Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Trận đấu

John Lennon từng nói về những năm đầu của dòng nhạc Rock & Roll như sau: “Trước Elvis thì không có gì cả”.

Về sự thành công của đầu tư mạo hiểm và tinh thần doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel, nói như Lennon thì: “Trước Yozma cũng không có gì”.

– ORNA BERRY –

Con trai của Orna Berry là Amit đã truyền đi một thông điệp trị giá 32 triệu USD. Amit đã khôi phục được tin nhắn thoại này và chuyển cho mẹ mình nghe. Người gọi đến là một phó giám đốc của Siemens – tập đoàn viễn thông Đức. Orna Berry, lúc đó đang đi công tác nước ngoài để chào bán doanh nghiệp khởi nghiệp của bà cho những công ty lớn có ý định mua, đã để l gọi này. Tin nhắn từ Siemens đánh dấu khởi đầu của quá trình thâu tóm một doanh nghiệp Israel đầu tiên bởi một công ty châu Âu. Vụ giao dịch hoàn tất năm 1995.

Mặc dù ngày nay đây là sự kiện khá bình thường – người châu Âu đã đầu tư hàng trăm triệu euro vào các công ty Israel – vào năm 1995, chưa có ai nghe chuyện một công ty châu Âu mua lại một doanh nghiệp Israel. Orna Berry tin rằng một chương trình mới của chính phủ Israel, lúc đó là Yozma, đã khiến điều này trở nên khả thi. Bà cũng tin rằng hàng trăm doanh nghiệp khác cũng có trải nghiệm tương tự nhờ có các chính sách của chính phủ.

Berry được ca ngợi là một trong những lãnh đạo kinh doanh hàng đầu của Israel[125]. Năm 1997, bà được bổ nhiệm làm người đứng đầu các nhà khoa học tại Bộ Công nghiệp, Thương mại và Lao động – tổ chức lãnh đạo cách tân của Israel; năm 2007, bà trở thành Chủ tịch Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Israel. Bà lấy bằng tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Nam California, làm việc cho Công ty Tư vấn Công nghệ Unisys ở Mỹ, rồi quay về Israel làm cho IBM và sau đó là cho Intel.

Nhưng vào năm 1992, Berry là một doanh nhân lần đầu khởi nghiệp. Hợp tác cùng năm đồng nghiệp đến từ Fibronics, bà đã thành lập Ornet Data Communications, một trong những công ty công nghệ đầu tiên của Israel. Ornet Data phát triển phần mềm và thiết bị cho mạng nội bộ (LAN) để tăng gấp đôi tốc độ truyền tải dữ liệu.

Trong lúc hầu hết mọi người kết nối Internet bằng cách quay số qua đường điện thoại, công nghệ mạng Ethernet phát triển như một cách để kết nối giữa các mạng LAN – là những nhóm máy tính ở gần nhau trong nhà hoặc văn phòng. Mạng LAN có thể truyền nhiều dữ liệu hơn, nhanh hơn giữa các máy tính trong cùng mạng, nhưng băng thông vẫn tương đối hạn chế. Giải pháp của Ornet Data là tạo ra một switch cho các máy tính được kết nối này, từ đó nhân băng thông lên 50 lần theo tính toán của Berry.

Ornet Data chỉ có vài nhân viên ở Karmiel, thành phố phía Bắc Israel, và một văn phòng tại Boston được Berry sử dụng khi bà ghé vào thành phố. Trong những ngày đầu tiên của công ty, bà liên tục bay đến Mỹ để gây vốn, nhưng sớm nhận ra không có ai sẵn lòng.

“Không có cơ chế nào dành cho việc tài trợ những dự án mới chỉ ở giai đoạn đầu với rủi ro cao, trong bối cảnh thiếu vắng đầu tư mạo hiểm trong nước”, bà nói với chúng tôi[].

Đầu tư mạo hiểm là khoản vốn đầu tư thường đổ vào các công ty công nghệ tăng trưởng cao. Nhưng đối với hầu hết nhà đầu tư nước ngoài, đổ tiền vào Israel có vẻ vô lý. Với họ, Israel đồng nghĩa với các tôn giáo cổ xưa, những phát hiện khảo cổ và xung đột chết người. Ngay cả những nhà đầu tư từng thán phục trình độ nghiên cứu và phát triển của Israel cũng hoảng sợ trước làn sóng bạo lực đi kèm cuộc nổi dậy của người Palestine (còn gọi là Intifada) vào cuối những năm 1980. Đó là trước khi Dov Frohman quyết định duy trì hoạt động của Intel trong Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

Theo John Medved, nhà sáng lập Israel Seed Partners, “bạn có thể đàm phán với một quỹ đầu tư Mỹ bao lâu cũng được, và họ sẽ cười vào mặt bạn khi nghe bạn nói: ‘Hãy đến đầu tư vào Israel’.”[127]

Sự khan hiếm vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VC) của Israel trong suốt những năm 1980 còn tạo ra một vấn đề khác. Ở phương Tây, vai trò của những nhà đầu tư mạo hiểm không đơn thuần chỉ là cung cấp tiền mặt. Chính vai trò dìu dắt, giới thiệu đến mạng lưới của những nhà đầu tư, những tay thâu tóm doanh nghiệp tiềm năng khác, cũng như các đối tác và khách hàng mới là điều khiến ngành đầu tư mạo hiểm trở nên đáng giá đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Một quỹ VC tốt sẽ giúp doanh nhân xây dựng công ty.

“Rõ ràng khi ấy Israel đang thiếu một điều gì đó”, Yigal Erlich, một nhà lãnh đạo khoa học từng làm việc trong chính phủ vào cuối những năm 1980 cho biết: “Người Israel rất giỏi phát triển công nghệ, nhưng lại không biết cách quản lý công ty hoặc tiếp thị sản phẩm”[128].

Doanh nhân Israel phải có tư duy toàn cầu ngay từ ban đầu, tạo ra những sản phẩm cho các thị trường cách xa nhiều ngàn dặm và thuộc các múi giờ khác nhau. Nhưng câu hỏi nghiêm túc được đặt ra là: Làm sao để bản địa hóa sản phẩm cho từng thị trường? Làm sao để sản xuất, tiếp thị và cuối cùng là phân phối sản phẩm đến các khách hàng cách xa bờ biển Địa Trung Hải?

Trước khi có đầu tư mạo hiểm, ở Israel chỉ có hai nguồn quỹ. Thứ nhất, các doanh nghiệp mi thành lập của Israel có thể đăng ký nhận trợ cấp phù hợp tại OCS (Office of the Chief Scientist – Văn phòng trưởng khoa học Israel). Tuy nhiên, những khoản trợ cấp nđủ số tiền mà các công ty mới khởi nghiệp này thật sự cần, và kết quả là hầu hết đều vô tác dụng. Một báo cáo chính phủ xuất bản vào cuối những năm 1980 cho biết 60% số công ty công nghệ nhận trợ cấp OCS đã không thể huy động thêm vốn nhằm tiếp thị sản phẩm. Có thể họ đã tạo ra những sản phẩm tốt, nhưng lại không thể bán chúng[129].

Thứ nhì, các công ty Israel có thể xin trợ cấp BIRD (Binational Industrial Research & Development – Quỹ đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghiệp Israel, Hoa Kỳ). Được thành lập nhờ số tiền 110 triệu USD của chính phủ Mỹ và Israel, quỹ BIRD cấp vốn để hỗ trợ những doanh nghiệp liên doanh giữa Mỹ và Israel. BIRD cung cấp các gói trợ cấp khiêm tốn từ 500 nghìn đến 1 triệu USD trong vòng hai đến ba năm, và thu hồi vốn bằng tiền hoa hồng từ các dự án thành công[130].

Ed Mlavsky trở thành CEO của BIRD khi ông trình bày một bình luận không được chuẩn bị trước tại buổi họp của Hội đồng tư vấn Mỹ – Israel về nghiên cứu và phát triển công nghiệp vào năm 1978. BIRD đã được thành lập trước đó hai năm, nhưng chưa cấp vốn cho bất kỳ dự án nào. Buổi gặp của hội đồng nhằm chọn ra người kế nhiệm để điều hành tổ chức, và các thành viên đang thất vọng với những ứng viên. Mlavsky, sinh ra tại Anh nhưng hiện là công dân Mỹ, phát biểu: “Thưa các quý ông, điều này thật tệ hại; ngay cả tôi cũng làm tốt hơn bất cứ ứng viên nào”. Ủy ban cho rằng đây là ý tưởng tuyệt vời, và cố thuyết phục Mlavsky từ chức Phó Chủ tịch điều hành Tyco International và chuyển gia đình đến Israel.

Vợ ông không phải người Do Thái, và ông cũng không có liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với Israel; nhưng trước sự nài ép của Jordan Baruch, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ Mỹ, Mlavsky đã đến Israel để “phỏng vấn cho một công việc tôi không muốn làm, trong một quốc gia tôi không muốn sống”, như ông đã nói.

Vợ ông ủng hộ việc này, bà từng đến thăm Israel vào năm 1979, và đã đem lòng yêu mến nền văn hóa tiên phong của đất nước còn non trẻ này. Thế là Mlavsky xin nghỉ phép tại Tyco, thu dọn nội thất vào kho và chuyển đến Israel. Ông giữ chức vụ này trong 13 năm đến khi cùng sáng lập Gemini, một trong những hãng đầu tư mạo hiểm do chính phủ trợ vốn đầu tiên của Israel. Điều hấp dẫn Mlavsky là sự cởi mở của Israel khi sẵn lòng thử nghiệm mọi ý tưởng mới, yếu tố ông đã không thật sự xem trọng cho đến khi hòa nhập vào cuộc sống

Mlavsky gọi BIRD là một dạng “dịch vụ hẹn hò”, bởi ông cùng nhóm của mình đóng vai người mai mối giữa một công ty Israel sở hữu một công nghệ với một doanh nghiệp Mỹ có khả năng tiếp thị và phân phối sản phẩm này tại Mỹ. Không chỉ thế, người mai mối này còn trả chi phí cho cuộc hẹn.

