Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hy Vọng Táo Bạo

Chương 2: Giá Trị

Tác giả: Barack Obama

Tôi được nhìn thấy Nhà trắng lần đầu tiên vào năm 1984. Lúc  đó tôi vừa tốt nghiệp đại học và đang hoạt động cộng đồng gần cơ sở Harlem của Đại học New York. Tổng thống Reagan đang đề xuất chính sách cắt giảm một loạt các hỗ trợ cho sinh viên, vì thế tôi làm việc với một số thủ lĩnh các nhóm sinh viên – chủ yếu là người gốc Phi, Puerto Rico hoặc Đông Âu, phần lớn họ là những người đầu tiên trong gia đình vào đại học, chúng tôi làm kiến nghị chống lại kế hoạch cắt giảm đó và gửi đến đoàn nghị sỹ New York.

Đó là một chuyến đi ngắn, đa phần thời gian chúng tôi đi lại trong hành lang dài bất tận của tòa nhà Rayburn[44], gặp những cử tọa lịch sự nhưng vội vã, và các nhân viên làm việc cho Quốc hội cũng không hơn tuổi tôi là mấy. Đến cuối ngày, tôi và các bạn sinh viên đi dạo đến công viên quốc gia và đài tưởng niệm Washington, sau đó chúng tôi dành vài phút ngắm Nhà Trắng. Tôi đứng trên đại lộ Pennsylvania, cách trạm gác của thủy quân lục chiến ở cổng chính chỉ vài bước, trong khi khách bộ hành đi lại đông đúc dọc theo vỉa hè và xe cộ ồn ào sau lưng. Tôi cảm thấy kinh ngạc, không phải trước nhưng đường cong duyên dáng của tòa nhà, mà vì nó quá cởi mở trước sư ồn ào náo nhiệt của thành phố. Chúng tôi được đứng quá gần cổng vào, sau đó có thể đi vòng ra mặt sau tòa nhà để ngắm Vườn Hồng và khu nhà ở phía xa. Tôi nghĩ vị trí, tư thế cởi mở của tòa Nhà Trắng cho thấy chúng ta tự tin vào nền dân chủ của mình. Nó nói lên rằng vị lãnh đạo đất nước cũng không khác chúng ta bao nhiêu, họ cũng sống theo pháp luật và những giá trị chung của nước Mỹ.

Hai mươi năm sau, không dễ mà đến gần được Nhà Trăng nữa. Chốt kiểm soát, lực lượng bảo vệ có vũ trang, xe tải, gương, chó và các chướng ngại vật di động vây quanh bảo vệ Nhà Trắng trong phạm vi hai ngã tư đường. Ô tô không phận sự không được phép đi vào đại lộ Pennsylvania. Vào một chiều tháng Một lạnh lẽo ngay trước ngày tôi làm lễ tuyên thệ tại Thượng viện, công viên Lafayette gần như không một bóng người, khi xe của tôi đi qua cánh cổng vào Nhà Trắng, tôi thấy thoáng buồn trước những điều không còn nữa.

Bên trong, Nhà Trắng không đẹp long lanh như bạn thấy trên ti vi hoặc trên phim: tòa nhà có vẻ được giữ gìn cẩn thận nhưng cũng bị hỏng vì sử dụng quá lâu. Đó là một ngôi nhà cũ kỹ mà ta có thể tưởng tượng gió sẽ lùa vào trong đêm đông. Khi tôi đứng ở phòng giải lao bên ngoài và đưa mắt nhìn về dãy hàng lang, thật không thể quên được những sự kiện lịch sử nơi đây – John và Bobby Kennedy vội vàng giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, Franklin D. Roosevelt thay đổi bài phát biểu sẽ đọc trên đài vào phút chót, Lincoln đi lại một mình trong hành lang, gánh trên vai sức nặng của cả quốc gia. (Phải đến mấy tháng sau tôi mới được đến Phòng ngủ Lincoln, một căn phòng giản dị với đồ gỗ kiểu cổ, một chiếc giường có bốn cọc, một trong những bản gốc bài diễn văn Gettysburg[45] được lồng cẩn thận trong khung kính – và có một chiếc ti vi màn hình phẳng rất lớn đặt trên bàn. Tôi không hiểu ai đã xem kênh thể thao SportsCenter khi ngủ ở căn phòng này?).

Ngay lập tức một nhân viên của Nhà Trắng đến đón tôi và đưa tôi vào Phòng Vàng, nơi các thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ mới đã đến khá đông đủ. Đúng bốn giờ chiều, Tổng thống Bush được thông báo đã đến và ông bước lên bục, trông ông khỏe mạnh và hoạt bát. Sự nhanh nhẹn và nhưng bước đi dứt khoát của ông cho thấy ông đang thực hiện chương trình làm việc chặt chẽ và muốn tiết kiệm tối đa thời gian. Trong khoảng mười phút gì đó, ông nói chuyện với chúng tôi kể vài chuyện cười, kêu gọi đất nước cùng đoàn kết, sau đó mời chúng tôi đến đầu bên kia Nhà Trắng để ăn nhẹ và chụp ảnh với ông và Đệ nhất Phu nhân.

Đúng lúc đó bỗng nhiên tôi thấy đói meo nên trong khi các nghị sỹ khác xếp hàng chờ chụp ảnh thì tôi đi thẳng về bàn ăn tự chọn. Khi tôi trệu trạo món nguội khai vị và bắt chuyện với một vài hạ nghị sỹ, tôi nhớ lại hai lần gặp Tổng thống trước đó, lần thứ nhất là một cuộc viếng thăm chúc mừng ngắn sau bầu cử, lần thứ hai là một bữa ăn sáng nhẹ ở Nhà Trắng với các thượng nghị sỹ mới. Trong cả hai lần tôi đều thấy Tổng thống là người dễ mến, khôn ngoan, làm việc nghiêm túc nhưng thẳng thắn, nhờ tính cách đó mà ông trúng cử hai nhiệm kỳ. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng ông trong vai chủ một cửa hàng bán ô tô trên phố, huấn luyện một đội bóng chày thiếu nhi hay tổ chức tiệc thịt nướng ở sân sau nhà – kiểu người luôn là bạn tốt nếu chỉ nói chuyên xoay quanh vấn đề thể thao hay con cái.

Trong lần gặp gỡ vào bữa sáng đó, sau những cái vỗ lưng nhẹ thân tình, vài câu trò chuyện ngắn, khi chúng tôi đã yên vị ở chỗ ngồi, Phó Tổng thống Cheney đang ăn món bánh mì trứng (eggs Benedict) một cách dửng dưng, còn ở đầu kia bàn, Karl Rove đang kín đáo mở chiếc điện thoại thông minh BlackBerry ra xem, có một khoảnh khắc tôi nhìn thấy con người khác của vị Tổng thống. Ông bắt đầu thảo luận về chương trình hành động cho nhiệm kỳ thứ hai, chủ yếu là lặp lại những điểm mà ông đã nói trong chiến dịch tranh cử; tầm quan trọng của việc duy trì quân đội ở lraq và tiếp tục duy trì Đạo luật Chống khủng bố[46], sự cần thiết phải cải cách hệ thống an sinh xã hội và xem xét lại hệ thống thuế, quyết tâm có được lá phiếu quyết định đối với những vị trí tòa án được bổ nhiệm của ông – thế rồi khoảnh khắc ấy đột nhiên xuất hiện như thể ai đó ở phòng bên cạnh ấn nút điện. Đôi mắt Tổng thống bỗng bất động, giọng ông chuyển sang tông cao và kích động của một người không quen bị ngắt lời và không muốn ai ngắt lời mình, ánh nhìn hòa nhã biến mất, thay vào đó gần như là sự phán truyền của Chúa cứu thế. Khi tôi nhìn các đồng nhiệm thượng nghị sỹ của tôi – đa phần là người Cộng hòa – đang bám lấy từng lời của Tổng thống, tôi nhớ đến vị thế độc tôn nguy hiểm mà quyền lực đem lại, và tôi thực sự đánh giá cao sự sáng suốt của những người sáng lập đất nước, họ đã xây dựng một hệ thống cho phép kiểm soát quyền lực đó.

“Thưa ngài Thượng nghị sỹ!”

Tôi nhìn lên, thoát khỏi trạng thái suy tưởng, và thấy một người da đen lớn tuổi đang đứng cạnh – người da đen chiếm đa số đội quân phục vụ ở Nhà Trắng.

“Tôi dọn đĩa của Ngài đi được không ạ?”

Tôi gật đầu, cố nuốt món thịt gà hay cái gì đó đang đầy trong miệng, nhận thấy hàng người đứng đón Tổng thống đã biến mất. Vì muốn nói lời cám ơn với chủ nhà nên tôi tiến về Phòng Xanh. Một cậu lính thủy đánh bộ trẻ đứng ở cửa lịch sự thông báo với tôi là thời gian chụp ảnh đã hết và Tổng thống còn có cuộc hẹn khác. Nhưng trước khi tôi quay lưng chuẩn bị đi thì Tổng thống hiện ra ở cửa và vẫy tôi vào.

“Obama!” Ông nói khi bắt tay tôi. “Đến đây tôi giới thiệu anh với Laura. Laura, em nhớ Obama chứ. Mình đã nhìn thấy anh ấy trên ti vi hôm tối bầu cử đấy. Một gia đình thật đẹp. Vợ anh đúng là một vị phu nhân ấn tượng”.

