Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đọc Vị Bất Kỳ Ai – Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng

Phần 2 – Chương 11: Ảnh Hưởng Của Lòng Tự Trọng: Sáu Nhân Tố Lớn

Tác giả: David J.Lieberman

“Người tự cao có một ưu điểm, đó là họ không bao giờ nói về người khác.”

Lucille S.Harpern

Lòng tự trọng ảnh hưởng tới hai cách nhìn nhận vấn đề và bốn biến số (nhân tố hay thay đổi) phụ thêm. Nó là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới cả suy nghĩ và hành động của chúng ta. Giả sử hai người có mức độ tự tin 100% giống nhau thì họ sẽ có quyết định tương tự như nhau – đó là làm điều mà họ cho là đúng (dĩ nhiên điều họ cho là đúng có thể khác nhau, nhưng không khác nhiều như bạn tưởng đâu).

Những trải nghiệm sẽ hình thành nên bản thân mỗi người – hoặc bằng cách tăng thêm hoặc bằng cách làm giảm đi lòng tự tin của chúng ta. Khi đặt bản chất của mình vào trong hỗn hợp này, bạn sẽ nhận ra sự ảnh hưởng mang tính thực tế và vô cùng áp đảo của lòng tự trọng đối với quá trình suy nghĩ và ra quyết định của bạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét mức độ ảnh hưởng của sáu nhân tố: các loại nhu cầu, lòng tự tin, sự nỗ lực, tin tưởng, sự biện minh (bào chữa) và tâm trạng.

Nhân tố thứ nhất: Các loại nhu cầu

Một phụ nữ mắc bệnh béo phì và đái đường biết rằng mình không nên ăn sô-cô-la vào bữa tối, nhưng cuối cùng vẫn ăn nó. Dĩ nhiên, đó không phải là nhu cầu nên được thỏa mãn nhất, nhưng vì mức độ trân trọng bản thân của cô ta thấp, nên những nhu cầu của cô thay đổi. Cũng giống việc nằm ườn ra trên tràng kỷ ăn bánh phô mai thì ai cũng thích, nhưng không phải ai cũng dành thời gian cả ngày để ăn chơi xả láng như vậy. Mức độ tự trọng của mỗi người sẽ quyết định các loại nhu cầu khác nhau của họ. Khi mức độ đó thấp, nhu cầu của một người có thể diễn biến theo chiều hướng là anh ta thấy nhu cầu nào – khi được đáp ứng – mang lại sự thỏa mãn ngay lập tức thì anh ta sẽ chọn nhu cầu đó – thường là cho những nhu cầu bản ngã hoặc nhu cầu cơ thể (tâm sinh lý).

Những người có mức tự trọng thấp thường là những người bồng bột, chưa chín chắn và dễ dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân. Hầu hết những người này đều không chú ý tới nhu cầu và sự thỏa mãn của người khác, trừ trường hợp họ có động cơ khác phục vụ cho mục đích tư lợi. Ngược lại, với những người có mức tự trọng cao, nhu cầu của họ là những thứ nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài. Họ tìm thấy niềm vui trong những điều có ý nghĩa lớn lao hơn và chấp nhận đánh đổi bằng những nhu cầu trước mắt, mang tính ngắn hạn.

Dưới đây là hình vẽ mô tả Tháp nhu cầu của Abraham Maslow(1) – một dạng biểu đồ thể hiện những mức nhu cầu khác nhau của con người.

Phần đáy tháp là những nhu cầu căn bản nhất cần thiết cho sự tồn tại của một con người. Khi mỗi nhu cầu được đáp ứng, chúng ta sẽ chuyển dần lên các nhu cầu thỏa mãn cảm xúc cao hơn.

Nhìn chung, khi đã có những nhu cầu thuộc phần đỉnh tháp, con người thường ở trạng thái linh hoạt, thành thật và cởi mở nhất. Khi đó, não bộ hoạt động ở trạng thái cao nhất. Khi hạ các nhu cầu xuống mức thấp hơn, cảm xúc sẽ là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định. Khi càng đi xuống thấp thì con người càng có xu hướng tập trung mọi suy nghĩ về nhu cầu của bản thân, vào cái nội tại bên trong chứ không phải những yếu tố bên ngoài. Nhận thức bị thu hẹp trong khi “cái tôi” cứ dần lớn thêm, khiến anh ta chỉ biết thỏa mãn những lợi ích trước mắt mà bỏ qua những gì đúng đắn hoặc có lẽ là đúng đắn, nên làm hơn.

Điều này cũng giống như cơ chế hoạt động trong người bạn đơn bào của chúng ta – ký sinh trùng Amip(2): chúng ta có xu hướng thích làm những gì thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu và tránh xa khỏi những gì khiến chúng ta có cảm giác mệt mỏi, đau đớn. Tuy nhiên, mỗi người có quan niệm khác nhau về những điều họ coi là đau lòng hay dễ chịu.

Con người là sinh vật luôn tìm kiếm cảm giác hài lòng. Trên thực tế, cảm giác hài lòng gắn chặt với ý nghĩa mà nó mang lại cho chúng ta. Chính vì vậy, khi ta làm điều đúng đắn – và tìm được ý nghĩa của hành động đó mà không màng tới những niềm vui nhất thời – thì chúng ta đã có được cảm giác hài lòng. Khi không làm được điều đó, chúng ta dễ dàng chìm vào cảm giác buồn chán, lo lắng và bất an về mối liên hệ lỏng lẻo đó.