Hầu hết các công ty công nghệ Mỹ được BIRD theo đuổi đều có ngân sách nghiên cứu và phát triển hạn chế. Bởi quy mô của họ chỉ tầm hạng trung so với các công ty niêm yết đại chúng và có quy mô lớn, nên họ sợ việc phải sử dụng doanh thu hàng quý để trả cho hoạt động nghiên cứu tốn kém.

Mlavsky nhớ lại: “Chúng tôi đến (các công ty Mỹ) và nói: Có một nơi gọi là Israel, mà các ông có thể đã nghe hoặc chưa từng nghe tới. Chúng tôi có thể giúp các ông liên lạc với những kỹ sư được đào tạo tốt, sáng tạo và thông minh ở đó. Các ông không phải trả tiền để thuê hay di chuyển họ, và các ông cũng không phải lo lắng về những gì xảy ra sau khi dự án kết thúc. Chúng tôi sẽ không chỉ giới thiệu các vị đến một nhóm như thế – chúng tôi còn trả các vị 1/2 số tiền cho phần quý vị tham gia vào dự án, và trả 1/2 số tiền người Israel cần để tham gia.”

Đến nay, BIRD đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào 780 dự án, tạo ra 8 tỉ USD doanh số bán hàng trực tiếp và gián tiếp[131].

Tác động của chương trình BIRD vượt xa doanh thu thuần túy: Nó giúp các công ty công nghệ đang phát triển của Israel nắm được cách thức để kinh doanh tại Mỹ. Những công ty này làm việc chặt chẽ với các đối tác Mỹ. Nhiều công ty thuê văn phòng tại Mỹ và gửi nhân viên ra nước ngoài, nơi họ có thể học hỏi về thị trường và khách hàng của mình.

Trong lúc thiếu thốn nguồn vốn chủ sở hữu, BIRD tạo ra một lối tắt dẫn đến thị trường Mỹ. Ngay cả khi liên doanh thất bại, vẫn còn đó bài học to lớn về việc làm sao để tạo ra sản phẩm riêng cho từng thị trường, thay vì chỉ đơn thuần phát triển công nghệ.

Năm 1992, gần 60% số công ty Israel niêm yết trên sàn chứng khoán New York và 75% số công ty có tên trên sàn chứng khoán NASDAQ đã được BIRD hỗ trợ[132].

Các nhà đầu tư mạo hiểm và giới đầu tư Mỹ bắt đầu chú ý đến đ. Tuy thế, 74% hàng công nghệ cao xuất khẩu ra ngoài Israel được tạo ra chỉ bởi 4% các công ty công nghệ cao[133]. Lợi nhuận không được phân tán rộng rãi. Nếu những doanh nghiệp công nghệ mới không thể xin được trợ cấp từ BIRD hay chính phủ, họ phải thành thục nghệ thuật “tự lực cánh sinh”: Sử dụng các nguồn lực cá nhân, các mối quan hệ hay bất cứ công cụ nào khác để thu thập vốn đầu tư.

Jon Medved đã tự lực cánh sinh khi ông đi gõ cửa từng nhà để chào bán những bộ thu phát quang của cha mình vào năm 1982. Khi đó, công ty của ông chỉ có 10 nhân viên, làm việc bên trong một nhà để xe để chế tạo thiết bị thu và bắt sóng quang. Medved thừa nhận ông đã không học qua một lớp toán hay vt lý nào ở đại học, và không biết gì về bản chất của doanh nghiệp mà cha ông đã gây dựng. Ông cũng không biết tiếng Hebrew.

“Tôi nói chuyện với một nhóm kỹ sư Israel không biết gì về cáp quang, và giảng cho họ về sợi quang. Nếu họ đặt ra những câu hỏi kỹ thuật khó nhằn, tôi sẽ trốn đằng sau tiếng Hebrew của họ – “Tôi không hiểu anh nói gì, xin lỗi!”[134] Medved đã viết một kế hoạch kinh doanh cho công ty và phát triển những dự báo doanh thu bằng phiên bản phần mềm bảng tính đầu tiên trên chiếc máy tính to bằng cái va li của mình; nhưng cũng như Orna Berry, ông thấy việc huy động vốn là không khả thi.

Nhà lãnh đạo trong mảng khoa học, Erlich, trở nên gắn bó với những biện pháp vượt qua thách thức mà các doanh nhân đang phải đối mặt. Nhưng đã có một số phản đối: “Đừng phí thời gian và tiền bạc vào những công ty mới và nhỏ. Họ là những dự án thất bại”, những kẻ dèm pha nói với ông[135]. Thay vì thế, các nhà kinh tế của chính phủ đã kêu gọi tăng cường vốn và sự hợp tác giữa Israel với những công ty đa quốc gia lớn, ở thời điểm này đang tuyển dụng hàng ngàn người Israel.

Còn một thách thức khác đang níu chân Israel khi đó: Làm thế nào giải quyết được gần một triệu người nhập cư Do Thái Liên Xô đang bắt đầu tràn ngập khắp đất nước. Chính quyền tin rằng để hấp thụ số người nhập cư này, nền kinh tế Israel sẽ phải tạo ra nửa triệu việc làm mới. Cứ ba người nhập cư Liên Xô lại có một nhà khoa học, kỹ sư hoặc một chuyên viên kỹ thuật; nên ngành công nghệ cao của Israel có vẻ là giải pháp tốt nhất. Nhưng chỉ các trung tâm nghiên cứu và phát triển hiện có thì không đủ để tiếp nhận nhiều nhân viên mới đến thế.

Năm 1991, chính phủ thành lập các vườn ươm công nghệ, có 24 trung tâm tất cả. Những trung tâm này cung cấp cho hầu hết các nhà khoa học Nga nguồn lực và tài chính họ cần trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển để sáng tạo. Mục tiêu không chỉ để phát triển công nghệ, mà còn để xác định liệu có thể thương mại hóa và bán sản phẩm đó hay không. Chính phủ trợ cấp cho hàng trăm công ty với các khoản chi trả lên tới 300 nghìn USD. Điều này khiến nhiều người Nga mới nhập cư tìm kiếm được công việc đúng chuyên môn. Nhưng những người chịu trách nhiệm nhận tiền được cấp lại có ít kinh nghiệm với các doanh nghiệp mới thành lập. Các chuyên gia tài chính của chính phủ đã không thể giúp các doanh nhân khởi nghiệp này sự hỗ trợ và quản lý cần thiết để biến các thành công trong nghiên cứu và phát triển thành những sản phẩm thương mại khả thi.

“Mỗi năm khi xem xét thành công của những công ty nhỏ này, tôi đều thất vọng”, Erlich cho biết. Trong khi họ có thể đã thành công trong nghiên cứu và phát triển, chúng tôi không thấy họ thành công trong việc phát triển công ty của mình”[136]. Ông dần bị thuyết phục rằng một ngành đầu tư mạo hiểm tư nhân là liều thuốc giải độc duy nhất. Nhưng ông cũng biết để thành công, ngành đầu tư mạo hiểm Israel cần phải có quan hệ chặt chẽ với các thị trường tài chính nước ngoài. Những mối quan hệ quốc tế không chỉ để gây quỹ; mong mỏi của Israel là nắm bắt được nghệ thuật cố vấn trong kinh doanh. Có hàng ngàn hãng đầu tư mạo hiểm tại Hoa Kỳ có liên quan đến sự thành công của các doanh nghiệp công nghệ ở Thung lũng Sillicon. Họ có kinh nghiệm xây dựng công ty, hiểu công nghệ và quy trình gây vốn, và có thể hướng dẫn các doanh nhân lần đầu khởi nghiệp. Đây là điều Erlich muốn mang đến Israel.

 

Đó là khi một nhóm các nhà chính trị trẻ tại Bộ Tài chính nảy ra ý tưởng cho một chương trình họ gọi là Yozma, trong tiếng Hebrew nghĩa là “sáng kiến”.

Như Orna Berry nói với chúng tôi, “John Lennon từng nói về những năm đầu tiên của dòng nhạc Rock and roll: “Trước Elvis thì không có gì cả”. Về sự thành công của đầu tư mạo hiểm và tinh thần doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel, nói như Lennon thì: “Trước Yozma cũng không có gì”[137].

Ý tưởng là chính phủ sẽ đầu tư 100 triệu USD để tạo ra mười quỹ đầu tư mạo hiểm mới. Mỗi quỹ phải có ba bên làm đại diện: N đầu tư mạo hiểm Israel đang được đào tạo, một hãng đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và một công ty đầu tư hoặc một ngân hàng của Israel. Còn có một quỹ Yozma trị giá 20 triệu USD để đầu tư trực tiếp cho các công ty công nghệ.

Chương trình Yozma lúc đầu đưa ra một đề xuất với tỉ lệ tương đương 1,5:1. Nếu phía đối tác Israel có thể gây quỹ đưc 12 triệu USD để đầu tư vào những công nghệ mới của Israel, chính phủ sẽ cho quỹ này thêm 8 triệu USD. Do có quá đông công ty muốn tham gia nên chính phủ đã nâng mức giới hạn. Họ yêu cầu các hãng đầu tư mạo hiểm phải gây quỹ được 16 triệu USD để nhận được 8 triệu USD của chính phủ.

