Vào đầu năm thứ hai làm việc ở Thượng viện, cuộc sống của tôi đã đi vào ổn định. Tôi thường rời Chicago vào đêm thứ Hai hoặc sáng thứ Ba, tùy lịch bỏ phiếu của Thượng viện. Ngoài việc đến phòng tập thể thao của Thượng viện hàng ngày và thi thoảng đi ăn trưa hoặc ăn tối với bạn, ba ngày tiếp theo của tôi toàn những việc quen thuộc – họp với các Ủy ban lập pháp, bỏ phiếu, họp kín vào bữa trưa, phát biểu ở phòng họp, đọc diễn văn, chụp ảnh với nhân viên thực tập, gặp người quyên góp quỹ vào buổi tối, trả lời điện thoại, kết thư hồi đáp, đọc lại luật, viết bài đăng báo, thu âm thu hình, nhận báo cáo chính sách, uống cà phê với cử tri và tham dự những cuộc họp bắt tận. Vào chiều thứ Năm chúng tôi được phòng hậu cần thông báo ngày giờ lần bỏ phiếu cuối cùng trong tuần, và đến giờ đã định, tôi xếp hàng ở phòng họp Thượng viện cùng các đồng nghiệp để bỏ phiếu rồi vội vàng chạy xuống những bậc thang đến Capitol, hy vọng sẽ bắt kịp chuyến bay để đến nhà trước khi bọn trẻ đi ngù.
Tuy thời gian biểu dồn dập như vậy nhưng tôi vẫn rất mê thích công việc này, chỉ đôi khi hơi bực mình. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, hàng năm chỉ có khoảng hơn hai mươi dự luật quan trọng được đưa ra bỏ phiếu ở Thượng viên, và gần như không dự luật nào trong số đó do phe thiểu số bảo trợ. Vì thế, hầu hết các đề xuất chính của tôi – thành lập các trường công theo quận mới, kế hoạch hỗ trợ các hãng sàn xuất ô tô, chi trà phí bảo hiểm y tế cho nhân viên đã nghỉ hưu để đổi lấy tiêu chuẩn sử dụng nhiên liệu cao hơn, mở rộng chương trình học bổng Pell để giúp sinh viên có thu nhập thấp trang trải được học phi tăng cao – đều bị năm chờ mốc meo ở Ủy ban.
Nhưng mặt khác, nhờ nỗ lực tuyệt vời của các nhân viên, tôi có khá nhiều đề xuất sửa đổi luật được thông qua. Chúng tôi giúp tạo nguồn tài chính cho các cựu chiến binh vô gia cư. Chúng tôi hoàn thuế cho các trạm xăng để họ lắp đặt hệ thống bơm xăng E85. Chúng tôi nhận được nguồn tài trợ để giúp Tổ chức Y tế thế giới kiểm soát và đối phó với nguy cơ dịch cúm gia cầm. Chúng tôi được Thượng viện thông qua sửa đổi loại bỏ các hợp đồng tái thiết sau cơn bão Katrina không qua đấu thầu để số tiền thực tế đến được tay nạn nhân được nhiều hơn. Những sửa đổi đó không thể thay đồi hoàn toàn đất nước, nhưng tôi vẫn hài lòng khi biết rằng chúng đều hỗ trợ chút ít cho một số người hoặc làm cho các đạo luật đi theo hướng tiết kiệm hơn, trách nhiệm hơn, và đúng đắn hơn.
Vào một ngày tháng Hai, tôi cảm thấy đặc biệt phấn khởi vì vừa giải trình xong một dự luật do Dick Lugar và tôi bảo trợ mục đích của nó là hạn chế sản xuất và mua bán vũ khí trên chợ đen. Dick không chỉ là chuyên gia hàng đầu về vấn đề này, ông còn là chủ tịch ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, do đó dự luật có tương lai rất hứa hẹn. Vì muốn chia sẻ niềm vui nên tôi gọi cho Michelle từ văn phòng ở Washington và giải thích cho vợ tầm quan trọng của dự luật – nếu tên lửa vác vai mà rơi vào tay những kẻ xấu thì sẽ nguy hiểm cho các chuyến bay thương mại thế nào, các vũ khí hạng nhẹ sót lại từ thời Chiến tranh lạnh sẽ tiếp tục góp phần vào xung đột trên thế giới ra sao. Nhưng Michelle ngắt lời tôi.
‘Nhà mình có kiến”.
‘Hả?”
‘Em thấy kiến trong bếp. Cả trong nhà tắm trên gác (lầu) nữa”.
“Em cần anh mua ít bẫy kiến lúc anh về ngày mai. Em tự mua cũng được nhưng em phải đưa bọn trẻ đi khám sau giờ học. Anh giúp em nhé’.
“Được chứ. Bẫy kiến”.
‘Bẫy kiến. Đừng quên nhé anh yêu. Nhớ mua vài cái đấy. Nghe này, em phải đi họp đây. Em yêu anh”
Tôi gác điện thoại, nghĩ không biết Ted Kennedy hay John Mccain khi về nhà có phải mua bẫy kiến không.
Phần lớn mọi người khi gặp vợ tôi đều nhanh chóng kết luận là nàng rất đặc biệt. Họ hoàn toàn đúng – nàng thông minh, hài hước và luôn duyên dáng. Nàng cũng rất đẹp, mặc dù không phải đẹp theo kiểu làm cho đàn ông cảm thấy nguy hiểm hay phụ nữ cảm thấy khó chịu.
Đó là vẻ dẹp sâu thẳm của một người mẹ, của một người bận rộn chứ không phải cái đẹp đập vào mắt như ảnh bìa các tạp chí hào nhoáng.
Thường sau khi nghe nàng nói về vấn đề gì đó hay làm việc với nàng trong một dự án, mọi người thường đến gặp tôi và nói đại ý “Anh biết là tôi rất ngưỡng mộ anh, Barack ạ, nhưng vợ anh… chà!”. Tôi gật đầu tôi biết nếu phải cạnh tranh với nàng trong một cuộc bầu cử thi nàng sẽ thắng tôi khá dễ dàng.
May cho tôi là Michelle không bao giờ làm chính trị. “Tôi không đủ kiên nhẫn”, nếu ai hòi thì nàng trả lời như vậy. Và như mọi lần, nàng luôn nói thật.
Tôi gặp Michelle vào mùa hè năm 1988. Lúc đó chúng tôi cùng làm việc cho Sidley & Austin, một công ty luật lớn ở Chicago. Mặc dù Michelle trẻ hơn tôi 3 tuổi nhưng nàng đã hành nghề luật sư và đã từng theo học Trường Luật Havard ngay sau khi tốt nghiệp. Lúc đó tôi mới học xong năm thứ nhất ở trường luật và làm việc với tư cách cộng tác viên mùa hè.
Đó là thời kỳ chuyển tiếp khó khăn trong đời tôi. Tôi vào học trường luật sau ba năm làm công việc tổ chức hoạt động cộng đồng, và mặc dù rất thích học, đôi khi tôi vẫn nghi ngờ quyết định của mình. Riêng tư mà nói, tôi lo ngại rằng quyết định đó cho thấy tôi đã tử bỏ lý tưởng thời trẻ, nhượng bộ trước thực tế khác nghiệt của vật chất và quyền lực – đó là thế giới thực chứ không phải thế giới lý tưởng.
Ý tưởng làm việc cho một công ty luật – tuy ở ngay cạnh nhưng lại rất xa cách với khu dân cư nghèo, nơi bạn bè tôi vẫn đang làm việc vất vả – chỉ làm nỗi sợ này trầm trọng hơn. Nhưng số tiền nợ đi học ngày càng lên cao nên tôi không thể từ chối được mức lương mà Sidley trả cho tôi trong ba tháng. Rồi sau khi thuê căn hộ rẻ nhất tìm được, sau khi mua ba bộ vét đầu tiên trong tủ quần áo của tôi và một đôi giày mới, hóa ra nhỏ hơn chân tôi nửa cỡ làm chân tôi tê cứng suốt chín tuần sau đó, tôi đến công ty vào một buổi sáng mưa lắc rắc đầu tháng Sáu và được chỉ đến văn phòng của một luật sư trẻ được giao hướng dẫn tôi mùa hè đó.
Tôi không nhớ chi tiết lần đầu tiên tôi nói chuyện với Michelle. Tôi chỉ nhớ rằng nàng cao – gần như bằng tôi khi đi giày cao gót – và đáng yêu, có phong thái thân thiện, chuyên nghiệp rất phù hợp với bộ vét và áo sơ mi vừa vặn nàng đang mặc. Nàng giải thích cách bố trí công việc ở công ty, tính chất của các nhóm luật sư hành nghề khác nhau, cách ghi lại giờ làm việc. Sau khi chỉ cho tôi phòng làm việc riêng và dẫn tôi di một vòng thư viện, nàng đưa tôi đến gặp một trong những cộng sự chủ công ty và hẹn gặp tôi vào bữa trưa.
Sau này Michelle nói rằng khi tôi bước vào văn phòng. nàng cảm thấy ngạc nhiên thú vị; trong bức ảnh chụp nhanh ở hiệu thuốc mà tôi gửi đến công ty, mũi tôi trông hơi to (to hơn hẳn bình thường, nàng bảo thế), và nàng đã không tin khi cô thư ký đã gặp tôi hôm tôi đi phỏng vấn bảo rằng tôi khá dễ thương: “Em nghĩ họ bị ấn tượng với mọi đàn ông da đen mặc vét và có sự nghiệp”. Nhưng nếu Michelle bị ấn tượng thì hẳn nàng đã không tâm sự chuyện bản thân khi chúng tôi đi ăn trưa. Tôi được biết rằng nàng lớn lên ở vùng Nam Chicago, trong một ngôi nhà nhỏ ngay phía bắc khu dân cư mà tôi làm việc.
