Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Quốc Gia Khởi Nghiệp – Sách nói miễn phí mp3 audio book

Chương 7: Nhập Cư

Tác giả: Dan Senor - Saul Singer

Thách thức từ ông chủ Google

Người nhập cư không sợ bắt tay lại từ đầu.

Họ được định nghĩa là những con người thích mạo hiểm.

Quốc gia của người nhập cư là quốc gia của những tay chơi khởi nghiệp.

– GIDI GRINSTEIN –

Năm 1984, Shlomo (Neguse) Molla rời ngôi làng nhỏ của mình ở phía Bắc Ethiopia cùng 17 người bạn, quyết tâm đi bộ đến Israel. Lúc đó cậu mới 16 tuổi. Macha, ngôi làng hẻo lánh mà Molla lớn lên, gần như không có liên hệ với thế giới hiện đại – không nước máy, không điện và không đường dây điện thoại. Ngoài nạn đói tàn khốc đang bủa vây khắp đất nước, người Do Thái Ethiopia còn phải sống dưới một chế độ bài Do Thái hà khắc do chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ.

“Chúng tôi luôn mơ ước được đến Israel”, Molla nói. Cậu được nuôi dưỡng trong một gia đình Do Thái theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Cậu và những người bạn dự tính đi bộ về phía Bắc – từ Ethiopia đến Sudan, Sudan đến Ai Cập, băng qua Sa mạc Sinai, và từ Sinai đến với khu đô thị phía Nam của Israel là Beersheba; sau đó họ sẽ tiếp tục đi đến Jerusalem[90].

Cha của Molla đã bán một con bò để trả cho người dẫn dường 2 USD, nhờ chỉ đường cho lũ trẻ ở chặng đầu trong cuộc hành trình. Chúng đi bộ cả ngày lẫn đêm trên đôi chân trần, với vài điểm dừng chân, băng qua sa mạc và tiến vào rừng rậm ở phía Bắc Ethiopa. Ở đó lũ trẻ đối mặt với hổ, rắn rồi bị bọn cướp trấn lột tiền bạc và thức ăn. Nhưng Yella cùng nhóm bạn vẫn tiếp tục đi bộ hàng trăm dặm trong một tuần để đến biên giới phía bắc của Ethiopia.

Khi vào đến Sudan, lũ trẻ đã bị lính biên phòng Sudan truy đuổi. Bạn thân nhất của Molla bị bắn và bị giết chết, số còn lại bị trói, tra tấn và tống vào tù. Sau 91 ngày, bọn trẻ được đưa vào trại tị nạn Gedaref ở Sudan, tại đây Molla gặp một người đàn ông da trắng nói năng khó hiểu nhưng rõ ràng là người hiểu: “Ta biết cháu là ai, và ta biết cháu muốn đi đâu”, ông nói với đứa trẻ “Ta ở đây để giúp cháu”. Đây mới là lần thứ hai trong đời Molla nhìn thấy một người da trắng. Ngày hôm sau ông ta quay lại, tống lũ trẻ lên trên một xe tải và lái băng qua sa mạc trong suốt năm giờ liền cho tới khi đến một bãi hạ cánh hẻo lánh.

Tại đây, đám trẻ bị đẩy lên một máy bay cùng với hàng trăm người Ethiopia khác. Đây là một phần trong nỗ lực bí mật của chính phủ Israel; sứ mệnh không vận năm 1984, còn gọi là Chiến dịch Moses, đã mang hơn tám ngàn người người Do Thái Ethiopia đến Israel[91]. Độ tuổi trung bình của những người này là 14. Một ngày sau khi đặt chân xuống Israel, tất cả đều có quyền công dân. Leon Wieseltier của tờ New Republic khi đó viết rằng Chiến dịch Moses rõ ràng là “một ý nghĩa kinh điển của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái: Phải tồn tại một nhà nước mà người Do Thái không cần thị thực khi đến đấy”[92].

Giờ đây, Molla là thành viên trong Quốc hội Israel, ông là một trong hai người Ethiopia duy nhất được bầu vào cơ quan này. “Chuyến bay chỉ kéo dài bốn giờ, nhưng dường như có một khoảng cách của 400 năm giữa Ethiopia và Israel vậy”, Molla cho chúng tôi biết.

Đến từ một nông thôn lạc hậu, gần như cộng đồng người Ethiopia nhập cư vào Israel đều không biết đọc hay viết, thậm chí là Amharic, tiếng mẹ đẻ của họ. “Chúng tôi không có xe hơi, không có nền công nghiệp. Chúng tôi không có siêu thị, cũng không có ngân hàng”, Molla kể lại thời gian ở Ethiopia.

Bảy năm sau Chiến dịch Moses là Chiến dịch Solomon, trong đó 14.500 người Do Thái Ethiopia đã được đưa đến Israel bằng máy bay. Nỗ lực này dùng tới 34 máy bay vận tải của Không quân Israel và của hãng El Al, cùng một máy bay của Ethiopia. Toàn bộ loạt chiến dịch không vận này diễn ra trong hơn 36 giờ.

“Trong chuyến bay số chín, tay vịn giữa các ghế đã được nâng lên. Năm, sáu hay thậm chí bảy người Ethiopia, bao gồm trẻ em, ngồi chật cứng trong hàng ghế vốn chỉ dành cho ba người một cách vui vẻ. Không ai trong số họ từng đi máy bay, và có lẽ không biết ngồi như thế là không bình thường”[93], Thời báo New York viết.

Một chuyến bay khác từ Ethiopia đã lập thế giới: 1.122 hành khách có mặt trên một chiếc 747 El Al. Những người lập kế hoạch dự định chỉ chở 760 người, nhưng vì hành khách ai cũng gầy, nên hàng trăm người khác đã được chèn thêm vào. Hai đứa trẻ đã được sinh ra trong chuyến bay. Hàng trăm hành khách bước lên máy bay với đôi chân trần và hoàn toàn không có hành lý. Vào cuối thập kỷ đó, Israel đã tiếp nhận khoảng 40 nghìn người nhập cư Ethiopia.

Làn sóng người Ethiopia nhập cư đã trở thành gánh nặng kinh tế khổng lồ cho Israel. Gần một nửa số người trưởng thành Ethiopia từ 25 đến 54 tuổi không có việc làm, và đa số người Israel gốc Ethiopia sống nhờ trợ cấp chính phủ. Molla dự báo ngay cả với những chương trình tiếp nhận nhập cư mạnh mẽ và được tài trợ mạnh của Israel, cộng đồng Ethiopia cũng sẽ không hoàn toàn hòa nhập và tự lập được trong ít nhất là một thập niên nữa.

“Lấy bối cảnh nơi họ vừa rời khỏi cách đây không lâu, điều này sẽ mất thời gian”, Molla cho biết. Trải nghiệm của người nhập cư Ethiopia tương phản rõ rệt với trải nghiệm của những người đến từ Liên Xô cũ, phần lớn họ đến Israel gần như cùng lúc với Chiến dịch Solomon. Câu chuyện thành công của làn sóng này có thể tìm thấy ở những nơi như trường trung học Shevach-Mofet.

Các học sinh đã chờ được một lúc, với sự háo hức thường dành cho các ngôi sao nhạc rock. Rồi khoảnh khắc đó cũng đến. Hai người Mỹ bước vào qua cửa hậu, bắt tay cánh phóng viên và những nhóm người xung quanh. Đây là chặng dừng chân duy nhất của họ tại Israel, ngoài Văn phòng Thủ tướng.

Những người sáng lập Google sải bước vào hội trường, và đám đông reo lên. Những học sinh không thể tin vào mắt mình. “Sergey Brin và Larry Page… đang ở trong trường chúng tôi”, một học sinh tự hào nhớ lại. Điều gì đã khiến cặp đôi lừng danh nhất thế giới công nghệ đến ngôi trường Israel này, mà không phải nơi nào khác?

Câu trả lời có ngay khi Sergey Brin cất lời. “Thưa các quý ông và quý bà, các chàng trai và cô gái”, anh nói bằng tiếng Nga, sự lựa chọn ngôn ngữ này tạo ra tràng pháo tay không dứt. “Tôi rời Nga khi mới sáu tuổi”, Brin tiếp tục “Tôi đến Mỹ. Giống như các bạn, cha mẹ tôi là người Nga gốc Do Thái điển hình. Cha tôi là giáo sư toán. Họ đều có quan điểm nhất định với việc học. Và tôi nghĩ mình có thể liên hệ với nơi này, vì tôi được kể rằng trường các bạn gần đây đã giành được 7 trong tổng số 10 giải thưởng tại một cuộc thi toán toàn quốc”, Brin tiếp tục.

Lần này các học sinh vỗ tay cho chính thành tích của họ. “Nhưng điều mà tôi phải nói,” Brin tiếp tục, cắt ngang tràng pháo tay, “cũng chính là điều cha tôi sẽ hỏi – “Thế ba giải lại thì sao?”[94]

Hầu hết học sinh tại Shevach-Mofet, giống Brin, đều là thế hệ thứ hai của người Nga gốc Do Thái. Shevavh-Mofet tọa lạc tại khu vực công nghiệp ở phía Nam Tel Aviv, phần nghèo hơn của thị trấn, và nhiều năm liền nổi danh là một trong những ngôi trường khó ưa nhất thành phố.

