Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bắt Sóng Cảm Xúc – Bí Mật Lực Hấp Dẫn

CHƯƠNG 4: HÒA ĐIỆU

Tác giả: Ori Brafman - Rom Brafman

Mike Welch chuẩn bị ra sân khấu. Tuy không tỏ ra phản đối, nhưng khán giả vẫn đang nghi ngờ về diễn viên nghiệp dư này.

Là chủ hiệu sách Barnes & Noble ở Los Gatos, California, nhưng niềm đam mê lớn nhất của Mike Welch là trở thành một nghệ sĩ hài. Anh từng thổ lộ: “Hồi nhỏ, tôi luôn là cây hài của lớp. Suốt thời tiểu học, tôi ao ước một ngày nào đó mình sẽ là một diễn viên hài thực thụ”. Khi chuyển đến sống ở San Francisco, Welch đã có cơ hội biến ước mơ đó thành sự thật.

Thật không dễ chấp nhận là một nghệ sĩ vô danh, khi khán giả không chủ ý đến để xem bạn diễn, mà chỉ vì đêm đó có sô diễn, còn bạn tình cờ là một phần của đêm giải trí. Hoặc họ đến vì một nghệ sĩ khác nổi tiếng hơn, mà vai trò của bạn trên sân khấu chỉ để làm nóng khán phòng trước khi màn diễn chính bắt đầu. Bạn chỉ là “ca sĩ hát lót”. Và họ sẽ nhanh chóng quên ngay khi bạn rời sân khấu.

Welch chia sẻ: “Tôi thà nghe ai đó hét lên ‘Chết tiệt’, còn hơn nhìn thấy những gương mặt thờ ơ, vô cảm. Sự thờ ơ giết chết buổi hài kịch. Giống như bạn đang một mình trò chuyện với khoảng không vậy. Bạn không thể làm gì nữa. Bạn cũng không còn năng lượng để tiếp tục biểu diễn”. Vì thế, mỗi đêm, Welch luôn tìm ra cách gì đó mới mẻ để kết nối với khán giả. “Và bạn có tin không, phải mất sáu năm trời tôi mới nhận ra điều đó”, Welch thốt lên.

Làm sao để tạo ra sự kết nối tức thời khi chẳng ai quan tâm đến mình?

Tối hôm đó, Welch nhận được lời mời biểu diễn tại đêm nhạc của nhóm Righteous Brothers trứ danh. Đó là buổi diễn lớn đầu tiên mà anh giữ vai trò mở màn. Không được quảng bá tên tuổi, nhưng anh được đối đãi như một ngôi sao.

Lẽ tất nhiên, Welch cảm thấy rất lo lắng. Anh đang ở đây và chuẩn bị mở màn cho một huyền thoại âm nhạc. Welch giãi bày: “Trước khi bước ra, tôi nghĩ ‘Mình chết mất thôi’. Phải đến hai nghìn người đang ngồi đó. Lại còn ba chiếc máy quay nữa”.Trong lúc mải nghĩ ngợi như thế, anh nghe thấy tiếng gõ cửa.

Đó chính là người dẫn chương trình, anh ta muốn biết thông tin về Welch để giới thiệu với khán giả. Nhưng rồi, anh ta bước ra sân khấu và nhả từng chữ một: “Chào mừng quý vị đã đến đây. Đêm nay chúng tôi có một diễn viên hài mới, nhưng tôi quên mất tên của anh chàng này rồi. Hãy cùng chào đón chàng diễn viên này nào!”.

Welch giải thích: “Đối với diễn viên hài, giây phút chuẩn bị bước ra sân khấu rất quan trọng, bởi nó quyết định tinh thần của họ trước buổi diễn”. Với Welch còn hơn thế – đó thật sự là khoảnh khắc sống còn.

