Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Dạy con làm giàu – Tập 2

Chương 4: Ba Kiểu Hệ Thống Kinh Doanh

Tác giả: Robert Kiyosaki - Sharon Lechter
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý

Trên con đường “xé rào” vào nhóm C, hãy luôn ghi nhớ mục đích của bạn là làm chủ một hệ thống và mướn người vận hành hệ thống đó cho bạn. Bạn có thể tự mình lập một hệ thống riêng hoặc tìm mua một hệ thống có sẵn. Hãy coi hệ thống đó như một cây cầu nối mà nhờ đó bạn có thể vượt qua một cách an toàn từ phía bên trái sang phía bên phải của Kim tứ đồ. Cây cầu đó sẽ giúp bạn đi đến bờ tự do về tài chánh.

Có ba kiểu hệ thống kinh doanh hiện đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là:

1. Những tập đoàn thuộc mô hình công ty truyền thống – đây là nơi bạn tự tạo một hệ thống cho mình

2. Hình thức mua lại đặc quyền kinh doanh (franchises) – đây là nơi bạn mua một hệ thống có sẵn.

3. Tiếp thụ kiểu mạng lưới (network marketing) – đây là nơi bạn mua để hòa nhập thành một phần của một hệ thống có sẵn.

Một kiểu hệ thống đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng cả ba đều dẫn đến cùng một mục đích. Nếu được vận hành đúng cách, mỗi hệ thống sẽ tạo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định mà không đòi hỏi chủ nhân của nó phải bỏ sức ra vận hành khi một hệ thống được thiết lập và đi vào hành động. Vấn đề nằm ở chỗ thiết lập được hệ thống và đưa nó vào quỹ đạo vận hành.

Vào năm 1985, khi mọi người hỏi: “Tại sao anh chị lâm vào cảnh không nhà?”, hai vợ chồng chúng tôi chỉ trả lời, “Chúng tôi đang xây cho mình một hệ thống kinh doanh”.

Hệ thống kinh doanh đó của chúng tôi là một sự pha trộn giữa kiểu quản lý công ty theo mô hình truyền thống với kiểu mua lại đặc quyền kinh doanh. Như đã trình bày, nhóm C đòi hỏi phải có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống cũng như con người.

Quyết định xây nên một hệ thống riêng cho mình đòi hỏi rất nhiều công sức. Tôi đã từng thử nghiệm cách làm này và kết quả công ty do tôi thành lập đã thất bại tan tành. Mặc dù trong những năm đầu công ty phát triển rất tốt, nhưng đến năm thứ năm công ty bất ngờ lâm vào tình trạng phải tuyên bố phá sản. Khi chúng tôi thành công, chúng tôi đã không chuẩn bị kịp cho một hệ thống đầy đủ. Hệ thống bắt đầu đổ vỡ cho dù chúng tôi có làm việc cực hơn đi chăng nữa. Chúng tôi có cảm giác mình như đang một con tàu lộng lẫy bị lủng đáy và chúng tôi không tài nào tìm ra được chỗ nứt. Trong khi cố mọi cách tìm ra chỗ nứt, chúng tôi vẫn không thể tát nước ra kịp để phát hiện chỗ nứt và trám kín chỗ nứt ấy. Nhưng cho dù chúng tôi có phát hiện được, chúng tôi vẫn không chắc mình có thể bít kịp lỗ thủng ấy hay không.

 

CON CÓ THỂ MẤT TỪ HAI ĐẾN BA DOANH NGHIỆP

Lúc còn đi học, người bố giàu đã kể cho tôi và con của Người là Người đã từng làm mất một doanh nghiệp ở lứa tuổi hai mươi. “Đó là sự kiện đau đớn nhất nhưng cũng đáng giá nhất trong đời ta”, Người kể: “Ta càng chán ghét kỷ niệm đó bao nhiêu, ta lại càng học thêm được nhiều bấy nhiêu làm cách nào sửa chữa thất bại đó để có thể thắng lớn sau này”.

Khi biết tôi đang rắp tâm mở cho mình một doanh nghiệp riêng, người bố giàu nói: “Con có thể mất từ hai đến ba doanh nghiệp trước khi con có thể lập ra một doanh nghiệp thực sự thành công và tồn tại lâu dài”.

Người đã huấn luyện Mike, con của Người để có thể thừa hưởng cơ nghiệp của Người. Trong khi đó, bố ruột của tôi chỉ là một công chức nhà nước và Người chẳng có một cơ ngơi nào giao lại cho tôi. Tôi phải lập nghiệp từ chính đôi tay của mình.

THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG

“Thất bại là mẹ thành công” người bố giàu luôn nhắc. “Các con chỉ có thể học được nhiều nhất về chính bản thân mình khi bị thất bại. Do đó, các con đừng bao giờ sợ bị thất bại. Thất bại chỉ là một phần trong quá trình thành công. Các con không thể nào thành công mà không bao giờ bị thất bại. Những người thất bại chính là những người chưa nếm mùi thất bại bao giờ”.

Lời nói đó của Người có lẽ là một cảnh báo trước đối với tôi, bởi vì cho đến năm 1984, tôi đã làm mất doanh nghiệp thứ ba của mình. Khi tôi gặp Kim – vợ tôi, tôi đã từng kiếm được hàng triệu đô để rồi hoàn toàn tay trắng và phải làm lại mọi thứ từ đầu. Tôi biết chắc chắn là nàng đã không cưới tôi vì tiền bởi vì lúc ấy tôi không còn một đồng xu dính túi. Khi tôi tâm sự với Kim là tôi sẽ lập lại một doanh nghiệp lần thứ tư, nàng đã không bỏ rơi tôi.

“Em sẽ sát cánh bên anh cùng xây dựng nó”, và nàng đã giữ đúng lời những gì hứa với tôi. Cùng với một người bạn khác, chúng tôi đã lập nên một hệ thống kinh doanh có 11 chi nhánh khắp thế giới, cứ tạo ra tiền cho chúng tôi bất kể chúng tôi có bỏ sức ra làm việc hay không. Con đường đi đến sự thành công ấy từ tay trắng đã tước bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của chúng tôi. Khi chúng tôi thành công, cả hai người bố đều rất vui mừng và thành thật chúc mừng tôi, mặc dù cả hai đều đã bị mất tiền khi đầu tư vào những công ty thử nghiệm ban đầu của tôi lúc tôi còn tập tễnh bước đi trong thế giới của nhóm C.

CHƯỚNG NGẠI KHÓ NHẤT

Mike, con của người bố giàu, thường nói với tôi, “Mình sẽ không bao giờ biết được là mình có thể thực hiện được những gì mà bạn và bố của mình đã làm hay không. Mình được giao cho một hệ thống, và những gì mình làm chỉ là học cách vận hành hệ thống đó mà thôi” align=”justify”>Tôi chắc chắn là anh có thể tạo ra cho mình một hệ thống thành công bởi vì anh đã tiếp thu hết những gì mà bố anh dạy. Thế nhưng tôi hoàn toàn hiểu ý anh muốn ám chỉ điều gì. Khi xây dựng một doanh nghiệp từ tay trắng, phần khó nhất nằm ở hai chướng ngại: hệ thống, và những người xây dựng hệ thống đó. Nếu cả hệ thống lẫn nhân sự không chặt chẽ, khả năng thất bại sẽ rất cao. Đôi khi, thật khó mà biết vấn đề phát sinh từ đâu – từ nguồn nhân sự hay từ hệ thống, đã gây ra sự thất bại đó.

TRƯỚC THỜI CÓ HÌNH THỨC FRANCHISE

Khi người bố giàu bắt đầu dạy tôi về cách trở thành một người nhóm C, thời ấy chỉ có một kiểu kinh doanh. Đó là kiểu làm ăn lớn của một đại công ty gần như độc quyền trong một tỉnh lẻ. Chỗ chúng tôi ở Hawaii có một nhà máy sản xuất đường nhưng lại gần như khống chế hết mọi thứ, bao gồm những chuyện kinh doanh lớn khác. Thời ấy, hoặc là làm ăn lớn với hình thức đại công ty, hoặc là theo kiểu gia đình chứ rất ít có những hình thức làm ăn khác nằm trong khoảng giữa.

Để có thể đạt đến bậc thang lãnh đạo trong những đại công ty lớn nhất chắc chắn không phải là mục tiêu của những người như hai người bố của tôi. Những cộng đồng thiểu số như người Nhật, người Tàu và người Hawaii chỉ làm việc trên cánh đồng và không bao giờ được phép đứng vào hàng ngũ quản lý của công ty cả. Cho nên người bố giàu đã học mọi thứ bằng cách thử nghiệm và sửa sai.

Khi tôi bắt đầu vào trung học, chúng tôi đã nghe đồn về khái niệm “franchise” nhưng hình thức kinh doanh kiểu ấy không xuất hiện ở thị trấn bé xíu chỗ chúng tôi ở. Cết gì cả về tiệm bán bánh mì kẹp thịt McDonald hay gà rán KFC. Khi tôi học hỏi với người bố giàu, những khái niệm ấy hoàn toàn lạ lẫm với chúng tôi. Và rồi chúng tôi cứ liên tiếp nghe tin đồn về những hình thức kinh doanh kiểu ấy, nào là “bất hợp pháp”, nào là “trò lường gạt bịp bợm”, “nguy hiểm”. Tất nhiên, một khi những lời đồn ấy đến tai người bố giàu, Người đã mua vé máy bay đến California để kiểm tra tin đồn hơn là chỉ nghe theo một cách mù quáng. Khi trở về, Người chỉ nói với chúng tôi: “Franchises sẽ là một cuộc cách mạng của tương lai”, và Người đã mua lại đặc quyền kinh doanh của cả hai thương hiệu ấy. Khi xã hội bắt đầu dấy lên trào lưu “franchise” và hình thức ấy bắt đầu trở nên phổ biến, cũng là lúc Người trở thành triệu phú. Người bán lại những đặc quyền kinh doanh đó cho những người khác muốn nắm lấy cơ hội làm ăn riêng cho chính mình.

