– Ông Patient này, ông có thể cho tôi một vài dẫn chứng về những điều mà người thành công sẵn sàng làm trong khi những người khác không muốn làm không? – Vừa thấy ông Patient từ dinh thự bước ra, Arthur đã mau mắn bắt đầu vào vấn đề mà quên mất cả câu chào hỏi hàng ngày.
– Chào Arthur. – Patient cười.
– Chào ông Patient. Tôi không có ý bất nhã như thế. Tôi chỉ quá háo hức về những điều ông kể hôm qua. – Arthur lúng túng.
– Không có gì đâu Arthur. Tôi cảm thấy rất vui khi thấy anh có hứng thú với những điều này.
– Cảm ơn ông, ông Patient.
– Anh có biết Larry Bird? – Sau khi yên vị ở vị trí quen thuộc, Patient nói.
– Cầu thủ nổi tiếng của đội Boston Celtics? Đương nhiên là biết chứ. – Arthur trả lời trong lúc khởi động xe đưa ông chủ đến văn phòng trong thành phố.
– Từ khi đang còn chơi cho một đội bóng hạng ruồi cho đến khi đã tạo dựng được tiếng tăm lẫy lừng trong làng bóng rổ nhà nghề, trước mỗi trận đấu Larry vẫn luôn giữ thói quen đến sớm vài tiếng đồng hồ để có thể tập bóng theo một trình tự kỹ lưỡng.
– Trình tự gì vậy ông Patient?
– Anh ấy dẫn bóng từ từ trên sân, hạ thấp người xuống và quan sát thật kỹ mặt sân. Anh biết để làm gì không? Vì anh ấy muốn kiểm tra xem mặt sân có chỗ nào không phẳng hay không. Nhờ vậy anh có thể an tâm khi đang dắt bóng, anh sẽ không bao giờ bị mất kiểm soát vì bóng bật lên chệch hướng tại điểm bị lỗi của mặt sân.
– Trận nào anh ấy cũng làm vậy sao?
– Khó tin quá phải không? Trước mỗi trận đấu, vận động viên trị giá hàng triệu đô-la ấy lại đến sân một mình, luyện tập theo cách không ai có thể tưởng tượng ra. Anh ấy thành công vì đã kiên trì làm những việc mà chẳng mấy ai muốn làm. Larry Bird không phải là vận động viên có tài bẩm sinh vượt trội; bởi vì, nếu chỉ xét riêng kỹ thuật nhảy ném bóng, anh ấy đứng thứ 253 trong bảng xếp hạng các cầu thủ của giải, còn kỹ thuật dẫn bóng thì có lẽ ở hạng 146. Vậy mà anh ấy lại trở thành một trong năm mươi cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử môn thể thao này.
Chính sự quyết tâm đã thúc đẩy anh ấy luyện tập chăm chỉ và tìm ra phương pháp riêng cho mình, vì thế Larry mới có được sự thành công mà ngay cả những vận động viên có năng khiếu bẩm sinh cũng không làm được. Thậm chí người ta còn kể rằng để luyện tập, anh ấy thực hiện đến ba trăm cú ném bóng ngược gió mỗi ngày. – Jonathan tiếp tục.
– Có nghĩa là anh ấy vẫn duy trì chế độ luyện tập cần mẫn khi đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp? Khi mà anh ấy chỉ cần ngồi một chỗ mà vẫn được trả lương hàng triệu đô-la mỗi năm?
– Đúng vậy. Larry xem mỗi trận đấu là một thử thách, mỗi lần ra sân là một lần tự nhủ rằng đây là trận đầu tiên của mình ngay cả khi tầm vóc của trận đấu không xứng với nỗ lực ấy.
– Một con người đáng để chúng ta ngưỡng mộ!
– Đó chỉ là một trong vô vàn người ý thức được sự thành công của mình. Tôi từng thấy anh đội nón của đội bóng chày New York Yankees. Anh là cổ động viên của đội đó à?
– Tôi luôn đi xem họ thi đấu bất cứ khi nào có cơ hội.
– Vậy chắc anh đã từng nghe nhắc đến cầu thủ bắt bóng Jorge Posada?
– Vâng. Một cầu thủ tuyệt vời. – Arthur gật gù.
– Anh có biết cha của Jorge là ai không? Đó là Jorge Luis – người chiêu mộ nhân tài cho đội Colorado Rockies, đã từng chơi cho đội tuyển Olympic Cuba, thế nên ông hiểu rất rõ về môn thể thao này. Khi Jorge còn rất trẻ, cha của anh đã hỏi rằng anh có muốn thi đấu ở những giải lớn không.