✦✦✦

Bây giờ, bạn hãy nghĩ đến những thời khắc trong cuộc đời mà bạn thấy như hòa vào thế giới xung quanh, những khoảnh khắc trong cuộc đời khi mọi việc diễn ra đúng lúc và chúng ta hoàn toàn hòa điệu – nói cách khác, khi chúng ta rơi vào vùng cảm xúc thăng hoa. Điều đó xảy ra khi bạn đang uống cà phê với một người bạn thân, say sưa trò chuyện bất kể thời gian; hoặc lúc bạn tập trung hoàn toàn vào công việc yêu thích. Chúng tôi gọi hiện tượng này là cộng hưởng cảm xúc, tức là cảm giác xuất hiện khi chúng ta nhận thấy có sự gắn kết hoàn toàn với môi trường xung quanh mình, và đổi lại, cảm xúc này thăng hoa và giúp củng cố các tương tác giữa ta với mọi vật xung quanh.

Nhà tâm lý Mihaly Csikszentmihalyi đã phỏng vấn các cầu thủ, diễn viên và các bác sĩ giải phẫu để ghi lại những khoảnh khắc khi họ cảm thấy hoàn toàn hòa điệu với công việc của mình. Csikszentmihalyi gọi hiện tượng đó là dòng chảy cảm xúc – một trong hai nhân tố tạo nên hiện tượng cộng hưởng cảm xúc. Nhưng đây không phải cảm giác mà khi muốn, bạn có thể dễ dàng tạo ra được. Csikszentmihalyi phát hiện ra rằng chỉ khi bạn nắm vững công việc và công việc này đang đặt trước tình huống đầy thử thách.

Trở lại đêm nhạc của Righteous Brothers. Mike Welch lúc này chưa cảm nhận được dòng chảy cảm xúc và đang bối rối, nhưng anh quyết định phải đảo ngược tình thế. Anh kể: “Tôi bước ra chào khán giả và nói ‘Các bạn cứ xem như tôi là MC của chương trình nhé. Tôi sẽ nói sao nhỉ? Chúng ta hãy giới thiệu lại nào. Thưa quý vị…”. Và Welch tự dành cho mình những lời tôn vinh và tán thưởng mà anh xứng đáng nhận được. Khi thốt ra những lời đó, Welch bất ngờ nhận ra một thứ cảm giác như thể anh đang rơi vào quỹ đạo, vào dòng chảy cảm xúc khiến anh phấn chấn, tự tin.

Tuy nhiên, với Welch, điều đó vẫn chưa đủ. Để thật sự tỏa sáng trên sân khấu, anh cần thu hút và gắn kết với khán giả. Sau phần giới thiệu tai hại của người dẫn chương trình, 2.000 khán giả bên dưới vẫn nhìn lên để xem màn diễn của Welch, nhưng họ hoàn toàn bị động và không được gắn kết về mặt cảm xúc. Để vượt qua tình huống này, Welch cần đạt được nhân tố thứ hai của quá trình cộng hưởng cảm xúc – khẳng định sự hiện diện của mình.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chuyến xe buýt đông người. Sự hiện diện của bạn cùng những người khác không tạo thành sự gắn kết giữa bạn và họ – bạn chỉ đơn thuần xem họ như những vật thể để tránh sự va chạm, và ngược lại. Lúc này, có một hiện tượng chúng tôi gọi là hiện diện có tác động biến đổi – một trải nghiệm tương tác tác động đến những người có liên quan trong một khung cảnh nhất định.

✦✦✦

Jill Anderson, một nữ y tá ở Trung tâm y khoa Saint Alphonsus tại Boise, Idaho, đã nghiên cứu hiện tượng hiện diện trao đổi với các bệnh nhân bệnh tim cô đang chăm sóc.

Cô gặp một bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim rất nặng, hơi thở yếu và thể trạng suy kiệt. Nhưng thay vì tập trung đọc điện tâm đồ, Anderson ngồi xuống bên cạnh và nhẹ nhàng nắm tay ông. Ông im lặng quay đi, nhưng Anderson vẫn ngồi yên như thế. Cảm nhận người bệnh đang suy sụp, cô hỏi có phải ông đang thấy sợ hãi. Cô tỏ ra hết mực quan tâm đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của ông. Thật sự, ít có y tá nào hỏi như vậy.

