Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các nông dân của công nghệ cao

Điều cẩn trọng nhất là có dám làm hay không.

-SHIMON PERES –

Khi ngồi đợi tại một trong những phòng chờ của Phủ Tổng thống, chúng tôi không chắc mình sẽ có bao nhiêu thời gian với Tổng thống Shimon Peres. Ở tuổi 85, Peres là thành viên cuối cùng của thế hệ lập quốc còn tại vị ở văn phòng cấp cao. Peres bắt đầu sự nghiệp năm hai mươi lăm tuổi như một người đồng nghiệp vong niên của David Ben-Gurion và tiếp tục phụng sự gần như mọi vị trí bộ trưởng, bao gồm cả hai lần làm thủ tướng. Ông cũng được trao giải Nobel hoà bình cho sự nghiệp của mình.

Ở nước ngoài, ông là một trong những người Israel được ngưỡng mộ nhất. Ở quê nhà, danh tiếng của ông gây nhiều tranh cãi hơn. Chủ yếu Peres được biết đến như là cha đẻ của Hiệp ước Oslo, nổi tiếng nhờ tạo nên cái bắt tay giữa Yitzhak Rabin và Yasir Arafat trước sự hiện diện của Bill Clinton trong khu vườn Nhà Trắng, nhưng với nhiều người Israel, ông lại là biểu trưng của hy vọng giả tạo, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh.

Thật khó để nói hết sức ảnh hưởng của Peres đối với đường lối ngoại giao của Israel, nhưng đây không phải là mối quan tâm chính của chúng tôi khi nói chuyện với ông. Được biết đến ít hơn nhưng không kém phần quan trọng, ông còn giữ vai trò một tay doanh nhân khởi nghiệp hàng loạt theo kiểu rất độc đáo – người sáng lập của hàng loạt các ngành công nghiệp. Ông chưa từng kinh doanh một ngày nào trong đời. Trên thực tế, ông nói với chúng tôi rằng cả ông lẫn Ben-Gurion đều không biết gì về kinh tế. Song cách tiếp cận của Peres đến chính phủ là vai trò một doanh nhân thành lập những công ty khởi nghiệp.

Peres lớn lên trong một nông trang trước khi nhà nước này được thành lập. Điều mang tính cách tân không chỉ về cấu trúc xã hội và kinh tế của nhà nước Israel mới thành lập, nó có ý nghĩa nuôi dưỡng một sự đại khởi hành. “Nông nghiệp mang tính cách mạng nhiều hơn công nghiệp,” Peres nhanh chóng đưa ra nhận xét này khi chúng tôi vừa yên vị trong văn phòng chất đầy sách của ông, bao quanh là những vật lưu niệm do Ben-Gurion và những nhà lãnh đạo trên thế giới tặng.

“Trong hai lăm năm, sản lượng nông nghiệp của Israel tăng hai mươi bảy lần. Thật kỳ diệu,” ông nói với chúng tôi. Người ta không nhận ra điều này, Peres nói, nhưng nông nghiệp là một công việc trong đó “95% khoa học, 5% lao động.”

Dường như Peres nhìn thấy công nghệ ở bất cứ đâu, từ lâu trước khi người Israel cũng nghĩ được như thế. Đây có thể là một trong những lý do mà Ben-Gurion ủng hộ Peres mạnh mẽ; vị “Cha Già” cũng rất thích thú với công nghệ, ông bảo chúng tôi. “Ben-Gurion nghĩ rằng tương lai chính là khoa học. Ông ấy luôn nói rằng quân đội không chỉ cần cập nhật công nghệ mới nhất, mà phải tiên đoán được công nghệ của ngày mai,” Peres nhớ lại.

Vậy là Ben-Gurion và Peres trở thành một cặp bài trùng công nghệ. Peres và Al Schwimmer, tay buôn lậu giang hồ người Mỹ, bắt đầu mơ mộng về ngành công nghiệp hàng không khi họ bay qua Bắc cực năm 1951. Nhưng khi trở về Israel, họ vấp phải sự chống đối gay gắt. “Chúng ta thậm chí còn không làm được chiếc xe đạp,” các bộ trưởng nói với Peres vào những ngày ngành sản xuất xe đạp non trẻ đã thực sự thất bại, dân tị nạn tiếp tục đổ vào đất nước, và những lương thực căn bản vẫn còn được phân phối. Song với sự hỗ trợ của Ben-Gurion, Peres đã có thể thuyết phục họ.

Sau đó, ý tưởng của Peres về việc khởi động ngành công nghiệp hạt nhân cũng bị xoá sổ tương tự. Điều này được xem là quá tham vọng, ngay cả những nhà khoa học trong lĩnh vực này cũng thấy vậy. Bộ trưởng tài chính, người tin rằng nền kinh tế Israel nên tập trung vào xuất khẩu dệt may, nói với Peres, “Rất may là ông gặp tôi. Tôi sẽ đảm bảo là ông không nhận được một xu nào.” Thế là với tính cách coi thường các quy tắc, Ben-Gurion và Peres đã tự tài trợ cho dự án bằng tiền ngoài ngân sách, và Peres bỏ qua những nhà khoa học đã thành danh, chuyển hướng sang các sinh viên ở Technion, một số trong đó từng được ông gửi sang Pháp học.

Kết quả là lò phản ứng hạt nhân ở gần Dimona, được vận hành từ đầu những năm 1960 mà không xảy ra tai nạn nào và đã biến Israel thành một quốc gia hạt nhân. Đến năm 2005, Israel là nước đứng thứ 10 thế giới về số lượng bằng sáng chế trong lĩnh vực hạt nhân.[188]

Song Peres không dừng lại ở đó. Là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đổ tiền vào R&D trong quốc phòng trước sự bất mãn của giới lãnh đạo quân sự, vốn (cũng dễ hiểu) quan tâm nhiều hơn đến sự thiếu thốn muôn thuở về vũ khí, huấn luyện và quân số.

Ngày nay, Israel dẫn đầu thế giới về phần trăm GDP dành cho nghiên cứu và phát triển, tạo ra lợi thế to lớn về công nghệ cho an ninh quốc gia và khu vực công nghệ dân sự vốn là đầu tàu của nền kinh tế. Tuy vậy, chìa khoá chính là cách xây dựng đất nước theo tinh thần kinh doanh của Peres, được khuôn đúc vào trong tinh thần quốc gia.

S chuyển biến này không dễ lên kế hoạch hay dự đoán trước. Phải đến một thời gian lâu sau người Israel mới kịp nhận ra: đã có một “thập kỷ mất mát” với mức độ tăng trưởng thấp lạm phát phi mã nằm giữa kỷ nguyên tăng trưởng cao thời lập quốc và kỷ nguyên công nghệ cao như hiện nay. Nhưng nó đã đến, Song kết quả đạt được là ngày hôm nay, và con suốt kéo sợi chỉ số phận ấy xuyên suốt từ thời tát đầm trồng cây của những người lập quốc cho đến kỷ nguyên của các công ty khởi nghiệp và các nhà thiết kế chip như ngày hôm nay.