“Có, thưa cha, con muốn trở thành cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp và chơi ở những giải đấu lớn.” – Jorge trả lời.
“Tốt! Vậy thì kể từ ngày mai, con sẽ làm cầu thủ bắt bóng.”
“Cha ơi, con là người giữ chốt hai mà, đâu phải cầu thủ bắt bóng!” – Jorge phản đối.
“Nếu con muốn một ngày nào đó trở thành cầu thủ của các giải đấu lớn, con phải chơi ở vị trí bắt bóng. Cha biết mình đang nói gì.”
Cuối cùng, Jorge nghe theo chỉ dẫn của cha và ngày hôm sau, anh bắt đầu tập bắt bóng. Với sự thay đổi đột ngột này, anh đã gặp trở ngại đầu tiên từ phía đội bóng. Người quản lý của đội Jorge đang chơi không muốn có thêm cầu thủ bắt bóng nào nữa nên loại anh ấy ra khỏi danh sách. Thế là anh phải tìm một đội bóng mới để đầu quân. Nhưng thật không dễ dàng chút nào, mãi mới có nơi nhận anh vào vị trí dự bị. Và may thay cơ hội đã đến khi một hôm, cầu thủ bắt bóng chính bị chấn thương ở đầu gối và Jorge được vào sân thay thế. Jorge không thật sự nổi bật nhưng huấn luyện viên đã phát hiện ra anh rất có tiềm năng và sẵn lòng chỉ dạy thêm cho anh để trau dồi kỹ năng.
Ít lâu sau đó, Jorge Luis lại hỏi con trai mình có còn nuôi ước mơ chơi ở những giải đấu lớn không và câu trả lời của Jorge vẫn là có.
“Được, vậy từ ngày mai, con phải tập đánh bóng bằng tay trái.”
Lại một lần nữa, Jorge kinh ngạc trước lời cha: “Cha ơi, con thuận tay phải mà!”.
“Nếu muốn thắng trong các giải đấu lớn, con phải đánh bóng được bằng cả hai tay.”
Jorge tiếp tục nghe lời cha, vì anh luôn tin tưởng ở cha mình. Anh bắt đầu tập đánh bóng bằng tay trái và trước khi đánh trúng quả bóng đầu tiên, anh đã bị trượt mười sáu lần (theo lời Jorge kể).
Bất cứ sự khổ luyện nào rồi cũng đến ngày gặt hái thành công. Năm 1998, tổng cộng anh ghi được mười chín điểm cho đội nhà và có tới mười bảy điểm đánh bóng bằng tay trái. Năm 2000, anh cùng đồng đội là Bernie William liên tục thực hiện những pha đánh bóng bằng cả hai tay và giúp đội nhà chiến thắng. Cũng trong trận đấu này, họ cùng nhau lập nên kỷ lục lần đầu tiên trong lịch sử một đội bóng có tới hai cầu thủ xuất sắc đánh bóng thuận cả hai tay. Năm đó, Jorge ghi được tổng cộng hai mươi tám điểm và lọt vào danh sách những cầu thủ xuất sắc nhất của giải cùng với Derek Jeter, Bernie Williams và Mariano Rivera. Năm 2001, anh ghi được hai mươi mốt điểm. Năm 2003, anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất của giải và ký kết một hợp đồng thi đấu trị giá 51 triệu đô-la. Nhưng có lẽ sự kiện quan trọng nhất cũng trong năm 2003 này là anh đã ghi tổng cộng ba mươi điểm và viết tên mình vào kỷ lục cầu thủ bắt bóng ghi nhiều điểm nhất trong lịch sử đội Yankees.
– Anh ấy thành công bởi vì đã dám làm điều mà những cầu thủ khác không làm, phải không ông Patient?
– Đúng vậy. Anh ấy chấp nhận thử sức mình ở những vị trí mới, chấp nhận thay đổi để rèn luyện tất cả những kỹ năng mà một cầu thủ lớn phải có. Tôi có thể nói một cách chính xác rằng, không phải Jorge đạt được thành công mà sự thật là anh ấy dám thành công. Jorge dám từ bỏ ý định thưởng thức viên kẹo dành cho anh ấy trong những hoàn cảnh thuận lợi để đi tìm điều mới mẻ hơn, và do đó anh ấy đã thành công hơn.
