Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Hy Vọng Táo Bạo

Chương 7: Chủng Tộc

Tác giả: Barack Obama

Đám tang được tổ chức ở một nhà thờ lớn, đó là một công trình kiến trúc nổi bật, trải rộng trên một khu đất đẹp có diện tích hơn mười mẫu Anh[206] . Nghe đồn để xây dựng nhà thờ này tốn tận 35 triệu dollar, và từng đồng dollar đều hiển hiện rõ – có một sảnh đại tiệc, một trung tâm hội thảo, một bãi đậu xe chứa được 1.200 chiếc, một hệ thống âm thanh hiện đại nhất và một cơ sở sản xuất chương trình truyền hình với thiết bị kỹ thuật số phục vụ biên tập.

Trong thánh đường nhà thờ, khoảng bốn nghìn người đến dự đám tang đã có mặt, phần lớn là người Mỹ gốc Phi, rất nhiều người trong số họ là các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: bác sỹ, luật sư. kế toán viên. giáo viên và môi giới bất động sản. Trên bục, các thượng nghị sỹ các thống đốc bang và các vị bộ trưởng ngồi lẫn tới các lãnh tụ da đen như Jesse jackson, John Lewis[207], Al Sharpton và T. D. Jakes.

Bên ngoài, dưới ánh mặt trời rực rỡ tháng Mười, hàng nghìn người khác đang đứng trên những con phố im lặng: những cặp vợ chồng già, những người đàn ông cô đơn, những phụ nữ trẻ và những khách bộ hành, một vài người vẫy chào đoàn xe hộ tống thi thoảng chạy vụt qua, những người khác đứng trầm tư lặng lẽ, tất cả đang chờ để bày tỏ lòng thương tiếc với người phụ nữ nhỏ bé tóc hoa râm đang nằm trong chiếc quan tài đặt trong nhà thờ.

Dàn đồng ca cất tiếng hát, vị mục sư đọc lời cầu nguyện mở màn. Cựu Tổng thống Bill Clinton bước lên và bắt đầu kể về cảm xúc của ông khi còn là một cậu bé da trắng miền Nam đi trên những chuyến xe buýt bị phân chia theo màu da. Về phong trào quyền công dân được thổi bùng lên một phần nhờ Rosa Parks đã giải phóng ông và những người bạn da trắng của ông thoát khỏi sự mù quáng cố chấp của chính họ. Thái độ thoải mái của Clinton trước những thính giả da đen và tình cảm yêu mến gần như là nhẹ dạ họ dành cho ông cho thấy đã có hòa giải, có sự tha thứ và phần nào vết thương cũ đã được chữa lành.

Về nhiều mặt. việc một người từng là người đứng đầu thế giới phương Tây và là người con của miền Nam biết rằng ông ta có một món nợ với một nữ thợ may da đen chính là cách thể hiện sự tôn kính thích hợp nhất đối với những gì Rosa Parks đã làm. Thực tế, ngôi nhà thờ lộng lẫy này, nhóm những quan chức da đen dược bầu đang ngồi kia, sự giàu có rõ ràng của rất nhiều người ở đây và sự có mặt của chính tôi trên bục với tư cách là một thượng nghị sỹ Mỹ – tất cả đều bắt nguồn từ một ngày tháng Mười hai năm 1955 đó, khi bà Parks, với tính quyết đoán hòa nhã và lòng tự trọng điềm tĩnh, đã từ chối nhường chiếc ghế mình đang ngồi trên xe buýt[208]. Khi tôn vinh Rosa Parks, chúng ta cũng tôn vinh rất nhiều người khác nữa, đó là hàng nghìn phụ nữ, đàn ông và trẻ em khắp miền Nam mà tên tuổi không được ghi trong sử sách, với những câu chuyện đã bị lãng quên theo thời gian, nhưng lòng dũng cảm và khoan dung của họ đã góp phần giải phóng một dân tộc.

Và bây giờ, khi tôi đang ngồi nghe cựu Tổng thống và những người tiếp sau đó phát biểu, trong đầu tôi hiện ra cảnh hoang tàn tràn ngập các bản tin chỉ hai tháng trước đó, khi cơn bão nhiệt đới Katrina tràn qua vùng Bờ Vịnh[209] và thành phố Neo Orleans[210] chìm trong nước. Tôi nhớ lại hình ảnh những người mẹ trẻ còn ở tuổi vị thành niên đang than khóc và nguyền rủa ngay trước sân vận động Superdome của thành phố, đám con cái phờ phạc túm lấy áo mẹ, và những người phụ nữ già ngồi xe lăn, mái đầu xơ xác vì nóng, đôi chân khô héo lộ ra dưới tấm váy bẩn thỉu. Tôi nghĩ về bản tin đưa cảnh một thi thể cô độc được ai đó đặt cạnh tường, bất động dưới tấm chăn mỏng; cảnh những thanh niên cởi trần, mặc độc chiếc quần rộng lội qua làn nước đen sẫm, trên tay mang đầy đồ đạc, bất cứ thứ gì họ lấy được từ các cửa hàng xung quanh, ánh mắt lấp loáng sự hỗn loạn.

Khi cơn bão đi qua Bờ Vịnh, tôi đang ở nước ngoài, trên đường quay về từ chuyến công tác đến Nga. Một tuần sau tấn thảm kịch đó, tôi đến Houston Texas, cùng Bill và Hillary Clinton, George H.W. Bush và vợ ông – Barbara, để kêu gọi quyên góp ủng hộ nạn nhân của cơn bão và thăm một vài người trong số 25.000 người đang phải tạm thời sơ tán ở sân vận động Astrodome của thành phố Houston và trung tâm Reliant cạnh đó.

Thành phố Houston đã gây ấn tượng mạnh khi dựng ra những nơi ở tạm thời khẩn cấp cho rất nhiều người, hợp tác với Hội Chữ thập đỏ và Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) cung cấp cho người dân bị nạn lương thực, quần áo, nơi ở và chăm sóc y tế. Nhưng khi chúng tôi đi dọc theo hàng võng xếp đầy trung tâm Reliant lúc đó, bắt tay, chơi với lũ trẻ, nghe một người kể chuyện, tôi thấy rõ ràng rằng những nạn nhân còn sống sót sau cơn bão Kalrina thực chất đã bị lãng quên từ trước khi cơn bão ập đến. Họ chính là khuôn mặt của cư dân khu phố cũ trong bất cứ thành phố nào của nước Mỹ, là hình ảnh cảnh nghèo khổ của người da đen – những người thất nghiệp và gần như thất nghiệp,  người bệnh tật và sẽ sớm bị bênh tật, người ốm yếu và người già cả. Một người mẹ trẻ kể cô đã phải bỏ lại các con trên một chuyến xe buýt đầy người lạ. Các ông già lặng lẽ tả về ngôi nhà mà họ đã bị mất và họ không có gia đình cũng như bất cứ loại bảo hiểm nào để nương tựa. Một nhóm đàn ông trẻ khẳng định con đê đã bị những người muốn tống khứ người da đen khỏi New Orleans phá vỡ. Một phụ nữ cao lớn, gầy gò, nhìn hốc hác trong chiếc áo phông lớn hơn người đến hai cỡ của Astros níu tay tôi kéo về phía bà.

“Trước cơn bão chúng tôi tay trắng”, bà thì thào, “Giờ thì còn tệ hơn cả trắng tay nữa”.

Trong mấy ngày sau hôm đó, tôi trở về Washington và làm việc nhiều qua điện thoại, cố gắng tăng lượng hàng cung cấp và cứu trợ. Trong cuộc họp của đảng Dân chủ tại Thượng viện, tôi và các đồng nghiệp đã thảo luận những diều luật có thể làm được. Sáng Chủ nhật, tôi xuất hiện trên bản tin, bác bỏ ý kiến cho rằng Chính phủ đã hành động chậm chạp vì nạn nhân của cơn bão Katrina chủ yếu là người da đen – “Năng lực hạn chế không liên quan đến màu da”, tôi đã nói như vậy – nhưng tôi cũng khẳng định kế hoạch hành động bất hợp lý của chính phủ cho thấy ở mức độ nào đó, có thái độ bỏ qua và bàng quan đối với vấn đề đói nghèo ở khu phố cũ mà đáng lẽ cần giải quyết. Một buổi chiều muộn. chúng tôi cùng các thượng nghị sỹ Cộng hòa tham gia vào cái mà chính phủ Bush coi là một buổi chỉ thị đặc biệt về phản ứng của liên bang. Gần như toàn bộ nội các đã có mặt hôm đó cùng với chủ tịch Hội đồng tham mưu Liên quân, và trong một giờ liền các bộ trưởng Chertoff, Rumsfeld[211] và những người khác nổi khùng lên và không thể hiện một chút thái độ thương xót nào khi nhắc đến số người đã được sơ tán, tỷ lệ lực lượng quân đội được huy động, và hoạt động của lực lượng Phòng vệ quốc gia. Buổi tối vài ngày sau đó, chúng ta thấy Tổng thống Bush đứng giữa quảng trường lụt lội đáng sợ, thừa nhận hậu quả của bất công chủng tộc mà bi kịch thiên tai này dã phơi bày, và tuyên bố rằng New Orleans sẽ phục hồi và phát triển.

Và hôm nay, ở đám tang Rosa Parks, gần hai tháng sau cơn bão, sau khi cả nước Mỹ đều cảm thấy bất bình và xấu hổ suốt cuộc khủng hoảng, sau những bài phát biểu, những bức thư điện tử, báo cáo ngắn và những cuộc họp kín sau những chương trình đặc biệt trên truyền hình và các bản tin trên báo chí, dường như vẫn chưa có gì thay đổi. Ô tô vẫn mắc kẹt trên mái nhà. Những thi thể tiếp tục được tìm thấy. Khắp Bờ Vịnh lan truyền chuyện về những nhà thầu lớn đã giành được hợp đồng trị giá hàng triệu dollar, thuê người lao động nhập cư trái phép để giảm chi phí nhờ trả cho họ số tiền công ít ỏi, không đếm xỉa gì đến mức lương thông thường và các luật bảo vệ nhóm người thiểu số. Tôi ngỡ cuối cùng thì lương tâm của đất nước cũng được thức sau giấc ngủ dài và chính phủ sẽ tuyên bố một cuộc chiến mới chống đói nghèo – nhưng rồi hy vọng đó đã nhanh chóng tan đi.

Thay vào đó, chúng ta ngồi đây trong nhà thờ, ca tụng Rosa Parks, hồi tưởng lại thắng lợi xa xưa, tự chôn mình trong nỗi luyến tiếc quá khứ. Sẽ có con tem in chân dung bà và không biết bao nhiêu con đường, trường học và thư viện trên khắp nước Mỹ chắc chắn sẽ mang tên bà. Tôi không rõ Rosa Parks sẽ làm gì ở những sự kiện đó – liệu tem hay tượng có gọi được linh hồn bà không, hay liệu có nên tôn vinh những kỷ niệm về bà thêm nữa không. Tôi nghĩ về những lời mà người phụ nữ ở Houston đã thì thầm vào tai tôi, và không hiểu họ nghĩ thế nào về chúng tôi những ngày sau khi đê vỡ.

KHI TÔI GẶP ai đó lần đầu tiên, đôi khi họ trích lại một câu trong bài phát biểu của tôi hồi Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 2004, nghe vang như một hợp âm: “Không có nước Mỹ da đen hay da trắng, nước Mỹ Latin hay Á châu – chỉ có một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đối với họ, câu nói này chính là hình ảnh cuối cùng của nước Mỹ, được giải phóng khỏi quá khứ Jim Crow và chế độ nô lệ, trại giam giữ người Nhật và người lao động Mexico nhập cư[212], những căng thẳng nơi làm việc và va chạm văn hóa – một nước Mỹ đúng như cam kết của mục sư King rằng mọi người phán xét chúng ta không phải qua màu da mà qua tính cách.

Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin rằng nước Mỹ sẽ như thế. Là con của một gia đình có bố da đen và mẹ da trắng, sinh ra ở một nơi toàn dân di cư đủ màu da ở Hawaii, có em gái mang nửa dòng máu là Indonesia nhưng thường bị nhầm là người Mexico hoặc Puerto Rico, có em rể và cháu gốc Trung Quốc, một vài họ hàng có vẻ giống Margaret Thatcher[213] còn vài người khác được coi là Bernie Mac[214], nên mỗi khi gia đình sum họp vào Giáng sinh thì không khác gì cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc – tôi chưa bao giờ phải chọn xem nên trung thành với màu da nào hay đánh giá giá trị bản thân qua màu da của mình.

Hơn nữa, tôi tin rằng một trong những nét đặc trưng của nước Mỹ là nó có khả năng chấp nhận thành viên mới. có thể tìm ra tính cách riêng của dân tộc từ đám đông hỗn loạn di cư đến bờ biển đất nước. Về chuyện này, chúng ta được cổ vũ bởi Hiến pháp với ý tưởng cơ bản là dù chúng ta đã từng là nô lệ đi nữa thì chúng ta vẫn là các công dân được luật pháp đối xử công bằng, và bởi hệ thống kinh tế, hơn bất cứ hệ thống kinh tế ở nước nào khác, sẵn sàng tạo cơ hội cho tất cả mọi người bất kể vị trí xã hội. Dĩ nhiên, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với người nhập cư dần dần cũng làm xói mòn những ý tưởng đó; những người có quyền lực và có đặc quyền đặc lợi thường tận dụng hoặc kích động định kiến xã hội để làm lợi cho bản thân. Nhưng khi nằm trong tay những nhà cải cách, từ Tubman, Douglass, Chavez[215] đến King, tư tưởng công bằng dần hình thành giúp chúng ta hiểu bản thân và xây dựng nên một quốc gia đa văn hóa có một không hai trên thế giới.

Cuối cùng, câu nói ấy của tôi còn mô tả thực trạng dân số nước Mỹ trong tương lai. Hiện tại, các bang Texas, California, New Mexico, Hawaii và thủ đô Washington có đa số dân số là các nhóm người thiểu số. Mười hai bang khác có hơn một phần ba dân số là người Mỹ gốc Latin, người da đen hoặc người gốc Á. Hiện tại cả nước Mỹ có 42 triệu người Mỹ gốc Latin, họ chiếm gần một nửa tốc độ tăng dân số từ năm 2004 đến năm 2005, người Mỹ gốc Á tuy ít hơn nhiều nhưng cũng phát triển rất nhanh và dự đoán sẽ tăng 200% so với hiện tại trong vòng bốn mươi lăm năm tới. Các chuyên gia dự đoán rằng sau năm 2050, người da trắng sẽ không còn chiếm đa số dân cư nước Mỹ, và chúng ta không thể dự báo được chính xác tác động của hiện tượng đó lên kinh tế, chính trị và văn hóa.

