Phần 2: NHỮNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO HOẠT ĐỘNG TRÍ ÓC: QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
Vượt ra ngoài việc đọc các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bắt bất kỳ ai, phán đoán cách hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.
- S.N.A.P. không dựa trên tính cách
- Màu sắc cơ bản của suy nghĩ
- Suy nghĩ về những điều chúng ta hành động: Tại sao và như thế nào?
- Ảnh hưởng của lòng tự trọng: Sáu nhân tố lớn
- Anh ta tự trọng cao hay chỉ giả vờ?
- Thăm dò lòng tự trọng
- Ba loại tính cách
- Nghệ thuật và khoa học tìm hiểu tính cách: Những ví dụ thực tế
Chương 8: S.N.A.P. không dựa trên tính cách
“Tính cách có thể mở ra những cánh cửa, nhưng chỉ có nhân cách mới giữ được những cánh cửa luôn mở.”
Elmer G.Letterman
Có rất nhiều phương pháp phân loại tính cách và mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng. Ngay cả với hệ thống phân loại tốt nhất, những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để phân loại cũng có khi mất thời gian, phức tạp và mâu thuẫn. Ví dụ, theo mô hình phân loại tính cách Myers-Briggs (Myers Briggs Type Indicator – MBTI)(1), tính cách của một người có thể được phân loại dựa trên bốn tiêu chí: hướng nội/ hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm và nguyên tắc/linh hoạt (gọi tắt là INTJ). Dưới đây là giới thiệu ngắn cho một loại tính cách(2) của phương pháp phân loại này:
Cảm giác đôi khi có tác dụng tốt, đôi khi không. Cũng như những chức năng khác trong cơ thể, cảm giác chỉ là những phản ứng ban đầu trước các thông tin mà cơ thể nhận được, về hoàn cảnh, về khối lượng hay mức độ. Vì lẽ đó, những người INTJ thường không xem trọng các tiểu tiết, hoặc bỏ qua chúng. Khi đã bắt tay vào công việc, họ hoàn toàn có thể nói: “Ý tôi đã quyết, đừng lung lạc tôi nữa.” Cảm giác hướng ngoại có thể được nhận ra rõ ràng với những người làm việc cốt sao có được cảm giác thoải mái nhất, chứ không được dùng để phân loại tính cách của họ. Khi mọi chuyện không được theo ý muốn, những người có cảm giác hướng ngoại sẽ bộc lộ ra trong những phút hớ hênh mà chính họ cũng không để ý. Phân loại tính cách có thể là một công cụ đắc lực giúp chúng ta đưa ra kết luận về người đối diện. Nhưng thậm chí ngay trong những tình huống thuận lợi nhất, bạn vẫn không thể đoán được người đó đang nghĩ gì trong một hoàn cảnh nhất định.
Tính cách về cơ bản chính là cái mà chúng ta biểu hiện ra bên ngoài và là cách chúng ta ứng xử. Nhưng vì con người và cả thế giới luôn thay đổi nên để tìm ra một phương pháp phân loại tính cách ổn định và chính xác quả là rất khó. Ví dụ, trong những hoàn cảnh khác nhau, một người có thể phô bày những tính cách khác nhau. Trong công việc, anh ta có thể rất nỗ lực và khắt khe; khi ăn tối với những người bạn thì vui vẻ và dễ tính; và khi ở nhà thì lại trở nên điên khùng. Mỗi một hoàn cảnh làm lộ ra những nét khác nhau trong tính cách của một người. Hiện tượng đa nhân cách xảy ra khi những nét tính cách đó không hợp nhất và mỗi tính cách có một môi trường sống tách biệt.
Cùng một con người, cùng một tình huống, nhưng anh ta có thể hành động theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, đó là vì thái độ và ứng xử cũng phụ thuộc vào tâm trạng và cảm xúc, vốn là những thứ luôn thay đổi, không phụ thuộc vào tính cách.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi trạng thái cảm xúc thay đổi thì cách nhìn và cảm giác của chúng ta về hoàn cảnh khi đó cũng bị thay đổi. Ví dụ, có một nhận định phổ biến (đã được chứng thực bằng các nghiên cứu) cho rằng một người trong tâm trạng buồn chán sẽ có ít hứng thú giao tiếp với người khác. (Và cũng thật thú vị khi biết rằng một người với tâm trạng tích cực sẽ ít gặp rủi ro hơn một người trong trạng thái tiêu cực – vì người đó sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi thất bại). Ví dụ, một người hướng ngoại “kiểu mẫu” cũng có thể thu mình lại giữa một bữa tiệc nếu cô ta đang gặp chuyện buồn.
Một nhận định khác cũng có mối liên hệ với nhận định trên, đó là việc biết trước về tình huống có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và quá trình ra quyết định của chúng ta. Tiếp tục ví dụ trên, nhân vật trong câu chuyện sau đó có thể ở trong tâm trạng rất tốt và mong muốn được gặp một ông X nào đó. Tuy nhiên, nếu cô ta biết rằng việc quá hăng hái tiếp cận là không tốt, cô ta có thể điều chỉnh lại cách ứng xử của mình.