Tuy nhiên, cám dỗ thực sự đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài là tiềm năng tăng giá được tích hợp bên trong chương trình này. Chính phủ sẽ giữ 40% cổ phiếu vốn của quỹ, nhưng cho phép đối tác lựa chọn mua lại số cổ phiếu đó với giá rẻ – cộng với lãi suất hằng năm – sau năm năm, nếu quỹ này thành công. Điều này có nghĩa tuy chính phủ chia sẻ rủi ro, họ vẫn cung cấp cho các nhà đầu tư mọi phần thưởng. Từ góc nhìn của nhà đầu tư, đây là một phi vụ tốt lạ thường.

“Đây là một chương trình hiếm hoi mà chính phủ mở sẵn cả lối vào và cửa thoát hiểm”, Jon Medved nói. “Đây là chìa khóa cho thành công của nó”. Và cũng hiếm có một chương trình chính phủ nào thật sự biến mất sau khi nó hoàn thành xong mục tiêu ban đầu, thay vì tiếp tục vô thời hạn.

Khi đó, hầu hết người Do Thái hải ngoại am hiểu kinh doanh đều không đầu tư vào Israel. Họ xem từ thiện và làm kinh doanh như hai hoạt động khác nhau. Trong khi họ có những đóng góp khổng lồ cho các tổ chức phi lợi nhuận làm lợi cho Israel, hầu hết đều không mặn mà đầu tư vào các nỗ lực công nghệ cao của Israel.

Dĩ nhiên vẫn có những ngoại lệ.

Stanley Chais, nhà quản lý tiền tệ ở California đã giúp huy động vốn vòng một cho Yozma bằng việc tổ chức những buổi gặp gỡ giới Do Thái giàu có tại California. Ông đã gây được hàng triệu USD cho các quỹ. Erel Margalit, người từng rời Cơ quan Phát triển Jerusalem để quản lý một trong số những quỹ đầu tiên, nói rằng hầu hết lượt vốn đầu tiên được quyên góp từ những người có “một nơi nồng ấm trong tim dành cho Jerusalem hoặc Israel”. Nhà đầu tư định chế đầu tiên của Margalit là GAN – người khổng lồ Pháp trong lĩnh vực bảo hiểm, có chủ tịch là một người Pháp gốc Do Thái mà Margalit tình cờ gặp trong chuyến bay đến Paris.

“Chính phủ đã được dùng như một chất xúc tác”, Erlich nói. Quỹ Yozma đầu tiên được thành lập thông quahợp tác giữa Ngân hàng Đầu tư Discount Israel Corporation và Advent Venture Partners, một hãng đầu tư mạo hiểm lớn có trụ sở tại Boston. Quỹ này do Ed Mlavsky, Giám đốc giàu kinh nghiệm của BIRD Foundation và Yossi Sela lãnh đạo.

Clint Harris, một đối tác tại Advent, cho biết ông đã nhận thấy có gì đó khác thường về Israel trong chuyến đi đầu tiên của mình. Trong chiếc taxi đi từ sân bay đến khách sạn ở Tel Aviv, người tài xế hỏi ông tại sao lại ghé thăm Israel. Harris đáp ông đến đây để tìm hiểu về ngành đầu tư mạo hiểm. Người tài xế bèn giảng khái quát cho Harris về tình trạng của ngành đầu tư mạo hiểm ở Israel.

Quỹ do Advent tài trợ được gọi là Quỹ Gemini Israel. Một trong những phi vụ đầu tư đầu tiên của nó là vào tháng 11 năm 1993, khi quỹ này chuyển một triệu USD cho Ornet Data Communications. Số tiền đầu tư cùng với các hoạt động hỗ trợ quản trị chính là thứ Ornet cần để thành công. Nhận thấy sự thiếu hụt kinh nghiệm kinh doanh của ban quản lý công ty, Mlavsky và Sela đã chiêu mộ Meir Burstin làm Chủ tịch ban giám đốc ở công ty mới. Burstin là một tay lão luyện trong giới doanh nghiệp công nghệ cao, từng sáng lập và lãnh đạo Tekem, một trong những công ty phần mềm đầu tiên của Israel, rồi giữ chức Chủ tịch của Tadiran, một trong những công ty công nghệ quốc phòng lớn của Israel. Burstin lập tức mang uy tín và kinh nghiệm đến cho Ornet.

Trong khi công ty đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản sau khi lãng phí đợt đầu tư tài chính lớn đầu tiên, Yossi Sela từ Gemini đã đảm đương vị trí quyền CEO đi làm từ Ramat Hasharon đến Karmiel với hai giờ lái xe, bốn ngày một tuần. “Mất 6 tháng với lòng kiên định theo đuổi một mục đích duy nhất từ cả Gemini cho đến nhóm thành lập Ornet, tìm cách bán công ty và giữ cho đội ngũ quản lý không bị rã đám – chưa kể nhiều giờ lái xe từ Ramat Hasharon đến Karmiel mà tôi không nhớ nổi – nhưng chúng tôi đã thành công”[138].

Một nhân tố quan trọng khác đưa đến thành công cho công ty là Gemini có khả năng kêu gọi đầu tư Walden Venture Capital. Walden, một công ty thành lập tại Thung lũng Sillicon, có kinh nghiệm với loại hình công nghệ Ornet đã phát triển. Việc sinh lời gấp ba số tiền đầu tư chỉ trong khoảng hai năm khiến Ornet trở thành câu chuyện thành công đầu tiên của Gemini.

Mười quỹ Yozma được tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1997 chỉ huy động được hơn 200 triệu USD với sự giúp đỡ từ quỹ của chính phủ. Những quỹ này đã được mua lại hoặc tư nhân hóa trong vòng năm năm, và ngày nay chúng quản lý gần ba tỉ USD tiền vốn và hỗ trợ hàng trăm công ty Israel mới. Kết quả đã rõ ràng. Nói như Erel, “đầu tư mạo hiểm là que diêm thổi bùng ngọn lửa.”[139]

Một vài quỹ Yozma có thành công nổi bật từ sớm với các khoản đầu tư dành cho những công ty như ESC Medical, chuyên thiết kế và xây dựng giải pháp y học sử dụng ánh sáng như tia laser; hãng bán dẫn cao cấp Galileo; nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin và e-mail cho doanh nghiệp Commontouch; và Jacada, hãng xây dựng không gian làm việc trực tuyến cho nhân viên phục vụ khách hàng tại những công ty hàng đầu.

Trong suốt hành trình này, nhiều hãng khác cũng nhảy vào thế giới đầu tư mạo hiểm – thậm chí không có sự trợ giúp của Yozma thuộc chính phủ. Jon Medved vừa để lỡ cơ hội được Yozma đầu tư. Nhiều năm sau khi bán công ty do ông và cha mình gây dựng, ông nghe nói có một suất đầu tư 5 triệu USD của Yozma dành cho các công ty mới thành lập. Được biết đến như “tiền hạt giống”, loại vốn đầu tư này được xem là rủi ro nhất, nên Yozma đề xuất tỉ lệ 1:1, theo đó nhà đầu tư phải đem 2,5 triệu USD đặt lên bàn để có được 2,5 triệu USD từ chính phủ.

Medved tìm đến Yigal Erlich với những nhà đầu tư sẵn sàng viết chi phiếu để xin nhận khoản vốn hỗ trợ. Không may là đã quá trễ. Nhưng điều đó không quan trọng. Chương trình Yozma đang tạo ra tiếng vang tại cộng đồng đầu tư Mỹ để họ vượt qua sự e ngại về việc kinh doanh tại Israel. “Israel đã kích thích nhà đầu tư đủ để chúng tôi đưa vào 2,5 triệu USD và thành lập Israel Seed Partners trong năm 1994 mà không cần khoản hỗ trợ tương ứng từ phía chính phủ”, Medved nói. Quỹ nhanh chóng tăng lên 6 triệu USD, và Israel Seed tiếp tục gây quỹ được 40 triệu USD vào năm 1999 và 200 triệu USD năm 2000.

Theo Hiệp hội Đầu tư Israel, hiện đang có 45 quỹ đầu tư mạo hiểm của người Israel. Ed Mlavsky cho biết trong khoảng thời gian từ 1992 đến đầu 2009 có khoảng 240 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Israel, là những quỹ được định nghĩa như những công ty nước ngoài và trong nước đầu tư cho các doanh nghiệp mới thành lập của Israel.

Những chính phủ khác trên thế giới sớm chú ý đến thành công của Yozma. Nhà lãnh đạo khoa học Erlich nhận được điện thoại từ các chính phủ nước ngoài, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Ireland, Australia, New Zealand, Singapore và Nga, tất cả đều muốn đến Israel và gặp gỡ những người sáng lập Yozma.

Vào tháng 12 năm 2008, Ireland ra mắt “quỹ sáng tạo” trị giá 500 triệu euro, được thiết kế nhằm thu hút tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài. “Nhà nước Ireland – thật mỉa mai cho một đất nước không có quan hệ ngoại giao với Israel trong suốt 40 năm lập quốc đầu tiên – đã học hỏi nhà nước Do Thái”, nhà kinh tế học Ireland David McWilliams viết.

Cũng như Yozma, quỹ sáng tạo của Ireland thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đến Ireland thông qua một loạt quỹ đầu tư mạo hiểm do nhà nước hỗ trợ để làm đối tác với các quỹ thuộc khối tư nhân.

