Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đừng bao giờ đi ăn một mình

CHƯƠNG 15: Kết nối với người nối kết

Tác giả: Keith Ferrazzi

Chúng ta đã quá quen với khái niệm “cách nhau sáu bước”, cho rằng giữa người này và người kia trên thế giới này chỉ thật sự cách nhau sáu bước. Sao thế nhỉ? Bởi vì có những bước (hay người) quen biết nhiều, rất nhiều người hơn bình thường.

Chúng ta hãy tạm gọi họ là người siêu nối kết. Trong chúng ta ai cũng biết ít nhất một người như vậy, một người có vẻ như biết tất cả mọi người khác và ngược lại được tất cả mọi người biết đến. Bạn có thể thấy đa số những người siêu nối kết này là chuyên viên tuyển dụng, người vận động hành lang, người kêu gọi đóng góp cho quỹ từ thiện, chính trị gia, nhà báo, chuyên gia quan hệ công chúng, vì bản chất công việc yêu cầu họ phải có những đặc tính riêng. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy rằng những người này cần được đặt vào vị trí trung tâm của bất cứ mạng lưới nào.

Những người này có thể đóng góp được rất nhiều cho mạng lưới của bạn, giống như vai trò của Michael Jordan trong bóng rổ, và Tiger Woods trên sân golf. Vậy, thật sự họ là ai, và làm thế nào bạn thuyết phục họ trở thành một thành viên sáng giá trong nhóm bạn bè cộng sự của mình?

Malcolm Gladwell đã trình bày lại trong quyển sách hàng đầu Tipping Point của mình kết quả nghiên cứu năm 1974 của nhà xã hội học Mark Granovetter về cách thức tìm việc của một nhóm nam giới tại Newton, Massachusetts. Cuộc nghiên cứu này được đặt tên một cách tượng hình là “Tìm việc” đã trở nên kinh điển trong lĩnh vực này, và kết quả của nó đã được kiểm chứng liên tục.

Granovetter phát hiện rằng 56% những người tham gia cuộc nghiên cứu đã tìm được việc nhờ một người nối kết. Chỉ có 19% sử dụng những biện pháp tìm việc truyền thống như xem báo hay thông qua dịch vụ tuyển dụng. Khoảng 10% nộp đơn trực tiếp cho công ty và được mời làm việc.

Tôi muốn nói gì ở đây? Quan hệ cá nhân chính là chìa khóa để mở cửa – mặc dù đây không phải là phát kiến gì mới. Điều ngạc nhiên là, trong số những người đóng vai trò nối kết mang lại lợi ích cho người khác trong cuộc nghiên cứu, chỉ có khoảng 17% thường xuyên gặp gỡ với họ – giống như giữa hai người bạn với nhau – 55% thỉnh thoảng có gặp họ. Và thử nghĩ xem, 28% hầu như không hề gặp gỡ người được giới thiệu tìm việc.

Nói cách khác, không nhất thiết phải là những mối quan hệ khăng khít, như gia đình hay bạn bè thân, mới chứng tỏ uy lực; ngược lại, thường thì những người quan trọng nhất trong mạng lưới của chúng ta là người quen mà thôi.

Từ kết quả nghiên cứu này, Granovetter đã đưa thuật ngữ “sức mạnh của những nối kết yếu” trở thành bất hủ bằng cách chỉ ra một cách thuyết phục rằng khi cần tìm việc mới – hoặc mở rộng ra, thông tin mới, ý tưởng mới – các “nối kết yếu” thường trở nên quan trọng hơn những nối kết mà bạn đánh giá là mạnh. Tại sao lại thế? Thử nghĩ xem. Rất nhiều trong số những người bạn thân thiết đều cùng dự một buổi tiệc, nhìn chung làm cùng một loại công việc, và sống trong cùng một thế giới như bạn. Vì vậy họ ít khi biết được những thông tin nào mà bạn chưa biết.

Những nối kết yếu, ngược lại, thường sống trong một thế giới rất khác biệt so với bạn. Họ đi chơi với nhóm người khác, tiếp cận được một kho kiến thức và thông tin mà bạn và những người thân thiết của mình không được biết.

Lời khuyên của mẹ ta xưa giờ không còn đúng nữa – nói chuyện với người lạ cũng có cái lợi đấy chứ. Như Malcolm Gladwell đã viết: “Người quen, nói tóm lại, thể hiện một nguồn năng lượng xã hội, và bạn càng có nhiều người quen, bạn cần có nhiều quyền lực.”

Xuyên suốt quyển sách này, tôi muốn nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là phải tạo được những mối quan hệ sâu sắc và tin cậy, chứ không phải chỉ là quan hệ bề mặt. Ngược lại với nghiên cứu của Granovetter, tôi tin rằng tình bạn chính là nền tảng của một mạng lưới thật sự uy lực. Đối với đa số chúng ta, nếu phải nuôi dưỡng một danh sách dài những người quen bên cạnh những nỗ lực dành cho cộng đồng bạn bè là quá khả năng. Ý nghĩ bị ràng buộc với khoảng vài trăm người – gửi thiệp mừng sinh nhật, gửi thư mời ăn tối, và nhiều hoạt động khác mà chúng ta làm cho người thân yêu – cũng đủ làm chúng ta chán ngán lắm rồi.

Tuy nhiên, một số người lại không nghĩ thế. Đây là những người siêu nối kết. Họ là những người như tôi giữ mối quan hệ với hàng ngàn người khác. Điểm cốt yếu là chúng tôi không chỉ biết hàng ngàn người, mà chúng tôi biết hàng ngàn người trong nhiều thế giới khác nhau, và chúng tôi biết họ đủ thân để có thể bốc điện thoại gọi khi cần. Một khi bạn trở thành thân thiết với một người siêu kết nối, bạn chỉ còn hai bước chân ngăn cách với hàng ngàn người khác mà chúng tôi biết.

Một nhà tâm lý học xã hội tên là Dr. Stanley Milgram đã chứng minh ý kiến này trong một cuộc nghiên cứu năm 1967. Ông thiết kế một thí nghiệm để chứng minh rằng thế giới rộng lớn và vô tình của chúng ta thực ra rất nhỏ và thân thiện.

Chính thí nghiệm của Milgram đã đưa đến khái niệm “phân cách sáu bước”. Trong thí nghiệm này, ông gửi một gói hàng đến vài trăm người được chọn ngẫu nhiên tại bang Nebraska với lời yêu cầu họ chuyển gói hàng này đến cho một nhà môi giới ẩn danh tại Boston mà họ không quen biết. Mỗi người chỉ được gửi gói hàng này đến một người khác mà họ chỉ biết tên (không quen biết rõ đến mức biết cả họ lẫn tên) mà họ cho rằng có thể biết rõ về nhà môi giới này hơn bản thân họ. Khoảng 1/3 số thư đến được địa chỉ cuối cùng, sau khi được chuyển qua tay sáu lần.

