Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Không Theo Lối Mòn

Không Tự Thua Cuộc

Tác giả: Joachim De Posada - Ellen Singer

Thường ngày Jonathan Patient lúc nào trông cũng vui vẻ và tự tin trong bộ vest hàng hiệu mà ông ưa thích, nhưng giờ đây ông cảm thấy hơi mệt vì cuộc họp căng thẳng vừa rồi. Khi bước tới chiếc xe Limo, ông bắt gặp người tài xế của mình đang nhét vội miếng ham-bơ-gơ cuối cùng vào miệng.

– Arthur, anh lại ăn kẹo nữa rồi! – Ông nhắc nhở.

– Kẹo à? – Arthur cảm thấy hơi lúng túng khi nghe giọng nói nghiêm nghị và những từ ngữ có phần hơi khó hiểu của ông chủ – một nhân vật có vai vế trong ngành xuất bản. (Jonathan Patient nổi tiếng là người hay sử dụng lối nói ẩn dụ). – Tôi đang ăn ham-bơ-gơ đấy chứ. Tôi còn không thể nhớ nổi lần cuối cùng mình ăn kẹo là khi nào nữa.

– Thôi nào! Tôi biết anh không ăn kẹo. Chỉ là vì tôi đã mất cả buổi sáng với những người chỉ thích ăn kẹo ngay, nên tôi khá thất vọng khi thấy anh cũng đang ăn.

– Ông vừa gặp chuyện gì à?

– Trên đường đi tôi sẽ kể cho anh nghe. Có lẽ Esperanza đang chuẩn bị món cơm thập cẩm mà theo tôi nhớ thì đó là món ruột của anh. Tôi đã hẹn với cô ấy dùng bữa vào lúc một giờ. Vậy là chúng ta còn hai mươi phút nữa.

– Vậy rốt cuộc kẹo có liên quan gì đến mọi việc hả ông Patient?

– Anh sẽ được biết ngay thôi mà.

Luyến tiếc xếp tờ New York Times có trò chơi giải ô chữ đang còn dang dở vào phía sau tấm chắn nắng của ô tô, Arthur nhẹ nhàng lái chiếc xe hòa vào dòng người đang rời khỏi trung tâm thành phố. Trong lúc đó, Jonathan Patient đã yên vị trong chiếc ghế bọc da êm ái và bắt đầu câu chuyện.

***

– Năm tôi bốn tuổi cũng là lúc cha tôi đang theo học để lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Stanford. Nhờ đang trong độ tuổi phù hợp mà tôi tình cờ được tham gia vào một cuộc thử nghiệm do một trong những giáo sư hướng dẫn cha tôi tiến hành. Thí nghiệm đó nghiên cứu về ảnh hưởng của sự trì hoãn lòng ham muốn ở trẻ em lứa tuổi chưa đi học. Và sau này nó trở thành một thí nghiệm rất nổi tiếng.

Lần đó, những đứa trẻ bằng tuổi tôi lần lượt được đưa vào một căn phòng. Một người phụ nữ đến và đưa cho mỗi chúng tôi một viên kẹo. Trước khi rời khỏi phòng cô ta còn dặn dò, trong vòng mười lăm phút, nếu chúng tôi không ăn viên kẹo đó thì khi quay lại cô ấy sẽ thưởng thêm một viên kẹo nữa.

Nghe đến đây, Arthur đăm chiêu:

– Thỏa thuận đổi một lấy hai. Lãi gấp đôi. Bất cứ đứa trẻ bốn tuổi nào cũng sẽ bị hấp dẫn với lời đề nghị này.

– Hẳn là vậy rồi! Nhưng mười lăm phút đối với một đứa trẻ bốn tuổi là khoảng thời gian rất dài. Nhất là khi không có ai xung quanh ngăn cản thì việc cưỡng lại sự cám dỗ của viên kẹo đó thật là khó. – Jonathan nói.

– Vậy ông có ăn viên kẹo đó không?

– Rất nhiều lần tôi muốn ăn nó ấy chứ. Thậm chí tôi còn liếm nó một cái. Tôi đã rất khó khăn để nhịn không ăn viên kẹo đó. Tôi đã cố hát hò, nhảy múa – nghĩ ra tất cả những gì có thể làm để quên đi viên kẹo – và cuối cùng thì người phụ nữ đó cũng quay lại.

