Sự tương tác của một mạng lưới cũng không khác gì so với một ngôi sao sắp nổi tại Hollywood: Vô danh thậm chí còn tệ hơn cả thất bại. Như vậy bạn lúc nào cũng phải tìm cách liên hệ với mọi người, lúc ăn sáng, ăn trưa, hay bất cứ cơ hội nào. Như vậy là nếu một cuộc gặp gỡ này không thành công thì bạn còn có đến sáu cuộc gặp tương tự như vậy trong suốt một tuần.
Nguyên tắc hàng đầu khi xây dựng mạng lưới, hãy nhớ: Không bao giờ được biến mất.
Phải điền kín lịch với những cuộc gặp gỡ xã giao, hội thảo, sự kiện. Là một người mới gia nhập, bạn càng phải làm việc vất vả để tạo chỗ đứng và được mọi người nhớ tới trong cái mạng lưới bạn bè người quen ngày càng nhiều.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để trình bày cụ thể ý mình. Cách đây vài năm, tôi có cơ hội đi cùng một chuyến với cựu Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton trên chiếc máy bay quân đội C130, bay dọc ngang vùng Tây nam nước Mỹ để tham dự các sự kiện chính trị. Bà thức dậy từ 5 giờ sáng và gọi điện thoại về khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ. Bà đọc ít nhất 4 hay 5 bài diễn văn, tham dự vài buổi tiệc nhẹ và tranh thủ lúc này để làm quen với rất nhiều người, viếng thăm nhiều nơi chăm sóc người già. Trong ngày có thể bà phải bắt tay ít nhất 2.000 lần. Và đến tối khuya, khi hầu hết chúng tôi đã phải lê lết để về lại chiếc Air Force One, bà vẫn tập trung nhân viên lại, ngồi xếp bằng, và bắt đầu tán gẫu, kể chuyện cười về những sự kiện trong ngày. Sau khoảng chừng một giờ thư giãn như vậy, bà Clinton sẽ chuyển sang lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Cho dù bạn ủng hộ đảng nào, bạn cũng phải kính trọng sự quyết tâm và thái độ làm việc nghiêm túc như thế này. Tôi cảm thấy kinh ngạc trước khả năng nhớ tên những cá nhân bà gặp trong chuyến làm việc. Bản thân tôi còn không thể nhớ hết được tên những người cùng đi trong đoàn.
Những ví dụ về sự kiên trì và quyết tâm như thế này có thể bắt gặp ở khắp nơi. Những vị anh hùng của tôi, do ảnh hưởng của cá nhân tôi, đều là những người đi lên từ tầng lớp thấp. Một người bạn là CEO xuất thân từ một gia đình công nhân ở miền Trung nước Mỹ – cha của ông, cũng như cha tôi, là một công nhân lao động suốt hơn 40 năm. Vị CEO này sẽ nói cho bạn biết ông không phải là người thông minh nhất trong những nơi ông xuất hiện, ông không được học tại những trường danh tiếng nhất nước như các đồng nghiệp khác, và ông cũng không cố leo cột mỡ với sự giúp sức của gia đình. Nhưng lúc này ông là một trong những CEO được kính trọng nhất trong ngành.
Công thức thành công của ông không phức tạp, nhưng nó rất khắc nghiệt. Ông nói chuyện với ít nhất 50 người mỗi ngày. Ông dành nhiều giờ trong tuần để đi xuống các xưởng sản xuất nói chuyện với các nhân viên ở mọi cấp bậc. Nếu bạn gửi email đến ông hoặc trợ lý của ông, bạn có thể chắc chắn sẽ nhận được hồi đáp trong vòng vài tiếng đồng hồ. Ông nhận định rằng thành công hôm nay là nhờ thái độ làm việc của một người công nhân và sự nhạy cảm được cha mình truyền lại. Khi nhắc đến những người đồng nghiệp văn phòng cứng nhắc của mình, ông có lần nói với tôi rằng trong khi ông học được từ họ những gì họ biết, họ sẽ không bao giờ có cơ hội học được từ ông những gì ông biết.