Bất chợt, bệnh nhân thầm thì: “Tôi sợ mình sẽ chết. Đây là điều duy nhất tôi nghĩ đến trong sáu tháng qua. Tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn. Tôi là người cha tốt, người chồng tốt, duy chỉ có một điều hối tiếc. Nhiều năm trước, tôi đã đối xử không phải với một nhân viên trong công ty. Khi ấy, tôi vừa nhậm chức và một trong những công việc đầu tiên của tôi là ra quyết định sa thải một nhân viên. Tôi ước tôi có thể quay lại xin lỗi anh ấy, nhưng quá muộn rồi”. Ông nhìn vào mắt Anderson rồi nói tiếp: “Tôi chưa từng kể chuyện này với ai. Giờ đây, tôi thấy thật thanh thản khi đã nói ra được”.

Bệnh nhân đã chia sẻ tâm tư không bao giờ xảy ra nếu cô chỉ thầm kín nhất với Anderson. Sự gắn kết đó sẽ kiểm tra nhịp tim cho ông. Một cái nắm tay và một câu hỏi chân tình của Anderson đã giúp ông cảm nhận được rằng cô đang ở bên cạnh và thấu hiểu ông, và vì vậy, ông sẵn lòng chia sẻ điều mà ông chưa từng bày tỏ với bất kỳ ai.

Để trở nên hiện hữu, chúng ta tìm đến đối phương với mục đích rõ ràng, chúng ta lắng nghe và chia sẻ, chúng ta duy trì cái tôi của mình, hòa điệu vào môi trường và con người xung quanh chúng ta. Cô y tá Anderson đã làm được điều đó khi tiếp cận với người bệnh nhân kia.

Welch cũng sử dụng phương pháp này để thu hút và lôi cuốn khán giả của anh. Anh kết nối với khán giả theo cùng một cách mà Anderson đã kết nối với bệnh nhân của mình. Welch nhớ lại: “Tôi không chỉ đứng đó và diễn cho tròn vai. Tôi phải làm cho khán giả hưởng ứng màn biểu diễn. Tôi phải tạo cho họ cảm giác như họ đang tham gia tiết mục cùng tôi. Và buổi biểu diễn hôm đó được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh”.

✦✦✦

Sức mạnh của sự hiện diện có tác động biến đổi vẫn duy trì sau khi hành động tương tác kết thúc. Nhiều nghiên cứu về vai trò của sự hiện diện này trong mối quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ đã khẳng định rằng khi bác sĩ thật lòng quan tâm, người bệnh sẽ an lòng, tin tưởng, và thật sự cảm thấy dễ chịu hơn – cả về thể chất lẫn tinh thần – thậm chí vài tuần sau đó.

Chúng ta sẽ thấy hiện tượng tương tự xảy ra trong các hình thái bắt sóng cảm xúc – một sự tương tác đơn thuần có thể tạo nên hiệu ứng lâu dài và củng cố các mối quan hệ. Khi chúng ta đạt đến sự cộng hưởng cảm xúc – sự kết hợp giữa dòng chảy cảm xúc và khẳng định sự hiện diện – trạng thái này không chỉ tạm thời xoay chuyển bản chất mối quan hệ, mà đã thật sự thay đổi mọi thứ quanh ta.

Sự cộng hưởng cảm xúc giúp chúng ta hòa điệu với môi trường, mà hơn thế nữa, nó còn có tính lan truyền. Chúng ta có xu hướng hòa chung dòng cảm xúc với những người quanh mình – chẳng hạn sẽ căng thẳng khi ở cạnh những người dễ bị kích động; ngược lại, sẽ thoải mái, dễ chịu khi ở cạnh những người hay cười nói. Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng khi nghe chuyện cười cùng người khác, chúng ta dễ cười hơn gấp 30 lần so với khi nghe một mình.

Tương tự, chúng ta sẽ cảm thấy gắn kết với mọi người xung quanh khi cùng họ trải nghiệm hiện tượng cộng hưởng cảm xúc. Và khi chúng ta ở cạnh những người đang trải nghiệm cảm giác cộng hưởng cảm xúc, chúng ta có xu hướng cùng họ hòa nhập vào trạng thái đó. Chúng ta sẽ có xu hướng bắt sóng cảm xúc.

