Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nguồn Gốc Của Muôn Loài

Chương VI: Những Khó Khăn Về Mặt Lý Thuyết

Tác giả: Charles Darwin

Những khó khăn về mặt lý thuyết của con cháu với sự biến đổi – Sự chuyển tiếp – Sự không xuất hiện hoặc hiếm khi xuất hiện của các biến thể đang trong giai đoạn chuyển đổi – Sự chuyển tiếp trong thói quen cuộc sống – Các thói quen đa dạng trong cùng loài – các loài với thói quen khác so với thói quen của loài họ hàng = Các bộ phận cực kỳ hoàn hảo – Phương cách của sự chuyển đổi – Các trường hợp của sự khó khăn -Natura non facit saltum – Các bộ phận không quan trọng -Các bộ phận không hoàn hảo tuyệt đối trong tất cả các trường hợp – Quy luật tính thống nhất của kiểu loại và của điều kiện tồn tại được sự lựa chọn tự nhiên ủng hộ.

Trước khi tới được phần này của tác phẩm, chắc hẳn bạn đọc đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Một vài khó khăn quá lớn đến nỗi mà bây giờ tôi không thể suy nghĩ về chúng mà không khỏi cảm thấy ngạc nhiên; nhưng theo hiểu biết của tôi, đa phần trong số chúng, những khó khăn thật sự, theo tôi, lại không có ảnh hưởng tai hại đáng kê nào tới lý thuyết của tôi.

Những khó khăn và phản đối có thể được chia thành các tiểu phần sau: – đầu tiên, tại sao, nếu các loài bẳt nguđh từ các loài khác bởi sự chuyển hóa không cảm nhận được, chúng ta lại không nhìn thấy ở mọi nơi các dạng thức đang trong giai đọan chuyển hóa? Tại sao mọi người chỉ nhầm lẫn những định nghĩa về các loài mà không phải là về toàn bộ thế giới tự nhiên?

Thứ hai, có khả năng là một con vật, chẳng hạn, có cấu trúc mà tính cách của một con dơi, có thể đã được tạo ra bới sự biến đổi của con vật nào đó với thói quen hoàn toàn khác biệt? Liệu chúng ta có thể tin rằng sự lựa chọn của tự nhiên có thể tạo ra, một mặt, các bộ phận có tầm quan trọng không đáng kể, chẳng hạn như cái đuôi của một con hươu cao cổ mà có tác dụng đuổi những con ruồi bay xung quanh, và mặt khác, các bộ phận có cấu trúc tuyệt vời, chẳng hạn như con mắt, mà chúng ta cho đến ngày nay vẫn chưa hiểu hết được hoàn toàn tính hoàn thiện có một không hai của nó?

Thứ ba, liệu bản năng có thể thu được và biến đổi đi thông qua sự lựa chọn của tự nhiên? Chúng ta sẽ nói điều gì về bản năng kỳ diệu mà giúp con ong xây tổ mà cấu trúc của nó khiến những nhà toán học uyên bác sững sờ?

Thứ tư, chúng ta giải thích như thế nào khi những loài bị lai cấy trở nên vô sinh và cho ra những đứa con không có khả năng sinh sản, trái lại những biến thể khi lai thì chức năng duy trì nòi giống của chúng không bị ảnh hưởng gì?

Hai dạng khó khăn đầu tiên sẽ được đề cập đến ở đây – Bản năng và tính lai sẽ có trong các chương riêng biệt.

về sự không xuất hiện hay hiếm thấy của các biến thể đang trong giai đoạn chuyển đổi – Vì sự lựa chọn của tự nhiên chỉ có thể phát huy ảnh hưởng thông qua quá trình duy trì các biến đổi có lợi, mỗi dạng mới sinh ra trong một nước mà đã chứa đầy các cơ thể sống sẽ có xu hướng chiếm vị trí và do vậy tiêu diệt loài bố mẹ kém được cải thiện hơn hay các dạng khác không có điều kiện phát triển thuận lợi bàng trong quá trình canh tranh với dạng mới sinh này. Chính vì lý do này mà sự tuyệt chủng và sự lựa chọn của tự nhiên, như chúng ta thấy, luôn đi song hành. Nếu chúng ta nhìn vào loài mà có nguồn gốc từ dạng thức sống khác chưa được biết tới, cả cha mẹ và các biến thể đang trong quá trình chuyển đổi nói chung đều bị tiêu diệt bởi quá trình hình thành và hoàn thiện của dạng sống mới.

Nhưng nếu theo lý thuyết này thì vô số các dạng sống đang trong giai đoạn chuyển đổi phải tồn tại, tại sao chúng ta lại không tìm thấy chúng với số lượng lớn như thế trên trái đất này? Chúng ta sẽ tiện lợi hơn nhiều nếu để câu hỏi này lại cho chương “về sự không hoàn hảo của ghi nhận địa chất”‘, và ở đây tôi chỉ phát biểu là câu trả lời chủ yếu nằm trong những ghi chép mà kém chính xác và đầy đủ hơn nhiều so với mọi người vẫn thường nghĩ; tính không hoàn hảo của những ghi chép này phần lớn là do các cá thể không sống sâu dưới lòng biển, và do vết tích của chúng bị bao lẩy và bảo quản theo thời gian trong các trầm tích khổng lồ đủ dầy và rộng để chống lại sự bào mòn khủng khiếp của thời gian; và những di tích hóa thạch khổng lồ như thế chỉ có thể được tích tụ khi rất nhiều trầm tích đọng lại ở trong vùng biển nước nông, trong khi nó lắng xuống từ từ. Sự ngẫu nhiên rất hiếm khi xuất hiện, và chỉ sau những khoảng thời gian dài đàng đẵng. Trong khi lòng biển bị lấp hoặc nâng lên hoặc khi một lượng rất nhỏ trầm tích lắng xuống đáy, thì những chỗ trống trong lịch sử địa chẩt học của chúng ta sẽ xuất hiện. Vỏ trái đất là một bảo tàng khổng lồ; nhưng những bộ sưu tập tự nhiên được thu thập trong các khoảng thời gian trước đó cực kỳ nhiều.

Nhưng ai đó có thể thúc giục là khi vài loài họ hàng gần gũi sống trên cùng một khu vực địa lý, bây giờ chắc chắn chúng ta phải tìm thấy rất nhiều dạng thức chuyển đổi. Chúng ta hãy xem xét một trường hợp đơn giản: khi đi dọc từ bắc đến nam của một lục địa, chúng tôi thường gặp trong các khoảng thời gian kế tiếp nhau các loài đại diện và họ hàng, rõ ràng sống trên gần như cùng một nơi trong thế giới tự nhiên. Những loài đại diện này thường gặp nhau và đan xen với nhau; và khi một loài ngày càng trở nên hiếm đi, thì loài khác lại ngày một xuất hiện nhiều hơn cho đến khi loài sau thay thế loài trước. Song nếu chúng ta so sánh những loài này khi chúng đan cài vào nhau, chúng nói chung là khác xa nhau trong mọi chi tiết cấu trúc như thể các loài được lấy từ nhiều nơi xa cách. Theo lý thuyết của của tôi, những loài họ hàng này đã bắt nguồn từ cùng chung bố mẹ; và trong quá trình biến đổi, mồi con đã trở nên thích nghi với điều kiện sống của chính khu vực nó đang có mặt, và thay thế rồi dẫn đến sự diệt vong của loài cha mẹ gốc và tất cả các biến thể trong giai đoạn chuyển đổi nằm giữa hai đầu quá khứ và hiện tại. Chính vì vậy chúng ta không thể trông đợi thấy được nhiều biến thể chuyển đổi trong thời gian hiện tại ở mỗi vùng, mặc dù chúng đã phải tồn tại ở đây, và có thể đã bị phủ kín trong hóa thạch điều kiện. Nhưng ở những vùng trung gian, có điều kiện sống trung gian, tại sao hiện chúng ta vẫn không tìm thấy các biến thể liên kết trung gian gàn gũi? Câu hỏi này đã khiến tôi cảm thấy bối roi trong một thời gian dài. Nhưng tôi nghĩ nó có thể được giải thích phần lớn ở đây.

Ban đầu chúng ta phải hết sức thận trọng khi suy luận, bởi vì một khu vực hiện tại liên tục, đã liên tục như thế trong một giai đoạn dài. Địa chất học có thể khiến chúng ta tin hầu hết mọi lục địa đã bị đứt gãy thành các hòn đảo, thậm chí là trong suốt giai đoạn kỷ thứ ba; và trên các đảo đó, những loài có thể đã được hình thành riêng lẻ không hề có khả năng tồn tại các biến thể trung gian trên các khu vực trung gian. Với những thay đổi đất đai và khí hậu, khu vực biển hiện đang liên tục phải tồn tại trong thời gian gàn đầy trong điều kiện kém liên tục và đồng nhất hơn nhiều so với hiện tại. Nhưng tôi sẽ dùng cách này để giải quyết khó khăn trên; bởi vì tôi tin rất nhiều loài được định nghĩa rõ ràng đã được sinh ra trên các khu vực hoàn toàn liên tục, cho dù tôi không nghi ngờ tình trạng đứt gây trước đó của khu vực đóng một vài trò quan trọng trong sự hình thành loài mới, nhất là với sự lai ghép tự do và các con vật đi hoang.

Khi nhìn vào các loài hiện giờ phân bố trên một khu vực rộng lớn, chúng ta hay tìm thấy chúng khá đông đúc trên một lãnh thổ lớn, sau đó bỗng nhiên trở nên ngày càng hiếm hoi trong điều kiện chật hẹp và rồi cuối cùng biến mất. Do dó khu vực trung lập giữa hai loài đại diện thường là hẹp nếu đem so sánh với lãnh thổ đúng của riêng mỗi loài. Chúng ta thấy tình trạng giống như thế khi leo núi, và đôi khi vô vùng bất ngờ, như ông Alph De Candolle đã quan sát được, làm thế nào một loài phổ biến ở dãy núi Anpơ biến mất. Ông Forbes cũng đưa ra trường hợp tưomg tự như thế dò chiều sâu đáy biển với một máy. Đối với những người coi điều kiện sống vật chất và khí hậu là những nhân tố quan trọng hơn cà của sự phân bố, thì họ sẽ cảm thấy hết sức ngạc nhiên trước thực tế này bởi vì khí hậu, độ cao hay độ sâu biến đổi không thể cảm nhận được. Nhưng khi chúng ta nghĩ trong đầu là tất cả các loài sẽ tăng số lượng lên vô cùng lớn, khi không phải cạnh tranh với các loài khác; rằng tất cả hoặc là đi săn mồi hoặc là ưở thành con mồi cho loài khác; nói tóm lại, do mỗi cá thể trực tiếp hay không trực tiếp có quan hệ với các cá thể sống khác theo cách quan trọng nhất, chúng ta phải nhận thấy tầm hoạt động của các cư dân ở một nước không phải chỉ phụ thuộc duy nhất vào những thay đổi điều kiện vật lý không thể cảm nhận được, mà phần lớn phụ thuộc vào sự có mặt của các loài khác, có thể tiêu diệt hoặc dựa vào chúng hay cạnh tranh với chúng; và do những loài này là các đối tượng đã được định nghĩa (tuy nhiên chúng có thể đã trở nên như vậy), không đan cài vào nhau bởi quá trình chuyển trạng thái không cảm nhận được, tầm hoạt động của bất cứ loài, chắc chắn rồi, sẽ dựa trên tầm hoạt động của những loài khác, sẽ có xu hướng được giới hạn rõ ràng. Hơn nữa, mỗi loài trong tầm hạn chế hoạt động, nơi mà nó có số lượng ít hơn, sẽ, trong suốt các biếấn động của số lượng kẻ thù và con mồi, hay trong các mùa, là rất có thể chịu sự diệt vong hoàn toàn; và do đó tầm hoạt động địa chất của nó sẽ bị hạn chế nhiều nhất.

