Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nguồn Gốc Của Muôn Loài

Chương XII: Phân Bố Địa Lý – Tiếp Theo

Tác giả: Charles Darwin

Sự phân bố các sinh vật nước ngọt – về các sinh vật trên các đảo ở đại dưcmg – Sự vắng mặt các loài ếch nhái và các loài thú sống trên cạn – về quan hệ của các sinh vật trên các hòn đảo với các sinh vật ở vùng đất liền gần đảo nhất – về sự thuộc địa hóa từ nguồn gần nhất với sự biến đổi thường xuyên – Tóm tắt chương hiện tại và các chương trước

Con người hẳn đã từng nghĩ rằng, bởi vì hồ và các hệ thống sông bị ngăn cách với nhau bởi các dải đất, nên các loài nước ngọt sẽ không thể biến đổi nhiều trong cùng một nước, và bởi vì biển rõ ràng là một rào cản khó có thể vượt qua, nên các loài này không thể vươn tới các đất nước xa xôi được. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Chủng ta không chỉ có các loài nước ngọt, thuộc những lớp hoàn toàn khác nhau, với vô số chủng loại, mà những loài cùng họ còn xuất hiện rất nhiều trên khắp thế giới. Tôi nhớ rất rõ ràng, khi lần đầu tiên thu thập các loài sinh vật tại các vùng nước ngọt ở Braxin, tôi đã hết sức ngạc nhiên vì sự tương đồng của các loài côn trùng nước ngọt, các mảnh vỏ sò… cũng như sự khác biệt của các sinh vật sống trên cạn ở xung quanh so với các loài này của nước Anh.

Nhưng khả năng biến đổi mạnh mẽ này của các loài nước ngọt, mặc dù hết sức đáng ngạc nhiên, song tôi nghĩ, trong hầu hết các trường hợp, vẫn có thể giải thích bằng việc các loài ngày càng biến đổi để phù hợp hơn, theo hướng có ích, cho những cuộc di cư ngắn và thường xuyên từ ao này sang ao khác, hoặc từ dòng suối này sang dòng suối khác; và khả năng phân tán rộng rãi gần như là hậu quả tất yếu của năng lực này. Ở đây, chúng ta có thể xem xét một vài trường hợp. Liên quan đến cá, tôi nghĩ rằng, những loài giống nhau không bao giờ xuất hiện trong những thủy vực ở những lục địa xa xôi. Nhưng trên cùng một lục địa, các loài biến đổi rất nhiều và gần như không theo quy luật nào; vì vậy, hai hệ thống sông sẽ có một số loài cá giống nhau và một số loài cá khác nhau. Có một số bằng chứng thực tế thiên về khả năng cho rằng, các loài này đôi khi có thể được phát tán một cách tình cờ, giống như việc loài cá live đôi khi bị những cơn gió cuốn theo ở n Độ, cũng như khả năng tồn tại trứng của các loài này khi bị tách khỏi môi trường nước. Tuy nhiên, cá nhân tôi lại tin rằng, sự phát tán các loài cá nước ngọt chủ yếu là do những thay đổi nhỏ của đất liền trong thời kỳ gần đây, làm cho các con sông chảy vào nhau. Cũng vậy, có thể đưa ra những ví dụ cho thấy hiện tượng này đã xảy ra trong các cơn lũ, mà không có sự thay đổi nào trong đất liền. Chúng ta đã có được những bằng chứng trong hoàng thổ của sông Rhine về những thay đổi đáng kể trong mực đất liền trong phạm vi một thời kỳ địa chất rất gần đây, và khi bề mặt trái đất có đầy rẫy những vỏ sò nước ngọt và sò trên cạn. Sự khác biệt rõ rệt giữa những loài cá ở hai sườn của những dãy núi liên tiếp có vẻ cũng đưa đến cùng một kết luận. Những dãy núi này hẳn đã chia rẽ các hệ thống sông và ngăn hoàn toàn không cho các hệ thống sông này nối với nhau, về sự tồn tại của các loài cá nước ngọt có cùng họ ở những nơi rất xa trên thế giới, rõ ràng là có rất nhiều trường hợp mà hiện tại chúng ta không thể giải thích được; nhưng một số loài cá nước ngọt nào đó thuộc về một dạng rất cổ, và trong những trường họp đó, hẳn sẽ có nhiều thời gian cho những biếấn động địa chất mạnh mẽ, và kết quả là thời gian và cả phương tiện để cho các loài đó có thể di cư. Tiếp theo, cá nước mặn có thể dần dần quen với việc sống trong môi trường nước ngọt; và, theo Valenciennes, hiếm có một nhóm các loài cá duy nhất nào chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt, và vì vậy, chúng ta có thể tưởng tượng rằng, một loài cá biển của nhóm cá nước ngọt có thể di chuyển đi dọc bờ biển, dần dần biến đổi và thích nghi với những vùng nước ngọt ở một mảnh đất xa xôi nào đó.

Một số loài sinh vật biển có vỏ bảo vệ bên ngoài sống ở vùng nước ngọt có phạm vi phân bố rất rộng, và các loài cùng họ, mà theo thuyết của tôi phải có chung bố mẹ và phải tiến hóa từ một nguồn duy nhất, xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Sự phân bố của các loài này ban đầu rất khó hiểu vì các con chim không thể vận chuyển trứng của các loài này, và loại trứng này sẽ bị nước biển làm hỏng ngay tức khắc, giống như những con trưởng thành. Thậm chí tôi đã không thể hiểu làm thế nào mà một số loài đã được thích nghi lại có thể phát triển nhanh đến vậy trên cùng một đất nước. Song có hai thực tế mà tôi quan sát được -và không còn nghi ngờ gì nữa, vẫn còn nhiều sự kiện nữa cần được quan sát – đã giúp làm sáng tỏ phần nào vấn đề này. Khi một con vịt đột ngột xuất hiện ở một cái ao phủ đầy bèo tấm, tôi đã hai lần nhìn thấy những thực vật bé nhỏ này dính chặt vào lưng con vịt; và tôi ngẫu nhiên phát hiện ra rằng, mặc dù không chủ tâm song con vịt đã mang đến một ít sinh vật nước ngọt từ một cái ao khác khi con vịt cố gắng rũ bỏ một chút bèo tấm khi đi từ ao này sang ao kia. Nhưng một tác nhân trung gian khác có lẽ còn hữu hiệu hơn: Lấy một chú vịt làm đại diện cho một trong những con chim đang ngủ trong một cái ao tự nhiên, hay trong một bể nuôi thủy sinh, nơi có rất nhiều trứng của sinh vật biển có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nước ngọt đang nở. Tôi treo chân của một con vịt lên và thấy rằng, có vô số những sinh vật biển có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài bé tí xíu và vừa mới nở đang bò trên chân con vịt, và bám chặt vào chúng đến mức mà khi nhấc chân vịt ra khỏi nước thì những sinh vật biển có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài này cũng không thể rơi ra, nhưng nếu những con sinh vật biển có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài này lớn hơn một chút thì chúng sẽ tự nguyện rời khỏi chân con vịt. Những động vật thân mềm vừa mới nở này, mặc dù đã hoàn chỉnh về bản chất, chỉ sổng được trên chân con vịt, trong điều kiện không khí ẩm ướt, từ mười hai đến hai mươi giờ; và trong khoảng thời gian này, một con vịt hay con diệc có thể bay được ít nhất sáu đến bảy trăm dặm, và chắc chắn sẽ phải đậu xuống một cái ao hay một dòng suối nhỏ, nếu nó định bay qua biển đến một hòn đảo trên đại dương hay đến một nơi xa xôi nào đó. Ngài Charles Lyell cũng báo cho tôi biết rằng, người ta đã bắt được một con Dyticus, mà trên người nó có một con Ancylus (một con Shell nước ngọt giống con sao sao) đang bám chặt; và một con bọ cánh cứng water cùng họ đó, một con Colymbetes, từng đậu trên boong tàu Beagle, khi con tàu này đang ở cách xa vùng đất liền đến bốn mươi dặm: không ai có thể biết được, con Ancylus này có thể bay được bao xa nữa khi có một cơn gió thuận chiều.

