Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đọc Vị Bất Kỳ Ai – Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng

Phần 1 – Chương 7: Đọc Vị Cảm Xúc – Có Phải Bạn Đang Nói Chuyện Với Một Người Ôn Hòa Không?

Tác giả: David J.Lieberman

“Bình thường đó là một người mất trí, song trong những lúc tỉnh táo anh ta cũng chỉ là một gã ngốc.”

Heinrich Heine (1797 – 1856)

Chỉ cần qua quan sát thông thường hoặc dăm ba phút trò chuyện, bạn cũng có thể biết được đó có phải người có những dấu hiệu bất ổn hay bạo lực tiềm tàng không. Hãy chiếm thế thượng phong trong việc chủ động nhận biết điều cần tìm kiếm và điều cần hỏi – từ một đối tượng được mai mối, cho tới người giữ trẻ hay đồng nghiệp của bạn – để bảo vệ bản thân và những người quan trọng đối với bạn.

Để hiểu được quá trình đánh giá trạng thái cân bằng tâm lý, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các yếu tố nội tại trong mỗi người, những yếu tố quyết định mức độ cảm xúc của chúng ta, từ đó tổng kết quá trình phân tích tâm lý chung chung thành những dấu hiệu cảnh báo cụ thể, dễ nhận biết, giúp chúng ta tránh được những vấn đề về tâm lý trong đời sống hàng ngày.

Điều gì khiến một người trở nên “bình thường” hay “không bình thường”?

Trong mỗi người chúng ta có ba nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã (cái tôi) và cơ thể. Tâm hồn tìm cách làm điều đúng đắn, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn cơ thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.

Cơ thể chúng ta chỉ muốn làm gì dễ dàng và thoải mái nhất. Ví dụ điển hình cho việc lạm dụng sự tự do làm theo ý thích là việc ăn quá nhiều hay ngủ quá nhiều – theo đó có thể hiểu rằng khi muốn hành động theo điều cơ thể mách bảo, chúng ta chỉ muốn/không muốn làm điều gì đó vì cảm thấy muốn thế mà thôi.

Ví dụ về hành động vì bản ngã như việc ta phải kiềm chế để không buột miệng buông lời chế giễu người vừa mới bỏ một đống tiền để mua một chiếc xe hào nhoáng chẳng để làm gì. Về bản chất, việc mua xe này của họ cũng chỉ là hành động cốt để thể hiện ra với người khác. Khi hành động theo bản ngã, chúng ta thường làm những việc cốt sao để đánh bóng hình ảnh bản thân, khiến người khác nghĩ tốt về mình, chứ không phải những việc mà chúng ta cho là đúng.

Cuối cùng, khi hành động vì lương tâm, chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta cho là đúng, bất chấp việc chúng ta cảm thấy thế nào khi làm điều đó.

Tóm lại, cơ thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn. Khi đồng hồ báo thức reo vào mỗi buổi sáng, cả ba nhân tố này sẽ cùng đấu tranh trong bản thân chúng ta. Nếu chúng ta đưa tay tắt nút báo thức, bạn có đoán được nhân tố nào đã vượt lên hai cái còn lại không?

Sự thoải mái thực sự không phải là việc có thể làm điều mà chúng ta thích làm, mà là có thể làm điều mà chúng ta thực sự muốn làm, bất chấp việc chúng ta có thích làm hay là không.

TIẾP CẬN NHANH

Giả sử bạn đang ăn kiêng và đột nhiên rất thèm ăn sô-cô-la. Bạn cố gắng đấu tranh chống lại ham muốn này, nhưng rồi bạn không thể cưỡng lại và đã ăn một ít. Bạn có thể nói rằng mình thoải mái không? Khi bạn thích ăn, bạn đã ăn. Đây là sự tự do hay bó buộc? Sau khi làm như vậy, cảm giác của bạn ra sao? Bạn có cảm giác thế nào về bản thân nếu bạn cưỡng lại được sự thèm ăn đó?

Khi vượt qua được những cám dỗ và kháng cự được chúng, tức là chúng ta đã trải qua quá trình tự kiềm chế bản thân. Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọngkhả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ. Khi đó, chúng ta sẽ chỉ sống vì những cơn bốc đồng khó kiểm soát và lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác để duy trì bản ngã của mình.

Khi ăn uống quá mức, tự chúng ta cũng cảm thấy bực mình, khó chịu với bản thân. Xét về khía cạnh sâu hơn, thông thường khi ở trạng thái vô thức, chúng ta làm điều gì đó cốt để “thể hiện” thì chúng ta chẳng có cảm giác gì cả. Khi hành động như vậy tức là chúng ta đã bỏ qua điều chúng ta thực sự muốn – điều chúng ta nên làm – chỉ vì mục đích đánh bóng hình ảnh của bản thân.

Một người khi đã rơi vào trạng thái như vậy thường rất dễ cáu gắt và tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Họ không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình, luôn nghĩ mình thiếu sót so với người khác, và giống như một vật ký sinh, bám víu vào bất kỳ thứ gì có thể để tồn tại – như một lời khen xã giao, quyền lực, quyền kiểm soát, thậm chí cả nỗi sợ hãi – khi hết thứ này thì lại bám vào thứ khác, lúc nào cũng làm vậy và hiếm khi ngăn được mình không làm như thế. Họ lúc nào cũng chỉ nhìn thấy những thiếu sót của bản thân, những điều họ cho là còn thiếu để trở thành một người hoàn hảo. Những người như vậy luôn luôn tìm kiếm điều mình còn thiếu vì không bao giờ thỏa mãn với bản thân: họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc.

Những người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân luôn có những suy nghĩ về mong muốn; cơn bốc đồng và thôi thúc nhiều khi chỉ trong phút chốc và không phải thực sự là điều họ mong muốn. Những khi ở một mình, để chấm dứt được suy nghĩ “không thể chấp nhận được bản thân” lúc nào cũng giày vò tâm hồn mình, họ sẽ bất chấp tất cả để làm mọi thứ hòng giúp tâm trạng thoải mái hơn.

