Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte

• Chú thích

Tác giả: E.Tac.Le


[1] Tiểu bạ công nhân (livret ouvrier): Napoléon quy định mỗi công nhân phải có một quyển sổ, hàng ngày chủ ký vào, ai không có tiểu bạ hoặc có tiểu bạ mà không có chữ ký của chủ đều bị xem là lưu manh và bị bắt giam. 

[2] Corse: Hòn đảo nằm ở Địa Trung Hải, một quận của nước Pháp.

[3] Gênes: hiện nay là một trong những thành phố chính ở miền Bắc nước Ý có cửa biển trông ra Địa Trung Hải, nổi tiếng về cảnh đẹp, có nhiều lâu đài, cung điện nguy nga, nhiều viện bảo tàng phong phú.

[4] Francois Marie Arouet dit Voltaire (1694-1778) nhà đại văn hào Pháp, người đã công kích kịch liệt chế độ độc đoán của bọn phong kiến và Giáo Hội thời ấy, là người giương cao ngọn cờ đấu tranh cho tự do cá nhân, chống lại chủ nghĩa cuồng tín và ngu dân của Giáo Hội và giáo sĩ thuộc tầng lớp trên.

[5] Jean Jacques Rousseau (1712-1778) văn hào Pháp, tác giả cuốn “Khế Ước Xã Hội” (1762), một trong những người đã đề ra Chủ Nghĩa Ánh Sáng Pháp.

[6] Molière, nhà soạn kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp, tác giả những vở: “Lão hà tiện”, “Tartuffe”, “Tư sản quý tộc”…

[7] Khế Ước Xã Hội (Contrat social), một trong những tác phẩm chính của Jean Jacques Rousseau (1712-1788), rất có ảnh hưởng trong thời đại cách mạng tư sản Pháp. Trong tác phẩm này, Rousseau cho rằng Nhà Nước là một tổ chức do con người lập nên trên cơ sở khế ước nhằm quyền lợi chung của toàn thể xã hội và do đó đã đả kích kịch liệt vào lý thuyết quyền lực, do trời trao cho vua chúa.

[8] Nhà ngục Bastille  ở thành phố Paris tiêu biểu cho chế độ quân chủ độc đoán, bị nhân dân Paris đánh chiếm ngày 14 tháng 7 năm 1789 (ngày nổ ra cuộc Cách Mạng Tư Sản Pháp)

[9] Loại mũ chỏm đỏ mà trước kia người xứ Phrygie thuộc Trung Á thường đội. Dưới thời đệ nhất Cộng Hòa Pháp, mũ này được coi như biểu hiện của tự do.

[10] Hội Nghị Quốc Ước (La Convention): hội đồng cách mạng lập năm 1792, thay thế cho Hội Nghị Lập Pháp, phế bỏ vua Louis XVI, tuyên bố Đệ Nhất Cộng Hòa và cai trị nước Pháp đến năm 1795 (26 tháng 10). Trước biến cố ngày 9 Tháng Nóng. Hội Nghị này phân ra làm ba phái: Phái Girondin, phái “Núi”, phái “Đồng Bằng”, sở dĩ có những tên gọi này vì trong hội trường, phái Jacobin ngồi ở những hàng ghế cao nhất, được gọi là phái “Núi”. Ở những hàng ghế thấp hơn là phái Girondin đại diện cho tư sản công thương nghiệp. Ở những hàng ghế thấp hơn nữa là những phần tử lưng chừng, không thuộc đảng phái nào, gồm ba phần tư số đại biểu trong Hội Nghị. Họ ngả về phe nào mạnh nhất, lúc đầu họ theo phái Girondin, về sau theo phái Jacobin. Người ta gọi họ là phái “Đồng Bằng” hay “Đồng Lầy” để chế giễu lập trường bấp bênh, nghiêng ngửa của họ.