Cha nàng là người điều khiển máy bơm nước cho cả thành phố; mẹ nàng làm nội trợ cho đến khi con cái trưởng thành và hiện bà làm thư ký ở ngân hàng. Nàng học Trường Tiểu học công lập Bryn Mawr, rồi Trường Whitney Young Magnet, sau đó cùng anh trai đến Princeton – nơi anh nàng là ngôi sao của đội bóng rổ. Ở Sidley nàng làm việc trong nhóm luật sư sở hữu trí tuệ và chuyên về luật ngành giải trí.
Nàng kể là đôi khi nàng cân nhắc chuyện chuyển đến Los Angeles hoặc New York để phát triển sự nghiệp.
Ôi, hồi đó Michelle có rất nhiều kế hoạch và thực hiện rất nhanh, không có thời gian để nghĩ đến chuyện khác, nàng bảo, nhất là đàn ông. Nhưng nàng biết cách cười, rạng rỡ và nhẹ nhàng, và tôi nhận thấy nàng không có vẻ gì vội về văn phòng. Còn một điều nữa, đó là ánh sáng lấp lánh trong đôi mắt tròn sẫm màu mỗi khi tôi nhìn nàng, chút gì đó bất ổn, như thể trong sâu thẳm nàng biết mọi thứ thật mong manh, và nếu nàng buông xuôi, dù chỉ một tích tắc thôi thì tất cả mọi kế hoạch của nàng đều tan vỡ. Không hiểu sao tôi đã xao động trước cái biểu hiện yếu đuối ấy của nàng. Tôi muốn tìm hiểu phận con người đó trong nàng.
Vài tuần sau đó, ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau, trong thư viên công ty, ở quán cà phê hoặc những lần đi chơi, công ty tổ chức cho cộng tác viên mùa hè để thuyết phục nhân viên rằng gần bó với nghề luật không có nghĩa là phải nghiên cứu tài liệu giờ này qua giờ khác.
Nàng đưa tôi đến một hai buổi tiệc lịch thiệp không để ý đến tủ quần áo nghèo nàn của tôi, thậm chí còn cố làm mối cho tôi với vài cô bạn.
Nhưng nàng vẫn từ chối hẹn hò. Nàng bảo thế là không thích hợp vì nàng là người hướng dẫn tôi.
‘Lý do đấy chưa đủ’. Tôi bảo nàng. “Nói đi, em hướng dẫn anh những gì? Em chỉ cho anh cách dùng máy photocopy. Em gợi ý anh nên thử ăn ở nhà hàng nào đó. Anh không nghĩ ban lãnh đạo sẽ coi một cuộc hẹn là vi phạm nghiêm trọng quy định công ty đâu”.
Nàng lắc đầu. “Em xin lỗi”.
“Thôi được. Anh sẽ thôi. Giờ thế nào? Em là người hướng dẫn anh. Nói cho anh biết anh phải nói chuyện với ai đi”.
Cuối cùng tôi cũng cưa đổ được nàng. Sau một chuyến picnic của công ty, nàng lái xe đưa tôi về nhà, và tôi mời nàng một chiếc kem ốc quế ở cửa hàng Baskin – Robbins bên kia đường. Chúng tôi ngồi ở lề đường và ăn kem trong một buổi chiều nóng bức và tôi kể với nàng hôi đi học tôi đã làm việc ở Baskin – Robbins và thật khó tỏ ra vui vẻ thản nhiên khi đeo tạp dề và đội mũ lưỡi trai màu nâu. Còn nàng kể hồi nhỏ, phải đến hai hoặc ba năm liền nàng không chịu ăn gì khác ngoài món bơ lạc (đậu phộng) và thạch rau câu. Tôi nói tôi muốn gặp bố mẹ nàng. Nàng nói nàng cũng muốn thế.
Tôi xin phép hôn nàng. Nụ hôn có vị sô-cô-la.
Chúng tôi bên nhau suốt thời gian còn lại mùa hè đó. Tôi kể với nàng về công việc tổ Chức Cộng đồng, về cuộc sống ở Indonesia, về cảm giác khi lướt sóng không dùng ván. Nàng kể về bạn bè hồi nhỏ, về chuyến thăm Paris lúc nàng học trung học, về những bài hát nàng thích của Stevie Wonder. Nhưng đến tận lúc gặp gia đình Michelle, tôi mới bắt đầu hiểu nàng. Hóa ra đến thăm gia đình Robinson giống như là rơi vào loạt phim dài tập Chuyện cậu bé Beaver[267] vậy. Có Frasier, một người cha ân cần, vui tính, không bao giờ nghỉ làm hay bỏ lỡ một trận bóng nào của con trai. Có Marian, một người mẹ xinh đẹp nhạy cảm, người nướng bánh sinh nhật, giữ nhà cửa gọn gàng, tình nguyện làm việc ở trường học để chắc chắn đám con cái cư xử ngoan ngoãn và giáo viên làm đúng phận sự. Có Craig, người anh trai siêu sao bóng rổ, cao, dễ gần, lịch thiệp và hài hước làm việc cho một ngân hàng đầu tư nhưng luôn mơ tưởng một ngày nào đó sẽ được làm huấn luyện viên. Và có cô dì chú bác, anh em họ ở khắp nơi, họ đến chơi, ngồi quanh bàn và ăn cho đến khi no căng bụng, kể những chuyện cười phóng túng, nghe những đĩa nhạc jazz cổ của ông nội và cười đến tận đêm khuya.
Chỉ thiếu mỗi chú chó. Marian không muốn có chó chạy quanh nhà.
Cảnh hạnh phúc này ấn tượng hơn nhiều bởi thực tế là gia đình Robinson đã vượt qua nhiều khó khăn trong khi trong bộ phim ít có chuyện đó. Dĩ nhiên luôn có khó khăn với nạn phân biệt chủng tộc: cha mẹ Michelle lớn lên ở Chicago hồi thập kỷ 50 và 60. Thời đó có rất ít cơ hội cho họ. Việc phân chia màu da và tuyên truyền sự sợ hãi khiến người da trắng tránh xa khu họ ở; những người cha người mẹ da đen phải có nghị lực rất cao để sống được với thu nhập thấp, phố phường bạo lực, khu vui chơi nghèo nàn và trường học xoàng xĩnh.
Nhưng gia đình Robinson còn gặp một bi kịch khác. Ở tuổi 30, độ tuổi sung sức nhất, cha Michelle được chẩn đoán mắc chứng đa xơ cứng tế bào thần kinh[268]. Suốt hai mươi lăm năm sau đó, tuy tình trạng sức khỏe cứ xấu dần, ông vẫn thực hiện nghĩa vụ với gia đình mà không hề ca thán. Mỗi sáng ông phải dậy sớm hơn một giờ để đi làm, khó khăn với từng động tác từ lái xe đến cài khuy áo, vẫn cười đùa khi ông phải cố gắng đi lại trong đau đớn trên sân bóng để xem con trai thi đấu hay ghé qua phòng để hôn con gái – lúc đầu hơi khập khiễng, sau đó phải nhờ đến hai cây gậy chống, trán ông đẫm mồ hôi.
Sau khi kết hôn, Michelle giúp tôi hiểu rõ hơn những mất mát đối với gia đình ẩn sau bệnh tật của cha nàng; gánh nặng đè lên vai mẹ nàng, sự cẩn trọng vô cùng trong cuộc sống gia đình nàng – chỉ một hoạt động vui chơi ngoài trời nhỏ nhất cũng phải được tính toán kỹ càng để tránh rắc rối, và cuộc sống đột nhiên có thể đáng sợ thế nào dưới những tiếng cười.
Nhưng ngoài ra tôi chỉ thấy niềm vui trong nhà Robinson. Với tôi, người gần như không biết bố mình là ai, người hầu như suốt đời sống hết nơi này đến nơi khác, gốc gác dòng tộc ở tứ phương thì tổ ấm mà Frasier và Marian Robinson tạo ra cho con cái họ gợi lên mong ước về cuộc sống ổn định, về một nơi mà tôi không nhận ra là đang tồn tại. Có lẽ cũng giống như Michelle nhìn thấy trong tôi một cuộc sống đầy mạo hiểm, rủi ro, luôn di chuyển đến những vùng đất kỳ lạ – đó là một chân trời rộng mở hơn cuộc sống của nàng.
Sáu tháng sau khi tôi mà Michelle gặp nhau, cha nàng đột ngột qua đời vì biến chứng sau khi phẫu thuật thận. Tôi bay về Chicago, đứng trước huyết mộ, Michelle gục đầu trên vai tôi. Khi quan tài được hạ xuống, tôi hứa với Frasier Robinson là sẽ chăm sóc con gái ông. Tôi cảm thấy theo một cách nào đó, tuy không nói ra và vẫn chưa chắc chắn, nhưng nàng và tôi đã thành một gia đình.