Cái vòng luẩn quẩn này sẽ khiến người đó càng ngày càng tệ đi. Vì một khi không thỏa mãn với bản thân, người ta thường có xu hướng tìm cách khỏa lấp bằng những thú vui nhất thời, kéo theo đó là việc không thể kháng lại trước những cơn bốc đồng của chính mình. Những thú vui nhất thời có thể khiến người ta tạm quên đi nỗi mặc cảm hay buồn chán của mình, nhưng sau đó lại khiến họ rơi vào một đợt trầm cảm mới. Để rồi càng ngày họ càng rơi vào nỗi buồn chán không lối thoát.

Khi chúng ta không yêu thích chính bản thân mình, thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, chúng ta lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng như có thể giúp mình vui lên, như việc ăn uống vô độ; uống rượu hay lạm dụng các loại thuốc, nghiện ngập… và vô vàn các hình thức tiêu khiển khác khiến chúng ta càng lúc càng xa rời cuộc sống. Chúng ta những tưởng làm như vậy là một cách khỏa lấp, giúp chúng ta có thể yêu thương chính mình nhiều hơn, nhưng thực chất lại khiến chúng ta đánh mất bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta không tự đầu tư vào bản thân để giúp mình tốt lên mà lại tự đánh lừa mình bằng những ảo tưởng không đáng có.

TIẾP CẬN NHANH

Bạn đã bao giờ nói chuyện nhã nhặn với một người mà bạn không hề thích hay chưa? Có bao giờ bạn bỏ ra một giờ hoặc thậm chí một ngày với một người lúc nào cũng khiến bạn nổi điên, nhưng bạn lại phải làm ra vẻ lịch sự, tôn trọng họ? Tất cả những điều này đều dễ khiến chúng ta không thoải mái. Điều gì xảy ra nếu bạn phải sống với một người như thế… và người đó chính là bạn? Dù có làm gì để tự huyễn hoặc bản thân, rồi bạn cũng sẽ phải chịu những tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần.

Một người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân sẽ không yêu thích chính bản thân anh ta, vì thế cuộc sống của anh ta không có chuyện gì là dễ dàng cả. Sống mà giống như phải chịu đựng và phục vụ cho một ông chủ mà anh ta không hề thích; thậm chí một việc nhỏ nhặt nhất cũng dễ khiến anh ta nổi điên và buồn chán. Không xét tới trường hợp đó là người mà bạn có tình cảm hay lòng kính trọng, nếu là bạn, bạn có muốn làm việc dưới quyền, hay đầu tư cho một kẻ kiêu căng, khó bảo và bạc bẽo như vậy không? Câu trả lời là bạn có thể sẽ khiến họ lao đầu vào những thú vui vô vị, chìm đắm triền miên trong những trò tiêu khiển, hoặc bạn thậm chí còn giúp anh ta tìm rượu giải sầu – chỉ vì bạn muốn tránh xa người đó càng xa càng tốt.

Khi một người không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Để lấp đầy những khiếm khuyết về tình cảm đó, họ sẽ quay ra bên ngoài để tìm cách khỏa lấp bằng sự xoa dịu. Điều này giải thích được những trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân – cá nhân trong đời sống thực tế: một người hay suy nghĩ tiêu cực sẽ tìm kiếm sự đồng tình và công nhận của những người xung quanh như một cách để tự tôn trọng bản thân anh ta. Nếu được tôn trọng, anh ta cũng thấy có thể tự tôn trọng bản thân, rồi tự động chuyển những những lời khen tặng hay sự yêu mến của người khác thành sự tự yêu thương bản thân. Giá trị của anh ta được quyết định bởi những đánh giá của người khác. Tâm trạng của anh ta lên xuống thất thường và trở nên rất dễ bị tổn thương bởi những nhận xét hay ánh mắt của mọi người.

Những người như vậy thường sống trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn luôn phải tìm kiếm sự ủng hộ và chú ý từ người khác. Khi đó, mọi việc chúng ta làm đều vì đánh giá của người khác (để được người khác chú ý và ủng hộ), nên những hành động đều rất cảm tính.

Ví dụ khi chọn trang phục nhằm nhận được sự chấp thuận hoặc để gây ấn tượng với người khác, chúng ta thường rất băn khoăn. Tự chúng ta đặt mình vào vị trí phải phụ thuộc vào người khác và dần dần trở nên quá chú ý vào bản thân, dễ bị tổn thương, buồn bực, phân tán và chán nản. Hãy tưởng tượng: khi phải dựa vào đánh giá của người khác mới xác định được giá trị của bản thân, chẳng khác nào chúng ta đang ở ngã ba đường, đứng đó để mặc cho người đời nhận xét – nếu nhận xét tốt, chúng ta có tâm trạng tốt, còn nếu đó là ánh nhìn ác ý thì chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ. Kết quả là chúng ta chẳng bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân.

Vậy là chúng ta đã nhìn thế giới này qua một lớp thủy tinh thể bị bóp méo. Sự thực hiếm khi lọt qua được lớp thủy tinh thể ấy; và những điều hiếm hoi lọt qua lại không thể giữ lại được vì lớp thủy tinh thể ấy không đủ khỏe mạnh để giữ chúng lại.

TIẾP CẬN NHANH

Giả sử bạn đang rót nước vào một cái cốc không có đáy. Bạn càng rót, chiếc cốc càng có vẻ đầy lên. Nếu chiếc cốc đó là của một người phải phụ thuộc vào người khác để xác định giá trị bản thân, người đó sẽ có cảm giác hài lòng khi bạn rót đầy nó. Ngay khi bạn dừng lại (biểu thị cho việc bạn không hoàn toàn tập trung, không tôn trọng hay yêu mến theo đúng ý họ), họ sẽ ngay lập tức trở nên trống rỗng và quay lại trạng thái ban đầu (như khi bạn chưa bắt đầu rót). Họ sẽ không bao giờ có cảm giác hài lòng nào nữa, kể cả bạn có cố gắng cho họ bao nhiêu đi chăng nữa. Việc rót nước ban đầu giống như một ảo tưởng thoáng qua, là sự thỏa mãn nhất thời, trôi tuột qua người đó nhưng không bao giờ lấp đầy được anh ta. Anh ta lúc nào cũng chỉ chăm chăm tìm kiếm tình cảm, sự đồng tình và tôn trọng từ người khác nhưng không bao giờ có đủ dũng khí để tiếp nhận và lưu giữ hết những tình cảm ấy. Những tình cảm được cho, được rót vào rồi lại trôi ra, không ở lại.