Nhưng khi tôi nghe các nhà bình luận diễn giải câu nói đó của tôi thành chúng ta đã tiến tới một “nền chính trị hậu phân biệt chủng tộc” hay chúng ta đang sống trong một xã hội không phân biệt màu da, tôi thấy vẫn phải có lời cảnh báo. Khi nói rằng chúng ta là một dân tộc không có nghĩa rằng vấn đề chủng tộc không còn tồn tại – rằng chúng ta đã thắng trong cuộc chiến vì công bằng, rằng vấn đề mà nhóm người thiểu số gặp phải hiện nay chủ yếu chỉ là do họ tự gây ra. Chúng ta đều biết kết quả thống kê: về hầu như tất cả các chỉ số kinh tế xã hội, từ tỷ lệ sống của trẻ em sơ sinh cho đến tuổi thọ trung bình, từ số người có việc làm đến số người sở hữu nhà riêng, cộng đồng người da đen và người Mỹ Latin đều bị tụt lại rất xa so với người da trắng. Trong các ban lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ, nhóm người thiểu số có rất rất ít đại diện. Trong Thượng viện liên bang, chỉ có ba người Mỹ gốc Latin và hai người Mỹ gốc Á (cả hai đều của bang Hawaii), và khi tôi viết những dòng chữ này thì tôi là thành viên người Mỹ gốc Phi duy nhất trong Thượng viện. Nói rằng thái độ phân biệt chủng tộc không có vai trò gì trong sự chênh lệch này không khác gì nhìn vào lịch sử, nhìn vào quá khứ bằng con mắt mù quáng, và cũng như đang thoái thác trách nhiệm phải giải quyết vấn đề sao cho tốt đẹp hơn.

Hơn nữa, trong khi nền giáo dục tôi dược hưởng không phải điển hình cho người Mỹ gốc Phi và mặc dù hiện tại, chủ yếu nhờ may mắn, tôi có một vị trí xã hội giúp tôi tránh được hầu hết những va chạm, những đau đớn mà một người da đen bình thường phải chịu đựng, tôi vẫn có thể nhắc lại những lần bị coi thường vụn vặt suốt bốn mươi lăm năm đời tôi: nhân viên bảo vệ theo dõi tôi khi tôi đi mua sắm ở trung tâm thương mại, các cặp vợ chồng da trắng ném chìa khóa xe cho tôi khi tôi đứng bên ngoài nhà hàng đợi người phục vụ, xe cảnh sát áp sát xe tôi mà không có lý do gì rõ ràng. Tôi biết cảm giác thế nào khi bị mọi người nói rằng tôi không làm được điều gì đó vì tôi là người da đen, và tôi biết vị đắng khi phải nuốt cơn giận. Tôi cũng biết rằng Michelle và tôi sẽ còn phải cẩn thận với một vài câu chuyện mà con cái chúng tôi có thể bị ảnh hưởng – trên ti vi và trong âm nhạc, từ bạn bè và từ đường phố – đó là xã hội đang nhìn nhận chúng như thế nào.

Do đó, để suy nghĩ thấu đáo về chủng tộc thì chúng ta phải quan sát thế giới trên một phông nền có nhiều phần – để vừa gìn giữ được hình ảnh nước Mỹ mà chúng ta mong muốn, vừa thẳng thắn nhìn nhận nước Mỹ trong thực tế, nhằm thừa nhận những lỗi lầm trong quá khứ cũng như thách thức trong hiện tại, nhưng không bị rơi vào trạng thái hoài nghi hay tuyệt vọng. Trong cuộc đời mình, tôi đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ giữa những người mang màu da khác nhau. Tôi cảm thấy điều đó rõ ràng như ai cũng có thể cảm thấy nhiệt độ bên ngoài thay đổi vậy. Khi tôi thấy có người da đen nào phủ nhận những thay đổi đó, tôi nghĩ đó không chỉ là thiếu tôn trọng đối với những người đã luôn tranh đấu vì cộng đồng chúng ta mà còn khiến họ xa rời chúng ta, không thể hoàn thành công việc mà họ mới chỉ bắt đầu. Nhưng khi tôi khẳng định mọi chuyện đã tốt hơn thì tôi vẫn tin chắc sự thực là: Tốt hơn vẫn chưa đủ.

CHIẾN DỊCH TRANH CỬ vào Thượng viện liên bang của tôi cho thấy cộng đồng da trắng và da đen ở Illinois đã thay đổi ra sao suốt hai mươi lăm năm qua. Vào thời điểm tôi ra tranh cử, lịch sử Illinois đã từng có người da đen được bầu vào cơ quan quyền lực bang, trong đó có một bộ trưởng tài chính bang và sau đó là tổng chưởng lý (Roland Burris), một thượng nghị sỹ liên bang (Carol Moseley Braun), và lúc đó bang cũng có một bộ trưởng ngoại giao đương nhiệm da đen là Jesse White, người đã chiếm được số phiếu cao nhất bang hai năm trước đó. Nhờ thành công của những người đi trước đó mà chiến dịch của tôi không còn là điều gì đó khác thường – có thể tôi không được ủng hộ để giành thắng lợi, nhưng màu da của tôi cũng không hề làm tôi mất đi cơ hội chiến thắng. Hơn nữa, những nhóm cử tri cuối cùng bị chiến dịch của tôi thu hút đã thách thức lý lẽ truyền thống. Ví dụ, vào ngày tôi tuyên bố ứng cử vào Thượng viện Mỹ, ba trong số năm đồng nghiệp da trắng ở thượng viện bang đã có mặt để ủng hộ tôi. Họ không thuộc nhóm mà ở Chicago chúng tôi gọi là “những người tự do bên hồ”[216] – đi xe Volvo, thích latte[217], uống vang trắng – những người thường bị phe Cộng hòa chế giễu, và mọi người cho rằng họ sẽ ủng hộ một kẻ thất bại là tôi. Không, họ là ba người tuổi trung niên thuộc giai cấp lao động – đó là Terry Link của hạt Lake, Denny Jacobs của thị trấn Quad và Larry Walsh của hạt Will – tất cả đều là đại diện chủ yếu của người da trắng, của giai cấp lao động hay cộng đồng dân cư ngoại ô Chicago.

Điều có lợi là những người này biết tôi rất rõ; bốn chúng tôi đã cùng làm việc ở Springfield trong bảy năm trước đó và hàng tuần vẫn chơi bài poker mỗi khi diễn ra kỳ họp thượng viện bang. Ngoài ra, mỗi người trong số họ đều tự hào về tính cách độc lập của mình, do đó họ sẵn lòng ủng hộ tôi bất kể sức ép từ những ứng cử viên da trắng có lợi thế hơn.

Nhưng họ ủng hộ tôi không chỉ vì quan hệ cá nhân (mặc dù chúng tôi rất thân thiết – tất cả chúng tôi đều lớn lên ở các vùng lân cận vào thời kỳ mà thái độ thù địch với người da đen không có gì là bất thường – và tình bạn của chúng tôi cũng nói lên điều gì đó về thay đổi trong vấn đề chủng tộc). Các Thượng nghị sỹ Link, Jacobs và Walsh là những chính trị gia kiên quyết, giàu kinh nghiệm: họ không muốn ủng hộ kẻ thất bại hay đặt sự nghiệp của họ vào thế rủi ro. Thực tế là tất cả họ đều nghĩ rằng tôi sẽ “bán được hàng” ở quận mà họ đại diện ngay khi cử tri của họ gặp tôi và có thể nhớ được tên tôi.

Họ không đưa ra kết luận đó một cách mù quáng. Trong bảy năm, họ đã thấy tôi làm việc với cử tri của họ ở thượng viện bang hay trong những lần đến thăm vùng mà họ là đại biểu. Họ đã thấy những người mẹ da trắng đưa con cho tôi để chụp ảnh, các cựu chiến binh da trắng thời Thế chiến thứ hai bắt tay tôi sau khi tôi đọc diễn văn trong hội nghị. Họ cũng cảm thấy điều mà tôi nhận biết được từ kinh nghiệm trong cuộc sống: rằng dù cho nhận thức ban đầu của người Mỹ da trắng như thế nào, ngày nay đại đa số họ vẫn có thể – nếu có đủ thời gian – nhìn xa hơn màu da khi nhận xét, đánh giá người khác.

Điều này không có nghĩa là định kiến đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Không ai trong số chúng ta – những người da đen, da trắng, Latin hay châu Á – tránh được khuôn mẫu mà nền văn hóa này áp đặt lên chúng ta, đặc biệt là những khuôn mẫu về tội ác da đen, trí tuệ da đen hay thái độ làm việc da đen. Nhìn chung, thành viên của mỗi nhóm dân cư thiểu số chủ yếu được đánh giá qua mức độ họ bị đồng hóa – cách nói, cách ăn mặc hay cách cư xử của họ giống nền văn hóa chủ đạo của người da trắng đến mức nào – và một cá nhân thuộc cộng đồng thiểu số càng khác những tiêu chí bên ngoài đó thì càng dễ phải chịu những định kiến tiêu cực. Mặc dù người da trắng đã tiếp thu những chuẩn mực chống phân biệt chủng tộc trong suốt ba thập kỷ qua – chưa nói đến những phép tắc cơ bàn – khiến đa số họ, về lương tâm, không thể cư xử theo những khuôn mẫu nói trên trong giao tiếp hàng ngày với người thuộc màu da khác, nhưng cũng rất phi thực tế nếu tin rằng những khuôn mẫu đó không có tác động ở mức độ nào đó lên các quyết định tức thời về việc nên tuyển dụng ai và thăng chức cho ai, bắt ai và buộc tội ai, về việc bạn cảm thấy gì khi thấy một khách hàng đi vào cửa hàng của bạn hay về màu da của các học sinh ở trường con ban đang theo học.

Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng ở nước Mỹ ngày nay, người dân không còn khư khư giữ lấy định kiến đó như trước – và do đó định kiến đó sẽ bị xóa bỏ. Một cậu thiếu niên da đen đang đi trên phố có thể khiến một cặp vợ chồng da trắng sợ hãi, nhưng nếu cậu bé đó lại là bạn học của con trai họ thì họ có thể mời cậu đến ăn tối. Một người da đen có thể khó mà bắt được taxi vào đêm muộn, nhưng nếu anh ta là một kỹ sư phần mềm có năng lực, Microsoft sẽ không e ngại gì khi tuyển dụng anh ta.

Tôi không thể chứng minh lời khẳng định này; các cuộc điều tra về thái độ đối với chủng tộc có tiếng là không đáng tin cậy. Và ngay cả khi tôi đúng, đó cũng chỉ là sự an ủi nhạt nhẽo đối với nhiều cộng đồng thiểu số. Sau cùng, dành nhiều ngày chỉ để bắt bẻ định kiến cá nhân là một việc nhàm chán. Đó chính là gánh nặng mà rất nhiều cộng đồng thiểu số, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi, thường nhắc đến ngoài những công việc hàng ngày của họ – cảm giác rằng với tư cách là một nhóm người, chúng ta không có chút thiện chí nào từ nước Mỹ, với tư cách cá nhân chúng ta luôn phải chứng tỏ bản thân minh bắt đầu từ con số không mỗi ngày, rằng khi mọi người nghi ngờ thì chúng ta bị thiệt thòi, còn khi sự nghi ngờ đó là nhầm lẫn thì chúng ta cũng chẳng được lợi gì đáng kể. Để sống được trong thế giới đó, một đứa trẻ da đen phải vượt qua được cảm giác ngập ngừng khi đứng trước ngưỡng của một phòng học chủ yếu là dân da trắng vào ngày đầu đến trường; một phụ nữ Latin phải vượt qua được cảm giác nghi ngờ bản thân khi chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc ở một công ty hầu như toàn người da trắng.

Hơn tất cả, nó đòi hỏi chúng ta phải vượt qua được cảm giác không muốn cố gắng nữa. Rất ít cộng đồng thiểu số có thể hoàn toàn tách biệt họ khỏi xã hội người da trắng, rõ ràng không giống người da trắng có thể dễ dàng tránh tiếp xúc với các thành viên mang màu da khác. Nhưng cộng đồng da đen có thể phá bỏ hàng rào về tâm lý, có thể tự bảo vệ bằng cách chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. “Tại sao tôi phải cố gắng đánh thức dân da trắng thoát khỏi cái nhìn ngu dốt về chúng ta?” một vài người da đen nói với tôi. “Chúng ta đã cố gắng ba trăm năm nay rồi, và có được kết quả gì đâu”.

Với những câu nói đó, tôi trả lời rằng cách khác là hãy đầu hàng – sống theo những gì đã có thay vì những gì có thể có.

Một trong những điều tôi cảm kích nhất khi trở thành nghị sỹ của Illinois là cả bang đã phá bỏ giả định của tôi về thái độ đối với sắc tộc. Ví dụ, hồi tranh cử vào Thượng viện, tôi đã cùng một thượng nghị sỹ lâu năm của Illinois là Dick Durbin đi một chuyến thăm ba mươi chín thành phố ở phía nam của bang. Một trong những điểm đến là thị trấn Cairo, nằm ở đúng cực nam bang nơi hai dòng sông Mississippi và Ohio hợp lại thành một, nổi tiếng sau cuối thập k 60 đầu thập kỷ 70 vì là nơi diễn ra xung đột sắc tộc dữ dội nhất nếu không kể những bang miền Nam. Lần đầu tiên Dick đến Cairo chính là vào thời kỳ đó, khi ông còn là một luật sư trẻ làm việc cho Paul Simon, người sau này trở thành Phó Thống đốc bang. Ông được cử đến để điều tra xem phải làm gì để làm dịu bớt bầu không khí căng thng ở đây. Khi chúng tôi lái xe xuống Cairo, Dick nhớ lại chuyến đi đó: vừa đến nơi ông đã được cảnh báo không nên dùng điện thoại trong phòng khách sạn vì người điều khiển hệ thống điên thoại là thành viên của Hi đồng công dân da trắng; các chủ cửa hàng da trắng dã đóng cửa ngừng kinh doanh để khỏi phải chống lại yêu sách không được tuyển người da đen; những công dân da đen đã kể với ông về chuyện họ phải cố gng hòa nhập ở trường học, về tâm trng sợ hãi và thất vọng, về những vgiết người da đen kiểu Lynch và những vụ tự tử trong tri giam, về những cuộc bắn giết và bạo đng.

Khi đến Cairo, tôi không biết phải chờ đợi điều gì nữa. Mặc dù lúc đó là giữa trưa, thị trấn có v như bị bỏ quên, một vài cửa hàng mở dọc theo phố chính, một vài cặp vợ chồng già bước ra khỏi những cánh cửa có vẻ là ca phòng khám. Rẽ qua góc đường, chúng tôi lái xe vào một bãi đậu xe rộng, nơi một đám đông vài trăm người đang tụ tập lộn xộn. Một phần tư trong số họ là người da đen, còn lại đa số là người da trắng.

