Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đừng bao giờ đi ăn một mình

CHƯƠNG 12: Chia sẻ đam mê

Tác giả: Keith Ferrazzi

Tôi có một lời thú tội. Tôi chưa bao giờ tham dự bất cứ một sự kiện “net working” nào trong đời.

Nếu được tổ chức chu đáo, những cuộc hội họp kiểu này trên lý thuyết vẫn có thể hiệu quả. Nhưng trên thực tế đa số chỉ dành cho những kẻ thiếu thông tin và mộng hão. Những người tham dự thường là thất nghiệp mà chỉ mong muốn nhanh chóng ấn vào tay ai đó một bộ hồ sơ
– mà thường thì ai đó cũng thất nghiệp và đang kiếm cách phát tán hồ sơ của mình. Thử tưởng tượng một buổi tụ tập của những người không có điểm gì chung ngoại trừ tình trạng thất nghiệp. Xem ra đây không phải là một công thức để tạo mối quan hệ khăng khít gì cả.

Khi nói đến gặp gỡ, bạn không chỉ quan tâm đến người cần gặp mà còn phải chú ý đến cả cách thức, nơi chốn gặp mặt.

Ví dụ, hãy lấy bối cảnh là khoang hạng nhất trên một chuyến bay. Mua vé hạng nhất không phải là chuyện dành cho người thường, nhưng bạn chắc chắn sẽ tìm được một người bạn đồng hành thú vị ngồi hàng ghế đầu mà không dễ gì tìm được trong số những người ngồi phía sau. Thứ nhất là vì đa số họ đều là những người có tiếng tăm, nay lại tập trung vào cùng một chỗ, liên tục trong nhiều giờ liền. Bởi vị họ đã vung một số tiền không nhỏ để mua lấy cái xa xỉ là được rời máy bay sớm hơn những hành khách khác ít phút, những người bạn khoang hạng nhất này mặc nhiên xem bạn cũng là một người quan trọng, vì vậy họ thường tò mò tìm hiểu bạn là ai và tại sao bạn lại điên rồ đến mức chấp nhận trả một khoản tiền cắt cổ tương tự như họ. Tôi không thể kể hết cho bạn biết những khách hàng hay mối quan hệ quý giá mà tôi thu thập được qua trao đổi trong lúc ăn. (Cũng cần nói thêm đây là khoảng thời gian duy nhất bạn có quyền làm phiền người bạn đồng hành ngồi cạnh bên.)

Tại những buổi “kết nối”, tình thế hoàn toàn ngược lại. Người ta cho rằng bạn cũng đang trong tình trạng không khác gì họ – nghĩa là cũng đang hết sức vô vọng. Như thế thì rất khó tạo được niềm tin. Nếu bạn bị thất nghiệp, chẳng phải tốt hơn là nên đi tìm những ông chủ thay vì làm quen với những người cũng đồng thất nghiệp như mình?

Bạn có những cách khác nhau, địa điểm khác, tốt hơn để tiêu phí thời gian của mình.

Cùng chung sở thích là viên gạch nền của bất cứ mối quan hệ nào. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, ngành nghề làm việc, nghề nghiệp, hay những sở thích cá nhân chính là chất keo kết dính các mối quan hệ. Vì vậy, bạn sẽ thấy hợp lý nếu tham dự vào những sự kiện hay hoạt động có liên quan đến những sở thích tâm đắc của mình.

Tình bạn được hình thành dựa trên chất lượng của thời gian giữa hai người, chứ không phải dựa trên số lượng. Người ta thường hiểu lầm rằng muốn tạo được sự gắn bó thì hai người cần phải dành rất nhiều thời gian ở bên nhau. Trường hợp này không đúng. Ngoài gia đình và công việc ra, bạn chỉ cần hai bàn tay để có thể đếm những người bạn đã dành nhiều thời gian cho họ trong vòng một tháng. Nhưng dĩ nhiên bạn có nhiều hơn mười người bạn chứ. Điều quan trọng là bạn bè cùng nhau làm gì, chứ không phải là thường xuyên gặp gỡ như thế nào. Đó là lý do vì sao bạn phải đặc biệt chú ý đến những nơi bạn cảm thấy thoải mái và những hoạt động bạn thật sự yêu thích.

