. Nghĩ về những năm ta chung sống. Hãy nghĩ về tương lai của tất cả chúng ta. Cross là con trai, nó giống anh, còn Claudia thì giống em. ở với anh sẽ tốt hơn cho Cross, còn Claudia cũng sẽ tốt hơn khi sống với em. Phải như thế đấy. Hắn im lặng một lúc. – Như vậy, đã đủ cho em thấy cả hai đứa đều thương em hơn anh rồi chứ? Như thế chưa đủ sao? Em thấy là chúng nó sẽ nhớ em nhiều hơn là nhớ anh mà? Hắn bỏ lửng câu cuối cùng. Hắn không muốn mấy đứa nhỏ hiểu ra ý hắn muốn nói gì.

Nhưng Nalene thì hiểu. Lo sợ, nàng vội giơ tay kéo Claudia vào sát người. Lúc đó Claudia nhìn anh trai mình, vẻ mặt nài nỉ, cầu khẩn nói:

– Cross…

Cross có khuôn mặt xinh đẹp nhưng vô cảm. Thân hình nó cử động trông duyên dáng. Đột nhiên nó lại đứng cạnh cha.

– Con sẽ về với bố. Nó nói, Pippi nắm lấy tay con ra vẻ biết ơn.

Nalene khóc thút thít:

– Cross, khi nào con thích thì hãy đến thăm mẹ, bất cứ lúc nào. Con sẽ có một phòng ngủ đặc biệt ở Sacramento. Mẹ sẽ không cho ai ở đó hết. Cuối cùng thì đó cũng là một sự bội bạc.

Pippi gần như điên lên vì sung sướng. Hắn đã trút được một gánh nặng ngàn cân, hắn đã tránh phải thực hiện điều mà trong khoảnh khắc trước đó hắn đã quyết định làm.

– Chúng ta sẽ ăn mừng, hắn nói. Ngay cả khi ly dị, chúng ta cũng sẽ là hai gia đình hạnh phúc.

Nhưng ba mẹ con chỉ nhìn hắn, mặt trơ trơ. Hắn cáu lên.

– Thôi, thôi. Được rồi, chúng tay hãy cứ thử vậy.

Trong hai năm đầu, Claudia không bao giờ đến Vegas thăm cha và anh trai. Mỗi năm, Cross đều tới Sacramento thăm Nalene và Claudia, nhưng đến khi mười lăm tuổi, những chuyến thăm viếng chỉ còn ở những kỳ nghỉ Giáng sinh.

Cha và mẹ là hai thái cực hoàn toàn trái ngược trong cuộc sống. Claudia và mẹ ngày càng giống nhau, Claudia yêu thương trường lớp sách vở, kịch nghệ, phim ảnh, nó sống yêu thích trong tình thương của mẹ. Và

Nalene cũng thấy ở Claudia cái tính cuồng nhiệt yêu đời của cha nó. Nàng yêu cái vẻ giản dị của nó không giống tính hung bạo của ông bố. Hai mẹ con sống rất hạnh phúc bên nhau.

Claudia học xong đại học rồi tới Los Angeles thử nghề phim ảnh. Nalene rất buồn phải để con đi, nhưng nàng đã có một cuộc sống thoải mái với bạn bè ở Sacramento và trở thành một trợ lý hiệu trưởng tại một ngôi trường công.

Cross và Pippi cũng họp thành một gia đình hạnh phúc, nhưng theo một kiểu khác xa. Pippi đã cân nhắc mọi thứ. Cross là một vận động viên nổi bật khi còn học trung học, nhưng rất lạnh nhạt. Nó chẳng hứng thú gì chuyện học hành và mặc dù nó cực kỳ bô trai, nó cũng chẳng quá say mê nữ giới.

Cross sống vui bên cha. Phải nói dù có đưa ra quyết định xấu thế nào, thì hình như đó cũng là một quyết định đúng đắn. Quả thật là hai gia đình hạnh phúc, nhưng không bên nhau. Pippi cũng tỏ ra là một người cha tốt đối với Cross, cũng như Nalene là một người mẹ tốt của Claudia, đó là hắn đã biến Cross theo đúng hình ảnh của hắn.