Mất bình tĩnh và giận dữ

Về bản chất, một người không tự tôn trọng bản thân cũng sẽ không kiểm soát được hành động của chính mình. Trong phần trước, hãy nhớ rằng lòng tự trọng xuất phát từ khả năng tự kiềm chế; vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ cần một giọt nước làm tràn ly cũng sẽ khiến người đó mất kiểm soát. Trên thực tế, khi quyền tự do bị tước mất, có nghĩa là lòng tự trọng còn sót lại của người đó cũng mất, anh ta rất dễ “tức nước vỡ bờ”. Anh ta dám phó mặc cho người đời đánh giá để giúp mình có cảm giác thoải mái, thì anh ta sẽ chẳng ngại ngần gì mà không đấu tranh để bảo vệ lòng tự tôn, niềm tin, các giá trị, hành động, cũng như cái quyền được nói ra chính kiến của mình. Một khi đã mất bình tĩnh, anh ta sẽ bất chấp tất cả để bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng.

Ngay chính trong con người thiếu sự tôn trọng bản thân và dễ bị mất bình tĩnh, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, phần thiếu tôn trọng bản thân này có thể khiến anh ta có các phản ứng không thể lường trước được. Thế giới xung quanh anh ta chính là cơ sở tâm lý duy nhất và cuối cùng quyết định mọi hành vi tâm lý của anh ta. Khi cảm thấy không có được sự tôn trọng thích đáng, họ sẽ trở nên giận dữ – chính là thứ vũ khí cuối cùng của lòng tự tôn trong họ – như một cách tự bảo vệ mình trước những tổn thương. Càng lúc càng bị cuốn theo những phản ứng đầy cảm tính như thế, họ không hiểu được rằng càng tức giận bao nhiêu thì họ càng dễ mất bình tĩnh bấy nhiêu.

Một số người bộc lộ sự giận dữ ra ngoài và trở nên bẩn tính, ồn ào và cay độc, trong khi một số khác kìm nén vào bên trong và trở nên bi lụy, lúc nào cũng trong tình trạng dễ bị chà đạp, chỉ để làm người khác vừa lòng, hòng có được sự tôn trọng và tình cảm của họ. (Chi tiết về các dấu hiệu và ý nghĩa của chúng ở cả hai loại biểu hiện này sẽ được viết rõ hơn trong các chương tiếp theo.)

Giờ chúng ta đã xác định được người thiếu tôn trọng bản thân thì cảm xúc của họ sẽ không ổn định. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là họ có nguy cơ bạo lực không? Không hề. Tuy nhiên, trường hợp tiềm tàng là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo đặc biệt của ba loại bạo lực tiềm tàng:

I: Dấu hiệu chung về nguy cơ bạo lực tiềm tàng

II: Dấu hiệu trong quan hệ tình cảm/thân thiết

III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?

I: Dấu hiệu chung về nguy cơ bạo lực tiềm tàng

Ngoài các phân tích tâm lý đã đề cập tới trong các phần trước của chương này, bạn cũng có thể nhìn vào một số dấu hiệu sau đây để biết liệu một người có biểu hiện nào của bạo lực tiềm tàng không:

  • Người đó kể về thời thơ ấu, bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thuở bé của họ thế nào? Một người nếu nói một cách cay nghiệt về thời thơ ấu hay họ hàng của anh ta, sử dụng những ngôn từ mạnh, thậm chí đôi khi là ngôn ngữ bạo lực thì chắc chắn anh ta có những vấn đề trong quá khứ vẫn chưa được giải quyết, rất có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
  • Liệu người đó có từng bị lạm dụng? Robert Ressler, chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm của FBI, người đã tạo ra thuật ngữ “kẻ sát nhân hàng loạt”, trong cuốn sách của ông có tựa đề “Ai cũng có thể chống lại quái vật” (Whoever Fights Monsters) xuất bản năm 1993, đã đưa ra một con số gây sửng sốt cho mọi người: 100% kẻ sát nhân hàng loạt đều là những nạn nhân của sự lạm dụng, từ bạo hành, không được quan tâm cho tới sự miệt thị, khinh rẻ. Ở đây chúng tôi không có ý nói rằng cứ bị lạm dụng thì lớn lên sẽ trở thành kẻ lạm dụng người khác, nhưng xét về mặt thống kê thì một người khi đã từng là nạn nhân cũng có khả năng sẽ gây tổn thương cho người khác.
  • Đó có phải là người có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề? Người đó thường tránh các vụ ẩu đả và cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng lời nói thì có chắc anh ta sẽ phản đối biện pháp giải quyết phải sử dụng đến bạo lực không?
  • Người đó có hay phản ứng thái quá trước những tiểu tiết và hay đa nghi về động cơ cá nhân của người khác không? Ví dụ, khi nhân viên thu ngân trả lại nhầm hoặc khi có người chỉ nhầm đường, liệu anh ta có nổi khùng rồi nghĩ rằng người đó có ý đồ hoặc mục đích gì mà làm vậy với mình hay không?
  • Đó có phải là người đối xử độc ác với động vật và với cả con người không? Anh ta có phải là loại người hay châm chọc, nói ra điều làm tổn thương người khác, hay lúc nào cũng chăm chăm làm người khác xấu hổ, nhục nhã, nhất là với những người ít có khả năng tự vệ không?
  • Người đó có hay uống rượu bia, lạm dụng thuốc, chất kích thích hay có thái độ, hành xử dễ gây nguy hiểm cho người khác và cho chính bản thân không?