Chúng tôi biết về lịch sử ngôi trường từ Natan Sharansky, người nhập cư Xô Viết gốc Do Thái nổi tiếng nhất Israel. Ông trải qua mười bốn năm trong các nhà tù và trại lao động trong khi tranh đấu cho quyền di cư, và là một “refusenik” nổi tiếng nhất – cụm từ dùng để chỉ những người Xô Viết gốc Do Thái bị từ chối quyền được di cư. Ông trở thành phó thủ tướng Israel chỉ vài năm sau khi được đi khỏi Liên bang Xô Viết. Ông đùa với chúng tôi rằng trong đảng Người Nga nhập cư của Israel mà ông thành lập không lâu khi đến, các chính trị gia tin rằng họ nên noi gương kinh nghiệm của cá nhân ông: Đi tù trước khi bước vào con đường chính trị, không còn cách nào khác cả.

Sharansky nói với chúng tôi tại nhà riêng ở Jerusalem rằng: “Tên ngôi trường là Shevach (tạm dịch: Lời khen ngợi)”. Đây là ngôi trường trung học thứ hai mở tại Tel Aviv, khi thành phố này được xây mới vào năm 1946. Nó là một trong số những trường mà thế hệ mới của người Israel bản địa đến học. Nhưng vào đầu những năm 1960, “các cơ quan chức năng bắt đầu thử nghiệm chương trình hòa nhập, hơi giống nước Mỹ”, ông giải thích. “Chính quyền nói chúng ta không thể có những ngôi trường sabra thế tục, chúng ta phải đem những người nhập cư từ Morocco, Yemen và Đông Âu – hãy trộn tất cả lại”[95].

Trong khi ý tưởng này có vẻ tốt, nhưng việc thực hiện ý tưởng thì rất tệ. Vào đầu những năm 1990, khi những làn sóng người Nga gốc Do Thái bắt đầu đổ bộ vào Israel sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, ngôi trường trở thành một trong những trường tệ nhất thành phố, và chủ yếu được biết đến do nạn phạm tội. Lúc đó, Yakov Mozganov, một người nhập cư mới, từng là giáo sư môn toán tại Liên bang Xô Viết, được tuyển vào trường làm bảo vệ. Điều này rất phổ biến vào thời kỳ đó: Những người Nga có bằng tiến sĩ hay kỹ sư đến với số lượng quá đông đến nỗi họ không thể tìm được việc làm trong các lĩnh vực của chuyên môn của mình, đặc biệt khi họ vẫn đang học tiếng Hebrew.

Mozganov quyết định rằng ông sẽ mở một trường buổi tối cho học sinh mọi lứa tuổi – bao gồm c người lớn – những người muốn học thêm về khoa học hay toán, trong các phòng học của trường Shevach. Ông tuyển dụng những người Nga nhập cư có bằng cấp cao đang thất nghiệp hoặc làm việc thời vụ để dạy cùng ông. Họ gọi đây là “Mofet”, một từ viết tắt tiếng Hebrew của những từ “toán học”, “vật lý” và “văn hóa”, đồng thời cũng có nghĩa là “sự xuất sắc”. “Lớp học ngoài giờ của Nga” thành công tới mức về sau được hợp nhất chung với ngôi trường để trở thành Shevach-Mofet. Việc nhấn mạnh về các môn khoa học tự nhiên và sự hoàn hảo không chỉ trên danh nghĩa, mà còn phản ánh những đặc tính mà những người nhập cư mới từ Liên bang Xô Viết đem theo đến Israel.

Người dân nhập cư cũng góp phần tạo ra phép màu kinh tế Israel, không kém gì các yếu tố khác. Lúc mới lập quốc năm 1948, dân số Israel là 806 nghìn người. Ngày nay, con số này là 7,1 triệu người; dân số của đất nước đã tăng gần chín lần trong 60 năm. Dân số đã tăng gấp hai chỉ trong vòng ba năm đầu tiên, làm chính quyền mới hoàn toàn choáng ngợp. Như một nghị sĩ quốc hội khi đó nói, phải chi họ làm việc có kế hoạch thì đã không đón nhận quá nhiều người như vậy. Công dân Israel sinh tại nước ngoài hiện chiếm hơn 1/3 dân số cả nước, gần gấp ba lần tỉ lệ tương tự của nước Mỹ. Chín trong số 10 người Do Thái Israel hoặc là dân nhập cư, hoặc là con cháu thế hệ thứ nhất hay thứ hai của dân nhập cư.

David McWilliams, một nhà kinh tế người Ailen từng sống và làm việc tại Israel từ năm 1994, có phương pháp luận đầy màu sắc của riêng mình, không quá hàn lâm để minh họa các dữ liệu nhập cư: “Trên thế giới, bạn có thể nhận ra sự đa dạng dân số ra sao thông qua mùi thức ăn trên đường phố và danh mục món ăn trong thực đơn. Tại Israel, bạn có thể ăn gần như bất kỳ đặc sản nào, từ Yemen đến Nga, từ món ăn Địa Trung Hải thật sự cho đến bánh sừng bò Mỹ. Nấu ăn là việc mà hàng lớp người Do Thái nghèo khổ chọn làm khi đặt chân đến Israel, sau khi bị đá ra khỏi Baghdad, Berlin và Bosnia”[96].

Israel giờ đây là nhà của hơn 70 quốc tịch và nền văn hóa khác nhau. Song các sinh viên mà Sergey Brin đang nhắc đến thuộc làn sóng nhập cư lớn nhất trong lịch sử Israel. Trong giai đoạn 1990 đến 2000, 800 nghìn công dân của Liên Xô cũ đã nhập cư vào Israel; trong đó nửa triệu người đầu tiên đến chỉ trong vòng ba năm. Tổng hợp lại, họ đã đóng góp 1/5 cho tổng dân số Israel vào cuối những năm 1990. Nếu so sánh với dân số Mỹ, sẽ là một trận lụt của 62 triệu người nhập cư và tị nạn đến quốc gia này trong vòng một thập kỷ tiếp theo.

“Khi còn ở Liên bang Xô viết, chúng tôi được nhận chung bầu sữa kiến thức rằng bởi vì bạn l vốn chẳng có ý nghĩa tích cực gì với chúng tôi cả, ngoài việc chúng tôi là nạn nhân của chủ nghĩa bài Do Thái – nên bạn phải đặc biệt vượt trội ở lĩnh vực của mình, dù đó là cờ vua, âm nhạc, toán học, y dược hay múa ba lê… Đó là cách duy nhất để xây dựng vài lớp bảo vệ cho chính bạn, vì lúc nào bạn cũng luôn xuất phát sau thiên hạ”.

Kết quả là dù người Do Thái chỉ chiếm khoảng 2% dân số Liên Xô, họ lại chiếm “khoảng 30% số bác sĩ, 20% số kỹ sư, v.v…” Sharansky nói với chúng tôi.

Đây cũng là đặc tính Sergey Brin hấp thụ từ cha mẹ người Nga của mình, và là nguồn gốc của cạnh tranh mà Brin thấy được ở các học sinh Israel trẻ tuổi. Nó cũng mang tới một ý niệm mơ hồ của bản chất nguồn nhân lực mà Israel nhận được khi “cửa xả lũ” Xô Viết được mở vào năm 1990.

Đây thật sự là một thách thức không nhỏ khi phải nghĩ cách làm gì với dòng người nhập cư tuy rất tài năng, nhưng phải đối mặt với rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Thêm nữa, giới tinh hoa có giáo dục của một quốc gia lớn như Liên bang Xô Viết sẽ không dễ gì hòa nhập vào một nước nhỏ như Israel. Trước đợt nhập cư hàng loạt này, Israel đã có tỉ lệ bác sĩ bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Kể cả khi không có sự dư thừa nhân lực này, các bác sĩ Xô Viết cũng phải trải qua quá trình điều chỉnh khó khăn với môi trường y tế mới, ngôn ngữ mới và một nền văn hóa hoàn toàn mới. Điều tương tự cũng xảy ra với mọi ngành nghề khác.

Mặc dù chính phủ Israel phải vật lộn để tìm việc làm và xây nhà cho những người mới đến, song những người Nga đã có mặt vào thời điểm không thể thuận lợi hơn. Sự bùng nổ công nghệ cao bắt đầu tăng tốc vào giữa những năm 1990, và khối doanh nghiệp công nghệ tư nhân của Israel bắt đầu thiếu kỹ sư.

Ngày nay, bước chân vào một doanh nghiệp khởi nghiệp của hay trong một trung tâm R&D lớn ở Israel, bạn có thể tình cờ nghe nhân viên nói tiếng Nga. Nỗ lực vươn đến sự xuất sắc tràn ngập khắp Shevach-Mofet, và nó cũng phổ biến giữa làn sóng người nhập cư mới nói trên, và lan tỏa khắp ngành công nghệ Israel.