Quay lại vấn đề, bạn phải lao động vất vả để có thể thành công khi tiếp xúc với mọi người, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải làm việc cả ngày. Bạn phải phân biệt giữa hai khái niệm này. Nhiều người cho rằng để xây dựng được một mạng lưới, họ cần phải dành 18 giờ mỗi ngày để cặm cụi tham dự các cuộc hội họp hay cần mẫn gọi điện thoại. Nếu tôi đang cặm cụi hay chỉ là cảm giác mình đang phải cặm cụi, thì cũng đồng nghĩa là tôi đang không làm việc, hoặc là làm việc không đúng cách. Hay có thể tôi đã chọn sai nghề mất rồi. Xây dựng một mạng lưới bạn bè và người quen chính là xây dựng các mối quan hệ và tạo tình bạn. Công việc này phải thú vị, và không chiếm nhiều thời gian. Một khi mạng lưới đã được xác định, các mục tiêu cuộc sống đã được viết ra, bạn sẽ thấy rằng mình có rất nhiều thời gian để thực hiện những gì cần thiết.
Làm thế nào tôi gặp được hết những người tôi muốn gặp trong vòng một tuần? Có người đã nhận xét một cách cay độc rằng “Tôi chắc phải tự nhân bản thì mới tham dự được hết những cuộc họp như ông.”
“Ah, anh gần đúng rồi đó,” tôi đáp lại. “Tôi không tự nhân bản mình. Tôi nhân bản các sự kiện.”
Để tôi giải thích cho bạn rõ hơn. Cách đây vài tháng, tôi bay đến New York để làm một số công việc trong hai ngày. Tôi có một số người quen tại New York mà tôi muốn tranh thủ để gặp: một khách hàng cũ đồng thời cũng là bạn, trước đây làm chủ tịch công ty Lego, còn bây giờ đang phân vân nên làm gì với những tháng ngày còn lại trong đời; một Giám đốc sản xuất của Broadway Video mà tôi muốn gặp để bàn về một chương trình giải trí trên TV cho một khách hàng của tôi tài trợ; và một người bạn thân mà lâu rồi tôi không gặp.
Tôi có hai ngày, cần gặp ba người, mà tôi chỉ có một khoảng thời gian trống ngắn ngủi. Tôi phải làm thế nào đây?
Tôi “nhân bản” buổi ăn tối và mời cả ba người cùng tham dự. Mọi người đều được lợi khi có cơ hội quen thêm nhiều người, và tôi cũng đủ thời gian để gặp hết tất cả, thậm chí biết đâu còn thu lại được những ý kiến đóng góp sáng tạo cho chương trình TV sắp tới . Bạn tôi là một người có óc hài hước rất vui, chắc chắn sẽ thấy thích được làm quen với nhóm người này, đồng thời lại có thể làm cho buổi gặp gỡ công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.
Tôi hẹn bạn tôi đến sớm hơn khoảng nửa tiếng tại khách sạn tôi đang lưu trú để có thêm chút thời gian riêng tư. Và nếu như những chi tiết về dự án sắp tới mà tôi phải bàn với vị giám đốc sản xuất còn trong vòng bí mật, tôi có thể thu xếp thêm một chút thời gian riêng với ông sau bữa ăn tối.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi luôn luôn tìm cách đưa những người khác cùng tham gia vào những gì tôi đang làm. Điều này tốt cho họ, tốt cho tôi, và tốt cho tất cả những ai muốn mở rộng mối quan hệ bạn bè của họ. Đôi khi tôi rủ những ứng viên khả dĩ cùng đi tập thể dục và trao đổi phỏng vấn ngay khi đang chạy bộ. Thay vì kêu mọi người ngồi nghiêm túc tham gia một cuộc họp nhân viên, tôi thỉnh thoảng đề nghị họ đi cùng xe ra sân bay. Tôi tìm ra những cách khác nhau để nhân đôi nhân ba ngày làm việc của mình bằng cách làm nhiều việc cùng lúc. Và trong quá trình làm việc, tôi đã gắn kết những người trong các mắt xích khác nhau của “mạng lưới” lại với nhau.
Bạn càng tạo dựng được nhiều mối quan hệ, thì bạn lại càng có thêm nhiều cơ hội để xây dựng thêm mối quan hệ. Robert Metcalfe, người sáng lập Ethernet, đã phát biểu: “Giá trị của mạng lưới tăng cường ứng với bình phương số người tham gia trong mạng lưới.” Trong trường hợp của Internet, thì cứ mỗi khi có thêm một chiếc máy tính, thêm một máy chủ, thêm một người sử dụng thì lại càng mở rộng cơ hội cho những người cũ đã gia nhập mạng lưới. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi bạn xây dựng mạng lưới các mối quan hệ. Mạng lưới càng lớn thì càng hấp dẫn, và lại càng phát triển nhanh chóng hơn. Đó là lý do tại sao tôi so sánh mạng lưới giống như cơ bắp – càng luyện tập thì càng phát triển.