Tôi nhớ có lần đã hỏi Người mua lại một đặc quyền kinh doanh đó cho riêng tôi, Người cản ngay: “Ta không bán cho con. Con đã học được từ ta rất nhiều cách xây dựng riêng cho mình một hệ thống kinh doanh. Con đừng ngừng lại ở đó. Hình thức franchise chỉ dành cho những ai không muốn tự mình tạo ra hay không biết cách tạo ra một hệ thống cho riêng mình. Hơn nữa, con làm gì có 250.000 đô để mua lại đặc quyền đó”.

Ngày nay, thật khó mà tưởng tượng không có thành phố hiện đại nào trên thế giới lại không có bánh mì kẹp thịt McDonald, gà rán KFC, hay bánh pizza của Pizza Hut ở mỗi góc phố. Thế nhưng cách đây không lâu thôi, những cửa hàng kinh doanh kiểu ấy nào có tồn tại. Và tôi vẫn còn nhớ mãi cái thời “tiền sử” ấy trong suốt cuộc đời của mình.

LÀM SAO HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ DOANH NGHIỆP?

Tôi đã học trở thành một nhà doanh nghiệp bằng cách phụ việc cho người bố giàu. Cả con của Người lẫn tôi đều là những người làm công lãnh lương học cách trở thành chủ doanh nghiệp. Đó cũng là con đường mà nhiều người đã đi qua, con đường “vừa làm vừa học”. Và đó cũng chính là cách mà nhiều gia đình giàu sụ đã vận dụng để giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm qua bao thế hệ.

Vấn đề ở chỗ, không phải ai cũng có may mắn để được học hỏi những kinh nghiệm “sau hậu trường” ấy trong thế giới của nhóm C. Hầu hết các “chương trình đào tạo quản lý” trong các công ty lớn chỉ dừng lại ở mục đích của chương trình – đó là công ty chỉ đào tạo bạn trở thành nhà quản lý mà thôi. Rất ít công ty dám đào tạo cho nhân viên mình trở thành những người thuộc nhóm C đúng nghĩa.

Thông thường, mọi người hay bị kẹt lại ở nhóm T trong cuộc hành trình đến thế giới nhóm C. Sở dĩ như vậy chủ yếu là vì mọi người không phát triển được một hệ thống vững mạnh, cho nên họ đành chịu chấm dứt cuộc hành trình bằng cách trở thành một phần hòa nhập với hệ thống. Những người nhóm C thành công chính là những người thiết lập được một hệ thống vận hành mà không cần có sự can thiệp hay bỏ sức của họ vào.

Có ba cách bạn có thể rút ngắn con đường đi trên thế giới của nhóm C.

1. Tìm một người đỡ đầu. Người bố giàu là người đỡ đầu của tôi. Người đỡ đầu là người đã làm ăn qua những gì bạn muốn làm… và đã thành công. Đừng tìm người cố vấn. Người cố vấn chỉ là kẻ biết bảo bạn làm thế nào trong khi bản thân người ấy có thể chưa từng làm qua bao giờ. Hầu hết những người cố vấn đều thuộc nhóm T. Thế giới lúc nào cũng đầy ắp những người nhóm T thích cố vấn cho bạn làm thế nào trở thành người nhóm C hay nhóm L. Người bố giàu của tôi là người đỡ đầu nhưng không phải là người cố vấn.

Một trong những bí quyết lớn nhất của Người là:

“Hãy thận trọng với lời tư vấn mà con nghe được. Trong khi con phải luôn rộng mở đầu óc để sẵn sàng tiếp thu cái mới, hãy dè chừng xem trước hết lời khuyên đó đến từ nhóm người nào”.

Người bố giàu đã dạy tôi về những hệ thống và làm thế nào lãnh đạo mọi người, chứ không phải quản lý mọi người. Các nhà quản lý thường coi cấp dưới như hàng yếu kém. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phải chỉ đạo những người khác khôn ngoan hơn mình.

Nếu bạn muốn tìm đọc một quyển sách tuyệt vời về những bài học cơ bản bắt đầu từ lập một hệ thống cho riêng mình, hãy tìm đọc quyển Huyền thoại E của Michael Gerber. Đối với những ai muốn học cách lập ra cho mình một hệ thống, quyển sách đó thật vô giá.

Một lối học truyền thống về những hệ thống là lấy bằng MBA (Cao học về Quản trị Kinh doanh) của một trường nổi tiếng và nhanh chóng leo thang cấp bậc trong con đường sự nghiệp với một tập đoàn lớn. Bằng MBA trở nên quan trọng bởi vì bạn sẽ học được những cơ bản về kế toán, cũng như mối liên hệ giữa những con số tài chánh với những hệ thống kinh doanh trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có bằng MBA không nhất thiết có nghĩa là bạn có thể trở nên sành sỏi trong việc vận hành tất cả các hệ thống, vốn cùng tạo thành một guồng máy kinh doanh hoàn hảo.

Để có thể học được mọi hệ thống cần thiết có được trong một công ty, bạn phải mất từ 10 đến 15 năm làm việc và học hết những khía cạnh ngóc ngách trong chuyện kinh doanh. Sau đó, bạn có thể chuẩn bị từ chức và tự lập doanh nghiệp cho mình. Làm việc cho một đại công ty thành công cũng giống như việc học hỏi với người đỡ đầu của bạn.

Cho dù có người đỡ đầu hoặc cho dù có tích lũy nhiều kinh nghiệm, phương pháp này đều đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức. Tạo ra một hệ thống cho riêng mình đòi hỏi có nhiều thử nghiệm sai-sửa, chi phí về mặt pháp lý ban đầu và các công việc thủ tục giấy tờ khác. Tất cả những chuyện này cũng sẽ phát sinh đồng thời khi bạn đang phát triển và tranh thủ nguồn nhân lực làm việc cho bạn.

2. Đặc quyền kinh doanh (franchises). Một cách khác học về hệ thống là mua một đặc quyền kinh doanh. Khi bạn mua lại đặc quyền kinh doanh, bạn cũng đang mua lấy một hệ thống kinh doanh “đã được thử nghiệm và chứng minh thành công”. Có nhiều đặc quyền kinh doanh hoàn hảo.

Khi mua lại một hệ thống bằng đặc quyền kinh doanh, thay vì thử tạo cho mình một hệ thống, bạn có thể tập trung vào việc phát triển nguồn nhân sự cho mình. Mua lại hệ thống đã giúp cho bạn giảm bớt một gánh nặng khi bạn chỉ đang tập tễnh học cách trở thành một nhà doanh nghiệp. Lý do tại sao nhiều ngân hàng cho vay tiền mua đặc quyền kinh doanh hơn là những doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập là vì các ngân hàng nhận biết được tầm quan trọng của các hệ thống, và việc khởi sự lập nghiệp bằng một hệ thống tứ đồ hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro cho vay của các ngân hàng.

Thế nhưng tôi xin lưu ý thận trọng một điều đối với những bạn mua lại đặc quyền kinh doanh. Các bạn hãy làm ơn đừng vướng vào kiểu người nhóm T, tức là người “muốn tự mình làm mọi việc”. Nếu bạn mua một đặc quyền kinh doanh, hãy trở thành một ngườ nhóm L. Hãy làm chính xác theo những gì mà người bán đặc quyền yêu cầu bạn. Không có gì tồi tệ hơn là xảy ra kiện tụng tranh chấp giữa người bán và người mua đặc quyền kinh doanh. Sở dĩ xảy ra tranh chấp là vì những người đi mua hệ thống lại muốn vận hành hệ thống đó theo cách của mình chứ không phải cách mà người bán muốn hệ thống đó vận hành như vậy. Nếu bạn muốn làm theo cách của mình, bạn hãy làm điều đó khi nào bạn đã làm chủ được cả hệ thống lẫn nguồn nhân lực.

Người bố có học thức cao của tôi đã thất bại khi Người mua lại đặc quyền kinh doanh một hiệu kem nổi tiếng và đắt tiền. Mặc dù hệ thống hoàn hảo, nhưng việc kinh doanh đó vẫn bị thất bại ê chề. Theo tôi, chuyện kinh doanh đó thất bại là vì những người hùn vốn với Người chỉ là những người kiểu nhóm L hay T không biết làm gì khi việc kinh doanh trở nên bết bát, và đã không yêu cầu sự hỗ trợ của công ty mẹ. Kết quả, các đối tác tranh chấp với nhau và việc kinh doanh cứ thế mà càng tồi tệ hơn. Họ đã quên một điều cơ bản là một người chủ doanh nghiệp thực sự không chỉ là chủ một hệ thống, mà còn lệ thuộc rất nhiều vào khả năng vận hành hệ thống đó.

CÁC NGÂN HÀNG SẼ KHÔNG CHO VAY TIỀN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ HỆ THỐNG

Nếu ngân hàng đã không cho những doanh nghiệp nhỏ, không có hệ thống vay tiền, thì tại sao bạn lại phải đầu tư vào họ? Gần như mỗi ngày đều có người tìm đến tôi với những kế hoạch kinh doanh của hy vọng chúng tôi có thể bỏ tiền đầu tư vào những ý tưởng kinh doanh hay dự án làm ăn của họ.