Những dấu hiệu kể trên không phải tất cả, và càng không thể giúp bạn áp dụng vào mọi trường hợp, hoàn cảnh, nhưng nó cũng vô cùng hữu dụng nếu bạn muốn biết một người có phải là người bạo lực hay không. Dĩ nhiên, nếu anh ta đang có một kế hoạch chi tiết cho việc bạo hành người khác, than phiền về chuyện đang phải dàn xếp các khoản nợ hay có được sự tôn trọng của người khác và có khả năng sử dụng một loại vũ khí nào đó, thì bạn có thể chắc chắn là hành vi bạo lực sắp xảy ra. Hãy liên lạc ngay với cơ quan chức năng vì đó là lúc tính mạng một người đang bị nguy hiểm.

II: Dấu hiệu trong quan hệ tình cảm/thân thiết

Bên cạnh các dấu hiệu chung được đề cập trong phần trên, bạn có thể sử dụng thêm các dấu hiệu cảnh báo sau đây để biết liệu đối tượng hẹn hò của bạn có gây hại gì cho bạn không, hoặc liệu người đó có là người chồng tồi tệ trong tương lai hay không:

  • Ghen vừa phải sẽ tạo thêm hương vị ngọt ngào cho tình yêu – nhiều quá sẽ trở thành liều thuốc độc. Khi một người ghen tuông, việc đó thể hiện tình cảm của anh ta với bạn thì ít mà thể hiện cảm giác của anh ta về bản thân thì nhiều. Đó là cảm xúc không lành mạnh, xuất phát từ sự thiếu tin tưởng và an toàn mà ra. Anh ta có hay kiểm soát bạn và lúc nào cũng muốn biết bạn đang làm gì, ở đâu hay không? Anh ta có ghen với tất cả mọi người, từ bạn bè tới gia đình bạn không? Anh ta có kết tội bạn lúc nào cũng đong đưa và cố gắng hạn chế bạn hết mức có thể, vào những lúc anh ta không ở đó không? Hãy cẩn thận. Nếu anh ta tìm cách kiểm soát, hạn chế thời gian dành cho bạn bè hay gia đình của bạn thì chắc chắn bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng đấy.
  • Bạn có bao giờ có cảm giác sợ hãi trong tình cảm chưa? Anh ta có bao giờ đe dọa bạn, hay bạn có bao giờ lo lắng về chuyện anh ta sẽ thế nào nếu bạn chia tay chưa? Liệu có bao giờ anh ta, có vẻ nửa đùa nửa thật, nói rằng “anh sẽ không bao giờ sống thiếu em và em cũng vậy” chưa? Những lời nói kiểu như vậy không phải thể hiện tình yêu, chúng là những lo lắng của bản thân anh ta.
  • Hãy cẩn thận với người hai mặt, hay nói cách khác là người có tính cách không ổn định. Anh ta có thể chỉ đối xử tốt với bạn và tệ với những người khác. Dĩ nhiên nếu anh ta đối xử với bạn không ra gì trong khi lại đối tốt với những người khác thì bạn đã biết quan hệ của mình có vấn đề. Nhưng trường hợp ngược lại cũng rất đáng lo ngại vì nó nói lên rằng anh ta tốt với bạn vì mục đích riêng, thái độ như vậy không phản ánh bản chất và suy nghĩ thực sự của anh ta. Trong khi cách anh ta đối xử với những người khác khi không phải làm gì để lấy lòng họ mới là cái bạn cần quan tâm, vì đó mới là bản chất thực sự của anh ta. Hãy chú ý tới những lúc anh ta đối xử với những người mà anh ta không coi là “cần thiết” phải tốt với họ, như người bồi bàn, lễ tân hay người giữ cửa. Những hành xử này mới phản ánh đúng bản chất của anh ta.
  • Nếu đó là người hay có những lời nói mang ý lạm dụng bạn thì khả năng bạn sẽ bị lạm dụng thực tế là rất cao. Và nên nhớ rằng, khi mọi chuyện mới ở mức “lời nói gió bay”, bạn còn có thể tạm an toàn. Ngược lại, bạn hoàn toàn chẳng có cơ hội nào để phản kháng.
  • Khi mới bắt đầu mối quan hệ, anh ta có là người nóng vội hay quá quan tâm tới mọi điều bạn làm không? Dù anh ta có nịnh đầm hay nói tốt với bạn đến đâu chăng nữa, bạn vẫn phải thật cẩn thận. Đó là kiểu người không thực tế trong mối quan hệ với người khác, họ có thể áp đặt những suy nghĩ, quan tâm quá mức cần thiết cho một mối quan hệ mới. Hành vi này có thể xếp anh ta vào loại người không thực tế.
  • Có bao giờ bạn bè hay người thân của bạn nói rằng họ không thích bạn trai của bạn hay “có điểm gì đó ở anh ta mà họ không thích” nhưng lại không thể nói thành lời chưa? Nếu họ đã từng có những nhận xét kiểu như vậy, có lẽ bạn chưa đánh giá được hết con người thật của anh ta. Hãy thử tạm thời tách nhau ra một thời gian và nhìn nhận lại mối quan hệ với người đó khách quan hết mức có thể. Bạn có thể thử đi đâu đó một vài ngày để xem mình có bỏ sót một chi tiết nào đó mà đáng ra cần lưu tâm trong mối quan hệ của mình không.

TIẾP CẬN NHANH

Gavin Debecker, một chuyên gia tư vấn an ninh xuất sắc, trong cuốn sách của ông có tên “Quà tặng của nỗi sợ hãi” (The Gift of Fear) xuất bản năm 1997, đã chỉ ra rằng lời nói “không” dưới bất cứ hình thức nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho chúng ta. Debecker còn chỉ ra rằng khi một người phớt lờ lời từ chối “không” của bạn có nghĩa là người đó đang tìm cách làm chủ tình thế, điều khiển mọi thứ theo ý họ hoặc không chấp nhận từ bỏ việc đó. Đừng nên thỏa hiệp với người đó. “không” là “không”. Và hãy nhớ rằng, bản thân từ “không” đã là một câu hoàn chỉnh.