Nhân bản kiểu này là một cách để bảo đảm những cuộc gặp gỡ đều mang lại kết quả. Nếu tôi sắp đi gặp một người tôi không biết rõ, tôi có thể mời thêm một người mà tôi hiểu rõ, để bảo đảm rằng trong trường hợp nào thì cuộc gặp mặt này cũng không phải là thời gian chết vô ích. Dẫn theo những người mà bạn đang đỡ đầu chẳng hạn có thể là một cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng vô nghĩa tại những cuộc họp, đồng thời bạn tạo cho họ cơ hội học hỏi tuyệt vời. Họ có thời gian trao đổi trực tiếp với tôi, có cơ hội tận mắt nhìn thấy cách làm việc trong môi trường kinh doanh, và tôi thì cố gắng đảm bảo lý do buổi họp được tuân thủ xác đáng. Trong đa số trường hợp, những anh bạn trẻ này cũng có thể đóng góp ít nhiều vào cuộc họp. Đừng coi thường khả năng sáng tạo của những người trẻ.
Khi bạn cũng thử làm như tôi, nhớ phải chú ý đến sự hòa hợp giữa các cá nhân. Bạn có lơ mơ thấy rằng ai hợp với ai không? Điều này không có nghĩa là mọi người phải cùng chung gốc gác hay suy nghĩ. Trên thực tế, sự kết hợp những cá nhân có tính cách hay nghề nghiệp khác nhau có thể tạo nên một tổ hợp tuyệt vời. Hãy tin tưởng vào linh cảm của mình. Một bài trắc nghiệm đơn giản mà tôi áp dụng là tự hỏi bản thân liệu mình có cảm thấy vui vẻ không. Nếu câu trả lời là có, thì đây đã là một dấu hiệu tốt cho thấy mọi việc sẽ ổn thỏa.
Lâu nay bạn có mời đồng nghiệp đi ăn trưa không? Sao bạn không mời họ ngay hôm nay – thêm vài người từ nhiều phòng ban khác nhau trong hay ngoài công ty. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có được một mạng lưới bạn vè và người quen ngày càng rộng.
Rút kinh nghiệm từ thất bại
Mặc dù là một tổng thống vĩ đại và rất thành công, Abraham Lincoln rất hay bị thua cuộc. Lincoln đã trải qua rất nhiều thất bại trong công việc kinh doanh, chính trị và đời sống riêng. Nhưng ông không bao giờ để những thất bại này làm nhụt chí tiến đến mục tiêu của mình.
Lincoln thất bại trong kinh doanh. Lincoln thất bại khi làm nông dân. Ông thua cuộc khi tranh cử dân biểu. Ông gặp vấn đề về mặt tinh thần. Ông bị từ chối khi xin làm nhân viên địa chính. Khi cuối cùng ông được bầu làm dân biểu, ông lại thua khi tranh chức chủ tịch hạ viện. Ông tranh cử vào Quốc hội nhưng lại thất bại. Ông tranh chức Thượng nghị sĩ rồi lại mất chức. Ông tranh chức phó tổng thống nhưng cũng thua. Ông tranh chức Thượng nghị sĩ và lại thua nữa. Và, đến khi ông được bầu làm tổng thống, thì cái đất nước chờ đợi ông lại bị tách biệt làm đôi. Nhưng đến lúc này thì tất cả những hành động, những kinh nghiệm, những mối quan hệ mà ông tạo dựng qua thời gian đã giúp ông định hướng tương lai đất nước và trở thành một huyền thoại của nước Mỹ.
Tôi muốn nói là đằng sau mỗi một con người thành công là một loạt những thất bại. Nhưng sự ngoan cường, bền bỉ như Lincoln có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn này. Lincoln hiểu rất rõ rằng con đường duy nhất để đứng lên, bước tiếp, biến mục tiêu thành thực tiễn, là phải học từ thất bại và kiên trì tiếp tục.