Chính cơ chế cảm xúc dễ chịu/đau lòng này giúp chúng ta đi đúng hướng. Để có thể tự do quyết định mọi chuyện của bản thân, chúng ta nên suy nghĩ càng thực tế càng tốt. Vì như ta đã biết, khi một người càng ít tập trung vào bản thân mình thì người đó càng dễ dàng nhìn nhận thực tế xung quanh mình hơn. Vì vậy, anh ta cũng có thể có những lựa chọn tốt hơn vì đã nhận biết được nhu cầu nào là nên thỏa mãn nhất và điều gì có nghĩa hơn, mang lại cảm giác tốt hơn về lâu dài.

Tự trọng thấp chính là nhân tố tạo ra cơn bốc đồng, khiến một người làm mọi thứ chỉ nhằm thỏa mãn cảm giác nhất thời của cơ thể hoặc cảm xúc trong họ. Bởi vì con người sinh ra là để tìm kiếm sự thỏa mãn nên khi không đạt được cảm giác thỏa mãn qua việc tìm được ý nghĩa trong hành động của chúng ta, ta sẽ có xu hướng tìm kiếm nó qua những phương tiện và cách thức nhất thời. Chúng ta thường tự đánh lừa bản thân rằng điều đang làm đúng là quan trọng thật và thế là chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi những gì làm ta vui, trong khi không có cảm giác liên quan mấy. Chúng ta tự làm mờ đi những ý nghĩa thực tế, tự huyễn hoặc với bản thân và người khác rằng điều ta đang làm là thật sự có ý nghĩa, thế nhưng trong sâu thẳm chúng ta biết mình chỉ đang tìm cách biện minh cho hành động ấy mà thôi.

Ví dụ, bạn cảm thấy thế nào khi có người bỗng dưng giúp bạn kiếm được một công việc tốt? Ắt hẳn bạn sẽ thấy rất tốt. Vậy bạn cảm giác thế nào khi sau 30 năm làm công việc đó, một ngày bạn phát hiện ra mọi thứ chỉ là giả dối, rằng bạn đã nhấn vào công tắc khởi động chẳng gắn với một cỗ máy nào cả và điện thoại của bạn chỉ là gọi tới những diễn viên đóng kịch, lừa bạn ngay từ đầu? Trên thực tế, đúng là bạn có cảm giác mình đã thực sự thành công với “công việc”, thế nhưng không có bất kỳ điều gì trong công việc đó là thật cả. Đặt vào trường hợp đó, hầu hết mọi người sẽ bị suy sụp – nhưng tại sao? Câu trả lời thật đơn giản: vì công việc của bạn không có thật và chẳng mang lại cho bạn chút ý nghĩa nào, do đó bạn cũng không có được cảm giác hài lòng hay thỏa mãn nào cả.

Khi càng gắn bó với cuộc sống, các trải nghiệm của bạn càng có ý nghĩa và tuyệt vời hơn. Ngược lại, khi bạn càng chìm đắm vào các thú vui thoáng qua hay theo đuổi những mộng tưởng được thêu dệt bởi những ham muốn ích kỷ nhất thời, cuộc sống sẽ càng ít ý nghĩa đi. Những lúc đó, đôi khi bạn tưởng mình đang sống hết mình, nhưng sâu thẳm trong bạn lại nhận ra mình không nên theo đuổi các mục tiêu như vậy. Dù nỗ lực đến thế nào, cảm giác thỏa mãn nhất thời cũng sẽ không tồn tại lâu dài vì mục đích cuối cùng của nó không mang lại ý nghĩa nào lớn lao cả. Chỉ có cảm giác thoải mái và vui vẻ không thôi thì chưa đủ; vì sau đó chính lương tâm chúng ta sẽ tự trách mình. Hãy đừng chỉ làm nhiều hơn mà hãy làm cho mình trở nên có ý nghĩa hơn.

Tóm lại là mức độ tự trọng – cũng như sở thích và đam mê của một người – đóng vai trò quyết định trong việc hiểu được suy nghĩ và quyết định của anh ta. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu những ảnh hưởng còn lại của lòng tự trọng trong các phần tiếp theo của chương này.

Nhân tố thứ hai: Sự tự tin

Một người có lòng tự trọng cao sẽ tự tin hơn về khả năng suy nghĩ cũng như hành động của mình, đặc biệt là trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ có thể nhận thức dễ dàng hơn khi phải đối mặt với khó khăn và nhất là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể thất bại. Lưu ý là, khi mức độ tự trọng của một người càng giảm thì “cái tôi” của anh ta càng lớn và anh ta sẽ càng chú ý hơn tới suy nghĩ của mọi người về anh ta, cũng như tới biểu hiện của chính mình.

Nhân tố thứ ba: Sự nỗ lực

Khi một người muốn làm việc gì đó nhưng lại nhận ra nó không đáng so với công sức mà anh ta bỏ ra, thì không có gì ngạc nhiên nếu anh ta không làm chuyện đó. Vấn đề ở đây là những nỗ lực, công sức bỏ ra liệu chỉ ảnh hưởng tới quyết định làm một việc gì đó, hay nó còn thay đổi cả cách chúng ta nghĩ và cảm nhận về vấn đề đó. Và tại sao lại như vậy?

Giả sử một người biết là mình nên làm gì đó giúp bạn, nhưng lại đơn thuần không thích làm chuyện đó, anh ta có thể bao biện cho hành động này bằng suy nghĩ rằng bạn mình thực sự không cần đến sự giúp đỡ của anh ta. Thậm chí anh ta còn hợp lý hóa hành động của mình ở mức cao hơn, như nghĩ rằng “người bạn đó không tốt” hoặc “mình cần nghỉ ngơi mới đúng vì mình làm việc quá nhiều”. Vậy chúng ta nên đặt công sức lên bàn tính, thậm chí cần định lượng nó để hiểu được suy nghĩ cũng như hành động tiếp theo của anh ta.