[11] Theo lịch Cộng Hòa Pháp đặt ra ngày 24 tháng 11 năm 1793 thì mỗi năm bắt đầu từ ngày 22 tháng 9 và chia ra 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cộng thêm năm ngày phụ dùng vào các ngày lễ Cộng Hòa. 12 tháng ấy lấy tên như sau: Tháng Hái Nho (Vendemisire), Tháng Sương Mù (Brumaire), Tháng Băng Giá (Frimaire), Tháng Tuyết (Nivôse), Tháng Mưa (Pluviôse), Tháng Gió (Ventôse), Tháng Nảy Mầm (Germinal), Tháng Hoa (Floréa), Tháng Đồng Cỏ (Prairial), Tháng Gặt (Messidor), Tháng Nóng (Thermidor), Tháng Quả.

[12] Những người không quần chẽn (les sans culottes), năm 1792, những người cách mạng Pháp không mặc quần chẽn và thay thế bằng quần dài ống và ống rộng, bọn quý tộc bèn gọi họ là những người không quần chẽn; đồng thời danh từ ấy cũng có nghĩa là những người cách mạng.

[13] Hạ Nghị Viện: Gồm 500 đại biểu, nên còn gọi là Viện 500. Cùng với Thượng Nghị Viện, Hạ Nghị Viện là cơ quan lập pháp do Hiến pháp năm thứ III quy định.

[14] Thượng Nghị Viện: Gồm 250 đại biểu, có nhiệm vụ thông qua những pháp luật do Hạ Nghị Viện khởi thảo.

[15] Bourbon: Dòng họ vua Pháp trị vì từ cuối thế kỷ XVI đến cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và sau cách mạng (trong suốt những năm 1814-1830) với Louis XVIII và Chales.

[16] Viện Đốc Chính (Directoire): Chính phủ chấp chính ở nước Pháp từ năm 1795 đến năm 1799.

[17] Miloradovich (1771-1825 ), tướng Nga, học trò của Suvorov, người kế tục của Kutuzov. Miloradovich nổi tiếng can đảm, kiên quyết và tích cực trong các trận đánh do ông chỉ huy.

[18] Hapsburg: Dòng họ làm chủ nước Áo, đồng thời cũng làm Hoàng Đế Đức (tức Hoàng Đế Đế Quốc La Mã Thần Thánh). Nguyên đất Áo xưa kia là một lãnh địa thuộc Đức. Vua Áo trở nên mạnh từ cuối thế kỷ XV, khiến cho chức vụ Hoàng Đế (do vua Đức bầu ra) trở thành sở hữu riêng của dòng họ Hapsburg. Từ đó vua Áo đồng thời là Hoàng Đế Đức (thực ra chức vị Hoàng Đế này chỉ là hư vị). Sau năm 1805, vua Áo không còn đứng đầu đế quốc La Mã Thần Thánh (tức là toàn bộ các quốc gia Đức) nữa, mà chỉ còn làm chủ nước Áo (trong đó có đất Áo, đất Hung) và vẫn giữ chức vị Hoàng Đế, từ đó gọi là Hoàng Đế Áo.

[19] Mamelukes, đội quân Thổ – Ai Cập gồm những người nô lệ sau này trở thành đội quân làm chủ xứ Ai Cập (1200-1517). Trong trận Embabeh (1789) quân đội này bị Napoléon đánh bại, đến năm 1811 bị Muhammad Ali tiêu diệt.

[20] Đẳng Cấp Thứ Ba (Tiers État), trước cách mạng Pháp, bọn tăng lữ và bọn quý tộc là hai đẳng cấp có nhiều đặc quyền đặc lợi và có thế lực nhất trong xã hội Pháp. Đứng đầu xã hội là bọn tăng lữ, thứ đến quý tộc, thứ nữa đến Đẳng Cấp Thứ Ba. Tuyệt đại đa số trong Đẳng Cấp Thứ Ba là nông dân, ngoài ra tư sản cũng thuộc Đẳng Cấp Thứ Ba và chiếm địa vị cao nhất trong đẳng cấp này.

[21] Câu nói của Mirabeau. Ngày 17-6-1789, các đại biểu Đẳng Cấp Thứ Ba tự tuyên bố họp thành Quốc Hội, vì lẽ đẳng cấp này bao gồm 90% dân số Pháp. Với đường lối cách mạng, họ tự tuyên bố là có quyền lực tối cao.