Thường trong cuộc sống bạn đam mê những sự kiện hay hoạt động mà mình có thể nổi bật. Vì vậy cũng hợp lý nếu bạn tập trung nỗ lực vào chúng. Đối với bản thân tôi, tình yêu ẩm thực và tập thể dục đã giúp tôi thu xếp được những buổi gặp gỡ tuyệt vời. Đối với nhiều người khác, đó có thể là niềm đam mê sưu tập tem, hay các thể hình về bóng chày, hay chính trị, hay thú chơi tàu lượn để giúp bạn gần gũi với mọi người hơn.

Quyền năng gắn kết mọi người từ một niềm đam mê chung ngày nay được thể hiện rõ qua xu hướng ngày càng phổ biến của các trang blog. Blog là những trang nhật ký online, thường thể hiện sở thích của chủ nhân, chứa những lời bình luận hay những đường dẫn đến với thông tin cập nhật. Những trang blog phổ biến là nhờ thu hút được những người có cùng sở thích, cùng suy nghĩ. Thế giới blog đã nở rộ từ vài chục trang blog hồi năm 1999 đến con số khoảng 5 triệu trang hôm nay.

Khi viết lịch sử về cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2004, người ta có thể dành hẳn một chương để viết về blog. Chưa có phát minh nào trong vòng 20 năm qua lại có ảnh hưởng đến kết quả tranh cử bằng những cộng đồng ảo hết sức sôi động này. Họ đã khích động một lượng cử tri kỷ lục cùng tham gia bỏ phiếu, quyên góp được hàng triệu đôla, và cung cấp cho mọi người một diễn đàn để cùng tham gia vào quy trình chính trị. Thật khó mà tưởng tượng được một cá nhân, chỉ cần viết cảm nhận của họ về ai đó hay điều gì đó, là đã tạo ảnh hưởng sâu sắc hoặc tạo nên một làn sóng ý kiến nhanh như vậy.

Khi chúng ta thật sự đam mê một điều gì đó, nó sẽ có sức lan tỏa rất cao. Sự đam mê của chúng ta sẽ thu hút mọi người tìm hiểu xem ta là ai và ta quan tâm đến những gì. Có những người đáp lại sự đam mê của ta bằng cách hạ bức tường cảnh giác xuống. Đó chính là lý do tại sao chia sẻ niềm đam mê rất quan trọng trong kinh doanh.

Tôi có thể đoán biết phản ứng của một người trong môi trường kinh doanh bằng kinh nghiệm bản thân tích cóp được chỉ sau một buổi ăn tối với họ, hay sau một buổi tập thể dục mệt đừ, hơn là sau nhiều cuộc họp trong phòng kín. Bản chất chúng ta có khuynh hướng lơ là bên ngoài phòng họp. Hoặc cũng có thể chính nhờ vào nơi gặp gỡ – nếu không kể đến chai rượu sau bữa tiệc. Bạn sẽ thật sự ngạc nhiên về những gì mình tìm hiểu được ở người kia khi cả hai cùng chia sẻ một niềm đam mê.

Tôi có một người bạn là phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Charlotte. Điểm nóng để ông tạo mối quan hệ chính là YMCA. Ông cho biết tầm khoảng 5-6 giờ sáng nơi này tập trung đông nghẹt những người ham tập thể dục như ông, tranh thủ luyện tập trước khi đi làm. Ông đảo quanh khu vực này để tìm ra những doanh nhân, những khách hàng hiện tại, và khách hàng tiềm năng. Sau đó, khi ông đang hổn hển trên chiếc máy chạy bộ, ông trả lời những câu hỏi của họ về đầu tư và vay vốn.