Tất cả họ đều đeo huy hiệu xanh có dòng chữ ỦNG HỘ OBAMA VÀO THƯỢNG VIỆN MỸ.

Ed smith, một anh chàng to lớn, nhiệt tình, là người đứng đầu Công đoàn Lao động quốc tế[218] vùng Trung Tây và lớn lên ở Cairo, sải bước đến xe chúng tôi với nụ cười tươi rói.

Chào mừng các anh”, anh ta bắt tay khi chúng tôi ra khỏi xe. “Hy vọng các anh đã đói vì chúng ta sẽ có một bữa tiệc thịt nướng và m tôi đang nấu ăn”.

Tôi không dám chắc mình biết chính xác điều gì diễn ra trong đầu những người da trắng trong đám đông hôm đó. Phn lớn tuổi họ đều xấp xỉ như tôi hoặc hơn, vì thế ít nhất hẳn họ đều nhớ, nếu không phải đã tham gia trực tiếp vào những tháng ngày kinh khủng ba mươi năm trước. Chắc chắn là nhiều người trong số họ đến chỉ vì Ed Smith, một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ng, muốn họ có mặt; những người khác tham gia có thể vì được ăn, hay có thể chỉ vì muốn được thấy một thượng nghị sỹ Mỹ và một ứng cử viên trong chiến dịch tranh cử đến thị trấn của họ.

Tôi biết rằng bữa tiệc thịt nướng rất tuyệt vời, cuộc trò chuyện thì đầy hứng khởi, mọi người có vẻ vui mừng được gặp chúng tôi. Trong khoảng một giờ đồng hồ chúng tôi ăn, chụp ảnh, lng nghe mối lo ngại của mọi người. Chúng tôi thảo luận xem phải làm gì để khởi động lại nn kinh tế trong vùng và có nhiều tiền hơn để đầu tư vào trường học, chúng tôi nghe họ nói về những người con của họ đang ở lraq và vấn đề cấp thiết phải phá b một bnh viện cũ đang xuống cấp ở trung tâm thị trấn. Và khi chúng tôi ra về, tôi cảm thấy giữa tôi là những người tôi gặp hôm đó dã có một mối quan hệ mới – không phải cái gì mang tính chuyển biến lm, nhưng có lẽ cũng đủ để giảm bớt định kiến và xây dựng tình cảm tốt đẹp. Nói cách khác, chúng tôi đã tạo ra được lòng tin.

Dĩ nhiên, lòng tin giữa các sắc tộc khác nhau thường không thể tuyệt đi. Nó có thể bị tàn lụi nếu không được nỗ lực duy trì. Nó có thể ch tồn tại chừng nào các nhóm thiểu số vẫn thụ động, im lặng trước bất công; nó có thể bị vỡ vụn chỉ sau một vài đoạn quảng cáo đả kích được phát đúng thời điểm với hình ảnh một công nhân da trắng bị mất việc do chính sách vì quyn lợi nhóm người thiểu số hay sau bản tin một cảnh sát bn vào một thanh niên da đen hoặc Latin không có vũ khí.

Nhưng tôi cũng tin rằng những khoảnh khắc như ở Cairo s còn xuất hiện như từng đợt sóng từ những điều diễn ra ngay sau đó: rằng mọi người đủ màu da sẽ đem những khoảnh khắc đó về nhà hay nơi thờ cúng của họ; rằng những khoảnh khắc đó sẽ ảnh hưởng lên cuộc trò chuyn giữa cha mẹ với con cái, giữa các đng nghiệp, và sẽ từ từ chậm rãi nhưng chắc chắn, xóa bỏ thái độ thù địch và nghi ngờ do tách biệt gây ra.

Mới đây tôi trở lại thăm miền Nam Illinois. Sau một ngày dài gặp mặt cử tri và đọc diễn văn, tôi và một nhân viên da trắng trẻ tuổi tên là Robert Stephan cùng trở về nhà. Do là một đêm mùa xuân đẹp trời, mặt nước mênh mông và đôi bờ sẫm màu của dòng sông Mississippi sáng lung linh dưới mặt trăng tròn đầy lơ lửng trên trời. Dòng nước khiến tôi nhớ đến Cairo và những thị trấn dọc theo con sông này, nhớ đến những vùng đất đã phát triển rồi suy tản cùng với giao thông đường thủy cũng như với lịch sử buồn, khắc nghiệt và dữ dội đã từng diễn ra ở đây trong cuộc đụng độ giữa người tự do và người nô lệ, giữa thế giới của Huck và thế giới của Jim[219].

Tôi nhắc Robert về những việc chúng tôi đã làm để phá bỏ bệnh viện cũ ở Cairo – văn phòng của chúng tôi đã bắt đầu gặp gỡ với Bộ Y tế bang và các quan chức địa phương – tôi cũng kể cho anh ta nghe về chuyến thăm đầu tiên của tôi tới thị trấn. Vì Robert lớn lên ở vùng miền Nam của bang nên câu chuyện của chúng tôi nhanh chóng chuyển sang đề tài thái độ đối với vấn đề chủng tộc của bạn bè và hàng xóm nhà anh ta. Chỉ mới tuần trước, anh ta kể, một vài người có ảnh hưởng ở khu vực này đã mời anh ta gia nhập một câu lạc bộ nhỏ ở Alton, cách ngôi nhà anh ta lớn lên chỉ vài ngã tư. Robert chưa bao giờ đến đó, nhưng thấy cũng có vẻ ổn. Ở đó có đồ ăn, mọi người nói chuyện chút ít, rồi Robert nhận thấy trong khoảng năm mươi người có mặt trong phòng, không ai là người da đen. Vì một phần tư dân số Alton là người Mỹ gốc Phi nên Robert thấy khá lạ, anh bèn hỏi mọi người.

Chúng tôi là một hội riêng, một người trong số họ trả lời.

Lúc đầu, Robert không hiểu – không người da đen nào muốn tham gia à? Khi họ không nói gì, anh ta thốt lên: Vì Chúa, đây là năm 2006 rồi cơ mà.

Mọi người nhún vai, “Ở đây luôn thế”, họ trả lời. “Không chấp nhận người da đen”.

Đến đây thì Robert vứt khăn ăn xuống đĩa, chào tạm biệt, và bỏ đi.

Tôi nghĩ tôi phải dành thời gian suy ngẫm về những thành viên câu lạc bộ đó, coi đó là bằng chứng cho thấy người da trắng vẫn luôn có thái độ thù ghét đối với những người có màu da như tôi. Nhưng tôi không muốn mất công vì thái độ đó chẳng làm gì được ai.

Thay vào đó tôi nghĩ về Robert, về hành động nhỏ nhưng không hề dễ dàng của anh. Nếu một người trẻ tuổi như Robert có thể cố gắng vượt qua dòng chảy của thói quen và sự sợ hãi để làm điều anh biết là đúng thì tôi cũng muốn đảm bảo rằng tôi sẽ có mặt ở bờ bên kia, để kéo anh lên.

KỲ BẦU CỬ của tôi không chỉ được thái độ tiến bộ về sắc tộc của cử tri da trắng Illinois ủng hộ. Nó có còn phản ánh những thay đổi trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi của bang.

Có thể thấy một trong những điều chứng tỏ sự thay đổi đó ngay trong đợt ủng hộ đầu tiên tôi nhận được. Trong 500.000 dollar tôi quyên góp được trong đợt bầu cử sơ bộ, gần một nửa là của các doanh nghiệp, các cá nhân da đen. WVON – một đài phát thanh do người da đen sở hữu là đài đầu tiên đề cập đến chiến dịch vận động của tôi trên sóng tin tức Chicago. N’Digo – tạp chí tuần tin tức cũng thuộc một người da đen khác là tờ báo đầu tiên đưa ảnh tôi lên trang bìa. Một trong những lần đầu tiên khi tôi cần máy bay tư nhân để đi vận động cũng là một người bạn da đen cho tôi mượn máy bay.

Thế hệ người da đen trước không thể làm được như thế. Mặc dù Chicago luôn là một trong những cộng đồng doanh nghiệp da đen năng động nhất nước, nhưng hồi những năm 60 và 70 chỉ có một vài người tự thành đạt được coi là giàu có theo tiêu chuẩn của người Mỹ da trắng – đó là John Johnson, người sáng lập ra hai tạp chí EbonyJet; George Johnson, người sáng lập hãng Johnson Products, Ed Gardner, người sáng lập Soft Sheen[220] và Al Johnson, người da đen đầu tiên trên cả nước được sở hữu một nhãn hiệu nhượng quyền của hãng GM[221].

Giờ đây, thành phố này không chỉ có rất nhiều bác sỹ, nha sỹ, luật sư kế toán… da đen mà người da đen còn chiếm vị trí lãnh đạo cao nhất trong một vài công ty ở Chicago. Người da đen sở hữu chuỗi cửa hàng ăn, ngân hàng đầu tư, công ty quan hệ công chúng, quỹ đầu tư bất động sản và công ty kiến trúc. Họ có thể sống ở nơi họ muốn, cho con đi học ở những trường tư thục tốt nhất. Họ chủ động tham gia vào các ủy ban dân sự và đóng góp hào phóng vào mọi hoạt động từ thiện.

Theo thống kê, có rất ít người Mỹ gốc Phi trong số một phần năm dân số có thu nhập cao nhất. Tất cả người da đen có nghề nghiệp hoặc đang làm kinh doanh ở Chicago đều có thể dẫn chứng những trở ngại họ gặp phải do màu da của họ. Rất ít doanh nhân người Mỹ gốc Phi được thừa kế tài sản hay có những phúc thần đầu tư giúp họ khởi sự kinh doanh hay hỗ trợ họ trong thời kỳ suy thoái. Đa số tin rằng nếu họ là người da trắng thì họ sẽ đạt được thành công lớn hơn.

Còn hiện tại, bạn sẽ không nghe thấy ai coi việc bị phân biệt chủng tộc là lý do dẫn đến thất bại của họ. Thực tế, nét đặc trưng của thế hệ người da đen mới này là họ không chấp nhận bất cứ giới hạn nào đối với mục đích của họ. Bạn tôi, từng là nhà kinh doanh trái phiếu xuất sắc nhất của Merrill Lynch[222] chi nhánh Chicago, khi quyết định thành lập ngân hàng đầu tư riêng thì mục tiêu của anh không chỉ là đưa ngân hàng này thành công ty hàng đầu trong cộng đồng người da đen mà còn trong toàn bộ giới doanh nghiệp. Một người bạn khác đã quyết định rời bỏ vị trí điều hành ở General Motors để kết hợp với Hyatt[223] lập công ty riêng chuyên về dịch vụ đậu xe và bị mẹ anh nghĩ là điên. “Mẹ tôi không thể tưởng tượng có vị trí nào tốt hơn làm quản lý ở GM”, anh kể, “vì ở thế hệ bà người da đen không bao giờ đạt được đến vị trí đó. Nhưng tôi biết tôi muốn có cái gì đó của riêng mình”. Suy nghĩ đơn giản ấy – rằng con người không thể bị giới hạn ước mơ có vị trí quá hiển nhiên trong nhận thức của chúng ta đến mức có vẻ nó gần như là cũ kỹ. Nhưng với cộng đồng da đen, suy nghĩ này cho thấy một sự thay đổi triệt để so với quá khứ, một nhát cắt đứt chiếc xiềng tâm lý về thời nô lê và đạo luật Jim Crow. Có lẽ đó là di sản quan trọng nhất của phong trào quyền công dân, một món quà của những vị lãnh tụ như John Lewis và Rosa Parks – những người đã biểu tình, đã phản đối, và đã chấp nhận bị đe dọa, bắt bớ, đánh đập để mở rộng cánh cửa tự do. Và đó cũng là bằng chứng về thế hệ những người cha, người mẹ gốc Phi – những người anh hùng ít để lại dấu ấn hơn nhưng không hề kém phần quan trọng: những người làm việc suốt cuộc đời trong những nghề quá thấp hèn đối với họ nhưng không hề kêu ca phàn nàn, và chắt bóp, dành dụm để mua được một ngôi nhà nhỏ; những người đã làm việc để con cái được học lớp khiêu vũ hay đi tham quan với trường; những người đã làm huấn luyện viên cho các giải bóng chày thiếu nhi Little League, nướng bánh sinh nhật và bám riết lấy các thầy cô giáo để đảm bảo ở trường con cái họ không được nuông chiều; những người đưa con đến nhà thờ vào mỗi Chủ nhật đét vào mông chúng khi chúng đi quá giới hạn cho phép và canh chừng cả lũ trẻ trong khu nhà suốt ngày nghỉ hè dài cho đến tận tối. Những bậc cha mẹ đã thúc giục con cái cố gắng, củng cố sức mạnh trong chúng bằng một tình yêu luôn đứng vững dù xã hội có ném cái gì vào chúng đi nữa.

Chính trên con đường thăng tiến điển hình kiểu Mỹ đó, chỉ qua một thế hệ giai cấp trung lưu da đen đã tăng gấp bốn lần, và tỷ lệ người da đen nghèo đã giảm một nửa. Cũng với quá trình lao động chăm chỉ và chăm sóc gia đình tương tự, người Latin đã đạt được thành tựu không hề thua kém: Từ năm 1979 đến 1999, số gia đình Latin được coi là trung lưu đã tăng hơn 70%. Về hy vọng và ước mơ, những người lao động da đen và người Latin này hoàn toàn giống với người da trắng. Nhờ những người như họ mà nền kinh tế nước ta hoạt động, nền dân chủ của chúng ta phát triển – đó là các giáo viên, thợ máy, y tá, kỹ thuật viên máy tính, công nhân lắp ráp, lái xe buýt, nhân viên bưu điện, chủ cửa hàng, thợ ống nước, nhân viên sửa chữa, những người làm nên trái tim đầy sức sống của nước Mỹ.

Và hiện tại, với tất cả những gì đã đạt được trong bốn mươi năm qua, giữa mức sống của người da đen, người Latin với mức sống của người da trắng vẫn còn một khoảng cách khó san bằng. Mức lương trung bình của người da đen chỉ bằng 75% lương trung bình của người da trắng, con số này với người Latin là 71%. Giá trị tài sản ròng của một người da đen trung bình là khoảng 6.000 dollar, của một người Latin trung hình là 8.000 dollar, trong khi của người da trắng là 88.000 dollar. Khi bị mất việc hay gia đình gấp khó khăn đột xuất, người da đen và Latin có ít tiền để dành hơn để sử dụng, và cha mẹ cũng ít có khả năng giúp đỡ con cái hơn. Ngay cả tầng lớp trung lưu da đen và Latin mua hảo hiểm cao cũng ít sở hữu nhà riêng hơn và có sức khỏe kém hơn so với người Mỹ nói chung. Nhiều người thiểu số khác có thể đang sống đúng như giấc mơ Mỹ, nhưng đối với họ cuộc sống đó vẫn rất mong manh.