Nếu như tôi đúng khi tin rằng các loài đại diện và họ hàng khi sống trên một khu vực liên tục, thường được phân bố kiểu mỗi con có tầm hoạt động rộng, với khu vực trung lập khá chật chội giữa chúng, trên đó chúng bất chợt trở nên ngày càng hiếm hoi, và sau đó do các biến thể không khác biệt cơ bản nhiều so với loài, một quy tắc sẽ đúng với cả hai; và nếu chúng ta tưởng tượng làm thích nghi một loài biến đổi với điều kiện sống của khu vực rất lớn, chúng ta sẽ phải làm thích nghi hai biến thể này với hai khu vực rộng lớn và một biến thể thứ ba với khu vực trung gian bé hơn. Biến thể trung gian, sau đó, sẽ tồn tại với số lượng ít hơn do sống trên một khu vực bé hơn;và thực tế là, như tôi cỏ thể đưa ra tốt nhất là quy luật này cũng đúng với các biến thể trong tự nhiên. Tôi đã có được trường hợp ví dụ điển hình minh họa quy luật này của biến thể nằm giữa các biến thể nổi bật trong chi Balanus. Vả dựa trên thông tin mà ông Watson, tiến sỹ Asa Gray, và ông Wollaston cung cấp cho tôi rằng thông thường khi các biến thể trung gian giữa hai dạng xuất hiện, chúng có số lượng ít hơn nhiều so với dạng thức mà chúng có liên hệ. Giờ đây nếu chúng ta có thể tin vào các thực tế và suy luận này, và do đỏ kết luận rằng biến thể liên kết hai biến thể khác với nhau nói chung thường cỏ số lượng ít hơn số lượng của các dạng chúng liên kết thì chúng ta có thể hiểu tại sao các biến thể trung gian không tồn tại trong thời gian quá dài; tại sao như là quy luật chung chúng bị tuyệt chủng và biến mất sớm hơn các dạng thức mà chúng liên kết.

Đối với bất cứ dạng nào tồn tại với số lượng ít hơn sẽ, như đã nhận xét, chịu nguy cơ bị tuyệt chùng lớn hơn so với dạng tồn tại với số lượng lớn; và trong trường hợp cụ thể này dạng trung gian sẽ chịu sự xâm nhập của của các dạng họ hàng gần gũi cà hai phía. Nhưng một nhận định quan trọng hơn, như tôi tin vậy, là trong quá trình biến đổi nhiều hơn nữa, mà thông qua đó hai biến thể, theo như lý thuyết của tôi, được chuyển hóa và hòan thiện thành hai loài riêng rẽ, hai loài mà có số lượng lớn hơn do sống trên khu vực rộng hơn, sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều so với loài trung gian có số lượng nhỏ hơn và sống trên khu vực bé hơn. Bởi vì những dạng thức có số lượng nhiều hơn luôn luôn có cơ hội tốt hơn, trong vòng bất cứ giai đoạn cho trước nào, có được những biến đổi thuận lợi hơn nữa để cho sự lựa chọn của tự nhiên tác động tới và phát huy, so với dạng thức tồn tại với số lượng ít hơn. Do vậy những dạng thức phổ biến, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, sẽ có xu hướng đánh bại và thay thế các dạng không phổ biến bàng, bởi vì dạng sau ít được biến đổi và cải thiện hơn dạng trước. Chính là nguyên lý đấy, như tôi tin, giải thích cho loài phổ biến ở trong một nước, như đã được trình bày

ở chương hai, trung bình có số lượng lớn hơn các biến thể nổi bật so với các loài không phổ biến. Tôi xin minh họa điều tôi muốn nói bằng cách giả định ba biến thể cừu được giữ, một biến thể cho thích nghi với khu vực núi đồi rộng lớn, biến thể thứ hai trên vùng đất đồi chật chội hơn, và biến thể thứ ba với vùng đồng bằng mênh mông; và cả ba biến thể đều cố gắng hết sức như nhau để gia tăng số lượng của chúng thông qua sự lựa chọn; trong trường hợp này cơ hội nghiêng hẳn về những con cừu nuôi ở vùng núi đồi hay đồng bằng so với con cừu nuôi trên vùng đất đồi chật hẹp trung gian (sườn đồi), và hậu quả là cừu vùng núi đồi và đồng bằng sẽ sớm chiếm chỗ của cừu vùng sườn đồi kém cải thiện hơn, do đó hai giống ban đầu tồn tại với số lượng lớn hơn sẽ gặp nhau không có sự xen lẫn của giống bị thay thế – biến thể trung gian trên sườn đồi.

Kết luận, tôi tin rằng các loài tiến tới các đối tượng được định nghĩa khá rõ ràng, và không thể hiện trong bất cứ giai đoạn nào một sự hỗn loạn không thể tháo gỡ được của các liên kết trung gian và biến đổi; đầu tiên bởi vì các biến thể mới được hình thành rất chậm chạp, do sự biến đổi là một quá trình từ từ, sự lựa chọn của tự nhiên không thể làm gì cho đến khi biến đổi thuận lợi có cơ hội xuất hiện, và cho đến khi chỗ trong thế giới tự nhiên được chiếm giữ tốt hơn bởi những sự chỉnh sửa nhất định của các cư dân sống trên đó. Và những nơi như thế sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi khí hậu dần dần, hay sự di cư không thường xuyên của dạng thức sống mới; và có lẽ, ở một mức độ quan trọng hơn, phụ thuộc vào cá thể sống cũ biến đổi chậm chạp, với những dạng mới nhờ đó tạo ra và những dạng cũ tác động và phản ứng với nhau. Để sao cho trong bất cứ khu vực nào và bất cứ khi nào chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những biến đổi nhỏ của cấu trúc trong mức độ thường xuyên; và điều này đảm bảo rằng chúng ta sẽ nhìn thấy.

Thứ hai, các khu vực trong một giai đoạn nào đỏ gần đây đã tồn tại ở trạng thái đứt gãy thành các phần mà trên đó nhiều dạng thức, nhất là trong các lớp mà giống đực và giống cái phải giao phối mới có thể sinh con và đi hoang nhiều, có thể đã được coi là đủ khác biệt để được xếp vào loài đại diện. Trong trường hợp này, biến thể trung gian giữa vài loài đại diện và cha mẹ chung phải tồn tại trong những phần gãy đứt của mảnh đất đó, nhưng các biến thể trung gian này sẽ bị thay thế và là cho tuyệt chủng trong suốt quá trình sự lựa chọn của tự nhiên khiến cho chúng không tồn tại hiện nay ở dạng sống.

Thứ ba, khi hai hay nhiều hơn biến thể được hình thành trong các phần riêng rẽ của một khu vực hoàn toàn liên tục, có khả năng là các biến thể liên kết trung gian ban đầu sẽ được hình thành trên khu vực trung gian, nhưng sau đó chúng thường tồn tại trong thời gian ngắn. Vì những biến thể trung gian này sẽ, do những lý do đã được gán cho (cụ thể là dựa trên những gì mà chúng ta biết về sự phân bố của các loài họ hàng gần gũi và loài đại diện), tồn tại trên những vùng trung gian với số lượng ít hơn các biến thể chúng có xu hướng liên kết. Nếu chỉ nhìn vào nguyên nhân này thì các biến thể trung gian rất có thể chịu sự tuyệt chủng ngẫu nhiên; và trong suốt quá trình của biến đổi sâu hơn thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, chúng hầu như chắc chắn sẽ bị đánh bại và thay thế bởi các dạng mà chúng liên kết; bởi vì những dạng thức này do tồn tại với số lượng cá thể lớn hơn, trên tổng số, cho ra nhiều biến đổi, và do đó được cải thiện tốt hơn nhờ sự lựa chọn của tự nhiên và thu được lợi thế lớn hơn.

Cuối cùng, nhìn vào không chỉ một giai đoạn bất kỳ mà vào toàn bộ lịch sử, nếu lý thuyết của tôi là đúng thi các biến thể trung gian, liên kết hầu hết tất cả các loài họ hàng gần gũi của cùng một nhóm với nhau, chắc chắn đã phải tồn tại; và chính quá trình của sự lựa chọn tự nhiên luôn có xu hướng, như đã được nói đến nhiều trước đây, làm tuyệt chủng dạng thức bố mẹ và trung gian. Chính vì thế mà các bằng chứng của chúng chỉ có thể được tìm thấy trong các di tích hóa thạch, mà được lưu lại trong các ghi chép địa chất không hoàn hảo và đứt đoạn. Tôi sẽ cố gắng cho bạn đọc thay điều này ở các chưomg kế tiếp.

về nguồn gốc và những chuyển hóa của thực thể hữu cơ với các thói quen và cấu trúc kỳ lạ – Những người phản đối quan điểm tôi nêu ra đã đặt câu hỏi làm thế nào một động vật ăn thịt sống ở trên cạn có thể lại được chuyển hóa thành động vật có thói quen sống dưới nước và con vật đó có thể tồn tại như thế nào trong tình trạng chuyển đổi của nó? Chúng ta dễ dàng nhận thấy là trong cùng nhóm động vật ăn thịt tồn tại có mọi cấp trung gian giữa thói quen chỉ sống dưới nước và thói quen chỉ sống trên cạn; và do mỗi con tồn tại được thông qua đấu tranh sinh tồn, nó sẽ thích nghi tốt trong các thói quen của nó với nơi ở của mình. Hãy xem con Mustela Vision ở vùng Bắc Mỹ, có chân hình mạng nhện, giống con rái cá về bộ lông, chân ngan và hình dáng đuôi; mùa hè, con này lăn dưới nước bắt cá, nhưng suốt mùa đông dài, nó rời bỏ những vùng nước băng giá mà đi săn giống như chồn putoa bắt chuột và các động vật trên cạn khác. Nếu một trường hợp khác được đưa ra, và người ta đặt câu hỏi làm thế nào mà một con vật bốn chân ăn sâu bọ có thể chuyển hóa thành con dơi bay thì câu hỏi này sẽ khó giải đáp hơn nhiều, và tôi không có câu trả lời. Song tôi cho rằng câu hỏi đó chẳng mấy đáng quan tâm.

Ở đây, cũng giống các lần khác, tôi gặp bất lợi lớn, bởi vì trong số các trường hợp nổi bật mà tôi đã thu thập được, tôi chỉ có thể đưa ra một hoặc hai ví dụ về thói quen và cấu trúc chuyển đổi các các loài có quan hệ mật thiết với nhau thuộc cùng chi, và về các tính cách đa dạng hoặc là cố định hoặc là thi thoảng xuất hiện trong cùng loài. Và tôi cảm thấy là chỉ có thể là một danh sách dài các trường hợp như vậy mới đủ để phần nào trả lời câu hỏi kiểu như câu hỏi về con dơi.