Ngày nay, có rất nhiều điều cần nói về sự xuống dốc của gia đình Mỹ. Những người bảo thủ về xã hội cho rằng gia đình truyền thống bị phim ảnh Hollywood và những cuộc diễu hành của người đồng tính tấn công. Phe tự do coi yếu tố kinh tế – từ mức lương trì trệ đến thiếu dịch vụ trông trẻ phù hợp – là nguyên nhân gây ra sức ép ngày càng tăng lên gia đình. Nền văn hóa pop của chúng ta nuôi dưỡng tình trạng báo động này với những câu chuyện về phụ nữ muốn sống độc thân lâu dài, đàn ông không muốn gắn bó với một mối quan hệ, còn thanh thiếu niên thì quan hệ tình dục phóng túng. Có vẻ không có cái gì ổn định như trong quá khứ, mọi vai trò và mối quan hệ đều bị thách thức.
Với sự thật đáng buồn đó, có lẽ chúng ta nên lùi lại một bước và tự nhắc mình rằng hôn nhân sẽ không dễ dàng biến mất ngay. Tuy thực tế cho thấy tỷ lệ kết hôn đã giảm dần tử thập kỷ 50, nhưng một phần lý do là nhiều người Mỹ kết hôn muộn hơn do muốn theo đuổi việc học hoặc xây dựng sự nghiệp; ở độ tuổi 45, 89% phụ nữ và 83% đàn ông đã kết hôn ít nhất một lần. Các cặp đã kết hôn chiếm 67% số gia đình người Mỹ, và đa số mọi người vẫn coi hôn nhân là nền tảng tốt nhất cho tình cảm riêng tư, ổn định kinh tế và nuôi dạy con cái.
Nhưng không thể phủ nhận rằng bản chất gia đình đã thay đổi trong suốt năm mươi năm vừa qua. Mặc dù tỷ lệ ly hôn đã giảm 21% so với thời kỳ cao nhất là cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, nhưng một nửa số cuộc hôn nhân đã kết thúc bằng ly hôn. So với ông bà chúng ta thì chúng ta rộng lượng hơn với tình dục trước hôn nhân, dễ chung sống hơn và cũng dễ sống một mình hơn. Chúng ta còn có xu hướng nuôi con với mô hình gia đình ít truyền thống hơn: 60% số vụ ly hôn là có con cái, 33% số trẻ em là con ngoài giá thú và 34% trẻ em không sống chung với cha ruột.
Xu hướng này đặc biệt cao trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Đối với nhóm này hoàn toàn có thể nói gia đình hạt nhân đang trên bờ vực sụp đổ. Kể từ năm 1950, tỷ lệ phụ nữ da đen kết hôn đã giảm mạnh từ 62% xuống còn 36%. Từ năm 1960 đến 1995, số trẻ em người Mỹ gốc Phi được sống với cha mẹ có kết hôn đã giảm một nửa; hiện tại 54% trẻ em da đen đang sống trong gia đình cha hoặc mẹ đơn thân, tỷ lệ này ở trẻ em da trắng là 23%.
Ít nhất, với người lớn những thay đổi này có tác động theo nhiều hướng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng có kết hôn sống mạnh khỏe hơn, sung túc hơn và hạnh phúc hơn, nhưng không ai nói rằng đàn ông và phụ nữ được lợi khi mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân bất hạnh hoặc bị ngược đãi. Hiển nhiên có lý do để ngày càng nhiều người Mỹ quyết định kết hôn muộn; không chỉ vì nền kinh tế thông tin ngày nay đòi hỏi mọi người phải đi học lâu hơn mà các nghiên cứu cũng cho thấy các cặp đợi đến cuối tuổi 20 hoặc qua tuổi 30 mới kết hôn thì sẽ sống với nhau được lâu dài hơn so với những cặp kết hôn sớm.
Cho dù tác động lên người lớn khác nhau, nhưng đối với trẻ em thì tác động rõ ràng là không tốt. Rất nhiều người mẹ đơn thân, trong đó có mẹ tôi, đã rất phi thường khi nuôi dạy con cái họ. Tuy nhiên, trẻ em sống chỉ với mẹ có khả năng nghèo hơn năm lần so với những em được sống với cả cha lẫn mẹ. Con cái các gia đình cha mẹ đơn thân dễ bỏ học hơn và dễ trở thành cha mẹ ở tuổi vị thành niên hơn, kể cả khi thu nhập không phải là vấn đề. Thực tế cho thấy trung bình trẻ em sống với cả cha mẹ ruột có cuộc sống dễ dàng hơn so với trẻ phải sống với gia đình có mẹ kế hoặc bố dượng hoặc bạn gái/trai của cha mẹ chúng.
Với thực tế đó, cả chính sách khuyến khích kết hôn đối với những người muốn kết hôn lẫn chính sách hạn chế sinh con ngoài ý muốn ngoài hôn nhân đều là những mục tiêu nhạy cảm cần theo đuổi. Ví dụ: phần lớn mọi người đồng ý rằng cả chương trinh phúc án liên bang lẫn các đạo luật thuế đều không nên áp dụng chế tài phạt đối với những gia đình có kết hôn; những cải cách phúc lợi có hiệu lực dưới thời Clinton cũng như những nội dung của kế hoạch cắt giảm thuế của Bush dẫn tới giảm các chế tài đó được cả hai dạng ủng hộ mạnh mẽ.
Với chính sách hạn chế mang thai ở tuổi vị thành niên cũng tương tự. Mọi người đều cho rằng mang thai ở tuổi vị thành niên khiến cả mẹ và con đều gặp rất nhiều rủi ro khác nhau. Từ năm 1990, tỷ lê mang thai ở tuổi vị thành niên đã giảm 28%, một con số rất đáng mừng.
Nhưng các em vẫn chiếm khoảng một phần tư số người mẹ sinh con ngoài giá thú, và những người mẹ vị thành niên này càng có khả năng sinh thêm con ngoài giá thú về sau. Các chương trình dựa vào cộng đồng đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn như khuyến khích hạn chế quan hệ tình dục hoặc tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai nên được ủng hộ rộng rãi hơn.
Cuối cùng nghiên cứu sơ bộ cho thấy các hội thảo giáo dục về hôn nhân có thể mang lại kết quả đáng kể trong việc giúp các cặp vợ chồng đã kết hôn chung sống lâu dài hơn và khuyến khích các cặp chưa kết hôn có một cam kết vững chắc hơn. Hẳn tất cả mọi người sẽ đồng ý rằng cần mở rộng đối tượng tham gia sang các cặp có thu nhập thấp, có thể kết hợp với đào tạo nghề và sắp xếp việc làm, dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội khác hiện có.
Nhưng với nhiều người bảo thủ xã hội, những biện pháp thông thường này vẫn chưa đủ. Họ muốn quay lại thời kỳ cũ, hồi đó mới quan hệ tình dục ngoài hôn nhân đều bị trừng phạt và bị coi là đáng xấu hổ, việc ly hôn rất khó khăn, và hôn nhân không chỉ để thỏa mãn cá nhân mà còn định rõ vai trò xã hội của đàn ông và phụ nữ. Theo họ, mọi chính sách hỗ trợ hoặc thậm chí thể hiện thái độ trung lập với những hành vi mà họ coi là phi đạo đức – từ cung cấp biện pháp tránh thai cho thanh niên, dịch vụ nạo phá thai cho phụ nữ, đến phúc lợi xã hội cho các bà mẹ đơn thân, hay thừa nhận hôn nhân đồng giới – đều làm giảm giá trị của ràng buộc hôn nhân. Họ lập luận rằng những chính sách này đã đưa chúng ta đến gần hơn với một thế giới mới trong đó khác biệt về giới tính bị xóa bỏ, tình dục thuần túy chỉ để giải trí, hôn nhân bị vứt bỏ, vai trò làm mẹ bị coi là phiền phức, và nền văn minh chỉ còn dựng trên nền cát lún.
Tôi hiểu cảm giác muốn phục hồi lại trật tự trong một nền văn hóa đang liên tục thay đổi. Và tôi đánh giá cao những người cha người mẹ mong muốn con cái họ được bảo vệ trước những giá trị họ cho là thiếu lành mạnh: tôi cũng thường xuyên chia sẻ cảm giác đó khi tôi nghe những bài hát được phát trên đài.
Nhưng nhìn chung, tôi ít thông cảm với những người muốn giao cho chính phủ nhiệm vụ giải quyết đạo đức tình dục. Cũng như nhiều người Mỹ khác, tôi coi các quyết định liên quan đến tình dục, hôn nhân, ly hôn và sinh con đẻ cái hoàn toàn là của cá nhân, là yếu tố cốt yếu trong hệ thống tự do cá nhân của chúng ta. Nếu những quyết định cá nhân đó có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho người khác – như ngược đãi trẻ em, loạn luân, vi phạm quy đinh một vợ một chồng, bạo lực gia đình hay không thể nuôi dạy con cái – thì xã hội có quyền và trách nhiệm can thiệp. (Nhưng người tin rằng bào thai là người sẽ xếp nạo phá thai vào nhóm cần can thiệp này). Ngoài ra tôi không thích thú gì chuyện Tổng thống, Quốc hội hay bất cứ cơ quan thuộc chính phủ nào lại quy định những chuyện xảy ra trong phòng ngủ.
