Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nguồn Gốc Của Muôn Loài

Chương XIV: Tóm Tắt Và Kết Luận

Tác giả: Charles Darwin

Tóm tắt lại những khó khăn trong lý thuyết chọn lọc tự nhiên- Tóm tắt những trường hợp tổng quát và cụ thể của lý thuyết trên- Nguyên nhân của quan niệm chung về tính không thay đổi của loài- Mức độ phát triển của lý thuyết về chọn lọc tự nhiên- Những tác động của việc áp dụng lý thuyết này trong nghiên cứu về lịch sử tự nhiên- Một số kết luận.

Do cả tập sách này đều chỉ đưa ra một vấn đề duy nhất nên rất thuận tiện cho người đọc khi tóm lược lại những dẫn chứng và kết luận chính.

Nhiều ý kiến phản đối yếu ớt lý thuyết này có thể được phát triển dựa trên lý thuyết về nguồn gốc loài với những thay đổi thông qua chọn lọc tự nhiên. Tôi không phủ nhận điều ấy. Tôi đã cố gắng tạo ra sức mạnh thật sự cho những ý kiến này. Không có gì khó tin hơn việc các tổ hữu cơ và sinh vật càng phức tạp càng hoàn thiện, không chỉ do phát triển ở mức cao hơn, ví dụ như con người, mà còn do sự tăng lên của vô số các biến dị, thường là tốt cho các cơ thể mang biến dị đó. Tuy nhiên, dù trong trí tường tượng của chúng ta, khó khăn này là không thể vượt qua nhưng không thể coi đó là sự thật nếu chúng ta thừa nhận những lý lẽ sau đây. Đó là sự phát triển dần dần tính hoàn thiện của tất cả các thể hữu cơ và cá thể, vốn được chúng ta có thể coi như đã tồn tại hoặc đang tồn tại; biến dị của tất cả các thể hữu cơ và cá thể dù chỉ ở mức độ nhỏ; và cuối cùng là sự tranh đấu để tồn tại đã dẫn đến sự bảo tồn của những cấu trúc và sinh vật. Tôi nghĩ, tính chân thực của những giả thiết này là điều không cần phải tranh cãi.

Không nghi ngờ gì rằng rất khó để phỏng đoán mức độ hoàn thiện của các sinh vật, đặc biệt là đối với những nhóm thể hữu cơ đã bị hỏng hoặc phá vỡ; nhưng trong tự nhiên chúng ta có thể thấy rất nhiều dạng nâng cấp kỳ lạ, ví dụ như những trường hợp được quy định theo tiêu chuẩn Natura non facit saltum. Chính vì vậy cần hết sức thận trọng khi phát biểu rằng bất cứ loại thể hữu cơ hay sinh vật nào, thậm chí là cả giới tự nhiên, sẽ không thể trở lại tình trạng ban đầu sau rất nhiều bước nâng cấp. Nhưng phải thừa nhận rằng có nhiều trường họp đặc biệt khó giải thích trong lý thuyết chọn lọc tự nhiên, và một trong những tình huống khó khăn nhất đó là sự tồn tại của hai hoặc ba đẳng cấp đã được xác định giữa kiến thợ và kiến chúa (có khả năng sinh sản) trong đàn kiến; nhưng tôi đã cố gắng giúp người đọc biết cách khắc phục khó khăn này.

Xét về khả năng sinh sản của các loài khi lai ghép lần đầu tiên, điều sẽ tạo ra sự đối lập về khả năng sinh sản của các thể lai khi lai ghép, tôi phải nhắc lại với bạn đọc những kết luận đã được đưa ra cuối chương VIII, trong đó nói khả năng sinh sản này chỉ là một đặc quyền hơn là sự vô sinh của hai cây được ghép với nhau; nhưng đó là những khác biệt tình cờ hoặc ít có giữa bộ máy sinh sản của hai loài lai ghép. Chúng ta có thể thấy tính đúng đắn của kết luận này trong các kết quả rất khác nhau, khi hai loài giống nhau được lai ghép qua lại; nghĩa là mồi loài sẽ lần lượt là bố, sau đó là mẹ trong các lần lai ghép.

Khả năng sinh sản của thể lai khi được lai ghép và của các thế hệ con cháu lai sau này không có kết luận tổng quát, do đó không có gì đáng ngạc nhiên về khả năng sinh sản của chúng khi chúng ta nhớ rằng thể trạng cũng như bộ máy sinh sản của chúng đã bị thay đổi đáng kế. Hon nữa, hầu hết thể loại đã được thí nghiệm đều được sinh ra trong điều kiện được nuôi dưỡng; và vì sự thuần hoá này có xu hướng sẽ triệt tiêu khả năng sinh sản nên chúng ta không thể hy vọng kết quả sẽ là thể lai có khả năng sinh sản bình thường.

Khả năng sinh sản của thể lai rất khác so với loài được lai ghép ban đầu, do các cơ quan sinh sản của chúng trở thành bất lực về chức năng; trong khi ở thế hệ đi lai ghép đầu tiên, hệ thống này là hoàn toàn bình thường. Do tế bào của tất cả các loài được nhận biết về khả năng sinh sản thông qua thể trạng đã bị làm xáo trộn do những điều kiện sống mới hoặc đã có biến đổi, nên thể trạng của chúng khó lòng không bị xáo trộn do sự kết hợp giữa các tổ chức khác biệt nhau. Quan hệ song song này lại được hỗ trợ bởi một quan hệ song song khác nhưng theo hướng ngược lại giữa các dẫn chứng; đó là sức mạnh và khả năng sinh sản của tất cả các tổ chức tể bào được tăng lên do những thay đổi nhỏ trong điều kiện sống của chủng, và do đó khả năng này của con cháu các thể lai sau này được biến đổi chút ít. Do đó, những thay đổi đáng kể trong điều kiện sống và sự lai ghép giữa những thể đã được biến đổi nhiều sẽ dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản. Sự thay đổi của điều kiện sống và các thể lai ghép càng ít thì khả năng sinh sản càng lớn.

Quay trở lại sự phân bố tự nhiên, những khó khăn xuất hiện trong lý thuyết về nguồn gốc của các biến dị đã đủ nghiêm trọng. Tất cả các cá thể của cùng một loài, và tất cả các loài trong cùng một giống, hoặc thậm chí trong các nhóm cao hơn, phải được sinh ra từ những bố mẹ bình thường; và từ đó, dù ở bất kỳ vùng hẻo lánh hay biệt lập nào trên thế giới mà chúng tôi nghiên cứu, chúng phải theo tiến trình mà các thế hệ nối tiếp nhau đã trải qua. Thường thì chúng tôi không có khả năng đưa ra bất kỳ kết luận nào, dù chỉ là phỏng đoán về tác động của hiện tượng này. Tuy nhiên, do chúng tôi có lý do để tin rằng một vài loài đã có cùng cấu trúc chi tiết trong một thời gian dài, dài nhất có thể tính theo năm, sẽ có rất nhiều sức ép đối với sự phổ biến rộng rãi vào từng thời điểm của cùng một loài; trong một thời kỳ dài sẽ có nhiều cơ hội tốt cho sự di cư ồ ạt bàng rất nhiều cách. Một dãy bị vỡ hoặc gián đoạn có thể thường được cho là do sự tuyệt chủng của các loài ở các vùng trung gian. Không thể chối cãi rằng chúng tôi vẫn chưa quan tâm đúng mức đến đầy đủ các khía cạnh của sự thay đổi vô cùng về thời tiết và địa lý đã tác động đến trái đất trong thời kỳ hiện đại; và những thay đổi này rõ ràng sẽ làm thay đổi về tình hình di cư của các loài. Tôi đã đưa ra ví dụ để chứng minh sức ảnh hưởng của các yếu tố trên trong thời kỳ băng hà đến sự phân bố của các loài hiện tại và một số loài đại diện trên cả thế giới. Chúng tôi cũng bỏ qua rất nhiều các phương tiện vận chuyển tạm thời. Xét về các loài khác nhau trong cùng một giống sống ở những khu vực biệt lập, xa xôi, do quá trình biến đổi đã chậm lại đến mức cần thiết, tất cả các phương tiện di cư sẽ trở thành có thể trong một thời kỳ rất dài; và kết quả là sự khó khăn trong phân bố các loài trong cùng một giống sẽ giảm đi một mức độ nào đó.

Do trong lý thuyết chọn lọc tự nhiên, một số lượng rất lớn các thể trung gian phải là đã tồn tại, liên kết tất cả các loài trong từng nhóm bằng cách thay đổi dần dần đến mức hoàn thiện như các thể lai ngày nay, người ta có thể đặt ra câu hỏi sau: Tại sao chúng ta không thấy những thể liên kết này ở xung quanh chúng ta? Tại sao không phải tất cả các thể hữu cơ không pha trộn với nhau trong một thể hỗấn độn? Đối với những thể đang tồn tại, chúng ta cần nhớ rằng chúng ta không có quyền hy vọng (trừ một số trường hợp hiếm hoi) trực tiếp khám phá ra được mối liên kết giữa chúng, chỉ có thể là giữa từng loài và một số thể đã bị tuyệt chủng. Ngay cả trên một diện tích rất rộng đã tồn tại liên tiếp trong một thời gian dài, ở đó khí hậu và các điều kiện sống khác thay đổi một cách vô tình từ một vùng bị chiếm lĩnh bởi một loài, chúng ta không chỉ có quyền hi vọng thường xuyên tìm thấy những thể lai trung gian trong các vùng trung gian. Vì vậy chúng tôi có lý do tin rằng chỉ có một số ít loài đang trải qua quá trình biến đổi ở bất cứ thời kỳ nào; và tất cả các thay đổi này đang có tác động một cách từ từ. Tôi cũng đã chỉ ra rằng các thể lai trung gian lúc đầu có thể tồn tại ở các vùng trung gian sẽ có khả năng bị thay thế hở những loài cùng giống, và những loài này, do tồn tại với số lượng lớn hơn, nói chung sẽ bị biến đổi và cải thiện với tổc độ cao hơn so với các thể lai trung gian; vốn có số lượng ít hơn. Vì vậy dần dần thể lai trung gian sẽ bị thay thế và biến mất.