“Ngài Tổng thống quá khen chúng tôi rồi”, tôi nói khi bắt tay Đệ nhất Phu nhân, hy vọng mình đã lau sạch vụn bánh trên mặt. Tổng thống quay sang viên sỹ quan hầu cận đứng cạnh, anh ấy xịt ra một cục bọt dung dịch rửa tay to tướng lên bàn tay Tổng thống.

“Anh muốn rửa tay không?”, Tổng thống hỏi tôi. “Cái này hay. Dùng nó thì đỡ bị lạnh”.

Tôi không muốn trông mình có vẻ mất vệ sinh nên cũng nhận một cục bọt.

“Anh qua đây một chút”, ông dẫn tôi vào trong phòng và nói nhỏ:

“Này, tôi hy vọng anh không giận nếu tôi cho anh một lời khuyên chứ”.

“Không đâu, thưa Tổng thống”.

Ông gật đầu. “Tương lai của anh tốt làm. Rất sáng sủa. Nhưng tôi đã ở thành phố này vài năm rồi, và tôi nói này, sẽ khó khăn lắm đấy. Anh mà thu hút sự chú ý như hiện tại thì mọi người sẽ chĩa mũi dùi vào anh. Không chỉ người bên đảng của tôi đâu, anh biết đấy, cả người bên đảng của anh nữa. Ai cũng chờ anh trượt chân hết, anh hiểu không? Thế nên phải cẩn thận đấy”.

“Cám ơn Tổng thống”.

“Được rồi. Tôi phải đi đây. Mà anh biết không, tôi với anh có cái giống nhau đấy”.

“Đấy là cái gì ạ ?”

“Là tôi với anh đều đã phải tranh luận với Alan Keyes[47]. Gã đó là một tay quái, đúng không?” Tôi bật cười. và khi ra cửa tôi kể cho ông nghe vài chuyên hồi chiến dịch tranh cử. Mãi đến khi ông rời phòng tôi mới nhận thấy tôi đã khoác ~ ai ông một chút khi nói chuyên – một thói quen vô thức của tôi, nhưng tôi nghi thói quen đó hẳn đã làm rất nhiều bạn tôi. chưa nói đến mấy anh chàng mật vụ trong phòng này. cảm thấy hơi khó chịu.

***

KỂ TỪ KHI bước vào Thượng viện, tôi thường xuyên và đôi khi còn gay gắt phê phán các chính sách của chính phủ Bush. Tôi cho rằng việc Bush giảm thuế cho người giàu là một hành động vừa vô trách nhiệm về tài chính, vừa sai lầm về đạo đức. Tôi đã phê phán chính phủ vì không đưa ra được một chương trình y tế tốt, một chính sách năng lượng nghiêm túc, một chiến lược làm cho nước Mỹ mạnh hơn.

Quay lại năm 2002, ngay trước khi tuyên bố kế hoạch chạy đua vào Thượng viên. tôi đã phát biểu tại một trong những buổi mít tinh chống chiến tranh đầu tiên ở Chicago. Tôi yêu cầu chính phủ đưa ra bằng chứng Iraq có vũ khí giết người hàng loạt và tôi cũng nói rằng cuộc chiến xâm lược Iraq sẽ là một sai lầm đắt giá. Những tin tức gần đây từ Baghdad cũng như Trung Đông đã cho thấy điều này.

Vì thế, ai ở đảng Dân chủ cũng ngạc nhiên khi tôi nói rằng tôi không hề nghĩ George Bush là người xấu, và tôi cho rằng Tổng thống cũng như các thành viên trong chính phủ của ông đang cố gắng làm những điều mà họ nghĩ là có lợi nhất cho đất nước.

Tôi nói điều này không phải vì tôi bị thuyết phục do gần gũi với con người quyền lực đó. Thật ra tôi coi lời mời đến Nhà trắng của Tổng thống đứng bàn chất là một phép xã giao chính trị thông thường, và tôi biết những móng vuốt sẽ nhanh chóng giương ra ngay khi chương trình hành động của chính phủ bị đe dọa nghiêm trọng. Hơn thế, mỗi khi viết thư cho những gia đình có người thân hy sinh ở Iraq hay nhận được email từ một cử tri đã phải bỏ học đại học vì khoản hỗ trợ sinh viên bị cắt bỏ, tôi luôn nhớ rằng mọi hành động của những người cầm quyền đều gây ra hậu quả vô cùng to lớn – đó là cái giá mà bản thân họ không bao giờ phải trả.

Tôi phải nói rằng nếu bỏ đi hết những thứ có tính chất trang trí của nghề nghiệp – chức vụ, nhân viên, các biện pháp bảo đảm an ninh – tôi thấy Tổng thống và những người đứng quanh ông hoàn toàn giống như mọi người khác. Họ cũng có điểm tốt và có thói xấu, cũng cảm thấy bất an và có những vết thương chôn giấu lâu ngày, như tất cả chúng ta. Bất kể tôi thấy chính sách của họ đi sai đường thế nào, bất kể tôi đòi hỏi họ phải chịu trách nhiệm cho những chính sách đó ra sao, khi nói chuyên với họ, tôi vẫn thấy có thể hiểu được động cơ của họ và nhận ra họ có những giá trị giống tôi.

Không dễ gì giữ được thái độ này ở Washington. Mối quan ngại đối với những cuộc tranh luận chính sách ở Washington – liệu chúng ta có nên đưa nam nữ thanh niên tham gia vào chiến tranh không, liệu chúng ta có nên cho phép tiếp tục nghiên cứu tế bào gốc không – là rất cao, đến nỗi khác biệt nhỏ trong tầm nhìn cũng bị phóng đại thành lớn. Nhu cầu có lòng trung thành với đảng, các chiến dịch tranh cử vội vàng và những mâu thuẫn bị báo chí thổi phồng đều góp phần tạo ra bầu không khí nghi kị. Hơn nữa, hầu hết những người làm việc ở Washington đều học làm luật sư hoặc hoạt động chính trị – những nghề có xu hướng coi việc giành chiến thắng khi tranh luận quan trọng hơn là tìm ra cách giải quyết vấn đề. Sau một thời gian làm việc ở thủ đô tôi thấy dễ hiểu tại sao mọi người thấy những người bất đồng với mình có hệ giá trị cơ bản hoàn toàn khác – đúng hơn là họ bị thúc đẩy bởi niềm tin sai lầm, và cũng có thể họ là người xấu.

Tuy nhiên, ở những nơi khác ngoài Washington, nước Mỹ ít bị chia rẽ hơn. Ví dụ như bang Illinois hiện lại không còn bị coi là một bang nhất nhất đi theo người đứng đầu nữa. Trong khoảng hơn mười năm gần đây Illinois ngày càng trở thành một bang theo đảng Dân chủ, một phần vì đô thị hóa ngày càng tăng., phần khác vì chủ nghĩa bảo thủ xã hội cửa đảng Cộng hòa hiện nay không hợp với “Vùng đất quê hương của Lincoln”. Nhưng Illinois vẫn là một hình ảnh thu nhỏ của cả nước – một món hỗn hợp giữa miền Bắc và miền Nam, miền Đông và miền Tây, đô thị và nông thôn, người da trắng, người da đen và các kiểu trung gian ở giữa khác. Chicago có thể có mọi đặc điểm phức tạp của các thành phố lớn giống như L.A. hay New York, nhưng về mặt địa lý và văn hóa thì cực nam của Illinois lại giống Little Rock (bang Arkansas) hay Louisville (bang Kentucky) hơn, và nhiều dải đất của bang, theo ngôn ngữ chính trị hiện đại, hỗn mang màu đỏ sẫm[48].

Lần đầu tiên tôi đến phía nam lllinois là vào năm 1997. Đó là mùa hè đầu tiên trong nhiệm kỳ của tôi ở Nghị viện Illinois, lúc đó Michelle và tôi chưa có con. Các buổi họp bị hoãn, tôi lại không phải lên lớp ở trường luật, còn Michelle thì bận công việc nên tôi thuyết phục trợ lý lập pháp của tôi là Dan Shomon nhét bản đồ và mấy cây gậy đánh golf vào trong ô tô rồi đi vòng quanh bang chơi một tuần. Dan vừa là phóng viên của hãng tin UPI, vừa là điều phối viên cho các chiến dịch vận động ở phía Nam nên cậu ta biết vùng này khá rõ. Nhưng đến gần ngày khởi hành thì rõ ràng là cậu không chắc các hạt mà chúng tôi định đến thăm sẽ đón tiếp tôi thế nào. Cậu ta nhắc tôi về đồ đạc cần mang đi đến bốn lần – chỉ mang quần khaki vào áo phông (thun) thôi, không được đem theo quằn lanh và áo lụa đâu, cậu bảo tôi. Tôi đảm bảo với cậu ta là tôi không có cái gì bằng vải lanh hay lụa hết.

Trên đường đi, chúng tôi dừng lại ăn ở một cửa hàng TGI Friday và tôi gọi một hamburger phó mát. Khi cô phục vụ đem đồ ăn đến, tôi hỏi cô có mù tạc Dijon[49] không. Dan lắc đầu.

“Anh ấy không cần Dijon đâu”, cậu ta nhấn mạnh và vẫy tay bảo cô gái đi. Rồi anh chàng đẩy mạnh một lọ mù tạc vàng của Pháp về phía tôi: “Đây đây, mù tạc đây”.

