PHẦN 3: ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG NHÓM C VÀ Đ
CHƯƠNG 10: Bước những bước nhỏ
Sở dĩ tôi nhấn mạnh điều này là vì tôi từng chứng kiến rất nhiều người muốn nhảy vọt thay vì bước từng bược một. Chúng ta đều đã thấy những người phát phì, đột nhiên quyết định giảm mập 8 kg và đi tập thể hình. Họ bắt đầu một chế độ ăn kiêng khắc khổ, đi tập thể dục mỗi ngày 2 tiếng, sau đó chạy bộ 10 d. Thế nhưng những việc đó chỉ kéo dài một tuần. Họ giảm được một vài ký, nhưng sau đó sự đau đớn, buồn chán, và cơn đói bắt đầu bào mòn sức mạnh ý chí và sự dứt khoát của họ. Đến tuần thứ ba, những thói quen cũ trở lại, như tình trạng không vận động thể thao, ngồi lì trước ti vi.
Thay vì “nhảy vọt” như thế, tôi mạnh mẽ đề nghị với các bạn hãy nên bước những bước nhỏ thôi. Sự thành công tài chánh lâu dài không được đo bằng bước sải chân của bạn bao lớn. Sự thành công tiền bạc lâu dài được đo bằng nhiều bước đi, hướng hành động tiến tới và thời gian. Trong thực tế, đó chính là công thức của sự thành công hay thất bại trong bất kỳ sự cố gắng nào. Khi đề cập đến tiền bạc, tôi thấy qua nhiều người, thậm chí cả tôi, cố làm thật nhiều với những gì ít ỏi mình có… chỉ để rồi thất bại ê chề. Thật khó mà bước một bước nhỏ bé trong khi bạn đang cần một cái thang để trèo ra khỏi hố sâu tiền bạc mà bạn đã tự đào cho mình.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĂN HẾT MỘT CON VOI?
Phần này của quyển sách sẽ mô tả 7 bước đi hướng dẫn bạn trên con đường vượt qua phía bên phải của tứ đồ. Dưới sự hướng dẫn của người bố giàu, tôi đã bắt đầu làm quen và thực tập theo 7 bước đó từ hồi 9 tuổi. Tôi vẫn sẽ tiếp tục làm theo chúng suốt cả đời mình. Tôi muốn cảnh cáo với các bạn trước khi bạn đọc qua 7 bước này, bởi vì đối với một số người dường như có vẻ quá nhiều chuyện cần phải làm, và điều đó sẽ xảy ra nếu bạn cố sức làm cho hết trong vòng một tuần. Cho nên, tôi rất mong các bạn hãy bước từng bước nhỏ một.
Tất cả chúng ta đều nghe nói, “Rome không được xây dựng trong một ngày”. Riêng với tôi, bất cứ khi nào tôi có cảm giác bị ngộp bởi những gì học được, tôi luôn hỏi chính mình: “Mình làm thế nào ăn hết một con voi”. Câu trả lời là: “Hãy ăn từng chút một”. Và đó chính là cách mà tôi muốn đề nghị các bạn thực hiện một khi bạn thấy những điều cần phải học hơi quá sức mình trên con đường đi từ nhóm L và T sang nhóm C và Đ. Hãy ân cần với chính bạn, và hãy nhận ra rằng quá trình chuyển biến đó không chỉ là một sự học hỏi lý trí mà con bao gồm cả cảm xúc của chính bạn. Sau khi bạn thực hiện những bước đi nhỏ bé đó trong vòng sáu tháng đến một năm, bạn có thể sẵn sàng cho câu hỏi này, “Anh phải biết đi trước khi anh chạy”. Nói cách khác, bạn sẽ đi từ những bước nhỏ, rồi biết đi, và sau đó là chạy. Đây chính là con đường mà tôi đề nghị với bạn. Nếu bạn không thích con đường này, bạn có thể làm theo những gì mà hàng triệu người khác làm, muốn giàu nhanh và dễ dàng là đi mua một tờ vé số. Làm sao biết được? Đó có thể là một ngày may mắn trong đời bạn.
