Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đọc Vị Bất Kỳ Ai – Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng

Phần 2 – Chương 13: Thăm Dò Lòng Tự Trọng: Xác Định Mức Độ Tự Trọng Của Một Người

Tác giả: David J.Lieberman

“Lòng tự trọng thể hiện mức độ danh tiếng mà ta nghĩ mình có thể đạt được với khả năng của mình.”

Tiến sĩ Nathaniel Branden

Từ đầu tới giờ, chúng ta đã tìm hiểu một cách toàn diện về các hình thái tâm lý nhằm giúp bạn có được sự linh hoạt trong việc đọc vị người khác, và cũng là để bạn biết cần tìm kiếm và để ý tới những đặc điểm tâm lý nào của họ. Những sai lầm dễ mắc phải trong chương trước đã cho chúng ta thấy: nếu chỉ dùng một dấu hiệu riêng lẻ, việc phán đoán mức tự trọng cao hay thấp của một người sẽ trở nên rất khó khăn.

Một người có thể làm cho/làm giúp người khác, nhưng câu hỏi bạn cần đặt ra là: “Tại sao?” Đó là vì anh ta quý họ hay anh ta muốn họ quý anh ta? Có phải anh ta làm thế để ngày càng tiến bộ hơn và bản thân cảm thấy mình đã làm một việc tốt, hay anh ta chỉ là một kẻ cơ hội muốn đổi việc đó để thoát khỏi cảm giác thiếu an toàn? Bạn sẽ không thể nào biết được.

Làm thế nào bạn có thể khẳng định một người có lòng tự trọng cao? Chúng ta sẽ nhìn ra điều đó thông qua cách anh ta đối xử với bản thân và với những người khác. Một người thiếu tự trọng sẽ thỏa mãn với những thứ chỉ phục vụ cho mong muốn của anh ta và sẽ không đối xử thực sự tốt với những người khác. Hoặc, anh ta cũng có thể tự biến mình thành trò cười khi cầu khẩn sự chấp thuận và tôn trọng của mọi người mà không đoái hoài đến nhu cầu của bản thân. Những người thực sự có lòng tự trọng sẽ đối xử tốt với bản thân mình và cả những người khác. “Tốt” ở đây không đồng nghĩa với sự thỏa mãn mong muốn tạm thời; đúng hơn là, khi đối xử tốt với mọi người, anh ta hướng tới niềm hạnh phúc lâu dài.

Chúng ta có thể đi tới kết luận sai lầm rằng khi một người có thể tự áp chế được những mong muốn tạm thời, anh ta có được sự tự chủ và thừa nhận đây là dấu hiệu của lòng tự trọng. Nhưng nếu không nhìn vào mặt trái của vấn đề, chúng ta sẽ có cái nhìn phiến diện. Một người phụ nữ không ăn những món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng, nhờ đó cô ta có thể giảm cân và quyến rũ một người đàn ông đã có vợ thì sao? Chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện để biết liệu động cơ của hành động có đúng đắn và có biểu hiện của lòng tự trọng không. Ví dụ, phụ nữ là điển hình cho những người thiếu lòng tự trọng, khi mà chỉ vì ham muốn cá nhân, cô ta sẽ đối xử không tốt với những người khác.

“Lòng tự trọng thể hiện mức độ danh tiếng mà ta nghĩ mình có thể đạt được với khả năng của mình.”

Tiến sĩ Nathaniel Branden

Từ đầu tới giờ, chúng ta đã tìm hiểu một cách toàn diện về các hình thái tâm lý nhằm giúp bạn có được sự linh hoạt trong việc đọc vị người khác, và cũng là để bạn biết cần tìm kiếm và để ý tới những đặc điểm tâm lý nào của họ. Những sai lầm dễ mắc phải trong chương trước đã cho chúng ta thấy: nếu chỉ dùng một dấu hiệu riêng lẻ, việc phán đoán mức tự trọng cao hay thấp của một người sẽ trở nên rất khó khăn.

Một người có thể làm cho/làm giúp người khác, nhưng câu hỏi bạn cần đặt ra là: “Tại sao?” Đó là vì anh ta quý họ hay anh ta muốn họ quý anh ta? Có phải anh ta làm thế để ngày càng tiến bộ hơn và bản thân cảm thấy mình đã làm một việc tốt, hay anh ta chỉ là một kẻ cơ hội muốn đổi việc đó để thoát khỏi cảm giác thiếu an toàn? Bạn sẽ không thể nào biết được.

Làm thế nào bạn có thể khẳng định một người có lòng tự trọng cao? Chúng ta sẽ nhìn ra điều đó thông qua cách anh ta đối xử với bản thân và với những người khác. Một người thiếu tự trọng sẽ thỏa mãn với những thứ chỉ phục vụ cho mong muốn của anh ta và sẽ không đối xử thực sự tốt với những người khác. Hoặc, anh ta cũng có thể tự biến mình thành trò cười khi cầu khẩn sự chấp thuận và tôn trọng của mọi người mà không đoái hoài đến nhu cầu của bản thân. Những người thực sự có lòng tự trọng sẽ đối xử tốt với bản thân mình và cả những người khác. “Tốt” ở đây không đồng nghĩa với sự thỏa mãn mong muốn tạm thời; đúng hơn là, khi đối xử tốt với mọi người, anh ta hướng tới niềm hạnh phúc lâu dài.

Chúng ta có thể đi tới kết luận sai lầm rằng khi một người có thể tự áp chế được những mong muốn tạm thời, anh ta có được sự tự chủ và thừa nhận đây là dấu hiệu của lòng tự trọng. Nhưng nếu không nhìn vào mặt trái của vấn đề, chúng ta sẽ có cái nhìn phiến diện. Một người phụ nữ không ăn những món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng, nhờ đó cô ta có thể giảm cân và quyến rũ một người đàn ông đã có vợ thì sao? Chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện để biết liệu động cơ của hành động có đúng đắn và có biểu hiện của lòng tự trọng không. Ví dụ, phụ nữ là điển hình cho những người thiếu lòng tự trọng, khi mà chỉ vì ham muốn cá nhân, cô ta sẽ đối xử không tốt với những người khác.

Bình luận
× sticky