Hơn nữa, tôi không tin rằng chúng ta có thể củng cố gia đình bằng cách ép buộc người khác vào những mối quan hệ mà chúng ta nghĩ là tốt cho họ – hay bằng cách trừng phạt những người không đáp ứng được tiêu chuẩn về thái độ đúng đắn với tình dục mà chúng ta đặt ra. Tôi muốn thanh niên có thái độ tôn trọng hơn với các hành vi thân mật giới tính, và tôi ủng hộ các bậc cha mẹ, các hội tôn giáo và các chương trình cộng đồng tham gia tuyên truyền thông điệp đó. Nhưng tôi không thể đẩy một cô bé tuổi vị thành niên vào tình thế phải sống khó khăn suốt đời chì vì không được sử dụng biện pháp tránh thai.
Tôi muốn các cặp nam nữ hiểu giá trị của cam kết lâu dài và những hy sinh mà hôn nhân đòi hỏi. Nhưng tôi không thể sử dụng sức mạnh của luật pháp để buộc họ phải sông chung với nhau, bất kể hoàn cảnh của họ thế nào.
Có lẽ tôi chỉ thấy trái tim con người quá khác nhau, và cuộc sống của chính tôi quá thiếu hoàn hảo đến mức tôi không tin mình đủ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức của bất cứ ai. Tôi biết chắc rằng suốt 14 năm kể từ khi kết hôn, Michelle và tôi chưa bao giờ tranh cãi vì những gì xảy ra trong cuộc sống riêng của người khác.
Vấn đề chúng tôi tranh cãi – lặp di lặp lại – luôn là làm thế nào để cân bằng công việc ra gia đình, sao cho công bằng với Michelle và tốt cho bọn trẻ. Chúng tôi không phải cặp vợ chồng duy nhất gặp phải vấn đề này. Hồi thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, gia đình Michelle là chuẩn mực xã hội – hơn 70% gia đình có người mẹ ở nhà và chỉ có người bố đi kiếm tiền.
Giờ đây con số này đã đảo ngược, 70% số gia đình có cả bố và mẹ đi kiếm tiền hoặc cha mẹ đơn thân đang làm việc. Điều này dẫn đến cái mà người phụ trách chính sách kiêm chuyên gia về các vấn đề gia đình của tôi, Karen Konbluh, gọi là ‘Gia đình tung hứng”, trong đó cha mẹ cố gắng thanh toán được các hóa đơn, chăm sóc con cái, gìn giữ tổ ấm và duy trì mối quan hệ giữa họ. Để giữ được tất cả các quả bóng đó không rơi xuống đất thì cuộc sống gia đình phải có thiệt thòi.
Như Karen đã giải thích khi cô là Giám đốc Chương trình Việc làm và gia đình ở Quỹ Nước Mỹ mới[269] và điều trần trước Tiểu ban Trẻ em và gia đình của Thượng viện: Ngày nay thời gian dành cho con cái mỗi tuần của người Mỹ ít hơn 22 giờ so với năm 1969. Hàng triệu trẻ em đang phải ở những điểm trông trẻ không phép mỗi ngày – hoặc phải ở nhà một mình với ti vi chính là người trông trẻ. Thời gian ngủ của các bà mẹ giảm đi khoảng một giờ mỗi ngày để mọi việc được trôi chảy. Sô liệu gần đây cho thấy những người có con đang đi học có dấu hiệu bị stress nặng – do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và công việc – nếu công việc của họ không linh hoạt và dịch vụ trông trẻ sau giờ học không ổn định.
Nghe có vẻ quen thuộc phải không?
Rất nhiều người bảo thủ cho rằng cơn lũ phụ nữ từ nhà tràn đến nơi làm việc là kết quả trực tiếp của tư tưởng bình đẳng giới, và do đó có thể thay đổi nếu phụ nữ lắng nghe cảm giác của mình và quay lại vai trò xây tổ ấm truyền thống. Sư thực là tư tưởng công bằng giới có vai trò rất quan trọng trong sự thay đổi ở nơi làm việc; trong suy nghĩ của đa phần người Mỹ, dành cho phụ nữ cơ hội theo đuổi sự nghiệp, đạt được vị thế độc lập về kinh tế, nhận biết được năng lực của mình dựa trên cơ sở bình đằng với đàn ông là một trong những thành tựu lớn nhất của thời hiện đại. Nhưng với một phụ nữ Mỹ bình thường thì quyết định đi làm không chỉ đơn giản là vấn đề thay đổi thái độ. Đó còn là vấn đề kiếm sao cho đủ tiền để sống.
Hãy cùng xem xét thực tế. Trong suốt ba mươi năm qua, thu nhập trung bình của đàn ông tăng không quá 1% sau khi điều chỉnh theo lạm phát. Trong khi đó, chi phí mọi thứ, từ nhà cửa, y tế đến giáo dục đều tăng đều đặn. Các gia đình Mỹ trung lưu không bị sụp đổ chính là nhờ tấm séc thu nhập của người mẹ. Trong cuốn sách The Two Income Trap (Chiếc bẫy thu nhập đôi), Elizabeth Warren và Amelia Tyagi đã chỉ ra rằng số tiền người mẹ kiếm được không dùng để mua các sản phẩm cao cấp. Trái lại, phần lớn số tiền đó được chi vào những việc mà cả gia đình tin rằng đó là khoản đầu tư vào tương lai của con cái – học mẫu giáo, học phí đại học, và nhiều hơn cả là để có nhà ở một khu dân cư an toàn với trường công tốt. Trong thực tế, với những khoản chi phí cố định và chi phí tăng thêm do người mẹ cũng đi làm (đặc biệt là chi phí gửi trẻ và mua thêm xe ô tô), các gia đình bình thường có hai nguồn thu nhập lại có thu nhập có thể sử dụng thực tế[270], thấp hơn – và kém an toàn về tài chính hơn so với các gia đình có một người kiếm tiền của ba mươi năm trước.
Như vậy liệu các gia đình có thể quay lai mô hình cũ được không?
Không thể. Chừng nào mọi gia đình khác cùng khu nhà vẫn có hai nguồn thu nhập và do đó làm tăng giá nhà, học phí phổ thông và học phí đại học. Warren và Tyagi cho thấy hiện nay, một gia đình bình thường nếu chỉ có một người đi làm với mức sống trung lưu, thì có thu nhập có thể sử dụng thực tế thấp hơn 60% so với một gia đình tương tự hồi thập kỷ 70. Nói cách khác, với phần lớn các gia đình, nếu người mẹ không đi làm thì họ phải sống ở khu nhà kém an toàn hơn, con cái phải đi học ở trường chất lượng kém hơn.
Phần lớn người Mỹ không chọn cuộc sống đó. Ngược lại, họ cố gắng hết sức trong phạm vi có thể, vì họ biết rằng duy trì mô hình gia đình của bố mẹ họ – như gia đình Frasier và Marian Robinson – là khó hơn rất nhiều.
Cả đàn ông và phụ nữ đều phải điều chỉnh theo thực tế mới này. Nhưng khó mà tranh cãi được với Michelle khi nàng khẳng định gánh nặng của gia đình hiện đại chất nhiều hơn lên vai người phụ nữ.
Trong vài năm đầu sau khi kết hôn, Michelle và tôi đã trải qua những giai đoạn điều chỉnh bình thường như mọi cặp vợ chồng khác: học cách đọc cảm xúc của người kia, chấp nhận thói quen và tật xấu của một người xa lạ ngay bên cạnh. Michelle thích dậy sớm và gần như không thể mở mắt nổi sau 10 giờ tối. Tôi lại thuộc kiểu người tỉnh táo lúc đêm, giống loài cú, và mất một tiếng đồng hồ gắt gỏng (Michelle gọi là ích kỷ) sau khi tỉnh dậy buổi sáng. Một phần vì lúc đó tôi đang viết cuốn sách đầu tiên, và cũng có thể vì “bệnh con một”, nên tôi thường dành cả buổi tối chui vào phòng làm việc phía cuối căn hộ hình ống – một việc bình thường với tôi nhưng lại khiến Michelle cảm thấy cô đơn. Tôi thường xuyên để thừa bơ sau bữa sáng và quên buộc lại túi bánh mì; còn Michelle có thể vần vò vé gửi xe cũ như thể không có việc gì làm.
Tuy nhiên phần lớn cuộc sống những năm đầu tiên ấy tràn đầy mềm vui bình dị – đi xem phim, ăn tối với bạn bè, thi thoảng đi nghe ca nhạc. Cả hai đều làm việc chăm chỉ: tôi hành nghề luật ở một công ty nhỏ chuyên về quyền công dân và bắt đầu giảng dạy ở Trường Luật Chicago. Còn Michelle lại quyết định bỏ nghề luật, lúc đầu nàng làm ở Sở Quy hoạch Chicago, sau đó phụ trách hoạt động ở Chicago cho một chương trình quốc gia tên là Liên minh Xã hội[271]. Thời gian chúng tôi bên nhau càng ít hơn khi tôi tranh cử vào cơ quan lập pháp bang. Và dù tôi thường vắng mặt dài ngày và Michelle không thích chính trị nàng vẫn ủng hộ quyết định của tôi: “Em biết đó là điều anh muốn”, nàng nói với tôi như vậy. Những đêm tôi ngủ ở Springfield, chúng tôi nói chuyện và cùng cười qua điện thoại kể cho nhau nghe chuyện vui chuyện bực mình trong những ngày xa nhau, và tôi thường đi ngủ trong tâm trạng hài lòng với tình yêu của mình.