Nhìn vào họ sóc, chúng ta sẽ tìm ra sự biến đổi rõ ràng nhất từ các con vật với đuôi của chúng chỉ hơi dẹt, và từ những con khác, như ngài J. Richardson đã nhận xét, với phần lưng của cơ thể chúng khá rộng và với da ở hai bên sườn khá dầy, chuyển thành những con gọi là sóc bay; và những con sóc bay này có các chi và đuôi nối với nhau bởi một mảng da to, có tác dụng như là một cái dù và cho phép chúng lượn trong không trung một quãng xa đáng kinh ngạc từ cây này sang cây khác. Chúng ta không thể nghi ngờ là mỗi cấu trúc có ích đối với với mỗi dạng sóc ở nước bản địa của nó, bằng cách cho phép chúng thoát được các con chim săn mồi, hay thu lượm thức ăn nhanh hơn, hoặc, chúng ta có lý do để tin, bằng cách giảm mối nguy hiểm khi rơi từ trên cao xuống đất. Nhưng nó đúng như thực tế rằng cấu trúc của mỗi con sóc là cái tốt nhất mà có thể được hình thành trong điều kiện tự nhiên. Giả sử khí hậu và thảm thực vật thay đổi, những loài gặm nhấm cạnh tranh khác hay thú săn mồi mới di cư đến đây, hay những con cũ trở nên biến đổi, và tất cả sự so sánh có thể dẫn chúng ta tới niềm tin là ít nhất vài loại sóc bị giảm số lượng hoặc bị tuyệt chủng, trừ khi chúng cũng biến đổi ở mức độ tương ứng. Vì thế tôi không thấy có khó khăn gì, nhất là trong điều kiện sống thay đổi, trong sự duy trì liên tục các cá thể có màng ở hai bên sườn ngày một dày hơn, mỗi thay đổi hữu ích và mỗi cái được nhân rộng thông qua ảnh hưởng tích lũy của quá trình sự lựa chọn của tự nhiên cho tới khi một loài sóc bay hoàn hảo được sinh ra.

Bây giờ hãy xem tiếp đến loài Gaỉeophithecus hay loài vượn cáo bay, mà trước đó bị xếp sai vào loài họ dơi. Nó có màng hai bên sườn cực kỳ rộng, trải rộng từ phàn góc miệng cho tới đuôi, và bao gồm các chi và các ngón tay hình thon dài. Màng này cũng có cả các cơ duỗi; mặc dù không có mối quan hệ chuyến hóa nào của cấu trúc, thích hợp với việc bay lượn trên không trung, hiện tại liên kết loài Galeophithecus với các loài Lemuridae khác, nhưng tôi không gặp khó khăn gì trong việc thừa nhận các liên kết dạng này trước đó đã xuất hiện và mỗi con được hình thành theo các bước như trong trường hợp của con sóc bay chưa hoàn thiện hoàn toàn và mỗi cấp của cấu trúc đã có ích cho con vật chủ. Tôi cũng chẳng nhận thấy có bất cứ khó khăn nào mà không thể vượt qua trong việc tin rằng có thể là màng mà liên kết các cánh tay với cẳng tay của loài Galeopithecus có lẽ đã được kéo giãn ra rất nhiều bởi sự lựa chọn của tự nhiên; và con này, xét trong mức độ liên quan của các bộ phận bay, sẽ chuyển hóa thành một con dơi. Loài dơi mà có màng cánh trải rộng từ vai cho tới đuôi, trùm cả lên chân sau, chúng ta có lẽ nhìn thấy dấu vết của một bộ máy ban đầu được kiến tạo dành cho việc bay lượn trong không trung hơn là bay.

Nếu khoảng mười hai chi của chim bị tuyệt chủng hoặc vẫn chưa được biết tới, người phỏng đoán rằng những con chim có thể đã tồn tại chỉ sử dụng cánh của nó để xua đuổi ruồi muỗi giống như con vịt đầu rùa (Micropterus của người Eypon); như những cái vây trong nước và chân trước trên cạn kiểu của chim cánh cụt; như vây chèo giống của con ostrict; và không dùng để làm gì giống như của con Aperyx. Tuy thế, cấu trúc của những con chim này lại có lợi cho nó trong điều kiện sống của nó bởi vì mỗi con muốn tồn tại được thì phải đấu tranh; nhưng nó không nhất thiết là có thể xảy ra nhất trong tất cả các trường hợp có thể xảy ra. Chúng ta không nên suy luận từ những nhận định này là bất cứ cấp độ nào trong các cấp độ cánh mà được nhắc tới ở đây, mà tất cả có lẽ đều do việc không sử dụng, ám chỉ các bước tự nhiên qua đó loài chim đạt được khả năng bay tuyệt vời của nó; nhưng ít nhất chúng chỉ ra rằng phương pháp đa dạng vô cùng của sự chuyển hóa là có thể.

Nhìn thấy rằng các lớp thở dưới nước như Crustacea và Mollusca lại thích nghi với cuộc sống trên cạn, và thấy rằng chúng ta có chim và động vật có vú có bay được, côn trùng bay của hầu hết các dạng thức đa dạng, và đã từng có loài bò sát biết bay, chúng ta có thể hình dung là cá bay, mà hiện giờ bay lượn một quãng xa trong không trung, dần nổi lên và chuyển hóa với sự trợ giúp của vây dao động của chúng, có lẽ đã được thay đổi trở thành động vật có cánh hoàn hảo. Nếu suy luận này là đúng, vậy ai đã từng tưởng tượng trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu, chúng là cư dân của vùng đại dưorng bao la, và đã chỉ sử dụng bộ phận để bay, như chúng ta biết cho tới nay, để tránh không bị các con cá khác săn?

Khi chúng ta thấy bất kỳ cấu trúc có cấu tạo hoàn hảo để thực hiện một chức năng nào đó, giống như cánh của con chim dùng để bay, chúng ta nên nghĩ ngay rằng các con thế hiện cấp độ chuyến đổi ban đầu của cấu trúc sẽ hiếm khi tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay, bởi vì chúng sẽ bị thay thế bởi chính quá trình hoàn thiện thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. hơn thế nữa, chúng ta có thể kết luân rằng các cấp độ chuyển đổi giữa những cấu trúc phù I . p cho những thói quen rất khác biệt trong cuộc sống sc hiếm khi được phát triển ở một giai đoạn ban đầu ới số lượng lớn và trong nhiều dạng thức thứ cấp. Do đó, quay trở lại minh họa mang tính tưởng tượng về loài cá bay của chúng ta, dường như là không có khả năng những con cá có thể bay thực sự đã phát trong rất nhiều dạng thức thứ cấp, để đi bắt nhiều loại mồi theo nhiều cách, trên cạn và trong nước cho đến khi bộ phận bay của chúng trờ nên hoàn thiện, giúp chúng có lợi thế lớn so với các con vật khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Do đó cơ hội để phát hiện ra những loài có cấp độ chuyển đổi của cấu trúc trong tình trạng hóa thạch sẽ luôn luôn không nhiều bằng, do chúng tồn tại với số lượng ít hơn, trong trường hợp của loài có cấu trúc phát triển hoàn hảo.

Bây giờ tôi sẽ đưa ra hai hoặc ba ví dụ về thói quan đa dạng và thay đổi của các cá thể thuộc cùng loài. Khi một trong hai trường hợp xuất hiện, nó sẽ dễ dàng cho sự lựa chọn của tự nhiên để giúp cho con vật, thông qua một vài biến đổi trong cấu trúc của nó, phù hợp với thói quen thay đối của nó, hoặc là chỉ một trong số vài thói quen khác nhau của nó. Nhưng chúng ta khó có thể nói và không có bằng chứng cụ thể rằng liệu có phải thông thường các thói quen thay đổi đầu tiên sau đó mới đến cấu trúc; hay liệu là ngược lại khi một số biến đổi nhỏ trong cấu trúc dẫn tới sự thay đổi về tính cách; cả hai thường thay đổi cùng nhau. Trong số các trường hợp tính cách thay đổi, ví dụ của nhiều loài côn trùng nước Anh hiện đang sống nhờ vào các cây ngoại lai, chỉ nhờ vào các chất nhân tạo là đủ để minh họa. Đối với trường hợp tính cách đa dạng, vô số các ví dụ có thể được đưa ra. Tôi thường quan sát những con chim giẻ quạt hung dữ (Saurophagus sulphuratus) ở vùng Nam Mỹ, lượn vòng tròn xung quanh một điểm sau đó tiến tới điểm khác, giống như một con chim cách, đứng yên bên lề mép nước một lúc rồi đột nhiên lao vào một con cá, giống như loài chim bói cá. Ở trong nước Anh chim sẻ ngô (Parus maịor) to lớn hơn có thể được trông thấy đang trèo các nhánh cây giống như một loài leo cây; nó thường, giống như chim bách thanh, giết những con chim bé bằng cách mổ vào đầu chúng; và tôi đã rất nhiều lần nhìn và nghe thấy chúng mổ vào các hạt giống của cây thủy tùng trên một nhánh và làm vỡ tung chúng giống như một hạt dẻ. Ở khu vực Bẳc Mỹ, ông Hearne đã nhìn thấy loài gấu đen bơi hàng giờ với cải mồm mở to, đế bắt, giốn ? như :ả heo, các con côn trùng trong nước. Thậm chí trong trường hợp đặc biệt như thế này, nếu nguồn cung các con côn trùng là cố định, và nếu những con cạnh tranh thích nghi tốt hơn không tồn tại ở trong nước, tôi không thấy có khó khăn nào trong cuộc đấu tranh giữa các con gấu, tạo ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên, khiến cho cấu trúc của chúng ngày càng thích nghi với môi trường nước và với mồm ngày một mở rộng cho đến khi một sinh vật dị thường giống như cá voi được tạo ra.

Như chúng ta đôi khi thấy cá thể của một loài có thói quen khác biệt hắn so với thói quen của con giống đực và giống cái của loài đó cũng như của các loài khác thuộc cùng chi, theo lý thuyết của tôi, chúng ta có thể trông đợi rằng những cá thể như thế đôi khi sẽ tạo ra cơ hội cho loài mới xuất hiện, có thói quen tương đồng và với cấu trúc biến đổi hoặc ít hoặc nhiều so với loài thực sự. Một ví dụ như thế trong tự nhiên đã xuất hiện. Liệu ai có thể đưa ra một ví dụ nào khác ấn tượng hơn ví dụ về sự thích nghi của một con chim gõ kiến với việc trèo cây và bắt côn trùng trong các khe nứt trên vỏ cây? Song ở khu vực Băc Mỹ, có những con chim gõ kiến chủ yếu sống dựa vào hoa quả,và các con khác với đôi cánh thon dài dùng đế đuối theo côn trùng; và trên các cánh đồng vùng La Plata, nơi không có một cây nào cả, có một con chim gõ kiến mà trong tất cả mọi bộ phận cơ quan chính của nó, thậm chí trong màu sắc, trong âm thanh chói tai, trong cách bay hình sóng cho tôi biết rõ ràng là nó thuộc về loài gõ kiên thông thường nhưng nó là một con gõ kiến không bao giờ trèo cây.