Ngoài ăn uống và thể dục, đôi khi tôi còn dẫn mọi người đến nhà thờ. Đúng thế đấy, đi nhà thờ. Tôi nghe giảng tại một nhà thờ chủ yếu dành cho người Mỹ gốc Phi hay gốc Mỹ La tinh – nhà thờ St.Agatha tại Los Angeles. Nơi này là một nhà thờ “phi chính thống” thật tuyệt vời. Thay vì “ủng hộ hòa bình” bằng cách đơn giản là bắt tay nhau, tại đây có một dàn đồng ca cất lên những giai điệu thật rộn rã trong khi các giáo dân đi vòng quanh nhà thờ ôm hôn nhau trong khoảng 10 phút. Thật là một cảnh tuyệt vời. Tôi không có ý định nhồi nhét đức tin của mình cho ai hết; những người được tôi mời đến – cho dù là diễn viên, luật sư, người vô thần, hay người theo Do Thái giáo chính thống – thường xem lời mời này như một món quà có chủ đích. Nó cho thấy tôi rất quý trọng họ và sẵn sàng chia sẻ với họ một điều sâu thẳm trong tâm hồn của mình.

Khác với những suy nghĩ rất phổ biến trong giới kinh doanh, tôi không cho rằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư có lằn ranh rõ ràng. Những trường phái kinh doanh cổ điển cho rằng bộc lộ tình cảm dễ dẫn đến tổn thương; thế hệ doanh nhân ngày nay xem đây là những yếu tố kết dính chúng ta lại với nhau. Khi mối quan hệ của chúng ta được củng cố, công việc và sự nghiệp của chúng ta càng thành công hơn.

Hãy xem ví dụ của Bonnie Digrius, nhà tư vấn từng làm việc tại Gartner Group. Bonnie gửi đến tất cả những người trong danh sách mối quan hệ và đồng nghiệp của mình một bản tin định kỳ hàng năm, thế nào nhỉ, viết riêng về bản thân. Cô viết về những dự án thú vị cô đang làm, hoặc về gia đình của mình. Cô viết về cái chết của người cha đã làm thay đổi cuộc sống của cô. Bạn đừng nghĩ là những người nhận được bản tin này cảm thấy khó chịu trước sự thể hiện tình cảm công khai như vậy. Hoàn toàn ngược lại. Ngày càng có thêm nhiều người – nam, nữ, đồng nghiệp, và cả những người lạ – đăng ký nhận thư của Bonnie. Họ viết thư trả lời và kể cho cô nghe những kinh nghiệm bản thân họ đã trải qua. Sau vài năm, Bonnie đã có một mạng lưới vượt qua biên giới nhiều nước. Cô đã trãi lòng mình ra trang giấy, và vì vậy, cô nhận được sự tin cậy và ngưỡng mộ từ hàng trăm người như một sự đáp trả.

Hãy liệt kê một danh sách những thứ bạn đam mê. Dùng niềm đam mê của mình như một định hướng để tìm kiếm những sự kiện hay hoạt động cần tham gia. Tận dụng những sự kiện này để gắn kết với người cũ lẫn tìm kiếm người mới. Ví dụ, nếu bạn thích bóng chày, hãy rủ người khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đi xem một trận đấu. Sự kiện gì cũng được, miễn là bạn phải thích.

Sự đam mê cộng với những sự kiện được bạn tập trung xoay quanh chủ đề này sẽ giúp bạn đạt được sự thân tình sâu sắc. Lưu ý loại hình sự kiện và loại hình mối quan hệ bạn muốn tạo dựng nên hòa hợp với nhau. Tôi có một danh sách những hoạt động tôi thường áp dụng để giữ mối quan hệ làm ăn kinh doanh hay với bạn bè. Một số hoạt động tôi thích tham gia:

1. Mười lăm phút bên tách cà phê: Nhanh chóng, giúp bạn rời khỏi môi trường văn phòng, và là một cách tuyệt vời để gặp người mới.