HÀNH ĐỘNG ĐÁNH BẠI BẤT CÔNG
Theo tôi, một trong những nguyên nhân chính khiến cho những người nhóm L và T gặp khó khăn khi di chuyển sang nhóm C và Đ là vì họ quá sợ mắc phải sai lầm. Họ thường nói, “Tôi sợ thất bại”, hoăc như “Tôi cần có nhiều thông tin hơn, hay anh có thể đề nghị thêm một quyển sách khác cho tôi đọc được không?”. Nỗi sợ, nỗi nghi ngờ chính là những thứ làm cho họ cứ bị kẹt mãi trong nhóm của mình. Tôi rất mong bạn hãy nhín thời đọc qua 7 bước hành động và thực hiện theo. Đối với phần lớn mọi người, đó là một bước nhỏ bé nhưng đủ để đẩy bạn tiến theo hướng tới nhóm C và Đ. Chỉ việc thực hiện 7 bước hảnh động này, cả một chân trời mới cả những cơ hội và thay đổi sẽ mở ra trước mắt bạn. Và cứ tiếp tục bước đi những bước nhỏ bé nhưngng vàng.
Khẩu hiệu của hãng giày Nike, “Cứ thực hiện đi” là minh chứng tốt nhất của những điều tôi muốn nói. Điều không may là các trường học của chúng ta cứ luôn rao giảng “Đừng phạm lỗi lầm”. Hàng triệu người có học thức cao muốn hành động nhưng cứ bị kềm hãm bởi cảm giác sợ hãi sai lầm. Một trong những bài học quan trọng nhất tôi đã rút ra được từ nghề dạy học là việc học hỏi thực sự đò hỏi không những về mặt lý trí mà cả về mặt cảm xúc và thể chất. Đó là lý do tại sao hình ảnh luôn luôn đánh bại sự bất động. Nếu bạn hành động và phạm lỗi, ít nhất bạn cũng học được một điều gì đó về mặt lý trí, cảm xúc hay thể chất. Một người cứ mải đi tìm kiếm một giải pháp “đúng” thường bị triệu chứng “tê liệt khả năng phân tích”, mà hiện tượng này thường ảnh hưởng rất nhiều những người tri thức. Dù gì đi nữa, chúng ta chỉ có thể học hỏi được từ những sai lầm của mình. Chúng ta đã từng học đi, học lái xe từ những cú ngã, té lên té xuống. Những ai sợ hãi không dám hành động, hay sợ phạm sai lầm có thể thông minh về mặt lý trí đó, nhưng về mặt cảm xúc và thể chất đã bị tê liệt và đần độn.
Cách đây vài năm, có một nghiên cứu về người giàu và người nghèo trên thế giới. Công trình nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem làm thế nào những người xuất thân từ nghèo đói có thể vươn lên thành những triệu phú, tỷ phú. Nghiên cứu đã rút ra kết luận những người này, dù là công dân của bất kỳ quốc gia nào, cũng đều có ba đặc tính riêng biệt như sau:
1. Họ có một tầm nhìn xa và một kế hoạch dài hạn.
2. Họ tin tưởng vào việc trì hoãn sự thỏa mãn cá nhân.
3. Họ sử dụng sức mạnh của tính phức hợp (kép) lợi
Nghiên cứu cho thấy những người này đều có cách suy nghĩ và sắp xếp kế hoạch cho những mục tiêu dài hạn. Họ biết rằng trước sau gì họ cũng đạt được sự thành công tài chánh nếu họ quyết tâm đi theo giấc mơ hay tầm nhìn đó. Họ sẵn sàng hy sinh ngắn hạn để đạt được những thành công dài hạn – mà đó chính là cơ sở của “việc trì hoãn sự thỏa mãn cá nhân”. Albert Einstein đã sửng sốt với cách tiền bạc có thể được nhân lên rất nhiều lần bằng sự lợi dụng sức mạnh của lãi suất kép. Ông cho rằng công thức tính lãi suất kép của tiền bạc là một trong những phát minh kỳ thú nhất của con người. Nghiên cứu này đã phân tích sâu hơn mức độ phức hợp không chỉ dừng lại ở tiền bạc. Nghiên cứu còn xác nhận quan điểm thực hiện những bước đi nhỏ bé… bởi vì những bước học hỏi nhỏ bé đó có thể đem lại những kết quả to lớn được nhân kép lên quan nhiều năm. Những người không làm gì cả, không đi một bước nào hết sẽ không có được sức mạnh đòn bẩy to lớn từ việc tích lũy những hiểu biết, kinh nghiệm được mang lại từ sự phức hợp của năm tháng hành động.