Các doanh nhân ngày nay cảm nhận được sức kéo của con suốt kéo chỉ đó. Nếu như môi trường của những nhà lập quốc là xã hội chủ nghĩa và không màng đến lợi nhuận, thì ngày nay “việc bạn sáng chế ra cái gì đó đã là cách hợp pháp để tạo ra lợi nhuận,” Erel Margalit, một trong những doanh nhân hàng đầu Israel nói. “Bạn không chỉ mua bán hàng hoá, bạn không chỉ là một người làm về tài chính. Bạn đang làm điều gì đó cho nhân loại. Bạn đang sáng chế một loại thuốc mới hay con chip mới. Bạn giống như một falah [“nông dân” trong tiếng Ả-rập], một nông dân trong cánh đồng công nghệ cao. Bạn chân lấm tay bùn. Bạn làm cùng với những đồng chí trong đơn vị quân đội. Bạn nói chuyện về một cách sống – không nhất thiết là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mặc dù rõ ràng nó là về chuyện đó.” Với Margalit, sự sáng tạo và công nghệ chính là phiên bản thế kỷ XXI của việc vác cày ra đồng. “Con đường tiên phong mới, bài kể chuyện của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc chính là việc tạo ra những thứ mới,” ông nói.

Quả thực, điều làm nên sức mạnh của đội quân Israel ô hợp ngày hôm nay chính là việc nó là mashup lòng yêu nước của những người lập quốc, là động lực và ý thức không ngừng về sự khan hiếm và nghịch cảnh, là trí tò mò và sự không ngơi nghỉ đã bắt rễ vào người Israel và lịch sử người Do Thái. “Đóng góp lớn lao nhất của người Do Thái trong lịch sử là sự không hài lòng,” Peres giải thích. “Điều đó không may cho chính trị nhưng tốt cho khoa học.

“Bạn muốn thay đổi mọi lúc,” Peres nói về người Do Thái lẫn hoàn cảnh của Israel. Cũng như những gì chúng tôi nghe được từ hầu hết sĩ quan quân đội Israel mà mình phỏng vấn, Peres nói, “Mọi công nghệ đến Israel đều từ Mỹ, nó đi vào quân đội, và chỉ trong năm phút, họ cải tiến nó.” Nhưng điều tương tự cũng diễn ra bên ngoài quân đội Israel – một nhu cầu tham lam vô độ để chắp vá, phát minh và thách thức.

Đề tài này có thể truy ngược từ quan điểm sáng lập của Israel. Những người lập nên nhà nước hiện đại này – hay những doanh nhân quốc gia – đã xây dựng một “quốc gia khởi nghiệp” đầu tiên trong lịch sử.

Tất nhiên nhiều quốc gia khác đã sinh ra từ vết xước, từ nét bút mà các thế lực thuộc địa bỏ lại. Chẳng hạn như nước láng giềng Jordan, do Winston Churchill sáng lập vào năm 1921, người quyết định trao vương quốc này choộc Hashemite.

Những nước khác, như Mỹ, là sản phẩm của một quá trình kinh doanh hoặc cách mạng thực sự, chứ không phải là sự hợp nhất quốc gia được tích luỹ dần qua nhiều thế kỷ như Anh, Pháp, và Đức. Tuy nhiên, không quốc gia nào là kết quả của một nỗ lực có ý thức nhằm khai sinh đất nước hiện đại từ một nhà nước dân tộc cổ xưa.

Tất nhiên, một số quốc gia hiện đại có thể lần tìm di sản của họ từ các đế quốc cổ đại: nước Ý tìm về La Mã, Hy Lạp, hay Trung Quốc và Ấn Độ tìm về cư dân sống ở những khu vực đó suốt hàng nghìn năm. Nhưng trong tất cả trường hợp này, dân số ban đầu tiếp tục con đường xuyên suốt đi từ thế hệ ngày xưa đến hiện tại, mà không bị mất kiểm soát hoàn toàn đối với lãnh thổ, hoặc những người cổ xưa chỉ đơn giản biến mất, không để lại tăm tích. Chỉ có những người lập quốc Israel là có sự táo bạo để khởi sinh một đất nước hiện đại hàng đầu trong khu vực mà tổ tiên họ đã bị trục xuất từ hai nghìn năm trước.

Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi trung tâm của quyển sách: Điều gì khiến Israel sáng tạo và mang tinh thần khởi nghiệp cao đến vậy? Lời giải thích rõ ràng nhất nằm trong một loại cụm cổ điển mà giáo sư đại học Harvard, Michael Porter đã đề xướng, mà thung lũng Silicon là hiện thân, và Dubai đã cố tạo dựng. Loại cụm đó đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ của những trường đại học danh tiếng, các công ty lớn, công ty khởi nghiệp, và hệ sinh thái kết nối chúng – bao gồm mọi thứ từ nhà cung cấp, một ổ kỹ sư tài năng, và vốn đầu tư mạo hiểm. Một phần dễ nhìn thấy hơn của cụm này là vai trò của quân đội trong việc đổ vốn R&D vào các hệ thống hiện đại, các đơn vị công nghệ tinh túy, và từ công cuộc đầu tư thực chất này về mặt công nghệ lẫn nhân sự, vào trong nền kinh tế dân sự.

Song lớp bên ngoài này không giải thích được trọn vẹn thành công của Israel. Singapore có một hệ thống giáo dục mạnh. Hàn Quốc có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và đối mặt với mối đe dọa lớn về an ninh cho toàn bộ sự tồn tại của nó. Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Ireland đều là những nước tương đối nhỏ nhưng có nền công nghệ tân tiến và cơ sở hạ tầng tuyệt vời; họ sản sinh ra nhiều bằng sáng chế và gặt hái được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Những quốc gia này đã tăng trưởng nhanh hơn, lâu hơn Israel và tận hưởng mức sống cao hơn, nhưng không nước nào sản sinh ra một số lượng công ty mới khởi nghiệp và thu hút được lượng vốn đầu tư mạo hiểm nhiều như Israel.

Antti Vilpponen là một doanh nhân người Phần Lan, giúp lập ra một “phong trào khởi nghiệp” gọi là ArcticStartup. Phần Lan là quê hương của một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, Nokia, điện thoại di động. Người Israel thường nhìn vào Phần Lan và tự hỏi, “Nokia của chúng ta đâu?” Họ muốn biết tại sao Israel chưa sinh ra một công ty công nghệ nào lớn và thành công như Nokia. Nhưng khi chúng tôi hỏi Vilpponen về khung cảnh khởi nghiệp ở Phần Lan, ông than vãn, “Người Phần Lan có nhiều bằng sáng chế công nghệ nhưng chúng tôi đã thất bại trong việc tận dụng chúng vào các công ty khởi nghiệp. Vốn đầu tư ban đầu vào một công ty mới ở Phần Lan ngốn khoảng ba trăm nghìn euro, gấp gần mười lần ở Israel. Số công ty mới khởi nghiệp ở Israel gấp 10 lần Phần Lan và doanh thu của các công ty khởi nghiệp cũng ngắn hơn và nhanh hơn. Tôi đoan chắc, chúng tôi sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh, nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn đi sau Israel và Mỹ trong việc phát triển văn hóa khởi nghiệp.”[189]

Trong khi tốc độ quay vòng vốn cao của các công ty khởi nghiệp làm người Israel lo lắng, Vilpponen lại coi chúng như là tài sản. Rõ ràng là Israel có thứ gì đó mà các nước khác phải săn đón – kể cả những nước được coi là đi đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Bên cạnh các nhân tố thể chế tạo nên các cụm, mà Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc đã sở hữu, điều còn thiếu ở những quốc gia này là cốt lõi văn hóa được xây dựng dựa trên sự năng nổ và định hướng làm việc nhóm, sự cách ly và gắn kết với nhau, và giữ quy mô nhỏ nhưng nhắm vào các mục tiêu lớn.