2. Hội thảo. Giả dụ tôi sắp tham gia một hội thảo tại Seattle, tôi sẽ liệt kê một danh sách những người tại thành phố này mà tôi biết, hay muốn tạo tình thân, sau đó liên hệ hỏi xem họ có muốn cùng tham dự buổi ăn tối hay đến nghe một bài diễn văn đặc biệt hay nào đó.
3. Mời một người nào đó cùng đi tập thể lực hay cùng tham gia một thú vui (chơi golf, chơi cờ, sưu tập tem, câu lạc bộ yêu sách,…)

4. Mời ai đó cùng ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, hay uống ly nước sau giờ làm việc. Ẩm thực là một cách tuyệt vời để đi vào câu chuyện.

5. Mời ai đó đến một sự kiện đặc biệt. Đối với tôi, một sự kiện đặc biệt như buổi biểu diễn kịch, buổi hòa nhạc, buổi ký tặng sách sẽ càng trở nên đáng nhớ nếu tôi đi cùng với một vài người mà tôi nghĩ cũng sẽ thích những dịp này.

6. Đãi tiệc tại nhà. Quan điểm của tôi là những buổi tiệc tại nhà rất đặc biệt. Tôi thích tổ chức một cách thân mật, càng thân càng tốt. Đễ giữ được điều này, tôi thường chỉ mời một đến hai người mà tôi chưa thân lắm. Đến cuối buổi, tôi muốn những người này ra về cảm thấy họ vừa làm quen được thêm những người bạn mới, và điều này không dễ thực hiện nếu bữa tiệc chỉ toàn những người lạ.

Dĩ nhiên, ngoài ra bạn cũng cần dành thời gian hợp lý cho bạn bè, gia đình, hay cho bản thân để đọc sách hay thư giãn. Trong khi cố gắng làm giàu cuộc sống của mình bằng cách kết thân với nhiều người bất cứ lúc nào, mọi lúc mọi nơi, bạn không được bỏ quên những mối quan hệ chủ chốt kia.

Khi một ngày của bạn bắt đầu bằng những đam mê, gặp gỡ những người thú vị cùng chia sẻ đam mê này, việc kết thân không còn là một thử thách hay một công việc nhàm chán mà đã trở thành kết quả tất yếu của cách bạn làm việc.

Tôi có một lời thú tội. Tôi chưa bao giờ tham dự bất cứ một sự kiện “net working” nào trong đời.

Nếu được tổ chức chu đáo, những cuộc hội họp kiểu này trên lý thuyết vẫn có thể hiệu quả. Nhưng trên thực tế đa số chỉ dành cho những kẻ thiếu thông tin và mộng hão. Những người tham dự thường là thất nghiệp mà chỉ mong muốn nhanh chóng ấn vào tay ai đó một bộ hồ sơ
– mà thường thì ai đó cũng thất nghiệp và đang kiếm cách phát tán hồ sơ của mình. Thử tưởng tượng một buổi tụ tập của những người không có điểm gì chung ngoại trừ tình trạng thất nghiệp. Xem ra đây không phải là một công thức để tạo mối quan hệ khăng khít gì cả.

Khi nói đến gặp gỡ, bạn không chỉ quan tâm đến người cần gặp mà còn phải chú ý đến cả cách thức, nơi chốn gặp mặt.

Ví dụ, hãy lấy bối cảnh là khoang hạng nhất trên một chuyến bay. Mua vé hạng nhất không phải là chuyện dành cho người thường, nhưng bạn chắc chắn sẽ tìm được một người bạn đồng hành thú vị ngồi hàng ghế đầu mà không dễ gì tìm được trong số những người ngồi phía sau. Thứ nhất là vì đa số họ đều là những người có tiếng tăm, nay lại tập trung vào cùng một chỗ, liên tục trong nhiều giờ liền. Bởi vị họ đã vung một số tiền không nhỏ để mua lấy cái xa xỉ là được rời máy bay sớm hơn những hành khách khác ít phút, những người bạn khoang hạng nhất này mặc nhiên xem bạn cũng là một người quan trọng, vì vậy họ thường tò mò tìm hiểu bạn là ai và tại sao bạn lại điên rồ đến mức chấp nhận trả một khoản tiền cắt cổ tương tự như họ. Tôi không thể kể hết cho bạn biết những khách hàng hay mối quan hệ quý giá mà tôi thu thập được qua trao đổi trong lúc ăn. (Cũng cần nói thêm đây là khoảng thời gian duy nhất bạn có quyền làm phiền người bạn đồng hành ngồi cạnh bên.)