Hầu như tôi đều bác bỏ lời đề nghị của họ chỉ vì một nguyên nhân duy nhất. Những người đến tìm tôi đầu tư đều không phân biệt được sự khác nhau giữa một sản phẩm và một hệ thống. Tôi có những người bạn (vốn là ca sĩ) đến mời tôi đầu tư vào đĩa nhạc mới của họ, còn những người khác muốn nhờ tôi giúp thành lập tổ chức phi lợi nhuận mới để cải thiện thế giới. Mặc dù tôi có thể rất thích dự án đó, sản phẩm đó hay con người đó, tôi đều chối từ họ bởi vì họ hầu như không có kinh nghiệm gì trong việc tạo ra và vận hành một hệ thống kinh doanh.

Việc anh hát hay không có nghĩa là anh hiểu được về hệ thống tiếp thị, hay hệ thống về tài chánh kế toán, hệ thống bán hàng, hệ thống thuê mướn nhân công và đuổi việc, hệ thống luật pháp, và nhiều những hệ thống khác đã cùng tạo ra một doanh nghiệp kinh doanh có thể sống còn tồn tại và vươn lên thành công trong thế giới kinh doanh.

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài, 100 phần trăm các hệ thống trong doanh nghiệp phải hoạt động và rõ ràng. Lấy thí dụ:

Một chiếc phi cơ là hệ thống của những hệ thống. Nếu chiếc phi cơ cất cánh và giả dụ hệ thống xăng không hoạt động, chắc chắn sẽ rớt máy bay ngay. Điều đó cũng xảy ra tương tự đối với một doanh nghiệp. Không phải những hệ thống bạn biết sẽ là đầu mối phát sinh các vấn đề, mà chính là những hệ thống bạn không biết đến mới là nguy cơ làm cho bạn bị thất bại tan tành.

Cơ thể con người là một hệ thống của mọi hệ thống. Hầu hết chúng ta đều có người thân của mình qua đời do một trong những hệ thống cơ thể động, chẳng hạn như hệ thống tuần hoàn đã gây bệnh lây lan cho tất cả những hệ thống khác trong cơ thể.

Đó là lý do tại sao xây dựng một hệ thống kinh doanh được thử nghiệm và thành công không phải là điều dễ dàng tí nào. Chính những hệ thống bạn quên bẵng đi hay không chú ý tới mới là nguồn gốc gây ra những thảm kịch và vỡ nợ. Đó cũng là lý do tại sao tôi ít khi đầu tư vào một người nhóm L hay T có một sản phẩm mới hay một ý tưởng kinh doanh mới. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có khuynh hướng đầu tư vào những hệ thống đã được chứng minh trong thế giới kinh doanh, được vận hành bởi những người có kinh nghiệm già dặn.

Cho nên, nếu như ngân hàng chỉ cho vay những hệ thống đã được thử nghiệm và thành công, và quan tâm đến người nào sẽ được bổ nhiệm vào vị trí vận hành hệ thống đó, thế thì bạn cũng nên làm y như vậy – nếu như bạn muốn trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan.

3. Tiếp thị hệ thống. Còn được gọi là tiếp thị đa cấp hoặc các hệ thống phân phối trực tiếp. Cũng như với các đặc quyền kinh doanh, ban đầu xã hội cố gạt tiếp thị hệ thống ra ngoài vòng pháp luật, và tôi biết có những quốc gia đã thành công trong chuyện đó hay nghiêm cấm khắt khe hình thức kinh doanh đó. Bất kỳ một hệ thống hay một ý tưởng mới nào nảy sinh trong thời đó cũng đều bị cho là “kỳ quặc và đáng nghi ngờ”. Lúc đầu, tôi cũng cho tiếp thị hệ thống là một trò lường gạt. Nhưng sau nhiều năm, khi tôi đã nghiên cứu những hệ thống khác nhau phát sinh qua tiếp thị hệ thống và chứng kiến nhiều người bạn của mình trở nên thành công trong kiểu kinh doanh này, tôi đã thay đổi quan điểm của mình.

Sau khi tôi bỏ thành kiến của mình và bắt đầu bỏ công tìm hiểu về tiếp thị hệ thống, tôi nhận thấy rằng đã có nhiều người xây dựng cho mình những hệ thống tiếp thị hệ thống một cách lương thiện và cần mẫn. Khi gặp được họ, tôi có thể thấy tác động của những hệ thống kinh doanh này lên đời sống và tương lai tài chánh của rất nhiều người khác. Chỉ cần bỏ ra một khoản phí gia nhập vừa phải (thường khoảng 200 đô Mỹ), mọi người có thể mua vào một hệ thống sẵn có và có thể bắt tay xây ngay cho mình một công việc kinh doanh. Nhờ vào những bước tiến khổng lồ trong công nghệ máy tính, các tổ chức này hoàn toàn được tự động hóa, và những công việc nhức đầu như thủ tục giấy tờ, xử lý đơn đặt hàng, phân phối, kế toán và những công việc phát sinh khác hầu như toàn bộ đều được quản lý bởi các hệ thống chương trình phần mềm tiếp thị hệ thống. Những nhà phân phối mới có thể dồn hết sức của mình vào việc xây dựng kinh doanh thông qua việc chia sẻ cơ hội làm ăn được tự động hóa này, thay vì phải lo lắng nhức đầu về những thủ tục ban đầu trong giai đoạn sơ khai của một doanh nghiệp nhỏ.

Một trong những người bạn thân của tôi từng kiếm được hàng tỷ đô làm ăn từ đầu tư bất động sản vào năm 1997, vừa mới ký hợp đồng làm một nhà phân phối tiếp thị hệ thống và bắt đầu lập nghiệp kinh doanh cho mình. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh cần mẫn chăm chút cho công việc kinh doanh tiếp thị hệ thống của mình bởi vì rõ ràng anh không cần tiền. Khi tôi hỏi anh lý do, anh đã giải thích như vầy:

“Tôi đã đi học để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, sau đó tôi lấy được bằng MBA về tài chánh. Khi mọi người hỏi tôi cách làm giàu, tôi đã kể lại và chia sẻ với họ kinh nghiệm về những giao dịch địa ốc hàng triệu đô và mức thu nhập “thụ động” hàng trăm ngàn đô tôi kiếm được mỗi năm từ đầu tư bất động sản của mình. Và tôi nhận thấy thường thì mọi người thối chí rút lui và ngượng ngùng bỏ đi. Cả anh và tôi đều biết rằng cơ hội đầu tư địa ốc hàng triệu đô như thế hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của họ, bởi vì ngoài việc không có kiến t kinh nghiệm, họ cũng không có nhiều vốn để đầu tư. Cho nên tôi đã bắt đầu tìm kiếm một con đường mà tôi có thể giúp họ đạt được mức thu nhập thụ động như tôi đã kiếm được từ chuyện kinh doanh địa ốc của mình, mà không cần phải quay lại học hết 6 năm và bỏ thêm 12 năm đầu tư trên lĩnh vực địa ốc. Tôi tin rằng tiếp thị hệ thống có thể giúp mọi người có cơ hội kiếm được thu nhập thụ động trong khi họ vẫn có thể học cách trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao tôi đã đề nghị hình thức tiếp thị hệ thống với họ. Cho dù họ có ít tiền đi chăng nữa, họ vẫn có thể đầu tư “số vốn tạo ra từ mồ hôi công sức của mình” trong vòng 5 năm và có thể kiếm được một mức thu nhập thụ động cần thiết cho những mối đầu tư thực thụ. Khi phát triển công việc làm ăn của mình, họ lại còn có thời gian rảnh rỗi để học hỏi thêm cũng như kiếm được nhiều vốn hơn để có thể cùng tôi nhắm vào những mối đầu tư lớn”.

Người bạn của tôi đã gia nhập vào một công ty tiếp thị hệ thống làm nhà phân phối sau khi nghiên cứu nhiều công ty khác nhau, và bắt đầu thiết lập quan hệ làm ăn theo kiểu tiếp thị hệ thống với những người muốn hùn vốn đầu tư với anh sau này. Hiện tại, anh ta đang ăn nên làm ra trong hệ thống kinh doanh tiếp thị hệ thống cũng như chuyện đầu tư của mình. Anh bảo tôi, “Ban đầu tôi làm điều này chỉ vì muốn giúp mọi người kiếm ra tiền để đầu tư, vậy mà giờ đây tôi lại càng trở nên giàu có từ chuyện kinh doanh hoàn toàn mới mẻ này”.

Cứ mỗi tháng anh mở hai lớp học vào thứ Bảy. Trong lớp học đầu, anh dạy mọi người về các hệ thống kinh doanh và nguồn nhân lực, hoặc cách trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt. Vào buổi học thứ hai, anh dạy họ về kiến thức tài chánh và sự thông minh về tiền bạc. Anh dạy họ trở thành những nhà đầu tư có hiểu biết. Các lớp học của anh cứ mỗi lúc một đông.

Con đường anh đề nghị hoàn toàn giống con đường mà tôi đã đề nghị với bạn trước đây.

MỘT FRANCHISE CÁ NHÂN

Và đó chính là lý do tại sao ngày nay tôi luôn khuyến khích mọi người hãy xem xét đến hình thức tiếp thị hệ thống. Nhiều đặc quyền kinh doanh nổi tiếng đòi hỏi trong túi bạn phải có từ một triệu đô trở lên. Tiếp thị hệ thống chẳng khác nào một đặc quyền kinh doanh cá nhân, và bạn chỉ tốn khoảng 200 đô để mua nó.