Nghiên cứu đó cũng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến cho nhiều người giàu có trở nên nghèo túng. Có nhiều gia đình tỷ phú đã mất hết toàn bộ gia sản tạo được qua ba thế hệ. Không ngạc nhiên, nghiên cứu này đã tìm thấy ở họ có những đặc tính sau:
1. Họ có tầm nhìn nông cạn và ngắn hạn.
2. Họ khao khát được thỏa mãn nhanh chóng.
3. Họ lạm dụng sức mạnh của tính phức hợp.
Ngày nay, tôi gặp nhiều người tỏ ra nản lòng với tôi bởi vì họ mong muốn tôi chỉ cho làm cách nào tạo ra nhiều tiền hơn. Họ không thích quan niệm suy nghĩ dài hạn. Nhiều người tuyệt vọng tìm kiếm những giải pháp ngắn hạn bởi vì họ có quá nhiều khó khăn tiền bạc như nợ tiêu dùng hoặc thiếu đầu tư, gây ra do nỗi khát khao không kiểm soát được những nhu cầu thỏa mãn tức thời của bản thân họ. Họ quan niệm “Hãy ăn, uống và tận hưởng những tháng năm tuyệt vời của tuổi trẻ”. Quan niệm đó đã dẫn đến chỗ lạm dụng sức mạnh của lãi suất kép, khiến họ bị mắc nợ nhiều hơn và lâu hơn mà lẽ ra họ nên tích lũy của cải về lâu về dài.
Họ muốn có câu trả lời nhanh và muốn tôi chỉ cho họ cách làm. Thay vì lắng nghe và xem xét “nên trở thành người như thế nào” để có thể “hành động” những gì cần phải làm là để đạt được sự giàu có, họ chỉ đi tìm kiếm những giải pháp nông nổi nhất thời để giải quyết những vấn đề lâu dài. Nói cách khác, có quá nhiều người cứ luôn ảo tưởng và sống theo triết lý “làm giàu nhanh”. Đối với những người đó, tôi chỉ biết chúc họ may mắn bởi vì đó chính là những gì họ cần.
MỘT MÁCH NƯỚC
Phần lớn chúng ta đều nghe những người nào biết viết xuống những mục tiêu của mình đều thành công hơn những người không chịu làm điều đó. Có một vị giáo viên tên là Raymond Aaron đến từ bang Ontario, Canada, thuyết trình về những đề tài như bán hàng, thiết lập mục tiêu, tăng thu nhập gấp đôi, và cách trở thành một đại lý mạng lưới tốt hơn. Ông ta có những quan điểm tuyệt vời và hết sức lý thú về các chủ đề này. Những quan điểm đó có thể giúp cho bạn đạt được nhiều hơn những gì bạn mong muốn trong thế giới kinh doanh và đầu tư.
Trong đề tài thiết lập mục tiêu, ông ta đưa ra một quan điểm tương tự như việc từng bước nhỏ thay vì nhảy những bước lớn đột ngột. Ông ta khuyến khích mọi người nên có những giấc mơ, những mong muốn to lớn lâu dài. Thế nhưng, khi đề cập đến việc thiết lập mục tiêu, thay vì tham lam cố đạt được hết các mục tiêu, ông ta chỉ đề nghị hạ thấp các mục tiêu xuống. Điều đó có nghĩa là chỉ nên thực hiện từng bước nhỏ một. Chẳng hạn, nếu tôi mong muốn có một thân hình đẹp, thay vì nhảy vọt, ông ta đề nghị bạn chỉ nên thực hiện ít thôi những gì bạn muốn làm. Thay vì đi tập thể dục cả giờ, bạn chỉ nên quyết tâm tập trong vòng 20 phút thôi; tức là nên thiết lập một mục tiêu đơn giản dễ dàng và cố quyết tâm thực hiện theo mục tiêu đó. Kết quả là thay vì bạn cảm thấy quá tải, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thừa sức thực hiện. Một khi bạn cảm thấy điều đó, bạn sẽ thấy mình năng đi tập tạ hơn, hay làm một thứ gì đó cần thiết có thể thay đổi lối sống của mình. Một điều kỳ lạ là tôi có thể đi tới đích bằng cách diễn đạt được những mục tiêu nhỏ bé lẻ tẻ đó, mà lẽ ra tôi sẽ bị đuối sức ngay nếu đặt ra mục tiêu quá tải ngay từ đầu. Nói tóm lại, hãy nuôi những ước mơ táo bạo và to lớn, nhưng hãy thực hiện từng chút từng chút một mỗi ngày, hãy đi từng bước nhỏ thay vì nhảy vọt trèo lên vách đá mục tiêu trước mặt mình. Hãy đặt ra những mục tiêu đơn giản hàng ngày có thể đạt được, sao cho một khi bạn đạt tới, bạn vẫn còn sức lực sung mãn giúp cho bạn tồn tại vững chãi trên con đường đi đến giấc mơ to lớn táo bạo của mình.