Làm thế nào để lấp đầy khoảng cách lâu năm đó – và chính phủ nên đóng vai trò ở mức độ nào để đạt được mục tiêu này – vẫn là một trong những chủ đề tranh cãi chính trong chính trị Mỹ. Nhưng chúng ta có thể thống nhất về một vài chiến lược. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc làm nốt những gì còn dang dở của phong trào quyền công dân – đó là làm cho các luật chống phân biệt đối xử có hiệu lực trong những lĩnh vực cơ bản như việc làm, nhà ở và giáo dục. Ai nghĩ việc này không còn cần thiết thì nên đến thăm một khu văn phòng làm việc ở ngoại ô và đếm số nhân viên da đen làm việc ở đó, ngay cả trong những công việc yêu cầu tương đối ít kỹ năng, hoặc đến một văn phòng công đoàn địa phương và hỏi số người da đen đang theo các chương trình tập sự nghề, hay đọc các nghiên cứu gần đây để thấy đội ngũ môi giới bất động sản vẫn đang tiếp tục đẩy các khách hàng da đen là chủ nhà tương lai ra sống xa các khu dân cư da trắng. Trừ khi bạn sống ở một bang không có nhiều công dân da đen, còn thì tôi nghĩ bạn sẽ đồng ý rằng có điều gì đó không hợp lý.

Dưới sự quản lý của các chính phủ Cộng hòa gần đây, hiệu lực của các luật quyền công dân trong điều kiện tốt nhất cũng chỉ ở mức nhàng nhàng, còn với chính phủ hiện tại thì cơ bản nó không tồn tại – trừ việc Vụ Quyền công dân của Bộ Tư pháp hăng hái coi học bổng học đại học hoặc các chương trình tăng cường giáo dục cho sinh viên thiểu số là “phân biệt đối xử ngược”. Bất kể sinh viên thiểu số có quá ít đại diện trong một trường hay một lĩnh vực cụ thể cũng như tác động phụ của chương trình lên sinh viên da trắng.

Vấn đề này nên là mối quan tâm của mọi tư tưởng chính trị, ngay cả đối với những người phản đối các chính sách hướng vào người thiểu số. Các chương trình hướng vào người thiểu số nếu được xây dựng đúng đắn sẽ đem lại cho người thiểu số có năng lực những cơ hội mà bình thường họ không thể có được, đồng thời không hề làm giảm cơ hội của sinh viên da trắng. Ví dụ, với sự khan hiếm các nghiên cứu sinh da đen và Latin trong ngành toán và vật lý hiện nay thì một chương trình học bổng nhỏ dành cho những người thiểu số muốn có bằng cấp cao trong lĩnh vực này (chính là mục tiêu điều tra gần đây của Bộ Tư pháp) không hề làm cho sinh viên da trắng nào bị loại khỏi khóa học, nhưng lại mở rộng được nhóm người tài năng mà nước Mỹ sẽ cần để đạt được thành công trong nền kinh tế dựa vào công nghệ. Hơn nữa, với tư cách là luật sư đã từng tham gia các vụ việc liên quan đến quyền công dân, tôi có thể nói là ở đâu có bằng chứng rõ ràng ràng các công ty lớn, công đoàn và chính quyền các cấp có phân biệt đối xử một cách lâu dài và có hệ thống thì cách duy nhất để giải quyết là phải có mục tiêu và kế hoạch tuyền dụng người thiểu số.

Rất nhiều người phản đối khi tôi coi đây là nguyên tắc, họ cho rằng các trường đại học không hao giờ nên quan tâm đến chủng tộc, ngay cả khi để giúp đỡ nạn nhân của phân biệt chủng tộc trong quá khứ. Công bằng mà nói – tôi hiểu lý luận của họ và không hy vọng vụ tranh cãi này sẽ sớm chấm dứt. Nhưng đó không phải là lý do để chúng ta ít nhất không cố gắng đảm bảo rằng khi có hai người có năng lực như nhau – một người thiểu số và một người da trắng – cùng dự tuyển vào một vị trí, đăng ký một ngôi nhà hay xin vay một khoản tiền và người da trắng luôn được ưu tiên hơn, thì chính phủ, thông qua các công tố viên và tòa án, nên can thiệp để làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn và hợp lý.

Chúng ta cũng nên thống nhất rằng nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách đó không chỉ của mình chính phủ; các cộng đồng thiểu số, dù đơn lẻ hay tất cả, đều phải có trách nhiệm. Ví dụ, rất nhiều yếu tố xã hội hoặc văn hóa có ảnh hưởng tiêu cực lên người da đen cũng là những vấn đề mà cả nước Mỹ đều lo lắng, nhưng ở mức độ lớn hơn: xem tivi quá nhiều (một gia đình da đen trung bình bật ti vi hơn 11 tiếng đồng hồ một ngày), sử dụng quá nhiều thứ độc hại (người da đen hút thuốc nhiều hơn và dùng đồ ăn nhanh cũng nhiều hơn) và thiếu coi trọng thành tích học tập.

Tiếp đó là mô hình gia đình có đủ bố mẹ của người da đen đã sụp đổ – một hiện tượng xảy ra với tốc độ đáng báo động nếu so với các cộng đồng khác trong xã hội Mỹ, trước đây chỉ khác về mức độ nhưng hiện tại đã khác cả về tính chất, một hiện tượng phản ánh thái độ tùy tiện của người da đen đối với tình dục và việc nuôi dạy con cái, khiến cho trẻ em da đen rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương hơn – với vấn đề này đơn giản là không thể chấp nhận bất cứ lý do gì.

Tất cả các vấn đề này kết hợp với nhau đã cản trở sự tiến bộ. Hơn nữa, mặc dù chính phủ có thể hành động để thay đổi hành vi (chỉ lấy một ví dụ nhỏ: khuyến khích các chuỗi siêu thị có thực phẩm tươi đặt địa điểm gần khu dân cư da đen sẽ có tác động rất đáng kể lên thói quen ăn uống của họ), nhưng để thay đổi thái độ thì cần bắt đầu từ gia đình, hàng xóm và địa điểm tín ngưỡng. Các tổ chức dựa vào cộng đồng, đặc biệt là nhà thờ của người da đen phải giúp các gia đình truyền cho con cái họ thái độ coi trọng thành tích học tập, khuyến khích lối sống lành mạnh và khôi phục lại các giá trị xã hội truyền thống quanh niềm vui và nghĩa vụ của người cha. Tuy nhiên, rốt cuộc công cụ quan trọng nhất để lấp đầy khoảng cách giữa người lao động thiểu số và người lao động da trắng lại không quan hệ nhiều đến vấn đề sắc tộc. Hiện nay, vấn đề làm tầng lớp lao động và trung lưu da đen và Latin lo lắng, về cơ bản, cũng không khác vấn đề của người da trắng: đó là giảm quy mô, thuê nước ngoài sản xuất, tự động hóa, lương không tăng, chương trình y tế và lương hưu do người sử dụng lao động thực hiện bị sụp đổ, các trường học không thể dạy cho thanh thiếu niên những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh được trong nền kinh tế toàn cầu. (Đặc biệt người đa đen lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những xu hướng này vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào những công việc kiểu công nhân cổ xanh và không sống ở những khu đô thị nơi có nhiều việc làm mới xuất hiện). Và những giải pháp giúp đỡ được người thiểu số cũng giống như giải pháp cho người da trắng: cơ hội có mức lương đủ sống, chương trình giáo dục và đào tạo giúp họ kiếm được việc làm, các đạo luật lao động và thuế khiến cho phân phối thu nhập được công bằng, rồi hệ thống y tế, chăm sóc trẻ em và hưu trí là chỗ dựa của người lao động.

Mô hình này – một cơn nước nổi nâng thuyền cho người thiểu số – đã từng có trong quá khứ. Những thành tựu mà thế hệ người Latin và người Mỹ gốc Phi vừa qua đạt được chủ yếu là nhờ chiếc thang cơ hội phục vụ người da trắng trung lưu lần đầu tiên cũng được áp dụng cho cả người thiểu số. Như tất cả mọi người khác, họ được hưởng lợi từ một nền kinh tế đang tăng trưởng và một chính phủ quan tâm đến đầu tư vào con người. Không chỉ thị trường lao động chặt chẽ, khả năng tiếp cận được vốn và những chương trình như học bổng Pell và khoản vay Perkins[224] trực tiếp đem lại lợi ích cho người da đen mà khi người da trắng có thu nhập cao hơn và cảm giác an toàn hơn thì họ cũng ít phản đối những đòi hỏi công bằng của người thiểu số hơn.

Công thức tương tự vẫn sẽ đúng cho ngày hôm nay. Mới hồi năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp của người da đen xuống thấp kỷ lục, còn thu nhập của họ tăng cao kỷ lục không phải nhờ phong trào tuyển dụng hướng vào người thiểu số hay do thái độ làm việc của người da đen đã thay đổi mà đó là do nền kinh tế tăng trưởng nhảy vọt và chính phù chỉ thực hiện một vài biện pháp nhỏ – ví dụ mở rộng chương trình Hoàn thuế thu nhập – để phúc lợi đến với nhiều người hơn. Nếu bạn muốn biết bí quyết tại sao Bill Clinton lại được người Mỹ gốc Phi yêu mến thì bạn không cần tìm đâu xa ngoài chính những con số thống kê này.

Nhưng các con số đó cũng buộc một vài người chúng ta quan tâm đến công bằng chủng tộc phải tiến hành tính toán trung thực các chi phí và lợi ích của chiến lược hành động hiện tại. Ngay cả khi chúng ta liên tục bảo vệ chính sách hướng vào người thiểu số vì đó là một công cụ hữu ích, dù còn hạn chế, để mở rộng cơ hội cho những người thiểu số ít có tiếng nói, thì chúng ta cũng nên cân nhắc đầu tư nhiều hơn ổn chính trị vào việc thuyết phục nước Mỹ đầu tư những khoản cần thiết để đảm bảo mọi trẻ em đều được đi học và tốt nghiệp trung học. Khi đó chúng ta sẽ đạt được mục liêu hỗ trợ trẻ em da đen và Latin – là đối tượng cần giúp đỡ nhiều nhất – với hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ áp dụng chính sách hướng vào người thiểu số. Tương tự, chúng ta nên hỗ trợ những chương trình có mục tiêu giảm bất công trong dịch vụ y tế giữa người thiểu số và người da trắng (có bằng chứng cho thấy ngay cả khi thu nhập và bảo hiểm của hai nhóm này như nhau thì người thiểu số vẫn nhận được dịch vụ kém hơn). Tuy nhiên, nếu so với các chương trình tập trung vào chủng tộc thi việc theo đuổi kế hoạch y tế cho tất cả người dân vẫn có tác dụng hơn.

Chú trọng vào các chương trình chung cho toàn bộ cộng đồng thay vì dành cho các nhóm thiểu số không chỉ là chính sách tốt mà còn là chính trị tốt. Tôi vẫn nhớ có lần tôi ngồi với một trong các đồng nghiệp cùng đảng Dân chủ ở thượng viện Illinois, hôm đó chúng tôi đang nghe một thượng nghị sỹ khác – một người Mỹ gốc Phi tên là John Doe, đại diện của một quận chủ yếu là khu phố cũ – đọc một đoạn diễn văn dài và rất hùng hổ giải thích tại sao xóa bỏ một chính sách nào đó là một biểu hiện rõ ràng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Sau vài phút, vị thượng nghị sỹ da trắng đồng nghiệp (hồ sơ bỏ phiếu cho thấy ông thiên về các chính sách theo chủ nghĩa tự do) quay lại bảo tôi: “Anh biết vấn đề của John là gì không? Là mỗi khi nghe anh ta nói, tôi càng cảm thấy rõ hơn tôi là người da trắng”.

Tôi biện hộ cho người đồng nghiệp da đen, trả lời là một chính trị gia da đen không dễ tìm được tông giọng thích hợp khi nói về những khó khăn mà cử tri của anh ta gặp phải – có quá giận dữ không, hay chưa đủ giận dữ? Tuy nhiên, nhận xét của đồng nghiệp da trắng kia cũng mang tính xây dựng. Dù đúng hay sai, phần lớn lỗi lầm của người da trắng đã chấm dứt. Vì thế ngay cả những người da trắng có tư tưởng bình đẳng nhất, những người thực lòng muốn chấm dứt bất công chủng tộc và giảm nghèo đói cũng có xu hướng phản đối những đề xuất lợi dụng vấn đề chủng tộc – hay những đòi hỏi riêng viện cớ lịch sử phân biệt chủng tộc của đất nước.

Một phần nguyên nhân của thái độ này là phe bảo thủ đã thành công khi thổi bùng lên thứ chính trị giận dữ – bằng cách phóng đại quá mức những tác động tiêu cực đối với công nhân da trắng của chương trình hướng đến người thiểu số. Nhưng chủ yếu đơn giản đó chỉ là vấn đề lợi ích cá nhân. Phần lớn người Mỹ đa trắng thấy rằng họ không hề liên quan gì đến phân biệt chủng tộc, và chính họ cũng có quá nhiều thứ phải lo rồi. Họ cũng biết nợ quốc gia đã lên tới 9 nghìn tỷ dollar và thâm hụt ngân sách hàng năm là khoảng 300 tỷ dollar, đất nước không có đủ nguồn lực để giải quyết những vấn đề của họ.

Kết quả là các đề xuất chính sách chỉ đem lại lợi ích cho người thiểu số và chia người Mỹ thành hai nhóm “chúng ta” và “bọn họ”, có thể được nhân nhượng trong ngắn hạn khi chi phí người da trắng phải chịu chưa quá lớn, nhưng các chính sách đó không thể là nền tảng cho một liên minh chính trị bền vững, được sự ủng hộ rộng rãi, vốn là điều kiện cần thiết để cải cách đất nước. Mặt khác, diện bao phủ rộng của những chiến lược giúp đỡ tất cả người dân Mỹ (trường học để học, công việc có trả lương, chăm sóc y tế cho bất cứ ai có nhu cầu, chính phủ giúp được người dân sau bão lụt) cùng với những biện pháp để đảm bảo luật pháp được áp dụng công bằng với mọi người – qua đó bảo vệ lý tưởng chung của người Mỹ (ví dụ, các luật quyền công dân hiện tại phải có hiệu lực hơn) – mới chính là nền tảng cho liên minh chính trị đó, ngay cả khi những chiến lược này không hướng nhiều vào người thiểu số.

