Tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta dạy những người trẻ cách thức để chúng bước ra thế giới và tạo dựng công ty.
– FADI GHANDOUR –
Xuất thân của Erel Margalit thường sẽ không dự báo một tương lai trong ngành đầu tư mạo hiểm. Anh sinh ra ở một nông trang, chiến đấu tại Lebanon năm 1982 với tư cách là binh lính của quân đội Israel, học toán và triết học tại đại học Hebrew ở Jerusalem, và theo đuổi học vị tiến sĩ triết học ở đại học Columbia, Mỹ. Luận văn anh viết là về khí chất của các nhà lãnh đạo trong lịch sử – anh coi họ như các “nhà lãnh đạo khởi nghiệp” – những người tác động sâu sắc đến sự phát triển của quốc gia, thậm chí cả các nền văn minh (anh chọn Winston Churchill và David Ben-Gurion làm hình mẫu).
Sau đó, anh làm việc cho Teddy Kollek, Thị trưởng của Jerusalem từ năm 1965 đến 1993. Trước khi Kollek thất bại trong cuộc bầu cử địa phương năm 1993, Margalit đã đề ra một ý tưởng khuyến khích các công ty khởi nghiệp ở Jerusalem, lúc ấy cũng như bây giờ, đang chật vật giữ chân những người trẻ để họ không sang thành phố Tel Aviv, thủ phủ kinh doanh sôi động của Israel. Khi Kollek đi khỏi, Margalit quyết định tự thực hiện kế hoạch của mình, nhưng trong khu vực tư nhân. Anh đặt tên cho quỹ đầu tư mạo hiểm mới mở của mình là Jerusalem Venture Partners (JVP), với nguồn vốn từ chương trình Yozma
Kể từ khi anh thành lập JVP năm 1994, Margalit đã huy động được hàng trăm triệu USD từ Telecom SA ở Pháp, Infineon Technologies AG ở Đức, cũng như Reuters, Boeing, đại học Columbia, MIT và Chính phủ Singapore. Anh đã hậu thuẫn cho hàng chục công ty, phần nhiều trong số đó đã phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) hoặc được các tập đoàn quốc tế mua lại, tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ. JVP đã đứng sau PowerDsine, Fundtech, và Jacada, hiện nay tất cả đều được niêm yết trên sàn NASDAQ. Một trong những thành công lớn của nó là Chromatis Networks, một công ty mạng quang học, được bán cho Lucent với giá 4,5 tỷ USD.
Năm 2007, tạp chí Forbes xếp Margalit ở hạng 69 trên danh sách Midas “những nhà đầu tư mạo hiểm xuất sắc nhất thế giới”. Anh là một trong ba người Israel có mặt trong danh sách một trăm này, vốn hầu hết là người Mỹ.
Song, đóng góp của Margalit cho Israel còn vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh. Anh đang đầu tư một lượng lớn tài sản cá nhân – cũng như hiểu biết kinh doanh của mình – để làm hồi sinh nền nghệ thuật của Jerusalem. Anh cho ra đời Maabada, phòng “thí nghiệm” nghệ thuật trình diễn Jerusalem, hiện đang dẫn đầu trong liên kết giữa công nghệ và nghệ thuật; lần đầu tiên trên thế giới mang các nghệ sỹ và các kỹ sư công nghệ đến với nhau.
Bên cạnh rạp hát phi lợi nhuận mà anh thành lập, vốn được xây trong một nhà kho bỏ hoang, Margalit đã biến một nhà in thành trụ sở của một công ty sản xuất hoạt hình đầy tiềm năng, Animation Lab, nhằm cạnh tranh với Pixar và các đối thủ khác trong ngành sản xuất phim hoạt hình.
Jerusalem có lẽ là nơi cuối cùng để xây một phim trường đẳng cấp quốc tế. Là trung tâm của ba tôn giáo độc thần, thành phố cổ Jerusalem khác với Hollywood mà người ta có thể tưởng tượng. Làm phim không phải chuyên môn của người Israel, mặc dù những bộ phim Israel gần đây đã được trình chiếu nhiều trong các liên hoan phim quốc tế. Vấn đề phức tạp khác là trung tâm nghệ thuật của Israel tập trung ở Tel Aviv non trẻ thay vì Jerusalem, nơi được biết đến nhờ một lượng lớn thánh tích, khách du lịch và văn phòng chính phủ. Nhưng tầm nhìn của Margalit – tạo dựng các công ty, việc làm, ngành nghề, đầu ra cho sự sáng tạo – cũng chính là tầm nhìn cụ thể cho Jerusalem.
Sự gắn kết văn hóa có thể chính là mấu chốt cho thành công của các cụm kinh tế, trong đó ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel là một trường hợp điển hình. Tác giả của khái niệm này, giáo sư Michael Porter thuộc trường Kinh doanh Harvard, mô tả cụm là một mô hình độc nhất cho sự phát triển kinh tế vì nó dựa trên “sự tập trung về địa lý” giữa các định chế liên quan đến nhau – các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ trường đại học – trong một lĩnh vực cụ thể[158]. Các cụm giúp các cộng đồng phát triển theo cấp số nhân bởi những người sống và làm việc bên trong cụm đều kết nối với nhau theo cách nào đó.
Một ví dụ, theo Porter, là “cụm rượu vang” ở miền bắc California, có đến hàng trăm nhà máy rượu và hàng nghìn người trồng nho độc lập. Ở đó cũng có những nhà cung cấp nho, nhà sản xuất thiết bị tưới tiêu và trang thiết bị thu hoạch, nhà sản xuất thùng rượu, nhà thiết kế nhãn chai; chưa kể đến toàn bộ ngành công nghiệp truyền thông ở địa phương, với các công ty quảng cáo và các ấn phẩm thương mại rượu vang. Trường đại học California ở Davis, cũng gần khu vực này, có chương trình đào tạo trồng nho và khoa rượu nho nổi tiếng thế giới. Học viện Rượu nho nằm ở phía nam, tại San Francisco, và cơ quan lập pháp California, tại Saramento gần đó, có những ủy ban đặc biệt liên quan đến ngành rượu vang. Các cấu trúc cộng đồng tương tự cũng hiện diện trên khắp thế giới: Cụm thời trang ở Ý, cụm công nghệ sinh học ở Boston, cụm phim ảnh Hollywood, cụm Phố Wall ở New York, và cụm công nghệ ở miền Bắc California.
Porter lập luận rằng một nơi tập trung đông đúc những người làm trong cùng một ngành, cùng nói về một ngành sẽ cho phép các công ty tiếp cận hiệu quả hơn với nhân viên, nhà cung cấp và những thông tin chuyên biệt. Một cụm không chỉ tồn tại ở môi trường làm việc; nó còn là một phần của đời sống thường ngày, bao gồm sự tương tác giữa bạn bè ở cửa hàng
cà phê địa phương, khi họ đón con từ trường, và tại nhà thờ. Các mối quan hệ cộng đồng trở thành mối quan hệ làm ăn và ngược lại.
Như Porter nói, thứ “keo xã hội” gắn một cụm lại với nhau cũng tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn thông tin thiết yếu được dễ dàng. Ông nhận xét, một cụm phải được xây dựng xung quanh “các mối quan hệ cá nhân, gặp gỡ trực tiếp, ý thức về mối quan tâm chung, và vị thế của người trong cuộc”. Điều này giống như Yossi Vardi mô tả: Ở Israel “mọi người đều biết nhau và có mức độ minh bạch rất cao”.
Margalit sẽ chỉ ra rằng Israel có sự pha trộn chính xác các điều kiện để tạo ra một cụm kiểu như thế – và điều này rất hiếm. Song trên hết, những nỗ lực để tạo ra các cụm không phải lúc nào cũng thành công. Lấy Dubai làm ví dụ. Nếu đến Dubai để tìm một người tương tự như Erel Margalit, người ta nghĩ đến Mohammed Al Gergawi. Al Gergawi là Chủ tịch kiêm CEO của Dubai Holding, một trong những công ty lớn thuộc quyền sở hữu của Sheikh. Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người lãnh đạo Dubai (cũng là T Bộ trưởng Quốc phòng của Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất). Thật ra, Sheikh Mohammed chính là Chủ tịch “Tập đoàn Dubai”. Không có sự khác biệt giữa tài chính công của Dubai và tài sản cá nhân của Sheikh.
Al Gergawi bỗng trở nên đáng chú ý khi vào năm 1997 ông đến gặp Sheikh Mohammed trong majlis, một diễn đàn cho người dân bình thường đến gặp Sheikh – nó giống như một phiên bản Ả-rập của một cuộc tiếp dân, chỉ ít tính tương tác hơn. Trong cuộc gặp gỡ, Sheikh Mohammed chỉ tay vào Al Gergawi và tuyên bố, “Tôi biết anh và anh sẽ tiến xa”[159].
Hóa ra vài tháng trước đó, Al Gergawi, khi còn là một viên chức chính phủ hạng trung, đã được một trong những “người mua sắm bí ẩn” của Sheikh Mohammed điểm mặt – nghề của họ là lùng sục trong cả vương quốc để tìm ra các nhà lãnh đạo kinh doanh tiềm năng. Ngay sau cuộc gặp ở majlis, Al Gergawi nhanh chóng bước vào con đường thăng tiến để trở thành quản lý một trong ba công ty chính của Sheikh. Những người khác trong chính phủ Dubai nói với chúng tôi rằng Al Gergawi được chọn lựa bởi họ đánh giá anh là nhà quản lý có tài – anh có thể thực hiện rất tốt các kế hoạch mà không thách thức tầm nhìn của người lãnh đạo.
Hệ thống kinh tế của Dubai phần lớn dựa trên chế độ bảo hộ, để duy trì tình trạng thuần phục của cư dân địa phương (chỉ 15% trong số 1,4 triệu người cư trú ở Dubai là người Emirati). Giống như Singapore, đó là một xã hội cực kỳ có trật tự, và không hề có chỗ cho sự phản đối – ngay cả những cuộc phản đối ôn hòa – trước chính phủ. Nhiều nhà sáng lập tổ chức nhân quyền đầu tiên của Dubai cũng là nhân viên chính phủ và lệ thuộc vào tính hào phóng của Sheikh Mohammed.
Quyền tự do ngôn luận được hiến pháp “bảo đảm”, nhưng không bao gồm việc chỉ trích chính phủ hay bất cứ điều gì được coi là công kích đạo Hồi. Khi nói đến tính minh bạch của chính phủ, đặc biệt là liên quan đến kinh tế, xu thế đang đi theo hướng sai lầm. Một luật truyền thông mới quy định, tội làm tổn hại đến thanh danh hay nền kinh tế của UAE phải chịu mức phạt lên đến một triệu dirham (tương đương 270 nghìn USD). Chính phủ duy trì một danh sách các trang web bị cấm truy cập; lệnh cấm được áp đặt bởi hệ thống kiểm duyệt Internet của nhà nước (người dùng không kết nối trực tiếp đến trang web mà phải qua một máy chủ (do cơ quan viễn thông độc quyền của nhà nước kiểm soát). Theo lệnh tẩy chay của các quốc gia trong khối Ả-rập, cả du khách lẫn người dân đều không thể gọi đến Israel từ đường dây cố định hay điện thoại di động: Mã quốc gia 972 của nước này đã bị chặ
Sheikh Muhammed mới đây đã ra sắc lệnh để người con trai 25 tuổi của ông, Sheikh Hamdan, sẽ trở thành thái tử; người con thứ và em trai ông được bổ nhiệm làm hoàng thân. Sẽ không có cách nào cho một người Emirati tương đương với Erel Margalit có thể giữ một vai trò lãnh đạo cao cấp trong chính phủ hay làm công chức nhà nước. Bản thân Mohammed Al Gergawi đã thuộc nhóm thiểu số 210 nghìn người Emirati trên toàn đất nước, và chỉ có những người trong phạm vi giới hạn này là đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào những vị trí cao cấp của chính phủ hoặc quản lý các công ty của Sheikh.
Bên ngoài giới lãnh đạo chính thức, Dubai còn mở cửa cho người ngoài đến lập doanh nghiệp, nơi này đã có lịch sử hàng thế kỷ là đầu mối thương mại cho mọi thứ từ ngọc trai đến vải dệt. Cụ nội của Sheikh Mohammed từng tuyên bố thành công của ông là một cảng miễn thuế vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông muốn thu hút các thương nhân Iran và Ấn Độ.
Vào thập niên 70, cha của Sheikh Mohammed, Rashid bin Saeed Al Maktoum, ra lệnh nạo vét kênh đào Dubai và xây dựng một trong những cảng nhân tạo lớn nhất hành tinh tại Jebel Ali, cách Dubai 22 dặm về phía Tây Nam. Năm 1979, Jebel Ali trở thành cảng lớn nhất Trung Đông, và theo một số chuyên gia, có thể xếp hạng cạnh Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc và đập Hoover như ba công trình nhân tạo duy nhất quan sát được từ ngoài không gian. Jebel Ali hiện tại là trung tâm tái xuất quan trọng thứ ba thế giới (sau Hong Kong và Singapore).
Với Rashid, việc đẩy mạnh tự do thương mại dựa trên thực tế rằng suối nguồn kinh tế của Dubai sẽ cạn kiệt. Với trữ lượng dầu và khí chỉ bằng 0,5% khu vực Abu Dhabi gần kề, và thậm chí còn thấp hơn 0,5% nếu so với Ả-rập Xê-út, trữ lượng của Dubai có thể cạn kiệt trong năm 2010. Như Sheikh Rashid từng tuyên bố một câu nổi tiếng, “Ông nội tôi cưỡi lạc đà, cha tôi cưỡi lạc đà, tôi lái Mercedes, con tôi lái Land Rover, con nó sẽ lái Land Rover, nhưng cháu của nó sẽ lại cưỡi lạc đà.”