Rồi Malia ra đời, sinh ngày 4/7, rất hiền lành và xinh đẹp với cặp mắt to hấp dẫn, như thể con bé hiểu hết thế giới ngay khi mới mở mắt chào đời. Malia sinh ra vào khoảng thời gian lý tưởng với cả hai chúng tôi: Vì tôi không phải họp và cũng không có giờ giảng vào mùa hè nên tối nào tôi cũng có thể ở nhà; trong khi đó Michelle đồng ý làm việc bán thời gian ở Đại học Chicago để có nhiều thời gian chăm sóc con hơn – công việc mới này đến tận tháng Mười mới bắt đầu. Trong ba tháng kỳ diệu đó, hai chúng tôi cùng hớn hở và cáu kỉnh quanh con, suốt ngày đi qua cũi để biết chắc con bé vẫn thở, chọc cho con cười, hát cho con nghe, chụp nhiều ảnh con đến nỗi chúng tôi bắt đầu sợ làm hỏng mắt nó. Nhịp sinh học khác nhau bỗng nhiên lại thành có lợi: khi Michelle ngủ ngon thì tôi có thể thức đến tận một hai giờ sáng, thay tã, hâm nóng sữa mẹ, cảm thấy hơi thở của con bé phả nhẹ vào ngực khi ru nó ngủ, tự hỏi không biết giấc mơ của trẻ sơ sinh như thế nào.
Nhưng rồi sang mùa thu – khi các lớp tôi dạy bắt đầu vào học, nghị viện bang cũng quay lại làm việc và Michelle đi làm – quan hệ giữa hai chúng tôi bắt đầu xuất hiện căng thẳng. Tôi thường đi vắng ba ngày liền, và kể cả khi về Chicago tôi vẫn phải đi họp buổi tối, phải chấm bài hoặc phải viết báo cáo. Công việc bán thời gian của Michelle hóa ra lại thường kéo dài một cách quái lạ. Chúng tôi tìm được một người trông trẻ tuyệt vời gần nhà để chăm sóc Malia khi chúng tôi đi làm, nhưng với việc bất ngờ phải trả lương toàn thời gian cho một người làm, chúng tôi bắt đầu gặp khó khăn về tiền bạc. Mệt mỏi và căng thẳng, chúng tôi có rất ít thời gian để nói chuyện, để lãng mạn lại càng ít hơn. Khi tôi bắt đầu chiến dịch chạy đua vào quốc hội (sau này bị thảm bại), Michelle không buồn giả vờ vui mừng với quyết định đó. Việc tôi không thể lau sạch bếp bỗng trở nên khó thương hơn trước. Mỗi sáng khi cúi xuống hôn tạm biệt Michelle, tôi chỉ nhận lại được một cái hôn vội vào má. Khi Sasha ra đời – cũng xinh đẹp và hiền lành như cô chị – thì vợ tôi gần như không kiềm chế sự tức giận với tôi nữa.
“Anh chỉ nghĩ đến bản thân anh thôi”, nàng thốt lên, “Em chưa bao giờ nghĩ em lại phải một mình chăm sóc cả gia đình”.
Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước lời buộc tội đó; tôi nghĩ nàng thật không công bằng. Nói cho cùng, có phải tối nào tôi cũng đi chơi bời ăn uống với bạn bè đâu. Tôi đòi hỏi rất ít ở Michelle – tôi không cần nàng phải mạng tất (vớ) cho tôi hay chờ tôi về ăn tối. Bất cứ khi nào rảnh rỗi, tôi đều chăm sóc bọn trẻ. Tất cả những gì tôi cần chỉ là một chút dịu dàng, tế nhị. Nhưng thay vào đó, tôi thấy mình chỉ nhận được những cuộc tranh cãi liên miên về đủ thứ chi tiết trong cuộc sống gia đình, bản danh sách dài những việc tôi cần làm hoặc đã quên làm, và nói chung là một người vợ cáu kỉnh. Tôi nhắc Michelle rằng so với phần lớn các gia đình khác chúng tôi cực kỳ may mắn, tôi nói với nàng rằng dù tôi có đầy thiếu sót, tôi vẫn yêu nàng và các con hơn mọi thứ trên đời. Tôi nghĩ chỉ tình yêu của tôi là đủ. Và theo tôi, nàng chẳng có gì phải phàn nàn.
Khi những năm thử thách đó qua đi và bọn trẻ bắt đầu đi học. Chỉ khi nghĩ lại về quá khứ, tôi mới bắt đầu cảm kích Michelle với những gì nàng đã phải trải qua. Đó là nỗ lực rất điển hình của người mẹ phải đi kiếm tiền thời hiện đại. Vì bất kể tôi nghĩ mình là người theo quan điểm tự do đến mức nào, bất kể tôi tự nhủ rằng Michelle và tôi đều bình đẳng, và giấc mơ, khát vọng của nàng cũng quan trọng như của tôi bao nhiêu lần đi nữa, thì thực tế khi bọn trẻ ra đời chính Michelle chứ không phải tôi là người phải điều chỉnh cuộc sống. Dĩ nhiên tôi có giúp đỡ, nhưng luôn luôn tùy thuộc khả năng của tôi, theo kế hoạch làm việc của tôi.
Còn nàng mới là người phải tạm dừng sự nghiệp. Nàng cũng là người cho bọn trẻ ăn và tắm cho chúng mỗi tối. Nếu Mallia hoặc Sasha bị ốm hay nếu cô trông trẻ không đến được thì cũng luôn luôn là nàng phải nhấc điện thoai đề nghị hoãn họp ở chỗ làm. Không chỉ sự xáo trộn thường xuyên giữa công việc và bọn trẻ làm Michelle gặp khó khăn. Lý do còn là nàng luôn cảm thấy nàng không hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ. Dĩ nhiên điều đó không đúng: cấp trên yêu quý nàng và mọi người đều thấy nàng là người mẹ tốt như thế nào. Nhưng tôi bắt đầu hiểu rằng trong tâm trí nàng luôn có mâu thuẫn – một mặt nàng mong muốn được giống như mẹ nàng, mạnh mẽ, đáng tin cậy, xây dựng tổ ấm và luôn mở rộng vòng tay với con cái; mặt khác nàng khát khao vượt lên trong công việc, để lại dấu ấn của riêng mình, hiện thực hóa những kế hoạch mà nàng kể với tôi hôm đầu gặp mặt.
Vì thế tôi tin rằng chính nhờ sức mạnh của Michelle – nàng luôn cố gắng giải quyết căng thẳng và sẵn sàng hy sinh vì tôi và các con – mà chúng tôi vượt qua được giai đoạn khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng có những thuận lợi mà nhiều gia đình khác không có. Thứ nhất là cả tôi và Michelle đều có nghề nghiệp, có nghĩa là chúng tôi có thể sắp xếp lại kế hoạch làm việc khi cần (hoặc đơn giản là nghỉ hẳn một ngày) mà không gặp phải nguy cơ mất việc. Năm mươi bảy phần trăm người lao động Mỹ không có được may mắn đó. Thực tế là phần lớn họ không thể nghỉ làm một ngày để trông con mà không bị trừ lương hoặc trừ số ngày phép. Với những người muốn có thời gian biểu linh hoạt, chủ động hơn thì họ phải chấp nhận công việc bán thời gian hoặc tạm thời, tức là không có thăng tiến nghề nghiệp và rất ít hoặc không hề có phúc lợi đi kèm.
Michelle và tôi cũng kiếm được đủ tiền để trang trải mọi nhu cầu của một gia đình có cả bố và mẹ đi làm: dịch vụ trông trẻ đáng tin cậy thuê người chăm sóc trẻ ngoài giờ khi cần, ăn tối ở nhà hàng khi chúng tôi không có đủ thời gian hoặc không còn sức lực để nấu nướng, thuê người đến lau dọn nhà cửa mỗi tuần một lần và cho bọn trẻ đi học mẫu giáo tư cũng như đi trại hè khi chúng đủ lớn. Với phần lớn các gia đình người Mỹ khác, từng đó nhu cầu là vượt quá khả năng tài chính gia đình. Đặc biết chi phí gửi con hàng ngày cao khủng khiếp.
Trong số các nước phương Tây, chỉ có chính phủ Mỹ là không bao cấp cho dịch vụ trông trẻ chất lượng cao cho mọi người lao động.
Cuối cùng là Michelle và tôi còn có mẹ vợ chỉ sống cách chúng tôi 15 phút lái xe, chính ở ngôi nhà mà Michelle đã lớn lên. Marian đã gần 70 tuổi nhưng nhìn bề ngoài thì trẻ hơn đến 10 tuổi. Năm ngoái, khi Michelle quay lại làm việc toàn thời gian, Marian đã quyết định cắt bớt giờ làm việc ở ngân hàng để có thể giúp chúng tôi đón bọn trẻ ở trường và trông nom chúng mỗi buổi chiều. Các gia đình khác đơn giản là không có sự giúp đỡ như thế. Thực tế với nhiều gia đình, tình thế thường ngược lại – trong nhà luôn phải có ai đó có trách nhiệm ưu tiên hàng đầu là chăm sóc bố hoặc mẹ già yếu.
Dĩ nhiên, chính phủ không thể đảm bảo mọi gia đình đều có mẹ vợ tuyệt vời khỏe mạnh, chưa nghỉ hưu hẳn và sống gần nhà con cái.