Trên thực tế, việc cân đo đong đếm mức nỗ lực hay công sức tỷ lệ nghịch với mức tự trọng của một người. Khi một người càng có lòng tự trọng cao, anh ta càng ít để tâm tới công sức cần bỏ ra. Ví dụ, khi nỗ lực làm bất kỳ điều gì cho người chúng ta yêu thì đó là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, khi đó là người chúng ta không quý mến hoặc họ khiến chúng ta bực tức, cáu giận thì làm gì cho họ, dù tốn rất ít công sức, cũng là cả một vấn đề. Với những người có tự trọng cao, họ không nề hà khi bỏ công sức để làm điều đúng đắn, trái ngược với những người có tự trọng thấp hơn.

Khi biết tự tôn trọng bản thân mình, chúng ta có thể dành tâm sức cho những mục tiêu lâu dài, mang lại ý nghĩa và sự hài lòng cho chính mình, nhờ đó tăng được tối đa nỗ lực và giảm thiểu sự thất vọng hay khó chịu. Dù có phải bỏ ra nhiều công sức đến đâu thì chính lòng tự trọng giúp chúng ta có được nguồn sức mạnh và cảm hứng vô tận.

Tóm lại, người nào càng biết trân trọng bản thân mình thì càng dễ dàng chấp nhận bỏ công sức để làm điều họ cho là đúng, kể cả khi điều đó có liên quan tới người khác.

Nhân tố thứ tư: Các giá trị và lòng tin

Khi đang hẹn hò với một người mà bạn thích, và người đó cũng thích bạn, song bạn lại luôn tâm niệm là phụ nữ lúc nào cũng làm tổn thương đàn ông, thì mức độ tình cảm sẽ quyết định thái độ cư xử của bạn. Một ví dụ khác: nếu bạn tin rằng một bài kiểm tra phát hiện nói dối không có tác dụng với bạn thì nó sẽ không làm gì được bạn. Thực ra, không phải vì bài kiểm tra đó vô dụng mà do nó được tiến hành dựa trên niềm tin vững chắc của bạn: dù có nói dối thì máy cũng chẳng phát hiện ra được. Chính vì thế bạn không có gì phải sợ hãi, trong khi máy phát hiện nói dối chỉ đo sự bất an của bạn nên nó không thể phát hiện được bạn có nói dối hay không.

Những niềm tin mù quáng hoặc sai trái (mê tín) thường được tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chúng ta và thực chất là để chúng ta tự bảo vệ bản thân. Hầu hết những điều chúng ta làm hoặc tin tưởng đều để giải thích, bao biện cho thái độ, hành động của chúng ta đối với thế giới và bản thân chúng ta. Nếu thấy không cần thiết thì chúng ta cũng không cần phải bám víu vào một niềm tin mù quáng nào. Chính lòng tự trọng giúp chúng ta có sức mạnh tinh thần và khả năng để rũ bỏ chúng.

Những giá trị hạn hẹp cũng là hệ quả của lòng tự trọng thấp. Khi tầm suy nghĩ không thể vượt ra ngoài những ham muốn của bản thân, chúng ta sẽ tự làm giảm các giá trị của mình để tự nuông chiều các ý thích nhất thời, khi đó chẳng những không thể nâng cao nhận thức mà còn làm giảm giá trị của chính mình.

Nhân tố thứ năm: Tự bào chữa và hợp lý hóa

Để làm giảm mặc cảm tội lỗi, chúng ta thường tìm cách giải thích cho thái độ của mình. Để có cảm giác tốt đẹp hơn về bản thân hoặc về những vấn đề xảy đến với bản thân, chúng ta thường dựng lên hình ảnh về chính mình và thế giới chung quanh theo cách phù hợp với điều chúng ta muốn nó là đúng, chứ không phải với cái thực tế đúng đắn.

TIẾP CẬN NHANH

Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ hết sức thú vị giữa thái độ hành xử và giá trị phần thưởng mà nó có thể nhận được. Một người nếu được trả 100 đôla để làm một việc thì sẽ thấy việc đó khó khăn và vất vả hơn nhiều so với một người khác cùng làm việc đó nhưng chỉ được trả 25 đôla. Vậy khi một người được trả công, anh ta sẽ thấy công việc đó khó khăn và ít thú vị hơn; khi mức độ thưởng công càng tăng thì động lực và hứng thú làm việc càng giảm (theo Freedman, sách xuất bản năm 1992). Một người có mức tự trọng cao sẽ có đầu óc thực tế hơn, vì thế suy nghĩ của anh ta cũng gắn với thực tế hơn.

Khi phải chọn lựa làm việc gì đó, nếu không được trả công hoặc đền bù gì khác, chúng ta sẽ vô thức trở nên thích làm nó hơn. Tại sao chúng ta lại có cảm giác như vậy? Đó là do chúng ta không thích cảm giác phải có trách nhiệm khi gây ra sai sót trong công việc. Chúng ta phải tự biện minh cho bản thân. Quá trình này hầu như diễn ra trong vô thức nhưng lại chiếm trọn suy nghĩ của “cái tôi” trong mỗi chúng ta. Nó tự động biến đổi quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của chúng ta theo hướng ngăn chúng ta suy nghĩ hay nhìn nhận một cách rõ ràng về những vấn đề xảy ra trước mắt. Hãy xem một ví dụ khác: Một kẻ nghiện rượu, phải làm một công việc hết sức vất vả và đang chuẩn bị kết hôn lần thứ ba có thể có hai hướng suy nghĩ: một là anh ta cần sự giúp đỡ và hai là thế giới này thật bất công. Chúng ta cần biết anh ta tô điểm thế giới của mình như thế nào để đọc vị được chính xác suy nghĩ và cảm xúc của anh ta trong hoàn cảnh cụ thể.