[22] Marcus Brutus, cháu của Lucius Brutus, một trong những người đã thiết lập nước Cộng Hòa La Mã cổ đại, Marcus Brutus được Julius Caesar – danh tướng và nhà chính trị nổi danh của La Mã cổ đại nhận làm con và luôn được Caesar che chở. Nhưng Marcus đã ám sát Caesar ở giữa Thượng Nghị Viện. Từ đó, tên tuổi Marcus Brutus được dùng để chỉ những người chống đối mưu sát.

[23] Olivier Cromwell, thuộc tầng lớp địa chủ nhỏ ở Anh, một nghị sĩ kiên quyết chống lại nhà vua và Giáo Hội trong cuộc cách mạng tư sản Anh hồi thế kỷ XVIII. Sau khi nền Cộng Hòa được thành lập (tháng 1 năm 1649), Olivier Cromwell phản lại quần chúng và trở thành tên độc tài, y tự mình chỉ huy quân đội, đem quân sang đàn áp rất dã man cuộc khởi nghĩa của Ireland. Trong lúc quân đội của Olivier Cromwell bận đàn áp và cướp phá ở Ireland thì ở Anh, bọn quý tộc chuẩn bị khôi phục nền quân chủ. Vì vậy khi nói đến nền Cộng Hòa Anh, Mác có viết: “Dưới thời Olivier Cromwell, nền Cộng Hòa Anh đã bị tan vỡ trong cuộc đàn áp Ireland”.

[24] Clovis, vua đầu tiên trị vì xứ Gaule từ năm 481 đến 511, Gaule là nước Pháp ngày nay.

[25] Người vô thần (athée), người phủ nhận tôn giáo, phủ nhận sự tin tưởng vào những phép lạ, vào đời sống bên kia thế giới sau khi chết.

[26] Tự nhiên thần luận (désime), học thuyết này thừa nhận sự tồn tại của Thượng Đế, chỉ về phương diện Thượng Đế là nguyên nhân có trước, nguyên nhân không có nhân cách của thế giới, còn ngoài ra thì vũ trụ bị những quy luật tự nhiên chi phối.

[27] Thuyết thần bí (mýticisme), hình thức của thế giới quan tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa thần bí công nhận khả năng liên hệ giữ người và thần linh, khả năng đi sâu vào những “bí mật” của sự vật bằng “sự truyền bảo” của thần linh v.v…

[28] Tacite, nhà sử học La tinh sống ở La Mã (khoảng năm 55-120) là nhà sử học thiên vị và đã bóp méo lịch sử theo quan điểm của mình.

[29] Le Chapelier, đạo luật cấm các tổ chức công nhân và quy định phạt tiền và tống giam những người cầm đầu hoặc tích cực đấu tranh trong các cuộc đình công.

[30] Chiến tranh bảy năm, cuộc chiến tranh xảy ra dưới thời Louis XV, từ năm 1758 đến năm 1763 giữa một bên là Pháp, Áo, Nga và một bên là Anh, Phổ. Cuộc chiến tranh này làm cho nước Pháp hồi đó mất một số thuộc địa giàu có và mang lại miền Silesia cho vua nước Phổ Frederick đệ nhị.

[31] Boyard: Tên gọi bọn cựu quý tộc ở miền Đông Âu.

[32] Florin: Đơn vị tiền tệ lưu hành ở nhiều nước Châu Âu hồi ấy, giá trị tuỳ theo từng nước quy định.

[33] Tuần báo thành lập năm 1672, đăng tin tức trong triều đình, những bài thơ ngắn truyện ngắn. Bị gián đoạn nhiều lần, nhưng tờ báo tiếp tục sống đến tận năm 1925. Năm 1889 một số nhà văn phái “tượng trưng” lấy tên cũ ấy để ra một tờ báo văn học.