Không dễ gì thay đổi được quan điểm như vậy: rất khó quên được thói quen cũ, và không ít người thiểu số vẫn luôn luôn sợ rằng không còn gì ngăn cản người Mỹ da trắng, và những điều phải khó khăn lắm họ mới giành được sẽ lại mất đi, trừ khi vấn đề chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – cả trong quá khứ và hiện tại – được đưa lên ưu tiên hàng đầu. Tôi hiểu nỗi sợ đó – không ở đâu có quy định rằng lịch sử phải đi theo một đường thẳng, và trong thời kỳ kinh tế khó khăn, sự công bằng bắt buộc về chủng tộc hoàn toàn có thể bị đặt sang một bên.

Nhưng khi tôi nhìn vào những gì mà các thế hệ người thiểu số trong quá khứ phải vượt qua, tôi cảm thấy lạc quan rằng thế hệ tiếp theo sẽ vẫn tiếp tục tiến xa hơn trong dòng chảy kinh tế. Một thời gian dài trong lịch sử, những bậc thang trên chiếc thang cơ hội luôn trơn trượt hơn đối với người da đen, việc chấp nhận để người Latin bước vào từ trạm cứu hỏa đến văn phòng công ty luôn có vẻ miễn cưỡng. Nhưng dù sao đi nữa, kết hợp tăng trưởng kinh tế, đầu tư của chính phủ vào những chương trình quy mô lớn để khuyến khích cải thiện vị trí xã hội và một cam kết đơn giản là tăng hiệu lực của nguyên tắc không phân biệt đối xử, chỉ nhưng điều đó là đủ để kéo đa số người da đen và người Latin theo được dòng chảy phát triển kinh tế xã hội chỉ trong vòng một thế hệ.

Chúng ta cần luôn tự nhắc mình về thành tựu này. Cái ta cần nhớ không phải số người thiểu số không thể leo lên nổi tầng lớp trung lưu mà là số người đạt được thành công trước mọi khó khăn thách thức; không phải nỗi giận dữ và cay đắng mà cha mẹ người da màu đã truyền sang cho con cái họ mà là cảm giác đó đã giảm di đến mức nào. Nhớ những điều này, chúng ta sẽ có cái gì đó để làm điểm tựa. Điểm tựa đó cho thấy chúng ta còn có thể đi xa hơn nữa.

NẾU CHIẾN LƯỢC chung hướng vào giải quyết những khó khăn chung của tất cà người dân Mỹ có thể tiến xa đến mức khép lại được khoảng cách giữa người da đen, người Latin và người da trắng thì cần chú ý đến hai khía cạnh của mối quan hệ sắc tộc ở Mỹ – những vấn đề có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột sắc tộc và xóa bỏ thành tựu đạt được. Với cộng đồng người Mỹ gốc Phi, đó là điều kiện sống tồi tệ của người nghèo ở khu phố cũ. Với cộng đồng người Latin, đó là vấn đề lao động không hợp đồng và cơn bão chính trị xoay quanh vấn đề nhập cư.

Một trong những nhà hàng tôi ưa thích nhất ở Chicago là MacArthur’s. Nhà hàng này nằm khá xa vùng trung tâm, đầu phía tây vùng Tây chicago, trên đường Madison. Đó là một không gian giản dị, sáng sủa với những bộ bàn ghế gỗ màu vàng, có lẽ đủ chỗ cho khoảng một trăm khách ngồi. Ngày nào trong tuần cũng vậy, có thể thấy khoảng từng đó người xếp hàng đợi đến lượt mình – gia đình, thanh thiếu niên, nhóm các phụ nữ đoan trang, những người đàn ông lớn tuổi – để tự phục vụ những đĩa thức ăn đầy món gà rán, cá, hoppin’ Jonh[225], cải xanh, thịt băm, bánh ngô và các món ăn truyền thống khác của người da đen. Ai cũng có thể đảm bảo với bạn là món ăn ở đây bõ công xếp hàng.

Chủ cửa hàng, Mac Alexander, là một người đàn ông to lớn, có bộ ngực nở nang so với tuổi vừa qua sáu mươi của ông. Mái tóc muối tiêu mỏng, hàng ria mép và cặp mắt hơi hiếng (lé) sau cặp kính làm cho ông toát ra vẻ hiểu biết, chuyên nghiệp. Ông là cựu chiến binh quê ở Lexington, bang Mississippi, bị mất chân trái ở Việt Nam. Sau thời gian dưỡng thương, ông cùng vợ chuyển đến Chicago, ở đây ông theo học kinh doanh đồng thời làm việc ở một kho hàng. Năm 1972, ông mở cửa hàng đĩa Mac’s Records và tham gia thành lập Hiệp hội phát triển kinh doanh miền Tây, cam kết sẽ thay đổi nơi mà ông gọi là “một góc nhỏ của thế giới”.

Xét về mọi mặt, ông đã thành công. Cửa hàng đĩa của ông phát triển tốt; ông mở nhà hàng và thuê người địa phương vào làm; ông bắt đầu mua và sửa chữa những tòa nhà xuống cấp rồi cho thuê lại. Chính nhờ nỗ lực của những người như Mac mà cảnh tượng đường Madison không hề tồi tàn như hình dung thông thường về miền Tây Chicago này. Có các cửa hàng thời trang, hiệu thuốc và tòa nhà gì đó trông có vẻ như nhà thờ ở mỗi ngã tư. Xa xa ngoài phố chính, bạn sẽ thấy những ngôi nhà gỗ một tầng xinh xắn với bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, những luống hoa được chăm sóc cẩn thận – giống nhiều vùng lân cận Chicago.

Nhưng chỉ đi thêm vài ngã tư theo bất cứ hướng nào, bạn sẽ thấy mặt kia của thế giới của Mac: đám đông thanh niên ở góc phố dáo dác liếc dọc liếc ngang suốt con phố; tiếng còi xe cảnh sát lẫn với nhạc dộng hết cỡ trong ô tô; những tòa nhà sẫm màu, bịt kín bằng những tấm ván với ký hiệu nguệch ngoạc của các băng đảng; rác có ở khắp nơi, cuốn bay theo từng cơn gió mùa đông. Mới đây, Sở Cảnh sát Chicago đã lắp đặt camera cố định và đèn nhấp nháy trên đỉnh các cột đèn ở đường Madison khiến cho các tòa nhà lúc nào cũng nhập nháy xanh lơ. Những người sống trên phố Madison không phàn nàn gì; ánh sáng xanh nhấp nháy là một cảnh đã quen thuộc. Nó chỉ là một tín hiệu mà ai cũng biết – rằng hệ thống tự bảo vệ của cộng đồng đã gần như hoàn toàn sụp đổ, bị suy yếu bởi ma túy và tiếng súng; rằng bất kể nỗ lực hết mình của những người như Mac, virus vẫn đã nhiễm vào, và cơ thể vùng này đang ngày càng gầy mòn.

“Tội phạm không phải cái gì mới ở vùng Tây”, một chiều Mac nói chuyện với tôi khi chúng tôi đi xem một trong những tòa nhà của ông. “Ý tôi là hồi thập niên 70, cảnh sát không hề nghĩ đến chuyện phải quan tâm nghiêm túc tới khu người da đen. Chừng nào rắc rối chưa lan đến khu dân da trắng thì họ chả quan tâm. Cửa hàng đầu tiên của tôi ở Lake và Damen bị đột nhập phải đến bảy tám lần”.

“Giờ thì cảnh sát nhiệt tình hơn rồi”, Mac kể, “Viên sỹ quan cảnh sát ở đây là một người tốt, anh ta đã cố gắng hết sức. Nhưng anh ta cũng bị áp đảo như mọi người khác. Anh thấy không, đám trẻ kia kìa, chúng chả quan tâm. Chúng không sợ cảnh sát, không sợ nhà tù – hơn nửa số thanh niên ở đây đều có tiền sự. Nếu cảnh sát tóm mười tên ở một góc phố thì chỉ một giờ sau đã có mười tên khác lấp chỗ trống.

“Đó là điều đã thay đổi… thái độ của bọn trẻ. Thực tình cũng không thể đổ lỗi cho chúng vì ở nhà chúng chả có gì. Mẹ chúng không dạy chúng cái gì hết – phần lớn mấy người phụ nữ đó vẫn chỉ là những đứa trẻ. Bố thì ở tù. Không ai quan tâm dạy dỗ bọn trẻ, đưa chúng đến trường, dạy chúng thái độ biết tôn trọng. Nên mấy thằng con trai này phải tự nuôi lấy mình, chủ yếu ở ngoài đường. Chúng chỉ biết có thế. Băng đảng là gia đình chúng. Chúng không thấy có việc làm gì khác ngoài buôn bán ma túy. Đừng hiểu lầm ý tôi, vẫn có rất nhiều gia đình tốt quanh đây, họ không hẳn có nhiều tiền nhưng họ cố hết sức để con cái không rơi vào rắc rối. Nhưng số đó quá ít so với nhóm kia. Càng ở lâu họ càng cảm thấy con cái sẽ gặp rủi ro. Nên có cơ hội là họ chuyển đi ngay. Thế là mọi chuyện ngày càng xấu đi”.

Mac lắc đầu. “Tôi không biết nữa. Tôi vẫn nghĩ là chúng tôi có thể thay đổi được mọi chuyện. Nhưng nói thật với anh, Barack ạ, khó mà khỏi nghĩ rằng tình hình đã hết hy vọng. Khó và ngày càng thấy khó hơn”.  Tôi đã nghe rất nhiều quan điểm tương tự như vậy trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi hiện tại, một nhận thức rõ ràng rằng điều kiện sống ở trung tâm khu phố cũ đang trượt dần khỏi tầm kiểm soát. Đôi khi các câu chuyện tập trung vào các con số thống kê – tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh (của người da đen nghèo ở Mỹ chỉ bằng Malaysia), tỷ lệ đàn ông da đen thất nghiệp (ước tính khoảng hơn một phần ba ở một vài vùng lân cận Chicago) hay số đàn ông da đen có khả năng dính lưới pháp luật trong đời (trên bình diện cả nước thì cứ ba người lại có một).

Nhưng chúng tôi nói nhiều hơn, tập trung hơn vào chuyện của các cá nhân, những câu chuyện này là bằng chứng cho thấy một bộ phận cộng đồng người dân chúng ta đã bị suy sụp, là tiếng nói lẫn lộn nỗi buồn và sự hoài nghi. Một giáo viên kể cô đã từng bị một học sinh mới tám tuổi đầu chửi mắng bằng ngôn ngữ thô tục và dọa sẽ “luộc” cô. Một luật sư biện hộ công mô tả hồ sơ hình sự của một thiếu niên mới mười lăm tuổi đọc thấy đau lòng, hay thái độ thờ ơ của các thân chủ của anh khi nói rằng họ sẽ chết trước tuổi 30. Một bác sỹ nhi khoa nói về những người cha người mẹ mới ở tuổi đôi mươi, không hề nghĩ có gì sai trái khi cho đứa con mới biết đi của mình ăn sáng bằng snack khoai tây chiên, hay thừa nhận đã để con năm sáu tuổi ở nhà một mình. Đó là chuyện của những người không thoát ra nổi vòng cương tỏa của lịch sử, của những vùng dân cư da đen nơi có những người nghèo nhất trong số những người nghèo. Những câu chuyện ấy chứa đựng vết sẹo của chế độ nô lệ, của bạo lực thời Jim Crow, chứa đựng cơn giận vô thức và sự ngu dốt hiển nhiên, chuyện về nỗi nhục của người đàn ông không thể bảo vệ được người phụ nữ của mình, không thể chăm sóc được gia đình mình, về những đứa trẻ lớn lên với lời phán rằng chúng chẳng làm được gì và không có ai để hàn gắn vết thương đó cho chúng.

Tất nhiên, đã từng có thời tình trạng nghèo đói xuyên thế hệ thê thảm đó có thể làm cả nước choáng váng – đâu rồi thời chỉ một quyển sách The Orher American (Một nước Mỹ khác) của Micheal Harrington[226] hay chuyến thăm của Bobby Kennedy tới đồng bằng sông Mississippi cũng đủ làm dấy lên sự phẫn nộ và yêu cầu cấp thiết phải hành động. Không còn như thế nữa rồi. Ngày nay hình ảnh của những người bị coi là giai cấp thấp kém trong xã hội đã trở nên phổ biến, là một phần cố hữu trong văn hóa đại chúng Mỹ – trên phim ảnh và truyền hình khi họ làm nền cho lựa chọn của lực lượng pháp luật, trong đĩa tiếng và đĩa hình nhạc rap khi cuộc đời của kẻ cướp được giới thanh niên cả da trắng và da đen tôn vinh và làm theo (mặc dù ít nhất thì thanh niên da trắng cũng biết đấy chỉ là điệu bộ thôi), và trên các bản tin tối khi các cảnh cướp bóc ở khu phố cũ rất dễ được bắt chước. Việc chúng ta quen thuộc với cuộc sống nghèo khổ của người da đen – thay vì gợi lên mối cảm thông – lại chỉ thổi bùng lên thái độ sợ hãi và khinh mệt rõ ràng. Nhiều hơn cả là dẫn tới thái độ bàng quan. Đàn ông da đen ngồi đầy nhà tù, trẻ em da đen không thể đọc chữ hoặc bị bắt trong các vụ đọ súng xã hội đen, người da đen vô gia cư ngủ trên tấm sắt lò sưởi và trong công viên ở thủ đô của nước ta – chúng ta đã quen coi những chuyện nào là bình thường, là một phần của trật tự tự nhiên, có thể đó là một bi kịch, nhưng chúng ta chả có lỗi gì trong chuyên đó, và đương nhiên không phải là thứ cần thay đổi.