Việc tự bào chữa cũng có thể diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể. Khi một người đã bỏ một lượng thời gian, công sức, tiền bạc kha khá vào một việc gì đó, cảm quan của anh ta cũng sẽ theo đó mà biến đổi. “Cái tôi” trong anh ta sẽ khiến anh ta khó mà dứt bỏ nó và chỉ bao biện cho lí do vì sao anh ta lại làm vậy. Người ta giải thích rằng khi một người đã dành nhiều thời gian cho một việc, trong nhận thức của anh ta sẽ xảy ra hiện tượng tâm lý xử lý bất hòa, và kết quả là anh ta không muốn “mất đi” công sức và thời gian đã mất của mình. Do đó, anh ta càng có ít khả năng “đánh bại cái tôi” của mình.

Chiều hướng suy nghĩ đặc biệt này giải thích chính xác lí do người bán hàng muốn kéo dài thời gian của bạn khi anh ta phải báo cáo lại với “giám đốc bán hàng”. Càng bỏ nhiều thời gian chờ đợi thì bạn càng khó bỏ đi. Điều này cũng đúng trong chuyện hẹn hò. Một người khi đã có một mối quan hệ lâu dài thì rất khó dứt bỏ nó. Cần hiểu rằng sự tự tôn trọng bản thân ở đây, xin nhắc lại một lần nữa, là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá vấn đề. Một người có mức tự tôn trọng bản thân thấp sẽ không tin được rằng anh ta đang lãng phí thời gian; còn ngược lại, người biết tự tôn trọng bản thân hơn sẽ biết chấp nhận vấn đề và dứt bỏ nó nếu thấy nó đã không còn ý nghĩa như ban đầu. Vì vậy, khi đánh giá suy nghĩ hay ứng xử của một người trong vấn đề nào đó, các yếu tố như thời gian, công sức, tiền bạc là đáng lưu tâm, thế nhưng quan trọng hơn cả là mức độ tự trọng, vì nó sẽ quyết định mức ảnh hưởng của những nhân tố trên tới quyết định của người đó.

Nhân tố thứ sáu: Ảnh hưởng của tâm trạng

Tâm trạng chính là cái bóng của lòng tự trọng, là nhân tố giúp động viên hay làm xẹp ý chí và tinh thần của chúng ta, ảnh hưởng lên cách nhìn nhận thế giới và cả bản thân chúng ta. Khi mức tự trọng của một người càng thấp, tâm trạng càng có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và cảm xúc của anh ta. Như đã phân tích trong các phần trước, đối với những người như vậy, suy nghĩ của anh ta hầu như chỉ tập trung vào bản thân và cách nhìn nhận của mọi người về bản thân anh ta… Vì vậy, suy nghĩ và hành động càng phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta.

Lòng tự trọng thấp đồng nghĩa với việc “cái tôi” trở nên lớn hơn. Do đó, ảnh hưởng của hoàn cảnh lên tâm trạng của một người có lòng tự trọng thấp cũng lớn hơn so với người có cảm xúc ổn định. Dù chỉ một chút chuyện xảy ra thôi, những người như vậy cũng dễ dàng để chuyện bé xé ra to và tự tưởng tượng ra mọi thứ. Có điều gì quan trọng hơn anh ta, trung tâm của vũ trụ này đâu? Chính vì thế, hai nhân tố quan trọng quyết định tâm trạng của dạng người như vậy trong quá trình ra quyết định là lòng tự trọng và ý nghĩa của việc làm. Khi việc làm không có mấy ý nghĩa, tâm trạng sẽ là yếu tố chi phối việc ra quyết định của họ.

Ví dụ, một người không thích việc phải đi đổ rác (là việc chẳng có ý nghĩa gì với họ), nhưng nếu họ chỉ vừa mới về nhà sau ba tuần đi vắng và bố mẹ vợ lại sắp tới thăm lần đầu tiên, thì hẳn nhiên anh ta chẳng nề hà chút nào lòng tự trọng của mình mà làm việc đó. Còn khi một người không muốn gọi điện cho chị gái mình để xin lỗi vì đã to tiếng với chị trước đó, nhưng giờ chị của anh ta lại đang nguy kịch trong bệnh viện thì lòng tự trọng lúc đó cũng chỉ còn tác dụng trang trí. Cần nhớ rằng nếu đó là người có lòng tự trọng cao thì anh ta đã chẳng để rác chất thành đống, hoặc gây gổ với chị gái mình.

Như các phần trước đã phân tích, khi một người có lòng tự trọng cao, người đó sẽ có thiên hướng làm những việc đúng đắn, bất chấp cảm giác của họ thế nào. Còn ngược lại, khi lòng tự trọng thấp, tâm trạng của anh ta sẽ làm chủ lý trí và hành xử tiếp theo đó sẽ phụ thuộc vào mức độ ý nghĩa của hành động trong mắt anh ta.

Khi “cái tôi” đã choán lấy tâm trí, chúng ta rất khó nhận ra thực tế mà chỉ thấy những đau khổ của bản thân. Điều này cũng đúng với những cơn đau thuộc về thể xác; ví dụ như khi chúng ta đau răng thì thấy rất khó để tập trung vào bất kỳ việc nào khác. Cảm giác đói bụng, vô gia cư hay đau khổ cũng phải xếp sau một cái răng đau.