Chim hải âu là loại chim thuộc về trời và biển nhất, nhưng ở trong vùng Sounds of Tierra del Fuego, loài Puffìnuria berardi, trong thói quen chung của chúng, trong khả năng lăn kinh ngạc của chúng, trong cách bơi và bay của chúng khi không sẵn sàng để bay, thì ai đó sẽ có thể dễ nhầm lẫn nó với chim anca hay chim lặn; nhưng về cơ bản là chim hải âu với nhiều phần chính của nó thay đổi lớn. Mặt khác, khi một người quan sát tinh tường nhất xem xét cơ thể một con chim két đã chết sẽ không bao giờ nghi ngờ thói quen dưới nước của nó, nhưng thành viên dị thường của họ những động vật chỉ sống trên cạn này hoàn toàn sống nhờ vào lặn – cặp nhiều hòn đá ở chân và sử dụng cánh ơ dưới nước.

Những ai tin vào thuyết sáng tạo loài độc lập chắc hẳn đôi khi sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi anh ta gặp một con vật với các thói quen và cấu trúc không hề tuân theo quy tắc. Điều gì có thể rõ ràng hơn là chân có màng của con vịt và ngồng được tạo thành để bơi? Thế mà ở những vùng cao có những con ngồng với màng ở chân nhưng hiếm khi hoặc không bao giờ tới gần nước; nhưng không ai trừ ông Audubon đã nhìn thấy loài chim chiến, có cả bốn ngón chân có màng, bước trên mặt nước của biển. Mặt khác, những con chim sâm cầm và chim lặn lại hoàn toàn là loài động vật dưới nước mặc dù những ngón chân của chúng chi có màng bao phủ viền ngoài. Cái có vẻ như rõ ràng hơn là những ngón chân dài của Grallatores được hình thành khi để bước đi trên đầm lầy và những cây nổi, nhưng gà hen có thói quen dưới nước gần giống như chim sâm cầm; và con landrail có thói quen sống trên cạn gần giống như gà gô và chim cun cút. Đối với những trường hợp ấy, tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ hơn nữa, thói quen thay đổi nhưng không kèm theo cấu trúc thay đổi. Chân có màng của loài ngỗng sống ở vùng đất cao có thể nói là đã trở thành một cơ quan không có ích, nhưng không phải là vô ích đối với cấu trúc của nó. Còn loài chim chiến, màng cong giữa các ngón chân cho thấy rằng cấu trúc đã bắt đầu thay đổi.

Những người tin vào ảnh hưởng riêng rẽ và vô số của sự sáng tạo sẽ nói trong những trường hợp như thế này, ý Chúa muốn làm cho loài này thay thế loài khác; nhưng điều này đổi với tôi có vẻ như hết sức lố bịch. Còn người nào tin vào sự đấu tranh sinh tồn và nguyên lý của sự lựa chọn của tự nhiên sẽ công nhận rằng mọi thực thể hữu cơ đều cố gắng hết mình để gia tăng số lượng bản thân; và nếu bất cứ thực thể nào biến đối chút xíu, hoặc là trong thói quen hoặc là trong cấu trúc, và nhờ vậy mà trở nên có lợi thế hơn so với thực thể nào đó trong cùng một nước, nó thế chiếm lấy khu ở của cá thể kém lợi thế hơn đó, cho dù có khác so với nơi ở của bản thân chủng. Do vậy anh ta sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi biết rằng loài chim chiến và ngỗng có màng ở chân, hoặc là sổng ở vùng đất khô hoặc là hiếm khi bước xuống nước; và có những con comcrake với ngón chân dài sống trên những đồng cỏ thay vì ở đầm lầy; có những con chim gõ kiến sống ở nơi không có một cây nào mọc cả; và có những con chim hải âu có thói quen của chim anca.

Các bộ phận của sự hoàn thiện và phức tạp tới mức tối đa – Đe công nhận rằng đôi mắt, với tất cả các đặc tính không thể bắt chước được của nó, để thay đổi tiêu cự tùy theo độ xa khác nhau, điều chỉnh độ sáng và sự chỉnh sửa quang sai hình cầu và nửa cung, có thể đã được tạo thành thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, có vẻ như, tôi thú thật là, khó có thể xảy ra ở khả năng cao nhất có thể. Nhưng lý do nói với tôi rằng sự chuyển hóa từ đôi mắt không hề hoàn thiện và rất đơn giản tới đôi mắt cực kỳ hoàn thiện và phức tạp, mỗi mức chuyển hóa có ích đối với cơ thể chủ của nó; có thể chứng minh là tồn tại; hơn nữa, nếu đôi mắt thực sự thay đổi vô cùng nhỏ, và những thay đổi được di truyền lại, điều mà rõ ràng là như thế; và nếu bất kỳ thay đổi hoặc chỉnh sửa trong cơ quan đó từng có ích đối với một con vật trong điều kiện sống thay đổi thì khả năng một đôi mắt hoàn hảo và phức tạp có thể được tạo ra bởi qua sự lựa chọn của tự nhiên, mặc dù chúng ta không thể tưởng tượng được, hoàn toàn được coi là có thể xảy ra. Một dây thần kinh làm thế nào để trở nên cảm nhận được ánh sáng, thì không làm chúng ta quan tâm bằng làm thế nào mà sự sống bắt nguồn; nhưng tôi xin nói là vài thực tế đã khiến tôi nghi ngờ rằng bất kỳ dây thần kinh cảm biến nào có thể được làm cho cảm nhận được ánh sáng, và tương tự như vậy cảm nhận được những dao động lớn tạo ra âm thanh.

Khi nhìn vào những bước chuyển hóa mà qua đó một bộ phận của bất kỳ loài nào được hoàn thiện, chúng ta chắc chắn phải xem xét các cá thể tổ tiên trực hệ của chúng; nhưng điều này hiếm khi có thể, và chúng ta, trong mồi trường hợp, buộc phải xem xét các loài thuộc cùng nhóm, tức là nhìn vào những con cháu cùng hệ của cùng dạng cha mẹ gốc để tìm ra những chuyển hóa nào là có thể, và vì có khả năng là một vài sự chuyển hóa đã được truyền lại tại giai đoạn ban đầu của dòng dõi, trong một điều kiện ít hoặc không biến đổi. Trong sổ loài Vertebrata, chúng ta chỉ tìm thấy một số lượng nhỏ các biến chuyển trong cấu trúc đôi mát, và dựa vào các di tích hóa thạch thì chúng ta chẳng biết thêm điều gì về nó cả. Trong lớp lớn này chúng ta có lẽ phải nên đi sâu xuống hơn nữa bên dưới lòng đất tới địa tầng hóa thạch thấp nhất được biết đến để khám phá các giai đoạn sớm hơn mà ở đó đôi mẳt được hoàn thiện.

Trong loài Articulata, chúng ta có thể bắt đầu một seri với một dây thần kinh quang học chỉ có sắc tố, và không hề có bất kỳ một bộ máy nào khác; và từ cấp phát triển thấp này, vô số các bước tiến hóa của cấu trúc, tỏa ra theo hai đường cơ bản khác nhau, có thể được chứng minh là tồn tại, cho tới khi chúng ta đạt tới sự hoàn thiện khá cao. Chẳng hạn như trong một số con thuộc loài giáp xác có giác mạc đôi và cái bên trong được chia thành hai mặt, trong mỗi cái đó có một thấu kính lồi. Trong một số con khác loài giáp xác, thủy tinh thể có sắc tô màu và chỉ phản ứng với chùm ánh sáng bên ngoài, là lồi ra phía cuối trên và phải phản ứng bởi sự hội tụ; và ở phần kết thúc bên dưới dường như là có chất thủy tinh. Với những thực tế đưa ra ở đây, hết sức ngắn gọn và còn xa mới để được coi là đầy đủ, cho thấy có nhiều sự chuyển hóa sang dạng trong con mắt của loài giáp xác đang tồn tại, nhớ rằng số lượng loài đang sống so với số lượng loài đã tuyệt chủng là vô cùng nhỏ bé, tôi không thấy có bất cứ một khó khăn lớn nào (không khó hơn trong trường hợp của nhiều cấu trúc khác) để tin rằng sự lựa chọn của tự nhiên đã biến những bộ máy đơn giản của một thần kinh quang học chỉ có sắc tố màu và bao phủ bởi một màng trong suốt, thành một công cụ quang học hoàn hảo như đang tồn tại trong bất kỳ một thành viên nào của lớp Articulate vĩ đại.

Người sẽ tiến xa như vậy, nếu anh ta tìm ra khi đọc xong tác phẩm này rằng phần lớn các thực tế, nếu không không thể giải thích được, có thể được giải thích bởi lý thuyết về dòng dõi, không được chần chừ đi xa hơn nữa, và để thừa nhận rằng một cấu trúc hoàn hảo như mắt đại bàng có thể được hình thành bởi sự lựa chọn của tự nhiên, mặc dù trong trường hợp này anh ta không biết bất kỳ cấp độ chuyển đổi nào. Lý luận của anh ta phải chiến thắng sự tưởng tượng của anh ta, mặc dù tôi để cảm thấy ngạc nhiên với bất cứ mức độ chần chừ nào trong việc phát triển nguyên lý của sự lựa chọn tự nhiên tới độ dài ngạc nhiên.

Chúng ta khó có thể tránh được sự so sánh giữa con mắt với kính hiển vi. Chúng ta biết rằng dụng cụ này đã được con người chế tạo hết sức hoàn hảo với kiến thức khoa học tinh thông; và một cách tự nhiên chủng ta suy luận đôi mắt đã được tạo thành bởi một quá trình dạng tưomg tự đấy? Nhưng có thể nào là sự suy luận này quá vội vàng? Liệu chúng ta có bất cứ lý lẽ nào để thừa nhận rằng Đấng sáng tạo dựa vào khoa học tạo ra những con mắt như của con người? Nếu chúng ta phải so sánh con mắt với một công cụ quang học, trong tưởng tượng, chúng ta phải lấy bề dày của các mô trong suốt, với một dây thần kinh cảm ứng ánh sáng bên dưới, và giả thiết rằng mọi phần của lớp này đang liên tục thay đổi chậm chạp về mật độ, để ngăn cách trong lớp những mật độ và độ dày khác nhau, đặt ở những khoảng cách khác nhau, và với mặt của mỗi lớp chậm chạp biến đổi trong dạng thức. Hơn nữa, chúng ta phải giả thiết rằng có một sức mạnh luôn chú ý theo dõi mỗi biến đổi nhỏ ngẫu nhiên của những lớp trong suốt; và cẩn thận lựa chọn mỗi sửa đổi mà trong điều kiện thay đổi có thể trong bất cứ cách hay mức độ nào cho ra một hình ảnh sắc nét hơn. Chúng ta phải giả định mỗi tình trạng mới của công cụ để được nhân rộng ra hàng triệu lần; và mồi cái được duy trì cho tới khi một cái tốt hơn sinh ra rồi sau đó những cái cũ bị tiêu diệt. Trong các cơ thể sống, sự biến đổi sẽ gây ra những sự sửa đổi nhỏ, thế hệ sẽ nhân rộng chúng hầu như không ngừng và sự lựa chọn của tự nhiên sẽ chọn ra những kỹ năng hoàn thiện sau mồi lần cải thiện. Hãy để cho quá trình này tiếp diễn hàng triệu hàng triệu năm; và trong mỗi năm trên hàng triệu cá thể của nhiều loại; liệu chúng ta không thể tin một công cụ quang học sống có thể nhờ đó mà được hình thành với độ tinh xảo phi thường hơn hẳn so với bất kỳ thủy tinh nào, giống như tác phẩm của Đấng sáng tạo so với của con người?