Điều ngạc nhiên là khi phân tích những gói hàng này, Milgram phát hiện ra rằng đa số chúng đều cùng qua tay ba người Nebraska. Kết quả này càng khẳng định thêm rằng nếu bạn muốn tiếp cận năng lượng xã hội từ số người quen, bạn nên làm thân với một vài người siêu nối kết.

Người nối kết có thể làm việc trong bất cứ ngành nghề nào bạn nghĩ ra, nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào bảy ngành chuyên môn mà bạn dễ dàng tìm thấy họ mà thôi. Mỗi người nối kết này sẽ là cầu nối dẫn tôi đến một thế giới riêng với những con người, ý tưởng, thông tin đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm cho cuộc sống mình vui tươi hơn, phát triển sự nghiệp cá nhân, và giúp doanh nghiệp của tôi thành công hơn.
1. Chủ nhà hàng

Đường số 57 không hẳn là khu kinh doanh sầm uất phía nam Manhattan, nhưng đối với Jimmy Rodriguesz, nó chính là khu trung tâm, khi ông chủ kinh doanh giải trí này đã biến khu Bronx thành thời thượng với giới hạng A bằng nhà hàng đầu tiên của mình. Downtown, nhà hàng thứ hai của Jimmy cũng thu hút được giới nghệ sĩ ngôi sao, chính trị gia, vận động viên chuyên nghiệp đi tìm một nơi thú vị với thức ăn ngon.

Khi tôi đến New York, tôi nhất định phải ghé qua đây. Khung cảnh nhà hàng rất độc đáo mà không phô trương: ánh sáng nhẹ, quầy bar bằng mã não lấp lánh, tiếng nhặc R&B biến nơi này thành một câu lạc bộ đồng quê thời thượng. Jimmy đi quanh các bàn, mời bạn ăn món khai vị miễn phí và giới thiệu bạn với những người ông cho là bạn muốn được gặp.

Nơi này giống như một câu lạc bộ tư nhân, có điều là không phải trả phí hội viên.

Tôi luôn nhớ về Jimmy như một người nối kết thật sự. Thật ra, đó chính là điều kiện cần cho bất cứ ai muốn làm chủ nhà hàng. Khi tôi đến Chicago, tôi nhất định phải đến Gordon’s Restaurant, và tại L.A. là Wolfgang Puck. Thành công của những doanh nghiệp này lệ thuộc vào một nhóm khách hàng quen xem nhà hàng như nhà của mình.

Muốn làm quen với một người chủ nhà hàng cũng không khó lắm. Những người khôn khéo sẽ tìm mọi cách để bạn cảm thấy thích thú khi đến nhà hàng. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy cởi mở và thường xuyên đến nơi đó.

Khi tôi đến một thành phố mới, tôi thường yêu cầu người ta cho tôi một danh sách vài nhà hàng danh tiếng nhất. Tôi thích gọi điện đến trước và yêu cầu được gặp chủ (hoặc quản lý cũng được) và cho họ biết rằng tôi là người thích đi ăn ngoài thường xuyên, thỉnh thoảng đi thành nhóm lớn, và tôi cần có một nơi mới để giải trí, rất nhiều.

Nếu bạn không phải là người thường đi ăn ngoài như tôi, hãy tìm một hay hai nhà hàng mà bạn thích rồi đến đó thường xuyên mỗi khi bạn muốn ăn ngoài. Hãy trở thành một khách hàng quen. Chủ động tiếp xúc với nhân viên nhà hàng. Khi bạn cần đãi khách, hãy dẫn họ đến đây. Khi bạn cần đặt tiệc, hãy gọi cho họ.

Một khi bạn đã quen với người chủ, nhà hàng bỗng đưng trở thành như của bạn – một nơi có cảm giác riêng tư và đặc biệt như một câu lạc bộ tư nhân, với tình thân ấm áp và thoải mái như ở nhà.

Chỉ cần một chút kế hoạch cộng thêm một chút trung thành, người chủ nhà hàng sẽ không chỉ chia sẻ với bạn những món ngon trong bếp mà còn giới thiệu bạn với những khách hàng khác của họ nữa.
2. Săn đầu người

Nhà tuyển dụng. Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp. Săn đầu người cao cấp. Họ giống như những người giữ cửa. Tuy nhiên, thay vì chỉ giữ cửa cho một vị lãnh đạo, những săn đầu người thành công có thể đáp ứng cho hàng trăm nhà lãnh đạo trong lĩnh vực họ tuyển dụng.

Săn đầu người là những nhà môi giới chuyên nghiệp, tạo thu nhập bằng cách giới thiệu ứng viên đến những công ty cần tuyển dụng. Nếu bạn tìm được việc, săn đầu người sẽ nhận được khoản hoa hồng kha khá, thông thường tính bằng phần trăm số lương năm đầu tiên của bạn.

Vì vậy, săn đầu người là sự kết hợp khéo léo giữa người bán hàng và người giao tiếp rộng trong xã hội. Để tìm được ứng viên, họ thường đăng quảng cáo tìm người. Họ cũng chọn cách liên lạc trực tiếp với ứng viên phù hợp, nhờ vào giới thiệu của bạn bè hay đồng nghiệp. Nếu tính riêng trong những ngành nghề mà họ chuyên phục vụ, họ là những nguồn thông tin tên tuổi quý giá.

Điểm mạnh rõ ràng của săn đầu người xoay quanh hai vấn đề. Hoặc là bạn thuê họ tìm thông tin, hoặc là bạn giúp họ tìm thông tin cho người khác. Nếu bạn đang đi tìm việc, hãy để cho càng nhiều săn đầu người giúp bạn càng tốt.

Tôi có riêng một hồ sơ dành cho săn đầu người: họ là ai, và họ cần tìm những gì. Và tôi luôn trả lời tất cả các cuộc gọi của họ, giúp họ tiếp cận mạng lưới của tôi để tìm người cho công việc. Tôi biết họ sẽ giúp tôi nếu tôi cần tiếp cận một vài khách hàng của họ khi cần thiết. Dù gì thì họ cũng đang làm trong một ngành kinh doanh mạng lưới mà!

Có phải ai cũng liên lạc được với săn đầu người? Thật tình mà nói, săn đầu người thích được là người liên lạc với bạn hơn. Nhưng nếu bạn cẩn thận không quá phô trương về bản thân trước khi khoe với họ về số thành viên trong mạng lưới của mình, họ có thể chú ý đấy. Khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ và cũng không biết ai là người cần sử dụng dịch vụ tìm người chuyên nghiệp này, tôi thường hỏi thẳng: “Bạn đang cần tìm cái gì? Tôi có thể giúp bạn tìm người được không?”

Một lời khuyên nữa về mặt này là hãy giả làm một săn đầu người, lúc nào cũng sẵn sàng kết nối người tìm việc với nơi cần người hoặc giữa nhà tư vấn với công ty. Khi bạn giúp được ai đó tìm việc mới, họ sẽ phải nhớ đến bạn khi họ biết có chỗ cần người. Ngoài ra, giả dụ bạn giúp cho người cung cấp dịch vụ tìm được một khách hàng mới, họ thường sẽ thoải mái hơn về vấn đề giá cả khi bạn sử dụng dịch vụ của họ lần sau. Giúp người khác tìm được chỗ làm tốt cũng chính là tiền đó.