Tôi biết hình thức kinh doanh tiếp thị hệ thống đòi hỏi nhiều công sức. Nhưng sự thành công ở bất cứ nhóm nào cũng đòi hỏi sự làm việc cật lực. Về mặt cá nhân, tôi chưa kiếm được đồng thu nhập nào như một nhà phân phối tiếp thị hệ thống. Tôi đã nghiên cứu nhiều công ty tiếp thị hệ thống khác nhau, cũng như những chính sách thăng thưởng và giảm giá của họ. Trong quá trình tìm hiểu, thực sự tôi có gia nhập một vài công ty nhưng chỉ với tư cách một người tiêu dùng chỉ vì các sản phẩm của họ quá tốt.

Tuy nhiên, nếu tôi có thể đề nghị bạn tìm kiếm một tổ chức tuyệt vời nào đó có thể giúp bạn hội nhập vào phần bên phải của tứ đồ, chìa khóa không phải nằm ở chỗ sản phẩm mà nằm ở phần kinh nghiệm, kiến thức mà tổ chức ấy có thể đem lại cho bạn. Có những tổ chức tiếp thị hệ thống chỉ quan tâm đến việc làm thế nào bạn có thể rao bán hệ thống của họ cho những người bạn quen. Nhưng cũng có những tổ chức chỉ quan tâm đến việc huấn luyện bạn và giúp bạn thành công.

Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tiếp thị hệ thống này, tôi đã tìm thấy hai vấn đề quan trọng mà bạn có thể học hỏi từ các chương trình của họ, mà hai vấn đề ấy rất quan trọng và cần thiết để trở thành một nhà doanh nghiệp nhóm C thành công.

1. Để thành công, bạn cần phải học cách chiến thắng và làm chủ nỗi sợ bị từ chối, và đừng lo lắng những gì người khác nói về bạn. Rất nhiều lần tôi đã gặp những người cam chịu bỏ cuộc chỉ vì những lời phê bình về họ từ bạn bè khi họ làm một điều gì đó hơi khác lạ. Tôi biết điều đó bởi vì tôi đã từng như vậy. Trong một thị trấn nhỏ, mọi người đều biết những gì mà một người khác đang dự định làm. Nếu một ai đó không thích những gì bạn làm, cả thị trấn sẽ kháo nhau về chuyện đó và chuyện làm của bạn sẽ trở thành đề tài phiếm luận của mọi người.

Một trong những câu châm ngôn hay nhất mà tôi thường tự lặp đi lặp lại với chính mình là: “Những gì anh nghĩ về tôi không phải là chuyện của tôi. Điều quan trọng nhất là tôi nghĩ gì về chính bản thân mình”.

Một trong nhiều lý do người bố giàu đã khuyến khích tôi làm việc cho hãng Xerox trong 4 năm trời không phải là vì Người thích mấy cái máy photo, mà vì Người muốn tôi có thể làm chủ được sự mắc cỡ hổ thẹn và nỗi sợ bị từ chối của mình

2. Học cách lãnh đạo mọi người. Làm việc với những kiểu người khác nhau là một vấn đề khó khăn nhất trong kinh doanh. Những người thành công trong bất kỳ chuyện kinh doanh nào tôi gặp thường là những người có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời. Kỹ năng làm việc chung và gây hứng thú trong quan hệ công tác với người khác là một kỹ năng vô giá. Kỹ năng đó có thể được học hỏi và rèn luyện.

Như tôi đã nói, con đường “xé rào” từ phía bên trái sang phía bên phải không quan trọng ở những gì bạn làm được, mà quan trọng ở chỗ bạn muốn trở thành loại người nào. Hãy học cách ứng xử khi bị từ chối, làm thế nào không bị những gì người khác nghĩ về bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn. Hãy học cách lãnh đạo và bạn sẽ tìm thấy trái lành quả ngọt. Cho nên, tôi sẽ tán thành những tổ chức tiếp thị hệ thống nào mà cam kết trước nhất việc trui rèn bạn như một con người hơn là một kẻ bán hàng. Tôi sẽ tìm kiếm những tổ chức nào mà:

a. Có kỷ lục thành tích chứng nhận, một hệ thống phân phối và một chế độ thăng thưởng thành công trong nhiều năm

b. Có cơ hội kinh doanh mà bạn có thể thành công, biết tin tưởng và dám chia sẻ cơ hội ấy một cách tự tin với mọi người.

c. Có các chương trình đào tạo dài hạn, thường xuyên trong việc phát triển bạn như một con người. Sự tự tin là yếu tố quan trọng sống còn của một người đứng trong thế giới bên phải của tứ đồ.

d. Có một chương trình đỡ đầu, hỗ trợ vững mạnh. Bạn muốn học hỏi từ những nhà lãnh đạo chứ không phải những nhà cố vấn, hãy học từ những người đã trở thành những kẻ lãnh đạo ở phía bên phải tứ đồ và mong muốn bạn thành công như họ.

e. Có những con người mà bạn kính trọng và thích được làm việc với họ.

Nếu một tổ chức đáp ứng được 5 tiêu chuẩn trên, lúc đó hãy nghiên cứu đến sản phẩm của họ. Có rất nhiều người chỉ nhìn vào sản phẩm mà không chịu xem xét hệ thống kinh doanh và cơ cấu tổ chức đằng sau sản phẩm đó. Trong một vài tổ chức tôi biết, họ thường nêu một khẩu hiệu thế này, “Sản phẩm sẽ tự bán được. Th dễ dàng”. Nếu bạn muốn trở thành một kẻ bán hành, một người nhóm T, thế thì sản phẩm sẽ trở thành quan trọng nhất. Nhưng nếu bạn muốn tự hoàn thiện để trở thành một nhà doanh nghiệp dài hạn, thế thì chính hệ thống, kiến thức thu thập suốt đời và bản chất con người sẽ trở nên quan trọng nhất.

Một người bạn đồng nghiệp rất am hiểu về ngành công nghiệp này đã nhắc nhở tôi về giá trị của thời gian vốn là một trong những tài sản quý giá nhất của mọi người. Trong một công ty tiếp thị hệ thống, thành công thực sự là chỉ khi nào bạn bỏ công sức và thời gian của mình trong ngắn hạn và thu được nguồn thu nhập “thụ động” đáng kể trong dài hạn. Một khi bạn đã xây dựng được một tổ chức vững mạnh trong tay mình, bạn có thể thôi làm việc mà nguồn thu nhập vẫn chảy đều vào túi bạn từ những công sức xây dựng cần mẫn ban đầu. Tuy nhiên, chìa khóa quan trọng nhất của sự thành công với một công ty tiếp thị hệ thống phải là sự cam kết lâu dài của chính bạn, cũng như của tổ chức đó, là hướng tới mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo kinh doanh như bạn muốn.

HỆ THỐNG LÀ CHIẾC CẦU DẪN ĐẾN TỰ DO

Tôi không muốn nhắc lại chuyện không có nhà để ở. Tuy nhiên, đối với hai vợ chồng tôi, kinh nghiệm thời ấy thật là vô giá. Ngày nay, sự tự do và bảo đảm không phải được tìm thấy ở những gì chúng ta đang có, mà chính ở những gì chúng ta biết tạo ra bằng sự tự tin của mình.

Từ lúc đó, chúng tôi đã từng tạo ra một công ty địa ốc, một công ty dầu, một công ty khai thác mỏ, và hai doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Cho nên, quá trình học hỏi cách tạo ra một hệ thống thành công hoàn toàn lợi ích thiết thực đối với chúng tôi. Thế nhưng tôi không muốn đề nghị quá trình đó với bất cứ ai, trừ phi sự muốn kinh qua con đường đó.

Cho tới thời điểm cách đây vài năm, cơ hội cho một người thành công ở nhóm C chỉ có thể có đối với những ai gan dạ hoặc giàu có sẵn. Hai vợ chồng tôi có lẽ có lá gan khá lớn bởi vì chúng tôi chẳng giàu có gì cả. Lý do khiến nhiều người ở lại phía bên trái tứ đồ là vì họ cảm thấy rủi ro quá lớn khi phát triển một hệ thống riêng cho chính mình. Đối với họ, sẽ khôn ngoan hơn khi kiếm được một công việc ổn định và an toàn.

Ngày nay, chủ yếu do những bước tiến phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học, những rủi ro trên con đường trở thành nhà doanh nghiệp thành đạt đã giảm đi rất nhiều, và cơ hội làm chủ một hệ thống kinh doanh riêng cho mình đều mở cửa với tất cả mọi người.

Đặc quyền kinh doanh và tiếp thị hệ thống đã làm giảm đi một phần gánh nặng trên con đường phát triển một hệ thống riêng cho bạn. Bạn mua lại quyền kinh doanh từ một hệ thống thành công, và nhiệm vụ của bạn bây giờ chỉ là phát triển nguồn nhân lực cho chính bạn.

Hãy coi những hệ thống này như những chiếc cầu. Những chiếc cầu đó sẽ vạch ra cho bạn một con đường an toàn đi đến thế giới bên phải của Kim tứ đồ. Đó là những chiếc cầu sẽ dẫn bạn đến sự tự do về tài chánh.

Trong chương kế tiếp, tôi sẽ bàn đến nửa phần còn lại trong thế giới bên phải ấy, thế giới của những nhà đầu tư nhóm Đ.
 