Nếu chúng ta có thể chứng minh rằng bất cứ bộ phận phức tạp nào đã tồn tại, mà đã không thể được tạo ra bởi nhiều chỉnh đổi nhỏ liên tiếp thì lý thuyết của tôi sẽ bị sụp đổ. Nhưng tôi không tìm thấy một trường họp nào như thế. Chắc chắn là rất nhiều bộ phận tồn tại mà chúng ta không biết đến các cấp độ chuyển đổi của chúng, nhất là nếu chúng ta nhìn vào các loài cô lập mà theo lý thuyết của tôi phần lớn đã bị tuyệt chủng. Hay một lần nữa nếu chúng ta nhìn vào bộ phận chung cho tất cả các thành viên của một lớp lớn, bởi vì trong trường hợp sau bộ phận phải đã được hình thành ở giai đoạn ban đầu rất sớm, đó là cái mà tất cả các thành viên của lớp đó đã phát triển; và để khám phá những cấp độ chuyển đổi ban đầu mà bộ phận đó đã trải qua, chúng ta phải nhìn vào dạng tổ tiên rất cổ đã tuyệt chủng từ lâu.

Chúng ta nên hết sức cẩn thận khi kết luận rằng một bộ phận có thể đã không được hình thành bởi các sự chuyển đổi của loại nhất định. Vô số các ví dụ có thể được đưa ra trong số các con vật phát triển thấp về cùng bộ phận thực hiện cùng một lúc các chức năng riêng biệt hô hấp, tiêu hóa, và bài tiết trong ấu trùng của con ruồi trâu và trong cá Cobỉtes. Trong con Hydra loài vật có thể lộn cơ thể ra ngoài do đó mặt ngoài có thể tiêu hóa và dạ dầy hô hấp. Trong những trường họp như vậy, sự lựa chọn của tự nhiên có thể dễ dàng chuyên môn hóa, nếu bất cứ lợi thế nào mà nhờ đó thu được, một phần hay bộ phận đã thực hiện hai chức năng, thành chỉ thực hiện một chức năng và do đó toàn bộ thay đổi đặc điểm của nó trải qua các bước không cảm nhận được. Hai bộ phận khác biệt đôi khi cùng lúc thực hiện cùng một chức năng trên cùng cá thể; một ví dụ minh họa là có loài cá với mang hoặc yếm để thở không khí hòa tan trong nước, trong khi đó chúng thở không khí tự do trong bong bóng ở ruột của chúng, bộ phận sau này có ống khi lực hóa cung cấp không khí và bị chia thành các phần mạch phát triển cao. Trong những trường hợp như thế này, một trong hai bộ phận có thể dễ dàng sửa đổi và hoàn thiện để thực hiện tất cả các công việc này bởi một mình nó, được trợ giúp trong quá trình sửa đổi bởi các bộ phận khác; và sau đó các bộ phận khác này có thể được sửa đổi cho những mục đích khác hoàn toàn riêng biệt hoặc bị đào thải.

Sự minh họa bóng cá là một ví dụ thuyết phục, bởi vì nó cho chúng ta thấy rõ thực tế quan trọng vô cùng là một bộ phận ban đầu được cấu tạo cho một mục đích, đó là để nổi, có thể được chuyển thành một bộ phận với mục đích hoàn toàn khác, đó là để hô hấp. Bóng cá cũng có tác dụng như là một bộ phận phụ trợ cho thính giác của loài cá nhất định, hay, bởi vì tôi không biết quan điểm nào hiện giờ được đa số tin theo, một phần của cơ quan thính giác đã có vai trò như cơ quan phụ trợ cho bóng cá. Tất cả các nhà sinh lý học đều thừa nhận rằng bóng cá là tương đồng hay “tương tự lý tưởng”, trong vị trí và cấu trúc với phổi của các động vật có xương sống phát triển cao hơn: với lý do này, tôi cảm thấy không có khó khăn đáng kể nào khi tin là sự lựa chọn của tự nhiên đã thực sự chuyển hóa một bóng cá thành phổi hay bộ phận chỉ thực hiện chức năng hô hấp.

Tôi thực sự khó có thể nghi ngờ tất cả các động vật xương sống có phổi đích thực đã bắt nguồn bởi thế hệ thông thường từ dạng nguyên thủy, mà chúng ta không có nhiều hiểu biết về nó, trang bị với một bộ máy để nổi hay bóng cá. Chúng ta do vậy có thể, như tôi đã suy luận từ sự miêu tả thú vị của giáo sư Owen về những phần này, hiểu thực tế kỳ lạ rằng mọi mẫu của thức ăn và đồ uống mà chúng ta nuốt vào phải đi qua miệng của ống khí quản, với một vài nguy cơ có thể rơi vào phổi, bất chấp công cụ tuyệt vời mà nhờ nó thanh môn được đóng lại. Trong những động vật xương sống phát triển cao hơn, cái mang hoàn toàn biến mất – những khe hở ở hai bên cổ và những hướng chạy chồng chéo của các đường động mạch vẫn còn dấu vết ở trong các phôi thai với vị trí trước đó của chúng. Nhưng chúng ta có thể hình dung mang hiện tại cuối cùng cũng biến mất đã thực hiện chức năng hoàn toàn khác do tác động của sự lựa chọn của tự nhiên: theo như cách giống như, xét trên quan điểm của một số nhà tự nhiên học là mang và kích cỡ sống lưng những con giun đốt là với cách và cánh bao trùm của các con côn trùng, có khả năng là những bộ phận đó ở ngay giai đoạn đầu đóng vai trò bộ phận hô hấp đã được chuyển hóa thành bộ phận để bay.

Khi xem xét những chuyển hóa của bộ phận, nhất là tầm quan trọng của việc luôn nghĩ trong đầu là xác suất của sự chuyển hóa từ chức năng này sang chức năng khác lớn tới mức mà tôi phải đưa ra thêm một ví dụ nữa. Loài chân tơ có cuống có hai nếp gấp nhỏ trên da, tôi gọi chủng là ovigerous frena, mà đóng vai trò, thông qua cách bài tiết các chất dính, để giữ các quả trứng cho đến khi chúng nở ra. Những con chân tơ này không có mang, toàn bộ bề mặt cơ thể, bao gồm cả các frena nhỏ, là bộ phận hô hấp. Loài Balanidae hay loài chân tơ không cuống, mặt khác, không có ovigerous frena, những quả trứng nằm chơi vơi trên đáy túi trứng, trong một vỏ bọc kín; nhưng chúng có mang gấp lớn. Bây giờ tôi nghi sẽ không ai tranh cãi rằng ovigerous frena trong một họ là hoàn toàn giống với mang cá của họ khác; thật vậy, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Do đó tôi không nghi ngờ là những nếp gấp nhỏ trên da, mà ban đầu có vai trò như ovigerous frena, nhưng tương tự như vậy, trợ giúp rất ít hệ thống hô hấp, thông qua sự lựa chọn của tự nhiên đã dần dần chuyển hóa thành mang đơn giản chỉ bằng cách tăng kích thước của nó và loại bỏ đi những tuyến dính vào. Nếu tất cả loài chân tơ có cuống đều bị tuyệt chủng, chúng sẽ phải đã hứng chịu sự tuyệt chủng khốc liệt hơn rất nhiều so với loài chân tơ không cuống. Liệu có ai đã từng tưởng tượng là cái mang của họ chân tơ có cuống ban đầu đã tồn tại như một bộ phận để giữ cho những tế bào trứng không bị trôi ra khỏi túi trứng?

Mặc dù chúng ta phải vô cùng thận trọng khi kết luận rằng bất kỳ bộ phận nào cũng có thể được tạo ra thông qua những sự chuyển đối liên tục, nhưng khó khăn vẫn còn chồng chất, một vài khó khăn đó tôi sẽ nêu ra ở trong các tác phẩm sau này của tôi.

Một trong những khó khăn đó là loài côn trùng vô tính, loài mà rất khó để xếp vào giống đực hay giống cái có khả năng sinh sản; nhưng trường họp này sẽ được bàn tới ở chương kế tiếp. Những bộ phận phát điện của cá cũng mang đến một khó khăn đặc biệt; chúng ta hầu như không thể hình dung ra những bước mà qua đó những bộ phận tuyệt vời này đã được tạo ra; nhưng như ông Owen và những người khác đã nhận định, cấu trúc quan hệ mật thiết của chúng rất giống với cấu trúc của các cơ thông thường; và như sau này người ta cho thấy rằng những con cá đuối có bộ phận rất giống với một bộ máy sản sinh điện năng nhưng, như ông Matteuuchi khẳng định, lại không hề phát sinh điện; chúng ta phải công nhận là chúng ta hiểu biết còn quá ít để có thể lập luận rằng không có sự chuyển đối của bất kỳ dạng nào là có thể.

Những bộ phận phát điện là một khó khăn khác, thậm chí còn khó khăn hơn; bởi vì chúng chỉ xuất hiện trong khoảng mười hai loài cá, mà một số trong đó hoàn toàn xa cách về mặt quan hệ họ hàng. Bình thường thì khi cùng một bộ phận mà xuất hiện trong vài thành viên thuộc cùng lớp, nhất là trong những thành viên mà có thói quen cuộc sống khác biệt, chúng ta thường cho là sự xuất hiện của bộ phận này là do được di truyền từ cùng một cha mẹ chung; và sự không xuất hiện của nó trên cơ thể của một số thành viên là do sự không sử dụng hoặc do sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng nếu các bộ phận phát điện được di truyền lại từ một cá thể gốc nào đó như trường hợp di truyền, chúng ta đã có thể trông đợi tất cả các loài cá có bộ phận phát điện có quan hệ rất mật thiết với nhau. Nhưng những ghi chép địa chất không hề dẫn chúng ta tới niềm tin là trước kia tất cả các loài cá có bộ phận phát điện, mà hầu hết con cháu kế tục của chúng đã bị mất. Sự xuất hiện của các bộ phận phát quang trong vài con côn trùng, thuộc các họ và nhóm khác nhau, mang tới một khó khăn tương tự. Tôi có thể dưa ra những trường hợp khác; chẳng hạn như bộ máy hết sức lạ kỳ của hàng loạt pollengrains, mọc trên một foot-stalk với một gland mọc ở phía cuối là tương tự như trong Orchis và Asclepỉas – những họ mà xét về moi quan hệ giữa các loài cây mọc hoa thì chúng là xa nhất. Trong tất cả các trường hợp của hai loài hoàn toàn khác biệt lại có những bộ phận tương đồng, mọi người nên nhớ rằng mặc dù bề ngoài và chức năng tổng thể của bộ phận này có thể là giống nhau nhưng chúng ta vẫn có thể phát hiện ra những khác nhau cơ bản giữa chúng. Tôi có khuynh hướng tin rằng nó cũng gần giống như cách mà hai người hoàn toàn độc lập ngẫu nhiên cùng đi tới một phát minh, và cũng như vậy đối với sự lựa chọn của tự nhiên, mang lại lợi ích cho mồi cá thể và tận dụng các biến đổi tương đồng, đôi khi chỉnh sửa hai phần hoặc bộ phận trong hai thực thể hữu cơ theo cách gần như tương tự nhau. Hai bộ phận này chỉ có diêm chung nhưng không đáng kê là từ cha mẹ chung.