Khi hiểu hơn về lòng tự trọng và vai trò của nó trong việc quyết định thái độ, suy nghĩ và cách hành xử của một người, chúng ta sẽ phân biệt được đâu là người biết tự tôn trọng bản thân mình hơn và đâu là những kiểu người gần tương tự như thế mà chúng ta vẫn bị nhầm lẫn.

“Người tự cao có một ưu điểm, đó là họ không bao giờ nói về người khác.”

Lucille S.Harpern

Lòng tự trọng ảnh hưởng tới hai cách nhìn nhận vấn đề và bốn biến số (nhân tố hay thay đổi) phụ thêm. Nó là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới cả suy nghĩ và hành động của chúng ta. Giả sử hai người có mức độ tự tin 100% giống nhau thì họ sẽ có quyết định tương tự như nhau – đó là làm điều mà họ cho là đúng (dĩ nhiên điều họ cho là đúng có thể khác nhau, nhưng không khác nhiều như bạn tưởng đâu).

Những trải nghiệm sẽ hình thành nên bản thân mỗi người – hoặc bằng cách tăng thêm hoặc bằng cách làm giảm đi lòng tự tin của chúng ta. Khi đặt bản chất của mình vào trong hỗn hợp này, bạn sẽ nhận ra sự ảnh hưởng mang tính thực tế và vô cùng áp đảo của lòng tự trọng đối với quá trình suy nghĩ và ra quyết định của bạn. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét mức độ ảnh hưởng của sáu nhân tố: các loại nhu cầu, lòng tự tin, sự nỗ lực, tin tưởng, sự biện minh (bào chữa) và tâm trạng.

Một phụ nữ mắc bệnh béo phì và đái đường biết rằng mình không nên ăn sô-cô-la vào bữa tối, nhưng cuối cùng vẫn ăn nó. Dĩ nhiên, đó không phải là nhu cầu nên được thỏa mãn nhất, nhưng vì mức độ trân trọng bản thân của cô ta thấp, nên những nhu cầu của cô thay đổi. Cũng giống việc nằm ườn ra trên tràng kỷ ăn bánh phô mai thì ai cũng thích, nhưng không phải ai cũng dành thời gian cả ngày để ăn chơi xả láng như vậy. Mức độ tự trọng của mỗi người sẽ quyết định các loại nhu cầu khác nhau của họ. Khi mức độ đó thấp, nhu cầu của một người có thể diễn biến theo chiều hướng là anh ta thấy nhu cầu nào – khi được đáp ứng – mang lại sự thỏa mãn ngay lập tức thì anh ta sẽ chọn nhu cầu đó – thường là cho những nhu cầu bản ngã hoặc nhu cầu cơ thể (tâm sinh lý).

Những người có mức tự trọng thấp thường là những người bồng bột, chưa chín chắn và dễ dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân. Hầu hết những người này đều không chú ý tới nhu cầu và sự thỏa mãn của người khác, trừ trường hợp họ có động cơ khác phục vụ cho mục đích tư lợi. Ngược lại, với những người có mức tự trọng cao, nhu cầu của họ là những thứ nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài. Họ tìm thấy niềm vui trong những điều có ý nghĩa lớn lao hơn và chấp nhận đánh đổi bằng những nhu cầu trước mắt, mang tính ngắn hạn.

Dưới đây là hình vẽ mô tả Tháp nhu cầu của Abraham Maslow(1) – một dạng biểu đồ thể hiện những mức nhu cầu khác nhau của con người.

Phần đáy tháp là những nhu cầu căn bản nhất cần thiết cho sự tồn tại của một con người. Khi mỗi nhu cầu được đáp ứng, chúng ta sẽ chuyển dần lên các nhu cầu thỏa mãn cảm xúc cao hơn.

Nhìn chung, khi đã có những nhu cầu thuộc phần đỉnh tháp, con người thường ở trạng thái linh hoạt, thành thật và cởi mở nhất. Khi đó, não bộ hoạt động ở trạng thái cao nhất. Khi hạ các nhu cầu xuống mức thấp hơn, cảm xúc sẽ là yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định. Khi càng đi xuống thấp thì con người càng có xu hướng tập trung mọi suy nghĩ về nhu cầu của bản thân, vào cái nội tại bên trong chứ không phải những yếu tố bên ngoài. Nhận thức bị thu hẹp trong khi “cái tôi” cứ dần lớn thêm, khiến anh ta chỉ biết thỏa mãn những lợi ích trước mắt mà bỏ qua những gì đúng đắn hoặc có lẽ là đúng đắn, nên làm hơn.

Điều này cũng giống như cơ chế hoạt động trong người bạn đơn bào của chúng ta – ký sinh trùng Amip(2): chúng ta có xu hướng thích làm những gì thoải mái, mang lại cảm giác dễ chịu và tránh xa khỏi những gì khiến chúng ta có cảm giác mệt mỏi, đau đớn. Tuy nhiên, mỗi người có quan niệm khác nhau về những điều họ coi là đau lòng hay dễ chịu.

Con người là sinh vật luôn tìm kiếm cảm giác hài lòng. Trên thực tế, cảm giác hài lòng gắn chặt với ý nghĩa mà nó mang lại cho chúng ta. Chính vì vậy, khi ta làm điều đúng đắn – và tìm được ý nghĩa của hành động đó mà không màng tới những niềm vui nhất thời – thì chúng ta đã có được cảm giác hài lòng. Khi không làm được điều đó, chúng ta dễ dàng chìm vào cảm giác buồn chán, lo lắng và bất an về mối liên hệ lỏng lẻo đó.