Nhưng không chỉ nỗi ám ảnh về giáo dục đã định hình nên tính cách người Do Thái nhập cư vào Israel, từ bất kỳ nơi nào họ đến. Nếu xem giáo dục là nhân tố duy nhất giải thích cho thiên hướng khởi nghiệp và công nghệ của Israel, thì nhiều nước khác nơi học sinh cạnh tranh quyết liệt trong các bài kiểm tra toán và khoa học căn bản – chẳng hạn Singapore – cũng sẽ ươm mầm cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Những gì mà dân nhập cư là triệu chứng của những gì mà nhà đầu tư mạo hiểm Israel, Erel Margalit, tin rằng có thể tìm thấy ở một số nền kinh tế năng động. Ông nói về sự bùng nổ công nghệ ở Israel: “Hãy tự hỏi chính bạn rằng tại sao điều đó đang diễn ra nơi đây?” Chúng tôi đang ngồi trong một nhà hàng thời thượng ở Jerusalem mà ông sở hữu, cạnh một khu phức hợp ông xây làm trụ sở cho quỹ đầu tư và một số doanh nghiệp mới thành lập của mình. “Tại sao điều đó đang diễn ra ở Bờ Đông và Bờ Tây của nước Mỹ? Phần nhiều lý do liên quan đến một xã hội của dân nhập cư. Ở Pháp, nếu bạn có một gia đình nền tảng tốt, và chẳng hạn bạn làm việc cho một công ty dược tên tuổi, có một văn phòng riêng và thư ký hay đại loại thế, liệu bạn có dám bỏ đi và mạo hiểm tất cả để tạo ra một thứ mới mẻ? Bạn không dám. Vì bạn đang quá thoải mái. Nhưng nếu bạn là một người nhập cư ở một vùng đất mới và đang nghèo túng”, Margalit tiếp tục, “hoặc bạn đã từng giàu nhưng gia đình bạn bị mất sạch gia sản – chỉ khi ấy bạn mới có động lực. Bạn không còn nhìn thấy mình sẽ bị mất gì, mà chỉ thấy mình sẽ thắng được gì. Đó là tinh thần chúng tôi đang có ở đây, trải rộng trên toàn bộ dân số”[97].

Gidi Grinstein từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Ehud Barak và là thành viên của nhóm đàm phán Israel tại hội nghị Trại David năm (2000) với Bill Clinton và Yasir Arafat. Ông đã tách ra và thành lập trung tâm ý tưởng Reut Institute của riêng mình, tập trung vào việc làm thế nào để Israel có thể trở thành một trong số 15 nước giàu nhất thế giới vào năm 2020. Ông nêu luận điểm tương tự: “Một hoặc hai thế hệ trước đây, ai đó trong gia đình chúng tôi đã gói ghém đồ đạc rất nhanh và bỏ đi. Người nhập cư không ngại làm lại từ đầu. Họ là, theo định nghĩa, những người dám mạo hiểm. Một quốc gia của người nhập cư là một quốc gia của tay chơi khởi nghiệp”.

Shai Agassi, người sáng lập Better Place là con trai của một người nhập cư Iraq. Cha của anh, ông Reuven Agassi đã bị buộc phải rời thành phố Basra ở phía Nam Iraq cùng với gia đình khi mới chín tuổi. Khi đó, chính quyền Iraq sa thải toàn bộ nhân viên Do Thái, tịch thu tài sản của họ và tùy tiện bắt bớ người thuộc cộng đồng Do Thái. Ở Baghdad, chính quyền thậm chí còn công khai treo cổ tử tù. “Cha tôi (ông nội của Shai) làm kế toán cho ban quản lý cảng Basra thì bị đuổi việc. Chúng tôi rất lo cho mạng sống của mình”, Reuven chia sẻ với chúng tôi[98]. Không còn nơi nào để đi, gia đình Agassi nhập vào dòng lũ 150 nghìn người tị nạn Iraq đến Israel vào năm 1950.

Ngoài số liệu tuyệt đối của người nhập cư Israel, còn có một nhân tố khác khiến vai trò của làn sóng nhập cư đến Israel trở nên độc đáo: Những chính sách của chính phủ Israel được triển khai để đồng hóa những người mới đến.

Có một mối liên quan trực tiếp giữa lịch sử của những chính sách nhập cư của các nước phương Tây với cách tiếp cận được giới công thần lập quốc của Israel áp dụng. Trong suốt thế kỷ 17, 18 và 19, sự nhập cư vào Mỹ được thả tự do; và có lúc người nhập cư còn được thuê đến Mỹ để giúp định cư ở những khu vực kém phát triển. Cho đến những năm 1920, không hề tồn tại việc hạn chế số lượng người nhập cư ở Mỹ, mặc dù bị quản lý bằng những quy định sức khỏe và những bài kiểm tra văn hóa.

Nhưng khi các lý thuyết chủng tộc bắt đầu ảnh hưởng đến chính sách nhập cư của Mỹ, việc tiếp cận tự do dần bị siết chặt. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mỹ tuyển một nhà tư vấn ưu sinh, tiến sĩ Harry H. Laughlin, người quả quyết rằng có một số chủng tộc mang tính thượng đẳng. Một lãnh đạo khác của phong trào ưu sinh là tác gia Madison Grant thì tranh luận trong cuốn sách được phát hành rộng rãi của mình rằng người Do Thái, Ý và một số chủng tộc khác là thượng đẳng vì sự khác biệt trong kích thước hộp sọ.

Đạo luật Nhập cư năm 1924 thiết lập các giới hạn mới về số lượng người nhập cư, căn cứ vào ”nguồn gốc quốc gia”. Có hiệu lực từ năm 1929, đạo luật áp đặt hạn ngạch nhập cư hằng năm được thiết kế đặc biệt để hạn chế người nhập cư gốc Đông và Nam Âu, chẳng hạn người Do Thái từ Ý, Hy Lạp và Ba Lan. Nhìn chung, không quá 100 người thuộc các nước nêu trên được phép nhập cư vào Mỹ mỗi năm[99].

Khi Franklin Roosevelt lên làm Tổng thống, ông không làm gì nhiều để thay đổi chính sách nói trên. “Nhìn vào phản ứng của Roosevelt từ năm 1938 đến 1945, có thể thấy mô hình suy giảm sự nhạy cảm đối với hoàn cảnh của người Do Thái châu Âu”, nhà sử học David Wyman cho biết. “Vào năm 1942, tuy biết nạn diệt chủng người Do Thái đang diễn ra, Roosevelt đã hon toàn không nhắc đến vấn đề này với Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông cũng không bao giờ thật sự giải quyết nó một cách tích cực, dù ông thừa biết chính sách của Bộ Ngoại giao khi đó hoặc là né tránh hoặc là cản trở công tác cứu nạn người Do Thái.”[100]

Khi Thế chiến II bắt đầu, những cánh cửa của Mỹ vẫn đóng chặt với người Do Thái. Song vấn đề chính mà người Do Thái phải đối mặt khi t nơi tị nạn vào những năm 1930 và đầu những năm 1940 là Mỹ không phải nước duy nhất hạn chế người Do Thái, mà ngay cả nhiều nước Mỹ Latin cũng mở cửa rất giới hạn, trong khi những nước châu Âu, vào thời đim tốt nhất cũng chỉ chấp nhận cho hàng ngàn người tị nạn được “quá cảnh” tạm thời như một phần những kế hoạch mơ hồ để định cư ở nơi khác[101].

Thậm chí sau khi Thế chiến II kết thúc, và nạn diệt chủng người Do Thái được biết đến nhiều hơn, các nước phương Tây vẫn không sẵn lòng chào đón những người Do Thái sống sót. Chính phủ Canada đã bắt đúng cảm nghĩ của nhiều nước khi một quan chức Canada phát biểu: “Không một ai cũng đã là quá nhiều!” Hạn ngạch của Anh dành cho người nhập cư đn Palestine cũng bị thắt chặt hơn rất nhiều. Với nhiều người Do Thái lúc đó, họ thật sự không còn chốn dung thân, theo đúng nghĩa đen[102].

Nhận thức sâu sắc lịch sử này, khi chế độ thuộc địa của Anh ở Palestine hết hiệu lực; vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, “Bản Tuyên ngôn Lập quốc của Nhà nước Israel” đã được Hội đồng nhân dân Do Thái ban hành. Trong đó nêu rõ: “Thảm họa gần đây ập lên số phận người Do Thái – vụ thảm sát hàng triệu người Do Thái ở châu Âu – là một minh chứng rõ ràng về sự cấp bách trong việc giải quyết tình trạng vong quốc của chúng ta… NHÀ NƯỚC ISRAEL sẽ mở cửa cho người nhập cư Do Thái”[103].