Theo lý thuyết về sự biến mất của một số lượng lớn các moi liên kết, giữa những cư dân đang sống và đã bị tuyệt chủng của thế giới, và trong từng giai đoạn nối tiếp giữa những loài đã bị diệt chủng và những loài cổ, tại sao không phải tất cả những các cấu trúc địa lý đều có liên quan đến những mối liên hệ này? Tại sao không phải tất cả các bộ sưu tập hoá thạch vẫn còn lưu lại những bằng chứng rõ ràng về sự biến đổi dần dần và đột biến của các dạng sống? Chúng tôi đã không tìm được những bằng chứng đó, và đó chính là lý do rõ ràng và có uy lực nhất để tạo ra các ý kiến phản đối lý thuyết của tôi. Một lần nữa, tại sao không phải tất cả các nhóm của những loài có quan hệ thân thuộc lại có vẻ sẽ xuất hiện trong những giai đoạn khác nhau về địa lý? Tại sao chúng ta không tìm ra những tầng địa lý khác nhau thời kỳ Silua, được lưu giữ cùng với tổ tiên của những nhóm sinh vật hoá thạch của thời kỳ này? Tất nhiên, trong lý thuyết của tôi, những tầng địa chất này phải ở đâu đó, đã lắng xuống cùng với tổ tiên các sinh vật trên và dần thuộc về những thời kỳ không còn được ngày nay biết tới.

Tôi có thể trả lời những câu hỏi trên và loại bỏ những ý kiến phản đối về giả thuyết cho rằng các di tích địa lý còn lâu mới hoàn thiện được như những gì các nhà địa lý học đã nghĩ. Điều này không thể bị bác bỏ ý kiến cho là sẽ không có đủ thời gian cho bất cứ thay đổi hữu cơ nào, sau một khoảng thời gian đã trở nên vô cùng lớn, vượt quá tầm hiểu biết của con người, số lượng mẫu vật trong tất cả các bảo tàng của chúng ta gần như chẳng là gì nếu so với vô số thế hệ của muôn vàn loài chắc chắn đã tồn tại. Chúng ta không nên tìm hiểu một loài với tư cách là cha mẹ của bất cứ loài nào nếu chúng ra muốn nghiên cứu loài đó thật kỹ, trừ khi chúng ta muốn có nhiều liên kết trung gian giữa quá khứ hoặc cha mẹ của chúng với tình trạng hiện tại; và có nhiều mối liên hệ chúng ta khó có hy vọng sẽ phát hiện ra, do sự không hoàn chỉnh của các di tích địa lý. Một số cấu trúc trong vòng nghi vấn đang tồn tại có thể được gọi tên nghe như tên các thể lai; nhưng ai sẽ giả sử được rằng trong tương lai, rất nhiều các mối liên hệ giữa các hoá thạch sẽ được phát hiện, rằng các nhà tự nhiên học sẽ có thể quyết định, dựa trên quan điểm chung, xem các thể nghi ngờ có phải là các thể lai hay không? Người ta càng chậm phát hiện ra mối liên hệ giữa hai loài càng lâu bao nhiêu thì càng đơn giản bấy nhiêu khi phân loại bất cứ quan hệ hay thể lai trung gian nào như một loài khác. Chỉ một phần nhỏ của thế giới đã được khám phá về mặt địa lý. Chỉ cỏ dạng hữu cơ của một sổ lớp sinh vật có thể được lưu giữ dưới dạng hoá thạch. Các loài rất đa dạng, và các giống thì thường chỉ là các giống địa phương, hai điểu này khiến cho việc xác định các mối liên hệ trung gian trở nên khó hơn.Các giống địa phương sẽ không di cư sang các vùng khác, dù là vùng lân cận hay xa xôi, cho đến khi chúng được cải tạo và biến đổi một cách tương đối; và khi chúng đã di cư sang các vùng khác, nếu được phát hiện ra dưới dạng các tầng địa chất, chúng sẽ có vẻ ngoài như thể xuất hiện bất ngờ ở vùng đó, và sẽ được xếp vào các loài mới một cách đơn giản. Hầu hết các quá trình hình thành đều bị gián đoạn khi bắt đầu phát triển, và tôi tin rằng tuổi thọ của chúng ngắn hơn so với tuổi thọ trung bình của các loài cụ thể. Các dạng địa chất khác nhau được phân tách bằng những khoảng trống thời gian khổng lồ; đối với quá trình hình thành các hoá thạch đến mức đủ dầy để chống đỡ với sự xuống cấp của đất trong tương lai chỉ có thể thực hiện ở những nơi nhiều trầm tích lắng xuống vùng bờ biển. Vào thời điểm thay đổi thuỷ triều và lúc nước biển đứng yên, tầng đất này sẽ trống. Khi mực nước biển không thay đổi các dạng sinh vật sẽ đa dạng hơn, còn khi thuỷ triều thay đổi, sẽ có nhiều sinh vật biến mất.

về hiện tượng không có các dạng hoá thạch ở các tầng địa chất Silua thấp nhất, tôi chỉ có thể đưa lại giả thuyết đã trình bày trong chương IX. Nếu chúng ta nghiên cứu đủ lâu những khoảng lặng thời gian, địa lý học sẽ chỉ ra rằng các loài đều có sự biến đổi, và chúng biến đổi đúng theo cách lý thuyết của tôi đưa ra, tức là thay đổi một cách chậm chạp và dần dần. Chúng ra có thể thấy rõ điều này qua những hoá thạch còn đến ngày nay, từ những quá trình hình thành liên tiếp một cách đều đặn và có liên quan mật thiết với nhau, hơn là từ những hoá thạch được hình thành trong những giai đoạn tách biệt nhau.

Tất cả những ý kiến phản đối và những khó khăn trên có thể được đưa ra phản bác lại lý thuyết của tôi, và tôi đã tóm tắt lại những câu trả lời để giải thích cho những thắc mắc đó. Nhưng cần phải đặc biệt lưu ý những sự phản đối quan trọng hơn liên quan tới những vấn đề mà hiện nay chúng ta vẫn chưa chú ý một cách đúng mức; chúng ta cũng không nói là chúng ta không quan tâm tới những vấn đế đó. Chúng ta không biết tất cả các sự nâng cấp chuyển đổi có thể xảy ra giữa những tổ chức hữu cơ đơn giản nhất và phức tạp nhất; không thể giả vờ là chúng ta biết tất cả những phương tiện phân bố hết sức đa dạng trong suốt một thời gian dài, hoặc giả vờ biết rằng các di tích địa lý không hoàn thiện đến mức nào. Nhưng trong suy nghĩ của tôi, những khó khăn trên không thể phá hỏng lý thuyết về di truyền có biến dị.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét vấn đề dưới một góc độ khác. Chúng tôi nhận thấy động vật được thuần hoá rất đa dạng. Điều này dường như là do hệ thống sinh sản có mức độ dễ biến đổi cao trong các điều kiện sống; do đó hệ thống này khi không bị bất lực sẽ không thể sinh ra những con cháu có dạng giống như cha mẹ. Tính dễ thay đổi được quy định bở một số quy luật phức tạp bằng mối tương quan của tăng trưởng, bằng việc sử dụng hay bỏ qua không sử dụng, và bằng những tác động trực tiếp của các điều kiện vật chất của cuộc sống. Rất khó để đánh giá mức độ biến đổi của vật nuôi, nhưng chúng tôi có thể yên tâm nói rằng số lượng những biến đổi đó là rất lớn, và chúng được truyền từ đời này sang đời khác trong suốt một thời gian dài. Chừng nào các điều kiện sống còn chưa thay đổi, chúng ta có lý do để tin rằng sự biến đổi, vốn được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ tiếp tục được di truyền cho một số không đếm được các thế hệ nữa. Mặt khác, chúng tôi có bằng chứng về việc sự biến đổi nếu đã diễn ra một lần thì sẽ không bao giờ ngừng; các giống mới đôi lúc vẫn được sinh ra bởi chính các sinh vật đã được thuần hoá.