[34] Chiến tranh 30 năm còn gọi là cuộc chiến tranh tôn giáo; nổ ra ở Bohème vào năm 1618 và đến năm 1648 thì kết thúc bằng Hòa Ước Westphalia. Trong chiến tranh này, một bên là chư hầu tôn giáo, một bên là Hoàng Đế Đức và liên minh Cựu Giáo. Đa số các nước Châu Âu đều bị lôi cuốn vào chiến tranh khiến nó trở thành cuộc đại chiến lần thứ nhất trên toàn Châu Âu. Hòa Ước Westphalia đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Hoàng Đế Đức và thắng lợi hoàn toàn của chư hầu.

[35] Napoléon sát nhập một số nước vào nước Pháp và chia các nước ấy thành từng quận, coi như những vùng chính thức của nước Pháp.

[36] Theo truyện thần thoại Hy Lạp, Minotaur là một con quái vật (mình người, đầu bò), chuyên ăn thịt người, hằng năm thành Athen phải mang người đến cống cho Minotaur.

[37] K. Marx và Fr. Engels. Toàn tập, bản tiếng Nga, t.3. tr.152.

[38] K. Marx và Fr. Engels, toàn tập, bản tiếng Nga T.3, tr. 152.

[39] Attila, vua dân tộc Hung Nô vào năm 445, đã chiến thắng các Hoàng Đế Phương Đông và Phương Tây.

[40] Sở lưu trữ Quốc gia F7 3458. Paris, ngày 29-8-1810.

[41] Sở lưu trữ Quốc gia F7 3458. Báo cáo về báo chí Hà Lan.

[42] Sự thật là biện pháp ấy chẳng bao lâu đã phải thu hẹp lại trong phạm vi các sản phẩm công nghiệp mà thôi, còn các sản phẩm thuộc địa thì chỉ bị tịch thu và sung vào quỹ ngân khố.

[43] Sở lưu trữ Quốc gia năm thứ IV, 1318, số 62. Báo cáo của Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, ngày 7 tháng 5 năm 1810.

[44] Sabaoth: Danh hiệu mà dân tộc Do Thái đặt cho Đức Chúa Trời và có nghĩa là quân đội.

[45] Ý nói: Chưa chiến thắng đã tính chuyện, cũng như chưa có tiền trong tay đã tiêu trước.

[46] Về cuộc kháng chiến anh hùng của người Nga, tôi đã viết một tác phẩm riêng, nhan đề Cuộc Xâm Lược Nước Nga Của Napoléon M.1938.

[47] Wilson, Những sự kiện trong cuộc xâm lược nước Nga, London, 1860, tr.115.

[48] Một Vexta bằng 1.067 mét.

[49] Dân tộc thuở xưa ở vùng Đông Bắc Châu Âu và Tây Bắc Châu Á, ý nói là những kẻ man rợ.

[50] Edouard Driault. Sự sụp đổ của đế chế, Paris, 1927, tr. 27,28 – La chute de l’Empire.

[51] D. I. Saltykova, một mụ đại địa chủ mà tên tuổi đã trở thành tượng trưng cho sự man rợ, vô nhân đạo của bọn chúa đất đối với nông nô.

[52] Metternich không phải là bố công chúa Marie Louise, nhưng ở đây tác giả gọi chung là bố vợ vì Metternich là người đã đứng ra làm môi giới cho cuộc hôn nhân giữa Marie Louise và Napoléon.

[53] Tức là năm Bonaparte chỉ huy quân đội Cộng Hòa anh dũng đè bẹp cuộc nổi dậy của bọn Bảo Hoàng ở Toulon.

[54] Clausewitz, Bàn Về Chiến Tranh, nhà xuất bản Quân Sự Moscow, 1935, tr. 545.

[55] K. Marx và Fr. Engels, Toàn tập, bản tiếng Nga, t. XXV, tr. 183.

[56] K. Marx và Fr. Engels, Toàn tập, bản tiếng Nga, t.V, tr.8.

[57] Sách đã dẫn, tr. 9.

[58] Sách đã dẫn, t.V, tr.8.

[59] Sách đã dẫn, t. VII, tr. 212.

[60] Sách đã dẫn, t. X, tr.26

[61] Sách dẫn, t. V, tr. 10.

[62] K. Marx và Fr. Engels, Toàn tập, bản tiếng Nga, t. IX, tr. 372.

Bình luận