Sự tương tác của một mạng lưới cũng không khác gì so với một ngôi sao sắp nổi tại Hollywood: Vô danh thậm chí còn tệ hơn cả thất bại. Như vậy bạn lúc nào cũng phải tìm cách liên hệ với mọi người, lúc ăn sáng, ăn trưa, hay bất cứ cơ hội nào. Như vậy là nếu một cuộc gặp gỡ này không thành công thì bạn còn có đến sáu cuộc gặp tương tự như vậy trong suốt một tuần.
Nguyên tắc hàng đầu khi xây dựng mạng lưới, hãy nhớ: Không bao giờ được biến mất.
Phải điền kín lịch với những cuộc gặp gỡ xã giao, hội thảo, sự kiện. Là một người mới gia nhập, bạn càng phải làm việc vất vả để tạo chỗ đứng và được mọi người nhớ tới trong cái mạng lưới bạn bè người quen ngày càng nhiều.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để trình bày cụ thể ý mình. Cách đây vài năm, tôi có cơ hội đi cùng một chuyến với cựu Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton trên chiếc máy bay quân đội C130, bay dọc ngang vùng Tây nam nước Mỹ để tham dự các sự kiện chính trị. Bà thức dậy từ 5 giờ sáng và gọi điện thoại về khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ. Bà đọc ít nhất 4 hay 5 bài diễn văn, tham dự vài buổi tiệc nhẹ và tranh thủ lúc này để làm quen với rất nhiều người, viếng thăm nhiều nơi chăm sóc người già. Trong ngày có thể bà phải bắt tay ít nhất 2.000 lần. Và đến tối khuya, khi hầu hết chúng tôi đã phải lê lết để về lại chiếc Air Force One, bà vẫn tập trung nhân viên lại, ngồi xếp bằng, và bắt đầu tán gẫu, kể chuyện cười về những sự kiện trong ngày. Sau khoảng chừng một giờ thư giãn như vậy, bà Clinton sẽ chuyển sang lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Cho dù bạn ủng hộ đảng nào, bạn cũng phải kính trọng sự quyết tâm và thái độ làm việc nghiêm túc như thế này. Tôi cảm thấy kinh ngạc trước khả năng nhớ tên những cá nhân bà gặp trong chuyến làm việc. Bản thân tôi còn không thể nhớ hết được tên những người cùng đi trong đoàn.
Những ví dụ về sự kiên trì và quyết tâm như thế này có thể bắt gặp ở khắp nơi. Những vị anh hùng của tôi, do ảnh hưởng của cá nhân tôi, đều là những người đi lên từ tầng lớp thấp. Một người bạn là CEO xuất thân từ một gia đình công nhân ở miền Trung nước Mỹ – cha của ông, cũng như cha tôi, là một công nhân lao động suốt hơn 40 năm. Vị CEO này sẽ nói cho bạn biết ông không phải là người thông minh nhất trong những nơi ông xuất hiện, ông không được học tại những trường danh tiếng nhất nước như các đồng nghiệp khác, và ông cũng không cố leo cột mỡ với sự giúp sức của gia đình. Nhưng lúc này ông là một trong những CEO được kính trọng nhất trong ngành.
Công thức thành công của ông không phức tạp, nhưng nó rất khắc nghiệt. Ông nói chuyện với ít nhất 50 người mỗi ngày. Ông dành nhiều giờ trong tuần để đi xuống các xưởng sản xuất nói chuyện với các nhân viên ở mọi cấp bậc. Nếu bạn gửi email đến ông hoặc trợ lý của ông, bạn có thể chắc chắn sẽ nhận được hồi đáp trong vòng vài tiếng đồng hồ. Ông nhận định rằng thành công hôm nay là nhờ thái độ làm việc của một người công nhân và sự nhạy cảm được cha mình truyền lại. Khi nhắc đến những người đồng nghiệp văn phòng cứng nhắc của mình, ông có lần nói với tôi rằng trong khi ông học được từ họ những gì họ biết, họ sẽ không bao giờ có cơ hội học được từ ông những gì ông biết.