3. Người vận động hành lang (lobbyist)

Lobbyist là những người có trong tay thông tin đầy đủ, biết cách thuyết phục, tự tin, và vì vậy họ là những người ngoại giao đầy ấn tượng.
Do tính chất công việc, họ quen thuộc với cách làm việc của nhiều tập đoàn lớn hay chính quyền địa phương và trung ương. Họ có một điểm chung là đều đam mê mục tiêu thay đổi quan điểm nhà chính trị để bỏ phiếu ủng hộ một đạo luật theo hướng phục vụ lợi ích mà họ đại diện.

Họ làm thế nào để đạt được điều này? Lobbyist thường tổ chức các bữa tiệc cocktail hay tiệc tối để có cơ hội tiếp xúc với các chính trị gia – và đối thủ của họ – trong một không khí thân mật. Những nỗ lực thực tế hơn bao gồm dành hàng nhiều giờ nói chuyện qua điện thoại hay thảo thư kêu gọi, cố gắng kích động công chúng tham gia vào một vấn đề nào đó. Những điều này biến họ hành một nhóm người dễ dàng làm hài lòng. Bạn có thể giúp họ tổ chức một sự kiện không? Tình nguyện hợp tác với công sức của mình? Giới thiệu họ đến những người tình nguyện cùng chí hướng khác? Giới thiệu họ đến những khách hàng tiềm năng?

Lobbyist có khuynh hướng gặp gỡ nhanh với rất nhiều người mà bạn thấy cần quen biết, kể cả những người quyền lực rất thành công.
4. Người kêu gọi đóng góp từ thiện (fundraiser)

“Theo dấu chân tiền” là những từ fundraiser thuộc lòng. Họ biết tiền nằm ở đâu, làm thế nào để lấy được, và quan trọng hơn, ai là người dễ mở hầu bao đóng góp nhất. Kết quả là, fundraiser, cho dù họ làm việc cho ai, tổ chức chính trị, trường đại học, tổ chức phi lợi nhuận, đều hầu như biết rất rõ tất cả mọi người. Và mặc dù họ đang làm một công việc mà ít người tranh giành là hàng ngày cố gắng thuyết phục người ta đóng góp số tiền nhọc nhắn kiếm được, họ luôn được mọi người yêu mến. Đây là một công việc vì người khác đầy ý nghĩa, và hầu như ai cũng nhận thấy rằng nếu họ có người bạn là fundraiser, họ có trong tay chiếc chìa khóa mở cánh cửa đến một thế giới mới với những con người mới, cơ hội mới.
5. Quan hệ công chúng (public relations)

Những người làm công việc quan hệ công chúng dành cả ngày để gọi điện thoại, năn nỉ, tạo áp lực, tán tỉnh các nhà báo để họ viết bài cho khách hàng của mình. Mối quan hệ của giới truyền thông và PR thường không suôn sẻ, nhưng nói cho cùng, họ cần nhau nên phải liên kết với nhau như những người bà con lâu ngày không gặp.

Nếu bạn có một người bạn thân làm công việc PR, bạn có thể nhìn thấy cánh cửa bước vào thế giới truyền thông, và đôi khi, cả thế giới người nổi tiếng nữa. Elana Weiss, đồng lãnh đạo công ty PR mà tôi thường gọi vui là The Rose Group, đã từng giới thiệu tôi với Arianna Huffington (thông qua một người quen của bà tại văn phòng của Arianna), một tác giả nổi tiếng và người chuyên giữ mục chính trị trên báo. Arianna từ đó đã trở thành bạn tâm giao và là một ngọn đèn chói sáng tại các buổi tiệc tối của tôi ở L.A.
6. Chính trị gia

Chính trị gia dù ở cấp nào cũng là những người nối kết thâm niên. Họ phải như thế. Họ bắt tay, ôm hôn các em nhỏ, đọc diễn văn, đi dự tiệc tối, tất cả đều vì mục đích giành được sự tín nhiệm của người dân để còn được bầu chọn. Vị thế của một chính trị gia được tính trên quyền lực chính trị của họ chứ không phải trên tài sản. Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giúp họ thu hút được thêm phiếu bầu, hoặc thể hiện quyền lực trong nhiệm kỳ, đều có thể bảo đảm cho bạn một chỗ trong nhóm của họ.

Chính trị gia giúp ích được gì cho bạn? Chính trị gia cấp địa phương có thể chỉ dẫn cho bạn vượt qua lề thói quan liêu cửa quyền. Và chính trị gia, dù ở cấp nào, nếu thành công, cũng trở thành người nổi tiếng – và mạng lưới của họ sẽ thể hiện đúng điều này.

Làm thế nào bạn bắt nhịp được với họ? Hãy tham gia vào Phòng Thương mại tại địa phương. Các nhà lãnh đạo công ty, doanh nhân, những người mới khởi nghiệp thường tụ tập tại đây. Trong bất cứ cộng đồng nào cũng có những chính trị gia trẻ tuổi mong muốn được leo cao hơn nữa trên bậc thang danh vọng. Ngay từ đầu, trước khi họ trở nên nổi bật, bạn có thể tạo dựng sự trung thành và tin cậy bằng cách ủng hộ mục tiêu của họ và đóng góp công sức khi họ quyết định chạy đua tranh cử.
7. Nhà báo

Nhà báo có quyền lực (một bài giới thiệu của họ có thể đưa một công ty lên hàng đầu hay biến một người vô danh thành nổi tiếng), luôn khao khát (họ luôn tìm một ý tưởng hay), và thường ít người biết tiếng (không có mấy người đạt được tầm cỡ ngôi sao đến mức khó gặp mặt) .

Trong nhiều năm liền, khi tôi còn làm việc tại Deloitte, tôi thường tụ họp nhà báo từ nhiều tạp chí khác nhau, rủ họ đi ăn tối và cung cấp cho họ những đầu mối hấp dẫn. Giờ đây tôi quen biết những người nắm quyền cao trong hầu hết các tạp chí chuyên ngành chính tại Mỹ. Đó cũng là một phần vì sao chỉ trong vòng chưa đầy một năm từ lúc tôi điều hành YaYa, chưa tạo được nguồn thu nhập đáng kể nhưng tên tuổi công ty, và quan trọng hơn, ý tưởng sáng tạo mà YaYa đang cố giới thiệu, đã được xuất hiện trên các tạp chí lớn nhu Forbes, Wall Street Journal, CNN, CNBC, Brand Week, Newsweek, New York Times… và còn nhiều nữa.