Israel trở thành quốc gia duy nhất trong lịch sử dứt khoát nêu trong văn kiện lập quốc sự cần thiết của một chính sách nhập cư tự do. Năm 1950, chính phủ mới của Israel củng cố bản tuyên ngôn bằng Luật Hồi quốc, đến tận ngày nay vẫn đảm bảo “mọi người Do Thái đều có quyền đến với đất nước này”, mà không có hạn ngạch số lượng.

Luật này cũng định nghĩa một người Do Thái là “một người sinh ra từ mẹ là người Do Thái, hoặc đã cải đạo sang đạo Do Thái”. Quyền công dân Israel cũng được cấp cho cả vợ hoặc chồng không phải người Do Thái, cho trẻ em không phải người Do Thái và cháu của người Do Thái cũng như vợ hoặc chồng của họ.

Ở Mỹ, một cá nhân phải chờ năm năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch (ba năm nếu có vợ hoặc chồng là công dân Mỹ). Luật Hoa Kỳ cũng yêu cầu người nhập cư muốn trở thành công dân phải chứng tỏ năng lực và vượt qua kỳ thi về quyền công dân. Quyền công dân Israel có hiệu lực ngay trong ngày đầu tiên người nhập cư đến, bất kể họ sử dụng ngôn ngữ gì, và không phải trải qua bài kiểm tra nào cả.

Như David McWilliams đã miêu tả, hầu hết người Israel đều nói tiếng Hebrew cùng với một ngôn ngữ khác, chính là thứ tiếng duy nhất họ biết khi đến Israel. Tại vài thị trấn ở Israel, ông cho biết, “có một tờ báo hằng ngày bằng tiếng Tây Ban Nha ở Ladino, thứ tiếng Tây Ban Nha cổ được sử dụng bởi người Do Thái Sephardi – tộc người vốn bị Ferdinand và Isabella trục xuất khỏi vùng Andalucia vào năm 1492…. Còn tại Phố Dizengoff náo nhiệt ở Tel Aviv, các quán cà phê cổ ngân nga tiếng Đức. Những người nhập cư lớn tuổi gốc Đức vẫn tán gẫu bằng tiếng Hoch Deutsch – thứ ngôn ngữ của Goethe, Schiller và Bismarck… Ở cuối con phố là khu Tiểu Odessa. Những biển hiệu tiếng Nga, thức ăn Nga, báo chí phát hành bằng tiếng Nga, thậm chí kênh truyền hình tiếng Nga là bình thường[104].

Giống như Shai và Reuven Agassi, hàng triệu người Israel có nguồn gốc từ thế giới Ả-rập Hồi giáo. Vào thời điểm Israel độc lập, khoảng 500 nghìn người Do Thái đang sống tại các nước Ả-rập Hồi giáo. Nhưng khi làn sóng chủ nghĩa dân tộc Ả-rập quét qua những quốc gia này sau Thế chiến II, cùng với làn sóng tàn sát, đã khiến người Do Thái phải bỏ trốn. Phần lớn là chạy đến Israel.

Điều quan trọng nhất là việc Israel có thể là nước duy nhất tìm cách tăng số lượng dân nhập cư, và không chỉ cho người thuộc dân tộc thiểu số hoặc kinh tế kém, như chiến dịch nhập cư người Ethiopia là một ví dụ. Công việc chào đón và khuyến khích dân nhập cư chiếm một vị trí trong Nội các với một bộ chuyên trách vấn đề này. Không giống Sở Di trú Hoa Kỳ, duy trì một trong những chức năng chính là giữ người nhập cư ở ngoài; còn Bộ Tiếp nhận và Nhập cư Israel chỉ tập trung vào việc mang người nhập cư về nước.

Nếu người Israel nghe thấy trên đài phát thanh rằng lượng người nhập cư trong năm giảm, đây được xem là tin xấu, giống như việc năm đó thiếu lượng mưa cần thiết. Trong suốt mùa bầu cử, các ứng viên cho chức thủ tướng từ nhiều đảng phái khác nhau đều thường xuyên cam kết sẽ “mang đến một triệu người nhập cư nữa” trong nhiệm kỳ của họ.

Ngoài các máy bay chở người Ethiopia, lời cam kết này từng được thực hiện một cách liên tục và có lúc rất quyết liệt. Một ví dụ tiêu biểu là Chiến dịch Thảm bay thần kỳ, trong đó chính phủ Israel đã bí mật vận chuyển 49 nghìn người Yemen gốc Do Thái đến Israel bằng máy bay vận chuyển dư thừa của Anh và Mỹ. Đây lànhững người Do Thái nghèo khổ không có phương tiện nào để tự đi đến Israel. Hàng ngàn người khác thì không thể sống sót trong chuyến đi kéo dài 3 tuần để đến một bãi đáp máy bay của Anh ở Aden.

Nỗ lực mang người nhập cư về ít được biết đến nhất liên quan đến Romania hậu Thế chiến II. Khoảng 350 nghìn người Do Thái sống ở Romania vào cuối những năm 1940, và mặc dù vài người đã trốn đến Palestine, chính quyền Cộng sản Romania đã bắt những người muốn ra đi làm con tin. Đầu tiên Israel cung cấp thiết bị khoan và đường ống cho ngành dầu khí Romania để đổi lấy 100 nghìn thị thực xuất cảnh. Nhưng vào đầu những năm 1960, nhà độc tài Nicolae Ceausescu của Romania đòi tiền mặt bằng ngoại tệ mạnh mới cho người Do Thái rời Romania. Giữa năm 1968 và 1989, chính phủ Israel đã trả cho Ceausescu 112.498.800 USD để đổi lấy tự do của 40.577 người Do Thái, tương đương 2.772 USD cho mỗi người.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Israel đã xem việc giúp người nhập cư hòa nhập vào xã hội là mục tiêu chính của Bộ Tiếp nhận và Nhập cư Israel. Đào tạo ngôn ngữ là một trong những ưu tiên khẩn cấp và toàn diện của chính phủ này. Ngày nay, cơ quan này vẫn tổ chức những khóa học tiếng Hebrew miễn phí cho dân nhập cư: Năm tiếng mỗi ngày, trong ít nhất sáu tháng. Chính quyền thậm chí còn cung cấp một khoản trợ cấp cho phí sinh hoạt trong thời gian học tiếng, để người nhập cư có thể tập trung vào việc học ngôn ngữ mới thay vì bị phân tâm chỉ học cho xong.

Để công nhận nền giáo dục nước ngoài, Bộ Giáo dục Israel duy trì Phòng Đánh giá bằng cấp nước ngoài. Chính quyền cũng tiến hành những khóa học để giúp người nhập cư chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ nghề nghiệp. Còn Trung tâm Tiếp nhận khoa học thì có nhiệm vụ phối hợp các nhà khoa học mới đến với những người lao động Israel, và Bộ Tiếp nhận điều hành các trung tâm khởi nghiệp, hỗ trợ vốn để lập công ty khởi nghiệp[105].

Còn có nhiều chương trình tiếp nhận nhập cư do chính quyền hỗ trợ nhưng do người dân Israel tổ chức độc lập. Ví dụ, Asher Elias tin rằng có một tương lai dành cho người Ethiopia trong ngành công nghệ cao lừng danh của Israel. Cha mẹ của Elias đến Israel vào năm 1960 từ Ethiopia, gần 20 năm trước những đợt nhập cư ồ ạt của người Ethiopia gốc Do Thái vào Israel. Chị gái của Asher, Rina là người Israel gốc Ethiopia đầu tiên được sinh ra tại Israel.

Sau khi hoàn tất chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Quản lý ở Israel, Elias làm công việc tiếp thị tại một công ty công nghệ cao và theo học Đại học Selah, khi đó ở Jerusalem, để học kỹ thuật phần mềm – anh là một người nghiện máy tính. Nhưng Elias đã bị sốc khi thấy chỉ có bốn người Ethiopia làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel.

“Không có cơ hội nào cho người Ethiopia”, anh nói. “Con đường duy nhất dẫn đến lĩnh vực công nghệ cao là thông qua chuyên ngành khoa học máy tính tại các trường đại học công hoặc các trường kỹ thuật tư thục. Sinh viên Ethiopia thường đạt kết quả kém tại kỳ thi trung học phổ thông, khiến họ bị loại khỏi các trường đại học hàng đầu, trong khi đại học tư lại quá tốn kém”.

Elias mở lối đi khác. Năm 2003, anh cùng với một kỹ sư phần mềm người Mỹ thành lập tổ chức phi lợi nhuận Tech Careers, một trại khởi động nhằm chuẩn bị cho sinh viên Ethiopia tìm kiếm việc làm trong ngành công nghệ cao.

Ben-Gurion, trước và sau khi lập quốc, đã xem nhập cư là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Ông tin rằng người nhập cư không chốn dung thân cần được trợ giúp trong hành trình đến với nhà nước Do Thái non trẻ. Có lẽ quan trọng hơn cả, những người Do Thái nhập cư được khai khẩn đất đai, để chiến đấu trong những cuộc chiến của Israel và để thổi sinh khí vào nền kinh tế của đất nước vừa ra đời. Đến nay, điều này vẫn đúng.