Một ví dụ về cách tôi đã thực hiện theo những mục tiêu đơn giản là tôi tự viết xuống cho mình sẽ phải tìm nghe hai cuộn băng cassette mỗi tuần. Tôi có thể nghe đi nghe lại một cuộn băng hay và thú vị, nhưng tôi coi nó nằm trong tổng số hai cuộn băng tôi cần nghe mỗi tuần. Hai vợ chồng tôi cũng viết xuống một mục tiêu là mỗi năm phải tham dự ít nhất hai lớp học về những đề tài trong thế giới nhóm C và Đ. Chúng tôi cùng đi du lịch với các chuyên viên về những đề tài nhóm C và Đ. Một lần nữ vẫn có thể học hỏi được trong lúc chơi, nghỉ ngơi hoặc ăn tối. Đó là những cách thực hiện những mục tiêu đơn giản, trong tầm tay, nhưng vẫn có thể tiến tới đạt được những ước mơ to lớn của mình. Tôi rất cảm ơn Ronald Aaron và cuộn băng của ông về cách thiết lập mục tiêu vốn đã giúp tôi rất nhiều để đạt được nhiều điều mà không bị căng thẳng hay mỏi mệt quá sức.
Giờ đây, mong các bạn hãy đọc tiếp, hãy tiếp tục nuôi những giấc mơ phi thường của mình, suy nghĩ một cách chiến lược lâu dài, nhưng hãy thực hiện mỗi ngày những mục tiêu nhỏ bé, trong tầm tay với từng bước đi chậm chạp nhưng vững chắc. Đó chính là chìa khóa của sự thành công lâu dài và cũng là mấu chốt của cuộc hành trình đi từ phía bên trái sang phía bên phải tứ đồ.
NẾU BẠN MUỐN GIÀU, HÃY THAY ĐỔI NHỮNG QUY TẮC CỦA MÌNH
Có một câu nói của tôi thường được mọi người trích dẫn “Các quy tắc đã thay đổi”. Khi mọi người nghe như thế, họ đều gật đầu đồng ý và phát biểu, “Đúng vậy, các quy tắc và luật lệ đã thay đổi, không còn giống như trước nữa”. Thế nhưng, họ vẫn tiếp tục làm theo những quy tắc cũ.
BÁO CÁO TÀI CHÁNH TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP
Khi tôi dạy một lớp học với chủ đề “Sắp xếp trật tự cuộc sống tài chánh của bạn”, tôiền vào những bản tóm tắt tài chánh của cá nhân họ. Điều đó thường dẫn đến một kinh nghiệm làm thay đổi cả đời người. Những bản tài chánh khác nào như những tia X-quang. Cả hai đều giúp cho bạn thấy được những gì mà mắt thường cảu bạn không nhìn ra được. Sau buổi học, cả lớp đã về nhà tự điền vào những bản tóm tắt tài chánh cá nhân của mình, từ đó có thể thấy được người nào đang bị “tình trạng ung thư tài chánh” và người nào mạnh khỏe về tiền bạn. Nhìn chung, những người gặp tình trạng ung thư tiền bạc thường là những người vẫn còn bám vào những quan điểm có từ thời đại Công nghiệp.