Cross rất thích những hoạt động của khách sạn Xanadu, sự phục vụ khách, cuộc chiến chống lại những tay lừa đảo. Và hắn cũng như bao nhiêu người, rất ham thích những cô gái nhảy. Dù sao đi nữa Pippi cũng không thể xem con trai của mình như là mình được. Pippi đã quyết định cho Cross gia nhập vào Gia đình. Hắn tin vào những lời của ông Trùm thường nhắc đi nhắc lại: “Điều quan trọng nhất trên đời này là làm việc kiếm ăn”.

Pippi đưa Cross như một gã đồng sự, đến chi nhánh thu nợ. Hắn dẫn con đến Xanadu ăn tối với Gronevelt và khéo léo dẫn dắt mọi thứ sao cho Gronevelt quan tâm đến tương lai sau này của Cross. Hắn cho Cross nhập vào một trong bộ tứ chơi gôn, đấu cùng những con bạc loại xịn ở Xanadu và luôn xếp cho Cross đánh khác phe với hắn. Mới mười bảy tuổi Cross đã có khả năng đặc biệt của một tay sành sỏi, nó luôn chơi rất xuất sắc ở một lỗ đặc biệt khi tiền cược lên rất cao. Cross và tay ở phe nó thường chiến

thắng. Pippi rất thỏa mãn, dù phải bỏ tiền ra đi nữa thì những vụ như vậy cũng sẽ giúp con hắn gây được nhiều thiện cảm.

Hắn đưa Cross đến New York để dự những dịp lễ xã giao của gia đình Clericuzio: tất cả những kỳ lễ, đặc biệt là ngày lễ độc lập 4 tháng 7, ngày mà gia đình Clericuzio luôn hân hoan chào đón với tất cả tình cảm ái quốc cao nhất. Rồi tất cả những lễ cưới, lễ tang của nhà Clericuzio. Dù sao đi nữa thì Cross cũng là người anh em họ đầu tiên của họ. Trong người nó có dòng máu của ông Trùm Clericuzio đang chảy.

Nhưng khi Pippi đi rảo thử quanh các bàn chơi bài ở Xanadu một tuần đúng một lần để kiếm thù lao tám ngàn với tay chia bài đặc biệt của mình, Cross ngồi quan sát cha. Pippi giảng giải những xác suất thắng trong mọi dạng cờ bạc. Hắn dạy con cách quản lý những chi phiếu để chơi bài, đừng bao giờ chơi khi cảm thấy không khỏe, một ngày chơi không quá hai giờ, một tuần không chơi quá ba ngày, không bao giờ đặt lớn khi trên đà thua, và khi đang thắng thì luôn luôn cảnh giác cao độ.

Pippi không thấy gì là trái tự nhiên cả, khi một ông bố dạy cho con mình thấy được cái xấu xa của thế giới thực sự này. Là một đồng sự cấp dưới ở chi nhánh thu nợ, Cross cần phải nắm mọi thứ đó. Vì đôi khi đi thu nợ không phải luôn dễ dàng như Pippi đã kể cho Nalene nghe.

Trong một vài vụ khó khăn hơn, Cross đã chẳng tỏ ra chút gì cho thấy hắn run sợ. Tuy còn quá trẻ và đẹp trai, không làm người khác sợ được, nhưng thân hình hắn cũng to khỏe đủ để thi hành bất cứ mệnh lệnh nào của Pippi có thể đưa ra.

Cuối cùng để thử thách con trai, Pippi đã giao cho nó một vụ khó nuốt mà chỉ dùng miệng lưỡi, không thể sử dụng võ lực. Riêng việc Cross đi thu nợ cũng cho thấy tình hình không đến nỗi gấp rút lắm, đó là một dấu hiệu thiện chí với con nợ. Con nợ này, một tay maphia, một Bruglione cò con đóng tại một góc ở phía bắc của Caliíornia, thiếu Xanadu một trăm ngàn. Đó là chuyện nhỏ, không cần thiết đưa tên của Clericuzio vào mọi việc được giải quyết thấp hơn, “bàn tay bọc nhung” hơn là “nắm đấm sắt”.