Nhưng nếu chúng ta thực sự coi trọng giá trị gia đình thì chúng ta có thể có những chính sách khiến cho mọi người làm việc và thực hiện vai trò cha mẹ dễ dàng hơn. Trước hết chúng ta có thể làm cho dịch vụ trông trẻ chất lượng cao có mức giá dễ chịu hơn đối với các gia đình cần đến nó. Ngược lại với phần lớn các quốc gia châu Âu, dịch vụ trông trẻ ở Mỹ hết sức lộn xộn. Cải thiện việc cấp giấy phép và đào tạo chăm sóc trẻ, mở rộng chính sách hoàn thuế liên bang và thuế bang cho người có con nhỏ, trợ cấp theo thang bậc cho các gia đình cần hỗ trợ – những chính sách này sẽ giúp các gia đình trung lưu và thu nhập thấp yên tâm hơn khi đi làm, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người sử dụng lao động nhờ giảm số ngày vắng mặt của nhân viên.
Cũng đã đến lúc tái cơ cấu lại các trường học. Không chỉ để tạo thuận lợi cho phụ huynh đang đi làm mà còn để chuẩn bị cho bọn trẻ khả năng ứng phó trong thế giới ngày càng cạnh tranh. Có vô số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của các chương trình đào tạo mẫu giáo. Đó là lý do tại sao ngay cả nhưng gia đình có bố mẹ không đi làm vẫn muốn con cái theo học cấp học này. Thời gian ở trường trong ngày dài hơn, các lớp học mùa hè và các chương trình sau khi đi học cũng có lợi ích tương tự. Để con cái chúng ta được hưởng những chương trình đó dĩ nhiên sẽ tốn kém, nhưng trong nỗ lực cải cách cả ngành giáo dục cả xã hội chúng ta sẵn lòng chấp nhận cái giá đó.
Hơn nữa, chúng ta cần làm việc với người sử dụng lao động để họ tăng tính linh hoạt trong thời gian làm việc. Chinh phủ Clinton đã tiến một bước theo hướng này với Đạo luật Nghỉ việc vì sức khoẻ và chăm sóc gia đình[272]. Nhưng vì đạo luật này chỉ cho phép nghỉ không lương và áp dụng cho những công ty có trên năm mươi nhân viên nên phần lớn người lao động không được hưởng lợi ích nó đem lại.
Và mặc dù tất cả cả các nước phát triển, trừ một nước, đều cho phép những người làm cha mẹ nghỉ việc được hưởng lương dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn phản dối mạnh mẽ quy định bắt buộc trả lương cho người nghỉ phép, một phần vì họ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến các công ty nhỏ. Phát huy chút sáng tạo là chúng ta có thể phá vỡ thế bế tắc này. Bang California vừa đề xuất trả lương cho người nghỉ phép thông qua quỹ bảo hiểm ốm đau tàn tật của bang, qua đó đảm bảo người sử dụng lao động không phải chịu loàn bộ chi phí.
Chúng ta cũng có thể giúp những người làm cha mẹ có thời gian linh hoạt hơn để làm công việc hàng ngày. Hiện tại, nhiều công ty lớn đã chính thức có chính sách thời gian làm việc linh hoạt và cho biết nhờ đó tinh thần làm việc của người lao động cao hơn, họ cũng ít phải thay nhân viên mới hơn. Nước Anh đã đưa ra một biện pháp rất mới lạ cho vấn đê này: trong “Chiến dịch cân bằng công việc – cuộc sống” đang rất nổi tiếng, họ cho phép phụ huynh có con dưới sáu tuổi có quyền yêu cầu bằng văn bản người sử dụng lao động thay đổi thời gian làm việc của họ. Người sử dụng lao động không nhất thiết phải chấp nhận yêu cầu này, nhưng họ phải gặp nhân viên để xem xét, bàn thảo. Hiện tại, một phần tư số phụ huynh ở Anh đã đàm phán thành công, qua đó có giờ làm việc phù hợp với cuộc sống gia đình hơn mà hiệu quà làm việc không bị giảm sút. Nếu kết hợp những chính sách sáng tạo đó với hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức cộng đồng, chính phù có thể giúp các doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên với chi phí không đáng kể.
Dĩ nhiên không chính sách nào trong số đó ngăn được các gia đình quyết định phải có một người ở nhà, bất kể thiệt hại về thu nhập. Với một số gia đình, điều đó có nghĩa là phải sống trong điều kiện vật chất thiếu thốn, ít hơn những người khác chỉ để dạy con ở nhà hoặc phải chuyển đến nơi có chi phí sinh hoạt thấp hơn. Ở một vài gia đình, có thể người bố sẽ ở nhà – mặc dù hầu hết các trường hợp người mẹ là người chăm sóc gia đình chính.
Dù lý do là gì thì cũng can tôn trọng các quyết định đó. Những người bảo thủ ngày nay đã đúng về một chuyện, đó là nền văn hóa hiện đại đôi khi không đánh giá đúng vai trò đóng góp về tình cảm và tài chính của người mẹ không đi làm – họ đã phải hy sinh và chì làm những việc vất vả. Điều mà những người bảo thủ đã nhầm lẫn là họ khẳng định truyền thống này là thiên chức – là vai trò làm mẹ tốt nhất và duy nhất. Tôi muốn các con gái tôi được lựa chọn làm cách nào tốt nhất đối với chúng và gia đình riêng của chúng. Lựa chọn đó không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực và thái độ của mỗi người phụ nữ.
Như Michelle đã cho tôi thấy quyết định đó còn phụ thuộc vào việc đàn ông – và cả xã hội Mỹ – có tôn trọng và ủng hộ phụ nữ hay không.
‘Con chào Bố’
‘Chào con gái yêu’.
Đó là một chiều thứ Sáu. Tôi về nhà sớm để trông con còn Michelle đi làm tóc. Tôi ôm bổng Malia lên và nhìn thấy một cô bé tóc vàng trong bếp đang nhìn chằm chằm vào tôi qua cặp kính ngoại cỡ.
“Ai đây con?” tôi đặt Malia xuống đất.
‘Đây là Sam bố ạ. Bạn ấy đến nhà mình chơi”.
‘Chào cháu Sam’. Tôi đưa tay ra, và cô bé ngần ngừ một lúc trước khi bắt nhẹ tay tôi. Malia đảo tròn mắt.
‘Bố ạ. bố nghe con này… bố không bắt tay trẻ con nhé”.
“Các con không làm thế à?”
‘Không ạ”. Malia trả lời. “Thanh thiếu niên giờ cũng không bắt tay đâu. Bố không biết đấy thôi, giờ là thế kỷ 21 rồi”. Malia đưa mắt nhìn Sam, cô bé đang cố nhịn cười.
‘Thế các con làm gì ở thế kỷ 21?”
‘Bố chỉ cần nói ‘Chào’ thôi. Thi thoảng có thể vẫy tay. Thế là đủ rồi.
“Bố hiểu rồi. Hy vọng bố không làm con ngượng’
Malia mỉm cười. “Không sao bố ạ. Bố không biết vì bố quen bắt tay với người lớn rồi”.
“Đúng thế. Em con đâu?”
‘Trên gác ạ”.
Tôi đi lên gác và thấy Sasha đang mặc quần lót với áo hồng. Con bé kéo tôi xuống để ôm và nói nó không tìm thấy quần soóc để mặc.
Tôi tìm trong tủ và thấy một chiếc quần màu xanh ngay phía trên đống quần áo trong ngăn kéo.
‘Thế cái gì đây nào?”
Sasha cau mặt, nhưng cũng miễn cưỡng cầm chiếc quần trên tay tôi và mặc vào người. Sau vài phút con bé nhảy vào lòng tôi.
‘Cái quần này mặc không thích bố ạ”.
Chúng tôi lại mở tủ, mở ngăn kéo và tìm được một cái quần khác, cũng màu xanh. “Cái này thì sao con?” Tôi hỏi.
Sasha lại nhăn mặt. Khi đứng trông con bé đúng là phiên bản cao một mét của mẹ nó. Malia và Sam đã bước vào ngắm cảnh lộn xộn.
‘Sasha không thích cả hai cái quần đấy đâu bố ạ”. Malia giải thích.
Tôi qua lại hỏi Sasha tại sao. Con bé nhìn tôi với vẻ cảnh giác, xem xét phản ứng của tôi.
‘Màu hồng và màu xanh không mặc được với nhau bố ạ”, cuối cùng con bé cũng lên tiếng.
Malia và Sam cười rúc rích. Tôi cố làm ra vẻ nghiêm khắc giống Michelle trong những tình huống tương tự, bảo Sasha mặc quần vào.
Con bé nghe lời, nhưng tôi thấy nó chỉ làm thế để tôi hài lòng.
Với các con, tôi không bao giờ cứng rắn được như khi làm việc hàng ngày.
Cũng như nhiều người đàn ông thời nay, tôi lớn lên trong gia đình thiếu vắng người cha. Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi mới hai tuổi và hầu như tôi chỉ biết ông qua những lá thư ông viết cho tôi và những câu chuyện mẹ và ông bà kể. Trong tuổi thơ của tôi cũng có hai người đàn ông – đó là bố dượng đã sống cùng mẹ con tôi bốn năm, và ông ngoại, cùng với bà ngoai, mới là người chủ yếu nuôi dạy tôi. Cà hai đều là người tốt, đối xử với tôi đầy tình yêu thương. Nhưng mối quan hệ của tôi với bố dượng và ông ngoại đều không được trọn vẹn. Với bố dượng tôi thì đó là vì chúng tôi sống với nhau không lâu và do tính dè dặt của ông. Và với những gì tôi hiểu về ông ngoại thi ông quá già, gặp quá nhiều khó khăn nên không thể dạy tôi được nhiều.