Bên cạnh việc tạo ra một cảng biển đẳng cấp thế giới, Shikh Rashid còn thiết lập một khu vực buôn bán tự do đầu tiên ở Trung Đông, cho phép những người nước ngoài hồi hương 100% vốn và lợi nhuận của họ và cho phép sở hữu tài sản 100% vốn nước ngoài. Điều này giúp tránh được yêu cầu của UAE và nhiều nước trong thế giới Ả-rập là tất cả các công ty đều phải do người trong nước sở hữu.
Thế hệ tiếp theo của gia đình Hoàng tộc – đi đầu là Sheikh Mohammed – đã đẩy mô hình buôn bán tự do đi xa hơn, với việc tạo ra những công viên kinh doanh dành riêng cho các ngành công nghiệp cụ thể. Công viên đầu tiên là Dubai Internet City (DIC), được thiết kế với s của Arthur Andersen và McKinsey & Company.
DIC mang lại một trụ sở lý tưởng cho bất cứ công ty công nghệ nào kinh doanh ở Trung Đông, ở tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi, hay các nước thuộc Liên Xô cũ – tóm lại là một thị trường tiềm năng với 1.8 tỷ người với tổng GDP là 1.6 nghìn tỷ USD. Ngay lập tức đã có 180 công ty đăng ký thuê, bao gồm Microsoft, Oracle, HP, IBM, Compag, Dell, Siemens, Canon, Logica, và Sony Ericsson.
Trong một ý nghĩa nào đó, DIC rõ ràng là một thành công đáng ghi nhận: Năm 2006, một phần tư trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đã hiện diện ở Dubai. Dubai đã cố gắng tái lập lại câu chuyện thành công đó, bằng cách xây dựng Dubai Healthcare City, Dubai Biotechnology and Research Park, Dubai Industrial City, Dubai Knowledge Village, Dubai Studio City, và Dubai Media City (nơi Reuters, CNN, Sony, Bertelsmann, CNBC, MBC, Đài Phát thanh Ả-rập, và các công ty truyền thông khác đều có mặt).
Giám đốc Tiếp thị của DIC, Wadi Ahmed, một người Anh gốc Ả-rập, giải thích, “Chúng tôi đã biến lý thuyết (cụm) của Porter thành hiện thực. Nếu bạn đưa tất cả công ty ở cùng phân khúc lại với nhau… cơ hội thành hiện thực. Đó là sự xây dựng mạng lưới trong đời thực. Nó đưa sự tích hợp đến với những người phát triển phần mềm. Cụm của chúng tôi bao gồm 600 công ty làm việc cùng nhau trong bán kính hai cây số… Thung lũng Silicon cũng có những điểm tương tự nhưng nó là một khu vực, không phải một thực thể được quản lý độc lập.”[160]
Quả thực, Dubai ban đầu đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và trở thành một điểm nút thương mại quan trọng chỉ trong thời gian ngắn. Song không bao giờ có thể so sánh giữa số lượng công ty khởi nghiệp ở Israel với Dubai, hay tổng số quỹ đầu tư mạo hiểm mà Dubai đã thu hút so với Israel, đó là chưa kể đến số lượng các phát minh và bằng sáng chế mới. Vậy điều gì khiến Israel và Dubai khác biệt như vậy?
Tìm hiểu sâu hơn những gì đang diễn ra, chẳng hạn ở Internet City của Dubai, câu trả lời sẽ dần xuất hiện. Ở DIC, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ công ty nào dựa vào chương trình R&D hay sự sáng tạo làm nền tảng. Dubai mở cửa cho các công ty toàn cầu tân tiến, và nhiều công ty đã đổ bộ vào đây. Song họ đến là để nhân rộng những sáng tạo được làm ở đâu đó tới một thị trường khu vực riêng biệt. Bởi vậy, Dubai không tạo ra bất cứ cụm cách tân phát triển mạnh mẽ nào; thay vào đó, họ xây dựng những trung tâm dịch vụ lớn và thành công. Vì thế khi Mohammed Al Gerwagi được Sheikh chọn để thúc đẩy điều thần kỳ của nền kinh tế ở Dubai thì nhiệm vụ của anh là phát triển và quản lý điều thú vị này chứ không nhất thiết phải tạo ra sự cách tân, mạo hiểm.
Câu chuyện ở Israel thì khác. Margalit là một trong hàng chục nghìn doanh nhân nối tiếp. Không ai chọn anh mà anh tự chọn mình. Toàn bộ thành công của anh đến từ việc xây dựng các công ty sáng tạo móc nối vào hệ thống đầu tư toàn cầu và hệ thống sinh thái công nghệ cao, đang không ngừng tìm kiếm sản phẩm và thị trường mới. Trong khi cơ sở vật chất tạo điều kiện cho quá trình này ở Israel có thể không bằng Dubai, song cơ sở hạ tầng văn hoá ở đây đã được chứng minh là mảnh đất màu mỡ hơn để canh tác sự sáng tạo.
Người ta có thể tạo ra cụm bằng cách đưa ra một hình thức kinh doanh ít tốn kém hơn nhằm thu hút các thành viên mới, nhưng vẫn chưa đủ để duy trì nó. Nếu như chi phí là yếu tố cạnh tranh duy nhất của một cụm, thì các quốc gia khác sẽ luôn thực hiện điều đó với chi phí thấp hơn. Còn các yếu tố chất lượng khác như: Tính gắn bó chặt chẽ của các cộng đồng trong cụm, nơi những thành viên sống, làm việc và xây dựng gia đình cùng nhau – góp phần tạo ra sự tăng trưởng bền vững. Điều cốt yếu là ý thức chia sẻ sự gắn bó này và số phận của một cụm giúp vượt qua những mối thù hằn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, lại không phải là thứ dễ gây dựng.
Hiểu theo cách đó, Dubai vấp phải những chướng ngại rất lớn. Những người nước ngoài – các tay kinh doanh mạo hiểm đến từ châu Âu hay vịnh Ba Tư, hay những lao động thời vụ từ Nam Á và Ả-rập – đều thỉnh thoảng đến đó để kiếm tiền. Một khi kiếm được tiền, họ thường sẽ trở về nhà hoặc tiếp tục với chuyến mạo hiểm kế tiếp. Họ có một mối quan hệ kiểu giao dịch với Dubai; họ không phải một phần trong cộng đồng gắn kết, họ không chung nguồn gốc hay gây dựng nên điều gì mới. Họ đánh giá chỗ đứng và thành tựu của mình dựa trên những gì đạt được ở cộng đồng của họ tại quê nhà, chứ không phải ở Dubai. Sự gắn kết tình cảm và ý thức nguồn gốc của họ nằm ở nơi khác. Chúng tôi tin rằng đây là trở ngại cơ bản cho một cụm có thể vận hành toàn diện, và nó có thể là yếu tố cản trở việc hình thành một nền kinh tế kinh doanh tăng trưởng cao.
“Nếu có một bong bóng Internet ở Israel, thì Yossi Vardi chính là bong bóng ấy.”[161] Người nói câu này là Sergey Brin, nhà đồng sáng lập Google, khi nhắc đến vai trò hỗ trợ của Vardi trong việc tái thiết khu vực Internet của Israel từ đống tro tàn của vụ sụp đổ thị trường công nghệ toàn cầu năm 2000. Tên của Vardi đồng nghĩa với những công ty Internet mới thành lập của Israel. Ông nổi tiếng với ICQ, một chương trình trò chuyện trực tuyến (chat) trên Internet được lập ra bởi người con trai Arik Vardi và ba người bạn thân khi họ mới ngoài hai mươi. Isaac Applbaum ở The Westly Group nói rằng ICQ – chương trình chat nổi tiếng nhất thế giới một thời – là một trong số ít những công ty đã “làm biến đổi công nghệ mãi mãi”, cùng với Netscape, Google, Apple, Microsoft và Intel.
ICQ (một kiểu chơi chữ, nhại “I seek you”, nghĩa là “Tôi tìm bạn”) được ra mắt vào tháng 11 năm 1996, do Vardi tài trợ. Đây là chương trình đầu tiên cho phép người dùng hệ điều hành Windows giao tiếp trực tuyến với một người khác. American Online (AOL) cũng sáng tạo ra chương trình chat riêng của họ, gọi là Instant Messenger (AIM), gần như cùng một lúc, nhưng ban đầu chương trình của AOL chỉ dành cho những thuê bao của mình.
Chương trình của Israel lan truyền với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sản phẩm của AOL. Vào tháng 6 năm 1997, gần nửa năm sau khi ICQ ra đời – khi chỉ có 22% gia đình ở Mỹ có đường truy cập Internet – ICQ đã có hơn một triệu người dùng. Trong sáu tháng số người dùng đã tăng vọt lên 5 triệu, và 10 tháng sau là 20 triệu. Đến cuối năm 1999, ICQ đã có tổng cộng 50 triệu tên đăng ký, trở thành dịch vụ trực tuyến đa quốc gia lớn nhất. ICQ cũng trở thành chương trình được tải về nhiều nhất trong lịch sử của CNET.com, với 230 triệu lượt tải về.
Quay về giữa năm 1998, khi ICQ đạt con số 12 triệu người sử dụng, AOL đã mua lại công ty khởi nghiệp này với giá cao nhất khi đó đối với một công ty công nghệ Israel: 407 triệu USD. (Họ đã khôn ngoan đòi trả bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu.)
Mặc dù khi đó Israel đã dấn sâu vào lĩnh vực công nghệ cao, thương vụ ICQ vẫn là một hiện tượng mang tầm quốc gia. Sự kiện này khích lệ nhiều người Israel khác trở thành doanh nhân. Người tạo ra trào lưu ấy là một nhóm hippy trẻ. Phản ứng thường thấy của người Israel trước mọi hình thức thành công là: Nếu họ làm được, tôi có thể làm tốt hơn. Hơn nữa, thương vụ ấy trở thành nguồn gốc của lòng kiêu hãnh quốc gia, giống như giành được huy chương vàng trong Thế vận hội công nghệ của thế giới. Một nhan đề đăng trên tờ báo địa phương tuyên bố Israel đã trở thành một “cường quốc” Internet[162].
Vardi đầu tư vào những công ty Internet khởi nghiệp vì ông tin tưởng họ. Song việc ông tập trung vào mảng Internet, trong khi hầu hết người khác hoặc yên vị trong các khu vực truyền thống của “người Israel”, như truyền thông và bảo mật, hoặc tham gia những mảng mới nóng sốt, như công nghệ làm sạch và công nghệ sinh học, không chỉ đơn thuần dựa trên những tính toán lợi nhuận. Thứ nhất, Israel là một cụm của ông, và ông ý thức được địa vị của mình là “người trong nội bộ” của c đồng này – một cộng đồng mà ông muốn thành công. Với sự gắn kết đó, ông cũng ý thức được vai trò của mình trong việc duy trì khu vực này trong giai đoạn “khô cằn”. Đầu tư với mục đích cá nhân cũng như với mục tiêu cho đất nước được gọi là “lòng yêu nước có lợi nhuận” gần đây mới được nhiều người chú ý đến.
Hơn một thế kỷ trước, trùm ngân hàng nổi tiếng J. P. Morgan đã gần như một tay ổn định lại nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng 1907. Vào thời chưa có Cục Dự trữ Liên bang, “Morgan không chỉ dành một phần tiền của mình mà còn huy động toàn bộ thị trường tài chính tham gia cuộc giải cứu”, nhà sử học kinh tế và người viết tiểu sử Ron Chernow cho biết.
Khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra, Warren Buffett có vẻ cũng đóng một vai trò tương tự khi bơm 8 tỷ USD vào Goldman Sachs và General Electric chỉ trong hai tuần. Khi cơn khủng hoảng ngày càng sâu, Buffett biết rằng những quyết định thực hiện những món đầu tư khổng lồ có thể là tín hiệu báo cho thị trường rằng ông, nhà đầu tư được nể trọng nhất của nước Mỹ, không chờ cổ phiếu rớt giá thêm nữa và tin rằng nền kinh tế sẽ không sụp đổ.
Những can thiệp của Vardi tất nhiên có quy mô nhỏ hơn, nhưng ông đã tác động lên nhóm những công ty khởi nghiệp của Israel bằng cách đóng vai trò lãnh đạo trong việc giữ cho phân khúc Internet không bị chìm. Sự hiện diện và kiên định của ông trong khu vực mà ai cũng rút lui đã đem đến sự hồi sinh cho nơi này.
Tại TechCrunch năm 2008, một hội thảo có ảnh hưởng lớn quy tụ 51 công ty mới khởi nghiệp tiềm năng nhất trên thế giới, có bảy công ty của Israel và phần nhiều trong số đó huy động vốn từ Yossi Vardi. Michael Arrington, nhà sáng lập TechCrunch, là người ủng hộ mạnh mẽ các công ty của Vardi: “Các bạn [Israel] nên dựng tượng Yossi Vardi ở Tel Aviv”, ông nói[163].