 

Thách thức từ ông chủ Google

Người nhập cư không sợ bắt tay lại từ đầu.

Họ được định nghĩa là những con người thích mạo hiểm.

Quốc gia của người nhập cư là quốc gia của những tay chơi khởi nghiệp.

– GIDI GRINSTEIN –

Năm 1984, Shlomo (Neguse) Molla rời ngôi làng nhỏ của mình ở phía Bắc Ethiopia cùng 17 người bạn, quyết tâm đi bộ đến Israel. Lúc đó cậu mới 16 tuổi. Macha, ngôi làng hẻo lánh mà Molla lớn lên, gần như không có liên hệ với thế giới hiện đại – không nước máy, không điện và không đường dây điện thoại. Ngoài nạn đói tàn khốc đang bủa vây khắp đất nước, người Do Thái Ethiopia còn phải sống dưới một chế độ bài Do Thái hà khắc do chịu ảnh hưởng của Liên Xô cũ.

“Chúng tôi luôn mơ ước được đến Israel”, Molla nói. Cậu được nuôi dưỡng trong một gia đình Do Thái theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Cậu và những người bạn dự tính đi bộ về phía Bắc – từ Ethiopia đến Sudan, Sudan đến Ai Cập, băng qua Sa mạc Sinai, và từ Sinai đến với khu đô thị phía Nam của Israel là Beersheba; sau đó họ sẽ tiếp tục đi đến Jerusalem[90].

Cha của Molla đã bán một con bò để trả cho người dẫn dường 2 USD, nhờ chỉ đường cho lũ trẻ ở chặng đầu trong cuộc hành trình. Chúng đi bộ cả ngày lẫn đêm trên đôi chân trần, với vài điểm dừng chân, băng qua sa mạc và tiến vào rừng rậm ở phía Bắc Ethiopa. Ở đó lũ trẻ đối mặt với hổ, rắn rồi bị bọn cướp trấn lột tiền bạc và thức ăn. Nhưng Yella cùng nhóm bạn vẫn tiếp tục đi bộ hàng trăm dặm trong một tuần để đến biên giới phía bắc của Ethiopia.

Khi vào đến Sudan, lũ trẻ đã bị lính biên phòng Sudan truy đuổi. Bạn thân nhất của Molla bị bắn và bị giết chết, số còn lại bị trói, tra tấn và tống vào tù. Sau 91 ngày, bọn trẻ được đưa vào trại tị nạn Gedaref ở Sudan, tại đây Molla gặp một người đàn ông da trắng nói năng khó hiểu nhưng rõ ràng là người hiểu: “Ta biết cháu là ai, và ta biết cháu muốn đi đâu”, ông nói với đứa trẻ “Ta ở đây để giúp cháu”. Đây mới là lần thứ hai trong đời Molla nhìn thấy một người da trắng. Ngày hôm sau ông ta quay lại, tống lũ trẻ lên trên một xe tải và lái băng qua sa mạc trong suốt năm giờ liền cho tới khi đến một bãi hạ cánh hẻo lánh.

Tại đây, đám trẻ bị đẩy lên một máy bay cùng với hàng trăm người Ethiopia khác. Đây là một phần trong nỗ lực bí mật của chính phủ Israel; sứ mệnh không vận năm 1984, còn gọi là Chiến dịch Moses, đã mang hơn tám ngàn người người Do Thái Ethiopia đến Israel[91]. Độ tuổi trung bình của những người này là 14. Một ngày sau khi đặt chân xuống Israel, tất cả đều có quyền công dân. Leon Wieseltier của tờ New Republic khi đó viết rằng Chiến dịch Moses rõ ràng là “một ý nghĩa kinh điển của chủ nghĩa Phục quốc Do Thái: Phải tồn tại một nhà nước mà người Do Thái không cần thị thực khi đến đấy”[92].

Giờ đây, Molla là thành viên trong Quốc hội Israel, ông là một trong hai người Ethiopia duy nhất được bầu vào cơ quan này. “Chuyến bay chỉ kéo dài bốn giờ, nhưng dường như có một khoảng cách của 400 năm giữa Ethiopia và Israel vậy”, Molla cho chúng tôi biết.

Đến từ một nông thôn lạc hậu, gần như cộng đồng người Ethiopia nhập cư vào Israel đều không biết đọc hay viết, thậm chí là Amharic, tiếng mẹ đẻ của họ. “Chúng tôi không có xe hơi, không có nền công nghiệp. Chúng tôi không có siêu thị, cũng không có ngân hàng”, Molla kể lại thời gian ở Ethiopia.

Bảy năm sau Chiến dịch Moses là Chiến dịch Solomon, trong đó 14.500 người Do Thái Ethiopia đã được đưa đến Israel bằng máy bay. Nỗ lực này dùng tới 34 máy bay vận tải của Không quân Israel và của hãng El Al, cùng một máy bay của Ethiopia. Toàn bộ loạt chiến dịch không vận này diễn ra trong hơn 36 giờ.

“Trong chuyến bay số chín, tay vịn giữa các ghế đã được nâng lên. Năm, sáu hay thậm chí bảy người Ethiopia, bao gồm trẻ em, ngồi chật cứng trong hàng ghế vốn chỉ dành cho ba người một cách vui vẻ. Không ai trong số họ từng đi máy bay, và có lẽ không biết ngồi như thế là không bình thường”[93], Thời báo New York viết.

Một chuyến bay khác từ Ethiopia đã lập thế giới: 1.122 hành khách có mặt trên một chiếc 747 El Al. Những người lập kế hoạch dự định chỉ chở 760 người, nhưng vì hành khách ai cũng gầy, nên hàng trăm người khác đã được chèn thêm vào. Hai đứa trẻ đã được sinh ra trong chuyến bay. Hàng trăm hành khách bước lên máy bay với đôi chân trần và hoàn toàn không có hành lý. Vào cuối thập kỷ đó, Israel đã tiếp nhận khoảng 40 nghìn người nhập cư Ethiopia.

Làn sóng người Ethiopia nhập cư đã trở thành gánh nặng kinh tế khổng lồ cho Israel. Gần một nửa số người trưởng thành Ethiopia từ 25 đến 54 tuổi không có việc làm, và đa số người Israel gốc Ethiopia sống nhờ trợ cấp chính phủ. Molla dự báo ngay cả với những chương trình tiếp nhận nhập cư mạnh mẽ và được tài trợ mạnh của Israel, cộng đồng Ethiopia cũng sẽ không hoàn toàn hòa nhập và tự lập được trong ít nhất là một thập niên nữa.

“Lấy bối cảnh nơi họ vừa rời khỏi cách đây không lâu, điều này sẽ mất thời gian”, Molla cho biết. Trải nghiệm của người nhập cư Ethiopia tương phản rõ rệt với trải nghiệm của những người đến từ Liên Xô cũ, phần lớn họ đến Israel gần như cùng lúc với Chiến dịch Solomon. Câu chuyện thành công của làn sóng này có thể tìm thấy ở những nơi như trường trung học Shevach-Mofet.

Các học sinh đã chờ được một lúc, với sự háo hức thường dành cho các ngôi sao nhạc rock. Rồi khoảnh khắc đó cũng đến. Hai người Mỹ bước vào qua cửa hậu, bắt tay cánh phóng viên và những nhóm người xung quanh. Đây là chặng dừng chân duy nhất của họ tại Israel, ngoài Văn phòng Thủ tướng.

Những người sáng lập Google sải bước vào hội trường, và đám đông reo lên. Những học sinh không thể tin vào mắt mình. “Sergey Brin và Larry Page… đang ở trong trường chúng tôi”, một học sinh tự hào nhớ lại. Điều gì đã khiến cặp đôi lừng danh nhất thế giới công nghệ đến ngôi trường Israel này, mà không phải nơi nào khác?

Câu trả lời có ngay khi Sergey Brin cất lời. “Thưa các quý ông và quý bà, các chàng trai và cô gái”, anh nói bằng tiếng Nga, sự lựa chọn ngôn ngữ này tạo ra tràng pháo tay không dứt. “Tôi rời Nga khi mới sáu tuổi”, Brin tiếp tục “Tôi đến Mỹ. Giống như các bạn, cha mẹ tôi là người Nga gốc Do Thái điển hình. Cha tôi là giáo sư toán. Họ đều có quan điểm nhất định với việc học. Và tôi nghĩ mình có thể liên hệ với nơi này, vì tôi được kể rằng trường các bạn gần đây đã giành được 7 trong tổng số 10 giải thưởng tại một cuộc thi toán toàn quốc”, Brin tiếp tục.

Lần này các học sinh vỗ tay cho chính thành tích của họ. “Nhưng điều mà tôi phải nói,” Brin tiếp tục, cắt ngang tràng pháo tay, “cũng chính là điều cha tôi sẽ hỏi – “Thế ba giải lại thì sao?”[94]

Hầu hết học sinh tại Shevach-Mofet, giống Brin, đều là thế hệ thứ hai của người Nga gốc Do Thái. Shevavh-Mofet tọa lạc tại khu vực công nghiệp ở phía Nam Tel Aviv, phần nghèo hơn của thị trấn, và nhiều năm liền nổi danh là một trong những ngôi trường khó ưa nhất thành phố.