Cô phục vụ có vẻ bối rối. “Chúng tôi có mù tạc Dijon nếu anh muốn dùng”.

Tôi mỉm cười: “Tuyệt, cám ơn cô”. Khi cô gái đi rồi, tôi nghiêng người thì thầm với Dan là tôi nghĩ không có tay phóng viên ảnh nào quanh đó cả.

Và chúng tôi tiếp tục lên đường, mỗi ngày dừng lại một lần để chơi một trận golf trong tiết trời oi ả. Chúng tôi lái xe qua hàng dặm những cánh đồng ngô những cánh rừng tần bì và sồi rậm rạp, những mặt hồ lóng lánh nổi lềnh bềnh gốc rạ và cây sậy, xuyên qua những thị trấn lớn như Carbondale và Mount Vernon với đầy các dãy cửa hàng ngoài trời và trung tâm mua sắm Wal-Mart, những đô thị bé xíu như Sparta và Pinckneyville – trong đó nhiều nơi vẫn còn tòa thị chính xây bằng gạch ở khu trung tâm, khu phố bán lẻ rất vội vàng với hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, một vài người bán hàng rong bán đào tươi hoặc ngô, hoặc với một cặp tôi gặp thì thấy đề bảng “Súng và gươm giá tốt”.

Chúng tôi dừng xe ở một quán cà phê để ăn bánh, kể chuyện cười với thị trưởng thị trấn Chester. Chúng tôi đứng chụp ảnh trước bức tượng Siêu nhân cao mười lăm feet (4,5m) ở trung tâm Metropolis.

Chúng tôi được kể là tất cả thanh niên đang chuyển đến các thành phố lớn vì không còn việc làm trong ngành chế tạo và khai thác mỏ.

Chúng tôi được nghe về triển vọng của các đội bóng trường trung học mùa thi đấu tới, về việc các cựu chiến binh phải đi rất xa mới tới được cơ sở phục vụ cựu chiến binh gần nhất. Chúng tôi gặp những phụ nữ đã từng đi truyền giáo ở Kenya và họ chào tôi bằng tiếng Swahili[50], những nông dân theo dõi trang tin tài chính trên tờ Wall Street Journal trước khi trèo lên máy kéo. Một ngày có vài lần tôi chỉ cho Dan thấy là khá nhiều người đàn ông chúng tôi gặp mặc quần thể thao bằng lanh hàng hoặc áo sơ mi Hawaii bằng lụa. Trong phòng ăn nhỏ ở nhà một quan chức thuộc đảng Dân chủ ở Du Quoin, tôi hỏi viên chưởng lý địa phương về tình hình tội phạm ở hạt ông ta quản lý – một vùng chủ yếu là nông thôn và hầu như toàn người da trắng – tôi nghĩ ông ta sẽ nói về những vụ lấy trộm xe đi ăn chơi hoặc dân chúng săn bắn trái mùa cho phép.

“Xã hội đen”, ông ta trả lời khi tóp tép nhai món cà rốt. “Ở đây có một nhóm toàn dân da trắng – bọn trẻ con thất nghiệp đi bán ma túy và chất kích thích”.

Đến cuối tuần thì tôi cảm thấy tiếc là phải về. Không phải vi tôi đã có thêm nhiều bạn mới, mà vì trên khuôn mặt những người đàn ông và phụ nữ tôi gặp, tôi nhận thấy từng góc con người mình. Tôi nhìn thấy trong họ sự cởi mở của ông tôi, tính thực tế của bà tôi, sự tốt bụng của mẹ tôi. Gà rán, salad khoai tây, nửa quả nho trong món thạch Jell-O, tất cả những món ăn này có mùi vị thật quen thuộc.

Cảm giác quen thuộc đó xâm chiếm tôi tại mọi nơi tôi đến ở khắp Illinois. Tôi cảm thấy quen thuộc khi ngồi ăn một bữa tối ở Tây Chicago. Tôi cảm thấy quen thuộc khi xem những người dân gốc Nam Mỹ đá bóng với sự cổ vũ nhiệt tình của gia đình họ trong một công viên ở Pilsen. Tôi cảm thấy quen thuộc khi tham gia một đám cưới Ấn Độ ở một trong những vùng ngoại Ô phía bắc Chicago.

Tôi nghĩ, không cần phải đi quá sâu vào mỗi người cũng thấy rằng chúng ta đang ngày càng giống nhau hơn.

Tôi không định phóng đại ở đây bằng cách nói rằng các cuộc thăm dò ý kiến đều sai và mọi sự khác biệt về chủng tộc, tín ngưỡng, vùng miền hay kinh tế của chúng ta đều không đáng kể. Tại bang Illinois này, cũng như ở tất cả mọi nơi khác, nạn nạo phá thai làm mọi người buồn phiền. Ở một vài nơi của bang, đề cập đến kiểm soát súng lại là sự xúc phạm. Thái độ của người dân đối với mọi vấn đề – từ thuế thu nhập đến cảnh làm tình trên ti vi – vô cùng trái ngược nhau giữa nơi này và nơi khác.

Phải khẳng định rằng trên khắp bang Illinois cũng như trên toàn nước Mỹ đang xảy ra quá trình giao thoa liên tục giữa con người và giữa các nền văn hóa, một sự va chạm không hoàn toàn có trật tự nhưng nhìn chung là êm ả. Các tính cách trộn lẫn với nhau, rồi hợp nhất lại theo kiểu mới. Không còn có thể đoán trước được đức tin.

Những kỳ vọng dễ dãi hay lời giải thích đơn giản dần mất ý nghĩa. Nếu dành thời gian nói chuyện nghiêm túc với người Mỹ, bạn sẽ thấy rằng đa số người theo đạo Tin lành khoáng đạt hơn so với nhưng gì báo đài nói với chúng ta, đa số người không theo đạo lại có tính tâm linh hơn. Đa số người giàu muốn người nghèo đạt được thành công, còn đa số người nghèo vừa tự phê phán bản thân nhiều hơn vừa có tham vọng lớn hơn quan niệm thông thường. Đa số những người Cộng hòa cực đoan nhất lại có 40% tính Dân chủ và ngược lại. Cái vỏ chính trị tự do hay bảo thủ rất ít tạo dấu ấn lên tính cách cá nhân của mọi người.

Tất cả nhưng điều đó đặt ra một câu hỏi: Vậy cái gì là giá trị chung của người Mỹ chúng ta? Tất nhiên đó không phải là cách chúng ta thường trình bày vấn đề; văn hóa chính trị của chúng ta ổn định trong khi các giá trị va chạm với nhau. Ví dụ là hậu quả của cuộc bầu ra năm 2004, một cuộc điều tra toàn quốc đối với cử tri ngay sau khi họ bỏ phiếu đã cho thấy cử tri coi “giá trị đạo đức” là yếu tố quyết định lá phiếu của họ. Các nhà bình luận tập trung ngay vào số liệu này và dựa vào đó cho rằng những vấn đề xã hội gây tranh cãi nhất trong cuộc bầu cử – đặc biệt là hôn nhân đồng giới – đã làm thay đổi kết quả ở một số bang. Những người bảo thủ tuyên truyền kết quả này, cho rằng điều đó chứng minh sức mạnh đang ngày càng lớn của Thiên chúa giáo.

Sau này khi phân tích lại cuộc điều tra, người ta lại thấy rằng các nhà bình luận và các thầy bói đã hơi quá lời. Thực tế là cử tri coi an ninh quốc gia là vấn đề quan trọng hàng đầu khi tham gia bầu cử, và dù có nhiều người coi “giá trị đạo đức” là yếu tố quan trọng, quyết định lá phiếu của họ thì ý nghĩa của từ này cũng rất mơ hồ, không thề bao gồm mọi thứ từ chuyện nạo thai cho đến hành vi lừa đảo của doanh nghiệp được. Ngay lập tức người ta thấy một số đảng viên đảng Dân chủ thở phào nhẹ nhõm, như thể việc giảm ‘yếu tố giá trị” thì hơn hơn với triết lý tự do, như thể bàn về các giá trị là một việc nguy hiểm, không cần thiết, sai lệch so với những vấn đề được coi là cơ bản trong cương lĩnh hành động của đảng Dân chủ vậy.

Tôi nghĩ những người Dân chủ đã sai khi trốn chạy khỏi cuộc tranh luận về giá trị, cũng như phe bảo thủ không đúng khi coi giá trị chỉ như một công cụ để đẩy những cử tri lao động hơi lung lay quan điểm ra khỏi lực lượng ủng hộ đảng Dân chủ. Chính ngôn ngữ của giá trị là cái tạo nên thế giới của mỗi người. Nó là cảm hứng để con người hành động, đưa họ ra khỏi sự cô độc. Kết quả cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử có thể đã bị trình bày một cách dở tệ, nhưng câu hỏi có ý nghĩa lớn hơn nhiều về giá trị chung – là những tiêu chuẩn, nguyên tắc mà đa số người Mà coi trọng đối với cuộc sống của họ cũng như đối với đất nước – phải có vị trí trung tâm trong nền chính trị, phải là nền móng trong mọi cuộc tranh luận về ngân sách, dự án, luật pháp và chinh sách của chúng ta.