Trong cuốn sách bán chạy nhất Built to Last (tạm dịch: Xây dựng để trường tồn), bậc thầy kinh doanh James Collins nhận định một số thành công trường tồn trong kinh doanh đều có một điểm chung: Mục tiêu cốt lõi có thể gói gọn trong một hay hai câu. “Mục tiêu cốt lõi,” Collins viết, “chính là lý do cơ bản để các tổ chức, doanh nghiệp tồn tại. Nó phản ánh tầm quan trọng gắn với công trình của công ty… bên ngoài việc kiếm tiền thuần tuý.” Ông liệt kê mười lăm ví dụ về các mục tiêu cốt lõi. Tất cả đều là công ty – bao gồm Wal-Mart, McKinsey, Disney, và Sony – chỉ trừ một ngoại lệ: Israel. Collins mô tả mục tiêu cốt lõi của Israel là “cung cấp một nơi an toàn trên trái đất cho người Do Thái.” Việc xây dựng nền kinh tế của Israel, tham gia vào cụm – việc này có thể hoán đổi cho nhau – và việc quảng bá ra những nơi sôi động nhất thế giới đều góp phần khuyến khích những người “yêu nước tạo ra lợi nhuận” ở Israel[164]. Như nhà sử học Barbara Tuchman quan sát trước cuộc bùng nổ công nghệ ở Israel, “Với tất cả vấn đề của mình, Israel có một lợi thế chỉ huy: Ý thức về mục đích. Những người Israel có thể không có sự sung túc hay một cuộc sống bình lặng. Nhưng họ có những gì mà sự sung túc có thể bóp chết: Động lực.”[165]
Sự thiếu vắng động lực là vấn đề của một số thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), bao gồm UAE, Ả-rập Xê-út, Bahrain, Kuwait, Qatar, và Oman. Trong trường hợp của Dubai, một trong các tiu vương quốc thuộc UAE, hầu hết doanh nhân đến từ nơi khác đều bị lợi nhuận thôi thúc – vốn là yếu tố quan trọng – chứ không phải động lực xây dựng cộng đồng ở Dubai. Và như chúng ta đã thấy khi xem xét lý thuyết cụm của Michael Porter, nếu chỉ có động lực về lợi nhuận thì chưa đủ để đưa nền kinh tế của một quốc gia tiến xa. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn, như trường hợp Dubai từ cuối năm 2008, hay tình hình an ninh bất ổn, những người không cam kết để xây một ngôi nhà, một cộng đồng, hay một nhà nước thường là người đầu tiên bỏ chạy.
Với những nền kinh tế khác của GCC, vấn đề lại hơi khác biệt. Trong những chuyến du lịch khắp Bán đảo Ả-rập, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cách thức những người Saudi – cả già lẫn trẻ – hãnh diện về việc nền kinh tế hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Nhiều người Saudi có xuất thân bộ lạc từ nhiều thế kỷ trước, và việc xây dựng một nền kinh tế tiên tiến được cả thế giới ghi nhận là vấn đề liên quan đến niềm kiêu hãnh của bộ tộc và quốc gia.
Song tất cả nền kinh tế đó cũng đối mặt với những thách thức có thể ngăn cản bất cứ sự tiến bộ tiềm năng nào.
Chắc hẳn các nhà quản lý và chính phủ khắp thế giới Ả-rập sẽ chuyển sự chú ý sang việc kích thích một nền kinh tế tăng trưởng cao, và một số đã lặng lẽ học tập Israel. “Có cách nào mà chúng ta sẽ tạo ra 80 triệu việc làm trong thập niên kế tiếp?” Riad al-Allawi hỏi chúng tôi. Al-Allawi là một doanh nhân thành đạt người Jordan đã kinh doanh khắp các khu vực. Tám mươi triệu là con số chúng tôi vẫn nghe từ các chuyên gia trong những chuyến công du đến thủ đô của các nước Ả-rập.
Các nền kinh tế Ả-rập ở Bắc Phi (Ai Cập, Algeria, Morocco, và Tunisia), Trung Đông (Lebanon, Syria, Palestine, Iraq, và Jordan), và vùng Vịnh (Ả-rập
Xê-út, UAE, Qatar, Bahrain, Kuwait, và Oman) bao gồm khoảng 225 triệu người, chỉ chiếm hơn 3% dân số thế giới. Tổng GDP của thế giới Ả-rập năm 2007 chỉ có 1.3 nghìn tỷ USD – gần bằng 2/5 nền kinh tế Trung Quốc. Song sự phân bố tài sản thì lại rất khác nhau: Có những nền kinh tế giàu dầu mỏ với số dân rất ít (chẳng hạn Qatar, chỉ với 1 triệu người nhưng GDP bình quân theo đầu người là 73.100 USD), và những quốc gia nghèo dầu mỏ nhưng có dân số đông, mật độ dày đặc (như Ai Cập, với 77 triệu người nhưng GDP bình quân theo đầu người chỉ khoảng 1.700 USD). Khái quát chiến lược phát triển cho khu vực này chứa đựng nhiều rủi ro vì kích thước, cấu trúc và nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nền kinh tế Ả-rập khác xa nhau.
Song thậm chí với tất cả khác biệt đó, thách thức chung về kinh tế đối với thế giới Ả-rập Hồi giáo vẫn là quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học: Khoảng 70% dân số dưới 25 tuổi. Để nhận hết số người này vào làm, phải tạo ra được 80 triệu việc làm mới đến năm 2020, như al-Allawi nói với chúng tôi[166]. Đạt được mục tiêu này đồng nghĩa với việc tạo ra mức việc làm nhiều gấp hai lần mức tăng trưởng việc làm ở Mỹ trong suốt thập niên bùng nổ của những năm 1990. “Khu vực công sẽ không tạo ra ngần ấy việc làm; các công ty lớn cũng vậy,” doanh nhân thành đạt người Jordan Fadi Ghandour nói. “Sự ổn định và tương lai của vùng sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta dạy người trẻ làm sao để chúng bước vào đời và tạo dựng công ty.”[167]
Song giới chủ chỉ đóng vai trò không đáng kể trong nền kinh tế của các nước Ả-rập. Ngay c trước khi nền kinh tế khu vực này bùng nổ, chỉ chưa đầy 4% dân số trưởng thành ở UAE là có việc làm trong các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vậy điều gì là rào cản cho một “quốc gia Ả-rập khởi nghiệp”? Câu trả lời là dầu mỏ, các hạn chế quyền tự do chính trị, vị thế của người phụ nữ, và chất lượng giáo dục.
Phần lớn hoạt động kinh tế trong vùng xuất phát từ việc sản xuất và tinh chế khí hydrocarbon. GDP xuất khẩu phi dầu mỏ của toàn bộ thế giới Ả-rập – với số dân khoảng 250 triệu người – còn ít hơn Phần Lan, với dân số 5 triệu người. Ngoài dầu, còn có một số tập đoàn đa quốc gia thành công, chẳng hạn như UAE dựa vào Emirates Airlines, Orascom Telecom của Ai Cập, Aramex của Jordan – một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. (Orascom và Aramex do các doanh nhân khôn khéo thành lập.) Các hãngdịch vụ do gia đình làm chủ cũng đáng chú ý – trong các quốc gia như Ai Cập thì có cả các hãng dệt may và công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Song, cho đến nay nền công nghiệp dầu mỏ vẫn đóng góp lớn nhất vào GDP của khu vực. Nó sản xuất gần 1/3 tổng lượng dầu và 15% tổng lượng ga toàn thế giới.
Nhu cầu về dầu mỏ liên tục tăng, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai minh chứng nổi bật nhất của các quốc gia khát dầu. Từ năm 1998, sự kết hợp nhu cầu về dầu của Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng hơn 1/3 trong chưa đầy một thập niên. Vì vậy, bất kể giá dầu dao động thế nào, nhu cầu về nhiên liệu này vẫn trải qua một sự biến đổi ở quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, chính nền kinh tế dầu mỏ ở thế giới Ả-rập đã cản trở tinh thần khởi nghiệp đang lên cao. Việc phân phối hào phóng tài nguyên dầu cho người dân đã cách ly các chính phủ ở vùng Vịnh khỏi áp lực cải cách về chính trị và kinh tế. Tài nguyên dầu đã thắt chặt quyền lực của các chính phủ chuyên quyền, vốn không phải thu thuế từ người dân và bởi vậy không cần phải đau đầu đáp ứng những lời phàn nàn từ họ. Như những sử gia của thế giới Hồi giáo đã nói, ở các nước Ả-rập “sự đảo ngược của một câu châm ngôn quen thuộc vẫn đúng: Không có sự đại diện nào mà không đánh thuế.”[168]
Những cải cách rất cần thiết mà giới tinh hoa coi là một mối nguy – quyền tự do bày tỏ chính kiến, chấp nhận thử nghiệm và thất bại, tiếp cận các dữ liệu kinh tế cơ bản của chính phủ – cần thiết cho một nền văn hoá mà doanh nhân và nhà phát minh có thể phát triển. Cũng như các lý do mà giới doanh nhân giúp nền kinh tế phát triển và tiến bộ xã hội – nó ghi nhận năng lực, sự cải tiến và kết quả hơn là địa vị – các chính phủ vùng Vịnh đã bóp nghẹt nó. Nhà khoa học chính trị Samuel Huntington từng gọi đó là “thế lưỡng nan của các vị vua”: Tất cả các chế độ quân chủ hiện đại hoá đều tìm cách cân bằng việc hiện đại hoá kinh tế với những các giới hạn của tự do hóa, vì s mở rộng tự do thách thức quyền lực của nền quân chủ. Trong thế giới Ả-rập, nhà báo Anh Chris Davidson, tác giả của Dubai: Sự mong manh của thành công, gọi đây là “thế lưỡng nan của các vị sheikh.”
Ngoại trừ Lebanon và Iraq, chưa có một cuộc bầu cử tự do thật sự ở bất kỳ nước nào trong 22 quốc gia của Liên đoàn Ả-rập. Sau một nỗ lực trong cuộc bầu cử ở UAE năm 2006, thu hút lượng người đi bỏ phiếu thấp, một thành viên quan trọng trong chính phủ nhận xét, “Điều này thật đáng thất vọng khi cho rằng tất cả ứng viên và người tham dự đều đến từ những gia đình rất tử tế, và mọi cá nhân đều được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo của UAE.”[169]
Một số chính phủ Ả-rập vùng Vịnh phải tìm cách xoay chuyển thế “lưỡng nan này” bằng cách dùng tài nguyên dầu mỏ để hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, trong khi giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc chính trị. Thu nhập từ những giai đoạn bùng nổ dầu mỏ trước kia – trong những năm 70 – không được các nền kinh tế trong khu vực hấp thụ mà bị tiêu xài vào hàng nhập khẩu từ phương Tây, các khoản đầu tư ở nước ngoài, và vũ khí quân sự. Những nền kinh tế địa phương nhìn thấy rất ít lợi ích trực tiếp. Song từ năm 2002, trên 650 tỷ USD khai thác từ “mỏ vàng” dầu mỏ do nhu cầu về nhiên liệu này tăng cao, đã được tái đầu tư cho riêng các nước vùng Vịnh.
Bên cạnh chiến lược cụm được Dubai và một số quốc gia vùng Vịnh sử dụng, phần lớn doanh thu từ dầu mỏ của khu vực đã được đầu tư vào khu vực bất động sản. Ở GCC, đây là khu vực tăng trưởng nhanh trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2010, khoảng 19,55 triệu mét vuông cho thuê mới – cao ốc văn phòng, khu mua sắm, khách sạn, cơ sở công nghiệp và phát triển nhà ở – được đưa vào khai thác ở khu vực này, chủ yếu ở Ả-rập Xê-út và UAE, với mức độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% trong suốt giai đoạn này. (Mức tăng trưởng hàng năm của diện tích cho thuê ở Trung Quốc là 15%.)
Song cũng như phần còn lại của thế giới, bong bóng bất động sản ở vùng Vịnh đã vỡ. Ví dụ, đầu năm 2009, giá trị khu dân cư và thương mại ở Dubai đã giảm 30% và được dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. Các chủ sở hữu đã bỏ rơi bất động sản mà họ sở hữu theo đúng nghĩa đen và rời khỏi đất nước, để tránh bị bắt giam vì không trả được nợ. Các dự án xây dựng quy mô lớn bị đóng băng.
Cả dầu mỏ, bất động sản và các cụm đều không xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo và hoạt động thương mại tăng trưởng cao.
Trong khi quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học vẫn đang chạy, các chính phủ ở vùng Vịnh nhiều dầu cũng đã xây dựng những cụm nghiên cứu học thuật. Mỗi cụm công nghệ đều tập hợp các học viện giáo dục quy mô lớn. Thung lũng Silicon đã có một khởi đầu tiếng tăm vào năm 1939 khi William Hewlett và David Packard, hai sinh viên kỹ thuật mới tốt nghiệp của đại học Stanford, lấy số vốn 538 USD của họ và lập nên Hewlett-Packard. Cố vấn của họ là một cựu giáo sư Stanford, và họ mở cửa hiệu trong một gara gần Palo Alto.