– Đây là một bài học sâu sắc cho tất cả những người luôn mong muốn đi đến thành công. Quả thật là tôi cũng đang cố gắng tìm ra cách để áp dụng chúng vào cuộc sống của mình đấy ông Patient ạ. Nhưng tôi vẫn đang có một số khúc mắc nhờ ông giải đáp. Trong cuộc nghiên cứu “kẹo ngọt”, lúc ông và những đứa trẻ khác đều ở vào khoảng từ 4 đến 6 tuổi thì việc chờ đợi để có được hai viên kẹo đã dự báo thành công trong tương lai. Vậy, còn những đứa trẻ – và cả những người trưởng thành như tôi – từng vội vã ăn ngay viên kẹo của mình trong quá khứ (hoặc hiện tại) thì sao? Liệu có còn cơ hội nào dành cho chúng tôi không, hay chúng tôi sẽ phải chấp nhận số phận này đến suốt đời?
– Đây cũng là lý do tại sao tôi lại kể cho anh nghe những câu chuyện này. Thực ra, khi ở tuổi trưởng thành, người ta dễ dàng kiềm chế những thỏa mãn tức thời hơn khi đã trải nghiệm được lợi ích của điều này. Nhưng hãy nghĩ xem, một khi anh là người thuận cả hai tay thì việc đổi tay cầm bút đối với anh sẽ không gặp vấn đề gì cả, còn đối với người chỉ thuận tay trái hoặc tay phải thì cần phải tự luyện tập nhiều hơn. Thành công không phụ thuộc vào quá khứ. Nó phụ thuộc vào việc bây giờ anh có quyết tâm thực hiện những điều để thành công trong tương lai hay không. Tương lai vẫn đang đợi chúng ta ở phía trước và Hiện tại mới là từ quan trọng nhất mà anh phải ghi nhớ để đặt bước chân đầu tiên lên con đường vươn tới thành công.
– Tôi cảm thấy như được hồi sinh, ông Patient ạ! Vấn đề không phải là tôi đã làm gì trong quá khứ mà là hiện tại tôi sẵn sàng làm gì để quyết định tương lai của mình.
– Đúng vậy, Arthur. Thế nên, câu hỏi mà anh cần phải tự vấn bản thân là: “Tôi sẵn sàng làm gì hôm nay để thành công trong tương lai?”.
– Cảm ơn ông rất nhiều, tôi nghĩ mình đang có những biến chuyển lớn trong suy nghĩ về một cuộc sống mới đấy ông Patient ạ! Sáng nay ông vẫn đi Buenos Aires chứ?
– Ừ, tôi sẽ đi năm ngày. Chúng ta sẽ còn nhiều chuyện để nói khi tôi quay về.
***
Tối hôm đó, Arthur đã ngẫm nghĩ rất nhiều và có một câu nói cứ lặp lại mãi trong tâm trí anh. Anh lấy cuốn sổ tay ra và ghi lại:
Thành công không phụ thuộc vào việc bạn là người đã ăn hay từ chối “viên kẹo” trong quá khứ. Nó phụ thuộc vào những điều bạn sẵn sàng làm hôm nay để đạt được thành công trong tương lai.
Viết xong, Arthur gấp cuốn sổ lại và đưa mắt nhìn bốn viên kẹo nằm trên chiếc bàn nhỏ của anh. Ngày mai, anh sẽ có tám viên. Khi ông Patient trở về, nếu vẫn chưa ăn viên nào, anh sẽ có tám, mười sáu, ba mươi hai, sáu mươi bốn, một trăm hai mươi tám – một trăm hai mươi tám viên kẹo. Có lẽ anh sẽ phải mua thêm mấy gói kẹo nữa!
Arthur mở ví ra và ngạc nhiên khi thấy hôm nay đã là ngày lãnh lương mà anh vẫn còn tới 200 đô-la. Làm sao lại có thể như thế nhỉ? Hầu như tuần nào, anh cũng chỉ còn lại khoảng 20 đô-la khi đến ngày nhận được tiền lương, thậm chí có khi không còn đồng nào trong túi ấy chứ. Và anh vẫn thường hay thắc mắc là không hiểu tiền của mình đã biến đi đâu. Còn giờ thì anh lại bối rối muốn biết tại sao chúng đã không đi đâu.
Đôi khi, hiểu được vấn đề đó lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy Arthur mở sổ ra và lập một danh sách:
Ăn tại nhà, tiết kiệm được: 70 đô-la
Tuần rồi, Arthur luôn ở nhà và không đi ăn cơm tiệm như trước đây. Năm năm qua, mặc dù anh được ăn cùng với gia đình ông Patient, nhưng hiếm khi anh chịu ở nhà khi bữa cơm được dọn lên, mà thường hay ghé vào những tiệm thức ăn nhanh để giải tỏa cơn đói. Nếu tiết kiệm được 70 đô-la mỗi tuần bằng cách ăn ở nhà, anh sẽ có 3640 đô-la một năm. Arthur nhẩm tính và ngỡ ngàng trước số tiền lớn đầu tiên mình có thể tiết kiệm được kể từ khi anh tiêu hết tiền sinh nhật lần thứ mười sáu cho chiếc xe Corvette.