***

“CHÚNG TA TIN vào một sự thật hiển nhiên rằng, tất cả một người sinh ra đều có quyền bình đẳng và Tạo hóa cho ho những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự đo và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Những từ này chính là điểm khởi đầu của chúng ta với tư cách là người Mỹ, không chỉ mô tả nền móng của chính phủ mà còn là cốt lõi niềm tin chung của chúng ta. Không phải người Mỹ nào cũng nhắc lại được câu này; rất ít người, nếu được hỏi, có thể kể lại được nguồn gốc cửa Tuyên ngôn Độc lập là từ tư tưởng tự do và cộng hòa hội thế kỷ mười tám. Nhưng bất cứ người Mỹ nào cũng hiểu ý nghĩa những câu chữ đó – rằng tất cả chúng ta sinh ra trên đời là được tự do; rằng mỗi chúng ta đều có những quyền mà không một ai, không một nhà nước nào có thể tước đoạt nếu không có lý do hợp lý; rằng thông qua người đại diện của chúng ta, chúng ta có thể, và phải xây dựng cuộc sống chúng ta bằng những thứ chúng ta muốn. Ý nghĩa đó, từng ngày từng giờ, định hướng chúng ta, là cơ sở cách thức cư xử của chúng ta.

Thực tế, giá trị tự do cá nhân ăn sâu trong chúng ta đến mức chúng ta có xu hướng coi nó là bình thường, hiển nhiên. Chúng ta dễ dàng quên rằng khi mới lập quốc, bản chất, ý nghĩa của khái niệm tự do là cực kỳ cấp tiến, ngang với những gì Martin Luther[51] đã dán lên cửa nhà thờ. Đó là một giá trị mà một số nơi trên thế giới này vẫn không chấp nhận, và một phần nhân loại lớn hơn chỉ thấy rất ít minh chứng cho nó trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi đánh giá cao Đạo luật Quyền công dân phần lớn là nhờ thời thơ ấu của tôi ở Indonesia và vì tôi vẫn còn người thân ở Kenya, những nước mà quyền cá nhân gân như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tự kiềm chế của vài ông tướng quân đội hay ý tưởng bất chợt của bộ máy quan liêu tham nhũng. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi đưa Michelle về Kenya, ngay trước khi chúng tôi tổ chức lễ cưới. Là một người Mỹ gốc Phi, Michelle rất hào hứng với ý tưởng được thăm quê cha đất tổ, và chúng tôi đã có khoảng thời gian rất vui vẻ, thăm bà tôi ở phía Bắc, lang thang trên những con phố thủ đô Nairobi, cắm trại Ở Serengeti, câu cá ở đảo Lamu.

Nhưng trong suốt chuyến đi, Michelle cũng được nghe – giống những điều tôi đã nghe khi tôi về đây lần đầu tiên – cảm nhận kinh khủng của đa số người dân Kenya vì không thể tự quyết định số phận của mình. Các anh em họ tôi kể cho cô ấy rằng họ tìm việc khó khăn thế nào, bắt đầu kinh doanh gian khổ ra sao nếu không đưa tiền hối lộ.

Các nhà hoạt động xã hội nói về những người bị bỏ tù chỉ vì phản đối chính sách của chính phủ. Ngay trong gia đình chúng tôi, Michelle cũng thấy yêu cầu ràng buộc với gia đình và trung thành với bộ lạc ngột ngạt đến mức nào: anh em ở xa liên tục đòi hỗ trợ, các cô bác thì có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không hề báo trước. Trên chuyến bay trở về Chicago, Michelle thừa nhận là cô ấy thực sự mong muốn được về nhà. “Em chưa bao giờ thấy rõ mình là người Mỹ đến thế anh ạ”, cô ấy nói với tôi. Trước đó vợ tôi không biết cô ấy có được tự do thế nào, và cô ấy trân trọng sự tự do đó ra sao.

Về cơ bản chúng ta thường hiểu quyền tự do theo hướng tiêu cực. Quy tắc chung là chúng ta tin vào quyền được tự quyết định và nghi ngờ tất cả những người muốn can thiệp vào công việc của mình – bất kể đó là nhà lãnh đạo độc tài hay đám hàng xóm ồn ào. Nhưng chúng ta cũng hiểu quyền đó theo cả nghĩa tích cực, đó là cơ hội và các giá trị kèm theo giúp đem lại cơ hội đó – những giá trị giản dị đã được Benjamin Franklin truyền bá trong tác phẩm Poor Richard’s Almanack[52] và tiếp tục truyền cảm hứng cho lòng trung thành với đất nước qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Đó là giá trị của tính tự lực, tự phát triển, chấp nhận rủi ro. Đó là giá trị của tính nghị lực, kỷ luật ôn hòa và chăm chỉ. Đó là giá trị của tính tiết kiệm và tự chịu trách nhiệm cá nhân.

Những giá trị đó được bắt nguồn từ tính lạc quan cơ bản về cuộc sống và niềm tin vào ý chí tự do – rằng trải qua thất bại, khó khăn và gian khổ, mỗi người chúng ta đều có thể vượt lên trên hoàn cảnh chúng ta sinh ra. Nhưng những giá trị này còn cho thấy một niềm tin lớn hơn, đó là chừng nào mỗi cá nhân, đàn ông hay phụ nữ, được tự do theo đuổi lợi ích của riêng họ thì toàn bộ xã hội sẽ ngày càng thịnh vượng. Hệ thống chính phủ tự trị và nền kinh tế thị trường tự do của chúng ta phụ thuộc vào đa số người Mỹ đang sống theo hộ giá trị này.

Tính hợp pháp của chính phủ và nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào việc những giá trị đó được tôn trọng đến mức nào, đó là lý do tại sao giá trị cơ hội công bằng và giá trị không phân biệt đối xử có tính chất bổ sung chứ không hề mâu thuẫn với khái niệm tự do của chúng ta.

Tuy mỗi người Mỹ tận đáy lòng là người theo chủ nghĩa cá nhân, chúng ta ghét bỏ một cách bản năng cái quá khứ với sự trung thành, truyền thống. tục lệ và địa vị kiểu bộ lạc, nhưng nếu cho rằng đó là toàn bộ con người Mỹ thì thật sai lầm. Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ luôn được giới hạn bởi hệ giá tri cộng đồng – chất kết dính, nền tảng của một xã hội lành mạnh. Chúng ta coi trọng yêu cầu của gia đình và nghĩa vụ giữa các thế hệ do gia đình đòi hỏi. Chúng ta coi trọng cộng đồng, tình hàng xóm láng giềng, thể hiện bằng những việc như cùng xây dựng chuồng gia súc hay cùng huấn luyện đội bóng.

Chúng ta coi trọng lòng yêu nước và nghĩa vụ công dân, bao gồm cả trách nhiệm và hy sinh nhân danh đất nước. Chúng ta coi trọng mềm tin vào những điều lớn lao hơn bản thân chúng ta. bất kể những điều đó có hình thức là tín ngưỡng chính thống hay quy tắc đạo đức. Và chúng ta coi trọng những phép cư xử thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau: trung thực, công bằng, khiêm nhường, ân cần, lịch sự và nhân ái.

Trong mọi xã-hội (và mọi cá nhân), hai hệ giá trị song hành này – tính cá nhân và tính cộng đồng, tính độc lập và tính đoàn kết – luôn đối chọi nhau, và một trong những điều may mắn cho nước Mỹ là hoàn cảnh lập quốc của chúng ta cho phép hai giá trị này được thỏa hiệp nhiều hơn so với các nước khác. Chúng ta không phải trải qua những cuộc bạo động dữ dội như châu Âu đã buộc phải tiến hành khi muốn rũ bỏ quá khứ phong kiến. Quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp của nước Mỹ khá dễ dàng nhở trải rộng trên một lục địa lớn, nhờ những dải đất rộng lớn và tài nguyên phong phú, do đó những người nhập cư mới vẫn có thể tiếp tục sinh sống được.

Nhưng chúng ta cũng không hoàn toàn tránh được sự đối chọi giữa hai hệ giá từ đó. Đôi khi các giá trị va chạm với nhau vì dưới bàn tay con người, mỗi hệ giá trị đều bị bóp méo và vượt quá giới hạn. Tính tự lập không phụ thuộc có thể trở thành ích kỷ và phóng túng, khát vọng có thể trở thành tham lam, tham vọng điên cuồng, muốn đạt thành công bằng mọi giá. Không chỉ một lần chúng ta thấy trong lịch sử, chủ nghĩa yêu nước trượt dốc thành chủ nghĩa sô-vanh hiếu chiến, chủ nghĩa bài ngoại và sự bất động ngột ngạt; chúng ta đã chứng kiến niềm tin trở thành tính cách lúc nào cung tự cho mình là đúng, sự hẹp hòi và đối xử độc ác với mọi người. Ngay cả hoạt động từ thiện cũng có thể chuyển thành chủ nghĩa gia trưởng độc đoán, không chấp nhận khả năng tự chăm lo của những người khác.

Khi người ta nhân danh tự do để bảo vệ quyết định thải chất thải độc hại ra sông của một công ty, khi người ta nói đến lợi ích chung từ việc xây dựng một trung tâm mua sắm lớn để thanh minh cho việc dỡ bỏ nhà dân, thì chúng ta đã phải xem xét đến những giá trị đối lập để kiềm chế bớt thái độ phản đối giận dữ và để ngăn chặn những hành vi thái quá đó.