Lý do gì tôi nói như thế? Bởi vì trong thời đại Công nghiệp mọi người không cần phải “suy nghĩ về tương lai”. Những quy tắc thời đó là: “Hãy làm việc cần cù và chủ của anh hay chính phủ sẽ chăm sóc tương lai của anh”. Chính vì thế, rất nhiều người bạn của tôi và gia đình họ thường nói, “Hãy tìm một công việc nhà nước. Anh sẽ có nhiều phúc lợi bảo đảm”. Hoặc “Nhớ là chỗ công ty anh làm có một công đoàn lao động mạnh”. Những lời khuyên đó đã dựa trên cơ sở nhưng quan điểm, những quy tắc có từ thời đại Công nghiệp, mà tôi cho đó là một trạng thái tâm lý “đò hỏi quyền được hưởng”. Mặc dù những quy tắc đã thay đổi, nhiều người vẫn không chịu thay đổi những quan niệm, quy tắc cá nhân của mình, nhất là những quan điểm về tiền bạc. Họ chính là điều mà tôi muốn tìm hiểu khi đọc qua bản tóm tắt tài chánh cá nhân của một người, cho dù họ có ngày mai hay không.
BẠN CÓ NGÀY MAI KHÔNG?
Hãy giữ mọi thứ đơn giản – đó chính là điều tôi tìm kiếm từ một bảng tóm tắt tài chánh
Những người không có tài sản tạo ra nguồn thu nhập sẽ không có ngày mai. Tôi nhận thấy những người không có tài sản thường là những người làm việc cực nhọc vì một đồng lương để trang trải cho những chi phí sinh hoạt hàng tháng. Nếu bạn nhìn vào cột chi phí của hầu hết mọi người, hai chi phí tháng lớn nhất sẽ là thuế và tiền trả nợ. Bảng tóm tắt tài chánh của họ sẽ như thế này.
Nói cách khác, chính phủ và ngân hàng sẽ được trả trước khi họ được trả lương. Những người không thể kiểm soát đồng tiền bạc của mình thường không có tương lai tài chánh và sẽ không gặp nhiều rắc rối nghiêm trọng trong vòng vài năm tới.
Tại sao vậy? Một người chỉ đứng trong nhóm L có được rất ít sự che chắn bảo vệ trước các khoản thuế và nợ. Ngay cả người nhóm T cũng có thể làm được chút ít gì đó trước khi hai chứng bệnh ung thư tài chánh này.
Nếu bạn cảm thấy điều tôi nói không có nghĩa, tôi đề nghị bạn nên đọc quyển sách Dạy con làm giàu tập 1 sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn những gì tôi nói trên đây cũng như trong những chương kế tới.
Như đã được đề cập trong Dạy con làm giàu tập 1, có ba cấu trúc lưu lượng tiền bạc cơ bản: một củ người giàu, một của người nghèo, và một của giai cấp trung lưu.
Đây chính là cấu trúc của người nghèo.
Đây chính là cấu trúc của giai cấp trung lưu.
Cấu trúc này được xã hội chúng ta coi là “bình thường” và “thông minh”. Những người có cấu trúc tiền bạc này có thể có những công việc lương cao, nhà đẹp, xe hơi và thẻ tín dụng. Người bố giàu đã gọi đó là “giấc mơ của những người lao động”.
Khi tôi chơi trò chơi giáo dục của tôi, Cashflow, với những người lớn, họ thường gặp khó khăn. Tại sao vậy? Bởi vì họ được giới thiệu về kiến thức tài chánh, tức là sự hiểu biết các con số và ngôn ngữ tiền bạc. Trò chơi được chơi nhiều giờ, không phải vì chơi lâu mà vì những người chơi đang học một môn hoàn toàn mới lạ. Điều đó chẳng khác gì như học một sinh ngữ nước ngoài. Tin mừng là những kiến thức này có thể được học hỏi nhanh chóng, và sau đó trò chơi sẽ tự tăng tốc rất nhanh bởi vì người chơi trở nên khôn ngoan hơn. Những người lớn càng chơi nhiều chừng nào, họ càng trở nên khôn ngoan và nhạy bén hơn, đồng thời cảm thấy thú vị hơn.