Khái niệm giai cấp thấp kém da đen – với hành vi và giá trị riêng biệt, xa lạ – cũng đóng vai trò trung tâm trong chính trị Mỹ hiện đại. Chính một phần vì khẩu hiệu cải tạo khu ổ chuột của người da đen mà Johnson đã tiến hành Cuộc chiến Chống đói nghèo, và chính trên cơ sở những thất bại của cuộc chiến đó, cả thực tế lẫn cảm giác, mà những người bảo thủ đã khiến hầu như cả nước chống lại ý tưởng nhà nước phúc lợi. Trong đầu những người bảo thủ dậy lên một kiểu suy nghĩ cổ lỗ sỹ rằng không chỉ những khuyết tật về văn hóa phải chịu trách nhiệm về nghèo đói của người da đen (chứ không phải chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay cấu trúc xã hội bất công trong nền kinh tế); các chương trình chính phủ như phúc lợi xã hội, cộng với các vị thẩm phán tự do luôn chiều chuộng lũ tội phạm cũng làm cho những khuyết tật đó ngày càng trầm trọng hơn. Truyền hình, thay vì phát hình ảnh những đứa trẻ bụng ỏng, thì lại đưa lên những tên cướp giật da đen; bản tin thời sự ít nói về những phụ nữ da đen đang phải hết sức tằn tiện trong cuộc sống mà chỉ nói nhiều về “nữ hoàng phúc lợi”, những người chỉ đẻ thật nhiều con để được hưởng trợ cấp. Phe bảo thủ cho rằng, điều cần làm là phải siết chặt kỷ luật xã hội: tăng cảnh sát, tăng nhà tù, tăng trách nhiệm cá nhân và chấm dứt phúc lợi xã hội. Nếu những chiến lượt này không thay đổi được khu nhà ổ chuột da đen thì ít nhất họ cũng phải tự kiềm chế bản thân và nhờ đó tiền thuế của những người lao động chăm chỉ không bị tiêu hoang một cách vô ích.

Việc phe bảo thủ dành được sự ùng hộ của người da trắng không có gì đáng ngạc nhiên. Lý lẽ của họ đã đề cập đến sự phân biệt giữa những người nghèo “xứng đáng” và “không xứng đáng” được giúp đỡ, một vấn đề dã có từ lâu và thăng trầm nhiều trong lịch sử nước Mỹ, lý lẽ đó thường luôn đượm nét phân biệt chủng tộc hoặc liên quan đến đạo đức và thường phổ biến hơn khi nền kinh tế gặp khó khăn – ví dụ như thập kỷ 70 và 80. Phản ứng của các nhà hoạch địch chính sách và các lãnh tụ phong trào quyền công dân của phe tự do không có tác dụng; khi họ vội vàng tránh đổ lỗi cho nạn nhân của phân biệt chủng tộc trong quá khứ, họ có xu hướng hạ thấp hoặc lờ đi những bằng chứng cho thấy cách cư xử thâm căn cố đế của người da đen nghèo thực sự góp phần gây ra nghèo đói xuyên thế hệ cho chính họ. (Nổi tiếng nhất là hồi đầu thập kỷ 60, Daniel Patrick Moynihan đã bị buộc tội phân biệt chủng tộc khi ông đưa ra lời cảnh báo về hiện tượng người da đen nghèo ngày càng có nhiều con ngoài giá thú). Thái độ sẵn lòng bỏ qua vai trò của các giá trị đối với việc tạo ra thành công kinh tế của cộng đồng da đen đã tăng tính nhẹ dạ và khiến tầng lớp lao động da trắng xa lánh họ – nhất là khi một vài nhà hoạch định chính sách tự do nhất lại có cuộc sống cách rất xa so với khu đô thị hỗn loạn.

Sự thật là tâm trạng thất vọng ngày càng tăng trước tình trạng khu phố cũ không phải chỉ người da trắng mới có. Ở ngay các khu dân cư da đen lân cận, trong nhiều năm, những công dân tuân thủ luật pháp, làm việc chăm chỉ cũng yêu cầu cảnh sát phải tích cực bảo vệ họ hơn vì họ ngày càng có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm. Trong những câu chuyện riêng tư – quanh bàn ăn trong bếp, trong tiệm cắt tóc, và sau buổi lễ nhà thờ – có thể nghe thấy người da đen phàn nàn về việc đạo đức trong công việc đang đi xuống, thiếu chăm sóc con cái và tập tục tình dục ngày càng xuống cấp, họ nói với tinh thần nhiệt tình có thể làm cho Quỹ Di sản hẳn phải tự hào.

Về mặt này, thái độ của người da đen trước nguồn gốc gây ra tình trạng nghèo đói kinh niên còn bảo thủ hơn so với giới chính trị da đen có thể thừa nhận. Tuy nhiên, bạn sẽ không nghe thấy người da đen sử dụng những từ như “thú dữ” khi nói về thành viên trẻ tuổi trong các băng nhóm, hay “hạ đẳng” khi nói về những người mẹ hưởng phúc lợi xã hội – thứ ngôn ngữ đó chia rẽ thế giới thành hai nhóm, những người đáng được xã hội quan tâm và những người không. Người Mỹ da đen không bao giờ chọn cách phân chia người nghèo như thế, lý do không chỉ vì màu da của chúng tôi – và những kết luận mà cả xã hội rút ra từ màu da của chúng tôi – chỉ làm cho một bộ phận tối thiểu trong chúng tôi được tự do, được tôn trọng.

Lý do còn vì người da đen biết những câu chuyện đằng sau khu phố cũ. Phần lớn những người lớn lên ở Chicago vẫn nhớ câu chuyện hồi di cư từ các bang miền Nam, sau khi đến miền Bắc người da đen đã bị buộc phải ở trong những khu nhà ổ chuột như thế nào do các động cơ phân biệt chủng tộc, do các hợp đồng nhiều giới hạn và do gian lận trong lĩnh vực nhà chung cư. Nơi có những khu nhà đó thường có các trường học dưới mức tiêu chuẩn, các công viên thiếu nguồn tài chính để hoạt động, không có cảnh sát bảo vệ trật tự và hoạt động mua bán ma túy tự do. Họ vẫn nhớ những công việc béo bở được nâng đỡ được dành cho các nhóm dân nhập cư khác, còn nghề công nhân cổ xanh chủ yếu dành cho dân da đen thì dần biến mất ra sao, để sau đó các gia đình nguyên vẹn bắt đầu vỡ vụn dưới sức ép, những đứa trẻ bình thường trượt dốc qua những khe vỡ đó cho đến tận đáy vực thẳm, và chuyện từng là ngoại lệ buồn giờ lại là phổ biến. Họ biết tại sao gã vô gia cư này lại nghiện rượu vì đó chính là chú họ. Họ biết tên tội phạm nhẫn tâm kia – còn nhớ khi còn là một đứa trẻ hắn đã từng tràn đầy sức sống và biết yêu thương – vì đó chính là con chú con bác của họ.

Nói cách khác, người Mỹ gốc Phi hiểu rằng văn hóa đúng là vấn đề nhưng văn hóa đó là do hoàn cảnh tạo ra. Chúng ta biết rất nhiều khu phố cũ bị bế tắc bởi chính hành vi tự phá hoại của mình, nhưng những hành vi đó không phải bẩm sinh. Do hiểu được điều đó, cộng đồng da đen vẫn tin rằng nếu nước Mỹ thực sự mong muốn thì sẽ thay đổi được hoàn cảnh của những người đang mắc kẹt ở khu phố cũ kia, thái độ của dân nghèo sẽ dần tốt đẹp hơn, tổn thương sẽ dần được lấp đầy – nếu không làm được cho thế hệ hiện tại thì ít nhất cũng cho thế hệ tiếp theo.

Suy nghĩ sáng suốt đó có thể giúp chúng ta vượt qua được bất đồng tư tưởng và đóng vai trò nền tảng cho những nỗ lực mới để giải quyết đói nghèo ở khu phố cũ. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc thừa nhận rằng có lẽ việc quan trọng nhất nên làm để giảm nghèo đói là khuyến khích các nữ sinh học hết phổ thông và tránh sinh con ngoài giá thú. Cần mở rộng các chương trình dựa vào trường học và cộng đồng từng thành công trong việc giảm tỷ lệ mang thai vị thành niên, nhưng những bậc cha mẹ, giới tăng lữ là người đứng đầu cộng đồng cũng cần có tiếng nói nhất quán hơn về vấn đề này.

Chúng ta cũng nên hiểu rằng phe bảo thủ – và Bill Clinton – đã đúng về hệ thống phúc lợi xã hội từ trước đến nay: bằng cách tách thu nhập khỏi việc làm, và không yêu cầu gì đối với người hưởng phúc lợi ngoài việc chịu đựng thói quan liêu và đảm bảo không người đàn ông nào ăn bám vợ con anh ta, chương trình AFDC[227] đã làm suy giảm tính chủ động, làm xói mòn tính tự trọng của con người. Mọi chiến lược giảm nghèo đói xuyên thế hệ phải tập trung vào việc làm chứ không phải vào phúc lợi – không chỉ vì việc làm khiến con người ta độc lập có thu nhập, mà còn vì việc làm đem lại trật tự trên dưới, phẩm giá và cơ hội phát triển cho con người.

Nhưng chúng ta cũng cần thừa nhận là chỉ việc làm thì không thể đảm bảo người dân có thể thoát khỏi nghèo đói. Trên khắp nước Mỹ, cải cách phúc lợi đã giảm đáng kể số người sống bằng trợ cấp thất nghiệp; nó cũng làm tăng nhóm người lao động nghèo, với những phụ nữ có công việc bấp bênh, vào rồi lại ra khỏi thị trường lao động, bị kẹt cứng trong những công việc có mức lương không đủ sống, ngày nào cũng buộc phải tranh đấu để có chỗ trông trẻ tốt, tìm được ngôi nhà vừa tiền và dịch vụ y tế hợp lý, chỉ để thấy cứ cuối tháng lại tự hỏi làm sao có thể dùng vài đồng dollar cuối cùng còn lại để mua được thức ăn, thanh toán hóa đơn khí đốt và mua được áo mới cho con nhỏ.

Những chương trình như Hoàn thuế thu nhập mở rộng có thể giúp tất cả công nhân có lương thấp thay đổi được đáng kể cuộc sống của vợ con họ. Nhưng nếu chúng ta thực sự muốn phá bỏ cái chu kỳ nghèo đói nhiều thế hệ thì sẽ có rất nhiều phụ nữ trong số này cần được hỗ trợ thêm những nhu cầu cơ bản mà đối với những người không ở khu phố cũ thì hiển nhiên phải có. Họ cần thêm cảnh sát và cần được bảo vệ hiệu quả hơn nơi họ sống để họ và con cái họ có vẻ có được chút an toàn cá nhân. Họ cần được khám bệnh ở các trung tâm y tế cộng đồng nơi chú trọng vào việc phòng bệnh – bao gồm cả bảo vệ sức khỏe sinh sản, tư vấn dinh dưỡng và đôi khi cả cai nghiện. Họ cần các trường học mà con cái họ đang theo học được thay đổi triệt để, cần có dịch vụ trông trẻ phù hợp với túi tiền để chính họ có thể đi làm cả ngày hoặc tiếp tục đi học.

Và đa số họ cần học cách làm cha mẹ sao cho tốt. Khi trẻ em khu phố cũ đến tuổi đi học, chúng đã bị tụt lại phía sau so với các trẻ em khác – không nhận biết được số, màu sắc hoặc chữ cái, không quen ngồi yên một chỗ hoặc sống trong môi trường có trật tự, thường mắc bệnh mà không được đi khám và chữa. Chúng không được chuẩn bị để đi học không phải vì chúng không được bố mẹ thương yêu mà vì mẹ chúng không biết phải chăm sóc chúng như thế nào. Các chương trình được thực hiện tốt của chính phủ – như tư vấn sinh đẻ, khám nhi định kỳ, nuôi dạy con cái và giáo dục mầm non chất lượng cao – đã cho thấy có thể giải quyết các vấn đề đó.

Cuối cùng, chúng ta cần giải quyết được mối quan hệ giữa thất nghiệp và tội phạm ở khu phố cũ để đàn ông ở đây có thể thực hiện trách nhiệm của họ. Lý lẽ truyền thống cho rằng phần lớn đàn ông thất nghiệp ở khu phố cũ có thể tìm được việc làm nếu họ thật sự muốn, rằng thực sự họ thích buôn bán ma túy – dù rủi ro nhưng lợi nhuận rất lớn – hơn là những công việc lương thấp do không có kỹ năng. Thực tế, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu vấn đề này, và chính những thanh niên có số phận đang lâm nguy sẽ nói cho bạn nghe rằng cái giá phải trả và cái lợi thu được của cuộc sống đường phố hoàn toàn không giống như mọi người thường nghĩ. Đối với những người ở dưới đáy xã hội hay thậm chí ở tầng lớp trung bình thì việc mua bán ma túy vẫn chỉ mang lại mức thu nhập tối thiểu. Đàn ông ở khu phố cũ không thể tìm được việc làm có mức lương khá không phải vì họ không muốn thoát khỏi cuộc sống bụi đời, mà là do họ chưa từng đi làm ở đâu, không có khả năng làm việc, trong khi đó tiền án tiền sự của họ thì ngày càng nhiều.

Hãy hỏi Mac, người tự thấy mình có nghĩa vụ phải cho thanh niên trong vùng cơ hội để làm lại cuộc đời, 95% nhân viên nam của ông đã từng là tội phạm, trong đó có cả đầu bếp giỏi nhất, một người đã vào tù ra tội suốt hai mươi năm vì nhiều lần phạm tội liên quan đến ma túy và một lần cướp có vũ trang. Mac trả họ mức lương khởi điểm là 8 dollar một giờ và có thể lên tới 15 dollar một giờ. Không thiếu người xin vào làm cho ông. Mac là người đầu tiên thừa nhận một vài người đến xin việc gặp khó khăn – họ không quen làm việc theo giờ giấc, và rất nhiều người trong số đó không quen nghe lệnh của người giám sát – và tốc độ thay người làm của ông có thể rất nhanh. Ông không chấp nhận lý do biện hộ của họ (“Tôi bảo họ là tôi phải kinh doanh, và nếu họ không muốn làm công việc đó thì tôi thuê người khác làm”), nhờ đó ông thấy đa phần đều nhanh chóng tự điều chỉnh. Họ ngày càng quen hơn với nhịp điệu sống bình thường theo kế hoạch, làm việc như một thành viên trong tập thể, tự gánh vác trách nhiệm. Họ bắt đầu nói về chuyện thi lấy bằng tốt nghiệp trung học, và có thể đi học ở trường đại học địa phương.

Họ bắt đầu hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Hẳn mọi chuyện sẽ ổn hơn nếu có hàng nghìn người như Mac, nếu tự thị trường cũng tạo cơ hội cho đàn ông khu phố cũ khi họ cần. Nhưng phần lớn người sử dụng lao động không muốn thử làm việc với người có tiền án tiền sự, còn những người muốn thì lại thường bị ngăn cản không cho làm. Ví dụ, ở Illinois, người có tiền án tiền sự không được làm việc không chỉ ở trường học, trại dưỡng lão và bệnh viện – một quy định hợp lý vì không ai muốn gây nguy hiểm cho con cái và cha mẹ già – mà còn bị cấm làm thợ cắt tóc và thợ làm móng.