Con người trên thực tế không tạo ra tính hay biến đổi; anh ta chỉ vô tình đưa các dạng hữu cơ vào những môi trường sống mới, sau đó các điều kiện tự nhiên đã gây ra những biến đổi. Nhưng con người có thể và đang chọn lọc các biến dị do tự nhiên mang lại, rồi nhân chúng lên theo cách mà mình mong muốn. Anh ta có thể tự do sử dụng các biến dị này vì lợi ích và ham muốn của bản thân. Anh ta có thể làm điều này theo đúng lý thuyết, hoặc cũng có thể làm một cách vô thức bằng cách bảo tồn các cá thể có ích lợi nhất cho anh ta vào thời điểm đó, không cần suy nghĩ đến việc thay đổi nòi giống. Có một điều chắc chắn là anh ta có thể gây ra những tác động rất lớn tới đặc điểm của các giống thông qua việc chọn lựa trong mỗi thế hệ những cá thể có ít khác biệt, vốn không có ít giá trị đối với những người không nghiên cứu kỹ về sinh vật. Quá trình chọn lọc này là một khâu quan trọng trong việc tạo ra những giống vật nuôi khác biệt và có ích. Việc nhiều giống do con người tạo ra phần lớn có những đặc điểm của các loài trong tự nhiên được thể hiện qua những nghi ngờ không được giải quyết về việc liệu có phải đa số chúng là các giống hay là các loài không thuần chủng.

Hiện không có lý do rõ ràng nào giải thích cho việc các thành phần hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện được thuần hoá lại không làm được như vậy trong tự nhiên. Trong quá trình bảo vệ các cá thể và nòi khỏe mạnh, trong cuộc chiến không bao giờ chấm dứt để tồn tại. chúng tôi đã bắt gặp những phương pháp chọn lọc mạnh và hiệu quả nhất. Cuộc đấu tranh để tồn tại rõ ràng là kết quả của hiện tượng tăng lên theo cấp số nhân của tất cả các dạng hữu cơ. Tỷ lệ tăng cao này có thể thấy được qua tính toán, qua những ảnh hưởng của sự thay đổi giữa các mùa (đã giải thích ở chương III). Có nhiều cá thể được sinh ra hơn là chết đi. Sự cân bàng về thức ăn sẽ quyết định cá thể nào sẽ sống và cá thể nào bị tiêu diệt. Do các cá thể của cùng một loài sẽ phải cạnh tranh với nhau nên cuộc chiến sinh tồn giữa chúng là khốc liệt nhất. Cuộc chiến giữa các giống trong cùng một loài cũng vậy, sau đó là đến giữa các loài trong cùng một họ. Nhưng cuộc chiến sẽ rất khốc liệt giữa các sinh vật thiểu số trong tự nhiên. Lợi thế tối thiểu của mỗi sinh vật, dù ở bất cứ thời đại hay khí hậu nào là chúng có thể cạnh tranh, hoặc thích nghi tốt hơn với những thay đổi về điều kiện sống dù là nhỏ nhất, sẽ trở lại cân bằng.

Với những sinh vật có giới tính phân biệt, các cuộc đấu tranh trong hầu hết các trường hợp đều là giữa các con đực để sở hữu con cái. Các cá thể mạnh nhất, hay những cá thể chiến đấu thành công nhất trong các điều kiện sống khác nhau, sẽ có nhiều con cháu nhất. Nhưng sự thành công sẽ phụ thuộc nhiều vào các vũ khí đặc biệt hoặc các phưcmg tiện tự vệ, hoặc vào sự duyên dáng của con đực, và một chút lợi thế sẽ mang lại thắng lợi.

Xét về địa lý thì rõ ràng là mỗi vùng đất đều đã trải qua những biến đổi vật chất vô cùng to lớn, do đó chúng ta có thể hy vọng rằng các dạng hữu cơ sẽ trở nên đa dạng trong tự nhiên, giống như cách khi chúng được nuôi trong nhà. Và nếu có bất kỳ sự biến dị nào trong tự nhiên, đó sẽ là những dẫn chứng không thể đếm hết nếu chọn lọc tự nhiên chưa được thực hiện. Người ta thường đánh giá mà không dựa trên các căn cứ chính xác rằng khối lượng các biến dị trong tự nhiên thì thường bị giới hạn. Con người mặc dù chỉ có thể tác động lên các đặc điểm bên ngoài và không thường xuyên, nhưng trong một thời gian ngắn có thể tạo ra những kết quả quan trọng bằng cách bổ sung những khác biệt của các cá thể vào những sinh vật đang được thuần hoá, và tất cả đều phải thừa nhận rằng ít nhất là có sự khác biệt giữa các các thể trong cùng một loài trong tự nhiên. Nhưng bên cạnh những khác biệt này, tất cả các nhà tự nhiên học đều phải thừa nhận rằng sự tồn tại của các giống mà họ cho là đủ khác biệt để được ghi lại trong các công trình mang tính hệ thống. Không ai có thể đưa ra những sự khác biệt rõ nét giữa sự các khác biệt đặc biệt và các giống hơi khác nhau, hay giữa các giống khác nhau nhiều hơn và các loài nhở, và loài. Hãy quan sát những điều này theo cách phân cấp các nhà tự nhiên học trong bộ máy đại diện ở châu âu và Bắc Mỹ.

Vậy nếu chúng ta đang ở trong tình trạng hay biến đổi của tự nhiên và có một tác nhân luôn sẵn sàng hoạt động và chọn lọc, tại sao chúng ta không nghi ngờ rằng những sự biến đổi có ích cho con người, dưới những mối quan hệ sống phức tạp, có thể được bảo tồn, tăng cường và thừa kế lại? Và nếu con người có thể kiên nhẫn chọn lọc những giống có ích cho mình, tại sao tự nhiên lại không thể làm như vậy đối với các sinh vật sống của mình trong các điều kiện sống khác nhau? Giới hạn nào có thể đưa ra đối với sức mạnh này, có tác dụng trong một thời gian dài và xem xét kỳ về thể chất, cấu trúc và thói quen của mỗi sinh vật theo hướng thiên về cái tốt và loại bỏ những yếu tố xấu? Tôi không nhìn thấy bất cứ hạn chế nào đối với sức mạnh này, trong việc áp dụng từ từ và hợp lý từng dạng trong mối quan hệ phức tạp nhất của cuộc sống. Lý thuyết về chọn lọc tự nhiên đối với tôi là đã khá phù họp, ngay cả khi chúng ta không xem xét những lý thuyết khác. Tôi đã cổ tóm tắt một cách tương đối những khó khăn cản trở và những phản đối, bây giờ chúng ta sẽ trở lại với những dẫn chứng đặc biệt và những lý lẽ ủng hộ cho thuyết này.

Trên quan điểm loài chỉ là những giống đặc biệt và vĩnh cửu, và rằng mồi loài lúc ban đầu tồn tại chỉ là một giống, chúng ta có thể thấy tại sao không thể vẽ ra những ranh giới phân cách giữa các loài, thường được giả sử là đã được tạo ra bằng các hoạt động sáng tạo đặc biệt, và các giống được biết là đã được tạo ra từ các quy luật thứ cấp. Cùng quan điểm này, chúng ta có thể hiểu quá trình này diễn ra như thế nào ở từng khu vực nơi rất nhiều loài trong cùng một nòi đã được sinh ra, và nơi chủng lớn lên, nơi các nhóm loài trở nên năng động, chủng ta có thể hy vọng rằng, như một quy luật chung, sẽ tìm thấy các nhóm này vẫn đang hoạt động, và đây là trường hợp nếu các giống chỉ mới là những loài đang phôi thai. Hơn nữa, các loài trong một nòi lớn hơn, có thể nuôi dưỡng nhiều giống hoặc các loài đang phôi thai hơn sẽ giữ lại một mức độ nhất định đặc điểm của các giống; do chúng khác nhau với số lượng những khác biệt nhỏ hơn so với loài hay các nòi ít hơn. Các loài có quan hệ họ hàng gần với nhau về mặt hình thức thuộc những nhóm nòi lớn hơn đã tự giới hạn lại về phạm vi, và chủng tụ tập lại với nhau trong những nhóm nhỏ bên cạnh các loài khác. Có những mối quan hệ lạ lùng dựa trên quan điểm rằng mỗi loài đã được tạo ra một cách độc lập, nhưng rất dễ hiểu khi nói tất cả các loài ban đầu tồn tại dưới dạng các thứ.

Do tuỳ theo tỷ lệ sinh sản cấp số nhân của từng loài nên mỗi loài sẽ có xu hướng tăng lên về số lượng; và vì những thế hệ con cháu đã bị biến đổi của mỗi loài đều có thể tăng lên nhanh nên chúng sẽ trở nên đa dạng hơn về thói quen và cấu trúc, do đó có thể chiếm lĩnh ngày càng nhiều khu vực trong cơ cấu tổ chức của tự nhiên, và sẽ tạo ra trong chọn lọc tự nhiên khuynh hướng bảo tồn tất cả các thế hệ sau khác nhau của tất cả các loài.