Theo báo cáo của một ủy ban tập hợp các trí thức Ả-rập được Liên Hợp Quốc ủng hộ, các tổ chức văn hoá và xã hội ở thế giới này đềuém phát triển. Báo cáo Phát Triển Con người Ả-rập của Liên Hợp Quốc, trình bày nghiên cứu của tổ chức này từ năm 2002 đến 2005, cho thấy số sách được dịch hàng năm sang tiếng Ả-rập ở toàn bộ các quốc gia Ả-rập gộp lại chỉ bằng 1/5 số sách được dịch sang tiếng Hy Lạp ở Hy Lạp. Số bằng sáng chế được đăng ký từ năm 1980 đến 2000 ở Ả-rập Xê-út là 171; Ai Cập là 77; Kuwait là 52; UAE là 32; Syria là 20; Jordan là 15 – so với con số 7.652 ở Israel. Thế giới Ả-rập có tỉ lệ mù chữ cao nhất toàn cầu và là một trong những khu vực có số lượng các nhà khoa học nghiên cứu đang hoạt động thấp nhất tính theo số bài báo được trích dẫn thường xuyên. Năm 2003, Trung Quốc đưa ra danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới; họ không đề cập đến bất cứ trường nào trong hơn 200 trường đại học ở thế giới Ả-rập[170].
Nhận ra tầm quan trọng của các trường đại học cho chương trình nghiên cứu và phát triển, rất cần thiết cho việc cấp bằng sáng chế và sáng tạo, Ả-rập Xê-út mở trường Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah, nhằm tạo ra ngôi nhà nghiên cứu cho 20 nghìn giảng viên, nhân viên và sinh viên. Đó sẽ là đại học đầu tiên ở Ả-rập Xê-út có nam sinh và nữ sinh học chung một lớp. Qatar và UAE đã thiết lập quan hệ đối tác với những tổ chức học thuật mang tính biểu tượng ở phương Tây. Education City ở Qatar cũng là học xá vệ tinh của trường Đại học Y khoa Weill Cornell, hay chương trình khoa học máy tính và quản trị kinh doanh của đại học Carnegie Mellon, chương trình quan hệ quốc tế của đại hc Georgetown, và chương trình báo chí của đại học Northwestern. Abu Dhabi – một trong bảy tiểu quốc ở UAE – đã thiết lập một học xá vệ tinh cho đại học New York. Ý tưởng ở đây là nếu các quốc gia Ả-rập có thể thu hút những nhà nghiên cứu sáng tạo nhất từ khắp thế giới, điều này sẽ giúp kích thích nền văn hoá sáng tạo trong khu vực.
Song các học viện này không tạo được nhiều tiến bộ. Họ không thể tuyển dụng được số lượng ổn định các tài năng học thuật ở nước ngoài về để đặt nền móng và tạo sự gắn bó dài lâu với thế giới Ả-rập. Chris Davidson cho chúng tôi biết: “Nó chỉ đưa các thương hiệu giáo dục đến vùng Vịnh hơn là nhập cư và đồng hoá các bộ não.” “Các đại học này tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng quốc gia, chứ không phải cải cách thật sự.”[171]
Trường hợp của Israel thì khác. Các trường đại học ưu tú được thành lập trước khi một nhà nước ra đời. Giáo sư Chaim Weizmann, nhà hoá học nổi tiếng thế giới đã thúc đẩy ngành công nghệ sinh học nhờ phát minh ra một phương pháp mới để sản xuất acetone, đã nhận xét điều kỳ quặc này tại lễ khánh thành Đại học Hebrew ở Jerusalem ngày 24 tháng 7 năm 1918: “Điều này thoạt nghe có vẻ nghịch lý tại một mảnh đất với dân số quá thưa thớt, một mảnh đất mà mọi thứ vẫn còn dang dở, mảnh đất phải vật lộn cho những thứ đơn giản như máy cày, đường xá và bến cảng, chúng ta nên bắt đầu bằng cách tạo ra một trung tâm của sự phát triển tinh thần và trí tuệ.”[172]
Hội đồng quản trị đầu tiên của trường Hebrew bao gồm Weizmann, Tổng thống đầu tiên của Israel, Albert Einstein, Sigmund Freud, và Martin Buber. Technion được thành lập năm 1912 và nhận sinh viên năm 1924, năm 1934 là Học viện Khoa học Weizmann theo sau đó vào năm 1934, và năm 1956 là Đại học Tel Aviv – trường đại học lớn nhất Israel ngày nay. Vì vậy vào cuối những năm 1950, dân số Israel mới chỉ khoảng hai triệu nhưng đất nước này đã gieo mầm bốn trường đại học hàng đầu thế giới. Các đại học lớn khác, như Đại học Bar-Ilan, Đại học Haifa, Đại học Ben-Gurion ở Negev được lần lượt thành lập vào năm 1955, 1963, và 1969.
Ngày nay, Israel có tám trường đại học và 27 trường cao đẳng. Bốn trong số đó nằm trong 150 trường đại học hàng đầu thế giới và bảy trường nằm trong số 100 trường hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không trường nào trong số này là cơ sở vệ tinh của một trường đại học nước ngoài. Các viện nghiên cứu của Israel cũng là những nơi đầu tiên trên thế giới thương mại hoá các khám phá học thuật.
Năm 1959, Học viện Weizmann thành lập Yeda (tiếng Do Thái là “tri thức”) để đưa ra thị trường những nghiên cứu của họ. Kể từ đó Yeda đã cho ra đời thành công hàng nghìn sản phẩm công nghệ y khoa và các công ty. Từ năm 2001 đến 2004, học viện đã thu về một tỷ shekel (hơn 200 triệu USD) từ doanh thu bản quyền. Năm 2006, Yeda xếp đầu bảng về thu nhập bản quyền trong số các viện học thuật trên thế giới[173].
Vài năm sau khi lập ra Yeda, Đại học Hebrew thành lập công ty chuyển giao công nghệ của riêng họ, gọi là Yissum (tiếng Do Thái là “thực thi”). Yissum thu được hơn 1 tỷ USD hàng năm nhờ bán nghiên cứu của Đại học Hebrew và đã đăng ký 5.500 bằng sáng chế và 1.600 phát minh. Hai phần ba trong số các phát minh ra đời năm 2007 của họ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; 1/10 là nông nghiệp và 1/10 khác là khoa học máy tính và các sản phẩm kỹ thuật. Các nghiên cứu ấy được bán cho Johnson & Johnson, IBM, Intel, Nestlé, Lucent Technologies, và nhiều công ty đa quốc gia khác. Nhìn chung, Yissum được xếp12 – sau 10 trường đại học của Mỹ và một trường của Anh – trong bảng xếp hạng các bằng sáng chế về công nghệ sinh học trên thế giới (Đại học Tel Aviv xếp thứ 21).
Israel, quốc gia của những người nhập cư, đã phụ thuộc vào những làn sóng nhập cư nối tiếp để phát triển nền kinh tế. Chủ yếu nhờ những người nhập cư này mà Israel hiện tại có nhiều kỹ sư và nhà khoa học bình quân theo đầu người, cũng như nhiều bài báo khoa học tính theo đầu người nhiều hơn bất cứ đất nước nào – 109 bài báo trên 10 nghìn người[174] Những người Do Thái mới đến và các thành viên gia đình không phải Do Thái của họ được chu cấp nhà ở, quyền công dân, và tiền trợ cấp. Israel được xem là nơi có tiềm năng kinh doanh cao, và giống như quân đội Israel, đất nước này chỉ trích hệ thống phân cấp tôn ti trật tự.
Tuy nhiên, ở vùng Vịnh, các chính phủ sẽ chỉ cấp thị thực cư trú trong ba năm, không hơn – ngay cả với những người Hồi giáo và Ả-rập. Không có cách nào để trở thành công dân ở những quốc gia này. Thế nên, những nhà nghiên cứu toàn cầu không sẵn sàng chuyển cả gia đình đông đúc của họ đến đây và bắt đầu sự nghiệp tại một học viện mà đất nước chủ quản ngăn trở tự do ngôn luận, tự do học thuật, minh bạch chính phủ và áp đặt thời hạn cư trú. Trong lúc vài quốc gia Ả-rập vùng Vịnh đang cân nhắc thị thực cư trú năm năm hoặc mười năm, chưa có chính phủ nào thực sự cho phép điều này.
Các hạn chế cư trú cũng là triệu chứng của trở ngại lớn hơn cho việc thu hút các học giả: Một số chuyên gia nghiên cứu đến đây làm việc và đã sớm nhận ra mong muốn của chính phủ là giữ họ ở bên ngoài. Những luật bắt nguồn từ áp lực với các chính phủ là phải duy trì chủ nghĩa dân tộc của người Ả-rập nói chung, và chủ nghĩa dân tộc chủ quyền nói riêng. Chẳng hạn, một phụ nữ Emirati lấy một người nước ngoài làm việc ở UAE thì sẽ phải từ bỏ quốc tịch của cô ta, và đứa con của họ sẽ không được cấp hộ chiếu UAE hay nhận được bất cứ phúc lợi xã hội nào từ chính phủ.
Một trong những thách thức lớn nhất của nền văn hoá doanh nhân tăng trưởng cao ở thế giới Ả-rập – bên ngoài vùng Vịnh – là các mô hình giảng dạy ở tiểu học và trung học hay ngay cả bậc đại học đều chú trọng việc học thuộc lòng. Theo Hassan Bealaway, một nhà cố vấn cho Bộ Giáo dục Ai Cập, việc học liên quan đến hệ thống, quy chuẩn và sự tôn trọng hơn là sự thử nghiệm. Nó giống mô hình Columbia hơn là Apollo.
Việc nhấn mạnh vào tiêu chuẩn đã nhào nặn ra một chính sách giáo dục định nghĩa thành công bằng cách đ đầu vào hơn là kết quả đầu ra. Chẳng hạn, theo một nghiên cứu của văn phòng McKinsey & Company ở vùng Vịnh, các chính phủ Ả-rập đã sử dụng nhiều giáo viên và đầu tư lớn vào cơ sở vật chất – các toà nhà (và hiện nay là máy tính) – với hy vọng cải thiện kết quả của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả mới đây từ chương trình Nghiên cứu Toán học và Khoa học Quốc tế xếp các sinh viên Saudi hạng 43 trên 45 nước (Ả-rập Xê-út thậm chí còn sau cả Botswana, xếp thứ 42)[175].
Trong khi tỉ lệ trung bình giữa sinh viên và giáo viên ở GCC là 12:1 – tuy rất khả quan so với mức trung bình 17:1 ở các nước OECD – thì vẫn không tạo ra tác động tích cực nào. Thật không may, số liệu ở các nước cho thấy tỉ lệ sinh viên – giáo viên thấp không có mối liên hệ mất thiết đến kết quả tốt của sinh viên, và không quan trọng bằng chất lượng giáo viên. Song bộ trưởng Giáo dục của hầu hết các quốc gia Ả-rập đều không đánh giá chất lượng giáo viên. Đánh giá chất lượng đầu vào dễ hơn nhiều, thông qua phương pháp chuẩn hoá.
Việc tập trung vào số lượng giáo viên đặc biệt tác động theo hướng có hại cho những nam sinh Ả-rập. Nhiều trường của chính phủ được tách ra theo giới tính: Thầy giáo dạy nam sinh, cô giáo dạy nữ sinh. Do nghề giảng dạy vốn có truyền thống ít hấp dẫn nam giới nên số thầy giáo dành cho nam sinh bị thiếu hụt. Kết quả là vì số lượng thầy giáo ít, các trường nam sinh thường tuyển vào giáo viên kém năng lực. Thực ra, khoảng cách về giới ở GCC trong kết quả của học sinh được xếp vào hàng cao nhất thế giới.
Cuối cùng, có lẽ là nhân tố lớn nhất trong giới hạn của nền kinh tế tăng trưởng cao, chính là vai trò của phụ nữ. David Landes thuộc Đại học Harvard, cũng là tác giả của cuốn sách chuyên đề Tài sản và sự nghèo đói của các Quốc gia, nhận định rằng phong vũ biểu tốt nhất cho tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế nằm ở các quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. “Chối bỏ phụ nữ tức là tước đoạt nguồn lao động và tài năng của một đất nước… [và] đục khoét động lực đi đến thành công của nam giới,” ông viết. Landes tin rằng không có gì làm suy giảm động lực và khát vọng hơn là việc áp đặt địa vị. Mọi xã hội đều có giới tinh hoa, và một số trong đó được sinh ra ở địa vị “chiếu trên”. Song không có gì làm phân tán ý thức về sự gắn kết hơn là gieo rắc vào đầu một nửa dân số rằng họ là những con người vượt trội, như vậy cũng là làm giảm “nhu cầu được học và làm việc” của họ. Kiểu bóp méo này khiến một nền kinh tế mất tính cạnh tranh, và đó là kết quả của tình trạng kinh tế lệ thuộc của người phụ nữ trong thế giới Ả-rập[17].
Nền kinh tế Israel và nhiều nước Ả-rập khác là những phòng thí nghiệm sống động cho thuyết kinh tế cụm, và nói rộng hơn, cho những gì mà các quốc gia cần có để tạo ra, hoặc ngăn trở, sự sáng tạo. Sự tương phản giữa hai mô hình này cho thấy một quan điểm đơn giản về cụm – tức là quan điểm cho rằng một tập hợp các học viện có thể gom lại và tạo nên một thung lũng Silicon – là sai lầm. Hơn nữa, nó như một thứ tiền cược của đất nước – hay là “động lực” của Tuchman, đưa ra chất keo dính cần thiết để khuyến khích các doanh nhân tạo dựng và chấp nhận rủi ro.
Tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta dạy những người trẻ cách thức để chúng bước ra thế giới và tạo dựng công ty.