Sự lan truyền hiện tượng cộng hưởng cảm xúc có thể được giải thích dựa vào hệ thống neuron phản chiếu. Các nhà khoa học cho rằng những neuron ở vùng vỏ não tiền vận động của loài khỉ trở nên vô cùng linh hoạt khi chúng hành động có chủ đích (cầm, nắm). Khi quan sát hành vi của con người, vùng vỏ não tiền vận động của khỉ được kích hoạt và chúng bắt chước những gì quan sát được.

Hiện tượng tương tự cũng diễn ra ở con người. Nhưng con người không chỉ bắt chước hành vi, mà còn tiếp nhận và bắt chước cảm xúc của người khác. Khi các đối tượng tham gia thí nghiệm quan sát ảnh chụp những người đang trải qua cảm giác đau đớn, vùng não xử lý cảm giác đau đớn của họ cũng biểu lộ cùng cảm giác. Tuy không chịu đựng cơn đau nào nhưng cơ chế sinh học thần kinh của họ phản ứng như thể đang trải nghiệm cơn đau thật sự.

Nhưng khác với loài vật, chúng ta có xu hướng cảm thông với trạng thái, cảm xúc của người khác. Và đó cũng chính là hiệu ứng cộng hưởng mà Welch đã đạt được khi anh tiếp tục màn biểu diễn. Sau khi đảo ngược tình thế qua lời tự giới thiệu thông minh và gãy gọn, anh đã tiếp cận hiện tượng dòng chảy cảm xúc và bước tiếp bước thứ hai để khẳng định sự hiện diện có tác động thay đổi bằng cách thu hút và lôi cuốn khán giả vào màn trình diễn.

Welch vẫn diễn như thường lệ, nhưng anh đã có sự hòa điệu với khán giả. Và anh đã thành công. Anh kể: “Sau buổi diễn, mọi người vây lấy tôi. Thật tuyệt vời! Họ nói với tôi rằng ‘Không ngờ anh lại diễn hay đến vậy’”.

Thật ra cho đến hôm nay, Welch vẫn làm quản lý cửa hàng Barnes & Noble. Anh đã không trở thành một diễn viên hài nổi danh. Nhưng trong buổi tối hôm đó, anh đã thật sự tỏa sáng.

Mike Welch chuẩn bị ra sân khấu. Tuy không tỏ ra phản đối, nhưng khán giả vẫn đang nghi ngờ về diễn viên nghiệp dư này.

Là chủ hiệu sách Barnes & Noble ở Los Gatos, California, nhưng niềm đam mê lớn nhất của Mike Welch là trở thành một nghệ sĩ hài. Anh từng thổ lộ: “Hồi nhỏ, tôi luôn là cây hài của lớp. Suốt thời tiểu học, tôi ao ước một ngày nào đó mình sẽ là một diễn viên hài thực thụ”. Khi chuyển đến sống ở San Francisco, Welch đã có cơ hội biến ước mơ đó thành sự thật.

Thật không dễ chấp nhận là một nghệ sĩ vô danh, khi khán giả không chủ ý đến để xem bạn diễn, mà chỉ vì đêm đó có sô diễn, còn bạn tình cờ là một phần của đêm giải trí. Hoặc họ đến vì một nghệ sĩ khác nổi tiếng hơn, mà vai trò của bạn trên sân khấu chỉ để làm nóng khán phòng trước khi màn diễn chính bắt đầu. Bạn chỉ là “ca sĩ hát lót”. Và họ sẽ nhanh chóng quên ngay khi bạn rời sân khấu.

Welch chia sẻ: “Tôi thà nghe ai đó hét lên ‘Chết tiệt’, còn hơn nhìn thấy những gương mặt thờ ơ, vô cảm. Sự thờ ơ giết chết buổi hài kịch. Giống như bạn đang một mình trò chuyện với khoảng không vậy. Bạn không thể làm gì nữa. Bạn cũng không còn năng lượng để tiếp tục biểu diễn”. Vì thế, mỗi đêm, Welch luôn tìm ra cách gì đó mới mẻ để kết nối với khán giả. “Và bạn có tin không, phải mất sáu năm trời tôi mới nhận ra điều đó”, Welch thốt lên.

Làm sao để tạo ra sự kết nối tức thời khi chẳng ai quan tâm đến mình?