Không đi quán bar, tiết kiệm được: 50 đô-la
Arthur không nghiện rượu, nhưng anh có thói quen hay ghé vào quán bar một hoặc hai lần một tuần. Mỗi lần vào, dù ít lắm thì anh cũng tốn khoảng 20 đô-la. Tuần này, do mải mê suy nghĩ về những viên kẹo và những điều diệu kỳ được tạo ra nên ngẫu nhiên anh tiết kiệm được khoảng 50 đô-la mà chẳng phải cố gắng gì. Nếu cắt giảm được việc đi quán bar, mỗi năm anh sẽ tiết kiệm được 2600 đô-la.
Không chơi bài poker, tiết kiệm được: 50__đô-la
Trong thời gian ông Patient đi vắng, Arthur đã mượn máy tính của ông để tìm kiếm một số thông tin trên mạng Internet và anh bị cuốn vào đó đến nỗi quên bẵng mất trò poker. Arthur chơi poker khá giỏi, anh không thua nhiều như những người khác nhưng không phải lúc nào cũng thắng. Nói chung, trung bình một tuần anh tốn khoảng 50 đô-la cho trò giải trí này.
Như vậy, tuần này Arthur tiết kiệm được chừng 70 đô-la tiền ăn, 50 đô-la tiền bar và 50 đô-la tiền đỏ đen. Tổng cộng là khoảng 170 đô-la, và đến lúc này thì anh đã biết tại sao trong ví mình có số tiền đó rồi.
Nếu tuần nào anh cũng tiết kiệm được chừng ấy thì sao nhỉ? Có thể không? Và thực hiện nó như thế nào?
Anh chắc chắn không có vấn đề gì với kế hoạch ăn ở nhà.
Thế còn 50 đô-la tiền đến bar thì sao? Anh vẫn có thể thỉnh thoảng ghé vào quán bar, nhưng ít thường xuyên hơn lúc trước. Bằng cách đó, anh có thể dễ dàng tiết kiệm được 30 đô-la mỗi tuần, nghĩa là 1560 đô-la mỗi năm.
Còn việc chơi poker? Arthur rất thích poker, anh không muốn bỏ ngay lập tức. Nhưng nếu cố gắng cắt giảm số lần chơi xuống còn phân nửa lúc trước, anh sẽ tiết kiệm được 1300 đô-la một năm.
Arthur cộng tất cả lại:
| |
---|
Chi phí ăn uống tiết kiệm được: | 3640 đô-la/ năm |
Chi phí đi bar tiết kiệm được: | 1560 đô-la/ năm |
Chi phí chơi poker tiết kiệm được: | 1300 đô-la/ năm |
Tổng cộng: | 6500 đô-la/ năm |
Để giải trí, Arthur làm một phép tính đơn giản xem với số tiền tiết kiệm hàng năm đó anh sẽ mua được bao nhiêu gói kẹo. Mỗi gói có giá 1,77 đô-la, như vậy anh có thể mua được 3.672 gói khoảng 242.352 viên kẹo. Thật tuyệt! Nhưng có lẽ phải có một cái gì đó giá trị hơn mà hiện giờ anh chưa nghĩ hết được khi tâm trạng anh đang ngập tràn niềm vui.
Anh sẽ không còn phải chấp nhận số phận sống suốt đời chỉ với mức đầy đủ khiêm tốn.
Đúng vậy:
Thành công không phụ thuộc vào quá khứ hay hiện tại của một người. Thành công bắt đầu khi ta sẵn sàng làm những việc mà những người khác không muốn làm.
Ngày hôm sau, Arthur lái xe đến cửa hàng chuyên bán dụng cụ văn phòng, mua một chiếc bảng trắng lớn và treo nó trong phòng. Anh muốn chép lên đó những gì anh đã ghi lại được trong cuốn sổ tay. Anh muốn nhìn thấy và lặp lại nhiều lần trong trí não mình những bài học quý giá này hàng ngày:
* Đừng vội ăn ngay “những viên kẹo”. Hãy đợi đến đúng thời điểm để có được nhiều hơn.
* Người thành công không bao giờ thất hứa.
* Một đô-la được nhân lên gấp đôi mỗi ngày, sau ba mươi ngày sẽ nhiều hơn 500 triệu đô-la. Hãy biết suy nghĩ cho lâu dài.
* Cách tốt nhất để khiến người khác làm điều mình muốn là hãy tạo ảnh hưởng đối với họ thông qua uy tín của bản thân mình.