Lượng hóa những phần văn hóa ẩn giấu của một nền kinh tế không phải chuyện dễ, song một nghiên cứu từ các giáo sư so sánh nền kinh tế của năm mươi ba quốc gia đã đưa ra phần nào câu trả lời. Nghiên cứu này tìm cách phân loại các nước dựa theo ba thông số ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Liệu chúng sẽ: phân cấp nhiều hơn hay bình đẳng hơn, quyết đoán hơn hay mềm mỏng hơn, cá nhân chủ nghĩa hơn hay tập thể chủ nghĩa nhiều hơn?[190]

Nghiên cứu cho thấy ở Israel có một sự kết hợp tương đối bất thường các thuộc tính văn hóa. Người ta có thể trông đợi một quốc gia như Israel, nơi người dân theo chủ nghĩa cá nhân, sẽ có khuynh hướng ít mềm mỏng hơn. Tham vọng cá nhân có thể xung đột với tinh thần đồng đội. Và người ta cũng sẽ trông chờ một kiểu xã hội lấy tham vọng làm động lực sẽ phân cấp thứ bậc nhiều hơn. Thật ra, Israel được đánh giá cao về chủ nghĩa quân bình, mềm mỏng và cá nhân chủ nghĩa. Nếu những người Israel có tính cạnh tranh và hung hăng, làm sao họ có thể “mềm mỏng”? Nếu họ quá cá nhân, làm sao họ dung hòa với việc thiếu hệ thống phân cấp thứ bậc và sự “cào bằng

Ở Israel, những thuộc tính dường như mâu thuẫn giữa vừa có động lực vừa “cào bằng”, vừa tham vọng cá nhân vừa tập thể chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa khi bạn bị ném vào những trải nghiệm mà nhiều người Israel đã trải qua trong quân đội. Ở đó họ học được rằng bạn buộc phải hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cách duy nhất để làm điều đó là ở trong một nhóm. Câu gào thét phổ biến trong chiến đấu là “Đi theo tôi”: sẽ không có sự lãnh đạo nếu không có cá nhân nổi bật, không có động viên tinh thần đồng đội để cùng gánh vác trách nhiệm. Không có ai bị bỏ lại phía sau. Bạn có sự chỉ dẫn tối thiểu từ cấp trên và phải tự ứng biến, thậm chí điều này phá vỡ một số luật lệ. Nếu bạn là hạ sĩ quan, bạn có quyền gọi cấp trên của mình bằng tên, và nếu bạn thấy họ làm điều gì sai, bạn có quyền đưa ra ý kiến.

Nếu bạn nổi bật ở trường cấp ba nhờ kỹ năng lãnh đạo, hoặc điểm số trong các môn khoa học, hoặc cả hai, bạn sẽ được một trong những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Israel tóm lấy, giúp bạn thu nạp thêm các kỹ năng trong đào tạo chuyên sâu và những trải nghiệm công việc thách thức nhất có thể. Trong chiến đấu, bạn sẽ nhận lệnh của hàng tá người và mang trên mình đống thiết bị trị giá hàng triệu đô-la, và phải đưa ra những quyết định ngàn cân treo sợi tóc trong vòng một phần mười giây. Trong các đơn vị công nghệ tinh nhuệ, bạn sẽ được yêu cầu phụ trách các dự án phát triển cho các hệ thống tiên tiến, cho bạn kinh nghiệm mà một người gấp đôi tuổi bạn ở khu vực tư nhân có thể không có.

Và khi bạn hoàn thành nghĩa vụ quân sự, mọi thứ bạn cần để thành lập một công ty khởi nghiệp là một cú điện thoại, nếu như bạn có ý tưởng đúng đắn. Tất cả mọi người đều quen một ai đó trong gia đình mình, trong trường đại học, hay quỹ đạo quân sự, là một doanh nhân và biết làm sao để giúp bạn. Ai cũng có thể tiếp cận được nhờ điện thoại di động và email. Lạnh nhạt trên điện thoại là điều có thể chấp nhận được nhưng không bao giờ là quá xa lạ; mọi người đều tìm được mối liên hệ nào đó với người mà họ cần liên lạc để bắt đầu. Như Yossi Vardi đã nói với chúng tôi, “Mọi người đều quen biết nhau.”

Quan trọng hơn cả, việc lập một công ty khởi nghiệp hay tham gia vào giới công nghệ cao là điều đáng ngưỡng mộ nhất và là điều “bình thường” mà một người trẻ tham vọng Israel có thể làm. Cũng giống như người mẹ Do Thái khuôn mẫu, một người mẹ Israel có lẽ sẽ hài lòng khi con mình trở thành bác sỹ hay luật sư, nhưng ít nhất thì bà cũng sẽ tự hào khi con trai hay con gái bà là “doanh nhân”. Những gì là ngoại lệ ở hầu hết nước khác lại là con đường chuẩn mực để gây dựng sự nghiệp ở Israel, mặc dù thực tế ai cũng biết rằng, ngay cả ở Israel, cơ hội thành công của các công ty mới khởi nghiệp là không cao. Việc thử và thất bại là điều bình thường. Thành công là tốt nhất, nhưng thất bại cũng không phải là sự nhục nhã; nó là một kinh nghiệm quan trọng trong sơ yếu lí lịch của bạn.

Vì vậy, bí mật thành công của Israel là việc kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của các cụm công nghệ với một số yếu tố độc nhất của người Israel để tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, giúp họ làm việc nhóm hiệu quả hơn, và mang lại những mối liên hệ chặt chẽ và sẵn sàng mọi lúc trong một cộng đồng đã được thiết lập và không ngừng lớn mạnh. Với những người quan sát từ bên ngoài, điều này đặt ra một câu hỏi: Nếu như “nước sốt bí mật” của người Israel là vũ khí của riêng họ, thì những quốc gia khác có thể học được điều gì?

May mắn thay, trong khi sự sáng tạo có thể khan hiếm, cũng có những nguồn tài nguyên khác có thể tái sử dụng. Không giống như tài nguyên thiên nhiên, những ý tưởng có thể được lan rộng và mang lại lợi ích cho bất cứ quốc gia nào được đặt vào vị trí tốt nhất để tận dụng chúng, bất kể chúng được phát minh từ đâu. George Bernard Shaw từng viết, “Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo và chúng ta trao đổi táo, thì bạn và tôi vẫn có một quả táo. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng và chúng ta trao đổi chúng thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng.”[191]

Trong khi sự sáng tạo về nguyên tắc là một tài nguyên vô hạn, và mỗi người có thể lan truyền nó, hầu như mọi công ty đều muốn thu được lợi ích lớn nhất từ quá trình này. Từ lâu các công ty lớn trên thế giới đã học cách đơn giản nhất để thu lợi từ những sáng tạo của người Israel là mua lại một công ty Israel mới khởi nghiệp, hoặc thiết lập một trung tâm R&D Israel, hoặc là cả hai. Với thế giới ngày càng toàn cầu hóa và sự chuyển dịch tiến gần đến mã nguồn mở, các công ty đa quốc gia không có nhiều nhu cầu cho việc tìm cách sao chép môi trường kinh doanh của những nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, sáng tạo, hay tiếp cận thị trường trong khu vực.