McWilliams nói: “Ý tưởng chính là để hấp dẫn không chỉ dòng vốn của Mỹ cùng những bí quyết thương mại từ quốc gia này, mà còn để thu hút doanh nhân từ khắp châu Âu. Hiện tại, châu Âu có nguồn dự trữ khổng lồ các tài năng khoa học nhưng có thành tích tạo dựng doanh nghiệp rất kém cỏi. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra là: Google của châu Âu đang ở đâu? Đây là một câu hỏi công bằng. Trong vòng 10 năm tiếp theo, nếu Google châu Âu được tạo nên ở đây nhờ sử dụng trí tuệ của châu Âu, Ireland và vốn của Mỹ thì sao? Đó chính là phần thưởng[140].

Yozma cung cấp thành phần quan trọng còn thiếu để cho phép ngành công nghệ Israel tham gia đợt bùng nổ công nghệ của những năm 1990. Nhưng vào năm 2000, ngành công nghệ Israel bị giáng nhiều đòn cùng một lúc: Bong bóng công nghệ toàn cầu bị vỡ, tiến trình hòa bình Oslo bùng nổ thành làn sóng khủng bố, và nền kinh tế bị chững lại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập của Israel nhanh chóng thích nghi và phản ứng lại. Trong giai đoạn này, Israel đã tăng gấp đôi thị phần trên chiếc bánh đầu tư mạo hiểm toàn cầu so vi châu Âu, tăng trưởng từ 15% lên 31%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này diễn ra bên trong một môi trường mà các quy định và thuế quan, vốn ưu ái các doanh nghiệp công nghệ mới thành lập và nhà đầu tư nước ngoài lại không có động thái tương tự với phần còn lại của nền kinh tế.

Ví dụ, trong khi một doanh nghiệp công nghệ mới thành lập có thể thu hút sự tài trợ vốn từ nhiều nguồn thì bất cứ ai cố xây dựng một doanh nghiệp truyền thống sẽ gặp nhiều rắc rối chỉ để vay một khoản nhỏ. Thị trường vốn của Israel lúc đó có tính cưỡng ép và tập trung cao độ. Và một ngành đặc thù vốn có vẻ tự nhiên đối với Israel – ngành dịch vụ tài chính – đã bị ngăn không cho phát triển.

Năm 2001, Tal Keinan tốt nghiệp trường HBS cho biết: “Nhiều bạn bè của tôi đi làm tại Phố Wall là người Do Thái, và tôi kinh ngạc khi nhà nước Do Thái không có một ngành như vậy. Khi nói đến việc quản lý đầu tư, Israel thậm chí còn không xuất hiện trên bản đồ.”

Lý do nằm ở các quy định của chính phủ. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, Keinan phát hiện: “Với cách cơ chế thuế và quản lý được dựng lên ở đây, về bản chất bạn có thể điều hành như thể mình không ở Israel, điều này tốt, và giúp tạo ra một ngành tuyệt vời. Về cơ bản, chính phủ không nhúng tay vào ngành đầu tư mạo hiểm”, nhưng ông cũng nói thêm: “Bạn không thể làm bất cứ điều gì bên ngoài lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo bất cứ cách nào. Bạn không được phép nhận phí quản lý quỹ cho bất cứ khoản tiền nào do bạn quản lý, nên bạn có thể quên toàn bộ ngành đó. Nó không có triển vọng”[141].

Kinh doanh trong ngành quản lý tài sản có một hình mẫu đơn giản: Các hãng nhận được một khoản phí quản lý tương đương với 1% – 2% số tiền họ quản lý. Nhưng khoản thu lớn thật sự nằm ở phí kết quả kinh doanh, thường dao động trong khoảng 5% – 20% lợi nhuận đầu tư, tùy từng hãng.

Cho đến tháng 1 năm 2005, việc các hãng quản lý tài chính Israel thu phí quản lý quỹ là bất hợp pháp. Nên không ngạc nhiên khi ngành này không tồn tại để được nhắc đến.

Sự thay đổi đến từ Bộ trưởng Tài chính khi đó là Benjamin “Bibi” Netanyahu.

Với sự ủng hộ của Thủ tướng Ariel Sharon vào năm 2003, Netanyahu cắt giảm thuế, giảm phí chuyển tiền, giảm lương công chức nhà nước và loại bỏ 4 nghìn việc làm trong hệ thống nhà nước. Ông còn tư nhân hóa những biểu tượng lớn còn rơi rớt từ chính quyền lên nền kinh tế – chẳng hạn Hãng Hàng không Quốc gia El Al, Công ty Viễn thông Quốc gia Bezeq – và tiến hành cải tổ khu vực tài chính.

Ron Dermer nhận xét: “Với việc xử lý những ảnh hưởng gây ách tắc của chính quyền lên nền kinh tế trong nước, Bibi không còn là một nhà cải cách mà ông đã trở thành một nhà cách mạng. Một cuộc cải cách xảy ra khi bạn thay đổi chính sách của chính phủ; một cuộc cách mạng diễn ra khi bạn thay đổi tư duy cố hữu của cả một đất nước. Tôi nghĩ rằng Bibi đã thay đổi được tư duy đó.” Ron Dermer từng giữ chức cố vấn tài chính cho bốn thế hệ bộ trưởng tài chính Israel, bao gồm cả Bộ trưởng Netanyahu[142].

Netanyahu nói với chúng tôi: “Tôi giải thích cho mọi người rằng nền kinh tế tư nhân giống một người gầy phải cõng một người béo – là nhà nước – trên lng. Trong khi cuộc cải cách của tôi đã khơi mào cho nhiều cuộc bãi công do các liên đoàn lao động trên cả nước tổ chức; việc tôi đặc tính hóa nền kinh tế đã chạm đúng chỗ ngứa. Bất cứ ai từng nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp (phi công nghệ) tại Israel đều có thể đồng cảm”[143]. Những cải cách của Netanyahu giành được sự ủng hộ ngày càng tăng của công luận khi nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi vũng lầy.

Cùng lúc đó, một gói cải cách ở khu vực ngân hàng do Netanyahu thông qua bắt đầu có hiệu lực. Những cải cách này dần xóa bỏ những trái phiếu chính phủ đảm bảo mức lãi suất 6% hằng năm. Cho đến thời điểm đó, những nhà quản lý tài sản quỹ lương hưu và quỹ bảo hiểm nhân thọ của Israel chỉ đơn thuần đầu tư vào những trái phiếu được chính phủ đảm bảo. Những quỹ bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí “có thể đáp ứng cam kết chi trả cho người thụ hưởng của họ ch đơn giản bằng cách đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Và đó chính xác là những gì họ đã làm – họ không cần đầu tư vào bất cứ ngành gì khác”, Keinan nói với chúng tôi. “Với những trái phiếu này, các nhà đầu tư định chế của Israel không còn động lực để đầu tư vào bất cứ quỹ đầu tư tư nhân nào khác.”

Nhưng khi trái phiếu chính phủ bắt đầu đến hạn thanh toán và không thể gia hạn, họ chi khoảng 300 triệu USD hàng tháng để đầu tư vào nơi khác. “Nên bỗng nhiên, bùm, bạn có một hồ chứa đầy vốn nội địa để kích hoạt một ngành đầu tư”, Keinan nói, khi chúng tôi ngồi nhìn ra biển Địa Trung Hải, trong văn phòng ở tầng 13 của ông tại Tel Aviv, là nơi quỹ đầu tư mới của ông đặt trụ sở chính. “Kết quả là, hiếm có nhà quản lý tiền tệ quốc tế lớn nào không có ít nhất một khoản đầu tư tại Israel lúc này, hoặc trong cổ phần hoặc trên thị trường trái phiếu công ty mới xuất hiện – một thị trường chưa từng tồn tại cách đây ba năm, hoặc đầu tư vào đồng shekel.”

Do những cải cách ở khu vực tài chính của Netanyahu, việc giới quản lý đầu tư thu phí lợi nhuận đầu tư giờ đây đã hợp pháp. Keinan đã không lãng phí thời gian; ông thành lập KCPS, hãng quản lý tài sản tài chính toàn diện đầu tiên của Israel, tại Tel Aviv và New York. “Khoảnh khắc tôi đọc bản dự luật cho chương trình cải cách của Bibi, những bánh xe bắt đầu lăn. Rõ ràng, điều này sẽ giải phóng nền kinh tế phi-công-nghệ-cao của chúng ta”, Keinan nói.

Keinan lập luận rằng có rất nhiều tài năng địa phương không được sử dụng. “Nếu bạn nghĩ về những gì người Israel trẻ học được trong các đơn vị của quân đội, chẳng hạn như tình báo… đó thường là những kỹ năng phân tích định lượng rất tinh xảo – như giải thuật toán, chạy các xu hướng kinh tế vĩ mô. Nếu họ muốn tham gia ngành công nghệ cao, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập tiếp nhận họ sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự. Nhưng nếu họ muốn làm trong ngành tài chính, họ sẽ phải bỏ xứ. Điều này giờ đã thay đổi. Hãy nghĩ về điều đó”, ông tiếp tục. “Có những người Israel làm việc trên Phố Fleet ở Luân Đôn vì ở đây không có chỗ cho họ. Còn bây giờ, kể từ năm 2003, ở Israel đã có chỗ cho họ.”

 

Trận đấu

John Lennon từng nói về những năm đầu của dòng nhạc Rock & Roll như sau: “Trước Elvis thì không có gì cả”.