 

Trên con đường “xé rào” vào nhóm C, hãy luôn ghi nhớ mục đích của bạn là làm chủ một hệ thống và mướn người vận hành hệ thống đó cho bạn. Bạn có thể tự mình lập một hệ thống riêng hoặc tìm mua một hệ thống có sẵn. Hãy coi hệ thống đó như một cây cầu nối mà nhờ đó bạn có thể vượt qua một cách an toàn từ phía bên trái sang phía bên phải của Kim tứ đồ. Cây cầu đó sẽ giúp bạn đi đến bờ tự do về tài chánh.

Có ba kiểu hệ thống kinh doanh hiện đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là:

1. Những tập đoàn thuộc mô hình công ty truyền thống – đây là nơi bạn tự tạo một hệ thống cho mình

2. Hình thức mua lại đặc quyền kinh doanh (franchises) – đây là nơi bạn mua một hệ thống có sẵn.

3. Tiếp thụ kiểu mạng lưới (network marketing) – đây là nơi bạn mua để hòa nhập thành một phần của một hệ thống có sẵn.

Một kiểu hệ thống đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng cả ba đều dẫn đến cùng một mục đích. Nếu được vận hành đúng cách, mỗi hệ thống sẽ tạo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định mà không đòi hỏi chủ nhân của nó phải bỏ sức ra vận hành khi một hệ thống được thiết lập và đi vào hành động. Vấn đề nằm ở chỗ thiết lập được hệ thống và đưa nó vào quỹ đạo vận hành.

Vào năm 1985, khi mọi người hỏi: “Tại sao anh chị lâm vào cảnh không nhà?”, hai vợ chồng chúng tôi chỉ trả lời, “Chúng tôi đang xây cho mình một hệ thống kinh doanh”.

Hệ thống kinh doanh đó của chúng tôi là một sự pha trộn giữa kiểu quản lý công ty theo mô hình truyền thống với kiểu mua lại đặc quyền kinh doanh. Như đã trình bày, nhóm C đòi hỏi phải có hiểu biết và kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống cũng như con người.

Quyết định xây nên một hệ thống riêng cho mình đòi hỏi rất nhiều công sức. Tôi đã từng thử nghiệm cách làm này và kết quả công ty do tôi thành lập đã thất bại tan tành. Mặc dù trong những năm đầu công ty phát triển rất tốt, nhưng đến năm thứ năm công ty bất ngờ lâm vào tình trạng phải tuyên bố phá sản. Khi chúng tôi thành công, chúng tôi đã không chuẩn bị kịp cho một hệ thống đầy đủ. Hệ thống bắt đầu đổ vỡ cho dù chúng tôi có làm việc cực hơn đi chăng nữa. Chúng tôi có cảm giác mình như đang một con tàu lộng lẫy bị lủng đáy và chúng tôi không tài nào tìm ra được chỗ nứt. Trong khi cố mọi cách tìm ra chỗ nứt, chúng tôi vẫn không thể tát nước ra kịp để phát hiện chỗ nứt và trám kín chỗ nứt ấy. Nhưng cho dù chúng tôi có phát hiện được, chúng tôi vẫn không chắc mình có thể bít kịp lỗ thủng ấy hay không.

 

CON CÓ THỂ MẤT TỪ HAI ĐẾN BA DOANH NGHIỆP

Lúc còn đi học, người bố giàu đã kể cho tôi và con của Người là Người đã từng làm mất một doanh nghiệp ở lứa tuổi hai mươi. “Đó là sự kiện đau đớn nhất nhưng cũng đáng giá nhất trong đời ta”, Người kể: “Ta càng chán ghét kỷ niệm đó bao nhiêu, ta lại càng học thêm được nhiều bấy nhiêu làm cách nào sửa chữa thất bại đó để có thể thắng lớn sau này”.

Khi biết tôi đang rắp tâm mở cho mình một doanh nghiệp riêng, người bố giàu nói: “Con có thể mất từ hai đến ba doanh nghiệp trước khi con có thể lập ra một doanh nghiệp thực sự thành công và tồn tại lâu dài”.

Người đã huấn luyện Mike, con của Người để có thể thừa hưởng cơ nghiệp của Người. Trong khi đó, bố ruột của tôi chỉ là một công chức nhà nước và Người chẳng có một cơ ngơi nào giao lại cho tôi. Tôi phải lập nghiệp từ chính đôi tay của mình.

THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG

“Thất bại là mẹ thành công” người bố giàu luôn nhắc. “Các con chỉ có thể học được nhiều nhất về chính bản thân mình khi bị thất bại. Do đó, các con đừng bao giờ sợ bị thất bại. Thất bại chỉ là một phần trong quá trình thành công. Các con không thể nào thành công mà không bao giờ bị thất bại. Những người thất bại chính là những người chưa nếm mùi thất bại bao giờ”.

Lời nói đó của Người có lẽ là một cảnh báo trước đối với tôi, bởi vì cho đến năm 1984, tôi đã làm mất doanh nghiệp thứ ba của mình. Khi tôi gặp Kim – vợ tôi, tôi đã từng kiếm được hàng triệu đô để rồi hoàn toàn tay trắng và phải làm lại mọi thứ từ đầu. Tôi biết chắc chắn là nàng đã không cưới tôi vì tiền bởi vì lúc ấy tôi không còn một đồng xu dính túi. Khi tôi tâm sự với Kim là tôi sẽ lập lại một doanh nghiệp lần thứ tư, nàng đã không bỏ rơi tôi.

“Em sẽ sát cánh bên anh cùng xây dựng nó”, và nàng đã giữ đúng lời những gì hứa với tôi. Cùng với một người bạn khác, chúng tôi đã lập nên một hệ thống kinh doanh có 11 chi nhánh khắp thế giới, cứ tạo ra tiền cho chúng tôi bất kể chúng tôi có bỏ sức ra làm việc hay không. Con đường đi đến sự thành công ấy từ tay trắng đã tước bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của chúng tôi. Khi chúng tôi thành công, cả hai người bố đều rất vui mừng và thành thật chúc mừng tôi, mặc dù cả hai đều đã bị mất tiền khi đầu tư vào những công ty thử nghiệm ban đầu của tôi lúc tôi còn tập tễnh bước đi trong thế giới của nhóm C.

CHƯỚNG NGẠI KHÓ NHẤT

Mike, con của người bố giàu, thường nói với tôi, “Mình sẽ không bao giờ biết được là mình có thể thực hiện được những gì mà bạn và bố của mình đã làm hay không. Mình được giao cho một hệ thống, và những gì mình làm chỉ là học cách vận hành hệ thống đó mà thôi” align=”justify”>Tôi chắc chắn là anh có thể tạo ra cho mình một hệ thống thành công bởi vì anh đã tiếp thu hết những gì mà bố anh dạy. Thế nhưng tôi hoàn toàn hiểu ý anh muốn ám chỉ điều gì. Khi xây dựng một doanh nghiệp từ tay trắng, phần khó nhất nằm ở hai chướng ngại: hệ thống, và những người xây dựng hệ thống đó. Nếu cả hệ thống lẫn nhân sự không chặt chẽ, khả năng thất bại sẽ rất cao. Đôi khi, thật khó mà biết vấn đề phát sinh từ đâu – từ nguồn nhân sự hay từ hệ thống, đã gây ra sự thất bại đó.

TRƯỚC THỜI CÓ HÌNH THỨC FRANCHISE

Khi người bố giàu bắt đầu dạy tôi về cách trở thành một người nhóm C, thời ấy chỉ có một kiểu kinh doanh. Đó là kiểu làm ăn lớn của một đại công ty gần như độc quyền trong một tỉnh lẻ. Chỗ chúng tôi ở Hawaii có một nhà máy sản xuất đường nhưng lại gần như khống chế hết mọi thứ, bao gồm những chuyện kinh doanh lớn khác. Thời ấy, hoặc là làm ăn lớn với hình thức đại công ty, hoặc là theo kiểu gia đình chứ rất ít có những hình thức làm ăn khác nằm trong khoảng giữa.

Để có thể đạt đến bậc thang lãnh đạo trong những đại công ty lớn nhất chắc chắn không phải là mục tiêu của những người như hai người bố của tôi. Những cộng đồng thiểu số như người Nhật, người Tàu và người Hawaii chỉ làm việc trên cánh đồng và không bao giờ được phép đứng vào hàng ngũ quản lý của công ty cả. Cho nên người bố giàu đã học mọi thứ bằng cách thử nghiệm và sửa sai.

Khi tôi bắt đầu vào trung học, chúng tôi đã nghe đồn về khái niệm “franchise” nhưng hình thức kinh doanh kiểu ấy không xuất hiện ở thị trấn bé xíu chỗ chúng tôi ở. Cết gì cả về tiệm bán bánh mì kẹp thịt McDonald hay gà rán KFC. Khi tôi học hỏi với người bố giàu, những khái niệm ấy hoàn toàn lạ lẫm với chúng tôi. Và rồi chúng tôi cứ liên tiếp nghe tin đồn về những hình thức kinh doanh kiểu ấy, nào là “bất hợp pháp”, nào là “trò lường gạt bịp bợm”, “nguy hiểm”. Tất nhiên, một khi những lời đồn ấy đến tai người bố giàu, Người đã mua vé máy bay đến California để kiểm tra tin đồn hơn là chỉ nghe theo một cách mù quáng. Khi trở về, Người chỉ nói với chúng tôi: “Franchises sẽ là một cuộc cách mạng của tương lai”, và Người đã mua lại đặc quyền kinh doanh của cả hai thương hiệu ấy. Khi xã hội bắt đầu dấy lên trào lưu “franchise” và hình thức ấy bắt đầu trở nên phổ biến, cũng là lúc Người trở thành triệu phú. Người bán lại những đặc quyền kinh doanh đó cho những người khác muốn nắm lấy cơ hội làm ăn riêng cho chính mình.