Quay lại vấn đề, bạn phải lao động vất vả để có thể thành công khi tiếp xúc với mọi người, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải làm việc cả ngày. Bạn phải phân biệt giữa hai khái niệm này. Nhiều người cho rằng để xây dựng được một mạng lưới, họ cần phải dành 18 giờ mỗi ngày để cặm cụi tham dự các cuộc hội họp hay cần mẫn gọi điện thoại. Nếu tôi đang cặm cụi hay chỉ là cảm giác mình đang phải cặm cụi, thì cũng đồng nghĩa là tôi đang không làm việc, hoặc là làm việc không đúng cách. Hay có thể tôi đã chọn sai nghề mất rồi. Xây dựng một mạng lưới bạn bè và người quen chính là xây dựng các mối quan hệ và tạo tình bạn. Công việc này phải thú vị, và không chiếm nhiều thời gian. Một khi mạng lưới đã được xác định, các mục tiêu cuộc sống đã được viết ra, bạn sẽ thấy rằng mình có rất nhiều thời gian để thực hiện những gì cần thiết.
Làm thế nào tôi gặp được hết những người tôi muốn gặp trong vòng một tuần? Có người đã nhận xét một cách cay độc rằng “Tôi chắc phải tự nhân bản thì mới tham dự được hết những cuộc họp như ông.”
“Ah, anh gần đúng rồi đó,” tôi đáp lại. “Tôi không tự nhân bản mình. Tôi nhân bản các sự kiện.”
Để tôi giải thích cho bạn rõ hơn. Cách đây vài tháng, tôi bay đến New York để làm một số công việc trong hai ngày. Tôi có một số người quen tại New York mà tôi muốn tranh thủ để gặp: một khách hàng cũ đồng thời cũng là bạn, trước đây làm chủ tịch công ty Lego, còn bây giờ đang phân vân nên làm gì với những tháng ngày còn lại trong đời; một Giám đốc sản xuất của Broadway Video mà tôi muốn gặp để bàn về một chương trình giải trí trên TV cho một khách hàng của tôi tài trợ; và một người bạn thân mà lâu rồi tôi không gặp.
Tôi có hai ngày, cần gặp ba người, mà tôi chỉ có một khoảng thời gian trống ngắn ngủi. Tôi phải làm thế nào đây?
Tôi “nhân bản” buổi ăn tối và mời cả ba người cùng tham dự. Mọi người đều được lợi khi có cơ hội quen thêm nhiều người, và tôi cũng đủ thời gian để gặp hết tất cả, thậm chí biết đâu còn thu lại được những ý kiến đóng góp sáng tạo cho chương trình TV sắp tới . Bạn tôi là một người có óc hài hước rất vui, chắc chắn sẽ thấy thích được làm quen với nhóm người này, đồng thời lại có thể làm cho buổi gặp gỡ công việc trở nên nhẹ nhàng hơn.
Tôi hẹn bạn tôi đến sớm hơn khoảng nửa tiếng tại khách sạn tôi đang lưu trú để có thêm chút thời gian riêng tư. Và nếu như những chi tiết về dự án sắp tới mà tôi phải bàn với vị giám đốc sản xuất còn trong vòng bí mật, tôi có thể thu xếp thêm một chút thời gian riêng với ông sau bữa ăn tối.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi luôn luôn tìm cách đưa những người khác cùng tham gia vào những gì tôi đang làm. Điều này tốt cho họ, tốt cho tôi, và tốt cho tất cả những ai muốn mở rộng mối quan hệ bạn bè của họ. Đôi khi tôi rủ những ứng viên khả dĩ cùng đi tập thể dục và trao đổi phỏng vấn ngay khi đang chạy bộ. Thay vì kêu mọi người ngồi nghiêm túc tham gia một cuộc họp nhân viên, tôi thỉnh thoảng đề nghị họ đi cùng xe ra sân bay. Tôi tìm ra những cách khác nhau để nhân đôi nhân ba ngày làm việc của mình bằng cách làm nhiều việc cùng lúc. Và trong quá trình làm việc, tôi đã gắn kết những người trong các mắt xích khác nhau của “mạng lưới” lại với nhau.
Bạn càng tạo dựng được nhiều mối quan hệ, thì bạn lại càng có thêm nhiều cơ hội để xây dựng thêm mối quan hệ. Robert Metcalfe, người sáng lập Ethernet, đã phát biểu: “Giá trị của mạng lưới tăng cường ứng với bình phương số người tham gia trong mạng lưới.” Trong trường hợp của Internet, thì cứ mỗi khi có thêm một chiếc máy tính, thêm một máy chủ, thêm một người sử dụng thì lại càng mở rộng cơ hội cho những người cũ đã gia nhập mạng lưới. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi bạn xây dựng mạng lưới các mối quan hệ. Mạng lưới càng lớn thì càng hấp dẫn, và lại càng phát triển nhanh chóng hơn. Đó là lý do tại sao tôi so sánh mạng lưới giống như cơ bắp – càng luyện tập thì càng phát triển.