về các loài thực vật, từ lâu người ta đã biết rằng, nhiều loài nước ngọt và ngay cả những loài sinh sống ở đầm lầy xuất hiện ở những môi trường sống ở rộng lớn, kể từ các lục địa cho đến những hòn đảo xa xôi nhất trên đại dương. Như ông Alph De Candolle đã nhận xét, đáng chú ý nhất là điều này được tìm thấy ở những nhóm lớn cac loài thực vật trên cạn, vốn chỉ có một số ít thành phần sống được trong môi trường nước; vì những thành phần này dường như ngay lập tức có được những phạm vi sống rất rộng, cứ như thể đó là một kết quả tất yếu. Tôi nghĩ, những phương tiện phát tán thuận lợi giúp giải thích được thực tế này. Trước đây, tôi đã từng nói đến việc là, đất, một đôi khi, tuy hiếm, bám một chút vào chân hoặc mỏ của những con chim. Những con chim đang ngụp lặn trong nước, thường hay kiếm ăn ở những rìa ao đầy bùn, nếu bỗng nhiên bị xua bay đi, chắc chắn chân chúng sẽ dính đầy bùn. Tôi có thể chỉ ra rằng, những con chim thuộc bộ này là những con vật hoang dã nhất, đôi khi được tìm thấy ở những hòn đảo hoang xa xôi nhất trên đại dương. Những con chim này khó có thể đậu trên mặt biển, vì thế mà bùn trên chân chúng khó có thể được rửa sạch, khi những con chim này trông thấy đất liền, chẳc chan chúng sẽ bay đến những bãi nước ngọt tự nhiên kiếm ăn. Tôi không tin rằng, các nhà thực vật biết rõ ràng, bùn chứa bao nhiêu hạt giống trong nó. Tôi đã làm thử vài thí nghiệm nhỏ, nhưng sẽ chỉ dẫn ra đây thí nghiệm đáng chú ý nhất: Vào tháng 2, tôi lấy 3 thìa cà phê đầy bùn từ ba điểm khác nhau, dưới nước, trên bờ của một cái ao nhỏ, lượng bùn này khi khô chỉ nặng có 6,75 aoxơ. Tôi giữ nó để nghiên cứu trong vòng 6 tháng, nhổ ra và đếm từng loài thực vật khi chúng lớn lên; những loài thực vật này thuộc rất nhiều loại, con số cuối cùng lên đến 537 loài; vậy mà tất cả chỗ bùn lỏng đó chỉ được chứa vỏn vẹn trong có một cái chén cà phê dùng để ăn sáng! Xem xét những sự kiện này tôi cho rằng, chúng ta sẽ không thể giải thích nổi nếu những con chim biển không mang những hạt giống của các loài thực vật nước ngọt đi đến những nơi cực kỳ xa xôi, và do đó, số lượng những loài thực vật này không lớn đến như vậy. Có thể cũng chính trung gian này giúp chuyên chở trứng của một số loài động vật nước ngọt nhỏ hơn.

Các trung gian khác có thể chưa được biết đến cũng có vai trò nhất định. Tôi đã chỉ ra rằng, các loài cá nước ngọt ăn một số loại hạt, mặc dù sau đó chúng thải ra nhiều loại khác; ngay cả những con cá nhỏ cũng nuốt các hạt cỡ vừa, như hạt của cây súng và cây Potamogeton. Con diệc và những con chim khác, từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, đã ăn các loài cá, sau đó chúng bay đi và đến những vùng nước khác; hoặc bị cuốn bay qua biển, và chúng ta đã thấy rằng, những hạt cây đó vẫn có thể nảy mầm, khi được thải ra trong phân của chim nhiều giờ sau đó. Khi tôi nhìn thấy hạt của những cây súng, Nelumbium, có kích thước rất to,và nhớ đến lời nhận xét của ông Alph De Candolle về loài thực vật này, tôi đã nghĩ rằng, sự phân bố của loài này vẫn không thể giải thích được. Nhưng Audubon tuyên bố, ông đã tim thấy hạt của cây súng miền nam loại lớn (có lẽ theo tiến sỹ Hooker, là cây Nelumbium luteum) trong dạ dày của một con diệc, cho dù tôi không được biết sự thực, song phép loại suy khiến tôi tin rằng, một con diệc bay đến một cái ao khác và ăn một bữa cá lớn ở đó, rồi sau đó có thể đã thải phân có chứa hạt của cây Nelubium chưa tiêu ra ngoài; hoặc các hạt cây đó có thể đã bị rơi khi con chim mẹ mớm mồi cho chim con, giống như trường hợp cá đôi khi cũng bị rơi mà ta đã biết.

Trong khi xem xét các cách phân tán này, cần phải nhớ rằng, khi lần đầu tiên một cái ao hoặc một dòng suối hình thành, ví dụ, trên một hòn đảo nhỏ đang nổi lên, thì ban đầu chưa có sinh vật nào sinh sống; và một hạt giống hay một cái trứng duy nhất sẽ có nhiều cơ hội sống sót được. Mặc dù sẽ có một cuộc đấu tranh đế giành lấy sự sống giữa các cá thể của các loài, cho dù ít, vốn đã đang cư ngụ trên một cái ao, song do số lượng loài nhỏ, so với số lượng loài trên cạn, nên sự cạnh tranh giữa các loài sống trong nước có lẽ sẽ ít khốc liệt hơn so với những loài sống trên cạn; kết quả là, một loài mới từ vùng nước của một nước khác xâm nhập vào sẽ có nhiều cơ hội chiếm được một chỗ trú ngụ hơn so với một loài trên cạn. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, một số, có lẽ rất nhiều loài sinh vật nước ngọt có mức độ tiến hóa thấp, và chúng ta có lý do để tin rằng, những sinh vật tiến hóa thấp đó thay đổi hoặc trở nên thích nghi chậm hơn so với các loài tiến hóa cao; và do đó cần nhiều thời gian hơn so với mức trung bình đế chúng di cư so với các loài cùng thang tiến hóa nhưng sống trong môi trường nước. Chúng ta không nên quên khả năng có nhiều loài mà trước đây đã xuất hiện liên tục như những loài nước ngọt từng xuất hiện ở những khu vực rộng lớn, rồi sau đó lại bị tuyệt chủng ở những vùng trung gian. Nhưng tôi tin rằng, sự phân bố rộng rãi của những loài thực vật nước ngọt và các loài động vật cấp thấp hơn, dù là duy trì đúng dạng sống ban đầu hay đã biến đổi ở một mức độ nào đó, vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự phát tán rộng rãi các hạt hay trứng của chúng nhờ các loài động vật, đặc biệt là nhờ vào các loài chim nước ngọt, là những loài có khả năng bay xa, và thường di chuyển từ nơi này đến nơi kia và thường là đến những vùng nước khác nhau. Tự nhiên, cũng giống một người làm vườn cẩn thận, vì vậy lấy các hạt giống của mình từ một môi trường tự nhiên cụ thể, sau đó thả chúng ở những nơi khác cũng có những điều kiện phù hợp với chúng như vậy.

về các loài sinh vật cư trú trên những hòn đảo ở đại dương – Giờ đây chúng ta đến với lớp sự kiện cuối cùng trong ba lớp sự kiện thực tế, mà tôi coi là thể hiện mức độ khó và cao nhất, với quan điểm cho rằng, tất cả mọi cá thể của cùng một loài hoặc các loài cùng họ đều xuất phát từ cùng một bố mẹ duy nhất, và vì vậy tất cả đều xuất phát từ một địa điểm chung, cho dù theo thời gian, chúng đã đến cư trú tại một điểm xa xôi nào đó trên trái đất. Tôi cũng đã chỉ ra rằng, tôi không thế trung thực mà thừa nhận quan điểm của Forbes về sự mở rộng lục địa. Quan điểm này nếu được theo đuổi đến cùng sẽ dẫn đến niềm tin rằng, trong phạm vi thời kỳ gần đây, tất cả các hòn đảo hiện có gần như hoặc thực sự nối với một lục địa nào đó. Quan điểm này sẽ giúp loại bỏ đi khá nhiều khó khăn, song tôi nghĩ, nó lại không giúp giải thích tất cả các sự kiện liên quan đến các sinh vật ở đảo. Trong những nhận xét dưới đây, tôi sẽ không giới hạn mình trong chỉ duy nhất một câu hỏi về sự phát tán, mà sẽ xem xét một số sự kiện khác, có liên quan tới tính đúng đắn của hai học thuyết về sự hình thành độc lập và về nguồn gốc có sự biến thái.