Tôi nhớ có lần đã hỏi Người mua lại một đặc quyền kinh doanh đó cho riêng tôi, Người cản ngay: “Ta không bán cho con. Con đã học được từ ta rất nhiều cách xây dựng riêng cho mình một hệ thống kinh doanh. Con đừng ngừng lại ở đó. Hình thức franchise chỉ dành cho những ai không muốn tự mình tạo ra hay không biết cách tạo ra một hệ thống cho riêng mình. Hơn nữa, con làm gì có 250.000 đô để mua lại đặc quyền đó”.

Ngày nay, thật khó mà tưởng tượng không có thành phố hiện đại nào trên thế giới lại không có bánh mì kẹp thịt McDonald, gà rán KFC, hay bánh pizza của Pizza Hut ở mỗi góc phố. Thế nhưng cách đây không lâu thôi, những cửa hàng kinh doanh kiểu ấy nào có tồn tại. Và tôi vẫn còn nhớ mãi cái thời “tiền sử” ấy trong suốt cuộc đời của mình.

LÀM SAO HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ DOANH NGHIỆP?

Tôi đã học trở thành một nhà doanh nghiệp bằng cách phụ việc cho người bố giàu. Cả con của Người lẫn tôi đều là những người làm công lãnh lương học cách trở thành chủ doanh nghiệp. Đó cũng là con đường mà nhiều người đã đi qua, con đường “vừa làm vừa học”. Và đó cũng chính là cách mà nhiều gia đình giàu sụ đã vận dụng để giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm qua bao thế hệ.

Vấn đề ở chỗ, không phải ai cũng có may mắn để được học hỏi những kinh nghiệm “sau hậu trường” ấy trong thế giới của nhóm C. Hầu hết các “chương trình đào tạo quản lý” trong các công ty lớn chỉ dừng lại ở mục đích của chương trình – đó là công ty chỉ đào tạo bạn trở thành nhà quản lý mà thôi. Rất ít công ty dám đào tạo cho nhân viên mình trở thành những người thuộc nhóm C đúng nghĩa.

Thông thường, mọi người hay bị kẹt lại ở nhóm T trong cuộc hành trình đến thế giới nhóm C. Sở dĩ như vậy chủ yếu là vì mọi người không phát triển được một hệ thống vững mạnh, cho nên họ đành chịu chấm dứt cuộc hành trình bằng cách trở thành một phần hòa nhập với hệ thống. Những người nhóm C thành công chính là những người thiết lập được một hệ thống vận hành mà không cần có sự can thiệp hay bỏ sức của họ vào.

Có ba cách bạn có thể rút ngắn con đường đi trên thế giới của nhóm C.

1. Tìm một người đỡ đầu. Người bố giàu là người đỡ đầu của tôi. Người đỡ đầu là người đã làm ăn qua những gì bạn muốn làm… và đã thành công. Đừng tìm người cố vấn. Người cố vấn chỉ là kẻ biết bảo bạn làm thế nào trong khi bản thân người ấy có thể chưa từng làm qua bao giờ. Hầu hết những người cố vấn đều thuộc nhóm T. Thế giới lúc nào cũng đầy ắp những người nhóm T thích cố vấn cho bạn làm thế nào trở thành người nhóm C hay nhóm L. Người bố giàu của tôi là người đỡ đầu nhưng không phải là người cố vấn.

Một trong những bí quyết lớn nhất của Người là:

“Hãy thận trọng với lời tư vấn mà con nghe được. Trong khi con phải luôn rộng mở đầu óc để sẵn sàng tiếp thu cái mới, hãy dè chừng xem trước hết lời khuyên đó đến từ nhóm người nào”.

Người bố giàu đã dạy tôi về những hệ thống và làm thế nào lãnh đạo mọi người, chứ không phải quản lý mọi người. Các nhà quản lý thường coi cấp dưới như hàng yếu kém. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo phải chỉ đạo những người khác khôn ngoan hơn mình.

Nếu bạn muốn tìm đọc một quyển sách tuyệt vời về những bài học cơ bản bắt đầu từ lập một hệ thống cho riêng mình, hãy tìm đọc quyển Huyền thoại E của Michael Gerber. Đối với những ai muốn học cách lập ra cho mình một hệ thống, quyển sách đó thật vô giá.

Một lối học truyền thống về những hệ thống là lấy bằng MBA (Cao học về Quản trị Kinh doanh) của một trường nổi tiếng và nhanh chóng leo thang cấp bậc trong con đường sự nghiệp với một tập đoàn lớn. Bằng MBA trở nên quan trọng bởi vì bạn sẽ học được những cơ bản về kế toán, cũng như mối liên hệ giữa những con số tài chánh với những hệ thống kinh doanh trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có bằng MBA không nhất thiết có nghĩa là bạn có thể trở nên sành sỏi trong việc vận hành tất cả các hệ thống, vốn cùng tạo thành một guồng máy kinh doanh hoàn hảo.

Để có thể học được mọi hệ thống cần thiết có được trong một công ty, bạn phải mất từ 10 đến 15 năm làm việc và học hết những khía cạnh ngóc ngách trong chuyện kinh doanh. Sau đó, bạn có thể chuẩn bị từ chức và tự lập doanh nghiệp cho mình. Làm việc cho một đại công ty thành công cũng giống như việc học hỏi với người đỡ đầu của bạn.

Cho dù có người đỡ đầu hoặc cho dù có tích lũy nhiều kinh nghiệm, phương pháp này đều đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức. Tạo ra một hệ thống cho riêng mình đòi hỏi có nhiều thử nghiệm sai-sửa, chi phí về mặt pháp lý ban đầu và các công việc thủ tục giấy tờ khác. Tất cả những chuyện này cũng sẽ phát sinh đồng thời khi bạn đang phát triển và tranh thủ nguồn nhân lực làm việc cho bạn.

2. Đặc quyền kinh doanh (franchises). Một cách khác học về hệ thống là mua một đặc quyền kinh doanh. Khi bạn mua lại đặc quyền kinh doanh, bạn cũng đang mua lấy một hệ thống kinh doanh “đã được thử nghiệm và chứng minh thành công”. Có nhiều đặc quyền kinh doanh hoàn hảo.

Khi mua lại một hệ thống bằng đặc quyền kinh doanh, thay vì thử tạo cho mình một hệ thống, bạn có thể tập trung vào việc phát triển nguồn nhân sự cho mình. Mua lại hệ thống đã giúp cho bạn giảm bớt một gánh nặng khi bạn chỉ đang tập tễnh học cách trở thành một nhà doanh nghiệp. Lý do tại sao nhiều ngân hàng cho vay tiền mua đặc quyền kinh doanh hơn là những doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập là vì các ngân hàng nhận biết được tầm quan trọng của các hệ thống, và việc khởi sự lập nghiệp bằng một hệ thống tứ đồ hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro cho vay của các ngân hàng.

Thế nhưng tôi xin lưu ý thận trọng một điều đối với những bạn mua lại đặc quyền kinh doanh. Các bạn hãy làm ơn đừng vướng vào kiểu người nhóm T, tức là người “muốn tự mình làm mọi việc”. Nếu bạn mua một đặc quyền kinh doanh, hãy trở thành một ngườ nhóm L. Hãy làm chính xác theo những gì mà người bán đặc quyền yêu cầu bạn. Không có gì tồi tệ hơn là xảy ra kiện tụng tranh chấp giữa người bán và người mua đặc quyền kinh doanh. Sở dĩ xảy ra tranh chấp là vì những người đi mua hệ thống lại muốn vận hành hệ thống đó theo cách của mình chứ không phải cách mà người bán muốn hệ thống đó vận hành như vậy. Nếu bạn muốn làm theo cách của mình, bạn hãy làm điều đó khi nào bạn đã làm chủ được cả hệ thống lẫn nguồn nhân lực.

Người bố có học thức cao của tôi đã thất bại khi Người mua lại đặc quyền kinh doanh một hiệu kem nổi tiếng và đắt tiền. Mặc dù hệ thống hoàn hảo, nhưng việc kinh doanh đó vẫn bị thất bại ê chề. Theo tôi, chuyện kinh doanh đó thất bại là vì những người hùn vốn với Người chỉ là những người kiểu nhóm L hay T không biết làm gì khi việc kinh doanh trở nên bết bát, và đã không yêu cầu sự hỗ trợ của công ty mẹ. Kết quả, các đối tác tranh chấp với nhau và việc kinh doanh cứ thế mà càng tồi tệ hơn. Họ đã quên một điều cơ bản là một người chủ doanh nghiệp thực sự không chỉ là chủ một hệ thống, mà còn lệ thuộc rất nhiều vào khả năng vận hành hệ thống đó.

CÁC NGÂN HÀNG SẼ KHÔNG CHO VAY TIỀN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CÓ HỆ THỐNG

Nếu ngân hàng đã không cho những doanh nghiệp nhỏ, không có hệ thống vay tiền, thì tại sao bạn lại phải đầu tư vào họ? Gần như mỗi ngày đều có người tìm đến tôi với những kế hoạch kinh doanh của hy vọng chúng tôi có thể bỏ tiền đầu tư vào những ý tưởng kinh doanh hay dự án làm ăn của họ.