Tại những buổi “kết nối”, tình thế hoàn toàn ngược lại. Người ta cho rằng bạn cũng đang trong tình trạng không khác gì họ – nghĩa là cũng đang hết sức vô vọng. Như thế thì rất khó tạo được niềm tin. Nếu bạn bị thất nghiệp, chẳng phải tốt hơn là nên đi tìm những ông chủ thay vì làm quen với những người cũng đồng thất nghiệp như mình?

Bạn có những cách khác nhau, địa điểm khác, tốt hơn để tiêu phí thời gian của mình.

Cùng chung sở thích là viên gạch nền của bất cứ mối quan hệ nào. Dân tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, ngành nghề làm việc, nghề nghiệp, hay những sở thích cá nhân chính là chất keo kết dính các mối quan hệ. Vì vậy, bạn sẽ thấy hợp lý nếu tham dự vào những sự kiện hay hoạt động có liên quan đến những sở thích tâm đắc của mình.

Tình bạn được hình thành dựa trên chất lượng của thời gian giữa hai người, chứ không phải dựa trên số lượng. Người ta thường hiểu lầm rằng muốn tạo được sự gắn bó thì hai người cần phải dành rất nhiều thời gian ở bên nhau. Trường hợp này không đúng. Ngoài gia đình và công việc ra, bạn chỉ cần hai bàn tay để có thể đếm những người bạn đã dành nhiều thời gian cho họ trong vòng một tháng. Nhưng dĩ nhiên bạn có nhiều hơn mười người bạn chứ. Điều quan trọng là bạn bè cùng nhau làm gì, chứ không phải là thường xuyên gặp gỡ như thế nào. Đó là lý do vì sao bạn phải đặc biệt chú ý đến những nơi bạn cảm thấy thoải mái và những hoạt động bạn thật sự yêu thích.

Thường trong cuộc sống bạn đam mê những sự kiện hay hoạt động mà mình có thể nổi bật. Vì vậy cũng hợp lý nếu bạn tập trung nỗ lực vào chúng. Đối với bản thân tôi, tình yêu ẩm thực và tập thể dục đã giúp tôi thu xếp được những buổi gặp gỡ tuyệt vời. Đối với nhiều người khác, đó có thể là niềm đam mê sưu tập tem, hay các thể hình về bóng chày, hay chính trị, hay thú chơi tàu lượn để giúp bạn gần gũi với mọi người hơn.

Quyền năng gắn kết mọi người từ một niềm đam mê chung ngày nay được thể hiện rõ qua xu hướng ngày càng phổ biến của các trang blog. Blog là những trang nhật ký online, thường thể hiện sở thích của chủ nhân, chứa những lời bình luận hay những đường dẫn đến với thông tin cập nhật. Những trang blog phổ biến là nhờ thu hút được những người có cùng sở thích, cùng suy nghĩ. Thế giới blog đã nở rộ từ vài chục trang blog hồi năm 1999 đến con số khoảng 5 triệu trang hôm nay.

Khi viết lịch sử về cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2004, người ta có thể dành hẳn một chương để viết về blog. Chưa có phát minh nào trong vòng 20 năm qua lại có ảnh hưởng đến kết quả tranh cử bằng những cộng đồng ảo hết sức sôi động này. Họ đã khích động một lượng cử tri kỷ lục cùng tham gia bỏ phiếu, quyên góp được hàng triệu đôla, và cung cấp cho mọi người một diễn đàn để cùng tham gia vào quy trình chính trị. Thật khó mà tưởng tượng được một cá nhân, chỉ cần viết cảm nhận của họ về ai đó hay điều gì đó, là đã tạo ảnh hưởng sâu sắc hoặc tạo nên một làn sóng ý kiến nhanh như vậy.