Cross chộp được thằng Mafia Nam tước này thật là không đúng lúc. Tên Falco đó, sau khi nghe lời lẽ thiệt hơn của Cross, đã rút súng chĩa vào cổ họng nó vào bảo:

– Nói thêm một tiếng nữa là tao bắn văng cái yết hầu chết tiệt của mày đấy.

Chính Cross cũng ngạc nhiên vì nó thấy cóc ngán thằng Mafia này. Nó bảo:

– Đưa tạm năm chục ngàn vậy. Chắc là anh không bắn tôi vì năm chục ngàn bỏ đi ấy chứ? Cha tôi sẽ không thích đâu.

– Cha mày là ai? Falco hỏi, vẫn giữ nguyên khẩu súng.

Cross đáp:

– Pippi De Lena, mà đằng nào đi nữa ông ta cũng bắn tôi vì chỉ đòi được năm chục ngàn.

Falco phá lên cười rồi cất súng đi:

– Được rồi. Nói với họ lần tới đến Vegas tao sẽ trả.

– Khi nào tới, anh cứ gọi cho tôi. Tôi sẽ đãi anh ba món như thường lệ, ở chơi miễn phí.

Falco đã nhận ra tên tuổi của Pippi, nhưng mặt thằng Cross cũng có một cái gì đó khiến hắn chờn chợn. Cái máu không biết sợ, phản ứng lạnh lùng, đùa đùa một chút. Tất cả những thứ này cho hắn thấy nó là một đứa mà nếu đụng đến thì chiến hữu của nó sẽ ra tay trả thù ngay. Nhưng sau vụ này, Cross luôn mang theo vũ khí và một tên vệ sĩ trong những lần đi đòi nợ tới.

Pippi mừng sự can trường của con trai bằng một kỳ nghỉ hè cho cả hai tại Xanadu. Gronevelt dành cho hai cha con hai phòng rất tốt và một túi thẻ bạc đen cho Cross.

Vào thời điểm này, lão Gronevelt đã tám mươi tuổi, tóc đã bạc trắng, nhưng thân hình cao to của lão trông vẫn mạnh mẽ và mềm mại. Lão cũng có khuynh hướng “sư phạm”. Lão rất khóai chỉ dẫn cho Cross. Khi trao cho Cross túi thẻ, lão dặn:

– Cháu không thắng nổi đâu, thế nào rồi bác cũng thu lại số này. Bây giờ nghe bác đây, cháu có một cơ hội. Khách sạn của bác cũng còn những

món khác. Một sân gôn khổng lồ, những tay bạc Nhật Bản đến đây để chơi gôn ở đó. Bác có những nhà hàng hết sảy, những sô nhảy tuyệt vời trong rạp với những ngôi sao điện ảnh và âm nhạc sáng giá nhất. Bác có sân tennis, hồ bơi, có một tua máy bay đặc biệt chở khách đến dãy núi Grand Canyon. Miễn phí tất. Vậy không có lý gì lại đánh mất đi tòan bộ năm ngàn này. Đừng chơi bài.

Suốt kỳ nghỉ ba ngày đó, Cross đã nghe lời của Gronevelt. Mỗi sáng nó chơi gôn với Gronevelt, cha nó và một tay ăn chơi khét tiếng khác. Cá cược cũng đậm nhưng không bao giờ quá lố. Gronevelt hài lòng khi thấy Cross chơi rất tuyệt khi tiền cược lên cao nhất “Thần kinh thép, đúng là thần kinh thép” – Gronevelt nói với Pippi, rất hài lòng.