Về sự thành công của đầu tư mạo hiểm và tinh thần doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel, nói như Lennon thì: “Trước Yozma cũng không có gì”.

– ORNA BERRY –

Con trai của Orna Berry là Amit đã truyền đi một thông điệp trị giá 32 triệu USD. Amit đã khôi phục được tin nhắn thoại này và chuyển cho mẹ mình nghe. Người gọi đến là một phó giám đốc của Siemens – tập đoàn viễn thông Đức. Orna Berry, lúc đó đang đi công tác nước ngoài để chào bán doanh nghiệp khởi nghiệp của bà cho những công ty lớn có ý định mua, đã để l gọi này. Tin nhắn từ Siemens đánh dấu khởi đầu của quá trình thâu tóm một doanh nghiệp Israel đầu tiên bởi một công ty châu Âu. Vụ giao dịch hoàn tất năm 1995.

Mặc dù ngày nay đây là sự kiện khá bình thường – người châu Âu đã đầu tư hàng trăm triệu euro vào các công ty Israel – vào năm 1995, chưa có ai nghe chuyện một công ty châu Âu mua lại một doanh nghiệp Israel. Orna Berry tin rằng một chương trình mới của chính phủ Israel, lúc đó là Yozma, đã khiến điều này trở nên khả thi. Bà cũng tin rằng hàng trăm doanh nghiệp khác cũng có trải nghiệm tương tự nhờ có các chính sách của chính phủ.

Berry được ca ngợi là một trong những lãnh đạo kinh doanh hàng đầu của Israel[125]. Năm 1997, bà được bổ nhiệm làm người đứng đầu các nhà khoa học tại Bộ Công nghiệp, Thương mại và Lao động – tổ chức lãnh đạo cách tân của Israel; năm 2007, bà trở thành Chủ tịch Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Israel. Bà lấy bằng tiến sĩ ngành khoa học máy tính tại Đại học Nam California, làm việc cho Công ty Tư vấn Công nghệ Unisys ở Mỹ, rồi quay về Israel làm cho IBM và sau đó là cho Intel.

Nhưng vào năm 1992, Berry là một doanh nhân lần đầu khởi nghiệp. Hợp tác cùng năm đồng nghiệp đến từ Fibronics, bà đã thành lập Ornet Data Communications, một trong những công ty công nghệ đầu tiên của Israel. Ornet Data phát triển phần mềm và thiết bị cho mạng nội bộ (LAN) để tăng gấp đôi tốc độ truyền tải dữ liệu.

Trong lúc hầu hết mọi người kết nối Internet bằng cách quay số qua đường điện thoại, công nghệ mạng Ethernet phát triển như một cách để kết nối giữa các mạng LAN – là những nhóm máy tính ở gần nhau trong nhà hoặc văn phòng. Mạng LAN có thể truyền nhiều dữ liệu hơn, nhanh hơn giữa các máy tính trong cùng mạng, nhưng băng thông vẫn tương đối hạn chế. Giải pháp của Ornet Data là tạo ra một switch cho các máy tính được kết nối này, từ đó nhân băng thông lên 50 lần theo tính toán của Berry.

Ornet Data chỉ có vài nhân viên ở Karmiel, thành phố phía Bắc Israel, và một văn phòng tại Boston được Berry sử dụng khi bà ghé vào thành phố. Trong những ngày đầu tiên của công ty, bà liên tục bay đến Mỹ để gây vốn, nhưng sớm nhận ra không có ai sẵn lòng.

“Không có cơ chế nào dành cho việc tài trợ những dự án mới chỉ ở giai đoạn đầu với rủi ro cao, trong bối cảnh thiếu vắng đầu tư mạo hiểm trong nước”, bà nói với chúng tôi[].

Đầu tư mạo hiểm là khoản vốn đầu tư thường đổ vào các công ty công nghệ tăng trưởng cao. Nhưng đối với hầu hết nhà đầu tư nước ngoài, đổ tiền vào Israel có vẻ vô lý. Với họ, Israel đồng nghĩa với các tôn giáo cổ xưa, những phát hiện khảo cổ và xung đột chết người. Ngay cả những nhà đầu tư từng thán phục trình độ nghiên cứu và phát triển của Israel cũng hoảng sợ trước làn sóng bạo lực đi kèm cuộc nổi dậy của người Palestine (còn gọi là Intifada) vào cuối những năm 1980. Đó là trước khi Dov Frohman quyết định duy trì hoạt động của Intel trong Cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991.

Theo John Medved, nhà sáng lập Israel Seed Partners, “bạn có thể đàm phán với một quỹ đầu tư Mỹ bao lâu cũng được, và họ sẽ cười vào mặt bạn khi nghe bạn nói: ‘Hãy đến đầu tư vào Israel’.”[127]

Sự khan hiếm vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VC) của Israel trong suốt những năm 1980 còn tạo ra một vấn đề khác. Ở phương Tây, vai trò của những nhà đầu tư mạo hiểm không đơn thuần chỉ là cung cấp tiền mặt. Chính vai trò dìu dắt, giới thiệu đến mạng lưới của những nhà đầu tư, những tay thâu tóm doanh nghiệp tiềm năng khác, cũng như các đối tác và khách hàng mới là điều khiến ngành đầu tư mạo hiểm trở nên đáng giá đối với một doanh nghiệp mới thành lập. Một quỹ VC tốt sẽ giúp doanh nhân xây dựng công ty.

“Rõ ràng khi ấy Israel đang thiếu một điều gì đó”, Yigal Erlich, một nhà lãnh đạo khoa học từng làm việc trong chính phủ vào cuối những năm 1980 cho biết: “Người Israel rất giỏi phát triển công nghệ, nhưng lại không biết cách quản lý công ty hoặc tiếp thị sản phẩm”[128].

Doanh nhân Israel phải có tư duy toàn cầu ngay từ ban đầu, tạo ra những sản phẩm cho các thị trường cách xa nhiều ngàn dặm và thuộc các múi giờ khác nhau. Nhưng câu hỏi nghiêm túc được đặt ra là: Làm sao để bản địa hóa sản phẩm cho từng thị trường? Làm sao để sản xuất, tiếp thị và cuối cùng là phân phối sản phẩm đến các khách hàng cách xa bờ biển Địa Trung Hải?

Trước khi có đầu tư mạo hiểm, ở Israel chỉ có hai nguồn quỹ. Thứ nhất, các doanh nghiệp mi thành lập của Israel có thể đăng ký nhận trợ cấp phù hợp tại OCS (Office of the Chief Scientist – Văn phòng trưởng khoa học Israel). Tuy nhiên, những khoản trợ cấp nđủ số tiền mà các công ty mới khởi nghiệp này thật sự cần, và kết quả là hầu hết đều vô tác dụng. Một báo cáo chính phủ xuất bản vào cuối những năm 1980 cho biết 60% số công ty công nghệ nhận trợ cấp OCS đã không thể huy động thêm vốn nhằm tiếp thị sản phẩm. Có thể họ đã tạo ra những sản phẩm tốt, nhưng lại không thể bán chúng[129].

Thứ nhì, các công ty Israel có thể xin trợ cấp BIRD (Binational Industrial Research & Development – Quỹ đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghiệp Israel, Hoa Kỳ). Được thành lập nhờ số tiền 110 triệu USD của chính phủ Mỹ và Israel, quỹ BIRD cấp vốn để hỗ trợ những doanh nghiệp liên doanh giữa Mỹ và Israel. BIRD cung cấp các gói trợ cấp khiêm tốn từ 500 nghìn đến 1 triệu USD trong vòng hai đến ba năm, và thu hồi vốn bằng tiền hoa hồng từ các dự án thành công[130].

Ed Mlavsky trở thành CEO của BIRD khi ông trình bày một bình luận không được chuẩn bị trước tại buổi họp của Hội đồng tư vấn Mỹ – Israel về nghiên cứu và phát triển công nghiệp vào năm 1978. BIRD đã được thành lập trước đó hai năm, nhưng chưa cấp vốn cho bất kỳ dự án nào. Buổi gặp của hội đồng nhằm chọn ra người kế nhiệm để điều hành tổ chức, và các thành viên đang thất vọng với những ứng viên. Mlavsky, sinh ra tại Anh nhưng hiện là công dân Mỹ, phát biểu: “Thưa các quý ông, điều này thật tệ hại; ngay cả tôi cũng làm tốt hơn bất cứ ứng viên nào”. Ủy ban cho rằng đây là ý tưởng tuyệt vời, và cố thuyết phục Mlavsky từ chức Phó Chủ tịch điều hành Tyco International và chuyển gia đình đến Israel.

Vợ ông không phải người Do Thái, và ông cũng không có liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với Israel; nhưng trước sự nài ép của Jordan Baruch, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ Mỹ, Mlavsky đã đến Israel để “phỏng vấn cho một công việc tôi không muốn làm, trong một quốc gia tôi không muốn sống”, như ông đã nói.

Vợ ông ủng hộ việc này, bà từng đến thăm Israel vào năm 1979, và đã đem lòng yêu mến nền văn hóa tiên phong của đất nước còn non trẻ này. Thế là Mlavsky xin nghỉ phép tại Tyco, thu dọn nội thất vào kho và chuyển đến Israel. Ông giữ chức vụ này trong 13 năm đến khi cùng sáng lập Gemini, một trong những hãng đầu tư mạo hiểm do chính phủ trợ vốn đầu tiên của Israel. Điều hấp dẫn Mlavsky là sự cởi mở của Israel khi sẵn lòng thử nghiệm mọi ý tưởng mới, yếu tố ông đã không thật sự xem trọng cho đến khi hòa nhập vào cuộc sống

Mlavsky gọi BIRD là một dạng “dịch vụ hẹn hò”, bởi ông cùng nhóm của mình đóng vai người mai mối giữa một công ty Israel sở hữu một công nghệ với một doanh nghiệp Mỹ có khả năng tiếp thị và phân phối sản phẩm này tại Mỹ. Không chỉ thế, người mai mối này còn trả chi phí cho cuộc hẹn.

