Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Biết Hài Lòng

Hãy yêu chính mình

Tác giả: Leo Babauta

Một trong những biểu hiện rõ ràng của sự 

Hầu như rất ít người hài lòng với hình dáng của mình.

Tôi sẽ nhấn mạnh một lần nữa: hầu như không ai cảm thấy hài lòng với cơ thể mình. Tôi không hài lòng, bạn không hài lòng, anh chàng đồng nghiệp hay cô bé bà con xinh đẹp của ta cũng không hài lòng. Thậm chí mấy hotboy, hotgirl, hay ca sĩ, diễn viên, người 

Ta luôn nghĩ rằng mình quá béo. Không thì ta lại nghĩ rằng mình quá ốm, quá thấp, hoặc quá xồ xề, hoặc trông quái lạ. Hoặc có khi ta chẳng mập chút nào cũng vẫn muốn 

Bạn có nhận ra chúng ta đang làm gì với chính bản thân không? Đó là một dạng của việc tự ghét bỏ chính mình, và nó khiến chúng ta thất vọng, bất an và không hài lòng. Thế là ta phải tìm kiếm những nguồn hạnh phúc bên ngoài chính bản thân mình. Nếu ta nhận ra rằng mình đang đánh giá bản thân quá khắt khe dựa trên những tiêu chuẩn phi lý, để rồi tự ngộ ra rằng mình đang quá điên cuồng và bệnh hoạn, thì đã đến lúc ta bắt tay vào thay 

Hãy bắt đầu nhận ra rằng mình luôn mơ mộng hão huyền. Những giấc mơ này hoàn toàn không cần thiết. Hãy dẹp những thứ này sang một bên.

Bây giờ hãy thử làm một phép so sánh nhỏ: Tại sao lại phải so sánh bản thân mình với những người khác, hoặc lăn tăn về những hình ảnh ta tưởng tượng về họ (trong khi chúng ta hiểu rằng không có ai trên đời này là hoàn hảo)? Nó có ích gì đối với ta không? Chỉ có hại cho chính ta thôi, chẳng có chút ích lợi nào cả. Hãy dẹp những thứ này sang một bên luôn.

Còn về những sự phán xét bản thân thì sao? Liệu ta có cần tự phán xét chính mình chăng? Có cần thiết phải tự xét bản thân rồi nói rằng: “

Rồi thì, nếu chúng ta dẹp hết những ý nghĩ kỳ quặc đó sang một bên, sự kì vọng, sự so sánh và đánh giá, những mơ mộng và tưởng tượng tồi tệ cũng lên đường ra đi cùng với những ý nghĩ đó mà thôi.

Tuki: Bản thân ta thường là người duy nhất ta đối xử bất công. Hãy bình tĩnh và nhìn thẳng vào sự thật: ta cũng là người, và nếu ta phán xét bất công với chính ta, chẳng phải ta quá phân biệt đối xử hay sao?

Ta đã biết rằng những sự phán xét bản thân này không giúp ích được gì cho ta, và thậm chí là đang gây hại cho ta bằng cách tạo ra những giấc mơ không thực và tiêu cực về bản thân ta, và khiến ta bất an. Chẳng hay tí nào.

Dĩ nhiên, tôi không có ý nói rằng ta không nên tập làm những thứ có lợi cho sức khỏe, như ăn đồ ăn tốt cho sức khỏe, hay tập thể dục điều đặn. Ý tôi là ta có thể làm tất cả những việc đó nhưng không phải xuất phát từ ý nghĩ cơ thể mình không hoàn hảo. Ta có thể chấp nhận cơ thể ta mà vẫn làm những thứ có lợi cho sức khỏe. Không cần phải ép bản thân chỉ vì ta chán ghét hình dáng của mình, hay vì 

Tất cả những thứ này đều cần phải luyện tập thường xuyên, và tất nhiên là tôi sẽ không nói là bạn sẽ thành công chỉ trong chớp mắt. Tôi vẫn không ngừng khám phá chính mình. Một lần nữa, hãy bắt đầu bằng cách để ý và bắt đầu buông bỏ. Bắt đầu yêu thương chính bản thân mình mà không hề soi xét, không hạn chế, không ngày ước đêm mong rằng ta phải giống một ai đó khác. Ta có vẻ đẹp của riêng ta!  

Hãy nhìn vào gương. Khỏa thân càng tốt. Hay ít nhất cũng kéo áo ta lên và nhìn vào phần thân trên, rồi đến gương mặt mình. Ta đã nhìn thấy gì? Ta có để ý rằng mình đang phán xét chính mình? Ta có biết 

Hãy cố gắng nhìn vào cơ thể (và gương mặt ta), nhưng đừng đánh giá gì cả. Chấp nhận những gì ta có mà không cần phải suy nghĩ về bất cứ thứ gì, kiểu như: “Ước gì mình đẹp trai hơn.”. Chẳng thể thay đổi gì cả. Chính xác thì ta vẫn là ta, và cơ thể ta như thế là đã hoàn hảo rồi. Không hề có “chính ta” nào hoàn hảo hơn nữa đâu.