Số lượng tất cả các loài thuộc tất cả các loại sinh sống trên các hòn đảo ở đại dưcmg là rất ít ỏi so với số lượng các loài trên cùng một diện tích tưcmg đưcmg ở lục địa: ông Alph De Candoỉle xác nhận thực tế này đúng với các loài thực vật, và Wollaston đối với các loài côn trùng. Nếu chúng ta xem xét tới yếu tố phạm vi rộng và môi trường biến đổi của Niu Di Lân, trải dài trên một vùng rộng 780 dặm, và so sánh các loài thực vật bậc thấp của chúng, với số lượng chỉ có 750 loài, với các loài đó trên một diện tích tưcmg đưcmg tại mũi Hảo vọng hoặc ở Otxtrâylia, thì tôi nghĩ, chúng ta cũng buộc phải thừa nhận răng, có một yêu tố nào đó, hoàn toàn độc lập với bất kỳ khác biệt nào về điều kiện tự nhiên đã làm nên sự khác biệt lớn đến như vậy về số lượng các loài. Ngay một hạt Cambridge thôi cũng đã có đến 847 thực vật, và hòn đảo Anglesea nhỏ bé cũng có đến 764 thực vật, song chỉ có một số cây dương xỉ và một số cây nhập nội có trong số các loài này và kết quả so sánh về một số khía cạnh khác cũng không thực sự hợp lý. Chúng ta có bằng chứng cho thấy, hòn đảo hoang Ascension thời nguyên thủy đã từng có một số loài thực vật ra hoa; tuy nhiều loài đã tự thích nghi được, như chúng đã thích nghi ở Niu Di Lân và ở mỗi hòn đảo trên đại dương khác có thể gọi tên được. Ở Saint Helena, chúng ta có lý do để tin rằng, các loài thực vật và động vật đã thích nghi gần như hoặc thực sự đã hủy diệt các loài thực vật bản xứ. Nếu người nào đó thừa nhận học thuyết về sự sáng tạo của từng loài riêng biệt, người đó sẽ phải thừa nhận rằng, một số lượng đủ lớn các loài thực vật và động vật có khả năng thích nghi tốt nhất đã không được tạo ra trên các hòn đảo ở đại dương; bởi vì con người đã vô tình mang chúng đến từ nhiều nguồn khác nhau mà còn lâu mới đầy đủ và hoàn hảo so với tự nhiên.

Mặc dù trên các hòn đảo ở đại dương, số lượng chủng loại các loài sinh sống rất ít ỏi, song tỷ lệ các loài đặc hữu (là những loài không tìm thấy ở một nơi nào khác trên thế giới) thường cực kỳ lớn. Ví dụ, nếu chúng ta so sánh số lượng các loài sinh vật biển có lớp vỏ bảo vệ bên ngoài trên cạn đặc hữu ở Madeira hoặc số lượng loài chim đặc hữu trên quần đảo Galapagos với số lượng các loài đặc hữu tìm thấy trên bất kỳ lục địa nào, và sau đó so sánh diện tích của các hòn đảo với diện tích của lục địa, thì ta đều sẽ thấy điều này là hoàn toàn đúng. Theo lý thuyết của tôi thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra, vì như đã giải thích, các loài, đôi khi đến được một nơi sau nhiều chặng hành trình ở những vùng mới và cô lập, và buộc phải cạnh tranh với những sinh vật khác, rõ ràng sẽ có khả năng tiến hóa, và sẽ tạo ra một nhóm các thế hệ sau đã tiến hóa. Song vì trong một hòn đảo, gần như tất cả các loài thuộc cùng một lớp nào đó là đặc hữu mà các loài của một lớp khác hoặc của một bộ phận khác trong cùng một lớp cũng phải là đặc hữu, và sự khác biệt này dường như phụ thuộc vào những loài không trở nên thích nghi được đã du nhập vào với những điều kiện thuận lợi và theo một nhóm, vì thế mà mối quan hệ qua lại giữa các loài đó không bị thay đổi nhiều. Vì vậy, trên các hòn đảo Galapagos, gần như mỗi loài chim đất liền, chỉ có hai trong số 11 loài chim biển là đặc hữu; và rõ ràng là các con chim biển có thể đến các hòn đảo này dễ hơn nhiều chim đất liền. Mặt khác, Bermuda, cũng cách xa Bắc Mỹ tương tự như từ quần đảo Galapagos đến Nam Mỹ, và có điều kiện đất đai riêng biệt, song lại không có một loài chim đất liền đặc hữu nào; và qua sự miêu tả tài tình của ngài J.M. Jones về hòn đảo Bermuda, chúng ta biết rằng, rất nhiều loài chim Bắc Mỹ, trong suốt những chuyến di cư hàng năm của mình, thường xuyên hoặc đôi khi dừng chân ở hòn đảo này. Madeira cũng không có một loài chim riêng biệt nào, song rất nhiều loài chim châu âu hoặc châu Phi gần như mỗi năm đều bay qua đây, như ngài E.v. Harcout thông báo cho tôi. Như vậy, hai hòn đảo Bermuda và Madeira đều có nhưng loài chim, mà qua những thời kỳ dài đã đấu tranh cùng nhau ở quê hương cũ của chúng, và sau đó đã tự thích nghi lẫn nhau, đến khi định cư ở quê hương mới của mình, mỗi loài sẽ được những loài khác giúp chúng giữ đúng những đặc điếm cũng như thói quen của mình, và kết quả là gần như không biến hóa gì. Lại lấy ví dụ của Madeira. Hòn đảo này có một số lượng lớn các loài Shell trên cạn riêng biệt, trong khi không có được dù chỉ 1 loài sò biển nào: giờ đây, mặc dù chúng ta không biết rằng sò biển đã được phát tán như thế nào, song chúng ta có thể thấy rằng, trứng hoặc ấu trùng của sò biến có lẽ bám vào rong biển hoặc những tấm gỗ trôi nổi, hoặc vào chân của những con chim lội, có thể sẽ được mang đi xa hơn nhiều so với sò đất, xa 3 đến 400 dặm trên biển. Các bộ khác nhau của các loài côn trùng ở Madeira minh chứng rõ ràng những thực tế giống nhau.

Các đảo trên đại dương đôi khi thiếu đi một số lớp nhất định, và chỗ của những lớp này rõ ràng sẽ bị những loài sinh vật khác chiếm lấy; trên quần đảo Galapagos, các loài bò sát, và ở Niu Di Lân là các loài chim không có cánh khống lồ đã chiếm chỗ của các động vật có vú. Trong hệ thực vật của quần đảo Galapagos, tiến sĩ. Hooker đã chỉ ra rằng, một số lượng lớn các lớp khác nhau khác hẳn so với chúng song sống ở nơi khác. Những trường hợp như vậy thường được giải thích là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên của đảo; nhưng cách giải thích này đối với tôi dường như còn chưa thỏa đáng. Tôi tin rằng, phương thức du nhập ít nhất cũng có tầm quan trọng như tính chất của các điều kiện tự nhiên.

Có thể đưa ra những sự kiện nhỏ nổi bật về các sinh vật sinh sống trên các hòn đảo xa xôi. Ví dụ, ở một số hòn đảo nhất định không có động vật có vú sinh sống, một số thực vật đặc hữu với các hạt có móc rất đẹp, tuy nhiên gần như không có quan hệ nào đáng chú ý hơn là sự thích nghi của các hạt có móc để có thể mang đi nhờ da và lông của các loài động vật bốn chân. Theo quan điểm của tôi, trường hợp này không khó giải thích, vì một hạt có móc có thể được mang đến một hòn đảo nhờ một số cách; và loài cây sau này có thể được biến đổi đi một ít, nhưng vẫn giữ các hạt có móc của mình, sẽ hình thành nên một loài đặc hữu, có thêm một bộ phận phụ vô dụng như bất kỳ một cơ quan thô sơ nào – ví dụ, như những cái cánh bị teo lại từ cánh trước của nhiều loài bọ cánh cứng trên đảo. Lại nữa, các hòn đảo thường có nhiều cây hay bụi rậm thuộc những bộ mà ở những nơi khác thường chỉ có các loài thuộc dạng thảo mộc; bởi vì các loài cây, như ông Alph De Candolle đã chỉ ra, cho dù nguyên nhân là gì đi nữa, thường chỉ xuất hiện ở những phạm vi hẹp. Vì thế, các cây khó có thể vươn tới những hòn đảo xa xôi trên đại dương; vả một loài thảo mộc, cho dù không có cơ hội cạnh tranh được về tầm vóc so với một cây đã phát triển hoàn chỉnh, khi đã được đặt vào một hòn đảo và chỉ phải cạnh tranh với các loài cây thảo thôi, thì nó hoàn toàn có thể chiếm được lợi thế bằng cách lớn nhanh hơn và cao hơn so với các thực vật khác. Nếu đúng như vậy, thì chọn lọc tự nhiên thường có xu hướng tăng thêm tầm vóc cho các loài cây thảo khi phát triển trên một hòn đảo, đến bất kỳ bộ nào mà các cây thuộc về, và vì vậy, thường trước tiên biến chúng thành các bụi rậm và cuối cùng thì thành các cây to.