* Thành công không phụ thuộc vào quá khứ hay hiện tại của một người. Thành công bắt đầu khi ta sẵn sàng làm những việc mà những người khác không muốn làm.
– Ông Patient này, ông có thể cho tôi một vài dẫn chứng về những điều mà người thành công sẵn sàng làm trong khi những người khác không muốn làm không? – Vừa thấy ông Patient từ dinh thự bước ra, Arthur đã mau mắn bắt đầu vào vấn đề mà quên mất cả câu chào hỏi hàng ngày.
– Chào Arthur. – Patient cười.
– Chào ông Patient. Tôi không có ý bất nhã như thế. Tôi chỉ quá háo hức về những điều ông kể hôm qua. – Arthur lúng túng.
– Không có gì đâu Arthur. Tôi cảm thấy rất vui khi thấy anh có hứng thú với những điều này.
– Cảm ơn ông, ông Patient.
– Anh có biết Larry Bird? – Sau khi yên vị ở vị trí quen thuộc, Patient nói.
– Cầu thủ nổi tiếng của đội Boston Celtics? Đương nhiên là biết chứ. – Arthur trả lời trong lúc khởi động xe đưa ông chủ đến văn phòng trong thành phố.
– Từ khi đang còn chơi cho một đội bóng hạng ruồi cho đến khi đã tạo dựng được tiếng tăm lẫy lừng trong làng bóng rổ nhà nghề, trước mỗi trận đấu Larry vẫn luôn giữ thói quen đến sớm vài tiếng đồng hồ để có thể tập bóng theo một trình tự kỹ lưỡng.
– Trình tự gì vậy ông Patient?
– Anh ấy dẫn bóng từ từ trên sân, hạ thấp người xuống và quan sát thật kỹ mặt sân. Anh biết để làm gì không? Vì anh ấy muốn kiểm tra xem mặt sân có chỗ nào không phẳng hay không. Nhờ vậy anh có thể an tâm khi đang dắt bóng, anh sẽ không bao giờ bị mất kiểm soát vì bóng bật lên chệch hướng tại điểm bị lỗi của mặt sân.
– Trận nào anh ấy cũng làm vậy sao?
– Khó tin quá phải không? Trước mỗi trận đấu, vận động viên trị giá hàng triệu đô-la ấy lại đến sân một mình, luyện tập theo cách không ai có thể tưởng tượng ra. Anh ấy thành công vì đã kiên trì làm những việc mà chẳng mấy ai muốn làm. Larry Bird không phải là vận động viên có tài bẩm sinh vượt trội; bởi vì, nếu chỉ xét riêng kỹ thuật nhảy ném bóng, anh ấy đứng thứ 253 trong bảng xếp hạng các cầu thủ của giải, còn kỹ thuật dẫn bóng thì có lẽ ở hạng 146. Vậy mà anh ấy lại trở thành một trong năm mươi cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử môn thể thao này.
Chính sự quyết tâm đã thúc đẩy anh ấy luyện tập chăm chỉ và tìm ra phương pháp riêng cho mình, vì thế Larry mới có được sự thành công mà ngay cả những vận động viên có năng khiếu bẩm sinh cũng không làm được. Thậm chí người ta còn kể rằng để luyện tập, anh ấy thực hiện đến ba trăm cú ném bóng ngược gió mỗi ngày. – Jonathan tiếp tục.
– Có nghĩa là anh ấy vẫn duy trì chế độ luyện tập cần mẫn khi đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp? Khi mà anh ấy chỉ cần ngồi một chỗ mà vẫn được trả lương hàng triệu đô-la mỗi năm?
– Đúng vậy. Larry xem mỗi trận đấu là một thử thách, mỗi lần ra sân là một lần tự nhủ rằng đây là trận đầu tiên của mình ngay cả khi tầm vóc của trận đấu không xứng với nỗ lực ấy.
– Một con người đáng để chúng ta ngưỡng mộ!
– Đó chỉ là một trong vô vàn người ý thức được sự thành công của mình. Tôi từng thấy anh đội nón của đội bóng chày New York Yankees. Anh là cổ động viên của đội đó à?
– Tôi luôn đi xem họ thi đấu bất cứ khi nào có cơ hội.
– Vậy chắc anh đã từng nghe nhắc đến cầu thủ bắt bóng Jorge Posada?
– Vâng. Một cầu thủ tuyệt vời. – Arthur gật gù.
– Anh có biết cha của Jorge là ai không? Đó là Jorge Luis – người chiêu mộ nhân tài cho đội Colorado Rockies, đã từng chơi cho đội tuyển Olympic Cuba, thế nên ông hiểu rất rõ về môn thể thao này. Khi Jorge còn rất trẻ, cha của anh đã hỏi rằng anh có muốn thi đấu ở những giải lớn không.