Trên đây là bảy ngành chuyên môn được dành riêng cho những người siêu kết nối. Hãy tìm đến họ. Ngoài ra cũng còn những ngành khác, ví dụ như luật sư, môi giới chứng khoán… Hãy tham gia vào mạng lưới của họ và biến họ thành một phần trong mạng lưới của bạn. Đừng quá lệ thuộc vào những người quen trong công ty hay tụ tập uống nước chung. Hãy đa dạng hóa nhóm bạn của mình. Tìm đến những người không có điểm gì giống bạn cả trong lẫn ngoài. Tham khảo ý kiến của những người bình thường bạn ít khi gặp gỡ do làm việc trong những ngành không thuộc chuyên môn của bạn.

Nói ngắn gọn: hãy kết nối. Hay nói đúng hơn: Kết nối với người nối kết.

TIỂU SỬ NGƯỜI NỔI TIẾNG VỀ KẾT NỐI

Paul Revere (1734 – 1818)

Muốn hiểu được di sản Paul Revere để lại cho thế giới nối kết đơn giản chỉ cần hiểu được câu nói sau: Có những người giỏi kết nối hơn người khác.

Nếu bạn chuyển đến một thị trấn nhỏ và, vì một lý do nào đó, muốn gặp gỡ tất cả mọi người tại đây, bạn sẽ làm gì? Đi gõ cửa từng nhà và chào hỏi từng người một? Hay bạn sẽ tìm đến một người uy tín trong vùng để mở tất cả các cánh cửa cho bạn?

Câu trả lời đã quá rõ.

Ngày nay, nhân vật uy quyền này có thể là ông giám hiệu trường phổ thông, hay ủy viên hội đồng tổ chức Giải Bóng chày thiếu niên (Little League), hay cha xứ trong nhà thờ. Nhưng trong thời của Paul Revere – nhớ lại những năm 1770 trong khu nội ô Boston – người uy tín nhất là những người tương tự như Revere, chủ tiệm bạc tại vùng North End, người kinh doanh buôn bán với tất cả mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở Boston.

Revere cũng đồng thời là một cá nhân có mối quan hệ xã hội rất rộng: Ông đã thành lập nhiều câu lạc bộ cho riêng mình, và tham gia nhiều hội đoàn khác. Khi còn nhỏ, ông và sáu người bạn đã thành lập hội những người rung chuông nhà thờ; khi lớn lên ông tham gia Hội Kín Miền Bắc, một hội đoàn do chính cha của Samuel Adams sáng lập để chọn ứng viên cho chính quyền địa phương. Năm 1774, khi quân đội Anh bắt đầu tịch thu vũ khí, Revere thành lập thêm một câu lạc bộ nữa, hay gần như vậy, chịu trách nhiệm theo dõi các diễn biến của quân đội Anh. Ngoài ra, Revere cũng tham gia vào Hội Tam điểm St. Andrew, qua đó ông đã trở nên thân thiết với những nhà hoạt động chính trị như James Otis hay Dr. Joseph Warren.

Tất cả những thông tin trên giúp giải thích vì sao trong số tất cả những người sinh sống tại Boston trong năm trước cuộc Cách mạng, chính Revere là người đóng vai trò đưa tin cho Ủy ban liên lạc Boston và Ủy ban an ninh Massachusetts, hàng ngày đáp chuyến tàu nhanh đến Quốc hội tại Philadelphia. Cũng chính ông là người đưa tin về Boston Tea Partt đến New York và Philadenphia. Nói ngắn gọn, Revere là một người không chỉ quen biết rộng – ông còn biết những tin đồn thổi, những lời bàn tán, tin tức đến từ mọi ngóc ngách của xã hội ở Boston.

Tháng 4/1775, Revere nghe ngóng được tình hình quân đội Anh sẽ bắt giam các lãnh đạo nhóm phiến loạn và bắt buộc đội ngũ thuộc địa phải từ bỏ vũ khí. Vì vậy Revere và các thủ lĩnh phiến loạn khác thiết lập một hệ thống cảnh báo: Hai cây đèn lồng tỏa sáng trên gác chuông nhà thờ Old North tại Boston (tòa nhà cao nhất thành phố) báo hiệu quân đội Anh đang tiến vào Boston bằng đường biển; một cây nến đang cháy báo hiệu họ tiến vào bằng đường bộ. Dù theo đường nào thì nhóm phiến loạn tại Boston và các vùng lân cận cũng biết rõ khi nào thì phải tránh đi đâu và chuẩn bị vũ khí như thế nào.

Chúng ta đều biết rất rõ câu chuyện “một là đường bộ, hai là đường thủy” này. Điều ít người biết là chính nhờ kỹ năng nối kết của Revere đã cho phép ông – và có thể chỉ mình ông mới làm được – là người được tin tưởng giao cho trách nhiệm thắp đèn trên gác chuông nhà thờ.

Nhà thờ này là nhà thờ của giáo hội Anh, và vị linh mục tại đây hoàn toàn ủng hộ triều đình. Nhưng Revere quen với người giữ lễ, John Pulling, thông qua Hội Kín Miền Bắc. Và nhờ vào tiệm bạc của mình, Revere làm quen với Robert Newman, người kéo chuông, và có chìa khóa vào tháp chuông.

Những mối quan hệ của Revere đóng vai trò quyết định trong đêm định mệnh đó. Sau khi thắp sáng đèn lồng, Revere cần phải đến Lexington để cảnh báo cho hai nhà lãnh đạo quân phiến loạn là Sam Adams và John Handcock. Đầu tiên, hai người quen chèo thuyền đưa Revere qua sông Charles đến Charlestown, tại đây một con ngựa đang đứng chờ Revere, cũng là mượn từ người bạn Deacon John Larkin.

Khi bị đội quân áo đỏ (lính Anh) đuổi bắt, Revere chuyển sang phía bắc Lexington, vào thị trấn Medford. Do có quen biết với thủ lĩnh quân đội tại Medford, Revere phi ngựa đến nhà ông này và cảnh báo cho ông. Nhờ sự giúp đỡ của viên tướng, Revere đã cảnh báo cả thị trấn Medford trước khi đi tiếp đến Lexington.

Hầu hết chúng ta đã biết được phần tiếp theo từ lúc Lexington. Nhưng ít ai biết rằng trong cùng đêm đó, một người đàn ông khác tên là William Daves cũng phi nước đại sang hướng khác để kêu gọi binh lính tụ họp tại phía tây Boston. Trong khi chuyến đi của Revere khuấy động cả một đội ngũ, thì tại các thị trấn Daves ghé qua chỉ có chừng vài ba người xuất hiện. Tại sao? Vì Revere là một người nối kết. Ông biết tất cả mọi người, vì vậy có thể băng băng vào hết thị trấn này đến thị trấn khác, gõ đúng cửa, gọi đúng tên.

Các nhà sử học cho rằng Revere “có thiên phú không ai bằng” là luôn xuất hiện tại trung tâm của các sự kiện. Nhưng thật ra không cần phải là thiên tài mới làm được điều này – chỉ cần bạn tích cực tham gia và thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng với một hay hai người bạn là người nối kết mà thôi.