Chính phủ có thể bắt đầu thay đổi tình hình cho những người này bằng cách làm việc với các nhà thầu tư nhân để họ thuê và đào tạo cựu tội phạm trong những dự án có lợi cho toàn bộ cộng đồng: cách nhiệt các nhà ở và văn phòng để sử dụng năng lượng hiệu quả hay lắp đặt đường dây cáp băng thông rộng để cả cộng đồng được tiếp xúc với mạng lnternet. Dĩ nhiên những chương trình này sẽ rất tốn kém – tuy nhiên nếu xét đến chi phí giam giữ tội phạm hàng năm thì khi tỷ lệ tái phạm tội giảm, sẽ có tiền để chi trả cho chương trình này. Không phải tất cả dân thất nghiệp cứng đầu đều thích những công việc dành cho người mới vào nghề hơn so với kiếm sống ngoài hè phố, và không phải chương trình hỗ trợ cựu tội phạm nào cũng thay thế được yêu cầu phải giam giữ tội phạm nguy hiểm, những người mà bạo lực đã ăn sâu vào máu.

Tuy nhiên, chúng ta có thể giả định nếu có công việc hợp pháp dành cho thanh niên hiện đang buôn bán ma túy thì tỷ lệ tội phạm ở nhiều nơi hẳn sẽ giảm; rằng kết quả là sẽ có nhiều người đến kinh doanh ở đó và hoạt động kinh tế sẽ bắt đầu bắt rễ, tự duy trì và phát triển; rằng trong khoảng mười hay mười lăm năm chuẩn mực xã hội sẽ thay đổi nam nữ thanh niên bắt đầu mơ về tương lai, tỷ lệ kết hôn sẽ tăng, và trẻ em sẽ được sống trong một thế giới ổn định hơn. Điều đó đáng giá như thế nào đối với tất cả chúng ta – một nước Mỹ có ít tội phạm hơn, trẻ em được quan tâm hơn, các đô thị được hồi sinh, và định kiến, nỗi sợ hãi và mối bất hòa do người da đen nghèo đói tạo ra rồi sẽ dần biến mất? Liệu điều đó có giá trị bằng những gì chúng ta đã phải bỏ ra ở Iraq năm vừa rồi? Liệu điều đó có đáng để từ bỏ yêu cầu bãi bỏ thuế bất động sản? Thật khó để định lượng được chính xác lợi ích mà những thay đổi đó mang lại – chính bởi vì nhưng lợi ích đó rất lớn, không thể đo đếm được.

TRONG KHI VẤN ĐỀ nghèo đói ở khu phố cũ nảy sinh vì chúng ta không chịu thừa nhận quá khứ bi thảm thì thách thức do nhập cư gây ra lại làm dấy lên mối lo ngại về tương lai bất định. Nhân khẩu nước Mỹ đang thay đổi với tốc độ ánh sáng, nhanh không thể cưỡng lại được, và vấn đề của dân nhập cư mới sẽ không giống như mâu thuẫn da trắng – da đen: phân biệt đối xử và thái độ đối kháng, tội lỗi và tố cáo. Thực tế, ngay cả người nhập cư da đen và da trắng – từ Ghana và Ukraine, Somalia và Romania – đều đến đây mà không hề phải chịu sự phân biệt chủng tộc như thời kỳ trước.

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, tôi tận mắt được thấy những gương mặt của nước Mỹ mới – trong khu chợ Ấn Độ trên đại lộ Devon[228], trong một nhà thờ Hồi giáo mới xây ở ngoại ô phía tây nam, trong một đám cưới của người Armenia và một vũ hội của người Phillippines, trong cuộc họp của Hội đồng Lãnh đạo người Mỹ gốc Hàn và Hiệp hội Kỹ sư Nigeria. Ở mọi nơi tôi đến, tôi đều thấy người nhập cư gắn chặt với bất cứ nơi nào, bất cứ nghề nghiệp nào họ tìm được – rửa chén đĩa, lái taxi hoặc làm việc ở tiệm giặt ủi của họ hàng, để dành tiền và khởi sự kinh doanh, tái sinh những vùng dân cư đang chết dần chết mòn, cho đến khi họ đủ khả năng chuyển về vùng ngoại ô và nuôi dạy con cái với giọng nói không những không mang âm sắc quê hương họ mà còn không phải giọng Chicago nơi bọn trẻ đó sinh ra, rồi nhưng thanh thiếu niên nghe nhạc rap, mua sắm ở trung tâm thương mại, muốn tương lai sẽ trở thành bác sỹ, luật sư, kỹ sư hoặc thậm chí chính trị gia.

Trên khắp đất nước, câu chuyện nhập cư cổ điển này đang diễn ra, đó là câu chuyện về khát vọng và thay đổi cho phù hợp, làm việc chăm chỉ và học tập, hòa nhập và tiến lên vị thế cao hơn. Tuy nhiên, người nhập cư ngày nay đang trải qua câu chuyện đó quá nhanh. Là những người được hưởng nhiều quyền lợi từ một quốc gia hiện rộng lượng và toàn cầu hơn thời những thế hệ dân nhập cư trước, một quốc gia tôn trọng câu chuyện của những người nhập cư vào nước mình, những người nhập cư này cũng tin tưởng hơn vào vị trí, vào quyền lợi của mình ở đây. Vì là thượng nghị sỹ nên tôi nhận được vô số lời mời đến nói chuyện với những công dân Mỹ mới nhất đó, và họ thường hỏi quan điểm đối ngoại của tôi là gì, ví dụ, tôi đứng về phía nào trong vấn đề đảo Cyprus (Síp)[229] hay tương lai của Đài Loan. Họ lo ngại về chính sách trong những lĩnh vực cụ thể ảnh hưởng nhiều đến họ – các dược sỹ người Mỹ gốc Ấn phàn nàn về chính sách bồi thường của Quỹ Chăm sóc y tế, các chủ doanh nghiệp nhỏ gốc Hàn có thể vận động thay đổi một đạo luật thuế.

Nhưng phổ biến nhất là họ muốn được khẳng định rằng họ cũng là những người Mỹ. Sau mỗi bài phát biểu khi xuất hiện trước nhưng cử tọa là người nhập cư, tôi thường bị nhân viên trêu đùa vì theo họ, bài phát biểu của tôi bao giờ cũng có ba phần như sau: “Tôi là bạn của các bạn”, “[điền tên nước gốc của cử toạ] là cái nôi của nền văn minh”, và “Các bạn là hiện thân của giấc mơ Mỹ”. Nhân viên của tôi nhận xét rất đúng, thông điệp của tôi chỉ đơn giản như vậy, vì tôi hiểu rằng chỉ sự có mặt của tôi trước những công dân Mỹ mới này cũng đã cho họ thấy họ được chú ý, rằng họ chính là những cử tri quan trọng nếu tôi muốn thành công và họ cũng có đầy đủ vị thế công dân, đáng được tôn trọng.

Tất nhiên, không phải tôi luôn phát biểu trước cộng đồng dân nhập cư theo kiểu đơn giản đó. Ví dụ, sau vụ 11/9, tôi gặp những người Mỹ gốc Ả-rập và Pakistan trong không khí khẩn cấp hơn vì những câu chuyện về FBI bắt người ta thẩm vấn cũng như con mắt thiếu thiện cảm của người dân xung quanh đã làm họ lo ngại rằng họ không còn được an toàn và giữ được tài sản. Họ nhớ lại lịch sử đen tối của người dân nhập cư Mỹ; họ cần được đảm bảo rõ ràng vị thế công dân của họ có ý nghĩa, rằng nước Mỹ đã rút ra được bài học từ vụ giam giữ người Nhật trong Thế chiến thứ hai, và rằng tôi sẽ đứng về phía họ cho dù cơn gió chính trị có thổi theo hướng bất lợi thế nào đi nữa.

Nhưng chính khi gặp gỡ cộng đồng người Latin ở những nơi như Pilsen và Little Village, những thị trấn như Cicero và Aurora, tôi mới thấy phải suy nghĩ về ý nghĩa của nước Mỹ, ý nghĩa của vị trí công dân và những cảm xúc đôi khi trái ngược của tôi về những thay đổi đang diễn ra.

Tất nhiên, người Latin – người Puerto Rico, người Colombia, người El Salvador, người Cuba và nhiều nhất là người Mexico – đã đến Illinois từ nhiều thế hệ trước, hồi đó nông dân bắt đầu di chuyển lên phía bắc, gia nhập cộng đồng người thiểu số ở các nhà máy trên toàn vùng. Cũng như mọi người dân nhập cư khác, họ hòa nhập vào nền văn hóa ở đây, tuy nhiên cũng như người Mỹ gốc Phi, họ khó tiến lên vị trí xã hội cao hơn do bị thái độ thiên vị chủng tộc cản trở. Có lẽ chính vì thế mà các lãnh tụ chính trị và quyền công dân da đen ra Latin thường có cương lĩnh như nhau. Năm 1983, cộng đồng Latin đã góp phần rất quan trọng vào chiến thắng của thị trưởng da đen dầu tiên của Chicago là Harold Washington. Sự ủng hộ của họ đã được đền đáp khi Washington ủng hộ bầu ra một thế hệ người Latin trẻ tuổi, cấp tiến vào hội đồng thành phố Chicago và cơ quan lập pháp Illinois. Thực tế là các nghị sỹ bang người Latin đã là thành viên chính thức của Hội Dân biểu da đen Illinois cho đến khi họ có đủ người để lập một tổ chức riêng.

Chính trên cơ sở này mà ngay sau khi tôi đến Chicago, mối liên hệ chặt chẽ giữa tôi và cộng đồng Latin đã hình thành. Là nhà tổ chức cộng đồng trẻ, tôi thường làm việc với các lãnh tụ người Latin về những vấn đề ảnh hưởng cả đến công dân da đen và da nâu, từ thất học, vứt rác trái phép đến trẻ em không được tiêm chủng. Mối quan tâm của tôi đã vượt ra khỏi vấn đề chính trị; tôi dần yêu thích khu dân Mexico và Puerto Rico của thành phố – âm điệu rộn ràng của nhạc salsa và nhạc merengue[230] vọng ra từ những căn hộ trong đêm hè nóng bức, lễ Mass (Mi-xa) long trọng trong nhà thờ đầy kín người Ba Lan, người Ý và người lreland, những cổ động viên cuồng nhiệt, vui vẻ của trận bóng đá trong công viên, những người đàn ông hài hước thú vị làm trong cửa hàng bánh mì, những phụ nữ lớn tuổi nắm tay tôi và phá lên cười khi tôi cố nói tiếng Tây Ban Nha trong tuyệt vọng. Tôi đã có những người bạn, những đồng minh lâu năm ở khu vực dân cư đó; ít nhất trong tâm trí tôi, số phận của người da đen và da nâu luôn luôn gắn chặt với nhau, là nền tảng cửa mối liên kết đồng minh giúp nước Mỹ làm được điều đã cam kết với công dân.

Tuy nhiên, khi tôi học xong trường luật và quay về làm việc, sự căng thẳng giữa người da đen và người Latin bắt đầu xuất hiện. Từ năm 1990 đến năm 2000, cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha ở Chicago đã tăng 38%, và với sự tăng trưởng này, cộng đồng người Latin không còn bằng lòng với vai trò là phía thiểu số trong bất cứ liên kết đồng minh da đen – da nâu nào nữa. Sau khi Harold Washington qua đời một nhóm dân biểu Latin mới đã liên kết với Richard M. Daley và những tàn tích của cỗ máy chính trị Chicago già cỗi và bước ra sân khấu lớn. Họ là những người không quan tâm đến những nguyên tắc cao cả hay những liên minh màu mè bằng việc xem quyền lực chính trị đang lớn mạnh đó có chuyển được thành thỏa ước và việc làm không. Khi giới kinh doanh da đen và những con phố thương mại phải tranh đấu khó khăn thì giới kinh doanh Latin phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ những mối liên kết tài chính với quê nhà và nhờ vào nhóm khách hàng do hạn chế ngôn ngữ nên chỉ có thể mua bán với họ. Có vẻ như ở mọi nơi, người Mexico và người Trung Mỹ đều chiếm đa số trong những công việc lương thấp vốn đã từng thuộc về người da đen – ví dụ nhân viên phục vụ và nhân viên dọn bàn ở nhà hàng, hoặc nhân viên dọn phòng và nhân viên trực cửa ở khách sạn – cũng như tham gia vào nghề xây dựng vốn đã từ lâu không còn dành cho người da đen. Người da đen bắt đầu lên tiếng phàn nàn và cảm thấy bị đe dọa, họ không biết liệu một lần nữa họ có bị những người mới đến vượt qua không.

Tôi không nên phóng đại sự chia rẽ chủng tộc. Vì khó khăn hai cộng đồng gặp phải là như nhau, từ tỷ lệ bỏ học cao đến thiếu bảo hiểm y tế nên người da đen và người Latin tiếp tục có cương lĩnh chính trị giống nhau. Cũng như những người da đen khác, tôi thường cảm thấy nản lòng khi đi qua những công trường xây dựng ở khu dân cư da đen mà toàn thấy công nhân Mexico, nhưng tôi ít khi nghe thấy họ đổ lỗi cho người Mexcio mà họ thường hướng cơn giận dữ vào các nhà thầu. Khi lâm vào khó khăn, rất nhiều người da đen vẫn miễn cưỡng nể phục người Latin vì họ có thái độ làm việc chăm chỉ tích cực gắn bó với gia đình, vì họ sẵn sàng bắt đầu từ vị trí thấp kém nhất và giành được kết quả cao nhất với những gì ít ỏi họ có.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận là nhiều người da đen cũng lo lắng như người da trắng về làn sóng nhập cư bất hợp pháp qua biên giới phía nam – họ cảm giác rằng hiện giờ mọi sự diễn ra khác hoàn toàn so với ngày trước. Không phải mọi nỗi lo ngại này đều vô lý. Số người nhập cư tham gia vào lực lượng lao động hàng năm đang cao chưa từng thấy trong vòng một thế kỷ qua. Trong khi dòng người khổng lồ chủ yếu là lao động trình độ thấp này cũng có đóng góp vào toàn bộ nền kinh tế – đặc biệt nhờ họ mà chúng ta có được lực lượng lao động trẻ, trái ngược với dân số ngày càng già cỗi ở châu Âu và Nhật – thì họ cũng là mối đe doạ làm cho công nhân cổ xanh Mỹ ngày càng khó khăn hơn, đồng thời gây thêm sức ép với hệ thống an sinh xã hội vốn đã quá nặng gánh. Nhiều nỗi sợ khác cũng mang tâm trạng lo âu quen thuộc, phản ánh thái độ bài ngoại từng nhằm vào người Ý, người Ireland và người Slav chân ướt chân ráo vừa đến Mỹ – sợ rằng người Latin vốn quá khác biệt về văn hóa và tính tình nên không thể hoàn toàn hòa nhập được vào lối sống Mỹ; sợ rằng với những thay đổi về nhân khẩu hiện tại, người Latin sẽ giành lấy quyền kiểm soát từ những người quen sử dụng quyền lực chính trị.