Hu hết các công ty lớn đều hiểu rằng trong một thị trường toàn cầu, nơi sự thay đổi là hằng số duy nhất, thì sự sáng tạo là một trong những nền tảng của tính cạnh tranh dài hạn. Hơn nữa, trong khi các quốc gia và công ty có thể thu lợi nhờ sự sáng tạo bắt nguồn từ một nơi khác, việc trở thành cội nguồn của sự sáng tạo cũng là những lợi thế của tập thể và quốc gia.

Vì mục đích này, việc mô phỏng một môi trường “Israel” là hoàn toàn có thể. Ví dụ như Dov Frohman thuộc Intel, ông nhận thấy điều đó là cần thiết ngay trong bản thân Israel. Câu khẩu hiệu ban đầu của ông cho Intel Israel đáng lẽ là “nhà máy Intel cuối cùng đóng cửa trong cơn khủng hoảng.” Khi các nhân viên của ông thấy lời mô tả này quá tiêu cực, ông đổi khẩu hiệu của mình thành “sống sót qua thành công” – ý nói mục tiêu là thành công nhưng động lực là sự sống còn, đó là điều không thể xem nhẹ. Với Frohman, chìa khóa thành công của một công ty lớn là “duy trì bầu không khí của một công ty mới khởi nghiệp đang bấp bênh.”[192]

Hơn nữa, trong khi các nền dân chủ khác không có lý gì thiết lập một chế độ nghĩa vụ quân sự như của Israel, thì một chương trình phụng sự bắt buộc hoặc tự nguyện ở tầm quốc gia có đầy đủ tính thách thức có thể mang lại cho những người trẻ – trước khi họ vào đại học – một điều gì đó kiểu như khả năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng định hướng giải quyết công việc, và kinh nghiệm mà người Israel có được nhờ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Một chương trình nghĩa vụ quân sự như vậy cũng sẽ tăng cường tính đoàn kết trong xã hội và giúp người trẻ hiểu được giá trị của việc phục vụ điều gì đó lớn lao hơn bản thân mình, bất kể đó là gia đình, cộng đồng, công ty hay đất nước. Và chẳng hạn, khi những nam nữ trong quân đội Mỹ được phục viên, người ta cũng khuyên họ không nên làm giảm tầm quan trọng của kinh nghiệm quân đội khi xin việc làm.

Quả thực, với thế giới cũng như bất kỳ quốc gia nào, cơ hội gia tăng tính sáng tạo là vô cùng to lớn. Paul Romer, người được xem là một trong những nhà kinh tế của “lý thuyết tăng trưởng mới,” chỉ ra rằng mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Mỹ từ năm 1870 đến năm 1992 là 1,8 phần trăm – cao hơn Vương quốc Anh khoảng 0,5 phần trăm. Ông tin rằng lợi thế cạnh tranh này đã được duy trì nhờ “tiền lệ của nước Mỹ trong lịch sử là tạo ra những tổ chức dẫn tới sự sáng tạo lớn lao hơn.”[193] Romer cho rằng việc trợ cấp cho các công trình nghiên cứu đại học và cao học trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, một hệ thống “học bổng nghiên cứu sinh linh động” mà sinh viên có thể mang đến bất cứ trường nào, sẽ khuyến khích các giám đốc phòng thí nghiệm và các giáo sư cạnh tranh nhau để đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu và nghề nghiệp của sinh viên, chứ không chỉ cho riêng chính họ.

Romer chỉ ra rằng những bước nhảy vọt lớn nhất trong tăng trưởng và năng suất được sản sinh nhờ các “siêu-ý tưởng”, làm gia tăng thế hệ và lan truyền ý tưởng. Những sáng chế và bản quyền là một siêu-ý tưởng rất quan trọng được người Anh phát minh vào thế kỷ XVII, trong khi người Mỹ giới thiệu trường đại học nghiên cứu hiện đại vào thế kỷ XIX và hệ thống nghiên cứu cạnh tranh bằng cách kiểm soát chéo vào thế kỷ XX.

“Chúng ta không biết ý tưởng quan trọng tiếp theo về cách hỗ trợ các ý tưởng sẽ như thế nào. Chúng ta cũng không biết nó sẽ nảy ra ở đâu,” Romer viết. “Tuy vậy, có hai dự báo chắc chắn. Một là, nước đi đầu trong thế kỷ XXI sẽ là nước thực hiện một cuộc đổi mới, để hỗ trợ hiệu quả hơn sự sản sinh các ý tưởng mới trong khu vực tư nhân. Hai là, người ta sẽ tìm thấy những siêu-ý tưởng mới kiểu này.”[194]

Chúng tôi gặp Tổng thống Peres được khoảng một tiếng rưỡi thì hết giờ. Cuộc hẹn tiếp theo đã đến và chúng tôi chuẩn bị nói lời tạm biệt. Nhưng khi chúng tôi vừa đứng dậy thì ông ngăn lại và nói, “Tại sao các anh không quay lại sau nửa tiếng nữa và chúng ta có thể tiếp tục?” Và chúng tôi đã trở lại, và ông tiên liệu thông điệp của mình dành cho các doanh nhân và nhà hoạch định chính sách ở Israel trong những năm kế tiếp: “Mặc kệ những ngành công nghiệp cũ. Sẽ xuất hiện năm ngành mới: Các hình thức năng lượng mới, nước, công nghệ sinh học, thiết bị giảng dạy – sẽ thiếu giáo viên – an ninh nội địa để chống khủng bố.” Peres cũng tiên đoán ngành công nghệ nano, mà ông đã có công trong việc xây dựng tài trợ, sẽ là ngành xuyên suốt tất cả ngành mới trên và cả những ngành khác.

Chúng tôi không biết liệu Peres đã chọn ra đúng các ngành hay chưa, nhưng điều đó không quan trọng. Ở tuổi 85, ông vẫn có chutzpah để suy nghĩ và ủng hộ những ngành mới. Như những gì họ đang làm trong xã hội Israel (và trong suốt lịch sử Israel), những tinh thần tiên phong và sáng tạo gộp lại làm một. Cốt lõi của sự kết hợp này là sự hiểu biết bản năng, rằng thách thức đối mặt với mọi quốc gia phát triển trong thế kỷ XXI là làm sao để trở thành một nhà máy ý tưởng, bao gồm cả sản sinh ý tưởng tại chỗ và thu lợi từ ý tưởng sản sinh ở nơi khác. Israel là một trong những nhà máy ý tưởng đi đầu thế giới, và cung cấp đầu mối cho các siêu-ý tưởng của tương lai. Tạo ra sự sáng tạo là một quá trình hợp tác ở nhiều cấp độ, từ nhóm, đến công ty, đất nước, và thế giới. Trong khi nhiều quốc gia đã thuần thục quy trình này ở mức độ công ty lớn, thì chỉ có rất ít quốc gia thực hiện được nó ở mức độ có rủi ro cao nhất và có mức độ sôi động nhất, là công ty khởi nghiệp dựa trên sáng tạo. Vì thế, trong khi Israel có nhiều điều phải học từ thế giới, thế giới cũng phải học nhiều điều từ Israel. Ở cả hai hướng, điều cẩn trọng nhất, như Peres nói với chúng tôi, là có dám hay không ?

Các nông dân của công nghệ cao

Điều cẩn trọng nhất là có dám làm hay không.