Chúng ta đã quá quen với khái niệm “cách nhau sáu bước”, cho rằng giữa người này và người kia trên thế giới này chỉ thật sự cách nhau sáu bước. Sao thế nhỉ? Bởi vì có những bước (hay người) quen biết nhiều, rất nhiều người hơn bình thường.

Chúng ta hãy tạm gọi họ là người siêu nối kết. Trong chúng ta ai cũng biết ít nhất một người như vậy, một người có vẻ như biết tất cả mọi người khác và ngược lại được tất cả mọi người biết đến. Bạn có thể thấy đa số những người siêu nối kết này là chuyên viên tuyển dụng, người vận động hành lang, người kêu gọi đóng góp cho quỹ từ thiện, chính trị gia, nhà báo, chuyên gia quan hệ công chúng, vì bản chất công việc yêu cầu họ phải có những đặc tính riêng. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy rằng những người này cần được đặt vào vị trí trung tâm của bất cứ mạng lưới nào.

Những người này có thể đóng góp được rất nhiều cho mạng lưới của bạn, giống như vai trò của Michael Jordan trong bóng rổ, và Tiger Woods trên sân golf. Vậy, thật sự họ là ai, và làm thế nào bạn thuyết phục họ trở thành một thành viên sáng giá trong nhóm bạn bè cộng sự của mình?

Malcolm Gladwell đã trình bày lại trong quyển sách hàng đầu Tipping Point của mình kết quả nghiên cứu năm 1974 của nhà xã hội học Mark Granovetter về cách thức tìm việc của một nhóm nam giới tại Newton, Massachusetts. Cuộc nghiên cứu này được đặt tên một cách tượng hình là “Tìm việc” đã trở nên kinh điển trong lĩnh vực này, và kết quả của nó đã được kiểm chứng liên tục.

Granovetter phát hiện rằng 56% những người tham gia cuộc nghiên cứu đã tìm được việc nhờ một người nối kết. Chỉ có 19% sử dụng những biện pháp tìm việc truyền thống như xem báo hay thông qua dịch vụ tuyển dụng. Khoảng 10% nộp đơn trực tiếp cho công ty và được mời làm việc.

Tôi muốn nói gì ở đây? Quan hệ cá nhân chính là chìa khóa để mở cửa – mặc dù đây không phải là phát kiến gì mới. Điều ngạc nhiên là, trong số những người đóng vai trò nối kết mang lại lợi ích cho người khác trong cuộc nghiên cứu, chỉ có khoảng 17% thường xuyên gặp gỡ với họ – giống như giữa hai người bạn với nhau – 55% thỉnh thoảng có gặp họ. Và thử nghĩ xem, 28% hầu như không hề gặp gỡ người được giới thiệu tìm việc.

Nói cách khác, không nhất thiết phải là những mối quan hệ khăng khít, như gia đình hay bạn bè thân, mới chứng tỏ uy lực; ngược lại, thường thì những người quan trọng nhất trong mạng lưới của chúng ta là người quen mà thôi.

Từ kết quả nghiên cứu này, Granovetter đã đưa thuật ngữ “sức mạnh của những nối kết yếu” trở thành bất hủ bằng cách chỉ ra một cách thuyết phục rằng khi cần tìm việc mới – hoặc mở rộng ra, thông tin mới, ý tưởng mới – các “nối kết yếu” thường trở nên quan trọng hơn những nối kết mà bạn đánh giá là mạnh. Tại sao lại thế? Thử nghĩ xem. Rất nhiều trong số những người bạn thân thiết đều cùng dự một buổi tiệc, nhìn chung làm cùng một loại công việc, và sống trong cùng một thế giới như bạn. Vì vậy họ ít khi biết được những thông tin nào mà bạn chưa biết.

Những nối kết yếu, ngược lại, thường sống trong một thế giới rất khác biệt so với bạn. Họ đi chơi với nhóm người khác, tiếp cận được một kho kiến thức và thông tin mà bạn và những người thân thiết của mình không được biết.

Lời khuyên của mẹ ta xưa giờ không còn đúng nữa – nói chuyện với người lạ cũng có cái lợi đấy chứ. Như Malcolm Gladwell đã viết: “Người quen, nói tóm lại, thể hiện một nguồn năng lượng xã hội, và bạn càng có nhiều người quen, bạn cần có nhiều quyền lực.”

Xuyên suốt quyển sách này, tôi muốn nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là phải tạo được những mối quan hệ sâu sắc và tin cậy, chứ không phải chỉ là quan hệ bề mặt. Ngược lại với nghiên cứu của Granovetter, tôi tin rằng tình bạn chính là nền tảng của một mạng lưới thật sự uy lực. Đối với đa số chúng ta, nếu phải nuôi dưỡng một danh sách dài những người quen bên cạnh những nỗ lực dành cho cộng đồng bạn bè là quá khả năng. Ý nghĩ bị ràng buộc với khoảng vài trăm người – gửi thiệp mừng sinh nhật, gửi thư mời ăn tối, và nhiều hoạt động khác mà chúng ta làm cho người thân yêu – cũng đủ làm chúng ta chán ngán lắm rồi.

Tuy nhiên, một số người lại không nghĩ thế. Đây là những người siêu nối kết. Họ là những người như tôi giữ mối quan hệ với hàng ngàn người khác. Điểm cốt yếu là chúng tôi không chỉ biết hàng ngàn người, mà chúng tôi biết hàng ngàn người trong nhiều thế giới khác nhau, và chúng tôi biết họ đủ thân để có thể bốc điện thoại gọi khi cần. Một khi bạn trở thành thân thiết với một người siêu kết nối, bạn chỉ còn hai bước chân ngăn cách với hàng ngàn người khác mà chúng tôi biết.

Một nhà tâm lý học xã hội tên là Dr. Stanley Milgram đã chứng minh ý kiến này trong một cuộc nghiên cứu năm 1967. Ông thiết kế một thí nghiệm để chứng minh rằng thế giới rộng lớn và vô tình của chúng ta thực ra rất nhỏ và thân thiện.

Chính thí nghiệm của Milgram đã đưa đến khái niệm “phân cách sáu bước”. Trong thí nghiệm này, ông gửi một gói hàng đến vài trăm người được chọn ngẫu nhiên tại bang Nebraska với lời yêu cầu họ chuyển gói hàng này đến cho một nhà môi giới ẩn danh tại Boston mà họ không quen biết. Mỗi người chỉ được gửi gói hàng này đến một người khác mà họ chỉ biết tên (không quen biết rõ đến mức biết cả họ lẫn tên) mà họ cho rằng có thể biết rõ về nhà môi giới này hơn bản thân họ. Khoảng 1/3 số thư đến được địa chỉ cuối cùng, sau khi được chuyển qua tay sáu lần.