Nhưng điều Gronevelt vừa ý nhất là sự khôn ngoan, sáng suốt của thằng bé. Nó biết phải làm gì mà không cần ai chỉ dẫn. Sáng hôm cuối cùng, người cùng chơi với họ là một tay chơi hạng sang đang rất cau có. Mà cũng dễ hiểu thôi. Hắn là một con bạc ranh ma cuồng nhiệt, một tay giàu sụ nhờ một dãy nhà thổ đang kiếm ăn rất khá. Hắn đã nướng sạch gần năm trăm ngàn đêm hôm trước. Điều khiến hắn bực mình không hẳn là khoản tiền, mà là vì trong lúc đang xui xẻo, hắn đã mất tự chủ và tìm đường gỡ một cách cay cú. Đó là lỗi lầm thô thiển của một tay bạc non cơ.

Sáng hôm đó, khi Gronevelt đề nghị mức đặt vừa phải năm mươi đô một lỗ, thằng chả cười khinh khỉnh:

– Nè, Alíred, với số bạc anh lột của tôi đêm hôm qua, anh dư sức đặt một ngàn một lỗ mới phải chứ.

Gronevelt rất bực mình. Chơi gôn sáng sớm là một dịp sinh hoạt xã hội của lão, dính líu đến công việc khách sạn thật là tồi. Nhưng với vẻ nhã nhặn thường ngày, lão đáp:

– Dĩ nhiên, thậm chí tôi còn cho Pippi bên phe anh, tôi chơi với Cross.

Thế là họ bắt đầu. ông Trùm nhà thổ đánh rất tốt. Pippi và Gronevelt

cũng vậy. Duy chỉ có Cross là hỏng. Nó chơi một trận gôn tệ nhất mà mấy người chưa từng thấy. Nó móc trật, đánh banh vào những lỗ cát, và nhiều khi bay bổng xuống cái hồ nhỏ cạnh đó (phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ mới có được một cái hồ như vậy ở giữa sa mạc). Tay trùm nhà thổ mời cả bọn đi ăn sáng. Vì sau khi thắng năm ngàn đô, hắn đã tươi tỉnh lại.

Cross nói:

– Xin lỗi đã làm bác thất vọng, bác Gronevelt.

Lão Gronevelt nghiêm trang nhìn nó, rồi nói:

– Một ngày nào đó được cha mày đồng ý thì mày đến làm việc cho bác.

Sau bao năm, Cross đã quan sát kỹ mối quan hệ giữa lão Gronevelt và

cha mình. Họ là bạn tốt của nhau, ăn tối chung một tuần một lần và Pippi luôn tỏ ra kính trọng Gronevelt. Đó là một điều mà ngay cả đối với nhà Clericuzio, hắn cũng không tỏ ra như vậy. Phần mình, Gronevelt hình như cũng không sợ Pippi mà còn rất ân cần, đãi đằng hậu hĩ Pippi mọi thứ ở Xanadu, chỉ trừ một tòa biệt thự. Thêm vào đó, Cross để ý thấy mỗi tuần Pippi đều ăn bài tám ngàn đô ở Xanadu. Và nó nhận ra ngay: nhà Clericuzio và Alíred Gronevelt là đồng sự tại khách sạn Xanadu.

Cross cũng biết là lão Gronevelt tỏ ra quan tâm đặc biệt đến nó. Chẳng hạn như món quà thẻ đen ở kỳ nghỉ mát này, và còn nhiều cử chỉ ân cần khác nữa. Cross có thể ăn uống và bao bạn bè hoàn toàn miễn phí ở Xanadu. Khi tốt nghiệp phổ thông, quà của Gronevelt cho nó là một chiếc xe mui trần. Từ lúc nó mới mười bảy, Gronevelt đã giới thiệu nó với những nhỏ vũ nữ tại khách sạn với một tình cảm đặc biệt rõ rệt, để tăng thêm giá trị cho nó. Và qua nhiều năm, Cross cũng biết được chính Gronevelt, dù khú đế, vẫn thường đưa phụ nữ lên phòng lão trên tầng thượng để ăn tối. Nghe lén mấy cô tán nhảm, thì Gronevelt vẫn còn “xài” được lắm. Lão không bao giờ dính vào chuyện tình ái nghiêm chỉnh, nhưng cực kỳ rộng rãi với những món quà, khiến mấy cô đều choáng ngợp. Ả nào được Gronevelt sủng ái chừng một tháng cũng giàu to.