Một điều khác cũng đồng thời xảy ra. Bởi vì họ giờ đây hiểu biết nhiều hơn về mặt tài chánh, nhiều người bắt đầu nhận ra tình trạng khó khăn tài chánh của chính mình, mặc dù cả xã hội vẫn coi họ có “tình trạng tài chánh bình thường”. Bạn thấy đó, một cậu trúc tiền bạc của người trung lưu được coi là bình thường trong thời đại Công nghiệp, nhưng thực chất lại hoàn toàn nguy hiểm trong thời đại Thông tin.
Nhiều người, một khi học hỏi và hiểu ra được trò chơi, liền bắt đầu tìm kiếm những giải pháp mới. Đó chính là một tiếng chuông đánh thức họ về tình trạng tiền bạc cá nhân của mình, chẳng khác nào một cơn đau tim nhè nhẹ là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của họ.
Ngay lúc hiểu biết đó, nhiều người bắt đầu suy nghĩ như một người giàu thay vì như một người lao động thuộc giai cấp trung lưu trước đây. Sau khi chơi trò chơi nhiều lần, một vài người bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ của họ như người giàu, và đi tìm một cấu trúc tiền bạc như thế này.
Đây là cách suy nghĩ lý trí mà người bố giàu mong muốn tôi và con của Người nên có từ khi còn nhỏ, và đó lày lý do tại sao Người đã không trả lương hay tăng lương cho chúng tôi. Người không bao giờ muốn chúng tôi bị dính mắc vào tư tưởng một công việc lương cao. Người muốn chúng tôi phát triển trí óc suy nghĩ về những tài sản và thu nhập mang lại từ mua bán tài sản, lãi cổ phiếu, tiền thuê nhà, lợi nhuận kinh doanh và bản quyền sở hữu trí tuệ.
Đối với những người muốn thành công trong thời đại Thông tin, họ càng phát triển hiểu biết về tiền bạc và sự khôn ngoan cảm tính theo cấu trúc này nhanh chừng nào thì họ sẽ cảm thấy ổn định hơn về mặt tài chánh và đạt được sự tự do tiền bạc nhanh chứng nấy. Trong một thế giới ngày càng bất ổn công ăn việc làm, cấu trúc tiền bạc này càng có ý nghĩa với tôi nhiều hơn. Và để đạt được cấu trúc đó, một người cần nhìn ra thế giới như một người thuộc nhóm C và Đ chứ không phải như người nhóm L và T.
Tôi cũng gọi đây là bảng tóm tắt tài chánh của thời đại Thông tin bởi vì thu nhập sẽ được tạo ra chủ yếu từ thông tin chứ không từ làm việc cực nhọc nữa. Những người làm việc cực nhọc về mặt thể chất sẽ được trả lương thấp nhất. Ngày hôm nay, sự thực đó đang xảy ra và sẽ tiếp tục như thế suốt chiều dài lịch sử.
Tuy nhiên, hiện tại khi mọi người nói, “Đừng làm việc cực nhọc mà hãy làm việc khôn ngoan”, họ không ám chỉ cách làm việc khôn ngoan trong nhóm L và T, mà thực sự là trong nhóm C và Đ. Đó chính là cách suy nghĩ của thời đại Thông tin, mà trong đó hiểu biết tài chánh và sự khôn ngoan cảm tính trở nên hết sức quan trọng không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.
NHƯ VẬY ĐÂU LÀ CÂU TRẢ LỜI?
Hiển nhiên câu trả lời của tôi là mong muốn bạn học cách suy nghĩ của người giàu, chứ không phải là người nghèo hay giai cấp trung lưu. Nói cách khác là suy nghĩ và nhìn thế giới như người nhóm C và Đ. Tuy nhiên, giải pháp không phải đơn giản chỉ bằng cách quay lại trường học và kiềm thêm một số bằng cấp khác. Để thành công trong nhóm C và Đ đò hỏi phải có sự thông minh về tài chánh, hệ thống và cảm xúc. Những điều đó không thể nào học được ở trường lớp.