Điều ngạc nhiên là khi phân tích những gói hàng này, Milgram phát hiện ra rằng đa số chúng đều cùng qua tay ba người Nebraska. Kết quả này càng khẳng định thêm rằng nếu bạn muốn tiếp cận năng lượng xã hội từ số người quen, bạn nên làm thân với một vài người siêu nối kết.

Người nối kết có thể làm việc trong bất cứ ngành nghề nào bạn nghĩ ra, nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào bảy ngành chuyên môn mà bạn dễ dàng tìm thấy họ mà thôi. Mỗi người nối kết này sẽ là cầu nối dẫn tôi đến một thế giới riêng với những con người, ý tưởng, thông tin đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm cho cuộc sống mình vui tươi hơn, phát triển sự nghiệp cá nhân, và giúp doanh nghiệp của tôi thành công hơn.
1. Chủ nhà hàng

Đường số 57 không hẳn là khu kinh doanh sầm uất phía nam Manhattan, nhưng đối với Jimmy Rodriguesz, nó chính là khu trung tâm, khi ông chủ kinh doanh giải trí này đã biến khu Bronx thành thời thượng với giới hạng A bằng nhà hàng đầu tiên của mình. Downtown, nhà hàng thứ hai của Jimmy cũng thu hút được giới nghệ sĩ ngôi sao, chính trị gia, vận động viên chuyên nghiệp đi tìm một nơi thú vị với thức ăn ngon.

Khi tôi đến New York, tôi nhất định phải ghé qua đây. Khung cảnh nhà hàng rất độc đáo mà không phô trương: ánh sáng nhẹ, quầy bar bằng mã não lấp lánh, tiếng nhặc R&B biến nơi này thành một câu lạc bộ đồng quê thời thượng. Jimmy đi quanh các bàn, mời bạn ăn món khai vị miễn phí và giới thiệu bạn với những người ông cho là bạn muốn được gặp.

Nơi này giống như một câu lạc bộ tư nhân, có điều là không phải trả phí hội viên.

Tôi luôn nhớ về Jimmy như một người nối kết thật sự. Thật ra, đó chính là điều kiện cần cho bất cứ ai muốn làm chủ nhà hàng. Khi tôi đến Chicago, tôi nhất định phải đến Gordon’s Restaurant, và tại L.A. là Wolfgang Puck. Thành công của những doanh nghiệp này lệ thuộc vào một nhóm khách hàng quen xem nhà hàng như nhà của mình.

Muốn làm quen với một người chủ nhà hàng cũng không khó lắm. Những người khôn khéo sẽ tìm mọi cách để bạn cảm thấy thích thú khi đến nhà hàng. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy cởi mở và thường xuyên đến nơi đó.

Khi tôi đến một thành phố mới, tôi thường yêu cầu người ta cho tôi một danh sách vài nhà hàng danh tiếng nhất. Tôi thích gọi điện đến trước và yêu cầu được gặp chủ (hoặc quản lý cũng được) và cho họ biết rằng tôi là người thích đi ăn ngoài thường xuyên, thỉnh thoảng đi thành nhóm lớn, và tôi cần có một nơi mới để giải trí, rất nhiều.

Nếu bạn không phải là người thường đi ăn ngoài như tôi, hãy tìm một hay hai nhà hàng mà bạn thích rồi đến đó thường xuyên mỗi khi bạn muốn ăn ngoài. Hãy trở thành một khách hàng quen. Chủ động tiếp xúc với nhân viên nhà hàng. Khi bạn cần đãi khách, hãy dẫn họ đến đây. Khi bạn cần đặt tiệc, hãy gọi cho họ.

Một khi bạn đã quen với người chủ, nhà hàng bỗng đưng trở thành như của bạn – một nơi có cảm giác riêng tư và đặc biệt như một câu lạc bộ tư nhân, với tình thân ấm áp và thoải mái như ở nhà.

Chỉ cần một chút kế hoạch cộng thêm một chút trung thành, người chủ nhà hàng sẽ không chỉ chia sẻ với bạn những món ngon trong bếp mà còn giới thiệu bạn với những khách hàng khác của họ nữa.
2. Săn đầu người

Nhà tuyển dụng. Chuyên viên tư vấn nghề nghiệp. Săn đầu người cao cấp. Họ giống như những người giữ cửa. Tuy nhiên, thay vì chỉ giữ cửa cho một vị lãnh đạo, những săn đầu người thành công có thể đáp ứng cho hàng trăm nhà lãnh đạo trong lĩnh vực họ tuyển dụng.

Săn đầu người là những nhà môi giới chuyên nghiệp, tạo thu nhập bằng cách giới thiệu ứng viên đến những công ty cần tuyển dụng. Nếu bạn tìm được việc, săn đầu người sẽ nhận được khoản hoa hồng kha khá, thông thường tính bằng phần trăm số lương năm đầu tiên của bạn.

Vì vậy, săn đầu người là sự kết hợp khéo léo giữa người bán hàng và người giao tiếp rộng trong xã hội. Để tìm được ứng viên, họ thường đăng quảng cáo tìm người. Họ cũng chọn cách liên lạc trực tiếp với ứng viên phù hợp, nhờ vào giới thiệu của bạn bè hay đồng nghiệp. Nếu tính riêng trong những ngành nghề mà họ chuyên phục vụ, họ là những nguồn thông tin tên tuổi quý giá.

Điểm mạnh rõ ràng của săn đầu người xoay quanh hai vấn đề. Hoặc là bạn thuê họ tìm thông tin, hoặc là bạn giúp họ tìm thông tin cho người khác. Nếu bạn đang đi tìm việc, hãy để cho càng nhiều săn đầu người giúp bạn càng tốt.

Tôi có riêng một hồ sơ dành cho săn đầu người: họ là ai, và họ cần tìm những gì. Và tôi luôn trả lời tất cả các cuộc gọi của họ, giúp họ tiếp cận mạng lưới của tôi để tìm người cho công việc. Tôi biết họ sẽ giúp tôi nếu tôi cần tiếp cận một vài khách hàng của họ khi cần thiết. Dù gì thì họ cũng đang làm trong một ngành kinh doanh mạng lưới mà!

Có phải ai cũng liên lạc được với săn đầu người? Thật tình mà nói, săn đầu người thích được là người liên lạc với bạn hơn. Nhưng nếu bạn cẩn thận không quá phô trương về bản thân trước khi khoe với họ về số thành viên trong mạng lưới của mình, họ có thể chú ý đấy. Khi tôi mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ của họ và cũng không biết ai là người cần sử dụng dịch vụ tìm người chuyên nghiệp này, tôi thường hỏi thẳng: “Bạn đang cần tìm cái gì? Tôi có thể giúp bạn tìm người được không?”

Một lời khuyên nữa về mặt này là hãy giả làm một săn đầu người, lúc nào cũng sẵn sàng kết nối người tìm việc với nơi cần người hoặc giữa nhà tư vấn với công ty. Khi bạn giúp được ai đó tìm việc mới, họ sẽ phải nhớ đến bạn khi họ biết có chỗ cần người. Ngoài ra, giả dụ bạn giúp cho người cung cấp dịch vụ tìm được một khách hàng mới, họ thường sẽ thoải mái hơn về vấn đề giá cả khi bạn sử dụng dịch vụ của họ lần sau. Giúp người khác tìm được chỗ làm tốt cũng chính là tiền đó.