-SHIMON PERES –

Khi ngồi đợi tại một trong những phòng chờ của Phủ Tổng thống, chúng tôi không chắc mình sẽ có bao nhiêu thời gian với Tổng thống Shimon Peres. Ở tuổi 85, Peres là thành viên cuối cùng của thế hệ lập quốc còn tại vị ở văn phòng cấp cao. Peres bắt đầu sự nghiệp năm hai mươi lăm tuổi như một người đồng nghiệp vong niên của David Ben-Gurion và tiếp tục phụng sự gần như mọi vị trí bộ trưởng, bao gồm cả hai lần làm thủ tướng. Ông cũng được trao giải Nobel hoà bình cho sự nghiệp của mình.

Ở nước ngoài, ông là một trong những người Israel được ngưỡng mộ nhất. Ở quê nhà, danh tiếng của ông gây nhiều tranh cãi hơn. Chủ yếu Peres được biết đến như là cha đẻ của Hiệp ước Oslo, nổi tiếng nhờ tạo nên cái bắt tay giữa Yitzhak Rabin và Yasir Arafat trước sự hiện diện của Bill Clinton trong khu vườn Nhà Trắng, nhưng với nhiều người Israel, ông lại là biểu trưng của hy vọng giả tạo, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh.

Thật khó để nói hết sức ảnh hưởng của Peres đối với đường lối ngoại giao của Israel, nhưng đây không phải là mối quan tâm chính của chúng tôi khi nói chuyện với ông. Được biết đến ít hơn nhưng không kém phần quan trọng, ông còn giữ vai trò một tay doanh nhân khởi nghiệp hàng loạt theo kiểu rất độc đáo – người sáng lập của hàng loạt các ngành công nghiệp. Ông chưa từng kinh doanh một ngày nào trong đời. Trên thực tế, ông nói với chúng tôi rằng cả ông lẫn Ben-Gurion đều không biết gì về kinh tế. Song cách tiếp cận của Peres đến chính phủ là vai trò một doanh nhân thành lập những công ty khởi nghiệp.

Peres lớn lên trong một nông trang trước khi nhà nước này được thành lập. Điều mang tính cách tân không chỉ về cấu trúc xã hội và kinh tế của nhà nước Israel mới thành lập, nó có ý nghĩa nuôi dưỡng một sự đại khởi hành. “Nông nghiệp mang tính cách mạng nhiều hơn công nghiệp,” Peres nhanh chóng đưa ra nhận xét này khi chúng tôi vừa yên vị trong văn phòng chất đầy sách của ông, bao quanh là những vật lưu niệm do Ben-Gurion và những nhà lãnh đạo trên thế giới tặng.

“Trong hai lăm năm, sản lượng nông nghiệp của Israel tăng hai mươi bảy lần. Thật kỳ diệu,” ông nói với chúng tôi. Người ta không nhận ra điều này, Peres nói, nhưng nông nghiệp là một công việc trong đó “95% khoa học, 5% lao động.”

Dường như Peres nhìn thấy công nghệ ở bất cứ đâu, từ lâu trước khi người Israel cũng nghĩ được như thế. Đây có thể là một trong những lý do mà Ben-Gurion ủng hộ Peres mạnh mẽ; vị “Cha Già” cũng rất thích thú với công nghệ, ông bảo chúng tôi. “Ben-Gurion nghĩ rằng tương lai chính là khoa học. Ông ấy luôn nói rằng quân đội không chỉ cần cập nhật công nghệ mới nhất, mà phải tiên đoán được công nghệ của ngày mai,” Peres nhớ lại.

Vậy là Ben-Gurion và Peres trở thành một cặp bài trùng công nghệ. Peres và Al Schwimmer, tay buôn lậu giang hồ người Mỹ, bắt đầu mơ mộng về ngành công nghiệp hàng không khi họ bay qua Bắc cực năm 1951. Nhưng khi trở về Israel, họ vấp phải sự chống đối gay gắt. “Chúng ta thậm chí còn không làm được chiếc xe đạp,” các bộ trưởng nói với Peres vào những ngày ngành sản xuất xe đạp non trẻ đã thực sự thất bại, dân tị nạn tiếp tục đổ vào đất nước, và những lương thực căn bản vẫn còn được phân phối. Song với sự hỗ trợ của Ben-Gurion, Peres đã có thể thuyết phục họ.

Sau đó, ý tưởng của Peres về việc khởi động ngành công nghiệp hạt nhân cũng bị xoá sổ tương tự. Điều này được xem là quá tham vọng, ngay cả những nhà khoa học trong lĩnh vực này cũng thấy vậy. Bộ trưởng tài chính, người tin rằng nền kinh tế Israel nên tập trung vào xuất khẩu dệt may, nói với Peres, “Rất may là ông gặp tôi. Tôi sẽ đảm bảo là ông không nhận được một xu nào.” Thế là với tính cách coi thường các quy tắc, Ben-Gurion và Peres đã tự tài trợ cho dự án bằng tiền ngoài ngân sách, và Peres bỏ qua những nhà khoa học đã thành danh, chuyển hướng sang các sinh viên ở Technion, một số trong đó từng được ông gửi sang Pháp học.

Kết quả là lò phản ứng hạt nhân ở gần Dimona, được vận hành từ đầu những năm 1960 mà không xảy ra tai nạn nào và đã biến Israel thành một quốc gia hạt nhân. Đến năm 2005, Israel là nước đứng thứ 10 thế giới về số lượng bằng sáng chế trong lĩnh vực hạt nhân.[188]

Song Peres không dừng lại ở đó. Là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đổ tiền vào R&D trong quốc phòng trước sự bất mãn của giới lãnh đạo quân sự, vốn (cũng dễ hiểu) quan tâm nhiều hơn đến sự thiếu thốn muôn thuở về vũ khí, huấn luyện và quân số.

Ngày nay, Israel dẫn đầu thế giới về phần trăm GDP dành cho nghiên cứu và phát triển, tạo ra lợi thế to lớn về công nghệ cho an ninh quốc gia và khu vực công nghệ dân sự vốn là đầu tàu của nền kinh tế. Tuy vậy, chìa khoá chính là cách xây dựng đất nước theo tinh thần kinh doanh của Peres, được khuôn đúc vào trong tinh thần quốc gia.

S chuyển biến này không dễ lên kế hoạch hay dự đoán trước. Phải đến một thời gian lâu sau người Israel mới kịp nhận ra: đã có một “thập kỷ mất mát” với mức độ tăng trưởng thấp lạm phát phi mã nằm giữa kỷ nguyên tăng trưởng cao thời lập quốc và kỷ nguyên công nghệ cao như hiện nay. Nhưng nó đã đến, Song kết quả đạt được là ngày hôm nay, và con suốt kéo sợi chỉ số phận ấy xuyên suốt từ thời tát đầm trồng cây của những người lập quốc cho đến kỷ nguyên của các công ty khởi nghiệp và các nhà thiết kế chip như ngày hôm nay.