Hầu như tôi đều bác bỏ lời đề nghị của họ chỉ vì một nguyên nhân duy nhất. Những người đến tìm tôi đầu tư đều không phân biệt được sự khác nhau giữa một sản phẩm và một hệ thống. Tôi có những người bạn (vốn là ca sĩ) đến mời tôi đầu tư vào đĩa nhạc mới của họ, còn những người khác muốn nhờ tôi giúp thành lập tổ chức phi lợi nhuận mới để cải thiện thế giới. Mặc dù tôi có thể rất thích dự án đó, sản phẩm đó hay con người đó, tôi đều chối từ họ bởi vì họ hầu như không có kinh nghiệm gì trong việc tạo ra và vận hành một hệ thống kinh doanh.

Việc anh hát hay không có nghĩa là anh hiểu được về hệ thống tiếp thị, hay hệ thống về tài chánh kế toán, hệ thống bán hàng, hệ thống thuê mướn nhân công và đuổi việc, hệ thống luật pháp, và nhiều những hệ thống khác đã cùng tạo ra một doanh nghiệp kinh doanh có thể sống còn tồn tại và vươn lên thành công trong thế giới kinh doanh.

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài, 100 phần trăm các hệ thống trong doanh nghiệp phải hoạt động và rõ ràng. Lấy thí dụ:

Một chiếc phi cơ là hệ thống của những hệ thống. Nếu chiếc phi cơ cất cánh và giả dụ hệ thống xăng không hoạt động, chắc chắn sẽ rớt máy bay ngay. Điều đó cũng xảy ra tương tự đối với một doanh nghiệp. Không phải những hệ thống bạn biết sẽ là đầu mối phát sinh các vấn đề, mà chính là những hệ thống bạn không biết đến mới là nguy cơ làm cho bạn bị thất bại tan tành.

Cơ thể con người là một hệ thống của mọi hệ thống. Hầu hết chúng ta đều có người thân của mình qua đời do một trong những hệ thống cơ thể động, chẳng hạn như hệ thống tuần hoàn đã gây bệnh lây lan cho tất cả những hệ thống khác trong cơ thể.

Đó là lý do tại sao xây dựng một hệ thống kinh doanh được thử nghiệm và thành công không phải là điều dễ dàng tí nào. Chính những hệ thống bạn quên bẵng đi hay không chú ý tới mới là nguồn gốc gây ra những thảm kịch và vỡ nợ. Đó cũng là lý do tại sao tôi ít khi đầu tư vào một người nhóm L hay T có một sản phẩm mới hay một ý tưởng kinh doanh mới. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có khuynh hướng đầu tư vào những hệ thống đã được chứng minh trong thế giới kinh doanh, được vận hành bởi những người có kinh nghiệm già dặn.

Cho nên, nếu như ngân hàng chỉ cho vay những hệ thống đã được thử nghiệm và thành công, và quan tâm đến người nào sẽ được bổ nhiệm vào vị trí vận hành hệ thống đó, thế thì bạn cũng nên làm y như vậy – nếu như bạn muốn trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan.

3. Tiếp thị hệ thống. Còn được gọi là tiếp thị đa cấp hoặc các hệ thống phân phối trực tiếp. Cũng như với các đặc quyền kinh doanh, ban đầu xã hội cố gạt tiếp thị hệ thống ra ngoài vòng pháp luật, và tôi biết có những quốc gia đã thành công trong chuyện đó hay nghiêm cấm khắt khe hình thức kinh doanh đó. Bất kỳ một hệ thống hay một ý tưởng mới nào nảy sinh trong thời đó cũng đều bị cho là “kỳ quặc và đáng nghi ngờ”. Lúc đầu, tôi cũng cho tiếp thị hệ thống là một trò lường gạt. Nhưng sau nhiều năm, khi tôi đã nghiên cứu những hệ thống khác nhau phát sinh qua tiếp thị hệ thống và chứng kiến nhiều người bạn của mình trở nên thành công trong kiểu kinh doanh này, tôi đã thay đổi quan điểm của mình.

Sau khi tôi bỏ thành kiến của mình và bắt đầu bỏ công tìm hiểu về tiếp thị hệ thống, tôi nhận thấy rằng đã có nhiều người xây dựng cho mình những hệ thống tiếp thị hệ thống một cách lương thiện và cần mẫn. Khi gặp được họ, tôi có thể thấy tác động của những hệ thống kinh doanh này lên đời sống và tương lai tài chánh của rất nhiều người khác. Chỉ cần bỏ ra một khoản phí gia nhập vừa phải (thường khoảng 200 đô Mỹ), mọi người có thể mua vào một hệ thống sẵn có và có thể bắt tay xây ngay cho mình một công việc kinh doanh. Nhờ vào những bước tiến khổng lồ trong công nghệ máy tính, các tổ chức này hoàn toàn được tự động hóa, và những công việc nhức đầu như thủ tục giấy tờ, xử lý đơn đặt hàng, phân phối, kế toán và những công việc phát sinh khác hầu như toàn bộ đều được quản lý bởi các hệ thống chương trình phần mềm tiếp thị hệ thống. Những nhà phân phối mới có thể dồn hết sức của mình vào việc xây dựng kinh doanh thông qua việc chia sẻ cơ hội làm ăn được tự động hóa này, thay vì phải lo lắng nhức đầu về những thủ tục ban đầu trong giai đoạn sơ khai của một doanh nghiệp nhỏ.

Một trong những người bạn thân của tôi từng kiếm được hàng tỷ đô làm ăn từ đầu tư bất động sản vào năm 1997, vừa mới ký hợp đồng làm một nhà phân phối tiếp thị hệ thống và bắt đầu lập nghiệp kinh doanh cho mình. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh cần mẫn chăm chút cho công việc kinh doanh tiếp thị hệ thống của mình bởi vì rõ ràng anh không cần tiền. Khi tôi hỏi anh lý do, anh đã giải thích như vầy:

“Tôi đã đi học để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, sau đó tôi lấy được bằng MBA về tài chánh. Khi mọi người hỏi tôi cách làm giàu, tôi đã kể lại và chia sẻ với họ kinh nghiệm về những giao dịch địa ốc hàng triệu đô và mức thu nhập “thụ động” hàng trăm ngàn đô tôi kiếm được mỗi năm từ đầu tư bất động sản của mình. Và tôi nhận thấy thường thì mọi người thối chí rút lui và ngượng ngùng bỏ đi. Cả anh và tôi đều biết rằng cơ hội đầu tư địa ốc hàng triệu đô như thế hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của họ, bởi vì ngoài việc không có kiến t kinh nghiệm, họ cũng không có nhiều vốn để đầu tư. Cho nên tôi đã bắt đầu tìm kiếm một con đường mà tôi có thể giúp họ đạt được mức thu nhập thụ động như tôi đã kiếm được từ chuyện kinh doanh địa ốc của mình, mà không cần phải quay lại học hết 6 năm và bỏ thêm 12 năm đầu tư trên lĩnh vực địa ốc. Tôi tin rằng tiếp thị hệ thống có thể giúp mọi người có cơ hội kiếm được thu nhập thụ động trong khi họ vẫn có thể học cách trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao tôi đã đề nghị hình thức tiếp thị hệ thống với họ. Cho dù họ có ít tiền đi chăng nữa, họ vẫn có thể đầu tư “số vốn tạo ra từ mồ hôi công sức của mình” trong vòng 5 năm và có thể kiếm được một mức thu nhập thụ động cần thiết cho những mối đầu tư thực thụ. Khi phát triển công việc làm ăn của mình, họ lại còn có thời gian rảnh rỗi để học hỏi thêm cũng như kiếm được nhiều vốn hơn để có thể cùng tôi nhắm vào những mối đầu tư lớn”.

Người bạn của tôi đã gia nhập vào một công ty tiếp thị hệ thống làm nhà phân phối sau khi nghiên cứu nhiều công ty khác nhau, và bắt đầu thiết lập quan hệ làm ăn theo kiểu tiếp thị hệ thống với những người muốn hùn vốn đầu tư với anh sau này. Hiện tại, anh ta đang ăn nên làm ra trong hệ thống kinh doanh tiếp thị hệ thống cũng như chuyện đầu tư của mình. Anh bảo tôi, “Ban đầu tôi làm điều này chỉ vì muốn giúp mọi người kiếm ra tiền để đầu tư, vậy mà giờ đây tôi lại càng trở nên giàu có từ chuyện kinh doanh hoàn toàn mới mẻ này”.

Cứ mỗi tháng anh mở hai lớp học vào thứ Bảy. Trong lớp học đầu, anh dạy mọi người về các hệ thống kinh doanh và nguồn nhân lực, hoặc cách trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt. Vào buổi học thứ hai, anh dạy họ về kiến thức tài chánh và sự thông minh về tiền bạc. Anh dạy họ trở thành những nhà đầu tư có hiểu biết. Các lớp học của anh cứ mỗi lúc một đông.

Con đường anh đề nghị hoàn toàn giống con đường mà tôi đã đề nghị với bạn trước đây.

MỘT FRANCHISE CÁ NHÂN

Và đó chính là lý do tại sao ngày nay tôi luôn khuyến khích mọi người hãy xem xét đến hình thức tiếp thị hệ thống. Nhiều đặc quyền kinh doanh nổi tiếng đòi hỏi trong túi bạn phải có từ một triệu đô trở lên. Tiếp thị hệ thống chẳng khác nào một đặc quyền kinh doanh cá nhân, và bạn chỉ tốn khoảng 200 đô để mua nó.