3. Người vận động hành lang (lobbyist)

Lobbyist là những người có trong tay thông tin đầy đủ, biết cách thuyết phục, tự tin, và vì vậy họ là những người ngoại giao đầy ấn tượng.
Do tính chất công việc, họ quen thuộc với cách làm việc của nhiều tập đoàn lớn hay chính quyền địa phương và trung ương. Họ có một điểm chung là đều đam mê mục tiêu thay đổi quan điểm nhà chính trị để bỏ phiếu ủng hộ một đạo luật theo hướng phục vụ lợi ích mà họ đại diện.

Họ làm thế nào để đạt được điều này? Lobbyist thường tổ chức các bữa tiệc cocktail hay tiệc tối để có cơ hội tiếp xúc với các chính trị gia – và đối thủ của họ – trong một không khí thân mật. Những nỗ lực thực tế hơn bao gồm dành hàng nhiều giờ nói chuyện qua điện thoại hay thảo thư kêu gọi, cố gắng kích động công chúng tham gia vào một vấn đề nào đó. Những điều này biến họ hành một nhóm người dễ dàng làm hài lòng. Bạn có thể giúp họ tổ chức một sự kiện không? Tình nguyện hợp tác với công sức của mình? Giới thiệu họ đến những người tình nguyện cùng chí hướng khác? Giới thiệu họ đến những khách hàng tiềm năng?

Lobbyist có khuynh hướng gặp gỡ nhanh với rất nhiều người mà bạn thấy cần quen biết, kể cả những người quyền lực rất thành công.
4. Người kêu gọi đóng góp từ thiện (fundraiser)

“Theo dấu chân tiền” là những từ fundraiser thuộc lòng. Họ biết tiền nằm ở đâu, làm thế nào để lấy được, và quan trọng hơn, ai là người dễ mở hầu bao đóng góp nhất. Kết quả là, fundraiser, cho dù họ làm việc cho ai, tổ chức chính trị, trường đại học, tổ chức phi lợi nhuận, đều hầu như biết rất rõ tất cả mọi người. Và mặc dù họ đang làm một công việc mà ít người tranh giành là hàng ngày cố gắng thuyết phục người ta đóng góp số tiền nhọc nhắn kiếm được, họ luôn được mọi người yêu mến. Đây là một công việc vì người khác đầy ý nghĩa, và hầu như ai cũng nhận thấy rằng nếu họ có người bạn là fundraiser, họ có trong tay chiếc chìa khóa mở cánh cửa đến một thế giới mới với những con người mới, cơ hội mới.
5. Quan hệ công chúng (public relations)

Những người làm công việc quan hệ công chúng dành cả ngày để gọi điện thoại, năn nỉ, tạo áp lực, tán tỉnh các nhà báo để họ viết bài cho khách hàng của mình. Mối quan hệ của giới truyền thông và PR thường không suôn sẻ, nhưng nói cho cùng, họ cần nhau nên phải liên kết với nhau như những người bà con lâu ngày không gặp.

Nếu bạn có một người bạn thân làm công việc PR, bạn có thể nhìn thấy cánh cửa bước vào thế giới truyền thông, và đôi khi, cả thế giới người nổi tiếng nữa. Elana Weiss, đồng lãnh đạo công ty PR mà tôi thường gọi vui là The Rose Group, đã từng giới thiệu tôi với Arianna Huffington (thông qua một người quen của bà tại văn phòng của Arianna), một tác giả nổi tiếng và người chuyên giữ mục chính trị trên báo. Arianna từ đó đã trở thành bạn tâm giao và là một ngọn đèn chói sáng tại các buổi tiệc tối của tôi ở L.A.
6. Chính trị gia

Chính trị gia dù ở cấp nào cũng là những người nối kết thâm niên. Họ phải như thế. Họ bắt tay, ôm hôn các em nhỏ, đọc diễn văn, đi dự tiệc tối, tất cả đều vì mục đích giành được sự tín nhiệm của người dân để còn được bầu chọn. Vị thế của một chính trị gia được tính trên quyền lực chính trị của họ chứ không phải trên tài sản. Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giúp họ thu hút được thêm phiếu bầu, hoặc thể hiện quyền lực trong nhiệm kỳ, đều có thể bảo đảm cho bạn một chỗ trong nhóm của họ.

Chính trị gia giúp ích được gì cho bạn? Chính trị gia cấp địa phương có thể chỉ dẫn cho bạn vượt qua lề thói quan liêu cửa quyền. Và chính trị gia, dù ở cấp nào, nếu thành công, cũng trở thành người nổi tiếng – và mạng lưới của họ sẽ thể hiện đúng điều này.

Làm thế nào bạn bắt nhịp được với họ? Hãy tham gia vào Phòng Thương mại tại địa phương. Các nhà lãnh đạo công ty, doanh nhân, những người mới khởi nghiệp thường tụ tập tại đây. Trong bất cứ cộng đồng nào cũng có những chính trị gia trẻ tuổi mong muốn được leo cao hơn nữa trên bậc thang danh vọng. Ngay từ đầu, trước khi họ trở nên nổi bật, bạn có thể tạo dựng sự trung thành và tin cậy bằng cách ủng hộ mục tiêu của họ và đóng góp công sức khi họ quyết định chạy đua tranh cử.
7. Nhà báo

Nhà báo có quyền lực (một bài giới thiệu của họ có thể đưa một công ty lên hàng đầu hay biến một người vô danh thành nổi tiếng), luôn khao khát (họ luôn tìm một ý tưởng hay), và thường ít người biết tiếng (không có mấy người đạt được tầm cỡ ngôi sao đến mức khó gặp mặt) .

Trong nhiều năm liền, khi tôi còn làm việc tại Deloitte, tôi thường tụ họp nhà báo từ nhiều tạp chí khác nhau, rủ họ đi ăn tối và cung cấp cho họ những đầu mối hấp dẫn. Giờ đây tôi quen biết những người nắm quyền cao trong hầu hết các tạp chí chuyên ngành chính tại Mỹ. Đó cũng là một phần vì sao chỉ trong vòng chưa đầy một năm từ lúc tôi điều hành YaYa, chưa tạo được nguồn thu nhập đáng kể nhưng tên tuổi công ty, và quan trọng hơn, ý tưởng sáng tạo mà YaYa đang cố giới thiệu, đã được xuất hiện trên các tạp chí lớn nhu Forbes, Wall Street Journal, CNN, CNBC, Brand Week, Newsweek, New York Times… và còn nhiều nữa.