Trong khi mỗi loài có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân quá trình sinh sản của mình; và những biến dị của con cháu mỗi loài sẽ được phép tăng thêm khi chúng trở nên đa dạng về thói quen và cấu trúc, và sẽ được phép tiếp tục sinh sống ở những chỗ rộng rãi khác nhau trong môi trường thiên nhiên, đây sẽ là một xu hướng không thay đổi trong chọn lọc tự nhiên để giữ gìn con cái của bất kỳ loài nào. Từ đây trong thời gian không ngừng kéo dài của quá trình tiến hoá, những sự khác nhau chút ít, điển hình của các giống trong cùng một loài đó, sẽ có xu hướng tăng thêm những đặc trưng khác nhau lớn hơn của những loài của cùng chủng đó. Sự tiến hóa đa dạng và mới tất yếu sẽ loại bỏ và tiêu diệt những sự giống trung gian và già, ít tiến hoá hơn; và như vậy những loài được trả lại trong một phạm vi nhận dạng và phân biệt rõ ràng. Những loài trội trong những nhóm lớn hơn có xu hướng cho những dạng trội và mới; như vậy nhóm lớn sẽ trở nên lớn hơn, và cùng lúc đó có sự phân biệt rõ ràng hơn về đặc tính. Nhưng trong khi tất cả các nhóm không thể thành công trong việc tăng lên về quy mô, vì trái đất không bảo vệ chúng, những nhóm trội hơn tiêu diệt những nhóm ít trội hơn. Xu hướng này theo qui mô nhóm lớn lại tiếp tục tăng thêm về quy mô và tách ra về đặc tính, cùng với sự ngẫu nhiên gần như tất yếu của sự diệt vong, giải thích cho sự sắp đặt tất cả các dạng sinh vật, để nhóm lại những nhóm bị lệ thuộc, tất cả bên trong một tầng đất rộng, mà chúng ta bây giờ vẫn nhìn thấy khắp nơi xung quanh chúng ta, và đã phổ biến ở mọi nơi mọi lúc. Hiện tượng này của các thể hữu cơ là không thể giải nghĩa được nếu chỉ hoàn toàn dựa trên lý thuyết về sự tạo thành.

Vì chọn lọc tự nhiên diễn ra đơn lẻ thông qua tích lũy những biến dị ít ỏi, liên tiếp, thuận tiện, nó có thể không tạo ra những cải biến lớn hoặc đột ngột; nó có thể diễn ra từng bước chậm chạp và rất ngắn. Đây là quy luật lệ của tự nhiên. Mỗi sự bổ sung mới mẻ nào cho kiến thức của chúng ta giúp chúng ta suy nghĩ đúng đắn và chính xác hơn, trên lý thuyết đơn giản này. Chúng ta có thể rõ ràng nhận thấy tại sao thiên nhiên, có rất nhiều các giống nhưng lại có rất ít người phát hiện ra. Nhưng tại sao cần phải là một quy luật của thiên nhiên nếu từng loài đều được tạo ra một cách độc lập. Điều này con người vẫn chưa giải thích được.

Nhiều thực tiễn khác theo tôi có thể giải thích dựa trên lý thuyết này. Những con chim, dưới hình dạng của chim gõ kiến, có thể đã được tạo ra để bắt sâu bọ trên mặt đất; hay những con ngỗng vùng cao, không bao giờ hoặc hiếm khi bơi, cần phải đã được sinh ra có màng chân; những con chim hét ra đời để lặn và ăn côn trùng dưới nước; và chim hải âu ra đời với những thói quen và cấu trúc phù hợp với cuộc sống của chim hải điểu hoặc chim Grebe.. và trong vô số các trường họp khác. Nhưng trên quan điểm mỗi loài đều liên tục cố gắng tăng thêm về số lượng, chọn lọc tự nhiên luôn luôn sẵn sàng thừa nhận những con cháu đã biến đổi chậm chạp hoặc từ các vùng không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, những sự việc này loại bớt đi tính kỳ lạ của tự nhiên, thậm chí còn có thể đoán trước được.

Trong khi chọn lọc tự nhiên diễn ra do sự cạnh tranh, nỏ chỉ khiến những cư dân của mỗi nước được thích nghi trong quan hệ ở một mức nào đó của sự hoàn thiện đối với nhóm của chúng, để chúng ta không cần cảm thấy ngạc nhiên vì cư dân của bất kỳ một nước nào, mặc dầu trên quan điểm bình thường giả thiết rằng chúng được đặc biệt tạo ra và làm cho thích nghi với điều kiện sống của nước đó, và đã tiêu diệt và loại bỏ bởi những kẻ di cư từ những vùng đất khác. Mà chúng ta cũng không nên cho rằng đó là điều gì kỳ diệu nếu tất cả các sự dự tính trong tự nhiên không, trong khả năng xét đoán của chúng ta, tuyệt đối hoàn thiện; và nếu một số trong chúng trái ngược với những ý tưởng của chúng ta về sự tưorng thích. Chúng ta không cần phải tự hỏi về việc ngòi của con ong gây ra cái chết cho chính bản thân chúng; ong đực được sản sinh nhiều như vậy chỉ để làm một việc duy nhất rồi lại bị tiêu diệt bởi những chính chị, em gái tàn nhẫn của chúng, sự lãng phí phấn hoa đáng ngạc nhiên của cây linh sam, ở lòng thù ghét bản năng của con ong nữ hoàng đối với những con cái chính mình; ở việc nhộng được cung cấp sự sống ngay trong cơ thể sâu bướm; và ở những trường hợp khác tương tự như vậy khác. Thực tế, điều kỳ diệu là, trên lý thuyết chọn lọc tự nhiên, có nhiều trường hợp hoàn hảo hơn nhưng chưa được phát hiện ra.

Những quy luật phức tạp và ít được biết đến điều khiển biến dị cũng tương tự, như chúng ta có thể thấy, những quy luật điều khiển việc tạo ra những dạng đặc biệt. Trong cả hai trường hợp điều kiện vật lý có vẻ đã gây ra nhưng hiệu ứng trực tiếp nhưng nhỏ bé; vậy mà khi những biến dị này xâm nhập vào bất kỳ khu vực nào, chúng thỉnh thoảng lại nhắc lại vài đặc tính của những loài thích hợp với khu vực đó. Trong tất cả các giống và những loài, sự sử dụng và sự không dùng đến có vẻ đã gây ra một vài hiệu ứng nào đó; khó có thể phản bác lại những kết luận này khi chúng ta nhìn, ví dụ, những con thiên nga, có cánh nhưng không bay được cũng sống trong điều kiện sống gần giống vịt nhà. Trong cả các giống lẫn các loài, việc cùng tăng trưởng có vẻ đóng phần quan trọng nhất, để khi một phần đã được tiến hoá những phần khác tất yếu sẽ tiến hoá theo. Trong cả loài và giống sự đảo lộn các đặc tính mất đã lâu cũng thường xuất hiện. Thật không thể giải nghĩa được nếu dựa trên lý thuyết của sự tạo thành là sự xuất hiện thỉnh thoảng của vệt vằn trên vai và chân của vài loài ngựa và cả trong những vật lai của chúng! Thật đơn giản khi lý lẽ này giải thích cho chúng ta tin rằng những loài này đều thừa kế từ một tổ tiên chung, trong cùng một cách, giống như các nòi bồ câu đã được sinh ra từ bồ câu núi và bồ câu xanh.

về quan điểm chung cho rằng mỗi loài được sinh ra một cách độc lập, vậy tại sao những đặc tính đặc biệt, hoặc những đặc tính thiết yếu của các loài cùng giống đó lại không giống nhau, thường là nhiều hơn so với những đặc tính chung mà tất cả chúng đều có? Tại sao, ví dụ, màu của một bông hoa sẽ có vẻ thay đổi theo giống của cùng một loài hoa, nếu những loài khác, giả sừ là được tạo ra độc lập, có khác nhau về màu của hoa, hơn là nếu tất cả các loài của giống cỏ hoa cùng một màu? Nếu loài chỉ là những biến dị đặc biệt của những đặc tính đã trở thành vĩnh cửu, chúng ta có thể hiểu sự việc này; vì chúng đã thay đổi một khi chúng rễ nhánh từ một tổ tiên chung trong những đặc tính nhất định, bởi đó chúng đã đến và phân biệt đặc biệt với nhau; và bởi vậy đó là những đặc tính lặn có vẻ dễ biến hơn những đặc tính chung đã được thừa kế mà không có sự thay đổi trong một thời kỳ dài. Điều không thể giải nghĩa được dựa trên lý thuyết về sự tạo thành là tại sao một bộ phận các loài trong một họ phát triển theo cách rất khác thường và bởi vậy, như chủng ta có thể dễ dàng suy ra, tầm quan trọng lớn của mỗi loài, nhất định phải là thông qua biến dị, nhưng theo quan điểm của tôi, bộ phận này đã trải qua, do một vài loài đã rẽ nhánh từ một tổ tiên chung, một số khác lại có xuất hiện những biến dị và tiến hoá mới, do đó chúng ta có thể nói rằng bộ phận này nói chung là thể biến dị. Nhưng bộ phận này có thể phát triển theo cách thức khác thường nhất, giống như cánh của dơi, và tuy thế nhưng không biến dị hơn so với các dạng cấu trúc khác, nếu bộ phận này đã được thừa kế trong một thời kỳ rất dài; nên trong trường hợp này nó sẽ đã được trả lại không thay đổi bởi chọn lọc tự nhiên không ngừng kéo dài.