Các doanh nhân ngày nay cảm nhận được sức kéo của con suốt kéo chỉ đó. Nếu như môi trường của những nhà lập quốc là xã hội chủ nghĩa và không màng đến lợi nhuận, thì ngày nay “việc bạn sáng chế ra cái gì đó đã là cách hợp pháp để tạo ra lợi nhuận,” Erel Margalit, một trong những doanh nhân hàng đầu Israel nói. “Bạn không chỉ mua bán hàng hoá, bạn không chỉ là một người làm về tài chính. Bạn đang làm điều gì đó cho nhân loại. Bạn đang sáng chế một loại thuốc mới hay con chip mới. Bạn giống như một falah [“nông dân” trong tiếng Ả-rập], một nông dân trong cánh đồng công nghệ cao. Bạn chân lấm tay bùn. Bạn làm cùng với những đồng chí trong đơn vị quân đội. Bạn nói chuyện về một cách sống – không nhất thiết là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mặc dù rõ ràng nó là về chuyện đó.” Với Margalit, sự sáng tạo và công nghệ chính là phiên bản thế kỷ XXI của việc vác cày ra đồng. “Con đường tiên phong mới, bài kể chuyện của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc chính là việc tạo ra những thứ mới,” ông nói.

Quả thực, điều làm nên sức mạnh của đội quân Israel ô hợp ngày hôm nay chính là việc nó là mashup lòng yêu nước của những người lập quốc, là động lực và ý thức không ngừng về sự khan hiếm và nghịch cảnh, là trí tò mò và sự không ngơi nghỉ đã bắt rễ vào người Israel và lịch sử người Do Thái. “Đóng góp lớn lao nhất của người Do Thái trong lịch sử là sự không hài lòng,” Peres giải thích. “Điều đó không may cho chính trị nhưng tốt cho khoa học.

“Bạn muốn thay đổi mọi lúc,” Peres nói về người Do Thái lẫn hoàn cảnh của Israel. Cũng như những gì chúng tôi nghe được từ hầu hết sĩ quan quân đội Israel mà mình phỏng vấn, Peres nói, “Mọi công nghệ đến Israel đều từ Mỹ, nó đi vào quân đội, và chỉ trong năm phút, họ cải tiến nó.” Nhưng điều tương tự cũng diễn ra bên ngoài quân đội Israel – một nhu cầu tham lam vô độ để chắp vá, phát minh và thách thức.

Đề tài này có thể truy ngược từ quan điểm sáng lập của Israel. Những người lập nên nhà nước hiện đại này – hay những doanh nhân quốc gia – đã xây dựng một “quốc gia khởi nghiệp” đầu tiên trong lịch sử.

Tất nhiên nhiều quốc gia khác đã sinh ra từ vết xước, từ nét bút mà các thế lực thuộc địa bỏ lại. Chẳng hạn như nước láng giềng Jordan, do Winston Churchill sáng lập vào năm 1921, người quyết định trao vương quốc này choộc Hashemite.

Những nước khác, như Mỹ, là sản phẩm của một quá trình kinh doanh hoặc cách mạng thực sự, chứ không phải là sự hợp nhất quốc gia được tích luỹ dần qua nhiều thế kỷ như Anh, Pháp, và Đức. Tuy nhiên, không quốc gia nào là kết quả của một nỗ lực có ý thức nhằm khai sinh đất nước hiện đại từ một nhà nước dân tộc cổ xưa.

Tất nhiên, một số quốc gia hiện đại có thể lần tìm di sản của họ từ các đế quốc cổ đại: nước Ý tìm về La Mã, Hy Lạp, hay Trung Quốc và Ấn Độ tìm về cư dân sống ở những khu vực đó suốt hàng nghìn năm. Nhưng trong tất cả trường hợp này, dân số ban đầu tiếp tục con đường xuyên suốt đi từ thế hệ ngày xưa đến hiện tại, mà không bị mất kiểm soát hoàn toàn đối với lãnh thổ, hoặc những người cổ xưa chỉ đơn giản biến mất, không để lại tăm tích. Chỉ có những người lập quốc Israel là có sự táo bạo để khởi sinh một đất nước hiện đại hàng đầu trong khu vực mà tổ tiên họ đã bị trục xuất từ hai nghìn năm trước.

Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi trung tâm của quyển sách: Điều gì khiến Israel sáng tạo và mang tinh thần khởi nghiệp cao đến vậy? Lời giải thích rõ ràng nhất nằm trong một loại cụm cổ điển mà giáo sư đại học Harvard, Michael Porter đã đề xướng, mà thung lũng Silicon là hiện thân, và Dubai đã cố tạo dựng. Loại cụm đó đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ của những trường đại học danh tiếng, các công ty lớn, công ty khởi nghiệp, và hệ sinh thái kết nối chúng – bao gồm mọi thứ từ nhà cung cấp, một ổ kỹ sư tài năng, và vốn đầu tư mạo hiểm. Một phần dễ nhìn thấy hơn của cụm này là vai trò của quân đội trong việc đổ vốn R&D vào các hệ thống hiện đại, các đơn vị công nghệ tinh túy, và từ công cuộc đầu tư thực chất này về mặt công nghệ lẫn nhân sự, vào trong nền kinh tế dân sự.

Song lớp bên ngoài này không giải thích được trọn vẹn thành công của Israel. Singapore có một hệ thống giáo dục mạnh. Hàn Quốc có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc và đối mặt với mối đe dọa lớn về an ninh cho toàn bộ sự tồn tại của nó. Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Ireland đều là những nước tương đối nhỏ nhưng có nền công nghệ tân tiến và cơ sở hạ tầng tuyệt vời; họ sản sinh ra nhiều bằng sáng chế và gặt hái được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Những quốc gia này đã tăng trưởng nhanh hơn, lâu hơn Israel và tận hưởng mức sống cao hơn, nhưng không nước nào sản sinh ra một số lượng công ty mới khởi nghiệp và thu hút được lượng vốn đầu tư mạo hiểm nhiều như Israel.

Antti Vilpponen là một doanh nhân người Phần Lan, giúp lập ra một “phong trào khởi nghiệp” gọi là ArcticStartup. Phần Lan là quê hương của một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, Nokia, điện thoại di động. Người Israel thường nhìn vào Phần Lan và tự hỏi, “Nokia của chúng ta đâu?” Họ muốn biết tại sao Israel chưa sinh ra một công ty công nghệ nào lớn và thành công như Nokia. Nhưng khi chúng tôi hỏi Vilpponen về khung cảnh khởi nghiệp ở Phần Lan, ông than vãn, “Người Phần Lan có nhiều bằng sáng chế công nghệ nhưng chúng tôi đã thất bại trong việc tận dụng chúng vào các công ty khởi nghiệp. Vốn đầu tư ban đầu vào một công ty mới ở Phần Lan ngốn khoảng ba trăm nghìn euro, gấp gần mười lần ở Israel. Số công ty mới khởi nghiệp ở Israel gấp 10 lần Phần Lan và doanh thu của các công ty khởi nghiệp cũng ngắn hơn và nhanh hơn. Tôi đoan chắc, chúng tôi sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh, nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn đi sau Israel và Mỹ trong việc phát triển văn hóa khởi nghiệp.”[189]

Trong khi tốc độ quay vòng vốn cao của các công ty khởi nghiệp làm người Israel lo lắng, Vilpponen lại coi chúng như là tài sản. Rõ ràng là Israel có thứ gì đó mà các nước khác phải săn đón – kể cả những nước được coi là đi đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Bên cạnh các nhân tố thể chế tạo nên các cụm, mà Phần Lan, Singapore và Hàn Quốc đã sở hữu, điều còn thiếu ở những quốc gia này là cốt lõi văn hóa được xây dựng dựa trên sự năng nổ và định hướng làm việc nhóm, sự cách ly và gắn kết với nhau, và giữ quy mô nhỏ nhưng nhắm vào các mục tiêu lớn.