Mặc dù trong rất nhiều trường hợp điều khó khăn nhất là hình dung được các bước chuyển đổi mà qua đó một bộ phận hình thành như ngày nay; nhưng do số lượng loài đang sống và đã được biết đến ít hơn nhiều so với loài bị tuyệt chủng và chưa được biết tới, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên là rất hiếm khi một bộ phận có thể được đặt tên mà người ta không biết bất cứ cấp chuyển đổi nào dẫn tới nó. Tính xác thực của nhận xét này được chứng minh bởi tư tưởng cô trong lịch sừ tự nhiên của Natura non facỉt saỉtum. Chúng ta thấy sự chấp nhận này trong hầu hết các tác phẩm của các nhà tự nhiên học nhiều kinh nghiệm; hay như ông Milne Edwards đã diễn đạt rõ ràng nó, tự nhiên là rất phong phú trong tỉnh biến đổi nhưng lại rất nghèo nàn trong đổi mới. Tại sao nó lại là như vậy nếu xét trên quan điểm Đấng sáng tạo? Tại sao tất cả các phần và bộ phận của nhiều cá thể độc lập, mỗi cá thể coi là được tạo ra độc lập thích hợp với riêng nơi ở của chúng, lại có liên kết chặt chẽ với nhau như vậy thông qua các bước chuyển đổi? Tại sao tự nhiên không có bước nhảy từ cấu trúc này sang cấu trúc khác? Nếu dựa vào lý thuyết của sự lựa chọn tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu tại sao tự nhiên lại không như thế; bởi vì sự lựa chọn của tự nhiên chỉ gây tác động có lợi thông qua những biến đổi nhỏ kế tiếp nhau; Tự nhiên không bao giờ có thể tạo ra bước nhảy vọt, mà chỉ tiến với các bước ngắn nhất và chậm nhất.

Các bộ phận kém quan trọng – Do sự lựa chọn của tự nhiên chỉ lựa chọn giữa sự sống và cái chết – bằng việc duy trì các cá thể mà có bất kỳ biến đổi thuận lợi nào, và loại bỏ đi những cá thể mà không có sai khác có lợi trong cấu trúc – Tôi đã đôi khi cảm thấy rất khó khăn để hiểu xuất xứ của những bộ phận đơn giản mà tầm quan trọng của chúng là không đủ lớn để khiến cho sự duy trì của các cá thể biến đổi kế tiếp nhau. Tôi đôi khi cũng cảm thấy khó khăn như thế, mặc dù là khó khăn kiểu khác, về chủ đề này, giống như trường hợp của một bộ phận hoàn hoàn và phức tạp như đôi mắt.

Hiện tại chúng ta còn quá thiếu hiểu biết về toàn bộ cấu trúc của bất kỳ cá thể hữu cơ nào để nói rằng những chỉnh sừa nhỏ nào là quan trọng và cái nào thì không. Trong một chương trước tôi đã đưa ra các ví dụ về những bộ phận không quan trọng, chẳng hạn như lông tơ trên quả và màu của phần bên trong quả, mà, quyết định cuộc tấn công của côn trùng hay có mối quan hệ qua lại với các khác biệt thể trạng, có thể chắc chắn là chịu sự ảnh hưởng của lựa chọn tự nhiên. Cái đuôi của con hươu cao cổ trông giống như một cái vỉ ruồi nhân tạo; và ban đầu mọi người khó mà tin rằng nó đã có lẽ được cấu tạo như hiện nay cho mục đích đó thông qua các biến đổi nhỏ liên tiếp nhau, cái sau tốt hơn cái trước, bởi vì nó là một bộ phận đuổi ruồi không hề quan trọng gì. Tuy thế chúng ta nên dừng lại một chút trước khi quá thừa nhận trong trường hợp này do chúng ta biết rằng sự phân bố và tồn tại của gia súc và các động vật khác ở Nam Mỹ đặc biệt hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của chúng chống lại các cuộc tan công của côn trùng; tức là các cá thể mà bằng cách nào đó bảo được bản thân trước các cuộc tấn công của những kẻ thù bé nhỏ này thì sẽ có thể phát triển rộng ra trên các khu vực đồng cỏ mới và do đó có thu được lợi thế lớn. Thực tế không phải là loài vật bốn chân lớn bị tiêu diệt (loại trừ các trường hợp hiếm nhất) bởi các con ruồi, mà chúng liên tục bị quấy nhiễu làm phiền và sức mạnh của chúng giảm dần khiến cho chúng không chống đỡ được các căn bệnh hoặc không đủ sức để kiếm được thức ăn trong thời gian khan hiếm, hay thoát khỏi thú săn mồi.

Những bộ phận mà bây giờ không quan trọng gì có lẽ trong một số trường hợp là rất quan trọng đối với các con ban đầu, và, sau khi đã được hoàn thiện một cách chậm chạp tại một giai đoạn nào trước đó, đã được truyền lại trong tình trạng gần như không đổi, mặc dù bây giờ chúng ít khi được dùng tới; và bất cứ sai lệch có hại nào trong cấu trúc của chúng sẽ được kiểm soát bởi sự lựa chọn của tự nhiên. Khi nhận ra tầm quan trọng vô cùng của một bộ phận của sự di động như đuôi trên cơ thể những con vật hay sống dưới nước nhất, sự xuất hiện và sử dụng thông thường của nó cho nhiều mục đích ở rất nhiều loài vật trên cạn, mà trong lá phổi hay bóng bơi của chúng phủ nhận nguồn gốc dưới nước của chúng, có lẽ nhờ đó được giải thích. Một cái đuôi phát triển hoàn hảo đã được hình thành trong một động vật sống dưới nước, nó có thể sau đó thực hiện cho nhiều mục đích, như là để đuổi ruồi, một bộ phận để nắm, hay một dụng cụ hỗ trợ quay hướng, như của con chó, mặc dù sự hỗ trợ này chắc chắn không nhiều, do con thỏ rừng, hầu như không có đuôi, có thể gấp đôi nhanh chóng.

Sau này, chúng ta đôi khi gán tầm quan trọng cho các đặc điểm mà thực sự không hề quan trọng gì, và những cái mà bắt nguồn từ những nguyên nhân hoàn toàn thứ cấp; không có mối quan hệ với sự lựa chọn của tự nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng thức ăn, khí hậu… có ảnh hưởng trực tiếp không lớn lên toàn bộ tổ chức; những đặc điểm tái xuất hiện theo như các quy luật của sự quay trở lại, sự quan hệ qua lại trong tăng trưởng sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc chinh đổi các cấu trúc khác nhau; và cuối cùng chính sự lựa chọn giao phối sẽ phần lớn thay đổi các đặc điểm bên ngoài của các con vật, mang tới cho con này lợi thế trong chiến đấu so với con khác hay trong khả năng quyến rũ con cái. Hơn nữa, khi một biến đổi trong cấu trúc nổi lên chủ yếu từ những nguyên nhân trên hay từ nguyên nhân chưa được biết tới, nó ban đầu có thể chẳng có lợi gì đối với loài cả nhưng dần dần sau này được tận dụng bởi con cháu trong điều kiện sống mới và có những thói quen mới hình thành.

Tôi xin đưa ra vài ví dụ minh họa cho những nhận xét vừa xong. Nếu chỉ có những con chim gõ kiến màu xanh tồn tại, và chúng ta đã không biết là có nhiều con màu đen và màu pha trộn, tôi mạnh dạn xin nói rằng chủng ta chắc đã sẽ nghĩ màu xanh tươi đẹp đó là để giúp cho chúng ẩn mình trong màu xanh của lá tránh sự săn đuổi của kẻ thù, và như thế thì đó là đặc điểm quan trọng đối với chúng và đã có thể thu được từ sự lựa chọn của tự nhiên; và nó là như thế; tôi không hư nghi ngờ màu xanh đó là gây ra do nguyên nhân xác định, có lẽ là do sự lựa chọn giới tính. Một cây tre cao ở quần đảo Malay trèo những cây cao nhất với sự trợ giúp đắc lực của các cái móc tập hợp xung quanh những phần cuối của các nhánh, và công cụ này không hề nghi ngờ gì cả là bộ phận quan trọng nhất đối với cây; nhưng chúng ta cũng thấy những cái móc tương tự trên nhiều cây mà không có con trèo, cái móc của cây bamboo có thể xuất hiện do các quy luật tăng trưởng chưa được biết tới, và đã được các cây có sự thay đổi sau này tận dụng và trở thành cây leo. Phần da trần trên đầu của một vulture thông thường được coi như là một sự thích nghi trực tiếp với việc đầm mình trong chất thải; và do đó nó có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của các chất liệu phế thải; nhưng chúng ta phải hết sức thận trọng khi rút ra những suy luận như vậy, khi chúng ta nhìn thấy mảng da trần trên đầu của con gà tây đực được nuôi sạch sẽ cũng tương tự như thế. Những vết rãnh trên hộp sọ của các coấn động vật có vú khi còn bé đã trở nên thích nghi hoàn hảo cho việc hỗ trợ quá trình sinh sản, và chắc chắn chúng làm dễ dàng hơn, hoặc có thể là không thể thiếu cho hoạt động này; nhưng khi những đường rãnh đó xuất hiện trong hộp sọ của các con chim và bò sát con, những con mà chỉ phải phá vỡ vỏ trứng để chui ra, chúng ta có thể suy luận rằng cấu trúc này hình thành từ quy luật của sự tăng trưởng, và đã được tận dụng trong quá trình sinh đẻ của các loài động vật cao cấp hơn.