– FADI GHANDOUR –
Xuất thân của Erel Margalit thường sẽ không dự báo một tương lai trong ngành đầu tư mạo hiểm. Anh sinh ra ở một nông trang, chiến đấu tại Lebanon năm 1982 với tư cách là binh lính của quân đội Israel, học toán và triết học tại đại học Hebrew ở Jerusalem, và theo đuổi học vị tiến sĩ triết học ở đại học Columbia, Mỹ. Luận văn anh viết là về khí chất của các nhà lãnh đạo trong lịch sử – anh coi họ như các “nhà lãnh đạo khởi nghiệp” – những người tác động sâu sắc đến sự phát triển của quốc gia, thậm chí cả các nền văn minh (anh chọn Winston Churchill và David Ben-Gurion làm hình mẫu).
Sau đó, anh làm việc cho Teddy Kollek, Thị trưởng của Jerusalem từ năm 1965 đến 1993. Trước khi Kollek thất bại trong cuộc bầu cử địa phương năm 1993, Margalit đã đề ra một ý tưởng khuyến khích các công ty khởi nghiệp ở Jerusalem, lúc ấy cũng như bây giờ, đang chật vật giữ chân những người trẻ để họ không sang thành phố Tel Aviv, thủ phủ kinh doanh sôi động của Israel. Khi Kollek đi khỏi, Margalit quyết định tự thực hiện kế hoạch của mình, nhưng trong khu vực tư nhân. Anh đặt tên cho quỹ đầu tư mạo hiểm mới mở của mình là Jerusalem Venture Partners (JVP), với nguồn vốn từ chương trình Yozma
Kể từ khi anh thành lập JVP năm 1994, Margalit đã huy động được hàng trăm triệu USD từ Telecom SA ở Pháp, Infineon Technologies AG ở Đức, cũng như Reuters, Boeing, đại học Columbia, MIT và Chính phủ Singapore. Anh đã hậu thuẫn cho hàng chục công ty, phần nhiều trong số đó đã phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) hoặc được các tập đoàn quốc tế mua lại, tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ. JVP đã đứng sau PowerDsine, Fundtech, và Jacada, hiện nay tất cả đều được niêm yết trên sàn NASDAQ. Một trong những thành công lớn của nó là Chromatis Networks, một công ty mạng quang học, được bán cho Lucent với giá 4,5 tỷ USD.
Năm 2007, tạp chí Forbes xếp Margalit ở hạng 69 trên danh sách Midas “những nhà đầu tư mạo hiểm xuất sắc nhất thế giới”. Anh là một trong ba người Israel có mặt trong danh sách một trăm này, vốn hầu hết là người Mỹ.
Song, đóng góp của Margalit cho Israel còn vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh. Anh đang đầu tư một lượng lớn tài sản cá nhân – cũng như hiểu biết kinh doanh của mình – để làm hồi sinh nền nghệ thuật của Jerusalem. Anh cho ra đời Maabada, phòng “thí nghiệm” nghệ thuật trình diễn Jerusalem, hiện đang dẫn đầu trong liên kết giữa công nghệ và nghệ thuật; lần đầu tiên trên thế giới mang các nghệ sỹ và các kỹ sư công nghệ đến với nhau.
Bên cạnh rạp hát phi lợi nhuận mà anh thành lập, vốn được xây trong một nhà kho bỏ hoang, Margalit đã biến một nhà in thành trụ sở của một công ty sản xuất hoạt hình đầy tiềm năng, Animation Lab, nhằm cạnh tranh với Pixar và các đối thủ khác trong ngành sản xuất phim hoạt hình.
Jerusalem có lẽ là nơi cuối cùng để xây một phim trường đẳng cấp quốc tế. Là trung tâm của ba tôn giáo độc thần, thành phố cổ Jerusalem khác với Hollywood mà người ta có thể tưởng tượng. Làm phim không phải chuyên môn của người Israel, mặc dù những bộ phim Israel gần đây đã được trình chiếu nhiều trong các liên hoan phim quốc tế. Vấn đề phức tạp khác là trung tâm nghệ thuật của Israel tập trung ở Tel Aviv non trẻ thay vì Jerusalem, nơi được biết đến nhờ một lượng lớn thánh tích, khách du lịch và văn phòng chính phủ. Nhưng tầm nhìn của Margalit – tạo dựng các công ty, việc làm, ngành nghề, đầu ra cho sự sáng tạo – cũng chính là tầm nhìn cụ thể cho Jerusalem.
Sự gắn kết văn hóa có thể chính là mấu chốt cho thành công của các cụm kinh tế, trong đó ngành công nghiệp công nghệ cao của Israel là một trường hợp điển hình. Tác giả của khái niệm này, giáo sư Michael Porter thuộc trường Kinh doanh Harvard, mô tả cụm là một mô hình độc nhất cho sự phát triển kinh tế vì nó dựa trên “sự tập trung về địa lý” giữa các định chế liên quan đến nhau – các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ trường đại học – trong một lĩnh vực cụ thể[158]. Các cụm giúp các cộng đồng phát triển theo cấp số nhân bởi những người sống và làm việc bên trong cụm đều kết nối với nhau theo cách nào đó.
Một ví dụ, theo Porter, là “cụm rượu vang” ở miền bắc California, có đến hàng trăm nhà máy rượu và hàng nghìn người trồng nho độc lập. Ở đó cũng có những nhà cung cấp nho, nhà sản xuất thiết bị tưới tiêu và trang thiết bị thu hoạch, nhà sản xuất thùng rượu, nhà thiết kế nhãn chai; chưa kể đến toàn bộ ngành công nghiệp truyền thông ở địa phương, với các công ty quảng cáo và các ấn phẩm thương mại rượu vang. Trường đại học California ở Davis, cũng gần khu vực này, có chương trình đào tạo trồng nho và khoa rượu nho nổi tiếng thế giới. Học viện Rượu nho nằm ở phía nam, tại San Francisco, và cơ quan lập pháp California, tại Saramento gần đó, có những ủy ban đặc biệt liên quan đến ngành rượu vang. Các cấu trúc cộng đồng tương tự cũng hiện diện trên khắp thế giới: Cụm thời trang ở Ý, cụm công nghệ sinh học ở Boston, cụm phim ảnh Hollywood, cụm Phố Wall ở New York, và cụm công nghệ ở miền Bắc California.
Porter lập luận rằng một nơi tập trung đông đúc những người làm trong cùng một ngành, cùng nói về một ngành sẽ cho phép các công ty tiếp cận hiệu quả hơn với nhân viên, nhà cung cấp và những thông tin chuyên biệt. Một cụm không chỉ tồn tại ở môi trường làm việc; nó còn là một phần của đời sống thường ngày, bao gồm sự tương tác giữa bạn bè ở cửa hàng
cà phê địa phương, khi họ đón con từ trường, và tại nhà thờ. Các mối quan hệ cộng đồng trở thành mối quan hệ làm ăn và ngược lại.
Như Porter nói, thứ “keo xã hội” gắn một cụm lại với nhau cũng tạo điều kiện cho việc tiếp cận nguồn thông tin thiết yếu được dễ dàng. Ông nhận xét, một cụm phải được xây dựng xung quanh “các mối quan hệ cá nhân, gặp gỡ trực tiếp, ý thức về mối quan tâm chung, và vị thế của người trong cuộc”. Điều này giống như Yossi Vardi mô tả: Ở Israel “mọi người đều biết nhau và có mức độ minh bạch rất cao”.
Margalit sẽ chỉ ra rằng Israel có sự pha trộn chính xác các điều kiện để tạo ra một cụm kiểu như thế – và điều này rất hiếm. Song trên hết, những nỗ lực để tạo ra các cụm không phải lúc nào cũng thành công. Lấy Dubai làm ví dụ. Nếu đến Dubai để tìm một người tương tự như Erel Margalit, người ta nghĩ đến Mohammed Al Gergawi. Al Gergawi là Chủ tịch kiêm CEO của Dubai Holding, một trong những công ty lớn thuộc quyền sở hữu của Sheikh. Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người lãnh đạo Dubai (cũng là T Bộ trưởng Quốc phòng của Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất). Thật ra, Sheikh Mohammed chính là Chủ tịch “Tập đoàn Dubai”. Không có sự khác biệt giữa tài chính công của Dubai và tài sản cá nhân của Sheikh.
Al Gergawi bỗng trở nên đáng chú ý khi vào năm 1997 ông đến gặp Sheikh Mohammed trong majlis, một diễn đàn cho người dân bình thường đến gặp Sheikh – nó giống như một phiên bản Ả-rập của một cuộc tiếp dân, chỉ ít tính tương tác hơn. Trong cuộc gặp gỡ, Sheikh Mohammed chỉ tay vào Al Gergawi và tuyên bố, “Tôi biết anh và anh sẽ tiến xa”[159].
Hóa ra vài tháng trước đó, Al Gergawi, khi còn là một viên chức chính phủ hạng trung, đã được một trong những “người mua sắm bí ẩn” của Sheikh Mohammed điểm mặt – nghề của họ là lùng sục trong cả vương quốc để tìm ra các nhà lãnh đạo kinh doanh tiềm năng. Ngay sau cuộc gặp ở majlis, Al Gergawi nhanh chóng bước vào con đường thăng tiến để trở thành quản lý một trong ba công ty chính của Sheikh. Những người khác trong chính phủ Dubai nói với chúng tôi rằng Al Gergawi được chọn lựa bởi họ đánh giá anh là nhà quản lý có tài – anh có thể thực hiện rất tốt các kế hoạch mà không thách thức tầm nhìn của người lãnh đạo.
Hệ thống kinh tế của Dubai phần lớn dựa trên chế độ bảo hộ, để duy trì tình trạng thuần phục của cư dân địa phương (chỉ 15% trong số 1,4 triệu người cư trú ở Dubai là người Emirati). Giống như Singapore, đó là một xã hội cực kỳ có trật tự, và không hề có chỗ cho sự phản đối – ngay cả những cuộc phản đối ôn hòa – trước chính phủ. Nhiều nhà sáng lập tổ chức nhân quyền đầu tiên của Dubai cũng là nhân viên chính phủ và lệ thuộc vào tính hào phóng của Sheikh Mohammed.
Quyền tự do ngôn luận được hiến pháp “bảo đảm”, nhưng không bao gồm việc chỉ trích chính phủ hay bất cứ điều gì được coi là công kích đạo Hồi. Khi nói đến tính minh bạch của chính phủ, đặc biệt là liên quan đến kinh tế, xu thế đang đi theo hướng sai lầm. Một luật truyền thông mới quy định, tội làm tổn hại đến thanh danh hay nền kinh tế của UAE phải chịu mức phạt lên đến một triệu dirham (tương đương 270 nghìn USD). Chính phủ duy trì một danh sách các trang web bị cấm truy cập; lệnh cấm được áp đặt bởi hệ thống kiểm duyệt Internet của nhà nước (người dùng không kết nối trực tiếp đến trang web mà phải qua một máy chủ (do cơ quan viễn thông độc quyền của nhà nước kiểm soát). Theo lệnh tẩy chay của các quốc gia trong khối Ả-rập, cả du khách lẫn người dân đều không thể gọi đến Israel từ đường dây cố định hay điện thoại di động: Mã quốc gia 972 của nước này đã bị chặ
Sheikh Muhammed mới đây đã ra sắc lệnh để người con trai 25 tuổi của ông, Sheikh Hamdan, sẽ trở thành thái tử; người con thứ và em trai ông được bổ nhiệm làm hoàng thân. Sẽ không có cách nào cho một người Emirati tương đương với Erel Margalit có thể giữ một vai trò lãnh đạo cao cấp trong chính phủ hay làm công chức nhà nước. Bản thân Mohammed Al Gergawi đã thuộc nhóm thiểu số 210 nghìn người Emirati trên toàn đất nước, và chỉ có những người trong phạm vi giới hạn này là đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào những vị trí cao cấp của chính phủ hoặc quản lý các công ty của Sheikh.
Bên ngoài giới lãnh đạo chính thức, Dubai còn mở cửa cho người ngoài đến lập doanh nghiệp, nơi này đã có lịch sử hàng thế kỷ là đầu mối thương mại cho mọi thứ từ ngọc trai đến vải dệt. Cụ nội của Sheikh Mohammed từng tuyên bố thành công của ông là một cảng miễn thuế vào giai đoạn đầu thế kỷ XX. Ông muốn thu hút các thương nhân Iran và Ấn Độ.
Vào thập niên 70, cha của Sheikh Mohammed, Rashid bin Saeed Al Maktoum, ra lệnh nạo vét kênh đào Dubai và xây dựng một trong những cảng nhân tạo lớn nhất hành tinh tại Jebel Ali, cách Dubai 22 dặm về phía Tây Nam. Năm 1979, Jebel Ali trở thành cảng lớn nhất Trung Đông, và theo một số chuyên gia, có thể xếp hạng cạnh Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc và đập Hoover như ba công trình nhân tạo duy nhất quan sát được từ ngoài không gian. Jebel Ali hiện tại là trung tâm tái xuất quan trọng thứ ba thế giới (sau Hong Kong và Singapore).
Với Rashid, việc đẩy mạnh tự do thương mại dựa trên thực tế rằng suối nguồn kinh tế của Dubai sẽ cạn kiệt. Với trữ lượng dầu và khí chỉ bằng 0,5% khu vực Abu Dhabi gần kề, và thậm chí còn thấp hơn 0,5% nếu so với Ả-rập Xê-út, trữ lượng của Dubai có thể cạn kiệt trong năm 2010. Như Sheikh Rashid từng tuyên bố một câu nổi tiếng, “Ông nội tôi cưỡi lạc đà, cha tôi cưỡi lạc đà, tôi lái Mercedes, con tôi lái Land Rover, con nó sẽ lái Land Rover, nhưng cháu của nó sẽ lại cưỡi lạc đà.”