Lượng hóa những phần văn hóa ẩn giấu của một nền kinh tế không phải chuyện dễ, song một nghiên cứu từ các giáo sư so sánh nền kinh tế của năm mươi ba quốc gia đã đưa ra phần nào câu trả lời. Nghiên cứu này tìm cách phân loại các nước dựa theo ba thông số ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Liệu chúng sẽ: phân cấp nhiều hơn hay bình đẳng hơn, quyết đoán hơn hay mềm mỏng hơn, cá nhân chủ nghĩa hơn hay tập thể chủ nghĩa nhiều hơn?[190]

Nghiên cứu cho thấy ở Israel có một sự kết hợp tương đối bất thường các thuộc tính văn hóa. Người ta có thể trông đợi một quốc gia như Israel, nơi người dân theo chủ nghĩa cá nhân, sẽ có khuynh hướng ít mềm mỏng hơn. Tham vọng cá nhân có thể xung đột với tinh thần đồng đội. Và người ta cũng sẽ trông chờ một kiểu xã hội lấy tham vọng làm động lực sẽ phân cấp thứ bậc nhiều hơn. Thật ra, Israel được đánh giá cao về chủ nghĩa quân bình, mềm mỏng và cá nhân chủ nghĩa. Nếu những người Israel có tính cạnh tranh và hung hăng, làm sao họ có thể “mềm mỏng”? Nếu họ quá cá nhân, làm sao họ dung hòa với việc thiếu hệ thống phân cấp thứ bậc và sự “cào bằng

Ở Israel, những thuộc tính dường như mâu thuẫn giữa vừa có động lực vừa “cào bằng”, vừa tham vọng cá nhân vừa tập thể chủ nghĩa chỉ có ý nghĩa khi bạn bị ném vào những trải nghiệm mà nhiều người Israel đã trải qua trong quân đội. Ở đó họ học được rằng bạn buộc phải hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cách duy nhất để làm điều đó là ở trong một nhóm. Câu gào thét phổ biến trong chiến đấu là “Đi theo tôi”: sẽ không có sự lãnh đạo nếu không có cá nhân nổi bật, không có động viên tinh thần đồng đội để cùng gánh vác trách nhiệm. Không có ai bị bỏ lại phía sau. Bạn có sự chỉ dẫn tối thiểu từ cấp trên và phải tự ứng biến, thậm chí điều này phá vỡ một số luật lệ. Nếu bạn là hạ sĩ quan, bạn có quyền gọi cấp trên của mình bằng tên, và nếu bạn thấy họ làm điều gì sai, bạn có quyền đưa ra ý kiến.

Nếu bạn nổi bật ở trường cấp ba nhờ kỹ năng lãnh đạo, hoặc điểm số trong các môn khoa học, hoặc cả hai, bạn sẽ được một trong những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Israel tóm lấy, giúp bạn thu nạp thêm các kỹ năng trong đào tạo chuyên sâu và những trải nghiệm công việc thách thức nhất có thể. Trong chiến đấu, bạn sẽ nhận lệnh của hàng tá người và mang trên mình đống thiết bị trị giá hàng triệu đô-la, và phải đưa ra những quyết định ngàn cân treo sợi tóc trong vòng một phần mười giây. Trong các đơn vị công nghệ tinh nhuệ, bạn sẽ được yêu cầu phụ trách các dự án phát triển cho các hệ thống tiên tiến, cho bạn kinh nghiệm mà một người gấp đôi tuổi bạn ở khu vực tư nhân có thể không có.

Và khi bạn hoàn thành nghĩa vụ quân sự, mọi thứ bạn cần để thành lập một công ty khởi nghiệp là một cú điện thoại, nếu như bạn có ý tưởng đúng đắn. Tất cả mọi người đều quen một ai đó trong gia đình mình, trong trường đại học, hay quỹ đạo quân sự, là một doanh nhân và biết làm sao để giúp bạn. Ai cũng có thể tiếp cận được nhờ điện thoại di động và email. Lạnh nhạt trên điện thoại là điều có thể chấp nhận được nhưng không bao giờ là quá xa lạ; mọi người đều tìm được mối liên hệ nào đó với người mà họ cần liên lạc để bắt đầu. Như Yossi Vardi đã nói với chúng tôi, “Mọi người đều quen biết nhau.”

Quan trọng hơn cả, việc lập một công ty khởi nghiệp hay tham gia vào giới công nghệ cao là điều đáng ngưỡng mộ nhất và là điều “bình thường” mà một người trẻ tham vọng Israel có thể làm. Cũng giống như người mẹ Do Thái khuôn mẫu, một người mẹ Israel có lẽ sẽ hài lòng khi con mình trở thành bác sỹ hay luật sư, nhưng ít nhất thì bà cũng sẽ tự hào khi con trai hay con gái bà là “doanh nhân”. Những gì là ngoại lệ ở hầu hết nước khác lại là con đường chuẩn mực để gây dựng sự nghiệp ở Israel, mặc dù thực tế ai cũng biết rằng, ngay cả ở Israel, cơ hội thành công của các công ty mới khởi nghiệp là không cao. Việc thử và thất bại là điều bình thường. Thành công là tốt nhất, nhưng thất bại cũng không phải là sự nhục nhã; nó là một kinh nghiệm quan trọng trong sơ yếu lí lịch của bạn.

Vì vậy, bí mật thành công của Israel là việc kết hợp giữa các yếu tố cổ điển của các cụm công nghệ với một số yếu tố độc nhất của người Israel để tăng cường kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, giúp họ làm việc nhóm hiệu quả hơn, và mang lại những mối liên hệ chặt chẽ và sẵn sàng mọi lúc trong một cộng đồng đã được thiết lập và không ngừng lớn mạnh. Với những người quan sát từ bên ngoài, điều này đặt ra một câu hỏi: Nếu như “nước sốt bí mật” của người Israel là vũ khí của riêng họ, thì những quốc gia khác có thể học được điều gì?

May mắn thay, trong khi sự sáng tạo có thể khan hiếm, cũng có những nguồn tài nguyên khác có thể tái sử dụng. Không giống như tài nguyên thiên nhiên, những ý tưởng có thể được lan rộng và mang lại lợi ích cho bất cứ quốc gia nào được đặt vào vị trí tốt nhất để tận dụng chúng, bất kể chúng được phát minh từ đâu. George Bernard Shaw từng viết, “Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo và chúng ta trao đổi táo, thì bạn và tôi vẫn có một quả táo. Nhưng nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng và chúng ta trao đổi chúng thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng.”[191]

Trong khi sự sáng tạo về nguyên tắc là một tài nguyên vô hạn, và mỗi người có thể lan truyền nó, hầu như mọi công ty đều muốn thu được lợi ích lớn nhất từ quá trình này. Từ lâu các công ty lớn trên thế giới đã học cách đơn giản nhất để thu lợi từ những sáng tạo của người Israel là mua lại một công ty Israel mới khởi nghiệp, hoặc thiết lập một trung tâm R&D Israel, hoặc là cả hai. Với thế giới ngày càng toàn cầu hóa và sự chuyển dịch tiến gần đến mã nguồn mở, các công ty đa quốc gia không có nhiều nhu cầu cho việc tìm cách sao chép môi trường kinh doanh của những nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, sáng tạo, hay tiếp cận thị trường trong khu vực.