Chính cơ chế cảm xúc dễ chịu/đau lòng này giúp chúng ta đi đúng hướng. Để có thể tự do quyết định mọi chuyện của bản thân, chúng ta nên suy nghĩ càng thực tế càng tốt. Vì như ta đã biết, khi một người càng ít tập trung vào bản thân mình thì người đó càng dễ dàng nhìn nhận thực tế xung quanh mình hơn. Vì vậy, anh ta cũng có thể có những lựa chọn tốt hơn vì đã nhận biết được nhu cầu nào là nên thỏa mãn nhất và điều gì có nghĩa hơn, mang lại cảm giác tốt hơn về lâu dài.

Tự trọng thấp chính là nhân tố tạo ra cơn bốc đồng, khiến một người làm mọi thứ chỉ nhằm thỏa mãn cảm giác nhất thời của cơ thể hoặc cảm xúc trong họ. Bởi vì con người sinh ra là để tìm kiếm sự thỏa mãn nên khi không đạt được cảm giác thỏa mãn qua việc tìm được ý nghĩa trong hành động của chúng ta, ta sẽ có xu hướng tìm kiếm nó qua những phương tiện và cách thức nhất thời. Chúng ta thường tự đánh lừa bản thân rằng điều đang làm đúng là quan trọng thật và thế là chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi những gì làm ta vui, trong khi không có cảm giác liên quan mấy. Chúng ta tự làm mờ đi những ý nghĩa thực tế, tự huyễn hoặc với bản thân và người khác rằng điều ta đang làm là thật sự có ý nghĩa, thế nhưng trong sâu thẳm chúng ta biết mình chỉ đang tìm cách biện minh cho hành động ấy mà thôi.

Ví dụ, bạn cảm thấy thế nào khi có người bỗng dưng giúp bạn kiếm được một công việc tốt? Ắt hẳn bạn sẽ thấy rất tốt. Vậy bạn cảm giác thế nào khi sau 30 năm làm công việc đó, một ngày bạn phát hiện ra mọi thứ chỉ là giả dối, rằng bạn đã nhấn vào công tắc khởi động chẳng gắn với một cỗ máy nào cả và điện thoại của bạn chỉ là gọi tới những diễn viên đóng kịch, lừa bạn ngay từ đầu? Trên thực tế, đúng là bạn có cảm giác mình đã thực sự thành công với “công việc”, thế nhưng không có bất kỳ điều gì trong công việc đó là thật cả. Đặt vào trường hợp đó, hầu hết mọi người sẽ bị suy sụp – nhưng tại sao? Câu trả lời thật đơn giản: vì công việc của bạn không có thật và chẳng mang lại cho bạn chút ý nghĩa nào, do đó bạn cũng không có được cảm giác hài lòng hay thỏa mãn nào cả.

Khi càng gắn bó với cuộc sống, các trải nghiệm của bạn càng có ý nghĩa và tuyệt vời hơn. Ngược lại, khi bạn càng chìm đắm vào các thú vui thoáng qua hay theo đuổi những mộng tưởng được thêu dệt bởi những ham muốn ích kỷ nhất thời, cuộc sống sẽ càng ít ý nghĩa đi. Những lúc đó, đôi khi bạn tưởng mình đang sống hết mình, nhưng sâu thẳm trong bạn lại nhận ra mình không nên theo đuổi các mục tiêu như vậy. Dù nỗ lực đến thế nào, cảm giác thỏa mãn nhất thời cũng sẽ không tồn tại lâu dài vì mục đích cuối cùng của nó không mang lại ý nghĩa nào lớn lao cả. Chỉ có cảm giác thoải mái và vui vẻ không thôi thì chưa đủ; vì sau đó chính lương tâm chúng ta sẽ tự trách mình. Hãy đừng chỉ làm nhiều hơn mà hãy làm cho mình trở nên có ý nghĩa hơn.

Tóm lại là mức độ tự trọng – cũng như sở thích và đam mê của một người – đóng vai trò quyết định trong việc hiểu được suy nghĩ và quyết định của anh ta. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu những ảnh hưởng còn lại của lòng tự trọng trong các phần tiếp theo của chương này.

Một người có lòng tự trọng cao sẽ tự tin hơn về khả năng suy nghĩ cũng như hành động của mình, đặc biệt là trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ có thể nhận thức dễ dàng hơn khi phải đối mặt với khó khăn và nhất là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể thất bại. Lưu ý là, khi mức độ tự trọng của một người càng giảm thì “cái tôi” của anh ta càng lớn và anh ta sẽ càng chú ý hơn tới suy nghĩ của mọi người về anh ta, cũng như tới biểu hiện của chính mình.

Khi một người muốn làm việc gì đó nhưng lại nhận ra nó không đáng so với công sức mà anh ta bỏ ra, thì không có gì ngạc nhiên nếu anh ta không làm chuyện đó. Vấn đề ở đây là những nỗ lực, công sức bỏ ra liệu chỉ ảnh hưởng tới quyết định làm một việc gì đó, hay nó còn thay đổi cả cách chúng ta nghĩ và cảm nhận về vấn đề đó. Và tại sao lại như vậy?

Giả sử một người biết là mình nên làm gì đó giúp bạn, nhưng lại đơn thuần không thích làm chuyện đó, anh ta có thể bao biện cho hành động này bằng suy nghĩ rằng bạn mình thực sự không cần đến sự giúp đỡ của anh ta. Thậm chí anh ta còn hợp lý hóa hành động của mình ở mức cao hơn, như nghĩ rằng “người bạn đó không tốt” hoặc “mình cần nghỉ ngơi mới đúng vì mình làm việc quá nhiều”. Vậy chúng ta nên đặt công sức lên bàn tính, thậm chí cần định lượng nó để hiểu được suy nghĩ cũng như hành động tiếp theo của anh ta.