về sự vắng mặt của toàn bộ các bộ trên các đảo ngoài đại dương, Bory St Vincent từ lâu đã nhận xét rằng, các loài ếch nhái (ếch, cóc, sa giông) chưa bao giờ được tìm thấy trên bất kỳ hòn đảo nào trong rất nhiều hòn đảo rải khắp các đại dương lớn. Tôi đã dồn hết tâm trí để khẳng định nhận định này, và tôi thấy điều này tuyệt đối đúng. Tuy nhiên, tôi cũng cam đoan rằng, thực sự có ếch tồn tại trên những dãy núi của hòn đảo lớn của Niu Di Lân; nhưng tôi nghi ngờ rằng, ngoại lệ này (nếu thông tin này là chính xác) có thể được giải thích nhờ trung gian băng hà. Sự vắng mặt chung của ếch, cóc, và sa giông trên rất nhiều hòn đảo ngoài đại dương không thể là do điều kiện tự nhiên của chúng, thực tế dường như các hòn đảo này lại đặc biệt phù hợp với những động vật này; vì ếch đã được du nhập vào Madeira, Azores, và Mauritus và đã nhân lên gấp bội đến mức trở thành một loài gây hại. Nhưng bởi vì chúng ta biết rằng các động vật này và trứng của chúng không tồn tại được trong môi trường nước biển, nên theo quan điểm của tôi, chúng ta có thể hiểu được tại sao, khó có thể có trường hợp các loài này được vận chuyển qua biển, và vì vậy mà tại sao chúng không tồn tại trên bất kỳ hòn đảo ngoài đại dương nào. Nhưng, khó mà giải thích tại sao, theo lý thuyết sáng tạo, những loài này lại không được tạo ra ở đó.

Các loài động vật có vú là một trường hợp khác tương tự. Tôi đã tìm kiếm kỹ càng những chuyến đi từ xa xưa nhất nhưng chưa kết thúc tìm kiếm. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa tìm thấy dù chi một trường hợp duy nhất khiến tôi không nghi ngờ về một loài động vật có vú sống trên cạn (không kể các loài động vật đã được thuần hỏa mà người bản xứ nuôi) sinh sổng trên một hòn đảo cách lục địa hơn 300 dặm hay những hòn đảo thuộc lục địa, và nhiều hòn đảo ở những vị trí gần hơn nhiều cũng hoang vắng như vậy. Quần đảo Falkland, nơi có loài cáo giống sói, gần như là một trường hợp ngoại lệ. Song nhóm này không thể được coi là đảo ngoài đại dương vì nó nằm trên bờ sông nối với đất liền; hơn thế nữa, những núi băng trước đây đã mang các tảng đá đi về phía bờ tây của nó, và các núi băng này có thể trước đây đã mang theo cả những con cáo, như ngày nay chúng ta vẫn thường thấy ở các vùng cực. Tuy nhiên, không thể nói rằng, những hòn đảo nhỏ sẽ không thích hợp cho các loài động vật có vú nhỏ, vì các loài có vú này xuất hiện tại rất nhiều vùng trên thế giới ở những hòn đảo rất nhỏ, nếu gần với một lục địa, và hiếm có thể gọi tên ra một hòn đảo nào có những loài vật bốn chân nhỏ hơn lại không thích nghi và nhân lên gấp bội.

*

* *

Ngài Windsor Earl đã có một số quan sát đáng chủ ý theo hướng này đối với quần đảo rộng lớn Malay, quần đảo cắt ngang bởi một đại dương lớn gần Celebes; và chính đại dương này đã chia cắt hai hệ động vật có vú hoàn toàn riêng biệt. Ở cả hai phía của đại dương, các hòn đảo đều nằm trên các bờ chìm dưới mặt biển khá sâu, và đều có những loài bốn chân giống hệt hoặc có quan hệ họ hàng khá gần gũi sinh sống. Không còn nghi ngờ gì nữa, có rất ít điểm khác thường trên quần đảo rộng lớn này, và trong một số trường hợp ta khó có thể đưa ra được một đánh giá do có thể có một quá trình thích nghi của một số động vật có vú thông qua trung gian là con người; nhưng chúng ta sẽ sớm có nhiều điều giúp làm sáng tỏ về lịch sử tự nhiên của quần đảo này nhờ nhiệt huyết đáng khâm phục cùng các nghiên cửu của ngài Wallace. Tuy tôi vẫn chưa có thời gian để nghiên cửu vấn đề này ở tất cả các nơi khác trên thế giới, song như tôi đã tìm hiểu và nhìn chung, mối quan hệ này được giữ vững. Chúng ta thấy rằng, Anh bị ngăn cách với châu âu bởi một kênh hẹp, và các loài động vật có vú có ở cả hai phía; chúng ta bắt gặp những hiện tượng giống thế trên nhiều hòn đảo ngăn cách với Ôtxtrâylia bởi những con kênh tương tự. Quần đảo Tây n nằm trên một bờ biển gần chìm, sâu gần 1000 sải, và ở đây, chúng ta tìm thấy những dạng sống châu Mỹ, song các loài và thậm chí các chi hoàn toàn khác biệt. Bởi vì mức độ biến đổi trong mọi trường hợp đều phụ thuộc vào khoảng thời gian ở một mức độ nhất định, và theo những thay đổi về độ sâu, rõ ràng là những hòn đảo bị ngăn cách bởi những con kênh hẹp sẽ dễ có khả năng không ngừng hợp lại với đất liền trong một thời gian ngắn

so với những hòn đảo bị ngăn cách bởi những con kênh sâu hơn. Vì thế chúng ta cỏ thể hiểu rằng, mối quan hệ thường có giữa độ sâu của biển và mức độ tương đồng về cấu trúc giữa các sinh vật có vú sinh sống trên đảo với các sinh vật đó trên một lục địa láng giềng – đó là một mối quan hệ không thể giải thích nổi trên quan điểm các hành vi độc lập của sự sáng tạo.

Tất cả những nhận xét đã nói ở trên về những sinh vật sinh sống trên những hòn đảo ở đại dương – cụ thể là, sự khan hiếm chủng loại, sự phong phú về các dạng sống đặc hữu ở những lớp hay phần của lớp cụ thể, sự vắng mặt của cả một nhóm, ví dụ nhóm ếch nhái, và của các động vật có vú sống trên cạn không kể sự có mặt của các loài dơi trên không, sự cân xứng khác thường của một số thứ thực vật nhất định, ví dụ các dạng thân thảo đã và đang phát triển thành cây v.v… – đối với thuyết tôi dường như có vẻ phù hợp hơn nếu ta lưu tâm đến các hình thức vận chuyển đặc biệt khá hiệu quả trong suốt một thời gian dài hơn là chú tâm vào vấn đề các hòn đảo trên đại dương trước đây đã từng được nối với những lục địa gần nhất bằng những dải đất liên tục. Vì đối với quan điểm thứ hai thì sự di trú sẽ có thể hoàn chỉnh hơn, và nếu chúng ta thừa nhận có sự biến đổi, thì tất cả các dạng sống sẽ phải được biến hoá đồng đều hơn theo đúng tầm quan trọng bậc nhất của mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác.

Tôi không phủ nhận rằng khó có thể hiểu được làm thế nào mà một số sinh vật sinh sống trên những hòn đảo xa xôi hơn, cho dù vẫn duy trì cùng một dạng sống hay đã biến đổi kể từ khi lần đầu xâm nhập vào đảo, lại có thể đến được những nơi ở hiện nay của chúng. Nhưng chúng ta không nên xem nhẹ khả năng nhiều hòn đảo đã tồn tại như những bến nghỉ chân cho dù bây giờ không còn một bằng chứng nào về vấn đề này. Ở đây, tôi sẽ đưa ra một ví dụ duy nhất cho một trong số rất nhiều trường hợp khó khăn. Đó là, trên gần như tất cả các hòn đảo trên đại dương, ngay cả những hòn đảo nhỏ nhất và bị cô lập nhất đều có những loài giáp xác trên cạn sinh sống, chủ yếu là các loài đặc hữu, nhưng đôi khi cũng có một số loài mà ta có thể tìm thấy ở những nơi khác. Tiến sĩ. Aug. A. Gould đã đưa ra nhiều trường hợp khá thú vị về các loài giáp xác trên cạn trên những hòn đảo của Thái Bình Dương. Ngày nay ai cũng biết rằng, các loài giáp xác trên cạn có thể dễ dàng bị tiêu hủy bởi muối, trứng của các loài này, ít nhất là những quả trứng mà tôi đã thử, khi chìm trong nước biển sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, hẳn phải có một cách chuyên chở nào đó đặc biệt hiệu quả mà chúng ta chưa được biết. Liệu những sinh vật vừa mới nở có khi nào bò lên và bám chặt vào chân của những loài chim đậu trên mặt đất ngủ qua đêm và nhờ thế mà được mang đi không? Tôi đã chợt nảy ra ý nghĩ là, các loài giáp xác trên cạn, có thể trôi trong những khe nứt của những mảnh gỗ vụn trôi nổi đi qua các nhánh biển khá rộng. Và tôi thấy rằng, một số loài đúng là tồn tại trong trạng thái này mà không hề bị hư hỏng khi bị chìm trong nước biển trong suốt 7 ngày: một trong số những loài giáp xác này là loài Helix pomatia, tôi đặt nó vào nước biển trong 20 ngày và nó vẫn hồi phục được hoàn toàn. Do loài này có một lớp vảy bàng đá vôi dày, nên tôi gõ bỏ lớp vảy đó và khi nó hình thành nên một lớp màng mới, tôi lại đặt nó vào nước biển mười bốn ngày nữa, và nó vẫn phục hồi và bò đi; tuy nhiên, chúng ta vẫn cần tiến hành thêm nhiều thí nghiệm nữa theo hướng này.