Tuy nhiên, với phần lớn người Mỹ, mối quan ngại về nhập cư trái phép thực sự sâu xa hơn chuyện mất việc làm và cũng tinh vi hơn chuyện phân biệt chủng tộc thông thường. Trong quá khứ, nhập cư diễn ra theo điều kiện của nước Mỹ; tinh thần chào đón chỉ áp dụng một cách chọn lọc, tùy vào kỹ năng, màu da của người nhập cư hay nhu cầu nhân lực của nền kinh tế. Người lao động, dù là người Trung Quốc, Nga hay Hy Lạp, đều cảm thấy mình là người lạ ở một vùng đất lạ cách quê hương rất xa, thấy mình bị đè nén gay gắt, buộc phải điều chỉnh theo những quy tắc không phải do mình đặt ra.

Nhưng ngày nay những điều kiện đó có vẻ không còn tồn tại. Người nhập cư đi qua những khe hở ở biên giới chứ không phải do chính sách có hệ thống của chính phủ; vị trí địa lý gần gũi của Mexico cũng như tình trạng nghèo đói tuyệt vọng của rất nhiều người dân nước này cho thấy không thể giảm bớt lượng người nhập cư, càng không thể ngăn cản họ. Vệ tinh, thẻ điện thoại, điện chuyển tiền cũng như thị trường Latin vô cùng lớn đang phát triển giúp cho người nhập cư ngày nay dễ dàng giữ được mối liên hệ ngôn ngữ cũng như văn hóa với quê hương (bản tin của kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha Univision hiện có tỷ lệ người xem cao nhất Chicago). Những người sinh ra ở Mỹ bắt đầu ngờ rằng chính họ, chứ không phải người nhập cư, mới bị buộc phải tự điều chỉnh. Theo hướng suy nghĩ này thì những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề nhập cư không phải về mất việc làm mà là một chủ quyền, một ví dụ nữa – cùng với vụ 11/9, cúm gia cầm, virus máy tính và các nhà máy chuyển đến Trung Quốc – cho thấy nước Mỹ có vẻ không còn tự điều khiển được số mệnh của mình.

CHÍNH TRONG MÔI TRƯỜNG thường xuyên thay đổi này – với hai bên tham gia cuộc tranh luận đều đầy nhiệt huyết – mà vào mùa xuân năm 2006, Thượng viện đã xem xét một dự luật cải cách tổng thể chính sách nhập cư. Với hàng nghìn người nhập cư biểu tình phản đối tràn đường phố và một nhóm tự xưng là tổ chức dân quân kêu gọi dân quân[231] tiến lên để bảo vệ biên giới phía nam, rủi ro chính trị đối với đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa và cả Tổng thống đang rất cao.

Dưới sự lãnh đạo của Ted Kelmedy và John McCain, Thượng viện thảo ra một dự luật mang tính thỏa hiệp với ba nội dung chính. Dự luật này quy định an ninh chặt chẽ hơn nhiều ở vùng biên giới và, thông qua một dự luật sửa đổi tôi chấp bút cùng với Thượng nghị sỹ Chuck Grassley, khiến các công ty sẽ rất khó thuê được lao động bất hợp pháp. Nhận thấy khó mà trục xuất được 12 triệu người nhập cư ngoài vòng pháp luật, dự luật này đưa ra một kế hoạch kéo dài 11 năm theo đó nhiều người trong số họ có thể được nhập quốc tịch Mỹ. Trong dự luật cũng có một chương trình thuê lao động, cho phép 200.000 công nhân người nước ngoài có thể đến Mỹ tạm việc tạm thời.

Sau khi cân nhắc, tôi nghĩ dự luật này đáng được ủng hộ. Nhưng quy định về thuê công nhân nước ngoài khiến tôi lo lắng; về cơ bản nó là điều khoản lấy lòng các công ty lớn, một cách để họ sử dụng lao động nhập cư nhưng không cần đảm bảo quyền công dân cho những người đó – thực chất là phương tiện giúp các công ty hưởng lợi từ việc sử dụng lao động nước ngoài mà không cần chuyển địa điểm sản xuất ra khỏi Mỹ. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã thành công khi đề nghị bổ sung quy định mọi việc làm phải được dành cho công nhân Mỹ trước, và người sử dụng lao động không được giảm bớt mức lương ở Mỹ bằng cách trả cho công nhân nước ngoài mức lương thấp hơn lương họ phải trả cho công nhân địa phương. Ý tưởng của tôi là phải đảm bảo các công ty chỉ có thể quay sang sử dụng công nhân nước ngoài tạm thời khi trong nước thiếu lao động.

Đây rõ ràng là một nội dung sửa đổi nhằm hỗ trợ công nhân Mỹ. vì vậy nó được sự ủng hộ mạnh mẽ của tất cả các tổ chức công đoàn. Nhưng ngay khi điều khoản này được đưa vào dự luật, một số người phe bảo thủ, cả trong và ngoài Thượng viện, bắt đầu tấn công tôi vì đã chủ ý “đòi trả lương cho công nhân nước ngoài cao hơn công nhân Mỹ”.

Một hôm, ở phòng họp Thượng viên tôi gặp một trong những đồng nghiệp bên đảng Cộng hòa đã buộc tội tôi. Tôi giải thích với ông là dự luật này thực sự sẽ bảo vệ công nhân Mỹ vì người sử dụng lao động sẽ không có lý do gì thuê lao động nước ngoài nếu họ phải trả mức lương bằng lương cho công nhân Mỹ. Người đồng nghiệp Cộng hòa, vốn luôn rất to tiếng khi phản đối bất cứ dự luật nào hợp pháp hóa cho những người nhập cư không giấy tờ, lắc đầu.

“Mấy người bạn chủ doanh nghiệp nhỏ của tôi vẫn sẽ thuê người nhập cư thôi”, ông bảo, “Và điều sửa đổi của anh chỉ làm được mỗi một việc là họ phải trả lương cao hơn cho mấy người đó”.

“Nhưng tại sao họ không thuê người Mỹ nếu lương là như nhau?” Tôi hỏi ông.

Ông ta mỉm cười. “Phải chấp nhận sự thật thôi, Barack. Là vì người Mexico sẵn lòng làm việc chăm chỉ hơn người Mỹ”.

Việc những người phản đối dự luật nhập cư chỉ có thể nói những câu đó ở chỗ riêng tư trong khi trước công chúng thì làm ra vẻ như đứng lên phản đối vì quyền lợi của công nhân Mỹ cho thấy mức độ nào đó thái độ hoài nghi và đạo đức giả đã ngấm sâu vào cuộc tranh luận về nhập cư. Nhưng khi cả xã hội đang trong tâm trạng bực bội, mối lo ngại ngày càng tăng cao nhờ được Lou Dobbs[232] và các chương trình thảo luận trên đài phát thanh trên cả nước nhắc nhở hàng ngày, tôi không thể nói là tôi ngạc nhiên vì dự luật thỏa hiệp này lại bị sa lầy ở Hạ viện suốt từ khi được Thượng viện thông qua.

Và nếu trung thực với chính mình thì tôi phải thừa nhận rằng tôi không hoàn toàn miễn nhiễm với quan điểm coi trọng người bản địa. Khi nhìn thấy quốc kỳ Mexiro trong những cuộc biểu tình ủng hộ người nhập cư, đôi khi tôi thấy dậy lên cảm giác oán giận vì yêu nước. Khi tôi buộc phải nhờ đến người phiên dịch để nói chuyện với thợ sửa xe ô tô, tôi cảm thấy có chút chán nản.

Một lần, khi cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư bắt đầu nóng lên ở Điện Capitol, một nhóm các nhà hoạt đông đã đến văn phòng của tôi, đề nghị tôi bảo trợ một dự luật trợ giúp cá nhân sẽ giúp hợp pháp hóa quốc tịch cho ba mươi người Mexico đã bị trục xuất, còn bạn đời hoặc con cái họ vẫn được ở lại vì là công dân hợp pháp. Nhân viên của tôi, Danny Sepulveda, một thanh niên gốc Chile, điều hành cuộc họp, và cậu ta giải thích rằng mặc dù tôi rất thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của những người kia và đã từng là một trong những người bảo trợ chính cho dự luật nhập cư của Thượng viện, nhưng về nguyên tắc tôi không yên tâm khi bảo trợ cho một luật bảo vệ đặc biệt cho có ba mươi người trong số hàng triệu người đang gặp phải tình trạng tương tự. Một vài người trong nhóm trở nên kích động, cho rằng tôi không quan tâm đến các gia đình, các trẻ em nhập cư, rằng tôi quan tâm đến biên giới hơn là đến công lý. Một người còn buộc tội Danny là đã quên gốc gác của mình, rằng cậu ta không phải người Latin thực thụ.

Khi tôi nghe kể lại mọi chuyện, tôi vừa cáu vừa nản. Tôi muốn gọi điện cho nhóm người đó và giải thích rằng vị thế công dân Mỹ là một đặc quyền chứ không phải quyền thông thường, rằng nếu thiếu đi đường biên giới có hiệu lực và thiếu tôn trọng luật pháp, những điều khiến họ liền với nước Mỹ, thì những cơ hội, những chế độ bảo vệ dành cho người đang sống ở đất nước này chắc chắn sẽ bị xói mòn. Và dù gì thì tôi cũng không chịu được kẻ nào lăng mạ nhân viên của tôi – đặc biệt đó lại là người đang làm việc để bảo vệ họ.

Chính Danny đã can không cho tôi gọi điện với nhận xét hợp lý là việc đó có thể phản tác dụng. Vài tuần sau, vào một sáng thứ Bảy, tôi tham dự một hội thảo về nhập quốc tịch tại nhà thờ St. Pius ở Pilsen, hội thảo này do Hạ nghị sỹ Luis Gutierrez[233], Công đoàn quốc tế các Nhân viên ngành dịch vụ và một hai nhóm bảo vệ quyền lợi người nhập cư đã từng đến văn phòng tôi, đồng bảo trợ. Khoảng một nghìn người xếp hàng ngoài nhà thờ, trong đó có những gia đình trẻ, các cặp vợ chồng lớn tuổi, những phụ nữ già phải ngồi xe lăn. Bên trong nhà thờ, mọi người ngồi trật tự trên dãy ghế gỗ dài, cầm những lá cờ Mỹ nhỏ mà nhà tổ chức phát cho họ, chờ được các tình nguyện viên gọi tên để hướng dẫn họ phải làm gì để bắt đầu một quy trình chắc sẽ kéo dài hàng năm để trở thành công dân Mỹ.

Khi tôi đi dọc theo lối đi giữa nhà thờ, một vài người cười và vẫy tay với tôi; những người khác ngập ngừng gật đầu chào khi tôi đưa tay ra tự giới thiệu. Tôi gặp một phụ nữ Mexico không nói được tiếng Anh nhưng có con trai đang ở Iraq; tôi nhận ra một thanh niên Colombia làm phục vụ trong một nhà hàng trong vùng và biết rằng anh ta đang học kế toán ở trường cao đẳng cộng đồng địa phương. Một bé gái khoảng bảy tám tuổi đến gần tôi, với bố mở đứng sau lưng, và hỏi xin chữ ký. Cô bé kể là đang học về chính phủ và sẽ cho cả lớp xem chữ ký của tôi.

Tôi hỏi tên cô bé. Cô bé trả lời tên cô là Cristina, đang học lớp ba. Tôi nói với bố mẹ cô là họ nên tự hào về con mình. Khi nhìn Cristina dịch lại lời tôi sang tiếng Tây Ban Nha cho bố mẹ nghe, tôi chợt nghĩ rằng nước Mỹ không có gì phải lo sợ trước những người mới đến này, rằng họ đến đây với lý do giống như mọi gia đình đã đến đây 150 năm trước – những người trốn chạy khỏi nạn đói, chiến tranh và trật tự xã hội cứng nhắc ở châu Âu, những người có thể không có giấy tờ hợp pháp, mối quan hệ hay kỹ năng gì đặc biệt, nhưng họ mang trong mình hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chúng ta có quyền và nghĩa vụ phải bảo vệ đường biên giới. Chúng ta có thể khẳng định với những người đang ở đất nước này rằng tư cách công dân đi kèm với nhiều nghĩa vụ – nghĩa vụ với ngôn ngữ chung, với lòng trung thành chung, với mục tiêu chung, với số mệnh chung. Nhưng cái đe dọa cuộc sống của chúng ta không phải là chúng ta sẽ bị những người có bề ngoài khác, ngôn ngữ khác vượt qua. Mối đe dọa chỉ đến nếu chúng ta không chịu thừa nhận rằng Cristina và gia đình cô bé cũng là con người, nếu chúng ta không cho họ những quyền và cơ hội mà chúng ta coi là hiển nhiên và bỏ qua thái độ đạo đức giả của giới quan chức; và rộng hơn, nếu chúng ta ngồi yên mặc nước Mỹ ngày càng trở nên bất công hơn, sự bất công chỉ vì màu da và vì thế dẫn tới bất hòa giữa các sắc tộc, sự bất công mà cả nền dân chủ cũng như nền kinh tế của chúng ta không thể chống lại nổi khi đất nước ngày càng nhiều người da đen và da nâu hơn.

Tôi không muốn Cristina sẽ sống ở tương lai như thế, tôi tự nhủ khi cô bé và gia đình vẫy chào tạm biệt. Tôi không muốn các con gái tôi sẽ sống ở lương lai như thế. Nước Mỹ của bọn trẻ lúc đó sẽ quay cuồng với tính đa dạng của nó, văn hóa Mỹ sẽ có rất nhiều ngôn ngữ. Con gái tôi sẽ học tiếng Tây Ban Nha và nhờ thế sẽ có ích hơn. Cristina sẽ được biết về Rosa Parks và tự hiểu cuộc đời của một nữ thợ may da đen nói gì với cô bé. Các con tôi và Cristina có thể không phải đối mặt với vấn đề đạo đức rõ ràng như phân chia chỗ ngồi trên xe buýt, nhưng dưới hình thức này hay hình thức khác, thế hệ chúng chắc chắn cũng sẽ bị thử thách, như bà Parks, như những người khách vì tự do[234], như tất cả chúng ta đều đã bị thử thách bởi tiếng nói chia rẽ khiến chúng ta quay lưng lại với nhau.

Và khi bị thử thách, tôi hy vọng Cristina và các con tôi đều đã đọc lịch sử đất nước này và sẽ nhận ra rằng chúng đã có được điều vô cùng quý giá.

Nước Mỹ đủ rộng lớn cho mọi giấc mơ.

Bình luận