Tối hôm đó, Welch nhận được lời mời biểu diễn tại đêm nhạc của nhóm Righteous Brothers trứ danh. Đó là buổi diễn lớn đầu tiên mà anh giữ vai trò mở màn. Không được quảng bá tên tuổi, nhưng anh được đối đãi như một ngôi sao.

Lẽ tất nhiên, Welch cảm thấy rất lo lắng. Anh đang ở đây và chuẩn bị mở màn cho một huyền thoại âm nhạc. Welch giãi bày: “Trước khi bước ra, tôi nghĩ ‘Mình chết mất thôi’. Phải đến hai nghìn người đang ngồi đó. Lại còn ba chiếc máy quay nữa”.Trong lúc mải nghĩ ngợi như thế, anh nghe thấy tiếng gõ cửa.

Đó chính là người dẫn chương trình, anh ta muốn biết thông tin về Welch để giới thiệu với khán giả. Nhưng rồi, anh ta bước ra sân khấu và nhả từng chữ một: “Chào mừng quý vị đã đến đây. Đêm nay chúng tôi có một diễn viên hài mới, nhưng tôi quên mất tên của anh chàng này rồi. Hãy cùng chào đón chàng diễn viên này nào!”.

Welch giải thích: “Đối với diễn viên hài, giây phút chuẩn bị bước ra sân khấu rất quan trọng, bởi nó quyết định tinh thần của họ trước buổi diễn”. Với Welch còn hơn thế – đó thật sự là khoảnh khắc sống còn.

✦✦✦

Bây giờ, bạn hãy nghĩ đến những thời khắc trong cuộc đời mà bạn thấy như hòa vào thế giới xung quanh, những khoảnh khắc trong cuộc đời khi mọi việc diễn ra đúng lúc và chúng ta hoàn toàn hòa điệu – nói cách khác, khi chúng ta rơi vào vùng cảm xúc thăng hoa. Điều đó xảy ra khi bạn đang uống cà phê với một người bạn thân, say sưa trò chuyện bất kể thời gian; hoặc lúc bạn tập trung hoàn toàn vào công việc yêu thích. Chúng tôi gọi hiện tượng này là cộng hưởng cảm xúc, tức là cảm giác xuất hiện khi chúng ta nhận thấy có sự gắn kết hoàn toàn với môi trường xung quanh mình, và đổi lại, cảm xúc này thăng hoa và giúp củng cố các tương tác giữa ta với mọi vật xung quanh.

Nhà tâm lý Mihaly Csikszentmihalyi đã phỏng vấn các cầu thủ, diễn viên và các bác sĩ giải phẫu để ghi lại những khoảnh khắc khi họ cảm thấy hoàn toàn hòa điệu với công việc của mình. Csikszentmihalyi gọi hiện tượng đó là dòng chảy cảm xúc – một trong hai nhân tố tạo nên hiện tượng cộng hưởng cảm xúc. Nhưng đây không phải cảm giác mà khi muốn, bạn có thể dễ dàng tạo ra được. Csikszentmihalyi phát hiện ra rằng chỉ khi bạn nắm vững công việc và công việc này đang đặt trước tình huống đầy thử thách.

Trở lại đêm nhạc của Righteous Brothers. Mike Welch lúc này chưa cảm nhận được dòng chảy cảm xúc và đang bối rối, nhưng anh quyết định phải đảo ngược tình thế. Anh kể: “Tôi bước ra chào khán giả và nói ‘Các bạn cứ xem như tôi là MC của chương trình nhé. Tôi sẽ nói sao nhỉ? Chúng ta hãy giới thiệu lại nào. Thưa quý vị…”. Và Welch tự dành cho mình những lời tôn vinh và tán thưởng mà anh xứng đáng nhận được. Khi thốt ra những lời đó, Welch bất ngờ nhận ra một thứ cảm giác như thể anh đang rơi vào quỹ đạo, vào dòng chảy cảm xúc khiến anh phấn chấn, tự tin.