Một lần, trong buổi chuyện trò sư phụ – đệ tử giữa hai người, khi Gronevelt giảng giải cho nó những kỹ thuật cần có để điều hành một khách sạn – sòng bạc lớn như Xanadu, Cross đã đánh bạo hỏi Gronevelt về phụ nữ trong mối quan hệ giữa chủ và nhân viên.

Lão Gronevelt nhìn hắn mỉm cười:

– Ta giao những đứa ca múa cho mấy tay giám đốc điều hành phần giải trí. Những đứa khác ta đối xử y hệt như những gã đàn ông. Nhưng nếu cháu cần một lời khuyên về chuyện tình ái, thì ta phải cho cháu biết điều này. Trong hầu hết trường hợp thằng đàn ông thông minh, khôn ngoan thì không có gì phải sợ phụ nữ cả. Cháu chỉ nên cẩn thận hai điều: thứ nhất và nguy hiểm nhất là người phụ nữ đang đau khổ, thứ hai là một phụ nữ tham vọng hơn cả chính cháu. Nào, đừng nghĩ rằng ta vô tâm khi ta đối xử như vậy với phụ nữ. Vì đó không phải là mục đích của chúng ta. Ta có may mắn là yêu cái khách sạn Xanadu này hơn bất cứ gì khác trên đời này. Nhưng bác phải thú thật với cháu, bác rất buồn vì không có đứa con nào.

– Cháu thấy như bác đã sống một cuộc đời rất tuyệt vời. Cross nói.

– Cháu nghĩ thế à? – Gronevelt nói – ừ, nhưng ta đã phải trả giá đó, cháu ạ.

Tại biệt thự ở Quogue, đám phụ nữ của gia đình Clericuzio thấy Cross là rối cả lên. ở độ tuổi hai mươi, nó đang thời kỳ sung mãn, nảy nở nhất của giống đực, đẹp trai, duyên dáng, mạnh khỏe và lịch thiệp đến mức ngạc nhiên so với lứa tuồi nó. Gia đình đùa rằng đó là kiều láu lỉnh thô lậu của cánh nhà nông Sicily, tạ ơn Chúa nó giống mẹ hơn cha.

Vào ngày chủ nhật, hôm lễ Phục sinh, với hơn một trăm bà con họ hàng đến mừng Chúa sống lại, bí mật cuối cùng về cha mình đã được thằng Dante, em họ nó phanh phui ra.

Trong khu vườn mênh mông có tường rào của gia đình, Cross thấy cô gái rất đẹp đang vui đùa với đám thanh niên. Nó thấy cha nó đang đi lại bàn tiệc lấy một đĩa xúc xích nướng và châm vào nhóm cô gái một câu thân thiện. Nó thấy rõ ràng cô gái tránh xa Pippi ra. Thường thì phụ nữ rất thích cha nó; vẻ thô kệch, óc hài hước, và sự vui vẻ của ông ấy làm họ mềm lòng.

Dante cũng thấy điều này. Nó mỉm cười:

– Con nhỏ đẹp chứ hả, tới chào làm quen đi.

Nó giới thiệu với cô bé:

– Lila, đây là anh họ của anh, tên Cross.

Liala trạc tuổi tụi nó nhưng không nảy nở như một phụ nữ thực sự, cô có nét đẹp hơi khiếm khuyết của tuổi dậy thì. Tóc cô màu mật ong, làn da tươi sáng như được làn suối nào bên trong tắm gội, nhưng miệng cô trông thật yếu đuối, có vẻ dễ thương tổn, như thể chưa được hoàn chỉnh vậy. Cô mặc một cái áo lông thú làm da cô vàng óng. Cross yêu cô nàng ngay từ giây phút đó.

Nhưng khi nó cố bắt chuyện, thì cô ả làm lơ, và đi về phía những quí bà ở một bàn khác.

Cross rụt rè nói với Dante:

– Tôi cho là cô ấy không thích vẻ mặt của tôi.