Chúng tôi biết về lịch sử ngôi trường từ Natan Sharansky, người nhập cư Xô Viết gốc Do Thái nổi tiếng nhất Israel. Ông trải qua mười bốn năm trong các nhà tù và trại lao động trong khi tranh đấu cho quyền di cư, và là một “refusenik” nổi tiếng nhất – cụm từ dùng để chỉ những người Xô Viết gốc Do Thái bị từ chối quyền được di cư. Ông trở thành phó thủ tướng Israel chỉ vài năm sau khi được đi khỏi Liên bang Xô Viết. Ông đùa với chúng tôi rằng trong đảng Người Nga nhập cư của Israel mà ông thành lập không lâu khi đến, các chính trị gia tin rằng họ nên noi gương kinh nghiệm của cá nhân ông: Đi tù trước khi bước vào con đường chính trị, không còn cách nào khác cả.

Sharansky nói với chúng tôi tại nhà riêng ở Jerusalem rằng: “Tên ngôi trường là Shevach (tạm dịch: Lời khen ngợi)”. Đây là ngôi trường trung học thứ hai mở tại Tel Aviv, khi thành phố này được xây mới vào năm 1946. Nó là một trong số những trường mà thế hệ mới của người Israel bản địa đến học. Nhưng vào đầu những năm 1960, “các cơ quan chức năng bắt đầu thử nghiệm chương trình hòa nhập, hơi giống nước Mỹ”, ông giải thích. “Chính quyền nói chúng ta không thể có những ngôi trường sabra thế tục, chúng ta phải đem những người nhập cư từ Morocco, Yemen và Đông Âu – hãy trộn tất cả lại”[95].

Trong khi ý tưởng này có vẻ tốt, nhưng việc thực hiện ý tưởng thì rất tệ. Vào đầu những năm 1990, khi những làn sóng người Nga gốc Do Thái bắt đầu đổ bộ vào Israel sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, ngôi trường trở thành một trong những trường tệ nhất thành phố, và chủ yếu được biết đến do nạn phạm tội. Lúc đó, Yakov Mozganov, một người nhập cư mới, từng là giáo sư môn toán tại Liên bang Xô Viết, được tuyển vào trường làm bảo vệ. Điều này rất phổ biến vào thời kỳ đó: Những người Nga có bằng tiến sĩ hay kỹ sư đến với số lượng quá đông đến nỗi họ không thể tìm được việc làm trong các lĩnh vực của chuyên môn của mình, đặc biệt khi họ vẫn đang học tiếng Hebrew.

Mozganov quyết định rằng ông sẽ mở một trường buổi tối cho học sinh mọi lứa tuổi – bao gồm c người lớn – những người muốn học thêm về khoa học hay toán, trong các phòng học của trường Shevach. Ông tuyển dụng những người Nga nhập cư có bằng cấp cao đang thất nghiệp hoặc làm việc thời vụ để dạy cùng ông. Họ gọi đây là “Mofet”, một từ viết tắt tiếng Hebrew của những từ “toán học”, “vật lý” và “văn hóa”, đồng thời cũng có nghĩa là “sự xuất sắc”. “Lớp học ngoài giờ của Nga” thành công tới mức về sau được hợp nhất chung với ngôi trường để trở thành Shevach-Mofet. Việc nhấn mạnh về các môn khoa học tự nhiên và sự hoàn hảo không chỉ trên danh nghĩa, mà còn phản ánh những đặc tính mà những người nhập cư mới từ Liên bang Xô Viết đem theo đến Israel.

Người dân nhập cư cũng góp phần tạo ra phép màu kinh tế Israel, không kém gì các yếu tố khác. Lúc mới lập quốc năm 1948, dân số Israel là 806 nghìn người. Ngày nay, con số này là 7,1 triệu người; dân số của đất nước đã tăng gần chín lần trong 60 năm. Dân số đã tăng gấp hai chỉ trong vòng ba năm đầu tiên, làm chính quyền mới hoàn toàn choáng ngợp. Như một nghị sĩ quốc hội khi đó nói, phải chi họ làm việc có kế hoạch thì đã không đón nhận quá nhiều người như vậy. Công dân Israel sinh tại nước ngoài hiện chiếm hơn 1/3 dân số cả nước, gần gấp ba lần tỉ lệ tương tự của nước Mỹ. Chín trong số 10 người Do Thái Israel hoặc là dân nhập cư, hoặc là con cháu thế hệ thứ nhất hay thứ hai của dân nhập cư.

David McWilliams, một nhà kinh tế người Ailen từng sống và làm việc tại Israel từ năm 1994, có phương pháp luận đầy màu sắc của riêng mình, không quá hàn lâm để minh họa các dữ liệu nhập cư: “Trên thế giới, bạn có thể nhận ra sự đa dạng dân số ra sao thông qua mùi thức ăn trên đường phố và danh mục món ăn trong thực đơn. Tại Israel, bạn có thể ăn gần như bất kỳ đặc sản nào, từ Yemen đến Nga, từ món ăn Địa Trung Hải thật sự cho đến bánh sừng bò Mỹ. Nấu ăn là việc mà hàng lớp người Do Thái nghèo khổ chọn làm khi đặt chân đến Israel, sau khi bị đá ra khỏi Baghdad, Berlin và Bosnia”[96].

Israel giờ đây là nhà của hơn 70 quốc tịch và nền văn hóa khác nhau. Song các sinh viên mà Sergey Brin đang nhắc đến thuộc làn sóng nhập cư lớn nhất trong lịch sử Israel. Trong giai đoạn 1990 đến 2000, 800 nghìn công dân của Liên Xô cũ đã nhập cư vào Israel; trong đó nửa triệu người đầu tiên đến chỉ trong vòng ba năm. Tổng hợp lại, họ đã đóng góp 1/5 cho tổng dân số Israel vào cuối những năm 1990. Nếu so sánh với dân số Mỹ, sẽ là một trận lụt của 62 triệu người nhập cư và tị nạn đến quốc gia này trong vòng một thập kỷ tiếp theo.

“Khi còn ở Liên bang Xô viết, chúng tôi được nhận chung bầu sữa kiến thức rằng bởi vì bạn l vốn chẳng có ý nghĩa tích cực gì với chúng tôi cả, ngoài việc chúng tôi là nạn nhân của chủ nghĩa bài Do Thái – nên bạn phải đặc biệt vượt trội ở lĩnh vực của mình, dù đó là cờ vua, âm nhạc, toán học, y dược hay múa ba lê… Đó là cách duy nhất để xây dựng vài lớp bảo vệ cho chính bạn, vì lúc nào bạn cũng luôn xuất phát sau thiên hạ”.

Kết quả là dù người Do Thái chỉ chiếm khoảng 2% dân số Liên Xô, họ lại chiếm “khoảng 30% số bác sĩ, 20% số kỹ sư, v.v…” Sharansky nói với chúng tôi.

Đây cũng là đặc tính Sergey Brin hấp thụ từ cha mẹ người Nga của mình, và là nguồn gốc của cạnh tranh mà Brin thấy được ở các học sinh Israel trẻ tuổi. Nó cũng mang tới một ý niệm mơ hồ của bản chất nguồn nhân lực mà Israel nhận được khi “cửa xả lũ” Xô Viết được mở vào năm 1990.

Đây thật sự là một thách thức không nhỏ khi phải nghĩ cách làm gì với dòng người nhập cư tuy rất tài năng, nhưng phải đối mặt với rào cản về ngôn ngữ và văn hóa. Thêm nữa, giới tinh hoa có giáo dục của một quốc gia lớn như Liên bang Xô Viết sẽ không dễ gì hòa nhập vào một nước nhỏ như Israel. Trước đợt nhập cư hàng loạt này, Israel đã có tỉ lệ bác sĩ bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Kể cả khi không có sự dư thừa nhân lực này, các bác sĩ Xô Viết cũng phải trải qua quá trình điều chỉnh khó khăn với môi trường y tế mới, ngôn ngữ mới và một nền văn hóa hoàn toàn mới. Điều tương tự cũng xảy ra với mọi ngành nghề khác.

Mặc dù chính phủ Israel phải vật lộn để tìm việc làm và xây nhà cho những người mới đến, song những người Nga đã có mặt vào thời điểm không thể thuận lợi hơn. Sự bùng nổ công nghệ cao bắt đầu tăng tốc vào giữa những năm 1990, và khối doanh nghiệp công nghệ tư nhân của Israel bắt đầu thiếu kỹ sư.

Ngày nay, bước chân vào một doanh nghiệp khởi nghiệp của hay trong một trung tâm R&D lớn ở Israel, bạn có thể tình cờ nghe nhân viên nói tiếng Nga. Nỗ lực vươn đến sự xuất sắc tràn ngập khắp Shevach-Mofet, và nó cũng phổ biến giữa làn sóng người nhập cư mới nói trên, và lan tỏa khắp ngành công nghệ Israel.