Chính những người phụ nữ mới đem lại cho tôi cuộc sống vững chắc – đó là bà ngoại, nhờ có tính thực tế kiên cường của bà mà gia đình có cuộc sống ổn định, và mẹ tôi, nhờ tình yêu và tâm hồn trong sáng của mẹ mà tôi và em gái tôi giữ được niềm tin. Nhờ bà và mẹ mà tôi không bao giờ cảm thấy buồn khổ ải thiếu thốn cái gì quan trọng.
Những giá trị dẫn đường cuộc sống của tôi hôm nay là do bà và mẹ truyền cho. Và càng nhiều tuổi, tôi càng hiểu bà ngoại và mẹ đã phải trải qua khó khăn như thế nào để nuôi dạy chúng tôi khi không có người đàn ông mạnh mẽ nào bên cạnh. Tôi cũng cảm thấy những thiệt thòi của một đứa trẻ khi thiếu vắng người cha. Tôi hiểu rằng thái độ vô trách nhiệm với con cái của bố ruột, sự xa cách của bố dượng và thất bại của ông ngoại chính là những bài học quan trọng đối với bản thân tôi, và con cái tôi sẽ phải có một người bố đáng tin cậy.
Cơ bản thì tôi đã hoàn thành vai trò của mình. Hôn nhân của chúng tôi vẫn nguyên vẹn và gia đình tôi có cuộc sống đầy đủ. Tôi đi họp phụ huynh và có mặt ở buổi biểu diễn múa, các con gái tôi được sống trong tình yêu thương. Nhưng trong mọi lĩnh vực của cuộc đời tôi, tôi vẫn nghi ngờ khả năng làm chồng và làm cha của mình nhất.
Tôi nhận ra rằng mình không đơn độc. Ở mức độ nào đó, tôi cũng trải qua những cảm xúc trái ngược như mọi ông bố khác khi chúng tôi phải sống trong một nền kinh tế vận động liên tục và chuẩn mực xã hội thường xuyên thay đổi. Mặc dù ngày càng khó làm được, nhưng hình ảnh người cha thập niên 1950 – làm việc từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối để kiếm tiền, ăn bữa tối do vợ nấu cùng cả gia đình, huấn luyện đội bóng chày thiếu nhi, sửa thiết bị điện – vẫn đứng vững trong nền văn hóa không kém gì hình ảnh người mẹ ở nhà chăm sóc gia đình.
Với đa phần đàn ông thời nay, việc không phải là người kiếm tiền duy nhất trong gia đình vẫn làm họ thất vọng, thậm chí xấu hổ. Không cần là người theo quan điểm kinh tế quyết định hình thái xã hội cũng tin rằng con số thất nghiệp cao và mức lương thấp là một phần nguyên nhân dẫn tới đàn ông người Mỹ gốc Phi không muốn làm cha và có tỷ lệ kết hôn thấp.
Điều kiện làm việc đối với lao động nam cũng thay đổi không kém gì so với lao động nữ. Dù làm công việc chuyên môn được trả lương cao hay công nhân trên dây chuyền lắp ráp thì ông bô nào cũng bị yêu cầu làm việc nhiều hơn so với trước đây. Và đòi hỏi làm việc căng thẳng hơn này lại xảy ra đúng lúc họ được mong đợi – và đôi khi cũng do họ muốn – dành thời gian cho con cái nhiều hơn so với chính ông bố của họ.
Nhưng dù không chỉ có tôi phải đối mặt với khác biệt giữa mong muốn làm bố trong đầu với thực tế cuộc sống thì tôi vẫn không hề bớt đi cảm giác rằng tôi chưa đem lại cho gia đình tất cả những gì mình có thể. Vào Ngày của Cha năm ngoái, tôi được mời đến nói chuyện ở Nhà thờ Baptist Salem vùng Nam Chicago. Tôi không chuẩn bị bài phát biểu, nhưng tôi chọn chủ đề là “những đòi hỏi để trở thành một người đàn ông trưởng thành”. Tôi nói rằng đã đến lúc đàn ông nói chung và đàn ông da đen nói riêng phải chấm dứt đưa ra lý do biện minh sự vắng mặt của mình trong gia đình. Tôi nhắc các nam cử tọa rằng làm cha không chỉ là sinh ra đứa trẻ; rằng nhiều người đúng là có mặt ở nhà về thân thể nhưng lại vắng mất về tinh thần, rằng chính vì rất nhiều người trong số chúng ta thiếu bố thời thơ ấu nên chúng ta lại càng phải nỗ lực gấp đôi để phá vỡ cái quy luật đó; rằng nếu chúng ta muốn truyền cho con cái kỳ vọng lớn lao thì chúng ta phải có kỳ vọng lớn hơn với chính mình trước đã.
Khi nghĩ lại những lời ấy, đôi khi tôi tự hỏi liệu mình đã sống đúng như mình kêu gọi người khác hay chưa. Nói cho cùng, khác với nhiều khán giả ngày hôm đó, tôi không phải làm ở hai chỗ hay đi ca đêm để cả nhà có đủ ăn. Tôi có thế kiếm được một công việc cho phép tôi ở nhà mỗi tối. Tôi có thể kiếm được một công việc có lương cao, và nếu tôi phải ở lại cơ quan muộn hơn thì ít nhất gia đình tôi cũng được hưởng lợi ích nhiều hơn ví dụ như nhờ đó Michelle có thể giảm giờ đi làm của nàng hoặc chúng tôi sẽ có nhiều tiền hơn để nuôi bọn trẻ.
Nhưng tôi lại chọn cuộc sống có kế hoạch làm việc kỳ cục, đòi hỏi tôi phải sống xa Michelle và con cái một khoảng thời gian dài và đặt Michelle vào tình thế căng thẳng đủ kiểu. Tôi có thể tự nhủ rằng nếu nói rộng ra thì tôi làm chính trị chính vì Malia và Sasha, rằng công việc của tôi sẽ góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn cho bọn trẻ.
Nhưng lý do đó có vẻ quá kém thuyết phục và thiếu thực tế một cách đáng buồn, nhất là khi tôi bỏ lỡ những bữa tiệc góp đồ ăn chung ở trường của con gái vì phải đi bỏ phiếu hay gọi điện cho Michelle báo rằng kỳ họp kéo dài hơn dự kiến và chúng tôi sẽ phải hoãn chuyến du lịch. Thành công trong sự nghiệp chinh trị của tôi cũng không thể làm dịu bớt cảm giác tôi lỗi; có lần Michelle bảo tôi, nửa đùa nửa thật, là lần đầu thấy ảnh bố trên báo thì bọn trẻ có thể khoái chí, nhưng nếu liên tục như thế thì chúng sẽ thấy không bình thường.
Vì thế, tôi phải cố gắng hết sức để đáp lại những lời buộc tội cứ quanh quẩn trong đầu rằng tôi là người ích kỷ, rằng tôi chỉ làm mọi việc để thoả mãn cái tôi, để lấp đây khoảng trống trong lòng. Khi không phải đi công tác tôi luôn cố gắng về nhà ăn tối để nghe Malia và Sasha kể chuyện ban ngày đi học, đọc sách cho con nghe và đưa chúng đi ngủ. Tôi cố gắng không hẹn gặp ai vào Chủ nhật, đến mùa hè thì dành cà ngày đưa bọn trẻ đi vườn bách thú hoặc tới bể bơi, mùa đông thì đi thăm các viện bảo tàng hoặc công viên thủy sinh.
Tôi chỉ trách mắng bọn trẻ nhẹ nhàng khi chúng mắc lỗi, cố gắng hạn chế chúng xem ti vi và ăn quà vặt. Và Michelle luôn ùng hộ tôi mặc dù đôi khi tôi có cảm giác mình đang xâm phạm không gian làm mẹ của nàng vì khi vắng mặt quá nhiều, có lẽ tôi đánh mất quyền can thiệp vào thế giới mà nàng đã dựng nên.
Về các con tôi, chúng có vẻ vẫn lớn lên bình thường dù tôi thường xuyên đi vắng. Có lẽ đây là bằng chứng cho thấy khả năng nuôi dạy con cái của Michelle; với việc nuôi dạy Malia và Sasha, nàng thật sự hoàn hảo, nàng có thể đặt ra những giới hạn nghiêm khắc mà bọn trẻ không hề thấy ngột ngạt. Nàng thu xếp sao cho kỳ tranh cử vào Thượng viện của tôi không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bọn trẻ – cho dù cuộc sống của con cái các gia đình trung lưu Mỹ ngày nay cũng thay đổi không kém gì cuộc sống của bố mẹ chúng.
Không còn cái thời mà bố mẹ chỉ việc cho con ra đường hoặc đến công viên chơi và bảo chúng nhớ về trước bữa tối. Ngày nay, với những vụ bắt cóc trẻ em trên bản tin và việc nghi ngờ mọi biểu hiện tự phát hoặc thậm chí chì cần hơi uể oải của con trẻ, thời gian biểu của bọn trẻ được thu xếp rất xung khắc với thời gian biểu của bố mẹ. Có nhưng ngày thi đấu, có lớp ballet, lớp thể dục, có lớp quần vợt, lớp piano, có giải bóng đá, và hình như tuần nào cũng có tiệc sinh nhật. Có lần tôi bảo Malia rằng suốt thời thơ ấu tôi chỉ tham dự đúng hai bữa tiệc sinh nhật, cả hai lần đều chỉ có năm hay sáu đứa trẻ tham gia, đội mũ chóp nhân và ăn một cái bánh ga-tô (bánh kem). Ánh mắt con bé nhìn tôi y như tôi từng nhìn ông ngoại khi nghe ông kể về thời Đại khùng hoảng – câu chuyện đầy mê hoặc và khó mà tin được.