– Vậy cô ấy có cho ông một viên kẹo nữa không?

– Có chứ. Đó là hai viên kẹo ngon nhất mà tôi từng được ăn.

– Sau đó, họ có cho ông biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì không?

– Ngay khi đó thì không. Phải đến nhiều năm sau tôi mới hiểu ra. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tập hợp càng nhiều trẻ em càng tốt để tham gia vào thí nghiệm – tôi nghĩ chắc phải đến sáu trăm trẻ em được mời tham gia trong lần đầu tiên đó – và họ cũng đã đề nghị các bậc phụ huynh đánh giá chúng tôi dựa trên một loạt các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng và cá tính riêng của từng người.

– Thế cha mẹ ông có nói gì với ông không?

– Không nói gì cả. Vì cha mẹ tôi đã không nhận được phiếu câu hỏi. Lúc đó tôi mười bốn tuổi và gia đình tôi cũng đã chuyển nhà vài lần. Nhưng các nhà nghiên cứu đã liên lạc và tìm lại được gần một trăm gia đình có con tham gia vào cuộc thử nghiệm năm đó. Kết quả mà họ thu được khá ấn tượng. Những đứa trẻ không ăn viên kẹo hoặc cố gắng nhịn thèm trong mười lăm phút dài đằng đẵng đó sẽ học giỏi hơn, sống hòa thuận hơn và có khả năng xử lý tình huống tốt hơn so với những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo sau khi người lớn rời khỏi phòng. Và tương lai sau này, thành công rực rỡ sẽ thuộc về những đứa trẻ chiến thắng được sự cám dỗ của viên kẹo nhiều hơn là những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo đó.

– Ồ, dự báo đó rất chính xác. Bây giờ ông đã rất thành công. Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao việc cưỡng lại ham muốn ăn một viên kẹo lúc bốn tuổi lại có thể giúp ông trở thành nhà tỉ phú của ngành xuất bản vào tuổi bốn mươi?

– Tất nhiên đó không phải là tác nhân trực tiếp. Nhưng khả năng biết trì hoãn những cám dỗ chính là nền tảng vững chắc mang lại những thành quả sau này.

– Tại sao lại có chuyện như thế?

– Chúng ta quay trở lại với tình huống khi tôi nhìn thấy anh đang ăn chiếc ham-bơ-gơ ban nãy. Sáng nay, chẳng phải chính anh đã nói tới tôi rằng Esperanza hứa sẽ làm cho anh một phần cơm thập cẩm thật tuyệt vời vào bữa trưa sao?

– Ồ, vâng! Đúng là cô ấy có nói như thế.

– Vậy ba mươi phút trước khi anh được thưởng thức phần cơm ngon tuyệt đó thì anh đang làm gì?

– Ăn một cái ham-bơ-gơ. À, tôi hiểu rồi! Tôi đã không thể đợi, chính vì thế tôi đã làm mất đi cảm giác thèm thật sự chỉ vì muốn ăn một món sẵn có ngay bên mình.

– Đúng vậy. Để thỏa mãn cơn đói của mình mà anh không thể đợi thêm một chút nữa để ăn món mà mình yêu thích.

– Ông nói rất đúng. Nhưng tôi vẫn chưa hình dung hết được. Có thật việc ăn hay không ăn một viên kẹo khi bốn tuổi lại liên quan đến sự thành công của ông bây giờ không?

– Có đấy. Chính điều đó sẽ làm nên mọi sự khác biệt trên thế giới này. Nhưng tôi sẽ nói rõ về điều này vào ngày mai. Chúng ta đến nhà rồi, lát nữa tôi sẽ được thưởng thức một bữa trưa ngon miệng đây. Còn anh thì sao, Arthur?

– Giờ tôi không đói. Tôi sẽ hẹn Esperanza dịp khác vậy.

Arthur dừng xe, mở cửa ô tô cho Jonathan Patient. Với anh, người đàn ông này không chỉ là ông chủ, mà còn là người bạn đường luôn sẵn sàng kể những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mỗi khi anh ngỏ ý muốn nghe trong suốt năm năm qua. Không hiểu tại sao, nhưng anh có cảm giác rằng câu chuyện về viên kẹo này sẽ là bài học quan trọng nhất trong tất cả những bài học mà anh được biết. Không chút do dự, Arthur lái xe vòng qua dinh thự, đến một tiệm tạp hóa gần đó và mua một gói kẹo.