Xem xét vấn đề bản năng, điều tuyệt vời là chúng không gây ra khó khăn lớn nào ngoài việc cấu trúc lại lý thuyết chọn lọc tự nhiên của những biến dị liên tiếp, dù ít nhưng có lợi. Chúng ta có thể hiểu tại sao tự nhiên phát triển từng bước một với những động vật khác nhau của cùng một lớp với một vài bản năng của chúng. Tôi đã thử đưa ra nguyên lý tiến hoá đã dần ảnh hưởng như thế nào đến kiến trúc đáng nể tổ ong. Thói quen, không nghi ngờ gì, đôi khi đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi những bản năng; trừ phi nó chắc chắn không cần thiết, như chúng ta đã thấy, trong trường hợp của những sâu bọ trung lập, chết đi mà không có con cháu nào để thừa kế những thói quen ngừng kéo dài. Trên quan điểm cho ràng tất cả các loài cùng một chủng đều sinh ra từ một cha mẹ chung, và đã thừa kế nhiều điểm chung, chúng ta có thể hiểu làm thế nào những loài họ hàng đó, khi được đặt trong những điều kiện sống tương đối khác nhau, mà vẫn gần như giữ nguyên được các bản năng đó; ví dụ, tại sao loài chim hét của Mỹ Nam vẫn đắp tổ bằng bùn giống như tổ tiên của chúng ở Anh. Trên quan điểm về việc bản năng đã dần được thu nhận thông qua chọn lọc tự nhiên chúng ta không cần phải tự hỏi tại sao vài bản năng rõ ràng là không hoàn hảo mà vẫn được duy trì, trong đó có cả những bản năng gây hại cho các loài khác.

Nếu loài chỉ là những giống lâu dài và được đánh dấu kỹ, thì chúng ta có thể ngay lập tức thấy rằng tại sao con cháu của chúng lại vẫn tuân theo những quy luật phức tạp đó theo đúng như mức độ của cha mẹ chúng, — Trong việc thu hút lẫn nhau bởi sự lai giống liên tiếp chéo quá, và trong một vài đặc điểm khác, “ và các thế hệ con lai của các biến dị cũng như vậy. Mặt khác, sẽ là khá lạ lùng nếu những loài được sinh ra độc lập, và các biến dị đã đwược sản sinh bởi quy luật thứ cấp.

Nếu chúng ta thừa nhận bản ghi địa lý không hoàn hảo tuyệt đối, thì những sự việc ghi nhận được từ bản ghi, sẽ hỗ trợ cho lý thuyết di truyền của sự tiến hoá. Những loài mới đã đạt đến những khoảng lặng chậm chạp và liên tiếp; và số lượng các loài thay đổi, sau một khoảng thời gian dài tương đương như vậy, trong các nhóm khác nhau thì khác nhau rẩt nhiều. Sự tuyệt chủng của những loài và của những toàn bộ nhóm loài đã đóng vai trò nổi bật trong lịch sử của thế giới hữu cơ, gần như tất yếu sẽ diễn ra theo nguyên lý chọn lọc tự nhiên; trong đó những loài già cũ sẽ bị tiêu diệt và thay thế bởi các loài mới và tiến hoá hơn. Không chỉ riêng từng loài đơn mà cả những nhóm loài sẽ không xuất hiện khi các chuỗi loài bình thường bị gãy. Sự khuếch tán dần dần của những dạng trội, với con cháu tiến hoá dần dần, tạo ra những dạng sống mới, sau một khoảng thời gian dài, xuất hiện như thể là chúng đã thay đổi đồng thời trên khắp thế giới. Những dấu tích hóa thạch còn lại của mỗi dạng địa chất ở mức độ trung gian giữa các đặc tính của hóa thạch trong các tầng địa chất ở trên và ở bên dưới, thì đơn giản được giải thích là do vị trí trung gian của chúng trong quá trình sụt lún. Thực tế cho thấy tất cả các thể hữu cơ tuyệt chủng đều thuộc về cùng một hệ thống với các thể hữu cơ gần đây, cùng rơi vào những nhóm trung gian, đi theo từ sự tồn tại đến sự tuyệt chủng giống như cha mẹ chúng. Trong khi những nhóm đã thừa kế từ một tổ tiên cổ xưa một số đặc tính chung, các thế hệ con cháu đi trước sẽ thường có nhiều đặc tính trung gian hơn so với những con cháu về sau của nó; và như vậy chúng ta có thể hiểu tại sao hóa thạch càng cổ, nó càng hay đứng trong mức trung gian cao giữa các loài đang tồn tại với các nhóm có quan hệ họ hàng. Những dạng gần đây nói chung thường được xem là, theo nghĩa nào đó, ở bậc cao hơn so với tổ tiên và các loài đã tuyệt chủng; và chúng còn cao hơn cả những loài mà chúng đã đánh bại trong quá trình tiến hoá. Cuối cùng, quy luật về sự chịu đựng lâu dài của các loài có quan hệ họ hàng sống trên cùng một lục địa, ví dụ giữa các loài thú có túi ở châu úc và ở Mỹ, và một số ví dụ khác — là rất dễ hiểu, do đó trong cùng một vùng, những loài đang tồn tại và những loài đã tuyệt chủng tự nhiên được liên kết bởi sự di truyền.

Xét về sự phân bố địa lý, nếu chúng ta thừa nhận trong một thời gian dài đã diễn ra hiện tượng di trú từ phần này của thế giới này sang phần khác, do điều kiện khí hậu và địa lý thay đổi và bàng rất nhiều các phương tiện phân bổ, chúng ta có thể hiểu, theo lý thuyết di truyền của các biến dị, những dẫn chứng cụ thể của hiện tượng phân bố địa lý. Chúng ta có thể thấy tại sao luôn có sự song song giữa phân bố các thể hữu cơ cả không gian, và địa lý trong cả thời gian; trong cả hai trường hợp những thể hữu cơ đã được kết nối với nhau bởi mối ràng buộc về nguồn gốc phát sinh, và những phương tiện tiến hoá cũng như thế. Chúng ta có thể thấy ý nghĩa của các dấu tích địa lý đã gây ấn tượng cho mọi người khi đi qua, đó là, trong cùng một lục địa, trong cùng những điều kiện đa dạng nhất, giữa nóng và lạnh, trên núi và dưới đồng bằng, trên những sa mạc và ở những đầm lầy, hầu hết cư dân bên trong mỗi lớp địa chất đều có mối liên quan rõ ràng với nhau; do chúng nói chung cùng là con cháu của cùng tổ tiên và những loài đến sớm nhất. Cũng theo nguyên lý kẻ đến trước, kết hợp trong đa số các trường hợp với sự tiến hoá, chúng ta có thể hiểu được, với sự giúp đỡ của thời kỳ Băng giá, đặc điểm của một số ít cây nào đó, và các loài có quan hệ gần với một số loài khác, trên hầu hết các đỉnh núi, dưới những điều kiện khí hậu khác nhau nhất; và giống như vậy đối với những loài có quan hệ gần gũi với các cư dân của biển ôn đói ở miền nam và miền bắc, mặc dù đã được phân tách bởi biển ở giữa hai vùng nhiệt đới. Mặc dù hai vùng có thể có những điều kiện sống về cơ bản là giống nhau nhưng chúng ta thường ngạc nhiên khi thấy cư dân của chúng khác nhau khá nhiều, nếu chúng đã hoàn toàn tách biệt với nhau sau một thời kỳ dài; vì quan hệ giữa các dạng hữu cơ là mối quan hệ quan trọng nhất của tất cả các quan hệ, và vì hai vùng sẽ đã tiếp nhận những cư dân từ một địa điểm thứ ba nào đó hoặc từ lẫn nhau, trong nhiều thời kỳ và với những tỉ lệ khác nhau, quá trình tiến hoá ở hai vùng tất yếu sẽ diễn ra khác nhau.

về sự di cư, với những tiến hoá liên tiếp, chúng ta có thể hiểu tại sao những hòn đảo ở đại dương cần phải có một số loài sinh sống trên đó, nhưng những loài đó phải rất đặc biệt. Chúng ta có thể thấy rõ ràng tại sao những động vật không thể vượt qua những không gian rộng của đại dương, ví dụ như ếch và những động vật có lông vũ trên mặt đất, lại không thể sống ở những hòn đảo ngoài khơi; và mặt khác, tại sao những loài dơi đặc biệt và mới, vốn có thể vượt qua đại dương, lại thường có mặt ở những hòn đảo xa xôi với đất liền. Những dẫn chứng như sự có mặt của những loài dơi đặc biệt, và sự thiếu vắng tất cả các động vật có vú khác, trên những hòn đảo ngoài khơi, sẽ không thể được giải nghĩa hoàn toàn nếu dựa trên lý thuyết về sự tạo thành độc lập.

Sự tồn tại của những loài có quan hệ gần gũi hoặc những loài đại diện trong hai vùng bất kỳ nào, đều ngụ ý rằng, theo lý thuyết về sự di truyền của các biến dị, do cả cha mẹ trước đó đều sống ở cả hai vùng; và chúng ta gần như không nhận thấy rằng ở mọi nơi nhiều loài có quan hệ họ hàng gần gũi sống ở hai vùng, vài loài đồng nhất chung của cả hai loài hiện vẫn còn tồn tại. Ở bất cứ nơi nào xuất hiện nhiều loài có quan hệ họ hàng nhưng được phân biệt rõ ràng, nhiều dạng và những biến dị đáng ngờ của cùng những loài đó cũng xuất hiện. Đó là một quy tắc mang tính tổng quát cao trong đó cư dân của mỗi vùng sẽ liên quan đến những cư dân ở vùng gần nhất mà từ đó các sinh vật nhập cư sinh ra. Chúng ta nhìn thấy điều này trong gần như tất cả các thực vật và động vật ở quần đảo Galapagos, của Juan Femandez, và ở những hòn đảo khác ở Mỹ thì có mối quan hệ đặc biệt giữa các động thực vật ở đất liền; ở quần đảo Cape de Verde và những hòn đảo châu Phi khác với lục địa châu Phi cũng có quan hệ như vậy. Phải thừa nhận rằng những sự việc này không thể giải thích được nếu xét theo lý thuyết của sự tạo thành.