Và chúng ta nhận ra rằng chính tác động bất biến, khái quát và quan trọng nhất trong bản chất con người sẽ điều chỉnh tính cách của người đó. S.N.A.P. sử dụng chính những tác động này để cung cấp cho chúng ta cách đọc vị con người chính xác ở hầu hết mọi thời điểm, mọi tình huống.
Phần 2: NHỮNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO HOẠT ĐỘNG TRÍ ÓC: QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
Vượt ra ngoài việc đọc các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bắt bất kỳ ai, phán đoán cách hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.
Chương 8: S.N.A.P. không dựa trên tính cách
“Tính cách có thể mở ra những cánh cửa, nhưng chỉ có nhân cách mới giữ được những cánh cửa luôn mở.”
Elmer G.Letterman
Có rất nhiều phương pháp phân loại tính cách và mỗi phương pháp đều có những hạn chế riêng. Ngay cả với hệ thống phân loại tốt nhất, những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để phân loại cũng có khi mất thời gian, phức tạp và mâu thuẫn. Ví dụ, theo mô hình phân loại tính cách Myers-Briggs (Myers Briggs Type Indicator – MBTI)(1), tính cách của một người có thể được phân loại dựa trên bốn tiêu chí: hướng nội/ hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm và nguyên tắc/linh hoạt (gọi tắt là INTJ). Dưới đây là giới thiệu ngắn cho một loại tính cách(2) của phương pháp phân loại này:
Cảm giác đôi khi có tác dụng tốt, đôi khi không. Cũng như những chức năng khác trong cơ thể, cảm giác chỉ là những phản ứng ban đầu trước các thông tin mà cơ thể nhận được, về hoàn cảnh, về khối lượng hay mức độ. Vì lẽ đó, những người INTJ thường không xem trọng các tiểu tiết, hoặc bỏ qua chúng. Khi đã bắt tay vào công việc, họ hoàn toàn có thể nói: “Ý tôi đã quyết, đừng lung lạc tôi nữa.” Cảm giác hướng ngoại có thể được nhận ra rõ ràng với những người làm việc cốt sao có được cảm giác thoải mái nhất, chứ không được dùng để phân loại tính cách của họ. Khi mọi chuyện không được theo ý muốn, những người có cảm giác hướng ngoại sẽ bộc lộ ra trong những phút hớ hênh mà chính họ cũng không để ý. Phân loại tính cách có thể là một công cụ đắc lực giúp chúng ta đưa ra kết luận về người đối diện. Nhưng thậm chí ngay trong những tình huống thuận lợi nhất, bạn vẫn không thể đoán được người đó đang nghĩ gì trong một hoàn cảnh nhất định.
Tính cách về cơ bản chính là cái mà chúng ta biểu hiện ra bên ngoài và là cách chúng ta ứng xử. Nhưng vì con người và cả thế giới luôn thay đổi nên để tìm ra một phương pháp phân loại tính cách ổn định và chính xác quả là rất khó. Ví dụ, trong những hoàn cảnh khác nhau, một người có thể phô bày những tính cách khác nhau. Trong công việc, anh ta có thể rất nỗ lực và khắt khe; khi ăn tối với những người bạn thì vui vẻ và dễ tính; và khi ở nhà thì lại trở nên điên khùng. Mỗi một hoàn cảnh làm lộ ra những nét khác nhau trong tính cách của một người. Hiện tượng đa nhân cách xảy ra khi những nét tính cách đó không hợp nhất và mỗi tính cách có một môi trường sống tách biệt.
Cùng một con người, cùng một tình huống, nhưng anh ta có thể hành động theo những cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau, đó là vì thái độ và ứng xử cũng phụ thuộc vào tâm trạng và cảm xúc, vốn là những thứ luôn thay đổi, không phụ thuộc vào tính cách.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, khi trạng thái cảm xúc thay đổi thì cách nhìn và cảm giác của chúng ta về hoàn cảnh khi đó cũng bị thay đổi. Ví dụ, có một nhận định phổ biến (đã được chứng thực bằng các nghiên cứu) cho rằng một người trong tâm trạng buồn chán sẽ có ít hứng thú giao tiếp với người khác. (Và cũng thật thú vị khi biết rằng một người với tâm trạng tích cực sẽ ít gặp rủi ro hơn một người trong trạng thái tiêu cực – vì người đó sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi thất bại). Ví dụ, một người hướng ngoại “kiểu mẫu” cũng có thể thu mình lại giữa một bữa tiệc nếu cô ta đang gặp chuyện buồn.
Một nhận định khác cũng có mối liên hệ với nhận định trên, đó là việc biết trước về tình huống có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và quá trình ra quyết định của chúng ta. Tiếp tục ví dụ trên, nhân vật trong câu chuyện sau đó có thể ở trong tâm trạng rất tốt và mong muốn được gặp một ông X nào đó. Tuy nhiên, nếu cô ta biết rằng việc quá hăng hái tiếp cận là không tốt, cô ta có thể điều chỉnh lại cách ứng xử của mình.
Và chúng ta nhận ra rằng chính tác động bất biến, khái quát và quan trọng nhất trong bản chất con người sẽ điều chỉnh tính cách của người đó. S.N.A.P. sử dụng chính những tác động này để cung cấp cho chúng ta cách đọc vị con người chính xác ở hầu hết mọi thời điểm, mọi tình huống.