Trên thực tế, việc cân đo đong đếm mức nỗ lực hay công sức tỷ lệ nghịch với mức tự trọng của một người. Khi một người càng có lòng tự trọng cao, anh ta càng ít để tâm tới công sức cần bỏ ra. Ví dụ, khi nỗ lực làm bất kỳ điều gì cho người chúng ta yêu thì đó là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, khi đó là người chúng ta không quý mến hoặc họ khiến chúng ta bực tức, cáu giận thì làm gì cho họ, dù tốn rất ít công sức, cũng là cả một vấn đề. Với những người có tự trọng cao, họ không nề hà khi bỏ công sức để làm điều đúng đắn, trái ngược với những người có tự trọng thấp hơn.

Khi biết tự tôn trọng bản thân mình, chúng ta có thể dành tâm sức cho những mục tiêu lâu dài, mang lại ý nghĩa và sự hài lòng cho chính mình, nhờ đó tăng được tối đa nỗ lực và giảm thiểu sự thất vọng hay khó chịu. Dù có phải bỏ ra nhiều công sức đến đâu thì chính lòng tự trọng giúp chúng ta có được nguồn sức mạnh và cảm hứng vô tận.

Tóm lại, người nào càng biết trân trọng bản thân mình thì càng dễ dàng chấp nhận bỏ công sức để làm điều họ cho là đúng, kể cả khi điều đó có liên quan tới người khác.

Khi đang hẹn hò với một người mà bạn thích, và người đó cũng thích bạn, song bạn lại luôn tâm niệm là phụ nữ lúc nào cũng làm tổn thương đàn ông, thì mức độ tình cảm sẽ quyết định thái độ cư xử của bạn. Một ví dụ khác: nếu bạn tin rằng một bài kiểm tra phát hiện nói dối không có tác dụng với bạn thì nó sẽ không làm gì được bạn. Thực ra, không phải vì bài kiểm tra đó vô dụng mà do nó được tiến hành dựa trên niềm tin vững chắc của bạn: dù có nói dối thì máy cũng chẳng phát hiện ra được. Chính vì thế bạn không có gì phải sợ hãi, trong khi máy phát hiện nói dối chỉ đo sự bất an của bạn nên nó không thể phát hiện được bạn có nói dối hay không.

Những niềm tin mù quáng hoặc sai trái (mê tín) thường được tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chúng ta và thực chất là để chúng ta tự bảo vệ bản thân. Hầu hết những điều chúng ta làm hoặc tin tưởng đều để giải thích, bao biện cho thái độ, hành động của chúng ta đối với thế giới và bản thân chúng ta. Nếu thấy không cần thiết thì chúng ta cũng không cần phải bám víu vào một niềm tin mù quáng nào. Chính lòng tự trọng giúp chúng ta có sức mạnh tinh thần và khả năng để rũ bỏ chúng.

Những giá trị hạn hẹp cũng là hệ quả của lòng tự trọng thấp. Khi tầm suy nghĩ không thể vượt ra ngoài những ham muốn của bản thân, chúng ta sẽ tự làm giảm các giá trị của mình để tự nuông chiều các ý thích nhất thời, khi đó chẳng những không thể nâng cao nhận thức mà còn làm giảm giá trị của chính mình.

Để làm giảm mặc cảm tội lỗi, chúng ta thường tìm cách giải thích cho thái độ của mình. Để có cảm giác tốt đẹp hơn về bản thân hoặc về những vấn đề xảy đến với bản thân, chúng ta thường dựng lên hình ảnh về chính mình và thế giới chung quanh theo cách phù hợp với điều chúng ta muốn nó là đúng, chứ không phải với cái thực tế đúng đắn.

TIẾP CẬN NHANH

Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ hết sức thú vị giữa thái độ hành xử và giá trị phần thưởng mà nó có thể nhận được. Một người nếu được trả 100 đôla để làm một việc thì sẽ thấy việc đó khó khăn và vất vả hơn nhiều so với một người khác cùng làm việc đó nhưng chỉ được trả 25 đôla. Vậy khi một người được trả công, anh ta sẽ thấy công việc đó khó khăn và ít thú vị hơn; khi mức độ thưởng công càng tăng thì động lực và hứng thú làm việc càng giảm (theo Freedman, sách xuất bản năm 1992). Một người có mức tự trọng cao sẽ có đầu óc thực tế hơn, vì thế suy nghĩ của anh ta cũng gắn với thực tế hơn.

Khi phải chọn lựa làm việc gì đó, nếu không được trả công hoặc đền bù gì khác, chúng ta sẽ vô thức trở nên thích làm nó hơn. Tại sao chúng ta lại có cảm giác như vậy? Đó là do chúng ta không thích cảm giác phải có trách nhiệm khi gây ra sai sót trong công việc. Chúng ta phải tự biện minh cho bản thân. Quá trình này hầu như diễn ra trong vô thức nhưng lại chiếm trọn suy nghĩ của “cái tôi” trong mỗi chúng ta. Nó tự động biến đổi quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của chúng ta theo hướng ngăn chúng ta suy nghĩ hay nhìn nhận một cách rõ ràng về những vấn đề xảy ra trước mắt. Hãy xem một ví dụ khác: Một kẻ nghiện rượu, phải làm một công việc hết sức vất vả và đang chuẩn bị kết hôn lần thứ ba có thể có hai hướng suy nghĩ: một là anh ta cần sự giúp đỡ và hai là thế giới này thật bất công. Chúng ta cần biết anh ta tô điểm thế giới của mình như thế nào để đọc vị được chính xác suy nghĩ và cảm xúc của anh ta trong hoàn cảnh cụ thể.