Tôi biết hình thức kinh doanh tiếp thị hệ thống đòi hỏi nhiều công sức. Nhưng sự thành công ở bất cứ nhóm nào cũng đòi hỏi sự làm việc cật lực. Về mặt cá nhân, tôi chưa kiếm được đồng thu nhập nào như một nhà phân phối tiếp thị hệ thống. Tôi đã nghiên cứu nhiều công ty tiếp thị hệ thống khác nhau, cũng như những chính sách thăng thưởng và giảm giá của họ. Trong quá trình tìm hiểu, thực sự tôi có gia nhập một vài công ty nhưng chỉ với tư cách một người tiêu dùng chỉ vì các sản phẩm của họ quá tốt.

Tuy nhiên, nếu tôi có thể đề nghị bạn tìm kiếm một tổ chức tuyệt vời nào đó có thể giúp bạn hội nhập vào phần bên phải của tứ đồ, chìa khóa không phải nằm ở chỗ sản phẩm mà nằm ở phần kinh nghiệm, kiến thức mà tổ chức ấy có thể đem lại cho bạn. Có những tổ chức tiếp thị hệ thống chỉ quan tâm đến việc làm thế nào bạn có thể rao bán hệ thống của họ cho những người bạn quen. Nhưng cũng có những tổ chức chỉ quan tâm đến việc huấn luyện bạn và giúp bạn thành công.

Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tiếp thị hệ thống này, tôi đã tìm thấy hai vấn đề quan trọng mà bạn có thể học hỏi từ các chương trình của họ, mà hai vấn đề ấy rất quan trọng và cần thiết để trở thành một nhà doanh nghiệp nhóm C thành công.

1. Để thành công, bạn cần phải học cách chiến thắng và làm chủ nỗi sợ bị từ chối, và đừng lo lắng những gì người khác nói về bạn. Rất nhiều lần tôi đã gặp những người cam chịu bỏ cuộc chỉ vì những lời phê bình về họ từ bạn bè khi họ làm một điều gì đó hơi khác lạ. Tôi biết điều đó bởi vì tôi đã từng như vậy. Trong một thị trấn nhỏ, mọi người đều biết những gì mà một người khác đang dự định làm. Nếu một ai đó không thích những gì bạn làm, cả thị trấn sẽ kháo nhau về chuyện đó và chuyện làm của bạn sẽ trở thành đề tài phiếm luận của mọi người.

Một trong những câu châm ngôn hay nhất mà tôi thường tự lặp đi lặp lại với chính mình là: “Những gì anh nghĩ về tôi không phải là chuyện của tôi. Điều quan trọng nhất là tôi nghĩ gì về chính bản thân mình”.

Một trong nhiều lý do người bố giàu đã khuyến khích tôi làm việc cho hãng Xerox trong 4 năm trời không phải là vì Người thích mấy cái máy photo, mà vì Người muốn tôi có thể làm chủ được sự mắc cỡ hổ thẹn và nỗi sợ bị từ chối của mình

2. Học cách lãnh đạo mọi người. Làm việc với những kiểu người khác nhau là một vấn đề khó khăn nhất trong kinh doanh. Những người thành công trong bất kỳ chuyện kinh doanh nào tôi gặp thường là những người có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời. Kỹ năng làm việc chung và gây hứng thú trong quan hệ công tác với người khác là một kỹ năng vô giá. Kỹ năng đó có thể được học hỏi và rèn luyện.

Như tôi đã nói, con đường “xé rào” từ phía bên trái sang phía bên phải không quan trọng ở những gì bạn làm được, mà quan trọng ở chỗ bạn muốn trở thành loại người nào. Hãy học cách ứng xử khi bị từ chối, làm thế nào không bị những gì người khác nghĩ về bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn. Hãy học cách lãnh đạo và bạn sẽ tìm thấy trái lành quả ngọt. Cho nên, tôi sẽ tán thành những tổ chức tiếp thị hệ thống nào mà cam kết trước nhất việc trui rèn bạn như một con người hơn là một kẻ bán hàng. Tôi sẽ tìm kiếm những tổ chức nào mà:

a. Có kỷ lục thành tích chứng nhận, một hệ thống phân phối và một chế độ thăng thưởng thành công trong nhiều năm

b. Có cơ hội kinh doanh mà bạn có thể thành công, biết tin tưởng và dám chia sẻ cơ hội ấy một cách tự tin với mọi người.

c. Có các chương trình đào tạo dài hạn, thường xuyên trong việc phát triển bạn như một con người. Sự tự tin là yếu tố quan trọng sống còn của một người đứng trong thế giới bên phải của tứ đồ.

d. Có một chương trình đỡ đầu, hỗ trợ vững mạnh. Bạn muốn học hỏi từ những nhà lãnh đạo chứ không phải những nhà cố vấn, hãy học từ những người đã trở thành những kẻ lãnh đạo ở phía bên phải tứ đồ và mong muốn bạn thành công như họ.

e. Có những con người mà bạn kính trọng và thích được làm việc với họ.

Nếu một tổ chức đáp ứng được 5 tiêu chuẩn trên, lúc đó hãy nghiên cứu đến sản phẩm của họ. Có rất nhiều người chỉ nhìn vào sản phẩm mà không chịu xem xét hệ thống kinh doanh và cơ cấu tổ chức đằng sau sản phẩm đó. Trong một vài tổ chức tôi biết, họ thường nêu một khẩu hiệu thế này, “Sản phẩm sẽ tự bán được. Th dễ dàng”. Nếu bạn muốn trở thành một kẻ bán hành, một người nhóm T, thế thì sản phẩm sẽ trở thành quan trọng nhất. Nhưng nếu bạn muốn tự hoàn thiện để trở thành một nhà doanh nghiệp dài hạn, thế thì chính hệ thống, kiến thức thu thập suốt đời và bản chất con người sẽ trở nên quan trọng nhất.

Một người bạn đồng nghiệp rất am hiểu về ngành công nghiệp này đã nhắc nhở tôi về giá trị của thời gian vốn là một trong những tài sản quý giá nhất của mọi người. Trong một công ty tiếp thị hệ thống, thành công thực sự là chỉ khi nào bạn bỏ công sức và thời gian của mình trong ngắn hạn và thu được nguồn thu nhập “thụ động” đáng kể trong dài hạn. Một khi bạn đã xây dựng được một tổ chức vững mạnh trong tay mình, bạn có thể thôi làm việc mà nguồn thu nhập vẫn chảy đều vào túi bạn từ những công sức xây dựng cần mẫn ban đầu. Tuy nhiên, chìa khóa quan trọng nhất của sự thành công với một công ty tiếp thị hệ thống phải là sự cam kết lâu dài của chính bạn, cũng như của tổ chức đó, là hướng tới mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo kinh doanh như bạn muốn.

HỆ THỐNG LÀ CHIẾC CẦU DẪN ĐẾN TỰ DO

Tôi không muốn nhắc lại chuyện không có nhà để ở. Tuy nhiên, đối với hai vợ chồng tôi, kinh nghiệm thời ấy thật là vô giá. Ngày nay, sự tự do và bảo đảm không phải được tìm thấy ở những gì chúng ta đang có, mà chính ở những gì chúng ta biết tạo ra bằng sự tự tin của mình.

Từ lúc đó, chúng tôi đã từng tạo ra một công ty địa ốc, một công ty dầu, một công ty khai thác mỏ, và hai doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Cho nên, quá trình học hỏi cách tạo ra một hệ thống thành công hoàn toàn lợi ích thiết thực đối với chúng tôi. Thế nhưng tôi không muốn đề nghị quá trình đó với bất cứ ai, trừ phi sự muốn kinh qua con đường đó.

Cho tới thời điểm cách đây vài năm, cơ hội cho một người thành công ở nhóm C chỉ có thể có đối với những ai gan dạ hoặc giàu có sẵn. Hai vợ chồng tôi có lẽ có lá gan khá lớn bởi vì chúng tôi chẳng giàu có gì cả. Lý do khiến nhiều người ở lại phía bên trái tứ đồ là vì họ cảm thấy rủi ro quá lớn khi phát triển một hệ thống riêng cho chính mình. Đối với họ, sẽ khôn ngoan hơn khi kiếm được một công việc ổn định và an toàn.

Ngày nay, chủ yếu do những bước tiến phát triển vượt bậc của công nghệ khoa học, những rủi ro trên con đường trở thành nhà doanh nghiệp thành đạt đã giảm đi rất nhiều, và cơ hội làm chủ một hệ thống kinh doanh riêng cho mình đều mở cửa với tất cả mọi người.

Đặc quyền kinh doanh và tiếp thị hệ thống đã làm giảm đi một phần gánh nặng trên con đường phát triển một hệ thống riêng cho bạn. Bạn mua lại quyền kinh doanh từ một hệ thống thành công, và nhiệm vụ của bạn bây giờ chỉ là phát triển nguồn nhân lực cho chính bạn.

Hãy coi những hệ thống này như những chiếc cầu. Những chiếc cầu đó sẽ vạch ra cho bạn một con đường an toàn đi đến thế giới bên phải của Kim tứ đồ. Đó là những chiếc cầu sẽ dẫn bạn đến sự tự do về tài chánh.

Trong chương kế tiếp, tôi sẽ bàn đến nửa phần còn lại trong thế giới bên phải ấy, thế giới của những nhà đầu tư nhóm Đ.
 

Bình luận