Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Biết Hài Lòng

Biết hài lòng trong quan hệ

Tác giả: Leo Babauta

Thử tưởng tượng có một cô gái dành cả ngày để suy nghĩ về bạn trai, kiểu như anh chàng đang làm gì, yêu cô bé ở điểm nào, tại sao không quan tâm đến cô bé, hay cứ lo ngay ngáy liệu bạn trai mình có đang cưa con nào trên mạng hay không.

(Lưu ý rằng tình trạng này thường gặp ở cả nam lẫn nữ, chỉ là tôi ngẫu nhiên chọn người nữ để lấy ví dụ mà thôi.)

Thật sự thì cô gái không hạnh phúc với mối quan hệ này – hạnh phúc của cô ấy phụ thuộc quá nhiều vào chàng trai. Nếu thiếu đi chàng trai, cô gái sẽ không thể có được hạnh phúc như mong muốn. Lỡ như chàng trai 

Chuyện gì sẽ xảy ra khi mối quan hệ của ta ở trong tình trạng như trên? Ta không phải là một người bạn trai, bạn gái, người chồng hay người vợ tốt. Đối phương sẽ cảm thấy họ phải luôn làm cho ta vui vẻ, luôn phải duy trì trạng thái này để ta không nghĩ đến các vấn đề khúc mắc trong mối quan hệ của hai người. Họ luôn luôn phải cố mà đáp ứng được nhu cầu của ta, và không bao giờ có thể tự do làm việc của riêng họ, trong khi ta vẫn lúi húi với việc riêng của mình như bình thường. Điều này làm cho mối quan hệ tệ hơn, và nếu nó tiếp tục kéo dài 

Tôi hiểu điều đó bởi vì tôi đã từng như vậy, và tôi đã có được một bài học đắt giá rằng: những điều trên chẳng hay tí nào. Hầu hết những người đang gặp rắc rối trong tình cảm mà tôi biết đều gặp những vấn đề tương tự. Và những người có mối quan hệ bền chặt và lâu dài đều tìm được cách để hài lòng, độc lập, và tin tưởng vào mối quan hệ của mình.

Vậy nên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để có thể hài lòng trong một mối quan hệ, và qua đó, trở nên hạnh phúc hơn. Từ đó, ta có thể trở thành một người bạn đời tốt hơn trong mắt người mình yêu.  

Một người biết hài lòng sẽ như thế nào?

Trước khi nói về những mối quan hệ, chúng ta sẽ ưu tiên tập trung vào sự hài lòng ở một người trước, bởi vì khi ta có 2 người, sự cân bằng quan hệ sẽ trở nên phức tạp hơn. Hãy bắt đầu với phần đơn giản nhất của sự cân bằng – chính bản thân ta.

Khi ta hài lòng, ta không cần ai chứng nhận để có thể hạnh phúc – bởi vì ta đã tự cho phép mình rồi. Ta không cần ai khác yêu ta để có cảm giác được yêu – bởi vì ta yêu chính mình. Điều này không có nghĩa là ta không cần yêu người khác để được yêu lại, hay không cần có ai bên cạnh trong đời. Ý tôi muốn nói là ta đã có những nền tảng cho những gì ta cần trong cuộc sống, bằng cách chấp nhận và yêu chính bản thân mình.

Khi ta hài lòng, ta không còn cảm thấy bất an, bởi vì ta không phải lo lắng quá nhiều về việc ai đó sẽ rời khỏi cuộc đời mình. Chắc chắn một điều rằng, khi một người thân ra đi thì ta vẫn chịu mất mát lớn. Thế nhưng, cuối cùng ta cũng sẽ dễ dàng tự mình vượt qua chuyện này. Ta sẽ không cô đơn, bởi vì ta đã có người bạn đời tốt nhất thế giới – chính ta. Ta biết cách để tồn tại, hạnh phúc, làm những việc to lớn, ngay cả khi không có ai bên cạnh. Điều này không có nghĩa là ta không muốn người yêu ở lại, mà là ta sẽ không còn sợ việc một người có thể sẽ bỏ mình ra đi mãi mãi.

Tuki: Liệu đây có phải là nguyên tắc tối thượng của FA vui vẻ?

Khi ta hài lòng, ta không cần ai đó đi cùng mọi lúc, bởi vì ta hạnh phúc với những gì mình có. Ta sẽ ổn khi họ làm những việc của họ, bởi vì ta an tâm với mối quan hệ này và hoàn toàn thoải mái khi chú tâm vào làm những việc của riêng mình. Ta không cần ai hứa hẹn, bảo đảm hay thề thốt về tình yêu họ dành cho ta, bởi ta đã hoàn toàn an tâm rồi.  