Những dấu hiệu được liệt kê trên đây sẽ giúp bạn cảnh giác trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nếu hiện tại bạn trai đối xử tệ với bạn thì đừng dễ bị mềm lòng bởi những lời xin lỗi có cánh của họ (và đôi khi là của cả bạn, khi bạn muốn biện minh cho hành động của họ!) – giải thích rằng anh làm thế này thế kia là do say rượu, do buồn chán, gặp khó khăn trong công việc, đang trải qua giai đoạn khó khăn, rồi anh hứa sẽ không bao giờ tái phạm… – thì đừng chần chừ gì mà hãy chấm dứt/cho anh ta bài học, đến khi anh ta có biến chuyển hãy tiếp tục.

III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?

Hãy sử dụng kết hợp các dấu hiệu trong cả hai phần trên và phần này để quyết định liệu một người có gây hại gì cho bạn tại nơi làm việc không:

  • Liệu đó có phải là người lúc nào cũng thui thủi một mình, do anh ta quá nhạy cảm hay do anh ta chỉ đơn thuần là gặp khó khăn trong việc hợp tác với các đồng nghiệp khác? Một người khi không hợp tác được với ai có thể vô hại, nhưng cũng có thể nguy hiểm. Trong cả hai trường hợp, bạn đều cần cẩn thận, đặc biệt là trong trường hợp đối tượng là người có thiên hướng bạo lực, căn cứ theo các dấu hiệu trong hai phần trước.
  • Người đó có đang vướng vào rắc rối cá nhân hay khủng hoảng tài chính nào không, như bị phá sản, ly thân, ly dị, chịu lệnh cấm, kiện tụng giành quyền chăm sóc con hay phải ra hầu tòa? Nếu có bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào xảy đến với cuộc sống của họ, kết hợp với các yếu tố khác, đều rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn.
  • Có phải anh ta không đạt được sự thăng tiến như mong muốn và rất thất vọng về điều đó? Hoặc liệu các sếp có đang làm lơ hay vẫn còn xem xét cân nhắc chuyện thăng tiến cho anh ta? Nếu anh ta có vẻ thất vọng, buồn chán với công việc và không thể chịu đựng được điều mà anh ta cho là bất công với mình thì hãy chú ý tới các biểu hiện của anh ta. Đó có thể là người vô hại, nhưng không loại trừ đó có thể là người ẩn chứa sự nguy hiểm không báo trước.
  • Gần đây đối tượng có biểu hiện nào bất thường trong thái độ tại nơi làm việc, về hiệu suất công việc hay hành xử với các đồng nghiệp khác không? Anh ta có đột ngột mất tinh thần làm việc và dường như không hề bị ảnh hưởng bởi công việc không? Nếu câu trả lời là có, hãy tham chiếu tới các dấu hiệu khác trong phần này và cả hai phần trước để xác định mối lo lắng của bạn.

Những dấu hiệu cảnh báo trên có thể sẽ giúp bạn dự đoán được những tình huống có khả năng xảy ra. Bạn cũng nên cảnh giác cao độ khi một người nói về chuyện anh ta “phát ngấy” hay “mệt mỏi và chán nản” về “mọi người và mọi thứ”, hoặc chỉ đơn thuần nói về một kế hoạch để giải quyết các rắc rối của anh ta.

Và nhớ rằng ngoài những dấu hiệu đã được giới thiệu và phân tích trong chương này, bạn vẫn cần đọc thêm các dấu hiệu khác về thiếu tự trọng và hậu quả mà nó gây ra, về nguy cơ bạo hành hay lạm dụng trong các chương tiếp theo.

“Bình thường đó là một người mất trí, song trong những lúc tỉnh táo anh ta cũng chỉ là một gã ngốc.”

Heinrich Heine (1797 – 1856)

Chỉ cần qua quan sát thông thường hoặc dăm ba phút trò chuyện, bạn cũng có thể biết được đó có phải người có những dấu hiệu bất ổn hay bạo lực tiềm tàng không. Hãy chiếm thế thượng phong trong việc chủ động nhận biết điều cần tìm kiếm và điều cần hỏi – từ một đối tượng được mai mối, cho tới người giữ trẻ hay đồng nghiệp của bạn – để bảo vệ bản thân và những người quan trọng đối với bạn.

Để hiểu được quá trình đánh giá trạng thái cân bằng tâm lý, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các yếu tố nội tại trong mỗi người, những yếu tố quyết định mức độ cảm xúc của chúng ta, từ đó tổng kết quá trình phân tích tâm lý chung chung thành những dấu hiệu cảnh báo cụ thể, dễ nhận biết, giúp chúng ta tránh được những vấn đề về tâm lý trong đời sống hàng ngày.

Trong mỗi người chúng ta có ba nhân tố cùng tồn tại, bình thường tách biệt nhau, đôi khi chồng chéo, trái ngược nhau, đó là: tâm hồn (lương tâm), bản ngã (cái tôi) và cơ thể. Tâm hồn tìm cách làm điều đúng đắn, bản ngã (một dạng tâm hồn ở mức độ thấp hơn) thì muốn trở nên đúng, còn cơ thể chỉ muốn thoát khỏi tất cả những lý luận lằng nhằng này.

Cơ thể chúng ta chỉ muốn làm gì dễ dàng và thoải mái nhất. Ví dụ điển hình cho việc lạm dụng sự tự do làm theo ý thích là việc ăn quá nhiều hay ngủ quá nhiều – theo đó có thể hiểu rằng khi muốn hành động theo điều cơ thể mách bảo, chúng ta chỉ muốn/không muốn làm điều gì đó vì cảm thấy muốn thế mà thôi.