Nhân bản kiểu này là một cách để bảo đảm những cuộc gặp gỡ đều mang lại kết quả. Nếu tôi sắp đi gặp một người tôi không biết rõ, tôi có thể mời thêm một người mà tôi hiểu rõ, để bảo đảm rằng trong trường hợp nào thì cuộc gặp mặt này cũng không phải là thời gian chết vô ích. Dẫn theo những người mà bạn đang đỡ đầu chẳng hạn có thể là một cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng vô nghĩa tại những cuộc họp, đồng thời bạn tạo cho họ cơ hội học hỏi tuyệt vời. Họ có thời gian trao đổi trực tiếp với tôi, có cơ hội tận mắt nhìn thấy cách làm việc trong môi trường kinh doanh, và tôi thì cố gắng đảm bảo lý do buổi họp được tuân thủ xác đáng. Trong đa số trường hợp, những anh bạn trẻ này cũng có thể đóng góp ít nhiều vào cuộc họp. Đừng coi thường khả năng sáng tạo của những người trẻ.
Khi bạn cũng thử làm như tôi, nhớ phải chú ý đến sự hòa hợp giữa các cá nhân. Bạn có lơ mơ thấy rằng ai hợp với ai không? Điều này không có nghĩa là mọi người phải cùng chung gốc gác hay suy nghĩ. Trên thực tế, sự kết hợp những cá nhân có tính cách hay nghề nghiệp khác nhau có thể tạo nên một tổ hợp tuyệt vời. Hãy tin tưởng vào linh cảm của mình. Một bài trắc nghiệm đơn giản mà tôi áp dụng là tự hỏi bản thân liệu mình có cảm thấy vui vẻ không. Nếu câu trả lời là có, thì đây đã là một dấu hiệu tốt cho thấy mọi việc sẽ ổn thỏa.
Lâu nay bạn có mời đồng nghiệp đi ăn trưa không? Sao bạn không mời họ ngay hôm nay – thêm vài người từ nhiều phòng ban khác nhau trong hay ngoài công ty. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có được một mạng lưới bạn vè và người quen ngày càng rộng.
Rút kinh nghiệm từ thất bại
Mặc dù là một tổng thống vĩ đại và rất thành công, Abraham Lincoln rất hay bị thua cuộc. Lincoln đã trải qua rất nhiều thất bại trong công việc kinh doanh, chính trị và đời sống riêng. Nhưng ông không bao giờ để những thất bại này làm nhụt chí tiến đến mục tiêu của mình.
Lincoln thất bại trong kinh doanh. Lincoln thất bại khi làm nông dân. Ông thua cuộc khi tranh cử dân biểu. Ông gặp vấn đề về mặt tinh thần. Ông bị từ chối khi xin làm nhân viên địa chính. Khi cuối cùng ông được bầu làm dân biểu, ông lại thua khi tranh chức chủ tịch hạ viện. Ông tranh cử vào Quốc hội nhưng lại thất bại. Ông tranh chức Thượng nghị sĩ rồi lại mất chức. Ông tranh chức phó tổng thống nhưng cũng thua. Ông tranh chức Thượng nghị sĩ và lại thua nữa. Và, đến khi ông được bầu làm tổng thống, thì cái đất nước chờ đợi ông lại bị tách biệt làm đôi. Nhưng đến lúc này thì tất cả những hành động, những kinh nghiệm, những mối quan hệ mà ông tạo dựng qua thời gian đã giúp ông định hướng tương lai đất nước và trở thành một huyền thoại của nước Mỹ.
Tôi muốn nói là đằng sau mỗi một con người thành công là một loạt những thất bại. Nhưng sự ngoan cường, bền bỉ như Lincoln có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn này. Lincoln hiểu rất rõ rằng con đường duy nhất để đứng lên, bước tiếp, biến mục tiêu thành thực tiễn, là phải học từ thất bại và kiên trì tiếp tục.