Thường ngày Jonathan Patient lúc nào trông cũng vui vẻ và tự tin trong bộ vest hàng hiệu mà ông ưa thích, nhưng giờ đây ông cảm thấy hơi mệt vì cuộc họp căng thẳng vừa rồi. Khi bước tới chiếc xe Limo, ông bắt gặp người tài xế của mình đang nhét vội miếng ham-bơ-gơ cuối cùng vào miệng.

– Arthur, anh lại ăn kẹo nữa rồi! – Ông nhắc nhở.

– Kẹo à? – Arthur cảm thấy hơi lúng túng khi nghe giọng nói nghiêm nghị và những từ ngữ có phần hơi khó hiểu của ông chủ – một nhân vật có vai vế trong ngành xuất bản. (Jonathan Patient nổi tiếng là người hay sử dụng lối nói ẩn dụ). – Tôi đang ăn ham-bơ-gơ đấy chứ. Tôi còn không thể nhớ nổi lần cuối cùng mình ăn kẹo là khi nào nữa.

– Thôi nào! Tôi biết anh không ăn kẹo. Chỉ là vì tôi đã mất cả buổi sáng với những người chỉ thích ăn kẹo ngay, nên tôi khá thất vọng khi thấy anh cũng đang ăn.

– Ông vừa gặp chuyện gì à?

– Trên đường đi tôi sẽ kể cho anh nghe. Có lẽ Esperanza đang chuẩn bị món cơm thập cẩm mà theo tôi nhớ thì đó là món ruột của anh. Tôi đã hẹn với cô ấy dùng bữa vào lúc một giờ. Vậy là chúng ta còn hai mươi phút nữa.

– Vậy rốt cuộc kẹo có liên quan gì đến mọi việc hả ông Patient?

– Anh sẽ được biết ngay thôi mà.

Luyến tiếc xếp tờ New York Times có trò chơi giải ô chữ đang còn dang dở vào phía sau tấm chắn nắng của ô tô, Arthur nhẹ nhàng lái chiếc xe hòa vào dòng người đang rời khỏi trung tâm thành phố. Trong lúc đó, Jonathan Patient đã yên vị trong chiếc ghế bọc da êm ái và bắt đầu câu chuyện.

***

– Năm tôi bốn tuổi cũng là lúc cha tôi đang theo học để lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Stanford. Nhờ đang trong độ tuổi phù hợp mà tôi tình cờ được tham gia vào một cuộc thử nghiệm do một trong những giáo sư hướng dẫn cha tôi tiến hành. Thí nghiệm đó nghiên cứu về ảnh hưởng của sự trì hoãn lòng ham muốn ở trẻ em lứa tuổi chưa đi học. Và sau này nó trở thành một thí nghiệm rất nổi tiếng.

Lần đó, những đứa trẻ bằng tuổi tôi lần lượt được đưa vào một căn phòng. Một người phụ nữ đến và đưa cho mỗi chúng tôi một viên kẹo. Trước khi rời khỏi phòng cô ta còn dặn dò, trong vòng mười lăm phút, nếu chúng tôi không ăn viên kẹo đó thì khi quay lại cô ấy sẽ thưởng thêm một viên kẹo nữa.

Nghe đến đây, Arthur đăm chiêu:

– Thỏa thuận đổi một lấy hai. Lãi gấp đôi. Bất cứ đứa trẻ bốn tuổi nào cũng sẽ bị hấp dẫn với lời đề nghị này.

– Hẳn là vậy rồi! Nhưng mười lăm phút đối với một đứa trẻ bốn tuổi là khoảng thời gian rất dài. Nhất là khi không có ai xung quanh ngăn cản thì việc cưỡng lại sự cám dỗ của viên kẹo đó thật là khó. – Jonathan nói.

– Vậy ông có ăn viên kẹo đó không?

– Rất nhiều lần tôi muốn ăn nó ấy chứ. Thậm chí tôi còn liếm nó một cái. Tôi đã rất khó khăn để nhịn không ăn viên kẹo đó. Tôi đã cố hát hò, nhảy múa – nghĩ ra tất cả những gì có thể làm để quên đi viên kẹo – và cuối cùng thì người phụ nữ đó cũng quay lại.

– Vậy cô ấy có cho ông một viên kẹo nữa không?