Nhưng không chỉ nỗi ám ảnh về giáo dục đã định hình nên tính cách người Do Thái nhập cư vào Israel, từ bất kỳ nơi nào họ đến. Nếu xem giáo dục là nhân tố duy nhất giải thích cho thiên hướng khởi nghiệp và công nghệ của Israel, thì nhiều nước khác nơi học sinh cạnh tranh quyết liệt trong các bài kiểm tra toán và khoa học căn bản – chẳng hạn Singapore – cũng sẽ ươm mầm cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Những gì mà dân nhập cư là triệu chứng của những gì mà nhà đầu tư mạo hiểm Israel, Erel Margalit, tin rằng có thể tìm thấy ở một số nền kinh tế năng động. Ông nói về sự bùng nổ công nghệ ở Israel: “Hãy tự hỏi chính bạn rằng tại sao điều đó đang diễn ra nơi đây?” Chúng tôi đang ngồi trong một nhà hàng thời thượng ở Jerusalem mà ông sở hữu, cạnh một khu phức hợp ông xây làm trụ sở cho quỹ đầu tư và một số doanh nghiệp mới thành lập của mình. “Tại sao điều đó đang diễn ra ở Bờ Đông và Bờ Tây của nước Mỹ? Phần nhiều lý do liên quan đến một xã hội của dân nhập cư. Ở Pháp, nếu bạn có một gia đình nền tảng tốt, và chẳng hạn bạn làm việc cho một công ty dược tên tuổi, có một văn phòng riêng và thư ký hay đại loại thế, liệu bạn có dám bỏ đi và mạo hiểm tất cả để tạo ra một thứ mới mẻ? Bạn không dám. Vì bạn đang quá thoải mái. Nhưng nếu bạn là một người nhập cư ở một vùng đất mới và đang nghèo túng”, Margalit tiếp tục, “hoặc bạn đã từng giàu nhưng gia đình bạn bị mất sạch gia sản – chỉ khi ấy bạn mới có động lực. Bạn không còn nhìn thấy mình sẽ bị mất gì, mà chỉ thấy mình sẽ thắng được gì. Đó là tinh thần chúng tôi đang có ở đây, trải rộng trên toàn bộ dân số”[97].

Gidi Grinstein từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Ehud Barak và là thành viên của nhóm đàm phán Israel tại hội nghị Trại David năm (2000) với Bill Clinton và Yasir Arafat. Ông đã tách ra và thành lập trung tâm ý tưởng Reut Institute của riêng mình, tập trung vào việc làm thế nào để Israel có thể trở thành một trong số 15 nước giàu nhất thế giới vào năm 2020. Ông nêu luận điểm tương tự: “Một hoặc hai thế hệ trước đây, ai đó trong gia đình chúng tôi đã gói ghém đồ đạc rất nhanh và bỏ đi. Người nhập cư không ngại làm lại từ đầu. Họ là, theo định nghĩa, những người dám mạo hiểm. Một quốc gia của người nhập cư là một quốc gia của tay chơi khởi nghiệp”.

Shai Agassi, người sáng lập Better Place là con trai của một người nhập cư Iraq. Cha của anh, ông Reuven Agassi đã bị buộc phải rời thành phố Basra ở phía Nam Iraq cùng với gia đình khi mới chín tuổi. Khi đó, chính quyền Iraq sa thải toàn bộ nhân viên Do Thái, tịch thu tài sản của họ và tùy tiện bắt bớ người thuộc cộng đồng Do Thái. Ở Baghdad, chính quyền thậm chí còn công khai treo cổ tử tù. “Cha tôi (ông nội của Shai) làm kế toán cho ban quản lý cảng Basra thì bị đuổi việc. Chúng tôi rất lo cho mạng sống của mình”, Reuven chia sẻ với chúng tôi[98]. Không còn nơi nào để đi, gia đình Agassi nhập vào dòng lũ 150 nghìn người tị nạn Iraq đến Israel vào năm 1950.

Ngoài số liệu tuyệt đối của người nhập cư Israel, còn có một nhân tố khác khiến vai trò của làn sóng nhập cư đến Israel trở nên độc đáo: Những chính sách của chính phủ Israel được triển khai để đồng hóa những người mới đến.

Có một mối liên quan trực tiếp giữa lịch sử của những chính sách nhập cư của các nước phương Tây với cách tiếp cận được giới công thần lập quốc của Israel áp dụng. Trong suốt thế kỷ 17, 18 và 19, sự nhập cư vào Mỹ được thả tự do; và có lúc người nhập cư còn được thuê đến Mỹ để giúp định cư ở những khu vực kém phát triển. Cho đến những năm 1920, không hề tồn tại việc hạn chế số lượng người nhập cư ở Mỹ, mặc dù bị quản lý bằng những quy định sức khỏe và những bài kiểm tra văn hóa.

Nhưng khi các lý thuyết chủng tộc bắt đầu ảnh hưởng đến chính sách nhập cư của Mỹ, việc tiếp cận tự do dần bị siết chặt. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mỹ tuyển một nhà tư vấn ưu sinh, tiến sĩ Harry H. Laughlin, người quả quyết rằng có một số chủng tộc mang tính thượng đẳng. Một lãnh đạo khác của phong trào ưu sinh là tác gia Madison Grant thì tranh luận trong cuốn sách được phát hành rộng rãi của mình rằng người Do Thái, Ý và một số chủng tộc khác là thượng đẳng vì sự khác biệt trong kích thước hộp sọ.

Đạo luật Nhập cư năm 1924 thiết lập các giới hạn mới về số lượng người nhập cư, căn cứ vào ”nguồn gốc quốc gia”. Có hiệu lực từ năm 1929, đạo luật áp đặt hạn ngạch nhập cư hằng năm được thiết kế đặc biệt để hạn chế người nhập cư gốc Đông và Nam Âu, chẳng hạn người Do Thái từ Ý, Hy Lạp và Ba Lan. Nhìn chung, không quá 100 người thuộc các nước nêu trên được phép nhập cư vào Mỹ mỗi năm[99].

Khi Franklin Roosevelt lên làm Tổng thống, ông không làm gì nhiều để thay đổi chính sách nói trên. “Nhìn vào phản ứng của Roosevelt từ năm 1938 đến 1945, có thể thấy mô hình suy giảm sự nhạy cảm đối với hoàn cảnh của người Do Thái châu Âu”, nhà sử học David Wyman cho biết. “Vào năm 1942, tuy biết nạn diệt chủng người Do Thái đang diễn ra, Roosevelt đã hon toàn không nhắc đến vấn đề này với Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông cũng không bao giờ thật sự giải quyết nó một cách tích cực, dù ông thừa biết chính sách của Bộ Ngoại giao khi đó hoặc là né tránh hoặc là cản trở công tác cứu nạn người Do Thái.”[100]

Khi Thế chiến II bắt đầu, những cánh cửa của Mỹ vẫn đóng chặt với người Do Thái. Song vấn đề chính mà người Do Thái phải đối mặt khi t nơi tị nạn vào những năm 1930 và đầu những năm 1940 là Mỹ không phải nước duy nhất hạn chế người Do Thái, mà ngay cả nhiều nước Mỹ Latin cũng mở cửa rất giới hạn, trong khi những nước châu Âu, vào thời đim tốt nhất cũng chỉ chấp nhận cho hàng ngàn người tị nạn được “quá cảnh” tạm thời như một phần những kế hoạch mơ hồ để định cư ở nơi khác[101].

Thậm chí sau khi Thế chiến II kết thúc, và nạn diệt chủng người Do Thái được biết đến nhiều hơn, các nước phương Tây vẫn không sẵn lòng chào đón những người Do Thái sống sót. Chính phủ Canada đã bắt đúng cảm nghĩ của nhiều nước khi một quan chức Canada phát biểu: “Không một ai cũng đã là quá nhiều!” Hạn ngạch của Anh dành cho người nhập cư đn Palestine cũng bị thắt chặt hơn rất nhiều. Với nhiều người Do Thái lúc đó, họ thật sự không còn chốn dung thân, theo đúng nghĩa đen[102].

Nhận thức sâu sắc lịch sử này, khi chế độ thuộc địa của Anh ở Palestine hết hiệu lực; vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, “Bản Tuyên ngôn Lập quốc của Nhà nước Israel” đã được Hội đồng nhân dân Do Thái ban hành. Trong đó nêu rõ: “Thảm họa gần đây ập lên số phận người Do Thái – vụ thảm sát hàng triệu người Do Thái ở châu Âu – là một minh chứng rõ ràng về sự cấp bách trong việc giải quyết tình trạng vong quốc của chúng ta… NHÀ NƯỚC ISRAEL sẽ mở cửa cho người nhập cư Do Thái”[103].

Israel trở thành quốc gia duy nhất trong lịch sử dứt khoát nêu trong văn kiện lập quốc sự cần thiết của một chính sách nhập cư tự do. Năm 1950, chính phủ mới của Israel củng cố bản tuyên ngôn bằng Luật Hồi quốc, đến tận ngày nay vẫn đảm bảo “mọi người Do Thái đều có quyền đến với đất nước này”, mà không có hạn ngạch số lượng.