“Có, thưa cha, con muốn trở thành cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp và chơi ở những giải đấu lớn.” – Jorge trả lời.
“Tốt! Vậy thì kể từ ngày mai, con sẽ làm cầu thủ bắt bóng.”
“Cha ơi, con là người giữ chốt hai mà, đâu phải cầu thủ bắt bóng!” – Jorge phản đối.
“Nếu con muốn một ngày nào đó trở thành cầu thủ của các giải đấu lớn, con phải chơi ở vị trí bắt bóng. Cha biết mình đang nói gì.”
Cuối cùng, Jorge nghe theo chỉ dẫn của cha và ngày hôm sau, anh bắt đầu tập bắt bóng. Với sự thay đổi đột ngột này, anh đã gặp trở ngại đầu tiên từ phía đội bóng. Người quản lý của đội Jorge đang chơi không muốn có thêm cầu thủ bắt bóng nào nữa nên loại anh ấy ra khỏi danh sách. Thế là anh phải tìm một đội bóng mới để đầu quân. Nhưng thật không dễ dàng chút nào, mãi mới có nơi nhận anh vào vị trí dự bị. Và may thay cơ hội đã đến khi một hôm, cầu thủ bắt bóng chính bị chấn thương ở đầu gối và Jorge được vào sân thay thế. Jorge không thật sự nổi bật nhưng huấn luyện viên đã phát hiện ra anh rất có tiềm năng và sẵn lòng chỉ dạy thêm cho anh để trau dồi kỹ năng.
Ít lâu sau đó, Jorge Luis lại hỏi con trai mình có còn nuôi ước mơ chơi ở những giải đấu lớn không và câu trả lời của Jorge vẫn là có.
“Được, vậy từ ngày mai, con phải tập đánh bóng bằng tay trái.”
Lại một lần nữa, Jorge kinh ngạc trước lời cha: “Cha ơi, con thuận tay phải mà!”.
“Nếu muốn thắng trong các giải đấu lớn, con phải đánh bóng được bằng cả hai tay.”
Jorge tiếp tục nghe lời cha, vì anh luôn tin tưởng ở cha mình. Anh bắt đầu tập đánh bóng bằng tay trái và trước khi đánh trúng quả bóng đầu tiên, anh đã bị trượt mười sáu lần (theo lời Jorge kể).
Bất cứ sự khổ luyện nào rồi cũng đến ngày gặt hái thành công. Năm 1998, tổng cộng anh ghi được mười chín điểm cho đội nhà và có tới mười bảy điểm đánh bóng bằng tay trái. Năm 2000, anh cùng đồng đội là Bernie William liên tục thực hiện những pha đánh bóng bằng cả hai tay và giúp đội nhà chiến thắng. Cũng trong trận đấu này, họ cùng nhau lập nên kỷ lục lần đầu tiên trong lịch sử một đội bóng có tới hai cầu thủ xuất sắc đánh bóng thuận cả hai tay. Năm đó, Jorge ghi được tổng cộng hai mươi tám điểm và lọt vào danh sách những cầu thủ xuất sắc nhất của giải cùng với Derek Jeter, Bernie Williams và Mariano Rivera. Năm 2001, anh ghi được hai mươi mốt điểm. Năm 2003, anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất của giải và ký kết một hợp đồng thi đấu trị giá 51 triệu đô-la. Nhưng có lẽ sự kiện quan trọng nhất cũng trong năm 2003 này là anh đã ghi tổng cộng ba mươi điểm và viết tên mình vào kỷ lục cầu thủ bắt bóng ghi nhiều điểm nhất trong lịch sử đội Yankees.
– Anh ấy thành công bởi vì đã dám làm điều mà những cầu thủ khác không làm, phải không ông Patient?
– Đúng vậy. Anh ấy chấp nhận thử sức mình ở những vị trí mới, chấp nhận thay đổi để rèn luyện tất cả những kỹ năng mà một cầu thủ lớn phải có. Tôi có thể nói một cách chính xác rằng, không phải Jorge đạt được thành công mà sự thật là anh ấy dám thành công. Jorge dám từ bỏ ý định thưởng thức viên kẹo dành cho anh ấy trong những hoàn cảnh thuận lợi để đi tìm điều mới mẻ hơn, và do đó anh ấy đã thành công hơn.