Tuy nhiên, với Welch, điều đó vẫn chưa đủ. Để thật sự tỏa sáng trên sân khấu, anh cần thu hút và gắn kết với khán giả. Sau phần giới thiệu tai hại của người dẫn chương trình, 2.000 khán giả bên dưới vẫn nhìn lên để xem màn diễn của Welch, nhưng họ hoàn toàn bị động và không được gắn kết về mặt cảm xúc. Để vượt qua tình huống này, Welch cần đạt được nhân tố thứ hai của quá trình cộng hưởng cảm xúc – khẳng định sự hiện diện của mình.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trên một chuyến xe buýt đông người. Sự hiện diện của bạn cùng những người khác không tạo thành sự gắn kết giữa bạn và họ – bạn chỉ đơn thuần xem họ như những vật thể để tránh sự va chạm, và ngược lại. Lúc này, có một hiện tượng chúng tôi gọi là hiện diện có tác động biến đổi – một trải nghiệm tương tác tác động đến những người có liên quan trong một khung cảnh nhất định.

✦✦✦

Jill Anderson, một nữ y tá ở Trung tâm y khoa Saint Alphonsus tại Boise, Idaho, đã nghiên cứu hiện tượng hiện diện trao đổi với các bệnh nhân bệnh tim cô đang chăm sóc.

Cô gặp một bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim rất nặng, hơi thở yếu và thể trạng suy kiệt. Nhưng thay vì tập trung đọc điện tâm đồ, Anderson ngồi xuống bên cạnh và nhẹ nhàng nắm tay ông. Ông im lặng quay đi, nhưng Anderson vẫn ngồi yên như thế. Cảm nhận người bệnh đang suy sụp, cô hỏi có phải ông đang thấy sợ hãi. Cô tỏ ra hết mực quan tâm đến trạng thái tinh thần và cảm xúc của ông. Thật sự, ít có y tá nào hỏi như vậy.

Bất chợt, bệnh nhân thầm thì: “Tôi sợ mình sẽ chết. Đây là điều duy nhất tôi nghĩ đến trong sáu tháng qua. Tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn. Tôi là người cha tốt, người chồng tốt, duy chỉ có một điều hối tiếc. Nhiều năm trước, tôi đã đối xử không phải với một nhân viên trong công ty. Khi ấy, tôi vừa nhậm chức và một trong những công việc đầu tiên của tôi là ra quyết định sa thải một nhân viên. Tôi ước tôi có thể quay lại xin lỗi anh ấy, nhưng quá muộn rồi”. Ông nhìn vào mắt Anderson rồi nói tiếp: “Tôi chưa từng kể chuyện này với ai. Giờ đây, tôi thấy thật thanh thản khi đã nói ra được”.

Bệnh nhân đã chia sẻ tâm tư không bao giờ xảy ra nếu cô chỉ thầm kín nhất với Anderson. Sự gắn kết đó sẽ kiểm tra nhịp tim cho ông. Một cái nắm tay và một câu hỏi chân tình của Anderson đã giúp ông cảm nhận được rằng cô đang ở bên cạnh và thấu hiểu ông, và vì vậy, ông sẵn lòng chia sẻ điều mà ông chưa từng bày tỏ với bất kỳ ai.

Để trở nên hiện hữu, chúng ta tìm đến đối phương với mục đích rõ ràng, chúng ta lắng nghe và chia sẻ, chúng ta duy trì cái tôi của mình, hòa điệu vào môi trường và con người xung quanh chúng ta. Cô y tá Anderson đã làm được điều đó khi tiếp cận với người bệnh nhân kia.

Welch cũng sử dụng phương pháp này để thu hút và lôi cuốn khán giả của anh. Anh kết nối với khán giả theo cùng một cách mà Anderson đã kết nối với bệnh nhân của mình. Welch nhớ lại: “Tôi không chỉ đứng đó và diễn cho tròn vai. Tôi phải làm cho khán giả hưởng ứng màn biểu diễn. Tôi phải tạo cho họ cảm giác như họ đang tham gia tiết mục cùng tôi. Và buổi biểu diễn hôm đó được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh”.