Lý do tại sao những sự khôn ngoan này khó học hỏi là bởi vì phần lớn mọi người đã bị “vướng mắc” vào nếp suy nghĩ và lối sống theo kiểu “làm việc cần cù và tiêu xài”. Họ cảm thấy lo lắng về tiền bạc, cho nên họ càng lao vào công việc và làm quần quật suốt đời. Họ về nhà, nghe tin thị trường chứng khoán cứ trồi lên sụt xuống. Nỗi lo lắng cứ cồn cào trong lòng họ, cho nên họ đi mua một căn nhà mới, một chiếc xe mới hay đi ra ngoài chơi gôn để có thể né tránh nỗi lo ấy trong lòng align=”justify”>Vấn đề ở chỗ là nỗi lo ấy không biến mất mà cứ quay lại với họ vào sáng hôm sau.
LÀM SAO BẠN CÓ THỂ BẮT ĐẦU SUY NGHĨ NHƯ MỘT NGƯỜI GIÀU?
Mọi người thường hỏi tôi làm sao có thể bắt đầu suy nghĩ như một người giàu. Tôi luôn đề nghị họ nên bắt đầu nhỏ và tìm kiếm học hỏi, hơn là chạy ra ngoài đi tìm mua một quỹ hỗ tương hay một căn hộ cho thuê. Nếu như mọi người có thể nghiêm túc trong chuyện học hỏi và huấn luyện mình để có thể suy nghĩ như một người giàu, tôi xin đề nghị trò chơi của tôi với bạn, bộ Crashflow.
Tôi đã sáng tạo ra trò chơi đó hầu như có thể giúp mọi người phát triển sự khôn ngoan tiền bạc của mình. Trò chơi đó nhằm đào tạo mọi người về mặt lý trí, thể chất và cảm tính cần thiết giúp cho họ có thể từ từ thay đổi cách suy nghĩ của một người giàu. Trò chơi dạy cho mọi người suy nghĩ về những điều mà người bố giàu của tôi cho là quan trọng mà không phải là mức lương cao hay một căn hộ lớn.
LƯU LƯỢNG TIỀN BẠC CHỨ KHÔNG PHẢI TIỀN SẼ XOA DỊU SỰ LO LẮNG
Vật lộn với tiền bạc và nghèo túng là những vấn đề tài chánh đáng lo thực sự. Chúng là những cái vòng tư tưởng và cảm xúc luẩn quẩn khiến cho mọi người cứị dính kẹt vào đó. Tôi gọi đó là rat race. Nếu không làm đứt những xiềng xích tư tưởng và cảm xúc đó, cấu trúc đó vẫn sẽ không bị sứt mẻ gì cả.
Cách đây vài tháng, tôi đã giúp đỡ cho một vị giám đốc ngân hàng phá vỡ được cấu trúc tiền bạc khó khăn của ông ta. Tôi không phải là một bác sĩ trị liệu, nhưng tôi có kinh nghiệm trong việc phá vỡ những thói quen tiền bạc của mình đã bị gia đình tôi tiêm nhiễm.
Vị giám đốc ngân hàng này có mức lương mỗi năm hơn 120.000 đô, nhưng cứ luôn gặp khó khăn về tiền bạc. Ông ta có một gia đình thật lý tưởng, một ngôi nhà lớn, một căn hộ nghỉ mát, ba chiếc xe hơi… Trông bề ngoài ông ta có vẻ như một vị giám đốc giàu có. Thế nhưng khi tôi nhìm vào bản tóm tắt tài chánh cá nhân của ông, tôi nhận thấy ngay ông đang có triệu chứng ung thư tiền bạc, mà triệu chứng đó sẽ bộc phát trong vòng vài năm tới nếu như ông không thay đổi các sống của mình.
Lần đầu tiên khi ông ta và vợ chơi trò Crashflow, ông ta đã gặp khó khăn và bồn chồn không tự chủ được. Đầu óc của ông cứ lan man khiến ông không thể nắm vững trò chơi. Sau 4 giờ chơi, ông ta vẫn bị kẹt. Mọi người khác đã chơi xong, thế nhưng ông ta vẫn còn luẩn quẩn trong vòng chuột[17] (rat race).
Chúng tôi dọn dẹp trò chơi sang một bên và tôi hỏi ông ta điều gì đã xảy ra với ông. Ông ta chỉ trả lời là trò chơi đó quá khó, quá chậm và quá tẻ nhạt. Tôi liền nhắc nhở với ông ta những gì tôi đã bảo với mọi người trước khi chơi: mọi trò chơi đều là sự phản ánh nội tâm người chơi. Nói cách khác, trò chơi giống như một tấm gương có thể giúp cho bạn tìm thấy được chính mình.