– Đây là một bài học sâu sắc cho tất cả những người luôn mong muốn đi đến thành công. Quả thật là tôi cũng đang cố gắng tìm ra cách để áp dụng chúng vào cuộc sống của mình đấy ông Patient ạ. Nhưng tôi vẫn đang có một số khúc mắc nhờ ông giải đáp. Trong cuộc nghiên cứu “kẹo ngọt”, lúc ông và những đứa trẻ khác đều ở vào khoảng từ 4 đến 6 tuổi thì việc chờ đợi để có được hai viên kẹo đã dự báo thành công trong tương lai. Vậy, còn những đứa trẻ – và cả những người trưởng thành như tôi – từng vội vã ăn ngay viên kẹo của mình trong quá khứ (hoặc hiện tại) thì sao? Liệu có còn cơ hội nào dành cho chúng tôi không, hay chúng tôi sẽ phải chấp nhận số phận này đến suốt đời?
– Đây cũng là lý do tại sao tôi lại kể cho anh nghe những câu chuyện này. Thực ra, khi ở tuổi trưởng thành, người ta dễ dàng kiềm chế những thỏa mãn tức thời hơn khi đã trải nghiệm được lợi ích của điều này. Nhưng hãy nghĩ xem, một khi anh là người thuận cả hai tay thì việc đổi tay cầm bút đối với anh sẽ không gặp vấn đề gì cả, còn đối với người chỉ thuận tay trái hoặc tay phải thì cần phải tự luyện tập nhiều hơn. Thành công không phụ thuộc vào quá khứ. Nó phụ thuộc vào việc bây giờ anh có quyết tâm thực hiện những điều để thành công trong tương lai hay không. Tương lai vẫn đang đợi chúng ta ở phía trước và Hiện tại mới là từ quan trọng nhất mà anh phải ghi nhớ để đặt bước chân đầu tiên lên con đường vươn tới thành công.
– Tôi cảm thấy như được hồi sinh, ông Patient ạ! Vấn đề không phải là tôi đã làm gì trong quá khứ mà là hiện tại tôi sẵn sàng làm gì để quyết định tương lai của mình.
– Đúng vậy, Arthur. Thế nên, câu hỏi mà anh cần phải tự vấn bản thân là: “Tôi sẵn sàng làm gì hôm nay để thành công trong tương lai?”.
– Cảm ơn ông rất nhiều, tôi nghĩ mình đang có những biến chuyển lớn trong suy nghĩ về một cuộc sống mới đấy ông Patient ạ! Sáng nay ông vẫn đi Buenos Aires chứ?
– Ừ, tôi sẽ đi năm ngày. Chúng ta sẽ còn nhiều chuyện để nói khi tôi quay về.
***
Tối hôm đó, Arthur đã ngẫm nghĩ rất nhiều và có một câu nói cứ lặp lại mãi trong tâm trí anh. Anh lấy cuốn sổ tay ra và ghi lại:
Thành công không phụ thuộc vào việc bạn là người đã ăn hay từ chối “viên kẹo” trong quá khứ. Nó phụ thuộc vào những điều bạn sẵn sàng làm hôm nay để đạt được thành công trong tương lai.
Viết xong, Arthur gấp cuốn sổ lại và đưa mắt nhìn bốn viên kẹo nằm trên chiếc bàn nhỏ của anh. Ngày mai, anh sẽ có tám viên. Khi ông Patient trở về, nếu vẫn chưa ăn viên nào, anh sẽ có tám, mười sáu, ba mươi hai, sáu mươi bốn, một trăm hai mươi tám – một trăm hai mươi tám viên kẹo. Có lẽ anh sẽ phải mua thêm mấy gói kẹo nữa!
Arthur mở ví ra và ngạc nhiên khi thấy hôm nay đã là ngày lãnh lương mà anh vẫn còn tới 200 đô-la. Làm sao lại có thể như thế nhỉ? Hầu như tuần nào, anh cũng chỉ còn lại khoảng 20 đô-la khi đến ngày nhận được tiền lương, thậm chí có khi không còn đồng nào trong túi ấy chứ. Và anh vẫn thường hay thắc mắc là không hiểu tiền của mình đã biến đi đâu. Còn giờ thì anh lại bối rối muốn biết tại sao chúng đã không đi đâu.
Đôi khi, hiểu được vấn đề đó lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì vậy Arthur mở sổ ra và lập một danh sách:
Ăn tại nhà, tiết kiệm được: 70 đô-la
Tuần rồi, Arthur luôn ở nhà và không đi ăn cơm tiệm như trước đây. Năm năm qua, mặc dù anh được ăn cùng với gia đình ông Patient, nhưng hiếm khi anh chịu ở nhà khi bữa cơm được dọn lên, mà thường hay ghé vào những tiệm thức ăn nhanh để giải tỏa cơn đói. Nếu tiết kiệm được 70 đô-la mỗi tuần bằng cách ăn ở nhà, anh sẽ có 3640 đô-la một năm. Arthur nhẩm tính và ngỡ ngàng trước số tiền lớn đầu tiên mình có thể tiết kiệm được kể từ khi anh tiêu hết tiền sinh nhật lần thứ mười sáu cho chiếc xe Corvette.