Sự kiện đáng chú ý nhất và quan trọng nhất đổi với chúng tôi liên quan đến các sinh vật sinh sống trên đảo là sự giống nhau về cấu trúc giữa những sinh vật này với các sinh vật sống trên vùng đất liền gần đó nhất, mặc dù thực sự không thuộc cùng một loài. Có thể đưa ra vô số các ví dụ về điều này. Tôi sẽ chỉ đưa ra một ví dụ, đó là ví dụ của quần đảo Galapagos, nằm dưới đường xích đạo, cách bờ biển Nam Mỹ khoảng 500-600 dặm ở đây, gần như mỗi sản vật của đất liền và biển đều mang một đặc trưng không thể nhầm lẫn của châu Mỹ. Có hai mươi sáu loài chim trêif đất liền, và hai mươi nhăm loài trong số đó được ngài Gould xếp vào các loài đặc hữu, mà người ta giả thiết là được hình thành nên tại quần đảo này; tuy nhiên, sự tương đồng gần gũi của hầu hết các loài chim này với các loài ở châu Mỹ trong từng đặc điểm, trong sự phát triển, dáng vẻ, giọng hót, thì hết sức rõ ràng. Điều này cũng xảy ra tương tự với các loài động vật khác, và với gần như tất cả các loài thực vật, như ngài Hooker đã chỉ ra trong ký sự tuyệt vời của ông về thảm thực vật của quần đảo này. Nhà tự nhiên học này, khi quan sát các sinh vật sinh sống trên những hòn đảo có nguồn gốc từ núi lửa này ở Thái Bình Dương, cách xa đất liền hàng trăm dặm, vẫn có cảm giác như ông đang đứng trên đất Mỹ. Tại sao lại như vậy? Tại sao những loài sinh vật được coi là đã được hình thành nên từ quần đảo Galapagos, và không thể tìm thấy ở một nơi nào khác, lại có thể mang những đặc trưng rõ ràng giống với những loài ở châu Mỹ? Không có gì trong các điều kiện sống, trong đặc điểm địa chất của các hòn đảo, trong độ cao hay khí hậu, hay trong tỷ lệ một số lớp liên quan đến nhau giống với những điều kiện của bờ biển Nam Mỹ: thực tế là giữa hai địa điểm này còn có sự khác biệt đáng kể trên nhiều khía cạnh. Mặt khác, giữa hai quần đảo Galapagos và quần đảo Cape de Verde, sự giống nhau về đặc tính của đất là phát triển từ núi lửa, về khí hậu, độ cao, và quy mô quần đảo lại khá giống nhau: song các loài sinh vật sinh sống trên hai hòn đảo này lại hoàn toàn khác biệt! Các sinh vật trên đảo Cape de Verde giống các sinh vật *của châu Phi, cũng như các sinh vật trên Galapagos giống sinh vật của châu Mỹ. Tôi tin rằng, thực tế rõ ràng này không thể được giải thích bàng quan điểm thông thường về sự sáng tạo độc lập; trong khi trên quan điểm vẫn được duy trì ở đây, thì rõ ràng là quần đảo Galapagos có khà năng tiếp nhận các sinh vật mới, cho dù bằng những phương thức vận chuyển đặc biệt, hay vì trước kia hòn đảo này được nối liền với vùng đất liền thuộc châu Mỹ; còn quần đảo Cape de Verde thì với châu Phi; và những sinh vật mới đó có thể đã biến đổi; tuy nhiên nguyên tắc của di truyền vẫn làm lộ ra nguồn gốc ban đầu của chúng.

Có thể đưa ra rất nhiều hiện tượng tương tự; thực sự thì có một nguyên tắc gần như phổ biến là, các loài sinh

vật đặc hữu trên các hòn đảo luôn có sự liên quan đến các sinh vật ở châu lục gần hòn đảo đó nhất, hoặc ở những quần đảo khác gần đó. Có rất ít ngoại lệ, và phần lớn các ngoại lệ này đều có thể giải thích được. Vì vậy mà theo chúng tôi được biết từ báo cáo của tiến sĩ Hooker, các thực vật trên vùng đất Kerguelen, mặc dù có vị trí gần châu Phi hơn châu Mỹ, lại có liên quan, và rất mật thiết với các loài sinh vật ở châu Mỹ. Song trên quan điểm cho rằng, hòn đảo này chủ yếu có các loại hạt do đất và đá trên núi băng do các dòng hải lưu mang đến, thì ta hoàn toàn có thể hiểu được trường hợp ngoại lệ này. Niu Di Lân nếu xét về các loài sinh vật đặc hữu cũng có liên quan chặt chẽ hơn với châu Úc, vùng lục địa gần nhất, so với bất kỳ vùng nào khác; và điều này hoàn toàn có thể thấy trước được; song đất nước này rõ ràng cũng liên quan tới Nam Mỹ, một lục địa, tuy gần Niu Di Lân thứ hai sau úc, song lại quá xa xôi và do đó sự liên quan đó lại trở nên khác thường. Song khó khăn này gần như biến mất khi xét trên quan điểm cho rằng, cả Niu Di Lân, Nam Mỹ và các hòn đảo phía Nam khác từ trước đây rất lâu rồi đều đã xuất phát từ một điểm gần như trung gian mặc dù rất xa xôi, đó là từ các quần đảo nam cực, khi mà chúng được bao phủ bởi một lớp phủ thực vật, trước khi thời kỳ băng hà bắt đầu. Sự giống nhau mà tiến sĩ Hooker đã bảo đảm với tôi là có thực, mặc dù không rõ ràng, giữa thảm thực vật ở góc phía tây nam của Úc và mũi Hảo vọng còn là một trường hợp đáng chú ý hơn nhiều, và hiện tại vẫn không thế giải thích nổi; song sự tương đồng này chỉ hạn chế trong phạm vi các loài thực vật, và tôi tin tưởng rằng, một ngày nào đó chúng ta sẽ giải thích được trường hợp này.