Ví dụ về hành động vì bản ngã như việc ta phải kiềm chế để không buột miệng buông lời chế giễu người vừa mới bỏ một đống tiền để mua một chiếc xe hào nhoáng chẳng để làm gì. Về bản chất, việc mua xe này của họ cũng chỉ là hành động cốt để thể hiện ra với người khác. Khi hành động theo bản ngã, chúng ta thường làm những việc cốt sao để đánh bóng hình ảnh bản thân, khiến người khác nghĩ tốt về mình, chứ không phải những việc mà chúng ta cho là đúng.

Cuối cùng, khi hành động vì lương tâm, chúng ta sẽ làm điều mà chúng ta cho là đúng, bất chấp việc chúng ta cảm thấy thế nào khi làm điều đó.

Tóm lại, cơ thể chỉ muốn làm cái mà nó thích làm, bản ngã muốn làm điều sẽ làm nó được nhìn nhận tốt, còn lương tâm chỉ muốn làm điều đúng đắn. Khi đồng hồ báo thức reo vào mỗi buổi sáng, cả ba nhân tố này sẽ cùng đấu tranh trong bản thân chúng ta. Nếu chúng ta đưa tay tắt nút báo thức, bạn có đoán được nhân tố nào đã vượt lên hai cái còn lại không?

Sự thoải mái thực sự không phải là việc có thể làm điều mà chúng ta thích làm, mà là có thể làm điều mà chúng ta thực sự muốn làm, bất chấp việc chúng ta có thích làm hay là không.

TIẾP CẬN NHANH

Giả sử bạn đang ăn kiêng và đột nhiên rất thèm ăn sô-cô-la. Bạn cố gắng đấu tranh chống lại ham muốn này, nhưng rồi bạn không thể cưỡng lại và đã ăn một ít. Bạn có thể nói rằng mình thoải mái không? Khi bạn thích ăn, bạn đã ăn. Đây là sự tự do hay bó buộc? Sau khi làm như vậy, cảm giác của bạn ra sao? Bạn có cảm giác thế nào về bản thân nếu bạn cưỡng lại được sự thèm ăn đó?

Khi vượt qua được những cám dỗ và kháng cự được chúng, tức là chúng ta đã trải qua quá trình tự kiềm chế bản thân. Chỉ khi có thể hành động vì trách nhiệm, chúng ta mới có được sự tự tôn trọng bản thân, tức là lòng tự trọng. Lòng tự trọngkhả năng tự kiềm chế có mối quan hệ tương quan qua lại lẫn nhau. Nếu chúng ta không thể kiềm chế mà làm một điều chỉ để thỏa mãn sự hài lòng nhất thời hay chỉ làm sao cốt để bảo vệ và đánh bóng hình ảnh của bản thân thì chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy tồi tệ. Khi đó, chúng ta sẽ chỉ sống vì những cơn bốc đồng khó kiểm soát và lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác để duy trì bản ngã của mình.

Khi ăn uống quá mức, tự chúng ta cũng cảm thấy bực mình, khó chịu với bản thân. Xét về khía cạnh sâu hơn, thông thường khi ở trạng thái vô thức, chúng ta làm điều gì đó cốt để “thể hiện” thì chúng ta chẳng có cảm giác gì cả. Khi hành động như vậy tức là chúng ta đã bỏ qua điều chúng ta thực sự muốn – điều chúng ta nên làm – chỉ vì mục đích đánh bóng hình ảnh của bản thân.

Một người khi đã rơi vào trạng thái như vậy thường rất dễ cáu gắt và tức giận khi mọi chuyện không được như ý muốn. Họ không bao giờ thỏa mãn với cuộc sống của mình, luôn nghĩ mình thiếu sót so với người khác, và giống như một vật ký sinh, bám víu vào bất kỳ thứ gì có thể để tồn tại – như một lời khen xã giao, quyền lực, quyền kiểm soát, thậm chí cả nỗi sợ hãi – khi hết thứ này thì lại bám vào thứ khác, lúc nào cũng làm vậy và hiếm khi ngăn được mình không làm như thế. Họ lúc nào cũng chỉ nhìn thấy những thiếu sót của bản thân, những điều họ cho là còn thiếu để trở thành một người hoàn hảo. Những người như vậy luôn luôn tìm kiếm điều mình còn thiếu vì không bao giờ thỏa mãn với bản thân: họ sẽ không bao giờ có được hạnh phúc.

Những người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân luôn có những suy nghĩ về mong muốn; cơn bốc đồng và thôi thúc nhiều khi chỉ trong phút chốc và không phải thực sự là điều họ mong muốn. Những khi ở một mình, để chấm dứt được suy nghĩ “không thể chấp nhận được bản thân” lúc nào cũng giày vò tâm hồn mình, họ sẽ bất chấp tất cả để làm mọi thứ hòng giúp tâm trạng thoải mái hơn.

Cái vòng luẩn quẩn này sẽ khiến người đó càng ngày càng tệ đi. Vì một khi không thỏa mãn với bản thân, người ta thường có xu hướng tìm cách khỏa lấp bằng những thú vui nhất thời, kéo theo đó là việc không thể kháng lại trước những cơn bốc đồng của chính mình. Những thú vui nhất thời có thể khiến người ta tạm quên đi nỗi mặc cảm hay buồn chán của mình, nhưng sau đó lại khiến họ rơi vào một đợt trầm cảm mới. Để rồi càng ngày họ càng rơi vào nỗi buồn chán không lối thoát.

Khi chúng ta không yêu thích chính bản thân mình, thay vì việc làm sao để mình tốt hơn, chúng ta lại tự hành hạ mình bằng những thứ tưởng chừng như có thể giúp mình vui lên, như việc ăn uống vô độ; uống rượu hay lạm dụng các loại thuốc, nghiện ngập… và vô vàn các hình thức tiêu khiển khác khiến chúng ta càng lúc càng xa rời cuộc sống. Chúng ta những tưởng làm như vậy là một cách khỏa lấp, giúp chúng ta có thể yêu thương chính mình nhiều hơn, nhưng thực chất lại khiến chúng ta đánh mất bản thân mình nhiều hơn. Chúng ta không tự đầu tư vào bản thân để giúp mình tốt lên mà lại tự đánh lừa mình bằng những ảo tưởng không đáng có.