Lời nói đó của tôi làm cho ông ta giận dữ, cho nên tôi chỉ hỏi ông ta có định sắp xếp trật tự cuộc sống tiền bạc của mình hay không. Ông ta trả lời vẫn còn ý định đó. Tôi liền mời ông ta và vợ của ông, người trái lại rất thích trò chơi đó, quay lại một dịp khác để chơi với một nhóm đầu tư mà tôi đang hướng dẫn.
Một tuần sau, ông ta miễn cưỡng đến lớp. Lần này, một vài tia sáng bắt đầu lóe lên trong đầu ông ta. Đối với ông, phần kế toán thật dễ dàng cho nên tự nhiên ông rất ngăn nắp và rõ ràng với những con số vốn là một yếu tố quan trọng giúp cho trò chơi có giá trị của nó. Thế nhưng giờ đây, ông bắt đầu hiểu ra thế giới kinh doanh và đầu tư. Ông có thể “thấy” bằng đầu óc cách sống của chính mình và những gì ông đang làm khiến cho ông gặp khó khăn về tài chánh. Ông ta vẫn không thể chơi xong sau 4 giờ liên tục, thế nhưng ông ta đã có thể bắt đầu học hỏi. Khi rời khỏi lớp, ông ta cho tôi biết sẽ tự mình quay trở lại.
Lần gặp thứ ba, ông đã trở thành một con người hoàn toàn mới. Giờ đây ông làm chủ trò chơi, phần kế toán và những khoản đầu tư của mình. Sự tự tin của ông tăng lên, và lần này ông đã thoát khỏi “vòng chuột” và nhảy vào “vòng nhanh”. Khi ông rời khỏi lớp, ông đã mua trò chơi và nói, “Tôi sẽ dạy cho bọn trẻ nhà tôi”.
Lần gặp thứ tư, ông ta cho tôi biết ông đã giảm thiểu những chi phí cá nhân, thay đổi thói quen tiêu xài trước đây, vứt bỏ nhiều thẻ tín dụng, và chủ động học hỏi đầu tư cũng như ra sức xây dựng cột tài sản của chính mình. Giờ đây, cách suy nghĩ của ông ta hoàn toàn là lối suy nghĩ của một người đương đại sống trong thời đại Thông tin.
Lần gặp thứ năm, ông chơi thử trò chơi Crashflow 202, là một phiên bản cao cấp dành cho những ai đã thành thạo Crashflow 101. Ông ta sẵn sàng và nóng lòng muốn tham gia cuộc chơi tốc độ và rủi ro của những người nhóm C và Đ thực sự. Điều vui nhất là ông ta đã làm chủ và kiểm soát được tương lai tài chánh của mình. Người đàn ông đó hoàn toàn khác hẳn với người đàn ông đã từng yêu cầu tôi làm cho trò chơi Crashflow dễ hơn khi ông ta chơi lần đầu trước đây. Tôi đã bảo với ông ta rằng nếu ông ta muốn một trò chơi dễ hơn, ông ta nên chơi trò Tỷ phú cũng vốn là một trò chơi giáo dục tuyệt vời. Chỉ vài tuần sau, thay vì đòi hỏi trò chơi dễ hơn, ông ta đã chủ động tìm kiếm những thử thách to lớn hơn và lạc quan về tương lai tiền bạc của mình.
Ông ta đã tự thay đổi mình không chỉ về mặt lý trí mà cả về mặt cảm tính (vốn quan trọng nhất) nhờ vào hiệu quả của một quá trình học hỏi được lặp đi lặp lại từ trò chơi. Theo tôi, hình thức trò chơi là một công ty dạy học ưu việt bởi vì nó đòi hỏi người chơi hoàn toàn tham gia vào quá trình học hỏi trong khi vẫn có sự thích thú sôi động. Hình thức trò chơi đòi hỏi người chơi tham gia mọi mặt của mình, từ lý trí, cảm xúc cho đến thể chất.
7 BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG SANG BÊN PHẢI CỦA KIM TỨ ĐỒ