Đôi khi chúng ta quan sát được quy luật nào đó khiến cho các loài sinh vật trên một hòn đảo, mặc dù hoàn toàn khác biệt song vẫn liên kết chặt chẽ với các sinh vật trên lục địa gần nhất, được thể hiện trên quy mô nhỏ, song theo một cách thức thú vị, trong giới hạn của cùng một quần đảo. Vì vậy, như tôi đã chỉ ra, nhiều hòn đảo của quần đảo Galapagos có rất nhiều loài sinh vật có quan hệ chặt chẽ với nhau một cách hết sức kỳ lạ, nên các sinh vật trên mỗi hòn đảo riêng biệt, mặc dù hầu như đặc hữu, lại liên quan tới nhau nhiều hơn tới sinh vật ở bất kỳ nori nào khác trên thế giới. Và điều này theo quan điểm của tôi hoàn toàn có thể xảy ra, vì các hòn đảo ở gần nhau đến mức chúng có thể tiếp nhận các sinh vật nhập cư có cùng một nguồn gốc hoặc tiếp nhận các sinh vật của nhau. Song sự khác biệt giữa các sinh vật đặc hữu trên các đảo lại có thể là một luận cứ chống lại quan điểm của tôi; vì chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: tại sao có những hòn đảo ở rất gần nhau, có cùng một đặc trưng địa chất, cùng độ cao, khí hậu, v.v… lại có nhiều loài sinh vật nhập cư lại bị biến đối đi khác nhau cho dù ở mức độ nhỏ. Trong suốt một thời gian dài, luận cứ này vẫn là một khó khăn lớn đối với tôi; song thực ra, luận cứ này phần lớn bắt nguồn từ một sai lầm ăn sâu vào tiềm thức khi cho rằng điều kiện tự nhiên của một đất nước là yếu tố quan trọng nhất đối với một sinh vật nhập cư; trong khi tôi nghĩ rằng, không phải tranh cãi gì nữa, đặc trưng của các loài sinh vật nhập cư khác, mà môi loài phải cạnh tranh, ít nhât cũng là một nhân tô có tầm quan trọng tưcmg đương, và nhìn chung là hơn quyết định khả năng thành công của sự nhập cư. Bây giờ nếu chúng ta xem xét các khu vực khác trên thế giới (tạm gác sang một bên các loài đặc hữu mà chúng ta chưa thể đưa vào ở đây khi đang xem xét xem làm thế nào mà các loài này lại bị biến đổi từ khi nhập cư vào đảo), chúng ta sẽ tìm thấy ở nhiều hòn đảo vô số sự khác biệt. Sự khác biệt này có thể hiểu được theo quan điểm cho rằng, cây phát triển trên các hòn đảo nhờ các phương tiện vận chuyển, lấy ví dụ có 1 hạt giống của một loài thực vật được mang đến một hòn đảo và một hạt giống của một loài khác được mang đến một hòn đảo khác. Vì vậy, trước đây, một loài nhập cư ở lại sinh sống trên bất kỳ một hay nhiều hòn đảo, hoặc sau đó nó được phát tán từ một hòn đảo sang các hòn đảo khác, nó sẽ phải tồn tại trong những điều kiện sống khác nhau ở những hòn đảo khác nhau, vì nó phải cạnh tranh với những nhóm sinh vật khác nhau: ví dụ, một loài thực vật có thể tìm được điều kiện sống phù hợp nhất, với những loài sinh vật đặc hữu phù hợp hơn trên một hòn đảo so với trên một hòn đảo khác, và nó có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công của những kẻ thù phần nào khác nhau. Nếu khi đó nó biến đổi, thì chọn lọc tự nhiên hẳn sẽ nuôi dưỡng những loài khác nhau trên những đảo khác nhau. Tuy nhiên, một số loài sinh vật có thể phát tán và vẫn duy trì những đặc điểm ban đầu của cả nhóm, như chúng ta nhìn thấy trên các lục địa, một số loài sống rải rác rộng khắp song không hề biến đổi gì.

Điều thực sự đáng ngạc nhiên trong trường hợp của quần đảo Galapagos, và ít ngạc nhiên hơn một chút trong một số trường hợp tương tự, là, những loài mới hình thành trên những hòn đảo riêng biệt không nhanh chóng phát tán đi những hòn đảo khác. Song các hòn đảo này, mặc dù có vị trí cực kỳ gần nhau, lại bị ngăn cách bởi các eo biển sâu, hầu hết các eo này đều rộng hơn eo biển Anh và vì vậy không có lý do gì để chúng ta cho rằng, vào thời điểm bất kỳ nào đó trước đây, các hòn đảo này nối liên tục với nhau. Các dòng hải lưu của biển mạnh và chảy ngang qua quần đảo, và hiếm khi có các cơn gió mạnh ở những hòn đảo này. Vì vậy, các hòn đảo thực sự bị ngăn cách với nhau nhiều hơn so với những gì cho thấy trên bản đồ. Tuy thế có rất nhiều loài, kể cả những loài tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, và những loài chỉ có riêng ở quần đảo hiện rất phổ biến ở nhiều quần đảo, và chúng ta, dựa trên những sự kiện nhất định có thể suy luận ra rằng, những loài này có lẽ đã phát tán từ đảo này sang đảo khác. Nhưng chúng ta thường có một quan điểm sai lầm về khả năng các loài có họ gần với nhau xâm chiếm lãnh thổ của nhau, khi các lãnh thổ thông với nhau. Điều ấy cho thấy, nếu một loài sinh vật có được một lợi thế nào đó so với một loài khác, trong một thời gian rất ngấn, nó sẽ thay thế toàn bộ hay một phần loài kia; song nếu cả hai loài đều thích nghi tốt với nơi ở của riêng mình trong tự nhiên, thì có lẽ chúng sẽ duy tri lãnh thổ riêng đó, và giữ riêng cho mình lâu dài. Đã quen với thực tế là, nhiều loài, nhập cư thông qua vật trung gian là con người, đã phát tán nhanh một cách đáng ngạc nhiên sang những nước mới, chúng ta dễ suy đoán rằng, vì thế mà các loài sinh vật sẽ phát tán, song chúng ta cũng nên nhớ rằng, các dạng sống đã nhập cư vào những nước mới, thường không có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài sinh vật bản địa, song là những loài hết sức riêng biệt của một giống riêng, chiếm một tỷ lệ lớn trong rất nhiều trường hợp, như Alph De Candolle đã chỉ ra. Tại quần đảo Galapagos, rất nhiều loài, thậm chí các loài chim, mặc dù đã thích nghi tốt với điều kiện sống liên tục bay từ hòn đảo nọ sang hòn đảo kia, song vẫn hoàn toàn khác nhau; vì vậy, ở đó có 3 loài chim nhại tiếng có quan hệ họ hàng gần gũi, mỗi loài chỉ sinh sống trên một hòn đảo của riêng nó. Bây giờ hãy giả sử rằng, loài chim nhạn của đảo Chatham bị gió mang đến đảo Charles, nơi cũng có một loài chim nhạn riêng: nếu như vậy, tại sao loài chim này lại có thể phát triển được ở đây? Chúng ta có thể suy luận rằng, trên đảo Charles đã có đầy những loài riêng biệt của mình, vì mỗi năm, số trứng được sinh ra là rất lớn và các loài trên đảo Charles có chung những đặc điểm giống như trên đảo Chatham. Ngài c. Lyell và ông Wollaston đã nói chuyện với tôi về một sự kiện nổi bật về chủ đề này, cụ thể là: Madeira và hòn đảo nhỏ Porto Santo tiếp giáp với Madeira có rất nhiều lòài giáp xác trên cạn đặc hữu song mang tính đại diện, một số sống trong những khe đá; và mặc dù có rất nhiều đá hàng năm được vận chuyển từ Porto Santo đến Madeira, song các loài của đảo Porto Santo vẫn chưa xâm chiếm đảo Madeira; tuy nhiên, cả hai hòn đảo đều có một số loài giáp xác của châu âu. Những loài này rõ ràng có lợi thế so với các loài bản địa. Từ các cân nhắc này, tôi nghĩ rằng chúng ta không cần phải quá ngạc nhiên về vấn đề tại sao các loài đại diện và các loài đặc hữu cư trú ở các hòn đảo trong quần đảo Galapagos lại không phát triển rộng khắp từ đảo này sang đảo khác. Trong nhiều trường hợp khác, giống như các vùng trên cùng một lục địa, cần phải đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra sự tương đồng của các loài trong cùng một điều kiện sống. Vì vậy, mặc dù các vùng đông nam và tây nam của úc có cùng điều kiện tự nhiên,và lại được hợp thành một khối nhờ đất liền liên tục, song chúng vẫn có vô số các loài thực vật, chim và động vật có vú đặc hữu.