Hầu hết các công ty công nghệ Mỹ được BIRD theo đuổi đều có ngân sách nghiên cứu và phát triển hạn chế. Bởi quy mô của họ chỉ tầm hạng trung so với các công ty niêm yết đại chúng và có quy mô lớn, nên họ sợ việc phải sử dụng doanh thu hàng quý để trả cho hoạt động nghiên cứu tốn kém.

Mlavsky nhớ lại: “Chúng tôi đến (các công ty Mỹ) và nói: Có một nơi gọi là Israel, mà các ông có thể đã nghe hoặc chưa từng nghe tới. Chúng tôi có thể giúp các ông liên lạc với những kỹ sư được đào tạo tốt, sáng tạo và thông minh ở đó. Các ông không phải trả tiền để thuê hay di chuyển họ, và các ông cũng không phải lo lắng về những gì xảy ra sau khi dự án kết thúc. Chúng tôi sẽ không chỉ giới thiệu các vị đến một nhóm như thế – chúng tôi còn trả các vị 1/2 số tiền cho phần quý vị tham gia vào dự án, và trả 1/2 số tiền người Israel cần để tham gia.”

Đến nay, BIRD đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào 780 dự án, tạo ra 8 tỉ USD doanh số bán hàng trực tiếp và gián tiếp[131].

Tác động của chương trình BIRD vượt xa doanh thu thuần túy: Nó giúp các công ty công nghệ đang phát triển của Israel nắm được cách thức để kinh doanh tại Mỹ. Những công ty này làm việc chặt chẽ với các đối tác Mỹ. Nhiều công ty thuê văn phòng tại Mỹ và gửi nhân viên ra nước ngoài, nơi họ có thể học hỏi về thị trường và khách hàng của mình.

Trong lúc thiếu thốn nguồn vốn chủ sở hữu, BIRD tạo ra một lối tắt dẫn đến thị trường Mỹ. Ngay cả khi liên doanh thất bại, vẫn còn đó bài học to lớn về việc làm sao để tạo ra sản phẩm riêng cho từng thị trường, thay vì chỉ đơn thuần phát triển công nghệ.

Năm 1992, gần 60% số công ty Israel niêm yết trên sàn chứng khoán New York và 75% số công ty có tên trên sàn chứng khoán NASDAQ đã được BIRD hỗ trợ[132].

Các nhà đầu tư mạo hiểm và giới đầu tư Mỹ bắt đầu chú ý đến đ. Tuy thế, 74% hàng công nghệ cao xuất khẩu ra ngoài Israel được tạo ra chỉ bởi 4% các công ty công nghệ cao[133]. Lợi nhuận không được phân tán rộng rãi. Nếu những doanh nghiệp công nghệ mới không thể xin được trợ cấp từ BIRD hay chính phủ, họ phải thành thục nghệ thuật “tự lực cánh sinh”: Sử dụng các nguồn lực cá nhân, các mối quan hệ hay bất cứ công cụ nào khác để thu thập vốn đầu tư.

Jon Medved đã tự lực cánh sinh khi ông đi gõ cửa từng nhà để chào bán những bộ thu phát quang của cha mình vào năm 1982. Khi đó, công ty của ông chỉ có 10 nhân viên, làm việc bên trong một nhà để xe để chế tạo thiết bị thu và bắt sóng quang. Medved thừa nhận ông đã không học qua một lớp toán hay vt lý nào ở đại học, và không biết gì về bản chất của doanh nghiệp mà cha ông đã gây dựng. Ông cũng không biết tiếng Hebrew.

“Tôi nói chuyện với một nhóm kỹ sư Israel không biết gì về cáp quang, và giảng cho họ về sợi quang. Nếu họ đặt ra những câu hỏi kỹ thuật khó nhằn, tôi sẽ trốn đằng sau tiếng Hebrew của họ – “Tôi không hiểu anh nói gì, xin lỗi!”[134] Medved đã viết một kế hoạch kinh doanh cho công ty và phát triển những dự báo doanh thu bằng phiên bản phần mềm bảng tính đầu tiên trên chiếc máy tính to bằng cái va li của mình; nhưng cũng như Orna Berry, ông thấy việc huy động vốn là không khả thi.

Nhà lãnh đạo trong mảng khoa học, Erlich, trở nên gắn bó với những biện pháp vượt qua thách thức mà các doanh nhân đang phải đối mặt. Nhưng đã có một số phản đối: “Đừng phí thời gian và tiền bạc vào những công ty mới và nhỏ. Họ là những dự án thất bại”, những kẻ dèm pha nói với ông[135]. Thay vì thế, các nhà kinh tế của chính phủ đã kêu gọi tăng cường vốn và sự hợp tác giữa Israel với những công ty đa quốc gia lớn, ở thời điểm này đang tuyển dụng hàng ngàn người Israel.

Còn một thách thức khác đang níu chân Israel khi đó: Làm thế nào giải quyết được gần một triệu người nhập cư Do Thái Liên Xô đang bắt đầu tràn ngập khắp đất nước. Chính quyền tin rằng để hấp thụ số người nhập cư này, nền kinh tế Israel sẽ phải tạo ra nửa triệu việc làm mới. Cứ ba người nhập cư Liên Xô lại có một nhà khoa học, kỹ sư hoặc một chuyên viên kỹ thuật; nên ngành công nghệ cao của Israel có vẻ là giải pháp tốt nhất. Nhưng chỉ các trung tâm nghiên cứu và phát triển hiện có thì không đủ để tiếp nhận nhiều nhân viên mới đến thế.

Năm 1991, chính phủ thành lập các vườn ươm công nghệ, có 24 trung tâm tất cả. Những trung tâm này cung cấp cho hầu hết các nhà khoa học Nga nguồn lực và tài chính họ cần trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển để sáng tạo. Mục tiêu không chỉ để phát triển công nghệ, mà còn để xác định liệu có thể thương mại hóa và bán sản phẩm đó hay không. Chính phủ trợ cấp cho hàng trăm công ty với các khoản chi trả lên tới 300 nghìn USD. Điều này khiến nhiều người Nga mới nhập cư tìm kiếm được công việc đúng chuyên môn. Nhưng những người chịu trách nhiệm nhận tiền được cấp lại có ít kinh nghiệm với các doanh nghiệp mới thành lập. Các chuyên gia tài chính của chính phủ đã không thể giúp các doanh nhân khởi nghiệp này sự hỗ trợ và quản lý cần thiết để biến các thành công trong nghiên cứu và phát triển thành những sản phẩm thương mại khả thi.

“Mỗi năm khi xem xét thành công của những công ty nhỏ này, tôi đều thất vọng”, Erlich cho biết. Trong khi họ có thể đã thành công trong nghiên cứu và phát triển, chúng tôi không thấy họ thành công trong việc phát triển công ty của mình”[136]. Ông dần bị thuyết phục rằng một ngành đầu tư mạo hiểm tư nhân là liều thuốc giải độc duy nhất. Nhưng ông cũng biết để thành công, ngành đầu tư mạo hiểm Israel cần phải có quan hệ chặt chẽ với các thị trường tài chính nước ngoài. Những mối quan hệ quốc tế không chỉ để gây quỹ; mong mỏi của Israel là nắm bắt được nghệ thuật cố vấn trong kinh doanh. Có hàng ngàn hãng đầu tư mạo hiểm tại Hoa Kỳ có liên quan đến sự thành công của các doanh nghiệp công nghệ ở Thung lũng Sillicon. Họ có kinh nghiệm xây dựng công ty, hiểu công nghệ và quy trình gây vốn, và có thể hướng dẫn các doanh nhân lần đầu khởi nghiệp. Đây là điều Erlich muốn mang đến Israel.

Đó là khi một nhóm các nhà chính trị trẻ tại Bộ Tài chính nảy ra ý tưởng cho một chương trình họ gọi là Yozma, trong tiếng Hebrew nghĩa là “sáng kiến”.

Như Orna Berry nói với chúng tôi, “John Lennon từng nói về những năm đầu tiên của dòng nhạc Rock and roll: “Trước Elvis thì không có gì cả”. Về sự thành công của đầu tư mạo hiểm và tinh thần doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ cao của Israel, nói như Lennon thì: “Trước Yozma cũng không có gì”[137].

Ý tưởng là chính phủ sẽ đầu tư 100 triệu USD để tạo ra mười quỹ đầu tư mạo hiểm mới. Mỗi quỹ phải có ba bên làm đại diện: N đầu tư mạo hiểm Israel đang được đào tạo, một hãng đầu tư mạo hiểm của nước ngoài và một công ty đầu tư hoặc một ngân hàng của Israel. Còn có một quỹ Yozma trị giá 20 triệu USD để đầu tư trực tiếp cho các công ty công nghệ.

Chương trình Yozma lúc đầu đưa ra một đề xuất với tỉ lệ tương đương 1,5:1. Nếu phía đối tác Israel có thể gây quỹ đưc 12 triệu USD để đầu tư vào những công nghệ mới của Israel, chính phủ sẽ cho quỹ này thêm 8 triệu USD. Do có quá đông công ty muốn tham gia nên chính phủ đã nâng mức giới hạn. Họ yêu cầu các hãng đầu tư mạo hiểm phải gây quỹ được 16 triệu USD để nhận được 8 triệu USD của chính phủ.