Khi chúng ta thật sự đam mê một điều gì đó, nó sẽ có sức lan tỏa rất cao. Sự đam mê của chúng ta sẽ thu hút mọi người tìm hiểu xem ta là ai và ta quan tâm đến những gì. Có những người đáp lại sự đam mê của ta bằng cách hạ bức tường cảnh giác xuống. Đó chính là lý do tại sao chia sẻ niềm đam mê rất quan trọng trong kinh doanh.

Tôi có thể đoán biết phản ứng của một người trong môi trường kinh doanh bằng kinh nghiệm bản thân tích cóp được chỉ sau một buổi ăn tối với họ, hay sau một buổi tập thể dục mệt đừ, hơn là sau nhiều cuộc họp trong phòng kín. Bản chất chúng ta có khuynh hướng lơ là bên ngoài phòng họp. Hoặc cũng có thể chính nhờ vào nơi gặp gỡ – nếu không kể đến chai rượu sau bữa tiệc. Bạn sẽ thật sự ngạc nhiên về những gì mình tìm hiểu được ở người kia khi cả hai cùng chia sẻ một niềm đam mê.

Tôi có một người bạn là phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn tại Charlotte. Điểm nóng để ông tạo mối quan hệ chính là YMCA. Ông cho biết tầm khoảng 5-6 giờ sáng nơi này tập trung đông nghẹt những người ham tập thể dục như ông, tranh thủ luyện tập trước khi đi làm. Ông đảo quanh khu vực này để tìm ra những doanh nhân, những khách hàng hiện tại, và khách hàng tiềm năng. Sau đó, khi ông đang hổn hển trên chiếc máy chạy bộ, ông trả lời những câu hỏi của họ về đầu tư và vay vốn.

Ngoài ăn uống và thể dục, đôi khi tôi còn dẫn mọi người đến nhà thờ. Đúng thế đấy, đi nhà thờ. Tôi nghe giảng tại một nhà thờ chủ yếu dành cho người Mỹ gốc Phi hay gốc Mỹ La tinh – nhà thờ St.Agatha tại Los Angeles. Nơi này là một nhà thờ “phi chính thống” thật tuyệt vời. Thay vì “ủng hộ hòa bình” bằng cách đơn giản là bắt tay nhau, tại đây có một dàn đồng ca cất lên những giai điệu thật rộn rã trong khi các giáo dân đi vòng quanh nhà thờ ôm hôn nhau trong khoảng 10 phút. Thật là một cảnh tuyệt vời. Tôi không có ý định nhồi nhét đức tin của mình cho ai hết; những người được tôi mời đến – cho dù là diễn viên, luật sư, người vô thần, hay người theo Do Thái giáo chính thống – thường xem lời mời này như một món quà có chủ đích. Nó cho thấy tôi rất quý trọng họ và sẵn sàng chia sẻ với họ một điều sâu thẳm trong tâm hồn của mình.

Khác với những suy nghĩ rất phổ biến trong giới kinh doanh, tôi không cho rằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư có lằn ranh rõ ràng. Những trường phái kinh doanh cổ điển cho rằng bộc lộ tình cảm dễ dẫn đến tổn thương; thế hệ doanh nhân ngày nay xem đây là những yếu tố kết dính chúng ta lại với nhau. Khi mối quan hệ của chúng ta được củng cố, công việc và sự nghiệp của chúng ta càng thành công hơn.

Hãy xem ví dụ của Bonnie Digrius, nhà tư vấn từng làm việc tại Gartner Group. Bonnie gửi đến tất cả những người trong danh sách mối quan hệ và đồng nghiệp của mình một bản tin định kỳ hàng năm, thế nào nhỉ, viết riêng về bản thân. Cô viết về những dự án thú vị cô đang làm, hoặc về gia đình của mình. Cô viết về cái chết của người cha đã làm thay đổi cuộc sống của cô. Bạn đừng nghĩ là những người nhận được bản tin này cảm thấy khó chịu trước sự thể hiện tình cảm công khai như vậy. Hoàn toàn ngược lại. Ngày càng có thêm nhiều người – nam, nữ, đồng nghiệp, và cả những người lạ – đăng ký nhận thư của Bonnie. Họ viết thư trả lời và kể cho cô nghe những kinh nghiệm bản thân họ đã trải qua. Sau vài năm, Bonnie đã có một mạng lưới vượt qua biên giới nhiều nước. Cô đã trãi lòng mình ra trang giấy, và vì vậy, cô nhận được sự tin cậy và ngưỡng mộ từ hàng trăm người như một sự đáp trả.