Thực tế là, như chúng ta đã thấy, tất cả các thể hữu cơ trong quá khứ và hiện tại đã cấu thành một hệ thống tự nhiên to lớn, nhóm này lệ thuộc vào nhóm khác, và những nhóm đã tuyệt chủng thường đứng sau các nhóm mới đây, là điều dễ hiểu nếu dựa trên lý thuyết chọn lọc tự nhiên với tính ngẫu nhiên của sự tuyệt chủng và tính phân kỳ của các đặc tính. Cũng trên những nguyên tắc như vậy mà chúng ta thấy được sự tương đồng của những loài và chủng bên trong mỗi lớp phức tạp và quanh co ra sao. Chúng ta sẽ hiểu tại sao một số đặc tính nhất định lại có ích hơn so với những đặc tính khác trong sự phân loại; tại sao, tuy nhiên là những đặc tính đã được chấp nhận, mặc dù vô cùng quan trọng, lại hiếm khi có được từ quá trình phân loại khó khăn; tại sao những đặc tính, tuy bắt nguồn từ những bộ phận đơn giản, không mang lại lợi ích gì cho thể hữu cơ lại thường là kết quả của quá trình phân loại bậc cao; và tại sao những đặc tính tự nhiên lại là những đặc tính quý giá nhất của mọi thể hữu cơ. Những sự tương đồng thực tế của tất cả các thể hữu cơ đều là do thừa kế hoặc do di truyền. Hệ thống tự nhiên là một một sự sắp đặt phả hệ, trong đó chúng ta phải khám phá ra những dòng di truyền bởi những đặc tính lâu dài nhất, tuy nhiên tầm quan trọng của chúng đôi lúc không được chú ý đúng mức.

Khung xương của bàn tay của con người, cánh của con dơi, vây của cá heo, và chân của con ngựa tương tự nhau, giống như vậy sổ đốt xương sống cổ của hươu cao cổ và của voi, và vô số các dẫn chứng khác một lần nữa được giải thích theo thuyết di truyền của những biến dị liên tiếp, nhỏ bé và và chậm. Tuy nhiên, sự giống nhau về mẫu xương trong cánh và chân của một con dơi giống nhau nhưng chúng được sử dụng cho những mục đích khác nhau, hoặc như càng và quai hàm của con cua, trong những cánh hoa, nhị hoa, và nhụy của cùng một bông hoa, cũng dễ hiểu nếu xem xét trên quan điểm tiến hoá dần dần của những phần hoặc những cơ quan mà giống nhau trong tổ tiên ban đầu của mỗi lớp. Theo nguyên tắc các tiến hoá dần dần không thường xuyên diễn ra vào các thời kỳ ban đầu, và nên quá trình di truyền cũng không diễn ra sớm như vậy, rõ ràng chúng ta có thể hiểu tại sao những phôi thai của những động vật có vú, chim, bò sát, và cá thường giống nhau đến như vậy, nhưng dạng trưởng thành lại không giống nhau. Chúng ta có thể không thắc mắc vì sao phôi thai của một động vật có vú hoặc chim thở bằng phổi được phân biệt với những động mạch mang cá, do cá phải thở không khí hoà tan trong nước, bởi hệ hô hấp phát triển tốt.

Sự đào thải, được hỗ trợ đôi khi bởi chọn lọc tự nhiên, sẽ thường có xu hướng giảm bớt một cơ quan, khi nó đã trở thành vô ích do những thói quen thay đổi hoặc do nhũng thay đổi về điều kiện sống; và chúng ta có thể hiểu rõ điểu này dựa trên ý nghĩa của những cơ quan sơ khai. Nhưng sự đào thải và chọn lọc nói chung sẽ diễn ra ở từng tạo vật, khi nó trưởng thành và tham gia đầy đủ của vào cuộc tranh đấu sinh tồn, và như vậy trong thời gian ban đầu, các cơ quan sẽ có một chút sức mạnh; từ đây cơ quan sẽ không là giảm nhiều hoặc trở lại buổi ban đầu. Ví dụ, con bê đã có bộ răng, vốn không bao giờ cắt vào lợi của hàm trên, bắt nguồn từ một loài tổ tiên có răng; và chúng ta có thể tin rằng, số răng trong động vật trưởng thành đã giảm bớt, trong thời gian phát triển liên tục, bởi sự đào thải hoặc bởi lưỡi và vị giác đã được điều chỉnh phù hợp bởi chọn lọc tự nhiên; trong khi ở con bê vẫn còn răng mà không hề bị tác động bởi chọn lọc hoặc sự đào thải, và trên nguyên lý sự thừa kế từ thời kỳ xa xưa đến ngày nay. Trên quan điểm của mỗi thể hữu cơ và mỗi cơ quan riêng biệt đã được đặc biệt tạo ra, không thể giải nghĩa hoàn toàn được cách phân chia, giống như răng trong phôi thai con bê hoặc việc cánh dưới của một vài loài bọ cánh cứng bị teo đi, nhất định là mang dấu ấn của sự vô dụng! Có thể nói rằng tự nhiên phải trải qua nhiều đau đớn mới có thể phát triển được bởi những cơ quan sơ khai và bởi những cấu trúc cùng vị trí, sơ đồ tiến hoá của tự nhiên, những thứ mà có lẽ chúng ta không thể hiểu nổi.

Bây giờ tôi sẽ tóm tắt lại những sự việc và những ý kiến chính đã hoàn toàn thuyết phục tôi rằng các loài đã thay đổi, và vẫn còn đang thay đổi chậm chạp bởi sự bảo tồn và sự tích tụ những biến dị phù hợp. Tại sao tất cả các nhà tự nhiên học nổi tiếng nhất và những nhà địa chất lại loại bỏ quan điểm về tính có thể biến đổi của các loài? Không thể khẳng định rằng những thể hữu cơ trong trong điều kiện tự nhiên lại không có sự biến đổi nào; cũng không thể chứng minh rằng số lượng các biến dị trong một thời gian dài là có hạn; không có sự phân biệt rõ ràng nào, hoặc có thể, được đưa ra giữa các loài và những biến dị được đánh dấu kỳ. Không thể bảo tồn các loài khi lai ghép trở thành những loài vô sinh, và khả năng sinh sản của các biến dị không thay đổi; hoặc sự vô sinh đó là một dấu hiệu đặc biệt của tạo hoá. Niềm tin rằng các loài là những tạo vật không thay đổi gần như là không thể tránh được do lịch sử của thế giới được cho là chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn; và bây giờ nếu chúng ta đã chấp nhận ý tưởng về sự thiếu sót của thời gian, chúng ta đã quá vội vàng đưa ra giả thuyết mà không có sự chứng minh, cho rằng bản ghi địa lý hoàn hảo đến nỗi nó có cung cấp cho chúng ta những bằng chứng rõ ràng về biến đổi của những loài nếu đã từng xảy ra.

Nhưng nguyên nhân chính gây ra sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận một loài đã sinh ra loài khác và các loài được phân biệt rõ ràng với nhau, đó là việc chúng ta luôn chậm trong việc thừa nhận bất kỳ sự thay đổi lớn nào của tự nhiên vì chúng ta không nhìn thấy những liên kết trung gian. Khó khăn là nhiều nhà địa chất cũng nghĩ như vậy, như Lyell đã từng nhấn mạnh rằng những vách đá dốc đứng, những thung lũng mới được khai quật đều được hình thành bởi tác động từ từ của sóng biển. Đầu óc chúng ta có lẽ không thể lĩnh hội hết ý nghĩa đầy đủ của thời hạn của một trăm triệu năm; nó không thể làm tăng thêm những tác động của các biến dị ít ỏi, nhưng được tích lũy qua vô số các thế hệ.

Mặc dù tôi hoàn toàn công nhận sự đúng đắn của quan điểm đưa ra trong chương này dưới dạng chủ đề, nhưng tôi không hy vọng sẽ bị thuyết phục các nhà tự nhiên học giàu kinh nghiệm, trong một thời gian dài, từ một quan điểm của đối lập trực tiếp với quan điểm của tôi. Sẽ là rất dễ để che giấu sự không hiểu biết của chúng ta dưới những cụm từ như “Kế hoạch của sự tạo thành”, “Sự thống nhất của các thiết kế”… và để nghĩ rằng chúng ta đưa ra một cách giải thích khi chủng ta chỉ tuyên bố lại cho rõ ràng một sự việc. Bất kỳ ai chỉ quan tâm đến việc cân đo đong đếm những khó khăn chứ không phải cách giải quyết những khó khăn đó chắc chắn sẽ phản bác lý thuyết của tôi. Một vài nhà tự nhiên học, vốn có đầu óc linh hoạt, và những người đã bắt đầu nghi ngờ về sự bất biến của các loài, có thể bị ảnh hưởng bởi chương này; nhưng tôi tin rằng trong tương lai sẽ có những nhà tự nhiên học trẻ trung và tiến bộ, những người sẽ có thể nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề bằng cách nhìn khách quan.