Bên cạnh việc tạo ra một cảng biển đẳng cấp thế giới, Shikh Rashid còn thiết lập một khu vực buôn bán tự do đầu tiên ở Trung Đông, cho phép những người nước ngoài hồi hương 100% vốn và lợi nhuận của họ và cho phép sở hữu tài sản 100% vốn nước ngoài. Điều này giúp tránh được yêu cầu của UAE và nhiều nước trong thế giới Ả-rập là tất cả các công ty đều phải do người trong nước sở hữu.
Thế hệ tiếp theo của gia đình Hoàng tộc – đi đầu là Sheikh Mohammed – đã đẩy mô hình buôn bán tự do đi xa hơn, với việc tạo ra những công viên kinh doanh dành riêng cho các ngành công nghiệp cụ thể. Công viên đầu tiên là Dubai Internet City (DIC), được thiết kế với s của Arthur Andersen và McKinsey & Company.
DIC mang lại một trụ sở lý tưởng cho bất cứ công ty công nghệ nào kinh doanh ở Trung Đông, ở tiểu lục địa Ấn Độ, châu Phi, hay các nước thuộc Liên Xô cũ – tóm lại là một thị trường tiềm năng với 1.8 tỷ người với tổng GDP là 1.6 nghìn tỷ USD. Ngay lập tức đã có 180 công ty đăng ký thuê, bao gồm Microsoft, Oracle, HP, IBM, Compag, Dell, Siemens, Canon, Logica, và Sony Ericsson.
Trong một ý nghĩa nào đó, DIC rõ ràng là một thành công đáng ghi nhận: Năm 2006, một phần tư trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đã hiện diện ở Dubai. Dubai đã cố gắng tái lập lại câu chuyện thành công đó, bằng cách xây dựng Dubai Healthcare City, Dubai Biotechnology and Research Park, Dubai Industrial City, Dubai Knowledge Village, Dubai Studio City, và Dubai Media City (nơi Reuters, CNN, Sony, Bertelsmann, CNBC, MBC, Đài Phát thanh Ả-rập, và các công ty truyền thông khác đều có mặt).
Giám đốc Tiếp thị của DIC, Wadi Ahmed, một người Anh gốc Ả-rập, giải thích, “Chúng tôi đã biến lý thuyết (cụm) của Porter thành hiện thực. Nếu bạn đưa tất cả công ty ở cùng phân khúc lại với nhau… cơ hội thành hiện thực. Đó là sự xây dựng mạng lưới trong đời thực. Nó đưa sự tích hợp đến với những người phát triển phần mềm. Cụm của chúng tôi bao gồm 600 công ty làm việc cùng nhau trong bán kính hai cây số… Thung lũng Silicon cũng có những điểm tương tự nhưng nó là một khu vực, không phải một thực thể được quản lý độc lập.”[160]
Quả thực, Dubai ban đầu đã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và trở thành một điểm nút thương mại quan trọng chỉ trong thời gian ngắn. Song không bao giờ có thể so sánh giữa số lượng công ty khởi nghiệp ở Israel với Dubai, hay tổng số quỹ đầu tư mạo hiểm mà Dubai đã thu hút so với Israel, đó là chưa kể đến số lượng các phát minh và bằng sáng chế mới. Vậy điều gì khiến Israel và Dubai khác biệt như vậy?
Tìm hiểu sâu hơn những gì đang diễn ra, chẳng hạn ở Internet City của Dubai, câu trả lời sẽ dần xuất hiện. Ở DIC, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ công ty nào dựa vào chương trình R&D hay sự sáng tạo làm nền tảng. Dubai mở cửa cho các công ty toàn cầu tân tiến, và nhiều công ty đã đổ bộ vào đây. Song họ đến là để nhân rộng những sáng tạo được làm ở đâu đó tới một thị trường khu vực riêng biệt. Bởi vậy, Dubai không tạo ra bất cứ cụm cách tân phát triển mạnh mẽ nào; thay vào đó, họ xây dựng những trung tâm dịch vụ lớn và thành công. Vì thế khi Mohammed Al Gerwagi được Sheikh chọn để thúc đẩy điều thần kỳ của nền kinh tế ở Dubai thì nhiệm vụ của anh là phát triển và quản lý điều thú vị này chứ không nhất thiết phải tạo ra sự cách tân, mạo hiểm.
Câu chuyện ở Israel thì khác. Margalit là một trong hàng chục nghìn doanh nhân nối tiếp. Không ai chọn anh mà anh tự chọn mình. Toàn bộ thành công của anh đến từ việc xây dựng các công ty sáng tạo móc nối vào hệ thống đầu tư toàn cầu và hệ thống sinh thái công nghệ cao, đang không ngừng tìm kiếm sản phẩm và thị trường mới. Trong khi cơ sở vật chất tạo điều kiện cho quá trình này ở Israel có thể không bằng Dubai, song cơ sở hạ tầng văn hoá ở đây đã được chứng minh là mảnh đất màu mỡ hơn để canh tác sự sáng tạo.
Người ta có thể tạo ra cụm bằng cách đưa ra một hình thức kinh doanh ít tốn kém hơn nhằm thu hút các thành viên mới, nhưng vẫn chưa đủ để duy trì nó. Nếu như chi phí là yếu tố cạnh tranh duy nhất của một cụm, thì các quốc gia khác sẽ luôn thực hiện điều đó với chi phí thấp hơn. Còn các yếu tố chất lượng khác như: Tính gắn bó chặt chẽ của các cộng đồng trong cụm, nơi những thành viên sống, làm việc và xây dựng gia đình cùng nhau – góp phần tạo ra sự tăng trưởng bền vững. Điều cốt yếu là ý thức chia sẻ sự gắn bó này và số phận của một cụm giúp vượt qua những mối thù hằn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, lại không phải là thứ dễ gây dựng.
Hiểu theo cách đó, Dubai vấp phải những chướng ngại rất lớn. Những người nước ngoài – các tay kinh doanh mạo hiểm đến từ châu Âu hay vịnh Ba Tư, hay những lao động thời vụ từ Nam Á và Ả-rập – đều thỉnh thoảng đến đó để kiếm tiền. Một khi kiếm được tiền, họ thường sẽ trở về nhà hoặc tiếp tục với chuyến mạo hiểm kế tiếp. Họ có một mối quan hệ kiểu giao dịch với Dubai; họ không phải một phần trong cộng đồng gắn kết, họ không chung nguồn gốc hay gây dựng nên điều gì mới. Họ đánh giá chỗ đứng và thành tựu của mình dựa trên những gì đạt được ở cộng đồng của họ tại quê nhà, chứ không phải ở Dubai. Sự gắn kết tình cảm và ý thức nguồn gốc của họ nằm ở nơi khác. Chúng tôi tin rằng đây là trở ngại cơ bản cho một cụm có thể vận hành toàn diện, và nó có thể là yếu tố cản trở việc hình thành một nền kinh tế kinh doanh tăng trưởng cao.
“Nếu có một bong bóng Internet ở Israel, thì Yossi Vardi chính là bong bóng ấy.”[161] Người nói câu này là Sergey Brin, nhà đồng sáng lập Google, khi nhắc đến vai trò hỗ trợ của Vardi trong việc tái thiết khu vực Internet của Israel từ đống tro tàn của vụ sụp đổ thị trường công nghệ toàn cầu năm 2000. Tên của Vardi đồng nghĩa với những công ty Internet mới thành lập của Israel. Ông nổi tiếng với ICQ, một chương trình trò chuyện trực tuyến (chat) trên Internet được lập ra bởi người con trai Arik Vardi và ba người bạn thân khi họ mới ngoài hai mươi. Isaac Applbaum ở The Westly Group nói rằng ICQ – chương trình chat nổi tiếng nhất thế giới một thời – là một trong số ít những công ty đã “làm biến đổi công nghệ mãi mãi”, cùng với Netscape, Google, Apple, Microsoft và Intel.
ICQ (một kiểu chơi chữ, nhại “I seek you”, nghĩa là “Tôi tìm bạn”) được ra mắt vào tháng 11 năm 1996, do Vardi tài trợ. Đây là chương trình đầu tiên cho phép người dùng hệ điều hành Windows giao tiếp trực tuyến với một người khác. American Online (AOL) cũng sáng tạo ra chương trình chat riêng của họ, gọi là Instant Messenger (AIM), gần như cùng một lúc, nhưng ban đầu chương trình của AOL chỉ dành cho những thuê bao của mình.
Chương trình của Israel lan truyền với tốc độ nhanh hơn nhiều so với sản phẩm của AOL. Vào tháng 6 năm 1997, gần nửa năm sau khi ICQ ra đời – khi chỉ có 22% gia đình ở Mỹ có đường truy cập Internet – ICQ đã có hơn một triệu người dùng. Trong sáu tháng số người dùng đã tăng vọt lên 5 triệu, và 10 tháng sau là 20 triệu. Đến cuối năm 1999, ICQ đã có tổng cộng 50 triệu tên đăng ký, trở thành dịch vụ trực tuyến đa quốc gia lớn nhất. ICQ cũng trở thành chương trình được tải về nhiều nhất trong lịch sử của CNET.com, với 230 triệu lượt tải về.
Quay về giữa năm 1998, khi ICQ đạt con số 12 triệu người sử dụng, AOL đã mua lại công ty khởi nghiệp này với giá cao nhất khi đó đối với một công ty công nghệ Israel: 407 triệu USD. (Họ đã khôn ngoan đòi trả bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu.)
Mặc dù khi đó Israel đã dấn sâu vào lĩnh vực công nghệ cao, thương vụ ICQ vẫn là một hiện tượng mang tầm quốc gia. Sự kiện này khích lệ nhiều người Israel khác trở thành doanh nhân. Người tạo ra trào lưu ấy là một nhóm hippy trẻ. Phản ứng thường thấy của người Israel trước mọi hình thức thành công là: Nếu họ làm được, tôi có thể làm tốt hơn. Hơn nữa, thương vụ ấy trở thành nguồn gốc của lòng kiêu hãnh quốc gia, giống như giành được huy chương vàng trong Thế vận hội công nghệ của thế giới. Một nhan đề đăng trên tờ báo địa phương tuyên bố Israel đã trở thành một “cường quốc” Internet[162].
Vardi đầu tư vào những công ty Internet khởi nghiệp vì ông tin tưởng họ. Song việc ông tập trung vào mảng Internet, trong khi hầu hết người khác hoặc yên vị trong các khu vực truyền thống của “người Israel”, như truyền thông và bảo mật, hoặc tham gia những mảng mới nóng sốt, như công nghệ làm sạch và công nghệ sinh học, không chỉ đơn thuần dựa trên những tính toán lợi nhuận. Thứ nhất, Israel là một cụm của ông, và ông ý thức được địa vị của mình là “người trong nội bộ” của c đồng này – một cộng đồng mà ông muốn thành công. Với sự gắn kết đó, ông cũng ý thức được vai trò của mình trong việc duy trì khu vực này trong giai đoạn “khô cằn”. Đầu tư với mục đích cá nhân cũng như với mục tiêu cho đất nước được gọi là “lòng yêu nước có lợi nhuận” gần đây mới được nhiều người chú ý đến.
Hơn một thế kỷ trước, trùm ngân hàng nổi tiếng J. P. Morgan đã gần như một tay ổn định lại nền kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng 1907. Vào thời chưa có Cục Dự trữ Liên bang, “Morgan không chỉ dành một phần tiền của mình mà còn huy động toàn bộ thị trường tài chính tham gia cuộc giải cứu”, nhà sử học kinh tế và người viết tiểu sử Ron Chernow cho biết.
Khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra, Warren Buffett có vẻ cũng đóng một vai trò tương tự khi bơm 8 tỷ USD vào Goldman Sachs và General Electric chỉ trong hai tuần. Khi cơn khủng hoảng ngày càng sâu, Buffett biết rằng những quyết định thực hiện những món đầu tư khổng lồ có thể là tín hiệu báo cho thị trường rằng ông, nhà đầu tư được nể trọng nhất của nước Mỹ, không chờ cổ phiếu rớt giá thêm nữa và tin rằng nền kinh tế sẽ không sụp đổ.
Những can thiệp của Vardi tất nhiên có quy mô nhỏ hơn, nhưng ông đã tác động lên nhóm những công ty khởi nghiệp của Israel bằng cách đóng vai trò lãnh đạo trong việc giữ cho phân khúc Internet không bị chìm. Sự hiện diện và kiên định của ông trong khu vực mà ai cũng rút lui đã đem đến sự hồi sinh cho nơi này.
Tại TechCrunch năm 2008, một hội thảo có ảnh hưởng lớn quy tụ 51 công ty mới khởi nghiệp tiềm năng nhất trên thế giới, có bảy công ty của Israel và phần nhiều trong số đó huy động vốn từ Yossi Vardi. Michael Arrington, nhà sáng lập TechCrunch, là người ủng hộ mạnh mẽ các công ty của Vardi: “Các bạn [Israel] nên dựng tượng Yossi Vardi ở Tel Aviv”, ông nói[163].