Hai người biết hài lòng đến với nhau

Một mối quan hệ bền vững là mối quan hệ được xây dựng từ hai con người biết hài lòng (hoặc ít nhất là tạm biết hài lòng), bởi họ yêu thương lẫn nhau. Họ không đồng hành chỉ vì họ cần một ai đó yêu mình, ở bên họ mọi lúc, hay vì họ cần có người bày tỏ tình yêu với họ.

Nếu một người biết hài lòng mà người còn lại có cảm giác thiếu thốn, dựa dẫm, bất an… thì người biết hài lòng sẽ phải làm tất cả để giúp đối phương. Mặc dù vậy, sau một thời 

Nhưng nếu cả hai người biết hài lòng, họ sẽ có thể là một phần của nhau với sự quan tâm vừa đủ để không còn phải lo lắng ở đối phương, và vui vẻ với việc một mình. Họ có thể đến với nhau hạnh phúc, vui vẻ cùng những người bạn của cả hai. Họ không quá cần lẫn nhau, mặc dù họ yêu thương và quan tâm đến hạnh phúc của nhau. Họ không quá lo lắng về hạnh phúc của bản thân, bởi họ thực 

Để biết hài lòng  

Vậy sẽ thế nào nếu ta không phải là một con người biết hài lòng, và muốn được như 

Hãy nhận ra rằng ta đã có mọi thứ mình cần để có thể trở thành một con người biết hài lòng. Ta chỉ cần loại bỏ sự lo lắng, và nhận ra rằng mình tuyệt vời đến mức nào. Ta cũng chẳng cần phải cải thiện điều gì cả – ta chỉ cần nhận ra rằng mình đã tuyệt vời ông mặt trời lắm rồi. Thế thôi.

Nhưng, làm cách nào để có thể thôi lo lắng về người yêu của mình? Thật chẳng dễ chút nào. Quá trình thay đổi này xảy ra chậm, nó bắt đầu bằng việc nhận ra mình đang lo lắng, và rồi quên nó đi. Giả sử như ta lo lắng không biết người yêu của ta đang làm gì. Khi đó, ta có thể bắt đầu lo rằng chàng hoặc nàng sẽ không còn yêu ta nhiều như đã hứa. Điều đó đồng nghĩa với việc ta đang lo rằng mình chưa đủ tốt… Ừ thì lo. Nhưng biết thế rồi thì hãy vứt bỏ sự lo lắng ấy đi. Ta không cần lo. Ta đủ ngon lành rồi.

Nếu ta đủ tốt, có nghĩa là đối phương cũng sẽ nhận ra điều đó và yêu ta. Hoặc họ không nhận ra điều đó (và do đó sẽ không xứng đáng nữa) và sẽ không yêu ta. Nhưng đằng nào thì ta cũng chẳng sao cả. Nếu ta đủ tốt, thì dù có họ hay không ta vẫn sẽ tốt. Dĩ nhiên, tôi không 

Nên biết rằng, ta sẽ luôn không sao cả dù có chuyện gì đi nữa: dù cho người yêu của ta có đang đi xa, đi chơi cùng bạn bè, đi làm về trễ, thậm chí đang giận ta. Ta ngon lành, và ta không cần thêm cái gì, hay ai đó, để trở thành con người tốt đẹp hết.

Khi trong đầu ta bắt đầu xuất hiện những tư tưởng kiểu như ta không xứng đáng, thì hãy nhận diện rồi vứt nó đi. Khi ta bắt đầu sợ rằng người yêu đang cắm sừng ta, thì cũng hãy nhận diện và vứt bỏ nó đi (tình huống xấu 

Nhận diện sự lo lắng và nỗi sợ hãi rồi dẹp tất cả qua một bên. Thư giãn trong một không gian mới với chỉ bản thân ta, hạnh phúc và biết rằng mọi chuyện sẽ chẳng sao hết. Một khi học được cách hài lòng, ta có thể đồng hành cùng những người khác một cách tự tin, đầy yêu thương, với lòng vị tha và một cái tâm an bình.  

: Dành ra vài phút tự vấn bản thân trong những mối quan hệ hiên tại, có thể với người yêu, bạn đời, hoặc cũng có thể là những người bạn tốt hay thành viên trong gia đình. Có bao giờ ta cảm thấy phụ thuộc, bất an, ghen tuông, thiếu lòng tin? Hay mối quan hệ của ta đã đủ độc lập và bền vững? Nếu bất an và thiếu thốn, thì nỗi sợ nào đang giữ ta lại? Ta có thể vứt bỏ nó hay đi không?

Bình luận
720
× sticky