Không đi quán bar, tiết kiệm được: 50 đô-la
Arthur không nghiện rượu, nhưng anh có thói quen hay ghé vào quán bar một hoặc hai lần một tuần. Mỗi lần vào, dù ít lắm thì anh cũng tốn khoảng 20 đô-la. Tuần này, do mải mê suy nghĩ về những viên kẹo và những điều diệu kỳ được tạo ra nên ngẫu nhiên anh tiết kiệm được khoảng 50 đô-la mà chẳng phải cố gắng gì. Nếu cắt giảm được việc đi quán bar, mỗi năm anh sẽ tiết kiệm được 2600 đô-la.
Không chơi bài poker, tiết kiệm được: 50__đô-la
Trong thời gian ông Patient đi vắng, Arthur đã mượn máy tính của ông để tìm kiếm một số thông tin trên mạng Internet và anh bị cuốn vào đó đến nỗi quên bẵng mất trò poker. Arthur chơi poker khá giỏi, anh không thua nhiều như những người khác nhưng không phải lúc nào cũng thắng. Nói chung, trung bình một tuần anh tốn khoảng 50 đô-la cho trò giải trí này.
Như vậy, tuần này Arthur tiết kiệm được chừng 70 đô-la tiền ăn, 50 đô-la tiền bar và 50 đô-la tiền đỏ đen. Tổng cộng là khoảng 170 đô-la, và đến lúc này thì anh đã biết tại sao trong ví mình có số tiền đó rồi.
Nếu tuần nào anh cũng tiết kiệm được chừng ấy thì sao nhỉ? Có thể không? Và thực hiện nó như thế nào?
Anh chắc chắn không có vấn đề gì với kế hoạch ăn ở nhà.
Thế còn 50 đô-la tiền đến bar thì sao? Anh vẫn có thể thỉnh thoảng ghé vào quán bar, nhưng ít thường xuyên hơn lúc trước. Bằng cách đó, anh có thể dễ dàng tiết kiệm được 30 đô-la mỗi tuần, nghĩa là 1560 đô-la mỗi năm.
Còn việc chơi poker? Arthur rất thích poker, anh không muốn bỏ ngay lập tức. Nhưng nếu cố gắng cắt giảm số lần chơi xuống còn phân nửa lúc trước, anh sẽ tiết kiệm được 1300 đô-la một năm.
Arthur cộng tất cả lại:
Để giải trí, Arthur làm một phép tính đơn giản xem với số tiền tiết kiệm hàng năm đó anh sẽ mua được bao nhiêu gói kẹo. Mỗi gói có giá 1,77 đô-la, như vậy anh có thể mua được 3.672 gói khoảng 242.352 viên kẹo. Thật tuyệt! Nhưng có lẽ phải có một cái gì đó giá trị hơn mà hiện giờ anh chưa nghĩ hết được khi tâm trạng anh đang ngập tràn niềm vui.
Anh sẽ không còn phải chấp nhận số phận sống suốt đời chỉ với mức đầy đủ khiêm tốn.
Đúng vậy:
Thành công không phụ thuộc vào quá khứ hay hiện tại của một người. Thành công bắt đầu khi ta sẵn sàng làm những việc mà những người khác không muốn làm.
Ngày hôm sau, Arthur lái xe đến cửa hàng chuyên bán dụng cụ văn phòng, mua một chiếc bảng trắng lớn và treo nó trong phòng. Anh muốn chép lên đó những gì anh đã ghi lại được trong cuốn sổ tay. Anh muốn nhìn thấy và lặp lại nhiều lần trong trí não mình những bài học quý giá này hàng ngày:
* Đừng vội ăn ngay “những viên kẹo”. Hãy đợi đến đúng thời điểm để có được nhiều hơn.
* Người thành công không bao giờ thất hứa.
* Một đô-la được nhân lên gấp đôi mỗi ngày, sau ba mươi ngày sẽ nhiều hơn 500 triệu đô-la. Hãy biết suy nghĩ cho lâu dài.
* Cách tốt nhất để khiến người khác làm điều mình muốn là hãy tạo ảnh hưởng đối với họ thông qua uy tín của bản thân mình.
* Thành công không phụ thuộc vào quá khứ hay hiện tại của một người. Thành công bắt đầu khi ta sẵn sàng làm những việc mà những người khác không muốn làm.