Những nguyên lý quy định tính chất chung của quần thể động vật và quần thể thực vật trên các đảo đại dương có thể được áp dụng trên diện rộng lớn nhất. Nguyên lý đó chính là những sinh vật khi không giống nhau hoàn toàn, nhưng rõ ràng có quan hệ với những sinh vật ngụ cư vùng mà từ đó những sinh vật xâm chiếm lúc nào cũng sẵn sàng xuất hiện – những kẻ xâm chiếm này sau đó biến đổi theo chiều hướng tích cực và trở nên thích nghi hơn với nơi ở mới của chúng. Chúng ta nhìn thấy nó trên tất cả các ngọn núi. ở trên tất cả các hồ và trong tất cả các đầm lầy. Đối với loài sống ở núi Alpơ, trừ ra trong những dạng thực vật ‘ương tự nhau cho đến nay, chủ yếu là cây cối, đã lan rộng xhăp thế giới trong kỷ nguyên Băng hà, có mối quan hệ với những cây cối bao mọc trên vùng đất thấp lân cận; do vậy ở vùng Nam Mỹ có các con chim bắt ruồi Alpơ, loài gặm nhấm Alpơ, các cây cối Alpơ… tất cả đều là dạng của nước Mỹ; và hiển nhiên là một quả núi khi đang trong quá trình trồi chậm chạp lên thì một cách tự nhiên những sinh vật từ các vùng đồng bằng xung quanh sẽ chiếm cứ quả núi đó. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các sinh vật sống ở hồ và đầm lầy, chỉ trừ ra một điều là những phưomg thức giúp vận chuyển dễ dàng đã góp phần thúc đẩy sự lan tỏa rộng khắp của cùng những hình thái như nhau trên nhiều nơi của trái đất. Những đặc tính của đa số các động vật mù sống trong hang vùng châu Mỹ và châu âu, và nhiều trường hợp tương tự khác cung cấp các thí dụ cho sự áp dụng của cùng nguyên lý ấy. Khi mà trong hai vùng, dù ở cách xa nhau thế nào đi chăng nữa, người ta bao giờ cũng gặp những dạng loài rất giống nhau hay tiêu biểu; bất cứ ở đâu khi con người bắt gặp những loài có quan hệ gần gũi với nhau, thì họ cũng thấy ở đấy có nhiều hình thái mà một số nhà tự nhiên học coi là những loài khác biệt và những nhà tự nhiên học khác lại coi chúng là biến thể; đó là hai điểm mà theo tôi là không thể chối cãi được; vậy mà các loại hình mập mờ đó lại chứa đựng những bước chuyển tiếp trong qua trình tiến hóa dần dần chậm chạp.

Người ta có thể chứng minh bằng cách này hay cách khác mối quan hệ giữa sức manh và tầm di cư của một loài, hoặc là tại thời điểm hiện tại hoặc là ở một thời điểm trước đó trong các điều kiện sống thay đổi; và sự tồn tại một loài họ hàng với chúng ở một nơi xa xôi nào đó trên quả đất này. Ông Gould cách đây đã lâu nói với tôi rằng trong những chi họ chim mà trải rộng khẳp thế giới, rất nhiều loài trong số chúng có tầm hoạt động rất rộng. Tôi cho rằng quy luật này nói chung là đúng, mặc dù rất khó để có thể chứng minh. Trong số các loài động vật có vú, chúng ta chứng kiến điều này được thể hiện hết sức rõ nét ở những con dơi, và ở mức độ thấp hơn là ở Felidae và Calnidae. Chúng ta sẽ nhận ra nó nếu đem so sánh những con bướm và con bọ cánh cứng. Và cũng như vậy đối với đa số sinh vật nước ngọt, mà vô số chi của chúng xuất hiện khắp trên thế giới, cũng như rất nhiều cá thể có tầm hoạt động rất lớn. Điều này không có nghĩa là trong thế giới của những chi tầm xa, tất cả các loài đều có tầm hoạt động rộng, và thậm chí là chúng có mức độ rộng trung bình mà chỉ có thể là vài loài lan rất rộng; vì những sự hỗ trợ mà nhờ đó các loài tầm rộng biến đổi và tạo ra những dạng thức mới sẽ chủ yếu quyết định tầm trung bình của chúng. Chẳng hạn hai biến thể của cùng một loài cư ngụ ở châu âu và châu Mỹ, và như thế tức là loài này có tầm hoạt động cực xa; nhưng nếu sự biến đổi mạnh hơn rnột chút, thì hai biến thể này đã có thể được xếp vào dạng loài, và tầm hoạt động chung do vậy sẽ bị giảm đáng kể. Nó vẫn còn hàm chứa một điều, mặc dù ít rõ ràng, là nếu một loài có khả năng vượt qua các rào cản dễ dàng và xuất hiện nhiều nơi, chẳng hạn như trường hợp của những con chim có đôi cánh khỏe mạnh, nhất định sẽ có tầm hoạt động lớn vì chúng ta không nên quên để có tầm hoạt động rộng không chỉ hàm ý sức mạnh đê vượt qua các chưởng ngại vật, mà quan trọng hơn đó là sức mạnh để chiến thắng trong cuộc đấu tranh sinh tồn với những kẻ cạnh tranh trên những vùng đất xa xôi. Nhưng khi đứng trên quan điểm tất cả các sinh vật đều bắt nguồn từ một cặp cha mẹ chung duy nhất, mặc dù bất giờ đã bị mang đến những điểm hẻo lánh nhất của trái đất, chúng ta phải tìm thấy và đó là quy luật chung cho thấy ít nhất vài loài có tầm hoat động rất rộng; vì nó là cần thiết cá thể gốc không biến đoi phân bố rộng khắp, trải qua sự biến chuyển trong quá trình phát tán, và đã sống trong nhưng trong điều kiện đa dạng phong phú thích hợp cho việc chuyển đổi con cháu của chúng, đầu tiên thành các biến thể mói và cuối cùng thành loài mới.

Khi xem xét sự phân bố rộng lớn của một số chi nhất định, chúng ta nên luôn nhớ một số chi là cực kỳ co đại, và chắc đã phải tách nhánh khỏi bố mẹ chung tại một thời điểm xa xưa; để cho trong những trường hợp như thế, có vô khối thời gian cho những thay đổi khi hậu và địa chất mạnh mẽ và cho những tai nạn trong quá trình vận chuyên; kết quả là đối với sự di trú của một vài loài tới tất các vùng trên thế giới, những nơi mà chúng có thể đã bị sửa đổi ít theo mối quan hệ của nó với điều kiện mới của chúng. Chủng ta cũng có vài lý do để tin rằng, dựa vào các bằng chứng địa chất học rằng những sinh vật bé trong mỗi lớp lớn; thông thường thay đổi với tốc độ chậm hơn so với dạng thức cao hơn; và kết quả là các dạng thức thấp hơn có cơ hội tốt hơn để lan tỏa rộng mà vẫn giữa lại được đặc điểm cụ thể tương tự. Thực tế này, cùng với hạt giống và trứng của nhiều dạng thức thấp rất bé và thích nghi tốt hơn cho sự vận chuyển đi xa có lẽ sẽ giải thích cho một quy luật mà lâu nay con người đã quan sát thấy và sau này được ông Alph de Candolle thảo luận đặc biệt liên quan đến cây cối, tức là bất cứ nhóm sinh vật nào càng thấp thì chúng càng dễ dàng lan tỏa rộng.

Mối quan hệ mà chúng ta vừa mới bàn tới – Các sinh vật thấp và chậm biến đổi trải khắp rộng lớn hơn các sinh vật cao; vài loài thuộc chi có tầm hoạt động rộng bản thân chúng là hoạt động rộng; những thực tế như các sinh vật sống trên núi cao, ở hồ và trên đầm lầy có liên hệ (với những ngoại lệ trước đó đã nêu ra) với những cá thể sổng tại vùng đất thấp và khô xung quanh, mặc dù điều kiện của những vùng đất này là rất khác biệt; mối quan hệ hết sức gần gũi của các loài đặc hữu mà sống trên các đảo thuộc cùng một quần đảo; và nhất là mối quan hệ đáng chú ý của những cư dân của toàn bộ mỗi quần đảo hay đảo với những cá thể trên vùng đất liền gần nhất, theo tôi nghĩ – là không thể giải thích được nếu dựa trên quan điểm hiện tại về sự sáng tạo riêng rẽ mồi loài. Nhưng chúng ta có thể giải thích tốt các mối quan hệ này nếu dựa vào quan điểm về quá trình thuộc địa hóa từ nguồn gần nhất và sẵn sàng nhất, cùng với biến đổi và sự thích nghi tốt hơn sau này của các cá thể định cư mới với ngôi nhà mới của chúng.

Tóm tắt chương hiện tại và các chương trước – Trong những chưomg này tôi đã cố gắng chứng minh rằng nếu chúng ta chấp nhận trong chừng mực có thể sự hiểu biết của chúng ta về toàn bộ ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và độ cao vùng đất, mà chắc chắn đã xuất hiện trong giai đoạn gần đây, và của những thay đổi khác mà có lẽ đã xuất hiện trong cùng thời gian đó; nếu chúng ta nhớ là chúng ta rất ít kiến thức về nhiều phương cách kỳ lạ của sự vận chuyển không thuờng xuyên – một chủ đề mà từ trước tới nay vẫn chưa được kiểm chứng nghiêm túc; nếu chúng ta không quên là một loài có thể đã thường hay trải khắp liên tục trên một khu vực rộng lớn, và sau đó bị tuyệt chủng trong những miền đất trung gian thì tôi nghĩ khó để tin rằng tất cả các cá thể thuộc cùng một loài, cho dù ở nơi đâu, là con của cùng cha mẹ, là không thể không giải thích được. Và chúng ta đi tới kết luận này, mà nhiều nhà tự nhiên học đã rút ra trong sự chỉ định của những trung tâm đơn lẻ của sự sáng tạo, bởi một vài suy xét chung, nhất là từ tầm quan trọng của các rào cản và từ sự phân bố tương đồng của những tiểu chi và họ.