Hu hết các công ty lớn đều hiểu rằng trong một thị trường toàn cầu, nơi sự thay đổi là hằng số duy nhất, thì sự sáng tạo là một trong những nền tảng của tính cạnh tranh dài hạn. Hơn nữa, trong khi các quốc gia và công ty có thể thu lợi nhờ sự sáng tạo bắt nguồn từ một nơi khác, việc trở thành cội nguồn của sự sáng tạo cũng là những lợi thế của tập thể và quốc gia.

Vì mục đích này, việc mô phỏng một môi trường “Israel” là hoàn toàn có thể. Ví dụ như Dov Frohman thuộc Intel, ông nhận thấy điều đó là cần thiết ngay trong bản thân Israel. Câu khẩu hiệu ban đầu của ông cho Intel Israel đáng lẽ là “nhà máy Intel cuối cùng đóng cửa trong cơn khủng hoảng.” Khi các nhân viên của ông thấy lời mô tả này quá tiêu cực, ông đổi khẩu hiệu của mình thành “sống sót qua thành công” – ý nói mục tiêu là thành công nhưng động lực là sự sống còn, đó là điều không thể xem nhẹ. Với Frohman, chìa khóa thành công của một công ty lớn là “duy trì bầu không khí của một công ty mới khởi nghiệp đang bấp bênh.”[192]

Hơn nữa, trong khi các nền dân chủ khác không có lý gì thiết lập một chế độ nghĩa vụ quân sự như của Israel, thì một chương trình phụng sự bắt buộc hoặc tự nguyện ở tầm quốc gia có đầy đủ tính thách thức có thể mang lại cho những người trẻ – trước khi họ vào đại học – một điều gì đó kiểu như khả năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng định hướng giải quyết công việc, và kinh nghiệm mà người Israel có được nhờ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Một chương trình nghĩa vụ quân sự như vậy cũng sẽ tăng cường tính đoàn kết trong xã hội và giúp người trẻ hiểu được giá trị của việc phục vụ điều gì đó lớn lao hơn bản thân mình, bất kể đó là gia đình, cộng đồng, công ty hay đất nước. Và chẳng hạn, khi những nam nữ trong quân đội Mỹ được phục viên, người ta cũng khuyên họ không nên làm giảm tầm quan trọng của kinh nghiệm quân đội khi xin việc làm.

Quả thực, với thế giới cũng như bất kỳ quốc gia nào, cơ hội gia tăng tính sáng tạo là vô cùng to lớn. Paul Romer, người được xem là một trong những nhà kinh tế của “lý thuyết tăng trưởng mới,” chỉ ra rằng mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Mỹ từ năm 1870 đến năm 1992 là 1,8 phần trăm – cao hơn Vương quốc Anh khoảng 0,5 phần trăm. Ông tin rằng lợi thế cạnh tranh này đã được duy trì nhờ “tiền lệ của nước Mỹ trong lịch sử là tạo ra những tổ chức dẫn tới sự sáng tạo lớn lao hơn.”[193] Romer cho rằng việc trợ cấp cho các công trình nghiên cứu đại học và cao học trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, một hệ thống “học bổng nghiên cứu sinh linh động” mà sinh viên có thể mang đến bất cứ trường nào, sẽ khuyến khích các giám đốc phòng thí nghiệm và các giáo sư cạnh tranh nhau để đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu và nghề nghiệp của sinh viên, chứ không chỉ cho riêng chính họ.

Romer chỉ ra rằng những bước nhảy vọt lớn nhất trong tăng trưởng và năng suất được sản sinh nhờ các “siêu-ý tưởng”, làm gia tăng thế hệ và lan truyền ý tưởng. Những sáng chế và bản quyền là một siêu-ý tưởng rất quan trọng được người Anh phát minh vào thế kỷ XVII, trong khi người Mỹ giới thiệu trường đại học nghiên cứu hiện đại vào thế kỷ XIX và hệ thống nghiên cứu cạnh tranh bằng cách kiểm soát chéo vào thế kỷ XX.

“Chúng ta không biết ý tưởng quan trọng tiếp theo về cách hỗ trợ các ý tưởng sẽ như thế nào. Chúng ta cũng không biết nó sẽ nảy ra ở đâu,” Romer viết. “Tuy vậy, có hai dự báo chắc chắn. Một là, nước đi đầu trong thế kỷ XXI sẽ là nước thực hiện một cuộc đổi mới, để hỗ trợ hiệu quả hơn sự sản sinh các ý tưởng mới trong khu vực tư nhân. Hai là, người ta sẽ tìm thấy những siêu-ý tưởng mới kiểu này.”[194]

Chúng tôi gặp Tổng thống Peres được khoảng một tiếng rưỡi thì hết giờ. Cuộc hẹn tiếp theo đã đến và chúng tôi chuẩn bị nói lời tạm biệt. Nhưng khi chúng tôi vừa đứng dậy thì ông ngăn lại và nói, “Tại sao các anh không quay lại sau nửa tiếng nữa và chúng ta có thể tiếp tục?” Và chúng tôi đã trở lại, và ông tiên liệu thông điệp của mình dành cho các doanh nhân và nhà hoạch định chính sách ở Israel trong những năm kế tiếp: “Mặc kệ những ngành công nghiệp cũ. Sẽ xuất hiện năm ngành mới: Các hình thức năng lượng mới, nước, công nghệ sinh học, thiết bị giảng dạy – sẽ thiếu giáo viên – an ninh nội địa để chống khủng bố.” Peres cũng tiên đoán ngành công nghệ nano, mà ông đã có công trong việc xây dựng tài trợ, sẽ là ngành xuyên suốt tất cả ngành mới trên và cả những ngành khác.

Chúng tôi không biết liệu Peres đã chọn ra đúng các ngành hay chưa, nhưng điều đó không quan trọng. Ở tuổi 85, ông vẫn có chutzpah để suy nghĩ và ủng hộ những ngành mới. Như những gì họ đang làm trong xã hội Israel (và trong suốt lịch sử Israel), những tinh thần tiên phong và sáng tạo gộp lại làm một. Cốt lõi của sự kết hợp này là sự hiểu biết bản năng, rằng thách thức đối mặt với mọi quốc gia phát triển trong thế kỷ XXI là làm sao để trở thành một nhà máy ý tưởng, bao gồm cả sản sinh ý tưởng tại chỗ và thu lợi từ ý tưởng sản sinh ở nơi khác. Israel là một trong những nhà máy ý tưởng đi đầu thế giới, và cung cấp đầu mối cho các siêu-ý tưởng của tương lai. Tạo ra sự sáng tạo là một quá trình hợp tác ở nhiều cấp độ, từ nhóm, đến công ty, đất nước, và thế giới. Trong khi nhiều quốc gia đã thuần thục quy trình này ở mức độ công ty lớn, thì chỉ có rất ít quốc gia thực hiện được nó ở mức độ có rủi ro cao nhất và có mức độ sôi động nhất, là công ty khởi nghiệp dựa trên sáng tạo. Vì thế, trong khi Israel có nhiều điều phải học từ thế giới, thế giới cũng phải học nhiều điều từ Israel. Ở cả hai hướng, điều cẩn trọng nhất, như Peres nói với chúng tôi, là có dám hay không ?

Bình luận
× sticky