Luật này cũng định nghĩa một người Do Thái là “một người sinh ra từ mẹ là người Do Thái, hoặc đã cải đạo sang đạo Do Thái”. Quyền công dân Israel cũng được cấp cho cả vợ hoặc chồng không phải người Do Thái, cho trẻ em không phải người Do Thái và cháu của người Do Thái cũng như vợ hoặc chồng của họ.

Ở Mỹ, một cá nhân phải chờ năm năm trước khi nộp đơn xin nhập tịch (ba năm nếu có vợ hoặc chồng là công dân Mỹ). Luật Hoa Kỳ cũng yêu cầu người nhập cư muốn trở thành công dân phải chứng tỏ năng lực và vượt qua kỳ thi về quyền công dân. Quyền công dân Israel có hiệu lực ngay trong ngày đầu tiên người nhập cư đến, bất kể họ sử dụng ngôn ngữ gì, và không phải trải qua bài kiểm tra nào cả.

Như David McWilliams đã miêu tả, hầu hết người Israel đều nói tiếng Hebrew cùng với một ngôn ngữ khác, chính là thứ tiếng duy nhất họ biết khi đến Israel. Tại vài thị trấn ở Israel, ông cho biết, “có một tờ báo hằng ngày bằng tiếng Tây Ban Nha ở Ladino, thứ tiếng Tây Ban Nha cổ được sử dụng bởi người Do Thái Sephardi – tộc người vốn bị Ferdinand và Isabella trục xuất khỏi vùng Andalucia vào năm 1492…. Còn tại Phố Dizengoff náo nhiệt ở Tel Aviv, các quán cà phê cổ ngân nga tiếng Đức. Những người nhập cư lớn tuổi gốc Đức vẫn tán gẫu bằng tiếng Hoch Deutsch – thứ ngôn ngữ của Goethe, Schiller và Bismarck… Ở cuối con phố là khu Tiểu Odessa. Những biển hiệu tiếng Nga, thức ăn Nga, báo chí phát hành bằng tiếng Nga, thậm chí kênh truyền hình tiếng Nga là bình thường[104].

Giống như Shai và Reuven Agassi, hàng triệu người Israel có nguồn gốc từ thế giới Ả-rập Hồi giáo. Vào thời điểm Israel độc lập, khoảng 500 nghìn người Do Thái đang sống tại các nước Ả-rập Hồi giáo. Nhưng khi làn sóng chủ nghĩa dân tộc Ả-rập quét qua những quốc gia này sau Thế chiến II, cùng với làn sóng tàn sát, đã khiến người Do Thái phải bỏ trốn. Phần lớn là chạy đến Israel.

Điều quan trọng nhất là việc Israel có thể là nước duy nhất tìm cách tăng số lượng dân nhập cư, và không chỉ cho người thuộc dân tộc thiểu số hoặc kinh tế kém, như chiến dịch nhập cư người Ethiopia là một ví dụ. Công việc chào đón và khuyến khích dân nhập cư chiếm một vị trí trong Nội các với một bộ chuyên trách vấn đề này. Không giống Sở Di trú Hoa Kỳ, duy trì một trong những chức năng chính là giữ người nhập cư ở ngoài; còn Bộ Tiếp nhận và Nhập cư Israel chỉ tập trung vào việc mang người nhập cư về nước.

Nếu người Israel nghe thấy trên đài phát thanh rằng lượng người nhập cư trong năm giảm, đây được xem là tin xấu, giống như việc năm đó thiếu lượng mưa cần thiết. Trong suốt mùa bầu cử, các ứng viên cho chức thủ tướng từ nhiều đảng phái khác nhau đều thường xuyên cam kết sẽ “mang đến một triệu người nhập cư nữa” trong nhiệm kỳ của họ.

Ngoài các máy bay chở người Ethiopia, lời cam kết này từng được thực hiện một cách liên tục và có lúc rất quyết liệt. Một ví dụ tiêu biểu là Chiến dịch Thảm bay thần kỳ, trong đó chính phủ Israel đã bí mật vận chuyển 49 nghìn người Yemen gốc Do Thái đến Israel bằng máy bay vận chuyển dư thừa của Anh và Mỹ. Đây lànhững người Do Thái nghèo khổ không có phương tiện nào để tự đi đến Israel. Hàng ngàn người khác thì không thể sống sót trong chuyến đi kéo dài 3 tuần để đến một bãi đáp máy bay của Anh ở Aden.

Nỗ lực mang người nhập cư về ít được biết đến nhất liên quan đến Romania hậu Thế chiến II. Khoảng 350 nghìn người Do Thái sống ở Romania vào cuối những năm 1940, và mặc dù vài người đã trốn đến Palestine, chính quyền Cộng sản Romania đã bắt những người muốn ra đi làm con tin. Đầu tiên Israel cung cấp thiết bị khoan và đường ống cho ngành dầu khí Romania để đổi lấy 100 nghìn thị thực xuất cảnh. Nhưng vào đầu những năm 1960, nhà độc tài Nicolae Ceausescu của Romania đòi tiền mặt bằng ngoại tệ mạnh mới cho người Do Thái rời Romania. Giữa năm 1968 và 1989, chính phủ Israel đã trả cho Ceausescu 112.498.800 USD để đổi lấy tự do của 40.577 người Do Thái, tương đương 2.772 USD cho mỗi người.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Israel đã xem việc giúp người nhập cư hòa nhập vào xã hội là mục tiêu chính của Bộ Tiếp nhận và Nhập cư Israel. Đào tạo ngôn ngữ là một trong những ưu tiên khẩn cấp và toàn diện của chính phủ này. Ngày nay, cơ quan này vẫn tổ chức những khóa học tiếng Hebrew miễn phí cho dân nhập cư: Năm tiếng mỗi ngày, trong ít nhất sáu tháng. Chính quyền thậm chí còn cung cấp một khoản trợ cấp cho phí sinh hoạt trong thời gian học tiếng, để người nhập cư có thể tập trung vào việc học ngôn ngữ mới thay vì bị phân tâm chỉ học cho xong.

Để công nhận nền giáo dục nước ngoài, Bộ Giáo dục Israel duy trì Phòng Đánh giá bằng cấp nước ngoài. Chính quyền cũng tiến hành những khóa học để giúp người nhập cư chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ nghề nghiệp. Còn Trung tâm Tiếp nhận khoa học thì có nhiệm vụ phối hợp các nhà khoa học mới đến với những người lao động Israel, và Bộ Tiếp nhận điều hành các trung tâm khởi nghiệp, hỗ trợ vốn để lập công ty khởi nghiệp[105].

Còn có nhiều chương trình tiếp nhận nhập cư do chính quyền hỗ trợ nhưng do người dân Israel tổ chức độc lập. Ví dụ, Asher Elias tin rằng có một tương lai dành cho người Ethiopia trong ngành công nghệ cao lừng danh của Israel. Cha mẹ của Elias đến Israel vào năm 1960 từ Ethiopia, gần 20 năm trước những đợt nhập cư ồ ạt của người Ethiopia gốc Do Thái vào Israel. Chị gái của Asher, Rina là người Israel gốc Ethiopia đầu tiên được sinh ra tại Israel.

Sau khi hoàn tất chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Quản lý ở Israel, Elias làm công việc tiếp thị tại một công ty công nghệ cao và theo học Đại học Selah, khi đó ở Jerusalem, để học kỹ thuật phần mềm – anh là một người nghiện máy tính. Nhưng Elias đã bị sốc khi thấy chỉ có bốn người Ethiopia làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel.

“Không có cơ hội nào cho người Ethiopia”, anh nói. “Con đường duy nhất dẫn đến lĩnh vực công nghệ cao là thông qua chuyên ngành khoa học máy tính tại các trường đại học công hoặc các trường kỹ thuật tư thục. Sinh viên Ethiopia thường đạt kết quả kém tại kỳ thi trung học phổ thông, khiến họ bị loại khỏi các trường đại học hàng đầu, trong khi đại học tư lại quá tốn kém”.

Elias mở lối đi khác. Năm 2003, anh cùng với một kỹ sư phần mềm người Mỹ thành lập tổ chức phi lợi nhuận Tech Careers, một trại khởi động nhằm chuẩn bị cho sinh viên Ethiopia tìm kiếm việc làm trong ngành công nghệ cao.

Ben-Gurion, trước và sau khi lập quốc, đã xem nhập cư là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia. Ông tin rằng người nhập cư không chốn dung thân cần được trợ giúp trong hành trình đến với nhà nước Do Thái non trẻ. Có lẽ quan trọng hơn cả, những người Do Thái nhập cư được khai khẩn đất đai, để chiến đấu trong những cuộc chiến của Israel và để thổi sinh khí vào nền kinh tế của đất nước vừa ra đời. Đến nay, điều này vẫn đúng.

Bình luận