TIẾP CẬN NHANH

Bạn đã bao giờ nói chuyện nhã nhặn với một người mà bạn không hề thích hay chưa? Có bao giờ bạn bỏ ra một giờ hoặc thậm chí một ngày với một người lúc nào cũng khiến bạn nổi điên, nhưng bạn lại phải làm ra vẻ lịch sự, tôn trọng họ? Tất cả những điều này đều dễ khiến chúng ta không thoải mái. Điều gì xảy ra nếu bạn phải sống với một người như thế… và người đó chính là bạn? Dù có làm gì để tự huyễn hoặc bản thân, rồi bạn cũng sẽ phải chịu những tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần.

Một người lúc nào cũng bị ám ảnh bởi bản thân sẽ không yêu thích chính bản thân anh ta, vì thế cuộc sống của anh ta không có chuyện gì là dễ dàng cả. Sống mà giống như phải chịu đựng và phục vụ cho một ông chủ mà anh ta không hề thích; thậm chí một việc nhỏ nhặt nhất cũng dễ khiến anh ta nổi điên và buồn chán. Không xét tới trường hợp đó là người mà bạn có tình cảm hay lòng kính trọng, nếu là bạn, bạn có muốn làm việc dưới quyền, hay đầu tư cho một kẻ kiêu căng, khó bảo và bạc bẽo như vậy không? Câu trả lời là bạn có thể sẽ khiến họ lao đầu vào những thú vui vô vị, chìm đắm triền miên trong những trò tiêu khiển, hoặc bạn thậm chí còn giúp anh ta tìm rượu giải sầu – chỉ vì bạn muốn tránh xa người đó càng xa càng tốt.

Khi một người không quan tâm tới bản thân, anh ta sẽ không thể yêu thương chính bản thân mình. Để lấp đầy những khiếm khuyết về tình cảm đó, họ sẽ quay ra bên ngoài để tìm cách khỏa lấp bằng sự xoa dịu. Điều này giải thích được những trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như những mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân – cá nhân trong đời sống thực tế: một người hay suy nghĩ tiêu cực sẽ tìm kiếm sự đồng tình và công nhận của những người xung quanh như một cách để tự tôn trọng bản thân anh ta. Nếu được tôn trọng, anh ta cũng thấy có thể tự tôn trọng bản thân, rồi tự động chuyển những những lời khen tặng hay sự yêu mến của người khác thành sự tự yêu thương bản thân. Giá trị của anh ta được quyết định bởi những đánh giá của người khác. Tâm trạng của anh ta lên xuống thất thường và trở nên rất dễ bị tổn thương bởi những nhận xét hay ánh mắt của mọi người.

Những người như vậy thường sống trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn luôn phải tìm kiếm sự ủng hộ và chú ý từ người khác. Khi đó, mọi việc chúng ta làm đều vì đánh giá của người khác (để được người khác chú ý và ủng hộ), nên những hành động đều rất cảm tính.

Ví dụ khi chọn trang phục nhằm nhận được sự chấp thuận hoặc để gây ấn tượng với người khác, chúng ta thường rất băn khoăn. Tự chúng ta đặt mình vào vị trí phải phụ thuộc vào người khác và dần dần trở nên quá chú ý vào bản thân, dễ bị tổn thương, buồn bực, phân tán và chán nản. Hãy tưởng tượng: khi phải dựa vào đánh giá của người khác mới xác định được giá trị của bản thân, chẳng khác nào chúng ta đang ở ngã ba đường, đứng đó để mặc cho người đời nhận xét – nếu nhận xét tốt, chúng ta có tâm trạng tốt, còn nếu đó là ánh nhìn ác ý thì chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ. Kết quả là chúng ta chẳng bao giờ thỏa mãn, hài lòng với bản thân.

Vậy là chúng ta đã nhìn thế giới này qua một lớp thủy tinh thể bị bóp méo. Sự thực hiếm khi lọt qua được lớp thủy tinh thể ấy; và những điều hiếm hoi lọt qua lại không thể giữ lại được vì lớp thủy tinh thể ấy không đủ khỏe mạnh để giữ chúng lại.

TIẾP CẬN NHANH

Giả sử bạn đang rót nước vào một cái cốc không có đáy. Bạn càng rót, chiếc cốc càng có vẻ đầy lên. Nếu chiếc cốc đó là của một người phải phụ thuộc vào người khác để xác định giá trị bản thân, người đó sẽ có cảm giác hài lòng khi bạn rót đầy nó. Ngay khi bạn dừng lại (biểu thị cho việc bạn không hoàn toàn tập trung, không tôn trọng hay yêu mến theo đúng ý họ), họ sẽ ngay lập tức trở nên trống rỗng và quay lại trạng thái ban đầu (như khi bạn chưa bắt đầu rót). Họ sẽ không bao giờ có cảm giác hài lòng nào nữa, kể cả bạn có cố gắng cho họ bao nhiêu đi chăng nữa. Việc rót nước ban đầu giống như một ảo tưởng thoáng qua, là sự thỏa mãn nhất thời, trôi tuột qua người đó nhưng không bao giờ lấp đầy được anh ta. Anh ta lúc nào cũng chỉ chăm chăm tìm kiếm tình cảm, sự đồng tình và tôn trọng từ người khác nhưng không bao giờ có đủ dũng khí để tiếp nhận và lưu giữ hết những tình cảm ấy. Những tình cảm được cho, được rót vào rồi lại trôi ra, không ở lại.