Trong cuốn sách bán chạy nhất Built to Last (tạm dịch: Xây dựng để trường tồn), bậc thầy kinh doanh James Collins nhận định một số thành công trường tồn trong kinh doanh đều có một điểm chung: Mục tiêu cốt lõi có thể gói gọn trong một hay hai câu. “Mục tiêu cốt lõi,” Collins viết, “chính là lý do cơ bản để các tổ chức, doanh nghiệp tồn tại. Nó phản ánh tầm quan trọng gắn với công trình của công ty… bên ngoài việc kiếm tiền thuần tuý.” Ông liệt kê mười lăm ví dụ về các mục tiêu cốt lõi. Tất cả đều là công ty – bao gồm Wal-Mart, McKinsey, Disney, và Sony – chỉ trừ một ngoại lệ: Israel. Collins mô tả mục tiêu cốt lõi của Israel là “cung cấp một nơi an toàn trên trái đất cho người Do Thái.” Việc xây dựng nền kinh tế của Israel, tham gia vào cụm – việc này có thể hoán đổi cho nhau – và việc quảng bá ra những nơi sôi động nhất thế giới đều góp phần khuyến khích những người “yêu nước tạo ra lợi nhuận” ở Israel[164]. Như nhà sử học Barbara Tuchman quan sát trước cuộc bùng nổ công nghệ ở Israel, “Với tất cả vấn đề của mình, Israel có một lợi thế chỉ huy: Ý thức về mục đích. Những người Israel có thể không có sự sung túc hay một cuộc sống bình lặng. Nhưng họ có những gì mà sự sung túc có thể bóp chết: Động lực.”[165]
Sự thiếu vắng động lực là vấn đề của một số thành viên thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), bao gồm UAE, Ả-rập Xê-út, Bahrain, Kuwait, Qatar, và Oman. Trong trường hợp của Dubai, một trong các tiu vương quốc thuộc UAE, hầu hết doanh nhân đến từ nơi khác đều bị lợi nhuận thôi thúc – vốn là yếu tố quan trọng – chứ không phải động lực xây dựng cộng đồng ở Dubai. Và như chúng ta đã thấy khi xem xét lý thuyết cụm của Michael Porter, nếu chỉ có động lực về lợi nhuận thì chưa đủ để đưa nền kinh tế của một quốc gia tiến xa. Khi nền kinh tế lâm vào khó khăn, như trường hợp Dubai từ cuối năm 2008, hay tình hình an ninh bất ổn, những người không cam kết để xây một ngôi nhà, một cộng đồng, hay một nhà nước thường là người đầu tiên bỏ chạy.
Với những nền kinh tế khác của GCC, vấn đề lại hơi khác biệt. Trong những chuyến du lịch khắp Bán đảo Ả-rập, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cách thức những người Saudi – cả già lẫn trẻ – hãnh diện về việc nền kinh tế hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Nhiều người Saudi có xuất thân bộ lạc từ nhiều thế kỷ trước, và việc xây dựng một nền kinh tế tiên tiến được cả thế giới ghi nhận là vấn đề liên quan đến niềm kiêu hãnh của bộ tộc và quốc gia.
Song tất cả nền kinh tế đó cũng đối mặt với những thách thức có thể ngăn cản bất cứ sự tiến bộ tiềm năng nào.
Chắc hẳn các nhà quản lý và chính phủ khắp thế giới Ả-rập sẽ chuyển sự chú ý sang việc kích thích một nền kinh tế tăng trưởng cao, và một số đã lặng lẽ học tập Israel. “Có cách nào mà chúng ta sẽ tạo ra 80 triệu việc làm trong thập niên kế tiếp?” Riad al-Allawi hỏi chúng tôi. Al-Allawi là một doanh nhân thành đạt người Jordan đã kinh doanh khắp các khu vực. Tám mươi triệu là con số chúng tôi vẫn nghe từ các chuyên gia trong những chuyến công du đến thủ đô của các nước Ả-rập.
Các nền kinh tế Ả-rập ở Bắc Phi (Ai Cập, Algeria, Morocco, và Tunisia), Trung Đông (Lebanon, Syria, Palestine, Iraq, và Jordan), và vùng Vịnh (Ả-rập
Xê-út, UAE, Qatar, Bahrain, Kuwait, và Oman) bao gồm khoảng 225 triệu người, chỉ chiếm hơn 3% dân số thế giới. Tổng GDP của thế giới Ả-rập năm 2007 chỉ có 1.3 nghìn tỷ USD – gần bằng 2/5 nền kinh tế Trung Quốc. Song sự phân bố tài sản thì lại rất khác nhau: Có những nền kinh tế giàu dầu mỏ với số dân rất ít (chẳng hạn Qatar, chỉ với 1 triệu người nhưng GDP bình quân theo đầu người là 73.100 USD), và những quốc gia nghèo dầu mỏ nhưng có dân số đông, mật độ dày đặc (như Ai Cập, với 77 triệu người nhưng GDP bình quân theo đầu người chỉ khoảng 1.700 USD). Khái quát chiến lược phát triển cho khu vực này chứa đựng nhiều rủi ro vì kích thước, cấu trúc và nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nền kinh tế Ả-rập khác xa nhau.
Song thậm chí với tất cả khác biệt đó, thách thức chung về kinh tế đối với thế giới Ả-rập Hồi giáo vẫn là quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học: Khoảng 70% dân số dưới 25 tuổi. Để nhận hết số người này vào làm, phải tạo ra được 80 triệu việc làm mới đến năm 2020, như al-Allawi nói với chúng tôi[166]. Đạt được mục tiêu này đồng nghĩa với việc tạo ra mức việc làm nhiều gấp hai lần mức tăng trưởng việc làm ở Mỹ trong suốt thập niên bùng nổ của những năm 1990. “Khu vực công sẽ không tạo ra ngần ấy việc làm; các công ty lớn cũng vậy,” doanh nhân thành đạt người Jordan Fadi Ghandour nói. “Sự ổn định và tương lai của vùng sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta dạy người trẻ làm sao để chúng bước vào đời và tạo dựng công ty.”[167]
Song giới chủ chỉ đóng vai trò không đáng kể trong nền kinh tế của các nước Ả-rập. Ngay c trước khi nền kinh tế khu vực này bùng nổ, chỉ chưa đầy 4% dân số trưởng thành ở UAE là có việc làm trong các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vậy điều gì là rào cản cho một “quốc gia Ả-rập khởi nghiệp”? Câu trả lời là dầu mỏ, các hạn chế quyền tự do chính trị, vị thế của người phụ nữ, và chất lượng giáo dục.
Phần lớn hoạt động kinh tế trong vùng xuất phát từ việc sản xuất và tinh chế khí hydrocarbon. GDP xuất khẩu phi dầu mỏ của toàn bộ thế giới Ả-rập – với số dân khoảng 250 triệu người – còn ít hơn Phần Lan, với dân số 5 triệu người. Ngoài dầu, còn có một số tập đoàn đa quốc gia thành công, chẳng hạn như UAE dựa vào Emirates Airlines, Orascom Telecom của Ai Cập, Aramex của Jordan – một nhà cung cấp dịch vụ hậu cần. (Orascom và Aramex do các doanh nhân khôn khéo thành lập.) Các hãngdịch vụ do gia đình làm chủ cũng đáng chú ý – trong các quốc gia như Ai Cập thì có cả các hãng dệt may và công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Song, cho đến nay nền công nghiệp dầu mỏ vẫn đóng góp lớn nhất vào GDP của khu vực. Nó sản xuất gần 1/3 tổng lượng dầu và 15% tổng lượng ga toàn thế giới.
Nhu cầu về dầu mỏ liên tục tăng, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai minh chứng nổi bật nhất của các quốc gia khát dầu. Từ năm 1998, sự kết hợp nhu cầu về dầu của Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng hơn 1/3 trong chưa đầy một thập niên. Vì vậy, bất kể giá dầu dao động thế nào, nhu cầu về nhiên liệu này vẫn trải qua một sự biến đổi ở quy mô toàn cầu.
Tuy nhiên, chính nền kinh tế dầu mỏ ở thế giới Ả-rập đã cản trở tinh thần khởi nghiệp đang lên cao. Việc phân phối hào phóng tài nguyên dầu cho người dân đã cách ly các chính phủ ở vùng Vịnh khỏi áp lực cải cách về chính trị và kinh tế. Tài nguyên dầu đã thắt chặt quyền lực của các chính phủ chuyên quyền, vốn không phải thu thuế từ người dân và bởi vậy không cần phải đau đầu đáp ứng những lời phàn nàn từ họ. Như những sử gia của thế giới Hồi giáo đã nói, ở các nước Ả-rập “sự đảo ngược của một câu châm ngôn quen thuộc vẫn đúng: Không có sự đại diện nào mà không đánh thuế.”[168]
Những cải cách rất cần thiết mà giới tinh hoa coi là một mối nguy – quyền tự do bày tỏ chính kiến, chấp nhận thử nghiệm và thất bại, tiếp cận các dữ liệu kinh tế cơ bản của chính phủ – cần thiết cho một nền văn hoá mà doanh nhân và nhà phát minh có thể phát triển. Cũng như các lý do mà giới doanh nhân giúp nền kinh tế phát triển và tiến bộ xã hội – nó ghi nhận năng lực, sự cải tiến và kết quả hơn là địa vị – các chính phủ vùng Vịnh đã bóp nghẹt nó. Nhà khoa học chính trị Samuel Huntington từng gọi đó là “thế lưỡng nan của các vị vua”: Tất cả các chế độ quân chủ hiện đại hoá đều tìm cách cân bằng việc hiện đại hoá kinh tế với những các giới hạn của tự do hóa, vì s mở rộng tự do thách thức quyền lực của nền quân chủ. Trong thế giới Ả-rập, nhà báo Anh Chris Davidson, tác giả của Dubai: Sự mong manh của thành công, gọi đây là “thế lưỡng nan của các vị sheikh.”
Ngoại trừ Lebanon và Iraq, chưa có một cuộc bầu cử tự do thật sự ở bất kỳ nước nào trong 22 quốc gia của Liên đoàn Ả-rập. Sau một nỗ lực trong cuộc bầu cử ở UAE năm 2006, thu hút lượng người đi bỏ phiếu thấp, một thành viên quan trọng trong chính phủ nhận xét, “Điều này thật đáng thất vọng khi cho rằng tất cả ứng viên và người tham dự đều đến từ những gia đình rất tử tế, và mọi cá nhân đều được phê chuẩn bởi các nhà lãnh đạo của UAE.”[169]
Một số chính phủ Ả-rập vùng Vịnh phải tìm cách xoay chuyển thế “lưỡng nan này” bằng cách dùng tài nguyên dầu mỏ để hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, trong khi giữ gần như nguyên vẹn cấu trúc chính trị. Thu nhập từ những giai đoạn bùng nổ dầu mỏ trước kia – trong những năm 70 – không được các nền kinh tế trong khu vực hấp thụ mà bị tiêu xài vào hàng nhập khẩu từ phương Tây, các khoản đầu tư ở nước ngoài, và vũ khí quân sự. Những nền kinh tế địa phương nhìn thấy rất ít lợi ích trực tiếp. Song từ năm 2002, trên 650 tỷ USD khai thác từ “mỏ vàng” dầu mỏ do nhu cầu về nhiên liệu này tăng cao, đã được tái đầu tư cho riêng các nước vùng Vịnh.
Bên cạnh chiến lược cụm được Dubai và một số quốc gia vùng Vịnh sử dụng, phần lớn doanh thu từ dầu mỏ của khu vực đã được đầu tư vào khu vực bất động sản. Ở GCC, đây là khu vực tăng trưởng nhanh trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2010, khoảng 19,55 triệu mét vuông cho thuê mới – cao ốc văn phòng, khu mua sắm, khách sạn, cơ sở công nghiệp và phát triển nhà ở – được đưa vào khai thác ở khu vực này, chủ yếu ở Ả-rập Xê-út và UAE, với mức độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% trong suốt giai đoạn này. (Mức tăng trưởng hàng năm của diện tích cho thuê ở Trung Quốc là 15%.)
Song cũng như phần còn lại của thế giới, bong bóng bất động sản ở vùng Vịnh đã vỡ. Ví dụ, đầu năm 2009, giá trị khu dân cư và thương mại ở Dubai đã giảm 30% và được dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm. Các chủ sở hữu đã bỏ rơi bất động sản mà họ sở hữu theo đúng nghĩa đen và rời khỏi đất nước, để tránh bị bắt giam vì không trả được nợ. Các dự án xây dựng quy mô lớn bị đóng băng.
Cả dầu mỏ, bất động sản và các cụm đều không xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo và hoạt động thương mại tăng trưởng cao.
Trong khi quả bom hẹn giờ về nhân khẩu học vẫn đang chạy, các chính phủ ở vùng Vịnh nhiều dầu cũng đã xây dựng những cụm nghiên cứu học thuật. Mỗi cụm công nghệ đều tập hợp các học viện giáo dục quy mô lớn. Thung lũng Silicon đã có một khởi đầu tiếng tăm vào năm 1939 khi William Hewlett và David Packard, hai sinh viên kỹ thuật mới tốt nghiệp của đại học Stanford, lấy số vốn 538 USD của họ và lập nên Hewlett-Packard. Cố vấn của họ là một cựu giáo sư Stanford, và họ mở cửa hiệu trong một gara gần Palo Alto.