Cố tìm hạnh phúc từ bên ngoài

Chỉ vài năm trước thôi, đã có lúc tôi nghiện thuốc lá, nghiện ăn vặt, TV, mua sắm, và nhiều thứ khác nữa. Lúc đó, cuộc sống của tôi cũng khá buồn tẻ với một mối quan hệ đầy 

Nguồn gốc của tất cả những vấn đề này thường là gì? Đó là vì tôi luôn không hạnh phúc trong tâm. Và thế là tôi bắt đầu tìm kiếm 

Chúng ta hãy lấy một thứ khá phổ biến là chuyện ăn uống làm ví dụ. Tôi cảm thấy buồn, và tôi biết rằng thức ăn cho tôi niềm vui – ăn mấy miếng bánh quy hoặc khoai tây chiên thì thật là sảng khoái. Thế là tôi cảm thấy tươi 

Tất nhiên, mỗi khi ăn xong tôi đều cảm thấy tội lỗi hết sức vì sức khỏe của mình bị ảnh hưởng bởi những món ăn dư thừa năng lượng thế này. Đó là lý do tôi lại trở nên buồn hơn cả lúc trước. Và thế là cái vòng luẩn quẩn lại lặp lại. Để vui hơn, tôi cần phải ăn tiếp.

Hầu hết chúng ta đều đã trải qua tình trạng này – ta cố gắng tìm kiếm niềm vui ở thế giới xung quanh mình, thay vì từ bên trong tâm hồn mình. Và, tất nhiên, niềm vui chúng ta có được từ những thứ này không bền vững. Mọi thứ chỉ là tạm thời, và vì thế tâm trạng ta lên xuống thất thường, phụ thuộc vào việc thế 

Ta có thể không nhận ra, nhưng đó có thể là thứ ta đã từng trải qua ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời mình. Tôi sẽ xét một vài ví dụ về những niềm vui từ bên ngoài, mặc dù tôi không muốn đánh giá bạn hoặc bất kỳ ai. Tất nhiên tôi đã trải qua tình trạng này nhiều lần và giờ vẫn thế. Mặt khác, tôi nghĩ rằng đó là một thứ mà con người ai cũng gặp phải. Điều đó không có nghĩa là ta không thể thay đổi tình trạng này. Ta có thể, một cách từ từ và liên tục.

Đây là một số cách người ta hay dùng để tìm kiếm hạnh phúc từ bên ngoài:  

1. Bạn đời hay người yêu. Đây là một 

Tuki: Mấy kiểu yêu này thường thấy ở trong phim Hàn.

2. Thức ăn, chất gây nghiện, đồ uống có cồn, trò chơi điện tử, TV, Internet, tình dục. Mỗi thứ này đều cho ta niềm vui, ít nhất cũng là tạm thời, và vì thế ta tìm đến nó để có được một vài phút giây hạnh phúc. Ta có thể không kiểm soát được bạn đời, con cái, đồng nghiệp hoặc thậm chí cả công việc của mình, nhưng ta có thể kiểm soát được ham muốn của mình. Nếu muốn ăn, thường ta có thể ăn ngay. Nếu muốn hút thuốc, uống bia, ta thường có thể làm được. Tất nhiên, những thứ này chỉ cho chúng ta sự thoải mái tạm thời. Và khi rượu hết, bia hết, đồ ăn hết, ta lại 

3. . Rất dễ thấy: người ta thích đi tiệc tùng, nhảy múa, chè chén với bạn bè. Hoặc hẹn hò, hoặc la cà ở các quán bar. Có lúc người ta tìm thú vui ở thể thao, hoặc du lịch. Tất nhiên là không có gì sai trái với việc chơi thể thao hoặc đi du lịch, hoặc giao du với bạn bè. Nhưng cần lưu ý là nếu ta đang tìm kiếm hạnh phúc ở những trò này, thì khi chúng không còn nữa, liệu ta có còn hạnh phúc chăng? Ta không thể chơi mấy trò phấn khích cả đời được. Và một khi ta không có những trò này nữa, niềm hạnh phúc tạm thời cũng sẽ đi tong.

4. Nếu ta là một tay cuồng việc, hoặc nghiện sự bận rộn, ta có thể tìm kiếm hạnh phúc từ công việc của mình. Một lần nữa, không có gì sai với việc thích làm việc cả, cũng như không có gì sai với việc làm những thứ mình cảm thấy thoải mái hết. Tôi cũng làm việc, và cảm thấy thỏa mãn vì nó. Nhưng ta nên chú ý đến những thứ xảy ra khi ta không làm việc – liệu ta có khát khao cháy bỏng muốn được quay trở lại làm việc không? Liệu đó  có phải là nơi duy  nhất ta tìm thấy hạnh phúc không? 

Tuki: Tóm lại, thích một thứ gì đó là điều tốt, nhưng đừng phụ thuộc. Đừng để nó kiểm soát đời ta.

: Chúng ta sẽ tìm hiểu cách để không còn phụ thuộc vào các nguồn hạnh phúc từ bên ngoài trong chương tiếp theo. Bây giờ, hãy dành một vài phút để suy nghĩ lại về những nguồn hạnh phúc từ bên ngoài của mỗi người. Điều gì khiến ta cảm thấy hạnh phúc? Khiến ta vui? Và điều gì sẽ xảy ra nếu những thứ này (hoặc người này) không sẵn có để cho ta niềm hạnh phúc? Ta sẽ cảm thấy như thế nào? Hãy chú ý đến bản thân mình khi ta đang theo đuổi những thú vui này. Chú ý khi ta nhìn người bạn đời của mình nhằm đánh giá sự hạnh phúc mình đang có. Hãy chú ý những gì xảy ra khi ta không có họ ở bên, và chú ý xem hạnh phúc của ta sẽ lên xuống như thế nào khi những thứ xung quanh thay đổi.

Bình luận
2880
× sticky