Về bản chất, một người không tự tôn trọng bản thân cũng sẽ không kiểm soát được hành động của chính mình. Trong phần trước, hãy nhớ rằng lòng tự trọng xuất phát từ khả năng tự kiềm chế; vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ cần một giọt nước làm tràn ly cũng sẽ khiến người đó mất kiểm soát. Trên thực tế, khi quyền tự do bị tước mất, có nghĩa là lòng tự trọng còn sót lại của người đó cũng mất, anh ta rất dễ “tức nước vỡ bờ”. Anh ta dám phó mặc cho người đời đánh giá để giúp mình có cảm giác thoải mái, thì anh ta sẽ chẳng ngại ngần gì mà không đấu tranh để bảo vệ lòng tự tôn, niềm tin, các giá trị, hành động, cũng như cái quyền được nói ra chính kiến của mình. Một khi đã mất bình tĩnh, anh ta sẽ bất chấp tất cả để bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng.

Ngay chính trong con người thiếu sự tôn trọng bản thân và dễ bị mất bình tĩnh, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, phần thiếu tôn trọng bản thân này có thể khiến anh ta có các phản ứng không thể lường trước được. Thế giới xung quanh anh ta chính là cơ sở tâm lý duy nhất và cuối cùng quyết định mọi hành vi tâm lý của anh ta. Khi cảm thấy không có được sự tôn trọng thích đáng, họ sẽ trở nên giận dữ – chính là thứ vũ khí cuối cùng của lòng tự tôn trong họ – như một cách tự bảo vệ mình trước những tổn thương. Càng lúc càng bị cuốn theo những phản ứng đầy cảm tính như thế, họ không hiểu được rằng càng tức giận bao nhiêu thì họ càng dễ mất bình tĩnh bấy nhiêu.

Một số người bộc lộ sự giận dữ ra ngoài và trở nên bẩn tính, ồn ào và cay độc, trong khi một số khác kìm nén vào bên trong và trở nên bi lụy, lúc nào cũng trong tình trạng dễ bị chà đạp, chỉ để làm người khác vừa lòng, hòng có được sự tôn trọng và tình cảm của họ. (Chi tiết về các dấu hiệu và ý nghĩa của chúng ở cả hai loại biểu hiện này sẽ được viết rõ hơn trong các chương tiếp theo.)

Giờ chúng ta đã xác định được người thiếu tôn trọng bản thân thì cảm xúc của họ sẽ không ổn định. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là họ có nguy cơ bạo lực không? Không hề. Tuy nhiên, trường hợp tiềm tàng là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo đặc biệt của ba loại bạo lực tiềm tàng:

I: Dấu hiệu chung về nguy cơ bạo lực tiềm tàng

II: Dấu hiệu trong quan hệ tình cảm/thân thiết

III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?

Ngoài các phân tích tâm lý đã đề cập tới trong các phần trước của chương này, bạn cũng có thể nhìn vào một số dấu hiệu sau đây để biết liệu một người có biểu hiện nào của bạo lực tiềm tàng không:

Những dấu hiệu kể trên không phải tất cả, và càng không thể giúp bạn áp dụng vào mọi trường hợp, hoàn cảnh, nhưng nó cũng vô cùng hữu dụng nếu bạn muốn biết một người có phải là người bạo lực hay không. Dĩ nhiên, nếu anh ta đang có một kế hoạch chi tiết cho việc bạo hành người khác, than phiền về chuyện đang phải dàn xếp các khoản nợ hay có được sự tôn trọng của người khác và có khả năng sử dụng một loại vũ khí nào đó, thì bạn có thể chắc chắn là hành vi bạo lực sắp xảy ra. Hãy liên lạc ngay với cơ quan chức năng vì đó là lúc tính mạng một người đang bị nguy hiểm.

Bên cạnh các dấu hiệu chung được đề cập trong phần trên, bạn có thể sử dụng thêm các dấu hiệu cảnh báo sau đây để biết liệu đối tượng hẹn hò của bạn có gây hại gì cho bạn không, hoặc liệu người đó có là người chồng tồi tệ trong tương lai hay không:

TIẾP CẬN NHANH

Gavin Debecker, một chuyên gia tư vấn an ninh xuất sắc, trong cuốn sách của ông có tên “Quà tặng của nỗi sợ hãi” (The Gift of Fear) xuất bản năm 1997, đã chỉ ra rằng lời nói “không” dưới bất cứ hình thức nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho chúng ta. Debecker còn chỉ ra rằng khi một người phớt lờ lời từ chối “không” của bạn có nghĩa là người đó đang tìm cách làm chủ tình thế, điều khiển mọi thứ theo ý họ hoặc không chấp nhận từ bỏ việc đó. Đừng nên thỏa hiệp với người đó. “không” là “không”. Và hãy nhớ rằng, bản thân từ “không” đã là một câu hoàn chỉnh.

Những dấu hiệu được liệt kê trên đây sẽ giúp bạn cảnh giác trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nếu hiện tại bạn trai đối xử tệ với bạn thì đừng dễ bị mềm lòng bởi những lời xin lỗi có cánh của họ (và đôi khi là của cả bạn, khi bạn muốn biện minh cho hành động của họ!) – giải thích rằng anh làm thế này thế kia là do say rượu, do buồn chán, gặp khó khăn trong công việc, đang trải qua giai đoạn khó khăn, rồi anh hứa sẽ không bao giờ tái phạm… – thì đừng chần chừ gì mà hãy chấm dứt/cho anh ta bài học, đến khi anh ta có biến chuyển hãy tiếp tục.

Hãy sử dụng kết hợp các dấu hiệu trong cả hai phần trên và phần này để quyết định liệu một người có gây hại gì cho bạn tại nơi làm việc không:

Những dấu hiệu cảnh báo trên có thể sẽ giúp bạn dự đoán được những tình huống có khả năng xảy ra. Bạn cũng nên cảnh giác cao độ khi một người nói về chuyện anh ta “phát ngấy” hay “mệt mỏi và chán nản” về “mọi người và mọi thứ”, hoặc chỉ đơn thuần nói về một kế hoạch để giải quyết các rắc rối của anh ta.

Và nhớ rằng ngoài những dấu hiệu đã được giới thiệu và phân tích trong chương này, bạn vẫn cần đọc thêm các dấu hiệu khác về thiếu tự trọng và hậu quả mà nó gây ra, về nguy cơ bạo hành hay lạm dụng trong các chương tiếp theo.

Bình luận