✦✦✦

Sức mạnh của sự hiện diện có tác động biến đổi vẫn duy trì sau khi hành động tương tác kết thúc. Nhiều nghiên cứu về vai trò của sự hiện diện này trong mối quan hệ giữa người bệnh và bác sĩ đã khẳng định rằng khi bác sĩ thật lòng quan tâm, người bệnh sẽ an lòng, tin tưởng, và thật sự cảm thấy dễ chịu hơn – cả về thể chất lẫn tinh thần – thậm chí vài tuần sau đó.

Chúng ta sẽ thấy hiện tượng tương tự xảy ra trong các hình thái bắt sóng cảm xúc – một sự tương tác đơn thuần có thể tạo nên hiệu ứng lâu dài và củng cố các mối quan hệ. Khi chúng ta đạt đến sự cộng hưởng cảm xúc – sự kết hợp giữa dòng chảy cảm xúc và khẳng định sự hiện diện – trạng thái này không chỉ tạm thời xoay chuyển bản chất mối quan hệ, mà đã thật sự thay đổi mọi thứ quanh ta.

Sự cộng hưởng cảm xúc giúp chúng ta hòa điệu với môi trường, mà hơn thế nữa, nó còn có tính lan truyền. Chúng ta có xu hướng hòa chung dòng cảm xúc với những người quanh mình – chẳng hạn sẽ căng thẳng khi ở cạnh những người dễ bị kích động; ngược lại, sẽ thoải mái, dễ chịu khi ở cạnh những người hay cười nói. Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng khi nghe chuyện cười cùng người khác, chúng ta dễ cười hơn gấp 30 lần so với khi nghe một mình.

Tương tự, chúng ta sẽ cảm thấy gắn kết với mọi người xung quanh khi cùng họ trải nghiệm hiện tượng cộng hưởng cảm xúc. Và khi chúng ta ở cạnh những người đang trải nghiệm cảm giác cộng hưởng cảm xúc, chúng ta có xu hướng cùng họ hòa nhập vào trạng thái đó. Chúng ta sẽ có xu hướng bắt sóng cảm xúc.

Sự lan truyền hiện tượng cộng hưởng cảm xúc có thể được giải thích dựa vào hệ thống neuron phản chiếu. Các nhà khoa học cho rằng những neuron ở vùng vỏ não tiền vận động của loài khỉ trở nên vô cùng linh hoạt khi chúng hành động có chủ đích (cầm, nắm). Khi quan sát hành vi của con người, vùng vỏ não tiền vận động của khỉ được kích hoạt và chúng bắt chước những gì quan sát được.

Hiện tượng tương tự cũng diễn ra ở con người. Nhưng con người không chỉ bắt chước hành vi, mà còn tiếp nhận và bắt chước cảm xúc của người khác. Khi các đối tượng tham gia thí nghiệm quan sát ảnh chụp những người đang trải qua cảm giác đau đớn, vùng não xử lý cảm giác đau đớn của họ cũng biểu lộ cùng cảm giác. Tuy không chịu đựng cơn đau nào nhưng cơ chế sinh học thần kinh của họ phản ứng như thể đang trải nghiệm cơn đau thật sự.

Nhưng khác với loài vật, chúng ta có xu hướng cảm thông với trạng thái, cảm xúc của người khác. Và đó cũng chính là hiệu ứng cộng hưởng mà Welch đã đạt được khi anh tiếp tục màn biểu diễn. Sau khi đảo ngược tình thế qua lời tự giới thiệu thông minh và gãy gọn, anh đã tiếp cận hiện tượng dòng chảy cảm xúc và bước tiếp bước thứ hai để khẳng định sự hiện diện có tác động thay đổi bằng cách thu hút và lôi cuốn khán giả vào màn trình diễn.

Welch vẫn diễn như thường lệ, nhưng anh đã có sự hòa điệu với khán giả. Và anh đã thành công. Anh kể: “Sau buổi diễn, mọi người vây lấy tôi. Thật tuyệt vời! Họ nói với tôi rằng ‘Không ngờ anh lại diễn hay đến vậy’”.

Thật ra cho đến hôm nay, Welch vẫn làm quản lý cửa hàng Barnes & Noble. Anh đã không trở thành một diễn viên hài nổi danh. Nhưng trong buổi tối hôm đó, anh đã thật sự tỏa sáng.

Bình luận
× sticky