Khi nói đến các loài riêng biệt thuộc cùng một chi, mà theo lý thuết của tôi chúng đã phải trải ra từ một nguồn bố mẹ; nếu như chúng ta trong chừng mực cho phép chấp nhận sự thiểu hiểu biết của mình như trước, và nhớ rằng một vài dạng sống thay đổi chậm nhất, và thời gian chúng di cư là vô cùng dài thì tôi không nghĩ rằng những khó khăn là không thể vượt qua; cho dù những khó khăn đó trong trường hợp này và trường hợp của các cá thê thuộc cùng một loài là rất đáng sợ.

Khi đưa ra ví dụ minh họa về các ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đến sự phân bố, tôi đã cố thử nêu ra tầm quan trọng vô cùng của ảnh hưởng của kỷ Băng hà, mà tôi hoàn toàn tin rằng nó đã ảnh hưởng cùng lúc tới toàn bộ trái đất hay ít nhất là tới vành đai phía nam. Như chúng ta đã thấy, phương cách vận chuyển không thường xuyên đa dạng như thế nào, tôi đã thảo luận khá dài về phương cách phân tán các sinh vật nước ngọt.

Nếu như những khó khăn không phải là không thể vượt qua trong việc thừa nhận theo thời gian dài các cá thể của cùng một loài, và tương tự như thế của các loài họ hàng, đã phát triển từ cùng một nguồn; thì tôi nghĩ tất cả các thực tế quan trọng nhất của sự phân bố địa lý có thể giải thích được dựa vào lý thuyết về sự di cư (thông thường của nhiều dạng thức sống nổi trội hơn), cùng với sự biến đổi và nhân bản các dạng sống mới sau đó. Chúng ta nhờ đó có thể hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của những rào cản, là nước hay đất liền, mà cách ly vài thảm động vật và thực vật. Chúng ta nhờ đó có thể hiểu sự địa phương hóa của những tiểu chi, chi và họ; và như thế nào mà ở những độ cao khác nhau, chẳng hạn như vùng Nam Mỹ, các sinh vật sống trên đồng bằng và cao nguyên, trong rừng, hồ và trên đầm lầy, sa mạc lại liên hệ một cách vô cùng bí hiểm với các thực thể tuyệt chủng mà trước đó đã cư ngụ trên cùng một lục địa . Khi nhớ là mối quan hệ tương tác của các sinh vật là quan trọng nhất, chúng ta có thể hiểu tại sao hai vùng cỏ điều kiện tự nhiên gần như giống nhau lại thường có những dạng sống rất khác nhau tồn tại trên đó; bởi vì theo dòng thời gian kể từ khi các sinh vật mới tới một vùng; theo bản năng tự nhiên cho phép những dạng nhất định nhưng không cho phép những dạng khác xâm nhập vào với số lượng ít hoặc nhiều. Đúng hay không những sinh vật xâm nhập vào lại phải ít nhiều cạnh tranh trực tiếp với nhau và với sinh vật bản địa; và tùy thuộc vào khả năng của những sinh vật di cư biến đổi ít hay nhiều, có thể xảy ra trong các vùng khác nhau, độc lập về điều kiện tự nhiên, những điều kiện sống vô cùng đa dạng – có thể có vô số những tác động và phản ứng hữu cơ – chúng ta phải tìm thấy, như chúng ta đã tìm thấy, một số nhóm các cơ thể sống thay đổi rất nhiều và nhóm khác lại thay đổi rất ít – một số phát triển vô cùng mạnh mẽ, một số cực kỳ ít ỏi – trong những vùng địa lý rất khác biệt trên thế giới.

Dựa vào chính những nguyên lý này, chúng ta có thể hiểu, như tôi đã cố gắng chứng minh, tại sao các đảo ngoài đại dương lại chỉ có ít sinh vật tồn tại nhưng đa phần chúng là có tính chất địa phương và đặc biệt; và tại sao, trong mối quan hệ với phương cách di cư, một nhóm cơ thế sống, thậm chí trong cùng một lớp, toàn bộ loài của nó lại có tính địa phương cục bộ, và các loài của nhóm khác lại phổ biến trên các vùng khác của thế giới. Chúng ta có thể thấy tại sao toàn bộ nhóm của các sinh vật, như các động vật có vú trên cạn và dạng ếch nhái, lại vang mặt trên các đảo đại dương, trong khi những hòn đảo cách ly nhất lại có những loài động vật có vú bay được kỳ lạ của riêng chúng hay các con dơi. Chúng ta có thể hiểu tại sao phải có những mối quan hệ nhất định giữa sự xuất hiện của các động vật có vú, trong điều kiện biến đổi ít hay nhiều, với độ sâu của vùng biển giữa một hòn đảo và đẩt liền. Chúng ta có thể hiểu rõ tại sao tất cả các cư dân trên một quần đảo, mặc dù tồn tại trên các hòn đảo khác biệt, lại có moi quan hệ gần gũi với nhau, và tương tự vậy, có quan hệ nhưng kém gần gũi hơn với những sinh vật sống ở lục địa gẩn nhất hay từ các nguồn khác mà từ đó những sinh vật di cư bất nguồn. Chúng ta có thể hiểu tại sao trong hai khu vực, cho dù cách rất xa nhau, lại có sự tương tác, trong sự xuất hiện của các loài giống nhau, giữa các biến thể, giữa các loài đang bị nghi ngờ, và giữa những loài đặc hữu và điển hình.

Như ông Edward Forbes khi còn sống thường khăng định là có một sự tương đồng trong các quy luật cúa sự sống khắp không gian và thời gian: các quy luật điều chính sự kế thừa của các dạng thức trong quá khứ gần giống như những quy luật điều chỉnh trong gian đoạn hiện tại nhưng khác biệt trong những khu vực khác nhau. Chúng ta nhìn thấy nó trong nhiều thực tế. Sự tồn tại của mỗi loài và nhóm loài là liên tục theo thời gian; vì ngoại lệ đối với quy luật này ít đến mức mà chúng được coi là do chúng ta chưa phát hiện ra trong các dạng trung gian ở đây, nhưng xuất hiện trước và sau: tương tự như thế trong không gian, một quy luật chung là khu vực chỉ có một loài duy nhất sinh sống, hay một nhóm loài, là liên tục; và những ngoại lệ, không phải là hiếm, như tôi đã cố thử làm rõ, được giải thích nhờ vào sự di cư tại một giai đoạn nào trước đó trong các điều kiện khác nhau hoặc nhờ vào các phương cách vận chuyển đặc biệt, và nhờ vào những loài đã bị tuyệt chủng trên vùng đất trung gian. Xét cả về mặt không gian và thời gian, loài và nhóm loài có các điểm mà tại đó chúng phát triển mạnh nhất. Nhóm loài, thuộc về hoặc là một giai đoạn thời gian nhất định, hay vào một khu vực nhất định, thường hay có những đặc điểm tiểu biểu là các đặc điểm không quan trọng, như là màu sắc của đường vân. Khi xét tới các giai đoạn kế thế thừa lâu dài, như là xét đến các vùng xa xôi trên khắp thế giới, chúng ta nhận thấy vài sinh vật khác biệt ít, trong khi đó những sinh vật thuộc về một lớp khác, hay một bộ khác, hay thậm chí chỉ thuộc về một họ khác của cùng bộ, lại khác nhau rất nhiều. Trong cả không gian và thời gian những thành viên thấp hơn của mỗi lớp thường thay đổi ít hơn là những thành viên cao hơn; nhưng trong cả hai trường hợp đều cỏ ngoại lệ đáng chú ý. Đứng trên quan điểm của tôi thì những mối quan hệ này trên khắp không gian và thời gian là có thể giải thích được; vì cho dù chúng ta nhìn vào các dạng thức sống thay đổi qua các thế hệ kế tiếp nhau trên cùng một khu vực của thế giới, hay nhìn vào những dạng có sự thay đổi sau khi di cư tới những vùng đất xa xôi, trong cả hai trường hợp các dạng trong mồi lớp đã liên kết với nhau bởi sự ràng buộc của thế hệ thống thường; và nếu hai dạng thức càng gần nhau về huyết thống, thì chúng càng gần nhau hơn theo thời gian và không gian; trong cả hai trường hợp, các quy luật của sự biến đổi là như nhau, và các sự chỉnh sửa đã được tích tụ bởi cùng sức mạnh của sự lựa chọn tự nhiên.

Bình luận
720
× sticky