Theo báo cáo của một ủy ban tập hợp các trí thức Ả-rập được Liên Hợp Quốc ủng hộ, các tổ chức văn hoá và xã hội ở thế giới này đềuém phát triển. Báo cáo Phát Triển Con người Ả-rập của Liên Hợp Quốc, trình bày nghiên cứu của tổ chức này từ năm 2002 đến 2005, cho thấy số sách được dịch hàng năm sang tiếng Ả-rập ở toàn bộ các quốc gia Ả-rập gộp lại chỉ bằng 1/5 số sách được dịch sang tiếng Hy Lạp ở Hy Lạp. Số bằng sáng chế được đăng ký từ năm 1980 đến 2000 ở Ả-rập Xê-út là 171; Ai Cập là 77; Kuwait là 52; UAE là 32; Syria là 20; Jordan là 15 – so với con số 7.652 ở Israel. Thế giới Ả-rập có tỉ lệ mù chữ cao nhất toàn cầu và là một trong những khu vực có số lượng các nhà khoa học nghiên cứu đang hoạt động thấp nhất tính theo số bài báo được trích dẫn thường xuyên. Năm 2003, Trung Quốc đưa ra danh sách 500 trường đại học tốt nhất thế giới; họ không đề cập đến bất cứ trường nào trong hơn 200 trường đại học ở thế giới Ả-rập[170].
Nhận ra tầm quan trọng của các trường đại học cho chương trình nghiên cứu và phát triển, rất cần thiết cho việc cấp bằng sáng chế và sáng tạo, Ả-rập Xê-út mở trường Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah, nhằm tạo ra ngôi nhà nghiên cứu cho 20 nghìn giảng viên, nhân viên và sinh viên. Đó sẽ là đại học đầu tiên ở Ả-rập Xê-út có nam sinh và nữ sinh học chung một lớp. Qatar và UAE đã thiết lập quan hệ đối tác với những tổ chức học thuật mang tính biểu tượng ở phương Tây. Education City ở Qatar cũng là học xá vệ tinh của trường Đại học Y khoa Weill Cornell, hay chương trình khoa học máy tính và quản trị kinh doanh của đại học Carnegie Mellon, chương trình quan hệ quốc tế của đại hc Georgetown, và chương trình báo chí của đại học Northwestern. Abu Dhabi – một trong bảy tiểu quốc ở UAE – đã thiết lập một học xá vệ tinh cho đại học New York. Ý tưởng ở đây là nếu các quốc gia Ả-rập có thể thu hút những nhà nghiên cứu sáng tạo nhất từ khắp thế giới, điều này sẽ giúp kích thích nền văn hoá sáng tạo trong khu vực.
Song các học viện này không tạo được nhiều tiến bộ. Họ không thể tuyển dụng được số lượng ổn định các tài năng học thuật ở nước ngoài về để đặt nền móng và tạo sự gắn bó dài lâu với thế giới Ả-rập. Chris Davidson cho chúng tôi biết: “Nó chỉ đưa các thương hiệu giáo dục đến vùng Vịnh hơn là nhập cư và đồng hoá các bộ não.” “Các đại học này tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng quốc gia, chứ không phải cải cách thật sự.”[171]
Trường hợp của Israel thì khác. Các trường đại học ưu tú được thành lập trước khi một nhà nước ra đời. Giáo sư Chaim Weizmann, nhà hoá học nổi tiếng thế giới đã thúc đẩy ngành công nghệ sinh học nhờ phát minh ra một phương pháp mới để sản xuất acetone, đã nhận xét điều kỳ quặc này tại lễ khánh thành Đại học Hebrew ở Jerusalem ngày 24 tháng 7 năm 1918: “Điều này thoạt nghe có vẻ nghịch lý tại một mảnh đất với dân số quá thưa thớt, một mảnh đất mà mọi thứ vẫn còn dang dở, mảnh đất phải vật lộn cho những thứ đơn giản như máy cày, đường xá và bến cảng, chúng ta nên bắt đầu bằng cách tạo ra một trung tâm của sự phát triển tinh thần và trí tuệ.”[172]
Hội đồng quản trị đầu tiên của trường Hebrew bao gồm Weizmann, Tổng thống đầu tiên của Israel, Albert Einstein, Sigmund Freud, và Martin Buber. Technion được thành lập năm 1912 và nhận sinh viên năm 1924, năm 1934 là Học viện Khoa học Weizmann theo sau đó vào năm 1934, và năm 1956 là Đại học Tel Aviv – trường đại học lớn nhất Israel ngày nay. Vì vậy vào cuối những năm 1950, dân số Israel mới chỉ khoảng hai triệu nhưng đất nước này đã gieo mầm bốn trường đại học hàng đầu thế giới. Các đại học lớn khác, như Đại học Bar-Ilan, Đại học Haifa, Đại học Ben-Gurion ở Negev được lần lượt thành lập vào năm 1955, 1963, và 1969.
Ngày nay, Israel có tám trường đại học và 27 trường cao đẳng. Bốn trong số đó nằm trong 150 trường đại học hàng đầu thế giới và bảy trường nằm trong số 100 trường hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không trường nào trong số này là cơ sở vệ tinh của một trường đại học nước ngoài. Các viện nghiên cứu của Israel cũng là những nơi đầu tiên trên thế giới thương mại hoá các khám phá học thuật.
Năm 1959, Học viện Weizmann thành lập Yeda (tiếng Do Thái là “tri thức”) để đưa ra thị trường những nghiên cứu của họ. Kể từ đó Yeda đã cho ra đời thành công hàng nghìn sản phẩm công nghệ y khoa và các công ty. Từ năm 2001 đến 2004, học viện đã thu về một tỷ shekel (hơn 200 triệu USD) từ doanh thu bản quyền. Năm 2006, Yeda xếp đầu bảng về thu nhập bản quyền trong số các viện học thuật trên thế giới[173].
Vài năm sau khi lập ra Yeda, Đại học Hebrew thành lập công ty chuyển giao công nghệ của riêng họ, gọi là Yissum (tiếng Do Thái là “thực thi”). Yissum thu được hơn 1 tỷ USD hàng năm nhờ bán nghiên cứu của Đại học Hebrew và đã đăng ký 5.500 bằng sáng chế và 1.600 phát minh. Hai phần ba trong số các phát minh ra đời năm 2007 của họ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; 1/10 là nông nghiệp và 1/10 khác là khoa học máy tính và các sản phẩm kỹ thuật. Các nghiên cứu ấy được bán cho Johnson & Johnson, IBM, Intel, Nestlé, Lucent Technologies, và nhiều công ty đa quốc gia khác. Nhìn chung, Yissum được xếp12 – sau 10 trường đại học của Mỹ và một trường của Anh – trong bảng xếp hạng các bằng sáng chế về công nghệ sinh học trên thế giới (Đại học Tel Aviv xếp thứ 21).
Israel, quốc gia của những người nhập cư, đã phụ thuộc vào những làn sóng nhập cư nối tiếp để phát triển nền kinh tế. Chủ yếu nhờ những người nhập cư này mà Israel hiện tại có nhiều kỹ sư và nhà khoa học bình quân theo đầu người, cũng như nhiều bài báo khoa học tính theo đầu người nhiều hơn bất cứ đất nước nào – 109 bài báo trên 10 nghìn người[174] Những người Do Thái mới đến và các thành viên gia đình không phải Do Thái của họ được chu cấp nhà ở, quyền công dân, và tiền trợ cấp. Israel được xem là nơi có tiềm năng kinh doanh cao, và giống như quân đội Israel, đất nước này chỉ trích hệ thống phân cấp tôn ti trật tự.
Tuy nhiên, ở vùng Vịnh, các chính phủ sẽ chỉ cấp thị thực cư trú trong ba năm, không hơn – ngay cả với những người Hồi giáo và Ả-rập. Không có cách nào để trở thành công dân ở những quốc gia này. Thế nên, những nhà nghiên cứu toàn cầu không sẵn sàng chuyển cả gia đình đông đúc của họ đến đây và bắt đầu sự nghiệp tại một học viện mà đất nước chủ quản ngăn trở tự do ngôn luận, tự do học thuật, minh bạch chính phủ và áp đặt thời hạn cư trú. Trong lúc vài quốc gia Ả-rập vùng Vịnh đang cân nhắc thị thực cư trú năm năm hoặc mười năm, chưa có chính phủ nào thực sự cho phép điều này.
Các hạn chế cư trú cũng là triệu chứng của trở ngại lớn hơn cho việc thu hút các học giả: Một số chuyên gia nghiên cứu đến đây làm việc và đã sớm nhận ra mong muốn của chính phủ là giữ họ ở bên ngoài. Những luật bắt nguồn từ áp lực với các chính phủ là phải duy trì chủ nghĩa dân tộc của người Ả-rập nói chung, và chủ nghĩa dân tộc chủ quyền nói riêng. Chẳng hạn, một phụ nữ Emirati lấy một người nước ngoài làm việc ở UAE thì sẽ phải từ bỏ quốc tịch của cô ta, và đứa con của họ sẽ không được cấp hộ chiếu UAE hay nhận được bất cứ phúc lợi xã hội nào từ chính phủ.
Một trong những thách thức lớn nhất của nền văn hoá doanh nhân tăng trưởng cao ở thế giới Ả-rập – bên ngoài vùng Vịnh – là các mô hình giảng dạy ở tiểu học và trung học hay ngay cả bậc đại học đều chú trọng việc học thuộc lòng. Theo Hassan Bealaway, một nhà cố vấn cho Bộ Giáo dục Ai Cập, việc học liên quan đến hệ thống, quy chuẩn và sự tôn trọng hơn là sự thử nghiệm. Nó giống mô hình Columbia hơn là Apollo.
Việc nhấn mạnh vào tiêu chuẩn đã nhào nặn ra một chính sách giáo dục định nghĩa thành công bằng cách đ đầu vào hơn là kết quả đầu ra. Chẳng hạn, theo một nghiên cứu của văn phòng McKinsey & Company ở vùng Vịnh, các chính phủ Ả-rập đã sử dụng nhiều giáo viên và đầu tư lớn vào cơ sở vật chất – các toà nhà (và hiện nay là máy tính) – với hy vọng cải thiện kết quả của sinh viên. Tuy nhiên, kết quả mới đây từ chương trình Nghiên cứu Toán học và Khoa học Quốc tế xếp các sinh viên Saudi hạng 43 trên 45 nước (Ả-rập Xê-út thậm chí còn sau cả Botswana, xếp thứ 42)[175].
Trong khi tỉ lệ trung bình giữa sinh viên và giáo viên ở GCC là 12:1 – tuy rất khả quan so với mức trung bình 17:1 ở các nước OECD – thì vẫn không tạo ra tác động tích cực nào. Thật không may, số liệu ở các nước cho thấy tỉ lệ sinh viên – giáo viên thấp không có mối liên hệ mất thiết đến kết quả tốt của sinh viên, và không quan trọng bằng chất lượng giáo viên. Song bộ trưởng Giáo dục của hầu hết các quốc gia Ả-rập đều không đánh giá chất lượng giáo viên. Đánh giá chất lượng đầu vào dễ hơn nhiều, thông qua phương pháp chuẩn hoá.
Việc tập trung vào số lượng giáo viên đặc biệt tác động theo hướng có hại cho những nam sinh Ả-rập. Nhiều trường của chính phủ được tách ra theo giới tính: Thầy giáo dạy nam sinh, cô giáo dạy nữ sinh. Do nghề giảng dạy vốn có truyền thống ít hấp dẫn nam giới nên số thầy giáo dành cho nam sinh bị thiếu hụt. Kết quả là vì số lượng thầy giáo ít, các trường nam sinh thường tuyển vào giáo viên kém năng lực. Thực ra, khoảng cách về giới ở GCC trong kết quả của học sinh được xếp vào hàng cao nhất thế giới.
Cuối cùng, có lẽ là nhân tố lớn nhất trong giới hạn của nền kinh tế tăng trưởng cao, chính là vai trò của phụ nữ. David Landes thuộc Đại học Harvard, cũng là tác giả của cuốn sách chuyên đề Tài sản và sự nghèo đói của các Quốc gia, nhận định rằng phong vũ biểu tốt nhất cho tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế nằm ở các quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. “Chối bỏ phụ nữ tức là tước đoạt nguồn lao động và tài năng của một đất nước… [và] đục khoét động lực đi đến thành công của nam giới,” ông viết. Landes tin rằng không có gì làm suy giảm động lực và khát vọng hơn là việc áp đặt địa vị. Mọi xã hội đều có giới tinh hoa, và một số trong đó được sinh ra ở địa vị “chiếu trên”. Song không có gì làm phân tán ý thức về sự gắn kết hơn là gieo rắc vào đầu một nửa dân số rằng họ là những con người vượt trội, như vậy cũng là làm giảm “nhu cầu được học và làm việc” của họ. Kiểu bóp méo này khiến một nền kinh tế mất tính cạnh tranh, và đó là kết quả của tình trạng kinh tế lệ thuộc của người phụ nữ trong thế giới Ả-rập[17].
Nền kinh tế Israel và nhiều nước Ả-rập khác là những phòng thí nghiệm sống động cho thuyết kinh tế cụm, và nói rộng hơn, cho những gì mà các quốc gia cần có để tạo ra, hoặc ngăn trở, sự sáng tạo. Sự tương phản giữa hai mô hình này cho thấy một quan điểm đơn giản về cụm – tức là quan điểm cho rằng một tập hợp các học viện có thể gom lại và tạo nên một thung lũng Silicon – là sai lầm. Hơn nữa, nó như một thứ tiền cược của đất nước – hay là “động lực” của Tuchman, đưa ra chất keo dính cần thiết để khuyến khích các doanh nhân tạo dựng và chấp nhận rủi ro.