Hãy liệt kê một danh sách những thứ bạn đam mê. Dùng niềm đam mê của mình như một định hướng để tìm kiếm những sự kiện hay hoạt động cần tham gia. Tận dụng những sự kiện này để gắn kết với người cũ lẫn tìm kiếm người mới. Ví dụ, nếu bạn thích bóng chày, hãy rủ người khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại đi xem một trận đấu. Sự kiện gì cũng được, miễn là bạn phải thích.

Sự đam mê cộng với những sự kiện được bạn tập trung xoay quanh chủ đề này sẽ giúp bạn đạt được sự thân tình sâu sắc. Lưu ý loại hình sự kiện và loại hình mối quan hệ bạn muốn tạo dựng nên hòa hợp với nhau. Tôi có một danh sách những hoạt động tôi thường áp dụng để giữ mối quan hệ làm ăn kinh doanh hay với bạn bè. Một số hoạt động tôi thích tham gia:

1. Mười lăm phút bên tách cà phê: Nhanh chóng, giúp bạn rời khỏi môi trường văn phòng, và là một cách tuyệt vời để gặp người mới.

2. Hội thảo. Giả dụ tôi sắp tham gia một hội thảo tại Seattle, tôi sẽ liệt kê một danh sách những người tại thành phố này mà tôi biết, hay muốn tạo tình thân, sau đó liên hệ hỏi xem họ có muốn cùng tham dự buổi ăn tối hay đến nghe một bài diễn văn đặc biệt hay nào đó.
3. Mời một người nào đó cùng đi tập thể lực hay cùng tham gia một thú vui (chơi golf, chơi cờ, sưu tập tem, câu lạc bộ yêu sách,…)

4. Mời ai đó cùng ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, hay uống ly nước sau giờ làm việc. Ẩm thực là một cách tuyệt vời để đi vào câu chuyện.

5. Mời ai đó đến một sự kiện đặc biệt. Đối với tôi, một sự kiện đặc biệt như buổi biểu diễn kịch, buổi hòa nhạc, buổi ký tặng sách sẽ càng trở nên đáng nhớ nếu tôi đi cùng với một vài người mà tôi nghĩ cũng sẽ thích những dịp này.

6. Đãi tiệc tại nhà. Quan điểm của tôi là những buổi tiệc tại nhà rất đặc biệt. Tôi thích tổ chức một cách thân mật, càng thân càng tốt. Đễ giữ được điều này, tôi thường chỉ mời một đến hai người mà tôi chưa thân lắm. Đến cuối buổi, tôi muốn những người này ra về cảm thấy họ vừa làm quen được thêm những người bạn mới, và điều này không dễ thực hiện nếu bữa tiệc chỉ toàn những người lạ.

Dĩ nhiên, ngoài ra bạn cũng cần dành thời gian hợp lý cho bạn bè, gia đình, hay cho bản thân để đọc sách hay thư giãn. Trong khi cố gắng làm giàu cuộc sống của mình bằng cách kết thân với nhiều người bất cứ lúc nào, mọi lúc mọi nơi, bạn không được bỏ quên những mối quan hệ chủ chốt kia.

Khi một ngày của bạn bắt đầu bằng những đam mê, gặp gỡ những người thú vị cùng chia sẻ đam mê này, việc kết thân không còn là một thử thách hay một công việc nhàm chán mà đã trở thành kết quả tất yếu của cách bạn làm việc.

Bình luận
× sticky