Dante mỉm cười một cách độc ác với nó.

Dante lúc này đã là một thanh niên tò mò, tràn đầy sức sống, với một khuôn mặt sắc sảo và ranh mãnh.

Nó có một bộ tóc đen, thô của gia đình Clericuzio mà nó giấu kín dưới một cái mũ kiểu phục hưng, thật kỳ lạ. Lùn tịt, không hơn mét rưỡi, nhưng lại cực kỳ tự tin, có lẽ là vì nó rất được ông Trùm cưng. Nó luôn có một vẻ ma mãnh, quỉ quái. Nó nói với Cross: “Họ của nàng là Anacosta.”

Cross nhớ lại cái họ đó. Một năm trước, gia đình Anacosta đã chịu một thảm kịch: Người đứng đầu gia đình và con trai cả của ông đã bị bắn chết tại một phòng khách sạn Miami. Nhưng Dante lại chăm chú nhìn Cross, chờ đợi một câu đại loại gì đó. Cross vẫn tỉnh khô “Thì sao?” Hắn hỏi.

Dante nói:

-Anh làm việc cho cha anh, đúng không?

– Dĩ nhiên.

– Và anh muốn hẹn hò với Lila? – Hắn phá lên cười. – Anh bịnh rồi. – Anh biết ổng làm gì không?

– Ông ấy đi thu tiền. Cross đáp.

Dante lắc đầu:

-Anh phải biết ông ấy là chuyên viên hô biến, loại cho khuất mắt những người khỏi gia đình, ổng là Cây búa số một của nhà Clericuzio đó.

Cross thấy như tất cả những bí mật của cuộc đời cha nó đã bị hơi thổi của một thầy pháp lột trần ra hết. Tất cả đều rõ như ban ngày. Sự ghê tởm cha nó của mẹ nó. Sự kính nể của bạn bè và Gia đình Clericuzio dành cho Pippi. Những tuần lễ mất dạng liên tục của cha nó đầy bí ẩn. Vũ khí mà ông ấy mang theo mình. Những câu nói đùa quỷ quyệt mà nó không tài nào hiểu. Nó nhớ lại phiên xử cha nó giết người, cố xua đuổi những ký ức tuổi thơ còn đọng lại cái cách cha nó nắm lấy tay nó thật kỳ lạ vào đêm hôm đó. Và có một cảm giác thương cảm đối với cha. Giờ đây cha nó trở nên trơ trọi như vậy, nó phải có trách nhiệm bảo vệ ông.

Nhưng trên hết, nó cảm thấy cảm tức Dante ghê gớm, vì thằng đó dám nói lên sự thật này với nó.

Nó bảo Dante:

– Không, tớ các biết chuyện đó và cậu cũng cóc biết. Chẳng ai biết cóc gì hết. Nó suýt nói: “Cút mẹ mày đi, thằng nhóc chỉ biết bợ đít”. Nhưng thay vào đó, nó lại mỉm cười và nói: “Anh kiếm đâu ra cái nón mắc dịch vậy?”

Virginio Ballazo đang tổ chức tìm kiếm trứng Phục sinh cho lũ trẻ với vẻ thuần thục của một anh hề bẩm sinh. Hắn tập trung lũ trẻ lại quanh mình. Những nụ hoa xinh xắn trong trang phục lễ Phục sinh, những gương mặt tí xíu trông như cánh hoa, da trắng như trứng bóc, nón màu hồng, mặt rạng rỡ lên vì háo hức. Ballazo trao cho mỗi đứa trẻ một giỏ rơm và một cái hôn thật kêu rồi vui vẻ quát: “Đi”.

Đám trẻ tản ra.

Bản thân Virginio Ballazo, nhìn cũng đã mắt, bộ quần áo hắn may ở Luân Đôn, giày đóng ở Ý, áo sơ mi ở Pháp, mái tóc thì do Michelangelo ở Manhattan tỉa tót. Cuộc đời cũng rất tốt đối với Ballezo và đã ban cho hắn một đứa con gái xinh xắn như những đứa trẻ kia.