Chúng ta hoàn toàn không biết gì về các nguyên nhân gây ra các biến đổi nhỏ và không quan trọng; và chúng ta ngay lập tức nhận thức ra điều này khi suy nghĩ về các điểm khác biệt trong các con giống của động vật thuần hóa nước khác nhau – nhất là trong các nước kém văn minh hơn, nơi có rất ít sự lựa chọn nhân tạo. Những người quan quát kỹ lưỡng tin rằng khí hậu ẩm thấp có ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ lông và rằng bộ lông đó có liên quan đến cái sừng. Những con giống sống trên núi lúc nào cũng khác so với con giống ở vùng thấp; và một đất nước có nhiều đồi núi sẽ ảnh hưởng tới các chi sau vì phải sử dụng chúng nhiều hơn, và thậm chí có thể là ảnh hưởng tới cả hình dạng khung xương chậu; và do đó thông qua quy luật của sự biến đổi tương đồng, ảnh hưởng tới cả chi trước, và thậm chí đầu cũng có khi bị tác động tới. Hình dạng của khung xương chậu có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực của sức nặng của đầu đứa con trong từ cung. Việc thở nhiều cần thiết ở những vùng cao, chúng ta có lý do để tin như thế, sẽ tăng kích cỡ của ngực và một lần nữa mối quan hệ qua lại lại đóng vai trò ở đây. Những con vật được nuôi bởi những người chưa phát triển đến trình độ cao trong các nước khác nhau sẽ thường phải đấu tranh cho sự sinh tồn của chính chúng, và trong một chừng mực nào đó chịu sự ảnh hưởng của lựa chọn của tự nhiên, và các cá thể với điều kiện thể trạng khác biệt có thể thích nghi tốt nhất với khí hậu khác biệt; và chúng ta có lý do để tin là thể trạng và màu sắc có quan hệ qua lại với nhau. Những người quan sát tốt cũng phát biểu rằng trong những con gia súc, khả năng dễ bị tấn công bởi các con ruồi cũng có quan hệ với màu sắc của chúng, cũng như khả năng dễ bị các loài cây tiêm chất độc; như thế tức là màu sắc cũng chịu sự chi phối của sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng chúng ta còn quá ít kiến thức để phỏng đoán về tầm quan trọng tương đối của vài quy luật đã được biết và chưa được biết của sự biến đổi; và ở đây khi tôi nói đến chúng là chỉ để cho thấy nếu chúng ta không thể giải thích những điểm khác biệt trong đặc điểm của các con giống thuần hóa của chúng ta, những cái mà chủng ta thường thừa nhận là xuất hiện thông qua thế hệ thông thường, chúng ta phải không được nhấn mạnh quá nhiều vào sự thiếu hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân chính xác của những điểm khác biệt nhỏ tương đồng giữa các loài. Tôi đã có thể cung cấp nhũng bằng chứng, với mục đích tương tự, cho các điểm khác biệt giữa các chủng tộc người mà có đặc điểm hết sức cụ thể; tôi xin nói thêm là chúng ta có thể biết rõ thêm đôi chút về nguồn gốc của các điểm khác biệt này, chủ yếu thông qua sự lựa chọn giới tính của một loài cụ thể, nhưng nếu không đi vào quá chi tiết thì lý lẽ của tôi sẽ trở nên không có giá trị.

Những nhận xét trên đã khiến tôi muốn nói đôi điều về sự phản đối gần đây được một số nhà tự nhiên học đưa ra chống lại học thuyết vị lợi rằng mọi chi tiết của cấu trúc được tạo thành đều có lợi cho cơ thể chủ. Họ tin rằng rất nhiều cấu trúc được tạo ra để làm đẹp trong con mắt của con người hoặc chỉ là biến thể. Nếu học thuyết này nếu đúng thì nó sẽ làm cho lý thuyết của tôi sụp đổ. Nhưng tôi hoàn toàn tin rằng nhiều cấu trúc không có mục đích sử dụng trực tiếp đối với cơ thể chủ. Điều kiện sống bên ngoài có thể có một chút ít ảnh hưởng tới cấu trúc, hoàn toàn không quan hệ gì với những lợi ích mà nhờ đó có được. Mối quan hệ tăng trưởng không nghi ngờ gì cả có vai trò quan trọng nhất, và một sự biến đổi có ích của một bộ phận sẽ thường khiến cho các bộ phận khác có những thay đổi đa dạng nhưng không có ích. Như thế, những đặc điểm mà trước đây có ích, hoặc đã từng hình thành thông qua mối quan hệ của tăng trưởng, hay do các nguyên nhân nào đó chưa được biết tới, có thể xuất hiện tuân theo quy luật của sự quay trở lại, mặc dù bây giờ không có tác dụng gì. Ảnh hưởng của sự lựa chọn giới tính, khi được thể hiện trong vẻ đẹp để quyến rũ các con cái, có thể được gọi là có ích trong ngữ cảnh khá gượng ép. Nhưng cho đến nay điểm xem xét quan ừọng nhất là phần chủ đạo của tổ chức của mọi cá thể đều đơn thuần là do sự kế thừa; và như thế, cho dù mỗi cá thể chắc chắn là sẽ thích hợp tốt với nơi sinh sống của chúng trong tự nhiên, rất nhiều cấu trúc hiện tại không có mối quan hệ trực tiếp với thói quen cuộc sống của mỗi loài. Do đó chúng ta khó có thể tin rằng chân có màng của các con ngỗng sống ở trên cao hay của các con chim chiến là có công dụng đặc biết đối với các con chim này; chúng ta không thể tin rằng xương tương tự trong cánh tay của con khỉ, trong chân trước của con ngựa, trong cánh của con doi, và trong chân chèo của con hải cẩu, là hữu dụng đối với các con vật này. Chúng ta có thể khẳng định một cách chính xác là những cấu trúc này là do sự di truyền. Nhưng đối với các con tổ tiên của loài ngỗng sống trên vùng đất cao và của chim chiến, chân có màng đã từng có ích như là chúng có ích đối với các chim sống dựa vào nước hiện đang tồn tại. Như thế chúng ta có thể tin rằng tổ tiên của hải cẩu không có chân chèo mà có chân với năm ngón thích hợp cho việc đi lại và cầm nắm;và chúng ta có thể dám đi xa hơn nữa khi tin có vài đoạn xưomg trong các chi của con khỉ, ngựa, và doi đã được di truyền lại từ cùng một tổ tiên chung, đã từng có tác dụng đặc biệt đối với chúng, những con tổ tiên, hơn là đối với những con đang tồn tại hiện nay có các thói quen hết sức đa dạng. Chính vì thế chúng ta có thể suy luận rằng những đoạn xưomg này có lẽ đã được hình thành thông qua sự lựa chọn của tự nhiên, trước đó đã chịu ảnh hưởng, như hiện nay, của vài quy luật của di truyền, sự quay trở lại, quan hệ của tăng trưởng… Do vậy mọi chi tiết trong cấu trúc của mọi sinh vật sống (chịu ít tác động của điều kiện sống bên ngoài) có thể được quan niệm, hoặc là đã có công dụng đặc biệt đối với loài tổ tiên, hoặc là có công dụng đặc biệt như hiện nay đối với con cháu – hoặc là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các quy luật phức tạp của tăng trưởng.

Sự lựa chọn của tự nhiên không thể nào tạo ra bất cứ chỉnh đổi nào trong bất kỳ một loài nào chỉ có lợi cho loài khác; mặc dù nhờ có tự nhiên một loài liên tục tận dụng được, và có lợi từ cấu trúc của loài khác. Nhưng sự lựa chọn của tự nhiên có thể và đang thường tạo ra những cấu trúc có hại trực tiếp tới các loài khác, như chúng ta thấy cái răng nanh của con rắấn độc, và cơ quan đẻ trứng của con tò vò, mà nhờ nó các trứng được đặt trong cơ thể sống của các con côn trùng khác. Nếu ai đó có thể chứng minh rằng bất cử phần nào của của cấu trúc của bất cứ loài nào được hình thành chỉ cho lợi ích của loài khác, điều này sẽ làm sụp đổ lý thuyết của tôi, bởi vì những bộ phận kiểu đó không thể tạo ra bởi sự lựa chọn của tự nhiên. Mặc dù nhiều lời phát biểu về ảnh hưởng này có thể tìm thấy trong các tác phẩm về lịch sừ tự nhiên, nhưng tôi không hề tìm thấy một lời phát biểu nào cảm thấy có trọng lượng cả. Một thừa nhận là những con rắn chuông có răng nanh độc để bảo vệ bản thân nó và giết chết con mồi; nhưng có một số học giả cho rằng cũng trong thời điểm đó, cái chuông của con rắn này cũng gây hại cho nó, nó báo hiệu cho con mồi phải trốn đi. Tôi cũng sẽ hầu như tin ngay rang con mèo cong phần sau của đuôi nó khi chuẩn bị vồ, nhằm cảnh báo con chuột khốn khổ. Nhưng tôi không có thời gian và khoảng trống ở đây để đi vào cụ thể trường hợp này hay trường hợp khác.

Sự lựa chọn của tự nhiên sẽ không bao giờ tạo ra trong cơ thể nó bất cứ thứ gì có hại cho bản thân nó, bởi vì sự lựa chọn của tự nhiên chỉ ảnh hưởng thông qua và để cho có lợi cho mỗi cá thể. Như ông Paley đã nhận xét không một cơ quan nào được hình thành để gây ra đau đớn hay gây hại cho cơ thể chủ. Nếu chúng ta so sánh điểm tốt và xấu trong toàn bộ cấu trúc cơ thể, thì cán cân sẽ nghiêng về bên có lợi. Khi thời gian trôi đi và điều kiện sống thay đổi, nếu bất cứ bộ phận nào trở nên có hại, nó sẽ bị biến chỉnh, còn nếu không thì nó sẽ bị tuyệt chủng, như hàng triệu con đã bị tuyệt chủng.

Sự lựa chọn của tự nhiên chỉ có xu hướng biến mỗi cá thể sống trở nên hoàn thiện như, hoặc hơn một chút các cư dân khác của cùng một nước mà canh tranh với nó trong cuộc đấu tranh cho sự sống. Và chúng ta thấy là đây chính là mức độ hoàn thiện đạt được trong điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn như những cây cối con vật bản địa của Niu -Di – Lân nếu so sánh với nhau thì chúng khá hoàn thiện nhưng chúng lại phải nhanh chóng nhường bước cho các cá thể đến từ châu âu. Sự lựa chọn của tự nhiên không sản sinh ra sự toàn mỹ tuyệt đối, và chúng ta cũng không thường gặp sự toàn mỹ này với tiêu chuẩn cao trong điều kiện tự nhiên. Sự điều chỉnh ánh sáng, theo nhận định của những người nhiều kinh nghiệm và uyên bác, thậm chí là không hoàn hảo trong cơ quan gần như hoàn hảo, như của con mắt. Nếu như lý lẽ khiến chúng ta ngưỡng mộ vô số những bộ máy không thể bắt chước được do tự nhiên tạo ra, chính lý lẽ đó, mặc dù chúng ta có thể dễ dàng mắc lồi ở hai phía, nói với chúng ta rằng vài bộ máy khác kém hoàn hảo hơn. Liệu chúng ta có thể coi cái vòi của ong bắp cày hay của ong là hoàn thiện, khi được sử dụng để chống lại sự tấn công của nhiều con thú, không thể thu lại được do răng cưa nhỏ ở đằng sau, và chắc chắn sẽ làm cho con côn trùng bị chết do tiết ra trong cơ quan nội tạng của nó?