Thế là Michelle phải lo mọi hoạt đông của bọn trẻ, và nàng làm việc đó xuất sắc như một vị tướng chỉ huy. Khi rảnh rỗi tôi cũng tình nguyện giúp nàng – một hành động được nàng đánh giá cao cho dù nàng cẩn trọng không để tôi phải chịu trách nhiệm quá nhiều thứ.
Trước ngày sinh nhật của Sasha vào tháng Sáu tôi, nàng giao cho tôi mua hai mươi quả bóng bay, pizza, pho mát đủ cho hai mươi đứa trẻ sẽ đến dự tiệc và đá lạnh. Nghe có vẻ dễ làm nên khi Michelle bảo tôi nàng sắp đi mua túi đựng kẹo để tặng cho bạn trẻ sau bữa tiệc, tôi nói để tôi mua luôn cho. Nàng phá ra cười.
“Anh không mua được túi đựng kéo đâu’, nàng bảo ‘để em nói cho anh nghe nhé. Anh phải đến cửa hàng chuyên bán đồ tiệc tùng và chọn túi. Sau đó anh phải chọn mua gì để cho vào túi, rồi túi dành cho con trai phải khác túi dành cho con gái. Anh chỉ cần bước vào cửa hàng và đi vòng quanh một giờ đồng hồ là đầu anh sẽ nổ tung luôn”.
Cảm thấy kém tự tin hẳn, tôi bèn lên mạng. Tôi tìm được chỗ bán bóng bay gần phòng tập thể thao nơi chúng tôi định tổ chức bữa tiệc, một chỗ khác bán pizza cam đoan sẽ giao bánh đúng 3 giờ 45 chiều.
Hôm sau đến giờ khách đến, đám bóng bay đã yên vị đúng chỗ và nước hoa quả đã được ướp đá. Tôi ngồi cùng mấy người bố mẹ khác. Xem khoảng hai mươi đứa trẻ năm tuổi chạy nhảy, bật lên bật xuống trong phòng tập như một lũ người tí hon vui vẻ. Tôi hơi lo lắng khi đã 3’giờ 50 mà pizza vẫn chưa đến, nhưng rồi anh chàng giao bánh cũng có mặt 10 phút trước khi bữa tiệc bắt đâu. Anh trai Michelle, Craig giơ cao tay đáp mạnh vào bàn tay tôi, có lẽ anh hiểu tôi đang chịu sức ép thế nào. Michelle sắp bánh ra đĩa, ngước lên nhìn tôi và mỉm cười.
Sau khi pizza và nước quả hết sạch, sau khi moi người hát bài Happv Birthday và ăn bánh ngọt, để kết thúc bữa tiệc thật hoành tráng, giáo viên phụ trách phòng tập bảo bọn trẻ đứng thành vòng tròn quanh một mành vải dù cũ nhiều màu và cho Sasha ngồi giữa mảnh vải.
Mọi người đếm đến ba và Sasha được tung bổng lên không trung và rơi xuống, rồi lại tung lên một lần nữa và lại một lần nữa. Mỗi lân cả người được nâng lên cao con bé lại phá ra cười tiếng cười tràn đầy niêm vui.
Tôi không biết sau này khi lớn lên Sasha có nhớ giây phút đó không.
Chắc là không; hình như tôi chỉ lưu giữ được những mảnh ký ức rời rạc có từ sau khi tôi năm tuổi. Nhưng tôi nghĩ rằng niềm hạnh phúc trên mảnh vài dù đó sẽ mãi còn trong tâm trí con tôi; rằng những khoảnh khắc đó sẽ tích lũy lại, hình thành nên tính cách con trẻ, trở thành một phần tâm hồn chúng. Đôi khi nghe Michelle kể về bố nàng tôi cảm thấy niềm hạnh phúc vẫn vang vọng trong nàng. Đó là tình yêu và sự tôn trọng dành cho Frasier Robinson không phải vì ông nổi tiếng hay có thành tích gì vĩ đại mà chính nhờ những việc làm nhỏ bình thường hàng ngày của ông – nàng yêu ông vì ông luôn có mặt bên con cái. Và tôi tự hỏi liệu con gái tôi có thể nói về tôi với niềm hạnh phúc đó không.
Vẫn như mọi khi, suy nghĩ đó nhanh chóng tan biến. Malia cũng có vẻ đang bước vào giai đoạn phát triển mới; con bé ngày càng tò mò hơn về đám con trai và những mối quan hệ, ngày càng quan tâm đến việc nên mặc trang phục gì. Con bé luôn trưởng thành hơn tuổi, khôn ngoan lạ thường. Có lần, hồi nó mới sáu tuổi, hai bố con tôi nói chuyện khi đi bộ dạo quanh hồ, con bé bất ngờ hỏi chúng tôi có giàu không. Tôi trả lời là gia đình mình không thực sự giàu nhưng cung có rất nhiều thứ hơn phần lớn các gia đình khác. Rồi tôi hỏi con bé tại sao con lại hỏi thế.
“À… Con đang nghĩ về chuyện ấy, và con nghĩ là con không muốn thật thật là giàu. Con nghĩ con muốn sống bình thường đơn giản thôi”.
Câu trả lời quá bất ngờ làm tôi bật cười. Con bé nhìn tôi mỉm cười. Nhưng nhìn vào mặt con, tôi biết nó nói thật.
Tôi thường nhớ lại lần nói chuyện đó, tự hỏi không biết Malia nghĩ gì về cuộc sống hơi bất thường của tôi. Rõ ràng con bé thấy các ông bố khác đi xem con gái thi đấu bóng đá nhiều hơn tôi. Nếu con bé thất vọng thì nó cũng không bộc lộ điều đó vì Malia luôn có xu hướng không làm tổn thương người khác, cố tìm ra mặt tốt trong mọi tình huống. Dù sao tôi cũng cảm thấy chút an ủi khi nghĩ rằng cô con gái tám tuổi yêu mình đến mức bò qua được thiếu sót của mình.
Mới gần đây tôi đã thu xếp đến xem được một trận đấu của Malia vì phiên họp kết thúc sớm trong tuần đó. Đó là một buổi chiều hè đẹp trời, khi tôi đến mặt sân đấu đã đầy các gia đình da đen, da trắng, người Latinh, người châu Á toàn thành phố. Phụ nữ ngồi trên ghế, đàn ông tập đá bóng cùng con trai, ông bà thì giữ trẻ con tập đứng. Tôi tìm thấy Michelle và đến ngồi cạnh nàng trên bãi cỏ, còn Sasha ngồi lên lòng tôi. Malia đã ra sân, đứng giữa một nhóm cầu thủ quanh trái bóng, và mặc dù bóng đá không phải môn thể thao hợp với nó – con bé cao hơn bạn bè đến một cái đầu và có bàn chân có vẻ không ăn nhập gì với chiều cao – nhưng con bé vẫn chơi bóng với sự nhiệt tình và mạnh mẽ khiến chúng tôi la hét cổ vũ ầm ỹ. Hết hiệp một, Malia đến chỗ cả nhà tôi đang ngồi.
“Thế nào, cô cầu thủ?” Tôi hỏi con bé.
“Tuyệt bố ạ!” Con bé uống một ngụm nước. “Bố, con muốn hỏi bố một chuyện”.
‘Nói đi con”.
‘Nhà mình nuôi chó được không ạ ? ‘
‘Thế mẹ con bảo sao?”
‘Mẹ bảo con hỏi bố. Con nghĩ con thuyết phục được mẹ rồi’.
Tôi nhìn Michelle, vợ tôi mỉm cười và nhún vai.
‘Bố con mình nói chuyện này sau trận đấu nhé?”, tôi bảo con bé.
‘Được ạ’ Malia uống thêm ngụm nước nữa và hôn lên má tôi. “Con rất vui vì bố đã về nhà’.
Tôi chưa kịp nói gì thì con bé đã quay lưng chạy vào sân bóng. Và trong khoảnh khắc, dưới ánh nắng chiều muộn đó, tôi tưởng như tôi nhìn thấy cô con gái của mình đã trở thành người phụ nữ, như thể nó đang cao dần lên theo mỗi bước chạy, thân hình con tôi lớn dần lên và cặp chân dài bước dần vào cuộc sống của riêng nó.
Tôi ôm Sasha chặt hơn một chút. Có lẽ Michelle cũng cảm thấy suy nghĩ của tôi, nàng nắm lấy tay tôi. Và tôi nhớ đến câu trả lời của nàng hồi vận động tranh cử, khi một phóng viên hỏi Michelle làm vợ một chính trị gia là thế nào.
‘Thật là khó”, nàng đáp. Rồi theo như anh chàng phóng viên đó thì nàng nói thêm với một nụ cười ranh mãnh: “Đó là lý do tại sao Barack lại luôn có thái độ cảm kích như vậy’. Như mọi khi, vợ tôi luôn nói đúng.