Đôi khi đạt được trạng thái cân bằng chính xác lại tương đối dễ. Ví dụ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng xã hội có quyền hạn chế tự do của một cá nhân nếu người đó có thể gây tổn hại cho những người khác. Hiến pháp sửa đổi lần thứ năm không cho phép ban hét “Cháy!” trong một nhà hát đông người, không cho phép bạn thực hiện nghi lễ tín ngưỡng trong đó có hiến tế con người. Tương tự, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng phải có giới hạn khi chính phủ can thiệp vào hành vi mỗi người, ngay cả khi sự can thiệp đó là vì lợi ích của người đó.

Không có nhiều người Mỹ cảm thấy thoải mái khi chính phủ giám sát cả việc ăn uống của chúng ta, cho dù có hao nhiêu người chết, bao nhiêu tiền thuốc men phải bỏ ra do bệnh béo phì đi nữa.

Tuy nhiên, thường thi tìm ra sự cân bằng giữa các giá trị đôi chọi nhau khó hơn nhiều. Sự va chạm giữa hai hệ giá trị nảy sinh không phải vì chúng ta đi sai đường mà đơn giản vì thế giới chúng ta đang sống vừa phức tạp, vừa mâu thuẫn. Ví dụ. tôi tin rằng sau sự kiện 11/9, chúng ta đã quá nhanh, quá mơ hồ khi đưa ra những nguyên tắc để chống chủ nghĩa khủng bố trong luật. Nhưng tôi cũng phải thừa nhận là ngay cả một vị tổng thống khôn ngoan nhất và một quốc hội cẩn trọng nhất cũng phải mất rất nhiều công sức mới cân bằng được nhu cầu rất quan trọng về sự an toàn chung cho mọi người với một vấn đề cũng cần thiết không kém là phải duy trì tự do của công dân.

Tôi tin là các chính sách kinh tế của chúng ta gần như không quan tâm đến những người công nhân ngành chế tạo bị sa thải và các đô thị ngành chế tạo đang suy tàn. Nhưng tôi cũng không thể bác bỏ nhu cầu an toàn về kinh tế và đảm bảo tính cạnh tranh.

Không may cho chúng ta là trong những cuộc tranh luận, chúng ta thậm chí chưa bao giờ đến được bước cân nhắc giữa những lựa chọn khó khăn đó. Thay vào đó, chúng ta phóng đại mức độ tác động lên những giá trị thiêng liêng nhất của những chính sách mà chúng ta không ưa hoặc im lặng khi chính sách được chúng ta ủng hộ lại mâu thuẫn với những giá trị quan trọng đối lập. Ví dụ, những người bảo thủ thế nào cung xù lông nhím lên khi chính phủ can thiệp vào thị trường hoặc cản trở quyền mang vũ khí của họ. Trong khi đó đa phần những người này chả có vẻ gì lo ngại khi chính phủ thực hiện biện pháp nghe trộm điện thoại mà không có lý do xác đáng hay kiểm soát cả hành vi tình dục của người dân. Ngược lại, nhiều người ở phe tự do dễ dàng nổi cáu nếu chính phủ xâm phạm quyền tự do báo chí hoặc quyền nào phá thai của phụ nữ. Nhưng nếu bạn trò chuyện với chính những người tự do đó về chi phí tiềm ẩn mà các quy định về quản lý chủ doanh nghiệp nhỏ gây ra, thường bạn chỉ nhận được cái nhìn vô cảm.

Ở một đất nước chứa nhiều khác biệt như nước Mỹ chủng ta, luôn có những cuộc tranh luận sôi nổi về cách thức vạch ra giới hạn đối với hành vi can thiệp của chính phủ. Đó chính là biểu hiện của nền dân chủ. Nhưng nền dân chủ ít nhiều sẽ tốt hơn nếu chúng ta nhận thấy rằng tất cả những giá trị đang có đều đáng được tôn trọng như nhau: giá như phe tự do ít nhất cũng biết rằng tình cảm đối với khẩu súng của những người thích săn bắn giống như tình cảm của họ đối với sách vở, và phe bảo thủ nhận thức được rằng mong muốn được bảo vệ quyền nạo phá thai của phần lớn phụ nữ không khác gì mong muốn được bảo vệ quyền tôn thờ Chúa trời của người Tin lành.

Nếu làm được việc đó, kết quả đạt được đôi khi rất đáng kinh ngạc. Vào năm đảng Dân chủ trở thành phe đa số tại Thượng viên Illinois, tôi đã bảo trợ cho một dự luật yêu cầu quay phim quá trình thẩm vấn và thú tội ở những vụ án liên quan đến tội tử hình. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy rằng án tử hình không có tác dụng mấy để ngăn chặn tội ác, tôi vẫn tin là có một số tội – như giết người hàng loạt, hiếp dâm, giết hại trẻ em – là quá tàn ác, vượt quá xa giới hạn cho phép, vì thế cộng đồng có lý do chính đáng khi thể hiện thái độ của họ bằng cách đưa ra án tử hình. Nhưng mặt khác, những phiên tòa xử án tử hình ở Illinois lúc đó lại đầy nhưng sai sót, kỹ thuật điều tra đáng ngờ, nặng thành kiến chủng tộc và công tác bào chữa kém cỏi đến mức có đến mười ba người bị kết án tử hình đã được miễn án và một thống đốc đảng Cộng hòa đã phải quyết định hoãn tất cả các lệnh thi hành án.

Mặc dù đã đến thời điểm chín muồi để cải cách hệ thống án tử hình nhưng có rất ít người ủng hộ dự luật của tôi. Các ủy viên công tố và các cơ quan cảnh sát quyết liệt phản đối vì họ tin rằng việc quay phim là quá tốn kém và phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng kết thúc vụ án. Một số người ủng hộ bãi bỏ án tử hình lo ngại rằng các nỗ lực cải cách sẽ làm giảm giá trị mục tiêu lớn hơn của họ. Các đồng nghiệp ở Quốc hội e ngại rằng điều này biểu thị sự nương tay với tội phạm. Và vị thống đốc mới được bầu thuộc đảng Dân chủ đã tuyên bố rõ trong chiến dịch vận động tranh cử của ông là ông phản đối việc quay phim quá trình thẩm vấn.

Với nền chính trị hiện tại, thường là các bên sẽ vẽ ra đường ranh giới trên cát: một bên là những người phản đối án tử hình nhai đi nhai lại chuyện chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và hành vi kém cỏi của cảnh sát, còn bên kia là phe thực thi luật pháp cho rằng dự luật của tôi chỉ tạo điều kiện cho tội phạm. Nhưng chúng tôi khác, trong vòng vài tuần, chúng tôi triệu tập những cuộc họp, đôi khi diễn ra thường nhật, giữa các công tố viên, luật sư bào chữa, cơ quan cảnh sát và nhưng người phản đối án tử hình, và cố gắng giữ kín buổi thảo luận của chúng tôi trước giới báo chí.

Thay vì tập trung vào những bất đồng sâu sắc trên bàn thảo luận, tôi nói về những giá trị mà tôi tin là tất cả mọi người cùng có bất kể chúng ta nghĩ thế nào về án tử hình: nguyên tắc cơ bản là không người vô tội nào lại phải bị kết án tử hình, và không kẻ nào phạm tội đáng chết lại được quyền sống. Khi đại diện cảnh sát trình bày những vấn đề rõ ràng chưa ổn trong dự luật, có thể cản trở công tác điều tra của họ, chúng tôi chỉnh sửa những điều đó. Khi đại diện cảnh sát đề xuất chỉ quay phim khi bị cáo thú tội, chúng tôi kiên quyết giữ nguyên quan điểm, chỉ rõ ràng mục đích cuối cùng của dự luật này là làm cho cộng đồng tin rằng bị cáo thú tôi hoàn toàn không vì bị ép buộc. Cuối cùng, dự luật này được sự ủng hộ của tất cả các bên liên quan. Nó đã được nhất trí thông qua tại Thượng viện Illinois và được ký ban hành thành luật.

Tất nhiên, cách làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả khi lập chính sách. Đôi khi các chính trị gia và các nhóm lợi ích thích có bất đồng vì họ muốn theo đuổi mục tiêu lớn hơn về tư tưởng. Ví dụ, phần lớn những nhà hoạt động xã hội chống nạo phá thai thậm chí đã công khai ngăn cản các đồng minh trong cơ quan lập pháp đưa ra những biện pháp mang tính thỏa hiệp có thể làm giảm đáng kể khả năng rơi vào tình trạng thường được gọi là phá thai muộn[53], lý do là cái hình ảnh mà tình trạng phá thai muộn gợi lên trong tâm trí công chúng rất thuận lớn cho họ.

Và đôi khi khuynh hướng ý thức của chúng ta quá cứng nhắc đến mức chúng ta không thấy được những điều rất rõ ràng. Một lần, hồi tôi còn làm việc ở Thượng viện Illinois, tôi đã lắng nghe một đồng sự ở đảng Cộng hòa kịch liệt phản đối kế hoạch cung cấp bữa sáng ở trường cho trẻ học mẫu giáo. Kế hoạch này, ông ta khẳng định, sẽ ảnh hưởng đến tính tự lập của bọn trẻ. Tôi phải trình bày rằng tôi thấy ít trẻ năm tuổi có tính tự lập, nhưng những bé nào phải trải qua những năm đầu đời trong tình trạng đói quá, không học được thì rất dễ trở thành gánh nặng cho nhà nước sau này.