Việc tự bào chữa cũng có thể diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể. Khi một người đã bỏ một lượng thời gian, công sức, tiền bạc kha khá vào một việc gì đó, cảm quan của anh ta cũng sẽ theo đó mà biến đổi. “Cái tôi” trong anh ta sẽ khiến anh ta khó mà dứt bỏ nó và chỉ bao biện cho lí do vì sao anh ta lại làm vậy. Người ta giải thích rằng khi một người đã dành nhiều thời gian cho một việc, trong nhận thức của anh ta sẽ xảy ra hiện tượng tâm lý xử lý bất hòa, và kết quả là anh ta không muốn “mất đi” công sức và thời gian đã mất của mình. Do đó, anh ta càng có ít khả năng “đánh bại cái tôi” của mình.

Chiều hướng suy nghĩ đặc biệt này giải thích chính xác lí do người bán hàng muốn kéo dài thời gian của bạn khi anh ta phải báo cáo lại với “giám đốc bán hàng”. Càng bỏ nhiều thời gian chờ đợi thì bạn càng khó bỏ đi. Điều này cũng đúng trong chuyện hẹn hò. Một người khi đã có một mối quan hệ lâu dài thì rất khó dứt bỏ nó. Cần hiểu rằng sự tự tôn trọng bản thân ở đây, xin nhắc lại một lần nữa, là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá vấn đề. Một người có mức tự tôn trọng bản thân thấp sẽ không tin được rằng anh ta đang lãng phí thời gian; còn ngược lại, người biết tự tôn trọng bản thân hơn sẽ biết chấp nhận vấn đề và dứt bỏ nó nếu thấy nó đã không còn ý nghĩa như ban đầu. Vì vậy, khi đánh giá suy nghĩ hay ứng xử của một người trong vấn đề nào đó, các yếu tố như thời gian, công sức, tiền bạc là đáng lưu tâm, thế nhưng quan trọng hơn cả là mức độ tự trọng, vì nó sẽ quyết định mức ảnh hưởng của những nhân tố trên tới quyết định của người đó.

Tâm trạng chính là cái bóng của lòng tự trọng, là nhân tố giúp động viên hay làm xẹp ý chí và tinh thần của chúng ta, ảnh hưởng lên cách nhìn nhận thế giới và cả bản thân chúng ta. Khi mức tự trọng của một người càng thấp, tâm trạng càng có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và cảm xúc của anh ta. Như đã phân tích trong các phần trước, đối với những người như vậy, suy nghĩ của anh ta hầu như chỉ tập trung vào bản thân và cách nhìn nhận của mọi người về bản thân anh ta… Vì vậy, suy nghĩ và hành động càng phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta.

Lòng tự trọng thấp đồng nghĩa với việc “cái tôi” trở nên lớn hơn. Do đó, ảnh hưởng của hoàn cảnh lên tâm trạng của một người có lòng tự trọng thấp cũng lớn hơn so với người có cảm xúc ổn định. Dù chỉ một chút chuyện xảy ra thôi, những người như vậy cũng dễ dàng để chuyện bé xé ra to và tự tưởng tượng ra mọi thứ. Có điều gì quan trọng hơn anh ta, trung tâm của vũ trụ này đâu? Chính vì thế, hai nhân tố quan trọng quyết định tâm trạng của dạng người như vậy trong quá trình ra quyết định là lòng tự trọng và ý nghĩa của việc làm. Khi việc làm không có mấy ý nghĩa, tâm trạng sẽ là yếu tố chi phối việc ra quyết định của họ.

Ví dụ, một người không thích việc phải đi đổ rác (là việc chẳng có ý nghĩa gì với họ), nhưng nếu họ chỉ vừa mới về nhà sau ba tuần đi vắng và bố mẹ vợ lại sắp tới thăm lần đầu tiên, thì hẳn nhiên anh ta chẳng nề hà chút nào lòng tự trọng của mình mà làm việc đó. Còn khi một người không muốn gọi điện cho chị gái mình để xin lỗi vì đã to tiếng với chị trước đó, nhưng giờ chị của anh ta lại đang nguy kịch trong bệnh viện thì lòng tự trọng lúc đó cũng chỉ còn tác dụng trang trí. Cần nhớ rằng nếu đó là người có lòng tự trọng cao thì anh ta đã chẳng để rác chất thành đống, hoặc gây gổ với chị gái mình.

Như các phần trước đã phân tích, khi một người có lòng tự trọng cao, người đó sẽ có thiên hướng làm những việc đúng đắn, bất chấp cảm giác của họ thế nào. Còn ngược lại, khi lòng tự trọng thấp, tâm trạng của anh ta sẽ làm chủ lý trí và hành xử tiếp theo đó sẽ phụ thuộc vào mức độ ý nghĩa của hành động trong mắt anh ta.

Khi “cái tôi” đã choán lấy tâm trí, chúng ta rất khó nhận ra thực tế mà chỉ thấy những đau khổ của bản thân. Điều này cũng đúng với những cơn đau thuộc về thể xác; ví dụ như khi chúng ta đau răng thì thấy rất khó để tập trung vào bất kỳ việc nào khác. Cảm giác đói bụng, vô gia cư hay đau khổ cũng phải xếp sau một cái răng đau.

Khi hiểu hơn về lòng tự trọng và vai trò của nó trong việc quyết định thái độ, suy nghĩ và cách hành xử của một người, chúng ta sẽ phân biệt được đâu là người biết tự tôn trọng bản thân mình hơn và đâu là những kiểu người gần tương tự như thế mà chúng ta vẫn bị nhầm lẫn.

Bình luận