Trên đây là bảy ngành chuyên môn được dành riêng cho những người siêu kết nối. Hãy tìm đến họ. Ngoài ra cũng còn những ngành khác, ví dụ như luật sư, môi giới chứng khoán… Hãy tham gia vào mạng lưới của họ và biến họ thành một phần trong mạng lưới của bạn. Đừng quá lệ thuộc vào những người quen trong công ty hay tụ tập uống nước chung. Hãy đa dạng hóa nhóm bạn của mình. Tìm đến những người không có điểm gì giống bạn cả trong lẫn ngoài. Tham khảo ý kiến của những người bình thường bạn ít khi gặp gỡ do làm việc trong những ngành không thuộc chuyên môn của bạn.

Nói ngắn gọn: hãy kết nối. Hay nói đúng hơn: Kết nối với người nối kết.

TIỂU SỬ NGƯỜI NỔI TIẾNG VỀ KẾT NỐI

Paul Revere (1734 – 1818)

Muốn hiểu được di sản Paul Revere để lại cho thế giới nối kết đơn giản chỉ cần hiểu được câu nói sau: Có những người giỏi kết nối hơn người khác.

Nếu bạn chuyển đến một thị trấn nhỏ và, vì một lý do nào đó, muốn gặp gỡ tất cả mọi người tại đây, bạn sẽ làm gì? Đi gõ cửa từng nhà và chào hỏi từng người một? Hay bạn sẽ tìm đến một người uy tín trong vùng để mở tất cả các cánh cửa cho bạn?

Câu trả lời đã quá rõ.

Ngày nay, nhân vật uy quyền này có thể là ông giám hiệu trường phổ thông, hay ủy viên hội đồng tổ chức Giải Bóng chày thiếu niên (Little League), hay cha xứ trong nhà thờ. Nhưng trong thời của Paul Revere – nhớ lại những năm 1770 trong khu nội ô Boston – người uy tín nhất là những người tương tự như Revere, chủ tiệm bạc tại vùng North End, người kinh doanh buôn bán với tất cả mọi người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở Boston.

Revere cũng đồng thời là một cá nhân có mối quan hệ xã hội rất rộng: Ông đã thành lập nhiều câu lạc bộ cho riêng mình, và tham gia nhiều hội đoàn khác. Khi còn nhỏ, ông và sáu người bạn đã thành lập hội những người rung chuông nhà thờ; khi lớn lên ông tham gia Hội Kín Miền Bắc, một hội đoàn do chính cha của Samuel Adams sáng lập để chọn ứng viên cho chính quyền địa phương. Năm 1774, khi quân đội Anh bắt đầu tịch thu vũ khí, Revere thành lập thêm một câu lạc bộ nữa, hay gần như vậy, chịu trách nhiệm theo dõi các diễn biến của quân đội Anh. Ngoài ra, Revere cũng tham gia vào Hội Tam điểm St. Andrew, qua đó ông đã trở nên thân thiết với những nhà hoạt động chính trị như James Otis hay Dr. Joseph Warren.

Tất cả những thông tin trên giúp giải thích vì sao trong số tất cả những người sinh sống tại Boston trong năm trước cuộc Cách mạng, chính Revere là người đóng vai trò đưa tin cho Ủy ban liên lạc Boston và Ủy ban an ninh Massachusetts, hàng ngày đáp chuyến tàu nhanh đến Quốc hội tại Philadelphia. Cũng chính ông là người đưa tin về Boston Tea Partt đến New York và Philadenphia. Nói ngắn gọn, Revere là một người không chỉ quen biết rộng – ông còn biết những tin đồn thổi, những lời bàn tán, tin tức đến từ mọi ngóc ngách của xã hội ở Boston.

Tháng 4/1775, Revere nghe ngóng được tình hình quân đội Anh sẽ bắt giam các lãnh đạo nhóm phiến loạn và bắt buộc đội ngũ thuộc địa phải từ bỏ vũ khí. Vì vậy Revere và các thủ lĩnh phiến loạn khác thiết lập một hệ thống cảnh báo: Hai cây đèn lồng tỏa sáng trên gác chuông nhà thờ Old North tại Boston (tòa nhà cao nhất thành phố) báo hiệu quân đội Anh đang tiến vào Boston bằng đường biển; một cây nến đang cháy báo hiệu họ tiến vào bằng đường bộ. Dù theo đường nào thì nhóm phiến loạn tại Boston và các vùng lân cận cũng biết rõ khi nào thì phải tránh đi đâu và chuẩn bị vũ khí như thế nào.

Chúng ta đều biết rất rõ câu chuyện “một là đường bộ, hai là đường thủy” này. Điều ít người biết là chính nhờ kỹ năng nối kết của Revere đã cho phép ông – và có thể chỉ mình ông mới làm được – là người được tin tưởng giao cho trách nhiệm thắp đèn trên gác chuông nhà thờ.

Nhà thờ này là nhà thờ của giáo hội Anh, và vị linh mục tại đây hoàn toàn ủng hộ triều đình. Nhưng Revere quen với người giữ lễ, John Pulling, thông qua Hội Kín Miền Bắc. Và nhờ vào tiệm bạc của mình, Revere làm quen với Robert Newman, người kéo chuông, và có chìa khóa vào tháp chuông.

Những mối quan hệ của Revere đóng vai trò quyết định trong đêm định mệnh đó. Sau khi thắp sáng đèn lồng, Revere cần phải đến Lexington để cảnh báo cho hai nhà lãnh đạo quân phiến loạn là Sam Adams và John Handcock. Đầu tiên, hai người quen chèo thuyền đưa Revere qua sông Charles đến Charlestown, tại đây một con ngựa đang đứng chờ Revere, cũng là mượn từ người bạn Deacon John Larkin.

Khi bị đội quân áo đỏ (lính Anh) đuổi bắt, Revere chuyển sang phía bắc Lexington, vào thị trấn Medford. Do có quen biết với thủ lĩnh quân đội tại Medford, Revere phi ngựa đến nhà ông này và cảnh báo cho ông. Nhờ sự giúp đỡ của viên tướng, Revere đã cảnh báo cả thị trấn Medford trước khi đi tiếp đến Lexington.

Hầu hết chúng ta đã biết được phần tiếp theo từ lúc Lexington. Nhưng ít ai biết rằng trong cùng đêm đó, một người đàn ông khác tên là William Daves cũng phi nước đại sang hướng khác để kêu gọi binh lính tụ họp tại phía tây Boston. Trong khi chuyến đi của Revere khuấy động cả một đội ngũ, thì tại các thị trấn Daves ghé qua chỉ có chừng vài ba người xuất hiện. Tại sao? Vì Revere là một người nối kết. Ông biết tất cả mọi người, vì vậy có thể băng băng vào hết thị trấn này đến thị trấn khác, gõ đúng cửa, gọi đúng tên.

Các nhà sử học cho rằng Revere “có thiên phú không ai bằng” là luôn xuất hiện tại trung tâm của các sự kiện. Nhưng thật ra không cần phải là thiên tài mới làm được điều này – chỉ cần bạn tích cực tham gia và thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng với một hay hai người bạn là người nối kết mà thôi.

Bình luận