Mặc dù tôi đã cố găng hết sức nhưng dự luật này vẫn bị thất bại; trẻ em mẫu giáo ở Illinois tạm thời không bị đói nhờ sữa và ngũ cục (một phiên bản khác của dư luật được thông qua sau đó). Nhưng bài phát biểu của người đồng sư kia đã nhấn mạnh một trong những khác biệt giữa ý thức và giá trị: Giá trị được áp dụng chính xác trong thực tế trước mắt, còn ý thức bỏ qua mọi thực tế có thể dẫn tới nghi ngờ lý thuyết.

***

PHẦN LỚN NHỮNG hiểu lầm xung quanh cuộc tranh luận về giá trị là do nhận thức sai lầm của một bộ phận chính trị gia và dân chúng rằng chính trị tương đương với chính phủ. Khi nói giá trị rất quan trọng không có nghĩa rằng nó phải tuân theo quy đinh luật pháp hoặc nó xứng đáng có vai trò mới. Ngược lại, cũng không vì giá trị không nên hoặc không thể đưa vào luật được mà nói rằng chủ đề thảo luận này không thích hợp đối với công chúng.

Chẳng hạn, tôi coi trọng cách cư xử tốt. Mỗi khi tôi gặp một em nhỏ biết nói năng rõ ràng và nhìn thẳng vào mắt tôi khi nói, biết nói “vâng thưa ông”, “cám ơn”, “làm ơn” và “xin lỗi”, tôi luôn cảm thấy hy vọng nhiều hơn vào đất nước. Tôi nghĩ không chỉ mình tôi có suy nghĩ đó. Tôi không thể đưa ra luật về cách cư xử tốt. Nhưng tôi có thể khuyến khích điều đó mỗi khi tôi nói chuyện với những người trẻ tuổi.

Năng lực cũng vậy. Với tôi một ngày không có gì vui hơn là được làm việc với một ai đó, bất cứ ai, có lòng tự hào về công việc của họ hoặc luôn nỗ lực nhiều hơn – một kế toán viên, một thợ sửa chữa ống nước, một vị tướng, một người ở đâu dây bên kia điện thoại thực sự muốn giúp đỡ bạn. Gần đây tôi ngày càng ít gặp những người như thế; hình như tôi phải mất nhiều thời gian hơn để tìm được một nhân viên trong cửa hàng để yêu cầu giúp đỡ và phải chờ người giao hàng lâu hơn. Nhiều người hẳn cũng nhận thấy vấn đề này; điều đó làm tất cả chúng ta bực bội. nhưng chúng tôi – những người làm việc cho nhà nước – đã lờ đi cảm nhận này dù bản thân cũng phải chịu đựng chẳng kém gì những người làm kinh doanh. (Tôi tin rằng – mặc dù không có con số thống kê nào để chứng minh – bất cứ khi nào người dân phải xếp hàng ở một cơ quan nhà nước với một cửa sổ duy nhất mở ra tiếp họ và họ thấy ba hoặc bốn nhân viên chỉ ngồi tán gẫu thì cảm giác muốn chống thuế, phản đối chính phủ và phản đối hợp nhất sẽ tăng lên).

Những người cấp tiến có vẻ bối rối về điểm này, đó là lý do tại sao chúng ta thường bị thua ngược cay đắng trong các cuộc bầu cử. Gần đây tôi có một bài phát biểu ở Quỹ Gia đình Kaiser[54] sau khi họ công bố một nghiên cứu cho thấy thời lượng các cảnh làm tình trên truyền hình đã tăng gấp đôi trong vài năm trở lại đây. Bây giờ tôi cung thích xem kênh HBO như mọi người khác, và nhìn chung tôi không quan tâm đến chuyện người lớn bình thường xem cái gì riêng tư trong nhà họ. Với trẻ em, tôi nghĩ về cơ bản cha me có trách nhiệm kiểm soát con cái họ xem cái gì. Trong bài phát biểu, tôi thậm chí còn cho rằng tất cả mọi người sẽ được lợi nếu những người làm cha mẹ – lạy trời – đơn giản là tắt ti vi đi và nói chuyện với con cái họ.

Với tất cả những lời này, tôi muốn nói rằng tôi cũng không vui vẻ gì khi những quảng cáo thuốc kích thích cho đàn ông cứ mười lăm phút lai nhảy ra trên màn hình trong khi tôi xem bóng chày với hai con gái tôi. Tôi cũng đưa ra một nhận xét nữa là một chương trình truyền hình dành cho tuổi mới lớn về các thanh thiếu niên, rõ ràng không có khả năng tự kiếm tiền, nhưng hàng tháng trời uống rượu say sưa và khỏa thân nhảy vào khu vòi tắm nước nóng ngoài trời với những người lạ, hoàn toàn không phải “thế giới thực”. Tôi kết thúc bài phát biểu với đề xuất là ngành công nghiệp truyền hình nên áp dụng những tiêu chuẩn và công nghê tốt hơn để hỗ trợ những người làm cha mẹ kiểm soát luồng thông tin đi vào gia đình họ.

Bạn có thể nghĩ tôi là Cotton Mather[55], phản ứng lại bài phát biểu của tôi một tờ báo đã viết xã luận nói rằng chính phủ không có quyền quản lý những phát ngôn được Hiến pháp bảo vệ mặc dù tôi không hề đề xuất một quy định quản lý nào. Tác giả bài báo cho rằng tôi đã bất chấp đạo lý, chuyển sang quan điểm ôn hòa để chuẩn bị cho một cuộc vận động tranh cử cấp liên bang. Không ít người ủng hộ tôi đã viết thư đến văn phòng phàn nàn rằng họ bỏ phiếu cho tôi để đẩy lùi chương trình nghị sự của Bush chứ không phải đóng vai một mụ già khó tính.

Và cho đến giờ, những bậc cha mẹ mà tôi biết, dù là người tự do hay bảo thủ, cũng đang phàn nàn về nền văn hóa trở nên thô tục, về sự phát triển mạnh của chủ nghĩa vật chất dễ dãi, tính dễ bằng lòng, về việc tình dục không gắn với tình cảm. Họ có thể không muốn chinh phủ kiểm soát những điều đó, nhưng họ muốn xã hội nhận biết được những nỗi lo ngại của họ, và kinh nghiệm sống của họ được công nhận là có giá trị. Khi những nhà lãnh đạo phe cấp tiến không thể thừa nhận nỗi lo ngại đó vì họ sợ có vẻ hà khắc quá thì các bậc cha mẹ chuyển sang lắng nghe những vị lãnh đạo sẽ thừa nhận vấn đề – những người ít nhạy cảm hơn với những quy định hạn chế trong Hiến pháp.

Vào năm 1980, thu nhập của một tổng giám đốc bình thường cao hơn 42 lần so với thu nhập của một công nhân làm việc theo giờ bình thường. Vào năm 2005, tỷ lệ chênh lệch này là 262 lần. Những cơ quan phát ngôn mang xu hướng bảo thủ như trang xã luận của tở Wall Street Journal cố gắng thanh minh rằng mức lương cao khủng khiếp cộng thêm quyền sở hữu cổ phần là cần thiết để thu hút những người tài năng nhất, cho rằng nền kinh tế vận hành tốt hơn khi những người đứng đầu các công ty lớn giàu có và hạnh phúc. Nhưng sự bùng nổ mức lương của các tổng giảm đốc không liên quan gì mấy đến chuyện nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn. Thực tế, trong vòng mười năm qua, một vài nước có mức lương trả cho các tổng giám đốc cao nhất thế giới đã phải trải qua tình trạng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, cổ phiếu mất giá trị, sản xuất ngừng trệ hàng loạt và quỹ lương hưu của công nhân giảm xuống.

Sự bùng nổ mức lương của các tổng giám đốc hoàn toàn không phải do thị trường yêu cầu. Đó là do yếu tố văn hóa. Khi thu nhập của công nhân bình thường tăng rất ít hoặc không hề tăng thì rất nhiều vị tổng giám đốc của chúng ta không hề xấu hổ khi đút túi bất cứ cái gì mà ban lãnh đạo công ty được lựa chọn kỹ lưỡng và dễ bảo của họ cho phép. Người Mỹ hiểu rõ tính tham lam đó gây hại cho cuộc sống như thế nào; trong một cuộc điều tra gần đây, họ đã xếp nạn tham nhũng trong chính phủ và trong kinh doanh, sự tham lam và chủ nghĩa vật chất là hai trong ba thách thức đạo đức nghiêm trọng nhất đối với đất nước (xếp thứ nhất là “nuôi dạy con cái với nhưng giá trị đúng đắn”). Phe bảo thủ có lẽ đã đúng khi cho rằng chính phủ không nên quyết định mức lương cho các vị tổng giám đốc. Nhưng lẽ ra họ cũng nên lên tiếng phản đối hành vi khó coi trong phòng họp của ban lãnh đạo các công ty với cùng một động lực đạo đức, cùng một thái độ hùng hổ như khi họ nhắm vào những ca từ bậy bạ của nhạc rap chứ.