Lucille, còn gọi là Ceil, năm nay mười tám tuổi, cũng đang phụ với bố phát quà, khi cô trao giỏ cho những đứa trẻ, đám thanh niên cứ xuýt xoa ngẩn người trước vẻ đẹp mê hồn của cô. Cô mặc quần soọc và áo cánh trắng rộng. Da hơi sẫm dưới một lớp kem dầy. Mái tóc đen cuộn quanh đầu như một vương miện và đứng đó như một nữ hoàng trẻ trung với sức khỏe và sức trẻ của một nguồn hạnh phúc đúng nghĩa nhất mà các đấng tối cao có thể ban cho.

CÔ liếc xéo qua, thấy Cross và Dante đang cãi cọ gì đó, rồi thoáng một cái, nó thấy Cross mím chặt miệng.

Trên tay còn một cái giỏ, Lucille bước đến chỗ Cross và Dante.

– Ai muốn đi tìm trứng không nào? Nó hỏi, nụ cười trên môi ánh lên vẻ thân thiện và tinh nghich. Nó đưa giỏ ra.

Hai người nhìn cô sửng sốt, đắm đuối. Ánh nắng xế trưa giát vàng trên da thịt, trong đôi mắt long lanh tinh nghịch. Chiếc áo cánh trắng căng lên như mời mọc và còn trong trắng hơn nữa là cặp đùi tròn màu trắng sữa của cô.

Đúng lúc đó, một đứa con gái nhỏ hét lên. Mọi ánh mắt đổ dồn về hướng nó. Đứa nhỏ đã tìm ra cái trứng khổng lồ, lớn như một trái bowl, được sơn phết xanh đỏ sặc sỡ. Con bé đang cố đặt vào giỏ, cái nón rơm xinh xắn lệch qua một bên, mắt nó tròn xoe ngạc nhiên và cương quyết. Nhưng cái trứng bỗng vỡ tan, và một con chim bay vụt ra ngoài, chính điều này làm nó thét lên.

Petie chạy băng qua bồn cỏ và ẵm đứa bé lên để vỗ về, trấn an nó. Đó là một trong những trò tinh nghịch của hắn. Đám đông phá lên cười.

Con bé cần thận sửa lại mũ, rồi thét lên lanh lảnh:

– Chú gạt cháu, rồi tát vào mặt Petie. Đám đông cười sặc sụa khi thấy con bé chạy, còn Petie vẫn cứ đuổi theo xin tha thứ. Hắn ôm chầm con bé rồi cho nó một quả trứng phục sinh có nạm nữ trang đeo tòn ten trên một sợi dây xích vàng, con bé cầm lấy và hôn hắn một cái.

Ceil cầm tay Cross, dẫn hắn vào sân tennis, cách ngôi nhà độ một trăm mét. Họ ngồi xuống một cái chòi chỉ có ba mặt tường, quay mặt khỏi phía đám tiệc, để được riêng tư.

Dante nhìn hai đứa cảm thấy nó như bị sỉ nhục. Nó biết rõ Cross hấp dẫn hơn nó, nó như vừa lãnh một đòn chí mạng. Nhưng nó cũng tự hào có một tên anh họ đẹp trai như vậy. Nó ngạc nhiên khi thấy mình đang cầm cái giỏ, nhún vai và tham gia vào cuộc chơi tìm trứng phục sinh.

Trốn trong ngăn thay đồ chơi tennis, Ceil ôm chầm lấy mặt Cross và hôn lên môi nó, những nụ hôn đằm thắm. Một nụ cười rạng rỡ nở trên môi con bé: “Từ lúc mười tuổi, em đã muốn hôn anh rồi. Hôm nay tuyệt thật!”

Cross bị những nụ hôn kích thích dữ dội nhưng chỉ hỏi:

-Tại sao?

– Vì anh đẹp trai và toàn vẹn và chẳng có gì sai trái vào một ngày như hôm nay! Nó luồn tay vào tay hắn: “Chúng ta có những gia đình tuyệt quá phải không?” Rồi thình lình nó bỗng hỏi Cross: “Tại sao anh lại ở với cha? Và anh vừa mới đánh lộn với Dante phải không? Hắn đúng là một tên nịnh nọt đáng ghét.