Tuy nhiên, cám dỗ thực sự đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài là tiềm năng tăng giá được tích hợp bên trong chương trình này. Chính phủ sẽ giữ 40% cổ phiếu vốn của quỹ, nhưng cho phép đối tác lựa chọn mua lại số cổ phiếu đó với giá rẻ – cộng với lãi suất hằng năm – sau năm năm, nếu quỹ này thành công. Điều này có nghĩa tuy chính phủ chia sẻ rủi ro, họ vẫn cung cấp cho các nhà đầu tư mọi phần thưởng. Từ góc nhìn của nhà đầu tư, đây là một phi vụ tốt lạ thường.

“Đây là một chương trình hiếm hoi mà chính phủ mở sẵn cả lối vào và cửa thoát hiểm”, Jon Medved nói. “Đây là chìa khóa cho thành công của nó”. Và cũng hiếm có một chương trình chính phủ nào thật sự biến mất sau khi nó hoàn thành xong mục tiêu ban đầu, thay vì tiếp tục vô thời hạn.

Khi đó, hầu hết người Do Thái hải ngoại am hiểu kinh doanh đều không đầu tư vào Israel. Họ xem từ thiện và làm kinh doanh như hai hoạt động khác nhau. Trong khi họ có những đóng góp khổng lồ cho các tổ chức phi lợi nhuận làm lợi cho Israel, hầu hết đều không mặn mà đầu tư vào các nỗ lực công nghệ cao của Israel.

Dĩ nhiên vẫn có những ngoại lệ.

Stanley Chais, nhà quản lý tiền tệ ở California đã giúp huy động vốn vòng một cho Yozma bằng việc tổ chức những buổi gặp gỡ giới Do Thái giàu có tại California. Ông đã gây được hàng triệu USD cho các quỹ. Erel Margalit, người từng rời Cơ quan Phát triển Jerusalem để quản lý một trong số những quỹ đầu tiên, nói rằng hầu hết lượt vốn đầu tiên được quyên góp từ những người có “một nơi nồng ấm trong tim dành cho Jerusalem hoặc Israel”. Nhà đầu tư định chế đầu tiên của Margalit là GAN – người khổng lồ Pháp trong lĩnh vực bảo hiểm, có chủ tịch là một người Pháp gốc Do Thái mà Margalit tình cờ gặp trong chuyến bay đến Paris.

“Chính phủ đã được dùng như một chất xúc tác”, Erlich nói. Quỹ Yozma đầu tiên được thành lập thông quahợp tác giữa Ngân hàng Đầu tư Discount Israel Corporation và Advent Venture Partners, một hãng đầu tư mạo hiểm lớn có trụ sở tại Boston. Quỹ này do Ed Mlavsky, Giám đốc giàu kinh nghiệm của BIRD Foundation và Yossi Sela lãnh đạo.

Clint Harris, một đối tác tại Advent, cho biết ông đã nhận thấy có gì đó khác thường về Israel trong chuyến đi đầu tiên của mình. Trong chiếc taxi đi từ sân bay đến khách sạn ở Tel Aviv, người tài xế hỏi ông tại sao lại ghé thăm Israel. Harris đáp ông đến đây để tìm hiểu về ngành đầu tư mạo hiểm. Người tài xế bèn giảng khái quát cho Harris về tình trạng của ngành đầu tư mạo hiểm ở Israel.

Quỹ do Advent tài trợ được gọi là Quỹ Gemini Israel. Một trong những phi vụ đầu tư đầu tiên của nó là vào tháng 11 năm 1993, khi quỹ này chuyển một triệu USD cho Ornet Data Communications. Số tiền đầu tư cùng với các hoạt động hỗ trợ quản trị chính là thứ Ornet cần để thành công. Nhận thấy sự thiếu hụt kinh nghiệm kinh doanh của ban quản lý công ty, Mlavsky và Sela đã chiêu mộ Meir Burstin làm Chủ tịch ban giám đốc ở công ty mới. Burstin là một tay lão luyện trong giới doanh nghiệp công nghệ cao, từng sáng lập và lãnh đạo Tekem, một trong những công ty phần mềm đầu tiên của Israel, rồi giữ chức Chủ tịch của Tadiran, một trong những công ty công nghệ quốc phòng lớn của Israel. Burstin lập tức mang uy tín và kinh nghiệm đến cho Ornet.

Trong khi công ty đang ngấp nghé bên bờ vực phá sản sau khi lãng phí đợt đầu tư tài chính lớn đầu tiên, Yossi Sela từ Gemini đã đảm đương vị trí quyền CEO đi làm từ Ramat Hasharon đến Karmiel với hai giờ lái xe, bốn ngày một tuần. “Mất 6 tháng với lòng kiên định theo đuổi một mục đích duy nhất từ cả Gemini cho đến nhóm thành lập Ornet, tìm cách bán công ty và giữ cho đội ngũ quản lý không bị rã đám – chưa kể nhiều giờ lái xe từ Ramat Hasharon đến Karmiel mà tôi không nhớ nổi – nhưng chúng tôi đã thành công”[138].

Một nhân tố quan trọng khác đưa đến thành công cho công ty là Gemini có khả năng kêu gọi đầu tư Walden Venture Capital. Walden, một công ty thành lập tại Thung lũng Sillicon, có kinh nghiệm với loại hình công nghệ Ornet đã phát triển. Việc sinh lời gấp ba số tiền đầu tư chỉ trong khoảng hai năm khiến Ornet trở thành câu chuyện thành công đầu tiên của Gemini.

Mười quỹ Yozma được tạo ra trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1997 chỉ huy động được hơn 200 triệu USD với sự giúp đỡ từ quỹ của chính phủ. Những quỹ này đã được mua lại hoặc tư nhân hóa trong vòng năm năm, và ngày nay chúng quản lý gần ba tỉ USD tiền vốn và hỗ trợ hàng trăm công ty Israel mới. Kết quả đã rõ ràng. Nói như Erel, “đầu tư mạo hiểm là que diêm thổi bùng ngọn lửa.”[139]

Một vài quỹ Yozma có thành công nổi bật từ sớm với các khoản đầu tư dành cho những công ty như ESC Medical, chuyên thiết kế và xây dựng giải pháp y học sử dụng ánh sáng như tia laser; hãng bán dẫn cao cấp Galileo; nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin và e-mail cho doanh nghiệp Commontouch; và Jacada, hãng xây dựng không gian làm việc trực tuyến cho nhân viên phục vụ khách hàng tại những công ty hàng đầu.

Trong suốt hành trình này, nhiều hãng khác cũng nhảy vào thế giới đầu tư mạo hiểm – thậm chí không có sự trợ giúp của Yozma thuộc chính phủ. Jon Medved vừa để lỡ cơ hội được Yozma đầu tư. Nhiều năm sau khi bán công ty do ông và cha mình gây dựng, ông nghe nói có một suất đầu tư 5 triệu USD của Yozma dành cho các công ty mới thành lập. Được biết đến như “tiền hạt giống”, loại vốn đầu tư này được xem là rủi ro nhất, nên Yozma đề xuất tỉ lệ 1:1, theo đó nhà đầu tư phải đem 2,5 triệu USD đặt lên bàn để có được 2,5 triệu USD từ chính phủ.

Medved tìm đến Yigal Erlich với những nhà đầu tư sẵn sàng viết chi phiếu để xin nhận khoản vốn hỗ trợ. Không may là đã quá trễ. Nhưng điều đó không quan trọng. Chương trình Yozma đang tạo ra tiếng vang tại cộng đồng đầu tư Mỹ để họ vượt qua sự e ngại về việc kinh doanh tại Israel. “Israel đã kích thích nhà đầu tư đủ để chúng tôi đưa vào 2,5 triệu USD và thành lập Israel Seed Partners trong năm 1994 mà không cần khoản hỗ trợ tương ứng từ phía chính phủ”, Medved nói. Quỹ nhanh chóng tăng lên 6 triệu USD, và Israel Seed tiếp tục gây quỹ được 40 triệu USD vào năm 1999 và 200 triệu USD năm 2000.

Theo Hiệp hội Đầu tư Israel, hiện đang có 45 quỹ đầu tư mạo hiểm của người Israel. Ed Mlavsky cho biết trong khoảng thời gian từ 1992 đến đầu 2009 có khoảng 240 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Israel, là những quỹ được định nghĩa như những công ty nước ngoài và trong nước đầu tư cho các doanh nghiệp mới thành lập của Israel.

Những chính phủ khác trên thế giới sớm chú ý đến thành công của Yozma. Nhà lãnh đạo khoa học Erlich nhận được điện thoại từ các chính phủ nước ngoài, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Ireland, Australia, New Zealand, Singapore và Nga, tất cả đều muốn đến Israel và gặp gỡ những người sáng lập Yozma.

Vào tháng 12 năm 2008, Ireland ra mắt “quỹ sáng tạo” trị giá 500 triệu euro, được thiết kế nhằm thu hút tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài. “Nhà nước Ireland – thật mỉa mai cho một đất nước không có quan hệ ngoại giao với Israel trong suốt 40 năm lập quốc đầu tiên – đã học hỏi nhà nước Do Thái”, nhà kinh tế học Ireland David McWilliams viết.