Dĩ nhiên, địa vị chính trị cao mấy cũng có quyền lực giới hạn. Đôi khi chỉ luật pháp mới xác nhận được đầy đủ các giá trị của chúng ta, đặc biệt với các vấn đề liên quan đến quyền và cơ hội của những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Điều này được chứng minh khi chúng ta nỗ lực chấm dứt nạn phân biệt thủng tộc: ngoài tiếng nói lương tâm trong tâm trí những người Mỹ da trắng thời kỳ quyền công dân còn có nhưng sự kiện quan trọng không kém khiến luật Jim Crow[56] hết hiệu lực, mở ra kỷ nguyên quan hệ màu da mới, đó chính là đỉnh điểm vụ án Brown và ủy ban Giáo dục ở Tòa án Tối cao[57], Đạo luật Quyền công dân năm 1964 và Đạo luật Quyền bỏ phiếu năm 1965. Khi những luật này được đưa ra tranh luận, có những người đã cho rằng chính phủ không nên xen vào xã hội dân sự, và không điều luật nào có thể buộc người da trắng phải giao thiệp với người da đen. Khi nghe thấy điều này, mục sư Martin Luther King đã nói: “Đúng là luật không thể khiến một người phải yêu mến tôi, nhưng luật có thể ngăn người đó giết tôi vì tôi là người da đen[58] và tôi nghĩ điều đó cũng cực kỳ quan trọng”.

Đôi khi chúng ta cằn thay đổi văn hóa lẫn can thiệp của chính phủ – tức là vừa thay đổi giá trị, vừa thay đổi chính sách – để hướng đến xã hội mà chúng ta mong muốn. Trường học ở các khu phố cũ là một ví dụ. Tất cả tiền trên thế giới này cũng không thể cải thiện được thành tích của sinh viên nếu các bậc cha mẹ không truyền cho con cái họ giá trị của tinh thần học tập chăm chỉ và không sớm hài lòng với bản thân. Nhưng nếu cả xã hội chúng ta vờ tường rằng những đứa trẻ nghèo vẫn phát huy được hết tiềm năng của chúng ở những ngôi trường xập xệ, thiếu an toàn, với trang thiết bị lạc hậu và giáo viên không được đào tao đúng môn học mà họ dạy thì rõ ràng chúng ta đang lừa dối bọn trẻ và lừa dối chính bản thân chúng ta. Khi đó chúng ta đang phản bội lại chính giá trị của mình.

Tôi nghĩ đó là một trong những lý do tại sao tôi gia nhập đảng Dân chủ – ý tưởng cho rằng những giá trị chung, ý thức về trách nhiệm đối với nhau và đoàn kết toàn xã hội không chỉ có trong nhà thờ Thiên chúa giáo, thánh đường Hồi giáo hay Do Thái giáo, không chỉ ở khu phố chứng ta đang sống. Ở nơi chúng ta làm việc hay trong gia đình chúng ta, mà còn phải biểu hiện ở chính phủ nữa. Cũng như nhiều người bảo thủ, tôi tin văn hóa có đủ sức mạnh để quyết định cả thành công cá nhân lẫn mối gắn kết xã hội, và tôi tin là chúng ta sẽ phải trả giá nếu không lưu tâm đến các yếu tố văn hóa. Nhưng tôi cũng tin rằng chính phủ có thể đóng vai trò nhất định trong việc hình thành giá trị văn hóa tốt hơn – hoặc cũng có thể tồi hơn.

***

TÔI THƯỜNG BĂN KHOĂN tại sao các chính trị gia rất khó nói về giá trị sao cho không có vẻ tính toán hoặc giả tạo. Tôi nghĩ, một phần là do những người hoạt động cộng chúng như chúng tôi đã quá quen với việc nói theo kịch bản, và những hành động, cử chỉ thể hiện giá trị của các ứng cử viên đã được quá chuẩn hóa (thăm nhà thờ của người da đen, đi săn, đến thăm đường đua NASCAR[59], đọc sách trong một lớp học mẫu giáo) đến mức công chúng ngày càng khó mà phân biệt được đâu là cảm xúc chân thật và đâu chỉ là màn kịch chính trị.

Vì vậy có một thực tế là chính trị hiện đại có vẻ như không có giá trị gì cả. Chính trị (và những lời bình luận chính trị) không chỉ cho phép mà còn tưởng thưởng cho những hành vi mà chúng ta coi là tai tiếng: những câu chuyện bịa đặt, bóp méo những gì người khác nói, lăng mạ hoặc chất vấn động cơ của họ, chọc ngoáy vào đời tư của họ để tìm những thông tin không hay.

Ví dụ, trong chiến dịch tranh cử vào Thượng viên Mỹ của tôi, đối thủ phe Cộng hòa đã cử một anh chàng trẻ tuổi đi theo tất cả những lần xuất hiện trước công chúng của tôi với một máy quay phim cầm tay. Đây là một điều khá bình thường trong các chiến dịch tranh cử, nhưng không hiểu vì anh chàng này quá tích cực hay vì người ta bảo anh ta cố gắng tìm cách chọc tức tôi mà tôi thấy kiểu theo dõi quay phim đấy giống như săn đuổi vậy. Từ sáng đến tối, anh ta đi theo tôi, mọi nơi, chỉ đứng cách tôi 1,5 đến 3 mét. Anh ta quay cảnh tôi đi vào thang máy. Anh ta quay cảnh tôi đi ra từ nhà vệ sinh. Anh ta quay cảnh tôi cầm điện thoại di động gọi về nhà.

Lúc đầu, tôi cố gắng thuyết phục anh ta. Tôi hỏi tên anh ta, nói rằng tôi hiểu việc anh ta phải làm, đề nghị anh ta giữ khoảng cách phù hợp sao cho anh ta không nghe được những lần tôi nói chuyện với người khác. Trước lời nài nỉ của tôi, ngoài nói tên anh ta là Justin thì còn lại anh ta chỉ im lặng. Tôi gợi ý anh ta gọi điện thử cho vị sếp anh ta để hỏi xem có phải chiến dịch tranh cử kia đòi hỏi anh làm việc này không. Anh ta trả lời là tôi cứ gọi tự nhiên và còn đưa tôi số điện thoại. Sau hai ba ngày, tôi thấy thế là quá đủ. Với Justin vẫn theo sát gót, tôi bước vào phòng họp báo tòa nhà quốc hội và gọi một vài phóng viên đang án trưa đến gần.

“Này”, tôi bảo, “tôi muốn giới thiêu với một người anh Justin. Justin được Ryan cử đến đây để đi theo tôi mọi nơi mọi chỗ”.

Trong khi tôi giải thích thì Justin vẫn đứng đó, tiếp tục quay phim. Mấy anh chàng phóng viên liền quay sang anh ta và hỏi tới tấp.

“Anh theo ông ấy vào cả phòng tắm à?”

“Lúc nào anh cũng đứng sát ông ấy như thế này à?”

Trong chốc lát đã có vài nhóm đưa tin đem máy quay đến để quay cảnh Justin quay phim tôi. Y hệt một tù binh, Justin liên tục phải trả lời câu hỏi về tên, chức vụ, số điện thoại trụ sở chiến dịch vận động của sếp anh ta. Đến sáu giờ thì câu chuyên về Justin đã được phát trên hầu hết các kênh phát thanh truyền hình địa phương. Chuyên này còn bao phủ cả bang suốt một tuần sau đó – dưới đủ hình thức truyện tranh, bài xã luận, chương trình trò chuyện thể thao trên đài.

Sau vài ngày cố lờ đi thì cuối cùng đối thủ của tôi cũng phải đầu hàng trước sức ép, ông ta phải yêu cầu Justin giữ khoảng cách xa thêm vài mét và phải đưa ra lời xin lỗi. Tuy nhiên chiến dịch vận động của ông ta cũng đã bị tổn hại. Mọi người có thể không hiểu quan điểm đối lập về chương trình chăm sóc sức khỏe hay vấn đề ngoại giao với Trung Đông của tôi và ông ta. Nhưng họ biết một điều rằng chiến dịch vận động của ông ta đã vi phạm một giá trị mà họ coi là rất quan trọng, đó là đạo đức công dân.

Khác biệt giữa thái độ, cách cư xử được coi là phù hợp trong cuộc sống và phương pháp để giành chiến thắng trong bầu cử chỉ là một trong những điều có thể kiểm tra giá trị đối với các chính trị gia. Chỉ có rất ít nghề khác ngoài nghề này mà hàng ngày, bạn đều phải đặt lên bàn cân những đòi hỏi ngược nhau – giữa các nhóm cử tri khác nhau, giữa lợi ích của tiểu bang và lợi ích toàn đất nước, giữa lòng trung thành với đảng và sự độc lập của bản thân bạn. Giữa những âm thanh lộn xộn, các chính trị gia luôn có nguy cơ đánh mất đạo đức và bị cơn gió dư luận xã hội cuốn đi.

Có lẽ điều này giải thích được tại sao chúng ta mong muốn thấy được phẩm chất khó nắm bắt nhất trong các vị lãnh đạo – đó là sự thành thực, là con người bạn phải là đúng như những gì bạn nổi, là thái độ chân thật không chỉ bằng từ ngữ. Bạn tôi, cựu Thượng nghi sỹ Paul Simon là người có phẩm chất đó. Trong phần lớn sự nghiệp, ông đã làm các chuyên gia thất vọng vì ông luôn được sự ủng hộ của những người bất đồng, thậm chí đôi khi rất dữ dội, với chính trị tự do của ông. Tất nhiên được như vậy vì trông ông rất đáng tin cậy, giống như vị bác sỹ ở thị trấn vậy, với cặp kính, nơ bướm và khuôn mặt giống chó săn basset. Không chỉ thế, mọi người còn cảm nhận được rằng ông sống đúng với những giá trị của ông; rằng ông là một người trung thực, rằng ông sẵn lòng đứng lên ủng hộ những gì ông tin tưởng; và có lẽ quan trọng hơn cả là ông quan tâm đến người khác, đến những gì họ phải trải qua.