Một vài nhà tự nhiên học nổi tiếng đã phát biểu về lòng tin của họ rằng có một số loài trong mỗi chủng trên thực tế không phải là loài; nhưng những loài khác thực tế, thì lại được độc lập tạo ra. Điều này đối với tôi có vẻ là một kết luận lạ lùng. Phần lớn của những nhà tự nhiên học tự xếp một số loài vào các nhóm dựa trên những đặc tính điển hình bên ngoài của những loài thật, họ thừa nhận răng những đặc điểm đó đã được sản sinh do biến dị, nhưng họ từ chối mở rộng quan điểm đó cho những loài có những đậc điểm hơi khác nhau. Tuy vậy họ không giả vờ rằng họ có thể định nghĩa, hoặc thậm chí là giả thuyết, rằng loài nào được sinh ra từ tự nhiên và loài nào được sinh ra bởi quy luật thứ sinh. Họ thừa nhận biến dị như một trường hợp cụ thể, họ tự ý loại bỏ yếu tố này trong các trường hợp khác, mà không đưa ra bất kỳ sự phân biệt nào giữa hai trường hợp. Sẽ đến lúc cách suy nghĩ đó được coi là mù quáng. Nhưng liệu họ có thật sự tin rằng trong vô số những thời kỳ nhất định lịch sừ, những nguyên từ cơ bản của trái đất đã thình lỉnh chiếu sáng vào các mẫu vật mỏng manh hay không? Liệu họ có tin rằng ở mỗi giai đoạn của sự tạo thành, có một cá thể hoặc nhiều cá thể sản sinh? Liệu có phải nhiều loại những động thực vật được tạo ra như những quả trứng hoặc hạt giống, là một cơ thể đầy đủ? Và trong trường hợp của những động vật có vú, liệu có phải chúng được tạo ra như thức ăn từ dạ con của mẹ? Mặc dầu những nhà tự nhiên học rất đúng mức yêu cầu có một giải thích đầy đủ cho những khó khăn về khả năng có thể biến đổi của các loài, nhưng họ đã lờ đi toàn bộ đề tài về sự xuất hiện đầu tiên của những loài mà họ thấy cần phải giữ kín.

Câu hỏi đặt ra là tôi sẽ mở rộng thuyết tiến hoá loài của mình đến đâu. Câu hỏi này rất khó trả lời, vì các dạng sinh vật là rất đa dạng. Nhưng một vài lý thuyết có thể được mở rộng rất xa. Tất cả các thành viên của một lớp có thể được nối với nhau bởi những chuỗi tương đồng, và hoàn toàn có thể được phân loại theo cùng nguyên lý đó, thành từng nhóm phụ thuộc để nhóm lại. Các hóa thạch còn lại đôi khi cũng có xu hướng lấp đầy những khoảng giữa tồn tại những thứ tự rất rộng. Những thể hữu cơ trong điều kiện sơ khai rõ ràng cho thấy có từng tồn tại một loài tổ tiên hữu cơ phát triển hoàn thiện; và điều này tất yếu là ngụ ý một số lượng khổng lồ những biến dị còn lại trong con cháu. Trong khắp cả nhiều lớp cấu trúc có mẫu như nhau, trong thời kỳ phôi thai những loài gần gũi thì giống nhau. Bởi vậy tôi không nghi ngờ lý thuyết về sự di truyền đã bao trùm tất cả hiện tượng trên. Tôi tin rằng những động vật đó được thừa kế ít nhất là từ bốn hoặc năm tổ tiên.

Sự tương đồng cũng dẫn tôi đến một suy nghĩ mới, đó là, tất cả các động thực vật có bắt nguồn từ một nguyên mẫu nào đó. Nhưng tính tương đồng có thể là một hướng dẫn không đáng tin cậy. Tuy vậy tất cả các sinh vật có nhiều điểm chung, trong sự cấu trúc hóa học của chúng, cấu trúc tế bào của chúng, và những quy luật về sự tăng trưởng và sinh sản của chúng. Chúng ta thấy rằng trong một điều kiện chật hẹp, một chất độc nào đó thường có ảnh hưởng đếấn động thực vật như nhau; hoặc chất độc đó cất cẩn thận trong những túi tạo ra những phát triển quái dị cây hoa hồng hoang hoặc cây sồi . Bởi vậy tôi suy ra rằng tính tương đồng mà có lẽ tất cả các thể hữu cơ đã từng sống trên trái đất này đều là thừa kế từ một mẫu nguyên thủy nào đó, vào ngay những cơ thể hấp thụ chúng đầu tiên.

Khi những quan điểm nêu ra trong chương này về nguồn gốc của các loài, hoặc các quan điểm tương tự nói chung được thừa nhận, chúng ta có thể lờ mờ nhìn thấy trước rằng đó sẽ là một cuộc cách mạng đáng kể trong lịch sử tự nhiên. Các nhà nghiên cứu hệ thống sẽ có thể tiếp tục theo đuổi công việc của họ như hiện nay; nhưng họ sẽ không ngừng thắc mắc rằng liệu mẫu dạng này và mẫu dạng đó thực chất là một loài. Tôi cảm thấy chắc chắn từ kinh nghiệm của bản thân rằng sẽ không dễ dàng tìm ra câu trả lời. Các nhà nghiên cứu hệ thống sẽ chỉ phải quyết định (nếu không có việc này mọi việc sẽ dễ dàng hơn) xem liệu một loài bất kỳ nào có khác biệt hoàn toàn so với các loài khác không, từ đó đưa ra định nghĩa; và nếu có thể định nghĩa, thì liệu những sự khác nhau đó có đủ quan trọng để có một tên gọi đặc biệt. Điểm mới này sẽ trở thành là một ý kiến quan trọng hơn nhiều hơn nó hiện nay; đối với sự khác nhau, dù rất nhỏ giữa bất kỳ hai loài nào, nếu không hòa hợp bởi những chuyển biến trung gian từ từ, thì sẽ được xem xét bởi đa số các nhà tự nhiên học đế nâng cả hai loài này trong dãy các loài. Từ nay trở đi chúng ta phải bắt buộc thừa nhận sự phân biệt duy nhất đó giữa những loài và những biến dị được đánh dấu kỹ. Mà các biến dị được biết đến, hoặc được tin là, được nối với hiện tại bởi những thay đổi từ từ trung gian, giống như các loài trước đây. Từ đây, không cần xem xét sự tồn tại của những biến đổi từ từ trung gian giữa bất kỳ hai loài nào, chúng ta sẽ xem xét cẩn thận hơn và đánh giá cao hơn số lượng thực tế những khác biệt giữa các loài. Có khả năng là những loài bây giờ nói chung được ghi nhận đơn thuần là những biến dị từ nay trở đi có thể sẽ được xứng đáng với những cái tên đặc biệt, như cây hồng dại và cây hoa ngọc trâm; và trong trường hợp này các tên chung và tên khoa học sẽ thống nhất với nhau. Nói một cách ngắn gọn, chúng ta sẽ nhìn nhận các loài giống cách các nhà tự nhiên học nhìn nhận các chủng vậy, họ thừa nhận rằng chủng là sự kết hợp không tự nhiên có lợi cho nhau. Điều này có thể không là một viễn cảnh vui vẻ; nhưng chúng ta ít nhất cũng sẽ được giải phóng khỏi việc tìm kiếm vô ích những đặc điểm chưa được khám phá của các loài.

Những bộ môn khác của ngành lịch sử tự nhiên phát triển lên nhiều trong sự quan tâm của mọi người. Những khái niệm các nhà tự nhiên học sử dụng như sự tương đồng, mối quan hệ, nhóm kiểu, mô hình, hình thái học, những đặc tính được thừa nhận, những cơ quan sa sẩy và sơ khai,., sẽ không chỉ mang tính trừu tượng mà sẽ có ý nghĩa rõ ràng. Khi chúng ta không còn quan tâm đến việc nhìn nhận các thể hữu cơ theo cách quan sát một con tàu bình thường, như nhìn những gì ngoài tầm hiểu biết của chúng ta; khi chúng ta lưu tâm tới các tạo vật của tự nhiên như một cá thể có lịch sử phát triển; khi chúng ta xem xét các cấu trúc và bản năng phức tạp giống như tổng của các cấu trúc đơn giản và hữu ích cho sinh vật sở hữu nó, gần giống cách khi chúng ta xem bất kỳ phát minh cơ khí lớn nào là sự nâng cấp của lao động, kinh nghiệm, lý lẽ và thậm chí là những sai lầm ngu ngốc của nhiều công nhân; khi nào chúng ta nhìn các thể hữu cơ như vậy, tôi nói điều này từ kinh nghiệm của bản thân, rằng ngành nghiên cứu lịch sử tự nhiên sẽ trở nên thú vị hơn nhiều.