Nếu chủng ta nghĩ cái vòi của con ong, lúc đầu tồn tại trong loài tổ tiên xa xôi là không có ích và là dụng cụ kiểu răng cưa, giống như cái vòi của rất nhiều thành viên thuộc nhóm lớn, đã được điều chỉnh nhưng chưa được hoàn thiện cho mục đích hiện tại, với chất độc ban đầu làm cho mẩn ngứa trên da sau đó, chúng ta có lẽ có thể hiểu như thế nào mà việc sử dụng cái vòi lại hay gây ra cái chết của bản thân con côn trùng đó: vì nếu trên tổng thể mà cái vòi có ích cho cộng đồng, nó sẽ đáp ứng đầy đủ điều kiện của sự lựa chọn của tự nhiên, mặc dù nó có thể gây ra cái chết của một vài thành viên. Nếu chúng ta thật sự ngưỡng mộ sức mạnh của mùi hưomg thơm tuyệt trần mà nhờ đó nhiều con côn trùng đực tìm được con cái, liệu chúng ta có thể ngưỡng mộ sản phẩm đó chỉ cho mục đích duy nhất này của hàng nghìn tiếng vo ve, mà hoàn toàn không có lợi gì cho cộng đồng xét trên bất kỳ góc độ nào, và cái mà cuối cùng bị tiêu diệt bởi những con ong vô sinh và năng động? Có thể là khó khăn nhưng chúng ta phải ngưỡng mộ tính tàn bạo của con ong chúa, cái thôi thúc nó giết chết những đứa con ong chúa tương lai ngay khi chúng được sinh ra; hoặc tự tiêu diệt mình trong cuộc chiến; bởi vi chắc chắn điều này là có lợi cho cộng đồng: tình cảm của mẹ hay tính tàn nhẫn của mẹ, may mắn là cái sau hiếm thấy, tất cả là đều là như nhau trước sự lựa chọn của tự nhiên tàn khốc. Nếu chúng ta ngưỡng mộ những bộ máy tuyệt vời này, nhờ chúng mà các bông hoa của orchis và nhiều cây khác có được khả năng sinh sản thông qua tác nhân côn trùng, liệu chúng ta có thể coi sự phát tán bụi phấn hoa dày đặc bởi các cây thông của chúng ta cũng hoàn hảo như thế, để sao cho một vài hạt nhỏ may mắn có thể được gió cuốn đi đến các noãn?

Tổng kết chương – Chúng ta trong chương này đã thảo luận một vài điểm khó khăn và sự phản đối chống lại lý thuyết của tôi. Nhiều trong số chúng là rất nguy hiểm; nhưng tôi nghĩ qua thảo luận, chúng ta đã làm sáng tỏ được một số vấn đề mà nếu chỉ dựa vào lý thuyết sáng tạo độc lập thì hoàn toàn không thể hiểu nổi. Chúng ta đã nhận thấy rằng các loài ở bất kỳ giai đoạn nào đó không phải là biến thiên không có giới hạn, và không liên hệ với nhau thông qua vô số các chuyển đổi trung gian, một phần là do sự lựa chọn của tự nhiên lúc nào cũng diễn ra chậm chạp, và trong một thời điểm nhất định, chỉ tác động lên một vài dạng thức; và phần nào bởi vì chính quá trình của sự lựa chọn tự nhiên bao hàm sự thay thế và tuyệt chủng liên tục của các trạng thái chuyển hóa trung gian và trước đó. Những loài họ hàng gần gũi hiện đang sống trên khu vực liên tục chắc chắn đã phải được hình thành khi khu ạrc này bị đứt đoạn, và khi điều kiện sống không chuyển biến trên các phần khác nhau một cách không nhận biết được. Khi hai biến thể hình thành ừên hai vùng khác biệt của một khu vực liên tục, một biến thể trung gian thường được hình thành, thích hợp với vùng trung gian; nhưng dựa vào những lý lẽ đưa ra, biến thể trung gian sẽ thường tồn tại với số lượng ít hơn so với hai dạng thức mà nó liên kết; kết quả là hai dạng thức được liên kết này, với những biến đổi và cải thiện nhiều hơn nữa, và do tồn tại với số lượng nhiều hơn, sẽ chiếm ưu thế lớn so với biến thể trung gian kém đông đúc này, và nhờ đó mà sẽ thành công trong việc thay thế rồi dẫn đến sự tuyệt chủng của cá thể trung gian.

Chúng ta cũng đã thấy trong chưomg này là chúng ta nên hết sức cẩn thận khi kết luận những thói quen cuộc sống khác biệt nhất không thể chuyển hóa lẫn nhau; chẳng hạn như con doi đã không thể được hình thành nhờ vào sự lựa chọn của tự nhiên từ một con vật mà lúc đầu chỉ có thể lượn trong không trung.

Chúng ta đã biết một loài trong điều kiện sống mới có thể thay đổi thói quen của nó, hoặc đa dạng hóa thói quen, với vài thói quen không hề giống với của các thành viên cùng loài gần gũi nhất của nó. Vì thế chúng ta có thể hiểu, nhưng phải luôn nhớ mỗi cơ thể sống đều cố gắng tồn tại được ở bất cứ nơi nào nó có thể tồn tại, bằng cách nào mà nó đã xuất hiện: có những con ngỗng cao nguyên với chân có màng, chim gõ kiến sống ở trên mặt đất, chim hét lặn dưới nước, hải âu với thói quen của chim anca.

Mặc dù niềm tin rằng một bộ phận hoàn hảo như con mắt có thể đã được hình thành thông qua sự lựa chọn của tự nhiên là quá đủ để làm ngạc nhiên bất cứ ai, nhưng trong trường hợp của bất cứ bộ phận nào, nếu chúng ta biết đến các chuồi chuyển hóa dài phức tạp, mỗi cái đều tốt cho cơ thể chủ, thì trong điều kiện sống thay đổi, không hề có sự không thể mang tính logic trong việc hấp thụ được bất cứ mức độ nào có thể hình dung ra của sự hoàn hảo thông qua sự lựa chọn của tự nhiên. Trong trường hợp chúng ta không biết những bước chuyển hóa trung gian, chúng ta phải hết sức cẩn thận khi kết luận không bước trung gian nào đã tồn tại, vì sự tưomg đồng của nhiều phần hoặc bộ phận và các trạng thái trung gian của chúng thể hiện những sự chuyển hóa hoàn toàn trong chức năng ít nhất là có thể xảy ra. Chẳng hạn như bóng cá rõ ràng là đã chuyển hóa thành lá phổi thở khí. Một bộ phận trong cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng rất khác nhau, và sau đó được chuyên môn hóa chỉ thực hiện một chức năng; và hai bộ phận hoàn toàn khác biệt đã thực hiện cùng một chức năng trong cùng một lúc, một cái được hoàn thiện trong khi được hỗ trợ bởi cái còn lại, chắc chắn thường phải chủ yếu tạo điều kiện cho sự chuyển đổi.

Chúng ta còn quá thiếu hiểu biết, trong hầu hết các trường hợp, để có thể khẳng định chắc rằng bất cứ phần hay bộ phận nào là không hề quan trọng gì đối với đcri sống của một loài, rằng các biến đổi trong cấu trúc của nó đã không thể được tích tụ một cách chậm chạp nhờ vào sự lựa chọn của tự nhiên. Nhưng chúng ta có thể tự tin nói rằng nhiều biến đổi, hoàn toàn là do các quy luật của tăng trưởng, và ban đầu không hề có ích cho loài xét trên mọi góc độ, nhưng sau này đã được con cháu tận dụng . Chúng ta cũng có thể tin một bộ phận trước đây hết sức quan trọng thường được giữ lại (như cái đuôi của một động vật nước được giữ lại bởi con cháu sống trên cạn của nó), mặc dù nó đã trở nên quá không cần thiết tới mức nó không thể, trong tình trạng hiện tại, có được thông qua sự lựa chọn của tự nhiên – sức mạnh chỉ tác động thông qua sự duy trì các biến đổi có lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn.

Sự lựa chọn của tự nhiên sẽ chẳng sản sinh ra cái gì trong một loài mà chỉ có lợi hay có hại cho loài khác: cho dù nó có thể tạo ra dễ dàng các phần hay bộ phận, và sự thải bỏ rất có ích hoặc thậm chí không thể thiếu, hoặc là rất có hại đối với loài khác, nhưng trong tất cả các trường hợp thì đều có ích cho cơ thể chủ. Sự lựa chọn của tự nhiên trong mồi nước đã chứa nhiều động thực vật phải chủ yếu thông qua sự cạnh tranh của các cư dân này với cư dân khác, và do đó sẽ tạo ra sự hoàn thiện, hay sức mạnh trong cuộc chiến sinh tồn, chỉ theo chuẩn mực của đất nước đó. Chính vì thế, các cư dân của một nước, thông thường là các nước nhỏ, sẽ thường yếu thế, như chúng thấy chúng thực sự yếu thế, trước các cư dân của nước khác lớn hơn. Bởi vì trong các nước lớn hơn sẽ có nhiều cá thể hơn, và nhiều dạng thức đa dạng hơn, và sự cạnh tranh ở đó khốc liệt hơn, và như thế tức là tiêu chuẩn của sự hoàn thiện cũng cao hơn. Sự lựa chọn của tự nhiên không nhất thiết sinh ra sự hoàn mỹ tuyệt đối, và, như chúng ta có thể phán xét từ năng lực hạn chế của mình, sự hoàn mỹ tuyệt đối không thể tìm thấy ở mọi nơi.

Dựa trên lý thuyết của sự lựa chọn tự nhiên, chúng ta có thể hiểu thấu đáo ý nghĩa của tư tưởng cổ xưa trong lịch sử tự nhiên, Natura non facit saltum. Tư tưởng cổ xưa này, nếu chúng ta chỉ nhìn vào các cá thể hiện tại, không hoàn toàn đúng, nhưng nếu chúng ta để ý đến tất cả các cư dân trong quá khứ, thì lý thuyết của tôi chắc chắn phải đúng.

Mọi người thường công nhận rằng tất cả các cơ thể sống đã được tạo ra nhờ vào hai quy luật vĩ đại – Tính đơn nhất của Kiểu loại, và Các điều kiện của Sự sinh tồn. Khi nói tính đơn nhất của kiểu loại có nghĩa là một sự thống nhất cơ bản trong cấu trúc, mà chúng ta nhìn thấy trong các thực thể hữu cơ của cùng lớp, và cái mà hoàn toàn độc lập với thói quen cuộc sống của chúng. Dựa trên lý thuyết của tôi, tính đơn nhất của kiểu loại được giải thích bằng tính đơn nhất của sự di truyền. Cụm từ các điều kiện của sự sinh tồn, thường được cho rằng bởi Cuvier hình tượng, hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn của tự nhiên. Bởi vì sự lựa chọn của tự nhiên tác động thông qua hoặc là bây giờ thích nghi với các bộ phận thay đổi của mỗi cá thể sống với điều kiện sống hữu cơ và vô cơ; hoặc bằng cách đã thích nghi chúng trong suốt giai đoạn dài đã qua; sự thích nghi trong một số trường hợp được trợ giúp bởi việc không sử dụng và sử dụng, bị ảnh hưởng trực tiếp yếu ớt của điều kiện sống bên ngoài; và trong tất cả các trường hợp chịu sự chi phối của vài quy luật tăng trưởng. Với lý do này, trên thực tế, quy luật của Các điều kiện của Sự sinh tồn là quy luật cao hơn; do nó bao gồm, thông qua sự di truyền của các sự thích nghi trước, quy luật của Tính đơn nhất của Kiểu loại.

Bình luận
720
× sticky