– Dante không sao đâu. Tụi này chỉ giỡn một chút thôi. Nó là một tay ưa đùa như ông chú Petie của tôi.

– Dante thô bạo lắm, con bé nói rồi tiếp tục hôn Cross, nó bóp chặt tay Cross. “Cha em đang kiếm được rất nhiều tiền, ông mua căn nhà ở Kentucky và một chiếc Roll – Royce 1920. Giờ ông đã có ba chiếc xe cổ rồi, ổng sẽ mua ngựa ở Kentucky nữa đấy”. Sao, ngày mai anh không ghé qua nhà em xem mấy chiếc xe? Anh lúc nào cũng thích mẹ em nấu ăn kia mã .

– Ngày mai anh phải về Vegas, hiện nay anh đang làm việc ở Xanadu. Ceil giựt khỏi tay hắn:

– Em ghét Vegas lắm – nó nói – Em thấy thành phố ấy gớm ghiếc quá.

– Anh thì nghĩ là nó rất tuyệt. – Cross mỉm cười. Sao em lại ghét nó khi chưa một lần tới đó.

– Vì ở đó người ta ném tiền mồ hôi nước mắt qua cửa sổ, Ceil lộ vẻ phẫn nộ của tuổi trẻ. “Tạ ơn chúa là cha em không bài bạc. Lại còn mấy ả vũ nữ nhão nhẹt, dơ bẩn đó nữa chứ”.

Cross cười lớn:

– Anh có biết gì đâu. Anh chỉ coi sân gôn thôi. Anh chưa bao giờ vào xem bên trong sòng bạc cả.

Cô bé biết nó đang chọc mình, nhưng chỉ nó:

– Nếu em mời anh đến thăm em tại trường đại học khi em đi học lại anh có đến không?

– Dĩ nhiên rồi, nó nói. Trong mấy trò này nó kinh nghiệm hơn nàng nhiều. Và nó cũng thấy tội cho cái vẻ ngây thơ của nàng, cách nàng cầm tay nó. Sự mù mịt về cha nàng và những mục đích thật sự của Gia đình.

NÓ hiểu là nàng chỉ đang thử một lần cho biết, nó hiểu là do thời tiết dễ chịu, do nữ tính trong người đang bộc phát, hoan hỉ, và nó thực sự cảm động bởi những nụ hôn ngọt ngào, không hề nhuộm mùi nhục dục đó.

– Chúng ta nên trở lại buổi tiệc, nó nói, và hai người tay trong tay, bước lại khu picnic. Virginio, cha nàng, là người đầu tiên chú ý đến hai đứa. ông đưa hai ngón tay lên cọ cọ vào nhau rồi nói vui vẻ: “Lêu lêu, mắc cỡ, lêu lêu” rồi ông ôm lấy cả hai. Đó là một ngày mà Cross luôn ghi nhớ, vì vẻ ngây thơ của nó, những đứa trẻ trong trắng mặc đồ trắng tinh khiết mừng Chúa phục sinh, và bởi vì cuối cùng thì nó cũng hiểu ra cha mình là ai.

Khi Pippi và Cross trở về Vegas, mọi chuyện giữa hai người giờ đã khác. Dĩ nhiên là Pippi biết bí mật đã bị tiết lộ và ông luôn luôn để mắt đến Cross, thương yêu nó hơn. Cross cũng ngạc nhiên vì tình cảm của mình dành cho cha vẫn không thay đổi, vì nó vẫn yêu thương ông. Nó không thể hình dung ra được một cuộc sống không có cha bên cạnh, không có gia đình Clericuzio, không có Gronevelt và khách sạn Xanandu. Đây là cuộc đời mà nó phải sống, nó không thấy bất hạnh phải sống như thế. Nhưng trong nó đang dần dần hình thành một nỗi sốt ruột, nóng lòng. Phải tiến thêm một bước khác.

Bình luận