– Có chứ. Đó là hai viên kẹo ngon nhất mà tôi từng được ăn.

– Sau đó, họ có cho ông biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì không?

– Ngay khi đó thì không. Phải đến nhiều năm sau tôi mới hiểu ra. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tập hợp càng nhiều trẻ em càng tốt để tham gia vào thí nghiệm – tôi nghĩ chắc phải đến sáu trăm trẻ em được mời tham gia trong lần đầu tiên đó – và họ cũng đã đề nghị các bậc phụ huynh đánh giá chúng tôi dựa trên một loạt các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng và cá tính riêng của từng người.

– Thế cha mẹ ông có nói gì với ông không?

– Không nói gì cả. Vì cha mẹ tôi đã không nhận được phiếu câu hỏi. Lúc đó tôi mười bốn tuổi và gia đình tôi cũng đã chuyển nhà vài lần. Nhưng các nhà nghiên cứu đã liên lạc và tìm lại được gần một trăm gia đình có con tham gia vào cuộc thử nghiệm năm đó. Kết quả mà họ thu được khá ấn tượng. Những đứa trẻ không ăn viên kẹo hoặc cố gắng nhịn thèm trong mười lăm phút dài đằng đẵng đó sẽ học giỏi hơn, sống hòa thuận hơn và có khả năng xử lý tình huống tốt hơn so với những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo sau khi người lớn rời khỏi phòng. Và tương lai sau này, thành công rực rỡ sẽ thuộc về những đứa trẻ chiến thắng được sự cám dỗ của viên kẹo nhiều hơn là những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo đó.

– Ồ, dự báo đó rất chính xác. Bây giờ ông đã rất thành công. Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao việc cưỡng lại ham muốn ăn một viên kẹo lúc bốn tuổi lại có thể giúp ông trở thành nhà tỉ phú của ngành xuất bản vào tuổi bốn mươi?

– Tất nhiên đó không phải là tác nhân trực tiếp. Nhưng khả năng biết trì hoãn những cám dỗ chính là nền tảng vững chắc mang lại những thành quả sau này.

– Tại sao lại có chuyện như thế?

– Chúng ta quay trở lại với tình huống khi tôi nhìn thấy anh đang ăn chiếc ham-bơ-gơ ban nãy. Sáng nay, chẳng phải chính anh đã nói tới tôi rằng Esperanza hứa sẽ làm cho anh một phần cơm thập cẩm thật tuyệt vời vào bữa trưa sao?

– Ồ, vâng! Đúng là cô ấy có nói như thế.

– Vậy ba mươi phút trước khi anh được thưởng thức phần cơm ngon tuyệt đó thì anh đang làm gì?

– Ăn một cái ham-bơ-gơ. À, tôi hiểu rồi! Tôi đã không thể đợi, chính vì thế tôi đã làm mất đi cảm giác thèm thật sự chỉ vì muốn ăn một món sẵn có ngay bên mình.

– Đúng vậy. Để thỏa mãn cơn đói của mình mà anh không thể đợi thêm một chút nữa để ăn món mà mình yêu thích.

– Ông nói rất đúng. Nhưng tôi vẫn chưa hình dung hết được. Có thật việc ăn hay không ăn một viên kẹo khi bốn tuổi lại liên quan đến sự thành công của ông bây giờ không?

– Có đấy. Chính điều đó sẽ làm nên mọi sự khác biệt trên thế giới này. Nhưng tôi sẽ nói rõ về điều này vào ngày mai. Chúng ta đến nhà rồi, lát nữa tôi sẽ được thưởng thức một bữa trưa ngon miệng đây. Còn anh thì sao, Arthur?

– Giờ tôi không đói. Tôi sẽ hẹn Esperanza dịp khác vậy.

Arthur dừng xe, mở cửa ô tô cho Jonathan Patient. Với anh, người đàn ông này không chỉ là ông chủ, mà còn là người bạn đường luôn sẵn sàng kể những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mỗi khi anh ngỏ ý muốn nghe trong suốt năm năm qua. Không hiểu tại sao, nhưng anh có cảm giác rằng câu chuyện về viên kẹo này sẽ là bài học quan trọng nhất trong tất cả những bài học mà anh được biết. Không chút do dự, Arthur lái xe vòng qua dinh thự, đến một tiệm tạp hóa gần đó và mua một gói kẹo.

Bình luận