Một lĩnh vực gần như chưa có dấu chân người và nhất định sẽ được mở, dựa trên những nguyên nhân và quy luật tiến hoá, về tương quan tăng trưởng, trên những ảnh hưởng của việc sừ dụng và sự đào thải, của tác động trực tiếp của những điều kiện bên ngoài và những thứ tương tự. Việc nghiên cứu những cây trồng vật nuôi trong nhà sẽ có giá trị to lớn. Một giống mới đang được nuôi trồng sẽ là đề tài quan trọng và thú vị hơn nhiều so với việc nghiên cứu thêm nữa những loài đã có vô số trong tự nhiên. Sự phân loại của sẽ dẫn đến khoa học phả hệ học; và rồi sẽ đưa ra được chính xác cái gọi là “kế hoạch của sự tạo thành”. Những quy tắc phân loại không nghi ngờ gì sẽ trở nên đơn giản hơn khi trong suy nghĩ của chúng ta có một đối tượng xác định. Chúng ta không sở hữu bất cứ nòi giống nào; và chúng ta phải khám phá và lần theo vô số các sự phân nhánh phả hệ học tự nhiên của chúng ta, bằng những đặc tính của bất kỳ loại nào đã được thừa kế. Những thể hữu cơ sơ khai sẽ nói lên được một cách chính xác của những cấu trúc mất đã lâu trong tự nhiên. Những loài và những nhóm loài có thể được gọi là hóa thạch sống, sẽ giúp chúng ta trong việc hình thành một bức tranh loài cổ xưa của cuộc sống. Phôi sinh học sẽ để lộ cho chúng ta biết cấu trúc, có thể là không hoàn chỉnh trong một mức độ nào đó, của những nguyên mẫu của mỗi lớp loài lớn.

Khi chúng ta có thể cảm thấy đảm bảo rằng những cá thể trong cùng một loài, và tất cả các loài có quan hệ mật thiết trong cùng một chủng đều cùng bắt nguồn từ một tổ tiên, và đã di cư đến từ cùng một vùng, và khi chúng ta biết rõ hơn các phương tiện phân tán, nhờ những tiến bộ của ngành khoa học địa chất, sẽ tiếp tục tìm được những thay đổi của khí hậu và của mức đất, chủng ta chắc chắn sẽ được phép lần theo dấu vết sự di trú của những cư dân của toàn thế giới. Thậm chí hiện nay, bảng cách so sánh những khác biệt giữa những sinh vật sinh sống dưới biến và trên cạn, và bản chất của nhiều cư dân của lục địa đó trong mối quan hệ với các phương tiện phân bổ có thể giúp hiểu thêm nhiều điều về địa lý trong quá khứ.

Khoa học địa chất cao quý mất đi sự chính xác của nó là do sự không hoàn hảo của các bản ghi địa lý. Lớp vỏ cứng của trái đất và những phần đã bị chìm lấp của nó còn lại cần phải được xem như một bảo tàng tương đối đầy đủ, nhưng vẫn có những khoảng trống. Sự tích luỹ một khối lượng lớn các dạng hóa thạch sẽ được xem là phụ thuộc vào sự trùng khớp khác thường của các hoàn cảnh sống, và những khoảng để trống giữa giai đoạn liên tiếp có thể là những khoảng thời gian rộng lớn. Nhưng chúng ta nên thận trọrig khi đánh giá khoảng thời gian của những khoảng này khi so sánh với các dạng địa chất của các giai đoạn trước và sau đó. Chúng ta phải thận trọng trong việc cố gắng liên kết chính xác hai dạng địa chất, bao gồm một ít loài đồng nhất, vì sự những đặc điểm chung được thừa hưởng lại của những loài này. Trong khi những loài được sản sinh và tiêu diệt một cách từ từ bởi những loài hiện vẫn đang tồn tại và trong khi điều quan trọng nhất của tất cả các nguyên nhân thay đổi hữu cơ gần như độc lập của những biến đổi thình lình về điều kiện vật lý, tức là, quan hệ lẫn nhau của cơ quan của các thể hữu cơ, sự tiến hoá của thể hữu cơ ảnh hưởng đến sự tiến hoá hoặc diệt vong của những loài khác; theo đó, số lượng hóa thạch hữu cơ những lớp địa chất liên tiếp thay đổi cỏ lẽ là để đo lại những khoảng sai lệch về thời gian. Một số loài, tuy nhiên, tiếp tục tồn tại mà không thay đổi gì trong một thời gian dài, trong khi một số loài khác do phải canh tranh để tồn tạo nên đã có những biến đổi nhất định; do đó chúng ta không được đánh giá quá cao sự chính xác về những biến đổi hữu cơ như là cách ghi lại thời gian. Trong thời kỳ ban đầu của lịch sử trái đất, khi các sinh vật còn ít hơn và có lẽ đơn giản hơn, nhịp độ thay đổi có lẽ chậm hơn ; và vào lúc bình minh đầu tiên của cuộc sống, khi có ít loài có cấu trúc đơn giản nhất tồn tại, nhịp độ thay đổi thậm chí còn chậm hơn. Toàn bộ lịch sử của thế giới như vẫn được biết mặc dù dài một cách khá khó hiểu nhưng từ nay trở đi sẽ trở nên dễ dự đoán như một giai đoạn nhất định mà thôi, so sánh với những kỷ nguyên mà những tạo vật đầu tiên, tổ tiên của vô số các loài đã tuyệt chủng và con cháu chúng, được tạo ra.

Trong tương lai xa tôi có thể nhìn thấy những khoảng trống dành cho những nghiên cứu quan trọng hơn. Tâm lý học sẽ được phát triển trên cơ sở một nền tảng mới, đó là sự thu lượm năng lực trí tuệ cần thiết và khả năng thích ứng do những thay đổi diễn ra từ từ. Nguồn gốc và lịch sử loài người sẽ được soi sáng.

Những tác giả nổi tiếng nhất có vẻ hoàn toàn bằng lòng với quan điểm rằng mỗi loài đã được tạo ra một cách độc lập. Tôi cũng đồng ý rằng những gì chúng ta biết về những quy luật gây ấn tượng về vấn đề trên, các loài đã xuất hiện và tuyệt chủng trong quá khứ và sự tồn tại của các sinh vật cư trú của thế giới, vì sự sống chết của mỗi cá thể đã được xác định. Khi tôi xem xét tất cả các dạng ngoài những dạng địa chất đặc biệt, nhưng trong khi những con cháu dòng họ của ít hiện thân nào đó sổng ước ao trước cái giường đầu tiên của kỷ Silurian đã được đặt, chúng có vẻ từ tôi tớ trở thành quý tộc. Xét đoán từ đã qua, Chúng ta có thể yên tâm suy ra rằng không phải là sự sống của các loài sẽ truyền cho con cháu mà không thay đổi trong một tương lai xa. Và những loài bây giờ đang tồn tại ít nhiều gì sẽ truyền cho con cháu bất kỳ loài nào tới trong một tương lai xa; theo cách mà trong đó tất cả các thể hữu cơ đều được nhóm lại, trưng bày với số lượng lớn hơn số loài của mỗi giống, và tẩt cả các loài thuộc nhiều chủng, không có thể hệ sau và bị tuyệt chủng hoàn toàn. Cho đến lúc này chúng ta có thể tiên đoán một chút về tương lai rằng hiện tượng này sẽ là phổ biến và lan rộng trong những loài, thuộc về những nhóm trội và lớn hơn, mà cuối cùng sẽ rất phổ biến và sinh ra những loài trội và mới. Trong khi tất cả các dạng sinh vật đều là con cháu của những dòng họ sống rất lâu từ trước kỷ nguyên Silurian, chúng ta có thể cảm thấy chắc chắn sự kế tiếp thông thường theo quy luật đã bị phá vỡ, và không có bất cứ trận đại hồng thủy nào đã tàn phá toàn bộ thế giới. Từ đây chúng ta có thể tin rằng một lúc nào đó trong tương lai, hiện tượng này sẽ trở lại theo đúng độ dài lịch sử như nó đã từng diễn ra. Và trong khi duy nhất sự chọn lọc tự nhiên có tác động tốt cho các sinh vật, nó sẽ giúp cả phần trí não và thể trạng của các loài tiến hoá hoàn thiện hơn.

Sẽ rất thú vị khi quan sát ven các bờ sông, có rất nhiều dạng thực vật, trên đó có nhiều chim chóc sinh sống, ca hát trên những bụi cây, với nhiều sâu bọ sống xung quanh, và giun bò xuyên qua lớp đất ẩm ướt, cho thấy rằng những dạng có cấu trúc tỉ mỉ này, có đặc điểm khác nhau, tùy thuộc lẫn nhau theo cách tương đối phức tạp, đã được sinh ra theo quy luật hành động xung quanh chúng ta. Những quy luật này, khả năng bắt nguồn lớn nhất, là từ sự tăng trưởng với quá trình tái tạo nòi giống; sự thừa kế gần như có mặt trong cả quá trình này; tính linh hoạt từ những tác động trực tiếp và gián tiếp của các điều kiện sống bên ngoài, và từ việc sử dụng hay không sử dụng; tỷ lệ của việc tăng thêm rất cao trong khi đi tới cuộc tranh đấu vì cuộc sống, và là một hệ quả của quá trình chọn lọc tự nhiên,thay vì quá trình phân kỳ của các đặc tính và sự tuyệt chủng của các loài ít tiến hoá hơn. Như vậy, từ cuộc chiến trong thiên nhiên, từ nạn đói và sự tử vong, điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể cảm nhận được là sự xuất hiện những động vật bậc cao hơn, trực tiếp đi theo sự tuyệt chủng đó. Đối với quan điểm này về cuộc sống, với sức mạnh của mình, trước đấy được hút vào trong một số dạng nhất định và trong khi hành tinh này đã đi tiếp tục đi theo quy luật cố định của lực hút, từ một sự bắt đầu đơn giản như thế hình thành vô tận đa số các dạng sống tự nhiên đẹp đẽ và kỳ diệu, và chúng không ngừng sinh sôi phát triển.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Hết.

Bình luận
1440
× sticky