Phẩm chất đáng nói cuối cùng của Paul, một phẩm chất mà tôi nhận thấy khi ngày càng lớn tuổi thì tôi càng coi trọng hơn, đó là sự thấu cảm. Phẩm chất này là cốt lõi quy tắc đạo đức của tôi, là ý nghĩa của cái gọi là Quy tắc vàng đối với tôi – không chỉ đơn giản là đòi hỏi cần phải thông cảm hay nhân ái mà còn là một yêu cầu khác cao hơn, đòi hỏi phải biết đứng vào vị trí của người khác và nhìn mọi việc bằng con mắt của người đó.

Giống như các giá trị khác, tôi học được tính thấu cảm từ mẹ tôi. Mẹ tôi khinh ghét mọi biểu hiện của sự độc ác, thiếu suy nghĩ và lạm dụng sức mạnh, bất kể chúng biểu hiện qua định kiến màu da, trẻ con bắt nạt nhau ở trường hay công nhân bị trả lương quá thấp. Bất cứ khi nào bà thấy dấu hiệu của nhưng tính xấu đó trong con người tôi bà thường nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi: “Con nghĩ việc đó sẽ khiến con cảm thấy thế nào?” Nhưng chính mối quan hệ với ông tôi mới giúp tôi lần đầu tiên hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của phẩm chất này. Vì mẹ tôi làm việc ở nước ngoài nên trong mấy năm trung học tôi sống với ông, và vì không có bố trong nhà nên ông tôi phải chịu đựng rất nhiều tuổi trẻ nổi loạn của tôi. Bản thân ông cũng không phải người dễ hòa hợp: ông vừa giàu tình cảm vừa nóng tính, và một phần vì sự nghiệp của ông không được thành công nên tính tình ông trở nên khá nhạy cảm. Hồi mười sáu tuổi tôi cãi nhau với ông suốt ngày, chủ yếu do tôi không tôn trọng vô vàn các quy tắc mà đối với tôi là quá tủn mủn và độc đoán – ví dụ như phải đổ đầy bình xăng mỗi khi mượn xe ông hay phải súc sạch hộp sữa giấy trước khi vứt vào sọt rác.

Với chút khả năng ăn nói cũng như niềm tin tuyệt đối vào quan điểm ưu việt của mình, tôi nhận thấy mình thường thắng ông trong những vụ tranh cãi, theo nghĩa hẹp là làm cho ông bối rối, nổi cáu và nói những điều rất vô lý. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, có lẽ vào năm cuối trung học, tôi bắt đầu cảm thấy thắng lợi này không còn tạo cảm giác thỏa mãn như trước. Tôi bắt đầu nghĩ về những nỗ lực lớn lao và những nỗi thất vọng mà ông đã phải trải qua. Tôi bắt đầu hiểu được mong muốn được gia đình tôn trọng của ông. Tôi nhận ra rằng tôi cũng không mất gì nhiều nếu làm theo những quy tắc của ông nhưng đối với ông điều đó lại rất có ý nghĩa. Tôi nhận thấy đôi khi ông cũng có lý, và khi luôn khăng khăng sống theo cách của mình mà không quan tâm đến cảm xúc hay mong muốn của ông, cách nào đó tôi đang tự hạ thấp mình.

Dĩ nhiên, sự tỉnh ngộ này cũng không có gì phi thường, tất cả chúng ta đều phải trải qua giai đoạn này, với các con đường khác nhau, khi trưởng thành hơn. Đến giờ tôi thấy mình ngày càng quay lại gần hơn với nguyên tắc sông cơ bản của mẹ tôi – “Con nghĩ việc đó sẽ khiến con cảm thấy thế nào?” – câu nói đó trở thành kim chỉ nam cho hoạt động chính trị của tôi.

Tôi nghĩ chúng ta chưa đặt câu hỏi này với bản thân đủ nhiều; với tư cách là một quốc gia, chúng ta có vẻ thiếu hụt tinh thấu cảm. Chúng ta sẽ không bỏ mặc những trường chẳng dạy được gì, luôn thiếu nguồn tài chính, thiếu giáo viên và thiếu cảm hứng nếu chúng ta coi lũ trẻ học ở ngôi trường đó như con cái mình. Thật khó mà tưởng tượng một vị tổng giám đốc tự trả cho mình mức lương hàng triệu dollar cộng thêm nhiều quyền lợi khác, đồng thời lại cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của mình nếu ông ta nghĩ nhân viên, theo nghĩa nào đó, là bình đẳng với ông. Và hoàn toàn có thể yên tâm mà nghĩ rằng những người có quyền lực sẽ nghĩ kỹ hơn, sâu hơn khi định phát động một cuộc chiến tranh nếu họ hình dung ra nhưng đứa con của họ sẽ thế nào (khi bị đưa ra chiến trường).

Tôi tin rằng sự thấu cảm sâu sắc hơn sẽ hướng chính trị nhiều hơn tới những người đang phải nỗ lực vất vả trong xã hội. Nói cho cùng, nếu họ giống chúng ta thì những vất vả, đấu tranh của họ cũng là của chúng ta. Nếu chúng ta không giúp đỡ họ, chúng ta đang tự hạ thấp mình.

Nhưng điều đó không có nghĩa là những người đang đấu tranh vất vả để sống – hoặc nhưng người đòi quyền được lên tiếng thay cho họ – không cần cố gắng hiểu suy nghĩ của nhưng người giàu có. Thủ lĩnh những người da đen cần phải hiểu được nỗi lo ngại chính đáng của người da trắng khiến họ bác bỏ những chính sách giáo dục và việc làm cho người thiểu số. Đại diện các nghiệp đoàn không thể không hiểu áp lực cạnh tranh mà người sử dụng lao động phải chịu đựng.

Cá nhân tôi có nghĩa vụ phải học cách nhìn thế giới bằng con mắt của George Bush, bất kể tôi không đồng ý với ông đến mức nào. Đó chính là kết quả của sự thấu cảm, nó đòi hòi tất cả chúng ta phải cố gắng dù là người bảo thủ hay tự do, có hay không có quyền lực, đang áp bức hay bị áp bức. Chúng ta phải rũ bỏ sư tự mãn. Chúng ta phải vượt ra ngoài tầm nhìn hạn hẹp của chính mình.

Không có ai là ngoại lệ với đòi hỏi tìm ra một nền tảng chung.

Dĩ nhiên, chỉ hiểu biết lẫn nhau thôi vẫn chưa đủ. Xét cho cùng, nói thì rất dễ; và như với một giá trị khác, phải hành động dựa trên thấu cảm. Vào thập kỷ 80 khi tôi là một nhà hoạt động cộng đồng, tôi thường hỏi những nhà lãnh đạo các vùng quanh đó xem họ bỏ thời gian, sức lực và tiền bạc vào đâu. Tôi nói với họ đây chính là cách xác định chính xác giá trị của chúng ta, bất kể chúng ta thích tự tuyên bố điều gì với bản thân. Nếu chúng ta không sẵn lòng trả giá, nếu chúng ta không sẵn lòng hy sinh để nhận được các giá trị của riêng mình thì nên tự vấn xem liệu chúng ta có thực sự tin vào những giá trị đó hay không, ít nhất nếu nhìn nhận theo tiêu chí này thì đôi khi dường như người Mỹ bây giờ không coi trọng giá trị nào hơn là giàu có, thon thả, trẻ trung, nổi tiếng, an toàn và vui vẻ. Chúng ta nói rằng chúng ta coi trọng những di sản dành cho thế hệ sau, nhưng sau đó dồn một gánh nạng nợ khổng lồ lên vai chúng. Chúng ta nói rằng chúng ta tin vào cơ hội công bằng, nhưng lại im re khi hàng triệu trẻ em Mỹ mòn mỏi trong nghèo khổ. Chúng ta khẳng định chúng ta yêu quý gia đình, nhưng rồi lại xây dựng một nền kinh tế và sống một cuộc sống mà con người ngày càng dành ít thời gian cho gia đình hơn.

Có một nhóm người trong số chúng ta hiểu biết hơn. Chúng ta tin vào các giá trị ngay cả khi đôi khi chúng bị lu mờ, giảm sút; ngay cả khi chính chúng ta – với tư cách là một quốc gia và cả trong đời sống hàng ngày – phản bội lại các giá trị đó mà không nhớ. Ngoài các giá trị ấy thì còn gì khác dẫn dường cho chúng ta? Những giá trị ấy là di sản của chúng ra, nhờ chúng mà chúng ta trở thành một dân tộc như hiện tại. Và mặc dù chúng ta biết rằng các giá trị ấy có thể bị những nhà tri thức, nhà phê bình văn hóa nghi ngờ, đâm chọc, hạ thấp hay lộn trái thì chúng vẫn trường tồn, bất biến ở mọi giai cấp, mọi chủng tộc mọi tín ngưỡng và mọi thế hệ một cách đáng ngạc nhiên. Chúng ta có thể nhân danh các giá trị để lên tiếng nếu chúng ta hiểu rằng cần kiểm định các giá trị qua thực tế và kinh nghiệm, và chúng ta nhớ rằng các giá từ đó cân hành động chứ không chỉ lời nói.

Nếu không, chúng ta sẽ đánh mất bản chất tốt đẹp nhất của mình.

Bình luận