Cũng như Yozma, quỹ sáng tạo của Ireland thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài đến Ireland thông qua một loạt quỹ đầu tư mạo hiểm do nhà nước hỗ trợ để làm đối tác với các quỹ thuộc khối tư nhân.

McWilliams nói: “Ý tưởng chính là để hấp dẫn không chỉ dòng vốn của Mỹ cùng những bí quyết thương mại từ quốc gia này, mà còn để thu hút doanh nhân từ khắp châu Âu. Hiện tại, châu Âu có nguồn dự trữ khổng lồ các tài năng khoa học nhưng có thành tích tạo dựng doanh nghiệp rất kém cỏi. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra là: Google của châu Âu đang ở đâu? Đây là một câu hỏi công bằng. Trong vòng 10 năm tiếp theo, nếu Google châu Âu được tạo nên ở đây nhờ sử dụng trí tuệ của châu Âu, Ireland và vốn của Mỹ thì sao? Đó chính là phần thưởng[140].

Yozma cung cấp thành phần quan trọng còn thiếu để cho phép ngành công nghệ Israel tham gia đợt bùng nổ công nghệ của những năm 1990. Nhưng vào năm 2000, ngành công nghệ Israel bị giáng nhiều đòn cùng một lúc: Bong bóng công nghệ toàn cầu bị vỡ, tiến trình hòa bình Oslo bùng nổ thành làn sóng khủng bố, và nền kinh tế bị chững lại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập của Israel nhanh chóng thích nghi và phản ứng lại. Trong giai đoạn này, Israel đã tăng gấp đôi thị phần trên chiếc bánh đầu tư mạo hiểm toàn cầu so vi châu Âu, tăng trưởng từ 15% lên 31%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này diễn ra bên trong một môi trường mà các quy định và thuế quan, vốn ưu ái các doanh nghiệp công nghệ mới thành lập và nhà đầu tư nước ngoài lại không có động thái tương tự với phần còn lại của nền kinh tế.

Ví dụ, trong khi một doanh nghiệp công nghệ mới thành lập có thể thu hút sự tài trợ vốn từ nhiều nguồn thì bất cứ ai cố xây dựng một doanh nghiệp truyền thống sẽ gặp nhiều rắc rối chỉ để vay một khoản nhỏ. Thị trường vốn của Israel lúc đó có tính cưỡng ép và tập trung cao độ. Và một ngành đặc thù vốn có vẻ tự nhiên đối với Israel – ngành dịch vụ tài chính – đã bị ngăn không cho phát triển.

Năm 2001, Tal Keinan tốt nghiệp trường HBS cho biết: “Nhiều bạn bè của tôi đi làm tại Phố Wall là người Do Thái, và tôi kinh ngạc khi nhà nước Do Thái không có một ngành như vậy. Khi nói đến việc quản lý đầu tư, Israel thậm chí còn không xuất hiện trên bản đồ.”

Lý do nằm ở các quy định của chính phủ. Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, Keinan phát hiện: “Với cách cơ chế thuế và quản lý được dựng lên ở đây, về bản chất bạn có thể điều hành như thể mình không ở Israel, điều này tốt, và giúp tạo ra một ngành tuyệt vời. Về cơ bản, chính phủ không nhúng tay vào ngành đầu tư mạo hiểm”, nhưng ông cũng nói thêm: “Bạn không thể làm bất cứ điều gì bên ngoài lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo bất cứ cách nào. Bạn không được phép nhận phí quản lý quỹ cho bất cứ khoản tiền nào do bạn quản lý, nên bạn có thể quên toàn bộ ngành đó. Nó không có triển vọng”[141].

Kinh doanh trong ngành quản lý tài sản có một hình mẫu đơn giản: Các hãng nhận được một khoản phí quản lý tương đương với 1% – 2% số tiền họ quản lý. Nhưng khoản thu lớn thật sự nằm ở phí kết quả kinh doanh, thường dao động trong khoảng 5% – 20% lợi nhuận đầu tư, tùy từng hãng.

Cho đến tháng 1 năm 2005, việc các hãng quản lý tài chính Israel thu phí quản lý quỹ là bất hợp pháp. Nên không ngạc nhiên khi ngành này không tồn tại để được nhắc đến.

Sự thay đổi đến từ Bộ trưởng Tài chính khi đó là Benjamin “Bibi” Netanyahu.

Với sự ủng hộ của Thủ tướng Ariel Sharon vào năm 2003, Netanyahu cắt giảm thuế, giảm phí chuyển tiền, giảm lương công chức nhà nước và loại bỏ 4 nghìn việc làm trong hệ thống nhà nước. Ông còn tư nhân hóa những biểu tượng lớn còn rơi rớt từ chính quyền lên nền kinh tế – chẳng hạn Hãng Hàng không Quốc gia El Al, Công ty Viễn thông Quốc gia Bezeq – và tiến hành cải tổ khu vực tài chính.

Ron Dermer nhận xét: “Với việc xử lý những ảnh hưởng gây ách tắc của chính quyền lên nền kinh tế trong nước, Bibi không còn là một nhà cải cách mà ông đã trở thành một nhà cách mạng. Một cuộc cải cách xảy ra khi bạn thay đổi chính sách của chính phủ; một cuộc cách mạng diễn ra khi bạn thay đổi tư duy cố hữu của cả một đất nước. Tôi nghĩ rằng Bibi đã thay đổi được tư duy đó.” Ron Dermer từng giữ chức cố vấn tài chính cho bốn thế hệ bộ trưởng tài chính Israel, bao gồm cả Bộ trưởng Netanyahu[142].

Netanyahu nói với chúng tôi: “Tôi giải thích cho mọi người rằng nền kinh tế tư nhân giống một người gầy phải cõng một người béo – là nhà nước – trên lng. Trong khi cuộc cải cách của tôi đã khơi mào cho nhiều cuộc bãi công do các liên đoàn lao động trên cả nước tổ chức; việc tôi đặc tính hóa nền kinh tế đã chạm đúng chỗ ngứa. Bất cứ ai từng nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp (phi công nghệ) tại Israel đều có thể đồng cảm”[143]. Những cải cách của Netanyahu giành được sự ủng hộ ngày càng tăng của công luận khi nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi vũng lầy.

Cùng lúc đó, một gói cải cách ở khu vực ngân hàng do Netanyahu thông qua bắt đầu có hiệu lực. Những cải cách này dần xóa bỏ những trái phiếu chính phủ đảm bảo mức lãi suất 6% hằng năm. Cho đến thời điểm đó, những nhà quản lý tài sản quỹ lương hưu và quỹ bảo hiểm nhân thọ của Israel chỉ đơn thuần đầu tư vào những trái phiếu được chính phủ đảm bảo. Những quỹ bảo hiểm nhân thọ và quỹ hưu trí “có thể đáp ứng cam kết chi trả cho người thụ hưởng của họ ch đơn giản bằng cách đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Và đó chính xác là những gì họ đã làm – họ không cần đầu tư vào bất cứ ngành gì khác”, Keinan nói với chúng tôi. “Với những trái phiếu này, các nhà đầu tư định chế của Israel không còn động lực để đầu tư vào bất cứ quỹ đầu tư tư nhân nào khác.”

Nhưng khi trái phiếu chính phủ bắt đầu đến hạn thanh toán và không thể gia hạn, họ chi khoảng 300 triệu USD hàng tháng để đầu tư vào nơi khác. “Nên bỗng nhiên, bùm, bạn có một hồ chứa đầy vốn nội địa để kích hoạt một ngành đầu tư”, Keinan nói, khi chúng tôi ngồi nhìn ra biển Địa Trung Hải, trong văn phòng ở tầng 13 của ông tại Tel Aviv, là nơi quỹ đầu tư mới của ông đặt trụ sở chính. “Kết quả là, hiếm có nhà quản lý tiền tệ quốc tế lớn nào không có ít nhất một khoản đầu tư tại Israel lúc này, hoặc trong cổ phần hoặc trên thị trường trái phiếu công ty mới xuất hiện – một thị trường chưa từng tồn tại cách đây ba năm, hoặc đầu tư vào đồng shekel.”

Do những cải cách ở khu vực tài chính của Netanyahu, việc giới quản lý đầu tư thu phí lợi nhuận đầu tư giờ đây đã hợp pháp. Keinan đã không lãng phí thời gian; ông thành lập KCPS, hãng quản lý tài sản tài chính toàn diện đầu tiên của Israel, tại Tel Aviv và New York. “Khoảnh khắc tôi đọc bản dự luật cho chương trình cải cách của Bibi, những bánh xe bắt đầu lăn. Rõ ràng, điều này sẽ giải phóng nền kinh tế phi-công-nghệ-cao của chúng ta”, Keinan nói.

Keinan lập luận rằng có rất nhiều tài năng địa phương không được sử dụng. “Nếu bạn nghĩ về những gì người Israel trẻ học được trong các đơn vị của quân đội, chẳng hạn như tình báo… đó thường là những kỹ năng phân tích định lượng rất tinh xảo – như giải thuật toán, chạy các xu hướng kinh tế vĩ mô. Nếu họ muốn tham gia ngành công nghệ cao, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập tiếp nhận họ sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự. Nhưng nếu họ muốn làm trong ngành tài chính, họ sẽ phải bỏ xứ. Điều này giờ đã thay đổi. Hãy nghĩ về điều đó”, ông tiếp tục. “Có những người Israel làm việc trên Phố Fleet ở Luân Đôn vì ở đây không có chỗ cho họ. Còn bây giờ, kể từ năm 2003, ở Israel đã có chỗ cho họ.”

Bình luận
× sticky